Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN CÔNG HUÂN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN CÔNG HUÂN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC THANH

Hà Nội - 2014



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, cửa ngõ phía Tây
Bắc của thủ đơ Hà Nội, điểm trung chuyển giữa Đông và Tây Bắc, một trong những
địa phương có tiềm năng du lịch khá tồn diện và nhiều lợi thế để phát triển du lịch.
Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng núi Đông Bắc, đồng bằng sơng Hồng và
vùng núi Tây Bắc, vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây - Đông Bắc đem lại lợi thế trong mối liên kết vùng phát triển du lịch.
Các điều kiện tự nhiên của Phú Thọ, đặc biệt là địa hình trung du đa dạng đã
tạo cho Phú Thọ có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn.
Vườn quốc gia Xuân Sơn là một trong những khu vực có đa dạng sinh học cao;
nước khống nóng Thanh Thủy được xác định có trữ lượng và hạm lượng nguyên tố
vi lượng thích hợp cho việc nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe; Đầm Ao Châu, Ao
Giời - Giếng Tiên, Đầm Vân Hội… là những danh thắng đẹp có sức hấp dẫn du khách.
Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn của dân tộc có nền văn hóa rực rỡ từ lâu đời,
cịn lưu giữ một hệ thống di sản văn hóa có giá trị phục vụ du lịch cao, trong đó nổi
bật là quần thể di tích lịch sử Đền Hùng được cơng nhận là di tích Quốc gia đặc biệt
gắn với Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng, hàng năm thu hút hàng triệu khách
du lịch người Việt Nam từ khắp mọi miền trên đất nước. Đặc biệt Hát Xoan và Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được UNESCO cơng nhận là di sản văn
hóa phi vật thể của nhân loại và nhiều tài nguyên du lịch có giá trị khác là cơ hội
cho du lịch tạo được những bước đột phá trong những năm tiếp theo. Phú Thọ là nơi
có nhiều di tích lịch sử văn hóa, trong đó có nhiều di tích được xếp hạng cấp quốc
gia; là nơi có rừng quốc gia Xuân Sơn, có nguồn nước khống nóng Thanh Thủy; là
vùng đất nằm ở trung du Bắc Bộ, có đường sắt Hà Nội - Vân Nam, đường Hồ Chí
Minh, đường cao tốc Vân Nam - Hà Nội - Hải Phòng, đường quốc lộ 2 và các
đường liên tỉnh chạy qua. Chính vì thế mà Phú Thọ có vị trí thuận lợi, có tài nguyên
thiên nhiên, tài nguyên văn hóa phong phú để phát triển các loại hình du lịch. Kinh

3



tế du lịch phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, là yêu cầu
bức thiết đặt ra cho nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ.
Tỉnh Phú Thọ là địa bàn cư trú của 28 dân tộc khác nhau. Ngoài dân tộc
Kinh, trong số các dân tộc thiểu số, đông nhất là dân tộc Mường, tiếp theo là dân
tộc Dao. Các dân tộc quần cư đan xen theo làng, bản. Các làng, bản đều có lễ hội và
nghề thủ cơng truyền thống. Đây là cơ sở để hình thành các sản phẩm du lịch đặc
trưng của miền Đất Tổ.
Tài nguyên du lịch Phú Thọ đa dạng, phong phú cả về tự nhiên và nhân văn
cho phép phát triển nhiều sản phẩm đặc thù có khả năng cạnh tranh trên thị trường
trong nước và quốc tế. Tất cả những điều này là lợi thế của Phú Thọ khi so sánh với
các địa phương khác trên cả nước.
Trên cơ sở phát huy tiềm năng và lợi thế của mình, năm 2006 Ủy ban Nhân
dân tỉnh Phú Thọ đã phê duyệt "Quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú
Thọ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2020" làm cơ sở cho việc thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và ngành du lịch nói
riêng. Nội dung quy hoạch đã có những định hướng quan trọng để quản lý phát triển
du lịch tỉnh thời gian qua. Cùng với tiến trình phát triển của du lịch cả nước , du lịch
tỉnh Phú Thọ đã đạt được những thành tựu đáng kể . Ngành du lịch Phú Thọ đã có
đóng góp nhất định vào tăng trưởng kinh tế , xố đói, giảm nghèo, đảm bảo an sin h
xã hội , bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá , bảo vệ mơi trường và giữ vững quốc
phịng, an ninh.
Tuy nhiên, bên ca ̣nh những thành tựu đa ̣t đươ ̣c , thực tế những năm qua cho
thấ y du lich
̣ Phú Thọ phát triển còn nhiề u hạn chế

, bất cập; nhiề u khó khăn , trở

ngại; chưa có bước phát triển đột phá để khẳ ng đinh

̣ thực sự là ngành kinh tế mũi
nhọn; kế t quả chưa tương xứng với tiềm năng , lợi thế của tỉnh; phát triển nhưng vẫn
ẩn chứa nhiều nguy cơ, yế u tố thiế u bề n vững.
Những năm gần đây , xu hướng hô ̣i nhâ ̣p , hơ ̣p tác , cạnh tranh tồn cầu , giao
lưu mở rơ ̣ng và tăng cường ứng du ̣ng khoa ho ̣c công nghê ̣ trong nề n kinh tế tri thức

4


trên thế giới đang ta ̣o những cơ hô ̣i to lớn đồ ng thời cũng là thách thứ c đố i với phát
triể n du lich
̣ cả nước trong đó có du lịch Phú Thọ.
Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Việt Nam với việc gia nhập các
tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đã, đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế
đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển.
Để nắm bắt vận hội mới, hòa nhập với xu thế phát triển chung, năm 2011
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn 2030 và tiếp tục chỉ đạo Ngành lập Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Đây là cơ sở quan trọng cho các địa
phương trên cả nước lập quy hoạch phát triển ngành phù hợp với tiến trình phát
triển chung.
Xác định được vị thế quan trọng và tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã xác định du lịch là một trong ba khâu
đột phá, tiến tới xây dựng thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Trước bố i cảnh và xu hướng đó , du lịch Phú Thọ cần thiết phải được định
hướng phát triển với tầm nhìn dài hạn và mang tính đột phá để làm cơ sở xây dựng
các chương trình, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch tỉnh phù hợp với giai
đoạn phát triển chung của du lịch Việt Nam.
Để thực hiện được mục tiêu trên, việc đánh giá lại thực trạng phát triển du
lịch tỉnh Phú Thọ trong thời gian vừa qua và đưa ra một số giải pháp phát triển du

lịch tỉnh Phú Thọ là hết sức cần thiết; Do vậy em đã chọn Đề tài "Phát triển du lịch
tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình. Đề tài này nhằm trả lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ trong những năm vừa qua
là gì? và tác động của nó đến việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như thế nào?
- Cần có những giải pháp gì để phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ và du
lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong thời gian sắp tới?
2. Tình hình nghiên cứu

5


Hầu như các cơng trình, đề tài nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu
nhóm giải pháp để phát triển một loại hình du lịch cụ thể trên địa bàn tỉnh và chỉ tập
trung xây dựng cơ sở lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa các loại hình du lich,
di sản văn hoá và phát triển kinh tế du lịch; chưa xác định rõ được vai trò của việc
phát triển kinh tế du lịch là một trong ba khâu đột phá, tiến tới xây dựng thành
ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Một số chương trình, cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch
của tỉnh Phú Thọ như:
- Quy hoạch các di tích khảo cổ tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1997-2015 và định
hướng đến năm 2020. Quy hoạch đã đánh giá được thực trạng các di tích khảo cổ
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp để bảo tồn và phát triển
các di tích trên địa bàn đến năm 2020, là cơ sở để xây dựng hồ sơ và đề nghị công
nhận xếp hạng các di tích khảo cổ cấp quốc gia và cấp tỉnh, đồng thời đây là cơ sở
pháp lý để bảo vệ di tích tránh tình trạng bị mai một và xâm lấn. Tuy nhiên, quy
hoạch mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá và định hướng trong công tác bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa của các di tích khảo cổ, chưa có những giải pháp đồng
bộ để các di tích khảo cổ thực sự trở thành điểm thu hút khách du lịch trong và
ngoài nước đến thăm quan, nghiên cứu.

- Chu Thị Thanh Hiền: Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Đề tài khoa học 2012). Đề tài đã tập trung nghiên cứu
các điều kiện hình thành và phát triển, đồng thời đã đánh giá sơ bộ được hiện trạng
cũng như tiềm năng phát triển hình thức du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ; phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong tổ chức thực hiện và
những hiệu quả phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh do du lịch cộng đồng
mang lại, từ đó đưa ra các giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng
đồng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đề tài chưa nêu bật được vị trí, vai trị cũng như
tầm ảnh hưởng của hình thức du lịch cộng đồng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội
của tỉnh; chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể, chiến lược trong giai đoạn tới
như: việc thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, những nhân tố ảnh hưởng

6


tới nguồn tài nguyên du lịch, ảnh hưởng đến môi trường, việc đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực...; đồng thời đề tài chưa chỉ rõ được những mặt thuận lợi, khó khăn,
những tồn tại, hạn chế khi mở rộng và phát triển loại hình du lịch này trên địa bàn
tỉnh, để nó trở thành loại hình du lịch hấp dẫn du khách đến với Phú Thọ.
- Nguyễn Thị Thịnh, Ngô Văn Nhuận: Khảo sát thực trạng lao động làm việc
trong các Doanh nghiệp dịch vụ du lịch và đề xuất các giải pháp đào tạo lao động
phục vụ việc phát triển ngành du lịch trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
(Đề tài nghiên cứu khoa học 2012). Đề tài tập trung rà soát, đánh giá thực trạng lao
động làm việc trong các Doanh nghiệp du lịch trên địa bàn huyện Thanh Thủy, một
trong những huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng
với nguồn nước khống nóng giàu hàm lượng khống chất tốt cho sức khỏe con
người, từ đó đưa ra những giải pháp để các Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực này. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ dừng lại ở việc rà soát,
thống kê số lượng lao động du lịch trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đồng
thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc quản lý, sử dụng lao động, chưa đề xuất

được các giải pháp cụ thể để các doanh nghiệp có định hướng về cơ chế, chính sách
trong việc sử dụng nguồn lao động này cũng như lộ trình đào tạo nhân lực trong
thời gian tới; chưa đưa ra được bài học, kinh nghiệm trong vấn đề sử dụng và quản
lý nguồn nhân lực này một cách hiệu quả để tạo thành sức mạnh thực sự trong việc
phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phùng Quốc Việt: Nghiên cứu, kết nối du lịch Phú Thọ với các tuyến du
lịch vùng Tây Bắc mở rộng (Đề tài khoa học 2012). Đề tài đã nêu bật được cơ sở lí
luận và cơ sở thực tiễn về du lịch và hoạt động du lịch liên vùng, hiện trạng du lịch
tỉnh Phú Thọ và vùng Tây Bắc mở rộng (Hịa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu,
Yên Bái, Lào Cai và Hà Giang), đưa ra những định hướng và đề xuất giải pháp kết
nối du lịch Phú Thọ với du lịch vùng Tây Bắc mở rộng; Xây dựng bản đồ các tuyến
kết nối (theo tuyến đường giao thông: đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường
hàng không). Tuy nhiên, đề tài mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những giải pháp, định
hướng cho việc kết nối liên vùng giữa du lịch Phú Thọ với các tỉnh Tây Bắc, chưa

7


nêu bật được tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ với vị trí là trung tâm
của vùng Tây Bắc, chưa đánh giá cụ thể được những tồn tại, hạn chế trong việc phát
triển du lịch trên địa bàn tỉnh và địa bàn các tỉnh Tây Bắc để từ đó đưa ra được
những giải pháp khắc phục để du lịch Phú Thọ và các tỉnh Tây Bắc thực sự là điểm
đến của khách du lịch trong và ngoài nước.
- Bùi Thị Nhiệm: Xác lập cơ sở khoa học cho việc phát triển du lịch sinh thái
ở Vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ (luận văn tốt nghiệp 2011). Trên cơ sở vận
dụng lý luận và thực tiễn phát triển du lịch sinh thái trên thế giới và Việt Nam, đề
tài đã làm rõ tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia
Xuân Sơn, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái
nhằm làm cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia
Xuân Sơn trong tương lai. Đề tài mới chỉ tập trung nghiên cứu về tiềm năng phát

triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Xuân Sơn nhằm định hướng khai thác các
giá trị tài nguyên một cách hiệu quả và bền vững, và đưa ra các giải pháp phát triển
phù hợp với các nguyên tắc và yêu cầu của du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Xuân
Sơn. Đề tài cần đưa ra những giải pháp cụ thể đối với việc khai thác nguồn tài
nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, gắn với yêu cầu bảo tồn nhằm đưa du lịch sinh
thái trở thành loại hình du lịch phát triển trên địa bàn tỉnh,
Tóm lại, những cơng trình, đề tài nghiên cứu trên mới chỉ tập trung nghiên
cứu về lĩnh vực du lịch chuyên ngành như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du
lịch tâm linh....vv để cung cấp nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác quản
lý, chỉ đạo của các cấp, các ngành tỉnh Phú Thọ đối với việc phát triển kinh tế- xã
hội nói chung và phát triển kinh tế du lịch nói riêng. Đồng thời những nghiên cứu
đó mới đánh giá sơ bộ thực trạng về tình hình quản lý, bảo vệ và khai thác các khu
di tích, các điểm thăm quan, tuyến du lịch có gắn với phát triển kinh tế du lịch trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển kinh tế
du lịch trên địa bàn tỉnh trong thời gian sắp tới.
Trong giai đoạn hiện nay chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Việt
Nam với việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đã, đang và sẽ tạo

8


điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển của Việt
Nam nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng. Vì vậy, tơi chọn đề tài này để đánh
giá lại một cách tổng thể thực trạng phát triển du lịch trong những năm trước đây, từ
đó đưa ra những giải pháp để phát triển du lịch của tỉnh trong những giai đoạn tiếp
theo, nhằm đạt được mục tiêu để du lịch thực sự là khâu đột phá trong việc phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
- Mục đích của luận văn là đánh giá tổng thể thực trạng phát triển du lịch trên

địa bàn tỉnh trong những năm vừa qua từ đó làm cơ sở để đưa ra những giải pháp
phát triển du lịch nhằm mục đích để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Xây dựng được hệ thống quan điểm và mục tiêu phát triển ngành du lịch tỉnh
Phú Thọ theo hướng bền vững một cách toàn diện về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc
phịng an ninh và môi trường.
- Đề xuất được các chỉ tiêu cụ thể, các định hướng và giải pháp phát triển du
lịch tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 làm cơ sở lập các đề án, dự án đầu tư, quản lý phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và địa bàn trọng điểm phát
triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, bảo tồn và phát huy các giá trị cảnh quan
thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch gắn với phát
triển kinh tế, kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp tỉnh.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của những tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội tương
tự như tỉnh Phú Thọ trong việc phát triển du lịch nhằm đưa ra những giải pháp cụ
thể, có tính khả thi cao để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Phú Thọ theo quy hoạch giai đoạn 2006
- 2013 và tác động của phát triển du lịch đến tình hình kinh tế xã hội của tỉnh.

9


- Xác định hệ thống quan điểm, mục tiêu, định hướng, giải pháp phát triển du
lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm đưa du lịch thành ngành kinh tế
mũi nhọn của tỉnh trong thời gian sắp tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là nghiên cứu thực trạng du lịch trên địa bàn tỉnh từ
2006 đến nay để từ đó đưa ra các giải pháp phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ trong

thời gian tới.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt nội dung, không gian: luận văn chỉ xem xét, làm rõ thực trạng việc
phát triển du lịch trên địa bàn và mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển kinh tế du lịch
và việc khai thác phục vụ mục đích phát triển kinh tế xã hội (đây là mối quan hệ qua
lại (hai chiều) giữa phát triển du lịch → phát triển kinh tế - xã hội, và phát triển kinh
tế xã hội → phát triển du lịch, nhưng do điều kiện tài liệu, số liệu, thời gian có hạn
nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ một chiều: phát triển du lịch - phát
triển kinh tế - xã hội) trên địa bàn tỉnh.
+ Về thời gian: từ năm 2006 đến nay, tầm nhìn đến giai đoạn 2020 - 2030.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề trên, luận văn sử dụng các phương pháp như sau:
- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật Biện chứng và chủ nghĩa duy vật
Lịch sử trong quá trình thực hiện đề tài.
- Đề tài cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích,
Tổng hợp; thống kê, đối chiếu, so sánh và lý luận của các chuyên gia nghiên cứu về
văn hóa, kinh tế, du lịch. Ngồi ra, cịn tham khảo số liệu, luận điểm của một số tác
giả uy tín.
6. Những đóng góp của đề tài
- Xây dựng cơ sở lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế
du lịch và phát triển kinh tế - xã hội, xác định rõ vai trò của du lịch đối với phát
triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phịng và mơi trường, các điều kiện để du lịch

10


phát huy được vai trị của nó là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn tới.
- Đánh giá cụ thể thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến thời điểm
hiện nay; những kết quả đạt được trong việc phát triển du lịch, đưa ra các giải pháp

để phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trên địa
bàn cấp tỉnh.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2013.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.

11


CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Định nghĩa và một số loại hình du lịch
a. Định nghĩa
Hoạt động du lịch xuất hiện rất lâu trong lịch sử phát triển của loài người.
Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn
hóa, xã hội của con người và hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành
một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Trên thế giới một số quốc
gia đã xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có Việt Nam. Hội
đồng Lữ hành Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council-WTTC) đã công
bố du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt lên cả ngành sản xuất ô tô,
điện tử. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn có rất nhiều cách hiểu khác nhau về “khái
niệm” du lịch tại các quốc gia. Giáo sư, tiến sỹ Berneker - một chuyên gia hàng đầu
về du lịch thế giới đã nhận định “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu

thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Khái niệm du lịch được hiểu khác nhau theo các cách
tiếp cận và quan điểm riêng.
Năm 1811, lần đầu tiên có định nghĩa về du lịch tại Anh như sau: “Du lịch là
sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với
mục đích giải trí. Ở đây sự giải trí là động cơ chính” [14, tr.13].
Theo Giáo sư, Tiến sỹ Hunziker và Giáo sư, Tiến sỹ Krapf là hai nhà khoa
học đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch, cho rằng: “Du lịch là tập hợp các
mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của
những người ngồi địa phương, nếu việc lưu trú đó khơng thành cư trú thường
xun và khơng dính dáng đến hoạt động kiếm lời” [14, tr.13].

12


Định nghĩa này đã mở rộng và bao quát hơn hiện tượng du lịch, có bước tiến
về lý thuyết trong viên nghiên cứu nội dung của du lịch. Hiện nay định nghĩa này
vẫn được nhiều nhà kinh tế sử dụng để giải thích từng mặt là các hiện tượng du lịch.
Tuy nhiên, định nghĩa này còn bộc lộ nhiều hạn chế, đó là chưa giới hạn được đặc
trưng về lĩnh vực của hiện tượng và của mối quan hệ du lịch.
Trước kia du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm
người rời khỏi chỗ ở của mình trong thời gian ngắn để đến các vùng xung quanh
nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh.
Càng ngày số lượng người đi du lịch nhiều hơn, khoảng cách xa hơn, thời
gian kéo dài hơn. Lúc này du lịch mang tính nhận thức và trở thành hiện tượng
thường xuyên, phổ biến. Để thỏa mãn các nhu cầu của con người trong chuyến du
lịch như giao thông, lưu trú, ăn uống, đồ lưu niệm và nhiều mặt hàng, dịch vụ
khác...đòi hỏi nhiều hoạt động kinh tế - xã hội gắn liền với nó. Vì thế khái niệm du
lịch có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo cách tiếp cận, có nhà nghiên cứu cho
rằng hầu như mỗi tác giả nghiên cứu du lịch đều đưa ra một định nghĩa cho riêng
mình và theo thời gian nội dung khái niệm càng rộng hơn.

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường sử dụng định nghĩa du lịch của nhà
khoa học người Belarus – I.I.Pirojnik (năm 1985): “Du lịch là một dạng hoạt động
của dân cư trong thời gian rỗi, liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên
ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát triển thể chất và
tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ
những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.
Luật du lịch Việt Nam năm 2005 tại Khoản 1, Điều 4, Chương I định nghĩa:
“Du lịch là những hoạt động liên quan đến hoạt động di chuyển của con người ra
ngồi nơi cư trú thường xun của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng một khoảng thời gian nhất định”.
Từ những định nghĩa trên chúng ta thấy khái niệm du lịch có nội hàm kép:

13


- Du lịch mang ý nghĩa truyền thống: là sự di chuyển của con người ra ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi xa lạ, nhằm nghỉ ngơi, giải trí, thỏa
mãn những nhu cầu to lớn về mặt tinh thần. Nội hàm này chỉ mới giải thích được
hiện tượng đi du lịch, tuy nhiên đây cũng là khái niệm cơ sở để xác định khách du
lịch, một yếu tố quan trọng để hình thành cầu du lịch.
Một mặt do mức sống người dân nâng cao, giá cả dịch vụ rẻ hơn, cơ sở vật
chất kỹ thuật du lịch như lưu trú, vận chuyển ngày càng thuận tiện và thoải mái hơn,
thời gian nhàn rỗi nhiều hơn, giáo dục phát triển. Mặt khác do sự gia tăng ô nhiễm
các thành phố, khu cơng nghiệp, đã kích thích du lịch phát triển, số lượng du khách
ngày càng tăng nhanh, thành phần du khách được xã hội hóa, địa bàn du lịch được
mở rộng và thời vụ du lịch được kéo dài. Để phục vụ các nhu cầu của khách du lịch
xuất hiện nhiều hoạt động kinh tế - xã hội gắn liền với nó.
- Du lịch mang ý nghĩa của những hoạt động kinh tế: ngành kinh tế được
hình thành nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch trong thời gian rời khỏi nơi
cư trú thường xuyên của họ, đó là ngành kinh tế du lịch, bao gồm các lĩnh vực phục

vụ nhu cầu của khách: vận chuyển, lữ hành, lưu trú, ăn uống, giải trí, mua sắm...
Như vậy có thể hiểu, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người
du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm
hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và
những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên
ngồi mơi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là
làm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác
hẳn nơi định cư.
b. Một số loại hình du lịch
Việc phân loại du lịch sẽ giúp xác định được những đóng góp về mặt kinh tế
cũng như hạn chế của từng loại hình du lịch, giúp các tổ chức du lịch có một cơ sở
để hoạch định những chính sách phù hợp với từng loại hình du lịch ở từng địa

14


phương. Đồng thời, phân loại du lịch sẽ làm cơ sở cho các hoạt động marketing của
các nơi đến các tổ chức kinh doanh du lịch và các khách hàng mục tiêu phù hợp.
* Phân loại theo mục đích chuyến đi
Trên cơ sở nghiên cứu các lý do đi du lịch, Tháp nhu cầu của Maslow và
Thuyết về động cơ du lịch của McIntosh, Goeldner, Ritchier các nhà nghiên cứu đã
phân loại du lịch theo mục đích chuyến đi. Cụ thể một số loại du lịch theo mục đích
này như sau:
- Du lịch tham quan: Mục đích của nhóm du lịch này là nâng cao hiểu biết về
thế giới xung quanh như hiểu biết về văn hóa, lịch sử, điều kiện tự nhiên, điều kiện
kinh tế, đời sống xã hội. Đối tượng tham quan thường là một tài nguyên thiên nhiên
như một phong cảnh kỳ thú, một tài nguyên du lịch nhân văn như một di tích, một
cơng trình đương đại hay một cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất.
- Du lịch giải trí: Nhằm tìm kiếm sự thư giãn thoải mái, giải tỏa tâm lý và áp
lực căng thẳng từ công việc hàng ngày thông qua các hoạt động giải trí ở điểm đến

du lịch, khách du lịch đi theo hình thức này thường chọn những nơi n bình, thanh
tĩnh, khơng có nhiều người đi lại. Họ có thể có nhu cầu tham quan, tuy nhiên đấy
không phải là yếu tố cơ bản.
- Du lịch kinh doanh: Hiện tại chúng ta không thể phủ nhận mục đích kinh tế
trong chuyến đi của nhiều người, đặc biệt là các thương gia. Mục đích chính này
thường là tìm kiếm cơ hội đầu tư, cơ hội kinh doanh, tìm các đối tác làm ăn,...Đây
được xem là đối tượng phục vụ đặc biệt của các cơ sở kinh doanh du lịch, đặc biệt
là các cơ sở lưu trú.
- Du lịch nghỉ dưỡng: Một trong những chức năng xã hội của du lịch là phục
hồi sức khỏe cộng đồng. Điểm đến của loại hình du lịch này thường là những nơi có
khơng khí trong lành, khí hậu dễ chịu, nhiều cảnh đẹp như các bãi biển, vùng sông,
suối, hồ, vùng núi hay vùng nông thôn lý tưởng. Cho đến nay, đây vẫn là loại hình
du lịch kinh doanh chủ yếu của Ngành du lịch Việt Nam.

15


- Du lịch lễ hội: Lễ hội ở đây có thể là lễ hội truyền thống, liên hoan phim,
âm nhạc hay festival chuyên đề,...Mục đích của du lịch lễ hội là tạo cơ hội cho du
khách tham gia vào một lễ hội được tổ chức tại một địa danh nào đó, qua đó nâng
cao hiểu biết về văn hóa, bản sắc và tăng cường mở rộng quan hệ giao tiếp. Ngày
nay, loại hình du lịch này đang có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch, đặc biệt
là du khách quốc tế. Vì vậy, việc khơi phục lại nét đặc sắc của các lễ hội truyền
thống được xem là một hướng đi quan trọng của ngành du lịch.
- Du lịch tơn giáo: Từ xa xưa, loại hình du lịch này đã hình thành từ rất sớm
và trở nên khá phổ biến. Đó là các chuyến đi mang mục đích tơn giáo như việc đi
truyền giáo của các tu sĩ, thực hiện nghi lễ tơn giáo của các tín đồ tại các giáo
đường. Ngày nay, hình thức này được hiểu là các chuyến đi của khách du lịch chủ
yếu để thỏa mãn nhu cầu thực hiện nghi lễ tôn giáo của tín đồ hoặc tìm hiểu tơn
giáo của người di giáo. Điểm đến của các luồng khách du lịch này là các chùa

chiền, nhà thờ, thánh địa...
- Du lịch chữa bệnh: Mục đích chính của chuyến đi là để điều trị hoặc phòng
ngừa một căn bệnh tiềm tàng nào đó dựa vào từng loại tài nguyên cụ thể và hoạt
động du lịch phù hợp. Điểm đến thường là các khu an dưỡng, khu chữa bệnh như
nhà nghỉ, điểm nước khống, nơi có khơng khí trong lành...Du khách thường là
những bệnh nhân mắc các bệnh khớp, ngoài da, đường tiêu hóa, viêm khí quản...
- Du lịch cơng vụ: Mục đích chính của khách là tham dự hội nghị, hội thảo,
hội chợ hoặc tăng cường ngoại giao, trao đổi văn hóa. Tuy nhiên họ cũng có nhu
cầu về đi lại, ăn ở, giải trí, thơng tin liên lạc, dịch thuật, tổ chức hội họp, MICE...
Đối tượng khách du lich công vụ thường có khả năng tri trả lớn
* Phân loại theo lãnh thổ hoạt động
Trong cuốn Những triết lý, nguyên tắc và thực tiễn của du lịch các học giả
người Mỹ Mc Intosh, Goeldner và Richie đã sử dụng tiêu chí này để chia thành các
loại hình du lịch khá chi tiết.

16


- Du lịch quốc tế: là loại hình du lịch mà trong q trình thực hiện nó có sự
giao tiếp với người nước ngồi, một trong hai phía (du khách hay nhà cung ứng dịch
vụ du lịch) phải sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, về mặt không gian địa lý: du
khách đi ra ngoài đất nước của họ, về mặt kinh tế: có sự giao dịch thanh tốn bằng
ngoại tệ.
- Du lịch nội địa: Du lịch nội địa được hiểu là các hoạt động tổ chức, phục vụ
người trong nước đi du lịch, nghỉ ngơi và tham quan các đối tượng du lịch trong
lãnh thổ quốc gia, về cơ bản khơng có sự giao dịch thanh tốn bằng ngoại tệ.
- Du lịch quốc gia: Theo cách hiểu hiện nay du lịch quốc gia bao gồm toàn
bộ hoạt động du lịch của một quốc gia từ việc gửi khách ra nước ngoài đến việc
phục vụ khách trong và ngoài nước tham quan, du lịch trong phạm vi nước mình.
Thu nhập từ du lịch quốc gia (thường gọi tắt là thu nhập từ du lịch) bao gồm thu

nhập từ hoạt động du lịch nội địa và từ du lịch quốc tế, kể cả đón và gửi khách.
* Phân loại theo loại hình du lịch đặc thù khác
Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển của kinh tế và khoa
học kỹ thuật đã xuất hiện một số hình thức du lịch đặc thù theo tính chất của từng
hoạt động du lịch. Các loại hình du lịch này ngày càng trở nên phổ biến, bao gồm:
- Du lịch sinh thái (du lịch thiên nhiên): là một loại hình du lịch mới và đang
có xu hướng phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nó ngày càng
thu hút sự quan tâm rộng rãi của nhiều tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là các nhà
nghiên cứu, các nhà khoa học. Mục đích của du lịch sinh thái là thỏa mãn sự khát
khoa đến với thiên nhiên, thưởng thức thiên nhiên của khách du lịch, đồng thời có
tác dụng bảo tồn và phát triển thiên nhiên, ngăn ngừa các tác động tiêu cực với sinh
thái văn hóa.
- Du lịch hồi niệm: là loại hình du lịch mà du khách thực hiện các chuyến đi
hướng về tổ tiên, cội nguồn gia đình, dân tộc.
- Du lịch di sản: Tham quan các di tích lịch sử, các chiến trường và các cơng
trình cổ xưa như các cơng trình xây dựng, kênh đào...

17


- Du lịch nơng nghiệp: là loại hình du lịch đi đến các trang trại để nhằm mục
đích hỗ trợ kinh tế nông nghiệp địa phương.
- Du lịch vườn: là loại hình du lịch nhằm giúp khách thăm các vườn thực vật
tại các nơi nổi tiếng.
- Ngồi ra cịn có các cách phân loại khác như:
+ Dựa theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch bao gồm du lịch miền biển, du
lịch núi, du lịch đô thị, du lịch thôn quê...
+ Dựa theo phương tiện giao thông bao gồm du lịch bằng xe đạp, du lịch
bằng xe máy, du lịch bằng ô tô, du lịch bằng tàu hỏa, du lịch máy bay...
+ Dựa theo lứa tuổi du khách bao gồm du lịch thiếu niên, du lịch thanh niên,

du lịch trung niên, du lịch người cao tuổi...
+ Dựa theo độ dài chuyến đi bao gồm du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày..
1.1.2. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội
a. Vai trò về mặt kinh tế
Du lịch có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của địa phương thông qua việc
tiêu dùng của du khách. Ngành du lịch khơng khói, là “con gà đẻ trứng vàng”, tức là
ngành thu hồi vốn nhanh, tạo nhiều công ăn việc làm, bán hàng tiếp thị xuất khẩu,
tăng nguồn thu ngoại tệ, ngoại giao và các quan hệ khác. Ngành công nghiệp du lịch
được các nước trên thế giới thừa nhận là một ngành kinh doanh có lợi nhuận và phát
triển với nhịp tăng trưởng cao, là nguồn đóng góp chủ yếu cho kinh tế - xã hội.
Theo công bố mới đây tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20 vừa diễn ra ngày 16
tháng 5 năm 2012 tại Mexico, ngành du lịch chiếm 9% thu nhập GDP thế giới. Du
lịch là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất. Năm 2011,
mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tăng trưởng khơng lấy gì làm tốt đẹp và
ổn định, ngành du lịch tồn thế giới vẫn tăng 4,6%, đón được 982 triệu lượt khách
và thu nhập du lịch tăng 3,8%. Dự báo du lịch thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng một
cách bền vững trong những năm tới, đạt 1 tỷ lượt khách trong năm 2012 và 1,8 tỷ
lượt năm 2030. Du lịch cũng đóng vai trị quan trọng trong thúc đẩy mậu dịch quốc

18


tế. Năm 2011, xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế bao gồm cả vận chuyển hành
khách đạt 1,2 nghìn tỷ USD, chiếm 30% xuất khẩu toàn thế giới.
Giá trị của du lịch cịn biểu hiện ở chỗ nó là ngành thu ngoại tệ, là ngành
xuất khẩu tại chỗ. Ở nhiều quốc gia, du lịch là dịch vụ xuất khẩu chủ yếu và trở
thành động lực chủ yếu để phát triển kinh tế. Thực tiễn cho thấy, khách du lịch tiêu
thụ một khối lượng lớn nông sản thực phẩm dưới dạng các món ăn, đồ uống, mua
sắm hàng hóa, sản phẩm thủ công, mỹ nghệ...Nhờ vậy, các địa phương hoặc quốc
gia thông qua hoạt động du lịch thu được ngoại tệ tại chỗ với hiệu quả cao. Xuất

khẩu hàng hóa theo đường du lịch có lợi hơn nhiều so với con đường ngoại thương.
Trước hết, một phần lớn đối tượng mua bán hàng hóa và dịch vụ là lưu trú, ăn uống,
vận chuyển, dịch vụ bổ sung, do vậy xuất khẩu qua con đường du lịch là xuất đa
dạng dịch vụ, đó là điều mà ngoại thương khơng làm được. Ngoài ra, đối tượng xuất
khẩu của du lịch quốc tế còn là hàng ăn, uống, rau quả, hàng lưu niệm...là những
mặt hàng rất khó xuất khẩu theo con đường ngoại thương, đồng thời tiết kiệm được
các chi phí về lưu kho, bảo quản, bao bì, đóng gói, vận chuyển, hao hụt do xuất
khẩu.
Hiệu quả kinh tế cao của du lịch cịn thể hiện ở thu nhập. Theo tính tốn của
các chuyên gia kinh tế, mỗi USD doanh thu từ du lịch sẽ tạo ra từ 2-3 USD thu nhập
gia tăng tùy thuộc vào khối lượng hàng hóa và dịch vụ được các nhà kinh doanh
trong nước cung cấp. Với sự gia tăng thu nhập ngoại tệ, du lịch đã góp phần đáng
kể làm cân bằng cán cân thanh toán của mỗi quốc gia.
Hoạt động du lịch tác động mạnh đến cơ cấu cán cân thu, chi của vùng du
lịch, của mỗi đất nước. Đối với du lịch quốc tế, việc mang ngoại tệ đến đổi và chi
tiêu ở khu vực du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng và của
đất nước. Có thể thấy, nguồn thu nhập ngoại tệ từ khách du lịch quốc tế của nhiều
nước ngày càng tăng. Chẳng hạn, Mỹ luôn là nước đứng đầu thế giới về thu nhập từ
du lịch quốc tế. Năm 1990, ngành du lịch nước này mang lại nguồn thu là 43 tỷ
USD, thì đến năm 1996 đã lên tới 64,4 tỷ USD, đến năm 2002 là 80,7 tỷ USD. Tiếp

19


đến là Tây Ban Nha, năm 1996 thu được 28,4 tỷ USD, thì năm 2002 con số này lên
đến 38,7 tỷ USD. Pháp năm 1996 thu được 28,2 tỷ USD, năm 2002 thu được 33,5
tỷ USD.
Đối với du lịch nội địa, việc tiêu tiền của dân cư ở vùng du lịch mặc dù
không chỉ gây biến động trong cơ cấu cán cân thu chi của nhân dân theo vùng,
không làm thay đổi tổng số như tác động của du lịch quốc tế. Song sự phát triển của

du lịch nội địa lại sử dụng được triệt để công suất của các cơ sở vật chất kỹ thuật,
đảm bảo cho đời sống của nhân dân địa phương được sử dụng các dịch vụ của cơ sở
kinh doanh du lịch, huy động được tiền nhàn rỗi của nhân dân, đồng thời cũng là
một trong những hình thức tái sản xuất sức lao động của con người, lại vừa là biện
pháp để nâng cao kiến thức, giáo dục chính trị, tư tưởng cho nhân dân lao động,
càng làm tăng thêm tình yêu quê hương, đất nước.
b. Về mặt xã hội
Trong thời đại hiện nay, việc làm cho người lao động là vấn đề bức xúc nhất
của các quốc gia. Du lịch phát triển tạo cơng ăn việc làm cho người lao động, góp
phần đáng kể giảm tỷ lệ thất nghiệp, thu hút một số lượng lao động rất lớn, nâng
cao mức sống của người dân. Đối với nhiều người, du lịch được nhìn nhận như một
nghề kinh doanh béo bở, dễ làm. Vì vậy, xu hướng chuyển đổi hay chuyển hướng
sang kinh doanh du lịch là một động cơ tốt để mọi người trau dồi, bổ sung các kiến
thức cần thiết như ngoại ngữ, giao tiếp, văn hóa, lịch sử...
Theo tính tốn của các chuyên gia du lịch, cứ một việc làm trong ngành du
lịch ước tính tạo ra hai việc làm cho các ngành khác. Theo cách tính tốn này, lao
động trực tiếp, lao động gián tiếp phục vụ cho ngành du lịch chiếm 8% lao động
toàn cầu. Ngành du lịch cũng sử dụng lao động nhiều vượt trội so với ngành công
nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần ngành khai khoáng và gấp 3
lần ngành tài chính. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2009 ngành du lịch
Việt Nam có khoảng 1 triệu lao động, trong đó có 262.200 lao động trực tiếp (chiếm

20



×