Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Năng lực cạnh tranh của công ty Viettel Campuchia - Những bài học kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


NGUYỄN KIẾN QUỐC



NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
VIETTEL CAMPUCHIA -
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 60 31 07


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ BỘ LĨNH






Hà Nội - 2011


MỤC LỤC


Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC HÌNH……………………………………………………………. iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
DOANH NGHIỆP 7
1.1. KHÁI NIỆM NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP 7
1.1.1. Cạnh tranh 7
1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh 7
1.1.1.2. Phân loại cạnh tranh 9
1.1.2. Năng lực cạnh tranh 10
1.1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh 10
1.1.2.2. Các cấp độ năng lực cạnh tranh 12
1.1.3. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp 14
1.2. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP 16
1.2.1. Các tiêu chí định lượng đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh doanh nghiệp 16
1.2.1.1. Sản lượng, doanh thu 16
1.2.1.2. Thị phần 17
1.2.1.3. Tỷ suất lợi nhuận 17
1.2.2. Các tiêu chí định tính đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh doanh nghiệp 18
1.2.2.1. Chất lượng hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh 18
1.2.2.2. Khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh 18
1.2.2.3. Thương hiệu, uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh 19
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH
NGHIỆP 19
1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 20
1.3.1.1. Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp 20
1.3.1.2. Trình độ thiết bị, công nghệ 21
1.3.1.3. Trình độ lao động trong doanh nghiệp 21

1.3.1.4. Năng lực tài chính của doanh nghiệp 22
1.3.1.5. Năng lực marketing của doanh nghiệp 22
1.3.1.6. Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp 23
1.3.1.7. Yếu tố liên quan đến mức độ cạnh tranh lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp,
vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh 23
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 24
1.3.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 24
1.3.2.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô 26
1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH VIỄN
THÔNG 28
1.4.1. Tổng quan về ngành viễn thông 28
1.4.1.1. Dịch vụ viễn thông 28
1.4.1.2. Doanh nghiệp viễn thông 30
1.4.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA 38
CÔNG TY VIETTEL CAMPUCHIA 38
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIETTEL CAMPUCHIA 38
2.2 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIETTEL CAMPUCHIA 40
2.2.1 Cạnh tranh trên thị trường viễn thông Campuchia 40
2.2.1.1 Tổng quan về thị trường viễn thông Campuchia 40
2.2.1.2. Các đối thủ cạnh tranh 42
2.2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Viettel Campuchia 47
2.2.2.1. Thị phần 47
2.2.2.2. Doanh thu 51
2.2.2.3. Sản phẩm, dịch vụ 54
2.2.2.4. Giá cước 58
2.2.2.5. Chất lượng dịch vụ 62
2.2.2.6. Kênh phân phối 64
2.2.2.7. Xúc tiến bán hàng 65
2.2.2.8. Trình độ nhân lực 69

2.2.2.9. Mạng lưới, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ 72
2.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIETTEL
CAMPUCHIA 76
2.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 76
2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên và kết cấu hạ tầng 76
2.3.1.2. Điều kiện kinh tế 77
2.3.1.3. Điều kiện văn hóa-xã hội 77
2.3.1.4. Điều kiện chính trị 78
2.1.3.5. Điều kiện chính sách- luật pháp 78
2.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô (sử dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của
Michael Porter) 79
2.3.2.1. Quyền lực mặc cả của nhà cung cấp 79
2.3.2.2. Quyền lực mặc cả từ khách hàng 80
2.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh trong ngành 81
2.3.2.4. Mối đe dọa từ đối thủ nhập ngành tiềm năng 81
2.3.2.5. Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế 82
2.4. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIETTEL CAMPUCHIA (SỬ
DỤNG MÔ HÌNH SWOT) 82
CHƯƠNG 3: CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIETTEL CAMPUCHIA
CŨNG NHƯ CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI84
3.1. CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIETTEL CAMPUCHIA 84
3.1.1. Các bài học từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel tại Việt Nam 84
3.1.1.1. Bài học về thuê bao ảo 84
3.1.1.2. Bài học về cạnh tranh về giá cước 86
3.1.1.3. Bài học tăng trưởng nhanh của Viettel 87
3.1.1.4. Bài học về sự bão hòa thị trường và tầm nhìn Viettel 88
3.1.2. Bài học từ việc tham gia thị trường Campuchia 89
3.1.2.1. Bài học về chính sách nhân sự 89
3.1.2.2. Các đối thủ cạnh tranh có tầm cỡ quốc tế 90
3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC 91

3.2.1. Bài học kinh nghiệm chung cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài 91
3.2.1.1. Lựa chọn thị trường 91
3.2.1.2. Cách thức quản lý, điều hành hoạt động từ công ty mẹ 92
3.2.1.3. Lựa chọn hình thức đầu tư 93
3.2.1.4. Chiến lược phát triển 96
3.2.1.5. Hiểu rõ thị trường mục tiêu, marketing đúng hướng 97
3.2.1.6. Xây dựng quan hệ với chính quyền sở tại 98
3.2.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp viễn thông đầu tư ra nước ngoài 98
3.2.2.1. Xã hội hóa bán hàng 98
3.2.2.2. Hạ tầng kỹ thuật đi trước 99
3.2.2.3. Không ngừng nghiên cứu, cập nhật công nghệ mới 101
3.2.2.4. Triển khai tốc độ cao, đưa nhanh hệ thống vào hoạt động 102
3.2.2.5. Lựa chọn đối tác cung cấp 103
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106



i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
Từ viết tắt
Nguyên nghĩa
1
ADSL
Asymmetric Digital Subscriber Line -
Đường dây thuê bao số bất đối xứng
2
ASEAN

Association of South East Asian Nations – Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á
3
BCVT
Bưu chính viễn thông
4
BTS
Base Transceiver Station - Trạm thu phát sóng di động
5
CDMA
Code Division Multiple Access – Đa truy nhập phân chia
theo mã
6
CNTT
Công nghệ thông tin
7
GSM
Global System for Mobile Communications – Hệ thống
thông tin di động toàn cầu
8
GTGT
Giá trị gia tăng
9
ISP

Internet Service Provider - Nhà cung cấp dịch vụ Internet
10
MMS
Multimedia Messaging Service – Dịch vụ nhắn tin đa
phương tiện

11
MPTC
Ministry of Post and Telecommunication of Cambodia - Bộ
Bưu chính viễn thông Campuchia
12
SMS
Short Message Service – Dịch vụ nhắn tin ngắn
13
SWOT
Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats - Điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
14
TCT
Tổng công ty
15
USD
US dollar - Đô la mỹ
16
VNPT
Tổng công ty bưu chính viễn thông
17
WEF
World Economic Forum – Diễn đàn Kinh tế thế giới
18
WLL
Wireless Local Loop - Vòng vô tuyến nội hạt
19
WTO
World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới


ii
DANH MỤC BẢNG


STT
Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
1
Bảng 1.1
Phân loại dịch vụ viễn thông
29




2
Bảng 2.1
Một số chỉ số chủ yếu của thị trường viễn thông
Campuchia (2008-2010)
41
3
Bảng 2.2
So sánh giá cước dịch vụ di động cơ bản nội địa
59
4
Bảng 2.3
So sánh giá cước lưu lượng dịch vụ Internet trên điện
thoại di động

60
5
Bảng 2.4
Bảng giá các gói cước dịch vụ Internet
sử dụng USB modem của Viettel Campuchia
61
6
Bảng 2.5
Ma trận năng lực cạnh tranh của Viettel Campuchia
83

iii
DANH MỤC HÌNH

STT
Số hiệu
hình
Tên hình
Trang
1
Hình 1.1
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter
27




2
Hình 2.1
Thị phần thuê bao di động tại Campuchia tính đến

hết năm 2008
48
3
Hình 2.2
Thị phần thuê bao di động tại Campuchia tính đến
hết năm 2009
49
4
Hình 2.3
Số lượng thuê bao di động của Viettel Campuchia
trong năm 2009
50
5
Hình 2.4
Thị phần thuê bao di động tại Campuchia tính đến
hết Quý 1 năm 2011
51
6
Hình 2.5
Doanh thu của các nhà cung cấp mạng đứng đầu thị
trường Campuchia
52




7
Hình 3.1
Thị phần thị trường viễn thông tại Lào
94

8
Hình 3.2
So sánh số lượng thuê bao giữa Metfone và Unitel
94


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Những bước tiến vượt bậc về viễn thông và công nghệ thông tin song hành với
sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền kinh tế đang phát triển đã kéo theo sự bùng nổ
của thị trường dịch vụ viễn thông vào thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ mới. Nhu
cầu ngày càng tăng về dịch vụ viễn thông phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất
kinh doanh tại nhiều nước đang phát triển tạo nên các cơ hội kinh doanh đầy hứa
hẹn đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện đầu tư trực tiếp
nước ngoài nhưng số lượng doanh nghiệp thành công trên thị trường quốc tế còn ít
ỏi. Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều doanh nghiệp có tiềm năng
lớn tại Việt Nam chưa thể mở rộng kinh doanh ra thị trường ngoài nước là năng lực
cạnh tranh chưa đủ mạnh để khẳng định vị trí trên thị trường.
Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đã và đang gặt hái được những thành
công vang dội tại Việt Nam và hiện nay đang hướng ra chinh phục thị truờng viễn
thông nước ngoài. Mục tiêu trước mắt của Viettel là chiếm lĩnh thị trường viễn
thông tại các nước đang phát triển, không chỉ dừng lại ở thị trường các nước láng
giềng của Việt Nam như Campuchia, Lào… mà còn vươn tới các thị trường xa hơn
như Myanmar, Bắc Triều Tiên, Mông Cổ, Cu Ba, Haiti…
Công ty Viễn thông Viettel Campuchia – Thành viên của Tổng Công ty Viễn
thông Quân đội Viettel - được thành lập tháng 5 năm 2006 – hiện đang cung cấp
dịch vụ viễn thông Metfone tại Campuchia. Chỉ sau một thời gian ngắn kỷ lục

(chính thức khai trương ngày 19 tháng 2 năm 2009), Metfone đã trở thành mạng
viễn thông có chất lượng mạng và số thuê bao hàng đầu tại Campuchia. Những
nhân tố nào đã tạo nên sự thành công của Công ty Viễn thông Viettel Campuchia?
Từ sự thành công này có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì?
Là một người làm việc trực tiếp tại một công ty thành viên của Viettel, tác giả
lựa chọn nghiên cứu trường hợp thành công của Viettel Campuchia, tận dụng lợi thế

2
trong việc tiếp cận, thu thập thông tin từ đối tượng nghiên cứu nhằm trả lời các câu
hỏi trên với mong muốn có được những đóng góp nhất định đối với hoạt động kinh
doanh của Viettel nói riêng và đối với hoạt động kinh doanh ra thị trường nước
ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
Những luận điểm nêu trên chính là căn cứ để tác giả lựa chọn đề tài: “Năng
lực cạnh tranh của Công ty Viettel Campuchia – Những bài học kinh nghiệm” cho
luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:
Về các công trình nghiên cứu của nước ngoài:
- Porter, M.E. (1979) “How competitive forces shape strategy”, Harvard
business Review, March/April 1979 [30]. Theo Porter, sự cạnh tranh trong ngành
phụ thuộc vào năm lực lượng cơ bản (mô hình viên kim cương 5 góc của Porter).
Sức mạnh tổng hợp của năm lực lượng này quyết định tiềm năng lợi nhuận của
ngành. Sự nhận thức rõ ràng về năm lực lượng này sẽ giúp công ty xác định rõ vị trí
của nó trong ngành, xây dựng thành công chiến lược kinh doanh và tránh được
những ảnh hưởng từ sức mạnh tổng hợp của năm lực lượng cạnh tranh.
- Porter, M.E. (1985), “Competitive Advantage” [31]. Công trình đưa ra một
khung khổ giúp hiểu được các nguồn tạo nên lợi thế so sánh của các công ty và cách
thức giúp nâng cao lợi thế so sánh của các công ty
- Porter, M.E. (1990) “The Competitive Advantage of Nations” [32]. Trong tác
phẩm được đánh giá là một trong những cuốn sách có ảnh hưởng mạnh nhất trong

mọi thời đại về kinh doanh và quản trị, Porter đã nhận dạng những yếu tố căn bản
tạo nên lợi thế cạnh tranh của quốc gia trong một ngành công nghiệp và chỉ rõ các
yếu tố này đã kết hợp với nhau tạo nên lợi thế cạnh tranh của quốc gia như thế nào.
Các phát hiện của ông có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động quản trị của các công ty,
tới các nhà hoạch định chính sách và giới học giả trên toàn thế giới.

3
Porter đã xây dựng nên các mô hình có tính khuôn mẫu và khá hữu ích có thể
ứng dụng trong phân tích về cạnh tranh nói chung và đặc biệt là năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp nói riêng.
- Ajitabh Ambastha, K. Momaya (2004), “Competitivenes of firms: review of
theory, frameworks, and models”, Singapore Management Review, January 1 [20] .
Bài viết khẳng định, thế kỷ XXI mang đến những thách thức mới cho các doanh
nghiệp, các ngành cũng như các quốc gia. Qua khảo sát các bài viết liên quan tới
cạnh tranh, tác giả đi đến kết luận rằng trong ba cấp độ cạnh tranh (doanh nghiệp,
ngành, quốc gia), cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt. Tác
giả cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có những mô hình, khung khổ phân tích
năng lực cạnh tranh doanh nghiệp phù hợp.
- Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu của nước ngoài về năng
lực cạnh tranh như sau: Bambarger B (1989) “Developing Competitive Advantage
in Small and Medium-sized Firms”, Long Range Planning, 22 (5) [23]; Barney J
(1991) “Firm Resources and Sustained Competitive Advantage”, Journal of
Management N17(1) [24]; Buckley PJ, (1998) “Measures of International
Competitiveness: A Critical Survey”, Journal of Marketing Management N 4(2),
[25]; Các báo cáo về năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế thế giới -World
Economic Forum [34-36].
Về các công trình nghiên cứu của Việt Nam:
- Bài viết của PGS.TS Vũ Văn Phúc trên tạp chí Cộng sản điện tử ngày
11/12/2007 “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp” [38]. Tác giả bài
viết cho rằng, phân tích sức cạnh tranh là một công việc phức tạp, mỗi góc độ xem

xét cạnh tranh khác nhau đòi hỏi các phương pháp luận phân tích các yếu tố cấu
thành sức cạnh tranh và nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh khác nhau. Các chủ
thể tác động đan xen nhau, gây ảnh hưởng đến sức cạnh tranh bao gồm: người lao
động với ý nghĩa khởi nguồn của sức sáng tạo làm nên năng lực cạnh tranh; cơ cấu
tổ chức của doanh nghiệp kết dính các nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp của

4
doanh nghiệp; hệ thống luật pháp, bộ máy quản lý nhà nước và các giá trị xã hội
làm nên sức mạnh của một quốc gia.
- Bài viết của Nguyễn Vĩnh Thanh trên Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế No8 năm
2005 [14] “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay” Tác giả bài viết đã phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp Việt Nam, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế đó và
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong tương lai: Tăng cường hoạt động marketing hỗn hợp; Giảm chi phí sản xuất,
hạ giá thành sản phẩm; Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp; Đổi mới
cơ cấu tổ chức quản lý, hoàn thiện kỹ năng quản lý hiện đại của đội ngũ lãnh đạo,
quản trị trong các doanh nghiệp; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các
doanh nghiệp; Hoàn thiện hệ thống thông tin, chủ động áp dụng thương mại điện tử
trong điều hành kinh doanh; Xây dựng văn hóa của doanh nghiệp.
- Bài nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2008)
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của những sản phẩm chủ lực của nền kinh tế Việt
Nam”. Sau khi phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực,
bài viết đề xuất bẩy giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm
chủ lực của Việt Nam.
- Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về kinh doanh trong
lĩnh vực viễn thông và hội nhập kinh tế quốc tế như: Mai Thế Nhượng (2001),
“Cạnh tranh trong viễn thông” [8]; Bùi Xuân Phong (2002), “Chiến lược kinh
doanh bưu chính viễn thông” [9] ; Hà Văn Hội (2003) “Các vấn đề đặt ra đối với
lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam trong tiến trình gia nhập

WTO” [4]; Đỗ Trung Tá (2004), “Ngành Bưu chính- Viễn thông trong tiến trình chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế” [12]; Mai Liêm Trực, Nguyễn Ngô Hồng (2005)
“Viễn thông Việt Nam trong quá trình đổi mới” [16],…
Tuy nhiên, có thể nói cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu tập
trung vào trường hợp đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp Việt
Nam ra nước ngoài và đặc biệt là nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh

5
nghiệp viễn thông của Việt Nam (như Viettel Campuchia với mạng viễn thông
Metfone) khi kinh doanh trên thị trường nước ngoài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Viễn
thông Viettel Campuchia, qua đó làm rõ các nguyên nhân thành công của Công ty
này tại Campuchia, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt
Nam đầu tư ra nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh
trong lĩnh vực viễn thông nói riêng.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích một số vấn đề chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Áp dụng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh và một số mô hình về
phân tích năng lực cạnh tranh doanh nghiệp để phân tích, làm rõ năng lực cạnh
tranh của Viettel Campuchia.
- Từ trường hợp Viettel Campuchia rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các
doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp
Việt Nam kinh doanh dịch vụ viễn thông nói riêng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của Công ty Viettel
Campuchia.
* Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Viettel Campuchia trên thị trường viễn
thông tại Campuchia từ khi thành lập tháng 05/2006 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp phân
tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. Để phân tích và làm rõ năng lực cạnh tranh của
Viettel Campuchia, luận văn có sử dụng các mô hình phân tích năng lực cạnh tranh
như mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michal Porter, mô hình SWOT. Ngoài ra,

6
luận văn còn sử dụng phương pháp phỏng vấn xin ý kiến các chuyên gia làm việc
trực tiếp tại doanh nghiệp.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh giữa Viettel Campuchia và
Công ty Star Telecom là doanh nghiệp do Viettel góp vốn kinh doanh dịch vụ viễn
thông tại Lào để làm nổi bật bài học thành công của Viettel Campuchia.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Làm rõ năng lực cạnh tranh của Viettel Campuchia tại thị trường viễn thông
Campuchia.
- Gợi ý một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
và các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông nói riêng khi
mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường nước ngoài.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết
cấu thành 03 chương.
 Chương 1: Một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
 Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Viettel Campuchia
 Chương 3: Các bài học kinh nghiệm đối với Viettel Campuchia cũng như các
doanh nghiệp viễn thông đầu tư ra nước ngoài

7

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP
1.1.1. Cạnh tranh
1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như chính trị,
kinh tế, xã hội, quân sự,…Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, thuật ngữ
cạnh tranh được tiếp cận dưới góc độ kinh tế. Có khá nhiều quan niệm khác nhau về
cạnh tranh kinh tế, dưới đây là một số quan niệm tiêu biểu:
Theo Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê nin (2002): “Cạnh tranh là sự ganh
đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất – kinh doanh với
nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất – kinh doanh, tiêu thụ
hàng hoá và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh
tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ
thể tham gia cạnh tranh” [3, tr.20].
Theo P.Samuelson “cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp cạnh tranh
với nhau để giành khách hàng hoặc thị phần” [2, tr.35].
Theo Michael Porter (1980) “cạnh tranh hiểu theo cấp độ doanh nghiệp, là
việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn
lực của các doanh nghiệp”. Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh trong khái niệm này
không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho
khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa
chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh [31, tr.28].
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động
ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi các quan hệ cung - cầu, nhằm
giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất”.

8

Theo Từ điển Kinh tế kinh doanh Anh - Việt: “Cạnh tranh là sự đối địch giữa
các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng, do
đó nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân, thường là bằng cách bán theo giá cả thấp nhất
hay cung cấp một chất lượng hàng hoá tốt nhất”.
Các quan niệm trên tuy có sự khác biệt trong diễn đạt và phạm vi, nhưng tựu
chung lại thống nhất ở quan điểm cho rằng, mục đích cuối cùng của các bên tham
gia cạnh tranh là nhằm thoả mãn tối đa lợi ích kinh tế, tức lợi nhuận trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình. Cạnh tranh biểu hiện thông qua các hoạt động kinh
tế của con người, lợi nhuận là mục đích, động lực thúc đẩy hoạt động đó. Trong hầu
hết trường hợp, cạnh tranh sẽ không xuất hiện khi lợi nhuận không phải mục đích
cuối cùng. Cạnh tranh theo các quan niệm trên có các đặc trưng cơ bản sau:
 Cạnh tranh là mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế với nhau.
Chính sự tham gia nhiều chủ thể có cùng mục tiêu tạo lên môi trường, sức ép
cạnh tranh đối với doanh nghiệp vì mục tiêu tồn tại, phát triển, tối đa lợi nhuận,
gia tăng thị phần,…
 Các chủ thể cạnh tranh phải tuân thủ những quy định ràng buộc chung. Đó
có thể là hệ thống luật pháp quốc gia và thông lệ quốc tế; tập quán kinh doanh trên
thị trường;…
 Phương pháp cạnh tranh rất đa dạng và ngày càng được mở rộng. Cạnh
tranh không chỉ ở việc bán giá thấp, sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng, mà còn
ở dịch vụ chăm sóc khách hàng, chất lượng sản phẩm và có khi chỉ là sự khác biệt
riêng trong sản phẩm của doanh nghiệp. Việc lựa chọn phương pháp cạnh tranh như
thế nào tuỳ thuộc vào sự đánh giá, lựa chọn của doanh nghiệp.
 Cạnh tranh diễn ra trong khoảng thời gian và không gian không cố định.
Trong môi trường kinh doanh sôi động và biến đổi nhanh như hiện nay cạnh tranh
ngoài mục đích gia tăng thị phần trên thị trường hiện tại thì còn hướng tới mục tiêu
phát triển thị trường mới.
Cạnh tranh được sản sinh từ nhu cầu tối đa hoá lợi nhuận, thoả mãn lợi ích
kinh tế của con người. Tuy nhiên, cạnh tranh chỉ vận hành khi có môi trường cạnh


9
tranh và môi trường cạnh tranh đó được hình thành trong nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, luật pháp cho phép tồn tại nhiều dạng sở hữu, thành
phần kinh tế khác nhau cùng hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chủ thể kinh tế
khác nhau có khả năng về tổ chức sản xuất, quản lý, các yếu tố đầu vào sản xuất
khác nhau và trong điều kiện nguồn lực khan hiếm, mọi chủ thể kinh tế đều tiến tới
tối đa hoá lợi ích và lợi nhuận thì cạnh tranh là điều tất yếu nếu doanh nghiệp không
muốn bị đào thải khỏi thị trường. Theo Krugman “Cạnh tranh ở cấp độ doanh
nghiệp có ranh giới cận dưới rất rõ ràng, nếu công ty không bù đắp nổi chi phí thì
không trước thì sau sẽ phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản” [2, tr. 35].
Các quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường như quy luật cạnh tranh, quy
luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật giá cả tạo môi trường tốt cho cạnh tranh xuất
hiện, tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cơ chế cạnh tranh
trong những điều kiện của kinh tế thị trường chưa thực sự vận hành hiệu quả, thậm
chí có thể bị tắc nghẽn do những thất bại của chính thị trường, đòi hỏi sự can thiệp
của nhà nước. Điều tiết của nhà nước nhằm khắc phục những thất bại của thị
trường, tạo điều kiện cho cơ chế cạnh tranh vận hành hiệu quả là cần thiết. Các
chính sách điều tiết của nhà nước phải thực hiện, xây dựng trên nguyên tắc tạo môi
trường cạnh tranh thông thoáng, bình đẳng, lành mạnh nhằm tránh thất bại của thị
trường gây tổn hại đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh
tế nói chung.
1.2.1.2. Phân loại cạnh tranh
- Căn cứ theo hình thái cạnh tranh có cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh
không hoàn hảo. Cạnh tranh hoàn hảo là cạnh tranh trong đó giá cả một hàng hoá
của doanh nghiệp không có khả năng chi phối thay đổi giá cả hàng hoá đó trên thị
trường. Cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranh trong đó một số nhà sản xuất có
đủ sức mạnh chi phối giá cả sản phẩm trên thị trường. Trong cạnh tranh không hoàn
hảo phân ra hai loại độc quyền nhóm và cạnh tranh mang tính độc quyền.
- Căn cứ theo loại thị trường nơi hoạt động cạnh tranh diễn ra, có cạnh tranh
trên các thị trường đầu vào nhằm giành được các nguồn lực sản xuất có chất lượng


10
tốt và chi phí thấp nhất; cạnh tranh trên thị trường sản phẩm nhằm chiếm lĩnh thị
trường, tăng thị phần, giành khách hàng.
- Căn cứ theo phương thức cạnh tranh, có cạnh tranh bằng giá cả và cạnh
tranh phi giá (cạnh tranh bằng chất lượng hàng hoá, thời gian giao hàng, dịch vụ
khách hàng, cạnh tranh bằng các thủ đoạn kinh tế và phi kinh tế, ).
- Căn cứ vào loại chủ thể tham gia cạnh tranh, có cạnh tranh giữa người mua
và người bán, cạnh tranh giữa những người bán với nhau và cạnh tranh giữa những
người mua với nhau.
- Theo phạm vi cạnh tranh, có cạnh tranh nội bộ ngành, cạnh tranh giữa các
ngành, cạnh tranh trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và cạnh tranh quốc tế.
- Theo cấp độ cạnh tranh, có cạnh tranh giữa các quốc gia, cạnh tranh giữa các
ngành, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và cạnh tranh sản phẩm. Giữa các cấp độ
cạnh tranh đó có mối quan hệ tương hỗ và suy cho cùng vẫn là cạnh tranh sản
phẩm. Thông qua cung cấp sản phẩm mà chủ thể là doanh nghiệp, ngành, nhà nước
mong giành thắng lợi trong cạnh tranh để đạt mục tiêu của mình [2, tr.40-41].
1.1.2. Năng lực cạnh tranh
1.1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Hiện nay bên cạnh khái niệm năng lực cạnh tranh, người ta còn sử dụng các
khái niệm sức cạnh tranh, tính cạnh tranh và khả năng cạnh tranh. Mặc dù thuật ngữ
này có thể mang sắc thái khác nhau và không đồng nhất trong những trường hợp cụ
thể nào đó, nhưng cả bốn thuật ngữ đó đều được dịch từ một thuật ngữ tiếng Anh là
“competitiveness”. Do vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, tác giả tiếp
cận khái niệm năng lực cạnh tranh dưới góc độ đồng nhất các khái niệm sức cạnh
tranh, năng lực cạnh tranh, tính cạnh tranh và khả năng cạnh tranh.
Theo Từ điển thuật ngữ chính sách thương mại “Năng lực cạnh tranh là năng
lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia không bị doanh
nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại” [27, tr.112].
Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới-World Economic Forum (WEF) trong Báo cáo

về năng lực cạnh tranh năm 1991: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả

11
năng thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm tốt hơn sản phẩm của đối thủ xét về mặt giá
cả cũng như các chất lượng phi giá cả khác” [35, p.8].
Theo UNCTAD, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được định nghĩa
là năng lực của doanh nghiệp trong việc giữ vững hoặc tăng thị phần của mình một
cách vững chắc, hoặc cũng có thể được định nghĩa là năng lực hạ giá thành hoặc
cung cấp sản phẩm bền, đẹp, rẻ của doanh nghiệp; hoặc nó còn được định nghĩa như
định nghĩa thông thường là năng lực cạnh tranh bắt nguồn từ tỷ suất lợi nhuận.
Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế (OECD) đã đưa ra định nghĩa về cạnh tranh kết hợp cả các doanh nghiệp,
ngành, và quốc gia: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành,
quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện
cạnh tranh quốc tế”.
Theo từ điển Đại từ điển Tiếng Việt “Năng lực cạnh tranh là khả năng giành
thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hoá cùng loại, trên cùng một thị
trường tiêu thụ”. Một ngành có năng lực cạnh tranh khi ngành đó có năng lực duy
trì được lợi nhuận và thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước.
Để hiểu rõ hơn khái niệm năng lực cạnh tranh, cần phân biệt sự khác nhau
trong khái niệm giữa năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện một hay nhiều ưu
thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh nhằm đạt được thắng lợi trong
cạnh tranh. Ưu thế này có thể dẫn đến chi phí thấp hơn hoặc sự khác biệt trong sản
phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp so với sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh và
được thể hiện thành tỷ suất lợi nhuận cao hơn mức trung bình. Tuy nhiên, để doanh
nghiệp có thể vượt trội so với đối thủ cạnh tranh và duy trì vị thế đó chính là dựa
vào năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh,
năng lực cạnh tranh có thể hình tượng như sau: Lợi thế cạnh tranh là xuất phát
điểm, là điều kiện cần, năng lực cạnh tranh là điều kiện đủ để doanh nghiệp có vị

thế cạnh tranh mạnh trên thương trường. Để xây dựng được năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp thì nhất thiết phải có cơ sở từ các lợi thế cạnh tranh nhưng điều ngược

12
lại chưa chắc đã đúng. Bởi lẽ, nếu doanh nghiệp không biết phát huy những lợi
thế vốn có của mình, duy trì và xây dựng lợi thế đó trở thành năng lực cạnh tranh
vượt trội của mình so với đối thủ thì chính bản thân doanh nghiệp đã làm mất đi
lợi thế cạnh tranh của mình và không xây dựng được năng lực cạnh tranh cho
doanh nghiệp.
1.1.2.2. Các cấp độ năng lực cạnh tranh
a) Năng lực cạnh tranh quốc gia: Theo Báo cáo mới nhất (2010-2011) về
năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF “Năng lực cạnh tranh quốc gia là tập hợp các
thể chế, các chính sách và các nhân tố quyết định mức năng suất của quốc gia. Đến
lượt mình, trình độ năng suất của quốc gia quyết định mức độ thành công (thịnh
vượng) bền vững của nền kinh tế. Nói một cách khác, một nền kinh tế có năng lực
cạnh tranh cao hơn có khả năng mang lại mức thu nhập cao hơn cho công dân của
mình. Trình độ năng suất còn quyết định tỷ lệ sinh lời của đầu tư (vật chất, con
người, công nghệ) trong nền kinh tế. Do tỷ lệ sinh lời là động lực cơ bản của tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế nên nền kinh tế có năng lực cạnh tranh cao hơn là nền
kinh tế tăng trưởng nhanh hơn trong trung và dài hạn ” [37, p.4]. Cấu thành nên
năng lực cạnh tranh quốc gia bao gồm các yếu tố ở tầm vĩ mô, đồng thời cũng bao
gồm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cả nước.
Các tổ chức quốc tế tiến hành điều tra, so sánh theo cùng một hệ thống tiêu chí
đối với các nền kinh tế trên thế giới để từ đó xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia
của các nước. WEF thực hiện báo cáo về năng lực cạnh tranh từ năm 1979 và tiến
hành xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia theo chỉ số năng lực cạnh tranh toàn
cầu (GCI), một chỉ số toàn diện bao gồm các chỉ số vĩ mô và vi mô để đo lường
năng lực cạnh tranh của các quốc gia, từ năm 2005. Theo báo cáo về năng lực cạnh
tranh toàn cầu 2010-2011, năng lực cạnh tranh kinh tế của quốc gia được xác định
bởi 12 trụ cột (12 yếu tố cấu thành - với hơn 100 chỉ số) cơ bản sau: các thể chế, kết

cấu hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục tiểu học, đào tạo đại học và
dạy nghề, tính hiệu quả của thị trường hàng hóa, tính hiệu quả của thị trường lao
động, sự phát triển của thị trường tài chính, sự sẵn sàng về công nghệ, quy mô thị

13
trường, sự phức tạp trong kinh doanh và năng lực đổi mới. Báo cáo cho thấy bức
tranh tổng quan và toàn diện về điểm mạnh và điểm yếu của nền kinh tế các nước
và cung cấp cơ sở cho việc so sánh năng lực cạnh tranh quốc tế giữa các nền kinh tế.
b) Năng lực cạnh tranh ngành/doanh nghiệp: Năng lực cạnh tranh ngành đã
được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu của Porter M. Đặc biệt, ông đã
nghiên cứu sâu và làm rõ các nhân tố hình thành năng lực cạnh tranh của ngành, của
quốc gia (mô hình 5 lực lượng và mô hình kim cương của Porter). Theo báo cáo về
năng lực cạnh tranh thế giới năm 1991, năng lực cạnh tranh của ngành thể hiện ở
mức độ tăng trưởng lợi nhuận tiềm năng và mức hấp dẫn của tỷ lệ sinh lời trên vốn
đầu tư của ngành đó. [35, p.8]. Theo K. Momaya, GS Viện Công nghệ Ấn Độ,
năng lực cạnh tranh ngành thể hiện ở “mức độ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu
dùng về giá cả, chất lượng, sự đổi mới của sản phẩm/dịch vụ; mức độ thỏa mãn nhu
cầu của những bộ phận hợp thành ngành, chẳng hạn như nhu cầu của công nhân về
các chương trình phúc lợi, về đào tạo, về an ninh việc làm; tỷ lệ sinh lời trên vốn
đầu tư hấp dẫn; tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận”. [30, p.40]. Ông nhấn mạnh, năng
lực cạnh tranh doanh nghiệp là thành tố quan trọng của năng lực cạnh tranh ngành.
“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở
rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong
nước và ngoài nước” [17,19]. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực
lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt
nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp trên các tiêu chí về
công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp…, song cần đánh giá,
so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị
trường. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh

nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối thủ của mình. Nhờ lợi thế này,
doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng
như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh.

14
c) Năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ: Năng lực cạnh tranh của
hàng hóa và dịch vụ là cơ sở tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành và
tổng thể của nó tạo nên sức cạnh tranh của một quốc gia và thể hiện tập trung ở bốn
yếu tố là giá cả, chất lượng, tổ chức tiêu thụ và uy tín của doanh nghiệp. Năng lực
cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được đo bằng thị phần của sản phẩm, dịch vụ đó
trên thị trường. Phân tích cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ thường được lồng ghép với
phân tích năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp.
1.1.3. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
Khái niệm năng lực cạnh tranh doanh nghiệp được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào
đầu những năm 1980. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng
cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt
trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh
đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm
thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp” [21]. Năm 1998, Bộ Thương
mại và Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh
tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời
điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả
hơn các doanh nghiệp khác”
Theo Buckley (1988), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần được gắn
kết với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp với 3 yếu tố: các giá trị chủ yếu
của doanh nghiệp, mục đích chính của doanh nghiệp và các mục tiêu giúp các
doanh nghiệp thực hiện chức năng của mình [25] .
Căn cứ trên các tài liệu trong và ngoài nước, có thể nêu ra ở đây một số quan
niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý sau:
Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở

rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến
hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với
các đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp.

15
Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước
sự tấn công của doanh nghiệp khác, là năng lực của một doanh nghiệp “không bị
doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. [27]
Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức
Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức
sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu
quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc
tế. Theo M. Porter (1998), năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực
cạnh tranh. [34, p.xv].Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện
các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp
Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh
tranh. Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng, năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp [5], tác giả Trần Sửu (2005) cũng có ý kiến tương tự:
“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả
năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần
lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững” [11].
Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
với năng lực kinh doanh.
Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu
thống nhất. Để có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù
hợp, cần lưu ý những đặc thù của khái niệm này như Henricsson và các cộng sự
(2004) chỉ ra: đó là tính đa nghĩa (có nhiều định nghĩa), đa trị (có nhiều cách đo
lường), đa cấp (với các cấp độ khác nhau), phụ thuộc, có tính quan hệ qua lại, tính
chất động và là một quá trình [28, p.58]. Ngoài ra, khi đưa ra khái niệm năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh
và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trường tự
do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh

16
đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh; trong điều
kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa hóa số lượng hàng
hóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần; còn trong điều kiện kinh tế tri thức
hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp
phải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trường, cạnh tranh tư bản và do vậy quan
niệm về năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới [17, tr.54-57].
Đối với Việt Nam hiện nay, với trình độ phát triển kinh tế còn thấp, nhưng
lại đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - cạnh tranh gay gắt, việc đưa ra khái
niệm năng lực cạnh tranh cho phù hợp với bối cảnh hiện nay là không đơn giản.
Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành
giữa các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản
xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa, mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của
sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới.
Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức
cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và các phương
thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh,
dựa vào quy chế.
Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp như sau:
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế
cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử
dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.
Như vậy, năng lực cạnh tranh không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính
tổng hợp, bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho nhóm

doanh nghiệp (ngành) và từng doanh nghiệp.
1.2. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP
1.2.1. Các tiêu chí định lượng đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
1.2.1.1. Sản lượng, doanh thu
Doanh thu bán hàng phản ánh quy mô của quá trình sản xuất, phản ánh trình
độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của DN. Có được doanh thu chứng tỏ DN đã

17
sản xuất sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận về mặt khối lượng, giá trị sử
dụng, chất lượng và giá cả phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Doanh thu là
một tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bởi lẽ, các
nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu gồm có:
- Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng.
- Kết cấu mặt hàng, mẫu mã càng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì
doanh thu càng cao.
- Chất lượng sản phẩm : sản phẩm có chất lượng cao giá bán sẽ cao. Nâng cao
chất lượng sản phẩm và chất lượng cung cấp dịch vụ sẽ tăng thêm giá trị sản phẩm
và giá trị dịch vụ tạo điều kiện tiêu thụ được dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền
bán hàng, và tăng doanh thu bán hàng.
- Giá bán sản phẩm: Doanh nghiệp khi định giá bán sản phẩm hoặc giá cung
ứng dịch vụ phải cân nhắc sao cho giá bán phải bù được phần tư liệu vật chất tiêu
hao, đủ trả lương cho người lao động và có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư.
1.2.1.2. Thị phần
Thị phần là phần thị trường mà sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh trên thị
trường. Chỉ tiêu thị phần phản ánh khả năng khai phá, thâm nhập, chiếm lĩnh thị
trường, mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là tiêu chí rất quan
trọng đánh giá triển vọng tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp.
Đối với đánh giá năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, thị phần là một tiêu chí đo
lường khá cụ thể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bởi lẽ nó thể hiện sự khả
năng giành được thị trường, mức độ chấp nhận của khách hàng đối với các sản

phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
1.2.1.3. Tỷ suất lợi nhuận
Các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận phản ánh ảnh hưởng của các yếu tố giá
thành, hiệu quả sử dụng vốn đối với kết quả hoạt động kinh doanh và phản ánh lợi
nhuận đạt được của doanh nghiệp trên cơ sở hoạt động kinh doanh, từ đó thể hiện
hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp.

×