ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THU HẰNG
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA
TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM: TÁC ĐỘNG
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Chuyên ngành: Kinh tế Thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 07
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. CHU ĐỨC DŨNG
Hà Nội – 2012
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN
ĐẾN DÒNG FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM 10
1.1. Cơ sở lý luận của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) 10
1.1.1. Khái niệm FDI 10
1.1.2. Phân loại FDI 11
1.1.3. Các lý thuyết về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. 13
1.1.4. Tác động của FDI đến nƣớc nhận đầu tƣ 14
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc thu hút FDI 19
1.2.1. Xu hƣớng hội nhập quốc tế thúc đẩy FDI 19
1.2.2. Vị thế mới của Trung Quốc trên bản đồ dòng ra FDI của thế giới . 21
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG, ĐẶC ĐIỂM DÒNG FDI CỦA TRUNG
QUỐC VÀO VIỆT NAM 36
2.1. Giai đoạn 1991-2000 36
2.1.1. Tốc độ vốn đầu tƣ tăng nhƣng không có chuyển biến lớn 36
2.1.2. Qui mô dự án nhỏ và tăng chậm 36
2.1.3. Cơ cấu đầu tƣ theo ngành 38
2.1.4. Về hình thức đầu tƣ 38
2.1.5. Về địa bàn đầu tƣ 39
2.2. Giai đoạn từ 2001 đến nay 40
2.2.1. Tốc độ đầu tƣ và số lƣợng dự án tăng đều đặn 41
2.2.2. Qui mô trung bình một dự án tăng đáng kể 43
2.2.3. Có chuyển hƣớng mạnh trong lĩnh vực đầu tƣ 44
2.2.4. Cơ cấu FDI theo vùng đƣợc mở rộng đáng kể 47
2.2.5. Hình thức đầu tƣ có sự thay đổi nhất định 50
2.3. Đánh giá FDI của Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2000-2011 52
2.3.1. Về phía Trung Quốc 52
2.3.2. Về phía Việt nam 53
2.3.3. Đặc điểm của FDI Trung Quốc vào Việt Nam 53
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN FDI CỦA
TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM 56
3.1. Những tác động tích cực 56
3.1.1. Bổ sung nguồn vốn, góp phần vào tăng trƣởng kinh tế Việt Nam . 56
3.1.2. Tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trƣờng quốc tế 57
3.1.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH - HĐH 59
3.1.4. Bổ sung nguồn cho Ngân sách nhà nƣớc. 61
3.1.5. Cải thiện cán cân thƣơng mại và cán cân thanh toán 62
3.1.6. Tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực 62
3.2. Một số vấn đề tồn tại 63
3.2.1. Lƣợng FDI chƣa thực sự tƣơng xứng với tiềm năng 64
3.2.2. Dòng FDI chƣa phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và vùng 67
3.2.3. Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ 68
3.2.4. Tranh chấp lao động ở một số doanh nghiệp FDI Trung Quốc. 69
3.2.5. Vấn đề việc làm của lao động trong nƣớc 70
3.2.6. Vấn đề liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp 70
3.2.7. Vấn đề chuyển giá 71
3.2.8. Vấn đề chính trị, an ninh 71
CHƢƠNG 4: TRIỂN VỌNG FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GỢI Ý 72
4.1. Cơ hội và thách thức của quan hệ đầu tƣ giữa hai nƣớc Trung-Việt 72
4.1.1. Cơ hội 72
4.1.2. Thách thức 80
4.2. Triển vọng nguồn vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam 85
4.3. Định hƣớng thu hút dòng vốn FDI của Trung Quốc 86
4.4. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua thu hút FDI của Trung Quốc 88
4.4.1. Nhóm giải pháp chung 88
4.4.2. Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách 88
4.4.3. Nhóm giải pháp về quy hoạch 90
4.4.4. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tƣ 90
4.4.5. .Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng 92
4.4.6. Nhóm giải pháp về lao động, tiền lƣơng 93
4.4.7. Nhóm giải pháp về cải cách hành chính 93
4.4.8. Một số giải pháp khác 94
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 104
i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Từ viết tắt
Nguyên nghĩa
1
ACFTA
Hiệp định về hợp tác kinh tế và thành lập khu vực mậu
dịch tự do ASEAN- Trung Quốc
2
ADB
Ngân hàng Phát triển Châu Á
3
APEC
Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng
4
BRICS
Nhóm các nền kinh tế mới nổi
5
BTA
Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam- Hoa Kỳ
6
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
7
ĐTNN
Đầu tƣ nƣớc ngoài
8
ĐTTTNN
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
9
Eurozone
Khu vực đồng tiền chung Châu Âu
10
FDI
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
11
FIE
Công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
12
FPI
Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài
13
GMS
Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Kông mở rộng
14
HNKTQT
Hội nhập Kinh tế quốc tế
15
IMF
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
16
KCN-KCX-
KCNC
Khu công nghiệp - Khu chế xuất - Khu công nghệ cao
17
KHCN
Khoa học - Công nghệ
18
KTQT
Kinh tế quốc tế
ii
19
KTTĐ
Kinh tế trọng điểm
20
KTTG
Kinh tế Thế giới
21
M&A
Mua lại và sáp nhập
22
NDT
Nhân dân tệ
23
NHNN
Ngân hàng Nhà nƣớc
24
ODA
Viện trợ phát triển
25
ODI
Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài
26
OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
27
R& D
Nghiên cứu và phát triển
28
Sinopec
Tập đoàn Dầu khí & hóa chất quốc gia Trung Quốc
29
TCF
Hàng dệt may, quần áo và giày dép
30
TNC
Công ty xuyên quốc gia
31
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
32
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
33
UNCTAD
Hội nghị LHQ về Thƣơng mại và Phát triển
34
USAID
Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ
35
VNCI
Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam
36
WB
Ngân hàng Thế Giới
37
WTO
Tổ chức Thƣơng mại Thế Giới
38
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
39
XTĐT
Xúc tiến đầu tƣ
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
STT
S. hiệu
Tên bảng
Trang
1
Bảng 2.1
Đầu tƣ của Trung Quốc vào Việt Nam trong
những năm 1990
37
2
Bảng 2.2
Cơ cấu FDI theo ngành của Trung Quốc tại
Việt Nam năm 2010
46
3
Bảng 2.3
10 dịa phƣơng thu hút FDI nhiều nhất tại Việt
nam
49
4
Bảng 2.4
FDI tại các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc
(Tính đến 3/2010)
50
5
Bảng 2.5
Cơ cấu vốn FDI của Trung Quốc vào Việt
Nam theo hình thức đầu tƣ (Năm 2009)
51
6
Bảng 2.6
Cơ cấu vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam
theo hình thức đầu tƣ năm 2010
51
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam chính thức ban hành luật khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài từ
năm 1987. Trong 25 năm qua, có thể nói hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài (FDI) vào Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh
tế của nƣớc ta. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội luôn chiếm
gần 30%. Các doanh nghiệp FDI đóng góp vào lớn vào tăng trƣởng GDP của
đất nƣớc, tạo ra khoảng 40% giá trị sản lƣợng công nghiệp, kim ngạch xuất
khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, hiện chiếm khoảng 55% tổng kim ngạch
xuất khẩu cả nƣớc (kể cả dầu thô), tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nƣớc.
Bên cạnh đó, FDI đã góp phần quan trọng hình thành nhiều ngành kinh tế
mới, tạo ra nhiều việc làm, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nƣớc ta theo
hƣớng hiện đại hoá, thúc đẩy tính cạnh tranh trong nƣớc…
Nền kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều vấn đề gay gắt: tình
trạng lạm phát cao, thâm hụt ngân sách lớn và hoạt động của hệ thống ngân
hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro Trong những năm tới, nền kinh tế nƣớc ta vừa
phải đối mặt với các hậu quả của khủng hoảng tài chính và suy giảm tốc độ
tăng trƣởng kinh tế toàn cầu, vừa bắt đầu tái cơ cấu kinh tế theo mô hình tăng
trƣởng mới. Trong bối cảnh đó, FDI tiếp tục là nguồn vốn quốc tế quan trọng
nhất đối với Việt Nam, khi viện trợ phát triển (ODA) đang có xu hƣớng giảm,
khi đầu tƣ gián tiếp khá bấp bênh. Vì vậy, chính sách nƣớc ta cần đƣa ra
những thông điệp rõ ràng về định hƣớng thu hút FDI từ các nƣớc trên thế
giới.
Năm 2009, Trung Quốc đã vƣợt Đức, đứng thứ 2 thế giới về ngoại
thƣơng. Năm 2010, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế
giới. Hiện nay, Trung Quốc đứng thứ 5 thế giới về đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Đến
2
2020, Trung Quốc có nhiều khả năng trở thành nhà đầu tƣ dẫn đầu thế giới.
Trung Quốc là một nƣớc lớn trên thế giới và là một nƣớc có ảnh hƣởng quan
trong ở châu Á.
Trung Quốc và Việt Nam lại là những nƣớc láng giềng, không những
gần gũi về địa lý, lại đã từng có mối quan hệ hữu nghị hợp tác lâu dài. Giữa
Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều điểm tƣơng đồng nhƣ: cùng là những
nƣớc chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp cũ
sang cơ chế thị trƣờng, cùng là những nƣớc kiên trì định hƣớng XHCN, và có
nhiều điểm tƣơng đồng về lịch sử, văn hóa, xã hội. Trong điều kiện đó, Việt
Nam và Trung Quốc có nhiều khả năng thuận lợi để trở thành những đối tác
chiến lƣợc lâu dài.
Tuy nhiên, FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam cho đến nay chƣa tƣơng
xứng với tiềm năng của hai bên, chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng FDI
vào Việt Nam. Xét từ lợi ích của Việt Nam, FDI từ Trung Quốc cũng đang
nảy sinh một số vấn đề cần khắc phục.
Trƣớc tình hình đó, để thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của mình trong thời kỳ mới, Việt Nam cần tận dụng cơ hội thu hút FDI
của Trung Quốc, đồng thời có đối sách thích hợp nhằm hạn chế các tác động
bất lợi từ FDI của Trung Quốc. Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Đầu
tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam: Tác động và một số vấn đề đặt ra”.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, mặc dù luồng ra của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài từ Trung
Quốc đang tăng lên nhanh chóng và trở thành hiện tƣợng gây chú ý với giới
học giả, nhƣng số lƣợng các nghiên cứu về lĩnh vực này vẫn chƣa nhiều. Càng
có ít nghiên cứu liên quan trực tiếp đến chủ đề “ Đầu tƣ trực tiếp của Trung
Quốc tại Việt Nam: Tác động và một số vấn đề đặt ra”.
3
Các nghiên cứu ở nước ngoài:
Vấn đề đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc đã dành đƣơc sự quan
tâm đáng kể ở các tổ chức quốc tế nhƣ WB, ADB và đƣợc thực hiện ở nhiều
Viện nghiên cứu lớn của các quốc gia nhƣ: Viện nghiên cứu Chiến lƣợc Luân
Đôn, Viện nghiên cứu kinh tế thế giới Kiel (CHLB Đức), Viện nghiên cứu
Kinh tế và Chính trị thế giới Trung Quốc Bên cạnh đó, còn có nhiều công
trình của các học giả nổi tiếng nghiên cứu về đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung
Quốc nhƣ Robert Taylor, Antkiewicz, Whalley, Yevgeniya Korniyenko,
Toshiaki Sakatsume, Caihua Zhu, Lina Lian, Dylan Sutherland, Jian Chen,
Edward M. Graham
Lina Lian, năm 2011, trong công trình nghiên cứu của mình “Overview
of Outward FDI Flows of China” (Tổng quan về dòng FDI ra nƣớc ngoài của
Trung Quốc), đã nghiên cứu khá sâu sắc về các động lực của hoạt động FDI
ra nƣớc ngoài của Trung Quốc. Các động lực đó là: sự chiếm lĩnh tài nguyên
thiên nhiên và một số tài sản chiến lƣợc khác nhƣ công nghệ, thƣơng hiệu, mở
rộng thị trƣờng và thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hoá quan hệ đầu tƣ, bành
trƣớng và gây ảnh hƣởng về mặt ngoại giao và chính trị…
Robert Taylor (2007), với công trình nghiên cứu Globalization
Strategies of Chinese Companies (Các chiến lƣợc toàn cầu hóa của các công
ty Trung Quốc), đã nghiên cứu về các hình thức mà các công ty Trung Quốc
thực hiện đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Đó là các hình thức nhƣ: công ty 100% vốn
nƣớc ngoài, công ty liên doanh và công ty cổ phần hay hình thức Hợp đồng
hợp tác kinh doanh. Tác giả cũng phân tích xu hƣớng tiến triển của các hình
thức này: từ công ty liên doanh là chủ yếu đến công ty 100% vốn nƣớc ngoài
là chủ yếu.
Về tác động của hoạt động FDI từ các doanh nghiệp Trung Quốc, nghiên
cứu nổi bật nhất là của hai tác giả Yevgeniya Korniyenko và Toshiaki
4
Sakatsume, trong tác phẩm Chinese investment in the transition countries
(Đầu tƣ của Trung Quốc vào các nền kinh tế quá độ), công bố năm 2009.
Nghiên cứu này nêu bật những tác động tích cực cũng nhƣ tiêu cực của FDI
Trung Quốc đến các nƣớc chuyển đổi. Nghiên cứu này cũng thảo luận ba vấn
đề chính sách nảy sinh từ hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) của các
doanh nghiệp này. Nó bao gồm (i) hỗ trợ tài chính của chính phủ cho các
thƣơng vụ M&A; (ii) tính minh bạch trong hoạt động thu mua lại; và (iii) các
lo ngại về chính sách của chính phủ các nƣớc sở tại đối với hoạt động mua lại
và sát nhập.
Shujie Yaoa, Dylan Sutherlanda và Jian Chen, trong bài báo China’s
Outward FDI and Resource-Seeking Strategy (FDI ra nƣớc ngoài của Trung
Quốc và chiến lƣợc tìm kiếm nguồn lực), công bố năm 2010, đã đi sâu phân
tích cơn khát năng lƣợng của Trung Quốc và việc đẩy mạnh chính sách săn
lùng nguồn tài nguyên thiên nhiên củaTrung Quốc ở bên ngoài trong hiện tại
và cả trong tƣơng lai. Tác giả cho rằng cơ sở của chính sách săn lùng nguồn
tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc là do sự phát triển kinh tế quá nóng
của Trung Quốc trong những năm gần đây, và sự nghèo nàn cũng nhƣ thiếu
hụt trầm trọng trong cơ cấu tài nguyên chiến lƣợc của Trung Quốc.
Các nghiên cứu trong nước:
Trong khi số lƣợng các nghiên cứu về luồng FDI đầu tƣ ra nƣớc ngoài
của Trung Quốc là tƣơng đối nhiều và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục gia tăng cùng
với thực tế bùng nổ luồng vốn FDI từ Trung Quốc đổ ra thế giới, thì còn khá
ít các nghiên cứu hệ thống về luồng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kim Bảo “Đại hội 16 với vấn đề kiên trì thực
hiện mục tiêu “thu hút nguồn vào” và “mở rộng nguồn ra”. Nâng cao toàn
diên mức độ mở cửa đối ngoại” (2003) đã trình bày sự phát triển của chính
sách “đi ra ngoài” của Trung Quốc” từ ý tƣởng đến một chính sách hoàn
5
chỉnh. Đặc biệt, tác giả đã luận giải những điều kiện để thực hiện chính sách
“đi ra ngoài”: đó là xây dựng qui hoạch, thay đổi cơ chế chính sách, phải tạo
lập đƣợc những doanh nghiệp đầu tầu trong nƣớc và có sức cạnh tranh cao
trên thị trƣờng quốc tế.
Tác giả Lê Tuấn Thanh, trong bài viết “Đặc điểm của đầu tư Trung
Quốc vào Việt nam từ khi bình thường hoá quan hệ đến nay” (2006) đã trình
bày một cách khái quát các mặt của FDI Trung Quốc tại Việt Nam từ 1991-
2007 nhƣ: tốc độ tăng vốn, qui mô tăng vốn, số dự án, hình thức đầu tƣ, địa
bàn đầu tƣ, ngành đầu tƣ… Trong đó, tác giả có đƣa ra những nhận xét về tác
động tích cực cũng nhƣ những mặt còn tồn tại của FDI Trung Quốc tại Việt
Nam. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra triển vọng tốt đẹp của quan hệ đầu tƣ giữa hai
nƣớc trong những năm sắp tới.
Nghiên cứu của tác giả Phạm Thái Quốc, "Thực trạng và chính sách
đầu tư nước ngoài của Trung Quốc và Ấn Độ - Nghiên cứu so sánh", năm
2007, đã trình bày rất rõ chính sách đầu tƣ nƣớc ngoài của Trung Quốc những
năm gần đây cũng nhƣ cơ sở của chính sách này.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phƣơng Hoa “Đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Trung Quốc tại Việt Nam trong 10 năm qua”, năm 2010, tác giả đã trình
bày những động thái mới trong đầu tƣ của Trung Quốc vào Việt Nam giai
đoạn mới 2001- 2010, trong đó nêu bật những thay đổi quan trọng về tốc độ
và qui mô vốn, cơ cấu đầu tƣ theo ngành, vùng… Bên cạnh đó, tác giả còn
phân tích những cơ sở chính trị - pháp lý của quan hệ đầu tƣ giữa hai nƣớc, đó
là các Hiệp định kinh tế, Hiệp định thƣơng mại, Hiệp định đầu tƣ đƣợc ký kết
giữa hai nƣớc từ trƣớc đến nay.
Nghiên cứu của hai tác giả Hoàng Xuân Hoà và Trần thị Thanh Nga
“Đầu tư ra nước ngoài-chính sách phát triển mới của Trung Quốc” (2006) đã
phân tích khá sâu sắc về chiến lƣợc “đi ra ngoài” của Trung Quốc với sự đi
6
sâu làm rõ những cơ sở khách quan và chủ quan của chiến lƣợc này: đó là
khát vọng mở rộng thị trƣờng của các nhà đầu tƣ Trung Quốc, ý đồ chiếm lĩnh
các nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới nhằm phục vụ nền kinh tế phát
triển nóng ở trong nƣớc, mong muốn chuyển dịch một số ngành và cơ sở sản
xuất đã bão hoà ra bên ngoài, trốn thuế và tránh một số rào cản thƣơng mại
đầu tƣ ở trong nƣớc… Đồng thời, các tác giả này cũng nêu bật một số đặc
điểm của FDI Trung Quốc ra bên ngoài nhƣ: địa bàn đầu tƣ, hình thức đầu tƣ,
ngành đầu tƣ…
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về FDI
của Trung Quốc ra nƣớc ngoài là những tài liệu đáng quí. Những nghiên cứu
này tƣơng đối phong phú và đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Thứ nhất,
các nghiên cứu trƣớc đây đã nêu rõ đƣợc bối cảnh và sự cần thiết khách quan
của chính sách “đi ra ngoài” của Trung Quốc” nói chung cũng nhƣ vào Việt
Nam nói riêng. Thứ hai, các công trình trƣớc đây cũng đã đề cập đến nhiều
khía cạnh trong nội dung thu hút FDI Trung Quốc vào Việt Nam nhƣ: mục
đích thu hút FDI, tốc độ thu hút FDI, qui mô thu hút FDI, lĩnh vực thu hút
FDI, địa bàn thu hút FDI, hình thức thu hút FDI Thứ ba, các công trình nói
trên cũng đã đề cập chủ yếu tới những tác động tích cực và một số mặt tiêu
cực của việc thu hút FDI Trung Quốc vào Việt Nam. Thứ tƣ, một số giải pháp
nhằm thúc đẩy FDI của Trung Quốc cũng đã đƣợc đƣa ra và phân tích.
Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu trên vẫn còn thiếu vắng các
vấn đề nhƣ: thứ nhất, các công trình nói trên chƣa đi sâu nghiên cứu những
đặc điểm đặc biệt của quan hệ đầu tƣ giữa hai nƣớc Việt - Trung, những tác
động của quan hệ chính trị, nhân tố chính phủ chi phối trong đầu tƣ của Trung
Quốc vào Việt Nam. Thứ hai, các công trình trƣớc đây chƣa đề cập sâu đến
những tác động tiêu cực của FDI Trung Quốc nói chung trên thế giới cũng
nhƣ ở Việt Nam. Thứ ba, về triển vọng của quan hệ đầu tƣ giữa hai nƣớc
7
trong những năm sắp tới, các công trình nghiên cứu trƣớc đây cũng chỉ đƣa ra
những dự báo màu hồng, mà ít chú ý đến tính chất hai mặt của quan hệ đầu tƣ
giữa hai nƣớc. Thứ tư, trong các nghiên cứu trƣớc đây, các tác giả chủ yếu chỉ
phân tích FDI của Trung Quốc vào Việt Nam, trong khi đó ít so sánh với FDI
của Trung Quốc vào các nƣớc khác, nhất là những nƣớc ASEAN.
Có thể nói, đây là khoảng trống trong nghiên cứu về hoạt động FDI của
Trung Quốc vào Việt Nam. Trong luận văn này, tác giả sẽ cố gắng khắc phục
những nhƣợc điểm của các công trình nghiên cứu đi trƣớc, đƣa ra một nghiên
cứu tƣơng đối khái quát và hệ thống về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
a. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án này là tìm hiểu động thái, đặc điểm của dòng FDI
từ Trung Quốc vào Việt Nam, từ đó đƣa ra một số giải pháp mang tính chất
gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy quan hệ đầu tƣ giữa Trung Quốc và Việt Nam
trong thời gian tới.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục tiêu, luận văn đã đặt ra cần hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn cho hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc
ngoài của Trung Quốc.
- Phân tích thực trạng tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Trung Quốc
vào Việt Nam
- Nghiên cứu tác động của dòng vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam, cả tác
động tích cực và tiêu cực
- Dự báo triển vọng đầu tƣ của trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới
(đến 2020)
- Đƣa ra một số định hƣớng và giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ đầu tƣ giữa
Trung Quốc và Việt Nam trong thời gian tới.
8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của
Trung Quốc tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Phạm vi không gian: tại các tỉnh thành thuộc lãnh thổ Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu hoạt động đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc
vào Việt Nam từ sau giai đoạn những năm 1990 của thế kỷ 20 đến nay,
nghiên cứu triển vọng trong tầm nhìn đến 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng các phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê,
logích-lịch sử, phƣơng pháp phân tích kinh tế quốc tế …
- Đề tài cố gắng sử dụng những nguồn số liệu đáng tin cậy nhƣ: những số
liệu công bố chính thức của Bộ kế hoạch và Đầu tƣ Việt Nam, Bộ thƣơng
mại Trung Quốc, số liệu của các Viện nghiên cứu lớn nhƣ Viện nghiên cứu
Kinh tế và Chính trị thế giới Trung Quốc, Viện nghiên cứu Kinh tế và
Chính trị thế giới Việt nam. Đề tài cũng cố gắng sử dụng các sách báo cũng
nhƣ các tài liệu của các tác giả nghiên cứu có tên tuổi trong và ngoài nƣớc.
6. Đóng góp mới
- Nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống và đánh giá nghiêm túc về thực
trạng đầu tƣ của Trung Quốc tại Việt Nam từ 1991 đến nay.
- Tổng hợp, phân tích và đƣa ra các quan điểm về một vấn đề đang nổi lên là
những mặt tồn tại và hạn chế của dòng FDI Trung Quốc vào Việt Nam. Lý
giải các nguyên nhân.
- Dự báo triển vọng hai mặt của FDI Trung Quốc vào Việt Nam
9
- Đƣa ra một số giải pháp tính chất khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy
quan hệ đầu tƣ giữa hai nƣớc Trung Quốc và Việt Nam trong thời gian tới.
7. Kết cấu và nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham
khảo, nội dung của lĩnh vực gồm có 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến dòng FDI
của Trung Quốc vào Việt Nam
Chƣơng 2: Thực trạng, đặc điểm dòng FDI của Trung Quốc vào Việt
Nam.
Chƣơng 3: Đánh giá tác động của nguồn vốn FDI của Trung Quốc vào
Việt Nam
Chƣơng 4: Triển vọng FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trong thời
gian tới và một số giải pháp gợi ý.
10
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN
DÒNG FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý luận của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1.1. Khái niệm FDI
Hiện nay, có nhiều định nghĩa về FDI. Theo Tổ chức Thƣơng mại Thế
giới (WTO): Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment, FDI)
xảy ra khi một nhà đầu tƣ từ một nƣớc (nƣớc chủ đầu tƣ) có đƣợc tài sản từ
một nƣớc khác (nƣớc thu hút đầu tƣ) cùng với quyền quản lý tài sản đó.
Phƣơng diện quản lý là tiêu chí để phân biệt FDI với các công cụ tài chính
khác. Trong phần lớn trƣờng hợp, các nhà đầu tƣ lẫn tài sản mà ngƣời đó
quản lý ở nƣớc ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trƣờng hợp đó, tổ
chức đầu tƣ thƣờng đƣợc gọi là “công ty mẹ” và các tài sản ở nƣớc ngoài nói
trên đƣợc gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF) lại có một định
nghĩa khác về FDI: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI là một công cuộc đầu tƣ
ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó, ngƣời đầu tƣ trực tiếp đạt đƣợc một phần
hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp trong một quốc gia khác.
Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới đƣợc công nhận
là FDI.
Còn Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) lại đƣa ra khái niệm:
Một doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp là một doanh nghiệp có tƣ cách pháp nhân
hoặc không có tƣ cách pháp nhân. Trong đó, nhà đầu tƣ trực tiếp sở hữu ít
nhất 10% cổ phiếu thƣờng hoặc có quyền biểu quyết và điểm mấu chốt của
đầu tƣ trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty.
11
Tại Việt Nam, theo Khoản 3, điều 2, chƣơng 11 Luật Đầu tƣ năm 2005
đƣa ra khái niệm: Đầu tƣ trực tiếp là hình thực đầu tƣ do nhà đầu tƣ bỏ vốn
vào đầu tƣ và tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ.
Tuy các định nghĩa có khác nhau về câu chữ nhƣng tựu chung đều nói về
một quan hệ kinh tế có yếu tố nƣớc ngoài, là hình thức đầu tƣ của cá nhân hay
công ty nƣớc này vào nƣớc khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh
doanh. Các cá nhân hay công ty nƣớc ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở
sản xuất kinh doanh đó.
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI đƣợc phân biệt với đầu tƣ gián tiếp nƣớc
ngoài, hay FPI (Foreign Portfolio Investment). FPI chỉ các hoạt động mua tài
sản tài chính nƣớc ngoài nhằm kiếm lời không kèm theo việc tham gia vào
các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp nhƣ trong hình thức đầu
tƣ trực tiếp FDI.
Trong hai hình thức đầu tƣ nêu trên thì đầu tƣ trực tiếp FDI đƣợc các quốc
gia tiếp nhận nguồn vốn ƣa thích hơn đầu tƣ gián tiếp FPI. Bởi lẽ, FDI bảo
đảm sự ổn định hơn về dòng đầu tƣ, kèm theo đó là các tác động đến chuyển
giao công nghệ, tri thức quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh của nƣớc nhận
đầu tƣ.
1.1.2. Phân loại FDI
Phân loại theo bản chất đầu tư
Đầu tƣ phƣơng tiện hoạt động hay đầu tƣ mới: Đầu tƣ phƣơng tiện hoạt
động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tƣ mua sắm và thiết lập các
phƣơng tiện kinh doanh mới ở nƣớc nhận đầu tƣ. Hình thức này làm tăng khối
lƣợng đầu tƣ. Đây là hình thức đầu tƣ rất đƣợc các nƣớc nhận đầu tƣ khuyến
khích.
Mua lại và sáp nhập (M&A): Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong
đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập với nhau
12
hoặc với một doanh nghiệp (có thể đang hoạt động ở nƣớc nhận đầu tƣ hay ở
nƣớc ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nƣớc nhận đầu tƣ. Hình
thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lƣợng đầu tƣ vào.
Phân theo tính chất dòng vốn
Vốn chứng khoán: Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái
phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nƣớc phát hành ở một mức đủ lớn
để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty.
Vốn tái đầu tƣ: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu hút
đƣợc từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tƣ thêm.
Phân theo động cơ của nhà đầu tƣ
Đầu tƣ tìm kiếm thị trƣờng: Đây là hình thức đầu tƣ nhằm mở rộng thị
trƣờng hoặc giữ thị trƣờng khỏi bị đối thủ cạnh tranh dành mất. Ngoài ra, hình
thức đầu tƣ này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nƣớc
tiếp nhận với các nƣớc và khu vực khác, lấy nƣớc tiếp nhận làm bàn đạp để
thâm nhập vào các thị trƣờng khu vực và toàn cầu.
Đầu tƣ tìm kiếm hiệm quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu
vào kinh doanh thấp ở nƣớc tiếp nhận nhƣ giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công
rẻ, giá các yếu tố sản xuất nhƣ điện, nƣớc, chi phí thông tin liên lạc, giao
thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ƣu đãi, …
Đầu tƣ tìm kiếm nguồn lực: Đây là dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài
nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nƣớc tiếp nhận, khai thác nguồn lao động
có thể kém về kỹ năng nhƣng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng
dồi dào, các tài sản trí tuệ của nƣớc tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này
còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lƣợc để khỏi lọt vào tay đối
thủ cạnh tranh.
13
1.1.3. Các lý thuyết về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
Lý luận về ưu thế độc quyền
Theo lý luận này, nguyên nhân mấu chốt của đầu tƣ quốc tế trực tiếp là do
các công ty xuyên quốc gia (TNC) có lợi thế độc quyền trong cạnh tranh quốc
tế. Những lợi thế bao gồm kỹ thuật tiên tiến, bản quyền, năng lực quản lý,
nhiều vốn, nắm đƣợc thị hiếu tiêu dùng, pháp luật, thể chế kinh doanh của
nƣớc chủ nhà, Thông qua việc chuyển dịch nội bộ, các công ty con thừa
hƣởng những lợi thế từ công ty mẹ, bù trừ những bất lợi gặp phải, từ đó giúp
các công ty xuyên quốc gia chiếm đƣợc lợi thế chung.
Lý thuyết chung về vòng đời sản phẩm:
Lý thuyết nổi tiếng với nhà kinh tế học Raymond Vernon, đề cập quy luật
phát triển có tính chu kỳ của sản phẩm. Tuổi thọ của sản phẩm quyết định các
doanh nghiệp phải đầu tƣ ra bên ngoài để kéo dài vòng đời đồng thời khai
thác thị trƣờng nƣớc ngoài. Theo R. Vernon, sự phát triển của sản phẩm chia
thành 4 giai đoạn: đổi mới, tăng trƣởng, bão hòa và suy thoái. Giai đoạn đổi
mới thƣờng diễn ra ở những nƣớc phát triển vì ở đó có điều kiện để nghiên
cứu và phát triển và có khả năng triển khai sản xuất lớn, đồng thời, cũng ở
những nƣớc này thì kỹ thuật tiên tiến với đặc trƣng sử dụng nhiều vốn mới đạt
hiệu quả cao. Do vậy, sản phẩm đƣợc sản xuất hàng loạt với giá thành hạ
nhanh chóng đƣa thị trƣờng tới mức bão hòa. Để tránh lâm vào suy thoái và
khai thác lợi thế theo quy mô thì doanh nghiệp phải mở rộng thị trƣờng tiêu
thụ ra bên ngoài. Nhƣng các hoạt động xuất khẩu thƣờng gặp trở ngại về hàng
rào thuế quan và chi phí vận chuyển. Vì thế các doanh nghiệp di chuyển cơ sở
sản xuất ra quốc tế.
Thuyết cấu thành hữu cơ của sản phẩm
Lý thuyết này cho rằng cạnh tranh thị trƣờng đang mở rộng, vấn đề sống
còn của các doanh nghiệp là phải tiếp tục phát triển ra bên ngoài để bảo vệ vị
14
trí của mình trên thị trƣờng. Cũng theo lý thuyết này, muốn duy trì năng lực
của đầu tƣ thì phải tiến hành đầu tƣ mới, nếu không thì thuận lợi của việc đầu
tƣ sẽ giảm. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đầu tƣ ra nƣớc ngoài với mục
đích nhằm ngăn ngừa đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh thị trƣờng.
Lý thuyết về phân tán rủi ro
Lý luận này gồm hai thuyết là đầu tƣ ra nƣớc ngoài để phân tán rủi ro và
thuyết đa dạng hóa sản phẩm để phân tán rủi ro.
Thuyết đầu tƣ ra nƣớc ngoài cho rằng các nhà đầu tƣ nên đa dạng hóa các dự
án đầu tƣ. Khi có biến động thì các dự án sẽ bù trừ cho nhau, phân tán rủi ro.
Thuyết đa dạng hóa sản phẩm cho rằng bằng việc đa dạng hóa hoạt động của
doanh nghiệp hay chính là làm cho các sản phẩm có sự khác nhau có thể phân
tán đƣợc rủi ro. Các doanh nghiệp có thể tiến hành khác biệt theo chiều ngang
tức là sản xuất cùng một sản phẩm ở các khu vực khác nhau hay khác biệt
theo chiều dọc, tức là sản xuất các mặt hàng khác nhau ở cùng một nơi.
Lý thuyết về lợi thế so sánh
Lý thuyết này cho rằng đầu tƣ quốc tế là hai bên cùng có lợi ngay cả khi
một trong hai nƣớc có hiệu suất tuyệt đối cao hơn hay thấp hơn so với các
nƣớc khác. Mỗi nƣớc đều có lợi thế so sánh nhất định. Lý luận này chỉ ra rằng
đầu tƣ quốc tế tạo điều kiện chuyên môn hóa và phan công lao động có hiệu
quả hơn so với việc chỉ dựa vào sản xuất trong nƣớc.
1.1.4. Tác động của FDI đến nƣớc nhận đầu tƣ
a. Các tác động tích cực.
Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
Trong các lý luận về tăng trƣởng kinh tế, nhân tố vốn luôn đƣợc đề cập.
Vốn đầu tƣ cho nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của các thành phần xã hội và
hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ. Một nền kinh tế muốn tăng trƣởng
15
nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa, vƣợt trên mức tiết kiệm trong nƣớc.
Khi đó, nền kinh tế cần tới nguồn vốn của nƣớc ngoài, trong đó có vốn FDI.
Càng ngày nguồn vốn này càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp
vốn cho tăng trƣởng của các nền kinh tế trên thế giới.
Chuyển giao công nghệ và bí quyết quản lý
Đây là một ƣu điểm của đầu tƣ trực tiếp so với đầu tƣ gián tiếp mà nhờ đó
các Chính phủ mong muốn lôi kéo FDI vào nƣớc mình. Thu hút FDI từ các
công ty xuyên quốc gia sẽ giúp một nƣớc có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí
quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua
nhiều năm, bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công
nghệ và bí quyết quản lý ra cả nƣớc thu hút đầu tƣ còn phụ thuộc nhiều vào
năng lực tiếp thu của đất nƣớc đó.
Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Khi thu hút FDI từ các công ty xuyên quốc gia, không chỉ doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ của công ty xuyên quốc gia mà ngay cả các doanh nghiệp khác
trong nƣớc có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình
phân công lao động khu vực toàn cầu. Chính vì vậy, nƣớc thu hút đầu tƣ sẽ có
cơ hội tham gia mạng lƣới sản xuất toàn cầu đẩy mạnh xuất khẩu.
Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện ở nƣớc
tiếp nhận để đạt đƣợc chi phí sản xuất thấp nên doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài sẽ thuê mƣớn nhiều lao động địa phƣơng. Thu nhập của một bộ
phận dân cƣ đƣợc cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trƣởng kinh tế của
địa phƣơng. Trong quá trình thuê mƣớn đó, các kỹ năng nghề nghiệp mới và
tiến bộ sẽ đƣợc doanh nghiệp đào tạo cho lao động ở nƣớc tiếp nhận. Điều
này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng tại nƣớc thu hút FDI. Không chỉ
16
lao động thông thƣờng mà các nhà chuyên môn địa phƣơng cũng có cơ hội
làm việc và đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ ở các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài.
Tăng nguồn thu ngân sách
Đối với nhiều nƣớc đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phƣơng, thuế
do các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nộp là nguồn thu ngân sách
quan trọng, đối với đại phƣơng cũng nhƣ trung ƣơng Chẳng hạn, ở Hải
Dƣơng riêng thuế thu từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50% số thu nội địa
trên địa bản tỉnh năm 2006.
b. Những tác động tiêu cực
Bên cạnh những lợi ích thu đƣợc từ việc tiếp nhận nguồn vốn FDI, thì việc
thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài có một số bất lợi mà các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ cần
nhận thấy:
Nguồn FDI chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia chi phối.
Vì vậy các nƣớc nhận đầu tƣ phải phụ thuộc vào vốn, công nghệ, thị
trƣờng và hệ thống mạng lƣới tiêu thụ của các nƣớc xuất khẩu tƣ bản. Nếu các
nƣớc nhận đầu tƣ chỉ biết dựa vào FDI mà không chú trọng đúng mức đến
việc khai thác các nguồn đầu tƣ khác từ nội lực của nền kinh tế thì nguy cơ lệ
thuộc và mất độc lập về kinh tế là khó tránh khỏi. Các công ty xuyên quốc gia
có thể dùng quyền lực kinh tế của mình gây ảnh hƣởng bất lợi đến tình hình
kinh tế xã hội của nƣớc chủ nhà.
Mục tiêu của bất kỳ nhà đầu tư nào cũng đều mong muốn thu hồi vốn
nhanh và có được nhiều lợi nhuận.
Có hai khuynh hƣớng thƣờng xảy ra: (1) Đƣa các thiết bị công nghệ hiện
đại vào nhằm thu hồi vốn và lợi nhuận nhanh mà không tính đến chất lƣợng
và số lƣợng lao động hiện có của nƣớc sở tại. Kết quả là mặc dù tăng vốn đầu
17
tƣ, mở rộng sản xuất, có thêm nhiều ngành nghề mới nhƣng ngƣời lao động
vẫn thiếu việc làm. Số lƣợng lao động dƣ thừa vẫn không đƣợc giải quyết. (2)
Tận dụng các thiết bị công nghệ đã cũ và lạc hậu chuyển giao các nƣớc tiếp
nhận đầu tƣ. Do máy móc thiết bị lạc hậu nên chi phí sản xuất lớn, giá thành
sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh thấp, nhóm các nƣớc dạng này khó có thể
đuổi kịp các nƣớc phát triển. Đó là chƣa tính đến các tác hại khác nhƣ ô
nhiễm môi trƣờng, không có điều kiện tiếp nhận khoa học công nghệ và đào
tạo nguồn nhân lực hiện đại,…
Tình trạng chuyển giá thông qua thủ thuật nâng giá chi phí đầu vào
Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thƣờng tính giá cao cho những nguyên vật liệu,
bán thành phẩm, máy móc và thiết bị mà họ nhập vào để thực hiện đầu tƣ.
Việc làm này mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tƣ nhƣ: giảm đƣợc thuế
TNDN, thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài… tăng lợi nhuận thực tế mà họ
kiếm đƣợc, sẽ làm hạn chế các nhà cạnh tranh sát nhập vào thị trƣờng. Ngƣợc
lại, điều này lại gây ra chi phí sản xuất cao ở các nƣớc chủ nhà và các nƣớc
chủ nhà phải mua hàng hóa do đầu tƣ nƣớc ngoài sản xuất với giá cao hơn.
Tác động tiêu cực lên cán cân thanh toán
Ảnh hƣởng của FDI đối với cán cân thanh toán là một vấn đề rất đƣợc chú
trọng. Thông thƣờng nhà nƣớc sở tại rất khó kiểm soát đƣợc giao dịch ngoại
thƣơng của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, bởi hầu hết các giao
dịch này là giao dịch trong nội bộ công ty của các tập đoàn tƣ bản xuyên quốc
gia. Nhờ giao dịch trong nội bộ, các công ty có vốn đầu tƣ có thể định giá các
sản phẩm do mình sản xuất ra hoặc các nguồn đầu tƣ theo mức giá có lợi nhất
cho họ nhằm để trốn thuế hoặc né tránh sự kiểm soát của Nhà nƣớc sở tại. Tác
động bất lợi của FDI lên cán cân thanh toán của nƣớc nhận đầu tƣ có thể dẫn
đến hai khía cạnh: là việc chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài, hoạt động này sẽ
đƣợc thể hiện là tài sản nợ trong tài khoản vãng lai; khía cạnh thứ hai là việc
18
nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị và hàng trung gian từ nƣớc
ngoài của các công ty xuyên quốc gia cũng tạo ra nợ trong tài khoản vãng lai.
Và những hoạt động này sẽ làm giảm những tác động tích cực của FDI lên
cán cân thanh toán của nƣớc chủ nhà.
Tác động tiêu cực và thôn tính lên các công ty nội địa
Bên cạnh ƣu thế về vốn, công nghệ hiện đại, thị trƣờng, trình độ quản lý,
mạng lƣới tiêu thụ sản phẩm,…các nƣớc xuất khẩu tƣ bản hoàn toàn có đủ
điều kiện để giành thế chủ động trong sản xuất kinh doanh ngay tại nƣớc tiếp
nhận đầu tƣ. Do đó bằng con đƣờng cạnh tranh hợp quy luật, các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoàn toàn có thể thôn tính các công ty nội
địa là một thực tế. Sự hùng mạnh của các công ty nƣớc ngoài có thể dẫn đến
sự tự triệt tiêu khỏi thị trƣờng của các công ty đầu tƣ trong nƣớc không đủ
khả năng cạnh tranh và không đủ sức để tồn tại trong một thời gian dài để rồi
bị thôn tính. Ngoài ra, còn cần phải xem xét đến mục đích thôn tính các công
ty của các đối tác đầu tƣ bản địa của các công ty xuyên quốc gia để có thể
giành đƣợc vị thế độc quyền, hoặc gần nhƣ độc quyền. Điều này sẽ làm giảm
lợi ích của FDI, đặc biệt ở các quốc gia còn theo đuổi chính sách bảo hộ các
ngành công nghiệp non trẻ, bởi vì nếu các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia vào
những ngành công nghiệp đƣợc xem là có tiềm năng nhƣng còn non trẻ, các
công ty bản địa sẽ khó có cơ hội phát triển.
Ngoài ra nước tiếp nhận nguồn vốn FDI có thể gặp một số bất lợi, hạn
chế khác
(1) Chi phí cho việc thu hút ĐTTTNN khá cao. Để thu hút ĐTTTNN,
nƣớc nhận đầu tƣ phải áp dụng một số ƣu đãi cho các nhà đầu tƣ nhƣ: giảm
thuế, miễn thuế trong một thời gian dài cho phần lớn các dự án ĐTNN, hoặc
ƣu đãi về tiền thuê đất, nhà xƣởng và một số dịch vụ trong nƣớc so với các
nhà đầu tƣ trong nƣớc hoặc trong một số lĩnh vực họ đƣợc nhà nƣớc bảo hộ