Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 129 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




NGUYỄN THÙY LAN



NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH
DỆT - MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH
TẾ QUỐC TẾ


Chuyên ngành: KTTG&QHKTQT
Mã số: 60 31 07




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG





Hà Nội – 2010




1
MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt……………………………… i
Danh mục hình, bảng…………………………………… ……………… ii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÀNH 7
1.1 Một số khái niệm cơ bản về cạnh tranh 7
1.1.1 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 7
1.1.2 Tính tất yếu, vai trò và ý nghĩa của cạnh tranh trên thị trường 9
1.2 Thƣơng mại quốc tế và vấn đề phát huy lợi thế so sánh 11
1.2.1 Lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế 11
1.2.2 Phân biệt lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh 13
1.2.3 Những lợi thế so sánh của Việt Nam trong thương mại quốc tế 15
1.3 Những nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh (Dựa trên mô hình lý thuyết của
Michael Porter) 18
1.3.1 Chiến lược, cấu trúc và sự cạnh tranh trong nội bộ ngành 19
1.3.2 Các điều kiện về phía cầu 20
1.3.3 Các ngành hỗ trợ và liên quan 21
1.3.4 Các điều kiện về yếu tố sản xuất 22

1.3.5 Vai trò của Chính phủ 23
1.3.6 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh khác 23
1.4 Năng lực cạnh tranh của ngành dệt may ở một số nƣớc 27
1.4.1 Trung Quốc 27
1.4.2 Thái Lan 30
1.4.3 Hàn Quốc 32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT -
MAY VIỆT NAM 36
2.1 Tổng quan về ngành dệt - may Việt Nam 36
2.1.1 Vị trí, vai trò của ngành dệt- may Việt Nam trong nền kinh tế 36
2.1.2 Khái quát sự phát triển ngành công nghiệp dệt - may Việt Nam 41


2
2.1.3 Những thuận lợi, khó khăn hiện nay trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành
dệt- may Việt Nam 43
2.2 Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trên thị trƣờng nội địa và
xuất khẩu 47
2.2.1 Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trên thị trường nội địa47
2.2.2 Năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trên thị trường xuất khẩu 52
2.2.2.1 Thị trường EU 53
2.2.2.2 Thị trường Nhật Bản 56
2.2.2.3 Thị trường Hoa Kỳ 61
2.2.2.4 Thị trường SNG và Đông Âu 65
2.3 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam 68
2.3.1 Các điều kiện về yếu tố sản xuất 68
2.3.2 Các ngành hỗ trợ và liên quan 81
2.3.3 Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ 89
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÀNH DỆT - MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 90

3.1 Định hƣớng chiến lƣợc phát triển ngành dệt - may Việt Nam trong hội nhập kinh
tế quốc tế 92
3.1.2 Tác động của thị trường thế giới đối với ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập
3.1.1 Định hướng chung phát triển công nghiệp dệt - may đến năm 2015 96
3.1.2 Định hướng nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng dệt - may của
các Doanh nghiệp Việt Nam 99
3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam 101
3.2.1 Các giải pháp vĩ mô 101
3.2.1.1 Chính sách về đầu tư phát triển 101
3.2.1.2 Chính sách về thị trường xuất khẩu 104
3.2.1.3 Chính sách về nguyên liệu và phát triển sản phẩm 106
3.2.1.4 Chính sách về tổ chức quản lý và đào tạo con người 107
3.2.2 Các giải pháp về phía doanh nghiệp 109
3.2.2.1 Đề cao tư tưởng cạnh tranh trong hoạt động doanh nghiệp 109
3.2.2.2 Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm 109
3.2.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ và công nhân 111


3
3.2.2.4 Thu hút vốn đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong các doanh nghiệp dệt
may 113
3.2.2.5 Các biện pháp khác 115
KẾT LUẬN 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………… 120





























4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
ASEM : Diễn đàn hợp tác Á - Âu
APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á
CNH-HĐH : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

CN : Công nghiệp
CMT : Phương thức sản xuất gia công
CHAEBOL : Các tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc
DN : Doanh nghiệp
EU : Liên minh Châu Âu
EPA : Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
FOB : Phương thức sản xuất trực tiếp
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
JIS : Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật
JETRO : Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản
MFN : Qui chế tối huệ quốc
NLCT : Năng lực cạnh tranh
NICs : Các nước và lãnh thổ Công nghiệp mới ở Đông Á
NTR : Thiết lập quan hệ thương mại bình thường
ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức
SP : Sản phẩm
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
USD : Đô la Mỹ
VJEPA : Hiệp định kinh tế song phương Việt - Nhật
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
XK : Xuất khẩu
VN : Việt Nam



5
DANH MỤC HÌNH, BẢNG
1. Hình


Số hiệu hình
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Mô hình lý thuyết của M. Porter
19
Hình 2.1
Xuất khẩu hàng dệt - may VN trong cơ cấu xuất khẩu toàn
quốc
42
Hình 2.2
Thị phần nội địa hàng dệt - may Việt Nam
48
Hình 2.3
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt - may Việt Nam qua các năm
52
Hình 2.4
Thị phần xuất khẩu dệt - may Việt Nam
53
Hình 2.5
Kim ngạch xuất khẩu dệt - may Việt Nam vào thị trường EU
54
Hình 2.6
Kim ngạch xuất khẩu dệt - may VN vào thị trường Nhật Bản
57
Hình 2.7
Kim ngạch xuất khẩu dệt - may VN vào thị trường Hoa Kỳ
62
Hình 2.8
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt - may của VN qua các năm

84


2. Bảng
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1
Một số chỉ tiêu của công nghiệp dệt - may trong nền kinh tế
40
Bảng 2.2
Thu nhập bình quân của lao động dệt - may
71
Bảng 2.3
Đầu tư nước ngoài vào ngành dệt - may VN qua các năm
75
Bảng 2.4
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt - may 2002-2007
86
Bảng 3.1
Các chỉ tiêu chủ yếu của ngành dệt may Việt Nam
giai đoạn 2005-2020
97


6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn:

Trong những năm qua, môi trường thương mại quốc tế đang tiến tới giảm
bớt các rào cản cũng như sự phân biệt đối xử và tăng cường khả năng tiếp cận
thị trường đối với các hàng hoá của các Quốc gia ở phạm vi mỗi khu vực và
toàn thế giới. Trong xu thế đó, Việt Nam cũng đang nỗ lực, tích cực và chủ
động tham gia sâu rộng hơn nữa vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt
Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức khu vực và quốc tế như AFTA,
APEC, ASEM, đặc biệt là Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Hội nhập kinh
tế quốc tế mang lại cả những cơ hội và thách thức, các sản phẩm của Việt
Nam có điều kiện xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ, nhưng lại vừa
chịu sức ép cạnh tranh lớn hơn trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Rõ ràng
việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm để duy trì và tăng khả
năng tiêu thụ là vấn đề then chốt trong quá trình phát triển kinh tế.
Dệt – May là một trong những mặt hàng truyền thống mang lại giá trị cao
về kinh tế - xã hội trong những năm qua, đóng góp quan trọng vào quá trình
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Mặt khác, Dệt – May cũng là một
trong những sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh và đang trong quá
trình khai thác một cách rất hiệu quả. Thực tế cho thấy, sản phẩm Dệt – May
xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua không ngừng được tăng cả về số
lượng, chủng loại sản phẩm và giá trị kim ngạch xuất khẩu, trở thành một
trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trên thị trường thế
giới và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Những thành tựu
của ngành công nghiệp Dệt – May đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã
hội chung của nước ta và những thành công của sản phẩm Dệt – May trên thị
trường cạnh tranh quốc tế nói riêng đã đánh dấu bước khởi đầu tốt đẹp trong


7
sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn nhận
một cách thực tế hơn từ góc độ nghiên cứu cạnh tranh, các sản phẩm Dệt –
May của Việt Nam còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển. Chẳng hạn,

chất lượng vải của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu, giá cao
hơn so với vải nhập khẩu, ngành may mặc chủ yếu hoạt động sản xuất gia
công dựa trên lợi thế và nguồn lao động giá thấp. Sản xuất gia công có giá trị
gia tăng thấp và tính cạnh tranh về giá cao.
Qua phân tích cụ thể thực trạng nội lực của ngành Dệt - May Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chúng ta sẽ nhìn nhận rõ hơn bức tranh tổng
thể về khả năng cạnh tranh của toàn ngành. Đồng thời, để ngành Dệt – May
nước ta có thể tự so sánh và biết được mình đang đứng ở vị trí nào trên
trường đua “ưu thắng nhược bại” của thị trường thế giới.
Việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và đặc biệt là việc trở
thành thành viên của WTO mở ra cả những cơ hội và thách thức cho ngành
Dệt – May Việt Nam. Trong khi thị trường cho các sản phẩm Dệt – May xuất
khẩu được mở rộng, ngành Dệt – May cũng đang phải đối mặt với sự cạnh
tranh ngày càng tăng trên thị trường nội địa do việc cắt giảm các hàng rào bảo
hộ trong nước, cũng như phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị
trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh các chính sách trong nước
cho phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới cũng làm
suy giảm khả năng của Nhà nước trong việc hỗ trợ ngành Dệt – May. Nghiên
cứu về nâng cao sức cạnh tranh của ngành Dệt – May đặt ra như là nhiệm vụ
cấp thiết không chỉ bởi yêu cầu phát triển tự thân của ngành mà còn bởi
những thôi thúc của hoàn cảnh kinh tế đất nước và áp lực từ môi trường
thương mại quốc tế.
Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Năng lực cạnh tranh của ngành Dệt – May
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” để làm luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu:


8
Do tính chất thiết yếu và vai trò đặc biệt quan trọng của các ngành xuất
khẩu chủ lực nói chung và ngành Dệt – May nói riêng trong công cuộc đổi

mới, xây dựng đất nước hoàn thành sự nghiệp CNH – HĐH nên vấn đề nâng
cao năng lực cạnh tranh của ngành được sự quan tâm, chú ý của các cấp,
ngành và các nhà quản lý, khoa học. Đã có rất nhiều hội nghị, chuyên đề hội
thảo khoa học được tổ chức, một số sách, luận án, bài nghiên cứu đăng trên
các báo, tạp chí tiêu biểu như:
Tác giả: Nguyễn Thanh Vân “Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường
Dệt – May Việt Nam đến năm 2010”, LATSKT, Hà Nội, 2005
Tác giả đã phân tích thực trạng về thị trường Dệt – May Việt Nam trong
thời gian qua. Từ đó đề xuất những biện pháp, chính sách nhằm mở rộng thị
trường Dệt – May Việt Nam đến năm 2010.
Tác giả: Vũ Thị Hồng “Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu hàng Dệt – May Việt Nam sang thị trường Mỹ và EU”, LATSKT,
Hà Nội, 2006
Tác giả phân tích thực trạng hoạt động xuất của ngành Dệt – May Việt
Nam trên hai thị trường chủ lực EU và Mỹ. Qua đó, thấy được sức cạnh tranh
của ngành so với các đối thủ. Từ đó cũng đề xuất những giải pháp mở rộng
thị trường hơn nữa.
Tác giả: Thân Danh Phúc “Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dệt may
xuất khẩu Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế”, LATSKT, Hà Nội, 2004.
Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh nội lực của ngành Dệt
May Việt Nam, so sánh với một số đối thủ tiêu biểu giúp nhìn nhận rõ hơn về
những mặt mạnh và mặt yếu của sản phẩm Dệt May Việt Nam. Từ đó đưa ra
những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của ngành
trong tiến trình hội nhập.


9
Tác giả Diệp Thanh Kiệt: “Ngành Dệt May Việt Nam trong bối cảnh Việt
Nam gia nhập WTO” – Tham luận tại Diễn đàn Doanh nghiệp giữa kỳ, Hà
Nội, 30/5/2007.

Các công trình trên đã góp phần hệ thống hoá về lý luận và đưa ra một cái
nhìn tổng quát về thực trạng của Dệt – May Việt Nam đang ở mức độ như thế
nào, các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu Dệt – May Việt Nam. Một số nghiên
cứu đã đề cập đến khả năng cạnh tranh của ngành Dệt – May Việt Nam,
nhưng mới chỉ tập trung vào sức cạnh tranh nội lực của ngành thông qua thực
trạng xuất khẩu ngành Dệt – May trên một số thị trường tiêu biểu trong
những năm qua mà chưa đi vào nghiên cứu sâu về năng lực cạnh tranh trong
mối tương quan với các đối thủ khác để thấy được vị thế của ngành Dệt –
May Việt Nam trên thị trường toàn cầu. Mặt khác, hầu hết các tác giả đã phân
tích năng lực cạnh tranh của ngành Dệt – May Việt Nam vào thời điểmViệt
Nam chưa tham gia vào WTO. Do đó chưa thấy được những thay đổi trong
môi trường chính sách trong và ngoài nước trong những năm gần đây và tác
động của những thay đổi này đến ngành dệt may của Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu:
Phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May Việt Nam
trong mối tương quan với sự phát triển sản xuất và xuất khẩu Dệt – May của
các nước khác. Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng
cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm Dệt – May của Việt Nam trong
những năm tới
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh, năng lực
cạnh tranh của sản phẩm.
- Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May Việt Nam trên các khía
cạnh: Cạnh tranh nội lực và so với đối thủ. Từ đó thấy được những mặt mạnh


10
và những mặt còn tồn tại của ngành. Đề xuất các phương hướng và giải pháp
nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành Dệt –May Việt Nam trong

những năm tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Sức cạnh tranh sản phẩm, các yếu tố cấu thành và
ảnh hưởng tới sức cạnh tranh sản phẩm cụ thể là sản phẩm Dệt - May xuất
khẩu.
Phạm vi nghiên cứu: Sức cạnh tranh sản phẩm Dệt – May ở tầm ngành công
nghiệp và doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tác giả chỉ để cập
đến tính cạnh tranh của sản phẩm Dệt – May Việt Nam so với một số đối thủ
tiêu biểu như Trung Quốc, Hàn Quốc và một số các nước Châu Á khác trên
các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, các nước Đông Âu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng, vận
dụng các quan điểm, đường lối của Đảng và Chính phủ Việt Nam về phát
triển Kinh tế - xã hội, về CNH – HĐH đất nước và hội nhập quốc tế
- Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phân tích, tổng hợp,
thống kê quan sát và các bảng hình để minh họa nhằm đạt được các mục đích
đã đề ra.
6. Những đóng góp mới của Luận văn:
- Góp phần hệ thống hoá và phát triển những vấn đề lý luận về sức cạnh tranh
của sản phẩm trong thương mại quốc tế và phạm vi ngành công nghiệp và
doanh nghiệp.
- Phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm Dệt – May Việt Nam trên các
khía cạnh: năng lực nội lực và năng lực so với các đối thủ. Những mặt mạnh
và những tồn tại cần khắc phục. Đề xuất, kiến nghị những giải pháp cả ở tầm
vĩ mô và vi mô nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm Dệt – May xuất khẩu
VN trong bối cảnh hội nhập quốc tế.


11
7. Bố cục của Luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May Việt Nam
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Dệt
May Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.























12



CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÀNH
1.1 Một số khái niệm cơ bản về cạnh tranh
1.1.1 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
Cạnh tranh là một thuật ngữ với nghĩa chủ yếu là phản ánh sự đấu tranh,
ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được
những ưu thế, những lợi ích theo mục tiêu đã được xác định với nền kinh tế thị
trường trong bối cảnh toàn cầu hoá, quá trình cạnh tranh cũng luôn được thúc
đẩy, phát triển. Bởi các đối tượng tham gia cạnh tranh luôn tìm mọi cách tốt nhất
để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trước các đối thủ khác nhằm đạt được
lợi thế cao hơn [28].
Cạnh tranh sẽ đem lại lợi ích cho đối tượng này và sự thiệt hại cho đối
tượng khác. Song xét dưới góc độ lợi ích xã hội chung thì cạnh tranh luôn có tác
động tích cực (chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn, ). Có thể nói, để
thắng được trong cạnh tranh, chiếm lĩnh được lòng tin của khách hàng buộc mỗi
ngành, mỗi doanh nghiệp phải nâng cao được năng lực của mình. Vì cạnh tranh
là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường, là một quá trình “động” và
biến đổi không ngừng. Đã có nhiều tác giả đưa ra các cách hiểu khác nhau về
năng lực cạnh tranh.
Đầu tiên, trong lý thuyết tổ chức công nghiệp, khái niệm cạnh tranh được áp
dụng ở phạm vi một xí nghiệp. Một xí nghiệp được xem là có năng lực cạnh
tranh khi xí nghiệp đó duy trì được vị thế của mình trên thị trường hoặc đưa ra
thị trường các sản phẩm tương tự đối thủ với mức giá thấp hơn hay cung cấp các
sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng, dịch vụ ngang bằng hoặc cao
hơn [6]. Có thể nói, ưu thế cạnh tranh trong một ngành công nghiệp được thể
hiện trên hai mặt:



13
Thứ nhất là ưu thế cạnh tranh bên trong (ưu thế về chi phí): là ưu thế được
thể hiện trong việc làm giảm các chi phí sản xuất, chi phí quản lý và tạo ra sản
phẩm có giá thành thấp hơn so với giá thành của những đối thủ cạnh tranh nguy
hiểm nhất. Ưu thế cạnh tranh bên trong mang lại “giá trị cho người sản xuất”.
Như vậy, ưu thế cạnh tranh bên trong có được là do khả năng hạ thấp chi phí. Do
đó, nhà sản xuất này có hiệu quả hơn và có khả năng vững chắc để chống lại sự
giảm giá do biến động của các yếu tố trên thị trường hoặc do cạnh tranh.
Thứ hai là ưu thế cạnh tranh bên ngoài (ưu thế về mức độ khác biệt hoá):
là ưu thế dựa vào chất lượng khác biệt của sản phẩm mà nhà sản xuất tạo ra so
với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Chất lượng khác biệt của sản phẩm tạo nên
“giá trị cho người mua” thể hiện qua việc giảm chi phí sử dụng hay tính tuyệt
hảo khi sử dụng sản phẩm. Ưu thế cạnh tranh bên ngoài tạo cho nhà sản xuất
“quyền lực thị trường” ngày càng phát triển [38].
Một khái niệm khác được đưa ra từ kết quả hoạt động kinh doanh của nhà
cạnh tranh cho rằng: Một nhà sản xuất có được thị phần lớn hơn là nhà sản xuất
có lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ khác.
Có thể thấy rằng các quan niệm nêu trên xuất phát từ những góc độ khác
nhau nhưng đều liên quan đến hai khía cạnh: Chiếm lĩnh thị trường và lợi nhuận.
Do đó, năng lực cạnh tranh có thể hiểu là năng lực nắm giữ thị phần với mức độ
hiệu quả nhất định. Vì vậy, khi thị phần tăng lên và đạt được mức lợi nhuận chấp
nhận được, cho thấy năng lực cạnh tranh được nâng cao.
Trên đây mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu khái niệm về “năng lực cạnh
tranh”. Vậy năng lực cạnh tranh được đánh giá gồm: Chất lượng các hoạt động
và chiến lược của các doanh nghiệp, chất lượng của môi trường kinh doanh quốc
gia. Những yếu tố này giải thích tại sao sự thịnh vượng của một vài quốc gia cao
hơn so với các quốc gia khác hay nền kinh tế của một vài quốc gia có sức cạnh
tranh mạnh hơn.



14
Nhìn chung, năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam mà nòng cốt là sức
cạnh tranh của các doanh nghiệp luôn có thứ hạng ở mức thấp, Vì vậy, đối với
Việt Nam hiện nay và trong nhiều năm tới đây, vấn đề nâng cao năng lực cạnh
tranh của sản phẩm, của tất cả các ngành trong đó có ngành dệt may và của nền
kinh tế luôn có ý nghĩa sống còn, là cơ sở để đảm bảo cho Việt Nam về cơ bản
trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
1.1.2 Tính tất yếu, vai trò và ý nghĩa của cạnh tranh trên thị trƣờng
1.1.2.1 Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế được điều tiết chủ yếu bởi các
quy luật của thị trường như quy luật cung cầu, giá cả, quy luật tiền tệ, quy luật
cạnh tranh… Trong số các quy luật đó, cạnh tranh là một trong những quy luật
có tác dụng rất lớn trong việc điều tiết, thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Sự
tồn tại của cạnh tranh là tất yếu trong mỗi nền kinh tế.
Cạnh tranh kinh tế là một sự ganh đua giữa các cá nhân, tổ chức, đơn vị
trong các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Ở đâu có lợi ích
kinh tế thì ở đó sẽ có sự cạnh tranh. Quy luật cạnh tranh là cơ chế vận động của
thị trường, là nơi gặp gỡ của các đối thủ cạnh tranh mà kết quả sẽ là có doanh
nghiệp bị loại khỏi thị trường, có nguy cơ phá sản song cũng có những doanh
nghiệp trụ lại được và ngày càng phát triển [28].
Ngày nay, do sự phát triển của khoa học kinh tế kỹ thuật, sản xuất hàng hoá cũng
ngày càng phát triển với quy mô hết sức rộng lớn, nó không chỉ giới hạn ở một
quốc gia nào đó mà đã mở rộng ra trên phạm vi toàn thế giới. Chính điều này đã
làm cho quá trình cạnh tranh ngày càng sâu rộng và gay gắt hơn. Nó được xem
như là yếu tố tồn tại khách quan của nền kinh tế. Mỗi một doanh nghiệp dù
muốn hay không vẫn phải chấp nhận sự cạnh tranh. Một đại diện của tập đoàn
Sony đã từng phát biểu: “Chúng tôi không sợ cạnh tranh, chúng tôi thích cạnh
tranh, cạnh tranh là để tồn tại và phát triển” [10].
1.1.2.2 Vai trò và ý nghĩa của cạnh tranh trên thị trường



15
Cạnh tranh trong kinh doanh là nền tảng của hệ thống thị trường hoạt động
có hiệu quả và hệ thống này sẽ mang lại một số lợi thế so với nền kinh tế tập
chung. Đứng ở góc độ lợi ích xã hội, cạnh tranh mang ý nghĩa là một hình thức
mà nhà nước sử dụng để chống độc quyền, tạo cơ hội để người tiêu dùng có thể
lựa chọn được những sản phẩm có chất lượng tốt, giá rẻ [28]. Chính vì vậy duy
trì sự cạnh tranh là nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Đứng ở góc độ doanh
nghiệp,cạnh tranh là điều kiện thuận lợi để mỗi doanh nghiệp khẳng định vị trí
của mình trên thị trường, tự hoàn thiện để vươn lên, giành ưu thế so với các đối
thủ cạnh tranh khác.
Cạnh tranh thương mại đảm bảo điều chỉnh cung – cầu: Cạnh tranh phối
hợp tối ưu giữa sản xuất và tiêu dùng theo một cách thức dài hạn, đảm bảo cho
hàng hoá và dịch vụ được cung cấp và đáp ứng đủ nhu cầu.
Cạnh tranh thể hiện, chức năng phân phối các nguồn lực: cạnh tranh tốt là
công cụ hiệu quả nhất để phân bổ tối đa các nguồn lực. Cạnh tranh làm cho các
nguồn lực được di chuyển tới những nơi mà chúng sinh lời nhiều nhất, vì những
người sở hữu nguồn lực đó muốn sử dụng chúng để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Cạnh tranh thúc đẩy các tiến bộ kỹ thuật: Cạnh tranh khuyến khích các
nhà sản xuất tìm mọi cách hạ thấp chi phí sản xuất, giảm giá thành và cải tiến
chất lượng sản phẩm, làm cho sản phẩm của họ hấp dẫn người mua hơn. Cạnh
tranh cũng khuyến khích các nhà sản xuất đổi mới và cố gắng đưa ra những dịch
vụ và sản phẩm mới tốt hơn cho thị trường một cách nhanh nhất trước khi các
đối thủ cạnh tranh của họ có thể làm được. Tất cả những hoạt động đó mang lại
lợi ích trực tiếp cho người tiêu dùng để được sử dụng sản phẩm và dịch vụ với
giá rẻ hơn, thay đổi mẫu mã sản phẩm nhiều hơn, phong phú hơn và chất lượng
sản phẩm luôn được cải tiến.
Cạnh tranh cũng thể hiện chức năng xã hội bằng cách mở ra các cơ hội thị
trường cho tất cả những thành viên tham gia thị trường: Doanh nghiệp phải có
khả năng quyết định và chịu trách nhiệm duy nhất đối với việc sử dụng các



16
nguồn lực sẵn có của mình; người tiêu dùng được tự do lựa chọn giữa những
nguồn sản phẩm khác nhau; người lao động có cơ hội được làm việc. Sự bình
đẳng khi tìm kiếm các cơ hội kinh doanh cho mọi đối tượng đã mang lại sự công
bằng trong phân phối lợi ích cho mọi thành viên trong xã hội.
Như vây, cạnh tranh không chỉ là yêu cầu tự thân đối với doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển trên thị trường mà nó còn có ý nghĩa và vai trò rất lớn đối
với mỗi thành viên tham gia thị trường và đối với toàn xã hội.
1.2 Thƣơng mại quốc tế và vấn đề phát huy lợi thế so sánh
1.2.1 Lợi thế so sánh trong thƣơng mại quốc tế
Trong lý thuyết thương mại D. Ricardo đã đưa ra mô hình về lợi thế so
sánh dựa trên những khác biệt trong năng suất lao động và xem xét sự khác biệt
đó trong khuôn khổ hai nước, hai loại sản phẩm. Trong trường hợp đơn giản này,
hai sản phẩm A và B, hai nước (trong nước và ngoài nước) và một yếu tố sản
xuất trong nước chiếm lợi thế so sánh về sản xuất sản phẩm A, nếu chi phí lao
động của A thấp hơn B và thấp hơn so với nước ngoài. Như vậy, khi trong nước
có một lợi thế so sánh ở sản phẩm A thì nước ngoài có lợi thế so sánh ở sản
phẩm B. Tuy nhiên, tình hình trở nên phức tạp hơn trong một thế giới có rất
nhiều sản phẩm được sản xuất ra dù chỉ tính đến một yếu tố sản xuất duy nhất
[5].
Trong trường hợp có nhiều sản phẩm,việc xác định lợi thế so sánh trở nên
phức tạp là do: chi phí (lao động) của sản phẩm thứ nhất so với sản phẩm thứ hai
không khác nhiều so với chi phí (lao động) của sản phẩm thứ nhất so với sản
phẩm thứ ba hoặc sản phẩm thứ tư. Trong trường hợp này, người ta thể hiện lợi
thế so sánh bằng năng suất lao động tương đối và tiền công tương đối. Chẳng
hạn, nếu mức năng suất lao động tương đối của n sản phẩm (a,b,c,d,…) giảm
theo thứ tự:
Pa Pb Pc … Pn

─ > ─ > ─ … > ─ (1)


17
Pa* Pb* Pc* Pn*
Dấu (*) biểu thị nước ngoài
Như vậy, khó có thể đồng thời quy lợi thế so sánh về mọi sản phẩm cho
một nước này hay một nước khác. Khó khăn này được khắc phục bằng cách đưa
giá của yếu tố lao động (W&W*) vào cả hai nước và so sánh đơn giá chi phí của
sản xuất. Tuy nhiên, giá cả hầu như bao giờ cũng bị bóp méo và sai lệch. Để đơn
giản hoá, cần giả thiết rằng, hai nước cùng sử dụng một đồng tiền. Khi đó, đơn
giá của sản phẩm A ═ W/Pa và trong một nước có lợi thế để bán sản phẩm A cho
nước ngoài nếu chi phí sản xuất của nó thấp hơn của nước ngoài:
W/Pa < W/Pa* (2) hay Pa/Pa* < W/W* (2a)
Như vậy, để đảm bảo được lợi thế thì tỷ suất năng suất lao động phải cao
hơn tiền công. Do đó, chỉ cần tìm trong chuỗi năng suất lao động tương đối,
những năng suất nào tuân thủ theo quy tắc (2a). Tuy nhiên, trong trường hợp này
nếu trong nước nâng tiền công lên một mức đủ lớn nào đó, thì sẽ mất lợi thế so
sánh. Do vậy, việc phát biểu lợi thế so sánh theo (2a) chỉ đúng nếu tiền lương là
những giá trị cân bằng và bảo đảm có việc làm cho lao động ở cả hai nước.
Trong thương mại quốc tế, các biện pháp hạn chế nhập khẩu, trợ cấp xuất
khẩu, chế độ thuế quan ưu đãi… có thể được xem như những cản trở đối với việc
thực hiện một chế độ thương mại tự do và do đó cũng hạn chế sự năng động của
các yếu tố sản xuất quốc tế. Tuy nhiên, trong phạm vi quốc gia, những sự can
thiệp của chính phủ thông qua các chính sách công nghiệp và thương mại lại
nhằm gây ảnh hưởng đến tính hiệu quả kinh tế, tài chính của một hoạt động kinh
tế nào đó và được xem là những kích thích sản xuất đối với các xí nghiệp. Những
kích thích này có mối quan hệ trực tiếp với lợi thế so sánh [30].
Việc nghiên cứu các kích thích và lợi thế so sánh chiếm vị trí quan trọng trong
việc xây dựng những chính sách thương mại và công nghiệp của các quốc gia.

Để xác định lợi thế so sánh trước những bóp méo và sai lệch của thị trường do
các chính sách thương mại và công nghiệp tạo nên vào đầu những năm 80, các


18
nhà kinh tế học của Ngân hàng thế giới đã xây dựng một quy trình tính toán các
kích thích và lợi thế so sánh. Dựa trên quy trình này nhóm nghiên cứu về chính
sách kinh tế thuôc trường Đại học tổng hợp Laval của Canada đã đưa ra phương
pháp luận và phương pháp có thể tính toán được các chỉ số khác nhau về bảo hộ,
kích thích và lợi thế so sánh đối với từng xí nghiệp, từng ngành công nghiệp hay
toàn bộ các ngành công nghiệp. Theo nhóm nghiên cứu này, những chỉ số về lợi
thế so sánh và hiệu quả kinh tế có thể tính toán (lượng hoá) được bao gồm:
- Hệ số tổn phí nguồn lực nội địa là tổng số tổn phí các yếu tố sản xuất
chia cho giá trị gia tăng quốc tế. Tổn phí nguồn lực nội địa có thể gồm các yếu tố
chính như chi phí về nhân công và khấu hao vốn; Trị giá gia tăng là chênh lệch
giữa giá trị sản xuất và giá trị các đầu vào. Trị giá gia tăng quốc tế là trị giá gia
tăng được tính theo giá tham khảo quốc tế.
- Tỷ lệ hiệu quả kinh tế vốn là tỷ lệ giữa lợi nhuận thu được và tổng số
vốn. Tỷ lệ hiệu quả kinh tế vốn giống như tỷ lệ lãi. Nếu tỷ lệ hiệu quả kinh tế
vốn lớn hơn lãi suất tham khảo, khi đó được xem là có lợi thế so sánh.
- Giá trị thặng dư kinh tế ròng chính là lãi ròng mà một hoạt động kinh tế
mang lại cho nền kinh tế.
Các chỉ số về lợi thế so sánh trên đây được tính toán dựa trên cơ sở các chi phí
đầu vào của sản xuất bao gồm các đầu vào trong nước có và các đầu vào nhập
khẩu, các đầu vào có thể thay thế và các đầu vào không thể thay thế. Các chi phí
đầu vào có liên quan đến thuế nhập khẩu, lãi suất, các khoản trợ cấp, nâng đỡ đối
với các ngành hay khu vực kinh tế… do các chính sách thương mại và công
nghiệp đặt ra.
1.2.2 Phân biệt lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh
Lý thuyết về lợi thế so sánh xác định những cái lợi của thương mại bằng

cách chứng minh rằng trao đổi, với sự chuyên môn hoá mà nó tạo nên, đem lại
lợi ích cho tất cả những người cùng trao đổi với nhau. Mỗi nền kinh tế địa
phương ắt sẽ có lợi trong việc chuyên môn hoá trong một hay một số khu vực có


19
một lợi thế so sánh cho dù đó là nguồn nhân công dồi dào hay rẻ tiền, hay là tài
nguyên khoáng sản và các tiềm năng về năng lượng: than đá, dầu mỏ,…
Lợi thế cạnh tranh là khi chủ thể cạnh tranh đưa ra cho thị trường một giá
trị gia tăng được đánh giá là cao nhất bằng cách biết “sáng tạo” cho riêng mình
các yếu tố cơ bản của quy trình cạnh tranh.
Vậy lợi thế so sánh có phải là lợi thế cạnh tranh không? Hay một quốc gia
có nhiều lợi thế so sánh chứng tỏ sẽ có lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Có
thể đặt ra một vấn đề: Tại sao một số quốc gia có những điều kiện (lợi thế so
sánh) gần như tương đồng, như lợi thế về lao động giá rẻ, nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú nhưng lại có sự khác biệt rất lớn về phát triển và tăng trưởng.
Chẳng hạn, Việt Nam và một số nước lân cận có lợi thế so sánh hay các yếu tố
truyền thống gần giống nhau nhưng trình độ phát triển kinh tế lại khác nhau. Sự
khác nhau đó được tạo nên bởi chính lợi thế cạnh tranh. Nghĩa là các quốc gia đã
sử dụng những yếu tố sẵn có đó như thế nào để đem lại hiệu quả là tối ưu nhất.
Một quốc gia có nguồn tài nguyên dồi dào thì quốc gia đó đưa ra những Chính
sách gì để sử dụng nguồn tài nguyên đó một cách tốt nhất chứ không phải là khai
thác sử dụng đơn thuần, thậm chí là xuất khẩu sang nước khác. Nếu chúng ta biết
sử dụng những yếu tố, điều kiện sẵn có đạt hiệu quả cao thì điều đó sẽ mang lại
cho chúng ta lợi thế cạnh tranh. Nhân tố quan trọng nhất có thể làm được điều đó
chính là con người.
Lợi thế so sánh là những gì sẵn có nên có thể xem đó là yếu tố tĩnh, còn
lợi thế cạnh tranh là do chủ thể cạnh tranh sáng tạo nên do đó có thể xem là yếu
tố động. Lợi thế cạnh tranh sẽ mất đi nếu chủ thể cạnh tranh không biết khai thác
và sử dụng lợi thế so sánh một cách hiệu quả mà đem lại lợi ích cho mình. Lợi

thế so sánh không được kết hợp với lợi thế cạnh tranh thì hoàn toàn có thể không
còn tồn tại.[22] Chẳng hạn, một quốc gia có lợi thế so sánh về nguồn tài nguyên
nếu chỉ biết khai thác mà không có chính sách, bảo vệ, tái tạo, phân bổ hợp
lý thì lợi thế này sẽ hoàn toàn mất đi. Có thể nói, lợi thế cạnh tranh mới là lợi


20
thế lâu dài và là yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của một ngành hay
một quốc gia. Nhật Bản là một quốc gia thể hiện rõ nhất năng lực cạnh tranh của
mình. Quốc gia này hầu như không có lợi thế so sánh về các điều kiện tự nhiên,
nhưng vẫn vươn lên là một cường quốc kinh tế. Và yếu tố chủ yếu quan trọng
giúp quốc gia này thành công chính là họ đã biết “sáng tạo” ra những ưu thế cho
riêng mình. Hay họ biết tạo ra lợi thế cạnh tranh. Một quốc gia hay một ngành
muốn phát triển và có năng lực cạnh tranh lâu dài thì phải luôn biết tạo ra lợi thế
cạnh tranh. Một quốc gia có lợi thế cạnh tranh chưa chắc đã có lợi thế so sánh.
Tuy nhiên, lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh không phải hoàn toàn tách
rời nhau. Nghĩa là một quốc gia có một số lợi thế so sánh nhất định, nếu biết khai
thác một cách có ích, có hiệu quả thì sẽ tạo cho mình lợi thế cạnh tranh.
1.2.3 Những lợi thế so sánh của Việt Nam trong Thƣơng mại quốc tế
Lý thuyết về lợi thế so sánh là cơ sở lý luận cơ bản để giải thích những
vấn đề và hiện tượng nảy sinh trong thương mại quốc tế. Lợi thế so sánh được
quyết định bởi các yếu tố về năng suất lao động (mô hình Ricardo) và sự dồi dào
của các nhân tố đầu vào của sản xuất (mô hình Hecksher và ohlin). Các nhân tố
về lợi thế so sánh có thể chia thành hai nhóm: các nhân tố cơ bản và các nhân tố
phát triển nâng cao. Các nhân tố cơ bản, xét về mặt kinh tế, ngoài lao động và
đất đai, các nhân tố cơ bản còn gồm cơ cấu vốn cố định, tỷ lệ tiết kiệm trong
nước, tỷ lệ giữa chênh lệch tiết kiệm và đầu tư với GDP, lãi suất dài hạn và chỉ
số mức lương. Các nhân tố phát triển nâng cao lại bao gồm, chi tiêu cho nghiên
cứu và phát triển, sáng chế, giáo dục, tiêu dùng năng lượng, viễn thông…[33].Có
thể đánh giá một cách khái quát những lợi thế so sánh của Việt Nam hiện nay

như sau:
+ Đất đai và tài nguyên thiên nhiên đã được các chuyên gia kinh tế trong và
ngoài nước đánh giá là một trong những lợi thế so sánh của Việt Nam. Tuy
nhiên, lợi thế so sánh dựa vào sự dư thừa tài nguyên đều chỉ có được khả năng
cạnh tranh trong các ngành thực phẩm, nguyên liệu thô [21].


21
+ Lao động: Với gần 47 triệu người trong độ tuổi lao động và hàng năm tăng
thêm từ 1-2 triệu lao động, Việt Nam được xem là có lợi thế về nguồn lao động.
Mặc dù vậy, sự dư thừa về nguồn lao động vẫn chủ yếu là dư thừa những lao
động giản đơn. Hơn nữa, theo số liệu ước lượng chính thức, tỷ lệ lao động thất
nghiệp hoàn toàn khoảng 6%, bán thất nghiệp khoảng 3,5%, thực tế còn cao hơn
khi mà tốc độ tạo công ăn việc làm chậm hơn tốc độ tăng nguồn lao động hàng
năm. Rõ ràng, lợi thế so sánh dựa vào sự dư thừa lao động giản đơn và trung
bình chỉ có được trong khu vực nông nghiệp, các ngành công nghiệp sử dụng
nhiều lao động và khu vực kinh tế không chính thức [4].
+ Đầu tư nước ngoài: Ước tính nguồn vốn nước ngoài thực tế vào Việt Nam
trong năm 2008 đạt mức tăng kỷ lục với con số 11,5 tỷ USD tăng 43,2% so với
năm 2007, tương đương với khoảng 13% GDP, cao hơn đáng kể so với nhiều
nước. Tuy nhiên, việc tiếp tục duy trì các đồng vốn nước ngoài vào Việt Nam ở
mức độ cao là hết sức khó khăn [23].
+ Khu vực tài chính: Hệ thống tài chính Việt Nam có mức độ tài chính hoá rất
thấp, vẫn là nền kinh tế tiền mặt; tính lành mạnh của hệ thống ngân hàng dễ bị
tổn thương, như các khoản nợ quá hạn cao, nguy cơ rủi ro liên quan đến ngoại
hối cao, luật lệ và giám sát không đạt yêu cầu,… [4].
+ Cơ sở hạ tầng: Bên cạnh những tiến bộ đáng kể trong các lĩnh vực như bưu
điện, viễn thông, điện năng,… Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém, đặc biệt là giao
thông vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không, bến cảng, kho
bãi, ), bất cập với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế hiện nay.

Cơ sở hạ tầng yếu kém đã làm tăng thêm đáng kể chi phí lưu thông của hàng hoá
trên cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.
+ Giáo dục: Thành tích giáo dục của Việt Nam với hơn 90% người lớn biết chữ,
91% trẻ em được đến trường, gần 400 trường đại học, cao đẳng và trên 200
ngành học khác nhau, thực sự đã gây ấn tượng mạnh thậm chí so sánh với
những nước có mức thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, vẫn còn những điểm đáng lo


22
ngại về chất lượng, hiệu quả đào tạo. Mặc dù trình độ giáo dục của lực lượng lao
động Việt Nam là cao, nhưng lao động thiếu kỹ năng chiếm khoảng 86% tổng
nguồn lao động, riêng trong ngành công nghiệp tỷ lệ này là 67%, tỷ lệ lao động
được đào tạo thấp. Hệ thống đào tạo nghề kém khả năng phản ứng với những
thay đổi nhu cầu nghề nghiệp [33].
+ Công nghệ: Trong môi trường thương mại quốc tế hiện nay, rõ ràng công nghệ
là một trong những yếu tố cơ bản nhất tạo thành lợi thế so sánh. Bởi vì sự dồi
dào của các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay các nhân tố đầu vào trung gian cần
có năng lực công nghệ thực sự để biến đối thành những sản phẩm có lợi thế về
chi phí và chất lượng. Trong khi đó, năng lực công nghệ của Việt Nam còn hết
sức kém. Các sản phẩm công nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO 9000 còn rất ít. Trong số
các sản phẩm xuất khẩu thì xuất khẩu nguyên liệu chiếm tới 55% tổng kim ngạch
xuất khẩu. Xuất khẩu hàng chế tạo chủ yếu là các sản phẩm thuộc ngành công
nghiệp sử dụng nhiều lao động, giá trị gia tăng tạo ra trong nước thấp và chủ yếu
tập trung vào một số sản phẩm theo phân loại HS4 con số, trong kim ngạch xuất
khẩu hàng chế tạo có tới 50% gía trị tập trung vào 6 sản phẩm, trong đó có 4 sản
phẩm thuộc ngành công nghiệp giầy dép [4]. Nhìn chung, các thiết bị công
nghiệp của Việt Nam đều thuộc loại cũ, lạc hậu so với thế giới hàng thập kỷ.
Như vậy, có thể thấy rằng, những yếu tố tạo nên lợi thế so sánh của Việt
Nam trong thương mại quốc tế vừa qua không nhiều và phần lớn chỉ tạo nên lợi
thế cạnh tranh trong các ngành thực phẩm, nguyên liệu thô và ngành công nghiệp

sử dụng nhiều lao động giản đơn và trung bình [21]. Rõ ràng, các sản phẩm dựa
vào nguồn tài nguyên sẵn có (các sản phẩm nông nghiệp ít qua chế biến) và sản
phẩm cần sử dụng nhiều lao động (dệt may, giầy dép) đang là những sản phẩm
có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại quốc
tế hiện nay, lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm này, xét về dài hạn, rất khó
mang lại khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững cho Việt Nam.
Đồng thời, lợi thế cạnh tranh dựa trên chi phí lao động rẻ cũng đang bị đe doạ


23
bởi sự gia nhập ngày càng đông đảo của các nước có mức lương thấp vào thị
trường quốc tế và bởi sự mất giá của đồng tiền các nước trong khu vực do ảnh
hưởng của khủng hoảng tài chính
1.3 Những nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh (Dựa trên mô hình lý
thuyết của Michael Porter)
Theo lý thuyết thương mại truyền thống, năng lực cạnh tranh của một ngành
ở một quốc gia nhất định được quyết định bởi lợi thế so sánh. Đó là sự khác nhau
giữa các quốc gia về các yếu tố sản xuất như: lao động, tài nguyên quốc gia, đất
đai, vốn, công nghệ…Lý thuyết này cho rằng một quốc gia sẽ có lợi thế so sánh
trong những ngành mà sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà quốc gia đó dồi dào
[20]. Chẳng hạn Việt Nam dồi dào tương đối về nguồn lao động bán kỹ năng nên
có lợi thế so sánh về các ngành thâm dụng lao động bán kỹ năng như dệt may, da
giày. Về mặt trực quan, lý thuyết này khá hiệu quả, nó giúp những nhà hoạt động
chính sách xác định những ngành mà quốc gia họ có lợi thế. Tuy nhiên, những
giả thiết làm cơ sở cho lý thuyết này không thực tiễn trong hầu hết các ngành
như giả thiết về công nghệ đồng nhất giữa các quốc gia, không có lợi thế kinh tế
theo quy mô, các yếu tố sản xuất không dịch chuyển giữa các quốc gia. Do đó, lý
thuyết này chỉ có thể sử dụng nhằm giải thích các nguyên tắc cơ bản để có thể
hướng dẫn quá trình phân bổ hiệu quả các nguồn lực trong một nền kinh tế mở.
Nhưng chúng ta không thể sử dụng lý thuyết này để giải thích các yếu tố quyết

định hoạt động kinh doanh và cạnh tranh.
M.Porter cho rằng các đầu vào quan trọng đối với hoạt động sản xuất của nền
kinh tế không phải chỉ đơn thuần là lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên mà còn
là những đầu vào do chính doanh nghiệp hoặc chính phủ tạo ra. Với cách nhìn
nhận như vậy, M.Porter đã đề xuất một cách khác để nói về các yếu tố ảnh
hưởng tới năng lực cạnh tranh, coi cấu trúc nội bộ ngành là yếu tố quan trọng.
Cách phân tích này được mô tả một cách hình ảnh bằng mô hình “hình thoi”.


24
Hay nói cách khác, chính phủ cần phải làm gì để các doanh nghiệp có thể cạnh
tranh được trên thị trường quốc tế? Về cơ bản các yếu tố trong mô hình như sau:











Hình 1.1 Mô hình lý thuyết của Michael Eugene Porter [ 20]
1.3.1 Chiến lƣợc, cấu trúc và sự cạnh tranh trong nội bộ ngành
Những ngành có chiến lược và cơ cấu phù hợp với các định chế và chính
sách của quốc gia, hoạt động trong môi trường có sự cạnh tranh trong nước căng
thẳng hơn sẽ có tính cạnh tranh quốc tế mạnh hơn. Điều này đúng với một nước
lớn như Mỹ với sự cạnh tranh gay gắt trong ngành công nghệ máy tính và phần
mềm. Vai trò của sự cạnh tranh khốc liệt này cũng có thể thấy rõ ở Nhật Bản.

Ngành sản xuất xe hơi của nước này có một số công ty cạnh tranh mạnh trên thị
trường thế giới một phần là do các công ty đó đã và đang cạnh tranh mạnh mẽ tại
thị trường trong nước, luôn suy nghĩ và hoạt động mang tính chiến lược. Ngoài
ra trong lĩnh vực phụ tùng máy móc, có tới 112 công ty tham gia cạnh tranh
trong đó 34 công ty cạnh tranh trong lĩnh vực bán dẫn…[20]
Thêm vào đó, cạnh tranh trong nước còn giảm bớt sự ỷ lại của các công ty vào
lợi thế sẵn có như: nhân công rẻ, nguyên vật liệu sẵn… đặc biệt ở các nước đang
phát triển các công ty phải tự “sáng tạo” ra sức cạnh tranh riêng của mình thì mới
Chiến lược cấu trúc và sự cạnh tranh
trong nội bộ ngành
Các ngành hỗ trợ và liên quan
Các điều kiện về YTSX
Các điều kiện về nhu cầu

×