Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


DƯƠNG ANH TUẤN



ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG LÀO
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP




Chuyên ngành: Kinh tế Thế giới và QHKTQT
Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS HÀ VĂN HỘI




Hà Nội, 2012





MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THÚC ĐẨY
DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG LÀO 13
1.1. Lý luận chung về đầu tư ra nước ngoài 13
1.1.1. Khái niệm đầu tư ra nước ngoài 13
1.1.2. Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài: 13
1.2. Sự cần thiết, vai trò và tác động của FDI của Việt Nam sang Lào 17
1.2.1. Nhu cầu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 17
1.2.2. Nhu cầu đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào 22
1.2.3. Vai trò của đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào 23
1.2.4 Những yếu tố tác động tới FDI của Việt Nam sang Lào 26
1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc đầu tư vào Lào 43
1.4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan và Trung Quốc trong việc hỗ trợ các
doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào 43
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: 51
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM
SANG LÀO 54
2.1. Thực trạng dòng vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào: 54
2.1.1. Về quy mô đầu tư 58
2.1.2. Về tình hình đầu tư theo vùng 63
2.1.3. Về hình thức đầu tư 65
2.1.4. Về lĩnh vực đầu tư 68
2.2. Đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào: 73





2.2.1. Thành công 73
2.2.2. Một số hạn chế của việc đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào . 79
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA
VIỆT NAM SANG LÀO 86
3.1. Bối cảnh quốc tế tác động tới đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào86
3.2. Định hướng chiến lược quan hệ hợp tác đầu tư với Lào 95
3.2.1.Quan điểm về định hướng chiến lược trong đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài: 95
3.2.2. Quan điểm về quan hệ hợp tác đầu tư với Lào 98
3.3. Các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư trực tiếp của Việt Nam
sang Lào 101
3.3.1. Nhóm giải pháp về chiến lược và chính sách của nhà nước 101
3.3.2. Nhóm giải pháp xuất phát từ doanh nghiệp 111
KẾT LUẬN 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118






i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
CHỮ
VIẾT TẮT
DIỄN GIẢI

TIẾNG ANH
DIỄN GIẢI
TIẾNG VIỆT
1 ASEAN
Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
2 ACFTA
ASEAN - China Free
Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN – Trung Quốc
3 AFTA ASEAN Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN
4 ĐTRNN
Outward Foreign
Investment
Đầu tư ra nước ngoài
5 ĐTTTRNN
Outward Foreign Direct
Investment
Đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài
6 FDI Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước
ngoài
7 WTO World Trade Organization


Tổ chức thương mại thế
giới




ii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU


STT

Số hiệu Nội dung Trang

1 Bảng 1.1 Một số chỉ số kinh tế và dân số lào 28
2 Bảng 2.1
Vốn ĐTTTRNN của Việt Nam trong giai đoạn
từ 1989 – 2012
54
3 Bảng 2.2 ĐTTTRNN phân theo nước tiếp nhận đầu tư 56
4 Bảng 2.3 ĐTTTRNN phân theo ngành 57
5 Bảng 2.4
Tình hình đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang
Lào theo năm
60
6 Bảng 2.5
Một số lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Việt Nam tại
Lào (2000-2011)
68







iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT

Số hiệu Nội dung Trang

1 Hình 2.1
Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Việt Nam sang Lào
61
2 Hình 2.2
Vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Việt Nam sang Lào
61
3 Hình 2.3 Xét theo số dự án 63
4 Hình 2.4 Xét theo quy mô vốn 64
5 Hình 2.5 Xét theo tiêu chí số vốn dự án 65
6 Hình 2.6 Xét theo tiêu chí qui mô vốn 66




1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài dù còn mới mẻ đối với Việt
Nam nhưng từ lâu đã không còn xa lạ với các quốc gia phát triển trên thế giới.
Đây chính là một hướng đi mới, mang tính hấp dẫn cao đối với Việt Nam.
Mặc dù có không ít rủi ro, nhưng đó là một tiềm năng to lớn trong việc giúp
doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng vị thế của doanh nghiệp nói riêng và
hình ảnh của Việt Nam nói chung trên trường quốc tế. Thời gian vừa qua, các
dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam tuy vốn
không lớn nhưng bước đầu đã đem lại những hiệu quả nhất định. Trong xu thế
hội nhập sâu rộng, đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành
viên WTO, chắc chắn, số dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
sẽ không chỉ dừng lại ở ba con số. Do đó, cơ hội đẩy mạnh hoạt động sản
xuất, kinh doanh thông qua đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào thời điểm này
là rất lớn và rõ ràng đang có chiều hướng thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt
Nam.
Việt Nam và CHDCND Lào là hai quốc gia cùng năm trên bán đảo Đông
Dương, có chung đường biên giới và có mối quan hệ hữu nghị đặt biệt lâu
đời. Hiện nay, giữa hai nước có nhiều cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu vùng biên,
các vùng kinh tế cửa khẩu và Chính phủ hai nước đã ký kết nhiều Hiệp định
và thảo thuận hợp tác nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước Nhìn
chung, điều kiện địa lý tự nhiên và quan hệ hữu nghị giữa hai nước rất thuận
lợi cho việc hợp tác, phát triển kinh tế, thương mại và và đầu tư của hai nước.
CHDCND Lào hiện đang là quốc gia đứng đầu trong tổng số 55 quốc gia
và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam. Xét
theo giá trị đầu tư của các dự án đã được Chính phủ Lào cấp phép đầu tư, tính





2

đến năm 2011 Việt Nam đứng thứ 3 trong danh sách các quốc gia có đầu tư
trực tiếp vào Lào (sau Thái Lan và Trung Quốc) với tổng giá trị đầu tư đạt
3,31 tỉ USD và 195 dự án đã được Chính phủ Lào cấp phép. Đầu tư trực tiếp
của Việt Nam vào Lào đã được triển khai tại 16/17 tỉnh của Lào, tập trung
chủ yếu vào các lĩnh vực kinh tế xã hội trọng yếu, trong đó, năng lượng, khai
khoáng, nông - lâm nghiệp (trồng cây cao su), dịch vụ là những lĩnh vực thu
hút nhiều dự án cũng như vốn đầu tư.
Mặc dù đã có một số doanh nghiệp thành công bước đầu khi đầu tư trực
tiếp sang CHDCND Lào, tuy nhiên nhìn chung đại đa số doanh nghiệp vẫn
còn lúng túng trên nhiều phương diện để thực hiện các dự án đầu tư tại Lào.
Việc đầu tư vào Lào trong thời gian qua hiệu quả chưa cao, nhiều nhà đầu tư
chỉ muốn tranh thủ các mối quan hệ ở mọi cấp chính quyền, mọi cơ quan
chức năng để nhanh chóng xin, “chiếm chỗ dự án” để bán, chuyển nhượng
thu lợi trong ngắn hạn, điều này vô hình trung đã tạo ra sự cạnh tranh vô lối
giữa các nhà đầu tư Việt Nam với các nước và giữa các nhà đầu tư Việt Nam
với nhau. Tình hình đó đã làm cho hợp tác thương mại và đặc biệt là hoạt
động đầu tư của Việt Nam vào Lào thua kém các nước bạn, các dự án triển
khai chậm, thậm chí không hoặc không thể triển khai, không đem lại lợi ích
cho 2 nước, làm méo mó hình ảnh và giảm thấp niềm tin đối với các doanh
nghiệp Việt Nam trong con mắt chính quyền và nhân dân các bộ tộc Lào,
hoàn toàn không tương xứng với quan hệ hợp tác đặc biệt Việt Nam – Lào.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do việc triển khai các hoạt động đầu
tư vào Lào thiếu tổ chức, thiếu định hướng, tự phát từ các doanh nghiệp,
nhiều doanh nghiệp Việt Nam không đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm quản
lý để triển khai dự án Một số nhà đầu tư chưa chú trọng đến việc nghiên cứu
để nắm được đầy đủ các qui định, luật pháp, cập nhật các thay đổi trong chính
sách của Lào cũng như tình hình kinh tế, xã hội của Lào để có các điều chỉnh





3

kịp thời… Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ, định hướng cho các hoạt động đầu tư
của doanh nghiệp còn rời rạc, thiếu liên kết. Các kiến nghị của doanh nghiệp
đôi khi chưa chuyển được tới các cơ quan đầu mối cần thiết để tổ chức xử lý
một cách kịp thời và ít có thông tin phản hồi lại cho doanh nghiệp.
Trong định hướng chiến lược phát triển quan hệ hợp tác kinh tế giữa
Việt Nam và Lào, vấn đề thúc đẩy, tăng cường hoạt động đầu tư của các
Doanh nghiệp Việt Nam vào Lào là lĩnh vực hợp tác trọng tâm giữa hai nước
trong giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu đưa Việt Nam vươn lên đứng đầu
các quốc gia đầu tư trực tiếp vào Lào. Theo đó, tổng giá trị đầu tư của các
doanh nghiệp Việt Nam vào Lào đạt mức 5 tỷ USD vào năm 2015 và 10 tỷ
USD vào năm 2020. Như vậy, Việt Nam cần phải làm gì trong giai đoạn hiện
nay và sắp tới để nâng cao thế và lực cho mình, làm như thế nào để có thể
nắm bắt và biến cơ hội thành hành động hiệu quả. Ngay lúc này, nhu cầu thực
tiễn đòi hỏi phải có định hướng chiến lược rõ ràng về đầu tư trực tiếp của Việt
Nam sang Lào với những giải pháp thích hợp, nhằm góp phần thúc đẩy hoạt
động này từng bước phát triển và đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong bối cảnh
đó, các vấn đề đặt ra đối với hoạt động đầu tư sang Lào của Việt Nam là:
 Động lực nào thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước
ngoài?
 Thực trạng đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào như thế
nào?
 Những thuận lợi và khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu
tư sang Lào? Việt Nam cần xây dựng một định hướng chiến lược như thế
nào để thúc đẩy hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Lào?

Việc chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào: thực trạng và
giải pháp” cũng chính là nhằm để trả lời những câu hỏi đó.




4

2. Tình hình nghiên cứu
Về giáo trình đầu tư quốc tế có quyển sách “Đầu tư quốc tế” của PGS.
TS. Phùng Xuân Nhạ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2007. Nội dung chính của quyển giáo trình là: Bản chất, đặc điểm
và các hình thức của đầu tư quốc tế, môi trường, chính sách, biện pháp thu hút
đầu tư nước ngoài, động thái phát triển của đầu tư quốc tế và tác động của đầu
tư nước ngoài đối với sự phát triển của nước chủ nhà.
Ở Việt Nam từ trước đến nay hầu như rất ít sách chuyên khảo về lĩnh
vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Cuốn sách “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt
Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài” của PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Học
viện Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, 2006 đề cập đến các nội
dung chính là: Hệ thống hóa lý luận về việc đầu tư ra nước ngoài của doanh
nghiệp các nước đang phát triển; Đồng thời, xem xét, giới thiệu và đánh giá
các chính sách của Việt Nam, các kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu
vực đối với lĩnh vực khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; Sách cũng
đã xem xét, đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, cố gắng đưa ra những giải pháp thiết
thực nhằm thúc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các
doanh nghiệp Việt Nam Tuy nhiên, những số liệu trong quyển sách này đã
cũ. Mặt khác, cuốn sách được xuất bản từ năm 2006 – thời điểm trước khi
Việt Nam gia nhập WTO nên một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu đã phần nào lạc

hậu, không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay.
Về đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào, tính đến thời điểm hiện nay
chỉ có 02 quyển sách: (1) Cuốn “Khuyến khích đầu tư thương mại vào các
khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, Nhà xuất




5

bản Thống kê, 2000 cung cấp thông tin về tình hình trao đổi thương mại tại
các khu cửa khẩu của Việt Nam với Trung Quốc, với Lào và với Campuchia;
Đưa ra một số mô hình phát triển khu kinh tế cửa khẩu và vấn đề xây dựng dự
án phát triển kinh tế-xã hội khu vực cửa nhằm tăng cường thu hút đầu tư và
thương mại; Vấn đề phát triển giao thông hành lang Đông-Tây trong tiểu
vùng Mêkông. Ngoài ra cuốn sách còn đăng tải các văn bản pháp luật về
khuyến khích đầu tư-thương mại vào các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam, quy
chế về chợ biên giới, quá cảnh hàng hóa (2) Cuốn “Hệ thống văn bản pháp
quy đầu tư vào Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” của tập thể tác giả Hội Phát
triển Hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia, Nhà xuất bản Thống kê,
2008 đề cập đến các vấn đề: Giới thiệu văn bản hướng dẫn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào; Văn bản thoả thuận hợp tác
giữa Việt Nam và Lào về khuyến khích, bảo hộ đầu tư, về các vấn đề liên
quan đến thuế ; Văn bản hướng dẫn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt
Nam.
Về đề tài nghiên cứu, tác giả Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2010), Chiến lược
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tập
trung nghiên cứu tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các
doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có chú trọng nghiên cứu thể chế chính sách

tác động đến hoạt động này để xây dựng chiến lược phát triển. Số liệu thứ cấp
được thu thập từ năm 1989 (năm bắt đầu có dự án đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài) đến hết tháng 7 năm 2008 ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích sâu sắc
thực trạng tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
trong thời gian qua, tác giả đã nghiên cứu xây dựng các quan điểm đẩy mạnh
hoạt động này, đồng thời dự báo về khả năng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của Việt Nam trong quá trình hội nhập; từ đó, đề xuất hệ thống giải pháp




6

(nhóm giải pháp về chiến lược, chính sách của nhà nước và nhóm giải pháp
xuất phát từ doanh nghiệp) để đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của Việt Nam. Đề tài này, theo hiểu biết của tác giả, là một công trình
nghiên cứu toàn diện đầu tiên, mà cũng là duy nhất tính tới thời điểm hiện nay
của các nhà nghiên cứu người Việt Nam, về chiến lược đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ở phạm vi hẹp hơn, GS. TS. Võ Thanh Thu và TS. Ngô Thị Ngọc Huyền
(2009), bài viết Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam, Tạp chí Phát triển Kinh tế số 225, tháng 7 năm 2009 đã đề
cập đến một số vấn đề như: nhận thức về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của
các doanh nghiệp Việt Nam, đánh giá kết quả hoạt động đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn từ năm 1989 đến cuối
tháng 12/2008, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và
hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước
ngoài.
Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có đề tài Luận án Tiến sỹ nào của tác
giả người Việt Nam nghiên cứu một cách toàn diện về đầu tư trực tiếp của

Việt Nam sang Lào. Tuy nhiên ở chiều ngược lại, đã có một số nghiên cứu
sinh người Lào tại Việt Nam làm Luận án Tiến sỹ kinh tế về vấn đề thu hút
đầu tư trực tiếp vào Lào: các tác giả Vilayvong BOUDDAKHAM (2010),
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hoà dân
chủ nhân dân Lào, Luận án Tiến sỹ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc
gia Hồ Chí Minh; tác giả Phonesay VILAYSACK (2010), Thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Luận án Tiến sỹ, Đại
học Kinh tế Quốc dân, tập trung phân tích thực trạng đầu tư nước ngoài trong
phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, từ đó đề xuất




7

giải pháp tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước Lào trong thời gian tới.
Đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào mặc dù chưa được nghiên cứu
toàn diện như đã nêu ở trên, tuy nhiên vấn đề này cũng đã được đề cập đến
như một bài nghiên cứu chuyên khảo, hoặc là một phần trong một số công
trình, đề tài nghiên cứu, dưới dạng là một đề tài nghiên cứu khoa học hoặc
một đề án ứng dụng. Trong đề tài NCKH cấp Đại học Quốc gia “Phát triển
hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Lào và Campuchia trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế” do PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên – Phó Chủ nhiệm Khoa
Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia
Hà Nội chủ trì (đang trong giai đoạn triển khai) tập trung nghiên cứu cơ sở lý
luận và thực tiễn, phân tích thực trạng và kết quả trong thời gian qua về hợp
tác kinh tế giữa Việt Nam với Lào và Campuchia; những nhân tố tác động
mới trong quá trình hợp tác, kiến nghị các giải pháp và chính sách nhằm đẩy
mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới, trong đó có đề

cập đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào. Bài viết
“Thương mại và đầu tư trong tam giác phát triển kinh tế Việt Nam – Lào -
Campuchia” của tác giả Nguyễn Văn Hà đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông
Nam Á, 2009 - Số 11 - Tr. 17-24: Phân tích thực trạng các hoạt động thương
mại và đầu tư tại khu vực tam giác Việt Nam- Lào- Campuchia trong những
năm vừa qua. Nêu ra các chính sách thu hút đầu tư vào các tỉnh trong khu vực
tam giác gồm 3 tỉnh ở Đông Bắc - Campuchia, 3 tỉnh ở Nam - Lào và 4 tỉnh ở
Tây Nguyên - Việt Nam. Tổ chức các hội nghị, diễn đàn đẩy mạnh hợp tác,
xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Trình bày cụ thể tình
hình, hoạt động đầu tư trong khu vực. Đồng thời xem xét, đánh giá sự phát
triển của thương mại với các chính sách phát triển thương mại của chính phủ
ba nước và một số chính sách riêng của các tỉnh. Hợp tác xây dựng cơ sở hạ




8

tầng cho phát triển thương mại và quan hệ thương mại giữa ba nước, kim
ngạch xuất nhập khẩu giữa ba nước đều tăng. Bài viết “Bước ngoặt trong đầu
tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vào Lào” của tác giả Khăm Phăn Chia
A đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2009 - Số 10 - Tr. 43-48: Khái
quát tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Việt Nam trong những
năm từ 1991 đến nay được chia làm 3 giai đoạn: 1991-1995; 1996-2000;
2001-2007. Nêu lên một số triển vọng thu hút đầu tư trực tiếp từ Việt Nam
vào Lào. Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Việt Nam vào Lào trong thời gian tới như: xây dựng
chiến lược tổng thể thu hút nguồn vốn đầu tư; cải thiện môi trường đầu tư của
chính phủ; đổi mới công tác xúc tiến đầu tư.
Ở cấp độ doanh nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – một

trong số những doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên có hoạt động đầu tư trực tiếp
sang Lào bằng việc góp vốn thành lập Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt tại
Viêng Chăn, Lào năm 1999, đồng thời đang đóng vai trò ngày càng quan
trọng trong hoạt động tài trợ vốn, cung cấp các dịch vụ ngân hàng phục vụ
cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào – trong năm 2010 đã thực
hiện xây dựng đề án “Đề xuất định hướng chiến lược xúc tiến thương mại,
đầu tư vào Lào”, trong đó đề cập đến môi trường đầu tư ở Lào, tình hình hoạt
động đầu tư của Việt Nam vào Lào (quy mô đầu tư, cơ cấu đầu tư theo lĩnh
vực, những thuận lợi và khó khăn, tồn tại), trên cơ sở đó đề xuất những định
hướng chiến lược và kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao
hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào.
Ở phạm vi hoạt động đầu tư tại một ngành, lĩnh vực cụ thể, Tạp chí Đầu
tư nước ngoài (FIR) và Viện Tư vấn phát triển (CODE) trong thời gian qua đã
tiến hành cuộc khảo sát và nghiên cứu về “Tình hình đầu tư phát triển cây cao
su của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào”, hoàn thành tháng 12/2008.




9

Đây là một phần của Dự án Nghiên cứu tổng thể về sự phát triển của cây cao
su ở Lào trong Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) do Viện Nghiên cứu Kinh tế
Quốc gia Lào và IUCN Lào điều phối thực hiện.
Kết quả tìm hiểu, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, tất
cả các nghiên cứu đã công bố nói trên chỉ là những lát cắt từ nhiều góc độ về
hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào, chúng chưa phải là một
nghiên cứu toàn diện về một bức tranh toàn cảnh đầu tư trực tiếp của Việt
Nam sang Lào, để đi đến xây dựng định hướng chiến lược và các giải pháp
tổng thể, đồng bộ nhằm đẩy mạnh hoạt động này. Điều này, cùng với tính cấp

thiết của vấn đề nghiên cứu như đã trình bày ở phần đầu, càng thôi thúc tác
giả chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp đẩy mạnh đầu tư trực
tiếp của Việt Nam sang Lào.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp
của Việt Nam sang Lào, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động
này, đồng thời dự báo về khả năng đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào
trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, Đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
(1) Làm rõ vai trò và lợi ích của việc đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
nói chung và sang Lào nói riêng;
(2) Phân tích những yếu tố của môi trường đầu tư nhằm chỉ rõ những
thuận lợi và khó khăn đối với đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào;




10
(3) Phân tích, đánh giá thực trạng dòng vốn đầu tư trực tiếp của Việt
Nam sang Lào trong thời gian qua, từ đó chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân;
(4) Xây dựng định hướng chiến lược và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh
đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp của
các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào, trong đó có chú trọng nghiên cứu thể
chế chính sách tác động đến hoạt động này để xây dựng định hướng chiến

lược phát triển.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam sang Lào
được nghiên cứu mang tính tổng quát, không phân tích chi tiết từng ngành cụ
thể. Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2000 (năm đánh dấu cột mốc hai
nước đã ký kết các Hiệp định Hợp tác Chiến lược về kinh tế, văn hóa, khoa
học kỹ thuật 10 năm, 5 năm và hàng năm để theo dõi và thúc đẩy hợp tác toàn
diện giữa hai nước trong thời kỳ mới, trong đó có: Bản thỏa thuận Chiến lược
hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam -
Lào giai đoạn 2001 - 2010; Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ
thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào thời kỳ 2001 – 2005,…) đến nay.
Các thông tin và dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra một
doanh nghiệp tại Việt Nam có hoạt động đầu tư sang Lào.




11
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai các vấn đề đặt ra, luận văn đã sử dụng đan xen
các phương pháp nghiên cứu sau:
- Luận văn vận dụng phương pháp luận về chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong quá trình nghiên cứu mối quan hệ hợp tác
kinh tế, văn hóa, xã hội giữa hai nước Việt Nam và Lào.
- Phương pháp phân tích thống kê và tổng hợp: từ việc thu thập những số
liệu, dữ liệu về hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào cũng như
thông tin về định hướng chiến lược và các chính sách có liên quan của Việt
Nam và Lào để phân tích nhằm đưa ra những kiến giải.
- Phương pháp so sánh: Đối tượng nghiên cứu là hoạt động đầu tư trực

tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào đặt trong sự tương quan của
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế; việc so sánh, đối chiếu dòng vốn đầu tư trực tiếp của Việt
Nam vào Lào với các quốc gia khác có hoạt động đầu tư trực tiếp vào Lào về
các khía cạnh: quy mô đầu tư, cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực để rút ra
những kiến giải và hướng đi đúng trong việc xây dựng định hướng chiến lược
về đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào.
- Bên cạnh đó, Luận văn có kế thừa và phát triển kết quả của các công
trình nghiên cứu trước đây.
5.2. Tư liệu và thông tin để nghiên cứu
- Thông tin thứ cấp: Thu thập từ Cục Đầu tư nước ngoài và Hội phát
triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Tổng cục Thống kê, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại sứ quán Lào tại Việt




12
Nam, báo chí, tạp chí chuyên ngành, internet và thông tin của các tổ chức
nghiên cứu liên quan.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Một là, luận giải sự cần thiết của việc đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài nói chung và sang Lào nói riêng;
Hai là, trình bày một bức tranh toàn cảnh đầu tư trực tiếp của Việt Nam
sang Lào trong hơn 10 năm qua (2000-2010);
Ba là, chỉ ra những hạn chế thuộc về chính sách, pháp luật, công tác
quản lý nhà nước; và những khó khăn từ phía doanh nghiệp trong việc triển
khai FDI sang Lào;
Bốn là, đề xuất hệ thống giải pháp (nhóm giải pháp về chiến lược, chính
sách của nhà nước và nhóm giải pháp xuất phát từ doanh nghiệp) để đẩy

mạnh và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào trong thời
gian tới.
7. Bố cục luận văn
Kết cấu chính của luận văn gồm 3 chương. Ngoài ra còn có bảng thuật
ngữ viết tắt, danh mục bảng, danh mục biểu đồ, phần mở đầu và kết luận, tài
liệu tham khảo. Cụ thể như sau:
 Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thúc đẩy dòng vốn đầu tư
trực tiếp của Việt Nam sang Lào
 Chương 2. Thực trạng đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào
 Chương 3. Các giải pháp đẩy mạnh đầu tư trực tiếp của Việt Nam
sang Lào




13
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THÚC ĐẨY DÒNG
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG LÀO
1.1. Lý luận chung về đầu tư ra nước ngoài
1.1.1. Khái niệm đầu tư ra nước ngoài
Đầu tư quốc tế là quá trình dịch chuyển vốn, tài sản từ quốc gia này sang quốc
gia khác để các nhà đầu tư tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh – dịch vụ
với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định.
Thực tiễn pháp lý phân loại đầu tư quốc tế thành hai loại là đầu tư từ nước
ngoài và đầu tư ra nước ngoài [11, tr.28-36].
Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2005 quy định “Đầu tư ra nước ngoài là việc
nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền mặt và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam
ra nước ngoài để tiến hành đầu tư” [13].
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) của Việt Nam hiện nay được quy

định tại chương VIII Luật đầu tư năm 2005; Nghị định số 78/2006/NĐ-CP
quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; Nghị định 121/2007/NĐ-CP của
Chính phủ về việc quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động
dầu khí và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2009/NĐ-CP.
1.1.2. Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.2.1. Các lý thuyết kinh tế vĩ mô
Các lý thuyết kinh tế vĩ mô về đầu tư nước ngoài giải thích và dự đoán
hiện tượng đầu tư nước ngoài dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh của cá yếu
tố: vốn, lao động, công nghệ giữa các nước, đặt biệt là giữa các nước phát
triển và các nước đang phát triển.
Lý thuyết HO (Heckscher và Ohlin, 1933), Richard S. Eckaus (1987):




14
- Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ở phạm vi toàn cầu nhờ vào sử dụng có
hiệu quả vốn đầu tư là nguyên nhân dẫn đến đầu tư nước ngoài;
- Nước đầu tư thường có hiệu quả sử dụng vốn thấp (thừa vốn), trong khi
đó nước nhận đầu tư thường có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn (thiếu vốn);
- Chênh lệch hiệu quả đã dẫn đến dòng vốn đầu tư giữa các nước (thừa
vốn và thiếu vốn).
Năm 1960 Mac. Dougall đã đề xuất một mô hình lý thuyết, phát triển từ
những lý thuyết chuẩn của Hescher Ohlin - Samuaelson về sự vận động vốn.
Ông cho rằng luồng vốn đầu tư sẽ chuyển từ nước lãi suất thấp sang nước có
lãi suất cao cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng (lãi suất hai nước bằng
nhau). Sau đầu tư, cả hai nước trên đều thu được lợi nhuận và làm cho sản
lượng chung của thế giới tăng lên so với trước khi đầu tư [11, tr.50-55].
Lý thuyết này được các nhà kinh tế thừa nhận những năm 1950 dường
như phù hợp với lý thuyết. Nhưng sau đó, tình hình trở nên thiếu ổn định, tỷ

suất đầu tư của Mỹ giảm đi đến mức thấp hơn tỷ suất trong nước, nhưng FDI
của Mỹ ra nước ngoài vẫn tăng liên tục. Mô hình trên không giải thích được
hiện tượng vì sao một số nước đồng thời có dòng vốn chảy vào, có dòng vốn
chảy ra; không đưa ra được sự giải thích đầy đủ về FDI. Do vậy, lý thuyết lợi
nhuận cận biên chỉ có thể được coi là bước khởi đầu hữu hiệu để nghiên cứu
FDI.
1.1.2.2. Các lý thuyết kinh tế vi mô
Nhóm lý thuyết này hầu hết đều tìm cách giải thích câu hỏi: tại sao các
công ty lại đầu tư ra nước ngoài? Nguyên nhân hình thành các công ty xuyên
quốc gia và tác động của chúng đối với những nước nhận đầu tư, đặc biệt là
các nước đang phát triển.




15
 Lý thuyết chiết trung:
Lý thuyết này phát biểu rằng, các công ty sẽ thực hiện đầu tư ra nước
ngoài khi hội tụ đủ ba lợi thế. Đó là lợi thế về địa điểm, lợi thế về sỡ hữu và
lợi thế về nội hóa. Lợi thế về địa điểm là lợi thế có được do việc hoạt động
kinh doanh tại một địa điểm nhất định với những đặc thù riêng, nó có thế gắn
liền với sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên, sự sẵn có của nguồn lao động
với giá rẻ và lành nghề… Lợi thế về sở hữu là lợi thế có được khi có cơ hội
tham gia sở hữu một số tài sản đặc biệt nhất định như nhãn hiệu sản phẩm,
bản quyền công nghệ hoặc cơ hội quản lý. Lợi thế nội hóa là lợi thế đạt được
do việc nội hóa hoạt động sản xuất thay vì chuyển nó đến thị trường kém hiệu
quả hơn.
 Lý thuyết chu kỳ sản phẩm (Vernon, 1966):
Lý thuyết chu kỳ sản phẩm do nhà kinh tế học Vernon đề xuất vào năm
1966. Theo lý thuyết này thì bất kỳ một công nghệ sản phẩm mới nào đều tiến

triển theo 3 giai đoạn: (1) Giai đoạn phát minh và giới thiệu; (2) Giai đoạn
phát triển qui trình và đi tới chín muồi; (3) Giai đoạn chín muồi hay được tiêu
chuẩn hoá. Trong mỗi giai đoạn này các nền kinh tế khác nhau có lợi thế so
sánh trong việc sản xuất những thành phần khác nhau của sản phẩm. Quá
trình phát triển kinh tế, nó được chuyển dịch từ nền kinh tế này sang nền kinh
tế khác.
Giả thuyết chu kỳ sản xuất giải thích sự tập trung công nghiệp hoá ở các
nước phát triển, đưa ra một lý luận về việc hợp nhất thương mại quốc tế và
đầu tư quốc tế giải thích sự gia tăng xuất khẩu hàng công nghiệp ở các nưóc
công nghiệp hoá. Tuy nhiên, lý thuyết này chỉ còn quan trọng đối với việc
giải thích FDI của các công ty nhỏ vào các nước đang phát triển.




16
 Lý thuyết về mô hình “đàn nhạn” của Akamatsu
Mô hình “đàn nhạn” của sự phát triển công nghiệp được Akamatsu đưa
ra vào những năm 1961 -1962. Akamatsu chia quá trình phát triển thành 3
giai đoạn: (1) sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ cho nhu
cầu trong nước; (2) sản phẩm trong nước tăng lên để thay thế cho nhập khẩu;
sản xuất để xuất khẩu, FDI sẽ thực hiện ở giai đoạn cuối để đối mặt với sự
thay đổi về lợi thế tương đối [11, 56-65].
Ozawa là người tiếp theo nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và mô hình
“đàn nhạn”. Theo ông, một ngành công nghiệp của nước đang phát triển có
lợi thế tương đối về lao động, sẽ thu hút FDI vào để khai thác lợi thế này. Tuy
nhiên sau đó tiền lương lao động của ngành này dần dần tăng lên do lao động
của địa phương đã khai thác hết và FDI vào sẽ giảm đi. Khi đó các công ty
trong nước đầu tư ra nước ngoài (nơi có lao động rẻ hơn) để khai thác lợi thế
tương đối của nước này. Đó là quá trình liên tục của FDI. Mô hình đã chỉ ra

quá trình đuổi kịp của các nước đang phát triển: khi một nước đuổi kịp ở nấc
thang cuối cùng của một ngành công nghiệp từ kinh tế thấp sang kỹ thuật cao
thì tỷ lệ FDI ra sẽ lớn hơn tỷ lệ FDI vào. Một quốc gia đứng đầu trong đàn
nhạn, đến một thời điểm nhất định sẽ trở nên lạc hậu và nước khác sẽ thay thế
vị trí đó.
Đóng góp đáng kể của mô hình này là sự tiếp cận “động” với FDI trong
một thời gian dài, gắn với xu hướng và quá trình của sự phát triển, có thể áp
dụng để trả lời câu hỏi: vì sao các công ty thực hiện FDI, đưa ra gợi ý đối với
sự khác nhau về lợi thế so sánh tương đối giữa các nước dẫn đến sự khác
nhau về luồng vào FDI.




17
1.2. Sự cần thiết, vai trò và các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp của
Việt Nam sang Lào
1.2.1. Nhu cầu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Đầu tư nước ngoài, mà trước hết là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là nhu
cầu phát của mọi nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng.
Điều đó đã được chứng minh rõ nét từ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của các quốc gia phát triển và nó cũng không kém phần quan trọng ở
các quốc gia đang phát triển, chỉ có điều là chúng xảy ra ở các thời điểm khác
nhau do quá trình tích luỹ về lượng và chất rất khác nhau giữa các quốc gia
này [17, tr.31-37].
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một xu hướng tất yếu khi mà các nền kinh
tế hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
không chỉ có các nước phát triển đóng vai trò là chủ đầu tư mà trong những
giai đoạn gần đây đã có sự tham gia của các nước đang phát triển vào hoạt
động này. Lợi ích của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các

nước đang phát triển được thể hiện:
Thứ nhất, đầu tư ra nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài nói riêng giúp cho các doanh nghiệp của các nước đang phát triển làm
quen và thích nghi dần với thị trường khu vực và thị trường thế giới. Đặc biệt,
với các doanh nghiệp Việt Nam trước hết là thực hiện cam kết tự do hoá
thương mại với ASEAN và sau đó là gia nhập và thực hiện cam kết tự do hoá
thương mại với WTO. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mà các doanh nghiệp
Việt Nam đã và đang thực hiện không những góp phần thúc đẩy hoạt động
đầu tư trực tiếp ra ngoài của Việt Nam một cách tốt nhất, mà còn giúp cho
doanh nghiệp thấy rằng thị trường thế giới không quá khó để xâm nhập và tìm
kiếm nguồn lợi nhuận. Điều này vô cùng quan trọng, góp phần tạo ra sự tự tin
cho các doanh nghiệp trong nước không những trong hoạt động đầu tư trực




18
tiếp ra nước ngoài mà còn sẵn sàng đón nhận việc thực hiện cam kết tự do hoá
thương mại và đầu tư với các quốc gia ASEAN. Tự tin vào chính mình là
nguyên nhân quan trọng giúp các doanh nghiệp thành công. Bên cạnh đó, nó
cũng giúp các doanh nghiệp đã và đang thực hiện đầu tư thích nghi với thị
trường thế giới và việc tự do hoá thương mại khi Việt Nam thực hiện các cam
kết với các Tổ chức thương mại thế giới. Đồng thời, trong quá trình đầu tư
các doanh nghiệp cũng thu được nhiều kinh nghiệm và bài học hơn trong lĩnh
vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng như việc hoạt động trong nền kinh tế
thế giời, từ đó có thể tạo ra động lực và niềm tự tin cho các doanh nghiệp
trong nước cùng nhau đoàn kết để mang lại chiến thắng cho cuộc cạnh tranh
ngay trên sân nhà. Đây là lĩnh vực chứa đựng nhiều khó khăn thử thách, song
cũng là một cơ hội rất lớn nếu các doanh nghiệp biết nắm bắt để tạo ra khả
năng mới cho nền kinh tế. Trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

không còn thời gian để các doanh nghiệp chần chừ, ngay từ bây giờ các doanh
nghiệp Việt Nam phải vào cuộc một cách khẩn trương thì mới kịp với trào lưu
chung của thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng và điều kiện
để tiến hành công việc đó.
Thứ hai, trong thời đại bùng nổ khoa học và CNTT thì đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài là một trong những phương pháp ít tốm kém nhất mà các
doanh nghiệp các nước đang phát triển có thể áp dụng để tiếp cận với KHCN
cao, đồng thời học hỏi những ứng dụng trong CNTT, một trong những lĩnh
vực là chìa khoá then chốt nhất cho sự phát triển và thành công. Ngày nay,
KHCN & CNTT đang biến đổi và phát triển từng giây, từng phút, những ứng
dụng của chúng có vai trò vô cũng quan trọng đối với nền kinh tế và trong
hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. KHCN & CNTT đã và đang trở thành
công cụ nóng cho phát triển đất nước về mọi mặt (đặc biệt là trong lĩnh vực
kinh tế), nếu biết cách sử dụng đúng đắn. Khi thực hiện đầu tư trực tiếp ra




19
nước ngoài, ở các nước tiên tiến có KHCN & CNTT phát triển cao như Mỹ,
Anh… Việt Nam có cơ hội được tiếp cận trực tiếp với những thực tế ứng
dụng KHCN & CNTT ở các nước này vừa giúp những doanh nghiệp của các
nước đang phát triển tìm kiếm lợi nhuận hữu hình; đồng thời khai thác những
lợi nhuận vô hình, mà đôi khi số lợi nhuận vô hình làm cho số lợi nhuận mà
doanh nghiệp kiếm được lớn hơn rất nhiều lần so với những gì mà chúng ta
nghĩ. Hơn nữa, các doanh nghiệp này có thể đem những tiến bộ khoa học
công nghệ cao và những ứng dụng của CNTT hiện đại mà trong nước chưa có
điều kiện triển khai để đầu tư ra nước ngoài, tạo những sản phẩm mới, thị
trường mới có sức cạnh tranh cao tại các nước phát triển. Đây cũng là phương
pháp đi trước đón đầu rất hiệu quả và đáng được quan tâm khuyến khích.

Thứ ba, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp tìm kiếm và tận dung được
các nguồn lực ở nước ngoài một cách có hiệu quả hơn ở trong nước, xây
dựng được thị trường cung cấp đầu vào ổn định với giá cả hợp lý. Nguồn lực
và khả năng khai thác các nguồn lực này tại mỗi quốc gia là khác nhau. Do
vậy, mới dẫn đến tình trạng có những nơi “thừa” tương đối và “thiếu” tương
đối các nguồn lực. Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, mỗi nhà quản lý đều
phải luôn tìm cách tối thiểu chi phí và tối đa lợi nhuận nên họ cố gắng sử
dụng các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
là một giải pháp.
Thứ tư, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp mở rộng thị trường xuất
khẩu. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một cách để các doanh nghiệp Việt
Nam xâm nhập vào thị trường nước ngoài. Thâm nhập thị trường theo cách
này sẽ giúp người tiêu dùng nước sở tại làm quen với sản phẩm của Việt
Nam, do vậy góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm, thúc đẩy
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

×