Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Ngân sách nhà nước Mỹ với việc thực hiện chính sách khoa học công nghệ - gợi ý cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 119 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
WX




ĐỖ VŨ HIỀN ANH


NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC MỸ VỚI VIỆC THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ -
GỢI Ý CHO VIỆT NAM






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI









HÀ NỘI - 2009



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
WX



ĐỖ VŨ HIỀN ANH


NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC MỸ VỚI VIỆC THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ -
GỢI Ý CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: KTTG & QHKTQT
Mã số: 60.31.07



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ KIM CHI









HÀ NỘI - 2009

i

MỤC LỤC
MỤC LỤC
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ
DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 7
1.1. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH
CN hiện đại 7
1.1.1. Tính rủi ro của nghiê
n cứu triển khai 7
1.1.2. Phạm v
i lĩnh vực triển khai của cuộc cách mạng KHCN đại rộng
lớn và đa dạng 8
1.1.3. Nhu cầu kết cấu hạ tầng, trang thiết bị nghiê
n cứu KHCN phải có
trình độ kỹ thuật công nghệ cao và ngày càng mới mẻ 9

1.2. Những giới hạn của lực lượng thị trường 9
1.2.1. Những khác biệt giữa thị trường và phát triển khoa học 10
1.2.2. Mặt trái của độc quyền 10
1.3. Cạnh tranh quyết liệt trên thị trường trong nước v
à thế giới, những nhu
cầu về an ninh quốc gia 11
1.3.1. KHCN đều được xem là cơ sở và động lực cho sự tiến bộ kinh tế
và tiềm lực quốc gia
11
1.3.2. Cạnh tranh ở các cấp độ ngày càng trở nên quyết liệt 12
1.3.3. Những nhu cầu quốc phòng an ninh quốc gia
13
1.4. Những yêu cầu của nền ki
nh tế rất hiện đại đã hình thành 14
1.4.1. Chuyển đổi mô hình phát triển 14
1.4.2. Phải có KHCN tiên tiến mới đảm bảo vị trí có lợi
trong cạnh tranh
quốc tế 14
1.5. Mỹ đã có cơ sở cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao
15
1.5.1. Sự phát triển của giáo dục và đào
tạo 15

ii

1.5.2. Chính sách nhập cư và phát triển KHCN 17
1.6. Tầm
quan trọng của chính sách KHCN 17
1.6.1. Nhận thức của xã hội và giới tinh hoa
17

1.6.2. Chức năng của chính sách KHCN
18
1.7. Kết luận của chương 19
CHƯƠNG 2: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỚI VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỸ 20
2.1. Đặc điểm
và nhiệm vụ chủ yếu của chính sách khoa học nghệ Mỹ 20
2.1.1. Giai đoạn trước thập kỷ 1990
20
2.1.2. Giai đoạn những năm 1990
22
2.1.3. Giai đoạn sau thập kỷ 1990
25
2.1.4. Đánh giá tổng quát về đặc điểm
và nhiệm vụ chính sách KHCN
qua các thời kỳ 31
2.2. Một vài nét khái quát về đặc điểm
chính sách KHCN trong ngân sách
của chính phủ liên bang Mỹ 32
2.2.1. Quy mô của chi cho R&
D trong ngân sách chính phủ liên bang và
trong GDP 32
2.2.2. Đặc điểm
khái quát nhà nước tài trợ cho R&D 34
2.3. Cơ chế tài trợ ngân sách cho R&D
34
2.3.1. Cơ chế xác định các ưu tiên của chính sách KHCN
35
2.3.2. Cơ chế tài trợ cho R & D t
rong chính sách khoa học và công nghệ 41

2.4. Đánh giá, thẩm định kết quả, sự lựa chọn ưu tiê
n và các chương trình, dự
án 60
2.4.1. Tầm
quan trọng của vấn đề 60
2.4.2. Tổ chức thẩm định 61
2.5. Hoàn thiện không ngừng cơ chế hiện t
hực hoá chính sách KHCN – cơ
chế kinh tế đổi mới công nghệ 80
2.5.1. Đổi mới quan điểm tài trợ theo c
hương trình 80
2.5.2. Hoàn thiện mối qua
n hệ giữa các thành viên tham gia quá trình
làm R&D, những hình thức huy động vốn cho việc thực hiện chính
sách KHCN 82
2.5.3. Kích hoạt chí
nh sách khấu hao linh hoạt vốn cố định 84
2.6. Một số kết luận C
hương 2 86

iii

CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
PHỤC VỤ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỸ VÀ MỘT
SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM 88
3.1 Kinh nghiệm của Mỹ trong lĩnh vực sử dụng ngân sách để thực h
iện
chính sách KHCN Mỹ 88
3.1.1. Về mặt quan điểm 88
3.1.2. Về mặt thực tiễn chính sách

89
3.2. Một số gợi ý c
ho VN xuất phát từ kinh nghiệm Mỹ 92
3.2.1 Thực trạng tài trợ cho R&D của VN để thực h
iện chính sách
KHCN 92
3.2.2. Một vài gợi ý cho Việt Nam xuất phát từ ki
nh nghiệm Mỹ về việc
sử dụng ngân sách thực hiện chính sách KHCN 98
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC
103


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 DOD
Department of Defense
Bộ quốc phòng
2 DHS
Department of Homeland
Security
Bộ an ninh nội địa
3 DOS
Department of State

Bộ ngoại giao Mỹ
4 FCS
Federal Contract System
Hệ thống hợp đồng liên bang
5 FED
Federal Reserve System
Hệ thống dự trữ liên bang
6 GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm trong nước
7 NASA
National Aeronautics and
Space Administration
Cơ quan hàng không và vũ trụ
quốc gia
8 NHI
National Health Institute
Viện sức khỏe quốc gia
9 HFS
National Science Foundation
Quỹ khoa học quốc gia
10 R&D
Research and Development
Nghiên cứu và phát triển


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu Tên bảng Trang

Bảng 1.1
Tổng chi R&
D một số nước G7/OECD 12
Bảng 2.2
Chi toàn quốc cho R&D Mỹ, 1970 – 2007 33
Bảng 2.2
Nghĩa vụ hợp đồng l
iên bang về nghiên cứu trong lĩnh
vực khoa học
48
Bảng 2.3
Chi R&D trong khoa học và công nghệ ở đại học và cao
đẳng theo thời giá / giá cố định (Đơn vị: triệu đô la)
49


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu Tên hình Trang
Hình 2.1
Cơ chế tài trợ cho R&D 36



- 1 -
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 230 năm độc lập (1776 thoát khỏi thống trị của đề quốc Anh) ngày
nay Mỹ trở thành siêu cường quốc số một. Về mặt kinh tế Mỹ ở hàng đầu về khả

năng cạnh tranh của nền kinh tế, về GDP đầu người (43.560USD/2005)[33], có
tiềm lực khoa học công nghệ (KHCN) đứng đầu trên hầu khắp các lĩnh vực
quyết định của tăng trưởng, có năng suất lao động xã hội hàng đầu thế giới, có
công và nông nghiệp phát triển trình độ cao, có ngành dịch vụ phát triển cao và
chiếm địa vị dẫn đầu trên thị trường dịch vụ tiên tiến của thế giới (giá trị gia tăng
trong GDP của công nghiệp là 22%, trong đó của công nghiệp chế biến là 14.2%,
của nông nghiệp là 1.3% và của dịch vụ là 76.7%)[22]. Tiến bộ KHCN là một
trong những cơ sở quyết định nhất của những thành tựu vô song này. Các giới xã
hội Mỹ kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đều thừa nhận rằng tiến bộ KHCN là
cơ sở tăng năng suất và có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao mức sống của
người dân Mỹ. Theo đánh giá của các nhà kinh tế Mỹ “3/4 mức tăng năng suất, trên
một nửa mức tăng trưởng của nền ki
nh tế quốc dân trong thời kỳ sau chiến tranh thế
giới thứ hai phục thuộc vào sự đổi mới công nghệ và những thành tựu của khoa
học”[29]
. Lĩnh vực khoa học kỹ thuật trở thành một đối tượng tác động cực kỳ
quan trọng của nhà nước. Trong thực tế kể từ chiến tranh thế giới thứ hai và suốt
thời kỳ sau chiến tranh nó đã được sự khuyến khích năng động và không ngừng
tăng lên của nhà nước bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau. Nhà nước
thực sự đóng vai trò chủ yếu và quyết định sự phát triển của KHCN của nước
Mỹ, trong việc làm cho Mỹ đứng đầu thế giới trong lĩnh vực này. Hiện nay
nhiệm vụ phát triển KHCN là nhiệm vụ tạo ra, phổ biến và sử dụng những tri
thức khoa học và công nghệ mới đã được đặt vào số những ưu tiên nhà nước chủ
yếu của Mỹ trong sự phát triển kinh tế xã hội và việc thực hiện các nhiệm vụ
chiến lược khác. Việc t
hực hiện có kết quả nhiệm vụ này được xem là một trong
những nhân tố chủ yếu nhất đảm bảo triển vọng phồn vinh của đất nước và vị thế

- 2 -
đứng đầu của Mỹ trong đời sống kinh tế, xã hội, chính trị và an ninh trên quy mô

quốc gia và toàn cầu. Ngân sách nhà nước là một lĩnh vực then chốt được nhà
nước Mỹ sử dụng nhằm tạo ra và củng cố tiềm lực khoa học và công nghệ của
Mỹ. Kinh nghiệm của Mỹ trong lĩnh vực vận dụng ngân sách để thực hiện chính
sách KHCN rất phong phú và được nhiều nước nghiên cứu và vận dụng.
Việt Nam đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây
dựng xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Công cuộc này đang triển khai cả
về chiều rộng và chiều sâu. Theo dự kiến của Chính phủ Việt Nam cũng như dự
báo của nhiều cơ quan quốc tế và nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, chẳng
bao lâu nữa Việt Nam sẽ đứng vào hàng các nước công nghiệp hóa có trình độ
thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm trung bình (thấp) của thế giới. Sự phát
triển tiếp theo của Việt Nam
ngày càng phải chuyển dần từ chỗ dựa vào những
nhân tố phát triển theo chiều sâu ngày càng mở rộng hơn và trong tương lai sẽ
phải dựa vào sự phát triển theo chiều sâu là chủ yếu như những nước tiên tiến
trên thế giới. Việc nghiên cứu kinh nghiệm phong phú của Mỹ trong việc vận
dụng ngân sách nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển KHCN thông qua việc
thực hiện chính sác
h KHCN là một việc cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý
thuyết và thực tiễn đối với nước ta. Chính vì vậy, để bước đầu nghiên cứu kinh
nghiệm Mỹ, tác giả lựa chọn đề tài luận văn thạc sỹ mang tên “Ngân sách nhà
nước Mỹ với việc thực hiện chính sách KHCN - gợi ý cho Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến nội dụng của đề
tài luận văn ở những mức độ khác nhau. Ở đây xin điểm qua một vài công trình
tiêu biểu:
Công trình nghiên cứu của một tập thể tác giả do A. Dynkin và
L.Nochevkina đứng đầu mang tên “Khoa học và chính sách khoa học của nhà
nước: Lý luận và thực tiễn” (Science Policy: Theoretical and Practical Issues,
Moskva, 1998)[18] đã xem xét những vấn đề tác động của nhà nước đối với
công tác nghiên cứu và tr

iển khai ở các nước tư bản phát triển nhất, bao gồm các

- 3 -
nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, EU trên các mặt lý luận, phương pháp luận và thực
tiễn. Công trình này có những nhận định bổ ích cho tác giả về mặt phương pháp
luận tiếp cận đề tài luận văn. Đặc biệt những vấn đề xác định các ưu tiên trong
chính sách phát triển KHCN, lựa chọn các dự án nghiên cứu triển khai cần thiết,
các phương thức cung cấp nguồn lực để thực hiện và kiểm định các kết quả
nghiê
n cứu.
Đặc biệt công trình của Nhà Trắng mang tên “Khoa học cho thế kỷ 21”
(Science for the 21
st
century, Washington, 2004) [30] đã đề cập một cách toàn
diện sự phát triển của KHCN Mỹ trong quá trình lịch sử tiến vào thế kỷ 21. Công
trình này đã giúp ích to lớn cho tác giả trong việc xem xem các nội dung cơ bản
của luận văn trên các mặt vai trò của ngân sách nhà nước trong phát triển KHCN
qua các thời kỳ lịch sử, nhất là thời kỳ từ thập kỷ cuối thế kỷ 20 đến nay, cơ chế
tài trợ cho KHCN dưới các góc độ khác nhau, những vấn đề hiện na
y của sự phát
triển KHCN Mỹ và chính sách của chính quyền Bush hiện nay.
Công trình nghiên cứu của tập thể tác giả do Nguyễn Thiết Sơn đứng đầu
mang tên “Mỹ điều chỉnh chính sách kinh tế” (2003) [10] đã đề cập đến bối cảnh
điều chỉnh chính sách kinh tế trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 đến đầu thế
kỷ 21 và các xu hướng điều c
hỉnh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, kinh tế đối
ngoại, công nghiệp, nông nghiệp, giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,
KHCN. Ở chương mang tên “Điều chỉnh chính sách KHCN – cơ sở của tăng
trưởng kinh tế”, các tác giả đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến đề tài
luận văn ở việc xem xét các nội dung điều chỉnh chính sách KHCN của Mỹ

trong các thời kỳ trước những năm
1990, dưới chính quyền Clinton và chính
quyền Bush (con) nhưng những nội dung này chưa đi sâu xem xét khía cạnh
khác nhau của sự vận dụng ngân sách nhà nước vào phát triển KHCN của Mỹ
như phương thức lựa chọn các ưu tiên KHCN và việc hiện thực hóa các ưu tiên
ấy trong phương hướng phát triển KHCN qua các dự án cụ thể, cơ chế cấp phát
nguồn tài chính dưới góc độ khác nhau trong thực tiễn Mỹ. Tuy nhiên công trình
này rất bổ ích đối với tác giả luận văn trong việc nhận định, đánh giá một các
h
khái quát xu hướng và đặc trưng cơ bản của chính sách phát triển KHCN của Mỹ

- 4 -
qua hai thời kỳ lịch sử khác nhau – trước và sau chiến tranh lạnh qua các đời
tổng thống Ronald Reagan và Bush (cha) nối tiếp theo là các đời tổng tống Bill
Clinton và George Bush (con).
Ngoài ra còn rất nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí ở trong và
ngoài nước đề cập một cách cập nhật về sự phát triển KHCN của Mỹ mà trong
đó có đề cập trực tiếp hay gián tiếp đến sự đóng góp của ngân sách nhà nước
dưới những góc độ khác nhau. Xin nêu một số bà
i tiêu biểu sau: “Chiến lược,
chính sách về khoa học công nghệ của Mỹ để duy trì vị trí siêu cường” (2006);
“Năng lực cạnh tranh của Mỹ trong lĩnh vực khoa học công nghệ” (2008)[2];
các bài viết về điều chỉnh chính sách KHCN của Mỹ đăng trên tạp chí “Châu Mỹ
ngày nay” các số của năm 2001 và 2002[13].
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đều có các nội dung liên quan
trực tiếp hay gián tiếp với các nội dung của đề tài luận văn dự định ở những mức
độ khá
c nhau chứ không tập trung xem xét riêng vấn đề ngân sách nhà nước và
vai trò của nó trong sự nghiệp KHCN phục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội của
Mỹ.

Ngoài ra trong danh mục các đề tài luận văn thạc sỹ và tiến sỹ ở trong nước
chưa thấy có đề tài nào đề cập đến những nội dung tương tự như nội dung của
luận văn mà tác giả lựa chọn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu kinh nghiệm của Mỹ trong việc sử dụng ngân sách để thực hiện
chính sách KHCN như một nhân tố tạo nên một trong những cơ sở quyết định
tiến bộ kinh tế xã hội và duy trì vị trí chi phối của Mỹ trong nền kinh tế thế giới.
Trên cơ sở nghiên cứu này, luận văn nêu lên một số gợi ý đáng lưu tâm đối với
Việt Nam trong việc vận dụng ngân sách nhà nước thực hiện chính sách phát
triển KHCN của đất nước ngày càng đáp ứng tốt hơn cho sự nghiệp công nghiệp

- 5 -
hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng sâu rộng, xóa đói giảm nghèo và xây dựng
xã hội dân chủ công bằng và văn minh.
3.2. Nhiệm vụ
Luận văn tập trung nghiên cứu vị trí của chi tiêu ngân sách cho phát triển
KHCN và việc nhà nước đã sử dụng ngân sách như thế nào để thực hiện chính
sách KHCN thông qua việc tài trợ cho nghiên cứu triển khai phục vụ phát triển
kinh tế xã hội của Mỹ. Trên cơ sở nghiên cứu này rút ra những kinh nghiệm
đáng lưu ý cho Việt Nam trong lĩnh vực sử dụng ngân sách thực hiện chính sách
KHCN.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách KHCN qua các thời kỳ
lịch sử, việc vận dụng ngân sách của nhà nước trong việc thực hiện chính sách
này, trước hết là vào việc nghiên cứu, triển khai và vận dụng thành tựu KHCN
vào đời sống kinh tế dưới góc độ kinh tế học nghĩa là không xem xét các khía
cạnh phát triển KHCN với tính cách là KHCN, cũng không xem xét cả những
vấn đề kỹ thuật kinh tế.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ giới hạn trong việc xem xét chính sách KHCN và việc vận
dụng ngân sách nhà nước vào phát triển KHCN trong hoạt động nghiên cứu,
triển khai trong giai đoạn kể từ những năm 1990 đến nay. Chọn đầu những năm
1990 để làm mốc thời gian tập trung phân tích, nghiên cứu vì ở thời kỳ này,
chính sách KHCN và việc vận dụng chính sách nhà nước để phát triển KHCN có
những thay đổi trên nhiều mặt quan trọng (các thứ tự ưu tiên được sắp xếp lại,

vai trò của các chủ thể trên lĩnh vực nghiên cứu KHCN và triển khai có những
thay đổi quan trọng…)

- 6 -
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
kết hợp với phương pháp hệ thống, phân tích và so sánh, đối chiếu các tài liệu
khác nhau của cơ quan nhà nước chính thức Mỹ cũng như của các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước, kế thừa những điều phù hợp với nội dung luận văn
trong những tài liệu này để có cơ sở xây dựng luận văn theo quan điểm của
mình.
6. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa những cơ sở khoa học và thực tiến của việc sử dụng ngân
sách nhà nước thực hiện chính sách KHCN.
- Làm rõ ngân sách nước Mỹ với việc thực hiện chính sách KHCN.
- Khái quát những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn của Mỹ và những
gợi ý xuất phát từ những kinh nghiệm của Mỹ cho Việt Nam trong việc sử
dụng ngân sách phục vụ công tác nghiên cứu và triển khai (R&D) của Việt
Nam.

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các thống kê bổ sung và danh mục tài liệu tham

khảo chính, luận văn gồm những chương sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc sử dụng ngân sách Nhà
nước thực hiện chính sách khoa học công nghệ.
Chương 2: Ngân sách nhà nước với việc thực hiện chính sách khoa học
công nghệ Mỹ.
Chương 3: Kinh nghiệm sử dụng ngân sách nhà nước phục vụ chính sách
KHC
N của Mỹ và một số gợi ý cho Việt Nam.

- 7 -
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ
DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Lĩnh vực nghiên cứu khoa học, triển khai và đưa vào ứng dụng (lĩnh vực
R&D) các thành tựu của KHCN đã trở thành một trong những đối tượng tác
động cực kỳ quan trọng của nhà nước tới sự phát triển kinh tế xã hội tại các xã
hội hiện đại phát triển cao, đặc biệt là tại Mỹ. Ở đây, kể từ đầu chiến tranh thế
giới thứ hai và toàn bộ các thời kỳ lịch sử cụ thể sau đó đều có những điều chỉnh
về phương hướng, mục tiêu, những biện pháp và cơ chế thực hiện nhất định
được thể hiện rõ trong chính sách KHCN của các chính quyền Mỹ kế tiếp nhau
do những người dân chủ hay cộng hòa chiếm địa vị chi phối. Từ đây nhà nước
trở thành một chủ thể ngày càng đóng vai trò quyết định sự phát triển KHCN và
chính sách KHCN trở thành một trong những bộ phận cấu thành của chính sách
kinh tế vĩ mô và nhà nước đã dành những khoản chi ngân sách to lớn, phù hợp
cho việc thực hiện chính sách này. Chương này sẽ xem xét một số nhân tố quan
trọng nhất tạo nên cơ sở khách quan quy định việc sử dụng ngân sách nhà nước
để thực hiện chính sách KHCN của Mỹ trong những điều kiện hiện đại.
1.1. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KHCN hiện đại
1.1.1. Tính rủi ro của nghiên cứu triển khai
Giá trị kinh tế của các công trình nghiên cứu, triển khai thường khó có thể

dự báo chính xác, tính bất trắc là một thực tế khách quan trước các công trình
nghiên cứu mới mẻ, sáng tạo về lý thuyết cũng như ứng dụng. Những công trình
nghiên cứu và triển khai càng phải huy động nhiều sức của, sức người thì rủi ro
ngày càng lớn, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà cuộc cách mạng KHCN
hiện đại đã và đang triển khai trên hầu khắp các lĩnh vực tri thức và ứng dụng
thực tế. Đã vậy những thà
nh tựu khoa học, công nghệ không phải bao giờ cũng
được hiện thực hóa nhanh và nhiều khi vì nhiều lý do khác nhau bị găm lại trong

- 8 -
một thời gian – đồng thời, không ít công trình nghiên cứu gặp rủi ro, không đạt
được mục tiêu mong đợi.
Thêm nữa, ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và sự
vận dụng thực tiễn và thương mại mau lẹ những thành tựu của chúng đã khiến
cho mối liên hệ giữa nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai ngày
càng gắn bó chặt chẽ với nhau, chúng vừa là tiền đề vừa là điều kiện của nhau.
Chia sẻ rủi ro, bất trắc trong nghiên cứu khoa học, chế tạo thử nghiệm và ứng
dụng thực tiễn rộng rãi, trở thành một tất yếu khách quan giữa các chủ thể hoạt
động chính trong nền kinh tế hiện đại mà tiêu biểu là khu vực nhà nước, khu vực
kinh doanh và học thuật trong lĩnh vực R&D. Do vậy việc nhà nước tham gia
vào lĩnh vực R&D trở thành tất yếu và nhiều trường hợp đóng vai tr
ò động lực,
tiên phong tùy theo tầm mứcquan trọng của phương hướng nghiên cứu và triển
khai đối với sự phát triển của KHCN, của cạnh tranh hay an ninh quốc phòng.
1.1.2. Phạm vi lĩnh vực triển khai của cuộc cách mạng KHCN đại rộng lớn và đa
dạng
Trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau đặc biệt là kể từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai đến nay, cuộc cách mạng KHCN hiện đại đã tạo ra những
bước nhảy vọt trong hầu hết khắp các lĩnh vực tri thức khoa học và công nghệ từ
lý thuyết đến thực tiễn nhờ vậy loài người đã ngày càng chuyển mạnh từ nền văn

minh nông nghiệp và nền văn m
inh công nghiệp sang nền văn minh hậu công
nghiệp. Bản thân việc nghiên cứu và triển khai cũng được thực hiện trên những
nên tảng mới mà không một lực lượng kinh tế xã hội nào riêng biệt có thể tự
mình đảm bảo được sự phát triển ngày càng sâu rộng trên toàn bộ lĩnh vực tri
thức KHCN và ứng dụng thực tiễn, chỉ có phối hợp và phân công giữa nhà nước,
giới kinh doanh và giới khoa học đại học mới có thể đảm bảo được sự phá
t triển
của KHCN và ứng dụng thực tiễn trong điều kiện hiện nay.

- 9 -
1.1.3. Nhu cầu kết cấu hạ tầng, trang thiết bị nghiên cứu KHCN phải có trình độ
kỹ thuật công nghệ cao và ngày càng mới mẻ
Thời của nghiên cứu khoa học được thực hiện chỉ trong các phòng thí
nghiệm riêng biệt với những ống nghiệm, cân tiểu ly, những dụng cụ thủ công đã
qua rồi. Hoạt động KHCN ngày nay không chỉ đơn thuần là công việc của những
nhà khoa học riêng rẽ với những công cụ đơn giản này. Cuộc cách mạng KHCN
hiện đại đòi hỏi kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ R&D phải được hiện
đại hoá và ở những lĩnh vực cần thiết (như công nghệ tự động hoá, công nghệ
điện – điện tử, công nghệ vật liệu, công nghệ vũ trụ, công nghệ thông tin, công
nghệ năng lượng…) phải được trang bị công cụ hiện đại ở trình độ cao, những
nguồn nhân lực tham gia thực hiện R&D phải được đào tạo bài bản và có chất
lượng đảm bảo riêng cho lĩnh vực R&D cũng như cho việc ứng dụng rộng rãi
những thành tựu của nó vào đời sống kinh tế xã hội. Không có sự tham gia của
nhà nước bên cạnh các chủ thể khác của đời sống kinh tế khó có thể phát triển
được đồng bộ và đưa được những thành tựu của nó vào ứng dụng thực tế một
cách hiệu quả dưới góc độ kinh tế, xã hội ở bất kỳ quốc
gia nào, kể cả nước như
Hoa Kỳ hiện đang là nước duy nhất có đủ tiềm năng tự mình triển khai cuộc
cách mạng KHCN hiện đại trên hầu khắp các lĩnh vực từ nghiên cứu cơ bản đến

nghiên cứu ứng dụng và thương mại hoá các thành tựu của R&D.
1.2. Những giới hạn của lực lượng thị trường
Lý thuyết kinh tế thị trường hiện đại đánh giá cao tác động của các lượng
thị trường đối với cạnh tranh vốn được xem là động lực của tiến bộ KHCN và
kinh tế. Tuy nhiên do những đặc điểm riêng của các lực lượng thị trường, chúng
cũng có những mặt giới hạn buộc nhà nước phải tham gia trong lĩnh vực R&D
để tháo tháo gỡ ách tắc.

- 10 -
1.2.1. Những khác biệt giữa thị trường và phát triển khoa học
Chỉ bằng lực lượng thị trường không thể khuyến khích thúc đẩy sự phát
triển tiến bộ của khoa học, công nghệ hiện đại.
Một mặt, mục tiêu hoạt động của các lực lượng thị trường là lợi nhuận và
hơn nữa là lợi nhuận siêu ngạch, lợi nhuận tối đa. Vậy mà như ở trên đã đề cập,
do tính chất của hoạt động R&D, các dự án, chương tr
ình của nó không phải bao
giờ cũng đảm bảo đạt được mục tiêu kinh tế, kịp thời. Đã thế rủi ro rất có thể xảy
ra. Mặt khác, mục tiêu của các lực lượng thị trường không phải bao giờ cũng
đồng nhất với mục tiêu phát triển tự thân của khoa học và công nghệ, đặc biệt
những công trình nghiên cứu lý thuyết cơ bản về khoa học và công nghệ nhiều
khi phải thực hiện trong thời gian dài mà kết quả mong muốn không thể đảm bảo
đạt được trong ngắn hạn. Trong khi đó, những thành tựu của khoa học hiện đại là
cơ sở lý thuyết và thực tiễn không thể thiếu của sự hình thành và phát triển của
các ngành sản xuất (vật thể và phi vật thể) mũi nhọn.
Phân tán là một đặc trưng khác của lực lượng thị trường và điều này khiến
không một thà
nh phần nào của thị trường đứng riêng rẽ có thể tự mình thoả mãn
được mọi yêu cầu cần thiết về nhân lực, tài lực, vật lực đối với hoạt động R&D
đồng bộ trên tất cả các hướng, dù cho chỉ là những hướng chủ yếu của tiến bộ
KHCN hiện đại.

1.2.2. Mặt trái của độc quyền
Tập trung và sự hình thành những công ty lớn (độc quyền và không độc
quyền) là một đặc trưng của kinh tế thị trường hiện đại, một động lực khác của
tiến bộ khoa học, công nghệ và kinh tế nhưng cũng có mặt hạn chế của nó cần
phải vượt qua với sự tham dự của nhà nước.
Những công ty lớn có địa vị chi phối giành được trên thị trường nên nhiều
khi là nhân tố kìm hãm cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ KHCN. Đây là lý do khiến
rất nhiều phát minh, sáng chế ở Mỹ bị găm lại tại các công ty lớn

- 11 -
Những nhà tư bản riêng rẽ ngay cả những công ty lớn dù đó là những công
xuyên quốc gia có tiềm lực rất lớn về nhiều mặt cũng không đáp ứng đủ nhu cầu
phát triển đồng bộ của khoa học, công nghệ hiện đại.
1.3. Cạnh tranh quyết liệt trên thị trường trong nước và thế giới, những
nhu cầu về an ninh quốc gia
Các xu hướng biến chuyển chủ đạo của nền kinh tế thế giới trong thời kỳ
sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay dưới tác động của sự phân cực thế giới
(từ hai cực Xô Mỹ đến phân cực sau chiến tranh lạnh), sự tiến triển mạnh mẽ của
cuộc cách mạng KHCN sang giai đoạn mới của nó lấy cách mạng công nghệ
thông tin truyền thông làm then chốt, toàn cầu hoá đã làm cho cạnh tranh ở trong
nước và trên phạm vi thế giới ngày càng trở nên sâu sắc. Do đó các quốc gia đều
phải ra sức chạy đua phát triển tổng lực quốc gia một cách toàn diện chứ không
chỉ đơn thuần dựa vào sức mạnh quân sự (hoặc quá nhấn mạnh sức mạnh quân
sự như thời kỳ chiến tranh lạnh). Việc xây dựng sức mạnh kinh tế ngày càng nổi
bật hơn đư
ợc xem như nền tảng sức mạnh của đất nước được các nước coi trọng.
Ông B.Clintơn khi làm tổng thống đã ví sự tập trung vào chính sách kinh tế của
Ông như sự tập trung của tia lade, chính sách phát triển của các nước hầu như
đều tập trung vào kinh tế.
1.3.1. KHCN đều được xem là cơ sở và động lực cho sự tiến bộ kinh tế và tiềm

lực quốc gia
Hầu như tất cả các nước, đặc biệt là những nước phát triển và những nước
mới nổi lên đã duy trì và hoặc tăng thêm chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu trên
qui mô lớn. Từ khoảng 1 – 2,62% GDP (2005) (Bảng 1.1) đặc biệt là Mỹ theo
tạp chí Quốc phòng của chính phủ Pháp năm 1998 đã thực hiện chiến lược công
nghệ chủ quyền quốc gia và được các chính quyền Mỹ kế tiếp nhau từ thời
B.Clintơn (sau c
hiến tranh lạnh) theo đuổi nhằm đạt được và duy trì thế mạnh,
sự chi phối của Mỹ trong các lĩnh vực công nghệ then chốt của tiến bộ KHCN,
kinh tế cũng như quốc phòng, an ninh quốc gia như công nghệ điện tử, thông tin

- 12 -
và truyền thông, công nghệ hạt nhân, công nghệ năng lượng, công nghệ sinh học,
công nghệ vật liệu…)
Bảng 1.1. Tổng chi R&D một số nước G7/OECD
(%GDP, 1970 - 2006)
Năm
Tổng chi R&D R&D ngoài quốc phòng
Mỹ Nhật Đức Pháp Anh Italia Canada Nga OECD
1990 2.62

2.81 2.61

2.33

2.15

1.25

1.51 2.03


2.26

1995 2.48

2.71 2.19

2.29

1.95

0.97

1.70 0.85

2.07

2000 2.73

3.05 2.45

2.15

1.86

1.05

1.92 1.05

2.23


2002 2.64

3.18 2.49

2.23

1.83

1.13

2.04 1.25

2.24

2003 2.63

3.20 2.52

2.17

1.79

1.11

2.01 1.28

2.25

2004 2.56


3.18 2.50

2.14

1.73

1.10

2.01 1.16

2.25

2005 2.59

- 2.51

2.13

-

-

1.98 1.07

-

2006 2.60

- -


-

-

-

1.95 -

-

Nguồn: Quỹ Khoa học Quốc gia, Tình hình Quốc gia về các nguồn lực R&D, báo cáo thường niên 2009.
1.3.2. Cạnh tranh ở các cấp độ ngày càng trở nên quyết liệt
Sự tập trung hơn của các nước lớn phát triển kinh tế trong nước, giai đoạn
mới của cách mạng KHCN và những vấn đề xã hội ở trong nước kể từ sau chiến
tranh lạnh đã bộc lộ ngày càng sâu sắc… đã thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường
trong nước lên cấp độ mới.
Toàn cầu hoá gắn liền với sự phổ biến rộng khắp kinh tế thị trường hiện đại
khiến cho các nước kinh tế có tr
ình độ mở cửa ngày càng cao. Mỹ vốn có một
nền kinh tế nội địa là chính đã trở thành nền kinh tế toàn cầu hoá ở trình độ cao
hàng đầu: kim ngạch ngoại hướng lên đến giành 29% GDP năm 2007, vượt qua
mức kỷ lục đầu tiên lịch sử Mỹ là 25% năm 2005, thiếu hụt ngoại thương lên đến
mức cao và thập kỷ đầu thế kỷ 21 không ngừng tăng từ t
rên 37 tỷ / năm 2000 lên
đến trên 700 tỷ đô la năm 2007; số người làm việc trong những ngành xuất khẩu
lên đến trên 57 triệu người tức là trên 42% tổng số người làm việc trong nước.
Tư bản nước ngoài trở thành một trong những nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho
tăng trưởng kinh tế Mỹ từ thập kỷ 1990 đến nay, đầu tư trực tiếp của nước ngoà
i

vào Mỹ luôn tăng lên, từ trên 48 tỷ năm 1990 lên đến 237 tỷ đô la năm 2007 (có
nhiều năm Mỹ trở thành nước nhập FDI trực tiếp thuần tuý) và tổng đầu tư trực

- 13 -
tiếp của nước ngoài vào nền kinh tế Mỹ đã tăng mạnh từ gần 1257 tỷ lên 2093 tỷ
năm 2007, trong số này gần 710 tỷ đầu tư vào công nghiệp chế biến, trên 5 triệu
người làm việc trong các chi nhánh của nước ngoài ở Mỹ. Mặt khác sự phụ
thuộc của nền kinh tế vào nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ngoài rất lớn
(Bauxit, Fluorspar, Managnese, Mica, Strontium, Tantalum, Vanadium phụ
thuộc 100%, Platin, Barite, Potash, Titanium, Thiếc, Cobalt, Kẽm, Tungsten,
Crom, Bạc, Nikel, từ 50 đến 90%, dầu lửa 50%.
Nhiều đối thủ cạnh tr
anh mới hùng mạnh xuất hiện trong nền kinh tế thế
giới. Hiện nay không chỉ có những nước đối thủ cạnh tranh cổ điển của Mỹ
(Nhật, Tây Âu) đã và đang tăng cường thế lực cạnh tranh của họ bằng nhiều
cách, trong đó có việc thúc đẩy mạnh mẽ cách mạng KHCN.
Đặc biệt từ cuối thế kỷ 20 đến nay đã xuất hiện những đối thủ cạnh tra
nh
mới tạo nên một khối đối thủ mạnh gồm những nền kinh tế mới nổi lên được các
nhà nghiên cứu mệnh danh là BRIC (Bzadin, Nga, Ấn Độ, Trung quốc) và
không ít những nền kinh tế mạnh nhỏ hơn khác (Hàn Quốc, Đài Loan, Mêhicô,
Singapo, Archentina…). Sự kiện đáng chủ ý này khiến Mỹ và các nước G7 và
“nhóm 20" phải đồng thuận nâng cao vị thế của các nền kinh tế gần đây
mới nổi
trong việc giải quyết các vấn đề quan trọng của nền kinh tế toàn cầu: khắc phục
khủng hoảng môi trường, các định chế toàn cầu (cuộc họp của G20 tháng 9/2009
tại Pitsburg Hoa Kỳ).
1.3.3. Những nhu cầu quốc phòng an ninh quốc gia
KHCN từ lâu đã là một cơ sở thiết yếu để xây dựng tiềm lực vật chất cho
an ninh, quốc phòng trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ 2, trong

những năm chiến tranh lạnh. Sau chiến tranh lạnh, vai trò cơ sở thiết yếu này của
nó càng trở nên quan trọng hơn nhiều do tác động của cuộc cách mạng KHCN
mới mà cách mạng công nghệ thông in truyền thông là then chốt. Hầu như tất cả
các quốc
gia hàng đầu thế giới đều tiến hành đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật của
lĩnh vực quân sự, các thủ đoạn thực hiện chiến tranh, cố gắng khai thác các thành
tựu KHCN ưu tiên cho mục tiêu kinh tế nhưng cũng tìm cách phục vụ thích hợp

- 14 -
cho nhu cầu quân sự và an ninh. Chiến lược công nghệ chủ quyền của Mỹ đã
được đề cập ở trên, chiến lược xây dựng tiềm lực khoa học kỹ thuật của Nga, của
Trung quốc, của Tây Âu… là những minh chứng điển hình.
1.4. Những yêu cầu của nền kinh tế rất hiện đại đã hình thành
1.4.1. Chuyển đổi mô hình phát triển
Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay nền sản xuất hiện đại ngày
càng dựa trên nền tảng tiến bộ khoa học kỹ thuật không ngừng, đặc biệt là kể từ
những năm 1970 trở đi, khi hầu như tất cả các nước đều chuyển đổi từ mô hình
phát triển theo chiều rộng là chính sang mô hình phát triển theo chiều sâu là
chính và từ những năm 1990trở đi chính mô hình phát triển theo chiều sâu này
lại chuyển sang mô hình phát triển kinh tế tri thức đang triển khai ngày càng sâu
rộng hơn. Hoa Kỳ là nước tiên phong trong xu hướng chuyển đổi này và nhờ vậy
đã đạt được những thành tựu quan trọng khiến cho ta có thể khẳng định được
nền sản xuất hiện đại của Hoa kỳ cũng như toàn bộ nền kinh tế Hoa kỳ đã đặt
trên đường ray KHCN hiện đại. KHCN và sản xuất gắn liền với nha
u thành một
thể thống nhất, vừa là điều kiện tiền đề tất yếu vừa là cái thể hiện thực tế của
nhau. Những phương hướng chủ yếu của những thay đổi kết cấu và xu thế nâng
cao hiệu quả trong nền kinh tế Mỹ trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20 và vẫn
tiếp diễn ở trình độ cao hơn trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21 đồng thời vẫn có
ảnh hưởng ngày càng mạnh đối với nhịp độ phát triển cũng như chất lượng tăng

trưởng kinh tế là một minh chứng cụ thể.
1.4.2. Phải có KHCN tiên tiến mới đảm bảo vị trí có lợi trong cạnh tranh quốc tế
Như ở trên (1.3.2) đã cho thấy cạnh tranh rất gay gắt trên nhiều cấp độ ở
trong nước và trên qui mô toàn cầu, vốn nước ngoài trở thành một nguồn lực
tăng trưởng lớn của Mỹ, sự phục thuộc của Mỹ vào nguồn lực nước ngoài rất
lớn. Đẩy mạnh hoạt động R&D và hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới

- 15 -
là một trong những biện pháp cơ bản hoá giải những mặt rắc rối do tác động có
thể có của tình trạng này.
1.5. Mỹ đã có cơ sở cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao
Cung cấp nguồn nhân lục chất lượng cao đã được đảm bảo vững chắc ở Mỹ
cho việc thực hiện R&D và áp dụng thực tế rộng rãi và có kết quả những thành
tựu của nó.
Ở Mỹ ngay từ những năm 1950 và 1960 những cơ sở lý luận và thực tiễn
cho việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao với tư cách là vốn con người
(human capital) đã được xây dựng và đưa vào áp dụng. Vốn người được xem

tổng thể những tri thức, thói quen, trình độ tinh thông nghề nghiệp và khả năng
thể lực sẵn sàng cho lao động (tức là trạng thái sức khoẻ và toàn bộ những hình
thức động viên). Từ giữa thế kỷ 20 trở đi đầu tư vào giáo dục và đạo tạo cán bộ
và chỉ tiêu cho bảo vệ sức khoẻ đã được xem là chi phí tất yếu của quá trình sản
xuất xã hội và là đầu tư quan trọng nhất cho sự phát triển tương lai.
1.5.1. Sự phát triển của giáo dục và đào tạo
Mỹ là nước đi tiên phong trong lĩnh vực này. Ngay từ đầu thế kỷ 20 giáo
dục trung học công lập không phải trả tiền (đã bắt đầu được thực hiện từ đầu thế
kỷ 19) và mạng lưới các trường đại học cao đẳng công và tư đã được thiết lập.
Nguồn giáo dục chính quy, hệ thống các trường dạy nghề công đào tạo và đào
tạo lại, trong đó c
ó thanh niên và người thất nghiệp đã được xây dựng, việc đào

tạo cán bộ trong khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là trong những công ty lớn
phát triển nhanh trong thế kỷ 20.
1.5.1.1. Nguồn tài chính khổng lồ chi cho giáo dục
Chi tiêu của nhà nước (cấp liên bang, các bang và địa phương) và của tư
nhân cho giáo dục (không kể chi đào tạo những người lớn tuổi / đào tạo nghề
tách khỏi sản xuất) chỉ trong 2 thập kỷ cuối thế kỷ 20 đã tăng 70% và năm 2007

- 16 -
lên đến 972 tỷ (trên 7,2%GDP). Nếu kể cả đào tạo những người lớn tuổi trong
khuôn khổ nhiều chương trình khác nhau, kể cả các chương trình đào tạo và đào
tạo lại (cho những người thất nghiệp và đào tạo tại nơi làm việc) thì tổng số chi
cho giáo dục của Mỹ lên tới trên dưới 1100 tỷ đô la/năm (gần 8% GDP) [32, tr.
149, 131].
1.5.1.2. Đội ngũ cán bộ giáo dục đông đảo và được đào tạo tốt, vừa đào tạo nguồn
nhân lực vừa tiến hành R&D
Năm 2007 Mỹ có 3,5 triệu giáo viên trung học, 1,3 triệu giáo viên đại học
cao đẳng (720 ngàn trong các trường quốc lập 290 ngàn trong các trường tư).
Ngoài ra còn có trên 1 triệu người làm công tác liên quan đến giảng dạy gồm các
chuyên gia giáo dục trong các công ty công nghiệp, trong lĩnh vực quân sự, các
nhà tư vấn và giáo viên ở các viện bảo tàng, các thư viện và đông đảo những
người làm công tác quarn trị trong hệ thống giáo dục.
1.5.1.3. Các trường đại học cao đẳng là một trong những khâu trung tâm và
quan trọng nhất của nền giáo dục Mỹ
Năm 2005 ở Mỹ có 4.300 trường đại học cao đẳng trong đó có 1.800 là công lập
và 2.450 ngàn tư thục, đặc biệt là 235 trường đại học nghiên cứu (công và tư).
Những trường đại học nghiên cứu là hạt nhân của hệ thống giáo dục đại học cao
đẳng của Mỹ. Chúng là những trung tâm chủ yếu tiến hành nghiên cứu khoa học
cơ bản và đào tạo chuyên gia và các cán bộ khoa học trình độ cao và các cán bộ
khoa học trình độ cao đào tạo 2,8 triệu sinh viê
n (chiếm 19% tổng số), chúng sử

dụng phần lớn chi của nhà nước cho nghiên cứu cơ bản và là những trường đại
học uy tín hàng đầu Mỹ và trên thế giới. Năm 2006 Mỹ đào tạo được 1,6 triệu cử
nhân (5% dân cư ở lứa tuổi đi học), 614 ngàn thạc sĩ (2%) và trên 55 ngàn tiến
sĩ (khoảng 2%) trong các lĩnh vực tri thức khác nhau [32, tr. 141–160].

- 17 -
1.5.1.4. Nền giáo dục Mỹ là một trong những nhân tố quyết định góp phần thay
đổi kết cấu kinh tế tiến bộ
Vì nó đã đào tạo được lực lượng lao động rất cơ động và có chất lượng cao
đáp ứng được những thay đổi ấy.
Nhờ vậy đến thế kỷ 21, 60% lao động ở Mỹ là lao động trí óc. Năm 2006
khoảng 86% dân cư trưởng thành của Mỹ ở lứa tuổi từ 25 trở lên tốt nghiệp giáo
dục trung học, 28% – tốt nghiệp đại học. Năm học tập trung bình của nhân khẩu
có khả năng lao động năm 2006 là 13 năm (cao hơn trình độ trung học). Nền
giáo dục Mỹ đã cung cấp 7,5 triệu người làm công tác KHCN ở những trình độ
khác nhau, chiếm 5,5% trong số 135,5 triệu người có khả năng lao động [32].
1.5.2. Chính sách nhập cư và phát triển KHCN
Chính sách nhập cư đóng vai trò đáng kể cho việc thu hút bổ sung lực
lượng làm lao động chất lượng cho công tác R&D của Mỹ.
Những người nhập cư có ảnh hưởng tích cực rõ rệt đối với nền kinh tế Mỹ.
Điều này thể hiện rõ trong lĩnh vực KHCN, giáo dục và bảo vệ sức khoẻ tức
những nơi Mỹ sẵn sàng đặc biệt thu hút nhiều chuyên gia trình độ cao của nước
ngoài. Đặc biệt người nhập cư chiếm từ 1/3 đến 1/2 số chuyên gia có trình độ
cao trong lĩnh vực KHCN và máy tính, toán học và sinh học, y học và một số
ngành hàm lượng khoa học cao. Hàng năm có tới 65 ngàn nhà khoa học kỹ sư và
các chuyên gia khác được cấp loại visa H–1B vào làm việc ở Mỹ trong thời hạn
6 năm. Từ 1901 đến 2005 một phần ba người được giải Nobel ở Mỹ trong lĩnh
vực y học và tâm lý học là những người nhập cư [
25].
1.6. Tầm quan trọng của chính sách KHCN

1.6.1. Nhận thức của xã hội và giới tinh hoa
Các giới xã hội và giới tinh hoa cầm quyền ở Mỹ đều đồng thuận với việc
nhà nước đảm nhận vai trò có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng tiềm lực
KHCN của đất nước vì tiến bộ kinh tế.

×