Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào một số nước Châu Á - hàm ý đối với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 113 trang )





I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KINH T




TH THU HNG





U T TRC TIP NC NGOI CA TRUNG
QUC
VO MT S NC CHU - HM í I VI
VIT NAM




luận văn thạc sĩ kinh tế đối ngoại





Hà nội - 2013








ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



ĐỖ THỊ THU HƢỜNG




ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG
QUỐC
VÀO MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á - HÀM Ý ĐỐI VỚI
VIỆT NAM

Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số : 60 31 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thái Quốc



Hµ néi - 2013





MỤC LỤC



Trang

Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các từ viết tắt
i

Danh mục các bảng
iii

Danh mục các hình
iv

MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ MỘT NƢỚC ĐANG
PHÁT TRIỂN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI
9
1.1.
Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
9
1.1.1.
Khái niệm về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
9
1.1.2.
Vai trò của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với nước đầu tư
12
1.2.
Các nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở nước
đang phát triển
15
1.2.1
Nhu cầu đầu tư ra nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
15
1.2.2.
Tiềm lực kinh tế, tài chính, năng lực cạnh tranh của quốc gia,
doanh nghiệp
16
1.2.3.
Đồng nội tệ tăng giá
18
1.2.4.
Khung pháp lý về đầu tư ra nước ngoài

19
1.2.5.
Sự hỗ trợ của Chính phủ
21
1.2.6.
Các nhân tố từ nước tiếp nhận đầu tư
22
1.3.
Xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc
23




Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG
QUỐC VÀO MỘT SỐ NƢỚC CHÂU Á TỪ NĂM 2002
ĐẾN NAY
25
2.1.
Mục tiêu của Trung Quốc trong đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài
25
2.1.1.
Khai thác tài nguyên, năng lượng
25
2.1.2.
Nắm bắt công nghệ, thương hiệu, bí quyết sản xuất kinh doanh
28
2.1.3.
Mở rộng thị trường cho hàng hóa và lao động Trung Quốc

29
2.1.4.
Giảm thiểu rủi ro khi tích trữ quá nhiều ngoại tệ
32
2.1.5.
Mở rộng thị trường cho đồng Nhân dân tệ, hỗ trợ tiến trình
quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ
34
2.2.
Chính sách thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Trung Quốc
35
2.2.1.
Chính sách tài chính - tiền tệ
35
2.2.2.
Chính sách hỗ trợ thông qua các quỹ đặc biệt của Chính phủ
38
2.2.3.
Chính sách quản lý đầu trực tiếp ra nước ngoài
39
2.3.
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào một số nước đang phát
triển châu á từ năm 2002 đến nay
44
2.3.1.
Khái quát đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc từ
năm 2002 đến nay
44
2.3.2.

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Lào
50
2.3.3.
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Campuchia
60
2.3.4.
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Myanmar
67
2.4.
Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc
đối với các nước tiếp nhận
74



2.4.1.
Tác động tích cực
74
2.4.2.
Tác động tiêu cực
76
2.4.3.
Phản ứng và đối sách của nước tiếp nhận vốn Trung Quốc
78

Chƣơng 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƢU Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM
TRONG TIẾP NHẬN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP TỪ
TRUNG QUỐC
82
3.1.

Một số bất cập trong đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào
Việt Nam thời gian qua
82
3.1.1.
Tình hình đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam thời gian qua
82
3.1.2.
Một số bất cập trong đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại
Việt Nam
88
3.1.3.
Nguyên nhân của những bất cập trong đầu tư trực tiếp của
Trung Quốc tại Việt Nam
93
3.2.
Giải pháp đối với Việt Nam trong thu hút FDI từ Trung Quốc
98
3.2.1.
Giải pháp thu hút FDI từ Trung Quốc
98
3.2.2.
Giải pháp khắc phục các bất cập trong thu hút FDI từ
Trung Quốc
100

KẾT LUẬN
101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
102




i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Tiếng Anh
Tiếng Việt
ASEAN
Association of South-East Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
CDB
China Development Bank
Ngân hàng Phát triển Trung
Quốc
CDC
Council for Development of
Cambodia
Hội đồng Phát triển
Campuchia
CIC
China Investment Corporation
Tập đoàn đầu tư Trung Quốc
CNOOC
China National Offshore Oil
Corporation

Tập đoàn dầu khí ngoài khơi
Trung Quốc
CPCIA
China Petroleum and Chemical
Industry Association
Hiệp hội Công nghiệp hóa
chất và Dầu khí Trung Quốc
EXIMban
k
Export – Import bank of China
Ngân hàng xuất nhập khẩu
Trung Quốc
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA
Free Trade Agreement
Hiệp định tự do thương mại
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
ICBC
Industrial and Commercial Bank of
China
Ngân hàng Công thương Trung
Quốc
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
KOTRA

Korea Trade Promotion
Corporation
Tổ chức Xúc tiến Thương
mại Hàn Quốc
M&A
Merger and Acquisition
Mua lại và sáp nhập
MOF
Ministry of Finance
Bộ Tài chính Trung Quốc
MOFCO
M
Ministry of Commerce
Bộ Thương mại Trung Quốc
MOFTE
C
Ministry of Foreign Trade and
Economic Cooperation
Bộ Hợp tác kinh tế và ngoại
thương (sau đó đổi thành


ii

MOFCOM)
NDRC
National Development and
Reform Commission
Ủy ban cải cách và phát triển
quốc gia Trung Quốc

NORICO
China North Industries
Corporation
Tập đoàn Công nghiệp Bắc
Trung Quốc
ODA
Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD
Organisation for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế
OFDI
Outward Foreign Direct
Investment
Đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài
R&D
Research and Development
Nghiên cứu và phát triển
PBoC
People’s Bank of China
Ngân hàng Nhân dân Trung
Quốc
RMB
Renminbi
Đồng Nhân dân tệ
SAFE
State Administration for Foreign

Exchange
Cơ quan quản lý nhà nước về
ngoại hối
SAT
State Administration of Taxation
Cơ quan quản lý Nhà nước về
thuế
SWFs
Sovereign Wealth Funds
Quỹ đầu tư quốc gia
TNC
Transnational Corporation
Công ty xuyên quốc gia
UNCTA
D
United Nations Conference on
Trade and Development
Hội nghị Liên Hợp Quốc về
Thương mại và phát triển
USD
US Dollar
Đô la Mỹ
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới





iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT
Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
1
Bảng 2.1
Phân bổ OFDI của Trung Quốc theo khu vực 2003-2010
49
2
Bảng 2.2
Phân bổ OFDI của Trung Quốc theo lĩnh vực 2004-2010
50
3
Bảng 2.3
Phân bổ OFDI của Trung Quốc theo ngành 2004-2010
51
4
Bảng 2.4
FDI Trung Quốc vào Lào theo lĩnh vực (tính đến
06.12.2012)
54
5
Bảng 2.5

Dự án trồng cây công nghiệp của Trung Quốc tại
Vientiane (diện tích ≥ 100 ha, cấp phép năm 2009)
55
6
Bảng 2.6
Dự án thăm dò, khai thác khoáng sản của Trung
Quốc tại Lào năm 2007
57
7
Bảng 2.7
Dự án đầu tư thủy điện của Trung Quốc tại Lào
59
8
Bảng 2.8
Dự án khai thác khoáng sản của Trung Quốc tại Campuchia
62
9
Bảng 2.9
Các dự án thủy điện của Trung Quốc tại Campuchia
64
10
Bảng 2.10
Dự án thủy điện của Trung Quốc tại Myanmar
(công suất > 100 MW)
70
11
Bảng 3.1
15 nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt
Nam (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày
20.11.2012)

81
12
Bảng 3.2
FDI của Trung Quốc vào Việt Nam theo hình thức
đầu tư
85
13
Bảng 3.3
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam
và một số nước ASEAN
88


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT
Số hiệu
hình
Tên hình
Trang
1
Hình 2.1
Dòng vốn OFDI của Trung Quốc giai đoạn 1982-1990
45
2
Hình 2.2
Dòng vốn OFDI của Trung Quốc giai đoạn 1991-2001
46

3
Hình 2.3
Dòng vốn OFDI của Trung Quốc giai đoạn 2002-2011
49
4
Hình 2.4
10 nước đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Lào (tính đến
năm 2010)
52
5
Hình 2.5
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Lào
53
6
Hình 2.6
FDI Trung Quốc vào Campuchia giai đoạn 2003-2010
61
7
Hình 2.7
FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực nông nghiệp Campuchia
65
8
Hình 2.8
5 nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào Myanmar
67
9
Hình 2.9
FDI Trung Quốc vào Myanmar giai đoạn 2004-2010
68
10

Hình 3.1
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm
2012 theo quốc gia
82
11
Hình 3.2
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam
2003-2010
83


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài, cả tiếp nhận và đầu tư ra nước ngoài, là
yếu tố quan trọng trong chiến lược "đi ra ngoài", hội nhập kinh tế toàn cầu
của Trung Quốc. Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nước xuất khẩu lớn nhất
và tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đứng thứ hai, hiện Trung
Quốc còn được biết đến với tư cách là nhà cung ứng vốn FDI lớn thứ năm của
thế giới và ngày càng có ảnh hưởng lớn đối với dòng vốn đầu tư toàn cầu.
Khác với các nước có đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn như Mỹ, Anh,
Nhật Bản, Pháp, Đức…, Trung Quốc là nền kinh tế duy nhất nằm trong danh
sách các nước đang phát triển. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản Trung
Quốc thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Từ mức đầu tư khiêm tốn dưới
100 triệu USD/năm trong thời kỳ đầu "cải cách mở cửa" (1979-1990), tiếp đó
trải qua giai đoạn tăng trưởng không ổn định (1991-2001), đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Trung Quốc đã đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, liên tục từ năm
2002 đến nay và hiện vào khoảng 60 tỷ USD/năm. Tỷ trọng đầu tư trực tiếp ra

nước ngoài của Trung Quốc trong tổng đầu tư trực tiếp toàn cầu cũng tăng từ
0,45% năm 2004 lên 5,1% năm 2009. Trung Quốc cũng đặt mục tiêu đưa đầu
tư ra nước ngoài ngang bằng với mức đầu tư của nước ngoài vào Trung Quốc
trong 3-5 năm tới (khoảng trên 100 tỷ USD/năm). Đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Trung Quốc đã có mặt ở hầu hết các châu lục, không chỉ ở các nền kinh tế
kém và đang phát triển mà ở cả các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Ca-na-đa,
một số nước châu Âu. Có được mức tăng trưởng này là nhờ vào các chính
sách hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc nhằm thực hiện Chiến lược "Đi ra
ngoài" hội nhập kinh tế toàn cầu và hiệu ứng tích cực từ việc Trung Quốc gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hồi cuối năm 2001, nhất là sự mở
rộng của quỹ dự trữ ngoại tệ (lên đến hơn 3.200 tỷ USD tính đến hết năm


2

2012) có được nhờ thặng dư thương mại liên tục trong những năm qua. Ngoài
ra, dòng vốn đầu tư toàn cầu sụt giảm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu
(2008-2009) cũng là điều kiện thuận lợi để Trung Quốc thúc đẩy các hoạt
động đầu tư ra bên ngoài nhằm tìm kiếm các nguồn nguyên liệu, công nghệ
tiên tiến, mở rộng thị trường… để hỗ trợ cho quá trình tái cân bằng nền kinh
tế, đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, đồng thời giúp Trung Quốc gia
tăng ảnh hưởng tại các khu vực có lợi ích chiến lược.
Với một số nước đang phát triển châu Á, đầu tư trực tiếp của Trung
Quốc cũng không nằm ngoài mục đích tìm kiếm nguyên liệu, mở rộng thị
trường, xuất khẩu công nghệ… và cũng đang bộc lộ một số bất cập và có tác
động tiêu cực. Với Việt Nam, đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc thời gian qua
tuy có một số đóng góp tích cực đối với phát triển kinh tế đất nước, song cũng
còn nhiều tồn tại, hạn chế, nhất là quy mô và chất lượng chưa tương xứng với
điều kiện của hai nước.
Vì vậy, nghiên cứu một cách hệ thống đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

của Trung Quốc, nhất là xác định rõ mục đích đầu tư, các biện pháp triển
khai, chỉ rõ các bất cập, tác động tiêu cực trong tiếp nhận FDI từ Trung Quốc
của các nước đang phát triển châu Á và Việt Nam là cần thiết. Việc nghiên
cứu này sẽ là cơ sở để đưa ra các khuyến nghị phù hợp nhằm thu hút dòng
vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam, đồng thời hạn chế các bất cập
trong thu hút FDI từ Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh hai nước đang đẩy
mạnh xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
2. Tình hình nghiên cứu
Sự bùng nổ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc, trong
bối cảnh Trung Quốc ngày càng phát triển nhanh và mạnh cả về kinh tế và
tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của
nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế. Dưới đây là một số nghiên cứu điển hình:


3

- Huang Wenbin và Andreas Wilkes (2011), Trung tâm nghiên cứu rừng
quốc tế (CIFOR), với nghiên cứu "Analysis of china’s overseas investment
policies" (Phân tích chính sách đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc), đã
phân chia đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc từ khi tiến hành cải cách mở
cửa thành 3 giai đoạn (1979-1990, 1991-2001 và từ 2002 đến nay), đi sâu làm
rõ các chính sách hỗ trợ của Trung Quốc nhằm thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài
theo từng giai đoạn đã phân chia.
- Daniel Rosen và Thilo Hanemann (2009), Viện Kinh tế quốc tế Peterson,
với nghiên cứu "China’s changing outbound foreign direct investment profile:
Drivers and policy implication" (Thực trạng điều chỉnh chính sách đầu tư ra
nước ngoài của Trung Quốc: định hướng và hàm ý chính sách) đã chỉ ra các
nguyên nhân thúc đẩy Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài (gồm tái cân bằng
nền kinh tế, tìm kiếm tài nguyên, thúc đẩy sản xuất ra bên ngoài…); thực
trạng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc thời gian qua (số liệu cập nhật đến

năm 2009); một số rào cản, trở ngại đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài
của Trung Quốc và định hướng điều chỉnh một số chính sách đầu tư ra nước
ngoài của Trung Quốc thời gian tới.
- Ủy ban nghiên cứu an ninh và kinh tế Mỹ - Trung (2001) với nghiên
cứu "Going Out: An Overview of China’s Outward Foreign Direct Investment"
(Đi ra ngoài: Tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc),
đã nêu một số đặc điểm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc, mục
đích của Trung Quốc khi đầu tư ra nước ngoài, các giai đoạn đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài của Trung Quốc và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ; phân
bổ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc theo địa bàn và lĩnh vực
đầu tư (số liệu cập nhật đến 2009).
- Bijun Wang và Yiping Huang (2011), Trường Đại học Quốc gia Australia
và Đại học Perking, với nghiên cứu "Is there a China model of overseas
direct investment?" (Liệu có mô hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mang đặc
trưng Trung Quốc?), đã tập trung nghiên cứu tình hình đầu tư trực tiếp ra


4

nước ngoài của Trung Quốc giai đoạn 2003-2009 theo địa bàn đầu tư (phân
chia theo nhóm nước công nghiệp phát triển và nhóm các nước còn lại).
Thông qua việc phân tích các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn địa
điểm đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc, nhóm nghiên
cứu đã thiết lập các mô hình mô tả mối quan hệ giữa các yếu tố này đến việc
lựa chọn địa điểm và lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc.
- Dexin Yang (2003), Trường Đại học Victoria/Ô-xtrây-lia với luận án
tiến sĩ "Foreign direct investment from developing countries: a case study of
china’s outward investment" (Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ các nước đang
phát triển: nghiên cứu trường hợp đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc), giới
thiệu sơ bộ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước đang phát triển,

phân tích nguyên nhân thúc đẩy Trung Quốc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài,
hoạt động đầu tư trực tiếp vào các nước nhằm khai thác tài nguyên, công nghệ
tiên tiến và thị trường.
- Karl P. Sauvant, Wolfgang A. Maschek và Geraldine McAllister (2009)
với nghiên cứu "Foreign direct investment by emerging market multination
enterprises, the impact of the financial crisis and resession and challenges
ahead" (Tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế và thách thức
đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty đa quốc gia đến từ các
thị trường đang nổi) đăng trên Global Forrum on International Investment,
giới thiệu tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước
đang phát triển, đi sâu vào các nước nhóm BRIC (Bra-xin, Nga, Ấn Độ,
Trung Quốc), phân tích một số tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế toàn cầu (2008-2009) đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
các nước đang phát triển, chỉ ra một số thách thức chủ yếu đối với đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài của các nước này.
Tại Việt Nam, vấn đề đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đã được
quan tâm, nhưng sản phẩm nghiên cứu chưa nhiều, cụ thể:


5

PGS.TS Phạm Thái Quốc với bài viết "Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của Trung Quốc", đăng trên Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế
giới, số tháng 10.2011, đã tập trung làm rõ các giai đoạn phát triển đầu tư ra
nước ngoài của Trung Quốc, tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung
Quốc theo khu vực và lĩnh vực đầu tư (số liệu cập nhật đến hết năm 2009),
động cơ thúc đẩy Trung Quốc gia tăng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Ngoài ra, còn có rất nhiều các bài báo, song chủ yếu dưới dạng tin
ngắn hoặc lược dịch từ các bài viết của báo chí nước ngoài như:
- "Trung Quốc đổ bộ đầu tư ra nước ngoài" đăng trên Diễn đàn doanh

nghiệp ngày 02.11.2006, tổng hợp từ các báo People Daily, Tân hoa xã, AFP.
- "Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc: Động cơ và hệ lụy" của tác giả
Châu Giang trên trang web của báo vietnamnet này 12.05.2011, lược dịch từ
tờ Asia Sentinel.
- "Chiến lược đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc" của tác giả Mai
Lan, đăng trên trang web ngày 31.03.2011, lược dịch từ bài
viết trên Tạp chí Finacial Times.
- "Độc nhất vô nhị cách Trung Quốc đầu tư nước ngoài" của tác giả
Hoàng Ngân, đăng trên Diễn đàn kinh tế Việt Nam () ngày
13.09.2011, lược dịch từ bài "Is there a China model of overseas direct
investment?" đăng trên Diễn đàn Đông Á ngày 12.04.2011…
Những tài liệu nghiên cứu liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của Trung Quốc trên đã cung cấp một lượng lớn thông tin, giúp người đọc
nắm được tổng quan về nguyên nhân Trung Quốc thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài, thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc kể từ
khi cải cách mở cửa. Tuy nhiên, chưa có một tài liệu nào nghiên cứu đầy đủ,
hệ thống vấn đề đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc, từ nguyên
nhân, chính sách thúc đẩy, thực trạng đầu tư, nhất là các số liệu mới chỉ cập
nhật đến hết năm 2009. Đáng chú ý, chưa có nghiên cứu nào phân tích tác


6

động của FDI từ Trung Quốc đối với các nước đang phát triển châu Á trên cả
hai mặt tích cực và tiêu cực; những bất cập trong tiếp nhận FDI từ Trung
Quốc của các nước này; đề xuất những giải pháp đối với Việt Nam trong tiếp
nhận FDI từ Trung Quốc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của

Trung Quốc, trong đó có đầu tư vào một số nước đang phát triển châu Á và
Việt Nam, đánh giá tác động đối với một số nền kinh tế đang phát triển châu
Á tiếp nhận FDI từ Trung Quốc, những bất cập trong tiếp nhận vốn đầu tư
trực tiếp từ Trung Quốc của các nước này. Từ những bất cập trong tiếp nhận vốn
đầu tư trực tiếp Trung Quốc của Việt Nam, đề xuất các giải pháp khắc phục.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, nội dung luận văn trả lời các
câu hỏi dưới đây:
- Nguyên nhân Trung Quốc thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là gì?
- Tác động của đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc đối với các nước đang
phát triển châu Á tiếp nhận đầu tư như thế nào? Những bất cập cần khắc phục
trong quá trình tiếp nhận FDI từ Trung Quốc.
- Giải pháp cho Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Trung
Quốc và khắc phục các tác động tiêu cực?
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc
từ năm 2002 đến nay, trong đó tập trung làm rõ các chính sách thúc đẩy đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc, thực trạng đầu tư trực tiếp của
Trung Quốc sang một số nước đang phát triển châu Á, tác động của đầu tư
Trung Quốc đối với các nước tiếp nhận.


7

- Chỉ ra một số bất cập trong đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt
Nam, đề xuất một số giải pháp khắc phục.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đầu tư trực tiếp của Trung Quốc
ra nước ngoài, cụ thể là:

- Các chính sách thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung
Quốc từ năm 2002 đến nay.
- Hoạt động triển khai đầu tư sang các nước đang phát triển châu Á
của Trung Quốc từ năm 2002 đến nay.
- Các tác động của đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc đối với một số
nước đề cập trên, cả mặt tích cực và tiêu cực.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc từ năm 2002 đến nay
(thời điểm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO).
- Về địa bàn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc, nội dung luận văn
tập trung vào ba nước Lào, Campuchia và Myanmar.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê học để xử lý số liệu, minh
chứng cho luận điểm đưa ra; phương pháp phân tích, tổng hợp để hệ thống các
vấn đề nghiên cứu; phương pháp đối chiếu, so sánh để làm nổi bật sự khác biệt
trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc và một số nước phát triển.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Phân tích làm rõ thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung
Quốc từ năm 2002 đến nay, làm rõ những bất cập trong đầu tư của Trung
Quốc đối với một số nước đang phát triển châu Á và Việt Nam.


8

- Đưa ra một số giải pháp khả thi đối với Việt Nam để thu hút FDI từ
Trung Quốc và khắc phục những bất cập.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn để Trung Quốc đầu tư trực tiếp

ra nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào một số
nước châu Á từ năm 2002 đến nay.
Chương 3: Một số vấn đề cần lưu ý đối với Việt Nam trong tiếp nhận
đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc.


9

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ TRUNG QUỐC ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI
1.1.1. Khái niệm về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (Outward Direct Investment, outbound
Direct Investment/ODI, outward Foreign Direct Investment/OFDI) là đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) được tiếp cận theo tiêu chí dòng vốn đi ra nước
ngoài từ nước chủ đầu tư, để phân biệt với dòng vốn FDI đi vào (Inward
Direct Investment/IDI, Inward Foreign Direct Investment/IFDI) đối với một
nước tiếp nhận/thu hút vốn đầu tư trực tiếp [52].
Theo Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09.8.2006 quy
định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, OFDI là việc nhà đầu tư chuyển vốn
đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư và trực tiếp tham gia quản
lý hoạt động đầu tư đó ở nước ngoài.
Có nhiều định nghĩa về FDI, cụ thể:
- Ngân hàng thế giới (WB) định nghĩa: FDI là việc đầu tư để sở hữu ít
nhất 10% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ở một nước khác [40]. Các nhà
đầu tư nước ngoài (ĐTNN) có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp và hoạt động
đầu tư có thể do người nước ngoài sở hữu hoàn toàn hoặc liên doanh giữa nhà

ĐTNN và các đối tác đầu tư địa phương. FDI không bao gồm các hoạt động
như cấp giấy phép, hợp đồng phụ và đầu tư chứng khoán trong đó nhà ĐTNN
không giữ vai trò chi phối hoặc kiểm soát chủ yếu.
- Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), FDI được định nghĩa là một khoản
đầu tư được thực hiện bởi các doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài nhằm đạt
được các mục đích lâu dài [44].


10

- Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), FDI xảy ra khi nhà đầu
tư từ 1 nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước khác (nước thu hút
đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. FDI được phân biệt với các công
cụ tài chính khác bằng tiêu chí phương diện quản lý. Trong phần lớn trường
hợp, các nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ cơ
kinh doanh. Trong trường hợp đó, nhà đầu tư thường được gọi là "công ty mẹ"
và các tài sản ở nước ngoài gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty" [57].
- Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD)
định nghĩa: FDI là việc đầu tư có tính chất dài hạn nhằm đem lại lợi ích lâu
dài và quyền kiểm soát các doanh nghiệp tại nước sở tại cho nhà đầu tư trực
tiếp nước ngoài hay công ty mẹ. Hình thức FDI mang lại cho nhà đầu tư sự
ảnh hưởng đáng kể về phương diện quản lý đối với doanh nghiệp tại nước tiếp
nhận đầu tư [25, tr. 7].
- Theo Giáo trình Đầu tư quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (2001),
FDI là hình thức chủ đầu tư bỏ ra một lượng tài sản đủ lớn để lập cơ sở sản
xuất mới hoặc mua lại các cơ sở sản xuất tại nước ngoài và trực tiếp quản lý
tài sản đó. Hình thức này còn được gọi là đầu tư phát triển [3, tr. 29].
Tóm lại, OFDI hay FDI tiếp cận dưới góc độ dòng vốn đi ra từ nước
chủ đầu tư là một hình thức của đầu tư quốc tế, trong đó người chủ sở hữu
vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn.

FDI chủ yếu được thực hiện từ nguồn vốn tư nhân, vốn của các công ty nhằm
mục đích thu được lợi nhuận cao hơn qua việc triển khai hoạt động sản xuất
kinh doanh ở nước ngoài. Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các công ty
nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay
từng phần cơ sở đó. Đây là loại hình đầu tư, trong đó chủ đầu tư nước ngoài
tham gia đóng góp một số vốn đủ lớn vào việc sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ
và cho phép họ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành đối tượng đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm chủ yếu sau: (1) Chủ
đầu tư có quyền điều khiển, quản lý đối với tài sản đầu tư. (2) Là hình thức


11

chuyển giao lớn về vốn, công nghệ, nhân lực và trình độ quản lý. (3) Đưa các
doanh nghiệp vươn tới các thị trường nước ngoài. (4) Tiêu thụ sản phẩm trực
tiếp ở nước ngoài lớn hơn xuất khẩu. (5) Chủ đầu tư có thể sở hữu toàn bộ
hoặc một phần tài sản đầu tư.
Nguyên nhân thúc đẩy các nước đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là: (1) Tìm
kiếm các nguồn lực sản xuất như nguyên liệu thô, lao động từ các quốc gia có
nguồn cung dồi dào (OFDI tìm kiếm nguồn lực). Các nước chủ đầu tư hướng
đến các nước đang phát triển sở hữu các mỏ than, dầu, gỗ, cây lương thực, lao
động dồi dào, giá rẻ… (2) Giành quyền tiếp cận các thị trường quan trọng
(OFDI tìm kiếm thị trường). Đây là nguyên nhân cơ bản thúc đẩy các quốc
gia phát triển cạnh tranh lẫn nhau để vào được thị trường Trung Quốc nhằm
tiếp cận trực tiếp với thị trường nội địa lớn, có lực lượng lao động dồi dào, chi
phí nhân công rẻ. (3) Giảm giá thành và nâng cao hiệu quả hay năng suất
(OFDI tìm kiếm hiệu quả). (4) Tìm kiếm các tài sản chiến lược (OFDI tìm
kiếm tài sản chiến lược).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện theo hai kênh chủ yếu: đầu
tư mới (Greenfield Investment/GI) và mua lại và sáp nhập (Mergers and

Accquisitions/M&A). Đầu tư mới là các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước
ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới. Đây là kênh đầu tư
truyền thống của FDI. Đầu tư theo kênh M&A là các chủ đầu tư tiến hành đầu
tư thông qua việc mua lại và sáp nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài.
Xét theo mục đích đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài được phân
thành hai loại: đầu tư theo chiều ngang (horizontal intergration/HI) và đầu tư
theo chiều dọc (vertical intergration/VI). Đầu tư theo chiều ngang là chủ đầu
tư có lợi thế cạnh tranh (công nghệ, kỹ năng quản lý…) trong sản xuất một
sản phẩm nào đó tiến hành chuyển đầu tư ra nước ngoài để mở rộng và thôn
tính thị trường ở nước ngoài với cùng loại sản phẩm (khai thác lợi thế độc
quyền). Đầu tư theo chiều dọc là hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với


12

mục đích khai thác tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố sản xuất đầu vào rẻ
(lao động, đất đai, thuế…).
Các hình thức phổ biến của đầu tư trực tiếp nước ngoài là: (1) Hợp
đồng hợp tác kinh doanh là một văn bản được ký kết giữa một chủ đầu tư
nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước (nước nhận đầu tư) để tiến hành
một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà mà không thành
lập pháp nhân. (2) Doanh nghiệp liên doanh được thành lập giữa một bên là
thành viên của nước nhận đầu tư và một bên là các chủ đầu tư nước ngoài để
đầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà. (3) Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
là hình thức nhà đầu tư nước ngoài tự thành lập, quản lý và hoàn toàn chịu
trách nhiệm về kết quả kinh doanh tại nước nhận đầu tư.
1.1.2. Vai trò của đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài đối với nƣớc đầu tƣ
Ở góc độ nước chủ đầu tư, việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI)
có vai trò quan trọng đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường vị
thế, ảnh hưởng tại khu vực, quốc gia mà nước đó thực hiện đầu tư. Về thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế, vai trò của OFDI được thể hiện trên các khía cạnh:
Thứ nhất, OFDI giúp cho các nước chủ đầu tư sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực trong nước, nâng cao tỷ suất lợi nhuận đầu tư, đồng thời khai
thác có hiệu quả lợi thế của quốc gia trên trường quốc tế. Theo đó, việc mở
rộng và phát triển hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tạo điều kiện thuận
lợi cho việc di chuyển các nguồn lực ra khỏi phạm vi của một quốc gia (đối
với các nước phát triển, OFDI nhằm giải quyết áp lực dư thừa nguồn lực tài
chính trong nước và gia tăng lợi nhuận). Trong môi trường đó, các nhà đầu tư
có thể lựa chọn môi trường và lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài thuận lợi hơn ở
trong nước để có lợi nhuận cao hơn. OFDI còn giúp nhà đầu tư đạt được hiệu
quả kinh tế nhờ mở rộng quy mô sản xuất, khắc phục được xu hướng giảm sút
lợi nhuận trong nước khi thị trường bị giới hạn, môi trường đầu tư không
thuận lợi, đồng thời còn cho phép các doanh nghiệp của nước chủ đầu tư kéo


13

dài chu kỳ sống của các sản phẩm được tạo ra trong nước khi các sản phẩm
này bước vào giai đoạn bão hòa và suy thoái, thậm chí là chuyển giao các
công nghệ đã lạc hậu sang các thị trường kém phát triển hơn để thu lợi nhuận.
Thứ hai, OFDI giúp các nước chủ đầu tư tận dụng các điều kiện thuận
lợi ở nước ngoài, nhất là có thể hạ thấp chi phí sản xuất, xây dựng thị trường
cung ứng đầu vào ổn định với giá thấp hơn giá khai thác trong nước hay giá
nhập khẩu các đầu vào đó, khai thác nguồn lao động với giá rẻ. Để thực hiện
mục tiêu này, các nước thường đầu tư mới thông qua con đường cắm nhánh ở
nước ngoài, tức là xây dựng các cơ sở sản xuất mới ở nước tiếp nhận đầu tư.
Hầu hết các quốc gia thiếu tài nguyên hay nhân lực, hoặc thiếu cả hai (điển
hình là Nhật Bản), đều coi OFDI là giải pháp chiến lược nhằm bù đắp các
thiếu hụt trong nước. Với việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nhất là vào các
nước đang và kém phát triển, nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhưng thiếu

công nghệ để khai thác, lao động dồi dào, chi phí thấp, các nước chủ đầu tư
vừa phát triển được đầu tư ở nước ngoài, vừa tạo nguồn cung đầu vào ổn định
cho sản xuất trong nước.
Thứ ba, OFDI giúp nước chủ đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm, vượt qua các rào cản thương mại. Khi hầu hết các quốc gia đều gia
nhập vào một thị trường chung - thị trường thế giới - thì vấn đề thị trường cho
sản phẩm lại càng trở nên bức thiết, là vấn đề mang tính sống còn. Dưới tác
động của toàn cầu hóa về kinh tế, thị trường trong nước ngày càng trở nên
chật hẹp bởi sự cạnh tranh của chính các doanh nghiệp trong nước và sự gia
tăng của các doanh nghiệp nước ngoài, hàng rào thuế quan và phi thuế quan
liên tục được dựng lên. Vì thế, để tiếp cận thị trường nhanh chóng và hiệu quả
thì OFDI là lựa chọn hàng đầu của quốc gia và doanh nghiệp bởi có thể cung
ứng sản phẩm vào nước tiếp nhận đầu tư một cách hợp pháp, thuận lợi mà
không phải chịu các điều kiện ngặt nghèo khi xuất khẩu hàng hóa trực tiếp,
thâm nhập sâu vào thị trường nội địa nước sở tại, mở rộng thị trường tiêu thụ,
hơn nữa còn được hưởng những ưu đãi từ nước tiếp nhận đầu tư. Để mở rộng


14

thị trường tiêu thụ, các nước chủ đầu tư thực hiện chiến lược mở rộng phạm
vi hoạt động theo hướng M&A. Với chiến lược này, các nước chủ đầu tư có
được mạng lưới phân phối sẵn có ở thị trường mới, trong đó đặc biệt là dễ tiếp
cận vào thị trường độc quyền và giảm đối thủ cạnh tranh.
Thứ tư, OFDI sẽ giúp cho nước đầu tư tiếp cận với công nghệ mới
(thông qua M&A), học hỏi kinh nghiệm quản lý qua đó nâng cao năng suất
lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Thông qua
OFDI, nước chủ đầu tư, nhất là các nước đang phát triển, có thể rút ngắn quá
trình nâng cấp công nghệ và phát triển kinh tế. Điều này không dễ dàng có
được nếu tiếp nhận đầu tư nước ngoài (IFDI) do nước chủ đầu tư thường

không có xu hướng chuyển giao các công nghệ mới nhất sang nước tiếp nhận
đầu tư, hoặc chỉ chuyển giao cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để
đảm bảo bí mật công nghệ.
Thứ năm, OFDI còn giúp nước chủ đầu tư phân tán rủi ro trước các
biến động về kinh tế, chính trị hay tự nhiên. Trong thế giới đầy biến động như
hiện nay, việc lựa chọn địa điểm ổn định về môi trường kinh doanh có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng đối với nước chủ đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro, ổn định
và phát triển sản xuất, kinh doanh, gia tăng lợi nhuận. Bất ổn chính trị (chiến
tranh, bạo loạn, lật đổ chính quyền…) khiến lợi ích kinh tế của các doanh
nghiệp bị ảnh hưởng (sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, cơ sở sản xuất bị phá
hủy, lợi nhuận giảm sút, thậm chí mất toàn bộ vốn đầu tư), từ đó làm phát
sinh nhu cầu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để tránh rủi ro và tăng lợi nhuận.
Với Nhật Bản, sau thảm họa kép động đất và sóng thần, các doanh nghiệp
nước này có xu hướng đẩy mạnh dịch chuyển các cơ sở sản xuất từ trong
nước ra nước ngoài thông qua OFDI để giảm thiểu rủi ro mặc dù trước đó
OFDI vẫn là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản nhằm giảm
chi phí sản xuất (chi phí nhân công trong nước cao, hầu hết các nguyên liệu
đầu vào sản xuất phải nhập khẩu), mở rộng thị trường (thị trường trong nước
bị giới hạn), tiếp cận các nguồn nguyên liệu, nhân lực.


15

Về gia tăng ảnh hưởng, OFDI là giải pháp nhanh nhất để nước chủ
đầu tư hiện diện và tăng cường ảnh hưởng tại nước tiếp nhận đầu tư. Mỗi một
nền kinh tế có một hoặc nhiều khu vực có lợi ích chiến lược và một trong
những cách thức để gia tăng vị thế, ảnh hưởng là thông qua đầu tư trực tiếp.
Nhật Bản đầu tư lớn vào khu vực châu Á để mở rộng ảnh hưởng tại khu vực
này. Trung Quốc đầu tư vào ASEAN, đặc biệt là 4 nước CLVM (Campuchia,
Lào, Việt Nam, Myanmar) để cạnh tranh ảnh hưởng với các nước lớn khác.

Mỹ đầu tư trực tiếp vào khu vực "sân sau" của mình là Mỹ Latin, Caribê và
khu vực Trung Đông, Bắc Phi để thao túng nguồn cung dầu mỏ của thế giới…
Tóm lại, OFDI đem lại nhiều lợi ích cả về kinh tế và chính trị cho
nước chủ đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, OFDI cũng
có một số tác động tiêu cực đối với nước chủ đầu tư, biểu hiện rõ nhất ở tình
trạng dư thừa lao động trong nước (điển hình trong trường hợp này là Mỹ)
làm tăng chi phí an sinh xã hội, giảm thu ngân sách; sản xuất trong nước bị
giảm sút; nếu OFDI không hiệu quả sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực tài chính.
1.2. CÁC NHÂN TỐ THÚC ĐẨY TRUNG QUỐC ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA
NƢỚC NGOÀI
1.2.1. Nhu cầu đầu tƣ ra nƣớc ngoài để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế
Ðầu tư ra nước ngoài là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển
và hội nhập của các quốc gia trên thế giới. Kinh nghiệm của nhiều nước trên
thế giới, nhất là các nước phát triển cho thấy, đầu tư ra nước ngoài là một
kênh quan trọng để thực hiện mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh
tế. Đáng chú ý, trong trường hợp các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong
nước bị giới hạn, kinh tế suy thoái thì đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hướng
đi mới để các nước duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài phụ thuộc vào khả năng, điều kiện, cũng như nhu cầu
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ra ngoài lãnh thổ để phát triển của


16

từng nước. Trên cơ sở đó, các nước xác định cho mình một hướng đầu tư ra
nước ngoài. Lựa chọn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các nước phát triển
thường hướng đến cả mục tiêu kinh tế và phi kinh tế (tăng cường ảnh hưởng
chính trị, quân sự, văn hóa, mục đích khác…), trong khi các nước đang phát
triển gần như chỉ hướng đến mục tiêu duy nhất là tăng trưởng kinh tế. Cũng
do không có nhiều lợi thế về vốn, công nghệ, quản lý, nên khi Trung Quốc lựa

chọn con đường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, cũng đồng nghĩa với việc phải
hy sinh một phần đầu tư trong nước. Do vậy, họ chỉ đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài khi thực sự có nhu cầu và coi đây là một động lực của tăng trưởng kinh
tế. Với việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Trung Quốc có điều kiện để khai
thác tối đa các lợi thế của thị trường nước ngoài để mở rộng các hoạt động sản
xuất kinh doanh ở bên ngoài lãnh thổ, xuất khẩu hàng hóa (bao gồm cả xuất
khẩu từ trong nước ra, xuất khẩu tại chỗ và xuất khẩu sang nước thứ ba), bù
đắp những thiếu hụt cho một số lĩnh vực sản xuất quan trọng của nền kinh tế
trong nước, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đồng thời giúp Trung Quốc
nắm bắt công nghệ, thương hiệu, bí quyết quản lý, kinh doanh từ các nền kinh
tế phát triển.
1.2.2. Tiềm lực kinh tế, tài chính, năng lực cạnh tranh của quốc gia,
doanh nghiệp
Để có thể đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nước chủ đầu tư phải có tiềm
lực kinh tế nhất định, có khả năng cạnh tranh với các đối thủ lớn tại thị trường
nước ngoài để có thể tồn tại và phát triển.
Vốn là điều kiện tiên quyết cho hoạt động đầu tư, vì thế một nước đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài phải có tiềm lực kinh tế, ít nhất là phải có lượng
ngoại tệ nhất định để tiến hành các hoạt động đầu tư. Trung Quốc sau một
giai đoạn dài tích lũy về tăng trưởng kinh tế mới triển khai các hoạt động đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài. Theo đó, Trung Quốc đạt tăng trưởng trung bình
5,9%/năm trong 10 năm 1970-1980; 10,84%/năm trong 10 năm tiếp theo

×