Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





PHẠM ĐĂNG HƯNG







§Çu t- cña c¸c c«ng ty xuyªn quèc gia
nhËt b¶n T¹i viÖt nam



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI











Hµ Néi – 2009

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



PHẠM ĐĂNG HƯNG



ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM



Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 07




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.NGUYỄN XUÂN THIÊN











HÀ NỘI - 2009



1
MỤC LỤC
BẢNG CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƢƠNG 1
CÁC NHÂN TỐ THÚC ĐẤY TNCs NHẬT BẢN ĐẾN ĐẦU TƢ TẠI
VIỆT NAM 12
1.1. NHÓM NHÂN TỐ CHUNG 12
1.1.1. Khái niệm và vai trò của TNCs 12
1.1.1.1.Các khái niệm về TNCs 12
1.1.1.2. Vai trò của TNCs 15
1.1.2. Phân loại và chiến lƣợc đầu tƣ trực tiếp của TNCs 15
1.1.2.1. Phân loại TNCs 16
1.2.2.2. Chiến lƣợc đầu tƣ trực tiếp của TNCs 16
1.2. NHÓM NHÂN TỐ VỀ PHÍA NHẬT BẢN 19
1.2.1. Các chính sách của Nhật Bản thúc đẩy TNCs Nhật Bản ra
nƣớc ngoài 19

1.2.1.1. Chính phủ Nhật Bản khuyến khích TNCs đầu tƣ ra nƣớc
ngoài 19
1.2.1.2. Chính sách tỷ giá hối đoái 19
1.2.2. Lợi thế cạnh tranh của các TNCs Nhật Bản 20
1.2.2.1. Lợi thế vốn vay của các TNCs Nhật Bản 20
1.2.2.2. Lợi thế về công nghệ 21
1.2.2.3. Lợi thế về phân phối 22
1.2.3. Các nguyên nhân khác 23
1.2.3.1. Sự khan hiếm nguồn nhiên liệu 23
1.2.3.2. Quan hệ kinh tế Nhật Bản - Việt Nam ngày càng phát triển . 24
1.3. NHÓM NHÂN TỐ VỀ PHÍA VIỆT NAM 25
1.3.1. Vị trí địa lý và lợi thế so sánh của Việt Nam 25
1.3.1.1. Lợi thế về vị trí địa lý 25
1.3.2.2. Lợi thế so sánh của Việt Nam 26
1.3.2. Quan điểm của Việt Nam đối với việc thu hút TNCs 27
1.3.2.1. Quan điểm đối với việc thu hút TNCs nói chung 27
1.3.2.2. Quan điểm đối với thu hút TNCs Nhật Bản 32

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ CỦA TNCs NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM 38
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÁC TNC NHẬT BẢN 38
2.1.1. Quá trình phát triển 38
2.1.1.1. Trƣớc chiến tranh thế giới thứ II 38
2.1.1.2. Sau chiến tranh thế giới thứ II 39
2.1.2. Đặc điểm cơ bản 42

2
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức (so sánh với TNCs EU và Hoa Kỳ) 42
2.1.2.2. chiến lƣợc hoạt động 44
2.1.3. Giới thiệu một số TNC Nhật Bản 57

2.1.3.1. Mitsui Bussan 57
2.1.3.2. Mitsui Bishi 58
2.1.3.3. Nisho Iwai 59
2.1.3.4. Sumitomo 59
2.2. Thực trạng đầu tƣ trực tiếp của các TNCs Nhật Bản 60
2.2.1. Qui mô và xu hƣớng 60
2.2.1.1. Qui mô 60
2.2.1.2. Xu hƣớng. 62
2.2.2. Cơ cấu theo ngành đầu tƣ 62
2.2.2.1. Ngành công nghiệp và xây dựng 63
2.2.2.2. Ngành Nông, Lâm, Ngƣ nghiệp 64
2.2.2.3. Ngành dịch vụ 65
2.2.3. Cơ cấu theo vũng lãnh thổ 66
2.2.3.1. Các trung tâm kinh tế lớn 66
2.2.3.2. Các tỉnh còn lại 67
2.3. Tác động đầu tƣ của TNCs Nhật Bản đối với Việt Nam 67
2.3.1. Tác động tích cực 67
2.3.1.1. Thúc đẩy chuyển giao công nghệ 67
2.3.1.2. Một kênh thu hút vốn quan trọng 68
2.3.1.3. Chuyển giao công nghệ quản lý 69
2.3.1.4. Giải quyết việc làm 70
2.3.2. Mặt hạn chế 71
2.3.2.1. Vấn đề về môi trƣờng 71
2.3.2.1. Hiệu quả đầu tƣ còn thấp 72

CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT
ĐẦU TƢ CỦA TNCS NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM 73
3.1. Mục tiêu và phƣơng hƣớng 73
3.1.1. Mục tiêu 73

3.1.2. Phƣơng hƣớng thu hút TNCs trong bối cảnh mới 74
3.1.2.1. Ngành công nghiệp và xây dựng 74
3.1.2.2. Ngành dịch vụ 74
3.1.2.3. Ngành Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp 75
3.2. Các biện pháp cụ thể 76
3.2.1. Cải cách thủ tục hành chính 76
3.2.2. Hoàn thiện chính sách ƣu đãi tài chính 77
3.2.3. Thống nhất trong hoạt động quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài 77
3.2.4. Đẩy mạnh đa dạng hóa hình thức đầu tƣ 78
3.2.5. Hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng qui hoạch, mở rộng lĩnh vực
đầu tƣ 79

3
3.2.6. Tăng cƣờng cải thiện môi trƣờng đầu tƣ 80
3.2.7. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tƣ 81
3.2.8. Đào tạo nguồn nhân lực 82

KẾT LUẬN 85

Tài liệu tham khảo 87

Phụ lục: 91






























4
BẢNG CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Viết tắt

Tiếng Việt
AFTA
Khu vực thương mại tự do ASEAN
APEC

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BITs
Hiệp định xúc tiến và bảo vệ đầu tư song phương
BOT
Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao
BTA
Hiệp định thương mại song phương (Việt Mỹ)
CNH,HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTB
Chủ nghĩa tư bản
EU
Liên minh châu Âu
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
JETRO
Tổ chức xúc tiến thương mại Nhât Bản
JICA
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
M&A
Mua lại & Sáp nhập
MECOSUR
Khối thị trường chung Nam Mỹ
NIEs

Các nền công nghiệp mới
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
R&D
Nghiên cứu và phát triển
TNCs
Các công ty xuyên quốc gia
UNCTAD
Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển
USD
Đô la Mỹ
WB
Ngân hàng Thế giới
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới


5
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Ngày nay, vốn và Công nghệ là chìa khoá, là điều kiện hàng đầu để
thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ cho
riêng Việt Nam mà cho mọi quốc gia. Đối với nước ta, trong điều kiện kinh tế
có xuất phát điểm thấp, để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và
tránh nguy cơ bị tụt hậu, chúng ta không chỉ dựa vào nguồn vốn và công nghệ
trong nước mà còn phải biết thu hút cả các nguồn vốn và công nghệ của các

công ty nước ngoài có tiềm năng đầu tư lớn từ các nước phát triển. Trong số
các công ty nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam, các công ty của Nhật
Bản luôn được đánh giá cao là có tiềm năng đầu tư lớn trong các lĩnh vực tài
chính, công nghệ, phân phối và dịch vụ. Cho đến nay, đã có gần 400 công ty
của Nhật Bản đã có mặt ở Việt Nam, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam chính
thức trở thành viên của WTO. Sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản
đã được đưa vào chương trình nghị sự chính thức mang lại thuận lợi hơn cho
các công ty Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Bộ Công Thương Việt Nam cho
hay, đến 2010, kim ngạch thương mại Việt – Nhật sẽ tăng lên 17 tỷ USD, so
với 10 tỷ USD năm 2006, năm 2007 kim ngạch thương mại Việt Nam - Nhật
Bản là 12,2 tỷ USD, và đến năm 2008 là hơn 16 tỷ USD, (đến hết 6 tháng đầu
năm 2009, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 8,1 tỷ USD).
Về đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam: tính đến hết năm 2008
là 1.113 dự án với tổng vốn đăng ký là 17,566 tỷ USD và vốn đó triển khai là
5,084 tỷ USD (năm 2008 Việt Nam thu hút được 105 dự án đầu tư từ Nhật
Bản với số vốn đăng ký là 7,28 tỷ USD, 6 tháng đầu năm 2009, mặc dù chịu
ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng Việt Nam
vẫn thu hút được 35 dự án đầu tư mới với số vốn đăng ký gần 94 triệu USD

6
và 11 dự án tăng vốn đầu tư với số vốn đăng ký là 43,1 triệu USD). Phần lớn
các công ty Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài là các công ty xuyên quốc gia
(TNCs),với tiềm lực kinh tế hùng mạnh, trình độ khoa học – kỹ thuật cao,
quản lý tiên tiến, hiện đại và hệ thống phân phối toàn cầu. Các đặc điểm này
đã làm tăng lợi thế cạnh tranh của thương hiệu mang tên Nhật Bản ở thị
trường nước ngoài, đồng thời cũng là những hấp dẫn đối với nước chủ nhà,
trong đó đặc biệt là các nước đang phát triển.
Mặc dù quan hệ Việt – Nhật đã có quan hệ từ khá lâu, hiêp định thương
mại song phương giữa hai quốc gia đang được tích cực đàm phán để sớm
được ký kết trong thời gian tới và đặc biệt luôn được sự quan tâm của lãnh

đạo hai quốc gia, nhưng đầu tư của các công ty Nhật Bản vào nước ta vẫn
còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện trạng này đặt ra nhiều câu
hỏi:
- Các công ty của Nhật Bản đã thực sự muốn đầu tư vào Việt Nam chưa?
- Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó (Do hạn chế từ phía
công ty Nhật Bản hay do các rào cản từ phía các chính sách của Việt Nam)?
- Các công ty Nhật Bản có những lợi thế hay bất lợi gì so với các công ty
nước ngoài khác trong hoạt động tại Việt Nam?
- Trong thời gian tới, làm thế nào để thu hút được nhiều công ty Nhật
Bản vào Việt Nam đầu tư?
Để làm rõ các câu hỏi nêu ra ở trên, tôi đã chọn đề tài “ Đầu tư của các
công ty xuyên quốc gia Nhật Bản tại Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu:
Ở nước ta, mặc dù FDI đã thu hút khá nhiều nghiên cứu, nhưng các
nghiên cứu về công ty nước ngoài, đặc biệt là công ty Nhật Bản còn rất hạn
chế. Cụ thể nêu một số công trình sau:
Về các công trình nghiên cứu trong nước:

7
- Đề tài "Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) tại Việt Nam",
tác giả: PGS.TS Đỗ Đức Bình, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Nội dung
cuốn sách nêu khái quát vấn đề đầu tư quốc tế, bản chất, đặc điểm, vai trò của
các công ty xuyên quốc gia và kinh nghiệm thu hút đầu tư của TNCs ở một số
nước. Trong đó, phân tích thực trạng thu hút đầu tư của TNCs tại Việt Nam;
dự báo tình hình đầu tư quốc tế và nhân tố tác động tới việc thu hút đầu tư của
TNCs của Việt Nam, từ đó nêu lên những quan điểm, giải pháp nhằm tăng
cường thu hút đầu tư của TNCs vào hoạt động đầu tư ở nước ta.
- Đề tài "Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) trước ngưỡng cửa thế kỷ
XXI" (1996), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, của hai tác giả PGS.TS Lê Văn
Sang và PGS.TS.Trần Quang Lâm. Mục đích chủ yếu của cuốn sách là

nghiên cứu làm rõ bản chất, đặc điểm và vai trò của các công ty xuyên quốc
gia, đề xuất những giải pháp, đối sách của nước ta nhằm thu hút các công ty
xuyên quốc gia vào hoạt động, góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
- Đề tài “Các công ty xuyên quốc gia hiện đại’’ (1995), NXB Chính trị
quốc gia, của tác giả Nguyễn Khắc Thân. Trong công trình này, tác giả đã
phân tích chi tiết ở giác độ kinh tế chính trị về khái niệm và sự hình thành các
công ty xuyên quốc gia hiện đại. Một số loại hình công ty xuyên quốc gia, đặc
trưng cơ bản và vai trò của các công ty này trong nền kinh tế thế giới.
- Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước: “Bản chất, đặc điểm và vai trò của
TNCs trên thế giới, chính sách của chúng ta”, PGS. TS. Nguyễn Thiết Sơn
làm chủ nhiệm đề tài ( 1996 – 2000). Đề tài đã phân tích đầy đủ và tương đối
toàn diện về các vấn đề cơ bản của công ty xuyên quốc gia; So sánh và làm rõ
các khái niệm liên quan; phân tích và đối chiếu làm nổi bật bản chất, đặc điểm
phát triển và vai trò các TNCs trên thế giới.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa: “Sự điều chỉnh chiến lược đầu tư
của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) ở Trung Quốc, những gợi ý chính

8
sách đối với Việt Nam’’, Th.S Nguyễn Việt Khôi (2006). Nội dung đề tài: hệ
thống hóa các chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các TNCs, nghiên
cứu một số lý thuyết tác động tới chiến lược đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư,
tác động của chiến lược đầu tư đối với sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
và mạng lưới sản xuất toàn cầu của nước nhận đầu tư.
- Đề tài ’’Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia ở các nước
đang phát triển’’ (1996), NXB Chính trị quốc gia, của tập thể các tác giả
Nguyễn Ngọc Diên, Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Thái Yên Hương, Phạm Lan
Hương, Hoàng Bình. Ở công trình này, các tác giả tập trung làm rõ khái niệm
và sự hình thành các công ty xuyên quốc gia. Hoạt động của các công ty
xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển: nguyên nhân, hình thức hoạt

động chính sách của các nước đang phát triển đối với các công ty xuyên
quốc gia.
- Lê Xuân Bá, ”Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam”, Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2006
- Hồ Châu, ”Công ty xuyên quốc gia và nền kinh tế không biên giới”, tạp
chí ngân hàng số 3/1994
- Nguyễn Duy Dũng (2001), ”Thương mại Nhật Bản trong thập niên đầu
thế kỷ XXI-những xu thế chủ yếu”, tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 3,
tr41-44
- Công Văn Dị ( 2005), ”Liên kết kinh tế trong công ty mẹ-công ty con ở
nước ta:vấn đề và giải pháp”, tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (số 329), tr 18-22
- Dương Phú Hiệp (chủ biên) (2001), ”Triển vọng kinh tế Nhật Bản
trong thập niên đầu thế kỷ XXI”, NXB KHXH, Hà Nội, tr 27-49
- Dương Phú Hiệp và Nguyễn Duy Dũng (chủ biên) (2003), ”Điều chỉnh
chính sách kinh tế Nhật Bản”
- PGS.TS.Phùng Xuân Nhạ, ”Đầu tư quốc tế”, Nxb Đại học quốc gia Hà
Nội 2001

9
- PGS.TS.Phùng Xuân Nhạ, ”Giá chuyển giao giữa các chi nhánh của
công ty đa quốc gia”, tạp chí Kinh tế và Dự báo số 283/1996
- Trần Quang Lâm, ”TOYOTA – Một mẫu hình của các công ty xuyên
quốc gia thực hiện chiến lược nhất thể hóa sản xuất quốc tế”, tạp chí Nghiên
cứu Nhật Bản số 4/1996
- Võ Đại Lược (2006), ”Tình hình kinh tế Việt Nam từ 2005 đến nay”,
Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới”, số 4(120), tr 42
- Việt Nga, ”Vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế
thế giới”, tạp chí tài chính quốc tế, số 17 tháng 9/2002
- Nguyễn Văn Thanh, ”Quản trị tài chính công ty đa quốc gia”, Nxb tài
chính, Hà Nội, 2003

- Nguyễn Ngọc Thanh, ”Định giá chuyển giao và thủ thuật chuyển giá
của các công ty đa quốc gia ở Việt nam”, Nxb tài chính, Hà Nội, 2001

Về các công trình nghiên cứu ngoài nước:
- “Location choice of multinational companies in China: Korean and
Japanese companies’’, Sung Jin Kang, Hongshik Lee, Seoul: Korea Institute
for International Economic Policy, 2004
- “Managing multinationals in a knowledge economy: economics,
culture and human resources’’, Ed: Joseph L.C.Cheng, Michael A.Hitt,
Amsterda, Elsevier, 2004
- Axele Grioud, “Vietnam in the regional and Global TNC Value
Chain”, Paper perared for the DFID Workshop on Globalisation and poverty
in Vietnam, Ha Noi, 9/2002
- Jetro (2006), “Jetro White paper on foreign direct investment 2000”
- Jetro (2006), “Jetro White paper on foreign direct investment 2006”
- “Japan Almanac (2000)”, Asahi Shimbun
- “Japan Almanac (2006)”, Asahi Shimbun

10
- Kataoka,T.(2006), “The list of Japannese Companies Vietnam”, Japan
– Viet Nam Trade Association
- “Nikkei Weekly”, 8/2006
- UNTACD, “Prospective for FDI Flows, TNC Strategies and Policy
Development: 2004 – 2007”, Elevent sesion, Sao Paulo, 2004
- UNTACD, “Investment Brief, The locations most favoured by the
largest TNCs”, 2005
Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu có hệ thống đầy đủ
và cập nhật về đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản tại Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích

- Làm rõ động lực thúc đẩy TNCs Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam.
- Kiến nghị chính sách và giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng
cao hiệu quả đầu tư của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút TNCs Nhật Bản ở Việt
Nam.
- Khảo sát và đánh giá đầu tư của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng: đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia Nhật
Bản tại Việt Nam.
4.2. Phạm vi: nghiên cứu đầu tư trực tiếp của các TNCs Nhật Bản ở
Việt Nam từ tháng 12 năm 1987 đến nay ( mốc ban hành Luật đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Việt Nam)
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Ngoài các phương pháp cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế
như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử … luận văn còn sử

11
dụng các phương pháp : phân tích và tổng hợp, phân tích so sánh, thống kê,
nghiên cứu trường hợp điển hình.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ các yếu tố quyết định thu hút các TNCs Nhật Bản vào Việt
Nam.
- Phân tích làm rõ thực trạng đầu tư trực tiếp của các TNCs Nhật Bản
tại Việt Nam.
- Kiến nghị chính sách và giải pháp mới nhằm tăng cường thu hút và sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn của TNCs Nhật Bản tại Việt Nam.
7. Bố cục của Luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1:
Các nhân tố thúc đẩy TNCs Nhật Bản đến đầu tư tại Việt Nam
Chương 2:
Thực trạng đầu tư của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam
Chương 3:
Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư của TNCs
Nhật Bản ở Việt Nam.









12
CHƢƠNG 1
CÁC NHÂN TỐ THÚC ĐẤY TNCs NHẬT BẢN ĐẾN ĐẦU TƢ
TẠI VIỆT NAM

1.1. NHÓM NHÂN TỐ CHUNG
1.1.1.Khái niệm và vai trò của TNCs
1.1.1.1.Các khái niệm về TNCs
TNC xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi Chủ nghĩa Tư
bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang độc quyền. Khi quá trình sản
xuất – kinh doanh của một Công ty vượt ra khỏi biên giới quốc gia và có quan
hệ kinh tế chặt chẽ với nhiều nước thông qua việc thiết lập các chi nhánh ở
nước ngoài thì công ty đó được gọi là công ty xuyên quốc gia.
Quá trình tích tụ vốn ngày một lớn cùng với trình độ sản xuất ngày một

tiến bộ khiến các công ty có nhu cầu mở rộng sản xuất ra nước ngoài. Trong
khi đó, cạnh tranh gay gắt ngay tại thị trường nội địa cùng với hiệu suất biên
của vốn trong nước giảm là những nhân tố không thể thiếu được, tác động vào
quyết định mở rộng đầu tư ra nước ngoài của các công ty nội địa. Sang thể kỷ
XX, sự phát triển của mạng lưới thông tin liên lạc và phương thức vận tải đã
làm cho quy mô và hình thức tổ chức của các xí nghiệp thuộc địa cũng được
mở rộng theo. Các công ty xuyên quốc gia bắt đầu thực hiện các chiến lược
đầu tư ra nước ngoài để bố trí mạng lưới và địa điểm sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm sao cho hợp lý nhất. Do đó, quy mô lớn cả về sản xuất lẫn năng lực
quản lý, ứng dụng những kỹ thuật sản xuất hàng loạt, các công ty xuyên quốc
gia luôn muốn xuất khẩu và thành lập các tổ chức tiêu thụ không chỉ ở trong
nước mà còn ở nước ngoài. Việc đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài để sản xuất,
tiêu thụ và mua nguyên liệu trở thành mục tiêu trong chiến lược đầu tư ra

13
nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia. Chính việc đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài, chuyển giao công nghệ… đã biến công ty xuyên quốc gia thành
lực lượng hùng mạnh trong nền kinh tế thế giới, đưa công ty xuyên quốc gia
lên vai trò cầm lái trong mạng lưới toàn cầu (Global Producation Network) và
trở thành nhà điều phối chính trong các hoạt động của chuỗi giá trị toàn cầu
(Global value chain).
Sự phát triển liên tục của công ty xuyên quốc gia về quy mô, cơ cấu tổ
chức, phương thức sở hữu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay đã
làm nảy sinh rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về công ty xuyên
quốc gia. Mặc dù đều thừa nhận rằng, các công ty xuyên quốc gia phải là
những công ty độc quyền lớn, hoạt động trên phạm vi quốc tế và có thể gọi là
những công ty đa quốc gia hay công ty xuyên quốc gia, tuỳ theo tiến trình
phát triển nhận thức chung về loại hình công ty này, nhưng chúng ta có thể
nhận thấy về cơ bản có hai loại quan điểm chính sau:
Thứ nhất, quan niệm về công ty quốc tế (International Corporation)

trong đó bao gồm cả công ty toàn cầu, công ty xuyên quốc gia, công ty đa
quốc gia, công ty siêu quốc gia… Những người theo quan niệm này không
quan tâm đến nguồn gốc tư bản sở hữu cũng như quốc tịch của công ty, không
chú ý đến bản chất quan hệ sản xuất của quốc gia có công ty đó hay chi nhánh
của nó. Nói chung, họ chỉ quan tâm đến phạm vi quốc tế của các hoạt động
sản xuất – kinh doanh, thương mại, đầu tư của công ty. Nghĩa là họ chỉ chú ý
đến mặt quốc tế hoá hoạt động kinh doanh của công ty mà thôi.
Thứ hai, quan niệm về công ty xuyên quốc gia lại chú ý tới tính chất sở
hữu và tính quốc tế của tư bản: các công ty xuyên quốc gia là công ty tư bản
độc quyền có tư bản thuộc về chủ tư bản của một nước nhất định nào đó. Chủ
tư bản ở một nước cụ thể nào đó có công ty mẹ đóng tại nước đó và thực hiện

14
kinh doanh trong và ngoài nước bằng cách lập các công ty con ở nước ngoài
là hình thức điển hình của loại này.
Điểm khác biệt căn bản giữa công ty xuyên quốc gia cũng là công ty tư
bản độc quyền thực hiện thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài để tiến hành các
hoạt động kinh doanh quốc tế. Trong số 500 công ty lớn nhất thế giới hiện
nay (xét công ty mẹ, chỉ có 3 công ty thuộc sở hữu chỉ một nước, không có
công ty nào thuộc sở hữu 3 nước trở lên. Như vậy, tính chất “đa quốc gia” của
công ty mẹ là rất thấp.
Trong báo cáo đầu tư thế giới, các chuyên gia của Liên hiệp quốc đã
nêu định nghĩa về công ty xuyên quốc gia: “Công ty xuyên quốc gia là những
công ty TNHH hoặc vô hạn bao gồm các công ty mẹ và các chi nhánh nước
ngoài. Các công ty mẹ là các công ty kiểm soát tài sản của các thực thể kinh tế
khác ở nước ngoài, thường được thực hiện thông qua việc góp vốn cổ phần”.
Trong báo cáo đầu tư của Liên hiệp quốc cũng nêu rõ: Công ty con
(Subsidiary Enterprise), Công ty liên kết (Associate Enterprice), các chi
nhánh (branches) đều được gọi chung là các chi nhánh nước ngoài (Eoreign
Affiates) hay các chi nhánh (Affiates). Trong đó công ty mẹ trực tiếp có

quyền sở hữu trên 1/2 quyền biểu quyết của các cổ đông và có quyền chỉ định
hay bãi miễn phần lớn thành viên của Ban Giám đốc, Ban Quản lý hay Thanh
tra.
Công ty liên kết là công ty TNHH ở nước chủ nhà, trong đó nhà đầu tư
có sở hữu trên 10% nhưng không lớn hơn 1/2 quyền biểu quyết của các cổ
đông. Các chi nhánh là công ty trách nhiệm vô hạn có toàn bộ vốn ở nước chủ
nhà, 100% tài sản thuộc sở hữu của Công ty mẹ.


15
1.1.1.2. Vai trò của TNCs
Đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, vốn
là những nước nghèo nàn và lạc hậu, trình độ sản xuất thấp kém. Để thoát ra
khỏi tình trạng trên, tất yếu chúng ta phải tiến hành công nghiệp hoá. Để thực
hiện thành công nhiệm vụ quan trọng này, yêu cầu tối thiểu là phải có vốn,
công nghệ. Trong lúc nền kinh tế chưa có tích luỹ thì việc trông chờ nguồn
vốn trong nước là rất hạn chế. Mặt thứ hai của vấn đề là công nghệ: máy móc
và kỹ thuật. Thông thường, các nước có công nghệ hiện đại thường chỉ
chuyển giao những công nghệ không phải là tiên tiến. Các nước đang phát
triển như Việt Nam cần đến vốn và công nghệ của nước ngoài, đặc biệt là từ
những nước có trình độ phát triển kinh tế cao và có tiềm lực kinh tế mạnh.
Chỉ có các TNCs mới có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu cho công cuộc phát
triển kinh tế của các nước đang phát triển. Do vậy các TNCs có một vai trò rất
lớn.
+ Thứ nhất: Các TNCs là kênh tốt nhất để thoả mãn nhu cầu nhập
khẩu hàng hoá của các nước đang phát triển.
+ Thứ hai: Các TNCs là bạn hàng lớn, có sức mua lớn hoàng hoá từ
các nước đang phát triển.
+ Thứ ba: Thông qua hình thức đầu tư trực tiếp, các TNCs có thể góp
vốn, chuyển giao công nghệ cho các nước.

+ Thứ tƣ: Các TNCs góp phần đào tạo các nhà quản lý, tạo việc làm,
góp phần thúc đẩy quan hệ giữ nước đầu tư và nước nhận đầu tư.
1.1.2. Phân loại và chiến lƣợc đầu tƣ trực tiếp của TNCs

16
1.1.2.1. Phân loại TNCs
Mặc dù có nhiều tên gọi nhưng TNCs đều có đặc điểm chung là một
pháp nhân sản xuất hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ tại ít nhất hai quốc gia.
Công ty xuyên quốc gia có thể chia thành 3 nhóm chính.
- Các công ty xuyên quốc gia có liên kết theo chiều ngang
(Horizontally integrated multinational corporations): những công ty thực hiện
việc điều hành sản xuất và cung cấp các sản phẩm giống như nhau tại các
quốc gia khác nhau.
- Các công ty xuyên quốc gia có liên kết theo chiều dọc (Vertically
integrated multinational corporations): những công ty thực hiện chuyên môn
hoá sản xuất các sản phẩm trên quy mô kinh tế, mỗi quy trình sẽ được thực
hiện tại những nơi có lợi thế nhất, sản phẩm được sản xuất tại quốc gia này sẽ
là đầu vào của công ty đó tại quốc gia khác.
- Các công ty xuyên quốc gia có liên kết hỗn hợp (Diversified
multinational corporations): những công ty thực hiện cùng một lúc cả hai hình
thức liên kết theo chiều dọc và liên kết theo chiều ngang.
1.2.2.2. Chiến lƣợc đầu tƣ trực tiếp của TNCs
Chiến lược đầu tư (Investment Strategy) của các công ty xuyên quốc
gia có thể hiểu là việc đưa ra các mục tiêu dài hạn và tận dụng hiệu quả các
nguồn lực bên trong và bên ngoài công ty để đạt được mục tiêu đó trong quá
trình đầu tư. Nếu xét theo mục đích quản lý của Chủ đầu tư, ta chia đầu tư ra
nước ngoài thành hai hình thức chính là đầu tư gián tiếp (portfolio
investment) và đầu tư trực tiếp (direct investment). Tuy nhiên, trong phạm vi
nghiên cứu của luận văn, các chiến lược được nghiên cứu sẽ chỉ tập trung
trong hình thức đầu tư trực tiếp.


17
Cũng như đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp được thực hiện dưới rất
nhiều chiến lược khác nhau.
Các chiến lược đầu tư trong đầu tư trực tiếp nước ngoài được chia
thành 4 loại chiến lược sau:
- Chiến lược tìm kiếm nguồn lực (Resource – seeking)
- Chiến lược tìm kiếm thị trường (Market – seeking)
- Chiến lược tìm kiếm hiệu quả (Efficiency – seeking)
- Chiến lược tìm kiếm tài sản chiến lược (strategic – asset – seeking).
Các chiến lược này có thể tiếp cận dưới góc độ như những chiến lược
kế tiếp trong toàn bộ quá trình đầu tư của công ty xuyên quốc gia tại nước
nhận đầu tư hoặc có thể tiếp cận như các chiến lược đơn lẻ được thực hiện
trong quá trình đầu tư của các công ty xuyên quốc gia.
* Chiến lược tìm kiếm nguồn lực:
Chiến lược tìm kiếm nguồn lực trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
nhằm mục đích tận dụng và khai thác các lợi thế so sánh của các quốc gia
trong quá trình đầu tư của các công ty. Các công ty sẽ khai thác những nguồn
lực đó có thể là các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho hoạt
động sản xuất hàng hoá của công ty như nguyên liệu thô, hoặc cũng có thể là
nguồn lao động dồi dào tại thị trường nội địa. Chúng ta có thể thấy rằng hầu
hết các công ty xuyên quốc gia từ các nước phát triển trong giai đoạn đầu khi
thực hiện đầu tư trực tiếp từ các nước đang phát triển đều thực hiện chiến
lược tìm kiếm nguồn lực bởi đây là yếu tố dễ nhận thấy và dễ thực hiện nhất
trong quá trình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
* Chiến lược tìm kiếm thị trường
Trong chiến lược này, các công ty xuyên quốc gia chú trọng đến quy
mô dân số và sự phát triển của thị trường nội địa. Bởi đối với những thị

18

trường có sự tăng trưởng kinh tế nhanh đồng nghĩa với sự gia tăng nhanh
trong nhu cầu về các loại sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đó cũng chính là
những sản phẩm vốn đã uy tín, có thương hiệu của các công ty xuyên quốc
gia. Cụ thể hơn, khi người tiêu dùng có thu nhập cao hơn, đòi hỏi của họ về
chất lượng hàng hoá cũng cao hơn. Chính vì vậy, đa số các sản phẩm của
công ty xuyên quốc gia trở nên phù hợp với sở thích và thị hiếu của những thị
trường mới nổi này. Đồng thời trong khi thực hiện chiến lược này, các công ty
xuyên quốc gia cũng tính tới việc đầu tư vào những sản phẩm có tính chuyển
đổi lại, dễ dàng thay đổi một số tính năng của sản phẩm nhằm mục đích phù
hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng tại thị trường nội địa.
Trong chiến lược này, các công ty xuyên quốc gia cũng hướng tới mục
đích cắt giảm chi phí trong các giao dịch. Các chi phí trong giao dịch được
các công ty tính đến khi thực hiện chiến lược đầu tư này liên quan tới độ mở
cửa của thị trường nội địa. Một số thị trường với những chính sách thuế quan
cao, hoặc những thị trường sử dụng các công cụ như hạn ngạch và một số
công cụ phi hạn ngạch khác sẽ làm chi phí giao dịch của các công ty tăng. Do
đó trong trường hợp đấy, các công ty sẽ thực hiện chiến lược chiếm lĩnh thị
trường nhằm tối thiểu hoá chi phí.
Ngoài thị trường nội địa, các thị trường kế cận cũng là điểm nhắm tới
trong khi thực hiện chiến lược này của các công ty xuyên quốc gia. Các công
ty muốn đầu tư với mục đích “Một mũi tên trúng hai đích”: vừa chiếm lĩnh thị
trường nội địa, vừa thông qua đó bành trướng phạm vi hoạt động sang các thị
trường láng giềng kế cận. Điều này được thể hiện rõ nhất trong việc các quốc
gia nhận đầu tư tham gia vào các tổ chức trong khu vực với những cam kết tự
do trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Những cam kết này đã khuyến khích các
công ty đầu tư vào một quốc gia trong khối. Bởi thông qua việc đầu tư trực
tiếp vào một thị trường trong khối, với xuất xứ hàng hoá của một quốc gia

19
thành viên trong khối, công ty sẽ có những khuyến khích có lợi trong việc

xuất khẩu hàng hoá vào các thị trường khác trong khối.
1.2. NHÓM NHÂN TỐ VỀ PHÍA NHẬT BẢN
1.2.1. Các chính sách của Nhật Bản thúc đẩy TNCs Nhật Bản ra nƣớc
ngoài
1.2.1.1. Chính phủ Nhật Bản khuyến khích TNCs đầu tƣ ra nƣớc ngoài
Mục tiêu của Nhật Bản là phát huy lợi thế củng cố sức mạnh và tăng
cường vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế toàn cầu, sắp đặt hệ thống thương
mại, tài chính tiền tệ thế giới, định ra luật lệ mới chuẩn bị cho những thách
thức của thế kỷ 21. Để thích nghi với toàn cầu hoá, một mặt Nhật Bản cơ cấu
lại nền kinh tế, đầu tư vào các ngành mũi nhọn cho phù hợp với giai đoạn
phát triển mới của nền kinh tế thế giới. Chủ động tác động vào việc xếp đặt lại
các luật chơi mới của hệ thống thương mại, đầu tư, tài chính tiền tệ quốc tế
theo hướng tiếp tục đẩy mạnh tự do hoá thương mại và đầu tư trên bình diện
toàn cầu, xuyên khu vực, khu vực và song phương. Đồng thời Nhật Bản đã
định ra chiến lược toàn cầu hoá kinh tế đối ngoại hướng tới thế kỷ 21, mục
đích của nó là nhằm điều động và khai thác nguồn tài nguyên của toàn thế
giới phục vụ cho lợi ích quốc gia. Việc lấy sức mạnh quốc gia để thúc đẩy
kinh tế đối ngoại là một bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược kinh tế
đối ngoại Nhật Bản. Vì thế, Nhật Bản luôn khuyến khích các TNCs của mình
tìm kiếm các cơ hội kinh doanh ở nước ngoài nhằm tìm kiếm lợi nhuận và mở
rộng tầm ảnh hưởng của Nhật Bản ở các nước nhận đầu tư.
1.2.1.2. Chính sách tỷ giá hối đoái
Nhằm trợ giúp các nhà đầu tư Nhật Bản giảm thiểu được rủi ro, thiệt
hại ở nước ngoài, Chính phủ Nhật Bản đã thành lập rất nhiều các cơ quan có

20
vai trò hỗ trợ các TNCs của họ đầu tư ở hải ngoại, trong đó nổi bật là Ngân
hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JICA), Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), Tổ chức xúc
tiến Mậu Dịch (JETRO), Quỹ Hợp tác Hải ngoại của Nhật Bản (OECF),…

Cụ thể, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) và cơ quan Hợp
tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là cơ quan tài trợ cho các dự án.
Thông qua hai tổ chức này, Nhật Bản lập quỹ cho vay hỗ trợ các nước
bạn hàng với lãi xuất thấp nhằm tạo đối trọng với chính sách ưu đãi tín dụng
của Hoa Kỳ và Tây Âu trên các thị trường quen thuộc trong đó có Việt Nam.
Nhật Bản đã sử dụng JBIC trong việc cấp tín dụng song song với viện trợ
ODA.
1.2.2. Lợi thế cạnh tranh của các TNCs Nhật Bản
1.2.2.1. Lợi thế vốn vay của các TNCs Nhật Bản
Nhật Bản có tiềm lực đầu tư lớn về vốn, các công ty Nhật Bản luôn
được sự hậu thuẫn mạnh bởi các chính sách của Chính phủ Nhật Bản trong
chiến lược tiếp cận thị trường nước ngoài. Số dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản
trước cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào giữa tháng 9/2008 vào khoảng
hơn 1.000 tỷ USD. Điều này giúp Nhật Bản trở thành nguồn cung cấp vốn lớn
nhất thế giới và Nhật Bản được coi là một bức tường thành ngăn chặn sóng
thần Tsunami tài chính đang lan rộng ra toàn cầu.
Giữa tháng 9/2008, vào những giờ phút mà Wallstreet rơi vào cảnh
“dầu sôi lửa bỏng”, các định chế từng làm nên tên tuổi của khu phố tài chính
nổi tiếng nhất thế giới này lần lượt ngã gục, mọi người không hồi hộp hướng
về thị trường quan trọng thứ nhì của hành tinh là Tokyo. Mặc dù chỉ là Nikkei
có sụt điểm thất thường ở tất cả những nơi khác, nhưng các Ngân hàng Nhật
Bản vẫn dồi dào sức lực để mua lại các định chế tài chính Hoa Kỳ đang thua

21
lỗ: Ngân hàng Nomura sẽ mua lại toàn bộ các chi nhánh của Lehman Brothers
tại Châu Âu, Châu Á, và Trung Đông, Mitsubishi HEJ thì kiểm soát một phần
vốn của Morgan Stanley, Sumitomo Mitsui Financial đang nhắm đến
Goldman Sachs. Đây là cơ hội thuận lợi để các Ngân hàng Nhật Bản mở rộng
tầm hoạt động trên thị trường tài chính thế giới và là một chỗ dựa vững chắc
cho các doanh nghiệp Nhật Bản thâu tóm các thị trường tiêu thụ hay sản xuất.

1.2.2.2. Lợi thế về công nghệ
Có thể khẳng định rằng, công nghệ chính là một trong các yếu tố cạnh
tranh quan trọng của các TNC Nhật Bản. Trong các kênh chuyển giao công
nghệ, TNCs Nhật Bản khéo léo sử dụng mỗi kênh cho từng lượng ưu tiên
công nghệ của mình. FDI sẽ vẫn luôn là kênh giúp cho TNCs Nhật Bản thâm
nhập sâu vào thị trường đối thủ cạnh tranh, khai thác triệt để thế mạnh của
mình về liên minh chiến lược và công nghệ luôn là mục tiêu hướng tới của
những TNCs muốn lãnh đạo thế giới trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Dù
dưới hình thức hỗ trợ kỹ thuật hay tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, các giải
pháp này đều đã góp phần đẩy nhanh các tiến bộ kỹ thuật trong nội bộ các
TNC. Thông thường, các TNC ít muốn chuyển giao toàn bộ công nghệ hiện
đại của mình, nhưng để tạo tính cạnh tranh của sản phẩm thì việc chuyển giao
công nghệ trong nội bộ các công ty diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nhật Bản là
quốc gia có công nghệ nguồn và luôn có nhu cầu chuyển giao công nghệ
nhằm loại bỏ các công nghệ kém hiện đại, tạo ra các công nghệ mới. Không
chỉ có các công ty mẹ và các chi nhánh công ty Nhật Bản ở nước ngoài cũng
tích cực tham gia vào các ngành công nghệ cao. Do sử dụng các thành tựu
nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, tiếp cận được các công nghệ mới
nên hoạt động của các TNC Nhật Bản có lợi thế cạnh tranh rõ rệt trong số các
công ty nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam. Bởi thế, các công ty của Việt
Nam rất quan tâm đến chuyển giao công nghệ từ TNCs Nhật Bản.

22
1.2.2.3. Lợi thế về phân phối
Mục tiêu của TNCs Nhật Bản là phải đảm bảo lợi ích tổng thể của
Công ty hơn là lợi ích riêng của từng chi nhánh. Bởi vậy, việc xây dựng và
điều phối chiến lược phân phối được thực hiện từ trụ sở của công ty mẹ, các
chi nhánh chỉ thực hiện các quyết định từ trụ sở của công ty mẹ và báo cáo số
liệu, thông tin diễn biến thị trường về trụ sở của công ty mẹ.
Đặc điểm nổi bật của hệ thống phân phối của các TNC Nhật Bản là tối

thiểu hoá các chi phí giao dịch trong mạng lưới phân phối toàn cầu bằng cách
các TNC Nhật Bản thường xây dựng các chi nhánh sản xuất gần thị trường
tiêu thụ hay gần vùng nguyên liệu. Mở rộng đầu tư trực tiếp vào Bắc Mỹ, chủ
yếu là Hoa Kỳ, TNCs Nhật Bản nhằm mục đích tìm kiếm kỹ thuật và trình độ
quản lý cao và tránh các định chế về nhập khẩu. Việc TNCs Nhật Bản đẩy
mạnh đầu tư vào khu vực Đông Á (Hàn Quốc, Đài Loan), vào các nước
ASEAN và Trung Quốc thực chất là tìm kiếm thị trường lao động, nguyên vật
liệu và thị trường tiêu thụ ở các nước này. Đối với một số thị trường độc
quyền, TNCs Nhật Bản áp dụng chiến lược sáp nhập, mua lại các cơ sở phân
phối hiện có để có thể thâm nhập vào thị trường và hạ bớt chi phí.
Trong những năm qua, cùng với việc mở rộng thương mại, đa dạng hoá
các mặt hàng xuất khẩu, việc đầu tư ra nước ngoài đã tăng cường khả năng
thâm nhập của hàng hoá Nhật vào thị trường thế giới kể cả thị trường có hàng
rào bảo hộ thương mại gắt gao. Thông qua mạng lưới chi nhánh ở nước ngoài,
TNCs Nhật Bản đã giảm đáng kể chi phí giao dịch và thâm nhập thị trường
thông qua việc tăng cường thương mại nội bộ giữa các chi nhánh mạng lưới
này.

23
1.2.3. Các nguyên nhân khác
1.2.3.1. Sự khan hiếm nguồn nhiên liệu
Quần đảo Nhật Bản nằm trong vùng Thái Bình Dương có diện tích là
377.800km
2
, dân số khoảng 130 triệu người. Hiện Nhật Bản chiếm 1/10 tổng
số núi lửa còn đang hoạt động trên thế giới, động đất thường xuyên. Nước
Nhật ngoài đá vôi và khí Sunfua có rất ít tài nguyên khoáng sản. Tuy có mỏ
than ở Hokkaido và Kyushyu nhưng chất lượng kém và chỉ cung cấp được
15% số lượng tiêu thụ. Hầu hết các nguyên, nhiên liệu chiến lược đều phải
nhập khẩu gần như tuyệt đối. Ví dụ như 99% dầu lửa phải nhập khẩu, đặc biệt

là từ Trung Đông, nước Nhật cũng có các mỏ sắt, đồng, vàng, bạc, chì…
nhưng trữ lượng cũng rất ít. Có thể nói rằng điểm yếu này đã khiến cho nền
kinh tế khổng lồ của Nhật rất dễ bị ảnh hưởng nặng nề trước biến động kinh
tế, chính trị và tự nhiên của Thế giới. Việc Nhật Bản khan hiếm các nguồn tài
nguyên có nghĩa là để công nghiệp hoá thành công, Nhật Bản phải nhập khẩu
một khối lượng lớn nguyên liệu và xuất khẩu các hàng chế tạo. Điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt đó, đã hun đúc tạo nên ở người Nhật những cá tính điển
hình đậm nét, đó là sự cần cù, chịu khó, sáng tạo và trung tín. Nó trở thành
một biểu tượng của tinh thần võ sĩ đạo và tính cấu kết cộng đồng của người
Nhật. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến triết lý kinh doanh của cộng đồng
doanh nghiệp Nhật Bản.
Trong hoàn cảnh khó khăn về nguyên liệu và khoáng sản như vậy, để
phát triển kinh tế đất nước cũng như của mỗi doanh nghiệp, tất cả các chủ thể
kinh doanh của Nhật Bản đều tìm mọi cách hướng ra bên ngoài, lấy thị trường
thế giới làm địa bàn hoạt động chính yếu.

×