Đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học kinh tế
Nguyễn thị thu h-ờng
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
tổng công ty cơ khí xây dựng
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05
Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Phạm quang vinh
Hà Nội - 2010
MC LC
Danh mục từ viết tắt i
Danh mục Bảng biểu ii
Danh mục hình vẽ, đồ thị iii
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận của vốn và hiệu quả sử dụng
vốn trong doanh nghiệp 4
1.1. Vốn trong hoạt động của doanh nghiệp 4
1.1.1. Khái niệm về vốn 4
1.1.2. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp 6
1.1.3. Các cách phân loại vốn 8
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong nến kinh tế thị tr-ờng 13
1.2.1. Khái niệm 13
1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 13
1.3. Các nhân tố ảnh h-ởng đến hiệu quả sử dụng vốn 21
1.3.1. Những nhân tố khách quan 21
1.3.2. Những nhân tố chủ quan 25
ch-ơng 2. thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại tổng
công ty cơ khí xây dựng 30
2.1. Giới thiệu về Tổng công ty Cơ khí Xây dựng 30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Cơ khí Xây
dựng 30
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Cơ khí Xây dựng 32
2.1.3. Bộ máy tổ chức và quản lý của Tổng công ty Cơ khí Xây dựng34
2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm vốn của Tổng
công ty Cơ khí Xây dựng 36
2.2.1. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Cơ
khí Xây dựng 36
2.2.2. Đặc đgiểm về vốn của Tổng công ty Cơ khí Xây dựng 37
2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng 37
2.3.1. Khái quát tình hình tài chính của Tổn công ty Cơ khí Xây dựng 37
2.3.2. Nguồn vốn kinh doanh của Tổng công ty Cơ khí xây dựng 39
2.3.3. Hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh 42
2.3.4. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định 44
2.3.5. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn l-u động 54
2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng 66
2.4.1. Những kết quả đạt đ-ợc 66
2.4.2. Những mặt còn hạn chế 67
Ch-ơng 3. giảI pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
tổng công ty cơ khí xây dựng 70
3.1.Ph-ơng h-ớng phát triển Tổng công ty Cơ khí Xây dựng 70
3.1.1. Bối cảnh trong n-ớc và quốc tế 70
3.1.2. Định h-ớng và mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới 73
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Cơ
khí Xây dựng 74
3.2.1. Những giải pháp về phía Tổng công ty 74
3.2.2. Một vài kiến nghị với Nhà n-ớc 92
KếT LUậN 95
Danh mục Tài liệu tham khảo 96
i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nghĩa đầy đủ
01
CĐKT
Cân đối kế toán
02
HĐQT
Hội đồng quản trị
03
KQHĐKD
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
04
SXKD
Sản xuất kinh doanh
05
TSCĐ
Tài sản cố định
06
TTNDN
Thuế thu nhập doanh nghiệp
ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
36
Bảng 2.2
Cơ cấu nguồn vốn
37
Bảng 2.3
Bảng phân tích nguồn tài trợ
38
Bảng 2.4
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng vốn kinh doanh
40
Bảng 2.5
Cơ cấu vốn cố định
42
Bảng 2.6
Cơ cấu tài sản cố định
43
Bảng 2.7
Cơ cấu các khoản đầu tư
44
Bảng 2.8
Tình hình biến động tài sản cố định năm 2008
45
Bảng 2.9
Tình trạng kỹ thuật tài sản cố định năm 2008
46
Bảng 2.10
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
48
Bảng 2.11
Hiệu quả các khoản đầu tư dài hạn
50
Bảng 2.12
Cơ cấu vốn lưu động
51
Bảng 2.13
Bảng vòng quay của tiền
52
Bảng 2.14
Cơ cấu các khoản phải thu
54
Bảng 2.15
Kỳ thu tiền bình quân
55
Bảng 2.16
Vòng quay dự trữ
57
Bảng 2.17
Hệ số khả năng thanh toán
59
Bảng 2.18
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
61
Bảng 3.1
Mẫu bảng khấu hao tài sản cố định
78
Bảng 3.2
Mẫu bảng phân tích tuổi nợ
84
iii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình sơ đồ
Tên hình sơ đồ
Trang
Hình 1.1
Biểu đồ minh hoạ chu kỳ của nền kinh tế
21
Hình 2.1
Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức
32
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế
cùng tồn tại và cạnh tranh nhau phát triển như hiện nay, Nhà nước không còn
bao cấp về vốn đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thực sự là một
đơn vị kinh tế tự chủ, tự tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, tự chủ trong
việc tìm đầu vào, đầu ra của sản xuất kinh doanh, tự chủ về vốn. Điều đó có
nghĩa là để tồn tại và phát triển, đứng vững trong cạnh tranh doanh nghiệp
phải tự huy động, quản lý, sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất, đem lại
lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên do vẫn chịu ảnh hưởng của cơ chế bao
cấp trước đây nên năng lực và trình độ quản lý còn yếu kém, hiệu quả khai
thác và sử dụng các nguồn lực của các doanh nghiệp còn chưa cao.
Đất nước ta đang mở cửa để hội nhập với nền kinh tế thế giới, do đó
nếu các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp đang trong
quá trình cổ phần hoá và tiến tới chỉ còn một phần vốn góp Nhà nước không
tự mình đổi mới nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp sẽ tự loại
mình ra khỏi vòng quay của thị trường. Tổng công ty Cơ khí Xây dựng là một
Tổng công ty Nhà nước trực thuộc Bộ Xây Dựng và trong thời gian sắp tới sẽ
trở thành một công ty Cổ phần. Do đó để có thể tự lực, tự cường cạnh tranh và
phát triển trên thị trường giống như các doanh nghiệp khác, Tổng công ty Cơ
khí Xây dựng cần phải quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn. Đây cũng chính là điều quan tâm của không ít các doanh nghiệp, và cũng
là tiền đề để người viết lựa chọn đề tài:
“Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng”.
2. Tình hình nghiên cứu:
Vốn và hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề được đề cập tương đối nhiều
trên các trang báo cũng như trên các đề tài luận văn trong thời gian gần đây.
2
Đặc biệt là vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước
trước và sau cổ phần hoá. Bởi vì cùng với việc sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu
quả doanh nghiệp Nhà nước thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các
doanh nghiệp Nhà nước là khâu quan trọng. Các bài viết trên một số trang báo
đã đưa ra một số gợi ý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh
nghiệp nói chung nhưng chưa đi vào nghiên cứu sâu đối với một doanh
nghiệp cụ thể và đưa ra các giải pháp cụ thể để áp dụng cho từng doanh
nghiệp đó.
Trên thực tế cũng đã có những luận văn thạc sỹ viết về vấn đề hiệu quả
sử dụng vốn và các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các
doanh nghiệp. Các đề tài về cơ bản đều đưa ra được những cơ sở lý thuyết về
vốn và hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời vận dụng lý thuyết để phân tích tình
hình thực tế tại một doanh nghiệp và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn cho doanh nghiệp đó. Luận văn thạc sỹ của tác giả Tống Kim Uyên
– Trường Đại Học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh với tên đề tài: “Phân tích
vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch vụ tổng hợp Sài Gòn
Savico sau cổ phần” đã phân tích vốn và hiệu quả sử dụng vốn trước và sau
cổ phần hoá, từ đó tác giả đã đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn cho Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn Savico sau cổ phần hoá.
Hay như luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Thị Lan Phương – Trường Đại Học
Kinh tế Quốc dân Hà Nội với tên đề tài: “Huy động và sử dụng có hiệu quả
vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Niềm tin – Thực trạng và giải pháp” lại
phân tích thực trạng việc huy động vốn và việc sử dụng vốn tại một công ty
ngoài quốc doanh và hoàn toàn tự chủ về vốn kinh doanh.
Còn đối với đề tài luận văn này, người viết dựa trên cơ sở lý thuyết về
vốn sẽ phân tích thực trạng sử dụng vốn và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn tại Tổng công ty cơ khí Xây dựng.
3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
Tổng công ty Cơ khí Xây dựng.
Nhiệm vụ của đề tài là đưa ra các cơ sở lý thuyết về vốn và hiệu quả sử
dụng vốn. Qua đó phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn và đưa ra các
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình sử dụng vốn tại Tổng công
ty Cơ khí Xây dựng.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tình hình sử dụng vốn tại Tổng công
ty Cơ khí Xây dựng từ năm 2006 đến năm 2008.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này bao
gồm phương pháp thống kê, phương pháp xử lý thông tin, phương pháp phân
tích, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Trước hết, luận văn sẽ phân tích một cách rõ ràng các cơ sở lý thuyết về
vốn và hiệu quả sử dụng vốn.
Tiếp theo, luận văn mong muốn đưa đến cho người đọc một cái nhìn cụ
thể về tình hình sử dụng vốn tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng. Qua đó luận
văn đưa ra một số giải pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
Tổng công ty Cơ khí Xây dựng ngay trong lộ trình cổ phần hoá.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận của vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh
nghiệp
4
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Cơ khí Xây
dựng
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Cơ khí
Xây dựng
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VỐN VÀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn trong hoạt động của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về vốn
Vốn đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của
một doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề đã được rất nhiều các thế hệ nhà kinh
tế học khác nhau trên thế giới quan tâm. Đứng trên từng góc độ, tại mỗi thời
điểm lịch sử các nhà kinh tế học đã đưa ra các định nghĩa và cách nhìn riêng
của mình về vốn.
Theo quan điểm của Marx, dưới góc độ của yếu tố sản xuất, vốn đã
được khái quát hoá thành phạm trù tư bản trong đó nó đem lại giá trị thặng dư
. Định nghĩa về vốn của Marx có một tầm khái quát lớn vì nó bao hàm cả bản
chất và vai trò của vốn: vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư.
Bản chất của vốn chính là giá trị cho dù nó được biểu hiện qua nhiều hình
thức khác nhau: nhà cửa, tiền của…Vai trò của vốn chính là giá trị đem lại giá
trị thặng dư. Vì vốn đã tạo ra sự sinh sôi về gía trị thông qua các hoạt động
sản xuất kinh doanh. Trong học thuyết về giá trị thặng dư, Marx đưa ra công
thức T-H-T’ (tiền, hàng hoá, tiền) để minh hoạ cho sự biến đổi của vốn (hay
chính là tư bản) dạng tiền sang dạng hàng hoá và cuối cùng quay trở lại dạng
tiền ở mức cao hơn mức ban đầu một lượng ΔT (nghĩa là T’=T+ ΔT). Quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên vốn kinh
doanh cũng vận động không ngừng tạo ra sự tuần hoàn và chu chuyển của
5
vốn. Cùng một lúc vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường tồn tại dưới các
hình thức khác nhau trong lĩnh vực sản xuất lưu thông.
Theo quan điểm của David Beg thì vốn bao gồm: vốn hiện vật và vốn
tài chính doanh nghiệp. Vốn hiện vật là dự trữ hàng hoá đã sản xuất để sản
xuất ra hàng hoá khác, vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá khác của
doanh nghiệp. Trong định nghĩa của mình tác giả đã đồng nhất vốn với tài sản
của doanh nghiệp. Thực chất vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của
tất cả các tài sản của doanh nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh.
Theo quan điểm của Samuelson: vốn là một trong ba nhân tố của quá
trình sản xuất. Trong đó ông cho rằng tài nguyên thiên nhiên (bao gồm đất
đai, dầu lửa…) và tài nguyên nhân lực là những nhân tố sơ yếu của quá trình
sản xuất. Sở dĩ gọi đó là những nhân tố sơ yếu của quá trình sản xuất vì việc
cung cấp chúng được quyết định phần lớn ở bên ngoài hệ thống kinh tế. Còn
vốn hay nói cách khác là hàng tư bản, do bản thân hệ thống kinh tế sản xuất ra
để được sử dụng làm đầu vào của sản xuất để làm ra hàng hoá dịch vụ. Vốn
chính là các loại hàng hoá lâu bền được sản xuất ra và được sử dụng như các
yếu tố đầu vào hữu ích trong quá trình sản xuất sau đó. Chúng vừa là sản
phẩm đầu ra, vừa là yếu tố đầu vào và có thể tồn tại trong một thời gian rất
ngắn hoặc trong một thời gian dài. Chúng cũng có thể được cho thuê trên thị
trường có tính cạnh tranh giống như việc cho thuê các nhân tố tài nguyên
thiên nhiên và tài nguyên nhân lực.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là một loại hàng hoá. Nó
giống các loại hàng hoá khác là nó có chủ sở hữu đích thực, song nó có đặc
điểm khác là người sở hữu vốn có thể bán quyền sử dụng vốn trong một thời
gian nhất định. Để có thể sử dụng vốn các doanh nghiệp phải trả một cái giá,
cái gía đó chính là lãi suất. Chính nhờ có sự tách rời quyền sở hữu và quyền
sử dụng nên vốn có thể lưu chuyển trong đầu tư kinh doanh và sinh lời.
6
Đứng dưới góc độ của một doanh nghiệp, vốn là một trong những điều
kiện vật chất cơ bản kết hợp với sức lao động và các yếu tố khác làm đầu vào
cho quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn tham gia vào toàn bộ quá trình sản
xuất và tái sản xuất liên tục, trong suốt thời gian tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp, từ khi bắt đầu quá trình sản xuất đầu tiên đến chu kỳ sản xuất
cuối cùng. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất
định để thực hiện những khoản đầu tư cần thiết như chi phí thành lập doanh
nghiệp, mua sắm nguyên vật liệu… đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp được liên tục hay chi phí mua công nghệ mới và máy
móc thiết bị mới… để tái sản xuất mở rộng. Do vậy vốn đưa vào hoạt động
sản xuất kinh doanh có nhiều hình thái vật chất khác nhau để từ đó tạo ra sản
phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ trên thị trường.
Qua rất nhiều các quan điểm khác nhau về vốn, ta có thể hiều một cách khái
quát về vốn như sau:
Vốn là toàn bộ các giá trị ứng ra ban đầu và quá trình sản xuất tiếp
theo cho hoạt động kinh doanh. Vốn là biểu hiện bằng tiền của tất cả tài sản
được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm
mục đích sinh lời Vốn là giá trị tạo ra giá trị thặng dư. [11, 14]
1.1.2. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp [11, tr.11-13]
Thứ nhất vốn là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của doanh nghiệp.
Để có thể thành lập một doanh nghiệp và bắt đầu một hoạt động sản xuất kinh
doanh, người ta phải nghĩ ngay đến việc cần bao nhiêu vốn và phải huy động
vốn ở đâu, như thế nào. Nếu chỉ có ý tưởng, có kế hoạch kinh doanh và những
nhân tố khác mà không có vốn thì những ý tưởng và xuất kinh doanh không
thể bắt đầu vì không có vốn để tổ chức thành lập doanh nghiệp, xây dựng cơ
sở hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Như vậy
7
vốn chính là điều kiện để đảm bảo cho sự ra đời và hoạt động của doanh
nghiệp.
Thứ hai, vốn đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ cần vốn để trang trải cho những chi
phí ban đầu cho việc ra đời hoạt động của doanh nghiệp mà trong suốt quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải chi ra những
khoản chi phí như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí lãi
vay…Để có thể đảm bảo cho các khoản chi này, doanh nghiệp phải duy trì
được một lượng vốn nhất định. Nếu không có một lượng vốn nhất định để tài
trợ cho những khoản chi phí của doanh nghiệp thì doanh nghiệp khó có thể
hoạt động được. Một khi doanh nghiệp không thể hoạt động thì việc mở rộng
quy mô, phát triển doanh nghiệp lên thành một tầm vóc mới là không tưởng.
Vốn dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội đầu tư tốt, mở
rộng nhà xưởng, dây truyền sản xuất, máy móc thiết bị, ứng dụng những
thành tựu mới của khoa học công nghệ, từ đó tạo ra cho doanh nghiệp những
bước đột phá về sản phẩm hoặc dịch vụ có tính năng, tác dụng ưu việt hơn
của các doanh nghiệp khác.
Thứ ba, đối với toàn bộ nền kinh tế, vốn của doanh nghiệp hoà chung
vào vốn của toàn bộ nền kinh tế giúp cho mọi hoạt động mua bán trao đổi
giữa các doanh nghiệp với nhau, với các tổ chức cơ quan, đơn vị, cá nhân
được trôi chảy, nhịp nhàng. Sự đóng góp vốn của mỗi doanh nghiệp vào nền
kinh tế sẽ làm cho sự cạnh tranh được đẩy lên, là động lực tạo nên “sức sống”
cho mỗi doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường
thì phải vận động chính mình, tạo ra sự có lợi cho người tiêu dùng, tạo ra
những doanh nghiệp có tên tuổi và có chỗ đứng thường xuyên trên thương
trường quốc tế đó là sự đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân.
8
Như vậy vốn đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng trong việc thúc
đẩy sản xuất phát triển, tăng thu nhập và tiêu dùng cá nhân cũng như tăng thu
nhập và tích luỹ cho toàn xã hội.
Tóm lại, có thể khẳng định được rằng trong doanh nghiệp vốn giữ một
vai trò nền tảng, trọng yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp,
nó là chất keo để chắp nối, kết dính các bộ phận trong doanh nghiệp và các
mối quan hệ kinh tế, là dầu máy bôi trơn cho cỗ máy doanh nghiệp hoạt động,
là đầu tàu giúp cho doanh nghiệp thực hiện được hoạt động tái sản xuất và tái
sản xuất mở rộng của mình…
1.1.3. Các cách phân loại vốn
Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau, người ta chia vốn thành các loại
khác nhau. Hai tiêu thức phân loại vốn sau đây được chấp nhận và sử dụng
rộng rãi hơn cả. Đó là căn cứ theo quan hệ sở hữu và căn cứ vào tính chất
luân chuyển của vốn.
1.1.3.1. Căn cứ theo quan hệ sở hữu vốn
Xét theo quan hệ sở hữu vốn, toàn bộ vốn của doanh nghiệp được hình
thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn nợ phải trả. [1, 5]
* Nguồn vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh. Số
vốn này không phải là một khoản nợ và doanh nghiệp không phải cam kết
thanh toán. Vốn chủ sở hữu có thể do các chủ sở hữu góp (góp lần đầu và góp
bổ sung trong quá trình hoạt động) hoặc được hình thành từ các nguồn khác
(từ kết quả kinh doanh để lại, từ các nguồn tài trợ,…). Sự tăng trưởng của vốn
chủ sở hữu theo thời gian phản ánh mức độ độc lập tài chính và an ninh tài
9
chính của doanh nghiệp cũng như mức độ phồn vinh và niềm tin của các nhà
đầu tư vào hoạt động của doanh nghiệp.
Chình vì nguồn vốn này thuộc về những người chủ doanh nghiệp nên
nó đã tạo cho doanh nghiệp tấm lá chắn chống lại sự phá sản. Nguồn vốn này
được tài trợ vô thời hạn và gắn liền với sự tồn tại của doanh nghiệp.Vốn chủ
sở hữu bao gồm các khoản sau:
- Vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập mới hoặc mở rộng
doanh nghiệp. Chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp có thể là Nhà nước, cá nhân
hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu;
- Các khoản thặng dư vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu cao hơn hoặc
thấp hơn mệnh giá;
- Các khoản nhận biếu, tặng, tài trợ (nếu được ghi tăng vốn chủ sở
hữu);
- Vốn được bổ sung từ kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
theo quy định của chính sách tài chính hoặc quyết định của các chủ sở hữu
vốn, của Hội đồng quản trị,. . .
- Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối
đoái phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, và các quỹ hình thành
tư lợi nhuận sau thuế (Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, các quỹ
khác thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối, nguồn vốn đầu tư
XDCB,. . .);
- Giá trị cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu.
* Nợ phải trả
Trong quá trình hoạt động kinh doanh khi vốn chủ sở hữu không đủ bù
đắp nhu cầu về vốn cho các hoạt động, doanh nghiệp có quyền sử dụng nguồn
vốn vay. Cũng trong quá trình hoạt động kinh doanh, thường xuyên phát sinh
các nghiệp vụ thanh toán, trong đó có bộ phận nợ phải trả của doanh nghiệp
10
với người lao động, với ngân sách, với người mua, với người bán,…Nợ phảỉ
trả là số nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả cho các chủ nợ(ngân
hàng, các tổ chức tín dụng, người bán, người mua, người lao động, ngân
sách…)Là khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán cho các tổ chức, doanh
nghiệp, cá nhân khác trong nền kinh tế.
Đây là tiền vốn doanh nghiệp đi vay, đi chiếm dụng cho nên doanh
nghiệp chỉ có quyền sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định. Sau
khoản thời gian đó doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả. Tiền lãi phải trả để
sử nguồn tài trợ này được coi là chi phí hợp lệ để tính thuế. Chính vì vậy việc
sử dụng nguồn nợ phải trả, doanh nghiệp đã tạo ra cho mình tấm lá chắn thuế.
Nợ phải trả bao gồm:
- Các khoản vay (ngắn hạn và dài hạn)
- Các khoản phải trả nhà cung cấp
- Các khoản nghĩa vụ phải nộp nhà nước
- Các khoản phải trả người lao động
- Các khoản chi phí phải trả
- Trái phiếu phát hành
- Các khoản ký quỹ, ký cược (ngắn hạn và dài hạn)
- Các quỹ dự phòng (trợ cấp mất việc làm, dự phòng phải trả)
Qua tiêu thức phân loại này cho thấy nguồn vốn sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn bản thân doanh nghiệp và từ các
nguồn vốn huy động bên ngoài doanh nghiệp. Việc nhận biết đầy đủ các
nguồn vốn của doanh nghiệp là cần thiết. Vì qua đó doanh nghiệp có các biện
pháp huy động, khai thác triệt để các nguồn vốn. Doanh nghiệp nên kết hợp
cả hai nguồn vốn trên để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh. Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành kinh
11
doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động cũng như quyết định của người quản
lý doanh nghiệp trên cơ sở xem xét tình hình chung của nền kinh tế và tình
hình thực tế của doanh nghiệp.
1.1.3.2. Căn cứ vào công dụng kinh tế và tính chất chu chuyển
Căn cứ vào công dụng kinh tế và đặc điểm chu chuyển, vốn được phân
loại thành vốn cố định và vốn lưu động. [12, 13]
* Vốn cố định
Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận vốn được sử dụng để hình
thành tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Nói cách
khác, vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản
cố định, các khoản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Tài sản cố định thường
chiếm tỷ trọng rất lớn trong vốn cố định. Quy mô của vốn cố định nhiều hay ít
sẽ quyết định quy mô của tài sản cố định, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang
thiết bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Nhưng ngược lại đặc điểm kinh tế của tài sản cố định trong qúa trình
sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu
chuyển của vốn cố định.
- Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn và có
thời gian sử dụng lâu dài. Đặc điểm của tài sản cố định:
+Thứ nhất: Tài sản cố định luân chuyển qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp do tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+Thứ hai: Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, giá trị của nó sẽ được chuyển dịch dần từng bộ phận vào chi phí và
giá thành sản phẩm.
Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm: tài sản cố định hữu hình
(nhà cửa, máy móc, phương tiện vận tải…) và tài sản cố định vô hình (không
12
có hình thái vật chất như chi phí sử dụng đất đai, chi phí bằng phát minh sáng
chế…)
- Các tài sản dài hạn khác: Các khoản đầu tư tài chính; ký quỹ, kỹ cược
dài hạn mà doanh nghiệp thực hiện.
* Vốn lưu động:
Vốn lưu động của doanh nghiệp là bộ phận vốn sử dụng để hình thành
tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục.
Tài sản lưu động được phân loại thành tài sản lưu động nằm trong sản
xuất và tài sản lưu động nằm trong lưu thông. Tài sản lưu động nằm trong sản
xuất bao gồm các loại: nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ, bán thành
phẩm, sản phẩm dở dang đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc chế biến.
Tài sản lưu động trong quá trình lưu thông bao gồm thành phẩm chờ tiêu thụ,
vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí
trả trước. Tài sản lưu động nằm trong quá trình sản xuất và tài sản lưu động
nằm trong quá trình lưu thông luôn thay đổi cho nhau, vận động không ngừng
nhằm làm cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục.
Trong quá trình sản xuất, khác với tài sản cố định, tài sản lưu động của
doanh nghiệp luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm. Và giá trị
của nó cũng được dịch chuyển một lần vào gía trị sản phẩm tiêu thụ. Đặc
điểm này quyết định sự vận động của vốn lưu động tức hình thái giá trị của tài
sản lưu động là: khởi đầu vòng tuần hoàn vốn, vốn lưu động từ hình thái tiền
tệ sang hình thái vật tư hàng hoá dự trữ. Qua giai đoạn sản xuất, vật tư hàng
hoá được đưa vào chế tạo bán thành phẩm và thành phẩm. Kêt thúc vòng tuần
hoàn, sau khi hàn hoá được tiêu thụ, vốn lưu động lại trở về hình thái tiền tệ
như điểm xuất phát ban đầu của nó.
13
Các giai đoạn vận động của vốn được đan xen vào nhau, các chu kỳ sản
xuất được lặp đi lặp lại.Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một
chu kỳ sản xuất.
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế thị trƣờng
1.2.1. Khái niệm
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế học phản ánh mối quan hệ giữa kết
quả đạt được với chi phí bỏ ra. Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mối
quan hệ giữa kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh với chi phí sản xuất
kinh doanh đã bỏ ra. Kết quả có thể định lượng như số lượng sản phẩm tiêu
thụ, doanh thu, lợi nhuận…và có thể định tính như chất lượng sản phẩm, uy
tín của hãng…
Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là tối đa hoá
giá trị tài sản chủ sở hữu. Muốn vậy các doanh nghiệp phải khai thác triệt để
mọi nguồn lực sẵn có để có thể đạt được mức lợi nhuận cao nhất với mức chi
phí thấp nhất. Nghĩa là doanh nghiệp phải hết sức quan tâm đến việc sử dụng
vốn sao cho có hiệu quả. Hiệu quả sử dụng vốn phản ánh trình độ khai thác,
sử dụng vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục
đích sinh lợi tối đa với chi phí thấp nhất. Hay nói cách khác hiệu quả sử dụng
vốn phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được từ chi phí vốn bỏ ra.
1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu qủa sử dụng vốn của doanh nghiệp được đo bằng các chỉ tiêu tổng
hợp và các chỉ tiêu chi tiết.Cụ thể như sau:[5- 7]
1.2.2.1. Hệ thống các chỉ tiêu tổng hợp
Chỉ tiêu tổng hợp là các chỉ tiêu phản ánh kết quả chung nhất của
doanh nghiệp trong việc quản lý sử dụng các loại vốn. Các chỉ tiêu bao gồm
- Hiệu suất sử dụng vốn (vòng quay của vốn kinh doanh)
Hiệu suất sử dụng vốn =
Doanh thu thuần
(1.1)
14
Vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn của doanh nghiệp trong kỳ làm ra
bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng
vốn của doanh nghiệp ngày càng cao.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận vốn =
Lîi nhuËn tr-íc( hoÆc sau) TTNDN
(1.2)
Vèn b×nh qu©n
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn của doanh nghiệp (bao gồm cả vốn
đi vay và vốn chủ sở hữu) trong kỳ làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu
này càng lớn so với các kỳ trước hay so với các doanh nghiệp khác cùng
ngành thì chứng tỏ khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng cao, hiệu quả sử
dụng vốn lớn và ngược lại.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROE =
Lợi nhuận sau TTNDN
(1.3)
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn mà chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh
mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công
ty sử dụng hiệu quả đồng vốn chủ sở hữu, nghĩa là công ty đã cân đối một
cách hài hòa giữa vốn chủ sở hữu với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh
tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.
Sau khi tính toán được ROE, người phân tích có thể so sánh với lãi vay để
đánh giá dựa trên các góc độ như sau:
+ ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng: nếu công ty có khoản
vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn chủ sở hữu, thì lợi nhuận tạo ra
cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.
15
+ ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay
ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể
đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ROA =
Lîi nhuËn tr-íc( hoÆc sau) TTNDN
(1.4)
Tµi s¶n b×nh qu©n
Chỉ tiêu ROA cho biết thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng
vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA ở các ngành khác nhau có sự khác nhau
rất lớn. Do đó người phân tích nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm
hoặc so sánh ROA của các công ty tương đồng nhau.
Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu.
Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty.
Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA.
Chỉ tiêu ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn
trên lượng đầu tư ít hơn.
Các nhà phân tích thường so sánh ROA với tỷ lệ lãi suất mà công ty
phải trả cho các khoản vay nợ. ROA nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất đi vay là một
dấu hiệu không tốt. Vì như thế có nghĩa là số tiền công ty đó kiếm từ hoạt
động đầu tư ít hơn hoặc chỉ bằng với chi phí bỏ ra để đầu tư. Nếu ROA lớn
hơn mức lãi suất đi vay thì chứng tỏ công ty đó đang làm ăn có hiệu qủa.
- Sức hao phí vốn
Suất hao phí vốn =
Vốn bình quân trong kỳ
(1.5)
Doanh thu thuần trong kỳ
Suất hao phí vốn phản ánh để có một đơn vị doanh thu thuần thì doanh
nghiệp phải hao phí mấy đơn vị vốn. Chỉ tiêu này càng nhỏ, chứng tỏ khả
năng sinh lợi càng cao, hiệu quả sử dụng vốn càng lớn và ngược lại.
1.2.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu chi tiết
16
Là các chỉ tiêu đánh giá riêng từng loại vốn, trong đó có vốn cố định và
vốn lưu động.
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Doanh thu thuần
(1.6)
Vốn cố định bình quân
Tỷ suất trên cho biết cứ một đồng vốn cố định trung bình sẽ tạo ra được
bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định =
Lợi nhuận trước(sau) TTNDN
(1.7)
Vốn cố định bình quân
Tỷ suất trên cho biết cứ một đồng vốn cố định trung bình sẽ tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế.
- Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định
=
Vốn chủ sở hữu
(1.8)
Tài sản cố định
Tỷ suất trên cho biết mức độ trang bị tài sản cố định bằng nguồn vốn
của chủ sở hữu như thế nào. Qua đó nhà phân tích cũng đánh giá được sự an
toàn về tài chính khi đầu tư mua sắm tài sản cố định. Một doanh nghiệp có
tình hình tài chính vững mạnh thì tỷ suất này phải lớn hơn 1. Khi tỷ suất này
nhỏ hơn 1 thì tài sản cố định đang được tài trợ bằng cả vốn vay và nếu là vốn
vay ngắn hạn thì rất mạo hiểm. Vì nguyên tắc cơ bản trong quản lý tài chính
là dùng nguồn dài hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn.
- Hệ số hao mòn tài sản cố định
Hệ số hao mòn tài
sản cố định
=
Số khấu hao luỹ kế
(1.9)
Nguyên giá TSCĐ
17
Hệ số này phản ánh mức độ hao mòn tài sản cố định của doanh nghiệp
so với thời điểm đầu tư ban đầu. Hệ số này càng lớn càng chứng tỏ mức độ
hao mòn tài sản cố định càng cao và ngược lại.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng
tài sản cố định
=
Doanh thu thuần trong kỳ
(1.10)
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định phản ánh 1 đồng tài sản cố định trong
kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần. Hệ số này càng lớn
chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định càng cao. Tuy nhiên muốn đánh giá
việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hay không thì phải so sánh hệ số này
với hệ số của các công ty khác cùng ngành hoặc so sánh với thời kỳ trước.
- Hệ số đổi mới tài sản cố định
Hệ số đổi mới tài sản cố định =
TSCĐ mới đưa vào hoạt động
(1.11)
Nguyên giá TSCĐ
Phản ánh mức độ đổi mới tài sản cố định trong tổng số giá trị tài sản cố
định của doanh nghiệp. Tỷ suất càng lớn chứng tỏ công ty đang chú trọng tới
việc đổi mới tài sản cố định.
- Hệ số trang bị tài sản cố định
Hệ số trang bị
tài sản cố định
=
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
(1.12)
Số lượng nhân công trực tiếp sản xuất
Hệ số trên phản ánh giá trị tài sản cố định bình quân trang bị cho một
công nhân trực tiếp sản xuất. Hệ số càng lớn phản ánh mức trang bị tài sản cố
định cho sản xuất của doanh nghiệp càng cao.
- Hiệu quả đầu tư gián tiếp (đầu tư tài chính)
Hiệu quả các khoản
đầu tư tài chính
=
Lợi nhuận từ đầu tư tài chính
(1.13)
Các khoản đầu tư tài chính
18
Ch tiờu hiu qu u t giỏn tip (u t ti chớnh) th hin kh nng
tỡm kim li nhun bng vic u t ti chớnh nh u t vo chng khoỏn
hay u t gúp vn liờn doanh liờn kt.
Cỏc ch tiờu hiu qu s dng vn lu ng
- Hiu sut s dng vn lu ng
Hiu sut s dng vn lu ng =
Doanh thu thun
(1.14)
Vn lu ng bỡnh quõn
Ch s trờn cho bit c mt ng vn lu ng bỡnh quõn to c ra
bao nhiờu ng doanh thu thun. Nu ch s ny cao hn so vi ch s ny
cỏc cụng ty khỏc trong cựng ngnh hoc cao hn so vi k trc thỡ chng t
thỡ chng t doanh nghip hot ng luõn chuyn vn cú hiu qu hn v
ngc li.
- T sut li nhun vn lu ng
T sut li nhun
trờn vn lu ng
=
Li nhun trc (sau) thu TNDN
(1.15)
Vốn l-u động bình quân
Tỷ suất trên phản ánh cứ đầu t- trung bình một đồng vốn l-u động thì
tham gia tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận tr-ớc thuế hoặc sau thuế. Tỷ suất này
càng lớn càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn l-u động càng lớn.
- Ngoài các chỉ tiêu trên còn có những chỉ tiêu khác đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn l-u động nh- sau:
+ Số vòng quay vốn l-u động
Số vòng quay vốn l-u động =
Doanh thu thuần
(1.16)
Vn lu ng bỡnh quõn
Ch tiờu ny cho bit trong k kinh doanh s vn lu ng quay c my
vũng.Nu s vũng quay tng, chng t hiu qu s dng vn lu ng tng v
ngc li.
+ Thi gian ca mt vũng chu chuyn
19
Thời gian một
Vòng chu chuyển
=
Thời gian của kỳ phân tích
(1.17)
Số vòng quay của vốn lưu động trong
kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho một vòng quay của vốn lưu
động trong kì phân tích. Thời gian luân chuyển của vốn lưu động càng ngắn
thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động linh hoạt, tiết kiệm và tốc độ
luân chuyển của nó sẽ càng lớn.
+ Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm
vốn lưu động
=
Vốn lưu động bình quân
(1.18)
Doanh thu thuần
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt
được một đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu
động càng cao và ngược lại.
+ Vòng quay của tiền
Vòng quay của tiền
=
Doanh thu thuần
(1.19)
Tổng vốn bằng tiền bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh tiền quay được mấy vòng.
Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tiền mặt tăng và ngược lại.
+ Kỳ thu tiền trung bình
Đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán. Chỉ tiêu này phản ánh
số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu (số ngày của một vòng quay
các khoản phải thu).
Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càng
nhỏ và ngược lại. Kỳ thu tiền bình quân được xác định theo công thức sau:
Kỳ thu tiền trung bình=
Số dư bình quân các khoản phải thu
(1.20)
Doanh thu có thuế bình quân/1 ngày