Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
***



TRỊNH THỊ THỤC ANH



NHỮNG VẤN ĐỀ NẢY SINH TRONG QUÁ TRÌNH
TĂNG TRƢỞNG CAO Ở TRUNG QUỐC




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI




Hà Nội – 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
***



TRỊNH THỊ THỤC ANH





NHỮNG VẤN ĐỀ NẢY SINH TRONG QUÁ TRÌNH
TĂNG TRƢỞNG CAO Ở TRUNG QUỐC


Chuyên ngành : KTTG & QHKTQT
Mã số: 60 31 07


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THÁI QUỐC


Hà Nội - 2012
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC HÌNH iii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TĂNG
TRƢỞNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NẢY SINH 7
1.1. Cơ sở lý luận 7
1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế 7
1.1.1.1. Khái niệm 7
1.1.1.2. Đánh giá tăng trưởng kinh tế 8
1.1.2. Một số lý thuyết về tăng trưởng và mô hình tăng trưởng kinh tế 9

1.1.2.1. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế 9
1.1.2.2. Một số mô hình tăng trưởng kinh tế 13
1.1.3. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế 15
1.1.3.1. Nhân tố kinh tế 15
1.1.3.2. Nhân tố phi kinh tế 19
1.1.4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững – quan
điểm phát triển bền vững của Trung Quốc và Việt Nam 21
1.1.4.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững 21
1.1.4.2. Quan điểm phát triển bền vững của Trung Quốc và Việt Nam 22
1.2. Cơ sở thực tiễn 26
1.2.1. Một số vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Nhật Bản
và Ấn Độ 26
1.2.1.1. Nhật Bản 26
1.2.1.2. Ấn Độ 30
1.2.2. Nhận xét về các vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao tại
Nhật Bản và Ấn Độ 32
CHƢƠNG 2 TĂNG TRƢỞNG CAO Ở TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ NẢY SINH 35
2.1. Biểu hiện và nguyên nhân tăng trƣởng cao ở Trung Quốc 35
2.1.1. Biểu hiện của tăng trưởng cao ở Trung Quốc 35
2.1.1.1 Tốc độ và quy mô tăng trưởng 35
2.1.1.2. Sự gia tăng vai trò của Trung Quốc đối với thế giới và khu vực 41
2.1.1.3. Dự trữ ngoại hối và mở cửa ngân hàng 45
2.1.1.4. Thu hút FDI và đầu tư ra nước ngoài 46
2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng cao ở Trung Quốc 50
2.2. Những vấn đề nảy sinh trong tăng trƣởng cao ở Trung Quốc 54
2.2.1. Nhóm các vấn đề kinh tế 55
2.2.1.1. Điều hành vĩ mô 55
2.2.1.2. Nhân tố quốc tế 58
2.2.2. Nhóm các vấn đề xã hội 63

2.2.2.1. Chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội 63
2.2.2.2. Tính không tương đồng giữa phát triển kinh tế và xã hội 67
2.2.2.3. Vấn đề tham nhũng 69
2.2.2.4. Tình trạng di dân và thất nghiệp 70
2.2.3. Nhóm các vấn đề tài nguyên, môi trường 72
2.2.3.1. Vấn đề tài nguyên 72
2.2.3.2. Vấn đề môi trường 75
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP CHO NHỮNG VẤN ĐỀ NẢY SINH TRONG
TĂNG TRƢỞNG CAO Ở TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT
NAM 81
3.1. Giải pháp cho những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trƣởng
cao của Trung Quốc 81
3.1.1. Nhóm giải pháp tổng thể 81
3.1.1.1. Thay đổi mô hình từ góc độ tiêu dùng cá nhân 83
3.1.1.2. Thay đổi mô hình kinh tế từ góc độ công nghệ 84
3.1.2. Nhóm các giải pháp cụ thể 85
3.1.2.1. Bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên vì mục tiêu phát triển bền vững 85
3.1.2.2. Xây dựng nông thôn mới XHCN, thúc đẩy phát triển nhịp nhàng cân
đối nhằm giảm bớt sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị 87
3.1.2.3. Giảm bớt cách biệt giữa các vùng, miền trong cả nước 89
3.1.2.4. Giải quyết vấn đề tham nhũng 91
3.1.2.5. Điều chỉnh chính sách việc làm, chính sách phát triển nguồn nhân lực 94
3.1.2.6. Nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế 96
3.2. Một số bài học cho Việt Nam 98
3.2.1. Từng bước thay đổi mô hình tăng trưởng 98
3.2.2 Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và sử
dụng hiệu quả tài nguyên 100
3.2.2.1. Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường 100
3.2.2.2. Vấn đề tài nguyên trong tăng trưởng bền vững 102

3.2.3. Giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị 103
3.2.4. Giải quyết tình trạng thất nghiệp và di cư tự do 107
3.2.5. Phòng chống tham nhũng, lãng phí 108
3.2.6. Nâng cao năng lực cạnh tranh 111
KẾT LUẬN 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT
Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
Tiếng Anh
Tiếng Việt
1
ABC
Agricultural Bank of China
Ngân hàng nông nghiệp
Trung Quốc
2
ASEAN
Assosiation of South-east
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
3
ĐCS

Đảng cộng sản

4
ĐTNN

Đầu tƣ nƣớc ngoài
5
EU
European Union
Liên Minh Châu Âu
6
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
7
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
8
GNP
Gross National Product
Tổng sản phẩm quốc dân
9
HDI
Human Development Index
Chỉ số phát triển con ngƣời
10
KHXH

Khoa học xã hội
11
NDT


Nhân dân tệ
12
PPP
Purchasing Power Parity
Sức mua tƣơng đƣơng
13
PTBV

Phát triển bền vững
14
ODI
Oversea Direct Investment
Đầu tƣ ra nƣớc ngoài
15
OECD
Organization of Economic
Cooperation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế

ii
16
R&D
Research and Development
Nghiên cứu và phát triển
17
TFP
Total Factor Productivity
Năng suất yếu tố tổng hợp

18
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
19
XHCN

Xã hội chủ nghĩa
































iii
DANH MỤC BẢNG

STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Bảng 1.1
Dự báo chỉ tiêu phát triển bền vững của Trung Quốc giai
đoạn 1990 – 2030*
24
2
Bảng 2.1
Tốc độ tăng GDP của Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2011
36
3
Bảng 2.2
Số lƣợng ô tô tiêu thụ ở Trung Quốc giai đoạn 2002 –
2010
38

4
Bảng 2.3
Vốn FDI vào Trung Quốc và Ấn Độ giai đoạn 2001 –
2011 (tỷ USD)
46
5
Bảng 2.4
Giá trị mua bán & sáp nhập xuyên biên giới (M&A) của
Trung Quốc và Ấn Độ giai đoạn 2001 đến tháng 5-2010
(tỷ USD)
47
6
Bảng 2.5
Tỷ lệ thất nghiệp Trung Quốc giai đoạn 2002 – 2011
71


DANH MỤC HÌNH

STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Hình 1.1
Mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội và môi trƣờng trong
PTBV
22
2
Hình 2.1

Các nền kinh tế lớn nhất thế giới đến năm 2010
37
3
Hình 2.2
Mức độ bốc hơi CO2 từng quốc gia
76
4
Hộp 1.1
Chƣơng trình Nghị sự 21
22





1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc thực hiện phát triển bền vững
không chỉ là trách nhiệm của riêng quốc gia nào, nó đã trở thành mối quan tâm và
trách nhiệm của toàn nhân loại. Theo đó, mỗi quốc gia trên thế giới đều thể hiện sự
ƣu tiên và tập trung nguồn lực để thực hiện mục tiêu này ở những khía cạnh và mức
độ khác nhau. Bởi lẽ ngày nay phát triển bền vững đã trở thành xu thế phát triển tất
yếu và cấp bách của toàn thế giới.
Trong khi đó, là một quốc gia đang phát triển đã và đang gặt hái đƣợc rất
nhiều thành công, Trung Quốc đã thu hút đƣợc sự quan tâm và thán phục của đông
đảo dƣ luận quốc tế bởi tốc độ phát triển nhanh chƣa từng có, sự thay đổi sâu sắc bộ
mặt kinh tế - xã hội của đất nƣớc, ảnh hƣởng về kinh tế, chính trị, quân sự ngày
càng lớn mạnh trên trƣờng quốc tế… Tuy nhiên, đi cùng với những thành công đó

là không ít những tồn tại cần đƣợc giải quyết. Cũng nhƣ hầu hết các quốc gia khác,
khi tập trung quá nhiều nguồn lực vào tăng trƣởng kinh tế sẽ phải đánh đổi với
những cái quan trọng không kém, Trung Quốc đã và đang phải đối mặt với tình
trạng lạm phát gia tăng, nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản, môi trƣờng bị ô nhiễm
nghiêm trọng, tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt, chênh lệnh giàu nghèo và
bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng, phân hoá vùng miền ngày càng sâu sắc…
Những vấn đề trên không thể không đƣợc giải quyết bởi tính bức thiết của nó ngày
càng lớn, có thể phá vỡ mô hình cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trƣờng, làm
cho chất lƣợng cuộc sống con ngƣời sụt giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, bài học từ
các nƣớc đi trƣớc nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc cho thấy, việc giải quyết những tồn tại
trên không hề dễ dàng, nhanh chóng. Những vấn đề nảy sinh mà Trung Quốc đang
gặp phải sẽ kìm hãm mạnh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, gây tốn kém rất nhiều nguồn
lực, và đặc biệt, nếu xử lý không tốt có thể sẽ phát sinh những ảnh hƣởng nghiêm
trọng đến kinh tế - xã hội, tài nguyên, chất lƣợng sống… của nhiều thế hệ tiếp theo.

2
Xét cả mặt chủ quan và khách quan, Trung Quốc đều nhận thức rõ sức ép từ
những vấn đề đang phải đối mặt, cho nên quốc gia này cũng dành khá nhiều nguồn
lực để tìm kiếm giải pháp và áp dụng vào giải quyết, khắc phục các vấn đề đó. Dù
còn nhiều mặt hạn chế, nhƣng không thể phủ nhận rằng Trung Quốc cũng đã thu
đƣợc những thành công nhất định.
Là nƣớc láng giềng, liền núi liền sông và có nhiều nét tƣơng đồng với Trung
Quốc cả về kinh tế, xã hội, văn hoá, Việt Nam cần nghiên cứu, phân tích những tồn
tại hiện có của Trung Quốc cũng nhƣ những vấn đề nội tại của Việt Nam, sau đó là
phân tích những chính sách, giải pháp mà Trung Quốc đã và đang sử dụng để có thể
vận dụng một cách linh hoạt những giải pháp đó vào giải quyết những vấn đề tƣơng
tự ở Việt Nam, nhằm hƣớng đến mục tiêu phát triển bền vững của toàn thế giới.
Xuất phát từ tính cấp thiết trên, tác giả chọn đề tài “Những vấn đề nảy sinh
trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc” làm Luận văn thạc sỹ chuyên
ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế. Luận văn trả lời câu hỏi nghiên

cứu: Những mặt trái trong tăng trƣởng cao của Trung Quốc là gì? Phải chăng nó
luôn song hành cùng với tăng trƣởng cao? Làm thế nào để hạn chế, giải quyết
những mặt trái đó?
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ trƣớc đến nay, tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc đƣợc coi nhƣ là một
hiện tƣợng kinh tế trên thế giới, do đó đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và
phân tích qua nhiều công trình lớn. Những vấn đề nhƣ lạm phát, bong bóng bất
động sản, môi trƣờng, tài nguyên, chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân hay bất bình
đẳng xã hội… cũng nhận đƣợc khá nhiều sự quan tâm từ các nhà kinh tế học, xã hội
học, môi trƣờng học.
Một số công trình nghiên cứu trong nƣớc có thể kể đến nhƣ:
1) “Kinh tế Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ 21: Hai bức tranh tương phản”
của PGS.TS. Phạm Thái Quốc (2010), Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 6/2010,
thể hiện bức tranh hai mặt của kinh tế Trung Quốc, một mặt là những thành công

3
đáng kinh ngạc mà nƣớc này gặt hái đƣợc, mặt khác là những nhức nhối tồn tại phía
sau những thành công ấy.
2) “Một số vấn đề nổi bật trong lĩnh vực kinh tế - xã hội của Trung Quốc
trong 10 năm đầu thế kỷ XXI” của TS. Hoàng Thế Anh (2011), Tạp chí Nghiên cứu
Trung Quốc (05), tr. 5-17, đề cập đến một số vấn đề về kinh tế - xã hội của Trung
Quốc đặc biệt là cải cách kinh tế, phát triển nông thôn.
3) “Chính sách khai thác tài nguyên của Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu
& Thảo luận (số 23) của Đỗ Tuyết Khanh (2011), chỉ ra một số vấn đề tài nguyên
môi trƣờng của Trung Quốc và những chính sách khai thác tài ngyên mà nƣớc này
đang thực hiện.
4) “Chênh lệch thu nhập thành thị nông thôn Trung Quốc trong thời kỳ
chuyển đổi” của TS. Phạm Sỹ Thành (2008), Trƣờng Đại học KHXH & NV Hà
Nội, chỉ ra sự bất bình đẳng trong thu nhập và phân hóa xã hội giữa thành thị và
nông thôn.

5) “Một số tồn tại lớn trong quá trình tăng trưởng nhanh của Trung Quốc”
của tác giả Dƣơng Danh Dy (2008), Kinh tế và Chính trị thế giới: Vấn đề và xu
hƣớng tiến triển, NXB Lao động xã hội, đƣa ra và phân tích sơ bộ một số vấn đề
nảy sinh trong quá trình tăng trƣởng nhanh của Trung Quốc trong thời gian qua.
6) “Đảng cầm quyền và tham nhũng quyền lực - nước lửa không dung hoà:
Lựa chọn kiềm chế tham nhũng” của Lƣu Nhƣ Quân, Lý Vĩ (2008), Tạp chí nghiên
cứu Trung Quốc, (7(86)/2008), tập trung vào vấn đề tham nhũng và phân tích một
số giải pháp đột phá mà Trung Quốc đã sử dụng.
Một số công trình nghiên cứu của nƣớc ngoài:
1) PDF, “People’s Republic of China” – 2011 Article IV Consulation, IMF
Country Report No.11/192 (7/2011), báo cáo về những thách thức và một số vấn đề
của Trung Quốc trong giai đoạn vừa qua.
2) “Program of Action for Sustainable Development in China in the Early
21st Century” by National Development and Reform Commission (NDRC)
(05/02/2007), phân tích những thành tựu và vấn đề, nguyên tắc và mục tiêu, định

4
hƣớng và các biện pháp thực hiện trong chƣơng trình hành động phát triển bền vững
ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ 21.
3) “Sustainable Development Gets Priority” by Antoaneta Bezlova
(06/3/2007), đề cập đến việc tìm kiếm một mô hình phát triển mới của Trung Quốc.
Ngoài ra còn rất nhiều bài báo đăng trên các Tạp chí chuyên ngành và các
trang báo điện tử khác.
Từ một vài công trình kể trên có thể thấy, việc phân tích, nghiên cứu từng
vấn đề riêng biệt đƣợc thực hiện khá bài bản và chuyên sâu, tuy nhiên tổng thể
những vấn đề đó đặt trong bối cảnh là quá trình tăng trƣởng cao của Trung Quốc thì
chƣa thật sự đƣợc đào sâu nghiên cứu. Trong khi đó, nhƣ đã trình bày ở trên, thành
công và tồn tại là hai mặt đƣợc thể hiện đồng thời trong quá trình kinh tế tăng
trƣởng nhanh tại Trung Quốc. Do vậy cần có một công trình nghiên cứu những vấn
đề đó ở mức độ chuyên sâu và quy mô hơn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
- Phân tích những mặt trái của tăng trƣởng cao ở Trung Quốc.
- Lý giải mối quan hệ giữa tăng trƣởng cao và những mặt trái của nó: có
phải tăng trƣởng cao luôn đi kèm với những vấn đề nảy sinh hay những vấn đề
này chỉ là những yếu kém, sơ hở trong quản lý của Nhà nƣớc trong nền kinh tế
phát triển quá nhanh.
- Nghiên cứu việc Trung Quốc áp dụng những chính sách, biện pháp để giải
quyết các vấn đề của họ, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm vận dụng
một cách linh hoạt, sáng tạo để giải quyết những vấn đề tƣơng tự xảy ra trong quá
trình tăng trƣởng cao của Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt đƣợc mục đích của luận văn nhƣ đã nêu ở trên,
nhiệm vụ của luận văn là:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tăng trƣởng kinh tế.

5
- Nghiên cứu, phân tích những tồn tại trong quá trình tăng trƣởng cao của
Trung Quốc về quy mô, mức độ cũng nhƣ ảnh hƣởng của nó đến các mặt của đời
sống xã hội.
- Hệ thống, phân tích những biện pháp Trung Quốc áp dụng để giải quyết các
mặt trái trong quá trình tăng trƣởng cao.
- Rút ra bài học từ Trung Quốc nhằm xây dựng và đề xuất những giải pháp
nhằm giải quyết các vấn đề tƣơng tự tại Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là những vấn đề nảy sinh trong quá trình
tăng trƣởng cao ở Trung Quốc.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: phạm vi chủ yếu là nghiên cứu về Trung Quốc (không bao
gồm Hồng Kông và Ma Cao).
- Về thời gian: tập trung nghiên cứu Trung Quốc giai đoạn 2000 - 2011, giai

đoạn tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc liên tục đạt tốc độ cao và các mặt trái
từng bƣớc thể hiện rõ.
- Về nội dung: những vấn đề nảy sinh có thể bao gồm những nảy sinh tích
cực và nảy sinh tiêu cực. Tuy nhiên, luận văn chủ yếu tập trung vào nghiên cứu
những vấn đề tiêu cực, hay chính là những mặt trái trong tăng trƣởng cao của quốc
gia này gồm các vấn đề về kinh tế nhƣ lạm phát, áp lực tăng giá đồng NDT, các vấn
đề về môi trƣờng nhƣ ô nhiễm môi trƣờng hay các vấn đề về xã hội nhƣ phát triển
không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, bất bình đẳng xã hội… Bên cạnh đó
phân tích những vấn đề tƣơng tự trong tăng trƣởng cao của Việt Nam. Những giải
pháp của Trung Quốc và bài học áp dụng cho Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng để phân tích những
biểu hiện của tăng trƣởng cao và những mặt trái của nó trong mối quan hệ biện
chứng với nhau.

6
- Phƣơng pháp duy vật lịch sử, phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng hợp,
so sánh đƣợc sử dụng nhằm phân tích, đánh giá các số liệu, dữ kiện để minh chứng
cho các vấn đề nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về tăng trƣởng kinh tế.
- Phân tích, đánh giá những tồn tại trong quá trình tăng trƣởng cao của Trung
Quốc, cũng nhƣ tìm hiểu việc Trung Quốc đã có những giải pháp quan trọng, mới
mẻ nào để giải quyết các tồn tại đó.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm cần nghiên cứu ứng dụng vào giải quyết
những vấn đề tƣơng tự của Việt Nam.
7. Kết cấu, nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu
gồm 3 chƣơng với nội dung tổng quát của từng chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TĂNG

TRƢỞNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NẢY SINH
Tập trung làm rõ những cơ sở lý luận về tăng trƣởng kinh tế và thực tiễn
những vấn đề nảy sinh của một số nƣớc có mức độ tăng trƣởng nhanh đã và đang
gặp phải trong thời gian qua.
Chương 2: TĂNG TRƢỞNG CAO Ở TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ NẢY SINH
Tập trung làm rõ, phân tích và đánh giá những mặt trái trong quá trình tăng
trƣởng cao ở Trung Quốc.
Chương 3: GIẢI PHÁP CHO NHỮNG VẤN ĐỀ NẢY SINH TRONG
TĂNG TRƢỞNG CAO Ở TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Phân tích những giải pháp mà Trung Quốc đã sử dụng để giải quyết những
tồn tại của mình. Từ những giải pháp đó rút ra bài học và vận dụng cho Việt Nam
để xử lý những vấn đề tƣơng tự.



7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TĂNG TRƢỞNG
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NẢY SINH

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm
a) Tăng trƣởng kinh tế
Tăng trƣởng kinh tế đƣợc xem là một trong những vấn đề hấp dẫn nhất trong
nghiên cứu kinh tế học, quan niệm về vấn đề này ngày càng hoàn thiện hơn.
Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng
thời gian nhất định (thƣờng là một năm) [17].
Sự gia tăng đó đƣợc thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trƣởng phản

ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trƣởng đƣợc sử dụng với ý nghĩa so
sánh tƣơng đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Bản chất
của tăng trƣởng là phản ánh sự thay đổi về lƣợng của nền kinh tế.
Nhƣ vậy thì tăng trƣởng kinh tế có đồng nghĩa với phát triển kinh tế? Phát
triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trƣởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trƣởng
kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (nhƣ phúc lợi xã hội, tuổi
thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai,
tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình
hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trƣờng, thể chế
trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với
mức độ hạnh phúc hơn.
b) Tăng trƣởng cao
Từ khái niệm tăng trƣởng kinh tế có thể lý giải thế nào là tăng trƣởng cao.
Tăng trƣởng cao là sự tăng nhanh về GDP hay GDP bình quân đầu ngƣời trong một
thời gian tƣơng đối dài.

8
Do giá trị của tăng trƣởng là khác nhau giữa những nƣớc có trình độ phát
triển khác nhau, do đó để đánh giá mức tăng trƣởng là cao hay thấp cần dựa vào
trình độ phát triển, các chỉ tiêu GDP, GDP bình quân đầu ngƣời
Chẳng hạn, đối với các nƣớc phát triển ở Châu Âu, hay Mỹ, Nhật với mức
tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 1 - 2%/năm thì mức độ tăng trƣởng 3 -
4%/năm đƣợc đánh giá là cao. Trong khi đó, với các nƣớc đang và kém phát triển,
với mức tăng bình quân đạt 4 - 6%/năm thì mức độ tăng trƣởng 8 - 9%/năm mới
đƣợc coi là cao. Khác biệt này là do sự gia tăng GDP của các nƣớc đang và kém
phát triển chỉ bằng một phần nhỏ so với sự gia tăng GDP của các nƣớc phát triển cả
về giá trị, thu nhập và những chỉ tiêu khác. Theo đó, Trung Quốc với mức tăng
trƣởng trong nhiều năm lại đây, liên tục đạt tốc độ trên 9% đƣợc xem là nƣớc có tốc
độ tăng trƣởng cao trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, trong vài thập kỷ trở lại đây, kinh tế thế giới vận động và phát

triển theo xu hƣớng tăng trƣởng bền vững, tức là yêu cầu tăng trƣởng kinh tế đƣợc
gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lƣợng tăng trƣởng ngày càng cao.
Theo khía cạnh này, điều đƣợc nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu
quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời. Hơn thế nữa,
quá trình ấy phải đƣợc tạo nên bởi nhân tố đóng vài trò quyết định là khoa học,
công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý.
1.1.1.2. Đánh giá tăng trưởng kinh tế
Theo mô hình kinh tế thị trƣờng, thƣớc đo tăng trƣởng kinh tế đƣợc xác định
theo các chỉ tiêu của hệ thống tài sản quốc gia (SNA), bao gồm một số chỉ tiêu nhƣ sau:
a) Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GDP là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động
kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định.
Để tính GDP có ba cách tiếp cận cơ bản là từ sản xuất, tiêu dùng và phân
phối. Theo cách tiếp cận từ sản xuất, GDP là giá trị gia tăng tính cho toàn bộ nền
kinh tế. Nó đƣợc đo bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các đơn vị sản xuất thƣờng
trú trong nền kinh tế.

9
b) Tổng thu nhập quốc dân (GNP)
GNP là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân
của một nƣớc tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này bao gồm
các khoản hình thành thu nhập và phân phối lại thu nhập lần đầu có tính đến cả các
khoản nhận từ nƣớc ngoài về và chuyển ra nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, GNP hình thành từ
GDP tiếp cận theo góc độ thu nhập và đƣợc điều chỉnh theo con số chênh lệch thu
nhập nhân tố với nƣớc ngoài.
Sự khác nhau về lƣợng giữa GDP và GNP là ở phần chênh lệch thu nhập
nhân tố với nƣớc ngoài. Ở các nƣớc đang phát triển thì GNP thƣờng nhỏ hơn GDP
vì thông thƣờng phần chênh lệch này nhận giá trị âm.
c) Thu nhập bình quân đầu ngƣời
Chỉ tiêu này phản ánh tăng trƣởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số.

Quy mô và tốc độ thu nhập bình quân đầu ngƣời là những chỉ báo quan trọng và là
tiền đề để nâng cao mức sống dân cƣ nói chung. Sự gia tăng liên tục với tốc độ ngày
càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trƣởng bền vững và nó còn
đƣợc sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cƣ giữa các quốc gia với nhau.
Ngoài ra bảng SNA còn sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá tăng trƣởng kinh tế
khác nhƣ tổng giá trị sản xuất (GO), tổng thu nhập quốc dân (GNI), thu nhập quốc
dân (NI) và giá để tính các chỉ tiêu tăng trƣởng.
1.1.2. Một số lý thuyết về tăng trưởng và mô hình tăng trưởng kinh tế
1.1.2.1. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
Từ khi kinh tế học ra đời, vấn đề tăng trƣởng kinh tế đƣợc các nhà kinh tế
học nghiên cứu theo tiến trình phát triển của lịch sử kinh tế.
a) Mô hình tân cổ điển về tăng trƣởng kinh tế
Mô hình tăng trƣởng tân cổ điển, lần đầu tiên đƣợc đƣa ra từ hơn 50 năm
trƣớc nhƣng vẫn còn là cách tiếp cận kinh tế học tăng trƣởng có ảnh hƣởng nhất.
Mô hình này ban đầu đƣợc nhà kinh tế Mỹ Robert Solow (1956) đề cập, do đó đƣợc
biết với tên gọi phổ biến là mô hình Solow.

10
Mô hình này bác bỏ quan điểm cố điển cho rằng sản xuất trong một tình
trạng nhất định đòi hỏi những tỷ lệ nhất định về lao động và vốn, vốn có thể thay
thế đƣợc nhân công, và trong quá trình sản xuất có thể có nhiều cách khác nhau
trong việc kết hợp các yếu tố đầu vào. Từ đó, Solow đƣa ra khái niệm “Sự phát triển
kinh tế theo chiều sâu”, có nghĩa là gia tăng số lƣợng vốn cho một đơn vị lao động
trong sản xuất, còn sự gia tăng vốn phù hợp với sự gia tăng về lao động đƣợc gọi là
“phát triển kinh tế theo chiều rộng” [17]. Các nhà kinh tế tân cổ điển cũng cho rằng
tiến bộ kỹ thuật là yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, bằng cải tiến
trong các phƣơng pháp sản xuất sẽ gia tăng khối lƣợng sản phẩm. Nhƣng cũng
giống nhƣ các nhà kinh tế cổ điển, các nhà kinh tế tân cổ điển cho rằng trong điều
kiện thị trƣờng cạnh tranh, khi nền kinh tế có biến động thì sự linh hoạt về giá cả và
tiền công là nhân tố cơ bản khôi phục nền kinh tế về vị trí sản lƣợng tiềm năng với

việc sử dụng hết nguồn lao động. Họ cho rằng chính sách kinh tế của Chính phủ
không thể tác động vào sản lƣợng, nó chỉ có thể ảnh hƣởng đến mức giá của nền
kinh tế, do đó, Chính phủ có vai trò rất hạn chế trong phát triển kinh tế.
Các nhà kinh tế tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng
trƣởng thông qua hàm sản xuất. Hàm số này nêu lên mối quan hệ giữa sự tăng lên
của đầu ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào: vốn, lao động, tài nguyên và khoa
học – công nghệ.
Y = f(K, L, R, T)
Trong đó:
Y: đầu ra (ví dụ GDP)
K: vốn sản xuất
L: số lƣợng lao động
R: nguồn tài nguyên thiên nhiên
T: khoa học – công nghệ
Một dạng của kiểu phân tích này là hàm Cobb – Douglas, có dạng:
Y = T. K
α
. L
β
. R
γ
[32]


11
Ở đây α, β, γ là các số luỹ thừa, phản ánh tỷ lệ cận biên của các yếu tố đầu
vào với (α + β + γ = 1).
Sau khi biến đổi Cobb – Douglas thiết lập đƣợc mối quan hệ theo tốc độ tăng
trƣởng của các biến số.
g = t + αk + βl + γr

Trong đó:
g: tốc độ tăng trƣởng của GDP
k, l, r: tốc độ tăng trƣởng của các yếu tố đầu vào
t: phần dƣ còn lại, phản ánh tác động của khoa học
Hàm sản xuất Cobb – Douglas cho biết bốn yếu tố cơ bản tác động đến tăng
trƣởng kinh tế và cách thức tác động của bốn yếu tố này là khác nhau giữa các yếu
tố K, L, R với yếu tố T.
Ý nghĩa của mô hình tăng trƣởng Solow: i) Các nƣớc nghèo có tiềm năng
tăng trƣởng nhanh; ii) Khi thu nhập quốc gia tăng lên, tăng trƣởng có xu hƣớng
chậm lại; iii) Nếu có chung những tính chất quan trọng, các nƣớc nghèo có tiềm
năng đuổi kịp các nƣớc giàu; iv) Tiếp thu công nghệ mới là yếu tố quyết định để
duy trì tăng trƣởng bền vững.
Các nhà kinh tế học vận dụng mô hình này vào việc phân tích và dự đoán
tăng trƣởng kinh tế của các quốc gia. Mỗi quốc gia có tốc độ tăng trƣởng khác nhau
phụ thuộc vào tỷ lệ và khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào của quốc gia đó.
b) Mô hình của Keynes về tăng trƣởng kinh tế
Keynes không xuất phát từ tƣ tƣởng cổ điển cho rằng nền kinh tế có xu
hƣớng tự điều chỉnh đi đến cân đối mới, nơi có công ăn việc làm cho tất cả mọi
ngƣời. Ông cho rằng, có thể đạt tới và duy trì một sự cân đối ở một mức sản lƣợng
nào đó, dƣới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi ngƣời, nơi những khoản chi tiêu
mới cho đầu tƣ đƣợc hình thành từ các khoản tiết kiệm đang đƣợc đƣa vào hệ thống.
Qua phân tích ông đi đến kết luận, muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, Nhà
nƣớc phải thực hiện điều tiết bằng các chính sách kinh tế, những chính sách này
nhằm tăng cầu tiêu dùng. Trƣớc hết, ông đề nghị sử dụng ngân sách Nhà nƣớc để

12
kích thích đầu tƣ thông qua các đơn đặt hàng của Nhà nƣớc và trợ cấp vốn cho các
doanh nghiệp. Để kích thích đầu tƣ phải có các biện pháp tăng lợi nhuận và giảm lãi
suất, muốn vậy phải tăng khối lƣợng tiền tệ trong lƣu thông. Keynes đề nghị thực
hiện lạm phát có mức độ. Ông đánh giá cao vai trò của hệ thống thuế khoá, công

trái nhà nƣớc, qua đó để bổ sung cho ngân sách. Ông đề nghị giảm lãi suất ngân
hàng để khuyến khích đầu tƣ và đánh thuế thu nhập theo luỹ tiến làm cho phân phối
trở nên công bằng hơn, do đó sẽ tăng tổng thu nhập mà nhân dân dùng cho tiêu
dùng. Ông tán thành đầu tƣ của Chính phủ vào công trình công cộng và các biện
pháp khác nhau nhƣ một loại bơm trợ lực khi đầu tƣ tƣ nhân giảm sút.
c) Lý thuyết tăng trƣởng kinh tế hiện đại
Các nhà kinh tế của trƣờng phái này ủng hộ việc xây dựng một nền kinh tế
hỗn hợp, trong đó thị trƣờng trực tiếp xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức
kinh tế và Nhà nƣớc tham gia điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu cực
của thị trƣờng. Thực chất nền kinh tế hỗn hợp là sự xích lại gần nhau của học thuyết
kinh tế tân cổ điển và học thuyết kinh tế của Keynes. Đây là cơ sở của học thuyết
tăng trƣởng kinh tế hiện đại.
Kinh tế học hiện đại quan niệm về sự cân bằng kinh tế dựa theo mô hình của
Keynes [17], nghĩa là sự cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết tại mức sản
lƣợng tiềm năng, trong điều kiện hoạt động bình thƣờng nền kinh tế vẫn có thất
nghiệp và lạm phát. Lý thuyết này cũng thống nhất với cách xác định của mô hình
kinh tế tân cổ điển về các yếu tố tác động đến sản xuất và mối quan hệ giữa các yếu
tố. Họ cho rằng tổng mức cung của nền kinh tế đƣợc xác định bởi các yếu tố đầu
vào của sản xuất, đó là nguồn lao động, vốn sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và
khoa học công nghệ theo hàm:
Y = f(K, L, R, T), tƣơng tự hàm sản xuất Cobb – Douglas. Về mối quan hệ
giữa các yếu tố, các nhà sản xuất có thể lựa chọn kỹ thuật sử dụng nhiều vốn hoặc
kỹ thuật sử dụng nhiều lao động. Do đó, lý thuyết này cũng thống nhất với mô hình
Harrod – Domar về vai trò của vốn đầu tƣ với tăng trƣởng kinh tế. Vì vậy, hệ số

13
ICOR vẫn đƣợc coi là cơ sở để xác định tỷ lệ đầu tƣ cần thiết phù hợp với tốc độ
tăng trƣởng kinh tế.
g = s / k [17, 32]
Trong đó: k: hệ số ICOR (tỷ số gia tăng vốn và đầu vào)

s: tỷ lệ tiết kiệm; g: tốc độ tăng trƣởng
Lý thuyết này cho rằng thị trƣờng là yếu tố cơ bản điều tiết hoạt động của
nền kinh tế. Sự tác động qua lại giữa tổng mức cung và tổng mức cầu tạo ra mức
thu nhập thực tế, công ăn việc làm - tỷ lệ thất nghiệp, mức giá - tỷ lệ lạm phát, đó là
cơ sở để giải quyết ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế. Đồng thời nhấn mạnh vai trò
ngày càng tăng của Chính phủ trong đời sống kinh tế. Việc mở rộng kinh tế thị
trƣờng đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nƣớc không chỉ vì thị trƣờng có những
khuyết tật, mà còn vì xã hội đặt ra mục tiêu mà thị trƣờng dù có hoạt động tốt cũng
không thể đáp ứng đƣợc. Theo Samuelson, trong nền kinh tế hỗn hợp hiện đại,
Chính phủ có bốn chức năng cơ bản: thiết lập khuôn khổ pháp luật; xác định chính
sách ổn định kinh tế vĩ mô; tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu
quả kinh tế; thiết lập các chƣơng trình tác động đến việc phân phối thu nhập.
Mặc dù những lý thuyết này không cung cấp một liều thuốc thần để đảm bảo
một nền kinh tế sẽ đạt đƣợc tăng trƣởng nhanh chóng, nhƣng chúng ta hiểu sâu hơn
về nguồn gốc tăng trƣởng kinh tế và tạo ra khuôn khổ tri thức cho nhiều cuộc tranh
luận về chính sách tăng trƣởng kinh tế. Trong đó cũng lý giải về mặt mô hình đối
với sự tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc với các khía cạnh từ tài nguyên, dân số,
chính sách của chính phủ.
1.1.2.2. Một số mô hình tăng trưởng kinh tế
Quá trình đầu tƣ và hình thành các loại tài sản vốn có tính quyết định tới
hình thành mô hình tăng trƣởng của một nƣớc và ảnh hƣởng tới tăng trƣởng cả về
lƣợng và chất. Kết quả có thể tạo ra ít nhất ba loại mô hình tăng trƣởng sau đây:
a) Mô hình tăng trƣởng trì trệ
Mô hình tăng trƣởng trì trệ chú trọng đầu tƣ vào của cải vật chất mà không
đầu tƣ phát triển con ngƣời. Nền kinh tế có thể đạt tăng trƣởng trong một giai đoạn

14
ngắn nhƣng tốc độ tăng có xu hƣớng giảm dần, dẫn đến trì trệ và khó duy trì tăng
trƣởng đƣợc lâu dài. Mô hình tăng trƣởng loại này thƣờng không bền vững, có thể
đem lại tăng trƣởng cao trong ngắn hạn, nhƣng sau đó sẽ tuột dốc và khó tăng

trƣởng trở lại. Lý do chính là đầu tƣ quá thấp vào hình thành các loại tài sản vốn và
hiệu quả đầu tƣ công rất thấp. Nền kinh tế có thể rơi vào vòng luẩn quẩn do tăng
trƣởng thấp dẫn đến thiếu nguồn lực để đầu tƣ, nhất là vào vốn con ngƣời và vốn tài
nguyên Kết quả của mô hình này là vừa không duy trì đƣợc tăng trƣởng, không
tăng phúc lợi và không thực hiện đƣợc mục tiêu xóa đói nghèo. Mô hình này có thể
thấy ở một số nƣớc đang phát triển mà trong nhiều năm các chỉ số phát triển không
đƣợc cải thiện, nhất là tình trạng nghèo đói vẫn dai dẳng và thu nhập đầu ngƣời
không đƣợc cải thiện.
b) Mô hình tăng trƣởng bị bóp méo
Đây là mô hình tăng trƣởng trong đó tăng trƣởng có đƣợc chủ yếu dựa vào
khai thác quá mức vốn tài nguyên, trợ cấp vốn vật chất một cách rộng rãi bằng
nhiều biện pháp nhƣ miễn thuế, cho khất nợ thuế, cấp vốn ƣu đãi đầu tƣ và trợ cấp
tín dụng còn chậm. So với loại thứ nhất, mô hình tăng trƣởng bị bóp méo tốt hơn
cho ngƣời nghèo và cải thiện phúc lợi nói chung. Đặc điểm nổi bật của mô hình này
là đầu tƣ thiên lệch, quá chú trọng ƣu tiên đầu tƣ vốn vật chất thông qua các chính
sách ƣu đãi vốn mà tăng đầu tƣ công. Với mô hình này, tăng trƣởng có thể đạt đƣợc
chừng nào Nhà nƣớc vẫn có khả năng duy trì các khoản trợ cấp vốn vật chất. Tuy
nhiên, trong dài hạn nền kinh tế sẽ phải đối mặt với những méo mó về cơ cấu và hệ
quả là tăng trƣởng không bền vững, đặc biệt đối với các nƣớc nghèo có quy mô
ngân sách nhỏ và quản lý đầu tƣ không hiệu quả. Do nguồn lực dành cho các ƣu đãi
này chiếm một tỷ trọng lớn của ngân sách nên có thể làm giảm nguồn lực để đầu tƣ
vào các loại tài sản khác. Tuy nhiên, tác động của các ƣu đãi này thƣờng là nhỏ,
mang tính ngắn hạn và không đóng góp nhiều vào tăng năng suất. Trong nhiều
trƣờng hợp, ƣu đãi đầu tƣ vốn vật chất còn làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành
và của cả nền kinh tế.

15
Ở chƣơng tiếp theo của luận văn, chúng ta có thể thấy Trung Quốc và Việt
Nam, cùng với rất nhiều quốc gia khác đã đi theo mô hình tăng trƣởng này. Do vậy
các quốc gia này đã đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng rất nhanh, thậm chí là tăng trƣởng

nóng, nhƣng đồng thời cũng làm giảm chất lƣợng tăng trƣởng khi không cân bằng
với những mục tiêu khác.
c) Mô hình tăng trƣởng bền vững
Với mô hình tăng trƣởng này, các loại tài sản vốn đƣợc hình thành và đầu tƣ
cân đối, không bị bóp méo. Đầu tƣ của Nhà nƣớc chú trọng tới các lĩnh vực tạo tác
động lan tỏa, tích cực tới cả nền kinh tế, nhƣ đầu tƣ cho giáo dục, y tế và bảo vệ vốn
tài nguyên. Theo mô hình này, vốn con ngƣời là một trọng tâm của chính sách đầu
tƣ nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình phổ biến, tiếp thu và đổi mới công nghệ. So
với hai loại mô hình trên, tăng trƣởng theo mô hình này đạt đƣợc mục tiêu tăng
phúc lợi và xóa đói nghèo. Tốc độ tăng trƣởng không nhất thiết quá cao nhƣng có
thể duy trì trong dài hạn nhờ vào sự đầu tƣ và hình thành hài hòa, cân đối, không
méo mó các loại tài sản vốn. Các nền kinh tế tiến tới mô hình tăng trƣởng này
thƣờng có một chính phủ khá trong sạch và quản lý hiệu quả. Ngày nay, đây chính
là mô hình tăng trƣởng mà nhiều quốc gia định hƣớng cho nền kinh tế của mình.
Chất lƣợng tăng trƣởng theo ba mô hình trên mới đƣợc xem xét dƣới góc độ
hình thành và đầu tƣ vào các loại tài sản vốn. Có thể rút ra một nhận xét là cả mức
đầu tƣ lẫn hình thái đầu tƣ vào từng loại tài sản vốn đều ảnh hƣởng tới chất lƣợng
tăng trƣởng. Đó cũng là thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách.
1.1.3. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
Có nhiều nhân tố khác nhau liên quan đến quá trình tăng trƣởng kinh tế, việc
nghiên cứu cần thiết phải phân thành hai nhóm với tính chất nội dung tác động khác
nhau là: nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế.
1.1.3.1. Nhân tố kinh tế
a) Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung

16
Nói đến các yếu tố tổng cung tác động đến tăng trƣởng kinh tế là nói đến 4
yếu tố nguồn lực chủ yếu là vốn (K), lao động (L), tài nguyên đất đai (R) và công
nghệ kỹ thuật (T) theo hàm sản xuất:
Y = f(K, L, R, T)

Vốn (K): là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng
trƣởng kinh tế. Vốn sản xuất đứng trên góc độ vĩ mô có liên quan trực tiếp đến tăng
trƣởng kinh tế đƣợc đặt ra ở khía cạnh vốn vật chất chứ không phải dƣới dạng tiền
(giá trị), nó là toàn bộ tƣ liệu vật chất đƣợc tích luỹ lại của nền kinh tế, bao gồm nhà
máy, thiết bị, máy móc, nhà xƣởng và các trang bị đƣợc sử dụng nhƣ những yếu tố
đầu vào trong sản xuất. Ở các nƣớc đang phát triển sự đóng góp của vốn sản xuất
vào tăng trƣởng kinh tế thƣờng chiếm tỷ trọng cao nhất. Đó là sự thể hiện của tính
chất tăng trƣởng theo chiều rộng. Tuy vậy tác động của yếu tố này đang có xu
hƣớng giảm dần và đƣợc thay thế bằng các yếu tố khác.
Lao động (L): trƣớc đây chỉ đƣợc xem là yếu tố vật chất đầu vào giống nhƣ
yếu tố vốn và đƣợc xác định bằng số lƣợng nguồn lao động của mỗi quốc gia (có
thể tính bằng đầu ngƣời hay thời gian lao động). Nhƣng gần đây mô hình tăng
trƣởng kinh tế hiện đại đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động gọi là
vốn nhân lực. Đó là các lao động có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành
đƣợc máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến và phƣơng pháp mới
trong hoạt động kinh tế. Việc hiểu yếu tố lao động theo hai nội dung có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong việc phân tích lợi thế và vai trò của yếu tố này trong tăng
trƣởng kinh tế của các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển. Hiện nay tăng
trƣởng kinh tế của các nƣớc đang phát triển đƣợc đóng góp nhiều bởi quy mô, số
lƣợng lao động, yếu tố vốn nhân lực còn có vị trí chƣa cao do trình độ và chất lƣợng
lao động ở các nƣớc này còn thấp. Hiện nay dân số Trung Quốc với 1,35 tỷ ngƣời
và lực lƣợng lao động khoảng 900 triệu ngƣời, là lợi thế rất lớn trong cạnh tranh với
những quốc gia khác về lao động dồi dào và giá rẻ.
Tài nguyên, đất đai (R): là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và
là yếu tố không thể thiếu đƣợc trong việc thực hiện bố trí các cơ sở kinh tế thuộc

17
các ngành công nghiệp, dịch vụ. Tài nguyên thiên nhiên từ trong lòng đất, không
khí, từ rừng và biển đƣợc chia ra làm tài nguyên vô hạn và không thể thay thế, tài
nguyên có thể tái tạo và tài nguyên không thể tái tạo. Các nguồn tài nguyên đƣợc

khai thác nhằm mục đích tăng sản lƣợng đầu ra một cách nhanh chóng, nhất là đối
với các nƣớc đang phát triển. Một số tài nguyên là những đầu vào cần thiết cho sản
xuất song lại có hạn không thay thế đƣợc và không thể tái tạo đƣợc, hoặc nếu tái tạo
đƣợc thì phải có thời gian và phải có chi phí tƣơng đƣơng với quá trình tạo sản
phẩm mới. Từ những tính chất đó, các tài nguyên đƣợc đánh giá về mặt kinh tế và
đƣợc tính giá trị nhƣ các đầu vào khác trong quá trình sử dụng. Do đó, là quốc gia
có diện tích lớn nhất thế giới và tài nguyên thiên nhiên vô vùng phong phú về than,
sông, hồ, giàu mỏ, khí đốt, nhôm, chì, thiếc… Trung Quốc có lợi thế rất lớn trong
phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên, và có lợi thế lớn trong
xuất khẩu tài nguyên. Trong nền kinh tế hiện đại ngƣời ta đã và đang tìm cách thay
thế để khắc phục mức độ khan hiếm của tài nguyên và đất đai trong tăng trƣởng
kinh tế, hơn nữa sản phẩm quốc dân và mức tăng trƣởng không phụ thuộc nhiều vào
dung lƣợng tài nguyên thiên nhiên và đất đai.
Công nghệ (T) đƣợc quan niệm là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng
trƣởng trong điều kiện hiện đại. Yếu tố công nghệ kỹ thuật cần đƣợc hiểu đầy đủ
theo hai dạng: thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức
khoa học, nghiên cứu đƣa ra những nguyên lý, thử nghiệm về cải tiến sản phẩm,
quy trình công nghệ hay thiết bị kỹ thuật; thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết
quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung
của sản xuất. Các nhà kinh tế học đều cho rằng công nghệ kỹ thuật là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt quá trình tăng trƣởng kinh tế bền vững.
Ba yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trƣởng kinh tế đƣợc nhấn mạnh là vốn,
lao động và năng suất yếu tố tổng hợp (TFP). TFP đƣợc coi là yếu tố chất lƣợng của
tăng trƣởng hay tăng trƣởng theo chiều sâu. Ngày nay, tác động của thể chế, của
chính sách mở cửa, hội nhập hay phát triển tiếp cận đƣợc nhanh chóng những công
nghệ hàng đầu thế giới đã tạo nên “sự rƣợt đuổi dựa trên năng suất” và sự đóng góp

×