Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 101 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


PHẠM HOÀNG NGÂN




PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN ĐÔNG ANH




LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG






Hà Nội – 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



PHẠM HOÀNG NGÂN




PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN ĐÔNG ANH
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 20


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH THỌ



Hà Nội – Năm 2012

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ iii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI 6
1.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM 6
1.1.1. Vị trí, vai trò của NHTM 6

1.1.2. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM 9
1.1.3. Những yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của NHTM 16
1.2. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 19
1.2.1. Phƣơng pháp đánh giá hoạt động huy động vốn 19
1.2.2. Phƣơng pháp đánh giá hoạt động cho vay 20
1.2.3. Mối tƣơng quan giữa huy động vốn và cho vay quyết định kết
quả kinh doanh 25
CHƢƠNG 2:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA AGRIBANK ĐÔNG ANH 30
2.1. BỐI CẢNH KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH GIAI ĐOẠN 2008 – 2011 30
2.2. GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK ĐÔNG ANH 31
2.2.1. Sự hình thành, phát triển của Agribank Đông Anh 31
2.2.2. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank Đông Anh 37
2.2.3. Tổng quan tình hình kinh doanh của Agribank Đông Anh từ năm 2008 đến
nay 38
2.2.4. Điểm khác biệt trong hoạt động kinh doanh của Agribank Đông Anh . 39
2.2.5. Vị trí của Agribank Đông Anh trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn Việt Nam 40
2.2.6. Điểm khác biệt trong phƣơng pháp phân tích hoạt động kinh doanh của
Agribank Đông Anh 41
2.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH AGRIBANK CỦA ĐÔNG
ANH 42
2.3.1. Hoạt động huy động vốn 42
2.3.2. Hoạt động cho vay 54
2.3.3. Tƣơng quan hoạt động huy động vốn - cho vay và phân tích kết quả kinh
doanh chủ yếu của Agribank Đông Anh 62
2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH AGRIBANK ĐÔNG ANH . 66
2.4.1. Điểm mạnh, cơ hội 66
2.4.2. Điểm yếu, thách thức 69
CHƢƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH CỦA AGRIBANK ĐÔNG ANH 74
3.1. ĐỊNH HƢỚNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK ĐÔNG ANH ĐẾN
NĂM 2015 74
3.1.1. Bối cảnh kinh tế 74
3.1.2. Định hƣớng phát triển kinh doanh của Agribank Đông Anh 76
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA AGRIBANK ĐÔNG ANH 77
3.2.1. Giải pháp cho hoạt động huy động vốn 77
3.2.2. Giải pháp cho hoạt động tín dụng 81
3.3. KIẾN NGHỊ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA AGRIBANK ĐÔNG ANH 86
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 86
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc 87
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 88
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
No&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2
Agribank
Vietnam bank of Agriculture and Rural development
3

TCKT
Tổ chức kinh tế
4
TCTD
Tổ chức tín dụng
5
TCTC
Tổ chức tài chính
6
NHNN
Ngân hàng Nhà nƣớc
7
NHTM
Ngân hàng thƣơng mại
8
BHXH
Bảo hiểm xã hội
9
RRTD
Rủi ro tín dụng
10
NNNT
Nông nghiệp nông thôn
11
TSĐB
Tài sản đảm bảo
12
CIC
Trung tâm thông tin tín dụng



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Bảng 2.1
Kết quả hoạt động kinh doanh
38
2
Bảng 2.2
Nguồn vốn huy động tại Hội sở và các PGD
42
3
Bảng 2.3
Nguồn vốn huy động bình quân trên một cán bộ
44
4
Bảng 2.4
Chi phí trả lãi và lãi suất bình quân đầu vào
53
5
Bảng 2.5
Dƣ nợ và tăng trƣởng dƣ nợ tại các đơn vị trực thuộc
54
6

Bảng 2.6
Dƣ nợ cho vay NNNT và tỷ trọng trên tổng dƣ nợ
55
7
Bảng 2.7
Hiệu suất sử dụng vốn
57
8
Bảng 2.8
Tỷ lệ nợ xấu
57
9
Bảng 2.9
Kết quả phân loại nợ
59
10
Bảng 2.10
Cơ cấu dƣ nợ theo TSĐB Agribank Đông Anh
62
11
Bảng 2.11
Chênh lệch lãi suất bình quân Agribank Đông Anh
63
12
Bảng 2.12
Kết quả tài chính của Agribank Đông Anh
64

iii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Biểu đồ 2.1
Tỷ trọng tiền gửi cƣ dân Hội sở
46
2
Biểu đồ 2.2
Nguồn vốn huy động Agribank Đông Anh
48
3
Biểu đồ 2.3
Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn Agribank Đông Anh
49
4
Biểu đồ 2.4
Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền Agribank Đông Anh
50
5
Biểu đồ 2.5
Dƣ nợ Agribank Đông Anh
60
6
Biểu đồ 2.6
Cơ cấu dƣ nợ theo loại tiền Agribank Đông Anh
60

7
Biều đồ 2.7
Cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn Agribank Đông Anh
61
8
Biều đồ 2.8
Cơ cấu huy động ngắn hạn và cho vay ngắn hạn
65

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế hiện đại, hệ thống ngân hàng đóng vai trò trọng yếu.
Thông qua hệ thống ngân hàng từ trung ƣơng đến địa phƣơng, nhà nƣớc sử
dụng các công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô, nhằm ứng phó với các biến
động trong nƣớc và tác động quốc tế. Trong phạm vi hẹp, Ngân hàng là đầu
mối hoạt động giữa các doanh nghiệp, giúp lƣu chuyển tiền tệ, điều tiết vốn,
cung ứng vốn, tạo tiền, tích trữ tƣ bản và các hoạt động liên quan đến tiền mặt
của tất cả các tầng lớp dân cƣ. Hoạt động ngân hàng phát triển, thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế quốc gia và gia tăng lợi ích cho các tầng lớp dân cƣ.
Chính vì vậy, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng để phát
triển hệ thống ngân hàng không chỉ là vấn đề quan trọng nhất đặt ra với mọi
ngân hàng mà còn là vấn đề thiết yếu cho sự phát triển kinh tế, nâng cao đời
sống nhân dân.
Là một định chế tài chính trung gian trong quá trình chuyển tiết kiệm
thành đầu tƣ, ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
của mỗi quốc gia. Quá trình đổi mới kinh tế bắt đầu từ cuối năm 1986 ở Việt
Nam đã chuyển đổi về cơ bản một nền kinh tế mệnh lệnh, tự cung, tự cấp với

nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo sang nền kinh tế thị trƣờng với nhiều thành phần
kinh tế cạnh tranh trên cơ sở quan hệ cung cầu. Kể từ khi hệ thống ngân hàng
hai cấp đƣợc hình thành, các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) đã đƣợc tách ra
khỏi Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN). Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn (Agribank) là một trong những ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc
đƣợc hình thành đầu tiên trong quá trình cải cách hệ thống ngân hàng. Quá
trình cải cách hệ thống ngân hàng với sự xuất hiện của các ngân hàng thƣơng
2

mại cổ phần đã làm cho môi trƣờng cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày
càng khốc liệt.
Việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thƣơng mại thế giới (WTO) ngày 7/11/2006 đánh dấu một mốc quan trọng
trong quá trình phát triển hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. Hội nhập kinh tế
quốc tế tạo động lực và điều kiện cho các ngân hàng tiếp cận công nghệ và
phƣơng pháp quản lý hiện đại của các ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên, mở
cửa kinh tế cũng tạo ra nhiều thách thức và áp lực cạnh tranh, đặc biệt với các
ngân hàng nhà nƣớc trƣớc đây vốn giữ thị phần và vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế. Các ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở Việt Nam đƣợc chuyển đổi,
thành lập mới và tăng vốn nhanh chóng để đối mặt với lộ trình tự do hóa dịch
vụ tài chính, từng bƣớc cho phép các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài đƣợc
phép thành lập và hoạt động với đầy đủ chức năng ở Việt Nam. Môi trƣờng
cạnh tranh trở nên khốc liệt với sự góp mặt của quá nhiều ngân hàng thƣơng
mại cổ phần cũng nhƣ ngân hàng liên danh với nƣớc ngoài. Trƣớc áp lực cạnh
tranh ngày càng cao, các ngân hàng đều đặt ra yêu cầu nghiên cứu kỹ vị thế
của mình để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình để đối mặt với
những thách thức cũng nhƣ nắm bắt các cơ hội của thị trƣờng. Chính vì vậy,
đề tài: “Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Đông Anh” có ý nghĩa quan trọng với bản thân chi
nhánh nói riêng và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(No&PTNT) nói chung. Luận văn phân tích và chỉ rõ những thực trạng còn
tồn tại trong hoạt động kinh doanh của Agribank Đông Anh với trọng tâm là
hai hoạt động quan trọng nhất của mỗi ngân hàng: Hoạt động huy động vốn
và hoạt động cho vay. Từ đó, đề tài đƣa ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh của chi nhánh, xem chi nhánh Đông Anh nhƣ một điển hình nghiên cứu
3

có thể ứng dụng cho toàn hệ thống và mở rộng vận dụng cho các Ngân hàng
thƣơng mại khác ở Việt Nam.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Ở Việt Nam đã có hai công trình nghiên cứu về Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đông Anh của Thạc sỹ Trần Văn
Mậu – đề tài “Nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng đối với cho vay ngắn
hạn các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Thạc sỹ Trần Quang Hạnh – đề tài “Giải
pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Agribank Đông Anh”. Hai công trình nghiên cứu trên đã đi vào phân tích rõ
nét công tác thẩm định tín dụng và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Agribank Đông Anh, đƣa ra những giải pháp khắc phục tồn tại, phát huy kết
quả đạt đƣợc. Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu của hai công trình này là từ
năm 2008 trở về trƣớc không còn phù hợp với sự biến động và phát triển của
thị trƣờng tài chính Việt Nam và địa bàn huyện Đông Anh trong những năm
gần đây. Hơn nữa hai công trình này chỉ nghiên cứu sâu về một vấn đề trong
hoạt động kinh doanh của Agribank Đông Anh là hoạt động thẩm định tín
dụng và hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chƣa đƣa ra cái nhìn
tổng quát về hoạt động cho vay cũng nhƣ chƣa đề cập đến hoạt động huy
động vốn của chi nhánh Đông Anh. Vì vậy đề tài muốn đi sâu nghiên cứu và
phân tích hai mảng hoạt động trọng yếu của Agribank Đông Anh là hoạt động
huy động vốn và cho vay, cũng nhƣ đƣa ra phân tích mối tƣơng quan giữa hai
hoạt động này nhằm tìm đƣợc một hệ thống giải pháp tổng thể, toàn diện cho
hoạt động kinh doanh của Agribank Đông Anh.

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả hoạt
động huy động vốn và cho vay của Agribank Đông Anh từ 2008 đến 2011.
4

Xác định điểm mạnh, điểm yếu, tồn tại, nguyên nhân dẫn đến hoạt động huy
động vốn và cho vay kém hiệu quả, đề xuất phƣơng án khắc phục.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Một là, đƣa ra cở sở lý luận, nghiên cứu hoạt
động huy động vốn và cho vay tại NHTM. Hai là, đánh giá tình hình hoạt
động kinh doanh chỉ ra hạn chế, tồn tại và nguyên nhân. Ba là, đề xuất một số
biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh tại Agribank Đông Anh.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động
huy động vốn và hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn chi nhánh Đông Anh, Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Là hoạt động cho vay và huy động vốn của chi
nhánh Đông Anh từ năm 2008 đến 2011.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đƣợc mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng
những phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phƣơng pháp điều tra
- Phƣơng pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
- Phƣơng pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, dự báo
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Phân tích và đánh giá hoạt động huy động vốn và cho vay của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đông Anh - một cấu
trúc ngân hàng tiêu biểu, phổ biến nhất trong hệ thống Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Định chế tài chính lớn nhất Việt

Nam hiện nay.
5

Đề xuất hệ thống giải pháp tổng thể nhằm khắc phục tồn tại, phát huy
thế mạnh trong hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh Đông Anh.
Đó cũng là những gợi ý giải pháp cho các ngân hàng thƣơng mại có thực
trạng tƣơng tự.
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung
của đề tài gồm ba chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về hoạt động kinh doanh Ngân hàng thƣơng mại.
Chƣơng 2: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Agribank
Đông Anh.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh
của Agribank Đông Anh.


6

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM
1.1.1. Vị trí, vai trò của NHTM
1.1.1.1. Định nghĩa NHTM
Theo luật “Các tổ chức tín dụng năm 2010” định nghĩa:
“Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một số hoặc tất cả các
hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng
phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân”

“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể thực hiện tất cả các
hoạt động ngân hàng theo quy định của luật này. Theo tính chất và mục tiêu
hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân
hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã”
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả
các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định
của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”
1.1.1.2. Chức năng NHTM
NHTM có 3 chức năng cơ bản là: Chức năng trung gian tài chính, chức
năng tạo tiền và chức năng trung gian thanh toán. Nguyễn Ninh Kiều (2009)
chỉ ra rằng:
Chức năng trung gian tài chính: NHTM đóng vai trò trung gian khi
thực hiện các các nghiệp vụ kinh doanh tài chính ngân hàng. Từ “trung gian”
ở đây có thể hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, NHTM là trung gian giữa các
khách hàng với nhau khi chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tƣ giữa những ngƣời
7

thặng dƣ chi tiêu và những ngƣời thâm hụt chi tiêu. Thứ hai, NHTM cũng là
trung gian giữa ngân hàng nhà nƣớc và công chúng.
Chức năng tạo tiền: Theo quan điểm hiện đại, tiền tệ gồm nhiều bộ
phận, thứ nhất là tiền giấy trong lƣu thông, thứ hai là số dƣ trên tài khoản giao
dịch của khách hàng, thứ ba là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn… Khi
các ngân hàng cho vay số dƣ trên tài khoản giao dịch của khách hàng tăng
lên, khách hàng có thể dùng nó để mua sắm, sử dụng các dịch vụ. Do đó bằng
việc cho vay (tạo tín dụng) các ngân hàng đã tạo ra phƣơng tiện thanh toán
(tạo ra M1). Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo ra phƣơng tiện thanh toán
hay tạo tiền khi các khoản tiền gửi đƣợc mở rộng từ ngân hàng này đến ngân
hàng khác trên cơ sở cho vay.
Chức năng trung gian thanh toán: Ngân hàng là trung gian thanh toán
lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng, ngân hàng

thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng
thuận tiện ngân hàng đƣa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán nhƣ
thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, các loại thẻ…và các mạng
lƣới thanh toán điện tử cung cấp tiền giấy hoặc chuyển khoản tự động theo
yêu cầu của khách hàng. Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với
nhau thông qua ngân hàng trung ƣơng hoặc trung tâm thanh toán. Hoạt động
bù trừ giữa các ngân hàng không chỉ trong phạm vi nội địa mà còn mở rộng
trên phạm vi quốc tế thông qua các trung tâm thanh toán quốc tế, nhờ đó ngân
hàng tối ƣu hóa đƣợc sự phục vụ khách hàng của mình, ngày càng hoàn thiện
chức năng trung gian thanh toán.
8

1.1.1.3. Phân loại NHTM
Dựa vào hình thức sở hữu:
Ngân hàng thương mại nhà nước: Là NHTM do nhà nƣớc đầu tƣ vốn,
thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh
tế của nhà nƣớc.
Ngân hàng thương mại cổ phần: Là NHTM đƣợc thành lập dƣới hình
thức công ty cổ phần. Ngân hàng này đƣợc thành lập thông qua việc phát
hành cổ phiếu. Ngƣời nắm giữ cố phiếu có quyền đƣợc tham gia quyết định
hoạt động của ngân hàng nhƣng cũng phải gánh chịu các tổn thất có thể xảy
ra. Loại hình ngân hàng này ở Việt Nam nhỏ hơn Ngân hàng thƣơng mại nhà
nƣớc về quy mô nhƣng số lƣợng nhiều hơn và ngày càng năng động. Ngân
hàng thƣơng mại cổ phần còn đƣợc chia ra là ngân hàng thƣơng mại cổ phần
nông thôn và ngân hàng thƣơng mại cổ phần đô thị.
Ngân hàng liên doanh: Ngân hàng này đƣợc hình thành dựa trên vốn
góp của hai hoặc nhiều bên, thƣờng là giữa các ngân hàng trong nƣớc và các
ngân hàng nƣớc ngoài nhằm tận dụng những ƣu thế của nhau.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng
nƣớc ngoài, đƣợc ngân hàng nƣớc ngoài đảm bảo chịu trách nhiệm mọi nghĩa

vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Loại hình ngân hàng này hiện nay
xuất hiện ngày càng nhiều, có thể kể đến những đại diện tiêu biểu nhƣ HSBC,
City bank, ANZ, Bank of China, Mizuho…
Dựa vào chiến lược kinh doanh:
Ngân hàng bán buôn: Là ngân hàng cung cấp cho chính phủ, các định
chế tài chính và các doanh nghiệp lớn. Giá trị dịch vụ thƣờng lớn và do hội sở
chính cung cấp.
Ngân hàng bán lẻ: Là ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho
khách hàng cá nhân.
9

Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: Là ngân hàng cung cấp mọi dịch
vụ cho mọi đối tƣợng. Đây là xu hƣớng hiện nay của hầu hết các ngân hàng
thƣơng mại, ngân hàng đa năng thƣờng là ngân hàng lớn, tính đa dạng của
dịch vụ ngân hàng sẽ giúp các ngân hàng tăng thu nhập và giảm thiểu rủi ro.
1.1.1.4. Vai trò của NHTM
Là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư: Chức năng trung gian tài chính thể
hiện rất rõ vai trò này của NHTM. Ngân hàng tiếp xúc với các đối tƣợng
khách hàng là cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, họ tiêu dùng
vƣợt thu nhập vì thế họ là những ngƣời cần đƣợc bổ sung vốn. Ngân hàng
cũng tiếp cận với các đối tƣợng khách hàng là những ngƣời thặng dƣ chi tiêu,
họ là những ngƣời dƣ thừa vốn, việc dƣ thừa vốn khiến họ có nhu cầu tiết
kiệm hoặc đầu tƣ để gia tăng vốn. Việc chuyển nguồn tiền từ đối tƣợng thặng
dƣ vốn sang đối tƣợng thâm hụt vốn giúp cả hai bên có lợi. Ngân hàng đứng
vai trò trung gian, cầu nối để khoản tiền nhàn rỗi đến nơi cần sử dụng, nhờ
hoạt động này nguồn vốn không bị lãng phí, góp phần phát triển kinh tế.
Tạo hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt: Khi cung ứng các dịch vụ
thanh toán qua tài khoản cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, ngân hàng
góp phần tạo nên hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt. Phƣơng thức này
làm giảm thời gian và chi phí giao dịch mang lại sự thuận tiện cho khách

hàng, ngày càng thể hiện tính ƣu việt về hạch toán trong nền kinh tế.
Điều hòa vốn trong nền kinh tế: Thông qua hệ thống ngân NHTM những
khoản tiết kiệm nhỏ lẻ đƣợc tập trung thành một nguồn lớn từ đó phân bổ hợp
lý cho các đối tƣợng cần vốn. Vai trò này của ngân hàng thƣơng mại giúp
điều hòa lƣợng vốn trong nền kinh tế.
1.1.2. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM
Theo Luật “Các tổ chức tín dụng 2010” định nghĩa: “Hoạt động ngân
hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ
10

sau đây: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài
khoản”. Trong đó hai nghiệp vụ cơ bản và quan trọng nhất trong hoạt động
kinh doanh của hệ thống ngân hàng thƣơng mại là nghiệp vụ huy động vốn và
nghiệp vụ cho vay.
1.1.2.1. Nghiệp vụ huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động nhận tiền của tổ chức cá nhân dƣới hình
thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành
chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác
theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc và lãi cho ngƣời gửi tiền theo
thỏa thuận.
Nguồn vốn của NHTM bao gồm những nguồn sau: Vốn chủ sở hữu,
vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác. Trong đó:
Vốn chủ sở hữu là nguồn tiền đóng góp của những ngƣời chủ ngân
hàng. Vốn chủ sở hữu gồm vốn cấp 1 và cấp 2. Vốn cấp 1 gồm vốn điều lệ,
các quỹ dự trữ và lợi nhuận không chia. Vốn cấp 1 chính là căn cứ để xác
định giới hạn mua cổ phiếu, đầu tƣ vào tài sản cố định của tổ chức tín dụng.
Vốn cấp 2 gồm giá trị tăng thêm của tài sản cố định và chứng khoán đầu tƣ
đƣợc định giá lại, dự phòng chung, các trái phiếu chuyển đổi và một số công
cụ nợ.
Vốn huy động gồm vốn từ tiền gửi của tổ chức kinh tế, dân cƣ và tiền

gửi khác (tiền gửi của tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nƣớc, tổ chức đoàn
thể xã hội…), phát hành giấy tờ có giá. Vốn đi vay gồm vốn vay của tổ chức
tín dụng khác và vay của ngân hàng trung ƣơng.
Nguồn vốn khác nhƣ vốn trong thanh toán (vốn ngân hàng có đƣợc do
làm trung tâm thanh toán), vốn ủy thác đầu tƣ, thu hộ lợi tức chứng khoán,
làm đại lý bán cổ phiếu…
11

Nhƣ vậy, nghiệp vụ huy động vốn đối với mỗi ngân hàng có thể hiểu là
các biện pháp nghiệp vụ nhằm tăng những nguồn vốn nói trên, mở rộng quỹ
vốn cho vay của ngân hàng.
1.1.2.2. Nghiệp vụ cho vay
Nghiệp vụ cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng
một khoản tiền, hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên
tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao
thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Trong đó,
cho vay là một mặt của hoạt động tín dụng ngân hàng, thông qua hoạt động
cho vay ngân hàng thực hiện điều hòa vốn trong nền kinh tế dƣới hình thức
phân phối nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động đƣợc từ trong xã hội (quỹ
cho vay) để đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống.
Cho vay là quyền của ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng yêu cầu ngƣời muốn
vay phải tuân thủ những điều kiện nhất định, đây là cơ sở ràng buộc về mặt
pháp lý để đảm bảo ngƣời cho vay (ngân hàng) có thể thu hồi đƣợc vốn gốc
và lãi sau một khoảng thời gian nhất định. Nhƣ vậy cho vay là một giao dịch
về tiền hoặc tài sản trên cơ sở có hoàn trả.
Phân loại cho vay của NHTM
Dựa vào mục đích cho vay: Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công
thƣơng nghiệp, cho vay tiêu dùng, cho vay cá nhân, cho vay mua bán bất
động sản, cho vay sản xuất nông nghiệp, cho vay kinh doanh xuất nhập
khẩu…

Dựa vào thời hạn cho vay: Cho vay ngắn hạn là loại hình cho vay có
thời hạn dƣới một năm, thƣờng nhằm tài trợ cho hoạt động đầu tƣ vào tài sản
lƣu động. Cho vay trung hạn là loại hình có thời hạn từ 1 đến 5 năm, thƣờng
nhằm tài trợ cho hoạt động đầu tƣ tài sản cố định. Cho vay dài hạn là loại hình
có thời hạn trên 5 năm, thƣờng để tài trợ cho các dự án đầu tƣ.
12

Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: Cho vay có tài sản đảm
bảo, cho vay không có tài sản đảm bảo.
Dựa vào phương thức cho vay: Cho vay theo món, cho vay theo hạn
mức tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi.
Quy định pháp lý về hoạt động cho vay
Nguyên tắc cho vay: Ngân hàng chỉ cho vay khi khách hàng đảm bảo
đƣợc những nguyên tắc sau đây. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa
thuận trong hợp đồng tín dụng và hoàn trả gốc lãi đúng thời hạn.
Điều kiện vay vốn: Địa vị pháp lý của khách hàng vay vốn: Khách hàng
vay vốn phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Có khả năng tài chính và đảm bảo
trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký kết, mục đích sử dụng vốn vay
hợp pháp, có tài liệu chứng minh khả năng hấp thụ vốn vay phù hợp với quy
định pháp luật và khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng. Thực hiện đảm bảo
tiền vay theo quy định của chính phủ và theo hƣớng dẫn của Thống đốc ngân
hàng nhà nƣớc Việt Nam. Dựa trên cơ sở các điều kiện trên, căn cứ tính chất,
quy mô, phạm vi ảnh hƣởng của các quan hệ giữa các chủ thể khi tham gia
giao dịch, mỗi ngân hàng sẽ có quy định riêng cụ thể hơn về điều kiện vay
vốn để phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình.
Đối tượng cho vay: Ngân hàng cấp vốn tới những khách hàng có nhu
cầu vay vốn thông qua đó tìm kiếm lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, đối
tƣợng cho vay của ngân hàng phải có nhu cầu vay vốn hợp pháp và phù hợp
với quy định của pháp luật.

Quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay: Hoạt động cho
vay luôn tiền ẩn nhiều rủi ro nên ngân hàng cần phải tuân thủ những quy định
nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay. Thực hiện tốt việc kiểm tra
đánh giá khả năng hoàn trả của ngƣời vay trƣớc khi cho vay, trong khi cho
13

vay và sau khi cho vay. Việc cho vay chỉ tiến hành khi ngƣời vay vốn có đầy
đủ điều kiện theo quy định, mọi hành động hạ điều kiện cho vay đều dẫn đến
nguy cơ rủi ro tín dụng. Sử dụng các biện pháp đảm bảo trong cho vay nhằm
phòng ngửa rủi ro tiềm ẩn, tạo cơ sở pháp lý và kinh tế để thu hồi đƣợc các
khoản nợ cho khách hàng vay. Theo đó, cho vay có tài sản đảm bảo là hình
thức cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà nghĩa vụ trả nợ của khách hàng
đƣợc cam kết đảm bảo thực hiện bằng tài sản cầm cố, thể chấp, tài sản hình
thành từ vốn vay của khách hàng hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba…
Trong trƣờng hợp không có tài sản đảm bảo thì ngân hàng xem xét áp dụng
hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ xem
xét với những khách hàng có uy tín, khách hàng tốt, trung thực trong kinh
doanh, có khả năng tài chính lành mạnh, quản trị hiệu quả, có tín nhiệm với
ngân hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả gốc lãi.
Hợp đồng tín dụng: Hợp đồng tín dụng hay hợp đồng đảm bảo tiền vay
là văn bản pháp lý thể hiện mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và ngƣời đi
vay là cơ sở pháp lý để ngân hàng thực hiện cho vay, quản lý khoản vay, thu
hồi nợ và xử lý tranh chấp khiếu kiện nếu có. Vì vậy hợp đồng tín dụng phải
đƣợc quy định cụ thể, văn phong chặt chẽ, rõ ràng, thể hiện đầy đủ các nội
dung về điều kiện cho vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền
vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức đảm bảo, giá trị tài sản đảm bảo, phƣơng
thức trả nợ và các điều khoản khác đƣợc hai bên cam kết thực hiện theo thỏa
thuận. Hợp đồng tín dụng chỉ có hiệu lực khi cả ngân hàng và khách hàng ký
tên chấp thuận.
Xét duyệt cho vay, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay: Các biện

pháp cơ bản để kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay gồm kiểm soát và
xem xét định kỳ tất cả các loại hình cho vay, nhƣ kiểm tra định kỳ tháng, quý
với các khoản vay lớn và đột xuất với các khoản vay nhỏ. Kiểm soát thƣờng
14

xuyên các khoản vay lớn vì rủi ro của những khoản vay này có thể làm ảnh
hƣởng đến tình hình tài chính của ngân hàng. Quá trình kiểm soát, kiểm tra
phải đảm bảo đánh giá đƣợc tất cả những đặc tính quan trọng nhất với mỗi
khoản vay. Theo dõi thƣờng xuyên những khoản vay có vấn đề. Tăng cƣờng
các biện pháp kiểm soát tín dụng trong trƣờng hợp tình hình kinh tế xã hội
hay hoạt động ngân hàng có những đột biến đe dọa sự an toàn, hiệu quả của
vốn tín dụng.
Thời hạn cho vay: Là khoảng thời gian đƣợc tính từ khi khách hàng
bắt đầu nhận tiền vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đƣợc
thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.
Căn cứ xác định thời hạn cho vay dựa vào đặc điểm và chu kỳ hoạt
động tƣơng ứng với các nghiệp vụ kinh doanh của khách hàng vay vốn. Đặc
điểm đối tƣợng vay vốn và mục đích vay vốn của khách hàng. Thời gian hoàn
vốn đầu tƣ của dự án, phƣơng án. Khả năng cân đối nguồn vốn cho vay của
ngân hàng. Sự tác động của những nhân tố nhƣ công tác quản trị ngân hàng,
đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, đạo đức khách hàng.
Thời hạn cho vay gồm thời hạn giải ngân đƣợc tính từ khi khách hàng
nhận tiền vay lần đầu tiên đến khi kết thúc việc nhận tiền vay. Thời gian ân
hạn thời gian ân hạn hay thời gian sản xuất thử khách hàng chƣa phải trả tiền
vay cho ngân hàng. Theo quy định 1627/2001/NHNN thời gian ân hạn đƣợc
tính từ khi rút khoản vốn đầu tiên đến khi bắt đầu của kỳ hạn trả nợ. Trong
mỗi hợp đồng tín dụng có thể có hoặc không có thời gian ân hạn. Thời hạn trả
nợ là khoảng thời gian đƣợc tính từ khi khách hàng bắt đầu trả nợ đến khi trả
hết nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Thời hạn trả nợ có thể chia thành nhiều kỳ
hạn và số tiền khác nhau để phù hợp với tình hình thu nhập và khả năng trả nợ

của khách hàng. Thời hạn cho vay trung bình là khoảng thời gian khách hàng
đƣợc sử dụng toàn bộ tiền vay
15

Rủi ro với hoạt động cho vay (rủi ro tín dụng) là khả năng xảy ra
những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng
hẹn, không trả hoặc không trả đầy đủ các khoản gốc lãi. RRTD gây tổn thất
về tài chính cho NHTM, đó là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trƣờng
của vốn, trong trƣờng hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ, hoặc ở mức
độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản. Biểu hiện của RRTD gồm khách hàng vay
vốn không trả nợ hoặc không còn khả năng trả nợ, khách hàng trả nợ không
đầy đủ hoặc trả nợ không đúng hạn.
Phân loại rủi ro tín dụng gồm rủi ro giao dịch là một hình thức của
RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao
dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ
phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ. Rủi ro lựa
chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi
ngân hàng lựa chọn những phƣơng án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định
cho vay. Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo nhƣ các điều
khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo,
cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo. Rủi ro
nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho
vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các
khoản cho vay có vấn đề. Rủi ro danh mục là một hình thức của RRTD mà
nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay
của ngân hàng, đƣợc phân chia thành hai loại: Rủi ro nội tại và rủi ro tập
trung. Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính
riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó
xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng
vay vốn. Rủi ro tập trung là trƣờng hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá

nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động
16

trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất
định, hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
Nguyên nhân của RRTD rất đa dạng, có thể phân loại theo nhiều tiêu
thức khác nhau. Một cách phân loại đƣợc nhiều ngân hàng lựa chọn là phân
tích nguyên nhân từ phía ngƣời cho vay và ngƣời đi vay. Những nguyên nhân
từ phía các NHTM có thể bao gồm không chấp hành nghiêm túc chế độ tín
dụng và điều kiện cho vay. Chính sách và quy trình cho vay còn lỏng lẻo,
chƣa chú trọng đến phân tích khách hàng để tính toán điều kiện và khả năng
trả nợ hoặc phƣơng pháp xem xét phân tích còn hạn chế, chƣa chính xác. Kỹ
thuật cấp tín dụng chƣa hiện đại, chƣa đa dạng nhƣ việc xác định hạn mức tín
dụng cho khách hàng còn quá đơn giản, thời hạn chƣa phù hợp, chủ yếu là tín
dụng trực tiếp, sản phẩm tín dụng còn nghèo nàn. Thiếu thông tin về khách
hàng hay thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời để xem xét, phân tích hoặc
phân tích thông tin không đầy đủ trƣớc khi cấp tín dụng. Do cán bộ ngân hàng
thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ nghiệp vụ. Hoặc do vấn đề
quản lý, sử dụng, đãi ngộ của cán bộ của các NHTM.
Các nguyên nhân từ phía khách hàng gồm nhóm nguyên nhân khách
quan là những tác động ngoài ý muốn của khách hàng nhƣ do thiên tai, hỏa
hoạn, do sự bất ổn định của các chính sách kinh tế, thay đổi đột ngột chính
sách quản lý kinh tế, điều chỉnh quy hoạch, do hành lang pháp lý chƣa phù
hợp, do biến động của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, quan hệ cung cầu hàng
hóa thay đổi. Nhóm nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân nội tại của mỗi
khách hàng. Trƣớc hết là vốn tự có tham gia sản xuất kinh doanh còn rất ít so
với nhu cầu.
1.1.3. Những yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của NHTM
Có rất nhiều yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của NHTM
nhƣng ba yếu tố sau đây là quan trọng nhất:

17

Môi trường pháp lý: theo Nguyễn Ninh Kiều (2009), xét về mặt pháp
lý, Luật các Tổ chức tín dụng là văn bản pháp lý cao nhất có tác động đến
toàn bộ hoạt động của các NHTM. Dƣới luật còn có các văn bản khác nhƣ
nghị định của Chính phủ, các quyết định thông tƣ của NHNN hƣớng dẫn thực
hiện có ảnh hƣởng đến các nghiệp vụ hay các hoạt động của NHTM. Điều
đáng lƣu ý là môi trƣờng pháp lý trong đó NHTM hoạt động không phải bất
di bất dịch mà luôn thay đổi theo yêu cầu phát triển và quản lý của nền kinh tế
và hệ thống ngân hàng. Các NHTM khi đƣợc cấp giấy phép hoạt động phải
đảm bảo đủ mức vốn pháp định do chính phủ quy định theo từng thời kỳ.
NHTM cùng phải tuân thủ các quy định về dự trữ và đảm bảo an toàn nhƣ dự
trự bắt buộc, dự phòng rủi ro. Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng
phải gửi tại NHNN để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, NHNN quy định
tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình TCTD và từng loại tiền gửi với
mức độ từ 0% đến 20% tổng số dƣ tiền gửi tại mỗi tổ chức tín dụng trong
từng thời kỳ. Để đảm bảo an toàn, NHTM phải duy trì các tỷ lệ an toàn theo
quy định bao gồm khả năng thanh toán, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ tối đa
của nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn và các quy định về cho vay.
Nhƣ vậy, hoạt động kinh doanh của NHTM chịu tác động rất lớn từ môi
trƣờng pháp lý, để hoạt động kinh doanh đƣợc an toàn ổn định, môi trƣờng
pháp lý minh bạch, kịp thời là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến kết quả hoạt
động kinh doanh.
Các nhân tố kinh tế: Các nhân tố kinh tế có ảnh hƣởng vô cùng quan
trọng đến hoạt động của ngân hàng. Các nhân tố có thể kể đến bao gồm: Tốc
độ tăng trƣởng kinh tế của quốc gia, nếu tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao thì thu
nhập của ngƣời dân tăng làm tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng đồng
thời làm gia tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ và tiện ích từ các sản phẩm
18


ngân hàng. Lãi suất, đây là nhân tố mang tính then chốt trong cạnh tranh giữa
các ngân hàng. Nếu lãi suất cho vay cao dẫn đến chi phí trả lãi vay nhiều,
không khuyến khích khách hàng sử dụng vốn vay. Nếu lãi suất huy động thấp
thì không thu hút đƣợc nguồn vốn, ngƣợc lại lãi suất huy động cao thì thu hút
đƣợc nhiều lƣợng vốn nhƣng bù lại chi phí mà ngân hàng phải trả sẽ tăng lên.
Việc xem xét giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay là một công việc khó
khăn và có tính quyết định trong chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ
lạm pháp, lạm phát sẽ làm giảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế và kéo theo nhiều
biến động tiêu cực cho nền kinh tế. Từ đó dẫn đến tỷ lệ đầu tƣ giảm, ảnh
hƣởng đến hoạt động của ngân hàng
Nguồn nhân lực: là nguồn lực quan trọng và không thể thiếu của bất kỳ
ngân hàng nào có ảnh hƣởng tiên quyết đên kết quả hoạt động kinh doanh.
Nhân sự của một ngân hàng là yếu tố mang tính kết nối của các nguồn lực của
ngân hàng, đồng thời cũng là cái gốc của mọi cải tiến và đổi mới. Hoạt động
kinh doanh phát triển bền vững nếu nguồn nhân lực đáp ứng một số tiêu chí
sau: trình độ đào tạo, trình độ thành thạo nghiệp vụ, động cơ phấn đấu, mức
độ cam kết gắn bó với ngân hàng.
Trình độ hay kỹ năng của ngƣời lao động cũng là những chỉ tiêu quan
trọng thể hiện chất lƣợng của nguồn nhân lực. Quá trình tuyển dụng và đào
tạo một nhân viên ngân hàng thƣờng rất tốn kém cả về thời gian và công sức.
Hiệu quả của chính sách nhân sự, đặc biệt là chính sách tuyển dụng và cơ chế
thù lao là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng duy trì đội ngũ nhân sự
chất lƣợng cao của một ngân hàng. Động cơ phấn đấu và mức độ cam kết gắn
bó của nhân viên ngân hàng cũng là những chỉ tiêu quan trọng phản ánh một
ngân hàng có lợi thế cạnh tranh từ nguồn nhân lực của mình hay không.

×