MÔ HÌNH HÓA ẢNH
HƯỞNG CỦA NỢ NƯỚC
NGOÀI GIAI ĐOẠN 1990 - 2008
MỤC LỤC
1
MÔ HÌNH HÓA ẢNH HƯỞNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI
GIAI ĐOẠN 1990 - 2008
1. ẢNH HƯỞNG CỦA NỢ ĐẾN LÃI SUẤT.
1.1 Ý tưởng lý thuyết
Nhiều nhà kinh tế học trên thế giới hiện nay, như Feldstein (1982), Hoelscher (1986),
Abell (1990), Miller và Russek (1991), Raynold (1994), Tanzi và Fanizza (1995), Cebula
(1993, 1997), Svensson (1997), Mitra (1997) và Vamvoukas (1997), đã thừa nhận rằng : nợ nước
ngoài có tác động cùng chiều đến lợi suất trái phiếu chính phủ nói riêng và lãi suất nói chung.
Điều này có thể dễ được nhận ra, khi một quốc gia đã mang nhiều nợ thì các nhà đầu tư tham gia
thị trường vốn cung cấp các khoản nợ cho quốc gia đó sẽ cảnh giác hơn và sẽ yêu cầu một khoản
tiền lời nhiều hơn ; chính phủ đó nếu muốn tiếp tục vay thì phải nâng cao lợi suất trái phiếu
chính phủ của mình, kéo theo sự gia tăng lãi suất nói chung.
1.2 Mô hình
Mô hình kinh tế lượng của chúng ta là :
Ln(LS) = C
0
+ C
1
* TLNO + U
LS là lãi suất huy động trung bình hằng năm của Việt Nam, tính bằng phần trăm. TLNO
là nợ nước ngoài của Việt Nam tính bằng phần trăm GDP. Số liệu thống kê giai đoạn 1990 –
2008 được lấy từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). OLS cũng là phương pháp được sử dụng
trong mô hình này. Ta ước lượng được mô hình sau :
Ln(LS) = 1.8369 + 0.0039*TLNO
1.3 Kết luận
Mô hình trên cho ta thấy rõ rằng khi tỷ lệ nợ tăng lên thì lãi suất cũng gia tăng, các dự
đoán trong lý thuyết có thể chấp nhận là đúng.
Việc gia tăng lãi suất này sau đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong
nước. Lãi suất lên cao, chi phí huy động vốn tăng, sẽ khiến cho việc vay nợ để đầu tư sản xuất
khó khăn hơn, điều này cũng làm cho chi phí sản xuất tăng cao làm cho các nhà đầu tư trở nên
phân vân với những dự án mới ; những điều này sau đó sẽ là trở ngại cho sự gia tăng GDP và
tăng trưởng kinh tế và gây gia tăng tình trạng thất nghiệp. Như vậy việc nợ gia tăng sẽ làm gia
tăng thất ngiệp, đây cũng là nội dung của phần tiếp theo.
2
2. NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP
2.1 Ý tưởng lý thuyết
Nợ nước ngoài thông qua lãi suất sẽ gây ra tác động cùng chiều với Tỷ lệ thật nghiệp như
đã phân tích ở phần trên.
Lý thuyết kinh tế học chỉ ra rằng nguồn lao động là một yếu tố đầu vào cơ bản của hàm
sản xuất. Trong điều kiện toàn dụng lao động và các yếu tố khác không đổi, sản xuất của quốc
gia sẽ đạt cực đại nhưng điều này là rất khó xảy ra. Tuy nhiên trong điều kiện một quốc gia hạ
thấp được tỷ lệ thất nghiệp thì điều này cũng sẽ góp phần gia tăng sản xuất, làm gia tăng GDP.
Mặt khác, khi thất nghiệp là thấp thì thu nhập trung bình của người dân sẽ cao hơn và chi tiêu
của họ cũng gia tăng, điều này cũng góp phần làm gia tăng GDP. Điều đáng nói ở đây là khi
GDP gia tăng thì tỷ lệ nợ trên GDP, một chỉ tiêu để đánh giá công tác quản lý nợ của quốc gia, sẽ
giảm. Điều này có nghĩa là có mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ và tỷ lệ thất nghiệp mà cụ thể là mối
quan hệ cùng chiều.
2.2 Mô hình
Mô hình kinh tế lượng của chúng ta là :
TN = C
0
+ C
1
* ln(TLNO) + U
TN là tỷ lệ thất nghiệp trung bình hàng năm của Việt Nam, tính bằng phần trăm lực
lượng lao động. TLNO là nợ nước ngoài của Việt Nam tính bằng phần trăm GDP. Số liệu thống
kê giai đoạn 1998 – 2008 được lấy từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Phương pháp được
sử dụng là bình phương nhỏ nhất.
Ta ước lượng được mô hình sau :
TN = -6.4697 + 2.4392ln(TLNO)
2.3 Kết luận
Mô hình trên cho ta thấy rõ rằng khi tỷ lệ nợ tăng lên thì tỷ lệ thất nghiệp cũng gia tăng,
nghĩa là quan hệ cùng chiều giữa hai biến này như trong lý thuyết là đúng.
Một biện pháp đề xuất để giảm tỷ lệ thất nghiệp là tăng cường hoạt động nghiên cứu thị
trường và phát triển sản phẩm (R&D). Làm tốt điều này có nghĩa là các công ty sẽ xác định đúng
thị trường cho các loại sản phẩm của mình, tiến hành sản xuất quy mô tạo ra công ăn việc làm
cho người lao động.
Như đã đề cập ở trên, khi tỷ lệ nợ tăng cao thì tỷ lệ thất nghiệp cũng gia tăng, việc gia
tăng thất nghiệp này gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, trong đó có cả việc làm
3
giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nói cách khác nợ gia tăng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh
tế, đây cũng là nội dung của phần tiếp theo
3. ẢNH HƯỞNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
3.1 Ý tưởng lý thuyết
Như đã đề cập ở các phần trên, nợ nước ngoài thông qua các yếu tố khác sẽ gây ra tác
động tiêu cực (ngược chiều) so với tăng trưởng kinh tế. Nợ gia tăng đi kèm với thất nghiệp cao
một mặt sẽ làm giảm khả năng sản xuất của nền kinh tế, mặt khác lại thông qua việc chi tiêu ít lại
– do mức lương trung bình thấp – cũng gây ra sự cản trở việc mở rộng quy mô GDP. Nợ gia tăng
kéo theo sự gia tăng của lãi suất. Đến lượt nó, lãi suất cao sẽ cản trở nhiều hoạt động sản xuất,
đầu tư cả trong khu vực công và khu vực tư.
3.2 Mô hình
Mô hình kinh tế lượng của chúng ta là :
TTGDP = C
0
+ C
1
* TLNO + U
TTGDP là mức tăng trưởng GDP thực, tính theo phần trăm GDP năm trước. Nó được
định nghĩa là phần chênh lệch tính theo phần trăm của GDP năm hiện tại so với GDP năm trước
đó ; chỉ số này giúp chúng ta so sánh sự phát triển của nền kinh tế trong những thời điểm khác
nhau hoặc giữa các nền kinh tế có quy mô khác nhau. TLNO là nợ nước ngoài của Việt Nam tính
bằng phần trăm GDP. Số liệu thống kê giai đoạn 1990 – 2008 được lấy từ Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB).
Quan sát số liệu tăng trưởng GDP Việt Nam, ta nhận thấy mức tăng trưởng qua các năm
tăng giảm khác nhau, nhưng xét về dài hạn thì nhìn chung tốc độ tăng trưởng này có xu hướng
tăng. Do đó, để có nhận xét đúng về dài hạn, số liệu này cần được phân tích tính xu hướng.
Phương pháp san mũ Holt – Winters với α = 1.
Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) được sử dụng để tiếp tục xử lý số
liệu đã được san mũ. Tùy chọn period weights được sử dụng để loại bỏ phương sai thay đổi và
tự tương quan trong chuỗi thời gian. Ta ước lượng được mô hình sau :
TTGDP = 8.0432 – 0.0076* TLNO
3.3 Kết luận
Nợ nước ngoài gây tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế.
4
Yêu cầu để phát triển bền vững là phải quản lý nợ có hiệu quả. Một cơ chế thống nhất, rõ
ràng và xác định trước là điều kiện cần thiết. Tham gia tham vấn, bình luận về vấn đề này thì có
thể có rất nhiều công dân tâm huyết tham gia. Nhưng người ra quyết định và thi hành vẫn là
chính phủ…
5
PHỤ LỤC 1:
Mô hình và kiểm định các mô hình
Dùng mô hình HQTT dạng log - lin để tìm hiểu mối quan hệ giữa giá trị xuất khẩu và
chuyển giao ròng, nhập khẩu hoặc bội chi NSNN được tài trợ bằng nợ nước ngoài theo biến xu
thế là thời gian. Mô hình sai phân có thể được sử dụng để xử lý các mô hình có hiện tượng tự
tương quan. Đồng thời, các biện pháp xử lý chuỗi thời gian có thể cần thiết để xử lý những só
liệu có tính bất thường hay tính thời vụ.
Từ đó ước lượng , tương ứng với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và chuyển giao ròng,
tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hoặc tốc độ tăng trưởng các khoản nợ vay tài trợ cho bội chi
NSNN bình quân hàng năm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và với mức ý nghĩa α =
5% (cũng áp dụng cho tất cả các kiểm định).
1.1 Hàm HQTT ln(LS) theo TLNO
Các Kiểm Định:
1.1.1 Phương sai Var(Ui): (sử dụng kiểm định White)
Thống kê nR
2
= 1.3994 có xác suất p-value tương ứng là 0.4967 > α = 0.05, nên ta chấp
nhận giả thiết H
o
. Mô hình HQTT có phương sai không đổi.
6
1.1.2 Tự tương quan: (Sử dụng kiểm định BG)
Lags to include=1 Obs*R-squared 3.8040 Probability 0.0511
Lags to include=2 Obs*R-squared 3.8266 Probability 0.1476
Lags to include=3 Obs*R-squared 4.7537 Probability 0.1907
Lags to include=4 Obs*R-squared 5.2199 Probability 0.2654
Lags to include=5 Obs*R-squared 5.8006 Probability 0.3261
Mô hình HQTT không xảy ra hiện tượng tự tương quan từ bậc 1 cho đến bậc 5.
1.1.3 Phân phối chuẩn của U
i
(Sử dụng kiểm định JB)
Thống kê JB = 2.7931 có xác suất p-value = 0.2474 > 5%, nên ta chấp nhận giả thiết H
o
.
U
i
có phân phối chuẩn.
1.2 Hàm HQTT TN theo ln(TLNO)
Các Kiểm Định:
1.2.1 Phương sai Var(Ui): (sử dụng kiểm định White)
7
Thống kê nR
2
= 4.9249 có xác suất p-value tương ứng là 0.0852 > α = 0.05, nên ta chấp
nhận giả thiết H
o
. Tức mô hình HQTT có phương sai không đổi.
1.2.2 Tự tương quan: (Sử dụng kiểm định BG)
Lags to include=1 Obs*R-squared 0.0014 Probability 0.9703
Lags to include=2 Obs*R-squared 0.0018 Probability 0.9991
Lags to include=3 Obs*R-squared 0.6889 Probability 0.8758
Lags to include=4 Obs*R-squared 2.1939 Probability 0.7001
Lags to include=5 Obs*R-squared 6.7962 Probability 0.2362
Mô hình HQTT không xảy ra hiện tượng tự tương quan từ bậc 1 cho đến bậc 5.
1.2.3 Phân phối chuẩn của U
i
(Sử dụng kiểm định JB)
Thống kê JB = 0.4867 có xác suất p-value = 0.784 > 5%, nên ta chấp nhận giả thiết H
o
.
Tức U
i
có phân phối chuẩn.
1.3 Hàm HQTT TTGDP theo TLNO
Trước khi tiến hành hồi quy dữ liệu này, cần sử dụng phương pháp san mũ Holt – Winter
với các hệ số: để loại bỏ những biến động mang của chuỗi dữ liệu thu thập
được. Sau khi đã làm trơn dữ liệu, ta tiến hành hồi quy với dữ liệu đã được xử lý bằng phương
pháp GLS có trọng số period weights:
8
9
PHỤ LỤC 2:
Cơ sở dữ liệu 1990-2008
Năm
GDP (triệu
USD)
Nợ nước ngoài
(triệu USD)
Tỷ lệ nợ/GDP
(%)
Tăng trưởng
GDP (%)
Tỷ lệ thất
nghiệp (%)
Lãi suất huy
động kỳ hạn 1
năm (%)
1990 6471.740486 23270.059 359.5642 5.1
1991 9613.369554 23395.042 243.3594 6.0
1992 9866.990096 24331.839 246.5984 8.6 18.00
1993 13180.95401 24167.607 183.3525 8.1 12.00
1994 16286.43409 24799.403 152.2703 8.8 12.00
1995 20736.16392 25427.802 122.6254 9.5 12.00
1996 24657.47033 26255.068 106.4792 9.3 9.60
1997 26843.70114 21776.508 81.12334 8.2 8.40
1998 27209.602 22457.989 82.537 5.8 4.5 9.60
1999 28683.65801 23210.332 80.91831 4.8 4.4 5.40
2000 31172.51727 12825.189 41.14262 6.8 2.3 4.80
2001 32685.19865 12585.291 38.50456 6.9 2.5 6.24
2002 35058.21605 13343.914 38.06216 7.1 2.2 7.44
2003 38867.11202 15991.357 41.14367 7.3 2.2 6.48
2004 45404.39482 18049.05 39.75177 7.8 2.1 6.96
2005 52803.88226 19114.033 36.19816 8.4 2.5 7.80
2006 59835.2177 20126.037 33.63577 8.2 2.3 7.80
2007 68624.84618 23865.073 34.77614 8.5 2.0 8.19
2008 90644.97232 26158.259 28.85793 6.2 2.4 13.34
Nguồn WB WB
Tính toán của
tác giả
WB ADB ADB
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TÀI LIỆU
1. Miltiades N Georgiou PhD , “Government Debt And Economic Growth. Some Comments. A Panel
Data Analysis For Western Europe (1988 – 2006) ”
2. Miltiades N Georgiou PhD , “R&D, Government Debt And Unemployment. An Empirical Analysis
For Europe (1998 – 2007). Some Comments”
3. Miltiades N Georgiou PhD , “ Government Debt Impacts On Interest Rates As Well As
Entrepreneurship. A Panel Data Analysis For Western Europe, Japan And The United States (1990
– 2006)”
4. Miltiades N Georgiou PhD , “ Government Debt Impacts On Interest Rates As Well As
Entrepreneurship. A Panel Data Analysis For Western Europe, Japan And The United States (1990
– 2006)”
DANH MỤC WEBSITE THAM KHẢO
1. www.vneconomy.vn Thời báo kinh tế Việt Nam
2. www.gso.gov.vn Tổng cục thống kê
3. www.imf.org Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF
4. www.worldbank.org Ngân hàng thế giới – WB
5. www.cia.gov Cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ - CIA
6. www.mof.gov.vn Bộ Tài Chính Việt Nam
11