Tải bản đầy đủ (.pdf) (260 trang)

Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 260 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




BÙI MẠNH CƢỜNG


NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
Ở VIỆT NAM


CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 62.31.01.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ


Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. TRẦN THỊ THÁI HÀ



HÀ NỘI – 2012



MỤC LỤC
BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU
TƢ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả đầu tƣ phát triển 1
1.1.1. Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 1
1.1.2. Hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN 13
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN 17
1.1.4. Đánh giá hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN 20
1.2. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả đầu tƣ phát triển 42
1.2.1. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan 43
1.2.2. Đầu tư phát triển ở Trung Quốc 54
1.2.3. Đầu tư phát triển ở một số nước ASEAN 58
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TỪ
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM 71
2.1. Hiện trạng phát triển KTXH giai đoạn 2005-2010 71
2.1.1. Kinh tế 71
2.1.2. Văn hoá - xã hội 74
2.2. Hiện trạng và hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN 77
2.2.1. Hiện trạng đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 77
2.2.2. Hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN 102
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM 154
3.1. Các mục tiêu phát triển chủ yếu 154
3.1.1. Mục tiêu tổng quát 154
3.1.2. Một số mục tiêu cơ bản 154
3.2. Định hƣớng 160



3.2.1. Tình hình đất nước 160
3.2.2. Bối cảnh quốc tế 160
3.2.3. Định hướng 161
3.3. Quan điểm về ĐTPT từ nguồn vốn NSNN 173
3.3.1. ĐTPT từ nguồn vốn NSNN lấy hiệu quả làm thước đo hàng đầu 173
3.3.2. ĐTPT từ nguồn vốn NSNN phải góp phần khẳng định vai trò của Nhà
nước trong nền KTTT 174
3.3.3. ĐTPT từ nguồn vốn NSNN phải có tỷ trọng phù hợp 174
3.3.4. ĐTPT từ nguồn vốn NSNN phải có trọng tâm, trọng điểm 175
3.3.5. ĐTPT từ NSNN phải hài hòa giữa vốn NSTW và NSĐP, các cấp ngân
sách với nhau, giữa ngân sách cứng và mềm 176
3.3.6. ĐTPT từ NSNN phải nâng cao tính cạnh tranh trong nội bộ 177
3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc 177
3.4.1. Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong ĐTPT từ NSNN 177
3.4.2. Đổi mới căn bản chủ trương, định hướng đầu tư phát triển 183
3.4.3. Đổi mới cơ cấu đầu tư phát triển 189
3.4.4. Đổi mới huy động và phân bổ nguồn lực cho ĐTPT 196
3.4.5. Tăng cường năng lực tổng thể về đầu tư phát triển 199
3.4.6. Tăng cường hợp tác quốc tế 206
3.4.7. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường 207
3.4.8. Tạo lập môi trường ĐTPT tốt, phát huy yếu tố có lợi, hạn chế yếu tố ảnh
hưởng tiêu cực đến ĐTPT 208
KẾT LUẬN
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO





BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

ADB
Ngân hàng Phát triển châu Á
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ANQP
An ninh Quốc phòng
BHXH
Bảo hiểm Xã hội
BHYT
Bảo hiểm Y tế
CNH
Công nghiệp hoá
CNTT
Công nghệ thông tin
CNXH
Chủ nghĩa Xã hội
CPI
Chỉ số giá tiêu dùng
CSHT
Cơ sở hạ tầng
DNNN
Doanh nghiệp Nhà nước
ĐTPT
Đầu tư phát triển
ĐTNN
Đầu tư nước ngoài
ĐTXD

Đầu tư xây dựng
ĐTXDCB
Đầu tư xây dựng cơ bản
EU
Liên minh Châu Âu
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDĐT
Giáo dục đào tạo
GDP
Tổng sản phẩm trong nước
GTGT
Giá trị gia tăng
GTVT
Giao thông Vận tải
HĐH
Hiện đại hoá
ICOR
Hệ số gia tăng vốn trên sản lượng cận biên
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
KHCN
Khoa học công nghệ
KHXH
Khoa học xã hội


KTXH
Kinh tế Xã hội
KTNN

Kinh tế nhà nước
KTQD
Kinh tế quốc dân
KHH
Kế hoạch hoá
KTTT
Kinh tế thị trường
KKT
Khu Kinh tế
KCHT
Kết cấu hạ tầng
KCN
Khu công nghiệp
LLLĐ
Lực lượng lao động
LLSX
Lực lượng sản xuất
NHTM
Ngân hàng Thương mại
NGO
Tổ chức phi Chính phủ
NSNN
Ngân sách Nhà nước
NSĐP
Ngân sách địa phương
NSTW
Ngân sách Trung ương
NSLĐ
Năng suất lao động
ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức
QHSX
Quan hệ sản xuất
QLNN
Quản lý nhà nước
SXXH
Sản xuất xã hội
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TTCK
Thị trường chứng khoán
TCTK
Tổng cục Thống kê
TLSX
Tư liệu sản xuất
TDTT
Thể dục thể thao
TKQG
Tài khoản quốc gia
TFP
Tổng các yếu tố năng suất
THCS
Trung học cơ sở


THPT
Trung học phổ thông
TSCĐ
Tài sản cố định
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn
TW
Trung ương
VNĐ
Đồng Việt Nam
UNDP
Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
UNESCO
Tổ chức văn hoá Liên hiệp quốc
UBND
Uỷ ban Nhân dân
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
XH
Xã hội
XDCB
Xây dựng cơ bản
WB
Ngân hàng Thế giới
WTO
Tổ chức Thương mại thế giới



DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng
Nội dung
Trang
Bảng 2.1
Vốn ĐTPT giai đoạn 2005-2010

78
Bảng 2.2
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn ĐTPT giai đoạn 2000-2010
79
Bảng 2.3
Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2005 - 2010
80
Bảng 2.4
Tốc độ tăng vốn ĐTPT giai đoạn 2005 - 2010
80
Bảng 2.5
So sánh tốc độ tăng GDP và tốc độ tăng vốn ĐTPT 2005-2010
80
Bảng 2.6
Cơ cấu nội bộ vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSNN
81
Bảng 2.7
Cơ cấu ODA theo ngành và lĩnh vực
85
Bảng 2.8
ĐTPT từ nguồn vốn NSNN phân theo ngành kinh tế
92
Bảng 2.9
Cơ cấu ĐTPT từ NSNN cho các lĩnh vực KTXH và QLNN
95
Bảng 2.10
Vốn ĐTPT từ NSNN cho các ngành
97
Bảng 2.11
Chỉ số tăng và tỷ trọng của một số ngành công nghiệp trong

tổng giá trị sản lượng công nghiệp khu vực kinh tế nhà nước
2000-2009
99
Bảng 2.12
Vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSNN theo phân cấp quản lý
100
Bảng 2.13
Cơ cấu vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSNN theo phân cấp quản lý
101
Bảng 2.14
Vốn ĐTPT từ NSNN và GDP kinh tế nhà nước giai đoạn 2005 -
2010
103
Bảng 2.15
Vốn ĐTPT kinh tế ngoài nhà nước và GDP kinh tế ngoài nhà
nước
104
Bảng 2.16
Vốn ĐTPT từ nguồn vốn FDI và GDP khu vực FDI
giai đoạn 2005 -2010
105
Bảng 2.17
Vốn ĐTPT toàn xã hội và GDP toàn xã hội giai đoạn 2005 -
2010
106
Bảng 2.18
So sánh hiệu quả ĐTPT của các khu vực vốn khác nhau
giai đoạn 2005 -2010
107
Bảng 2.19

Tương quan giữa vốn ĐTPT từ NSNN và sản lượng điện
108
Bảng 2.20
Vốn ĐTPT từ NSNN và GDP kinh tế nhà nước tỉnh Đắk Lắk
109
Bảng 2.21
Vốn ĐTPT từ NSNN và GDP toàn xã hội giai đoạn 2005 -2010
110


Bảng 2.22
Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng GDP
111
Bảng 2.23
Đầu tư, GDP và ICOR giai đoạn 2005-2010
112
Bảng 2.24
ICOR của một số nước Đông Á
114
Bảng 2.25
So sánh ICOR của Việt Nam và của một số nước ASEAN
114
Bảng 2.26
ĐTPT từ nguồn vốn NSNN và GDP kinh tế nhà nước giai đoạn
2005-2010
115
Bảng 2.27
ĐTPT ngoài nhà nước và GDP ngoài nhà nước
116
Bảng 2.28

ĐTPT khu vực có vốn nước ngoài và GDP khu vực FDI
117
Bảng 2.29
GDP phân theo các ngành kinh tế
118
Bảng 2.30
Vốn ĐTPT ở Việt Nam
119
Bảng 2.31
Hệ số ICOR tính theo vốn đầu tư và tổng tích lũy tài sản
119
Bảng 2.32
Vốn ĐTPT từ NSNN, vốn ĐTPT toàn xã hội và thu NSNN
121
Bảng 2.33
Thu ngân sách nhà nước
123
Bảng 2.34
Thu chi ngân sách so với GDP của một số nước Đông Á và Đông
Nam Á
124
Bảng 2.35
Tốc độ tăng vốn ĐTPT từ NSNN và tốc độ tăng tiêu dùng
cuối cùng của nhà nước
124
Bảng 2.36
Thu chi và thâm hụt ngân sách
125
Bảng 2.37
Vốn đầu tư của nhà nước so với GDP

127
Bảng 2.38
So sánh vốn đầu tư kinh tế trong nước và cán cân thương mại
quốc tế giai đoạn 2005-2010
128
Bảng 2.39
Gia tăng vốn ĐTPT từ NSNN và gia tăng doanh thu thuần của
DNNN
129
Bảng 2.40
Gia tăng vốn ĐTPT từ NSNN và gia tăng vốn sản xuất bình
quân của DNNN giai đoạn 2005-2010
130
Bảng 2.41
Gia tăng vốn ĐTPT từ NSNN và gia tăng TSCĐ, đầu tư tài
chính dài hạn của DNNN giai đoạn 2005-2010
131
Bảng 2.42
Vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSNN
132
Bảng 2.43
Vốn ĐTPT từ NSNN và số lao động bình quân trong khu vực
kinh tế nhà nước
134


Bảng 2.44
Tổng số lao động đang làm việc trong các khu vực kinh tế và
vốn ĐTPT của các khu vực kinh tế giai đoạn 2005-2010
135

Bảng 2.45
Lao động bình quân trong khu vực nhà nước phân theo ngành
kinh tế giai đoạn 2005-2010
135
Bảng 2.46
Vốn ĐTPTcủa khu vực kinh tế nhà nước theo các ngành kinh tế
giai đoạn 2005-2010
136
Bảng 2.47
Vốn ĐTPT từ NSNN và tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giai đoạn
2005-2010
136
Bảng 2.48
Tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ trong độ tuổi ở khu vực thành thị
phân theo vùng lãnh thổ
137
Bảng 2.49
Vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSNN và LLLĐ trong khu vực kinh
tế nhà nước
138
Bảng 2.50
Vốn ĐTPT từ NSNN và số lao động trong DNNN
139
Bảng 2.51
Vốn ĐTPT và tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn và thành thị
140
Bảng 2.52
Tỷ lệ hộ nghèo phân theo vùng lãnh thổ giai đoạn 2006-2010
141
Bảng 2.53

ĐTPT từ NSNN và thu nhập bình quân hàng tháng của lao
động khu vực kinh tế nhà nước
142
Bảng 2.54
Vốn ĐTPTcủa khu vực kinh tế nhà nước theo các ngành kinh tế
giai đoạn 2005-2010
143
Bảng 2.55
Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động trong khu vực
kinh tế nhà nước theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế giai
đoạn 2005-2010
144
Bảng 2.56
Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động khu vực nhà nước
theo vùng lãnh thổ giai đoạn 2005-2010
145
Bảng 2.57
Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2008
146
Bảng 2.58
Chênh lệch chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một
tháng 2008
146
Bảng 2.59
Chênh lệch chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một
tháng 2008
147
Bảng 2.60
Chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2005-2010
147



Bảng 2.61
Vốn ĐTPT từ NSNN và NSLĐ
148
Bảng 2.62
Năng suất lao động xã hội phân theo ngành kinh tế
149
Bảng 3.1
GDP dự kiến giai đoạn 2009 - 2020 theo phương án thấp
155
Bảng 3.2
GDP dự kiến giai đoạn 2009 - 2020 theo phương án cao
155
Bảng 3.3
GDP dự kiến giai đoạn 2009 - 2020 theo phương án trung bình
156
Bảng 3.4
Cơ cấu kinh tế
156
Bảng 3.5
Lao động nông nghiệp
157



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Nội dung
Trang

Biểu đồ 1.1
Mối quan hệ giữa các loại hiệu quả
13
Biểu đồ 2.1
So sánh vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSNN giai đoạn 2005-2010
78
Biểu đồ 2.2
Vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSNN trong tổng vốn ĐTPT
79
Biểu đồ 2.3
Vốn NSNN cấp phát trong tổng vốn ĐTPT từ nguồn vốn
NSNN
83
Biểu đồ 2.4
Vốn tín dụng trong tổng vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSNN
84
Biểu đồ 2.5
Cơ cấu ODA theo ngành và lĩnh vực
86
Biểu đồ 2.6
Vốn DNNN trong tổng vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSNN
88
Biểu đồ 2.7
Hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN đối với tăng trưởng
GDP kinh tế nhà nước giai đoạn 2005-2010
103
Biểu đồ 2.8
Hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn ngoài nhà nước đối với
tăng trưởng GDP kinh tế ngoài nhà nước giai đoạn 2005-2010
104

Biểu đồ 2.9
Hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn FDI đối với tăng trưởng GDP
khu vực FDI giai đoạn 2005-2010
105
Biểu đồ 2.10
Hiệu quả ĐTPT toàn xã hội đối với tăng trưởng GDP giai
đoạn 2005-2010
106
Biểu đồ 2.11
Tương quan giữa vốn ĐTPT từ NSNN và phát triển điện lực
108
Biểu đồ 2.12
Đóng góp của TPT từ nguồn vốn NSNN vào GDP kinh tế nhà
nước ở tỉnh Đắk Lắk
109
Biểu đồ 2.13
Đóng góp của ĐTPT từ nguồn vốn NSNN vào GDP
110
Biểu đồ 2.14
Phần đóng góp tăng trưởng GDP của các yếu tố
112
Biểu đồ 2.15
Sự thay đổi ICOR Việt Nam giai đoạn 2005-2010
113
Biểu đồ 2.16
Sự thay đổi ICOR kinh tế nhà nước ở Việt Nam giai đoạn
2005-2010
115
Biểu đồ 2.17
Sự thay đổi ICOR kinh tế ngoài nhà nước ở Việt Nam

116
Biểu đồ 2.18
Sự thay đổi ICOR khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
GDP các ngành kinh tế Việt Nam
117
Biểu đồ 2.19
Tỷ lệ giá trị tồn kho so với GDP
120


Biểu đồ 2.20
Tương quan giữa tốc độ tăng vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSNN
và tốc độ tăng thu NSNN
122
Biểu đồ 2.21
Tương quan giữa tốc độ tăng vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSNN
cho DNNN và tốc độ tăng thu NSNN của DNNN
122
Biểu đồ 2.22
Tốc độ tăng hàng năm của GDP, thu và chi ngân sách
123
Biểu đồ 2.23
Hiệu quả ĐTPT từ NSNN trong việc tiêu dùng cuối cùng của
nhà nước
125
Biểu đồ 2.24
Thu ngân sách từ thuế so với GDP năm 2008 của một số nước
Đông Á và Đông Nam Á
126
Biểu đồ 2.25

Đầu tư từ NSNN so với GDP của một số nước
127
Biểu đồ 2.26
Hiệu quả ĐTPT từ kinh tế trong nước trong cán cân thanh toán
thương mại quốc tế
128
Biểu đồ 2.27
Hiệu quả ĐTPT từ NSNN trong việc tăng doanh thu thuần
của DNNN hoạt động giai đoạn 2005-2010
129
Biểu đồ 2.28
Hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN đối với việc gia tăng
vốn sản xuất bình quân của DNNN giai đoạn 2005-2010
130
Biểu đồ 2.29
Hiệu quả ĐTPT từ NSNN trong việc gia tăng TSCĐ và đầu tư
tài chính dài hạn của DNNN hoạt động giai đoạn 2005-2010
131
Biểu đồ 2.30
Hiệu quả ĐTPT từ NSNN trong việc nâng cao mức sống
người dân giai đoạn 2005-2010
133
Biểu đồ 2.31
Hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN trong việc tăng thêm số
lao động bình quân trong khu vực kinh tế nhà nước
134
Biểu đồ 2.32
Hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN trong việc giảm tỷ lệ
thất nghiệp
137

Biểu đồ 2.33
Hiệu quả ĐTPT từ NSNN trong việc tăng thêm LLLĐ trong
khu vực kinh tế nhà nước
138
Biểu đồ 2.34
Hiệu quả ĐTPT từ NSNN đối với sự gia tăng lao động làm
việc trong DNNN giai đoạn 2005-2010
139
Biểu đồ 2.35
Hiệu quả ĐTPT từ NSNN trong giảm số hộ nghèo giai đoạn
2004-2010
140


Biểu đồ 2.36
Hiệu quả ĐTPT từ NSNN trong việc giảm số hộ nghèo Vùng
Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2005-2010
141
Biểu đồ 2.37
Hiệu quả ĐTPT từ NSNN trong việc tăng thu nhập cho lao
động khu vực kinh tế nhà nước giai đoạn 2005-2010
142
Biểu đồ 2.38
Hiệu quả ĐTPT từ NSNN và thu nhập bình quân đầu người
một tháng vùng Đồng bằng Sông Hồng
145
Biểu đồ 2.39
Hiệu quả ĐTPT từ NSNN với bình ổn giá tiêu dùng
giai đoạn 2005-2010
147

Biểu đồ 2.40
Hiệu quả ĐTPT từ NSNN trong việc tăng NSLĐ
148


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN có vai trò, vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong nền kinh tế. Các lý thuyết kinh tế từ trước đến nay đều khẳng định mối
quan hệ hữu cơ giữa ĐTPT từ nguồn vốn NSNN với tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Lịch sử kinh tế thế giới là bằng chứng thể hiện tầm quan trọng của ĐTPT từ nguồn
vốn NSNN đối với sự phát triển KTXH của các quốc gia, bao gồm các quốc gia có
nền kinh tế KHH, kinh tế thị trường cũng như kinh tế chuyển đổi.
Ở Việt Nam, từ 1945 - 1986, nền kinh tế vận hành theo cơ chế KHH. Nguồn
vốn dành cho ĐTPT chủ yếu là vốn NSNN. Cùng với sự đổi mới đất nước, kể từ
sau năm 1986, nguồn vốn dành cho ĐTPT ngày càng phong phú, đa dạng hơn: vốn
NSNN, vốn của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, vốn FDI,…Nền kinh tế Việt Nam
đã dần dần chuyển đổi từ mô hình KHH sang mô hình kinh tế vận hành theo cơ chế
thị trường định hướng XHCN. Nói cách khác Việt Nam đang là một nền kinh tế
chuyển đổi. Vốn NSNN dành cho ĐTPT trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam
rất quan trọng. Thực tiễn qua hơn 25 năm đổi mới đất nước đã chứng minh điều đó.
Mặt khác hoạt động ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam có những bối cảnh
mới: Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới (năm 2006
tham gia WTO, ). Việt Nam hiện là nền kinh tế chuyển đổi trong hội nhập quốc tế
có tính chất toàn cầu hoá.
Nhìn chung, trong hơn 25 năm đối mới và hội nhập quốc tế, ĐTPT từ nguồn
vốn NSNN của Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc phát triển KTQD, ổn
định vĩ mô, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, đảm bảo an
sinh và công bằng xã hội,
Tuy nhiên, hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN còn thấp, chưa đáp ứng được

yêu cầu chuyển đổi kinh tế và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới, đặc biệt là giai
đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH. Những mục tiêu phát triển cơ bản Nhà nước đã đạt được
mặc dù còn ở mức độ thấp, nhưng giá phải trả cho sự phát triển ấy quá lớn, thể hiện
trên nhiều mặt. Từ năm 2011, Việt Nam quyết tâm tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó


có tái cấu trúc đầu tư. Nâng cao hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam là
một nhu cầu cấp thiết vừa có tính thời sự vừa có ý nghĩa thực tiễn, đòi hỏi phải có
công trình nghiên cứu cập nhật. Từ đó tác giả lựa chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả
đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam” làm đề tài luận án
tiến sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
ĐTPT nói chung và ĐTPT từ nguồn vốn NSNN nói riêng là một vấn đề được
các nhà nghiên cứu Việt Nam và quốc tế rất quan tâm. Có thể kể đến một số công
trình tiêu biểu có liên quan đã được các tác giả, cơ quan quản lý nhà nước, doanh
nghiệp công bố gần đây như:
Luận án tiến sỹ kinh tế “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của
nhà nước” của Trần Công Hoà (năm 2007) tập trung đánh giá thực trạng hoạt động
tín dụng ĐTPT của Nhà nước ở Việt Nam, thông qua hoạt động của Quỹ Hỗ trợ
Phát triển và Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT.
Luận án tiến sỹ kinh tế “Hiệu quả đầu tư và các giải pháp nâng cao hiệu quả
ĐTPT của DNNN” của Từ Quang Phương (năm 2003) đã nghiên cứu về hiệu quả
ĐTPT của các DNNN trên cơ sở phân tích đánh giá hoạt động ĐTPT của các DNNN ở
Việt Nam, với cách tiếp cận tối đa hoá lợi nhuận của các doanh nghiệp. Từ đó đề xuất
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ĐTPT của các DNNN.
Luận án tiến sỹ kinh tế “Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các Ngân
hàng Thương mại Việt Nam” của Lê Thị Hương (năm 2003) đã xây dựng hệ thống
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của các NHTM Việt Nam, tập trung
vào đầu tư thương mại và đầu tư tài chính (cho vay, chứng khoán, ). Tác giả phân

tích số liệu với góc độ vi mô trong các NHTM. Từ đó đề xuất hệ thống giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các NHTM.
Luận án tiến sỹ kinh tế “Giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTPT công nghiệp từ
nguồn vốn NSNN” của Trịnh Quân Được (năm 2001) tập trung nghiên cứu hiệu quả
ĐTPT từ Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia dành cho công nghiệp, coi như là một nguồn
vốn từ NSNN. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê so sánh hiệu quả của nguồn
vốn NSNN dành cho công nghiệp với các nguồn vốn khác dành cho công nghiệp.


Luận án tiến sỹ kinh tế “Tăng cường huy động vốn đầu tư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng KTXH tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đổi mới: Thực trạng- kinh
nghiệm và giải pháp” của Nguyễn Lương Thành (năm 2006), nghiên cứu về việc
huy động vốn ĐTXD trên địa bàn một địa phương (tỉnh Bắc Ninh). Việc huy động
vốn bao gồm nhiều loại nguồn vốn khác nhau, trong đó có nguồn vốn NSNN nhưng
cho một nội dung đầu tư cụ thể, đó là ĐTXD kết cấu hạ tầng.
Luận án tiến sỹ kinh tế “Đầu tư phát huy các lợi thế so sánh của tỉnh Bắc
Ninh” của Nguyễn Xuân Bắc (năm 2004), tiếp cận nghiên cứu theo hướng phát huy
lợi thế so sánh của một tỉnh trong ĐTPT.
Luận án tiến sỹ kinh tế “Tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển KTXH
vùng Tây Nguyên” của Nguyễn Văn Hùng (năm 2009), nghiên cứu việc huy động
vốn ĐTXD trên địa bàn một vùng (Tây Nguyên) đã phân tích mức đóng góp của
đầu tư vào tăng trưởng và đánh giá hiệu quả đầu tư qua ICOR.
Luận án tiến sỹ kinh tế “Huy động vốn phát triển nông nghiệp vùng Đồng
bằng Sông Hồng hiện nay” của Phạm Thị Khanh (năm 2003), dùng tỷ lệ g = s/k để
đánh giá hiệu quả đầu tư ở một vùng kinh tế (g: tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế; s:
tỷ lệ tiết kiệm/sản lượng đầu ra GDP; k: hệ số ICOR).
Luận án tiến sỹ kinh tế “Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư
phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước” của Lê Kim Thu (năm 2002) nghiên cứu
thực trạng huy động các loại nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư và các giải pháp
nâng cao hiệu quả huy động các nguồn vốn cho đầu tư. Tác giả phân tích định

lượng theo góc độ tiếp cận là mức vốn đầu tư từ các nguồn vốn dành cho đầu tư.
Việc đầu tư nhằm hướng tới mục tiêu CNH, HĐH.
Luận án tiến sỹ kinh tế “Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh
tế ở Việt Nam” của Tống Quốc Đạt (năm 2005) đã phân tích cơ cấu vốn đầu tư nước
ngoài được thu hút vào Việt Nam bên cạnh vốn đầu tư từ các nguồn khác như NSNN.
Nhìn chung các nghiên cứu này đều thống nhất rằng ở Việt Nam, ĐTPT có
vai trò quan trọng đặc biệt và đã góp phần tích cực vào việc phát triển đất nước.
Tăng trưởng kinh tế do yếu tố vốn là chủ yếu. Hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN
còn hạn chế, phải tiếp tục được nâng cao. Tuy nhiên, đánh giá hiệu quả ĐTPT từ
nguồn vốn NSNN một cách cụ thể và có luận cứ thì chưa thật rõ.


Đối với hoạt động ĐTPT và ĐTPT từ nguồn vốn NSNN, theo tìm hiểu của tác
giả tại một số thư viện lớn như Thư viện Quốc gia, Thư viện Học viện Chính trị -
Hành chính Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học
viện Tài chính, Đại học Thương Mại, Học viện Ngân hàng, Đại học Luật Hà Nội,
Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội, hiện có một số
công trình nghiên cứu ít nhiều có liên quan:
Luận án tiến sỹ Luật kinh tế “Quản lý Nhà nước trên lĩnh vực ĐTXD trong
cơ chế kinh tế thị trường có định hướng XHCN” của Hồ Hoàng Đức (năm 2005),
Trường Đại học Luật Hà Nội.
Luận án tiến sỹ kinh tế “Nghiên cứu nâng cao cơ sở khoa học của việc phân
tích dự án đầu tư cho một số loại hình cơ sở hạ tầng kỹ thuật” của Phạm Xuân Anh
(năm 2005), Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
Luận án tiến sỹ kinh tế “Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn ĐTXDCB của
nhà nước”, Trần Văn Hồng (năm 2002), Học viện Tài chính Hà Nội.
Luận án tiến sỹ kinh tế “Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
ĐTXDCB ở Việt Nam” của Nguyễn Ngọc Định (năm 1996), Trường Đại học Kinh
tế thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Luận án tiến sỹ kinh tế “Nghiên cứu một số vấn đề về quản lý dự án ĐTXD

cơ sở hạ tầng GTVT ở Việt Nam” của Lê Thanh Hương (năm 2005), Trường Đại
học Giao thông Vận tải Hà Nội.
Một số tác giả, nhóm tác giả khác cũng nghiên cứu và công bố công trình có
liên quan đến ĐTPT như:
- Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia đặc biệt QG.04.31 (2004-2006),
“Bản chất kinh tế của các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam” do
PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ làm Chủ nhiệm đề tài;
- Đề tài khoa học cấp Bộ (2002), “Tiếp cận bằng phương pháp mô hình kinh
tế vĩ mô trong dự báo, ứng dụng nghiên cứu cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế” do
Hoàng Minh Hải làm Chủ nhiệm đề tài đã đánh giá về yếu tố vốn đóng góp cho
tăng trưởng kinh tế, sự ảnh hưởng của vốn đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ở Việt Nam;


- Đề tài khoa học cấp nhà nước (2007-2009) “Vai trò của nhà nước Việt
Nam trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập
kinh tế quốc tế” do GS.TSKH. Lương Xuân Quỳ làm Chủ nhiệm đề tài;
- Đề tài khoa học cấp Bộ (2007) “Hoàn thiện cơ chế tài trợ cho các dự án
phát triển tại các tổ chức tín dụng Việt Nam” của Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân do PGS.TS. Phan Thị Thu Hà làm chủ nhiệm đề tài;
- Đề tài khoa học cấp nhà nước thuộc chương trình KX 01 (2001-2005)
“Kinh tế thị trường định hướng XHCN” do TS. Chử Văn Lâm, Viện Kinh tế Việt
Nam làm Chủ nhiệm đề tài;
- Đề tài khoa học cấp nhà nước (2008) “Tác động của xu hướng toàn cầu hoá
kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đến tiến trình CNH, HĐH của Việt Nam” do PGS.
TS. Nguyễn Xuân Thắng, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới làm Chủ nhiệm đề tài;
- Đề tài khoa học cấp Bộ (2008), “Đổi mới nội dung và phương thức quản lý,
giám sát của nhà nước đối với DNNN phù hợp với thể chế KTTT và cam kết gia
nhập WTO” của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) do TS. Trần
Tiến Cường làm Chủ nhiệm đề tài;

- Đề tài “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam – Phác thảo lộ trình”
(2004) do PGS.TS. Trần Đình Thiên, Viện Kinh tế Việt Nam chủ trì.
Các công trình nghiên cứu này do cá nhân các nhà khoa học hoặc do các cơ
quan QLNN nghiên cứu và công bố, với mức độ khác nhau, có sự liên quan ít/nhiều
với ĐTPT đều có chung nhận định về hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ở Việt
Nam còn thấp và nguyên nhân là chủ trương đầu tư không đúng, thời gian thực hiện
đầu tư chậm, thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, đầu tư sai, đầu tư dàn trải, đầu
tư khép kín,…Các công trình nói trên thường đề cập đến những khía cạnh, góc độ,
phạm vi không gian và thời gian khác nhau, trên những vùng lãnh thổ khác nhau,
theo các thành phần kinh tế,…cả về lý thuyết, thực tiễn, dự báo và định hướng liên
quan đến ĐTPT. Tuy nhiên chưa thấy công trình nghiên cứu nào đề cập một cách hệ
thống, đầy đủ cả về lý luận, đánh giá thực trạng, xây dựng hệ thống chỉ tiêu để đánh
giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, môi trường, bền vững, đồng thời cập nhật tình
hình mới với số liệu đến năm 2010 và chiến lược phát triển KTXH của Việt Nam
giai đoạn 2011-2020 đã được thông qua.


Các cơ quan nhà nước, bộ ngành ở Việt Nam như Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công thương,…cũng đã có một số báo
cáo chuyên đề, báo cáo hàng năm về ĐTPT từ nguồn vốn NSNN trong đó đề cập
đến hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ở ngành, địa phương, vùng lãnh thổ, thành
phần kinh tế,… theo phạm vi quản lý nhà nước.
Một số tổ chức quốc tế đã công bố các báo cáo, báo cáo thường niên, nghiên
cứu, đánh giá, ấn phẩm trong đó có đề cập đến ĐTPT của Việt Nam. Cụ thể như:
WB công bố các báo cáo và các ấn phẩm về KTXH Việt Nam bao gồm cả đầu tư,
ĐTPT, ĐTPT từ nguồn vốn NSNN (Báo cáo phát triển Việt Nam, Việt Nam quản lý
chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo,…). UNDP trong phần dữ liệu về Việt
Nam và các ấn phẩm định kỳ có công bố về đầu tư và ĐTPT của Việt Nam. ADB
công bố các số liệu về ĐTPT và tình hình KTXH của Việt Nam làm căn cứ cho các
nhà đầu tư tham khảo thêm về Việt Nam và công bố trên Web site, ấn phẩm, báo

cáo thường niên của ADB. Diễn đàn kinh tế tài chính Việt - Pháp; Diễn đàn phát
triển Việt Nam;… cũng đã có các báo cáo về ĐTPT và ĐTPT từ nguồn vốn NSNN.
Các tác giả Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh, năm 2006 đã xuất bản
cuốn sách, “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: 15 năm (1991 - 2005) từ góc độ phân
tích đóng góp của các nhân tố sản xuất” ở Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
Trong đó phân tích đóng góp của các nhân tố sản xuất và trình bày phương pháp
phân tích. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 đã
xuất bản cuốn sách “ Tài chính công” do Nguyễn Thị Cành làm chủ biên, trong đó
phân tích về tải chính công, bao gồm cả góc độ tài chính của đầu tư phát triển từ
nguồn vốn NSNN. Cuốn sách “Quy định của nhà nước về quản lý, cấp phát, cho
vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản” do Nguyễn Thị Cúc làm chủ biên do Nhà xuất bản
Lao động - Xã hội, Hà Nội phát hành năm 2003 trình bày những quy định về cấp
phát vốn đầu tư phát triển từ NSNN trong đó tập trung chủ yếu về đầu tư XDCB.
Từ đó có thể thấy được cơ chế phân bổ nguồn lực cho đầu tư phát triển, đặc biệt là
đầu tư XDCB từ NSNN. Trần Thọ Đạt, năm 2008 đã xuất bản cuốn sách “ Các mô
hình tăng trưởng kinh tế” ở Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Cuốn
sách đã phân tích các mô hình tăng trưởng kinh tế, từ đó định hình các mô hình đầu


tư phát triển từ NSNN. Đỗ Đức Định, năm 1999 xuất bản cuốn sách “Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa: Phát huy lợi thế so sánh - kinh nghiệm của các nền kinh tế đang
phát triển ở Châu Á” ở Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách trình
bày kinh nghiệm của các nền kinh tế đang phát triển ở châu á, trong đó có đầu tư
phát triển từ NSNN. Tác giả Nguyễn Xuân Hải, năm 2004 trong cuốn sách “Quản lý
dự án xây dựng nhìn từ góc độ nhà nước, nhà đầu tư, nhà tư vấn, nhà thầu” Nhà
Xuất bản Xây dựng, Hà Nội đã phân tích việc quản lý dự án đầu tư phát triển bao
gồm cả dự án đầu tư từ NSNN. Tác giả Nguyễn Lan Hương trong Tạp chí Nghiên
cứu kinh tế số 10/2008 đã phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tác giả Trần Kiên, năm 1999 trong cuốn sách
“Chiến lược huy động vốn và các nguồn lực cho sự phát nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước” do Nhà Xuất bản Hà Nội ấn hành đã phân tích chiến lược
huy động vốn cho đầu tư phát triển trong đó có đầu tư của nhà nước. Tác giả John
M.Keynes (1994) trong tác phẩm “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền
tệ” do Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội dịch và xuất bản đã phân tích góc độ việc
làm, yếu tố để đánh giá hiệu quả xã hội của đầu tư và lãi suất, mục tiêu của nhà đầu
tư. Tác giả Phạm Văn Khoan và các cộng sự trong cuốn sách “Giáo trình Quản lý
tài chính công” do Nhà Xuất bản Tài chính, Hà Nội xuất bản năm 2007, đã phân
tích sâu sắc về lý luận trong việc quản lý tài chính công, trong đó có quản lý tài
chính đầu tư phát triển của nhà nước. Tác gỉa Lê Hữu Khi trong cuốn sách “Kinh tế
công cộng” do Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội phát hành năm 1997 đã đề cập đến
toàn bộ lý thuyết về kinh tế công cộng trong đó có kinh tế đầu tư của nhà nước.
Trong tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 11/2008, tác giả Cù Chí Lợi đã phân tích chất
lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, trong đó liên quan đến đầu tư của nhà nước.
Tác giả Nguyễn Ngọc Mai trong cuốn “Giáo trình kinh tế đầu tư” do Nhà Xuất bản
Giáo dục, Hà Nội phát hành đã trình bày và phân tích sâu sắc về kinh tế đầu tư
trong đó có đầu tư từ NSNN. Các tác giả Phạm Văn Măng, Trần Hoàng Ngân, Sử
Đình Thành, năm 2002 trong cuồn sách “Sử dụng các công cụ tài chính để huy động
vốn cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam đến 2020” do Trường
Đại học kinh tế TP HCM phát hành đã phân tích góc độ công cụ tài chính cho phát
triển. Thời báo Kinh tế Sài Gòn (24/4/2008), đăng bài “Độ mở của nền kinh tế cao
hay thấp?” phân tích vấn đề độ mở của nền kinh tế.


Một số nhà nghiên cứu trong nước về ĐTPT của nước ngoài hoặc một số nhà
nghiên cứu của nước ngoài có những nghiên cứu về ĐTPT nói chung và ĐTPT từ
nguồn vốn NSNN nói riêng cả về lý luận và thực tiễn. Có thể kể đến như: Uxtionv
A.N (Nga), nghiên cứu về thống kê đầu tư xây dựng; Xmirnhixki E.K (Nga) nghiên
cứu về các chỉ tiêu kinh tế trong công nghiệp; …
Tổng quan về lý luận, các lý thuyết kinh tế đã đề cập nhiều đến đầu tư, ĐTPT.
Tuy nhiên, lý luận về ĐTPT từ nguồn vốn NSNN trong nền kinh tế chuyển đổi và hội

nhập quốc tế, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam vẫn còn ít được đề cập.
Tổng quan về thực tiễn, một số nền kinh tế phát triển vận hành theo cơ chế thị
trường đã và đang ĐTPT từ nguồn vốn NSNN có hiệu quả. Ở Đông Á có Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan, Bên cạnh thành công đó cũng còn có không ít hạn chế cần phải
tiếp tục khắc phục. Các quốc gia thực hiện theo cơ chế KHH hiện nay hầu như không
còn tồn tại mà đã từng bước thực hiện chuyển sang KTTT với nhiều mức độ khác
nhau. Thực tiễn cho thấy, có nền kinh tế đã chuyển đổi tương đối thành công, nhưng
cũng có nền kinh tế chuyển đổi còn lúng túng, chưa hiệu quả. Các nước Đông Nam Á
có vị trí địa lý gần với Việt Nam, trong ĐTPT cũng có những khía cạnh tương đồng
cần phải nghiên cứu để rút ra bài học kinh nghiệm như Thái Lan, Malaysia,
Singapore,…Trong nước, một số địa phương ĐTPT có hiệu quả; một số vùng kinh tế
có nét riêng biệt trong ĐTPT. Các ngành kinh tế thực hiện ĐTPT với những đặc điểm
riêng. Các đề tài nghiên cứu về thực tiễn ĐTPT đã xem xét, đánh giá, nhận xét, luận
giải trên nhiều bình diện, phạm vi, mức độ, thời gian, không gian, bối cảnh,…và đã rút
ra được một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn. Tuy nhiên, hiệu quả ĐTPT từ nguồn
vốn NSNN ở Việt Nam trong giai đoạn 2005-2010 chưa được xem xét hệ thống, cụ
thể, toàn diện theo hệ thống các chỉ tiêu được xây dựng hợp lý và có thể áp dụng tính
toán với các số liệu cụ thể. Bối cảnh kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi quan trọng
và việc chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam đã có những thành tựu nhất định sau hơn 25
năm đổi mới trong điều kiện hội nhập có tính chất toàn cầu hoá. Định hướng phát triển
kinh tế, Chiến lược phát triển KTXH Việt Nam 2011-2020 vừa mới được Việt Nam
chính thức công bố. Do vậy, nghiên cứu về ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam
hiện nay phải có những tiếp cận mới theo hướng hội nhập quốc tế và chuyển đổi kinh
tế gắn với việc cập nhật các số liệu mới nhất.


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đánh giá hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam trong giai đoạn
2005-2010, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ĐTPT từ

nguồn vốn NSNN ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của ĐTPT từ
nguồn vốn NSNN.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả ĐTPT từ
nguồn vốn NSNN.
- Sử dụng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả ĐTPT từ
nguồn vốn NSNN để đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội ở Việt Nam giai
đoạn 2005-2010.
- Đề xuất định hướng, hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ĐTPT
từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước đến năm 2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng
Thực trạng và hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam giai đoạn
2005-2010; hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
4.2. Phạm vi
Thực trạng và hiệu quả hoạt động ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam
giai đoạn 2005-2010, lấy số liệu thống kê hàng năm do Tổng cục Thống kê công bố
làm trọng tâm nghiên cứu. Trên cơ sở đó, kết hợp với định hướng chiến lược phát
triển KTXH của Việt Nam, đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTPT
từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Việc đánh giá hiệu quả về
mặt môi trường, hiệu quả bền vững, do có hạn chế về số liệu trong Niên giám
Thống kê nên luận án tập trung phân tích định tính. Đối với hiệu quả kinh tế và hiệu
quả kinh tế xã hội luận án vừa phân tích định tính vừa phân tích định lượng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.


- Các phương pháp cụ thể như: thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, dự

báo, biểu đồ, kịch bản tăng trưởng, phân tích hệ thống,…
- Các phương pháp của tin học để phân tích, nghiên cứu và phần mềm ứng
dụng để tính toán, so sánh, đánh giá hiệu quả ĐTPT.
Tuỳ theo vấn đề cụ thể mà luận án sử dụng từng phương pháp riêng lẻ hoặc
sử dụng tổng hợp các phương pháp để luận giải, đánh giá, làm sáng tỏ vấn đề.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận án
Dự kiến luận án có những đóng góp chủ yếu sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ĐTPT từ nguồn
vốn NSNN một cách đầy đủ, rõ ràng, cụ thể.
- Tổng hợp, làm rõ cơ sở lý luận về hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN;
- Phân tích, đánh giá, nhận xét để xây dựng cơ sở thực tiễn về ĐTPT từ
nguồn vốn NSNN;
- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và phương pháp đánh giá hiệu quả ĐTPT từ
nguồn vốn NSNN toàn diện cả về định tính, định lượng, với tầm mức đánh giá cả về
vi mô và vĩ mô trong nền kinh tế chuyển đổi.
- Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN
đã được xây dựng, áp dụng để phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động
ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam từ năm 2005-2010. Chỉ ra nguyên nhân làm
hạn chế hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN của Việt Nam.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 trong điều kiện
của nền kinh tế chuyển đổi và hội nhập quốc tế với mục tiêu CNH, HĐH đất nước.
7. Bố cục của luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh
mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình đã công bố của tác giả và các phụ
lục, luận án được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả của ĐTPT từ nguồn vốn NSNN.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam
Chương 3: Định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn
NSNN ở Việt Nam



1
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ
ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN
1.1.1. Đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, đầu tư là việc bỏ vốn để mua sắm thiết
bị, xây dựng mới, hoặc thực hiện việc hiện đại hoá, mở rộng xí nghiệp nhằm thu
doanh lợi hay phát triển phúc lợi công cộng [241].
Luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam đưa ra định nghĩa, đầu tư là việc bỏ vốn
bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản, tiến hành các hoạt
động đầu tư theo quy định của pháp luật. Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp
khác để thực hiện các hoạt động đầu tư [161].
Hai nhà kinh tế học người Mỹ Paul A.Samuelson và William d.Nordhaus cho
rằng đầu tư là hy sinh tiêu dùng hôm nay nhằm tăng sản lượng trong tương lai. Đầu tư
gồm vốn hữu hình (nhà xưởng, máy móc, ), vốn vô hình (trí tuệ, sức lao động,…) [3].
Các nhà kinh tế học cổ điển (Adam Smith, David Ricardo, William Petty,
Thomas Robert Malthus, John Stuart Mill, ) quan niệm đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận,
đầu tư là một hàm số của biến số lợi nhuận I = f (i) (I: đầu tư; i: lãi suất) [247].
Nhà kinh tế học John Maynard Keynes, trong lý thuyết gia tốc đầu tư, xem
đầu tư là một hàm của biến sản lượng: I= f (Y, α) (I: đầu tư; Y: sản lượng; α: hệ số
gia tốc đầu tư). α = Kt/Yt (Kt: vốn đầu tư tại thời kỳ t; Yt: sản lượng tại thời kỳ t).
I + C = R = Q; I = Q - C = R – C = S (I: đầu tư; C: tiêu dùng; R: thu nhập; Q: giá trị
sản lượng hiện tại; S: tiết kiệm) [247].
Lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư cho rằng đầu tư tỷ lệ thuận với lợi nhuận
thực tế, I = f (L) (I: đầu tư; L: lợi nhuận thực tế). Đầu tư tăng khi lợi nhuận thực tế

tăng và ngược lại. Lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư
sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh
lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí [3].


2
Các nhà kinh tế học thuộc trường phái tân cổ điển thống nhất rằng, đầu tư chính
là tiết kiệm ở mức sản lượng tiềm năng, I = s .Y (I: đầu tư; Y: sản lượng; 0 < s < 1).
Đầu tư = Tiết kiệm = Thu nhập – Tiêu dùng [247].
Các nhà kinh tế học theo lý thuyết q của đầu tư thì cho rằng đầu tư tỷ lệ
thuận với hệ số q (q là tỷ số giữa tổng giá trị của chứng khoán phổ thông và chứng
khoán ưu đãi theo giá thị trường cộng với nợ ròng và khấu hao tài sản). Như vậy I
= f (q) hoặc I = f (Cp, Cu, Nr, Tk), trong đó Cp là chứng khoán phổ thông, Cu là
chứng khoán ưu đãi, Nr là nợ ròng và Tk là khấu hao tài sản [3].
Quan điểm của Karl Heinrich Marx (C.Mac), Phơrêđơrích Ăng-ghen (Ph. Ăng-
ghen), Vladimir Ilyich Lenin (V.I.Le-nin): Trong một nền kinh tế có hai khu vực, khu
vực I sản xuất TLSX, khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dùng. Cơ cấu tổng giá trị khu vực
I là c1+v1+ m1, trong đó c1 là phần tiêu hao vật chất, (v1 + m1) là phần giá trị mới
sáng tạo ra ở khu vực sản xuất TLSX. Tổng giá trị khu vực II là c2+ v2+ m2, trong đó
c2 là phần tiêu hao vật chất, (v2+m2) là phần giá trị mới sáng tạo ra ở khu vực sản xuất
tư liệu tiêu dùng. Điều kiện để đảm bảo tái sản xuất mở rộng không ngừng là phần giá
trị mới sáng tạo ra ở khu vực sản xuất (v1 + m1) phải lớn hơn phần tiêu hao vật chất
c2 của khu vực sản xuất ra tư liệu tiêu dùng. TLSX được tạo ra ở khu vực I phải đủ lớn
để bảo đảm bồi hoàn tiêu hao vật chất của cả 2 khu vực của nền kinh tế và dư thừa để
đầu tư. Toàn bộ giá trị mới của hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm sản xuất ra
của khu vực II để dành phần này cho đầu tư. Nghĩa là, đầu tư là một hàm số của tiêu
hao vật chất và phần giá trị mới sáng tạo ra ở hai khu vực, I= f (c1, v1, m1, c2, v2, m2).
Đầu tư là hàm số của các biến số của sự gia tăng sản xuất (1) và tích luỹ từ tiết kiệm
tiêu dùng của nền kinh tế (2), tức I = f(1, 2) [247].
Nhà kinh tế học người Thuỵ Sỹ G.Myrdal (nhận giải Nobel kinh tế năm

1974) cho rằng, đầu tư bằng tư bản tự do đưa vào sử dụng, R2 = W (R2: đầu tư
nguyên thực tế; W: tư bản tự do đưa vào sử dụng ) [247].
Một số nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã có những định nghĩa của khái
niệm đầu tư: Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt
động nào đó nhằm đem lại các kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ
ra [247]. Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ.
Kết quả thu được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật

×