Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.45 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
I. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN
1.1. Đầu tư nước ngoài
là sự dịch chuyển tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý từ nước này
sang nước khác để kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu.
1.1.1. Các hình thức đầu tư nước ngoài
Theo tính chất quản lý
Đầu tư trực tiếp (FDI-Foreign Direct Investment) và đầu tư gián tiếp (PFI-
Foreign Indirect Investment).
Đầu tư gián tiếp thường do Chính phủ các nước, tổ chức quốc tế và các tổ
chức phi chính phủ của một nước cho một nước khác (thường là nước đang phát
triển) vay vốn dưới nhiều hình thức viện trợ hoàn lại và không hoàn lại. Theo loại
hình này bên nhận vốn có toàn quyền quyết định việc sử dụng vốn như thế nào để
đạt được kết quả cao nhất, còn bên cho vay hoặc viện trợ không chịu rủi ro và hiệu
quả vốn vay. Loại hình đầu tư này thường kèm theo điều kiện ràng buộc về kinh tế
hay chính trị cho nước nhận vốn. Do vậy hình thức đầu tư này không chiếm tỷ
trọng lớn trong vốn đầu tư quốc tế, nó thường chỉ dùng cho các nước đang phát
triển có nhu cầu cấp thiết về vốn.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức mà trong đó các tổ chức, cá nhân
nước ngoài đầu tư sang nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quá trình sử
dụng và thu hồi số vốn đầu tư bỏ ra.
FDI bao gồm có:
− Đầu tư dịch chuyển
− Đầu tư phát triển
1.1.2. Đặc điểm:
− Không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận đầu tư mà còn có thể cả thiết bị kĩ thuật,
công nghệ, năng lực sản xuất, kinh doanh,
− Không gây nên tình trạng nợ cho nước tiếp nhận đầu tư; giúp nước tiếp nhận có
điều kiện phát triển tiềm năng trong nước.
− Chủ thể của FDI thường là các công ty xuyên quốc gia (chiếm 90% khối lượng FDI
thế giới)


− Nhà đầu tư nước ngoài phải góp một số vốn tối thiểu theo luật của mỗi nước trong
quá trình thực hiện dự án.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng:
− Các nhân tố liên quan đến chủ đầu tư:
 Lợi thế độc quyền riêng:
 Kiến thức/ Công nghệ
 Giảm chi phí do hoạt động với quy mô lớn
 Lợi thế về nội bộ hóa
− Các nhân tố liên quan đến nước chủ đầu tư:
Các nước chủ đầu tư có thể đưa ra những chính sách nhằm khuyến khích hay
hạn chế đầu tư ra nước ngoài.
− Các nhân tố liên quan đến đến nước nhận đầu tư: Khung chính sách về FDI của
nước nhận đầu tư (chính sách về thương mại,tư nhân hóa, tiền tệ, thuế, ); Các yếu
tố của môi trường kinh tế;…
− Các nhân tố của môi trường quốc tế: (tình hình cạnh tranh các nước, )
1.1.4. Vai trò
− Tạo thêm nhiều việc làm
− Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
− Tăng thêm tích lũy và bù đắp thiếu hụt về ngoại tệ.
− Giúp các nước tiếp nhận được công nghệ và kĩ thuật hiện đại, trình độ chuyên môn
và quản lý tiên tiến.
− Giúp nước nhận đầu tư tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu; tiếp cận với thị
trường thế giới.
1.2. Hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại
Là biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa các lợi ích thu được với khối lượng
vốn đầu tư đãbỏ ra nhằm đạt được các lợi ích đó.
Được xét trên 2 phương diện chủ đầu tư nước ngoài và nước nhận vốn đầu
tư.
Phân loại:

− Theo góc độ nghiên cứu: + Hiệu quả cấp vĩ mô
+ Hiệu quả cấp vi mô

− Theo tính chất tác động: +Hiệu quả kinh tế
+Hiệu quả xã hội.
1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả FDI:
− Hiệu suất tài sản cố định: so sánh mức tăng GDP do khu vực FDI tạo ra với giá trị
tài sản cố định khu vực FDI sử dụng trong kì.
− Hiệu số tăng vốn -sản lượng (ICOR): cho biết trong từng thời kì muốn tăng thêm 1
đồng GDP thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư.
− Thời gian hoàn vốn giản đơn: khoảng thời gian khai thác dự án mà các khoản
thunhập có thể bù đắp toàn bộ vốn đầu tư của dự án.
− Thời gian hoàn vốn chiết khấu.(DPP)
− Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV)
Ngoài ra còn có hệ số thực hiện vốn FDI, tỷ số giá trị xuất khẩu/vốn thực
hiện, tỷ suất nội hoàn IRR,…
1.3. Các hình thức đầu tư ở Việt Nam
1.3.1. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay ở Việt Nam bao
gồm:
− Thành lập các tổ chức kinh tế 100% vốn nước ngoài.
− Thành lập các tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà
đầu tư nước ngoài.
− Đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC, BOT, BTO, BT.
− Đầu tư phát triển kinh doanh (mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, năng lực kinh
doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi
trường).
− Mua cổ phần, góp vốn để tham gia quản lý đầu tư.
− Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
1.3.2 Cơ cấu FDI của Việt Nam theo hình thức đầu tư trong thời gian qua.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến tháng 10/2014, các nhà đầu tư nước

ngoài đến từ 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam dưới 6 hình
thức. Trong đó, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm ưu thế cả về số lượng
dự án lẫn tổng vốn đầu tư đăng ký, vượt trội hơn hẳn các hình thức đầu tư còn lại.
Cụ thể, lũy kế đến nay, cả nước đã thu hút được 17.219 dự án có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới trên 244 tỷ
USD. Dẫn đầu là các dự án FDI đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài với
13.886 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 166,35 tỷ USD (chiếm 81% tổng số dự
án và 68% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước).
Hình thức liên doanh đứng thứ hai với 2.912 dự án và 59,8 tỷ USD vốn đăng
ký (chiếm 17% tổng số dư án và 25% tổng vốn đầu tư đăng ký). Tiếp theo là 4 hình
thức đầu tư còn lại, lần lượt theo thứ tự là: Hình thức Hợp đồng xây dựng - kinh
doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao (BT) có 12 dự án với 8,17 tỷ
USD vốn đầu tư đăng ký. Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 215 dự án
với 5,13 tỷ USD. Hình thức Công ty cổ phần có 193 dự án với 4,5 tỷ USD. Cuối
cùng là hình thức Công ty mẹ - con chỉ có duy nhất 1 dự án với vốn đăng ký 98
triệu USD.
II. LUỒNG VÀO: VIỆT NAM THU HÚT ĐẦU TƯ
2.1. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt
Nam.
2.1.1. Những kết quả đạt được.
Trong những năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một động lực quan trọng
góp phần không nhỏ vào việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Theo Báo cáo Tổng kết 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam
(kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(27/03/2013), tính đến hết tháng 2/2013, Việt Nam đã thu hút được 14.550 dự án có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt gần
211 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần 100 tỷ USD.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1988 - 2013
Số dự án Tổng số vốn đăng kí
( triệu USD)

Tổng số vốn thực hiện
(triệu USD)
Tổng số
17434 268691,6 111692,9
1988-1990
211 1603,5
1991
152 1284,4 428,5
1992
196 2077,6 574,9
1993
274 2829,8 1117,5
1994
372 4262,1 2240,6
1995
415 7925,2 2792,0
1996
372 9635,3 2938,2
1997
349 5955,6 3277,1
1998
285 4873,4 2372,4
1999
327 2282,5 2528,3
2000
391 2762,8 2398,7
2001
555 3265,7 2225,6
2002
808 2993,4 2884,7

2003
791 3172,7 2723,3
2004
811 4534,3 2708,4
2005
970 6840,0 3300,5
2006
987 12004,5 4100,4
2007
1544 21348,8 8034,1
2008
1171 71726,8 11500,2
2009
1208 23107,5 10000,5
2010
1237 19886,8 11000,3
2011
1191 15618,7 11000,1
2012
1287 16348,0 10046,6
Sơ bộ 2013 1530 22352,2
11500,0
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Sự gia tăng mạnh mẽ của vốn đầu tư nước ngoài thực hiện được thể hiện rõ
nét qua các thời kỳ. Từ khoảng 20,67 tỷ USD, chiếm 24,32% tổng vốn đầu tư xã
hội giai đoạn 1991-2000 đã tăng lên 69,47 tỷ USD, chiếm 22,75% tổng vốn đầu tư
xã hội giai đoạn 2001-2011. Tỷ trọng khu vực đầu tư nước ngoài trong cơ cấu kinh
tế giai đoạn 2000-2011 tăng 5,4%.
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: %.

Tổng số
Kinh tế nhà nước
Kinh tế ngoài nhà
nước
Kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài
1995 100,0 42,0 27,6 30,4
1996 100,0 49,1 24,9 26,0
1997 100,0 49,4 22,6 28,0
1998 100,0 55,5 23,7 20,8
1999 100,0 58,7 24,0 17,3
2000 100,0 59,1 22,9 18,0
2001 100,0 59,8 22,6 17,6
2002 100,0 57,3 25,3 17,4
2003 100,0 52,9 31,1 16,0
2004 100,0 48,1 37,7 14,2
2005 100,0 47,1 38,0 14,9
2006 100,0 45,7 38,1 16,2
2007 100,0 37,2 38,5 24,3
2008 100,0 33,9 35,2 30,9
2009 100,0 40,5 33,9 25,6
2010 100,0 38,1 36,1 25,8
2011 100,0 37,0 38,5 24,5
2012 100,0 40,3 38,1 21,6
Sơ bộ 2013 100,0 40,4 37,6 22,0
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Tỷ trọng đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào GDP tăng dần qua các
năm và đạt khoảng 19% GDP vào năm 2011, đóng góp 14,2 tỷ USD cho thu ngân
sách giai đoạn 2001 - 2010. Riêng năm 2012, khu vực này đóng góp cho thu ngân
sách khoảng 3,7 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng thu ngân sách.

Giá trị tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng.

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Sơ bộ
2013
Kinh tế Nhà
nước
343883 389533 440687 566812 628074 722010 908459 1056944 1154132
Kinh tế ngoài
Nhà nước
431548 501432 594617 767632 867810 1054075 1369776 1601486 1729435
Khu vực có
vốn đầu tư
nước ngoài
138570 170600 211465 281604 313265 381743 501645 586989 700695
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
2.1.2. Những hạn chế, tồn tại.
Khu vực FDI còn có những hạn chế, tồn tại như hiệu quả tổng thể nguồn vốn
đầu tư nước ngoài chưa cao, giá trị gia tăng tạo ra tại Việt Nam và khả năng tham
gia chuỗi giá trị thấp, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài theo ngành, đối tác còn
hạn chế; mục tiêu thu hút công nghệ, chuyển giao công nghệ chưa đạt yêu cầu; hiệu
ứng lan tỏa của khu vực đầu tư nước ngoài sang khu vực khác của nền kinh tế còn
hạn chế; một số dự án chất lượng chưa cao, quy mô dự án nhỏ, tỷ lệ giải ngân thấp
so với yêu cầu…
• Đầu tư nước ngoài thời gian qua hướng vào những ngành thâm dụng lao
động, sử dụng tài nguyên, tận dụng chính sách bảo hộ công nghiệp trong
khi các ngành sử dụng công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng chưa
nhiều.
• Đầu tư của các nước phát triển vào Việt Nam còn khiêm tốn nếu so với

đầu tư của các nước này vào Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Cho đến
nay, mới chỉ có trên 100 trong tổng số 500 tập đoàn xuyên quốc gia có
mặt tại Việt Nam, thấp hơn nhiều con số 400 tập đoàn ở thị trường Trung
Quốc.
• Tỷ lệ vốn thực hiện thấp so với vốn đăng ký, chỉ khoảng 47,2%.
• Hầu hết các dự án FDI vào Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, trung bình
cả giai đoạn 1988 - 2011 chỉ ở mức 15,4 triệu USD/dự án; năm 2011
giảm xuống còn 13,47 triệu USD/dự án.
• Trên 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình của thế giới,
chỉ có 5-6% là sử dụng công nghệ cao và 14% ở mức thấp, lạc hậu.
• Tỷ lệ dự án FDI giải thể trước thời hạn, dự án xin giãn tiến độ, các dự án
chậm triển khai, các dự án có nhà đầu tư bỏ trốn (khoảng 1.000 doanh
nghiệp) tương đối cao.
• Tỷ lệ việc làm mới do khu vực FDI tạo ra không tương xứng, chỉ chiếm
3,4% tổng số lao động có việc làm năm 2011.
• Thu nhập bình quân của người lao động mặc dù được đánh giá cao hơn
khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước song lại thấp hơn khu vực
doanh nghiệp nhà nước. Nhu cầu về nhà ở, đời sống văn hóa ở các khu
tập trung nhiều lao động đã trở nên bức xúc mà chưa đáp ứng được…
Những năm gần đây, sức cạnh tranh trong thu hút FDI của nước ta đang có
dấu hiệu giảm sút rõ rệt. Ví dụ điển hình như: Nhật Bản, dù vẫn là nhà đầu tư số 1
tại Việt Nam, nhưng đang đổ hàng tỷ USD vào Myanmar, quốc gia đang thu hút sự
chú ý của cả thế giới. Toyota, Mitsubishi và nhiều tập đoàn lớn khác của Nhật Bản
đã tuyên bố mở rộng cơ sở sản xuất tại Thái Lan, Malaysia, nhưng các cơ sở của họ
ở Việt Nam vẫn án binh bất động. Nhật Bản có tới hơn 7.000 doanh nghiệp ở Thái
Lan nhưng mới có 1.500 doanh nghiệp ở Việt Nam
2.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại
− Hệ thống, pháp luật chính sách liên quan đến đầu tư chưa đồng bộ và thiếu nhất
quán.
− Chính sách ưu đãi đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn.

− Sự phát triển của cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh
tế cũng như chưa tạo điều kiện tốt để dòng vốn ĐTNN phát huy hiệu quả.
− Hạn chế về nguồn nhân lực.
− Sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ còn hạn chế.
− Chưa thực hiện tốt công tác phân cấp quản lý ĐTNN.
− Công tác kiểm tra, giám sát về việc thực hiện các quy định về bảo về môi trường
của các doanh nghiệp còn nhiều bất cập.
− Công tác xúc tiến đầu tư chưa hiệu quả.
2.2. Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam.
2.2.1. Chính sách thuế và thu khác
Về thuế thu nhập DN (TNDN):
Sau 25 năm thực hiện, bên cạnh cải cách các chính sách ưu đãi thuế TNDN,
việc Quốc hội Việt Nam nhiều lần điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế TNDN đã
giúp môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn so với các
nước trong khu vực và trên thế giới.
Mức thuế suất thuế TNDN từ 32% năm 1997 đã giảm xuống còn
28% năm 2003 và tiếp tục giảm còn 25% từ năm 2009.
Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2004: Với mục tiêu đẩy mạnh thu
hút vốn ĐTNN, chính sách ưu đãi đầu tư đối với khu vực có vốn ĐTNN
đã dành mức ưu đãi cao hơn hẳn cả thuế suất, thời gian miễn thuế, giảm
thuế so với khu vực DN có vốn đầu tư trong nước. Cụ thể, đối với khu
vực có vốn ĐTNN, tuỳ theo lĩnh vực, địa bàn đầu tư, DN được áp dụng
thuế suất ưu đãi 10%, 15% và 20% và miễn, giảm thuế tương ứng, trong
đó mức miễn thuế tối đa là 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm
50% trong 4 năm tiếp theo.
Giai đoạn từ năm 2004 đến nay: Quốc hội ban hành Luật thuế
TNDN số 09/2003/QH11 ngày 17/6/2003 thiết lập chế độ đối xử bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt xoá bỏ sự phân biệt đối xử
giữa ĐTNN và đầu tư trong nước.
Với các cải cách thuế có tính bước ngoặt nêu trên, giai đoạn từ năm 2004 -

2011 nguồn vốn ĐTNN đã tăng nhanh chóng với 9.500 dự án đầu tư, vốn đăng ký
đạt 175 tỷ USD (gấp 3,2 lần giai đoạn 1988-2003), vốn thực hiện đạt 61,8 tỷ USD
(gấp 2,3 lần giai đoạn 1988-2003) và đặc biệt từ năm 2007 số vốn ĐTNN thực hiện
hàng năm đều đạt xấp xỉ 10 tỷ USD.
Về thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ra đời đã tạo lập khuôn
khổ pháp lý trong việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở
rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần tạo nên một môi trường đầu tư chung và
thuận lợi cho cả các DN trong và ngoài nước.
Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công cho
nước ngoài và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài được miễn
thuế xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công cho phía
Việt Nam được miễn thuế xuất khẩu và khi nhập khẩu trở lại được miễn
thuế nhập khẩu trên phần trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài
để gia công theo hợp đồng.
Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm kể từ ngày bắt đầu sản
xuất đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được
nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư và lĩnh vực đặc biệt khuyến
khích đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
Chính sách hoàn thuế nhập khẩu và không thu thuế xuất khẩu đối
với các sản phẩm xuất khẩu được xác định là sản xuất toàn bộ từ nguyên
liệu nhập khẩu
Với chính sách ưu đãi thuế xuất nhập khẩu nêu trên đã và đang củng cố lòng
tin cho các DN trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và thu hút vốn
ĐTNN và công nghệ sản xuất hiện đại vào Việt Nam.
Có thể nói, tạo nên một môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn luôn là
một mục tiêu mà Chính phủ hướng tới với nỗ lực rất cao vì cải thiện môi trường
đầu tư sẽ khuyến khích được các nguồn lực trong và ngoài nước tập trung cho đầu
tư, phát triển kinh tế.
2.2.2. Chính sách tài chính đất đai

Chính sách tài chính đất đai đã được hoàn thiện phù hợp với xu thế hội nhập
quốc tế, về cơ bản đã đảm bảo công bằng giữa tổ chức trong nước và tổ chức nước
ngoài.
Về hình thức sử dụng đất: Luật đất đai 2003 có sự phân biệt về hình thức sử
dụng đất giữa DN trong nước và DN nước ngoài. DN nước ngoài được lựa chọn
hình thức thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thuê đất thu tiền thuê đất 1 lần
cho cả thời gian thuê. DN trong nước được lựa chọn hình thức giao đất hoặc cho
thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm.
Tuy nhiên, nghĩa vụ tài chính về thu tiền thuê đất trong trường hợp trả tiền
thuê đất một lần cho cả thời gian thuê (đối với DN nước ngoài) cũng tương đương
với nghĩa vụ tài chính trong trường hợp được giao đất có thu tiền sử dụng đất (đối
với DN trong nước).
Về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Tổ chức trong nước và tổ chức
nước ngoài được nhà nước cho thuê đất đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong
quá trình sử dụng đất.
Về thời hạn thuê đất: Điều 67 Luật đất đai quy định chung về thời hạn cho
thuê đất để thực hiện dự án đầu tư là không quá 50 năm, trường hợp đầu tư vào địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn thì thời hạn không quá 70 năm (không phân biệt là DN trong nước
hay DN nước ngoài);
Về ưu đãi đầu tư: Các dự án đầu tư được hưởng mức ưu đãi giống nhau nếu
dự án đầu tư được thực hiện trên cùng địa bàn ưu đãi đầu tư hoặc có cùng lĩnh vực
ưu đãi đầu tư…
2.2.3. Chính sách đối với lĩnh vực tài chính khác
Những năm đầu đổi mới để thu hút các nhà ĐTNN vào Việt Nam tham gia
thực hiện đầu tư sản xuất, kinh doanh, pháp luật về đầu tư, về thuế và tài chính
khác có quy định chính sách ưu đãi riêng biệt đối với từng khu vực có vốn ĐTNN
và khu vực có vốn đầu tư trong nước.
Tuy nhiên, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế
nhanh và bền vững khi Việt Nam gia nhập WTO, trong bối cảnh nền kinh tế thế

giới phát sinh ngày càng nhiều khó khăn và thách thức, ngành Tài chính đã nỗ lực
triển khai thực hiện các cam kết quốc tế và cam kết tài chính nói riêng nhằm đảm
bảo việc tuân thủ nghĩa vụ của nước thành viên, góp phần thúc đẩy tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế, ban hành kịp thời các cơ chế chính sách tài chính phù hợp,
đồng bộ để đảm bảo hiệu lực thực thi và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng
thời đề xuất các giải pháp cấp thiết nhằm giảm thiểu rủi ro và bất cập trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo đó, cùng với các chính sách thuế quan trọng như thuế TNDN, thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu nêu trên, tại các văn bản thuế, tài chính khác cũng đảm bảo
nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đảm bảo không có sự
phân biệt đối xử giữa DN có vốn ĐTNN với DN trong nước.
Điều này đã và đang liên tục củng cố lòng tin cho các DN trong nước và nước
ngoài hoạt động tại Việt Nam, các nhà đầu tư tiềm năng, là dấu hiệu tích cực đối
với việc cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, nhằm đạt được mục tiêu thu hút
các nguồn lực trong nước và ngoài nước tập trung cho đầu tư phát triển kinh tế xã
hội.
III. VN đầu tư ra nước ngoài
3.1. Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
Đường lối mở cửa, hội nhập không chỉ thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài, mà còn góp phần hình thành các doanh nghiệp đưa vốn ra nước ngoài
để đầu tư. Điều này phản ánh sự trưởng thành của doanh nghiệp, doanh nhân Việt
Nam, không chỉ đầu tư ở trong nước, mà còn đầu tư ra nước ngoài.
Việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam được thực hiện khá sớm,
ngay từ năm 1989 khi Việt Nam chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã
hội tiềm ẩn từ cuối những năm 70, bùng phát vào những năm 80 của thế kỷ trước.
3.1.1 Về quy mô vốn đăng ký đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Năm 1989, Việt Nam bắt đầu tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài với duy nhất một dự án giữa đối tác Việt Nam và một đối tác của Nhật Bản
với số vốn đăng ký là 563.380 USD.
Ngày 14/4/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP quy định

về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trong những năm đầu, hoạt động này
chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, số dự án cấp mới cũng như số vốn đăng ký không nhiều.
Tuy nhiên, tính đến ngày 20/3/2013, theo thông tin Bộ Công Thương công bố tại
Hội nghị Tham tán thương mại 2013 diễn ra ngày 16/12/2013, đã có 742 dự án đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài của DN Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 15,5
tỷ USD
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1989 – 2013
Số dự án Tổng vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ)
Tổng số 818 19526.0
1989 1 0.6
1990 1 0.0
1991 3 4.0
1992 3 5.3
1993 4 0.5
1994 3 1.3
1998 2 1.9
1999 9 5.6
2000 15 4.7
2001 13 4.4
2002 15 147.9
2003 24 28.1
2004 15 9.5
2005 36 367.5
2006 36 221.0
2007 80 977.9
2008 104 3147.5
2009 91 2597.6
2010 108 3503.0
2011 82 2531.0
2012 84 1546.7

Sơ bộ 2013 89 4420.0
(Theo Tổng Cục Thống Kê)
Ta nhận thấy tổng vốn đầu tư thời kỳ 2008-2013 lớn gấp 10 lần thời kỳ 1989-
2007. Nếu tính bình quân năm, thì thời kỳ 2008-2013 lớn gấp 25,6 lần thời kỳ
1989-2007 (tương ứng 2.958 triệu USD/năm so với 93,7 triệu USD/năm). Bình
quân lượng vốn đăng ký/dự án đã tăng (từ 7,1 triệu USD thời kỳ 1989-2007, lên
32,4 triệu USD thời kỳ 2008-2013).
3.1.2 Về phân ngành đầu tư
Lượng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam vào các nhóm ngành
với tỷ trọng đáng lưu ý. Lượng vốn đầu tư vào nhóm ngành nông, lâm nghiệp -
thủy sản chiếm 16,5% tổng số, với mức vốn bình quân 1 dự án đạt 25,6 triệu USD.
Đây là tỷ trọng và mức vốn/dự án khá, phù hợp với lợi thế, kinh nghiệm các doanh
nghiệp, doanh nhân ở một nước đi lên từ sản xuất nông, lâm nghiệp - thủy sản.
Lượng vốn đầu tư vào nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 60% tổng số,
với mức vốn bình quân 1 dự án đạt 46,6 triệu USD, cao gấp đôi mức bình quân
chung. Đây là xu hướng phát triển đi vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa đất
nước. Lượng vốn đầu tư vào nhóm ngành dịch vụ chiếm 18,6% tổng số, với mức
bình quân 1 dự án đạt xấp xỉ 10 triệu USD.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép phân theo ngành kinh
tế
(Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2013)

Số dự án
Tổng vốn đăng
ký (Triệu đô la
Mỹ)
TỔNG SỐ 713 16624
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 107 2739,7
Khai khoáng 63 7341,9
Công nghiệp chế biến, chế tạo 113 424,3

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và
điều hoà không khí 9 2124,4
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 3 9,4
Xây dựng 26 77,7
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có
động cơ khác 148 113,1
Vận tải, kho bãi 16 53,6
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 24 113,9
Thông tin và truyền thông 38 1296,1
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 26 503,3
Hoạt động kinh doanh bất động sản 29 509,7
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 58 79
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 14 82,6
Giáo dục và đào tạo 6 3,5
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 7 20,9
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 4 1125,1
Hoạt động dịch vụ khác 22 5,8
(Theo Tổng Cục Thống Kê)
3.1.3 Về khu vực đầu tư
Theo Bộ Công Thương, điều đáng mừng là giờ đây các DN Việt Nam cũng đã
vươn ra những khu vực xa hơn như các nước khu vực châu Phi, Châu Mỹ, thậm chí
cả những nước kinh tế phát triển như Australia, Mỹ, Singapore, Nhật Bản… với
tổng số là 59 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, các DN Việt Nam đã khẳng định
được vị thế khi vào đầu tư ở các nước láng giềng hay đối tác quen thuộc như Lào,
Campuchia hay Nga. Theo thông tin tại kỳ họp lần thứ 36 Ủy ban liên chính phủ về
hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật Việt Nam - Lào ở Vientiane
ngày 17/12/2013, thì Việt Nam hiện thuộc nhóm dẫn đầu trong số 52 quốc gia và
vùng lãnh thổ có DN đầu tư tại Lào. Cụ thể, tính đến nay, các DN Việt Nam đã đầu
tư vào Lào 412 dự án với tổng vốn đầu tư 5,012 tỷ USD. Một số dự án đầu tư của
DN Việt Nam triển khai nhanh, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực như Dự án

trồng cây cao su và sản xuất đường mía của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tại Nam
Lào; các dự án trồng và chế biến cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt
Nam và Công ty Cao su Đắk Lắk; dự án đầu tư của Tập đoàn Viettel tại Lào; dự án
Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt và hoạt động của các chi nhánh ngân hàng Việt
Nam tại Lào; dự án khai thác quặng kim loại của Công ty Chiến Công…
Tổng số vốn đăng ký theo khu vực

Số dự án
Tổng vốn đăng
ký (Triệu đô la Mỹ)
(*)
TỔNG SỐ 713 16624
Trong đó:
Lào 230 4601,8
Cam-pu-chia 150 3046,3
Vê-nê-du-êla 2 1825,4
Liên bang Nga 10 1590,1
Pê-ru 6 1336,9
An-giê-ri 2 1261,5
Ma-lai-xi-a 11 747,9
My-an-ma 12 442,9
Hoa Kỳ 114 414,2
Mô-dăm-bích 1 345,7
Ca-mơ-run 1 230,2
Xin-ga-po 44 193,4
Ôx-trây-li-a 15 138,2
Quần đảo Virgin thuộc Anh 8 115,9
CHLB Đức 13 73,3
Hai-i-ti 2 59,9
U-dơ-bê-ki-xtan 4 49,7

In-đô-nê-xi-a 5 28,9
CHND Trung Hoa 13 16
Đặc khu hành chính Hồng Công (TQ) 15 14
Niu-di-lân 1 11,7
Thái Lan 7 11,2
Hàn Quốc 22 9,6
Ga-na 2 7,4
Ăng-gô-la 7 6,1
Hà Lan 3 5,7
Ca-mơ-run 1 0,9
Công gô 2 0,4
(Theo Tổng Cục Thống Kê)
Tổng vốn đầu tư thực hiện đạt trên 4,97 tỷ USD, chiếm 27,6% tổng vốn Việt
Nam đầu tư ra nước ngoài. Tính theo lĩnh vực, các nhà đầu tư Việt Nam đăng ký
mạnh ở ngành khai khoáng, lâm nông nghiệp và điện. Tuy nhiên, nếu tính theo số
lượng dự án thì các nhà đầu tư Việt Nam đang hiện diện lớn ở lĩnh vực khai khoáng
và bán buôn, bán lẻ.
3.2. Nhận xét chung tình trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam:
− Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam bước đầu có hiệu
quả, cho thấy tác động tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động đầu tư
ra nước ngoài cũng như sự trưởng thành của các doanh nghiệp khi tham gia vào
kinh doanh quốc tế.
− Có tính đa dạng cao về thị trường ( cả 5 châu lục, có các qgia phát triển lẫn đang
phát triển), lĩnh vực đầu tư, quy mô đầu tư ( từ vài trăm ngàn USD lên đến hàng
tỉ USD), hình thức đầu tư ( 100% vốn đầu tư, liên doanh, hợp đồng phân chia
sản phẩm, nhượng quyền thương hiệu ), thành phần kinh tế tham gia ( doanh
nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, cá nhân )
− Chiến lược đầu tư tập trung vào các lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư thấp, khả năng
quay vòng vốn nhanh, nhanh chóng đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
− Tuy nhiên, một số công ty nhỏ đầu tư sang nước ngoài còn khá manh mún, chậm

triển khai tiến độ dự án hoặc phải sang tên cho đối thủ khác. Điều này ảnh
hưởng đến uy tín, hình ảnh của các công ty Việt Nam nói chung.
− Một số dự án sau khi triển khai không đạt được lợi nhuận hay tiến độ như mong
muốn, nguyên nhân do sự yếu kém trong khâu tìm hiểu, nghiên cứu thị trường.
VD: dự án thủy điện Luongprabang tại Lào vốn đầu tư dự kiến 2 tỷ USD, quy
mô 1400 MW, lớn gấp nhiều lần dự án thủy điện của các doanh nghiệp VN khác
đang triển khai ở đây. Tuy nhiên, dự án này sau đó phải nâng mức vốn đầu tư lên
gấp rưỡi khi triển khai, thời gian thực hiện dự án kéo dài từ 30 năm lên 40 năm
và vấp phải một số quyết định ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế từ nước chủ
nhà. Một vài dự án thủy điện khác của Vn tại Lào như Sekaman 1, Sekaman 3
cũng gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình tìm hiểu thị trường, tính toán hiệu
quả đầu tư.
− Một số dự án đã triển khai nhưng vẫn không mở rộng được quy mô do thị trường
cạnh tranh gay gắt, môi trường đầu tư bị giới hạn bởi nhiều chế tài và quy định.
VD: các dự án bất động sản của HAGL tại Thái Lan sau khi bắt đầu triển khai
được 2 năm chỉ dừng lại ở quy mô 10 triệu USD- con số khiêm tốn so vs các dự
án khác của tập đoàn này. Nguyên nhân là do thị trường bất động sản Thái Lan
đã phát triển khá nhiều năm vs các chế tài, quy định khá rõ ràng, không có nhiều
cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam vốn quen với việc kiếm lời từ sự chênh lệch
lớn giữa giá đất được giao và giá nhà khi đã thành đô thị.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng:
3.3.1Thuận lợi:
− Trong nước:
 Luật pháp, chính sách: hệ thống pháp luật, cơ chế pháp lý cho hoạt động đầu tư
nước ngoài dần được hoàn thiện tạo khuôn khổ cho việc quản lý đầu tư ra nước
ngoài. Đồng thời, chính phủ cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến
khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài.
 Quản lý nhà nước: Công tác cấp phép, quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài
dần đi vào nề nếp, các bộ, ngành, cơ quan ngoại giao thường xuyên trao đổi,
nắm bắt thông tin để xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án

đầu tư ở nước ngoài của doanh nghiệp.
− Môi trường tiếp nhận đầu tư
 Việc VN gia nhập WTO, các khối hợp tác kinh tế, tham gia đàm phán, kí kết các
hiệp định thương mại song phương, đa phương tạo cơ hội thúc đẩy các hoạt
động đầu tư nước ngoài.
 Chính phủ các nước đều ban hành các chính sách khuyến khích, kêu gọi đầu tư
nước ngoài, vd như ở LB Nga, thủ tục thành lập doanh nghiệp rất đơn giản
 Quan hệ ngoại giao tốt đẹp, có truyền thống lâu đời giữa VN vs 1 số quốc gia
trong khu vực và trên thế giới ( Lào, Campuchia, Thái Lan, Nga ) giúp các
doanh nghiệp Việt Nam nhận được sự ủng hộ, có được lợi thế khi đầu tư tại các
quốc gia này.
3.3.2Thách thức:
− Trong nước:
− Chính phủ chưa có chính sách hay cơ chế hỗ trợ đặc thù đối với các doanh
nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài.
− Khuôn khổ pháp lý về hình thư đầu tư gián tiếp ra nước ngoài còn hạn chế, bất
cập, chưa sát với tình hình thực tế, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung, ban hành nhiều
hướng dẫn cụ thể.
− Không thường xuyên tổng kết, đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư ra nước
ngoài để rút kinh nghiệm trong công tác quản lý và đề ra các biện pháp thúc đẩy
đầu tư ra nước ngoài.
− Môi trường tiếp nhận đầu tư:
 Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài của một số nước đang trong
quá trình hoàn thiện, sửa đổi nên chưa được rõ ràng, minh bạch, thống nhất. VD:
ở Lào thi hành chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trên cả nước nhưng
1 số địa phương vẫn thu thuế thu nhập.
 Lực lượng lao động ở một số thị trường đầu tư vẫn còn hạn chế về số lượng,
trình độ chuyên môn, tay nghề ( Lào, Campuchia)
 Rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, trình độ phát triển cũng gây nhiều khó khăn cho
doanh nghiệp khi đầu tư sang nước ngoài. Vd: Viettel khi đầu tư sang các nước

châu phi như Mozambique, Haiti gặp phải nhiều vấn đề về bất đồng văn hóa,
ngôn ngữ trong quá trình gây dựng thương hiệu ở nước sở tại. Thêm nữa, điều
kiện kinh tế xã hội kém phát triển, người dân còn nghèo, dân trí thấp, giao thông
đi lại không thuận tiện khiến việc kinh doanh thời kỳ đầu gặp nhiều khó khăn.
 Rủi ro về chính trị ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh cũng như
quyết định đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài. VD: bất ổn
chính trị ở miền Đông Ukraine khiến tình hình kinh doanh của một bộ phận tiểu
thương, doanh nhân Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ
bị đào thải.
4.1Tác động tích cực:
4.1.1 Đối với nền kinh tế.
− Là nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển kinh tế: Nhằm mục tiêu xây dựng Việt Nam trở
thành một nước công nghiệp về cơ bản, và phát triển kinh tế Việt Nam theo cơ chế
kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, nguồn vốn FDI chính là nguồn vốn
quan trọng hỗ trợ cho phát triển kinh tế tại Việt Nam. Nhìn chung, đóng góp của
FDI qua các giai đoạn đều chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư xã hội trong giai
đoạn giai đoạn 2001-2006, thì giai đoạn 2007-2014, với sự gia tăng đáng kể về vốn
giải ngân, khu vực ĐTNN có sự cải thiện về đóng góp. Cụ thể từ năm 2007 cho đến
2012, vốn FDI luôn chiếm tỷ trọng từ 21-30% trong tổng vốn đầu tư phát triển xã
hội.
− Lãi suất cố định: FDI có nhiều ưu thế hơn so với các hình thức huy động khác ví dụ
việc vay vốn nước ngoài luôn đi cùng với một mức và đôi khi trở thành gánh nặng
cho nền kinh tế, hoặc là các khoản viện trợ thường đi kèm với điều kiện về chính
trị.
− Nguồn vốn FDI vào Việt Nam đồng thời sẽ tạo ra các tác động tích cực đối với việc
huy động các nguồn vốn khác như ODA, NGO, đồng thời kích thích thu hút vốn
đầu tư trong nước.
− Chuyển giao công nghệ: Với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo
định hướng XHCN, khoảng cách phát triển khoa học công nghệ giữa các nước phát
triển, nhất là Việt Nam với các nước công nghiệp phát triển còn lớn. Việc các nước

đang phát triển tự nghiên cứu để phát triển khoa học kỹ thuật cho kịp với trình độ
của các nước phát triển là việc khó khăn và tốn kém. Đây là cơ hội cho các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam để có thể tiếp thu được kỹ thuật- công nghệ
thuận lợi nhất, tạo điều kiện thuận lợi để rút ngắn con đường phát triển của mình.
− Thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế: Thông qua đầu tư trực tiếp nước
ngoài, nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế mới ở nước nhận đầu tư đã xuất hiện như
dầu khí, công nghệ thông tin, hóa chất, ô tô, xe máy, thép, điện tử và điện tử gia
dụng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may…FDI giúp
nhanh chóng thúc đẩy trình độ kỹ thuật - công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, góp
phần tăng năng suất lao động ở các ngành này và làm tăng tỷ trọng của nó trong
nền kinh tế.
− Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa: Khu vực
Đầu tư nước ngoài đã tạo ra trên 2 triệu lao động trực tiếp và khoảng 3-4 triệu lao
động gián tiếp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động,
góp phần thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ cả về máy móc, thiết bị, tri thức và
kinh nghiệm quản lý; thúc đẩy quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước; đổi mới
thủ tục hành chính và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; xây dựng và hoàn thiện
đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài.
Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: %
Kinh tế Nhà nước
Kinh tế ngoài Nhà
nước
Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài
2000 11,7 87,3 1,0
2001 11,7 87,4 0,9
2002 11,8 87,1 1,1
2003 12,1 86,0 1,9
2004 12,1 85,7 2,2

2005 11,6 85,8 2,6
2006 11,2 85,8 3,0
2007 11,0 85,5 3,5
2008 10,9 85,5 3,6
2009 10,6 86,2 3,2
2010 10,4 86,1 3,5
2011 10,4 86,2 3,4
2012 10,4 86,3 3,3
Sơ bộ 2013 10,2 86,4 3,4
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Đầu tư nước ngoài có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo
hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của Việt Nam. Trong khu vực công nghiệp
và xây dựng, tốc độ tăng trưởng của khu vực đầu tư nước ngoài bình quân đạt 18%
năm, cao hơn tốc độ tăng chung toàn ngành. Trong khu vực nông - lâm - ngư
nghiệp, đầu tư nước ngoài đã góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng
hóa sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu… Trong dịch vụ, đầu tư nước
ngoài đã tạo nên một số ngành dịch vụ chất lượng cao như viễn thông, du lịch quốc
tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán,…
- Cải thiện cán cân xuất nhập khẩu: luồng vốn FDI còn góp phần quan trọng
vào xuất khẩu. Chủ trương khuyến khích đầu tư nước ngoài hướng vào xuất khẩu
đã tạo thuận lợi cho Việt Nam trong việc nâng cao năng lực xuất khẩu. Qua đó,
giúp Việt Nam từng bước tham gia và cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Cụ thể, trước năm 2001, xuất khẩu của khu vực FDI mới chỉ đạt
45,2% tổng kim ngạch, kể cả dầu thô. Thế nhưng, từ 2003, xuất khẩu của
khu vực này đã bắt đầu vượt khu vực doanh nghiệp trong nước và dần
trở thành nhân tố chính thúc đẩy xuất khẩu, chiếm khoảng 64% tổng kim
ngạch xuất khẩu năm 2012.
Các doanh nghiệp FDI đã góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng
xuất khẩu theo chiều hướng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt
hàng sơ cấp, tăng dần tỷ trọng hàng chế tạo.

Cũng nhờ có khu vực này nên đã tác động tích cực tới việc mở rộng
thị trường xuất khẩu, nhất là sang Mỹ, EU, làm thay đổi đáng kể cơ cấu
xuất khẩu, đưa Mỹ rở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Khu vực FDI còn góp phần ổn định thị trường trong nước, hạn chế
nhập siêu thông qua việc cung cấp cho thị trường nội địa các sản phẩm
chất lượng cao do doanh nghiệp trong nước sản xuất, thay vì phải nhập
khẩu như trước đây
4.1.2 Đối với doanh nghiệp
Hoạt động ĐTRNN trong thời gian qua đã giúp các DN Việt Nam thâm nhập
và tránh được hàng rào bảo hộ thương mại của nước nhận đầu tư. Bên cạnh đó, việc
thực hiện hoạt động ĐTRNN đã giúp các DN Việt Nam có thể giảm được đáng kể
những chi phí như: chi phí vận chuyển, bảo quản, bảo hiểm…
Vị thế của nhiều DN Việt Nam đã được khẳng định và nâng cao trên thị
trường thế giới. Các DN Việt nam đã tận dụng được lợi thế so sánh của các nước để
sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường và từng bước tạo dựng được thương hiệu,
khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế.
Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) đã đầu tư nhiều dự án xây
dựng hạ tầng, phát triển mạng lưới viễn thông ở 5 thị trường trên thế
giới (Cam-pu-chia, Lào, Ha-i-ti, Mô-dăm-bích và Pê-ru).
Hiện tại, mạng Metfone, thương hiệu của Viettel ở Campuchia, vẫn
giữ vững vị trí mạng dẫn đầu với hạ tầng mạng lưới rộng quy mô lớn
nhất. Chỉ sau hơn một năm kể từ khi khai trương, Metfone đã lắp đặt
phát sóng hơn 4.000 trạm và 15.000 km cáp quang, cung cấp dịch vụ
viễn thông cho hơn 3,7 triệu thuê bao các loại trên toàn quốc. Tốc độ
phát triển này tương đương với Viettel ở Việt Nam sau hơn hai năm triển
khai kinh doanh. Còn ở Lào, với thương hiệu Unitel, công ty liên doanh
của Viettel với đối tác Lào cũng đứng đầu về mạng lưới ngay khi khai
trương vào tháng 10/2009, và vươn lên đứng thứ hai về thuê bao trong
năm 2010.
Thị trường Haiti cũng đã có những tín hiệu phản hồi tích cực sau

khi Natcom, liên doanh của Viettel tại Haiti bắt đầu khôi phục lại việc
cung cấp điện thoại cố định sau thảm hoạ động đất. Theo đánh giá
chung, người dân Haiti đang mong đợi sự chuyển biến lớn về chất lượng
dịch vụ viễn thông tại đất nước này, với việc Natcom đầu tư xây dựng hạ
tầng cáp viễn thông, một điều mà chưa nhà cung cấp nào từng làm ở
Haiti.
Không chỉ Viettel, nhiều DN Việt Nam khác đã ngày càng lớn mạnh, vươn
rộng ra thị trường thế giới, từng bước tạo dựng thương hiệu, nâng cao khả năng
cạnh tranh của mình, góp phần khẳng định vị thế của DN Việt Nam trên trường
quốc tế.
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, đến nay đã đầu tư, góp vốn vào 24
dự án dầu khí ở 17 nước trên thế giới và ba dự án khoáng sản tại Lào;
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam hiện có năm dự án
đầu tư tại Lào và Cam-pu-chia;
Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam có 16 dự án đầu tư tại nước
ngoài Ngoài ra, ÐTRNN của các DN ngoài quốc doanh cũng có xu hướng
tăng mạnh trong thời gian gần đây như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã đầu
tư nhiều dự án quy mô lớn tại Lào và Cam-pu-chia. Một số DN khác tranh thủ
giai đoạn khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu để đầu tư mua
lại một số cửa hàng kinh doanh, cơ sở sản xuất, trung tâm thương mại quy mô
vừa và nhỏ tại Hoa Kỳ, châu Âu, Ô-xtrây-li-a
Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam. Theo báo cáo của
300 DN có hoạt động ĐTRNN, đến nay các dự án đã sử dụng hơn 17.000 lao động,
trong đó có nhiều lao động người Việt Nam.(Số liệu năm 2010). Trong thời gian tới
khi các dự án đầu tư quy mô lớn đi vào hoạt động thì nhu cầu về lao động người
Việt Nam sẽ ngày một tăng cao.
Tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế, bảo đảm quốc phòng an ninh. Hoạt động
ĐTRNN đã tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế theo hướng đa
phương hóa và đa dạng hóa, thúc đẩy VN chủ động hội nhập kinh tế khu vực cũng
như thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư. Việt Nam đang

là một trong những nước đứng đầu về đầu tư tại thị trường Lào và Cam-pu-chia
(đây là hai địa bàn chiến lược cả về kinh tế lẫn an ninh quốc phòng). Việc tăng
cường các hoạt động đầu tư vào hai thị trường này sẽ củng cố mối quan hệ truyền
thống ngày càng bền chặt, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng của quốc gia.
4.2 Tác động tiêu cực
4.2.1 Đối với nền kinh tế
Mặc dù có nhiều tác động tích cực tới kinh tế và sự phát triển bền vững của
đất nước, vốn FDI cũng có những tác động tiêu cực trên nhiều lĩnh vực.
Vốn FDI tạo cơ hội để một nguồn vốn lớn chảy ra bên ngoài (lợi nhuận, các
khoản thanh toán khác v.v. của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam), ảnh hưởng
đến lực lượng ngoại hối của nước nhận đầu tư, giảm đóng góp vào nguồn thu thuế
của Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đôi khi biệt lập với các ngành sản xuất trong
nước, do đó không có những hiệu ứng lan truyền có lợi về mặt phổ biến công nghệ
sản xuất, quản lý và marketing. Tiếp nhận FDI nhất là của các công ty đa quốc gia,
xuyên quốc gia một cách không hạn chế có thể đẩy các nhà sản xuất trong nước vào
một cuộc cạnh tranh không cân sức và quá sớm.
Hàng loạt Hiệp định thương mại tự do được ký kết trong năm 2015 sẽ tạo nên
sự cạnh tranh lớn hơn giữa các DN FDI với các DN trong nước. Theo đánh giá
chung hiện nay, các DN Việt vẫn còn yếu, kinh nghiệm làm ăn quốc tế còn thiếu
cho nên có thể sẽ không đủ sức cạnh tranh với các DN khác ngay trên sân nhà. Ví
dụ cụ thể nhất chúng ta có thể thấy là tỷ trọng XK của các DN nước ngoài vẫn lớn
hơn nhiều so với tỷ trọng của các DN trong nước. Theo điều tra của VCCI khoảng
67% DN Việt Nam chưa có kiến thức đầy đủ về các Hiệp định Thương mại tự do
Việt Nam đã và sẽ ký kết cũng như AEC sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2015 này.
Phần lớn các DN Việt Nam quá nhỏ, chưa vươn ra thị trường thế giới, chưa gia
nhập các chuỗi giá trị cho nên hiểu biết của các DN Việt Nam về cơ hội và thách
thức từ các Hiệp định thương mại tự do và AEC tạo ra là rất thấp.
Công nghệ được sử dụng thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và
cùng loại sản phẩm của khu vực kinh tế trong nước, nhưng do phần lớn là từ các
nước châu Á (69%, Đông Nam Á chiếm 19%), các nước châu Âu mới chiếm 24%,

châu Mỹ chiếm 5%, các nước G8 mới chiếm 23,7% nên chưa thu hút được nhiều
đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển, công nghệ nguồn. Có một số trường
hợp, nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự
yếu kém trong việc kiểm tra, giám sát tại các cửa khẩu, nên đã nhập vào Việt Nam
một số máy móc, thiết bị có công nghệ lạc hậu. Thực trạng này tiếp tục đặt ra cho
Việt Nam những bài toán lớn từ vấn đề luật pháp, chính sách, quy hoạch lãnh thổ,
ngành nghề, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, công tác giải phóng mặt bằng, phân cấp
trong quản lý FDI, môi trường v.v. để khai thác lợi thế cũng như hạn chế những tác
động tiêu cực của FDI khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh
tế thế giới.
Từ 3 năm trở lại đây, các mặt hàng như ôtô, điện thoại di động, đồ điện tử luôn
chiếm tỉ trọng nhập siêu cao nhất trong các mặt hàng nhập khẩu ở nước ta. Nhưng
chúng cũng là những mặt hàng nhanh chóng lỗi thời và trở thành… rác khi người
Việt Nam thích “chạy đua” theo các sản phẩm công nghệ. Ngoài ra, nhiều cá nhân,
doanh nghiệp còn bất chấp các qui định để nhập rác thải điện tử, công nghiệp.
Chính vì vậy, lượng rác thải điện tử ở Việt Nam mỗi năm đều tăng lên nhanh
chóng.
Với Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam Vinalines, giai đoạn 2005-2010,
Vinalines đầu tư mua 73 tàu, đa số các tàu mua là của nước ngoài, đã qua sử dụng,
với năng lực vận tải 2.005 DWT với tổng số vốn đầu tư là 22.853 tỷ đồng.
Số tàu mua của Vinalines có tuổi tàu cao, thậm chí có tàu 33 tuổi, 17/73 tàu
(chiếm 23,3%) quá tuổi quy định, không được phép đăng ký tại Việt Nam. Thậm
chí tàu Lively Falcon 30 tuổi vẫn mua, được Bộ Giao thông vận tải cho phép đăng
ký và treo cờ nước ngoài.
- Đối với môi trường: Việc chuyển giao công nghệ của các dự án FDI cũng có
mặt hạn chế. Đó là bất kỳ một tổ chức nào muốn thay thế kỹ thuật- công nghệ mới
thì phải tìm được nơi thải những kỹ thuật- công nghệ cũ. Việc thải các công nghệ
cũ này dễ dàng được nhiều nơi chấp nhận. Tuy nhiên, các nước phát triển xem các
nước đang phát triển như nơi thải các may móc lạc hậu. Bởi vậy, các nước đang
phát triển có thể dễ dàng bị biến thành bãi rác công nghiệp. Trong tổng các dự án

FDI đăng ký, nhiều dự án đầu tư vào các ngành khai thác tài nguyên, tận dụng bảo
hộ, công nghiệp gây ô nhiễm và bất động sản. Đây là cơ cấu không mong đợi bởi vì
vốn đầu tư vào khai thác tài nguyên thì không có tác dụng lan tỏa. Vốn đầu tư vào
các ngành bảo hộ thì không có sức cạnh tranh chỉ làm cho chi phí của nền kinh tế
gia tăng; vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp gây ô nhiễm thì lợi nhuận họ
hưởng, còn hậu quả và chi phí khắc phục thì ta chịu; vốn đầu tư vào bất động sản
thì có thể làm căng thêm “bong bóng”, dễ gây ra bất ổn.
Rác thải điện tử hiện nay đều được tái chế một cách thô sơ, chủ yếu là dùng
phân kim vàng, bạc hoặc tháo dỡ, lấy linh kiện, bán lại phụ kiện. bằng những công
nghệ lạc hậu, thủ công. Trong khi đó, thu hồi kim loại từ rác thải điện tử không
đúng cách dẫn đến chỉ thu hồi được 1/3 kim loại quí, 75% vàng bị thất thoát. Con
số này đối với bạc và palladium còn cao hơn nhưng mức độ “tàn phá” môi trường
thì rất nghiêm trọng.
4.2.2 Đối với doanh nghiệp
Một số doanh nghiệp đầu tư ồ ạt, thiếu trách nhiệm, không cân nhắc đến các
tác động rủi ro về môi trường và xã hội ở các nước sở tại, gây bất bình trong
cộng đồng quốc tế. VD: HAGL và Tập đoàn Công nghiệp cao su VN ( VRG) là 2
trong nhưng doanh nghiệp lớn bị Global Witness- tổ chức phi chính phủ hoạt
động vì môi trường- chỉ trích bởi các hoạt động đầu tư vào các đồn điền cao su
quy mô lớn ở Campuchia và Lào gây tác động tiêu cực đến môi trường và ảnh
hưởng xấu đến cuộc sống của người dân địa phương.

×