ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
QUÁCH XUÂN DŨNG
HỢP TÁC KINH TẾ TRONG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Hà Nội - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
*********
QUÁCH XUÂN DŨNG
HỢP TÁC KINH TẾ TRONG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: KTTG & QHKTQT
Mã số: 60 31 07
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN DUY DŨNG
Hà Nội - 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong bản luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn
Quách Xuân Dũng
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu. 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
3.1 Mục đích nghiên cứu 7
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp mới của luận văn 8
7. Bố cục của luận văn 8
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ NỘI DUNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP
TÁC PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM - LÀO - CAMPUCHIA 9
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế 9
1.1.1. Khái niệm về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế 9
1.1.2. Phân loại hợp tác và hội nhập quốc tế 10
1.1.3. Nguyên nhân hợp tác và hội nhập trong QHQT 12
1.2 Khía cạnh lý luận về hợp tác kinh tế và liên kết phát triển khu vực và tiểu
vùng. 12
1.2.1. Cơ sở của hợp tác và liên kết khu vực. 13
1.2.2. Các loại hình hợp tác tiểu khu vực. 17
1.3. Thực tiễn và bài học kinh nghiệm hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào -
Campuchia, các Tam giác tăng trưởng ở châu Á. 19
1.3.1. Thực tiễn hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia và các Tam giác
tăng trưởng ở châu Á. 19
1.3.2. Bài học kinh nghiệm trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia
và các Tam giác tăng trưởng ở châu Á. 25
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỢP TÁC KINH TẾ TRONG TAM GIÁC
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA 28
2.1. Khái quát đặc điểm và quá trình phát triển của khu vực Tam giác phát triển
Việt Nam - Lào - Campuchia. 28
2.1.1. Đặc điểm của khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
28
2.1.2. Quá trình phát triển của khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào -
Campuchia. 31
2.2. Thực trạng hợp tác kinh tế trong vùng Tam giác phát triển từ 1999 đến nay. 35
2.2.1. Thực trạng hợp tác kinh tế trong vùng Tam giác phát triển từ 1999 đến
2004. 35
2.2.2. Thực trạng hợp tác kinh tế trong vùng Tam giác phát triển từ 2004 đến
nay. 37
2.3. Đánh giá chung về kết quả, hạn chế và tác động của hợp tác kinh tế Tam giác
phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. 52
2.3.1. Kết quả của hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam - Lào -
Campuchia. 52
2.3.2. Hạn chế của hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam - Lào -
Campuchia. 58
2.3.3. Tác động của hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam - Lào -
Campuchia. 59
CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỢP
TÁC KINH TẾ TRONG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO -
CAMPUCHIA 63
3.1. Mục tiêu phát triển hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam - Lào -
Campuchia. 63
3.2. Định hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy hợp tác kinh tế Tam giác phát triển
Việt Nam - Lào - Campuchia. 65
3.2.1. Định hướng thúc đẩy hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam - Lào -
Campuchia. 65
3.2.2. Giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam - Lào -
Campuchia. 66
3.2.2.1. Nhóm Giải pháp vĩ mô. 66
3.2.2.2. Nhóm Giải pháp vi mô. 82
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1. ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
2. AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
3. ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
4. ASEM Hội nghị Á-Âu
5. BIM-EAGA Khu vực tăng trưởng Đông ASEAN
6. CLMV Campuchia, Lào, Myanma, Việt Nam
7. EU Liên minh châu Âu
8. FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
9. GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
10. GDP Tổng thu nhập quốc nội
11. GMS Tiểu vùng sông Mekong mở rộng
12. GT Tam giác phát triển
13. HDI Chỉ số phát triển con người
14. IMS-GT Tam giác phát triển Indonesia-Malaysia-Singapore
15. JICA Cơ quan hợp tác quốc tế hải ngoại Nhật Bản
16. MERCOSUR Khối thị trường chung Nam Mỹ
17. ODA Viện trợ phát triển chính thức
18. QHQT Quan hệ quốc tế
19. SOM Hội nghị các quan chức cấp cao
20. TBCN Tư bản chủ nghĩa
21. TGPT Tam giác phát triển
22. UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc
23. UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc
24. VLC Việt Nam, Lào, Campuchia
25. WB Ngân hàng thế giới
26. WTO Tổ chức thương mại thế giới
27. XHCN Xã hội chủ nghĩa
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
STT Số hiệu Tên bảng Trang
1.
Bảng 2.1
Tốc độ tăng trưởng GDP của bốn tỉnh Tây
Nguyên và Bình Phước
38
2.
Bảng 2.2
Cơ cấu kinh tế của bốn tỉnh Tây Nguyên
và Bình Phước 2007-2011
39
3.
Bảng 3.1 Dự kiến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
66
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh quốc tế mới hợp tác phát triển nói chung, kinh tế - xã hội nói
riêng giữa các nước đã trở nên hết sức cần thiết. Thực tế của Việt Nam trong hơn 20
năm đổi mới và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ điều đó. Không chỉ chú trọng đến hợp tác
với các nước phát triển mà chúng ta đã tăng cường mở rộng quan hệ với tất cả các
quốc gia, đặc biệt với 3 nước Đông Dương. Có thể nói 3 nước Việt Nam - Lào -
Campuchia cùng nằm trên bán đảo Đông Dương (Indochina) núi liền núi, sông liền
sông và vốn có sự gần gũi cố hữu về văn hoá, sự tương trợ lẫn nhau trên tất cả các
lĩnh vực. Hơn nữa, truyền thống hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau đã được thử thách và
tôi luyện qua các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc và kiến thiết hòa bình. Điều đó đã
đặt cơ sở vững chắc cho mối quan hệ hợp tác giữa ba nước, đặc biệt khi các quốc
gia này giành được độc lập và lựa chọn con đường phát triển và hội nhập với mục
tiêu nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, xây dựng đất nước phồn vinh. Đây
là cơ sở hết sức quan trọng để tiếp tục mở rộng hình thức hợp tác giữa ba nước,
trước đây, hiện nay cũng như trong tương lai. Song, vấn đề đặt ra là làm thế nào
phối hợp khai thác được thế mạnh của ba nước? Hình thức hoặc mô hình nào thích
hợp để cùng nhau hợp tác phát triển? Đây là bài toán luôn nhận được sự quan tâm
của lãnh đạo ba nước. Do vậy, sáng kiến tại cuộc gặp cấp cao giữa Thủ tướng ba
nước Việt Nam, Lào, Campuchia tổ chức ở Viên Chăn tháng 10/1999 của Thủ
tướng Campuchia Hunsen về thành lập Khu vực Tam giác phát triển đó nhận được
hưởng ứng tích cực của các nhà lãnh đạo Việt Nam và Lào. Hợp tác phát triển vùng
Tam giác phát triển được coi như sự lựa chọn cần thiết và có đầy đủ cơ sở để ba
nước hiện thực hoá các sáng kiến về phát triển vùng của mỗi nước, cũng như của cả
ba quốc gia, nhất là ở những vùng giàu tiềm năng, song đang gặp nhiều khó khăn.
Khu vực Tam giác phát triển là vùng đất khá đặc biệt có nhiều nét tương đồng về
đặc điểm tự nhiên văn hoá, và tài nguyên phong phú, đa dạng nhưng chưa được
khai thác và có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả ba nước về chính trị, kinh tế,
xã hội và môi trường sinh thái. Vì thế, mục đích của việc xây dựng Tam giác phát
2
triển là khai thác tiềm năng thế mạnh, các nguồn lực của mỗi nước trong khu vực
nhằm mục tiêu tăng trưỏng kinh tế nhanh và bền vững, rút ngắn khoảng cách phát
triển so với các vùng khác của mỗi nước, tạo động lực cho cả vùng và các khu vực
khác của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia là một khu vực biên giới
của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Phạm vi của Tam giác phát triển này lúc
đầu bao gồm 10 tỉnh, đó là Ratanakiri, Stung Treng, Mondulkiri ở miền Đông
Campuchia, Attapu, Salavan, Xekong ở miền Nam Lào, Kon Tum, Gia Lai, Đắk
Lắk và Đắk Nông ở Tây Nguyên Việt Nam. Sau đó, tại Hội nghị Ủy ban điều phối
chung 3 nước về Tam giác phát triển tại Đắk Lắk ngày 21-22 tháng 12 năm 2009, ba
nước nhất trí bổ sung tỉnh Bình Phước (Việt Nam), tỉnh Kratie (Campuchia) và tỉnh
Champasak (Lào) vào Tam giác phát triển. Hiện nay, Tam giác phát triển là một khu
vực gồm 13 tỉnh với tổng diện tích tự nhiên là 145.672km
2
, tổng dân số năm 2011
khoảng 6.548 nghìn người (mật độ dân số 45 người/km
2
), trong đó:
- Vùng các tỉnh thuộc Tây Nguyên của Việt Nam bao gồm Kon Tum, Gia
Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước với diện tích tự nhiên 51.740 km
2
, dân số
năm 2011 là 4.968 nghìn người, chiếm 35,5% diện tích tự nhiên và 75% dân số toàn
khu vực, mật độ dân số 45 người/km
2
.
- Vùng các tỉnh Đông bắc của Campuchia bao gồm tỉnh Mondulkiri, tỉnh
Rattanakiri, tỉnh Stung Treng và tỉnh Kratie với diện tích tự nhiên khoảng 47.246
km
2
, tổng dân số 471 nghìn người, chiếm 32,4% diện tích tự nhiên và 7,1% tổng
dân số toàn khu vực, mật độ dân số 10 người/km
2
.
- Vùng các tỉnh Nam Lào bao gồm tỉnh Attapư, tỉnh Saravan, tỉnh Sê Kông
và Champasak với diện tích tự nhiên khoảng 46.746 km
2
, dân số năm 2011 là 1.110
nghìn người, chiếm 32,2% diện tích tự nhiên và 16,9% dân số toàn khu vực, mật độ
dân số gần 24 người/km
2
./.
Động lực thúc đẩy sự ra đời các Tam giác phát triển nói chung, Tam giác
phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia nói riêng chính là nhận thức về lợi ích
3
thu được từ sự hợp tác tiểu vùng sẽ lớn hơn so với những hoạt động độc lập của các
địa phương riêng lẻ. Các Tam giác phát triển cho phép các quốc gia khắc phục hạn
chế về lao động, công nghệ, tài nguyên, đất đai và cơ sở hạ tầng thông qua việc tiếp
cận dễ dàng hơn với các yếu tố đầu vào này trong phạm vi tiểu vùng và có điều kiện
để khai thác và bổ sung các lợi thế của nhau.
Ngoài lợi ích mang lại cho mỗi quốc gia, Tam giác phát triển còn thúc đẩy
mối quan hệ hợp tác kinh tế khu vực. Trong trường hợp sự hội nhập rộng rãi còn
gặp nhiều khó khăn thì đẩy mạnh các quan hệ song phương hay tiểu vùng có thể là
những bước tiến đầu tiên để mở rộng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia.
Hơn nữa, phát triển Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia còn có
ý nghĩa củng cố hoà bình và an ninh trong khu vực. Để đưa Tam giác phát triển vào
thực tế hoạt động, sự hợp tác này không chỉ dừng lại ở tầm quốc gia, mà còn phát
triển theo chiều sâu hình thành các mối quan hệ chính thức của chính quyền địa
phương trong vùng. Bằng cách tạo ra sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau của các nền
kinh tế địa phương và có thể giúp hạn chế những rủi ro tranh chấp xảy ra gây ảnh
hưởng đến hợp tác kinh tế của các bên cũng như của cả tam giác Việt Nam - Lào -
Campuchia.
Phát triển Tam giác phát triển tạo điều kiện tăng cường gìn giữ an ninh trong
nội bộ các quốc gia nhờ lợi ích kinh tế mà nó mang lại. Ở phần lớn các quốc gia,
nhất là ở Đông Nam Á, vùng biên giới chủ yếu là khu vực sinh sống của các dân tộc
ít người. Lợi ích kinh tế thu được từ việc mở rộng thương mại qua biên giới và đầu
tư sẽ giúp phát triển vùng biên - nơi còn vô vàn khó khăn và thường ít nhận được sự
quan tâm đầu tư của nhà nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Cải thiện mức sống
người dân và đem lại thu nhập cao hơn cho họ chắc chắn sẽ góp phần giải quyết các
tranh chấp bắt nguồn từ xung đột lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế.
Phát triển Tam giác phát triển còn tạo điều kiện đảm bảo nâng cao đời sống
người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trong khu vực, thúc đẩy hợp tác
ngăn chặn tội phạm xuyên quốc gia, các tệ nạn xã hội…
4
Để có luận cứ khoa học về phát triển Tam giác phát triển không chỉ phải làm
rõ cơ sở khách quan của việc phát triển kinh tế xã hội vùng này mà còn cần phân
tích đầy đủ thực trạng hợp tác, các tác động nội vùng và cả vùng ở cả khía cạnh tích
cực và tiêu cực, nhất là khi khu vực này đang triển khai các chương trình hợp tác
quốc tế với quy mô lớn (hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông, hợp tác các nước
ASEAN mới (CLVM) và trong khuôn khổ các hợp tác với ASEAN). Thực tế cho
thấy, việc thực hiện quy hoạch phát triển vùng này sẽ khó thực hiện hiệu quả, nếu
không đánh giá đầy đủ thực trạng và dự báo được sự phát triển của vùng, trong đó
có cả việc thu hút sự giúp đỡ hợp tác của các tổ chức quốc tế và của các nước lớn.
Hơn nữa, nghiên cứu vùng tam giác phát triển sẽ góp phần vào việc xây dựng quy
hoạch phát triển chung của các nước trong đó có Việt Nam cả về trung hạn và dài
hạn.
Từ những lý do trên việc thực hiện luận văn “Hợp tác kinh tế trong tam giác
phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Thực trạng và giải pháp” có ý nghĩa cả về
lý luận và thực tiễn xét ở góc độ lợi ích phát triển của vùng cũng như mỗi quốc gia
và của cả ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia hiện nay và trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu.
Ý tưởng về phát triển Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia mới
hình thành, do vậy trên thực tế số lượng các công trình có liên quan chưa nhiều. Tuy
nhiên, có thể quy tụ lại thành hai dạng công trình đã có sự đầu tư nghiên cứu
nghiêm túc và đạt được nhiều kết quả bước đầu đáng chú ý về khu vực này.
Nhóm thứ nhất, đó là các báo cáo của các nước, các tỉnh trong vùng tam giác
phát triển và các biên bản, các đề án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tiêu biểu là các
công trình: “Tổng kết đề tài nghiên cứu: Sử dụng tài nguyên đất và nước hợp lý làm
cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đắc Lắc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
Nội, năm 2003. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Dự thảo báo cáo về hợp tác kinh tế (Tại
cuộc họp SOM lần thứ 3 cuộc gặp Thủ tướng ba nước ngày 18 tháng 7 năm 2004,
Xiêm Riệp, Campuchia), “Ban hợp tác Lào và Campuchia: Sáng kiến hình thành
tam giác phát triển Việt Nam - Lào và Campuchia, Hà Nội, 2007. Bộ Kế hoạch và
5
Đầu tư “Đề án về việc tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư khu vực tam giác phát triển,
Kon Tum ngày 12-16 tháng 3 năm 2007…
Đặc biệt công trình quan trọng với những khảo cứu rất có giá trị, đó là: “Báo
cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tam giác phát triển Việt Nam -
Lào - Campuchia ” của Viện chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tháng 8 năm 2004.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trong Tam giác phát triển Việt Nam -
Lào - Campuchia được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu của các bộ, các cơ
quan của các Bộ có liên quan của 3 nước tiến hành nghiên cứu về tình hình chính
trị, kinh tế xã hội của khu vực này. Các kết quả đạt được đã cụ thể hoá trong báo
cáo tổng hợp với 4 chương. Trong đó bước đầu làm rõ khái niệm, nội dung liên
quan đến tam giác phát triển và bài học kinh nghiệm từ các nước Châu Á. Các điều
kiện phát triển cũng như định hướng hợp tác giữa ba nước đã được đề cập khá đầy
đủ và có tính khả thi cao. Nhìn chung, đây là một trong số ít những công trình trực
tiếp nghiên cứu đến Tam giác phát triển có giá trị cao. Kết quả đáng ghi nhận là
bước đầu đã phác họa được bức tranh tổng thể về tam giác phát triển - Một mô hình
hợp tác còn khá mới mẻ đối với các nước Đông Dương. Tuy nhiên, bàn luận về cơ
sở lý luận và thực tiễn, nhất là vấn đề phát triển kinh tế - xã hội thì còn khá mờ nhạt,
nếu không muốn nói là hầu như chưa đề cập tới. Lý do rất dễ nhận thấy là thời gian
quá ngắn để các báo cáo này có thể đánh giá được thực trạng hợp tác phát triển của
vùng này.
Nhóm công trình nghiên cứu thứ hai là những bài viết, đề tài của các học giả
(chủ yếu là của Viện nghiên cứu Đông Nam Á). Trong đó, nổi bật là công trình
nghiên cứu cấp Bộ: “Điều tra cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội của Tam giác phát triển
Việt Nam - Lào - Campuchia ” do Phạm Đức Thành, làm chủ nhiệm. Công trình
thực hiện trong hai năm (2006 - 2007). Một số giải pháp góp phần ổn định và phát
triển ở Tây Nguyên hiện nay, Phạm Hảo - Hà Nội: Nhà Xuất bản Chính trị Quốc
gia, 2007. Những khía cạnh dân tộc - tôn giáo - văn hoá trong Tam giác phát triển
Việt Nam - Lào - Campuchia, Phạm Đức Thành, Vũ Công Quý - Hà Nội: NXB
6
Khoa học xã hội, 2009. Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây
Nguyên, Trương Minh Dục - Hà Nội: Nhà xuất bản CTQG, 2008.
Ngoài các báo cáo có giá trị được thảo luận tại hội thảo được tổ chức tại Hà
Nội với sự tham gia của các nhà khoa học ba nước, nhiều bài báo liên quan đến nội
dung trên đã được công bố trên các tạp chí. Các sách và bài báo đó giới thiệu một
cách tổng quát về Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, phân tích
những kết quả hợp tác ban đầu và nêu lên một số vấn đề cần giải quyết trong thời
gian tới. Các nội dung này đã được công bố trên Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á,
Kinh tế chính trị thế giới. Đặc biệt, báo cáo tổng quan đề tài cấp nhà nước: “Một số
vấn đề phát triển và quản lý phát triển kinh tế - xã hội Tam giác phát triển Việt Nam
- Lào - Campuchia ” do Nguyễn Duy Dũng chủ trì hoàn thành đầu năm 2010 đã có
nhiều đóng góp mới về nghiên cứu khu vực này.
Mặc dù các công trình đã công bố liên quan đến Tam giác phát triển Việt
Nam - Lào - Campuchia đã đạt được những kết quả có giá trị. Tuy nhiên, hầu hết
các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề vĩ mô và cung cấp các luận cứ để luận giải
mô hình và xây dựng định hướng và quy hoạch phát triển và quản lý phát triển của
Tam giác phát triển. Vì thế, rất nhiều nội dung mới đang đặt ra và chưa được nghiên
cứu đầy đủ, trong đó có vấn đề thực trạng hợp tác kinh tế của vùng này ở các mức
độ, các chủ thể và các đối tác tham gia. Trong đó có hợp tác giữa các nước Việt
Nam - Lào - Campuchia, các địa phương trong vùng và nhất là quan hệ hợp tác kinh
tế của vùng này với các quốc gia (Trung Quốc, Nhật Bản…) các tổ chức kinh tế
quốc tế. Để góp phần làm rõ hơn thực tế của nội dung trên cần phải được đi sâu
nghiên cứu nhằm làm rõ hơn thực trạng và từ đó đưa ra các gợi ý về giải pháp thúc
đẩy hợp tác để phát triển khu vực này. Đây là vấn đề cấp thiết hiện nay đối với phát
triển Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và cũng là lý do học viên lựa
chọn chủ đề này làm nội dung nghiên cứu của luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
7
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Góp phần làm rõ một số khía cạnh lý luận và thực tiễn hợp tác kinh tế trong
khu vực tam giác phát triển nói riêng, hợp tác của các nước Việt Nam - Lào -
Campuchia nói chung…
- Phân tích và đánh giá thực trạng hợp tác của 3 nước Việt Nam - Lào -
Campuchia trong vùng và với các đối tác bên ngoài vùng.
- Dự báo triển vọng và gợi ý đề xuất một số các chính sách, giải pháp thúc
đẩy hợp tác kinh tế khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia hiện
nay và trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số nội dung lý luận và thực tiễn liên quan đến hợp tác kinh
tế quốc tế trong phát triển kinh tế tiểu khu vực và khu vực.
- Phân tích các kinh nghiệm phát triển các tam giác phát triển và tiểu vùng ở
châu Á để tìm kiếm bài học tham khảo phát triển khu vực Tam giác phát triển Việt
Nam - Lào - Campuchia.
- Phân tích thực trạng hợp tác kinh tế của Tam giác phát triển và làm rõ
những kết quả, hạn chế và tác động đối với quan hệ của 3 nước Việt Nam - Lào -
Campuchia nói chung, khu vực Tam giác phát triển nói riêng…
- Dự báo triển vọng và đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm
tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác kinh tế khu vực Tam giác phát triển hiện nay và
trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng hợp tác kinh tế trong Tam
giác phát triển cả ở hợp tác nội vùng và với bên ngoài.
- Phạm vi nghiên cứu :
Nghiên cứu vấn đề hợp tác kinh tế của tam giác phát triển với 13 tỉnh của ba
nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Thời gian nghiên cứu từ 1999 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
8
- Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp nghiên cứu so sánh,
phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc nhằm thống kê, phân tích, so sánh nhằm
làm rõ hợp tác kinh tế trong khu vực Tam giác phát triển.
- Sử dụng phương pháp thống kê để rút ra những kết luận khoa học trong
việc đánh giá thực trạng hợp tác kinh tế Tam giác phát triển.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ một số khía cạnh lý luận và thực tiễn hợp tác kinh tế của Tam giác
phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và việc mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều
lĩnh vực của khu vực này.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt
Nam - Lào - Campuchia sẽ đề xuất và gợi ý một số giải pháp thúc đẩy phát triển
hợp tác khu vực này hiện nay và trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm có 3 chương:
Chương 1 : Một số nội dung lý luận và thực tiễn về hợp tác phát triển kinh tế
khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
Chương 2 : Thực trạng hợp tác kinh tế trong Tam giác phát triển Việt Nam -
Lào - Campuchia.
Chương 3 : Mục tiêu, định hướng và giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế trong
Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
9
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ NỘI DUNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC TAM GIÁC PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế
1.1.1. Khái niệm về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế
Hợp tác (Cooperation) đã tồn tại ngay từ đầu lịch sử loài người với sự hình
thành các cộng đồng sơ khai như bầy đàn, công xã, thị tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc.
Cho đến khi quốc gia và dân tộc hình thành, tức là xuất hiện chủ thể QHQT, hợp tác
đã trở thành hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế là một hiện tượng xuyên lịch sử. Nó
tồn tại trong mọi giai đoạn lịch sử bất chấp thế giới đầy rẫy xung đột và chiến tranh.
Cho đến nay, hợp tác quốc tế đã trở thành xu thế lớn trong QHQT và lôi cuốn mọi
quốc gia và con người khắp nơi trên thế giới cùng tham gia.
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận với nhiều quan niệm khác nhau, song về cơ
bản có thể đưa ra khái niệm chung về hợp tác quốc tế như sau: “Hợp tác quốc tế là
sự phối hợp hoà bình giữa các chủ thể QHQT nhằm thực hiện các mục đích chung”.
Hội nhập (Integration) là một hiện tượng lịch sử xuất hiện từ lâu với điển
hình là sự hình thành các quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế xuất hiện
muộn hơn nhiều. Cùng với sự phát triển QHQT, hội nhập quốc tế bắt đầu xuất hiện
trong quan hệ giữa các quốc gia. Hội nhập quốc tế bắt đầu diễn ra từ nửa cuối thế kỷ
XIX, tăng lên từ sau Chiến tranh Thế giới thứ I và đặc biệt mạnh mẽ sau khi kết
thúc Chiến tranh Lạnh. Cho đến nay, hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế lớn
trong đời sống quốc tế, chi phối mạnh mẽ mọi QHQT, ảnh hưởng sâu sẵc lên mọi
quốc gia. So với hợp tác, quy mô phổ biến của hội nhập cũng hạn chế hơn nhiều khi
không phải diễn ra ở khắp mọi nơi. Có thể nêu lên một số đặc trưng cơ bản sau: Thứ
nhất, hội nhập là một quá trình kết hợp các đơn vị riêng rẽ vào một chỉnh thể mới.
Sự kết hợp này chính là sự vận động chủ yếu trong quá trình hội nhập. Đối với hội
10
nhập quốc tế, các đơn vị ở đây chính là chủ thể QHQT, đặc biệt là quốc gia. Thứ
hai, quá trình kết hợp nói trên dẫn đến sự hình thành chỉnh thể mới. Chỉnh thể ở đây
là một hệ thống với cơ cấu riêng, luật lệ riêng và những tương tác liên quốc gia mới.
Đó có thể là hình thức cộng đồng hay cơ quan liên quốc gia hoặc siêu quốc gia nào
đó. Thứ ba, khi tham gia vào chỉnh thể này, các quốc gia thường tự nguyện nhường
một phần chủ quyền của mình cho chỉnh thể này. Việc san sẻ một phần chủ quyền
nhằm đem lại quyền hành và tính hiệu lực cần thiết cho cơ cấu chung, đem lại cho
hệ thống những đặc tính mới có lợi cho các thành viên. Thứ tư, động cơ thúc đẩy
quốc gia tham gia hội nhập quốc tế chính là lợi ích cơ bản của quốc gia. Quốc gia
không tham gia hội nhập nếu lợi ích quốc gia bị vi phạm. Quốc gia cũng không tự
nguyện nhường một phần chủ quyền nếu điều đó có hại cho lợi ích của mình.
Từ các cơ sở trên, chúng ta có thể đi đến khái niệm hội nhập quốc tế như sau:
“Hội nhập quốc tế là quá trình kết hợp các quốc gia riêng rẽ vào một trạng thái của
chỉnh thể mới trên cơ sở đảm bảo lợi ích cơ bản của quốc gia”.
1.1.2. Phân loại hợp tác và hội nhập quốc tế
Sự phân loại hợp tác và hội nhập quốc tế giúp tìm hiểu các đặc tính khác
nhau của hai hiện tượng, hai xu thế quan trọng này. Điều này càng có ý nghĩa hơn
bởi đặc tính khác nhau quy định những tác động khác nhau trong QHQT. Đầu tiên
là sự phân loại hợp tác quốc tế. Có nhiều cách phân loại hợp tác, dưới đây là ba
cách phân loại chính.
+ Cách phân loại thứ nhất phân chia dựa theo lĩnh vực hoạt động. Đó là các
lĩnh vực lớn diễn ra những hoạt động chủ yếu của quốc gia. Trong đó, hợp tác có
thể là hợp tác kinh tế, hợp tác chính trị, hợp tác quân sự, hợp tác văn hoá… Đây là
cách phân loại được sử dụng khá nhiều trong đời sống. Ngoài ra. hợp tác có thể
được phân loại chi tiết hơn nữa trong những lĩnh vực chuyên môn cụ thể.
+ Cách phân loại thứ hai phân chia dựa theo quy mô không gian. Cách này
thường chia hợp tác thành loại: hợp tác khu vực và hợp tác toàn cầu. Trong thực tế
hợp tác khu vực người ta còn sử dụng các thuật ngữ hợp tác liên khu vực để chỉ hợp
tác giữa các tổ chức có quy mô địa lý vượt khỏi khuôn khổ khu vực truyền thống,
11
hợp tác tiểu khu vực để chỉ hợp tác giữa một số nước bên trong khu vực nào đó. Ví
dụ, ASEM là hợp tác liên khu vực, hợp tác tiểu vùng sông Mê công là hợp tác tiểu
khu vực.
+ Cách phân loại thứ ba căn cứ trên số lượng chủ thể tham gia. Theo cách
này, có hai loại là hợp tác song phương giữa hai chủ thể và hợp tác đa phương với
sự tham gia của từ ba chủ thể trở lên. Ngoài ra, cũng dựa trên số lượng chủ thể tham
gia, còn có cách gọi chi tiết hơn như hợp tác ba bên, hợp tác bốn bên,… Ví dụ, hợp
tác Việt Nam - Thái Lan là hợp tác song phương, hợp tác giữa 10 nước trong
ASEAN là hợp tác đa phương.
Ngoài ra, còn một số cách phân loại khác dựa trên tính chất hay mục đích
hợp tác. Ví dụ, hợp tác mở hay đóng, hợp tác lỏng hay chặt, hợp tác phát triển hay
hợp tác an ninh… Tuy nhiên, các cách này không được sử dụng phổ biến mà
thường chỉ dùng để nhấn mạnh tính chất hay mục đích nào đó của hợp tác.
Thứ hai là sự phân loại hội nhập quốc tế. Đối với hội nhập, sự phân loại cũng
gần giống như trên. Chủ yếu hai cách đầu được sử dụng để phân loại hội nhập.
Riêng cách thứ ba dựa theo số lượng chủ thể rất ít được áp dụng.
+ Cách phân loại thứ nhất phân chia dựa theo lĩnh vực: Hội nhập kinh tế, hội
nhập chính trị. Ngoài ra, còn có hội nhập tổng thể là hội nhập đồng thời đa lĩnh vực.
+ Dựa theo quy mô không gian, có hội nhập toàn cầu và hội nhập khu vực.
+ Ngoài ra, còn có cách phân chia hội nhập căn cứ theo mức độ liên kết. Béla
Balassa (1928-1991) chia hội nhập ra làm 5 loại hay 5 giai đoạn hội nhập.
1. Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area): Bãi bỏ hàng rào thuế quan và
phi thuế quan giữa các nước thành viên với nhau.
2. Liên hiệp thuế quan (Custom Union): Các nước thành viên cùng quy định
mức thuế suất chung đối với các nước ngoài liên hiệp.
3. Thị trường chung (Common Market): Tự do lưu thông các yếu tố như lao
động, vốn… trong thị trường của các thành viên.
4. Liên hiệp kinh tế (Economic Union): Hoà hợp các chính sách kinh tế giữa
các nước thành viên.
12
5. Hội nhập kinh tế toàn bộ (Total Economic Integration): Thống nhất các
chính sách kinh tế, thiết lập thể chế chung, mức độ hội nhập nhất định về chính trị.
Ngoài ra, còn có cách phân loại chung. Đây là cách phân loại áp dụng đối với
cả hợp tác và hội nhập. Xuất phát từ bản chất chung đều là hợp tác, cách phân loại
này coi hợp tác và hội nhập là hai loại hình hợp tác khác nhau. Trong đó, hội nhập
là hình thức cao hơn với mức độ liên kết sâu sắc hơn, có tính ổn định và dài lâu
hơn. Còn hợp tác là hình thức đơn giản hơn, ít sâu sắc hơn và theo vụ việc là chính.
Cách phân loại này chủ yếu dùng trong nghiên cứu và đã bắt đầu được áp dụng
nhiều trong thực tiễn.
1.1.3. Nguyên nhân hợp tác và hội nhập trong QHQT
+ Hợp tác và hội nhập xuất phát từ mục đích tồn tại của con người và quốc
gia. Cuộc sống có quá nhiều mối đe doạ mà con người không thể đơn độc chống lại
được. Thế giới ngày càng đối mặt với nhiều nguy cơ chung đe doạ sự tồn tại của
nhân loại mà quốc gia không thể giải quyết riêng lẻ được. Vì sự tồn tại của mình,
con người và quốc gia buộc liên kết thành nhóm hợp tác với nhau nhằm đảm bảo
các nhu cầu cơ bản vì sự tồn tại của mình.
+ Hợp tác nhằm đáp ứng lợi ích phát triển. Hợp tác chính là cách thức tương
tác có lợi cho sự phát triển nhằm giúp phối hợp nguồn lực, thống nhất nỗ lực, nâng
cao khả năng giải quyết các mục đích phát triển. Thực tế lịch sử cũng cho thấy, hợp
tác gắn liền với phát triển. Hợp tác càng mở rộng, cơ hội và điều kiện phát triển càng
nhiều hơn, khả năng thực hiện lợi ích phát triển càng lớn hơn.
+ Hợp tác và hội nhập giúp làm giảm xung đột và duy trì hoà bình, giúp làm
giảm các khía cạnh tiêu cực của các nguyên nhân xung đột. Hợp tác và hội nhập
không chỉ có thể làm giảm mức độ mâu thuẫn mà còn là cách thức giải quyết mâu
thuẫn bằng con đường hoà bình. Đó cũng là cố gắng khai thác sự đa dạng cho mục
đích phát triển và giảm thiểu sự bất đồng. Hợp tác và hội nhập được thiết lập nhằm
phối hợp nguồn lực, giải quyết mâu thuẫn trên con đường phát triển.
1.2 Khía cạnh lý luận về hợp tác kinh tế và liên kết phát triển khu vực và tiểu
vùng.
13
1.2.1. Cơ sở của hợp tác và liên kết khu vực.
Yếu tố vị trí địa lý
Xét về mặt địa lý, một khu vực thường được xác định như một nhóm quốc
gia cùng nằm trong một vùng đặc thù về địa lý. Bởi thế, một sự hợp tác đa phương
khu vực cũng phải có một không gian địa lý, một cộng đồng khu vực cũng phải nằm
trong một khuôn khổ địa lý nhất định.
Sự gần gũi về mặt địa lý được coi là tiền đề quan trọng của hợp tác đa
phương khu vực bởi vì nó tạo nên mối quan hệ địa lý - nhân văn giữa các quốc gia,
dân tộc trong vùng. Trên cơ sở đó, ý thức về địa bàn chung và môi trường chung, ý
niệm và tình cảm khu vực được hình thành. Sự gần kề nhau cũng tạo sự tương tác
chặt chẽ về địa - chính trị khi quốc gia này chính là môi trường an ninh trực tiếp của
quốc gia kia. Cùng với sự phụ thuộc lẫn nhau về an ninh ngày càng tăng, không
gian lợi ích sống còn của quốc gia ngày càng gắn chặt với khu vực và ngược lại. Sự
gần gũi địa lý cũng đặt cơ sở địa - kinh tế cho sự hình thành quan hệ kinh tế trong
khu vực. Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia gần kề thường được hình thành sớm và
sự gần gũi địa lý thường đem lại những thuận lợi hơn cho sự liên kết kinh tế khu
vực ngày nay. Trong sự phát triển của mối quan hệ liên khu vực và toàn cầu, tính
khu vực và vị trí chiến lược của khu vực ngày càng được nhận thức mạnh mẽ cả từ
trong lẫn ngoài khu vực. Và như vậy, yếu tố địa - chiến lược đã góp phần nâng cao
vai trò của sự gần gũi địa lý đối với sự cố kết khu vực.
Yếu tố lịch sử
Nếu địa lý là không gian thì lịch sử là thời gian của một cộng đồng khu vực.
Sự gần gũi về mặt địa lý tạo điều kiện cho quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc hình
thành sớm và được duy trì suốt chiều dài lịch sử. Lịch sử quan hệ lâu dài giúp tạo
dựng và củng cố các liên hệ nhiều mặt giữa chúng - cơ sở cho sự phát triển quan hệ
trong khu vực. Chính bởi vai trò như vậy mà yếu tố lịch sử có thể được coi như một
cơ sở của hợp tác khu vực.
14
Quá trình quan hệ lâu dài trong lịch sử làm tăng sự hiểu biết lẫn nhau và sự
tương tác với nhau, từ đó làm tăng khả năng cố kết khu vực. Những quan hệ lịch sử
lâu dài giúp tạo dựng và củng cố hệ thống quan hệ song phương trong khu vực - nền
tảng để hình thành quan hệ đa phương. Các quá trình tương tác chính trị, trao đổi
kinh tế, giao lưu văn hoá, các cuộc di cư… trong lịch sử giúp hình thành nên những
giá trị chung giữa các quốc gia, dân tộc gần kề, góp phần hình thành bản sắc riêng
của khu vực. Lịch sử chính là một yếu tố quan trọng làm nên những đặc thù riêng,
những vấn đề riêng, những quan niệm riêng và cách hành xử riêng trong quan hệ
quốc tế khu vực. Trong thời hiện đại, dù mức độ mạnh yếu khác nhau, lịch sử vẫn
tiếp tục tác động lên ý thức khu vực, tình cảm khu vực, quan niệm về hợp tác khu
vực và quá trình hình thành cộng đồng khu vực. Rõ ràng, quá trình quan hệ lâu dài
giữa các quốc gia, dân tộc ở gần kề nhau là cơ sở cần được tính đến cho việc phát
triển hợp tác khu vực.
Yếu tố văn hóa - xã hội
Giữa các quốc gia trong vùng thường có những tương đồng giúp tạo nên đặc
điểm phân biệt khu vực này với khu vực khác. Sự tương đồng của một khu vực có
thể là về văn hoá - xã hội, số phận lịch sử, kinh tế, chính trị hay trên phương diện
đối ngoại… Trong số này, những tương đồng về mặt văn hoá - xã hội thường có quá
trình dài lâu nên dễ có tính vững bền hơn. Chúng cũng dễ đem lại ý thức khu vực và
tình cảm cộng đồng hơn. Sự tương đồng về văn hoá - xã hội thường dựa trên các
yếu tố như chủng tộc, các mối quan hệ đồng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và các giá trị
văn hoá khác. Cùng với lịch sử, văn hoá - xã hội là tiền đề góp phần đem lại sự
tương đồng đó.
Trong nhiều trường hợp, tương đồng văn hoá - xã hội được coi là một cơ sở
để xác định khu vực. Thậm chí, do có sự vận động nên các tương đồng này có thể
củng cố hoặc thậm chí làm thay đổi khuôn khổ địa lý của khu vực. Quan trọng hơn,
các tương đồng đó còn là những sợi dây liên kết tình cảm, ý thức và hành vi giữa
các quốc gia. Sự liên kết khu vực thường được hình thành trên những tương đồng
15
như vậy. Thực tế cũng cho thấy điều này khi sự hội nhập khu vực đang diễn ra khá
nhiều theo vùng văn hoá và không gian xã hội.
Tiền đề văn hoá - xã hội tạo nên những nét chung về bản sắc, giá trị và tình
cảm cộng đồng với nhau. Bản sắc tạo nên ý thức về khu vực và những cái “của
chúng ta”. Sự chia sẻ giá trị chung góp phần tạo nên sự đồng điệu trong ứng xử với
nhau và với bên ngoài. Còn tình cảm là những sợi dây gắn kết để hình thành nên
cộng đồng. Tất cả những điều này đều có xu hướng thúc đẩy các quốc gia trong
vùng hướng về nhau nhiều hơn. Và trên cơ sở đó, quan hệ đa phương, chủ nghĩa
khu vực và cộng đồng khu vực dễ được hình thành và phát triển hơn.
Yếu tố an ninh
An ninh - chính trị luôn là vấn đề cơ bản của mọi quốc gia nên thường tác
động mạnh mẽ đến nhận thức, hành vi và chính sách đối ngoại của đất nước. Trong
bối cảnh môi trường khu vực ngày càng gắn bó với nền an ninh - chính trị quốc gia,
bảo đảm an ninh - chính trị trở thành động lực cho xu hướng tăng cường hợp tác
khu vực. Trên thực tế, an ninh - chính trị luôn là mục tiêu công khai hoặc không
công khai của xu hướng này. Bởi vai trò như vậy, an ninh - chính trị chính là cơ sở
quan trọng cho sự phát triển hợp tác khu vực.
Gần đây, hợp tác khu vực đang có thêm một xung lực mới do sự nổi lên của
các vấn đề an ninh phi truyền thống. Các vấn đề này tạo ra những mối đe doạ chung
đòi hỏi phải có sự phối hợp hành động và thống nhất nỗ lực giữa các quốc gia thì
mới giải quyết được. Và điều này dẫn đến yêu cầu tăng cường hợp tác khu vực.
Yếu tố kinh tế
Kinh tế là lợi ích cơ bản gắn chặt với nhu cầu phát triển của quốc gia cũng
như mọi thành viên trong xã hội nên luôn là một mục tiêu chính trong chính sách
đối ngoại. Kinh tế luôn là động lực căn bản cho sự mở rộng quan hệ đối ngoại của
các cộng đồng/quốc gia trong mọi thời kỳ lịch sử. Xu hướng của kinh tế là sự tăng
trưởng ngày càng cao và sự mở rộng thị trường không ngừng. Cả hai điều này đều
16
dẫn đến yêu cầu tăng cường hợp tác kinh tế, đầu tiên với các thị trường gần kề bởi
những lợi thế về địa lý, lịch sử, văn hoá - xã hội và yêu cầu giảm giá thành.
Bên cạnh đó, kinh tế còn là điều kiện cho sự phát triển hợp tác đa phương và
hình thành cộng đồng khu vực. Những quan hệ kinh tế xuyên quốc gia được thiết
lập và phát triển sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao ý thức khu vực, tình cảm cộng
đồng. Những liên kết kinh tế cũng thúc đẩy sự hợp tác trên các lĩnh vực khác, góp
phần làm tăng sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong vùng. Cùng với đó, sự
mở rộng lợi ích và không gian kinh tế, yêu cầu ổn định môi trường và thể chế hóa
quan hệ kinh tế quốc tế sẽ dẫn đến xu hướng phát triển hợp tác kinh tế đa phương.
Trong bối cảnh hiện nay, khi phát triển kinh tế trở thành ưu tiên và dưới tác
động của khu vực hóa, kinh tế là yếu tố điều chỉnh phạm vi khu vực mạnh nhất với
sự định danh khu vực thường dựa theo các hiệp định thương mại khu vực. Thực tế
hiện nay cũng cho thấy, sự hợp tác khu vực đang diễn ra mạnh nhất và phổ biến
nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Rõ ràng, kinh tế đóng vai trò tiền đề quan trọng bậc
nhất đối với sự phát triển hợp tác đa phương và hình thành cộng đồng khu vực, ít
nhất là trong thời hiện đại.
Tầm quan trọng của yếu tố kinh tế cũng được phản ánh đậm nét đối với tam
giác tăng trưởng khi hầu hết các tam giác phát triển hiện nay được xây dựng với
mục tiêu chủ yếu là phát triển kinh tế.
Quan hệ quốc tế
Sự hình thành hợp tác khu vực nói chung, tam giác tăng trưởng nói riêng phụ
thuộc vào sự phát triển quan hệ song phương giữa các thành viên. Quan hệ song
phương là cơ sở xuất phát của quan hệ đa phương. So với quan hệ đa phương, quan
hệ song phương là cái bắt đầu, cái có trước. Quan hệ đa phương chỉ được xuất hiện
khi các quan hệ song phương đã ngày càng nhiều và chồng chéo lên nhau, tạo ra
những vấn đề liên quan đến lợi ích của nhiều bên. Quá trình hình thành quan hệ đa
phương được bắt đầu trên nền quan hệ song phương, được thực hiện qua kênh song
17
phương và nhằm giải quyết những vấn đề chung nảy sinh trong quá trình quan hệ
song phương.
Quan hệ song phương là điều kiện cần cho sự phát triển quan hệ đa phương.
Thứ nhất, quan hệ đa phương chỉ có được khi các chủ thể có cùng lợi ích, các quan
hệ song phương có chung mục đích và dòng vận động của chúng cùng đi theo một
hướng. Thứ hai, khi quan hệ song phương phát triển đến mức độ nào đó, sự giao
thoa nối kết giữa các quan hệ song phương được hình thành, khi đó quan hệ đa
phương mới có khả năng hiện thực.
Bên cạnh đó, quan hệ song phương còn là nguồn cung cấp cơ chế và lực
lượng cho quan hệ đa phương. Do xuất hiện muộn hơn, do được xây dựng trên nền
quan hệ song phương, quan hệ đa phương có xu hướng tiếp thu những yếu tố phù
hợp trong cơ chế và lực lượng của quan hệ song phương. Chính cơ chế và lực lượng
có sẵn này đã tạo thuận lợi cho sự hình thành và phát triển quan hệ đa phương.
Cuối cùng, phát triển quan hệ song phương còn là cách thức duy trì và củng
cố quan hệ đa phương. Quan hệ song phương đóng vai trò như một kênh thực hiện
quan hệ đa phương. Không hiếm trường hợp vấn đề của quan hệ đa phương chỉ có
thể được giải quyết trên cơ sở song phương. Không những thế, quan hệ song
phương còn góp phần củng cố quan hệ đa phương khi giúp tạo ra môi trường thuận
lợi, đem thêm nhiều cơ hội và giải pháp cho việc thúc đẩy hợp tác đa phương.
1.2.2. Các loại hình hợp tác tiểu khu vực.
Khu vực thương mại tự do Nam Mỹ (Mercosur)
Mercosur (Mercado Común del Sur - Khu vực thị trường chung Nam Mỹ),
mở đầu bằng hiệp định thành lập khối Thương mại tự do giữa Brazil và Acgentina
ký kết tại thủ đô Buenos Aires trong năm 1989, phát triển bằng hiệp định cộng tác
và gia nhập giữa Brazil, Acgentina, Paraguay và Uruguay ký kết năm 1991 và bắt
đầu có hiệu lực từ năm 1994, hiện có 5 thành viên chính thức là Brazil, Argentina,
Uruguay, Venezuela (thành viên chính thức mới nhất, kết nạp cuối tháng 7/2012) và
18
Paraguay (đang bị đình chỉ tư cách thành viên sau khi Thượng viện nước này phế
truất Tổng thống hợp hiến Fernando Lugo).
Ngoài ra, MERCOSUR còn có 4 thành viên liên kết là Chile, Equador,
Colombia và Peru. MERCOSUR hiện là thực thể kinh tế lớn thứ 5 thế giới và là
một trong những nhà sản xuất hàng đầu về lương thực, nguyên liệu và năng lượng
cũng như là một thị trường đầy tiềm năng, với hơn 275 triệu người tiêu dùng.
Theo thống kê, GDP của khối lên đến 3,3 nghìn tỷ USD, chiếm 83% tổng
GDP của Nam Mỹ, với trao đổi thương mại nội khối hàng năm đạt gần 62 tỷ USD
[23].
Ngày 7/12, tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 44 Khối thị trường chung Nam
Mỹ (MERCOSUR) tổ chức ở thủ đô Brazilia của Brazil, các nhà lãnh đạo dự họp đã
ký nghị định thư về việc kết nạp Bolivia làm thành viên đầy đủ của khối. Tuy nhiên,
để trở thành thành viên chính thức, Bolivia sẽ phải chờ quốc hội 5 nước thành viên
chính thức phê chuẩn.
Hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS)
Sáng kiến Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) được khởi
xướng năm 1992 bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Các nước thành viên
của tiểu vùng Mê Kông mở rộng gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt
Nam, Trung Quốc (với 2 tỉnh đại diện là Vân Nam và Quảng Tây).
Hợp tác GMS nhằm mục tiêu thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác
phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan,
Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), đưa tiểu vùng Mê
Kông mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở Đông
Nam Á.
Hợp tác GMS được đánh giá là hợp tác hiệu quả nhất trong các cơ chế hợp
tác Tiểu vùng. Các sáng kiến và hoạt động trong chương trình GMS tập trung vào 9
lĩnh vực chính bao gồm: Giao thông vận tải, Năng lượng, Môi trường, Du lịch, Bưu