Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Thực Hành Tin Học Đại Cương tuần 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.43 KB, 5 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Đại học Công nghệ Thông tin
  
THỰC HÀNH MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
Bài số 10 : ÔN TẬP
I. Mục tiêu
1. Nội dung ôn tập
▪ Khai báo biến, hằng, và các kiểu dữ liệu.
▪ Các cấu trúc điều khiển.
▪ Kiểu dữ liệu mảng, chuỗi.
▪ Hàm
2. Một số bài tập mẫu
▪ Kết quả học tập của học sinh.
▪ Mảng hai chiều.
II. Hướng dẫn ôn tập
1. Nội dung ôn tập
▪ Khai báo biến, hằng, và các kiểu dữ liệu
 Cách khai báo và sử dụng biến
 Các kiểu dữ liệu cơ bản : int, float, double, char.
 Chú ý cách đặt tên các biến, hằng, hàm, thủ tục … trong chương
trình.
 Các phép toán cơ bản, phép gán, phép so sánh, phép toán logic, xử lý
nhập và xuất.
▪ Các cấu trúc điều khiển
 Cấu trúc rẽ nhánh : IF ELSE (chú ý cấu trúc IF … ELSE IF), và
SWITCH.
 Vòng lặp : FOR, WHILE , và DO WHILE.
 Lưu ý về sử dụng biến trong vòng lặp, điều kiện ngừng vòng lặp.
▪ Kiểu dữ liệu mảng (một và hai chiều), chuỗi
 Khai báo mảng cho các kiểu dữ liệu thông dụng : int, char
 Nhập / xuất trên mảng.


 Truy xuất đến phần tử trên mảng dựa vào chỉ mục.
 Tìm phần tử lớn (bé) nhất, tìm phần tử cho trước.
 Các thao tác cơ bản xử lý trên mảng : thêm, xoá, sửa.
 Tính toán cho các phần tử trên mảng : Tổng, hiệu, tích, ….
 Các thao tác trên chuỗi theo dạng mảng một chiều.
▪ Hàm
 Khai báo và gọi hàm trong chương trình.
 Tham số biến và tham số trị.
 Biến toàn cục và cục bộ.
▪ Hàm đệ qui.
2. Một số bài tập mẫu
1. Kết quả học tập của học sinh
 Đề bài
Nhập Họ tên, các điểm Toán, Lý, Hoá (kiểu nguyên, từ 0 10) cho một
học sinh. Tính tổng điểm 3 môn : TONG = TOAN + LY + HOA. Và
phân loại như sau :
Kém khi TONG = 0, 1, 2, …, 14.
Trung bình khi TONG = 15, 16, …, 20.
Khá khi TONG = 21, 22, …, 26.
Giỏi khi TONG >= 27.
In lên màn hình Họ tên, các điểm TOAN, LY, HOA, TONG và phân
loại.
 Chương trình minh họa
void main()
{
char HoTen[25], PhanLoai[25];
int Tong, Toan, Ly, Hoa;
printf(“\nNhap vao ho ten hoc sinh : “);
fflush(stdin);
gets(HoTen);

printf(“\nDiem mon Toan : “);
scanf(“%d”,&Toan);
printf(“\nDiem mon Ly : “);
scanf(“%d”, &Ly);
printf(“\nDiem mon Hoa : “);
scanf(“%d”, &Hoa);
Tong := Toan+Ly+Hoa;
if (Tong >= 0 && Tong <= 14)
strcpy(Phanloai,“Kem”);
else if (Tong >= 15 && Tong <= 20)
strcpy(Phanloai,“Trung binh”);
else if (Tong >= 21 && Tong <= 26)
strcpy(Phanloai,“Kha”);
else
strcpy(Phanloai,“Gioi”);
printf(“\nKET QUA HOC TAP”);
printf(“\nHos sinh : %s“, HoTen);
printf(“\nDiem Toan : %d“, Toan);
printf(“\nDiem Ly : %d“, Ly);
printf(“\nDiem Hoa : %d“, Hoa);
printf(“\nTong cong : %d“, Tong);
printf(“\nXep loai : %s“, PhanLoai);
getch();
}
2. Mảng hai chiều
 Đề bài
Nhập số liệu vào mảng 2 chiều các số nguyên có 4 dòng, 4 cột.
Tính tổng các phần tử trong mảng hai chiều nói trên.
Tìm dòng có tổng lớn nhất.
 Chương trình minh họa

Hàm nhập
void Nhap(int mang[][])
{
for (int i=0; i<4; i++)
for (int j=0; j<4; j++)
scanf(“%d”, &mang[i][j]);
}
Hàm tính tổng
double Tong(int mang[][])
{
int Tong = 0;
for (int i=0; i<4; i++)
for (int j=0; j<4; j++)
Tong += mang[i][j]);
return Tong;
}
double TongHang(int mang[][], int i)
{
int TongHang = 0;
for (int j=0; j<4; j++)
TongHang += mang[i][j]);
return TongHang;
}
void main()
{
printf (“\nNhap mang”);
int mang[4][4];
Nhap(mang);
printf (“Tong cac phan tu : %l”, Tong(mang));
double max = TongHang(mang, 0);

for (int i=1; i<4;i++)
{
double temp = TongHang(mang, i);
if (max < temp)
max = temp;
}
printf (“\nTong hang lon nhat : %l”, max);
getch();
}

×