Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 146 trang )


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các ký hiệu viết tắt i
Danh mục các bảng ii
Danh mục các hình vẽ iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ
TRƢỜNG VÀNG 5
1.1 Đặc điểm của vàng 5
1.1.1. Vàng là một kim loại quý 5
1.1.2. Vàng là một hàng hóa đặc biệt 6
1.1.3. Vàng là dự trữ Quốc gia 11
1.2 Thị trường vàng 13
1.2.1. Tình hình khai thác và tiêu thụ vàng 13
1.2.2. Các hình thức giao dịch vàng 18
1.2.3. Các sàn giao dịch vàng trên Thế giới 22
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng 26
1.3.1. Biến động cung – cầu về vàng 26
1.3.2. Chính sách tài chính – tiền tệ của các quốc gia 33
1.3.3. Các tác động khác 37
CHƢƠNG 2: CÁC NHÂN TỔ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỊ TRƢỜNG
VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 40
2.1 Biến động giá vàng trên Thế giới và Việt Nam 40
2.1.1. Biến động giá vàng trước năm 2007 40
2.1.2. Biến động giá vàng từ năm 2007 đến nay 43
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng Việt Nam 49

2.2.1. Giá vàng thế giới và cách quy đổi giá vàng theo VNĐ 49
2.2.2. Biến động cung – cầu trên thị trường vàng Việt Nam 50
2.2.3. Chính sách của Nhà nước 59


2.2.4. Các nhân tố khác 82
2.3 Đánh giá chung 85
2.3.1. Hoạt động của thị trường vàng Việt Nam 85
2.3.2. Vai trò của các nhân tố tác động đến thị trường 88
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
VÀNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO 92
3.1 Bối cảnh mới 92
3.2 Định hướng phát triển thị trường vàng thời gian tới 96
3.3 Một số giải pháp và kiến nghị 98
3.3.1. Đối với chính sách tỷ giá 98
3.3.2. Xuất nhập khẩu vàng 99
3.3.3. Độc quyền sản xuất vàng miếng theo tiêu chuẩn quốc tế 100
3.3.4. Quản lý chặt chẽ mạng lưới kinh doanh vàng 101
3.3.5. Lập Sở giao dịch vàng Quốc gia 102
KẾT LUẬN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC
i

Danh mục các ký hiệu viết tắt
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
AUD
Đồng Đô la Australia
2
Euro
Đồng tiền chung Châu Âu
3

FED
Cục dự trữ liên bang Mỹ
4
GBP
Đồng Bảng Anh
5
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
6
JPY
Đồng Yên Nhật Bản
7
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
8
NHTM
Ngân hàng thương mại
9
NHTW
Ngân hàng Trung ương
10
SPDR Gold ETF
Quỹ đầu tư tín thác vàng SPDR
11
USD
Đồng Đô la Mỹ
12
VND
Đồng Việt Nam
ii


Danh mục các bảng
STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Bảng 1.1
Các định chế nắm giữ vàng nhiều nhất thế giới
2011
12
2
Bảng 1.2
Các quốc gia khai thác vàng nhiều nhất thế giới
2011
14
3
Bảng 1.3
Các mỏ vàng lớn nhất thế giới 2011
15
4
Bảng 1.4
Các nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới 2011
17
5
Bảng 2.1
Giá vàng Việt Nam và thế giới từ 27/6/2008 đến
29/8/2008
53
6

Bảng 2.2
Tình hình nhập khẩu – xuất khẩu vàng của Việt
Nam
54
7
Bảng 2.3
Thu nhập bình quân đầu người cả nước, Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh 2007 - 2011
55
8
Bảng 2.4
Lạm phát của Việt Nam từ 2007 đến 2011
55
9
Bảng 2.5
Chỉ số giá vàng và USD từ 2007 đến 2011
60
10
Bảng 2.6
Chỉ số giá vàng và USD năm 2011
64
iii

Danh mục các hình vẽ
STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Hình 1.1

Giá vàng Thế giới từ năm 2007 đến nay
30
2
Hình 1.2
Chỉ số Dow Jones từ năm 2007 đến nay
30
3
Hình 1.3
Lượng vàng SPDR nắm giữ và biến động giá vàng
từ 2011 đến nay
32
4
Hình 1.4
Biến động giá vàng thế giới với các mốc nâng trần
nợ công Mỹ
34
5
Hình 2.1
Biến động giá vàng trong nước và thế giới từ 2007
đến nay
49
6
Hình 2.2
Giá vàng Việt Nam từ năm 2007 đến nay
57
7
Hình 2.3
Chỉ số VN Index từ năm 2007 đến nay
57
8

Hình 2.4
Biến động chỉ số giá vàng và USD 2007 - 2011
61
9
Hình 2.5
Biến động chỉ số giá vàng và USD năm 2011
65
10
Hình 2.6
Chênh lệch giá vàng thế giới và Việt Nam
67
11
Hình 2.7
Chênh lệch giá giữa các thương hiệu vàng miếng
từ 30/9/2011 đến nay
79



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường vàng Việt Nam qua nhiều năm hình thành và hoạt động vẫn
là một thị trường phát triển ở mức độ thấp, chủ yếu chỉ kinh doanh vàng vật
chất. Trong khi, với bối cảnh kinh tế hiện nay, dưới tác động của khủng hoảng
kinh tế toàn cầu đi đôi với sự sụt giảm giá trị đồng USD – vốn được coi là
đồng tiền mạnh, luôn có mặt trong dự trữ ngoại hối của các Quốc gia; và tình
hình lạm phát trong nước kéo dài cùng sự sụt giảm trên thị trường chứng
khoán, bất động sản thì với tập quán tích trữ vàng lâu đời của người dân, hiện

nay vàng đã trở thành một kênh đầu tư được quan tâm nhất nhằm bảo toàn giá
trị tài sản nắm giữ. Tuy nhiên, các chính sách quản lý thị trường vàng hiện
hành đang thể hiện nhiều bất cập, đi ngược với xu thế tự nhiên của kinh tế thị
trường, gây mất cân đối cung – cầu, tạo cơ hội cho đầu cơ, buôn lậu và làm
nảy sinh nhiều tiêu cực trong hoạt động kinh doanh vàng. Do đó, Nhà nước sẽ
càng khó khăn hơn trong quản lý thị trường vàng nói riêng và ổn định kinh tế
vĩ mô nói chung.
Việc quản lý tốt thị trường vàng với tư cách là một kênh đầu tư và là
một bộ phận của thị trường tài chính sẽ góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô. Do đó, cùng với việc vận dụng những kiến thức, lý luận khoa
học đã được tiếp thu, tác giả chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hƣởng đến thị
trƣờng vàng trong nền kinh tế Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, trước những biến động lớn về giá vàng
trong nước cũng như thế giới trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đã
có nhiều bài viết và nghiên cứu về vàng và thị trường vàng dưới nhiều góc độ
khác nhau. Những nghiên cứu đó đã được tập hợp lại và thảo luận tại hai hội
thảo tiêu biểu, đó là:
2

- Hội thảo: “Vai trò của vàng và ngoại tệ trong điều hành chính sách
tiền tệ ở Việt Nam” do Thường trực Hội đồng Khoa học ngành Ngân hàng -
Vụ Chiến lược Phát triển Ngân hàng phối hợp với Ngân hàng Phát triển nhà
đồng bằng sông Cửu Long và Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam tổ
chức ngày 10/11/2006 tại Hà Nội;
- Hội thảo: “Tác động của thị trường vàng đến thị trường tài chính Việt
Nam” do Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia tổ chức ngày 09/6/2011 tại Hà
Nội.
Tại các hội thảo đó, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến vàng dưới nhiều
khía cạnh, quan điểm và phạm vi khác nhau nhưng chưa đưa ra được lý luận

chung nhất về thị trường vàng cũng như các nhân tố đặc trưng tác động đến
thị trường vàng Việt Nam và định hướng thuyết phục nhất để phát triển thị
trường vàng trong nước.
Luận văn tiến sĩ “Chiến lược kinh doanh vàng tại Thành phố Hồ Chí
Minh” của tác giả Nguyễn Hữu Định – Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh năm 1995 đề cập đến một số cơ sở lý luận về thị trường vàng, định
hướng phát triển hoạt động kinh doanh vàng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy
nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội tại thời điểm nghiên cứu và hiện nay có
nhiều đổi khác, một số kiến nghị chính sách tác giả đề cập đã được thực hiện
hoặc không còn phù hợp, do đó cần có nghiên cứu mới nhằm đưa ra giải pháp
phát triển thị trường vàng trong bối cảnh hiện nay.
Các đề tài khác như: Luận văn thạc sĩ “Các giải pháp phát triển kinh
doanh vàng tại Việt Nam” của tác giả Đặng Thị Tường Vân – Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh 2008; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KNH
2009-01 “Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh vàng theo
chức năng của Ngân hàng Trung ương”, chủ nhiệm đề tài Nguyễn Vân Anh
3

cũng đưa ra các góc nhìn mới về thị trường vàng nhưng chưa chỉ ra được các
nhân tố tác động đến thị trường vàng Việt Nam.
Để nghiên cứu, đánh giá các nhân tố tác động đến thị trường vàng Việt
Nam, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến thị trƣờng vàng
trong nền kinh tế Việt Nam” cho luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Trên giác độ nghiên cứu về mặt quản lý thị trường vàng, mục đích của
luận văn là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng Việt Nam, từ
đó đề xuất giải pháp cho Ngân hàng Nhà nước quản lý nhằm phát triển thị
trường vàng Việt Nam thời gian tới.
Do đó, trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả trả lời thêm các câu
hỏi phụ như sau:

- Vai trò vàng trong nền kinh tế thị trường?
- Nguyên nhân biến động giá vàng ở Việt Nam trong thời gian qua?
- Trên cơ sở các nhân tố tác động đến thị trường vàng Việt Nam, có thể
đề xuất các giải pháp gì để phát triển thị trường vàng Việt Nam trong thời
gian tới?
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng:
biến động cung – cầu, giá vàng, các chính sách quản lý thị trường vàng của
Nhà nước.
Phạm vi nghiên cứu: hoạt động kinh doanh vàng ở Việt Nam trong giai
đoạn từ 2007 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở sử dụng tổng hợp
các phương pháp nghiên cứu: phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, suy
4

luận logic kết hợp với các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê
kinh tế, điều tra xã hội học…
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng Việt
Nam;
- Đề xuất các giải pháp phát triển thị trường vàng Việt Nam trong thời
gian tới.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường vàng
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh
tế Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp phát triển thị trường vàng ở Việt Nam

trong giai đoạn tiếp theo.
5

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƢỜNG VÀNG
1.1 Đặc điểm của vàng
1.1.1 Vàng là một kim loại quý
Vàng là nguyên tố hóa học có ký hiệu hóa học là Au. Đây là kim loại
quý trong ngành trang sức, điêu khắc và trang trí kể từ khi được xuất hiện
trong lịch sử. Ở khắp nơi trên Trái đất, vàng đều được thừa nhận là một kim
loại quý cùng với bạc, đồng, platin… vì:
- Vàng có tính bền vững hóa học rất cao, không bị tác dụng bởi oxy,
nitơ, hydro, cacbon… kể cả các loại acid, chỉ trừ halogen đun nóng và hỗn
hợp acid selentic (H
2
SeO
4
). Đây là đặc điểm vô cùng quan trọng của vàng,
nhờ tính bền vững hóa học đó mà con người đã sớm khai thác, sử dụng và tôn
quý nó.
- Vàng nguyên chất có vẻ đẹp bề ngoài sáng bóng dù khi đạt đến độ
nóng chảy (1062
0
C). Nếu tăng nhiệt độ lên 2970
0
C thì dung thể vàng bắt đầu
sôi. Chính sắc vàng rực rỡ, choáng ngợp ấy là điểm khởi đầu hấp dẫn con
người và biến nó thành người bạn đồng hành trong quá trình tiến hóa của
nhân loại;
- Vàng nguyên chất có độ dẻo cao, dễ dát thành lá mỏng dưới

0,0002mm, 1gram vàng có thể dát mỏng thành một tấm vuông cạnh 80cm và
cũng dễ dàng kéo thành sợi, 1 gram vàng có thể kéo dài 2km. Lá vàng có thể
được dát mỏng đến mức ánh sáng có thể đi qua. Nhờ những đặc điểm này nên
vàng rất phù hợp cho việc chế tác đồ kim hoàn, các linh kiện điện tử, kể cả
các vi mạch…;
- Ngoài ra, vàng là vật chất có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao, phản ánh
tia hồng ngoại rất mạnh. Ngày nay, vàng được sử dụng nhiều trong nha khoa
và điện tử.
6

Trong suốt lịch sử nhân loại, ước tính khoảng 182.787 tấn vàng đã
được khai thác. Các khu vực khai thác chính là Nam Phi 52.989 tấn, Liên
Bang Nga và các nước thuộc Liên Xô trước đây 20.679 tấn, Mỹ 6.750 tấn,
Australia 8.169 tấn, Brazil 3.482 tấn, Colombia 2.586 tấn.
Trong cố gắng tìm kiếm, khai thác vàng, các nhà “Luyện kim thuật”
thời trung cổ hy vọng có thể lấy vàng ra từ nước biển. Họ thu được một chất
lỏng và tin chắc có vàng trong đó. Nhưng họ đã không thể chiết suất vàng.
Các nỗ lực sau đó cũng không thành công.
Ngày nay, cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chẳng những kỹ
thuật khai thác vàng được nâng cao mà người ta còn ứng dụng kỹ thuật biến
đổi hạt nhân của vật chất bằng tia chiếu gamma vào thủy ngân để tạo ra vàng.
Tuy nhiên thành tựu đạt được lại tốn kém hơn gấp nhiều lần chi phí khai thác
vàng thiên nhiên. Nếu khai thác mỏ tập trung, giá thành từ 300 đến 850
USD/ounce (31,10348 gram), trong khi đó, nếu chế biến từ thủy ngân, giá
thành tăng gấp nhiều lần. Vì thế hiện nay, vàng vẫn còn là kim loại quý,
tương đối hiếm. Trong thế giới hàng hóa, vàng vẫn còn có giá rất cao so với
nhiều loại hàng hóa khác.
Do chưa chế tạo, sản xuất một cách dễ dàng, với số lượng tùy ý để có
thể dẫn đến khủng hoảng thừa, cho nên vàng vẫn chiếm một ngôi vị bền vững
trong đời sống kinh tế.

1.1.2 Vàng là một hàng hóa đặc biệt
Với tính chất ưu việt và được công nhận rộng rãi, vàng đã trở thành
một vật chất đặc biệt mang hình thái hàng hóa – tiền tệ. Lịch sử tiền vàng kéo
dài hàng mấy nghìn năm và phổ biến trên khắp các nước với những biến cố,
những giai đoạn thăng trầm khác nhau. Khi đóng vai trò là tiền thì tiền vàng
đã có đầy đủ các chức năng của tiền tệ nói chung và cho đến ngày nay chưa
7

có loại tiền nào có chức năng đầy đủ như thế, bao gồm: chức năng phương
tiện thanh toán, thước đo giá trị và phương tiện tích trữ.
Chức năng quan trọng của tiền vàng là chức năng phương tiện thanh
toán: thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế. Với chức năng này, tiền
vàng giúp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi hàng hóa giữa
những chủ thể cá biệt được thuận lợi, dễ dàng, đồng thời thúc đẩy trình độ
chuyên môn hóa và phân công lao động hợp lý giữa những nước có mở cửa
nền kinh tế. Đặc điểm phổ biến của vàng đã đưa vàng lên vai trò là một loại
tiền tệ quốc tế, vượt qua mọi biên giới, vượt lên trên mọi sự phân biệt chủng
tộc, đẳng cấp xã hội và độc lập với mọi thể chế chính trị cho đến khi toàn thể
nhân loại tìm ra và cùng chấp nhận một hình thái nào khác có đầy đủ các đặc
điểm và tính chất khả dĩ thay thế được vàng.
Tiền vàng có một chức năng quan trọng nữa là phương tiện thước đo
giá trị khi nó xác định chi phí sản xuất và giá cả của hàng hóa được mua bán.
Bằng cách sử dụng một đơn vị thanh toán chung khi quy định giá cả, mọi sự
giao dịch trong và ngoài nước được đơn giản hóa, đồng thời còn cho phép
thanh toán với các kỳ hạn nhất định. Lúc đó, tiền chỉ làm chức năng tiền kế
toán hay thước đo giá trị trên ý niệm;
Chức năng thứ ba của tiền vàng là một phương tiện tích trữ hữu hiệu,
biến tiền trở thành một loại của cải, tài sản an toàn. Việc tích trữ tiền không
chỉ diễn ra ở một cá nhân mà cả ở Nhà nước dưới dạng tài sản quốc gia, một
nguồn dự trữ bằng tiền vàng nhằm làm “tiền quốc tế” giải quyết các khó khăn

về cán cân thanh toán, đồng thời để đảm bảo giá trị cho những loại tiền tệ
khác nhau lưu hành trong nước. Vàng đang được giữ dưới hai hình thức:
Khối vàng tự do: Những người nắm giữ số vàng này bao gồm:
- Nông dân, những người thuộc tầng lớp trung lưu, có tuổi đời trung
bình trên 50 tuổi. Họ luôn xem vàng là một loại của cải vững chắc nhất vì họ
8

ít tin tưởng vào các loại tiền tệ ngoài vàng và họ không muốn biểu lộ sự giàu
có qua các tài sản khác;
- Những người kinh doanh không muốn công khai tài chính, không
muốn báo cáo các giao dịch tài chính. Đối với họ, vàng là một phương tiện
thanh toán hữu hiệu, tránh được sự kiểm soát nhằm trốn thuế;
- Những công dân lương thiện tin chắc rằng sắp có lạm phát, hoặc đề
phòng lạm phát xảy ra. Đối với họ, vàng sẽ giữ được giá trị thực sự của nó và
tích lũy bằng vàng tốt hơn đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào khác (như chứng
khoán, bất động sản…);
- Những người đầu cơ vàng;
- Những nhà doanh nghiệp kim hoàn. Đối với họ, vàng là vàng. Đôi lúc
họ là những người đầu cơ, nhưng thường thì họ trữ vàng chỉ để phục vụ cho
nghề nghiệp: chế tác và kinh doanh vàng – nữ trang mang tính kỹ thuật và mỹ
thuật cao;
- Một số nhà công nghiệp đang nắm giữ vàng với tính chất thuần túy là
một loại nguyên liệu. Họ dành sự quan tâm đến vàng như một trong những
đầu vào sản xuất mà họ luôn luôn phải tiết kiệm;
Khối vàng – tiền tệ: Chủ nhân của khối vàng này chỉ gồm một số ít đối
tượng đặc biệt. Đó là những Ngân hàng Trung ương và các cơ quan tiền tệ, tài
chính quốc tế.
Các NHTW vẫn tiếp tục giữ vàng – tiền tệ như là một phần dự trữ
ngoại hối để có thể can thiệp vào thị trường hối đoái. Đôi khi vì sức ép giải
quyết mất cân đối trong cán cân thanh toán, các nước phải bán hoặc cầm cố

một phần quỹ vàng dự trữ quốc gia tại các NHTW khác.
Các NHTW thường có khuynh hướng tăng thêm quỹ vàng dự trữ thông
qua thị trường tự do hoặc qua các thỏa thuận song phương giữa các NHTW.
9

Vàng đã đóng vai trò đảm bảo giá trị cho các loại tiền tệ khác ngoài
tiền kim loại (tiền vàng, tiền bạc). Trước hết, đối với tiền giấy, vàng cũng là
cơ sở hình thành tiền giấy. Vào thế kỷ thứ XVII, Ngân hàng Amsterdam (Hà
Lan) đã cấp cho người có ký gửi vàng hay bạc những tấm biên lai có đặc
điểm chia thành nhiều tấm nhỏ và có thể đổi ra vàng tại Ngân hàng ký phát
hoặc chuyển nhượng cho người khác thụ hưởng nếu họ chịu nhận. Đây là một
sáng kiến thời đó, tuy chỉ được áp dụng một cách dè dặt: biên lai được cấp
cho chính người ký gửi vàng và có trị giá đúng bằng giá trị số vàng ký gửi.
Sau đó, theo dòng lịch sử, những tấm phiếu có hình thức như giấy bạc ngày
nay được phát hành và dần phát huy những chức năng của tiền tệ. Để kiểm
soát tình trạng hỗn loạn do một số Ngân hàng đã gây thiệt hại cho người dân
vì đã tin vào “tiền giấy” do những Ngân hàng tư nhân đó phát hành, Nhà nước
đã can thiệp đi từ kiểm soát phát hành đến độc quyền phát hành tiền giấy,
tương tự như việc đúc tiền vàng. Lúc đó, một số ít Ngân hàng tư có uy tín
được phép phát hành tiền giấy nhưng phải chấp nhận một số điều kiện kiểm
soát của Nhà nước như sau:
- Điều kiện tiên quyết: Số tiền giấy phát hành bất cứ lúc nào cũng có
thể đổi lấy tiền thực (tiền vàng) tại Ngân hàng phát hành;
- Điều kiện dự trữ pháp định: Để bảo đảm cho điều kiện khả hoán,
Ngân hàng phải luôn tồn trữ một số vàng tương ứng số tiền giấy đã phát hành
(thường chấp nhận từ 40% đến 60%);
- Những người lãnh đạo của Ngân hàng được bổ nhiệm với sự phê
chuẩn của Nhà nước;
- Ngân hàng phát hành phải trả một số thuế trên giá trị số tiền giấy phát
hành thặng dư so với số vàng bảo đảm;

- Mỗi khi Nhà nước cần tiền, Ngân hàng phát hành phải cho vay không
lấy lãi.
10

Tuy nhiên, về sau khi quyền phát hành tiền được trao cho chỉ một Ngân
hàng của Nhà nước (Ngân hàng Trung ương) thì Nhà nước có điều kiện chi
phối chặt chẽ việc phát hành tiền. Điều này cũng có thể gây nguy hại cho nền
kinh tế, nếu vì nguyên nhân nào đó, chính quyền lợi dụng quyền phát hành,
không tuân thủ các quy luật kinh tế (ví dụ gần đây là các cuộc khủng hoảng
nợ công ở Mỹ và Châu Âu). Do đó, để đề phòng, ở nhiều nước, Ngân hàng
phát hành được hưởng quy chế tự chủ. Người lãnh đạo điều hành Ngân hàng
phải được Quốc hội bổ nhiệm từng thời kỳ nhất định và được quyền bất khả
bãi miễn trong suốt nhiệm kỳ, nếu không làm điều gì phạm pháp.
Xét về khía cạnh tiện dụng, tiền giấy có tính ưu việt là dễ mang theo
người, dễ cất trữ, dễ biểu thị giá trị; chỉ cần in nhiều hoặc ít số 0 trên mặt tờ
giấy bạc thì sẽ biểu thị một khối lượng giá trị lớn hơn hay nhỏ hơn tương ứng.
Việc độc quyền phát hành và bảo vệ giá trị của tiền cũng như nghiêm cấm tư
nhân tạo ra tiền theo ý muốn đã giữ cho tiền giấy cũng có tính khan hiếm như
vàng.
Dù vậy, khi các kỹ thuật thanh toán qua Ngân hàng được phát triển thì
sự tiện dụng của tiền giấy đã kém xa so với các phương tiện thanh toán hiện
đại được tạm gọi chung là tiền Ngân hàng như: Thương phiếu, chi phiếu, thẻ
tín dụng, thẻ ghi nợ cá nhân…
Đến khi tiền giấy không còn được chính quyền chấp thuận đổi ra tiền
thực, tiền vàng, thì vàng cũng chưa bị loại hẳn khỏi các giao dịch thanh toán,
dù rằng vai trò của vàng đã có suy giảm đáng kể,
Bản chất của tiền tệ, dù mang hình thái nào, nó cũng đều là một quy
ước xã hội và có tính xã hội. Ngày nay, trong điều kiện có nhiều loại tiền
cùng tồn tại, mỗi loại tiền chỉ có ưu thế về một chức năng nào đó thì vàng hay
tiền vàng vẫn mang sức mạnh tiềm ẩn vì nó có một chức năng thanh toán

11

quốc tế mà chưa có loại tiền nào khác có giá trị đủ mạnh, có sức thu phục
được niềm tin vào sự ổn định giá trị đó.
(Phụ lục 01: Vàng với hệ thống tiền tế quốc tế).
1.1.3 Vàng là dự trữ Quốc gia
Mức dự trữ vàng của toàn thế giới gần đây lên đến 130.000 tấn. Các
quốc gia, ngân hàng và quỹ đầu tư trên toàn thế giới tăng cường giữ vàng
trong danh mục đầu tư của mình để tránh nguy cơ giảm giá trị tài sản do lạm
phát và phá giá tiền tệ trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay.
Trong điều kiện bình thường của nền kinh tế, khi quá trình sản xuất và
tiêu dùng diễn ra bình thường, kinh tế ít biến động thì vàng ít được sử dụng
làm phương tiện thanh toán mà chủ yếu được giao dịch dưới dạng hàng hóa,
vì thế nhu cầu dự trữ vàng không lớn và thị trường vàng cũng ít biến động
lớn.
Tuy nhiên, khi nền kinh tế có những bất ổn như lạm phát tăng cao, giá
trị đồng tiền giảm sút, người ta tìm đến vàng như là loại hình thanh khoản ổn
định hoặc là tài sản dự trữ trước những nguy cơ rủi ro. Khi giá trị đồng tiền
suy giảm, dự trữ tiền bị mất giá, vàng sẽ trở thành loại hình đầu tư hấp dẫn so
với bất động sản, chứng khoán hay tiết kiệm và là công cụ bảo toàn giá trị cho
các nhà đầu tư, tránh rủi ro trước tác động của khủng hoảng tài chính và biến
động của thị trường. Trong lịch sử, khi niềm tin vào đồng tiền giấy suy giảm,
nhà đầu tư tìm đến giá trị thực chất của vàng để bảo vệ họ khỏi lạm phát.
Mỹ có số vàng dự trữ cao nhất Thế giới với khoảng gần 9000 tấn,
Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc cũng đang tăng cường tăng lượng dự trữ vàng
trong năm 2011.



12


Bảng 1.1: Các định chế nắm giữ vàng nhiều nhất Thế giới 2011

STT

Tên Tổ chức
Số lƣợng
(tấn)
Giá trị
(tỷ USD)
% dự trữ
ngoại hối
1
Mỹ
8.965,6
418,39
77,4
2
Đức
3.743,7
174,7
73.7
3
IMF
3.101
144,76

4
Italy
2.702,6

126,12
73.4
5
Pháp
2.684,6
125,28
71,8
6
SPDR Gold ETF (GLD)
1.213,9
64,53

7
Trung Quốc
1.161,9
54,22
1.8
8
Thụy Sỹ
1.146,5
53,5
15,8
9
Nga
960,1
44,8
9,2
10
Nhật Bản
843,5

39,36
3,5
11
Hà Lan
675,2
31,5
61,9
12
Ấn Độ
614,75
28,69
9,6
13
Ngân Hàng Trung ƣơng
Châu Âu (ECB)
553,4
25,8
35
14
Đài Loan (Trung Quốc)
465,6
21,7
5,9
15
Bồ Đào Nha
421,6
19,7
89,2
(Nguồn: Hội đồng vàng Thế giới – Báo cáo tháng 12/2011)


13

1.2 Thị trƣờng vàng
Vàng là loại hàng hóa đặc biệt, do đó thị trường vàng cũng là thị trường
đặc biệt. Nó vừa mang hình thái của thị trường hàng hóa điển hình, vừa là một
bộ phận của thị trường tài chính, thể hiện thông qua các phương thức giao
dịch vàng và hoạt động của các sàn giao dịch vàng trên thế giới.
1.2.1 Tình hình khai thác và tiêu thụ vàng
Vàng có mặt trên mọi lục địa, trừ Nam Cực, nhưng cho đến nay, con
người mới chỉ khai thác được khoảng 182.787 tấn vàng. Trên thực tế, chỉ còn
khoảng 100.000 tấn vàng trong trữ lượng vàng đã được phát hiện của thế giới
có thể được khai thác có hiệu quả về mặt kinh tế trong tương lai. Mặt khác,
sản lượng vàng khai thác trên toàn cầu hàng năm khoảng 2.500 tấn. Như vậy,
trữ lượng vàng của thế giới có thể sẽ cạn kiệt trong vòng 4 thập niên tới đây.
Nhằm đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ của thế giới đối với vàng, các quốc gia sản
xuất kim loại này đã đẩy mạnh khai thác trong năm 2011, nâng tổng sản
lượng vàng toàn cầu lên 2.700 tấn, tăng 5,5% so với năm 2010.
Từ những năm 1880, Nam Phi đã là nước khai thác và cung cấp vàng
lớn nhất thế giới, với khoảng 50% tất cả lượng vàng từng được sản xuất có
nguồn gốc từ Nam Phi. Sản lượng năm 1970 chiếm 79% nguồn cung thế giới,
sản xuất khoảng 1.480 tấn; Sản lượng năm 2008 là 2.260 tấn. Hiện nay, Trung
Quốc trở thành nước sản xuất vàng nhiều nhất thế giới sau khi vượt Nam Phi
từ năm 2007, sản lượng vàng sản xuất cũng tăng theo hàng năm cụ thể năm
2010 là 345 tấn, tăng 31 tấn so với năm 2009, và tới năm 2011, sản lượng đạt
được là 355 tấn, tăng 2,9% so với năm 2010 (xem bảng 1.2 trang 14). Trong
năm 2010, năm tỉnh Sơn Đông, Hà Nam, Giang Tây, Phúc Kiến và Nội Mông
đóng góp 59,9% sản lượng vàng của Trung Quốc. Khoảng 184 tấn vàng,
tương đương 51% tổng sản lượng vàng ở nước này đến từ 10 công ty khai mỏ
14


lớn nhất Trung Quốc gồm Tập đoàn khai mỏ Quốc gia Trung Quốc và hãng
Zijin Mining.

Bảng 1.2: các quốc gia khai thác vàng nhiều nhất thế giới năm 2011
STT
Quốc gia
Sản lƣợng (tấn)
2010
2011
1
Trung Quốc
345
355
2
Australia
261
270
3
Mỹ
231
237
4
Nga
192
200
5
Nam Phi
189
190
6

Peru
164
150
7
Canada
91
110
8
Ghana
82
100
9
Indonesia
120
100
10
Uzbekistan
90
90
(Nguồn: Báo cáo khoáng sản của Cơ quan Điều tra địa chất Mỹ 2011).

Khai thác vàng là một trong những hoạt động có tính phá hoại nhất đối
với môi trường. Để làm ra một ounce vàng, phải đãi từ 250 tấn đất đá trở lên.
Tại các mỏ khai thác quy mô nhỏ, vốn chiếm một phần tư trong số cơ sở khai
thác toàn cầu, sử dụng thủy ngân để khai thác vàng. Theo ước tính của Liên
15

Hợp Quốc, hoạt động khai thác vàng như trên chiếm hơn 30% sự ô nhiễm
thủy ngân của thế giới.


Bảng 1.3: Các mỏ vàng lớn nhất thế giới năm 2011

STT

Tên mỏ
Sản lƣợng (ounce)
2010
2011
1
Grasberg - Indonesia
2.025.000
1.444.000
2
Cortez – Mỹ
1.140.000
1.421.000
3
Yanacocha – Peru
1.460.000
1.293.000
4
Goldstrike – Mỹ
1.240.000
1.088.000
5
Veladero - Argentina
1.120.000
957.000
6
Vaal River – Nam Phi

750.000
831.000
7
West Wits – Nam Phi
698.000
792.000
8
Lagunas Norte – Peru
808.000
770.000
9
Kalgoorlie Super Pit - Australia
788.000
750.000
10
Boddington - Australia
540.000
741.000
(Nguồn: Hội đồng vàng thế giới – 2012)

Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy sản lượng vàng được khai thác ở các
mỏ có xu hướng giảm dần vì ngoài yếu tố về trữ lượng vàng tại các mỏ, việc
khai thác mỏ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chính trị, kiểu mỏ để khai thác,
môi trường… Indonesia không phải là nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới
16

nhưng lại có mỏ vàng đứng đầu thế giới về sản lượng với khoảng 19.500 công
nhân khai thác trong mỏ. Tuy nhiên, đến tháng 10/2011, mỏ Grasberg đã bị
đóng cửa hoàn toàn do những lo ngại về an ninh và các đường vận chuyển đã
bị khóa. Công nhân ở mỏ Grasberg đã đình công trong suốt hai tháng để đòi

tăng lương. Họ cho rằng, tại các mỏ khác trên thế giới, tiền lương cao hơn ở
đây ít nhất 9 lần. Nếu mỏ Grasberg vẫn bị đóng cửa, sẽ ảnh hưởng đến sản
lượng vàng được khai thác của thế giới trong năm 2012.
Trung bình chi phí để khai thác vàng khoảng 317USD/oz năm 2007,
nhưng có thể khác biệt rất lớn phụ thuộc vào kiểu mỏ và chất lượng quặng.
Đến nay, chi phí trung bình cho việc khai thác vàng đã lên đến 850
USD/ounce.
So với năm 2010, nhu cầu vàng của thế giới tăng 0,4% trong năm 2011,
chủ yếu nhờ mức tăng 5% trong nhu cầu đầu tư vàng vật chất.
Ước tính, khoảng 45% lượng vàng khai thác xong được làm trang sức
và khoảng 40% dùng để đúc thành đồng xu, vàng miếng cho các ngân hàng
trung ương hoặc nhà đầu tư mua đi bán lại. Phần còn lại được dùng cho nhiều
mục đích khác như sản xuất công nghiệp hoặc nha khoa. Ấn Độ là nước tiêu
thụ nhiều vàng nhất thế giới, chiếm khoảng 25% nguồn cung toàn cầu. Hàng
năm, Ấn Độ nhập khẩu khoảng 800 tấn vàng, trong đó có 600 tấn được dùng
để sản xuất trang sức. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, chính phủ và người dân
Trung Quốc đầu tư vào vàng ngày càng nhiều. Năm 2010 nhu cầu vàng từ
Trung Quốc đã tăng gấp ba lần, lên tới 580 tấn so với mức 206 tấn năm 2001.
Để chuẩn bị cho năm mới 2012, Trung Quốc đã nhập khẩu một khối lượng
vàng kỷ lục vào tháng 11 năm 2011. Lượng vàng nhập khẩu vào Trung Quốc
đại lục qua Hồng Kông – cửa ngõ nhập vàng chính của thị trường đại lục –
lên tới 102 tấn trong tháng 11, tăng 20% so với tháng 10 và tăng gấp 6 lần so
với cùng kỳ năm 2010.
17

Lượng vàng tiêu thụ tại Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 40% lượng vàng
tiêu thụ toàn cầu. Với xu hướng tiêu thụ cũng như sản xuất ngày càng tăng
của Trung Quốc và lượng tiêu thụ vàng đang chững lại do giá cao ở Ấn Độ,
thì trong thời gian tới, Trung Quốc có thể sẽ vượt qua Ấn Độ để trở thành
nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới (xem bảng 1.4 trang 17).


Bảng 1.4: Các nƣớc tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới năm 2011
STT
Quốc gia
Sản lƣợng (tấn)
2010
2011
1
Ấn Độ
1003,6
933,4
2
Trung Quốc
664,9
811,2
3
Mỹ
234,8
194,9
4
Đức
126,4
159,3
5
Thổ Nhĩ Kỳ
110,9
144,2
6
Thụy Sỹ
92,96

116,2
7
Thái Lan
69,36
108,9
8
Việt Nam
81,4
100,3
9
Nga
65,87
75,1
10
Ả Rập Xê Út
82
72,2
(Nguồn: Báo cáo của hội đồng vàng Thế giới năm 2011)
Các sản phẩm vàng trên thế giới được tái chế liên tục. Hiện nay, mỗi
năm có ít nhất 15% lượng vàng tiêu thụ của năm được mang đi tái chế.
18

1.2.2 Các hình thức giao dịch vàng
1.2.2.1 Nghiệp vụ mua bán giao ngay (Spot)
Nghiệp vụ mua bán giao ngay là nghiệp vụ mua bán vàng được thực
hiện theo giá trị tại thời điểm thỏa thuận, tuy nhiên cần thời gian để thực hiện
bút toán và thanh toán tiền vàng nên có thể tốn nhiều thời gian nếu số lượng
mua bán lớn.
1.2.2.2 Mua bán kỳ hạn (Forward)
Mua bán kỳ hạn là cam kết mua bán vàng tại một mức giá xác định và

vào một ngày cụ thể trong tương lai. Mục đích của hợp đồng kỳ hạn là nhằm
bảo hiểm rủi ro về giá của tài sản khi nhà đầu tư có tài sản đó trong tương lai.
1.2.2.3 Nghiệp vụ quyền chọn (Option)
Nghiệp vụ quyền chọn là quyền được mua hay bán một số lượng vàng
trong một khoảng thời gian xác định trong tương lai với giá được xác định tại
thời điểm giao dịch. Có hai quyền chọn : Quyền chọn mua (Call option) và
quyền chọn bán (Put option).
Có hai kiểu quyền chọn :
- Quyền chọn kiểu Mỹ : cho phép người mua quyền chọn thực hiện
quyền chọn tại bất kỳ thời điểm nào trong thời gian còn hiệu lực hợp đồng ;
- Quyền chọn kiểu Châu Âu : chỉ có thể thực hiện vào ngày đáo hạn.
1.2.2.4 Tín dụng vàng
Để đảm bảo nhu cầu thanh toán, tín dụng vàng được sử dụng để đảm
bảo giá trị của tiền. Ví dụ, trong giao dịch bất động sản, người mua khi chưa
thanh toán hoặc chưa mua được nhà thì mua vàng gửi ngân hàng giữ hộ để
phòng ngừa khi giá vàng lên. Ngược lại, người bán nhà khi chưa nhận được
tiền mà lo ngại vàng xuống thì sẽ vay ngân hàng số vàng sắp được nhận và
bán ra bên ngoài thu tiền về trước, khi nhận được tiền của bên mua sẽ trả lại
cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng hiện tại của các ngân hàng rất ít
19

phục vụ mục đích này mà chủ yếu phục vụ nhu cầu kinh doanh của khách
hàng.
Giả sử một nhà đầu tư dự đoán giá vàng tăng, sẽ vay tiền ngân hàng để
mua vàng gửi tiết kiệm. Số tiền vay được là do thế chấp số vàng vừa mua cho
ngân hàng, sau đó, số tiền vay từ ngân hàng sẽ được trả cho cửa hàng vàng đã
đem vàng đến bán.
Ngược lại, nếu nhà đầu tư dự đoán giá vàng giảm, họ sẽ đến ngân hàng
vay vàng ra bán cho cửa hàng. Cửa hàng vàng đem tiền đến mua thì số tiền
này được đưa vào ngân hàng trước để làm tài sản thế chấp số vàng vay ra.

Như vậy, nhà đầu tư chỉ bỏ ra một số tiền nhỏ bằng 1/10 hoặc ít hơn tùy theo
quy định tỷ lệ của ngân hàng là có thể thực hiện nghiệp vụ này. Ngân hàng thì
đơn thuần thực hiện nghiệp vụ tín dụng nhưng khách hàng lại thực hiện việc
đầu tư. Nghiệp vụ này xảy ra rủi ro cho cả hai phía, nếu sai hướng thì nhà đầu
tư phải chịu mất tài sản rất nhiều, vì họ dùng vốn của mình làm đòn bẩy tài
chính. Ngược lại, nếu ngân hàng mua vàng với giá cao đem cho vay chưa thu
hồi được để bán hoặc không mua được khi giá vàng rẻ vì đã cho vay tiền giữ
vàng thì ngân hàng đã thiệt hại. Đồng thời, khi giá vàng biến động, giả sử cho
vay vàng thế chấp bằng tiền mặt thì khi giá vàng tăng xảy ra rủi ro tài sản đảm
bảo sẽ không đủ xử lý nợ, ngược lại khi cho vay tiền đồng thế chấp vàng thì
giá vàng hạ sẽ khiến ngân hàng gặp rủi ro do khách hàng khi bán vàng cũng
không thể đủ lượng tiền mặt đã vay của ngân hàng. Tuy nhiên, vì lợi nhuận
lớn nên nghiệp vụ này thu hút nhiều nhà đầu tư.
1.2.2.5 Mua bán trực tiếp – môi giới
Ngân hàng thực hiện mua bán vàng để đảm bảo nguồn quỹ nên hoạt
động này giống như môi giới và giống các doanh nghiệp kinh doanh vàng,
hoạt động này không đem lại lãi nhiều cho ngân hàng. Tuy nhiên, tại các thời
20

điểm giá vàng biến động mạnh, chênh lệch giá mua và bán lớn thì lợi nhuận
thu được qua hình thức này sẽ cao.
1.2.2.6 Mua bán trạng thái
Mua bán trạng thái là việc mua bán vàng của ngân hàng diễn ra không
cùng thời điểm, gọi là trạng thái vì nó sẽ thể hiện số dư dương trên tài khoản
(nếu mua vàng). Tài khoản âm nhưng không phải bán khống mà ngân hàng có
thể tận dụng nguồn huy động từ khách hàng, ngược lại ngân hàng có thể mua
vàng dự trữ để phục vụ việc cho vay hay để bán lại vào một thời điểm giá cao
hơn. Bởi hoạt động này cuối cùng ngân hàng phải cân bằng trạng thái nên
khác với việc mua bán khống, tức là có sự vận động của hàng hóa và tiền tệ,
việc mua bán vàng tiền tệ cũng có nghĩa là ngân hàng đang tiến hành hoạt

động đầu tư. Do có sự chênh lệch giữa thời điểm mua và bán nên sẽ có rủi ro
về giá rất lớn, và cũng chính sự chênh lệch này tạo ra lãi hoặc lỗ rất lớn cho
ngân hàng. Chính vì vậy, nếu ngân hàng có khả năng dự đoán được biến động
của giá vàng trên thế giới thì hoạt động này rất có lãi. Hiện nay hoạt động này
ít diễn ra và có diễn ra thì thời gian tồn tại cũng tương đối ngắn để tránh rủi
ro. Ngân hàng có được lợi thế rất nhiều do nguồn vốn huy động vàng từ dân
cư nhiều, ngân hàng có thể bán cho nhà đầu tư và sẽ mua lại vào một thời
điểm khác khi giá vàng hạ. Ngược lại, ngân hàng có thể mua vàng lúc giá
thấp và giải quyết nguồn hàng tồn này bằng cách cho khách hàng vay.
1.2.2.7 Chứng chỉ vàng
Chứng chỉ vàng là một loại giấy tờ có giá, được ngân hàng hoặc các tổ
chức tín dụng, quỹ tín thác phát hành, để chứng nhận cho việc khách hàng gửi
vàng tại các đơn vị đó. Chứng chỉ vàng có thể có hai loại: chứng chỉ ghi danh
và chứng chỉ không ghi danh.
Chứng chỉ không ghi danh không thể hiện tên người quản lý, sử dụng
chứng chỉ và có thể mua bán, chuyển nhượng theo hình thức trao tay (như

×