Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đảm bảo công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 123 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ






LÊ ANH TUẤN








ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI
TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở HÀN QUỐC – BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT
NAM







LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI








HÀ NỘI - NĂM 2010






ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





Lê Anh Tuấn




ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI
TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Ở HÀN QUỐC – BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT
NAM


Chuyên ngành: KTTG & QHKTQT
Mã số: 60 31 07


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHÍ MẠNH HỒNG






HÀ NỘI - NĂM 2010





MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ……………………………………… i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ……………………………………. …………ii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I: MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ

CÔNG BẰNG XÃ HỘI 7
1.1. Tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội: Khái niệm, thƣớc đo. 7
1.1.1. Các khái niệm. 7
1.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế ……………………………………7
1.1.1.2. Phát triển kinh tế………………………………………….9
1.1.1.3. Phát triển bền vững ………………………………… 10
1.1.1.4. Công bằng xã hội …………………………………… 12
1.1.1.5. Đảm bảo xã hội ………………………………………. 14
1.1.2. Thước đo công bằng xã hội 16
1.1.2.1. So sánh phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư 16
1.1.2.2. Đường cong Lorenz 17
1.1.2.3. Hệ số Gini 20
1.1.2.4. Chỉ số Theil L 21
1.1.2.5. Một vài thước đo khác 22
1.2. Các quan điểm về quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và đảm bảo
công bằng xã hội. 23
1.2.1. Ưu tiên tăng trưởng kinh tế tất yếu dẫn tới bất bình đẳng 23
1.2.2. Ưu tiên công bằng hơn tăng trưởng 26
1.2.3. Tăng trưởng phải đi liền với công bằng 29
1.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến công bằng xã hội trong quá trình tăng
trƣởng kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng. 32
1.3.1. Thể chế chính trị và đường lối phát triển kinh tế - xã hội. 32
1.3.2. Nhân tố tài sản 33
1.3.3. Nhân tố Lao động 33


1.3.4. Vài nhân tố khác 34
CHƢƠNG 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG QUÁ
TRÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Ở HÀN QUỐC 36
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội. Thực trạng về công bằng xã hội ở Hàn

Quốc: kết quả và xu hƣớng. 36
2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Hàn Quốc trước năm 1960 36
2.1.2. Công bằng xã hội ở Hàn Quốc trong quá trình tăng trưởng kinh tế
giai đoạn 1961 - 1996. 40
2.1.2.1. Giai đoạn cất cánh (1961 - 1979). 40
2.1.2.2. Từ sau năm 1980 đến năm 1996 52
2.2. Đánh giá chung vấn đề giải quyết công bằng xã hội ở Hàn Quốc
trong tăng trƣởng kinh tế. 57
2.2.1. Thành tựu chung đạt được 57
2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế góp phần làm giảm bất bình đẳng về thu
nhập 58
2.2.1.2. Công bằng xã hội được thực hiện thông qua việc tạo dựng
các cơ hội việc làm và các phúc lợi xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân . 64
2.2.1.3. Phát triển giáo dục vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa
đảm bảo công bằng xã hội 70
2.2.2. Một vài hạn chế ………………………………… …………75
2.2.3. Một số nguyên nhân chính 77
2.2.3.1. Nhà nước Hàn Quốc và cơ chế quản lý của nhà nước 77
2.2.3.2. Hàn Quốc đã xây dựng được một hệ thống giáo dục - đào tạo
hoàn thiện, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. 81
2.2.3.3. Di sản thời kỳ thuộc Nhật Bản 83
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 85
3.1. So sánh điều kiện kinh tế của Hàn Quốc và Việt Nam. 85
3.1.1. Điểm tương đồng 85
3.1.2. Điểm khác biệt 85


3.2. Khái quát về công bằng xã hội trong quá trình tăng trƣởng kinh
tế ở Việt Nam 86

3.3. Một số bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc có thể vận dụng cho Việt
Nam. 95
3.3.1. Tranh thủ thời gian và cơ hội để xây dựng và khai thác tối đa lợi
thế so sánh tương đối: nguồn lao động đông đảo, lương thấp và cần cù,
chịu khó 95
3.3.2. Thực hiện đồng bộ chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho
đội ngũ lao động và cộng đồng dân cư. 97
3.3.3. Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đặc biệt là con
đường đào tạo tập hợp đội ngũ chỉ đạo kinh tế - xã hội có tri thức khoa
học; chú trọng phát triển khoa học - kỹ thuật, trong đó có kỹ thuật công
nghệ cao. 101
3.3.4. Cung cấp nhà ở công cộng 104
3.3.5. Đảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế trong phát triển 107
KẾT LUẬN 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………… 112












i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội
GNP:
Tổng sản phẩm quốc dân
WCEB:
Uỷ ban quốc tế về môi trường và phát triển
CBXH:
Công bằng xã hội
ILO:
Tổ chức lao động Quốc tế
ĐBXH:
Đảm bảo xã hội
WB:
Ngân hàng thế gới
NTC:
Công ty xuyên quốc gia
MNC:
Công ty đa quốc gia
OECD:
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
UNDP:
Chương trình hỗ trợ phát triển của liên hợp quốc













ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
1
Bảng 1 - 1
Sự phân hoá về thu nhập của các nhóm dân cư
17
2
Bảng 2 - 1:
Chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn
58
3
Bảng 2 - 2:
Số lao động có việc làm từ năm 1976 đến năm 1979
59
4
Bảng 2 - 3
Hệ số Gini của Hàn Quốc từ năm 1987 đến năm 1996
64
5
Bảng 2 - 4:
Sự thay đổi trong phân phối thu nhập của Hàn Quốc
(1970 - 1980)

75
6
Bảng 3 - 1:
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi
ở khu vực thành thị phân theo vùng
88
7
Bảng 3 - 2:
Thu nhập thực tế bình quân đầu người ĐVT: (1000đ/
người/tháng)
89
8
Bảng 3 - 3:
Tỷ lệ nghèo ở Việt Nam phân theo vùng (%)
90
9
Bảng 3 - 4:
Tỷ lệ các nhóm 20% có thu nhập khác nhau trong dân
số (%)
91
10
Bảng 3 - 5:
Chuyê
̉
n biến cu
̉
a ty
̉

̣

nghe
̀
o va
̀

̣
số Gini Viê
̣
t
Nam 1993-2006
92
11
Bảng 3 - 6:
Phân phối thu nhập và an sinh xã hội ở Việt Nam
2004
92
12
Bảng 3 - 7:
Tỷ lệ chi phí cho giáo dục ở Việt Nam 2000 - 2005
95












1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tăng trưởng kinh tế nhanh và đảm bảo công bằng xã hội là những mục
tiêu “lý tưởng” mà nhiều quốc gia theo đuổi. Tuy nhiên, không dễ dàng đạt
được các mục tiêu này, nhất là cùng một lúc đạt được tốc độ tăng trưởng kinh
tế nhanh song vẫn thực hiện được sự phân phối thu nhập tương đối công
bằng. Ở đây trong nhiều trường hợp vẫn tồn tại một sự “đánh đổi”: một nền
kinh tế tăng trưởng nhanh thường kéo theo những hệ quả phân phối không
như mong muốn.
Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là mối quan hệ
phức tạp, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn. Tuy nhiên, xét về dài hạn tăng
trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện phân phối công bằng, cải thiện mức sống,
đồng thời công bằng xã hội là điều kiện để phát triển bền vững.
Trong lịch sử kinh tế thế giới, có không ít quốc gia đã đạt được tốc độ
tăng trưởng kinh tế nhanh, rút ngắn thời gian công nghiệp hoá đất nước mình.
Trong quá trình tăng trưởng kinh tế thường xuất hiện các nhóm dân cư ít được
ưu đãi và các vùng suy yếu bị bỏ ngoài dòng phát triển. Trên thực tế rất ít
nước đang phát triển xử lý hài hoà mối quan hệ này. Có những nước duy trì
được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong một thời gian song phân hoá giàu
nghèo lại trở nên nghiêm trọng (như một số nước Nam Mỹ). Một số nước thì
tuy phân phối thu nhập tương đối công bằng song kinh tế lại trì trệ (các nước
xã hội chủ nghĩa trước đây). Có những nước cả thành tích tăng trưởng kinh tế
và phân phối thu nhập đều rất nghèo nàn. Trong bối cảnh đó, thành tựu của
những con rồng Châu Á là rất ấn tượng, vừa tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng
vẫn đảm bảo công bằng xã hội và Hàn Quốc chính là một trong những trường
hợp đó.
Trong quá trình đổi mới theo hướng chuyển sang kinh tế thị trường và
hội nhập nền kinh tế thế giới ở Việt Nam đã đem lại nhiều thành tựu to lớn về



2
kinh tế xã hội. Mặc dù vậy, muốn thoát nghèo, lạc hậu, Việt Nam cần phải
tăng trưởng nhanh bền vững. Tính chất bền vững cũng như định hướng xã hội
chủ nghĩa khiến cho Việt Nam không thể hy sinh mục tiêu công bằng xã hội
cho mục tiêu tăng trưởng. Cùng một lúc Việt Nam phải theo đuổi cả hai mục
tiêu này. Tuy nhiên trên thực tế đây không phải là một quá trình dễ dàng.
Thực tiễn đổi mới cho thấy: Chênh lệch mức sống tại Việt nam đang có xu
hướng tăng lên, mặc dù mức độ chênh lệch thu nhập tại Việt Nam vẫn còn
tương đối thấp so với các nước láng giềng; phân hóa giàu nghèo giữa thành
thị và nông thôn tại Việt Nam tăng lên; và khoảng cách kinh tế giữa các vùng
tại Việt Nam cũng tăng lên.
Để giải quyết vấn đề đảm bảo công bằng xã hội trong tăng trưởng kinh
tế, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ những quốc gia đi trước đã thành
công trong tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng vẫn đảm bảo công bằng xã hội.
Trong trường hợp này nghiên cứu kinh nghiệm của NICs Đông Á, đặc biệt là
Hàn Quốc là rất có ý nghĩa. Do đó, đề tài: “Đảm bảo công bằng xã hội trong
quá trình tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc - Bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam.” - có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội là vấn đề không hoàn
toàn mới, do đó có nhiều tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này. Cũng có nhiều
nghiên cứu về kinh nghiệm các nước khác như:
Phạm Bích Thu (1997), Sự thần kỳ Đông Á – Tăng trưởng kinh tế và
chính sách cộng đồng, NXB Khoa học xã hội.
Tác giả đã phân tích sự thần kỳ kinh tế ở Đông Á từ các khía cạnh như
tăng trưởng, công bằng và biến đổi kinh tế; chính sách cộng đồng và tăng
trưởng ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng xuất khẩu. Tác giả cũng đề cập
đến vài nguyên nhân dẫn đến sự công bằng xã hội trong tăng trưởng kinh tế

Đông Á. Tuy nhiên đây là phân tích tổng hợp sự thần kỳ Đông Á, vì thế mà


3
chưa đi sâu vào cụ thể từng nước, đặc biệt là Hàn Quốc. Vì đây cũng là
nghiên cứu tổng hợp Đông Á nên cũng chưa cụ thể được những bài học kinh
nghiệm để có thể vận dụng cho Việt Nam.
Joseph E.Stiglitz và Slahid Yusuf (2002), Suy ngẫm lại sự thần kỳ
Đông Á, NXB Chính trị Quốc gia.
Trong tác phẩm này các tác giả đã đưa ra cách nhìn mới về kinh nghiệm
phát triển của khu vực Đông Á những năm 90 sau khi đã khảo sát cuộc khủng
hoảng và sự phục hồi. Tác phẩm cũng dành một chương viết về thay đổi của kinh
tế Hàn Quốc, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng năm 1997. Các tác giả chủ yếu đi sâu
nghiên cứu những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công trong tăng trưởng
và phát triển kinh tế Hàn Quốc và cũng qua đó đưa ra một vài kết quả đảm bảo
công bằng xã hội.
Nguyễn Anh Tuấn (1994), Vài khía cạnh Việt Nam - suy ngẫm từ kinh
nghiệm của các nền kinh tế mới công nghiệp hoá Đông Á, NXB Khoa học xã
hội.
Tác giả phân tích sự phát triển Đông Á trong quá trình thực hiện công
nghiệp hoá đất nước. Trong công trình này, tác giả chủ yếu nghiên cứu và
phân tích về các thành tựu trong phát triển tăng trưởng kinh tế mà chưa phân
tích về khía cạnh đảm bảo công bằng xã hội trong mối quan hệ với tăng
trưởng phát triển kinh tế.
Lê Thu Thuỷ (1993), Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập, NXB
Khoa học xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu của mình, tác giả đã tìm hiểu nghiên cứu
về mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội ở
một vài nước Đông Á. Tác giả cũng đã đưa ra nhiều mô hình tăng trưởng và
giải quyết các vấn đề xã hội của vài nước trong đó có Hàn Quốc nhưng cũng

không chỉ rõ bài học kinh nghiệm nào trong giải quyết công bằng xã hội nên
áp dụng cho Việt Nam trong quá trình tăng trưởng kinh tế của mình.


4
Hoàng Văn Hiển (2008), Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hàn
Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.
Tác giả đã phân tích quá trình phát triển kinh tế qua các giai đoạn của
Hàn Quốc trong một thời gian rất dài, từ sau chiến tranh đến nay và những
triển vọng phát triển kinh tế của Hàn Quốc trong thời gian tới. Từ sự phát
triển kinh tế đó, tác giả cũng đã phân tích quá trình thực hiện công bằng xã
hội của Hàn Quốc. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu của mình tác giả chủ
yếu nêu lên những bài học kinh nghiệm để phát triển kinh tế và vài bài học
kinh nghiệm trong giải quyết công bằng xã hội cho Việt Nam nhưng vẫn chưa
được cụ thể.
Lê Bộ Lĩnh (1998), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số
nước Châu Á và Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.
Tác giả đã khái quát lý thuyết và thực tiễn tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội ở Châu Á, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nền
kinh tế Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Đông Nam Á như
Malaixia, Thái Lan, Việt Nam. Tác giả đã phân tích những mặt thành công
nhất trong một vài lĩnh vực của quá trình thực hiện công bằng xã hội ở mỗi
nước trong đó có Việt Nam, tác giả cũng chưa nêu những bài học kinh
nghiệm cụ thể nào từ các nước có thể áp dụng cho Việt Nam.
Trần Mai Chi (1997), Kinh nghiệm công nghiệp hoá NICS Đông Á và
vận dụng Việt Nam, NXB Học viện chính trị Hồ Chí Minh.
Trong tác phẩm này tác giả chủ yếu phân tích quá trình phát triển công
nghiệp hoá của NICS Đông Á và thông qua sự phát triển đó cũng phần nào
thực hiện công bằng xã hội. Mặc dù có bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
nhưng chủ yếu vẫn là bài học cho sự phát triển kinh tế nói chung.

Cũng nghiên cứu về công bằng xã hội ở Hàn Quốc, nhiều tác giả như
Lê Bàn Thạch, Trần Thị Tài, Nguyễn Thị Luyến, Dương Văn Quảng, Nguyễn
Mạnh Thắng cũng đã có những luận giải về mối quan hệ giữa tăng trưởng


5
kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Các tác giả cũng đề cập đến quá trình
thực hiện công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc.
Tuy nhiên các tác giả cũng chưa đề cập sâu đến các bài học có thể vận dụng
cho Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề tăng trưởng kinh
tế và công bằng xã hội ở các nước Đông Á trong thời kỳ công nghiệp hoá,
trong đó có Hàn Quốc nhưng đây vẫn là một vấn đề rộng lớn và phức tạp. Vì
vậy, việc nghiên cứu sâu thêm vấn đề này riêng đối với trường hợp Hàn Quốc
trong bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới hiện nay là một việc làm hết sức
có ý nghĩa đối với Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích kinh nghiệm bảo đảm công bằng xã hội trong quá trình theo
đuổi chiến lược tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc nhằm rút ra những bài học
hữu ích cho Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hoá các quan điểm bàn luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và công bằng xã hội, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.
Phân tích thực tiễn tăng trưởng kinh tế và giải quyết vấn đề công bằng xã
hội ở Hàn Quốc trong quá trình này thời kỳ Hàn Quốc thực hiện công nghiệp
hoá.
Khái quát và rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn giải quyết
vấn đề công bằng xã hội trong tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc cho Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu giải quyết vấn đề đảm bảo công bằng xã
hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc.


6
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc trong giai đoạn thực hiện công
nghiệp hoá từ một nước đang phát triển trở thành một nước công nghiệp phát triển
(giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1996 khi Hàn Quốc gia nhập tổ chức OECD).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp biện chứng duy vật, phân tích các
nguồn tư liệu, số liệu sẵn có về thực trạng thực hiện công bằng xã hội ở Hàn
Quốc, phân tích các báo cáo số liệu, tham khảo các kết quả nghiên cứu khác
của các tác giả; phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh, kế thừa có cân
nhắc, phân tích khách quan, sử dụng số liệu thống kê có chọn lọc.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn phân tích và làm rõ thực tiễn giải quyết vấn đề công bằng xã
hội trong tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc trên cơ sở đó chỉ ra thành công và
hạn chế của Hàn Quốc trogn lĩnh vực này.
- Từ kinh nghiệm Hàn Quốc, luận văn rút ra một số bài học cho Việt
Nam trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của mình.
7. Kết cấu, nội dung của luận văn
Chương 1: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
Chương 2: Giải quyết vấn đề công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng
kinh tế ở Hàn Quốc.
Chương 3: Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.









7
CHƢƠNG I:

MỐI QUAN HỆ
GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
1.1. Tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội: Khái niệm, thƣớc đo.
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là mục tiêu, ước vọng của tất cả
các dân tộc và của mọi thời đại. Tuy nhiên, việc đạt được mục tiêu kép này là
không dễ dàng và trong thực tiễn đã có nhiều bằng chứng về sự đối lập giữa
tăng trưởng và công bằng. Các chính sách dựa trên mục tiêu công bằng có thể
dẫn đến triệt tiêu các động lực tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, các chính sách
chỉ nhằm vào tăng trưởng có thể làm cho bất bình đẳng tăng lên. Như vậy cần
có sự kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
1.1.1. Các khái niệm.
1.1.1.1. Tăng trƣởng kinh tế.
Tất các các quốc gia trên thế giới, không phân biệt khuynh hướng chính
trị, khi đã giành được độc lập, có chủ quyền, đều xác lập cho mình chiến lược
phát triển kinh tế xã hội. Những mục tiêu phát triển đều dựa vào khả năng
khai thác nguồn lực trong nước và nước ngoài. Mỗi quốc gia trên thế giới đều
có sự kết hợp và khả năng khai thác các nguồn lực khác nhau. Song, quan
niệm chung nhất là phải tạo ra được sự tiến bộ toàn diện cả về kinh tế và xã
hội, trong đó tăng trưởng được coi là tiền đề cần thiết cho sự phát triển.
Tăng trưởng kinh tế mới chỉ giới hạn trong khuôn khổ làm tăng thêm
sản lượng bằng cách mở rộng qui mô, chứ chưa đề cập đến mối quan hệ của
nó với các vấn đề xã hội.

Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện một cách phổ quát theo quan
điểm kinh tế học là sự tăng sản lượng thực tế của một nền kinh tế theo thời
gian. Tăng trưởng kinh tế theo nghĩa này thường được đo lường bằng sự
gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo thời gian hoặc tăng thu nhập


8
theo đầu người. Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế chỉ thể hiện mặt lượng
của nền kinh tế theo thời gian.
Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta thường dùng mức tăng lên
của GNP hay GDP. Mức tăng đó thường tính trên toàn bộ nền kinh tế quốc
dân, hay tính bình quân theo đầu người của thời kỳ sau so với thời kỳ trước đó.
Khi đo lường sự tăng trưởng người ta thường sử dụng các số đo tuyệt
đối và số đo tương đối.
Mức tăng trưởng tuyệt đối: Có thể được tính theo hai phương pháp.
- Theo tổng sản phẩm (GNP hoặc GDP) của nền kinh tế ∆Y = Y
n
- Y
n-1

Trong đó:
∆Y: tổng sản phẩm tăng thêm của năm n so với năm gốc.
Yn: tổng sản phẩm của năm n.
Y
n-1
: tổng sản phẩm của năm trước đó.
- Theo tổng sản phẩm bình quân đầu người: ∆y = y
n
- y
n-1

Trong đó:
∆y: Tổng sản phẩm bình quân đầu người của năm n so với năm
gốc.
y
n:
Tổng sản phẩm bình quân đầu người của năm n.
y
n-1:
Tổng bình quân dầu người của năm trước đó.
Mức tăng trưởng tương đối (hay còn gọi là tốc độ tăng trưởng), được
tính theo tỷ lệ phần trăm (%) cũng theo hai phương pháp.
- Theo tổng sản phẩm (GNP hoặc GDP) của nền kinh tế:
Y
n
– Y
n-1
∆Y
g (Y) = x 100 =
Y
n-1
Y
n-1

Trong đó: g (Y): Tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.


9
- Theo tổng sản phẩm bình quân đầu người
y
n

–y
n-1
∆y
g(y) = x 100 =
y
n-1
y
n-1

Trong đó: g(y): Tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm bình quân đầu người.
Tất cả các chỉ tiêu phản ánh mức tăng trưởng kinh tế như GNP, GDP
hay GNP, GDP bình quân đầu người … đều được tính theo hai loại giá: giá
hiện hành và giá cố định.
Giá hiện hành là giá phát sinh trong quá trình giao dịch, trao đổi thực tế
của năm báo cáo.
Giá cố định là giá hiện hành của một năm nào đó được chọn làm gốc.
Trên cơ sở đó, người ta tính đổi các chỉ tiêu kinh tế của các năm khác theo giá
năm gốc. Mục đích ở đây là để loại trừ sự ảnh hưởng của yếu tố giá cả đến
các chỉ tiêu kinh tế trong mỗi năm nhằm đánh giá sự thay đổi thuần về khối
lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
1.1.1.2. Phát triển kinh tế.
Mục tiêu của mỗi quốc gia là tạo ra sự tiến bộ toàn diện, mà sự tăng
trưởng kinh tế là một điều kiện quan trọng. Sự tiến bộ của quốc gia trong một
giai đoạn nhất định được xem xét trên hai mặt: sự gia tăng về kinh tế và sự tiến
bộ về xã hội. Sự gia tăng về kinh tế còn được thay thế bằng thuật ngữ tăng
trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế tác động thúc đẩy sự tiến bộ về mọi mặt của
xã hội, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý là nội dung của phát triển kinh tế.
Phát triển kinh tế bao hàm ý nghĩa rộng lớn - Nó không chỉ bao gồm
những thay đổi về số lượng như tăng trưởng kinh tế, mà còn bao gồm cả
những thay đổi về chất lượng cuộc sống. Như vậy, phát triển kinh tế có thể

hiểu là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời
kỳ nhất định.


10
Phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế - xã hội rộng lớn, mà trong khuôn
khổ một định nghĩa hay một khái niệm ngắn gọn không thể bao hàm hết được
nội dung rộng lớn của nó. Song, nhất thiết khái niệm đó phải phản ánh được
nội dung cơ bản sau:
- Sự tăng lên về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượng của
cải vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ
cấu kinh tế hợp lý có khả năng khai thác hiệu quả nguồn lực trong nước và
nước ngoài.
- Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải
thiện đời sống dân cư, giảm bớt đói nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các
tầng lớp dân cư, bảo đảm công bằng xã hội.
- Sự phát triển là quy luật tiến hoá, song nó chịu tác động của nhiều
nhân tố, trong đó nhân tố nội lực của nền kinh tế có nhiều ý nghĩa quyết định,
còn nhân tố bên ngoài có vai trò quan trọng.
Phát triển kinh tế phản ánh sự vận động của nền kinh tế từ trình độ thấp
lên trình độ cao hơn.
1.1.1.3. Phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên được công bố trong một bài
báo có nhan đề “Tương lai cho chúng ta” của tác giả Gro Harlem Brundland,
một nhà môi trường người Na Uy làm việc trong Uỷ ban quốc tế về môi trường
và phát triển (WCEB). Theo bà Brundland, phát triển bền vững được hiểu là
kiểu phát triển vừa đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại, vừa không
ảnh hưởng đến khả năng mà các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của
mình.
Tháng 6 năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển

họp tại Rio de Janiero đã đưa ra bản tuyên ngôn “Về môi trường và phát triển”
về “Chương trình nghị sự 21” và đưa ra định nghĩa về phát triển bên vững là
“sự phát triển nhằm thoả mãn nhu các nhu cầu hiện tại của con người, nhưng


11
không làm tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”. Hội nghị
cũng đã coi “phát triển bền vững là mục tiêu lâu dài đạt được của mọi quốc
gia”, của mọi hoạt động nhằm thúc đẩy tăng trưởng, nhưng cũng tìm mọi
phương cách để giảm thiểu tác hại của tăng trưởng kinh tế đến môi trường sống
của xã hội loài người.
Nhà nước ta đã đưa ra quan niệm chính thức về phát triển lâu bền là
“thoả mãn những nhu cầu cơ bản về vật chất, tinh thần và văn hoá cho thế
hệ hiện tại và tương lai của Việt Nam thông qua việc quản lý một cách
khôn khéo tài nguyên thiên nhiên. Xây dựng và thực hiện các chính sách,
kế hoạch hành động và cơ chế tổ chức nhằm đảm bảo cho khả năng sử
dụng lâu bền các tài nguyên thiên nhiên được nhất thể hoá và liên kết chặt
chẽ với tất cả các khía cạnh của quá trình phát triển kinh tế và xã hội của
đất nước” [29]
Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà giữa đời sống vật
chất và đời sống tinh thần, giữa thiên nhiên và con người, giữa tự nhiên và
nhân tạo, giữa hiện tại và tương lai. Sự phát triển đó nhằm đáp ứng nhu cầu
hiện tại nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển của xã hội tương lai.
Nội dung của khái niệm phát triển bền vững được quan niệm bao gồm:
- Sự duy trì một tốc độ tăng trưởng kinh tế trong một thời gian dài
- Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ, gần gũi với môi trường để
đảm bảo tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ sau vẫn có điều kiện phát triển.
Khi xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội,
khái niệm tăng trưởng được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Walter Rostow đã
dùng khái niệm tăng trưởng để đưa ra một lý thuyết tổng quát về sự phát triển.

Ông chia quá trình phát triển của xã hội loài người thành năm giai đoạn tăng
trưởng từ xã hội truyền thống đến xã hội hiện đại. Quan niệm này rõ ràng là
nhấn mạnh đến nội dung kinh tế của quá trình phát triển, hay nói cách khác,
tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết cho phát triển. Và cũng chính vì


12
vậy, nó bộc lộ những khiếm khuyết và làm nảy sinh nhiều câu hỏi. Thứ nhất,
liệu tăng trưởng kinh tế có tự động đưa đến phát triển hay không, nói cách
khác tăng trưởng kinh tế có đảm bảo giải quyết tất cả các vấn đề xã hội liên
quan đến sự phát triển hay không? Thứ hai, liệu tăng trưởng kinh tế có thể
diễn ra liên tục trong những điều kiện bất bình đẳng xã hội hay không? Những
câu hỏi này đã được các nhà nghiên cứu về phát triển trả lời và quan điểm khá
phổ biến hiện nay là không thể đồng nhất tăng trưởng kinh tế với phát triển.
1.1.1.4. Công bằng xã hội
Khác với khái niệm tăng trưởng kinh tế trong kinh tế học mang tính
thực chứng, là cái có thể xác định bằng các con số, khái niệm công bằng xã
hội mang tính chuẩn tắc, nghĩa là tuỳ thuộc nhiều vào quan điểm của con
người. Chính những quan niệm khác nhau về bình đẳng đã dẫn đến những
cách hiểu khác nhau. Trong kinh tế người ta sử dụng hai khái niệm khác nhau
về công bằng. Khái niệm thứ nhất là công bằng theo chiều ngang: nghĩa là đối
xử như nhau với những người có đóng góp như nhau. Khái niệm thứ hai là
công bằng theo chiều dọc: nghĩa là đối xử khác nhau với những người có
những khác biệt bẩm sinh hoặc có các điều kiện xã hội khác nhau. Nếu như
công bằng theo chiều ngang được thực hiện bởi cơ chế thị trường thì công
bằng theo chiều dọc cần có sự điều tiết của chính phủ. Việc phân định và kết
hợp công bằng theo chiều dọc và chiều ngang sẽ đảm bảo công bằng xã hội
thực sự.
Như vậy, công bằng xã hội là một khái niệm rất rộng, gồm cả các yếu
tố kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá. Có thể có công bằng về phương diện

kinh tế nhưng chưa chắc có bình đẳng về các phương diện khác. Trong nền
kinh tế thị trường, thu nhập được phân bổ theo mức độ tham gia cả các yếu tố
(vốn, kỹ thuật, lao động, tài nguyên) vào quá trình sản xuất và do đó có thể
đảm bảo sự công bằng về phương diện kinh tế. Tuy nhiên, các tầng lớp xã hội
khác nhau có thể không có được những công bằng trong các hoạt động chính
trị, xã hội.


13
Chính nội hàm rộng của khái niệm bình đẳng xã hội đã làm cho vấn đề
của khái niệm bình đẳng trở nên phức tạp. Cho đến nay, người ta vẫn chủ yếu
sử dụng các công cụ đo lường mức độ bình đẳng trong phân phối thu nhập để
biểu đạt bình đẳng xã hội nói chung. Các nhà kinh tế thường đưa ra sáu lý do
sau đây dẫn đến sự khác biết trong phân phối thu nhập:
- Khả năng và kỹ năng lao động khác nhau.
- Cường độ làm việc khác nhau
- Sự khác nhau về nghề nghiệp.
- Sự khác nhau về giáo dục đào tạo.
- Được hưởng thừa kế và chiếm hữu tài sản khác nhau.
- Gánh chịu rủi ro khác nhau.
Xã hội công bằng, đương nhiên không phải là một xã hội bình quân cào
bằng và cũng không chỉ công bằng về lợi ích vật chất, lợi ích kinh tế trong
phân phối, mà còn đòi hỏi phải có sự công bằng về chính trị, về pháp luật, về
tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, về tự do dân chủ và sự bình đẳng về
cơ hội sản xuất, kinh doanh, được tự do hành nghề, mà ngành nghề đó không
bị phát luật ngăn cấm. Do vậy, một nội dung quan trọng của xã hội công bằng
trước hết là thiết lập một sân chơi bình đẳng trong xã hội cho tất cả các thành
phần kinh tế, mọi thành viên xã hội được tự do đua tài trên thương trường
theo pháp luật.
Một vấn đề đáng lưu ý là luôn có một số người phải gánh chịu những

rủi ro, những điều không may mắn của tạo hoá như tật nguyền, cô đơn, cơ
nhỡ …, do đó xã hội phải có chính sách nhân đạo đối với họ.
Công bằng xã hội ở đây còn được biểu hiện là sự bình đẳng trong cơ
hội việc làm, cơ hội về buôn bán và đầu tư, bình đẳng trong việc tiếp cận với
những cơ hội mà với sự cố gắng và năng lực sẵn có của con người có thể đạt
đến một mức sống cao hơn. Đây chính là kết quả sự công bằng được thực


14
hiện trong phát triển và vì vậy, nếu khi mọi tầng lớp dân chúng có cơ hội
tham gia vào quá trình phát triển và được thụ hưởng thành quả của sự phát
triển tương ứng với sức lực, trí tuệ và tài năng của mình thì lúc đó hiện tượng
này được coi là sự phát triển công bằng. Luận điểm này khác hẳn một số quan
niệm tầm thường hoá công bằng xã hội trong sự tăng trưởng theo cái gọi là
cào bằng thu nhập, bình quân hoá mức sống theo hướng thủ tiêu các động lực
theo hướng của sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
1.1.1.5. Đảm bảo xã hội
Hiện nay khái niệm Đảm bảo xã hội (ĐBXH) trở nên khá phổ biến.
Theo Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), “Đảm bảo xã hội là sự bảo vệ của xã
hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công
cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc
bị gảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật,
tuổi già và chết, đồng thời đảm bảo chăm sóc y tế về trợ cấp cho các gia đình
đông con”.
Trong hiến chương Đại Tây Dương, ĐBXH được hiểu theo nghĩa rộng
là sự đảm bảo thực hiện quyền con người sống trong hoà bình, được tự do làm
ăn, cư trú, di chuyển, phát triển chính kiến trong khuôn khổ pháp luật; được
bảo vệ bình đẳng trước pháp luật; được học tập, làm việc và nghỉ ngơi, có nhà
ở; được chăm sóc y tế và đảm bảo thu nhập để có thể thoả mãn những nhu cầu
sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, thai sản, tuổi già …

Ở Mỹ ĐBXH được hiểu khái quát hơn, đó là sự bảo đảm của xã hội
nhằm bảo tồn nhân cách và giá trị cá nhân, đồng thời tạo lập cho con người
đời sống ấm no hạnh phúc và hữu ích để phát triển tối đa khả năng của mình.
Ở Việt Nam do dịch từ tiếng nước ngoài nên thuật ngữ ĐBXH có nhiều
tên gọi khác nhau như bảo trợ xã hội, an ninh xã hội, an sinh xã hội … và qua
nhiều cuộc hội thảo khoa học, từ “đảm bảo xã hội” đã được giải thích tương
đối thống nhất, đó là sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình,


15
trước hết là trong các trường hợp túng thiếu về kinh tế, bị mất hoặc giảm sút
thu nhập đáng kể do gặp những rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, tàn tật, mất việc làm, mất người nuôi dưỡng, do nghỉ thai sản, về
già, bị thiệt hại về thiên tai, hoả hoạn, dịch hoạ, đồng thời xã hội cũng ưu đãi
những thành viên, có những cống hiến đặc biệt cho đất nước, mặt khác cũng
cứu vớt những thành viên lầm lạc, mắc vào tệ nạn, nhằm phối hợp chặt chẽ
với các chính sách xã hội khác, đạt tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong xã hội nói chung, đảm bảo xã hội nhằm đảm bảo mức sống tối
thiểu cho mọi công dân của mình và ổn định cuộc sống qua các hoạt động hợp
tác tập thể của chính quyền các cấp. ĐBXH bao gồm:
Đảm bảo thu nhập:
Đây là một cách khắc phục tình trạng bị mất thu nhập do thất nghiệp, bị
thương và ốm đau, già yếu, tàn tật, chết chóc, tai nạn lao động …, trước tiên
dưới hình thức bảo hiểm xã hội (bảo hiểm việc làm, bảo hiểm hưu trí, và bảo
hiểm đền bù cho người lao động)
Bảo hiểm chăm sóc y tế:
Sự chi trả bảo hiểm chăm sóc y tế nhằm thanh toán chi phí chăm sóc y
tế cho người tham gia bảo hiểm trong việc điều trị bệnh tật, thương tật, tăng
cường chất lượng các cơ sở y tế, tập huấn bác sĩ, y tá, và những người tham

gia vào lĩnh vực chăm sóc y tế khác.
Dịch vụ phúc lợi:
Các dịch vụ phúc lợi được cung cấp tại các cơ sở phúc lợi hoặc tại nhà
cho những người gặp trở ngại trong cuộc sống bình thường. Những người sử
dụng dịch vụ có thể phải chịu một phần chi phí tuỳ thuộc vào thu nhập của họ.
Trợ giúp công cộng:


16
Những hộ gia đình bị coi là nghèo đói nếu mức sống của họ dưới mức
chuẩn quy định của Nhà nước thì họ sẽ được nhận tiền và lợi ích chăm sóc y
tế để có được mức sống tối thiểu.
1.1.2. Thƣớc đo công bằng xã hội
Trong kinh tế, người ta khó đo lường công bằng xã hội theo một số khía
cạnh như công bằng về cơ hội, công bằng về chăm sóc nên về người ta hay
quan tâm đến công bằng trong phân phối thu nhập vì thực tế chênh lệch về thu
nhập là khó tránh khỏi và nó cũng là kết quả dễ thống kê được. Để đánh giá
được mức độ công bằng người ta thường đo gián tiếp bằng các chỉ số thể hiện
bất bình đẳng về thu nhập.
1.1.2.1. So sánh phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cƣ
Thước đo này tính phân phôi thu nhập cho từng cá nhân hoặc hội gia đình
nhận được trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Đồng thời nó
không quan tâm đến nguồn mang lại thu nhập và mội trường sống của dân cư,
mà chia đều thu nhập cho mọi thành phần dân cư. Phương pháp tính là người ta
chia dân số của một nước, một châu lục hoặc toàn cầu ra làm năm nhóm người,
mỗi nhóm có 20% dân số, sau đó xếp theo trật tự từ thu nhập thấp nhất đến thu
nhập cao nhất.
Ví dụ: vào những năm 90, theo số liệu của UNDP, 20% dân số giàu
nhất chiếm 83,7% thu nhập toàn thế giới, còn 20% dân số nghèo chỉ chiếm
1,4%. Xem bảng số liệu sau đây sẽ thấy rõ điều đó:









17
Bảng 1-1: Sự phân hoá về thu nhập của các nhóm dân cư
STT
% dân số
thế giới
Loại giàu –
nghèo
Chiếm % thu
nhập
thế giới
1
20
Rất giàu
82,7
2
20
Giàu
11,7
3
20
Trung bình
2,3

4
20
Nghèo
1,9
5
20
Rất nghèo
1,4
Ta có thể thấy mức độ công bằng xã hội thông qua việc so sánh nhóm
giàu nhất và nhóm nghèo nhất: (Ở ví dụ trên, 20% dân số giàu nhất có thu
nhập nhiều gấp 59 lần so với 20% dân số nghèo nhất).
1.1.2.2. Đƣờng cong Lorenz
Một trong những công cụ biểu đạt mức độ bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập được sử dụng trong kinh tế học là đường cong Lorenz mang tên
nhà kinh tế học người Mỹ Coral Lorenz (1905).
Đường cong Lorenz được biểu thị trong một hình vuông mà cạnh bên
là tỷ lệ phần trăm (%) thu nhập cộng dồn, còn cạnh đáy biểu thị tỷ lệ phần
trăm (%) cộng dồn các nhóm dân cư được sắp xếp theo thứ tự mức thu nhập
tăng dần. Như vậy để xây dựng được đường cong Lorenz, cần tiến hành qua
các bước sau:
Trước hết, cần sắp xếp thu nhập của dân cư theo thứ tự tăng dần.
Sau đó, chia dân số thành các nhóm có số dân bằng nhau, mỗi nhóm
được gọi là một phân vị. Thông thường, người ta hay chia dân số thành 5
nhóm, mỗi nhóm chứa 20% dân số và được gọi là ngũ phân vị. Vì trước khi
phân nhóm, thu nhập của cá nhân đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần nên
các ngũ phân vị của cá nhân đã được sắp xếp thành ngũ vị nghèo nhất, nghèo
thứ nhì, trung lưu, giàu thứ nhì và giàu nhất. Tất nhiên, nếu có đủ thông tin,
chúng ta có thể chia dân số thành các nhóm 1/10 (thập phân vị) hay 1/100



18
(bách phân vị). Dân số càng được chia nhỏ thì việc đo lường bất bình đẳng
càng chính xác, tuy nhiên kèm theo đó là yêu cầu về thông tin càng cao.
Bước thứ ba là sắp xếp các phân vị dân cư dân cư này dọc theo cạnh
đáy và phần trăm thu nhập tương ứng của các nhóm đó vào cạnh bên của hình
vuông Lorenz. Cần lưu ý là cả hai cạnh này đều đo tỷ lệ cộng dồn, thí dụ nó
cho biết tỷ lệ phần trăm thu nhập của 20% số dân nghèo nhất (ngũ phân vị
nghèo nhất), rồi 40% (tổng thu nhập của ngũ phân vị thứ nhất và thứ hai),
60% (tổng thu nhập của ba ngũ phân vị đầu tiên) … Nối các điểm kết hợp
giữa phần trăm cộng dồn dân số và phần trăm cộng dồn thu nhập, chúng ta sẽ
có đồ thị về đường cong Lorenz có dạng dưới đây:
100 I
80 Đường bình đẳng tuyệt đối
60 H
40 G Đường cong Lorenz
E F

0 20 40 60 80 100
% dân số cộng dồn
Như vậy, đường cong Lorenz phản ánh tỷ lệ phần trăm của thu nhập
quốc dân cộng dồn được phân phối tương ứng với tỷ lệ phần trăm cộng dồn
của các nhóm dân cư đã biết. Tất cả các đường Lorenz đều bắt đầu từ gốc 0
của hình vuông và kết thúc ở điểm I đối diện. Điều đó cho biết 0% dân số
được nhận tương ứng với 0% và 100% dân số sẽ có 100% thu nhập. Số liệu
của bảng 1-1 trên được thể hiện bằng đường Lorenz với các điểm sau:
- Điểm E: 20% dân số nghèo nhất, chiếm 1,4% thu nhập.
- Điểm F: 40% dân số, chiếm 3,3% tổng thu nhập.
B
A

×