Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Đánh giá thực trạng, giải pháp và tiềm năng trong phát triển chăn nuôi lợn nái, lợn thịt ở xã Sơn Lĩnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.66 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
BÁO CÁO
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP VÀ TIỀM
NĂNG TRONG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN
NÁI, LỢN THỊT Ở XÃ SƠN LĨNH, HUYỆN HƯƠNG
SƠN, TỈNH HÀ TĨNH.
Sinh viên thực hiện: Trần Đình Quyết
Lớp: Chăn nuôi - Thú y 40
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Lộc
NĂM 2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
BÁO CÁO
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP VÀ TIỀM
NĂNG TRONG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN
NÁI, LỢN THỊT Ở XÃ SƠN LĨNH, HUYỆN HƯƠNG
SƠN, TỈNH HÀ TĨNH.
Sinh viên thực hiện: Trần Đình Quyết
Lớp: Chăn nuôi - Thú y 40
Địa điểm thực tập: Sơn Lĩnh, Hương Sơn, Hà Tĩnh
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Lộc
Bộ môn: Sinh hóa – Dinh dưỡng
2
NĂM 2010
Lời cảm ơn!
Để hoàn thành bản báo cáo này, bản thân tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ của tập thể thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè, nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cản
ơn tới ban giám hiệu trường ĐH Nông Lâm-Huế và quý thầy cô trong khoa Chăn Nuôi


- Thú Y. Đặc biệt cảm ơn cô giáo hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Lộc - người trực
tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo này. Xin chân thành cảm ơn Đảng
uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Sơn Lĩnh, cán bộ và nhân dân thôn 3 Sơn
Lĩnh, Hương Sơn, Hà Tĩnh cùng các đồng nghiệp đã tạo điều kiện và đóng góp ý kiến
bổ ích để tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.
Đây là lần đầu tiên Tôi làm quen với nghiên cứu khoa học nên kinh nghiệm,
kiến thức còn hạn chế. Vì vậy, bản báo cáo này không thể tránh khỏi sai sót.
Kính mong quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp giúp đỡ và đóng góp
ý kiến để bản báo cáo tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn./.

Sinh viên thực hiện :

Trần Đình Quyết


3
MỤC LỤC
Phần thứ nhất : Tình hình cơ bản của địa phương Trang
1. Điều kiện tự nhiên.
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.
3. Nhận xét tình hình cơ bản.
Phần thứ hai: Nghiên cứu khoa học
I. Đặt vấn đề
II. Cơ sở lý luận
2.1 . Tình hình chăn nuôi lợn trong nước.
2.2. Vai trò của ngành chăn nuôi lợn trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế
hộ.
2.3. Nguồn gốc của một số lợn nuôi ở nước ta.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt.

2.5.Nhu cầu dinh dưỡng của lợn thịt.
2.6. Đặc điểm sinh sản của lợn nái.
2.7. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái nuôi con.
2.8. Các phương thức xây dựng công thức nuôi lợn thịt.
2.9. Các công thức nuôi lợn thịt.
2.10. Các biện pháp nâng cao năng suất, phẩm chất thịt lợn và hiệu quả kinh
tế.
III. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng điều tra.
3.2. Địa điểm nghiên cứu.
3.3. Thời gian nghiên cứu.
3.4. Các chỉ tiêu điều tra.
3.5. Phương pháp điều tra.
3.6. Phương pháp xử lý số liệu.
IV. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1 Tình hình chăn nuôi lợn nái của xã Sơn Lĩnh.
4
4.2 Quy mô đàn lợn thịt của xã Sơn Lĩnh.
4.3 Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn.
4.4 Tình hình chuồng trại nuôi lợn.
4.5 Công tác thú y.
4.6 Môt số giải pháp về kỹ thuật để phát triển ngành chăn nuôi lợn ở nông
hộ của xã Sơn Lĩnh.
4.7 Một số giải pháp về chính sách.
V. Kết luận và đề nghị
5.1. Kết luận.
5.2. Đề nghị.
5
PHẦN THỨ NHẤT
TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA PHƯƠNG

1. Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý, đất đai
Xã Sơn lĩnh (có chiều dài gần 10km) là một xã vùng sâu thuộc huyện Hương
Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, cách trung tâm huyện 20km về phía Tây có đường giao thông Tây -
Lĩnh - Hồng chạy qua, có địa hình đồi núi được chạy dọc con sông Ngàn Phố dể bị
ngập lụt.
Xã Sơn Lĩnh tiếp giáp với 4 xã. Về phía Đông Giáp xã Sơn Quang, phía Nam
giáp với Xã Sơn Tây, phía Tây giáp với xã Sơn Hồng, phía Bắc giáp Xã Sơn Lâm, xã
có diện tích tự nhiên:1948,81 ha, gồm có 10 thôn: thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4, thôn
5, thôn 6, thôn 7, thôn 8, thôn 9, thôn 10.
1.2 Địa hình
Xã Sơn Lĩnh là xã miền núi, có địa hình dốc từ Tây sang Đông, chạy dọc theo
dãy rú Lầm, là một xã thuộc diện 135. Địa hình chủ yếu lá đồi núi, có bãi bồi ven sông.
Phía Đông. Đồi núi chiếm 75% diện tích.
6
1.3 Thời tiết khí hậu
*Sơn Lĩnh đặc trưng khí hậu vùng Bắc Trung bộ với những nét nổi bật : mùa hạ
thường bị ảnh hưởng gió lào, mùa Đông ảnh hưởng gió mùa đông bắc, chênh lệch nhiệt
độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 8-10
0
C
- Nhiệt độ cao tuyệt đối là 42
0
C, xuất hiện năm 1998
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối là 8
0
C, xuất hiện năm 1945
- Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 5 đến tháng 8: 41
0
C

- Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 đến tháng 2 năm sau:
18,7
0
C.
- Biên độ nhiệt trung bình giữa ngày và đêm từ: 7-9 0C có lúc lên tới: 15-17 0C.
Nhìn chung nền nhiệt độ tương đối cao, nắng nóng quanh năm đây là điều kiện
thuận lợi cho cây trồng nhiệt đới phát triển tốt. Khung nhiệt độ từ 15 – 42
0
C chưa vượt
quá mức độ giới hạn về yêu cầu sinh thái của các loại cây, con hiện có trong vùng.
Khí hậu có hai mùa mưa, nắng rõ rệt.
- Mùa khô: kéo dài 8 tháng, từ tháng 1 đến tháng 8 (số ngày mưa trung bình 65
ngày), mùa này có số ngày mưa ít. Lượng mưa chỉ chiếm 20 – 30% lượng mưa cả năm,
lượng mưa phổ biến từ 400 – 500 mm.
- Mùa mưa: kéo dài 4 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12. tổng lượng mưa mùa này
chiếm khoảng 70 – 80% lượng mưa cả năm, lượng mưa phổ biến từ 1.000 – 1.200 mm.
Tổng số ngày mưa trong năm chiếm khoảng 34% tổng số ngày trong năm.
Lượng mưa bình quân cả năm: 1.972 mm.
Lượng mưa năm cao nhất: 3.087 mm
Lượng mưa năm thấp nhất: 856 mm
Nhìn chung lượng mưa ít, nhưng cường độ lớn.
Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp, có nhiều
trận mưa lớn nhiều ngày, lượng nước tập trung vào cửa sông Con, sông Ngàn Phố đổ ra
sông Ngàn Sâu, thường xuyên gây lũ quét tàn phá lúa, hoa màu, gia súc của nhân dân.
Do vậy nên cần bố trí cây trồng vật nuôi sao cho hợp lý tránh được thiệt hại ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống nhân dân.
* Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm khá cao và đạt 79,7%
Trong năm thường có độ ẩm trung bình cao nhất 87%, tập trung vào tháng 11, 12.
* Huyện Hương Sơn thuộc vùng Bắc Trung bộ có ít bão, bình quân 2 - 3 cơn
bão/ năm, mùa bão thường trùng vào mùa mưa và thường xuất hiện vào khoảng tháng

7 đến tháng 10 hàng năm, lúc bão tất cả các vùng trong huyện, xã có gió mạnh 7 – 8
m/s, gió mạnh nhất quan trắc được ở huyện Hương Sơn đạt 40m/s, trong cơn bão số 7,
gió mạnh thường gây tác động phá hại các công trình nhà cửa, kho tàng, hướng bão
thường thiên về hướng Đông Tây.
7
Các yếu tố khí hậu thời tiết nêu trên biểu hiện bản chất nóng ẩm của khí hậu
nhiệt đới gió mùa, tiềm năng về nhiệt lượng phong phú có tác dụng tốt đến quá trình
sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi. Nhưng nó cũng gây khó khăn cho sản xuất và
chăn nuôi như lũ lụt, gió bão, sâu bệnh, dịch bệnh.
Để hạn chế thiệt hại trong chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:
- Về chuồng trại xây dựng đúng quy cách, bảo đảm vệ sinh thú y, ấm về mùa
đông, thoáng mát về mùa hè.
- Có phương án để dự trữ thức ăn, thu gom bảo quản nguồn thức ăn, đặc biệt tận
dụng nguồn thức ăn từ sản phẩm phụ trong ngành trồng trọt như thân, hạt…
- Chú trọng đến công tác thú y, tiến hành tiêm phòng chu đáo, đúng định kỳ cho
đàn lợn một năm hai lần vào vụ đông xuân và vụ hè thu, kịp thời chữa trị những con bị
ốm. Tiến hành tiêm vắc xin lở mồm long móng kịp thời, tránh để lây lan diện rộng.
1.4 Nguồn nước.
Trên địa bàn xã có 2 con sông chảy ngược chiều có nước chảy quanh năm và
gặp nhau tại địa phận Trại Hươu.
Có 4 khe suôi cao cung cấp nước sinh hoạt cũng như tưới tiêu cho cây trồng.
Toàn xã có 6 đập lớn.
1.5 Đường điện.
Có 13km đường điện và 5 trạm hạ thế trị giá 900 triệu đồng đảm bảo phục vụ
cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất 100% dân cư nông thôn có điện thắp sáng. Do vậy
mà nhu cầu về mặt tinh thần, vui chơi giải trí các thông tin, hoạt động sản xuất trong
nông thôn được tận dụng đa dạng và phong phú hơn.
1.6 Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 1: Hiện tượng sử dụng đất của xã Hòa Tân Đông
TT LOẠI ĐẤT Diện tích sử dụng Tỉ lệ %

1 Tổng diện tích đất tự nhiên 1.883,00 100
2 - Diện tích đất nông nghiệp 220,61 12
3 - Đất chuyên dùng 85,10 5
4 - Đất ở 28,54 1
5 - Đất bãi bồi ven sông 244,00 25
+ Đất trồng cây màu 79,10 4
+ Đất trồng cỏ 127,09 7
+ Đất chưa sử dụng 1.100,00 46
(Báo cáo tổng kết tình hình sữ dụng đất của xã Sơn Lĩnh)
8
Qua bảng trên ta thấy diện tích đất trồng rau và cỏ chiếm tỷ lệ rất ít, đây cũng là
một hạn chế ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhưng diện tích
bãi bồi ven sông, đất chưa sử dụng được đang vẫn còn, là tiềm năng cần được khai thác
và sử dụng hợp lý tránh gây lãng phí.
2 Đặc điểm kinh tế – xã hội
2.1 Tình hình dân số và lao động
2.1.1 Dân số
Dân số của toàn xã là người Kinh, chủ yếu là người lao động bản địa sinh sống
từ lâu đời. Toàn xã tính đến ngày 31/12/2009 có 833 hộ, có: 3530 nhân khẩu.
2.1.2 Lao động
Tổng số hộ sản xuất nông nghiệp là 719 hộ chiếm 86%, số hộ phi sản xuất nông
nghiệp, công nhân viên chức là 106 hộ chiếm 14%.
2.1.3 Văn hóa, giáo dục, y tế
Toàn xã gồm có 10 thôn. Mỗi thôn có 1 trạm truyền thanh phục vụ cho nhu cầu
thông tin của xã trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của HĐND, UBND đến với người dân kịp thời
để nhân dân biết thực hiện. Xã Sơn Lĩnh có 01 điểm bưu điện văn hóa xã, 01 trụ sở làm
việc UBND xã khang trang, 01 Trường Trung học cơ sở, 02 Trường Tiểu học, 02
Trường Mầm non mẫu giáo, 01 Trạm y tế xã, 01 HTX nông nghiệp kinh doanh dịch
vụ, 657 máy điện thoại. Nhờ sự phát triển kinh tế – xã hội của xã bình quân thu nhập

đầu người 5,0 triệu đồng/người/năm.
1.2.4 Cơ sở hạ tầng
1.2.3.1 Giao thông
Xã có hơn 30km đường nông thôn phục vụ nhu cầu đi lại cho dân cư, đường
thôn xóm ngày càng được mỡ rộng và bê tông hoá.
Có đường nhựa Tây-Lĩnh-Hồng chạy từ xóm 1 đến xóm 10, có 3 cây cầu kiên
cố xây dựng theo chương trình 135CP tổng trị giá 750 triệu đồng thay những chiếc cầu
gỗ trước đây đi lại hết sức khó khăn. Năm 2008 xã đã trích ngân sách đỗ 400 ống cống
đễ đặt các trục đường chính và thoát nước phục vụ dân cư đi lại. Do vậy đã đáp ưng
nhu cầu giao thông buôn bán giao lưu cũa nhân dân.
1.2.3.2 Thủy lợi
Xã có hệ thống thuỷ lợi khá thuận lợi co 14 con đập lớn nhỏ, có 2 con sông chạy
qua và nhiều khe suối nước chảy quanh nă, hệ thống kênh mương được đảm bảo, toàn
xã làm được 19000m kênh mương bê tông nhằm tưới tiêu cho sản xuất 2 vụ lúa/năm và
hoa màu nhờ vậy mà tăng năng suất trồng trọt cũng như chăn nuôi.
9
1.2.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.2.4.1 Trồng trọt
Ở xã có tổng diện tích gieo trồng cây nông nghiệp là 290ha, đạt sản lượng
761,58 tấn, trong đó:
- Lúa: 581,42 tấn
- Ngô: 109,50 tấn
- Lạc: 223,90 tấn
- Đậu: 104,00 tấn
( Số liệu phòng nông nghiệp xã năm 2009)
1.2.4.2 Chăn nuôi
Ngành chăn nuôi của xã phát triển còn chậm chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ ở các
nông hộ, ngành chăn nuôi lợi cũng ở trong tình trạng chung đó, số lượng gia súc, gia
cầm những năm qua ở xã Sơn Lĩnh thể hiện.
- Đàn bò: 1375 con, trong đó sin hoá đàn bò có 87 con, nhìn chung phát triển

chậm do điều kiện canh tác ở xã chủ yếu là làm ruộng, do đó không có đồng cỏ để chăn
nuôi.
- Đàn lợn: 1450 con, xã có thế mạnh về cây rau màu, cây lương thực và có kinh
nghiệm sản xuất cây vụ đông (khoai lang, ngô, lạc) hơn nữa lại gần với nguồn thủy sản
từ các xã ven biển đưa vào nên nông hộ có điều kiện để chăn nuôi lợn. Nguồn thức ăn
xanh, thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm khá phong phú là điều kiện quan trọng để phát
triển chăn nuôi lợn.
- Đàn Hươu: 800 con, đây là địa phương của Huyện có thế mạnh và truyền
thống chăn nuôi Hươu
- Tình hình chăn nuôi gia cầm: 1300000 con, các hộ nông dân ở xã chủ yếu nuôi
gia cầm theo hướng thả vườn. Tỷ lệ hộ nuôi bầy đàn chiếm tỷ lệ thấp. Đa số các giống
gà, vịt địa phương chăn nuôi mang tính tự cung, tự cấp. Những năm gần đây dịch cúm
gia cầm hầu như chưa xảy ra.
* Về con giống
Giống là yếu tố đầu tiên quyết định đến năng suất chăn nuôi, hiện tại đa số
người dân sử dụng giống lợn thịt F
1
(Y x MC), F
1
(D x Y), ngoại (Y x Y).
* Thức ăn
Thức ăn chăn nuôi của các hộ gia đình ở xã Sơn Lĩnh chủ yếu là tận dụng phụ
phẩm nông nghiệp như: cơm, gạo, bột ngô, rau lang, sắn và các loại phế phẩm được
chế biến. Hiện nay người dân cũng đã chú ý đến nguồn thức ăn giàu protein cho lợn
như: bột cá, mắm và các loại thức ăn đậm đặc giàu protein.
* Chuồng trại
10
Hầu hết chuồng trại đã được người dân chú ý đảm bảo ấm về mùa đông, thoáng
mát về mùa hè, đa số chuồng trại kiên cố, nền ximăng, mái lợp ngói nền có độ dốc
tương đối thuận lợi cho việc vệ sinh chuồng trại. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ chuồng

trại chật hẹp, thiếu ánh sáng vệ sinh rất khó khăn.
* Công tác thú y
Toàn xã có 1 cán bộ thú y hưởng lương và 4 cộng tác viên có trình độ sơ cấp 3,
trung cấp 1, thời gian hoạt động trên lĩnh vực thú y lâu năm và có kinh nghiệm thực tế
trong công tác phòng và trị bệnh cho các loại gia súc, gia cầm, công tác phòng dịch
hằng năm được sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, tổ chăn nuôi thú y xã tiến hành tổ
chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm 2 đợt/năm vào tháng 3 và tháng 10. Tiêm bắt
buộc 3 loại vắc xin tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả, do đó tỉ lệ mắc bệnh của
đàn gia súc, gia cầm hàng năm đều giảm.
* Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Xã Sơn Lĩnh nằm cách quốc lộ 8A khỏang 2 km, có nhiều tuyến đường giao
thông quan trọng, nhất là gần khu vực cửa khẩu Cầu Treo nên thuận lợi cho việc vận
chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
3. Nhận xét tình hình cơ bản
3.1 Thuận lợi
- Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống lâu đời của người dân ở đây, qua quá trình
lao động sản xuất họ đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý trong chăn nuôi và được
truyền từ đời này sang đời khác.
- Thông qua việc tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, công tác khuyến
nông, các mô hình ứng dụng sản xuất, hiểu biết của người dân ngày được nâng cao.
Những tập quán lạc hậu trong chăn nuôi dần được xóa bỏ, công tác giống được chú
trọng nên năng suất từng bước được cải thiện, những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
chăn nuôi được áp dụng rộng rãi, nhiều mô hình chăn nuôi cho kết quả tốt.
- Trên địa bàn xã nguồn thức ăn chăn nuôi lợn từ ngành trồng trọt, thủy sản khá
dồi dào nếu được áp dụng các kỹ thuật chế biến hợp lý sẽ giải quyết được vấn đề thức
ăn cho việc chăn nuôi.
- Ở xã có đội ngũ thú y, khuyến nông đảm bảo chủ động được việc phòng,
chống khi dịch bệnh xảy ra (01 trung cấp thú y, 01 trung cấp nông nghiệp).
- Vị trí địa lý của xã thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa đối với các xã trong
huyện và các vùng kinh tế khác.

- Những năm gần đây nhất là năm 2005, Nghị quyết huyện Đảng bộ lần thứ IX
và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2005 – 2010 huyện Hương Sơn, xác định chăn
nuôi là hướng đột phá quan trọng để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông
nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.
3.2 Khó khăn
11
Điều kiện khí hậu thời tiết không thuận lợi làm ảnh hưởng đến việc phát triển
chăn nuôi lợn, đặc biệt đối với các giống lợn ngoại có năng suất cao, cây rau, màu, cây
lương thực sản xuất theo mùa vụ làm ảnh hưởng đến nguồn thức ăn cho đàn lợn.
Nền kinh tế – xã hội còn nghèo cùng với tập quán lạc hậu, tính bảo thủ của
người nông dân, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm đó là một cản trở lớn
cho việc chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa.
Thị trường không ổn định, sản xuất thiếu kế hoạch và công tác thú y chưa đuợc
chú trọng.

12
PHẦN THỨ HAI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, ngành chăn nuôi có vị trí
rất quan trọng. Đặc biệt đối với hộ nông dân, việc chăn nuôi lợn đã góp phần rất lớn
cho phát triển kinh tế hộ gia đình như: tăng thu nhập, tạo việc làm, hỗ trợ cho ngành
trồng trọt. Người nông dân đã có truyền thống, kinh nghiệm chăn nuôi lợn từ lâu đời,
nếu được đầu tư phù hợp, đúng hướng thì việc chăn nuôi lợn ở nông hộ không những
góp phần xoá đói giảm nghèo mà còn có thể tạo thu nhập cao cho họ, bên cạnh đó còn
giải quyết việc làm cho một số lao động nhàn rổi ở địa phương.
Phát triển chăn nuôi lợn ngoài việc cung cấp cho địa phương nguồn thực phẩm
có giá trị dinh dưỡng cao, còn có thể đầu tư để sản xuất hàng hóa.
Xã Sơn Lĩnh là một xã thuần nông, kinh tế còn nhiều khó khăn, trong sản xuất
nông nghiệp diện tích canh tác ít, lại bị ảnh hưởng của thời tiết có nhiều bất lợi. Vào

mùa khô khí hậu nắng nóng, gió Tây Nam thổi mạnh gây ra hạn hán, mùa mưa thường
gây ra lũ lụt, gió bão ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh
đó cũng có một số điều kiện thuận lợi đó là sản lượng lúa, ngô, khoai, sắn khá cao, lực
lượng lao động đông (86% lao động của xã sống bằng nghề nông nghiệp). Địa bàn xã
vừa có diện tích trồng lúa ở vùng thấp (phía Đông Nam xã) vừa có diện tích trồng màu
ở vùng đất bồi sa của Sông Con, với những kinh nghiệm lâu đời của người nông dân
cùng với sự giúp đỡ của các nhà khoa học, nghề chăn nuôi lợn sẽ trở thành một ngành
sản xuất hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hộ nông dân của xã.
Trên địa bàn xã, phần lớn các hộ đều có chăn nuôi lợn, đây cũng là nguồn thu
nhập quan trọng của hộ nông dân. Tuy vậy phương thức chăn nuôi vẫn còn mang nặng
theo lối cũ, nhỏ lẻ chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn sẵn có của địa phương là chính.
Việc đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi còn hạn chế. Để thúc đẩy
nghề chăn nuôi lợn phát triển tạo thu nhập cao cho hộ nông dân cần có nhiều nghiên
cứu cơ bản, khoa học để tìm ra giải pháp và xây dựng mô hình phù hợp với vùng sinh
thái nông nghiệp của xã, nhằm khai thác hết tiềm năng phát triển chăn nuôi một cách
có hiệu quả và bền vững.
Để góp phần vào việc thúc đẩy nghề chăn nuôi lợn của xã nhà phát triển. Được
sự đồng ý của khoa Chăn nuôi thú y Trường đại học Nông Lâm Huế và cô giáo hướng
dẫn, tôi tiến hành thực hiện đề tài:"Đánh giá thực trạng, giải pháp và tiềm năng
trong phát triển chăn nuôi lợn nái, lợn thịt ở xã Sơn Lĩnh, huyện Hương Sơn, tỉnh
Hà Tĩnh". Mục đích của đề tài là đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn của xã để tìm ra
một số giải pháp trong phát triển chăn nuôi lợn, nhằm thúc đẩy sự phát triển và đem lại
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn ở nông hộ xã Sơn Lĩnh.

13
14
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trong nước
2.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn trong nước
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Á. Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió

mùa, nghề trồng lúa nước và nghề chăn nuôi mà đặc biệt là chăn nuôi lợn là nghề
truyền thống có từ lâu đời của nhà nông nước ta và nó đóng vai trò rất quan trọng trong
sản xuất nông nghiệp cũng như nâng cao thu nhập cho đời sống nhà nông. Quá trình
thuần hoá, thích nghi, chọn lọc, nhân giống đã tạo ra nhiều giống lợn quý báu đa dạng
về chủng loại, phong phú về vốn gen và các giống đó thích nghi rất lớn cho mỗi vùng
sinh thái như ở vùng đồng bằng miền Bắc và miền trung có giống lợn Cỏ, Móng cái.
Miền Nam có giống lợn Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu. Miền núi có Lợn Mường Khương và
Mèo.
Nghề nuôi lợn ở nước ta được hình thành cách đây khoảng 4000 năm nhưng trải
qua một thời gian dài 2000 năm Bắc thuộc dưới ách đô hộ của thực dân phong kiến.
Đời sống của nhân dân ta hết sức khổ cực, vì vậy ngoài sản xuất nông nghiệp nói
chung và chăn nuôi lợn nói riêng không phát triển được, trình độ chăn nuôi hết sức lạc
hậu, các giống lợn của nước ta cũng là giống nguyên thuỷ, có tầm vóc nhỏ (10 tháng
tuổi trung bình đạt 40-50 kg) tăng trọng chậm (3-5 kg/tháng) tiêu tốn nhiều thức ăn cho
1 kg thịt hơi tăng trọng (5-6 kg thức ăn) phẩm chất thịt kém (tỷ lệ mở cao, nạc trong
thân thịt thấp). Nhưng những giống này có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khô
hạn, nóng ẩm và thức ăn khan khô của nước ta.
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm khôi phục và phát
triển chăn nuôi, từng bước đưa chăn nuôi phát triển lên thành ngành sản xuất chính
ngang hàng với ngành trồng trọt. Từ đó tổng đàn lợn trong nước đã tăng lên không
ngừng.
Năm 2007: Tổng đàn lợn cả nước là: 32,1 triệu con.
Năm 2008: Tổng đàn lợn cả nước là: 39,4 triệu con.
Cùng với việc tăng nhanh về số lượng thì chất lượng đàn giống không ngừng
được cải thiện. Công tác thuần chủng giống đã làm tốt, nhập nhiều giống cao sản nái
ngoại như Large white, Landrace, DE để cải tạo đàn lợn thịt của nước ta. Do đó đã
nâng trọng lượng xuất chuồng trung bình từ 35-40 kg trước đây lên 60-70 kg hiện nay.
Với tiềm năng tiềm tàng của đất nước: Như nước ta có chiều dài hơn 2000 km,
hệ thống ao hồ kênh rạch phong phú đưa lại nguồn tôm cá rất lớn là nguồn thức ăn đạm
cho chăn nuôi. Với khoảng 10 triệu ha đất canh tác đã và đang cung cấp nguồn thức ăn

rất lớn cho chăn nuôi. Nhân dân ta cần cù lao động, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật
dồi dào và đặc biệt là chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và nhà nước trong giai
đoạn gần đây sẽ mở ra một triển vọng lớn trong việc phát triển chăn nuôi lợn theo
hướng sản xuất hàng hoá đạt hiệu quả kinh tế cao.
2.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở tỉnh Hà Tĩnh.
15
Tỉnh đã có nhiều chính sách đầu tư để phát triển chăn nuôi như đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống dịch vụ ngành chăn nuôi thú y, đầu tư nâng cao chất
lượng con giống thông qua các chương trình nạc hoá đàn lợn, bảo tồn và phát triển
những giống lợn nái có ưu điểm tốt. Đầu tư xây dựng hệ thống khuyến nông, các lớp
chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho nông dân.
Hà Tĩnh có tổng đàn lợn 423.000 con; đàn lợn nái 44.438 con, chiếm 10,5%
tổng đàn; Trong đó đàn nái sinh sản khoảng 33.200 con, mỗi năm sản xuất khoảng
520.000-560.000 lợn con, để cung cấp con giống tại chỗ cho các hộ chăn nuôi trên địa
bàn tỉnh. Trong khi đó nhu cầu lợn giống trên địa bàn tỉnh hàng năm khoảng 620.000-
650.000 con. Do thiếu giống, hàng năm tỉnh phải nhập một số lượng lợn giống đáng
kể, chủ yếu từ Nghệ An và tỉnh lân cận, vận chuyển bằng những hình thức như xe máy,
thô sơ, xe tải, xe chuyên dụng ….
Tĩnh đã chủ động xây dựng vùng giống nhân dân tại chổ bằng cách đẩy mạnh
chăn nuôi lợn nái sinh sản gồm các nông hộ là một giải pháp đã được tĩnh quan tâm
nhằm cung cấp con giống tại chỗ cho người chăn nuôi cũng như nhằm hạn chế lây lan
dịch bệnh.
Để làm tốt xây dựng vùng giống lợn nhân dân thì các ngành, các cấp phải quan
tâm một số vấn đề và giải pháp như:
Chọn những vùng trong quy hoạch, có truyền thống chăn nuôi lợn, tốt nhất đã
có một số hộ chăn nuôi lợn nái sinh sản.
Có chính sách hỗ trợ về con giống, thú y, công tác bảo vệ môi trường.
Có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, theo giõi, chỉ đạo.
Từ đó sản xuất được con giống tốt, đảm bảo tiêu chuẩn, đặc biệt hạn chế được
khâu dịch bệnh, để cung cấp tại chỗ cho người chăn nuôi; góp phần tạo công ăn, việc

làm, nâng cao thu nhập cũng như công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong
nông nghiệp.
2.1.3. Tình hình chăn nuôi lợn ở huyện Hương Sơn.
Huyện Hương Sơn có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với sản
lượng lúa và màu hàng năm khá lớn. Những năm qua huyện đã có nhiều chính sách
khuyến khích để ngành chăn nuôi phát triển như hỗ trợ đầu tư cải tạo đàn giống, tăng
cường công tác khuyến nông, thú y. Hàng năm HĐND huyện đã có Nghị quyết khen
thưởng cho các hộ chăn nuôi trên 30 con lợn. Từ những chủ trương trên đã khuyến
khích nông hộ phát triển chăn nuôi. Qua hàng năm đàn lợn không ngừng gia tăng về số
lượng và chất lượng giống cũng được cải tạo. Nhiều giống lợn ngoại siêu nạc đã được
đưa vào sản xuất thí điểm để nhân rộng mô hình. Tình hình số lượng đàn lợn của huyện
tăng qua hàng năm thể hiện như sau:
Bảng 5: Số lượng đàn lợn của huyện Hương Sơn từ năm 2007 đến năm
2009
16
Năm Số lượng
(con)
2007 29.100
2008 14.491
2009 14.775
(Nguồn thống kê huyện Hương Sơn )
Tỷ lệ đàn lợn trong Huyện tăng bình quân qua hàng năm, Tuy nhiên năm 2007
đến nay tốc độ tăng trưởng đàn lợn có chậm lại, nguyên nhân do tình hình dịch bệnh
phần nào làm ảnh hưởng đến việc chăn nuôi lợn của nông hộ.
2.2. Vai trò ngành chăn nuôi lợn trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế hộ
- Hộ nông dân là một tổ chức kinh tế tự chủ, một loại hình kinh tế đặc biệt là
trong cơ chế kinh tế hiện nay hộ nông dân giữ một vai trò to lớn trong phát triển sản
xuất nông nghiệp, một yếu tố khách quan trong sự phát triển nông nghiệp nông thôn,
tạo điều kiện để thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển.
- Theo một số nhà nghiên cứu của khoa học thì xu thế phát triển nông nghiệp

bền vững đó là hệ thống sản xuất nông nghiệp kết hợp bao gồm nhiều ngành nghề và
sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nông nghiệp tổng hợp là sự kết hợp chặt chẻ giữa trồng
trọt, chăn nuôi và các hoạt động khác phục vụ cho nông nghiệp có tính liên hệ chặt chẻ
với nhau.
- Sự phối hợp chặt chẻ giữa ngành chăn nuôi và ngành trồng trọt tạo ra một chu
trình chu chuyển vật chất khép kín có hiệu quả kinh tế cao. Vai trò của ngành chăn
nuôi lợn trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế hộ được thể hiện như sau:
- Sử dụng các loại sản phẩm phụ, sản phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp thành các
sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao thông qua việc chăn nuôi lợn.
- Nghề chăn nuôi lợn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt.
- Nghề chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm quí cho con người.
- Nghề chăn nuôi lợn góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Nghề chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
2.3. Nguồn gốc của một số lợn nuôi ở nước ta
Trên địa bàn xã Sơn Lĩnh, chủ yếu người dân sử dụng lợn lai F
1
(lai giữa móng
cái với đực ngoại (Landrace, Yorkshire) để nuôi thịt.
2.3.1. Landrace
Lợn Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch được hình thành vào khoảng năm
1925, Cổ nhỏ dài, mình dài, vai, lưng, mông, đùi rất phát triển, có màu trắng tuyền, đầu
nhỏ dài, tai to dài phủ kín mặt.
Lợn Landrace toàn thân có dáng hình thon nhọn giống như quả thuỷ lôi, đây là
giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc. Lợn tăng trọng nhanh, trung bình đạt 650-700 gam/
17
ngày. Tiêu tốn thức ăn thấp (2-5-3,3 kg thức ăn) phẩm chất thịt tốt, tỷ lệ nạc cao ( >
50%). Lợn nái có thể trọng từ 220-250 kg, Lợn đực có thể trọng từ 280-320 kg. Mình
hơi lép, bốn chân hơi yếu, khả năng thích nghi kém hơn Yorkshire trong điều kiện
nóng ẩm.
2.3.2. Yorkshire

Là giống lợn được tạo ra ở nước Anh vào năm 1952, hiện nay lợn Yorkshire
nuôi hầu hết ở các nước trên thế giới, khả năng thích nghi của giống lợn này tốt hơn
các giống lợn khác.
Lợn Yorkshire toàn thân màu trắng, lông có ánh vàng, đầu nhỏ dài, tai to dài hơi
hướng về phía trước, thân dài, lưng hơi còng lên, chân cao khỏe, tầm vóc lớn, trọng
lượng sơ sinh trung bình 1-1,2 kg. Lợn trưởng thành đạt 350-380 kg, dài thân 170-185
cm, vòng ngực 165-185 cm, con cái 250-280 kg, lợn thuộc giống lợn cho nhiều nạc.
Lợn có ngoại hình thể chất chắc chắn, nuôi con khéo, chịu đựng kham khổ, chất lượng
thịt tốt, khả năng chịu stress cao.
Tăng trọng bình quân từ 650-700 gam/con/ ngày. Tiêu tốn thức ăn từ 2,8-3,1 kg
thức ăn/kg; tỷ trọng thịt xẻ đạt từ 60-65%, Lợn Yorkshire có khả năng sinh sản tương
đối cao, bình quân từ 10 -12 con trên lứa.
Khi nuôi ở Việt Nam số con đẻ ra/ ổ bình quân là 9,5 con , khối lượng sơ sinh
đạt 1,24 kg. Khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi đạt 55-60 kg, khối lượng bình quân/
con lúc 60 ngày tuổi đạt 15-18 kg.
2.3.3. Lợn Móng Cái
Đây là giống lợn nội được sử dụng vào mục đích sinh sản là chính vì các đặc
tính ưu việt của nó như chịu kham khổ tốt, sức đề kháng cao, mắn đẻ và nuôi con tốt
nó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi nhỏ lẻ trong các nông hộ. Lợn Móng Cái
thường được dùng để làm nền lai cải tiến giống với các giống ngoại (Yorkshire,
Landrace ) để tạo con lai F1 nuôi thịt, lợn Móng Cái là một giống lợn nuôi nhiều ở
miền Đông Bắc nước ta, trong đó bao gồm cả thị xã Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Trước đây, Móng Cái là nơi tập trung thương mại của tỉnh, tàu bè buôn bán
thường xuyên qua lại, do đó từ các huyện trong tỉnh, giống lợn được mang về đây để
bán đi các nơi khác vì thế địa phương quen gọi Móng Cái.
Về nguồn gốc Lợn Móng Cái bắt nguồn từ giống Lợn Quảng Đông (Trung
Quốc) giống lợn này được người Hoa kiều mang sang nước ta và nuôi dưỡng từ lâu
xuất phát từ 3 huyện của tỉnh Quảng Ninh là: Đầm Hà, Hà Cối và Tiên Yên. Hiện nay
được nuôi phổ biến khá rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Từ đó giống lợn
này dần dần được phát triển thành giống lợn Móng Cái của nước ta, rất giống Lợn

Công Quảng của Quảng Đông (Trung Quốc) có tầm vóc to lớn, lưng thẳng, bụng gọn,
chân vững chắc hơn.
2.3.3.1 Đặc điểm chung của Lợn Móng Cái
- Đặc điểm ngoại hình
18
Lợn Móng Cái đầu đen, giữa trán có một loang hình tam giác hoặc hình thoi,
giữa vai và cổ có 1 vành trắng rất ngang, vành trắng này kéo dài đến một nửa bụng bịt
kính mông và đều có hình dáng như 1 cái yên ngựa nên người ta gọi là lang yên ngựa,
ở giữa tiếp giáp giữa lang đen và lang trắng có một khoảng mở rộng khoảng 2-3 cm
trên đó da đen lông trắng. Đặc điểm về màu sắc lông da của Lợn Móng Cái là cố định,
tuy nhiên ở các dòng khác nhau thì có sự khác nhau chút ít.
Lợn Móng Cái đầu to mõm bẹ dài vừa nhăn và hơi cong, tai to và hơi ngang,
giữa trán thường có nếp nhăn, cổ ngắn và to, lưng dài rộng và hơi nang, bụng xệ, 4
chân yêu có dấu hiệu đi bằng móng trên thường cong, da lông thưa và nhỏ, da mỏng có
12-16 vú.
- Đặc điểm sinh trưởng.
Lợn Móng Cái thành thục sớm, thời gian sinh trưởng ngắn, khối lượng sơ sinh
0,7-0,8 kg/ con. Khối lượng cai sữa 6-8 kg/con, khối lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 60-70
kg, lợn thịt thường đạt 55-60 kg. Tăng trọng trung bình 3-10 kg/tháng.
Lợn thịt tăng trọng tương đối chậm, trung bình 5 kg/tháng, 10 tháng tuổi đạt
50-55 kg, tỷ lệ thịt xẻ 65-70%. Tỷ lệ mỡ trong thân thịt cao, tỷ lệ nạc thấp, phẩm chất
thịt ngon. Tiêu tốn thức ăn để cho ra 1 kg thịt hơi tăng trọng tương đối cao (5,5-7 đơn
vị thức ăn).
2.3.3.2 Khả năng sinh sản
Bảng 6 : Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn Móng Cái
Chỉ tiêu Đơn vị Gía trị trung bình
Chu kỳ động hớn Ngày 21
Thời gian động hớn Ngày 3- 4
Tuổi phối giống lứa đầu Tháng 6 – 8
Thời gian có chửa Ngày 110 – 120

Số lứa đẻ trong năm Lứa 1,5 – 2
Số con đẻ trong một lứa Con 10 – 14
Khối lượng sơ sinh/con Kg 0,45 – 0,5
Khối lượng lúc cai sữa/con Con 6 – 7
khỏang cách hai lứa đẻ Tháng 5,5 - 6
(Nguồn Nguyễn Văn Linh- giáo trình kỹ thuật chăn nuôi lợn XB nông nghiệp Hà Nội
năm 2005 [T.24]
Lợn Móng Cái thành thục về tính tương đối sớm, lợn đực thường 3 tháng tuổi
biết nhảy cái và trong tinh dịch đã có tinh trùng , lượng tinh dịch 80 – 100 ml, lợn cái 3
tháng tuổi bắt đầu động hớn nhưng chưa có khả năng thụ thai. Thường thì lợn cái đến
19
khoảng 7-8 tháng tuổi trở đi mới đủ điều kiện tốt nhất cho phối giống và có chửa, thời
điểm đó lợn đã đạt khối lượng khoảng 40 – 50 kg hoặc lớn hơn.
Chu kỳ động dục từ 18-25 ngày, thời gian kéo dài 3-4 ngày. Tuổi phối giống
đầu tiên thường vào lúc 6 tháng tuổi hay 8 tháng nhưng trọng lượng phải đạt 30 kg trở
lên, thời gian có chữa trung bình 114 ngày, biến động từ 112-116 ngày. Thời gian nuôi
con từ 45-60 ngày. Số con đẻ ra trên lứa trung bình là 10 con, số con cai sữa trung bình
là 7-8 con trên lứa. Hệ số quay vòng từ 1,62 lứa/ năm. Khả năng sinh sản tăng dần đạt
đỉnh cao ở lứa thứ 3. Sau đó ổn định và từ lứa 9-10 trở đi thì ít dần. Thời gian động dục
trở lại sau cai sữa là 5-7 ngày.
Lợn Móng Cái là giống lợn có tầm vóc tương đối lớn so với các giống lợn trong
vùng Đồng bằng và trung du Bắc bộ, thành thục sớm, mắn đẻ, sai con, khả năng nuôi
con khéo, khả năng tiêu hoá và lợi dụng thức ăn thô xanh tốt. Bên cạnh đó Lợn Móng
Cái có một số hạn chế là kết cấu ngoại hình yếu, lưng võng, tỷ lệ nạc thấp.
Phương hướng công tác giống hiện nay đối với Lợn Móng Cái là tăng cường
chọn lọc và nhân thuần để nâng tầm vóc, cải tạo các nhược điểm của lợn Móng Cái,
cho lai tạo với các giống nhập nội để lấy con lai nuôi thịt. Trong chiến lược nạc hoá
đàn lợn hiện nay ngoài việc sử dụng đàn lợn thuần nuôi thuần thì không thiếu các con
lợn lai mà trong đó chủ yếu là con lai của Móng Cái với đực ngoại.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt

Quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn thịt và chất lượng thịt cũng chịu ảnh
hưởng rất nhiều yếu tố:
P = G + E
P : Các tính trạng của gia súc.
G: Các yếu tố di truyền.
E: Các yếu tố ngoại cảnh.
2.4.1 Ảnh hưởng của giống
Giống được coi là tiền đề của việc chăn nuôi, các giống khác nhau thì có năng
suất chất lượng thịt khác nhau.
Bảng 7: Kết quả khảo sát ở một số giống lợn
Giống P giết mổ (Kg) Tăng trọng (g/ngày) Tỷ lệ thịt xẻ ( %) Tỷ lệ nạc ( %)
Đại bạch
Landrace
Móng Cái
95
100
85
650-750
600-750
300-350
75-82
82-85
70-71
38-42
48-56
30-32
20
Qua bảng ta thấy lợn ngoại có tốc độ sinh trưởng, phát triển và có chất lượng
thịt tốt hơn các giống lợn nội. Ngành chăn nuôi đã và đang cho lai các giống lợn ngoại
với lợn nội (chủ yếu là lợn cái Móng Cái với đực ngoại) để con lai có năng suất cao và

phẩm chất thịt tốt, đồng thời có khả năng sử dụng nguồn thức ăn sẵn có của địa
phương, có khả năng chống đỡ bệnh tật cao.
2.4.2 Ảnh hưởng của giới tính.
Lợn đực và lợn cái đều có ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt. Lợn cái
đến tuổi thành thục về tính nếu không hoạn thì giảm khả năng tăng trọng dẫn đến tiêu
tốn thức ăn cao, còn lợn đực không thiến thì hoạt động sinh dục dẫn đến tiêu tốn nhiều
năng lượng làm giảm khả năng lao động.
Lợn đực nên thiến lúc 13 ngày tuổi , lợn cái hoạn từ 3-4 tháng tuổi hiện nay nếu
chúng ta nuôi lợn ngoại tăng trọng nhanh nên khi đạt trọng lượng xuất chuồng chưa
phát dục thì không cần phải hoạn.
2.4.3 Ảnh hưởng của thời gian nuôi.
Thời gian nuôi là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp để năng suất và phẩm chất thịt.
Thời gian nuôi dài thì lợn có trọng lượng thịt cao nhưng lại tiêu tốn thức ăn nhiều, tốn
nhiều công chăm sóc nuôi dưỡng, chi phí chuồng trại và các chi phí khác cao, hệ số
vòng quay thấp, chất lượng thịt kém (có nhiều mỡ) thời gian nuôi ngắn thì khắc phục
được những nhược điểm trên nhưng đòi hỏi phải tập trung đầu tư dinh dưỡng cao.
2.4.4. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn.
2.4.4.1 Ảnh hưởng của năng lượng trong khẩu phần ăn theo từng thời gian
đoạn tuổi.
*Giai đoạn từ 20-25 kg
Trong giai đoạn này cần tăng tối đa lượng thức ăn ăn vào sẽ làm tăng khả năng
tăng trọng cũng như khả năng tích luỹ nạc, trong khi đó khả năng tích luỹ mỡ chỉ tăng
lên rất ít. Để thực hiện được điều này thì năng lượng trong khẩu phần ăn cần phải cao.
*Giai đoạn từ 45-50 kg
Trong giai đoạn này, đối với các giống lợn chưa cải tạo khi năng lượng ăn vào
tăng gấp 2,5 đến 3 lần so với nhu cầu duy trì thì khả năng tăng trọng, khả năng tích
luỹ nạc vẫn tăng lên, tuy nhiên khi năng lượng ăn vào tiếp tục tăng lên nữa thì không
có sự tăng lên tiếp tục của tăng trọng cũng như tích luỹ nạc và sẽ làm tăng khả năng
tích luỹ mỡ, tiêu tốn nhiều thức ăn. Vì vậy đối với các giống lợn này cần phải hạn chế
năng lượng ăn vào. Giảm lượng ăn vào trong giai đoạn này có thể ngăn ngừa được

hiện tượng dư thừa năng lượng do không chuyển hoá hết thành mỡ trong thân thịt, do
vật thân thịt có tỷ lệ nạc cao hơn.
*Giai đoạn vỗ béo
Giai đoạn này lợn có khả năng tiêu thụ một lượng thức ăn vượt quá khả năng
nhu cầu cho việc tích luỹ nạc, một phần năng lượng được sử dụng cho việc tích luỹ
21
mỡ, điều này làm giảm tỷ lệ protein/mỡ trong thân thịt. Hạn chế lượng ăn vào trong
giai đoạn vỗ béo có ảnh hưởng tốt đến thân thịt nhưng nếu giảm mức năng lượng đáng
kể sẽ làm giảm khả năng tăng trọng và khả năng tích luỹ nạc hàng ngày cũng giảm.
2.4.4.2 Mối quan hệ giữa protein, axít amin và năng lượng trong khẩu phần
ăn:
Trong khẩu phần ăn của lợn có 2 yếu tố quan trọng và quan tâm đầu tiên là năng
lượng và protein, nếu khẩu phần ăn thiếu protein thì tỷ lệ protein/năng lượng giảm, lợn
có xu hướng tích luỹ mỡ, tuy nhiên nếu khẩu phần ăn có hàm lượng protein quá cao thì
có thể lợn không tích luỹ nạc cao bằng cung cấp protein phù hợp với nhu cầu. Tỷ lệ
năng lượng protein trong khẩu phần ăn là yếu tố quan trọng, khi lượng protein ăn vào
được cố định một cách phù hợp thì năng lượng trong khẩu phần ăn là yếu tố quyết
định sự cân bằng Ni tơ.
Hiệu quả sử dụng axit amin không chỉ phụ thuộc vào thành phần các axit amin
trong khẩu phần ăn mà còn phụ thuộc vào hàm lượng của lipit, hydratcacbon. Nếu
năng lượng trong khẩu phần ăn bị hạn chế thì axit amin sẽ được sử dụng cho việc
cung cấp năng lượng hơn là cho việc tổng hợp protein. Nếu năng lượng trong khẩu
phần được cung cấp một cách đầy đủ thì các axit amin này sẽ được sử dụng chủ yếu
cho việc tổng hợp protein. Khi nâng cao năng lượng khẩu phần mà không thay đổi
lượng axit amin ăn vào thì sẽ tăng tổng hợp lipit. Hàm lượng axit amin trong khẩu
phần phải được tăng lên cùng với sự tăng lên của hàm lượng lipit do lượng ăn vào bị
giảm xuống và ngược lại.
2 4.4.3 ảnh hưởng của hạn chế thức ăn trong khẩu phần
Với các khẩu phần khác nhau, lượng ăn vào đều có mối liên hệ chặt chẽ với tỷ
lệ nạc/mỡ trong thân thịt của lợn. Hạn chế lượng ăn vào trong giai đoạn sinh trưởng

của lợn là một phương pháp phổ biến, nhằm điều khiển khả năng tích luỹ mỡ dưới da
và mỡ trong thân thịt của lợn.
Bảng 8 : Ảnh hưởng của thức ăn đến năng suất và chất lượng thịt lợn
(Creer, 1965)
Các chỉ tiêu Mức ăn hàng ngày
Thoả mãn Cho ăn có hạn chế
100% 85% 70%
Lượng thức ăn (kg) 3,28 2,61 2,11 1,8
Tăng trọng (gam/ngày) 830 700 550 450
Tiêu tốn thức ăn(kg/kg tăng trọng 3,95 3,73 3,84 4,0
22
Độ dày mỡ lưng (cm) 3,71 3,73 3,61 3,28
Tỷ lệ nạc (%) 38,0 37,0 38,6 38,4
Qua bảng ta thấy nếu giảm lượng ăn vào khoảng 25-30% so với mức ăn tự do
hàng ngày thì thấy rằng khả năng tăng trọng có giảm 20-25 %. Tiêu tốn thức ăn/kg
tăng trọng có tăng lên 3-4 %, giảm độ dày mỡ lưng khoảng 8-9 %.
Nếu khí hậu nóng quá thì lợn ăn ít, giảm tăng trọng còn nếu tiểu khí hậu rét quá
thì lợn tiêu hao nhiều năng lượng cho chống rét, chi phí thức ăn cao.
Bảng 9: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến năng suất và chất lượng thịt.
(Seymour,1964)
Nhiệt độ môi trường (
0
C) 15-16 31-32
Mức Protein 20-17-14 16-13-10 20-17-14 16-13-10
Tăng trọng (g/ngày) 700 590 610 570
Hệ số chuyển đổi thức ăn (kg) 3,15 3,36 3,05 3,68
Tỷ lệ nạc (%) 51,4 49,8 51,9 49,2
Độ dày mỡ lưng (cm) 3,8 4,1 3,8 4,0
2.5. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn thịt
2.5.1. Quy luật ưu tiên dinh dưỡng cho tích luỹ

Trong cơ thể lợn có sự ưu tiên dinh dưỡng khác nhau theo từng giai đoạn sinh
trưởng và phát triển của lợn và cho từng hoạt động, chức năng của các cơ quan bộ
phận. Thứ nhất là cho hoạt động thần kinh, thứ hai là cho hoạt động sinh sản, thứ ba là
cho phát triển bộ xương, thứ tư là cho tích luỹ nạc và thứ năm là cho tích luỹ mỡ.
Khi dinh dưỡng giảm xuống 20% của tiêu chuẩn ăn cho lợn thì quá trình tích
luỹ bị ngưng trệ. Khi dinh dưỡng giảm xuống 40% thì sự sinh trưởng của lợn bị ngưng
trệ (Hoàng Nghĩa Duyệt, Nguyên Quang Linh, 2000).
Việc đưa ra một nhu cầu dinh dưỡng đủ để cho lợn thịt sinh trưởng và phát triển
tốt là điều cần thiết, từ đây ta có thể điều khiển được khả năng tăng trọng của lợn qua
tứng giai đoạn thông qua mức ăn của lợn.
2.5.2. Nhu cầu về năng lượng (E)
E= Edt + Ett + E chống rét.
Trong đó:
E: Nhu cầu năng lượng
E dt: Nhu cầu năng lượng cho duy trì, Edt = 0,5 MJDE * W
0,75
E tt: Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng.
Ett = E tích luỹ nạc + E tích luỹ mỡ.
+ E tích luỹ nạc = 15 MJDE/1 kg nạc, tức là để sản xuất 1 kg tổ chức nạc
cần 15 MJ DE .
23
+ E tích luỹ mỡ = 50 MJ DE/1 kg mỡ.
+ E chống rét: Khi nuôi lợn ở nhiệt độ thấp dưới nhiệt độ thấp tới hạn thì
phải cung cấp thêm cho lợn năng lượng chống rét từ thức ăn. Cứ 1
0
C dưới nhiệt độ
thấp tới hạn thì phải thêm một lượng nhiệt năng là 0,0017 MJ DE/ kg W
0,75
.
Bảng 10: Nhu cầu năng lượng cho lợn

Khối lượng
(kg)
Năng lượng trao
đổi trong 1 kg
thức ăn (kg)
Nhu cầu năng
lượng trao đổi
(kg)
Ước tính khối lượng thức
ăn
(kg/con/ngày) (kg)
5-10 3265 1620 0,5
10-20 3265 3265 1,0
20-50 3265 6050 1,9
50-80 3265 4810 2,6
80-100 3265 10030 3,1
(Nguồn : NRC,1998)
2.5.3. Nhu cầu protein
Trong chăn nuôi lợn thịt, protein trong khẩu phần có vai trò rất quan trọng,
quyết định đến năng suất và chất lượng thịt. Đó là thành phần không thể thay thế được,
cần thiết trước tiên cho mọi hoạt động trao đổi chất của cơ thể, rồi tham gia vào cấu tạo
nên các mô trong cơ thể cũng như tạo sản phẩm.
Nhu cầu protein: Pr = Prdt + Prtt
Trong đó: - Pr : là nhu cầu protein
- Prdt : là nhu cầu protein cho duy trì
- Prtt : là nhu cầu protein cho tăng trọng.
- Nhu cầu protein cho duy trì.
Người ta ước tính khoảng 15 % khối lượng cơ thể của lợn là protein, trong đó
13- 6% protein cơ thể tham gia và quá trình trao đổi chất hằng ngày và số lượng này
giảm dần theo độ tuổi của lợn. Đồng thời khoảng 6% protein có thể được sử dụng để

bù đắp lại quá trình tái chu chuyển protein của cơ thể. Do vậy, nhu cầu protein cho duy
trì có tương quan với khối lượng cơ thể theo phương trình:
Prdt

= a* W (kg)
Nhu cầu protein: Pr = Prdt

+ Pr
tt
Trong đó: - Pr : là nhu cầu protein
- Prdt : là nhu cầu protein cho duy trì
- Prtt : là nhu cầu protein cho tăng trọng.
- Nhu cầu protein cho duy trì.
Trong đó: a là hệ số protein cho duy trì, hệ số này phụ thuộc vào khối lượng của lợn.
24
Bảng 11: Hệ số tương quan của nhu cầu protein duy trì cho lợn.
Khối lượng lợn (kg) Hệ số a Khối lượng lợn (kg) Hệ số a
20 0,0012 60 0,0008
30 0,0011 70 0,0007
40 0,0010 80-100 0,0006
50 0,0009 100-200 0,0005
(Nguồn: Lê Đức Ngoan, 2002)
- Protein cho tăng trọng:
Từ sự tăng trọng hằng ngày của lợn ta có thể xác định được lượng protein tích
luỹ trong cơ thể lợn (trong tổ chức nạc, protein chiếm 22%). Vì vậy, nhu cầu protein
cho tăng trọng:
Prttt

= P* 0,22 (P: tăng trọng phần nạc (g) )
Biết được nhu cầu protein của lợn ta có thể phối trộn khẩu phần hợp lý thỏa

mãn nhu cầu của sinh vật và mang lại hiệu quả kinh tế cho mình.Tuy nhiên, lượng
protein yêu cầu hằng ngày trong khẩu phần ăn còn phụ thuộc vào giá trị sinh vật học
và tỷ lệ tiêu hoá của protein. Nhu cầu này càng tăng khi giá trị sinh học và hệ số tiêu
hoá của nó giảm.
Khi bổ sung protein cho lợn ta cần chú ý đến chất lượng protein có hàm lượng
đảm bảo nhu cầu của lợn về các a xít a min không thay thế như Lysine, Methionine và
Triptophan. Theo tác giả thì Lysine có mối tương quan với protein trong thức ăn .
Lợn 10-50 kg: 0,9 % Lysine, 0,7 % Methionine + Cystine.
Lợn 50-100 kg: 0,7 % Lysine, 0,5% Methionine + Cystine.
Thành phần axít amin cho nhu cầu duy trì và tăng trọng khác nhau. Protein có
hàm lượng Lysine thấp, sử dụng hiệu quả cho duy trì nhưng lại kém cho tăng trọng.
Khi khẩu phần có hàm lượng protein thấp, người ta phải sử dụng bằng các axit amin
kết tinh để đảm bảo các hoạt động sinh lý, trao đổi của cơ thể.
Trong khẩu phần ăn cân bằng axit amin thì chỉ cần 11-12 % protein lợn đạt
tăng trọng 585 g/ngày nhưng nếu không cân bằng axit amin, muốn duy trì được tốc độ
tăng trọng trên phải đưa protein tổng số trong khẩu phần lên 20-22%. Nếu trong khẩu
phần thiếu axit amin thì thì dấu hiệu rõ rệt của lợn là giảm lượng ăn vào, còn thừa thì
ít ảnh hưởng. Nếu cho lợn ăn lượng protein cao (vượt quá 25%) thì rất lãng phí, gây ô
nhiểm môi trường, kết quả là làm giảm tăng trọng và hiệu quả thức ăn. Ngoài ra, trong
khẩu phần ăn của lợn phải cân đối giữa protein và năng lượng vì quá trình tổng hợp
protein cần năng lượng, nếu thiếu thì một phần protein tiêu hoá sẽ bị o xy hoá tạo năng
lượng:
- Sự chuyển hoá axit amin trong cơ thể động vật được mô tả qua sơ đồ sau:
Protein cơ thể (protein cơ)
25

×