Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




TRẦN THỊ THANH HƯƠNG





HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH THÁI
BÌNH







LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG







HÀ NỘI – 2012



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




TRẦN THỊ THANH HƯƠNG





HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH THÁI
BÌNH



Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng
Mã số : 60 34 20



LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP


HÀ NỘI – 2012


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Phạm Thị Hồng Điệp,
người trực tiếp hướng dẫn tôi. Cô đã tận tình chỉ bảo, góp ý và động viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Quốc gia Hà Nội, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi
trong thời gian học cao học vừa qua.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, ban ngành ở tỉnh Thái Bình đã
nhiệt tình ủng hộ, cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận
văn này.
Và xin cảm ơn các bạn, các đồng nghiệp và các thành viên trong gia đình
tôi đã luôn động viên tôi để tôi có thêm niềm tin và động lực để tập trung
nghiên cứu.
Tác giả luận văn

Trần Thị Thanh Hương





LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học trong luận văn
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.


Tác giả luận văn


Trần Thị Thanh Hương
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH iii

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: Lí LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN KINH
DOANH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
6
1.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
6
1.1.1. Khỏi niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa 6
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa 10
1.1.3. Vai trũ của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế thị trường 12
1.2. VỐN KINH DOANH VÀ CÁC HèNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN KINH
DOANH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
16
1.2.1. Khỏi quỏt về vốn kinh doanh 16
1.2.2. Cỏc hỡnh thức huy động vốn kinh doanh cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa 21
1.2.3. Một vài tiờu chớ đỏnh giỏ hiệu quả huy động vốn của
doanh nghiệp 30
1.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ HUY ĐỘNG
VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
30

1.3.1. Yếu tố nội tại của doanh nghiệp nhỏ và vừa 32
1.3.2. Yếu tố bờn ngoài ảnh hưởng đến mối quan hệ huy động vốn
của cỏc doanh nghiệp nhỏ và vừa 33
1.4. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HUY ĐỘNG VỐN CHO DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
37
1.4.1. Chớnh sỏch hỗ trợ huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở một số quốc gia 37
1.4.2. Bài học kinh nghiệm 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÁI BèNH
41
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÁI BèNH
41
2.1.1. Tỡnh hỡnh phỏt triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh
Thỏi Bỡnh 41
2.1.2. Thuận lợi và khú khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh
Thỏi Bỡnh hiện nay 47
2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN KINH DOANH CHO
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÁI BèNH
53
2.2.1. Thực trạng huy động nguồn vốn tớn dụng ngõn hàng 53
2.2.2. Thực trạng huy động nguồn vốn từ cho thuờ tài chớnh 60
2.2.3. Huy động vốn thụng qua cỏc tổ chức, chớnh sỏch hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa, và cỏc hỡnh thức huy động vốn khỏc 63
2.3. THÀNH CễNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYấN NHÂN CỦA HẠN CHẾ
TRONG HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA Ở THÁI BèNH
66
2.3.1. Thành cụng 66

2.3.2. Hạn chế và nguyờn nhõn của hạn chế 69
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÁI BèNH
78
3.1. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ TỈNH THÁI BèNH ẢNH HƯỞNG TỚI
VẤN ĐỀ HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA
78
3.1.1. Bối cảnh trong nước 78
3.1.2. Bối cảnh của tỉnh Thỏi Bỡnh ảnh hưởng tới vấn đề huy
động vốn kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 80
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH ĐỐI
VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH THÁI BèNH
83
3.2.1. Giải phỏp về huy động nguồn vốn chủ sở hữu 83
3.2.2. Giải phỏp tăng huy động nguồn vốn kinh doanh từ cỏc tổ
chức cung ứng vốn 86
3.2.3. Giải phỏp về huy động vốn tớn dụng thương mại 94
3.2.4. Một số giải phỏp hỗ trợ khỏc 95
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
2 CP Chính Phủ

3 DN Doanh nghiệp
4 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
5 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
6 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
7 KT - XH Kinh tế - Xã hội
8 NĐ Nghị định
9 NK Xuất khẩu
10 SXKD Sản xuất kinh doanh
11 TN Tư nhân
12 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
13 TSCĐ Tài sản cố định
14 TSLĐ Tài sản lưu động
15 TV Thành viên
16 UBND Ủy ban nhân dân
17 XK Xuất khẩu
18 WTO Tổ chức thương mại thế giới






DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Số hiệu Nội dung Trang
1
Bảng 1.1

Tiêu chí phân loại DNNVV của một số nước

trên thế giới
7
2
Bảng 1.2

Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam
9
3
Bảng 2.1

Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái
Bình (tính đến ngày 30/06/2012)
42
4
Bảng 2.2

Sự phân bố của các DNNVV theo địa bàn hoạt
động (tính đến 30/6/2012)
44
5
Bảng 2.3

Dự kiến hoạt động của DN năm 2012 so với
năm 2011
45
6
Bảng 2.4

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Thái Bình phân chia

theo lĩnh vực ngành nghề kinh doanh (đến hết
ngày 30/06/2012)
47
7
Bảng 2.5

Dư nợ tín dụng ngân hàng từ năm 2009 đến
T6/2012
55
8
Bảng 2.6

Mức độ cản trở đến hoạt động SXKD của DN 56
9
Bảng 2.7

Tỷ trọng cho vay DNNVV của một số ngân
hàng năm 2011
57
10
Bảng 2.8

Nhu cầu huy động vốn để SXKD của DNNVV 60
11
Bảng 2.9

Dư nợ cho vay của Ngân hàng NN&PTNT ngày
30/6/2012
65
12

Bảng 3.1
Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình trong
3 năm (2009 - 2011)
80

ii
DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Số hiệu Nội dung Trang
1
Hình 2.1

Số lượng DNNVV giai đoạn 2007 đến
30/6/2012
40
2
Hình 2.2

Tỷ trọng doanh nghiệp phân theo quy mô vốn
đến 30/06/2012
41




















iii
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử phát triển kinh tế của các nước trên thế giới, kể cả các
nước phát triển, đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi, doanh
nghiệp nhỏ và vừa luôn đóng vai trò và có tác dụng hết sức quan trọng trong
tăng trưởng và phát triển kinh tế nhờ những ưu thế và những thành quả mà nó
mang lại cho nền kinh tế.
Ở nước ta, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp nhỏ và vừa
được thành lập và gia tăng với tốc độ khá nhanh. Các doanh nghiệp này đang
ngày càng khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của mình trong việc thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội, làm năng động một nền kinh tế nhiều thành
phần, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy
nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt nam hiện đang gặp rất nhiều khó
khăn trong phát triển do quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ thấp, trình độ quản
lý yếu kém, năng lực cạnh tranh thấp và đặc biệt quan trọng là do thiếu nguồn

vốn kinh doanh.
Thái Bình là tỉnh ven biển, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm
trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng -
Quảng Ninh, đang có những bước chuyển mình trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ áp đảo (trên
80% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh). Tuy nhiên, cũng như tình hình chung
của cả nước, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh vẫn đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như: thiếu vốn,
trình độ công nghệ của các doanh nghiệp thấp, tốc độ đổi mới công nghệ
chậm, khả năng cạnh tranh của hàng hóa chưa cao,… Để khắc phục tình trạng
này, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần có vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, mua
máy, thiết bị hiện đại, bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho người lao động,…
2

Chính vì vậy, để huy động được nguồn vốn kinh doanh đối với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh hiện nay đang là vấn đề được toàn xã hội
quan tâm.
Với mong muốn góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thái Bình, tác giả đã chọn đề tài: "Huy
động vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Bình".
2. Tình hình nghiên cứu
Huy động vốn là chủ đề khá quen thuộc trong tình hình kinh tế - xã
hội hiện nay. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu đi
sâu vào nghiên cứu các nội dung cụ thể về giải pháp huy động vốn cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những công trình này đã đóng góp tích cực
trong việc xây dựng nền tảng hệ thống lý luận về huy động vốn kinh doanh
và các giải pháp tổ chức thực hiện trong thực tiễn. Tuy nhiên, huy động
vốn kinh doanh có phạm vi nghiên cứu rất rộng và liên quan đến nhiều lĩnh
vực hoạt động khác nhau trong nền kinh tế. Vì vậy, các công trình nghiên
cứu trước đây chưa bao quát hết các lĩnh vực thuộc phạm trù huy động vốn.

Nhìn chung trong phạm vi tài liệu mà tôi tiếp cận được cho đến nay thì vấn
đề huy động vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được
đề cập nhiều trên các tạp chí, báo chí dưới dạng đề cập vấn đề, hoặc nghiên
cứu thực tiễn ở các quốc gia khác để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam. Trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về
huy động vốn kinh doanh, đặc biệt trong tác phẩm: "Giải pháp huy động
vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vốn nước ngoài đối với phát triển kinh
tế tư nhân Việt Nam", biên soạn: Vũ Thị Bạch Tuyết, Nguyễn Tiến Thuận,
Vũ Duy Vĩnh, năm 2004, đã đưa ra cơ sở lý luận về huy động vốn kinh
doanh, đặc biệt là khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ nước ngoài vào
Việt Nam.
3

Hai luận văn thạc sỹ: "Những giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần
thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta" - Cao Cự Trí (Ngân
hàng Nhà nước) và "Một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp
cận vốn tín dụng ngân hàng" - Bùi Như Ý. Với hệ thống số liệu khá phong
phú, các tác giả đã đánh giá thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta, và
đưa ra các giải pháp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng đạt hiệu quả tốt nhất.
Một số luận văn đã đưa ra khá đầy đủ về các giải pháp hỗ trợ tài chính
đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong các giai đoạn khác
nhau. Số lượng các công trình nghiên cứu đề cập đến vốn cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa khá nhiều. Các công trình đã nghiên cứu ở nhiều góc độ,
đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về thực trạng và có nhiều giải pháp
được đưa ra.
Trong điều kiện hiện nay, huy động vốn kinh doanh cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa đang là vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết, khi mà hàng năm số lượng
lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa rơi vào tình trạng phá sản và giải thể do thiếu
vốn. Để phát huy tối đa hiệu quả vai trò và vị trí quan trọng của doanh nghiệp
nhỏ và vừa, cần phải nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động vốn

và hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Luận văn đã kế
thừa, vận dụng những nội dung trên để phân tích, từ đó đưa ra những giải
pháp huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh
Thái Bình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: đánh giá thực trạng huy động vốn kinh doanh
của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Từ đó đưa ra những
giải pháp về huy động nguồn vốn kinh doanh nhằm hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Thái Bình.

4

- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về các hình thức huy động
vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phân tích thực trạng về tình hình huy động vốn của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại Thái Bình. Nêu kết quả, hạn chế, tồn tại.
Đề xuất một số giải pháp về huy động vốn cho các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Bình
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn không
thuộc ngân sách Nhà nước cấp.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi thời gian: trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp khảo sát, thống
kê, so sánh và phân tích. Trong đó, tác giả khảo sát những yếu tố ảnh hưởng,
thống kê tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở đó, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến

tình hình huy động vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các năm. Từ đó,
đưa ra các giải pháp về huy động vốn kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Thái Bình.
- Phương pháp thu thập số liệu: được tập hợp trên cơ sở điều tra thăm
dò ý kiến của các doanh nghiệp. Các số liệu về huy động vốn được thu thập
thông qua các báo cáo của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thái Bình.
Tiến hành chọn mẫu “nhóm mục tiêu nghiên cứu”, xác định số lượng
mẫu điều tra:
100 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn/3.169 DNNVV
5

Trong đó: Doanh nghiệp tư nhân : 9 DN
Công ty TNHH 1 thành viên : 6 DN
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: 58 DN
Công ty Cổ phần : 27 DN
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Phân tích thực trạng huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở tỉnh Thái Bình nhằm tìm ra những giải pháp về vốn để những doanh
nghiệp này có khả năng khắc phục khó khăn và phát triển hơn nữa trong nền
kinh tế thị trường.
- Đề xuất một số kiến nghị về huy động vốn kinh doanh cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Thái Bình.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao
gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Lý luận chung về huy động vốn kinh doanh cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa
CHƯƠNG 2: Thực trạng huy động vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Thái Bình
CHƯƠNG 3: Giải pháp về huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ

và vừa ở Thái Bình


6

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH
CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1.
TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ở hầu hết các quốc gia, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) luôn
chiếm trên 90% số lượng các doanh nghiệp (DN) trong nền kinh tế. Nếu xét
về lực lượng lao động thì các DNNVV tạo công ăn việc làm cho từ 1/2 đến
2/3 lao động quốc gia (Canada 42%, Đức 50%, Pháp 47,7%, Đài Loan 79%,
Nhật 80,6%) và đóng góp từ 1/4 đến 1/3 giá trị GDP hàng năm (Mỹ 39%,
Pháp 45%, Bỉ 36%, Anh 26,6%). [8, tr.4]
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa đề ra những tiêu chuẩn chung thống
nhất, rõ ràng để xác định như thế nào là một DNNVV. Do vậy, khái niệm
DNNVV tại các nước là khác nhau. Một số nước căn cứ vào số lượng lao
động làm tiêu thức so sánh. Có nước xếp loại DNNVV là những DN có số
lượng lao động dưới 200 người. Tại Thái Lan, nếu dùng dưới 100 lao động và
số vốn dưới 4 triệu đôla thì được coi là DNNVV. Ở Nhật trong ngành khai
khoáng, xí nghiệp có dưới 300 lao động và vốn dưới 300 triệu Yên là DN
nhỏ. Với Cộng hòa Liên Bang Đức, DNNVV sử dụng lao động nhỏ hơn 500
và doanh số hàng năm dưới 100 triệu Mac Đức. Ở Đài Loan, DN có vốn dưới
4 triệu Nhân dân tệ được xem là DNNVV. Ở Mỹ, trong tất cả các ngành DN
có dưới 500 lao động thì được coi là DNNVV.
Thông thường có hai nhóm tiêu chí phổ biến được dùng để phân loại

các DNNVV: Tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng.
Nhóm tiêu chí định tính dựa trên đặc tính cơ bản của DNNVV như:
Chuyên môn hoá thấp, ít đầu mối quản lý, mức độ phức tạp của quản lý thấp
Tuy nhiên, tiêu chí định tính thường khó xác định trên thực tế. Vì vậy ở
7

hầu hết các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam lấy tiêu chí định lượng là
căn cứ chủ yếu để phân loại quy mô DN. Các tiêu chí phổ biến nhất được
nhiều quốc gia sử dụng là: Số lượng lao động bình quân mà DN sử dụng
trong năm, tổng mức vốn đầu tư của DN, tổng doanh thu hàng năm của DN.
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNNVV của một số nước trên thế giới

Quốc gia Ngành, nghề
Số lao
động
Số vốn Doanh thu
Mỹ Tất cả các ngành 0 - 500 Không Không
Nhật Bản
Chế tác
Bán buôn
Bán lẻ
Dịch vụ
1 - 300
1 - 100
1 - 50
1 - 100
300 triệu Y
0 - 100
0 - 50
0 - 50

Không
Đài Loan
Chế tác
Nông, lâm, ngư
nghiệp và dịch vụ
0 - 200
0 - 50
80 triệu NT$
Không
Không
100 triệu NT$
Thái Lan
Sản xuất
- Doanh nghiệp nhỏ
- Doanh nghiệp vừa
Bán buôn
- Doanh nghiệp nhỏ
- Doanh nghiệp vừa
Bán lẻ
- Doanh nghiệp nhỏ
- Doanh nghiệp vừa
Không
0 - 50 bath
50 - 200 bath

0 - 50 bath
0 - 100 bath

0 - 30 bath
30 - 60 bath

Không
Nga
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
1 - 249
249 - 999
Không Không
Trung
Quốc
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
50 - 100
101 - 500
Không Không
Nguồn: [Vũ Quốc Tuân, Hoàng Thu Hoa (2001), Phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa: kinh nghiệm nước ngoài và phát triển DNNVV ở Việt nam]
Mặc dù khái niệm DNNVV đã được biết đến trên thế giới từ những
năm đầu của thế kỷ XX, và khu vực DNNVV được các nước quan tâm phát
8

triển từ những năm 50 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm
DNNVV mới được biết đến từ những năm 1990 đến nay.
Theo thông tư liên bộ số 21/LĐTT ngày 17/06/1993 của Bộ Lao động
Thương binh Xã hội và Bộ Tài chính, các DN ở Việt Nam được phân thành 5
hạng: hạng đặc biệt, hạng I, II, III và IV dựa trên mức độ phức tạp của quản lý
và hiệu quả sản xuất kinh doanh với 8 tiêu chí rất phức tạp như vốn, công
nghệ, lao động, doanh thu, lợi nhuận… Đối tượng phân loại chủ yếu chỉ giới
hạn trong các DN Nhà nước với mục đích là để xếp thang bậc lương cho cán
bộ quản lý DN.
Trước năm 1998, một số địa phương, tổ chức đã xác định DNNVV dựa

trên các tiêu chí khác nhau như: số lao động dưới 50 người, giá trị tài sản cố
định dưới 10 tỷ, số dư vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng và doanh thu hàng tháng
dưới 20 tỷ đồng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, cần phân định DNNVV
theo lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Trong lĩnh vực sản xuất, DN có số vốn
dưới 1 tỷ đồng, lao động dưới 100 người là DN nhỏ; DN có từ 1 đến 10 tỷ
đồng và số lao động từ 100 đến 500 người là DN vừa. Trong thương mại dịch
vụ, DN có số vốn dưới 500 triệu đồng và lao động dưới 50 người là DN nhỏ;
DN có số vốn từ 500 triệu đến 5 tỷ đồng và có từ 50 đến 250 lao động là DN vừa.
Ngày 20/06/1998, Chính phủ đã có công văn số 681/CP-KCN về
việc định hướng chiến lược và chính sách phát triển các DNNVV. Theo công
văn này, DNNVV là những DN có vốn dưới 5 tỷ đồng và lao động thường
xuyên dưới 200 người. Việc áp dụng một trong hai tiêu chí hoặc cả hai tùy
thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng ngành, từng lĩnh vực.
Đây có thể được coi là văn bản đầu tiên đưa ra tiêu chí xác định DNNVV.
Ngày 23/11/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP
về trợ giúp phát triển DNNVV. Theo Nghị định này, DNNVV là DN có số vốn
đăng ký dưới 10 tỷ đồng Việt Nam hoặc số lao động bình quân hàng năm dưới
9

300 người. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên chính thức quy định về
DNNVV. Hiện nay, ở Việt Nam theo quy định tại Điều 3 Nghị định số
56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV thì doanh
nghiệp nhỏ và vừa được hiểu như sau:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh
theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy
mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định
trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân
năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam


Quy mô



Khu vực
Doanh
nghiệp
siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao
động
Tổng
nguồn vốn
Số lao
động
Tổng nguồn
vốn
Số lao
động
I. Nông, lâm
nghiệp và
thủy sản
10 người
trở xuống

20 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
người đến
200 người

từ trên 20 tỷ
đồng đến
100 tỷ đồng
từ trên 200
người đến
300 người
II. Công nghiệp
và xây dựng

10 người
trở xuống

20 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
người đến
200 người
từ trên 20 tỷ
đồng đến
100 tỷ đồng
từ trên 200
người đến
300 người
III. Thương
mại và dịch
vụ
10 người
trở xuống

10 tỷ đồng

trở xuống
từ trên 10
người đến
50 người
từ trên 10 tỷ
đồng đến 50
tỷ đồng
từ trên 50
người đến
100 người
Nguồn: [Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát
triển DNNVV]
Từ đó đến nay, khái niệm DNNVV được hiểu và áp dụng thống
nhất trong cả nước. Theo đó, DNNVV bao gồm:
10

- Các DN thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Các DN thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước.
- Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã.
- Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số
02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đặc điểm của các DNNVV xuất phát trước hết từ chính quy mô của
doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ dàng khởi sự: Khi thành lập DN chỉ cần
có số vốn pháp định là số vốn tối thiểu trong quy định của pháp luật, số vốn
này không lớn, không cần nhiều lao động, thủ tục thành lập đơn giản, diện
tích mặt bằng nhỏ, các điều kiện làm việc đơn giản. Chính vì điều đó nên ảnh

hưởng đến khả năng phát triển của DNNVV. Do vốn tự có ít nên khả năng
tiếp cận vốn của các DNNVV cũng rất thấp, thường thiếu tài sản thế chấp cho
các khoản vay của ngân hàng. Với khả năng tài chính thấp, quy mô không lớn
nên ngoài vốn vay từ ngân hàng thương mại (NHTM) các doanh nghiệp khó
tiếp cận với các nguồn vốn khác, điều này làm cho khả năng thu lợi nhuận của
DN bị giới hạn ngay cả khi có cơ hội kinh doanh. Thiếu vốn, đặc biệt là vốn
trung và dài hạn là một đặc điểm lớn nhất của DNNVV, đây cũng chính là
khó khăn của DNNVV, vấn đề này có tính phổ biến đối với hầu hết các
DNNVV ở các nước trên thế giới.

- Năng động nhạy bén và dễ thích ứng với sự thay đổi của môi trường:
Đây là ưu thế nổi trội của DNNVV. Do quy mô nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ,
phương thức quản lý năng động, linh hoạt, dễ dàng thích nghi với những thay
đổi của nền kinh tế. Việc chuyển hướng kinh doanh cũng được thực hiện dễ
11

dàng, dễ thâm nhập thị trường cũng như rút ra khỏi thị trường. Nhờ tính năng
động này mà các DNNVV dễ dàng tìm kiếm những thị trường ngách và ra
nhập thị trường này khi việc kinh doanh thuận lợi thu nhiều lợi nhuận hoặc
cũng có thể rút khỏi thị trường khi công việc trở nên khó khăn kém hiệu quả.


- Thu hút nhiều lao động, hoạt động hiệu quả với chi phí cố định thấp:
Do nguồn vốn ít nên đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ) cũng ít và số lượng
lao động sử dụng không nhiều nhưng vẫn có thể đem lại những dịch vụ về sản
phẩm mới một cách có hiệu quả, việc đào tạo đội ngũ lao động cũng ít tốn
kém hơn và cần ít thời gian hơn so với DN lớn nên có thể khai thác triệt để
nguồn lực sẵn có.

- Dễ dàng tạo ra sự phát triển cân bằng giữa các vùng: DNNVV dễ

thành lập ở tất cả các vùng, miền, mọi nơi, từ vùng sâu, vùng xa miền núi,…
lấp vào khoảng trống và thiếu vắng của DN lớn, tạo nên sự phát triển cân
bằng giữa các vùng, góp phần ổn định kinh tế trong cả nước.


- Là một trong những nơi đào tạo đội ngũ doanh nhân giỏi, là cơ sở để
phát triển thành những doanh nghiệp lớn: qua thực tế hoạt động sản xuất kinh
doanh, một mạng lưới DNNVV trên khắp mọi miền của đất nước đã đào tạo,
sang lọc các nhà DN, chính tại các DNNVV là nơi đào tạo hữu hiệu nhất. Mặt
khác, quá trình phát triển DNNVV cũng là quá trình tích tụ vốn, tìm kiếm mở
mang thị trường, tích lũy kinh nghiệm quản lý để các DNNVV phát triển
thành các doanh nghiệp lớn.
Ngoài những đặc điểm trên DNNVV còn có hạn chế đó là: trình độ
công nghệ lạc hậu, thiếu lao động có tay nghề cao, dễ gặp rủi ro, quản trị nội
bộ của doanh nghiệp còn yếu và thiếu các nguồn lực để thực hiện các ý tưởng
kinh doanh.
12

1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế thị trường
Hầu hết các nước trên thế giới kể cả các nước phát triển cũng như đang
phát triển đều thấy rõ vị trí, vai trò của DNNVV trong công cuộc phát triển
kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước. Với số lượng DN mới thành lập ngày
càng tăng nhanh, đóng góp của khu vực DNNVV ngày càng lớn đối với toàn
bộ nền kinh tế. Vai trò đó được thể hiện ở một số điểm chủ yếu sau:

1.1.3.1. Vai trò đối với nền kinh tế
- DNNVV đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc dân và nguồn thu
của ngân sách Nhà nước:
Những năm qua, với sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng, chất
lượng DNNVV đã đóng góp đáng kể vào sản lượng của quốc gia cũng như

nguồn thu của cả trung ương, địa phương và có xu hướng ngày càng tăng lên,
với sự tăng lên đó làm gia tăng khả năng cung ứng sản phẩm và lao vụ cho xã
hội, làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Theo số liệu thống kê từ
năm 2000 - 2005 đóng góp của DNNVV trong tổng sản phẩm xã hội dưới
28% GDP của cả nước, nhưng từ năm 2009 trở lại đây đóng góp của DNNVV
trong tổng sản phẩm xã hội đạt hơn 40% GDP, có những thời kỳ DN tư nhân
đóng góp 48% vào GDP (năm 2010).

- DNNVV đóng góp lớn cho công cuộc công nghiệp hóa khu vực nông
thôn, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
DNNVV phân bố rộng rãi làm thay đổi lớn đến kết cấu ngành nghề của
khu vực nông thôn và làm cho vị trí của ngành công nghiệp được nâng cao,
theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp. Hiện nay, nhiều DNNVV thuộc lĩnh vực công nghiệp được xây dựng
ở vùng nông thôn như các DN gia công thực phẩm, sữa, rau quả, sản xuất
nguyên liệu chăn nuôi. Ví dụ, xét trong giai đoạn sản xuất nông nghiệp cần
13

phải có công ty chuyên cung cấp giống, phân bón, máy nông nghiệp. Xét ở
giai đoạn đang sản xuất cần có công ty chuyên cung cấp thuốc trừ sâu, diệt
cỏ, tư vấn kỹ thuật… Ngoài ra, nông thôn có sẵn nguồn nguyên liệu tại chỗ
rất phong phú và rất thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, các sản phẩm kim loại, may mặc,…

- DNNVV làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế:
Với sự tồn tại của nhiều DN hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực
sẽ làm giảm tính độc quyền và buộc các DN phải chấp nhận cạnh tranh,
phải liên tục đổi mới để tồn tại và phát triển. Với sự linh hoạt của mình, các
DNNVV cũng sẽ tạo sức ép cạnh tranh với các công ty lớn. Ngoài ra, nhiều
DNNVV còn đóng vai trò là vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, thúc đẩy quá

trình chuyên môn hóa và phân công lao động sản xuất, làm tăng hiệu quả của
các DNNVV cũng như các công ty hợp tác.

- DNNVV góp phần quan trọng cải thiện tốt mối quan hệ giữa các khu
vực kinh tế khác nhau và là cơ sở hình thành các doanh nghiệp lớn:
Hiện nay, loại hình DNNVV tồn tại và phổ biến dưới nhiều hình thức sở
hữu khác nhau, nhiều DNNVV ngoài quốc doanh có thể thực hiện gia công
hoặc làm đại lý trong mạng lưới tiêu thụ sản phẩm cho các DNNVV Nhà nước
và ngược lại. DNNVV Nhà nước có thể trở thành đầu mối thực hiện xuất khẩu
hoặc là đầu mối cung cấp các yếu tố đầu vào cho các DNNVV ngoài quốc
doanh.
Với những DN thành công, quy mô của các doanh nghiệp sẽ được mở
rộng và nhiều DN trong số này dần dần trở thành những doanh nghiệp lớn.
Ngoài ra, với số lượng lớn, rào cản tham gia thị trường không lớn sẽ luôn
có nghiều DN mới tham gia thị trường, đồng thời cũng có nhiều doanh nghiệp
phá sản do hoạt động không hiệu quả. Đối với một DN quy mô nhỏ, việc tham
gia hay rút lui khỏi thị trường sẽ không gây tác động lớn đến nền kinh tế.
14

1.1.3.2. Vai trò đối với đời sống xã hội
- DNNVV có vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, giảm
tỷ lệ thất nghiệp, ổn định xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân góp phần
vào việc xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội:
Giải quyết việc làm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các quốc gia
trên thế giới. Sự tồn tại và phát triển của DNNVV ở nhiều nước trên thế giới
cho thấy DNNVV là nơi giải quyết các vấn đề thất nghiệp và là nguồn chủ
yếu để tạo ra việc làm thu hút một lượng lao động phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh (SXKD), số lượng lao động làm việc trong một DNNVV
không nhiều nhưng với một số lượng lớn DN trong nền kinh tế đã tạo ra phần
lớn công ăn việc làm cho xã hội. Thực tế cho thấy khi nền kinh tế suy thoái,

thông thường các DN lớn phải cắt giảm lao động do nhu cầu sản phẩm trên
thị trường bị thu hẹp nhưng DNNVV do đặc tính linh hoạt, dễ thích nghi với
sự thay đổi của thị trường nên vẫn duy trì được hoạt động. Vì thế DNNVV
không cắt giảm lao động mà vẫn có thể thu hút thêm lao động.
Ở Việt nam, hàng năm có thêm khoảng 1,5 - 1,7 triệu người đến tuổi
lao động đó là lực lượng bộ đội phục viên, học sinh tốt nghiệp trường phổ
thông, trường nghề, trường đại học,… vì vậy tạo ra sức ép lớn về thị trường
việc làm. Hiện tại, nước ta có hơn 60% dân số sống ở vùng nông thôn và chủ
yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp ở
Việt nam ngày càng hạn hẹp, sức ép của lao động lên đất đai, việc làm và thu
nhập ở nông thôn ngày càng tăng mạnh gây nhiều vấn đề xã hội phức tạp.
Theo ước tính DNNVV ở Việt nam tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông
nghiệp ở nông thôn, khoảng 25 - 26% lực lượng lao động trong cả nước, mỗi
năm thu hút trên dưới 50 vạn lao động với mức thu nhập bình quân 1,5 triệu
đồng/tháng, làm giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp và ổn định kinh tế xã hội.

- DNNVV còn là tiền đề tạo ra một môi trường văn hóa kinh doanh
15

mang tính kinh tế thị trường, tạo ra những nhà kinh doanh giỏi:
Đây là điều rất cần thiết đối với Việt Nam hiện nay. Chúng ta đã ở
trong giai đoạn kinh tế kế hoạch hóa tập trung khá lâu, vì vậy, môi trường văn
hóa kinh doanh mang tính thị trường đã có lúc gần như không tồn tại hoặc
không có cơ hội phát triển, đội ngũ doanh nhân giỏi, có khả năng điều hành
doanh nghiệp trong điều kiện quốc tế hóa và hội nhập kinh tế quốc tế rất hạn
chế. Do đó, tạo ra một môi trường văn hóa kinh doanh mang tính thị trường
cũng như một đội ngũ kinh doanh giỏi là yếu tố quan trọng để Việt Nam có
thể hội nhập quốc tế thành công.

- Giữ gìn và phát huy các ngành nghề truyền thống, thể hiện bản sắc

dân tộc:
Trong quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa các ngành nghề truyền
thống đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt, giữa chế tạo sản phẩm thủ
công với sản xuất dây truyền hàng loạt. Ví dụ: một thợ đóng giày có thể đóng
những đôi giày rất bền dùng nhiều năm. Nhưng trong thời hiện đại phải đối
mặt với các xí nghiệp đóng giày có sản phẩm không bền lắm, nhưng mẫu mã
thay đổi theo mùa, theo thị hiếu của người tiêu dùng và giá rẻ hơn so với giày
thủ công. Một thợ thủ công hay một vài người không thể đương đầu với
những doanh nghiệp lớn đó. Muốn tồn tại được các thợ thủ công phải hợp
nhau lại thành lập doanh nghiệp, sau đó quảng cáo xa rộng để tìm đến những
khách hàng tiềm năng cho sản phẩm thủ công. Loại hình DNNVV có thể nói
rất thích hợp cho sản xuất thủ công.
Tóm lại, với những đặc điểm vốn có và các đóng góp còn hạn chế, song
DNNVV đã thể hiện vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân.
Vai trò của DNNVV đang ngày càng tăng lên với đóng góp ngày càng quan
trọng hơn. Do đó, để những đóng góp này ngày một rộng lớn, khắc phục được
những khó khăn về quy mô hoạt động để các doanh nghiệp này tiếp tục đóng
16

vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế và xã hội thì cần có các chính
sách hỗ trợ cho DNNVV phát triển. Đây vừa là vấn đề tất yếu, vừa là vấn đề
cấp thiết trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, đặc biệt là trong quá trình cạnh
tranh và hội nhập quốc tế.

1.2.
VỐN KINH DOANH VÀ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN KINH
DOANH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.2.1. Khái quát về vốn kinh doanh
Vốn là tiền đề của hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế hàng hóa -

tiền tệ. Trước khi bước vào hoạt động kinh doanh nhất thiết DN phải có một
lượng vốn kinh doanh nhất định. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được
quan niệm như là khối lượng giá trị được tạo lập và đưa vào kinh doanh nhằm
mục đích sinh lợi. Vốn kinh doanh là những phương tiện, tài sản, các yếu tố
vật chất mà một DN phải có để tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình.
Vốn vừa là nhân tố đầu vào, vừa ảnh hưởng đến kết quả phân phối thu
nhập đầu ra của DN. Chính trong quá trình đó, vốn là một nhân tố không thể
thiếu được trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vốn sau khi được đầu tư
một thời gian thì phải được thu về để tiếp ứng cho chu kỳ kinh doanh tiếp
theo. Thực chất vốn kinh doanh là một quỹ tiền tệ đặc biệt có hai đặc trưng cơ
bản:

Thứ nhất, vốn kinh doanh là lượng tiền (giá trị) cần thiết để mua sắm
những yếu tố cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Điều này có nghĩa là trước
khi được Nhà nước cấp giấy phép hoạt động kinh doanh, các chủ đầu tư
phải tích tụ và tập trung một lượng vốn kinh doanh tối thiểu ít nhất bằng vốn
pháp định mà Nhà nước quy định cho mỗi lĩnh vực kinh doanh.

Thứ hai, vốn kinh doanh không thể mất đi mà phải được bảo toàn, bổ
sung và phát triển; đây chính là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp thực

×