Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.72 KB, 58 trang )

TÓM LƯỢC
Trong thời kỳ toàn cầu hóa như hiện nay, giao lưu hàng hóa trên phạm vi toàn
cầu đã trở nên phổ biến, việc áp dụng ISO đã trở thành thông lệ quốc tế chất lượng
không còn tạo lợi thế cạnh tranh mà dần trở thành điều kiện cần thiết để có thể tham
gia thị trường toàn cầu. Bởi vậy mà các giá trị văn hóa doanh nghiệp dần trở thành vũ
khí cạnh tranh hiệu quả của các công ty trên thế giới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
rằng: văn hóa doanh nghiệp là một tài sản vô hình của công ty, một văn hóa doanh
nghiệp mạnh giúp nâng cao vị thế doanh nghiệp, uy tín, tạo dựng niềm tin với khách
hàng và đối tác kinh doanh, thu hút nguồn lao động giỏi đến với công ty, từ đó tạo ra
những lợi ích thiết thực cho công ty như: giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị
thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận
những thị trường mới.
Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, công ty TNHH giải
pháp phần mềm đã có những đầu tư không nhỏ đến công tác xây dựng và phát triển
văn hóa doanh nghiệp từ những ngày đầu thành lập. Công ty đạt được một số thành
tựu đáng kể như: Công ty đã xây dựng được cho mình một cơ chế quản lý hiệu quả tạo
cho cán bộ nhân viên công ty có một môi trường làm việc lành mạnh, thoải mái, công
bình, hiện đại, năng động và hiệu quả, phát huy tối đa năng lực làm việc, tính năng
động và sáng tạo của mỗi nhân viên; Các nghi lễ, nghi thức, phong trào, hoạt động tập
thể trong công ty được tổ chức thường xuyên thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo
công ty, luôn chăm lo đời sống vật chất của cán bộ công nhân viên; Có sự đầu tư kỹ
lưỡng về địa điểm đặt trụ sở thuận tiện trong giao dịch đối với khách hàng và các đối
tác kinh doanh, kiến trúc trụ sở có tiêu chuẩn hạng A về không gian và trang thiết bị
làm việc, tòa nhà được đánh giá là tòa nhà thông minh với thiết kế hiện đại giúp cho
cán bộ nhân viên công ty có môi trường làm việc thoải mái; Công ty đã có một số
thành công nhất định trong việc xây dựng bản sắc thương hiệu, các giá trị cốt lõi, các
giá trị theo đuổi của doanh nghiệp như: sứ mệnh kinh doanh, tầm nhìn chiến lược, mục
tiêu phát triển,slogan, biểu tượng thương hiệu,…
Tuy nhiên công ty không tránh khỏi những mặt hạn chế còn tồn tại, cần khắc phục
trong công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty. Trong quá trình thực tập,
nghiên cứu và hoàn thành đề tài khóa luận em đã có thời gian tìm hiểu về công ty, công


tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại trụ sở công ty TNHH giải pháp phần
mềm CMC. Từ đó nhận ra một số mặt hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới nhằm
đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH
giải pháp phần mềm CMC.
Luận văn giải quyết một số mặt hạn chế cần khắc phục của công ty như: Công ty
chưa có quy định rõ ràng về phong cách ăn mặc như quần áo đồng phục, thẻ nhân
viên,…cho mỗi cán bộ nhân viên trong công ty; Công ty chưa xây dựng cho mình
những giai thoại, bài hát truyền thống điển hình, hình tượng điển hình của công ty,
chưa có chuẩn mực hành vi, thái độ và phong cách làm việc cho các thành viên của
công ty; chưa dung hòa được các tư tưởng cá nhân trong tập thể dẫn tới chưa thống
nhất tư tưởng thành viên trong công ty; Công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp còn
gặp nhiều trở ngại bởi lối suy nghĩ cũ, chậm thay đổi; Công tác kiểm soát trong xây
dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp chưa được sát sao.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô và Ban lãnh đạo cùng toàn
thể các cán bộ công nhân viên trong công ty nơi em thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Quản trị Doanh nghiệp. Đặc
biệt là PGS.TS. Trần Hùng, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong
quá trình thực tập để em có thể hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên công ty
TNHH MTV giải pháp phần mềm CMC, cán bộ nhân viên phòng hành chính tổ chức,
phòng kế hoạch kinh doanh,…đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty và
thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Do đề tài còn khá mới mẻ, có nhiều ý kiến và những cách tiếp cận khác nhau,
thời gian thực tập, kinh nghiệm và kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế nên trong luân
văn không thể tránh khỏi những thiết sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ
và ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và ban lãnh đạo công ty TNHH giải pháp
phần mềm CMC, để em hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình một cách xất sắc. Một
lần nữa, em chân thành cảm ơn PGS. TS Trần Hùng và Ban lãnh đạo cũng như tập thể

cán bộ nhân viên công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC đã hướng dẫn và chỉ bảo
tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Dương Việt Dũng
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC 1
MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ HÌNH VẼ 4
PHẦN MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA 8
DOANH NGHIỆP 8
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP PHẦN MỀM CMC TRONG GIẠN ĐOẠN HIỆN NAY 21
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC 21
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 21
2.3 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới việc phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty
TNHH giải pháp phần mềm CMC 30
2.3.1 Nhân tố môi trường bên ngoài 30
2.3.1.1 Văn hóa dân tộc 30
2.3.1.2 Môi trường kinh doanh 31
2.3.2 Nhân tố môi trường bên trong 31
2.3.2.1 Bộ phận lãnh đạo công ty 31
2.3.2.2 Các thành viên trong công ty 32
2.3.2.3 Lịch sử hình thành của công ty 32
2.4 Thực trạng công ty 33
2.4.1 Kết quả xử lý kết quả dữ liệu sơ cấp 33
2.4.2 Kết quả xử lý kết quả dữ liệu sơ cấp 35
2.5 Những vấn đề đăt ra với việc phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH giải pháp phần
mềm CMC 39

2.5.1 Những thành tựu đã đạt được 39
2.5.2 Những mặt hạn chế cần khắc phục 41
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP PHẦN MỀM CMCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 44
3.1. Phương hướng hoạt động cuả Công ty từ nay đến năm 2015 44
3.2. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH
giải pháp phần mềm CMC 47
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty CMCSoft
Bảng 2.1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH giải pháp phần mềm
CMC
Bảng 2.4.1: Số liệu về nhận thức của cán bộ nhân viên về biểu hiện các yếu tố cấu
thành nên giá trị văn hóa điển hình của CMCSoft
Bảng 2.4.2: Số liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp của công ty
CMCSoft
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ILO : Tổ chức lao động quốc tế
PGS. TS : Phó giáo sư tiến sĩ
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc
W.T.O : Tổ chứ thương mại thế giới
CMCSoft : Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC
CMC : Tập đoàn công nghệ CMC
ISO : International Organization For Standardinhzation
MTV : Một thành viên

PHẦN MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Toàn cầu hóa và xu thế hội nhập được nhận thức là xu thế phát triển của toàn thế
giới hiện nay và mọi tổ chức muốn phát triền một cách bền vững đều hướng tới xu thế

này. Trong thời đại mà hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ
như hiện nay buộc các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng phải tìm cho
mình cách thức hội nhập đảm bảo đúng đắn hiệu quả. Đã có rất nhiều các cuốn sách,
cuộc nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng một trong những những yếu tổ hàng đầu
giúp thúc đẩy sự hội nhập và tạo ra sự thành công của doanh nghiệp chính là văn hóa
doanh nghiệp.
Văn hóa chính là thước đo cho sự phát triển của xã hội. Khi một xã hội phát triển
đến các mức độ nhất định, cùng với sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự phát triển
của tri thức xã hội, các giá trị tinh thần dần được thay đổi để phù hợp. Điều này được
thể hiện rất rõ từ năm 2007 khi nước ta tham gia vào tổ chức WTO – thương mại thế
giới, nền văn hóa đã thay đổi không ngừng việc gìn giữ các nét đẹp văn hóa truyền
thống song hành cùng sự hội nhập và pha lẫn nét văn hóa nước ngoài đặc biệt là văn
hóa phương tây đã và đang tạo nên một nền văn hóa Việt Nam đa dạng phong phú
nhiều màu sắc. Bên cạnh sự phát triển của văn hóa đất nước thì trong một doanh
nghiệp – được coi như 1 tế bào của xã hội cũng vậy, sự bùng nổ của công nghệ thông
tin trong xu thế hội nhập quốc tế càng làm tăng thêm sự giao thoa giữa văn hóa các
doanh nghiệp nước nhà đối với các tập đoàn, doanh nghiệp thành công trên thế giới.
Bản sắc văn hóa doanh nghiệp trở thành tiêu chí đánh giá doanh nghiệp, thể hiện mức
độ phát triển của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp tác động rất lớn đến việc nâng
cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp tạo ra
trong quá trình sản xuất kinh doanh, tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của nhân
viên cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có những nét dị
biết khác nhau về nhân lực, cơ cấu tổ chức, quan điểm, mục tiêu, tiềm lực tài chính,
ngành nghề lĩnh vực kinh doanh,… Những nét riêng nét đặc biệt đó tạo cho doanh
nghiệp một văn hóa riêng, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp tác động đến sự thành công
1
trong kinh doanh, đôi khi quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy
mà ngày nay văn hóa doanh nghiệp được coi như một tài sản vô hình, một vũ khí cạnh

tranh hữu hiệu có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, văn
hóa doanh nghiệp mạnh sẽ giúp thu hút và gìn giữ nhân tài, gắn kết các nhân viên,
thúc đẩy niềm tin, niềm tự hào về doanh nghiệp, tạo động lực trong thực thi công việc,
phát huy sự sáng tạo, nâng cao trách nhiệm và sự nhiệt huyết thông qua đó giảm bớt
đi các rủi ro trong kinh doanh. Nhận thức được các lợi ích của văn hóa doanh nghiệp
mang lại, mà giờ đây xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trở thành một
trong những nhiệm vụ hàng đầu của một doanh nghiệp. Việc xây dựng văn hóa doanh
nghiệp có thể coi như xu hướng phát triển tất yếu cần đạt đươc, là kim chỉ nam cho sự
phát triển của doanh nghiệp nền kinh tế thị trường hiện nay. Một doanh nghiệp mạnh
sẽ có văn hóa doanh nghiệp mạnh và ngược lại khi một doanh nghiệp sở hữu một văn
hóa doanh nghiệp mạnh sẽ thể hiện một doanh nghiệp mạnh với những tiềm lực về con
người và kinh tế vững mạnh.
Việt Nam hiện nay, khái niệm về văn hóa doanh nghiệp đã không còn mới mẻ và
dần nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên sự nhận
thức về văn hóa doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thật sự nhất quán và đúng
đắn, chưa thấy được vai trò và tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp nên nhiều
doanh nghiệp vẫn còn coi nhẹ việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp đa phần vẫn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hạn chế nhiều ở nguồn lực
tài chính, nguồn nhân lực có trình độ, công nghệ- cơ sở vật chán còn nghèo nàn chưa
theo kịp thời đại, đặc biệt là tâm lý kinh doanh theo kiểu chộp- giật dẫn tới công tác
xây dựng, tổ chức, kiểm soát và phát triển văn hóa doanh nghiệp ở các công ty còn
nhiều hạn chế. Nhưng thuận theo quy luật kinh tế, dòng vận động của thị trường, để
tồn tài và phát triển buộc doanh nghiệp phải có một nền tàng văn hóa doanh nghiệp
bền vững, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lên sự thành công cho doanh nghiệp.
Nắm được tầm quan trọng của vấn đề này Công ty TNHH giải pháp phần mềm
CMC đã không ngừng nỗ lực xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo
lên bản sắc văn hóa riêng cho mình, thu hút khách hàng, nhân viên và các đối tác kinh
doanh. Trong quá trình thực tập, khát sát và tìm hiểu tại công ty, em nhận thấy việc
phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty đã đạt được những thành công nhất định
2

tuy nhiên vẫn chưa thật sự hoàn thiện cần phải tiếp tục đi sâu giải quyết, tìm ra các giải
pháp điều chỉnh kịp thời.
2 Tổng quan tình hình nguyên cứu đề tài
Trong quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài “ Phát triển văn hóa doanh nghiệp
tại công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC” em có tham khảo 3 đề tại khóa luận :
Đề tài thứ nhất: “ Phát triển một số giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình của
văn phòng công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Phát”- tác giả: Vũ Thị Ngọc,
sinh viên K41A3. Luận văn này cung cấp khá đầy đủ lý luận về sự phát triển các giá trị
văn hóa doanh nghiệp điển hình, chỉ ra biểu hiện của các giá trị điển hình cấu thành
nên văn hóa công ty Hưng phát, những ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới việc
phát triển các giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình của Văn phòng công ty Hưng
phát. Luận văn đã chỉ ra một số mặt tồn tại cần khắc phục của công ty Hưng Phát như:
Do công ty mới thành lập chưa có nhiều sự đầu tư về thời gian và tiền bạc vào xây
dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp; sự đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật cho quá
trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp chưa đồng bộ; Một số thành viên
còn làm việc cầm chừng, ngại phấn đấu gây ảnh hưởng tới không khí làm việc chung;
Văn hóa ứng xử, hành vi giao tiếp của một số nhân viên còn nhiều yếu kém; Quá trình
xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp chưa thực sự đồng bộ và toàn diện. Từ
đó luận văn đưa ra một số cách giải quyết như: Nâng cao nhận thức về văn hóa doanh
nghiệp, giá trị văn hóa điển hình và vai trò của việc phát triển các giá trị văn hóa điển
hình với doanh nghiệp; Hoàn thiện quy trình để phát triển các giá trị văn hóa doanh
nghiệp điển hình; Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc xây dựng và phát
triển các giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình trong công ty; Nên tập trung đầu tư,
phát triển vào một số giá trị văn hóa điển hình của doanh nghiệp như: Văn hóa ứng
xử, thương hiệu, các lễ nghi và hoạt động tập thể, các giá trị cố lõi của doanh nghiệp.
Đề tài thứ hai: “xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ
phần ô tô Hoàng Gia”- tác giả: Phạm Thị Sen, sinh viên: K5HQ1C. Luận văn này
cung cấp khá đầy đủ lý luận về sự phát triển các giá trị văn hóa doanh nghiệp điển
hình, chỉ ra cụ thể biểu hiện của các văn hóa công ty cổ phần ô tô Hoàng Gia. Luận
văn chỉ ra 5 mặt tồn tại cần khắc phục của công ty như: Do công ty mới thành lập chưa

có nhiều sự đầu tư về thời gian và tiền bạc vào xây dựng và phát triển văn hóa doanh
3
nghiệp; Một số thành viên còn làm việc cầm chừng, ngại phấn đấu gây ảnh hưởng tới
không khí làm việc chung; Văn hóa ứng xử, hành vi giao tiếp của một số nhân viên
còn nhiều yếu kém, công tác truyền đạt thông tin giữa các phòng ban còn kém; Sự đầu
tư cơ sở vật chất kĩ thuật cho quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp chưa
đồng bộ; Quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp chưa thực sự đồng bộ và
toàn diện. Từ đó luận văn đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa doanh
nghiệp tại công ty như: Xây dựng chuẩn mực hành vi cho nhà quản trị với người lao
động; Đẩy mạnh công tác đào tạo văn hóa kinh doanh; Nâng cao năng lực đội ngũ nhân
viên; Nâng cao ý thức tự hào về bản sắc văn hóa doanh nghiệp trong lòng mỗi cán bộ
công nhân viên; Tăng cường công tác điều tra giám sát việc tiếp thu, duy trì và phát triển
truyền thống văn hóa trong doanh nghiệp; Tích cực phát triển và quảng bá hình ảnh doanh
nghiệp; Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho quá trình xây dựng và phát triển văn
hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó luận văn còn đưa ra một số kiến nghị với nhà nước như:
Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho văn hóa doanh nghiệp phát triển, tạo một sân
chơi bình đẳng, công bằng lành mạnh cho các doanh nghiệp; Nhà nước cần phải tuyên
truyền, khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế cùng hăng hái làm giàu cho mình
và cho đất nước; Nhà nước cần tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với nhau và
với toàn xã hội trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp; Nhà nước cần
cung cấp các thông tin, các kiến thức cần thiết cho doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình
xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp;
Đề tài thứ ba: “Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại công ty TNHH
MTV Thương mại Hà Tâm”- tác giả: Mai Xuân Thảo, sinh viên K5HQ1C. Luận văn
này cung cấp khá đầy đủ lý luận về sự phát triển văn hóa doanh nghiệp, khá cụ thể
biểu hiện của các văn hóa công ty TNHH MTV Thương mại Hà Tâm. Luận văn đã chỉ
ra 4 mặt tồn tại cần khắc phục của công ty như: Công ty chưa xây dựng cho mình một
trong các biểu hiện của VHDN là phong cách ăn mặc như quần áo đồng phục, thẻ nhân
viên,…cho mỗi CBCNV trong công ty; Công ty chưa tạo ra các giai thoại, bài hát
truyền thống, ấn phẩm điển hình cũng như chưa xây dựng cho mình một hình tượng

điển hình; Việc xây dựng và phát triển VHDN của công ty vẫn chưa thực sự đồng bộ
và mạnh toàn diện; Công ty cần xây dựng và hoàn thiện hơn nữa chính sách đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật cũng như chính sách gìn giữ và phát huy những nhân viên giỏi.
4
Qua đó luận văn đưa ra 5 giải pháp, kiến nghị về việc xây dựng và phát triển VHDN
tại công ty TNHH MTV Thương mại Hà Tâm như sau: Tổ chức các buổi tọa đàm để
tuyên truyền nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về vai trò của văn hóa doanh nghiệp
dối với công ty; Chấn chỉnh lại thái độ và phong cách làm việc; Quan tâm tới ban lãnh
đạo công ty; Cơ cấu lại một số chính sách nhân sự của công ty; Định hướng tiếp thu có
chọn lọc các giá trị văn hóa mới.
Tìm hiểu về 3 đề tài trên đã giúp em có cái nhìn cơ bản hơn về các lý thuyết văn
hóa doanh nghiệp, sự vận dụng của văn hóa doanh nghiệp vào đời sống công ty, giúp
em có thêm kiến thức và kinh nghiệm tiếp cận văn hóa doanh nghiệp nơi công ty thực
tập, phục vụ việc hoàn thành đề tài khóa luận của bản thân: “Phát triển văn hóa doanh
nghiệp tại công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC”.
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận về văn hóa doanh nghiệp và nghiên cứu
tìm hiểu công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty nhằm đề xuất các giải
pháp hoàn thiện công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH giải pháp
phần mềm CMC.
3.2 Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, nghiên cứu một số lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp trên nhiều khía
canh, nhiều góc độ khác nhau, làm rõ khái niệm về văn hóa doanh nghiệp một cách hệ
thống, các vai trò và giá trị của văn hóa doanh nghiệp đối với các hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng như sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Thứ hai, đánh giá thực trạng công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công
ty các mặt như: các vấn đề còn tồn tại, những mặt mạnh, mặt yếu thông qua quá trình
nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty

TNHH giải pháp phần mềm CMC.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH giải
pháp phần mềm CMC.
5
Thời gian: Nghiên cứu quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty
TNHH giải pháp phần mềm CMC từ năm 2010- 2012.
Không gian: Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC
Nội dung: Đề tại nghiên cứu lý luận về văn hóa, văn hóa kinh doanh, văn hóa
doanh nghiệp, thực trạng công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp và các giải pháp
nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC.
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu và thực tập tại công ty TNHH giải pháp phần mềm
CMC để thu thập những thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài em đã sử dụng 2
phương pháp là: phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp và phương pháp thu
thập và xử lý dữ liệu thứ cấp.
a) Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp.
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, và thu
thập trực tiếp từ văn phòng giao dịch công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC nhằm
mục đích điều tra, nghiên cứu cho việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
của công ty. Trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện đề tài em sử dụng phối hợp một số
phương pháp:
Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu
xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn,… để thu nhận các thông tin
từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Mục đích chủ yếu nhằm
đánh giá một cách khái quát nhất về tình hình văn hóa doanh nghiệp tại công ty.
Phương pháp điều tra: Phiếu điều tra là một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời
được sắp xếp theo logic nhất định (bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu
hỏi mở) dành cho các đối tượng cần nghiên cứu, đây là công cụ ghi chép và lưu giữ kết
quả thu thập được trong cuộc điều tra, trong đó in sẵn nội dung và tiêu thức tìm hiểu.

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn là một phương pháp được sử dụng
rộng rãi nhất trong việc nghiên cứu xã hội. Phương pháp này chủ yếu dùng phỏng vấn
trực tiếp ban lãnh đạo của công ty TNHH giải pháp phần mềm như: Tổng giám đốc,
giám đốc, trưởng phòng hành chính nhân sự, trưởng phòng kinh doanh với các chủ đề
và nội dung gồm mỗi đối tượng 2 câu hỏi phỏng vấn. Với phương pháp này có thể
chủ động thay đổi
6
b) Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có
thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu
chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Dữ liệu thứ cấp không phải
do người nghiên cứu trực tiếp thu thập. Nhằm mục đích điều tra, nghiên cứu cho việc
xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty trong quá trình nghiên cứu
hoàn thiện đề tài em tiến hành thu thập các thông tin từ: bản báo cáo tài chính hợp nhất
hàng năm của công ty, bản báo cáo thường niên của công ty, những bài viết trên
internet về văn hóa CMCSoft, diễn đàn, giáo trình, ấn phẩm, tạp chí viết về văn hóa
doanh nghiệp,… Tiến hành xử lý những dữ liệu thứ cấp bằng : Phương pháp phân tích
thống kê và Phương pháp so sánh.
Phương pháp phân tích thống kê là phương pháp thống kê các dữ liệu thứ cấp thu
thập được và tiến hành phân tích, đưa ra các nhận định cụ thể nhất về xây dựng và phát
triển văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC trong thời
gian qua.
Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng các thông tin sơ cấp và thông tin
thứ cấp đã thu thập được so sánh chúng với nhau để từ đó rút ra các kết luận thông qua
chênh lệch của các số liệu, thông tin. Dựa vào những chênh lệch này để đánh giá các
thông tin và đưa ra các nhận định về việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
của công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC trong thời gian tới.
6 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, doanh mục sơ đồ,
hình vẽ, danh mục các từ viết tắt và phụ lục thì luận văn của em bao gồm 3 chương sau:

CHƯƠNG 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp
Chương II. Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển văn hóa
doanh nghiệp của công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC trong giai đoạn hiện nay
Chương III: Định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa doanh
nghiệp của Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC trong giai đoạn hiện nay
7
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên
quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Có nhiều định nghĩa
khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác
nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde
Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các
công trình nổi tiếng thế giới. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên
cứu như dân tộc học, nhân loại học, dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội
học, và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau.
Một số khái niệm :
Theo nhà nhân chủng học E.B.Tylor đưa ra năm 1871: “ Văn hóa doanh nghiệp
là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật
lệ, phong tục và toàn bộ những kỹ năng, thói quen mà con người đạt được với tư cách
là thành viên của một xã hội”[1] . Theo khái niệm này, văn hóa bao gồm tất cả những
lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo
đức, pháp luật … đây chính là các lĩnh vực sáng tạo của con người.
Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về
tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia
đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ
thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ

thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”[2]; Còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “
Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng ( ký hiệu) chi phối cách ứng xư và gia
tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”[3].
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống ,
loài người mới phát minh và sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn hóa học nghề, những công cụ trong sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc
ở và các phương tiện, phương thức sinh hoạt cùng với toàn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng
8
với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của
đời sống và đòi hỏi của sinh tồn”[4]. Theo khái niệm này văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ
những gì do con người sáng tạo ra và phát minh ra.
Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm: “ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”[5].
Trên cơ sở phân tích các quan niệm trên chúng ta có thể hiểu một cách khái quát
nhất theo quan điểm sau:
“ Văn hóa là toàn bộ các giá trị về vật chất và tinh thần do con người được sáng
tạo ra trong quá trình lao động ( từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi
phối bởi môi trường xung quanh (môi trường tự nhiên và xã hội) và tính cách của
từng tộc người. Văn hóa ảnh hướng tới tình cảm, ý nghĩ và hành vi của con người”.
1.1.2 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp như một đặc điểm để phân biệt giữa doanh nghiệp này với
doanh nghiệp khác. Văn hóa doanh nghiệp mỗi nơi hiểu theo mỗi cách, mỗi doanh
nghiệp đều có những cách làm khác nhau. Nhưng dù cách nào đi nữa, cũng không
ngoài mục đích cuối cùng là nhằm tạo ra một môi trường làm việc tốt nhất, thuận lợi,
tạo niềm tin cho nhân viên, để họ gắn bó với công ty và hơn nữa là thu hút nguồn lực
những nhân viên tài năng về với doanh nghiệp, cùng chung tay phát triển doanh
nghiệp. Hiện nay văn hóa doanh nghiệp được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, từ
đó xuất hiện nhiều khái niệm khác nhau, thông qua việc tìm hiểu các khái niệm này ta

có thể hiểu về văn hóa doanh nghiệp một cách toàn diện nhất:
Theo Georges de Saite Mairie chuyên gia Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ “
văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các
điều cấm kị, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh
nghiệp”[6]. Khái niệm này đã nêu ra tương đối đầy đủ các đặc điểm và thành tố cấu
thành lên văn hóa doanh nghiệp, tuy nhiên khái niệm này vẫn còn chưa đề cập đầy đủ
vì văn hóa doanh nghiệp là tất cả các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá
trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
9
Theo tổ chức lao động quốc tế ( ILO): “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc
biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ
nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”[7].
Theo quan điểm của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schein: “Văn hóa
doanh nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty
học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi
trường xung quanh”[7]
Theo quan điểm của hai học giả là Rolff Bergman và Ian Stagg đồng thờ
i là giảng viên của khoa quản trị kinh doanh trường đại học Monash - Úc cho rằng: “V
ăn
hoá doanh nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa biểu đạt chung bao trùm lên toà
n bộ doanh nghiệp, có tính chất quyết định tới mọi hành vi và hoạt động của toàn bộ cá
c thành viên trong doanh nghiệp đó”[8].
Mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa doanh nghiệp nhưng thông
qua một số cách hiểu trên ta có thể rút ra một khái niệm khái quát về văn hóa doanh
nghiệp như sau:
“ Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong
suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp; Là một hệ thống những ý
nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành
viên trong doanh nghiệp đồng thuận áp dụng theo và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng tới
tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của các thành viên”

1.2 Các giá trị cốt lõi cấu thành văn hóa doanh nghiệp.
1.2.1 Các yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của doanh nghiệp, vì vậy mà văn hóa
doanh nghiệp chỉ có thể được biểu hiện thông qua những dấu hiệu hay biểu trưng điển
hình. Cũng theo cách tiếp cận này, văn hóa doanh nghiệp được biểu hiện thông qua hai
yếu tố cơ bản: một là các yếu tố hữu hình của văn hóa doanh nghiệp (những gì mọi người
có thể dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy những giá trị, triết lý cần được tôn trọng) và
hai yếu tố vô hình của văn hóa doanh nghiệp (những yếu tố thể hiện mức độ nhận thức đạt
được ở các thành viên và những người hữu quan về văn hóa doanh nghiệp).
10
Thứ nhất, các yếu tổ hữu hình của văn hóa doanh nghiệp:
Kiến trúc đặc trưng : Bao gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất, đây là
một giá trị văn hóa rất quan trọng, vì tại mỗi doanh nghiệp điều đầu tiên mà khách
hàng và đối tác cảm nhận được khi đến làm việc là kiến trúc công ty, nó thể hiện hình
ảnh và bộ mặt của công ty trong những mối quan hệ lâu dài sau này. Phần lớn những
công ty thành đạt hay đang phát triển hoặc muốn gây ấn tượng đối với mọi người về sự
khác biệt, thành công và sức mạnh của họ bằng những công trình kiến trúc đặc biệt và
đồ sộ, đó chính là biểu tượng hình ảnh, thể hiện tính cách và bản sắc riêng về doanh
nghiệp. Bên cạnh đó những thiết kế nội thất cũng rất được quan tâm, từ những lớn như
tiêu chuẩn về màu sắc, kiểu dáng của bao bì đặc trưng, thiết kế nội thất như mặt bằng
làm việc, quầy, bàn ghế, phòng làm việc, giá để hàng, lối đi, trang phục đến các chi
tiết nhỏ như đồ ăn, vị trí công tắc điện, thiết bị và vị trí của chúng trong phòng vệ
sinh…tất cả đều được thiết kế sao cho tiện ích dễ sử dụng, tạo ấn tượng thân quen thể
hiện thiện trí và sự quan tâm.
Nghi lễ, nghi thức: Đó là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị
kỹ lưỡng dưới hình thức các hoạt động, sự kiện văn hóa-xã hội chính thức, nghiêm
trang, tình cảm được tổ chức định kỳ hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ trong
doanh nghiệp, giới thiệu về những giá trị được doanh nghiệp coi trọng và thường được
tổ chức vì lợi ích của những người tham dự. Có bốn loại nghi lễ cơ bản: Nghi lễ
chuyển giao (khai mạc, bổ nhiệm thành viên mới chức vụ mới, lễ ra mắt…), nghi lễ

củng cố (phát phần thưởng, tuyên dương trong các cuộc thi lao động giỏi…), Nghi lễ
nhắc nhở (sinh hoạt văn hóa, chuyên môn, khoa học…), nghi lễ liên kết (lễ hội, liên
hoan, giao lưu văn nghệ, thể thao, tổ chức sự kiện…).
Biểu tượng: Là một thứ gì đó, biểu thị một cái gì đó không phải là chính nó và có
tác dụng giúp cho mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó biểu thị. Các công trình
kiến trúc, lễ nghi, giá thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng của biểu tượng,
bởi thông qua những giá trị vật chất, cụ thể, hữu hình, các biểu trưng này đều muốn
truyền đạt những giá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong. Một biểu tượng khác là logo hay
một tác phẩm sáng tạo được thiết kế để thể hiện về hình tượng của một tổ chức, một
doanh nghiệp bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổ thông. Các biểu tượng vật chất này
thường có sức mạnh rất lớn vì chúng hướng sự chú ý của người thấy nó vào một vài
11
chi tiết hay điểm nhấn cụ thể có thể diễn đạt được những giá trị chủ đạo mà tổ chức
doanh nghiệp muốn tạo ấn tượng, lưu lại hay truyền đạt cho người thấy nó.
Mẩu chuyện, giai thoại, tấm gương điển hình: Đây chính là các bài học kinh
nghiệp hay minh họa điển hình, mẫu mực, dễ hiểu về văn hóa doanh nghiệp được rút
ra từ việc thực hiện thành công hay thất bại một giá trị, triết lý. Mẩu chuyện là những
câu chuyện thường được thêu dệt từ những sự kiện có thực điển hình về những giá trị,
triết lý của văn hóa doanh nghiệp được các nhân viên trong doanh nghiệp thường
xuyên nhắc lại và phổ biến những nhân viên mới. Một số mẩu truyện gắn với sự kiện
mang tính lịch sử và có thể khái quát hóa hoặc hư cấu thêm trở thành những giai thoại.
Trong các mẩu chuyện kể thường xuất hiện những tấm gương điển hình, đó là những
hình mẫu lý tưởng về hành vi phù hợp với chuẩn mực và giá trị văn hóa doanh nghiệp.
Ngôn ngữ, khẩu hiệu: Đây là cách diễn đạt cô đọng nhất triết lý hoạt động, kinh
doanh của một công ty, nó được coi như là một vũ khí quảng cáo, tiếp thị, xây dựng
thương hiệu và cạnh tranh vô cùng quan trọng. Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng những
câu chữ đặc biệt, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn từ để truyền tài một ý
nghĩa cụ thể đến nhân viên của mình và những người liên quan. Khẩu hiệu là hình thức
dễ nhập tâm, không chỉ được nhân viên mà cả khách hàng và nhiều người khác cũng
thường xuyên nhắc tới. Vì vậy khẩu hiệu thường rất đơn giản dễ nhớ và cũng có tác

dụng khích lệ tinh thần lao động của các thành viên trong doanh nghiệp.
Ấn phẩm điển hình: Đây là những tư liệu chính thức có thể giúp mọi người có thể
nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hóa của doanh nghiệp. Chúng có thể là bản tuyên bố
sứ mệnh, báo cáo thường niên, tái liệu giới thiệu về tổ chức, công ty, sổ vàng truyền
thống, ấn phẩm định kỳ hay đặc biệt, tài liệu quảng cáo giới thiệu sản phầm và công
ty, các tài liệu, hồ sơ hướng dẫn sử dụng, bảo hành Đối với doanh nghiệp, thông qua
những tài liệu này doanh nghiệp làm rõ được mục tiêu, phương châm hành động, niềm
tin và giá trị chủ đạo triết lý quản lý, thái độ đối với lao động, công ty, người tiêu
dùng, xã hội; Đối với khách hàng và những người liên quan, đây chính là những căn
cứ để xác định tính khả thi, hiệu lực của văn hóa doanh nghiệp
Thứ hai, yếu tố vô hình của văn hóa doanh nghiệp
Giá trị: Giá trị là khái niệm phản ánh nhận thức của con người về những chuẩn
mực đạo đức và cho biết con người cần thực hiện như thế nào. Những giá trị trong văn
12
hóa doanh nghiệp và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện thông quá các
yếu tố hữu hình và những nhắc đi nhắc lại trong các chương trình đạo đức được các
thành viên tổ chức và những người liên quan tiếp nhận, tiếp thu và dần chuyển hóa
thành cách chuẩn mực hành vi trong những hoàn cảnh nhất định. Ở các doanh nghiệp
luôn đánh giá cao tính trung thực, nhất quán và sự cởi mở, nhân viên luôn hiểu rằng họ
cần hành động một cách thật thà, kiên định và thẳng thắn.
Thái độ: Thái độ được định nghĩa là một thói quant ư duy theo kinh nghiệp để
phản ứng theo một cách thức nhất quán thể hiện sự mong muốn hoặc không mong
muốn đối với sự vật, hiện tượng. Thái độ được hình thành theo thời gian từ sự tiếp thu,
phân tích những giá trị của văn hóa doanh nghiệp và trên cơ sở những giá trị và triết lý
đã được nhận thức. Thái độ của con người bị ảnh hưởng từ cảm giác và tình cảm,
chúng tương đối ổn định và có những ảnh hưởng nhất định tới hành động.
Niềm tin : Niềm tin là đề cập đến mọi người cho rằng làm thế nào là đúng, làm
thế nào là sai; là giá trị được hình thành một cách bững chắc về một cách thức hành
động hay trạng thái nhất định.Thực tế, khái niệm đúng-sai rất khó tách rời vì trong
niềm tin luôn chứa đựng các giá trị và triết lý đã nhận thức, nhưng mức đệ nhận thức

phát triển ở mức độ cao hơn. Khi nhận thức ở cấp độ niềm tin, con người luôn có xu
thế hành động một cách chủ động, tự nguyện,; bộc lộ trạng thái tình cảm thông qua sự
tự giác và sự nhiệt tình trong hành động.
Lý tưởng/ Sứ mệnh: Lý tưởng được định nghĩa là sự vận dụng lý luận vào thực
tiễn. Ở mức độ nhận thức này, trạng thái tình cảm của con người không chỉ là sự tự
giác và lòng nhiệt tình, mà hơn thế nữa còn là sự sẵn sang hy sinh và cống hiến. Lý
tưởng tác động mạnh mẽ đến hành động, tình cảm của nhân viên, tạo ra động lực và
những hành động cụ thể thể hiện sự cảm thông, chia sẻ và cống hiến.
Giá trị, niềm tin, thái độ hay lý tưởng đều được hình thành trong quá trình phát
triển của doanh nghiệp. Theo thời gian chúng được các thành viên chấp nhận và có
ảnh hưởng sâu sắc đến việc tình cảm, cảm xúc và hành vi của từng người. Là một
trong các giá trị văn hóa mà doanh nghiệp quan tâm.
Triết lý kinh doanh và cam kết hành động: Triết lý kinh doanh là những giá trị
cốt lõi mà một doanh nghiệp luôn hướng tới và đảm bảo để nó được thực hiện một
cách tốt nhất. Triết lý kinh doanh là động lực và cũng là thước đo để một doanh nghiệp
13
hướng tới, là nét đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp, do các thành viên trong doanh
nghiệp sáng tạo ra, trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức mỗi thành viên trong
doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh là kim chỉ nam tron sự nghiệp phát triển của doanh
nghiệp. Thông qua triết lý kinh doanh, doanh nghiệp tôn vinh một hệ giá trị chủ đạo
xác định nền tảng cho sự phát triển, gắn kết mọi người và làm cho khách hàng biết đến
doanh nghiệp.
Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa: Tuy có trước và tồn tại bất chấp mong
muốn và quan điểm thiết kế của người quản lý hiện nay, tuy nhiên chúng là nền tảng cho
sự hình thành và phát triển văn hóa trong doanh nghiệp, thông qua sự hình thành và lịch
sử phát triển của doanh nghiệp chúng ta hiểu được đầy đủ quá trình hình thành, vận động
và thay đổi của các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp, những nguyên nhân và ảnh hưởng
của chúng tới quá trình vận động và thay đổi của văn hóa trong tổ chức.
1.2.2 Vai trò của phát triển văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp rất cần thiết cho một doanh nghiệp, nó có thể làm cho một

tổ chức doanh nghiệp phát triển, và nếu thiếu nó, sẽ làm cho công ty lụi tàn. Theo
những nghiên cứu của những nhà xã hội học Mỹ thì những công ty tuân thủ và thực
hiện một Văn hóa doanh nghiệp chính đáng, thì giá trị của nó có thể sẽ tăng lên 200%,
và có nhiều doanh nghiệp còn đạt được hiệu quả cao hơn như những công ty General
Electric (GE), Southwest,Airline,,ConAgra,IBM, Nếu bất kỳ một doanh nghiệp nào
thiếu đi yếu tố văn hóa thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được, điều
này được thể hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, một khi công ty có một văn hóa mạnh và phù
hợp với mục tiêu và chiến lược dài hạn mà doanh nghiệp đã đề ra sẽ tạo được lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bởi bì khi văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ tạo ra niềm tự
hào của nhân viên về doanh nghiệp, từ đó mọi người luôn sống, phấn đấu và chiến đấu
hết mình vì mục tiêu chung của doanh nghiệp một cách tự nguyện, giúp cho Lãnh đạo
dễ dàng hơn trong công việc quản lý công ty, giúp cho nhân viên thoải mái và chủ
động hơn trong việc định hướng cách nghĩ và cách làm của mình, từ đó tạo ra sự thống
nhất, giảm thiểu rủi ro, tăng cường sự phối hợp và giám sát, thúc đẩy động cơ làm việc
của mọi thành viên, tăng hiệu suất và hiểu quả trong thực hiện công việc, từ đó tạo ra
14
lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đặc biệt là từ nửa sau thập kỷ cuối cùng của thế
kỷ XX, giao lưu hàng hóa trên phạm vi toàn cầu đã trở nên phổ biến, việc áp dụng ISO
đã trở nên thông lệ quốc tế, chất lượng không còn là công cụ tạo ra lợi thế cạnh hiệu
quả mà là trở thành điều kiện cần thiết để có thể tham gia thị trường toàn cầu. Để tạo
ra lợi thế cạnh tranh trong thời kỳ này, buộc các doanh nghiệp của Việt Nam phải cạnh
tranh bằng vốn tri thức, bằng tài nguyên của con người, và một công cụ quản lý mới
chính là : Văn hóa doanh nghiệp. Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
làm nền tảng gắn kết, thu hút, lôi kéo nhân tài trong và ngoài doanh nghiệp, tạo ra một
môi trường làm việc tốt với đời sống văn hóa cao tạo điều kiện cho nâng cao năng lực
cá nhân, tạo động lực, thúc đẩy lòng nhiệt huyết, tính tự giác, sáng tạo và gắn kết các
tư tưởng cá nhân vào hệ tư tưởng của tập thể.
Thứ hai: Tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp.

Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp khẳng
định được tên tuổi của mình trên thương trường, in đậm hình ảnh doanh nghiệp trong
tâm trí của khách hàng, tạo sự nhận biết, phân biệt đối với các doanh nghiệp khác. Bản
sắc đó được thể hiện thông qua các giá trị tài sản vô hình như: sự trung thành của mỗi
nhân viên, bầu không khí làm việc của doanh nghiệp như gia đình thứ hai, tinh thần
trách nhiệm, lòng nhiệt huyết của nhân viên từ đó đẩy nhanh tiến độ trong thảo luận và
ra quyết định, sự tin tưởng vào các quyết định, chính sách của doanh nghiệp… Mặt
khác thông qua các yếu tố hữu hình như: kiến trúc, nghi lễ, biểu tượng logo, bao bì,
mẫu mã sản phẩm,… tạo nên sự nhận biết, cái riêng của doanh nghiệp trong tâm trí
khách hàng.
Thứ ba: Tạo ra khả năng thích ứng cao.
Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ có một văn hóa doanh nghiệp mạnh
mới có khả năng thích ứng cao với những thay đổi liên tục từ môi trường. Bởi vì mọi
yếu tố xã hội, khoa học công nghjee, khả năng của con người,… luôn luôn thay đổi
vận động và phát triển, chính vì vậy mà một doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và
thành công nếu không có sự định hướng đúng đắn cho tương lai, cùng một tập thể
thống nhất một lòng.
15
Thứ tư: Tạo nên giá trị tinh thần.
Làm việc trong một môi trường văn hóa lành mạnh với sự quan tâm thỏa đáng
của các cấp lãnh đạo sẽ làm cho mọi người cảm thấy lạc quan và cống hiến hết mình
cho mục tiêu của doanh nghiệp. Nhất là những doanh nghiệp đang trên bờ vực của sự
phá sản thì sự đoàn kết cùng khí thế làm việc quên mình mới là điều cần thiết nhất. Tất
cả mọi thành viên của doanh nghiệp cần tinh thần đoàn kết và hy sinh. Các doanh
nghiệp có văn hóa doanh nghiệp ở cấp độ cao, có ảnh hưởng lớn thì nhân viên càng cần
phải hy sinh nhiều hơn, họ nhận thức được rằng chỉ có sức mạnh tổng lực của tất cả
nhân viên trong doanh nghiệp mới có thể giúp doanh nghiệp vượt qua những tình thế
khó khăn nhất và sức mạnh ấy chỉ đạt được khi nó có một văn hóa doanh nghiệp mạnh-
văn hóa của sự hi sinh, đoàn kết.
Thứ 5: Tạo sức hút cho doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là hình ảnh phản ánh chân thực nhất về một doanh nghiệp,
qua văn hóa doanh nghiệp ta có thể cảm nhận hoạt động của doanh nghiệp đó mạnh
hay yếu, là sự khác biết mà doanh nghiệp khác không có. Thông qua hình ảnh về một
môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, đội ngũ nhân viên nhiệt huyết tận tâm sẽ
giúp thu hút nguồn nhân lực và các đối tác tiềm năng đến với doanh nghiệp. Hay đối
với khách hàng thì chính thái độ phục vụ ân cần, chu đáo, nhiệt tình và sáng tạo sẽ
đem lại cho khách hàng cảm giác hài lòng và hứa hẹn sợ quay lại lần sau. Chính vì
vậy, doanh nghiệp muốn có được nhiều khách hàng trung thành, các hợp đồng kinh tế,
cơ hội liên doanh liên kết đối với các đối tác tốt hay không thì cẩn phải có một môi
trường văn hóa doanh nghiệp tốt mới có thể tạo được lòng tin với khách hàng và các
đối tác kinh doanh.
Thứ sáu: Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp di truyền, bảo tồn cái bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều
thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp, truyền tải ý
thức, giá trị của tổ chức tới các thành viên trong tổ chức đó,văn hoá tạo nên một cam
kết chung vì mục tiêu và giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong
tổ chức đó, văn hoá tạo nên sự ổn định của tổ chức, cụ thể là, văn hóa doanh nghiệp
giúp ta: giảm xung đột, điều phối và kiểm soát, tạo động lực làm việc, tạo lợi thế cạnh
tranh… thông qua việc nêu cao tinh thần làm việc tập thể vì sự thành công của tập thể.
16
1.2.3 Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với văn hóa kinh doanh và
văn hóa dân tộc
Doanh nghiệp được hình thành nên từ một tập hợp các cá thể riêng biệt, chính vì
vậy mà khi tìm hiểu về thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nói chung hoặc
một doanh nghiệp nói riêng không thể không xem xét các nguồn đầu vào của văn hóa
doanh nghiệp, trong đó phải kể đến nguồn từ văn hóa dân tộc, văn hóa vùng, văn hóa
cá nhân và đặc biệt là văn hóa của người đứng đầu tổ chức.
Trước hết văn hóa doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất sâu đậm bởi văn hóa dân tộc,
đây là lý do vì sao có sự khác biệt giữ văn hóa doanh nghiệp các nước phương Tây và
các doanh nghiệp châu Á. Văn hóa doanh nghiệp kế thừa những đặc trưng của văn

hóa dân tộc, là một phần quan trọng của văn hóa dân tộc được lưu truyền, kế thừa và
bồi đắp qua các thế hệ, được gìn giữ và bảo tồn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Bênh cạnh đó văn hóa doanh nghiệp
nước ta có sự tiếp thu, học hỏi những nét văn hóa hay, hiện đại của các nền kinh tế
hàng hóa trên thế giới, từ đó tạo nên bản sắc văn hóa doanh nghiệp Việt Nam vừa
mang tính truyền thống lâu đời của dân tộc vừa pha nét hiện đại của thế giới. Đó là sự
kết hợp có chọn lọc và nâng cao, từng bước hình thành văn hóa doanh nghiệp mang
bản sắc Việt Nam.
Văn hóa doanh nghiệp nằm trong văn hóa kinh doanh của một quốc gia, của một
nền kinh tế, là tế bào cấu thành nên văn hóa kinh doanh của quốc gia, là sự thể hiện
văn hóa kinh doanh ở cấp độ doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp được coi là bộ
phận quan trọng mang tính quyết định , là đầy mối trung tâm của quá trình xây dựng
nền văn hóa kinh doanh của quốc gia hiện nay. Một văn hóa doanh nghiệp mạnh phải
thỏa mãn giúp thúc đẩy phát triển của doanh nghiệp, tạo thêm lợi ích cho khách hàng,
phù hợp với thuần phong mỹ tục và luật pháp quốc gia, thúc đẩy sự phát triển của xã
hội. Vì vậy chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp là nền tảng cho sự phát triển văn
hóa kinh doanh của quốc gia.
Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp giúp tạo ra nguồn nội lực
vững chắc cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ, nâng cao khả
năng cạnh tranh trên thương trường, xây dựng và phát triển hệ thống nhãn hiệu thương
hiệu thương mại, từ đó góp phần xây dựng hệ thống thương hiệu và văn hóa kinh
doanh Việt Nam ngày càng mạnh mẽ và hiện đại. Bên cạnh việc đem lại hiệu quả kinh
17
doanh bền vững, xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp còn đáp ứng tốt các yêu
cầu về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội,… thông qua việc giải quyết hài hòa lợi ích
doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.
1.2.4 Các nhân tốt ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hóa
doanh nghiệp
a) Nền văn hóa dân tộc
Văn hóa dân tộc trực tiếp tới nếp suy nghĩ, lời nói và hành động của mọi thành

viên trong doanh nghiệp. Mỗi một cá nhân đều thuộc một dân tộc nhất định và mang
theo phần nào giá trị văn hóa dân tộc của họ vào trong doanh nghiệp. Vì vậy mà tổng
hợp những văn hóa cá nhân đó làm nên một phần văn hóa doanh nghiệp. Có bốn vấn
đề chính tồn tại trong nền văn hóa dân tộc tác động tới văn hóa doanh nghiệp:
Thứ nhất, sự đối lập giữ chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể: Trong những nền
văn hóa mà chủ nghĩa cá nhân được coi trọng thì quan niệm cá nhân hành động vì lợi
ích của bản thân họ hoặc những người thân của họ rất phổ biến. Nền văn hóa mà chủ
nghĩa tập thể được coi trọng thì quan niệm việc thỏa mãn lợi ích của các cá nhân được
thực hiện thông qua việc đạt được lợi ích của tổ chức, hay cá nhân phải hành động theo
lợi ích của tổ chức và tổ chức chăm lo lợi ích của cá nhân. Trong thời buổi hiện nay thì
hai quan niệm được thừa nhận ở mọi tổ chức, và nhiệm vụ của người lãnh đạo là tạo ra
một môi trường làm việc có thể dung hòa hệ tư tưởng cá nhân theo một trật tự hướng tới
lợi ích của công ty.
Thứ hai, sự phân cấp quyền lực: Đây là một thực tế tất yếu bởi các cá thể trong
xã hội không thể có sự tương đồng về thể chất, trí tuệ và năng lực. Biểu hiện của sự
phân cấp quyển lực trong một quốc gia là sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân,
quan niệm về sự phân hóa giai cấp, mức độ phụ thuộc giữa các mối quan hệ cha me-
con cái, thầy- trò, lãnh đạo- nhân viên,… trong một công ty được biểu hiện qua biểu
tượng của địa vị, mức thu nhập, vị trí công tác, khối lượng công việc, trách nhiệm
được giao… sự phân cấp quyền lực càng cao thì phạm vi quyền lợi và trách nhiệm
càng rõ ràng, cụ thể.
Thứ ba, quan niệm về nam quyền và nữ quyền: trong hầu hết các nền văn hóa thì
vai trò của giới tính luôn rất được coi trọng, sự phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ và
quyền lợi đối với nam và nữ ăn sâu vào trong tiềm thức hàng ngàn năm. Chính vì vậy văn
hóa doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng từ hệ tư tưởng này, và để tạo ra sự bình đẳng nam
18
và nữ trong doanh nghiệp thì việc phát triển văn hóa phải tuân thủ những quy định trong
luật bình đẳng giới và tạo ra môi trường thi đua công bằng giữa các cá nhân.
Thứ tư, cách thứ xây dựng mối quan hệ: điều này thể hiện khá rõ nét trong cách
thức ký kết hợp đồng của người phương Tây và người phương Đông. Bởi vì người

phương Đông luôn muốn ký kết hợp đồng trong bàn tiệc còn người phương Tây là ở
văn phòng. Do tư duy người phương tây mang tính phân tích hơn, trìu tượng hơn, giàu
tính tưởng tưởng hơn nên khi xem xét công việc họ khá chú trọng đến lợi ích cá nhân
họ nhân được. Trong khi đó người phương Đông lại có tư duy tổng hợp hơn, thiên về
tình cảm và trực giác hơn nên chú trọng tới không gian làm việc tạo ra sự thoải mái và
đề cao sự thân quen, gia đình trong các mối quan hệ. Trong một doanh nghiệp cũng
vậy, cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp nhằm thúc đẩy sự thích nghi và hòa
nhập đối với nhân viên.
b) Ảnh hưởng của người lãnh đạo
Người lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, họ được
ví như những người chèo lái cho doanh nghiệp tiến bước ra thị trường rộng lớn đầy
cạnh tranh và thử thách. Họ là người quyết định cuối cùng cho các vấn đề quan trọng
mang tính chiến lược, và cũng là người góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành
và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Phong cách của ban lãnh đạo, những hành động ý
chí, tinh thần và thái độ làm việc của ban lãnh đạo tạo nên giá trị cốt lõi của văn hóa
doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp thể hiện những phong cách, ý chí, phong thái
làm việc của ban lãnh đạo. Tầm nhìn xa của người lãnh đạo quyết định tính đổi mới
trong kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa doanh nghiệp, nhằm giúp doanh nghiệp
hòa nhập với môi trường.
c) Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Mỗi một ngành nghề kinh doanh đều có một môi trường kinh doanh khác nhau,
điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh
nghiệp. Dựa vào đặc thù của mỗi ngành nghề mà hình thành những nét đặc trưng của
văn hóa doanh nghiệp, từ đó tạo ra bản sắc riêng cho một khối ngành kinh doanh. Ví
dụ trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn nhanh thì hầu hết các doanh nghiệp sẽ chọn các
màu chủ đạo là màu đỏ vì nó khơi gợi sự thèm ăn và nhanh no của khách hàng.
d) Nhận thức và sự học hỏi các giá trị văn hóa doanh nghiệp khác
Trong thời buổi hội nhập, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp cũng
chịu tác động không nhỏ của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, trong nước cũng
19

×