Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Chuỗi cung ứng dịch vụ thức ăn nhanh tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 28 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI






ĐỀ TÀI
CHUỖI CUNG ỨNG DỊCH VỤ THỨC ĂN NHANH TẠI VIỆT NAM

Nhóm thực hiện 03
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Hùng Tiến







Hà Nội, ngày tháng năm 2014
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nhiều năm gần đây, thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam phát
triển với tốc độ mạnh mẽ. Các thương hiệu lớn đến từ các nước trên thế giới
đang tràn ngập trên đường phố như KFC, Lotteria, Al Fresco, Pizza Hut, Buger
King, và đặc biệt là sự cạnh tranh bắt đầu sôi động hơn khi mới đây thị trường
này xuất hiện thêm một số thương hiệu tầm cỡ là McDonald's (sở hữu hơn 34
nghìn cửa hàng trên thế giới) vừa khai trương cửa hàng đầu tiên tại thành phố
Hồ Chí Minh vào đầu tháng 2 - 2014. Với xu hướng công nhiệp hóa phát triển
mạnh mẽ, mức sống nâng cao, nhịp sống hối hả của các thành phố lớn thì thị


trường thức ăn nhanh dần quen thuộc và không thể thiếu trong tâm lý tiêu dùng
khách hàng. Chiếc bánh thị trường đồ ăn nhanh ngày một phình to và tiềm năng
tăng trưởng còn rất lớn. Các doanh nghiệp ngoại đã và đang nhìn thấy thị trường
tiềm năng này, tiếp tục đầu tư và mở rộng nó, song cũng không ít những thách
thức đặt ra cho các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, một điều dễ nhận ra rằng
doanh nghiệp Việt Nam dường như đang đứng ngoài cuộc nhìn các thương hiệu
ngoại khai thác thị trường thức ăn nhanh ngay trên sân nhà. Các doanh nghiệp
trong nước vẫn tỏ ra thờ ơ so với nhịp động phát triển thị trường thức ăn nhanh
tại Việt Nam như hiện nay. Vì vậy, đề tài: “Chuỗi cung ứng thức ăn nhanh tại
Việt Nam” mang tính cấp thiết, đánh giá thực trạng chung của dịch vụ cung ứng
thức ăn nhanh , đồng thời từ đó kiến nghị đưa ra nhưng biện pháp thích hợp để
phát triển hệ thống này cho những doanh nghiệp trong nước và trên thế giới tại
thị trường Việt Nam.
2. Tổng quan tài liệu
- GS.TS Đặng Đình Đào, PGS.TS Trần Chí Thiện và TS. Nguyễn Đình
Hiền (2012), Xây dựng và phát triển hệ thống logistics quốc gia theo hướng bền
vững ở nước ta, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. Nội dung cuốn sách xoay
quanh vấn đề xây dựng và phát triển bền vững hệ thống logistics ở nước ta và
một số nước bạn bè. Đồng thời học tập và đúc rút kinh nghiệm từ Cộng hòa
Liên bang Đức. Tuy không đi sâu vào phân tích chuỗi cung ứng nhưng tác phẩm
cũng đã cho người đọc khái quát được những vấn đề liên quan đên logistics và
chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
- Dr. Jean-Paul Rodrigue and Dr. Theo Notteboom, The cold chain and its
logistics.Tác phẩm cung cấp cho chúng ta khái niệm về chuỗi lạnh, sự cần thiết
của chuỗi lạnh trong chuỗi cung ứng để bảo quản thực phẩm. Trong thời đại
toàn cầu hóa ngày nay, thực phẩm được luân chuyển từ quốc gia này đến quốc
gia khác, chuỗi cung ứng lạnh để bảo quản thực phẩm là rất cần thiết và đối với
Việt Nam là quốc gia có thế mạnh trong sản suất, chế biến và xuất khẩu hàng
nông sản thì việc nghiên cứu chuỗi cung ứng lạnh càng cấp thiết hơn nữa để
nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng mặt hàng thực phẩm cũng

như trong việc bảo quản thực phẩm trong chuỗi thức ăn nhanh.
- Jack van der Vorst, Adrie Beulens and Paul van Beek, Innovations in
logistics and ICT in Food Supply Chain Networks. Ngoài cung cấp những khái
niệm chung nhất liên quan đến logistics và chuỗi cung ứng, tác phẩm còn có
những đóng góp sang tạo, cách mạng để tăng hiệu quả hoạt động logistics cũng
như chuỗi cung ứng. Tuy không phải đề suất cải cách cho Việt Nam nhưng
chúng ta có thể học tập những tư tưởng mới mẻ, sang tạo vận dụng cho ngành
logistics và cung ứng của Việt Nam, nhằm hoàn thiện và phát triển hơn nữa
ngành logistics và cung ứng của Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
- Khái quát thực trạng chuỗi cung ứng thức ăn nhanh tại Việt Nam
- Xác định cơ hội và thách thức các doanh nghiệp trong và ngoài nước phát
triển thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam.
- Kiến nghị những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao dịch vụ cung ứng
thức ăn nhanh tại Việt Nam
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: chuỗi cung ứng thức ăn nhanh tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: ngành quản trị chuỗi cung ứng thức ăn nhanh tại
Việt Nam.
5. Câu hỏi nghiên cứu.
Đặc điểm và bản chất của chuỗi cung ứng thức ăn nhanh
Thực trạng chuỗi cung ứng thức ăn nhanh tại Việt Nam như thế nào?
6. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp định tính.
7. Dự kiến đóng góp của đề tài.
- Thị trường thức ăn nhanh đã và đang phát triển, trở thành xu thế mà giới
trẻ thích tiêu dùng và đối với thị trường thức ăn nhanh của Việt Nam là sự góp
mặt của các đại gia lớn như MacDonald’s, KFC, Lotteria, Burger King, Pizza

Hut, Subway, Với sự góp mặt của các hãng thức ăn nhanh này mở ra cơ hội
rất lớn cho Việt Nam với dịch vụ cung ứng chuỗi thức ăn nhanh. Bài nghiên cứu
sẽ góp một cái nhìn tổng quan về thị trường thức ăn nhanh của Việt Nam,
nghiên cứu chuỗi cung ứng thức ăn nhanh tại Việt Nam và đánh giá nêu ra giải
pháp nhằm phát triển ngành cung ứng thức ăn nhanh.
- Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng đánh giá tác động của chuỗi cung ứng
thức ăn nhanh đến nền kinh tế. Bài nghiên cứu cũng nêu lên những điểm mà
ngành dịch vụ cung cấp chuỗi cung ứng thức ăn nhanh nói riêng và quản trị
chuỗi cung ứng nói chung tại Việt Nam cần phát triển tiềm năng và khắc phục
những hạn chế nào để trở thành ngành mang lại lợi ích kinh tế cao.



















CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1.Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm liên quan đến chuỗi cung ứng dịch vụ thức ăn nhanh
- Chuỗi cung ứng là gì?
Chuỗi cung ứng là một hệ thống của các tổ chức,con người,các hoạt
động,thông tin và tài nguyên liên quan đến sự vận động của sản phẩm hay dịch
vụ từ nhà cung cấp các yếu tố đầu vào đến quá trình thu mua và sản xuất,phân
phối và cuối cùng là đến khách hàng. Nói một cách rõ ràng hơn thì các hoạt
động của chuỗi cung ứng là một hệ thống chuyển đổi từ tài nguyên thiên
nhiên,vật liệu thô và các thành phần thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi được vận
chuyển và chuyển tới tay khách hàng.
Trong hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp,các sản phẩm người dùng có
thể quay trở lại chuỗi cung ứng bất cứ chỗ nào mà giá trị còn lại có thể tái chế.
Các chuỗi cung ứng liên kết các chuỗi giá trị.
- Thức ăn nhanh là gì?
Thức ăn nhanh tiếng Anh còn gọi là fast food,là thuật ngữ chỉ thức ăn
có thể được chế biến và phục vụ cho người ăn rất nhanh chóng.Trong bất kì
thức ăn thuộc bữa ăn với ít thời gian chuẩn bị có thể được coi là thức ăn nhanh.
Thông thường thuật ngữ này nói đến thực phẩm được bán tại một nhà hàng hoặc
một cửa hàng với các thành phần làm nóng trước hoặc được nấu sẵn,và phục vụ
cho khách hàng trong một hình thức đóng gói mang đi. Thuật ngữ “ fast food “
đã được công nhận trong từ điển tiếng Anh Merriam-Webster năm 1951.
- Vậy,chuỗi cung ứng dịch vụ thức ăn nhanh là gì?
Chuỗi cung ứng dịch vụ thức ăn nhanh là một hệ thống các chuỗi giá
trị có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau bao gồm : các trang trại cung cấp thực
phẩm, các cơ sở chế biến và cuối cùng là các chuỗi nhà hàng hoặc cửa hàng.
Khách hàng chỉ được tiếp cận với chuỗi giá trị này thông qua hệ thống các nhà
hàng và cửa hàng,tại đây khách hàng sẽ được cung cấp các sản phẩm và dịch vụ
cụ thể là thức ăn với thời gian chuẩn bị rất nhanh,và có thể dễ dàng đóng gói
mang đi (bỏ qua các chuỗi,giai đoạn trung gian),đây là giai đoạn cuối cùng của
chuỗi giá trị.

1.1.2. Đặc điểm của chuỗi cung ứng dịch vụ thức ăn nhanh
- Khả năng cung nguyên liệu đầu vào:
Nguyên liệu đầu vào trong việc chế biến thức ăn nhanh đó là: thịt
gà,thịt lợn,thịt bò,khoai tây…đây hoàn toàn là những sản phẩm của nông
nghiệp,do vậy nguồn cung nguyên liệu đầu vào là rất dồi dào,giá rẻ và có mặt ở
nhiều nơi. Đây là một trong những điều kiện rất quan trọng để các tập đoàn
chuyên cung ứng dịch vụ thức ăn nhanh mở rộng địa bàn hoạt động ở nhiều
quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên,những nguyên liệu này cũng có một số các hạn
chế như: khó bảo quản,phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, dịch bệnh cho gia
súc…
- Cơ sở sản xuất,chế biến:
Nguyên liệu cung cấp cho chế biến thức ăn nhanh như đã nói ở trên là
các sản phẩm của nông nghiệp đó là ; thịt,khoai tây,rau…Do vậy,việc chế biến
cũng không mấy khó khăn. Cụ thể đó là: xây dựng các lò mổ,các nhà máy sấy
dành cho nông sản,các kho lạnh…Tuy nhiên đối với các hãng thức ăn nhanh nổi
tiếng hiện nay như McDonal’s, KFC hay Lotteria thì đây chính là công đoạn để
dành thị phần, vì mỗi một tập đoàn lại có một bí quyết sản xuất riêng biệt.
- Giao hàng:
Do hầu hết thức ăn nhanh đều rất gọn,nhẹ và thời hạn sử dụng trong
khoảng thời gian rất ngắn,do vậy về giao hàng thì các công ty đều có đội ngũ
giao hàng tận nhà,công sở,trường học…Phương tiện giao hàng không cồng
kềnh ví dụ như: xe máy…mà không cần ô tô. Tuy nhiên,do đặc điểm về thức ăn
nhanh đã nói ở trên thì việc giao hàng bị gặp trở ngại về vị trí địa lý,phạm vi
hoạt động bị bói hẹp. Do vậy,cần mở rộng nhiều chi nhánh hoạt động.
- Hệ thống phân phối(các nhà hàng và cửa hàng).
Các cửa hàng fast food thường được mở ở các đường có mật độ người
qua lại cao hoặc được mở tại các trung tâm thương mại,các khu vui chơi và du
lịch nổi tiếng…Từ đây,ta chia kinh doanh thức ăn nhanh thành hai mô hình
chính:
Mô hình thứ nhất: kinh doanh đồ ăn nhanh trên các đường phố,ngã ba

hoặc ngã tư sầm uất . Mô hình này thường được các thương hiệu có tiềm lực tài
chính mạnh và bản thân các thương hiệu này có sức hút rất lớn đối với giới trẻ
ví dụ như: KFC,Lotteria, Mr Donal…
Mô hình thứ hai: kinh doanh đồ ăn nhanh tại các khu mua sắm,khu vui
chơi giải trí. Mô hình này thường được áp dụng bởi các thương hiệu mới,đang
trong quá trình gây dựng tên tuổi.
- Chất lượng dịch vụ:
Bước vào cửa hàng dịch vụ thức ăn nhanh,các nhà kinh doanh cần tạo
cho khách hàng một không khí mát mẻ,một không gian ấm cúng,thiết kế nội
thất vui nhộn, nhân viên thân thiện,nhiệt tình,phong cách phục vụ chuyên
nghiệp…Dịch vụ giao hàng nhanh chóng,chất lượng…
1.1.3. Đặc điểm để phân biệt chuỗi cung ứng thức ăn nhanh với các
chuỗi cung ứng khác như: ô tô, công nghiệp điện tử….
- Đặc điểm nổi bật nhất để nhận biết chuỗi cung ứng thức ăn nhanh so với
các chuỗi cung ứng khác đó là:”hệ thống phân phối và dịch vụ khách hàng”.
Trên thế giới hiện nay, có lẽ chỉ có những chuỗi nhà hàng cung ứng dịch vụ
thức ăn nhanh mới có mật độ đông và dày đặc đến như vậy. Chuỗi các cửa hàng
phân phối nằm tại con phố, các khu mua sắm sầm uất, trung tâm, miễn là ở đâu
có cầu, ở đó chắc chắn sẽ có sự cung ứng của những gã khổng lồ trong ngành
thực phẩm ăn nhanh này. Hệ thống các chuỗi cửa hàng cung ứng cũng có những
tiêu chuẩn riêng về bảng hiệu, các món ăn, các dịch vụ đi kèm, công thức chế
biến. Tiếp đến, đó là dịch vụ khách hàng, chỉ có chuỗi cung ứng thức ăn nhanh
mới có dịch vụ giao hàng đến tận nhà, dù cho bạn chỉ mua một chiếc bánh với
trị giá chưa đến 50 ngàn đồng.
- Ngoài ra, sự khác biệt lớn nữa giữa ngành cung ứng thức ăn nhanh với
các ngành khác có lẽ là do đặc trưng hệ thống phân phối theo chiều ngang, tức
là các chuỗi hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh được thành lập ở rất nhiều địa
điểm trên toàn cầu, và đều có một nhiệm vụ giống nhau tại tất cả các chi nhánh
đó là bán các sản phẩm với cùng một chất lượng, cùng một mức giá, cùng một
cách thức phục vụ rất dễ nhận biết ở các cửa hàng chuỗi cung ứng thức ăn

nhanh này.
1.2. Lịch sử và xu hướng phát triển chuỗi cung ứng thức ăn nhanh
trên thế giới
1.2.1. Lịch sử phát triển
Những năm 1800s: một người đàn ông Đức tên Karl Drais đã phát minh
ra máy xay thịt, làm cho Hamburger được ưa chuộng
1892: Coca – Cola, “nước giải khát với chất kích thích não và soda”, có
chứa 9milligam cocain được sáng tạo ra tại Mỹ
Đầu những năm 90s: Hamburger bị coi là thứ thực phẩm bình dân, kém
sạch sẽ và không an toàn
1919: A&W Root Beer được Roy W. Allen sáng lập tại Mỹ, sau cùng
Frank Wright thành lập thương hiệu “A&W” từ năm 1922. Ban đầu, họ chỉ bán
rootbeer (một thứ nước ngọt không cồn, không caffein chế từ rễ cây xá xị), sau
đó phát triển trở thành thương hiệu chuỗi thức ăn nhanh đầu tiên với các của
hàng bán hàng tiện lợi.
1921: White Castle mở cửa hàng thức ăn nhanh, bán Hamburger với giá
bình dân. Đề nghị nhượng quyền thương mại được đưa ra bởi A&W Root Beer,
lần đầu tiên tại Mỹ
1930s: Howard Johnson’s nhượng lại quyền thương mại trước hết là
những quan điểm nhà hàng với sự tiêu chuẩn hóa về thực đơn, bảng hiệu và
quảng cáo
1951: Thuật ngữ “fast food” chính thức được in trong từ điển Merriam -
Webster
Hiện tượng đồ ăn nhanh chỉ thật sự hình thành từ những tiệm ăn drive-in
ở phía nam California cho phép khách hàng lái xe qua mua đồ ăn vào đầu thập
kỷ 40. Với sự thịnh hành của xe hơi, những chủ tiệm ăn bắt đầu nghĩ ra ý tưởng
thiết kế một nhà hàng cho phép mọi người gọi đồ ăn và ăn mà không cần rời
khỏi xe hơi. Mô hình nhà hàng drive-in trở nên vô cùng đông đúc và thành
công. Tuy nhiên, vì sử dụng kiểu chuẩn bị đồ ăn giống như những nhà hàng
thông thường nên dịch vụ không nhanh, và khi đồ ăn được mang ra phục vụ thì

không còn nóng nữa.
Hai anh em Richard và Maurice McDonald sở hữu một nhà hàng drive-in
như thế. Sau khi vận hành nó thành công trong 11 năm, họ quyết định sẽ cải
tiến. Họ muốn làm thức ăn nhanh hơn, bán rẻ hơn và bớt phải suy nghĩ về việc
thay thế những đầu bếp hay cô phục vụ mang đồ ăn ra xe. Hai anh em đóng cửa
hàng và tái thiết kế khu vực chuẩn bị thức ăn để nó vận hành bớt giống nhà
hàng mà giống một dây chuyền sản xuất ô tô hơn.
Hai anh em McDonald mở cửa hàng tái thiết kế của mình vào năm 1948,
với tên gọi McDonald’s. Thượng hiệu này đã làm họ nổi tiếng và giờ đây đã trở
thành thương hiệu đồ ăn nhanh lớn nhất thế giới. Những người mở cửa hàng từ
khắp nơi trên nước Mỹ tới để học tập mô hình này, được gọi là Dịch Vụ Siêu
Tốc.
Trước khi hai anh em McDonald phát minh ra hệ thống đồ ăn nhanh, một
vài nhà hàng cũng đã có thể chuẩn bị đồ ăn khá nhanh bằng cách thuê những
đầu bếp chuyên nấu những món ăn không cần mất nhiều thời gian chuẩn bị. Tuy
nhiên, để trở thành những đầu bếp này đòi hỏi nhiều kỹ năng và đào tạo, những
đầu bếp giỏi khá khan hiếm. Hệ thống Siêu Tốc của hai anh em McDonald lại
hoàn toàn khác. Thay vì sử dụng một đầu bếp lành nghề để chuẩn bị đồ ăn
nhanh chóng, họ dùng rất nhiều những nhân công không nhiều kỹ năng, mỗi
người chỉ phụ trách một bước cụ thể, đơn giản trong quá trình chuẩn bị đồ ăn.
Hai anh em McDonald còn thay đổi thiết kế của bếp ăn nhà hàng. Thay
vì có rất nhiều thiết bị khác nhau để chuẩn bị nhiều loại món ăn, bếp ăn Siêu
Tốc chỉ cần có một lò nướng lớn để một người có thể nướng nhiều burger cùng
một lúc, một mặt bàn để nêm những gia vị giống nhau vào từng chiếc burger,
một chảo dầu nóng với một người chiên khoai tây, một máy phục vụ nước ngọt
và đồ tráng miệng, và một quầy tính tiền để khách hàng gọi và nhận đồ ăn.
Thay vì thiết kế để chuẩn bị nhiều loại thức ăn nhanh chóng, mục đích
của bếp ăn là để tạo ra một số lượng lớn chỉ một vài món ăn. Những bản copy
của hệ thống siêu tốc này nhanh chóng lan tỏa ra khắp California và những bang
khác của nước Mỹ. Tuy một số nhà hàng phục vụ những món ăn khác nhau,

chúng đều có một vài điều căn bản chung: khi đi vào bên trong, bạn sẽ luôn gọi
và nhận món ăn ở quầy tính tiền, khi bạn lái xe qua, bạn có thể gọi đồ ăn rồi ai
đó sẽ đưa đồ ăn qua cửa sổ, đồ ăn được gói trong túi hoặc khay, đồ ăn khá rẻ
tiền, bạn có thể ăn trong xe và không cần dao nĩa, và khi tới những nhà hàng
khác nhau của cùng một hãng, thực đơn và thức ăn gần như hoàn toàn giống
nhau. Đó là đặc tính đồng nhất của đồ ăn nhanh, hay còn gọi là đồ ăn sản xuất
hàng loạt.
Những vùng khác nhau có thể có một vài món ăn đặc biệt trên thực đơn,
và những quốc gia khác nhau có thể có những món và công thức nấu ăn khác
nhau dựa trên văn hóa địa phương. Nhưng nhìn chung, đồ ăn của cùng một
thương hiệu thường có mùi vị giống hệt nhau cho dù bạn ở đâu. Lý do của điều
này là: Đồ ăn được sản xuất hàng loạt trong một nhà máy và được cho thêm
những hương vị nhân tạo để đảm bảo chúng có hương vị giống hệt nhau. Ngoài
ra, các thiết bị trong bếp nấu tất cả thức ăn trong cùng một khoảng thời gian và
nhân viên của các cửa hàng cùng làm theo những chỉ dẫn nấu ăn giống nhau.
Để tạo ra sức hút, mỗichuỗi cung ứng đồ ăn nhanh khác nhau đã tìm
những định vị riêng cho thương hiệu mình. Họ đã làm hoàn hảo những món ăn
của mình với tiêu chí tiện lợi và ngon miệng. Hàm lượng chất béo, đường và
dầu cao là những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn cho đồ ăn nhanh, chúng luôn kích
thích sự thèm thuồng của mọi người. Đó là điểm đặc biệt của McDonald’s; hay
như Burger King với chiến dịch “Ăn theo cách của bạn” và “Nướng chứ không
rán” . Họ còn tạo ra một hình ảnh thân thiện bằng cách đáp ứng tất cả những
nhu cầu của người tiêu dùng: tạo ra những không gian vui chơi và phục vụ
những bữa tiệc sinh nhật cho trẻ em, phục vụ những suất ăn gia đình, trở thành
nơi gặp gỡ của giới trẻ, hay phục vụ những bữa ăn cực kỳ tiện lợi trong xe hơi
cho những người bận rộn như định vị của thương hiệu Wendy’s. Từ những tiệm
hamburger khiêm tốn của thập kỷ 1940, đồ ăn nhanh giờ đây trở thành một lựa
chọn phổ biến khắp nơi trên thế giới, với doanh thu khổng lồ, ước tính 150 tỷ đô
la hàng năm chỉ riêng ở nước Mỹ.
1.2.2. Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng thức ăn nhanh trên thế

giới
Đồ ăn nhanh thay đổi cách mà rất nhiều người ăn uống, giờ đây sự chú
trọng không còn ở dinh dưỡng, hay những khoảng thời gian nhâm nhi bên bàn
ăn cùng nhau, mà là sự tiện lợi, rẻ tiền, nhanh chóng tối đa với những món ăn
nhiều calo.
Khi mới ra đời, đồ ăn nhanh được ca ngợi bởi sự tiện dụng của nó, nhưng
giờ đây có rất nhiều quan ngại về ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Những
món ăn nhanh thường chứa rất nhiều chất béo, đường và muối, tăng nguy cơ bị
bệnh tim và béo phì. Nhiều người cho rằng vấn nạn béo phì ở nước Mỹ một
phần là do sự phổ biến và rẻ tiền của đồ ăn nhanh. Ngoài ra, còn có nhiều quan
ngại về hàm lượng dinh dưỡng thấp, độ an toàn thực phẩm không đảm bảo và
tình trạng bóc lột nhân công.
Do đó, xu hướng phát triển chuỗi cung ứng thức ăn nhanh bao gồm:
- Tiện lợi, nhanh chóng, rẻ tiền, giàu calo
- Tốt cho sức khỏe và tim mạch
- An toàn thực phẩm
- Khai thác những nhóm khách hàng mới ngoài trẻ em và nhân viên công
sở

































CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG THỨC ĂN NHANH
TẠI VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu về hệ thống thức ăn nhanh tại Việt Nam
Sự xuất hiện của hệ thống thức ăn nhanh gắn liền với phương thức
thương mại franchise tại Việt Nam. Quá trình này xuất hiện từ giữa những năm
1990s. Thời điểm đó, chính phủ Việt Nam có quyết định mở cửa và không
ngừng khuyến khích các hoạt động thu hút vốn nước ngoài. Luật đầu tư nước
ngoài được ban hành vào tháng 11 năm 1996 đã mở đường cho dòng vốn FDI
đồ về quốc gia này đặc biệt là nhãn hiệu fast food của Mỹ. Ngoài các nhãn hàng
cung cấp fast-food truyền thống hay có nghĩa là bán duy nhất thức ăn để mang

về thì còn xuất hiện rất nhiều các nhãn hàng khác cung cấp cả thức uống và dịch
vụ khác. Một trong số đó coi fastfood chỉ là một mặt hàng để củng cố, làm
phong phú cho quá trình kinh doanh của mình.
Stt
Tên nhãn hiệu
Năm gia nhập thị
trường
1
Jollibee
1996
2
KFC
1997
3
Lotteria
1998
4
BBQ
2006
5
Subway
2010
6
Domino’s Pizza
2010
7
Burger King
2011
8
Starbuck

2013
9
MC Donald’s
2014
Bảng 2.1: Thời điểm gia nhập của những hãng ăn nhanh nổi tiếng tại việt Nam
Trong đó, ngày nay Việt Nam có khoảng gần 30 nhãn hiệu fast food nổi
tiếng tại Mỹ du nhập vào như KFC, Subway, Starbucks Coffee, Jollibee,
Lotteria, Bread Talk, Burger King, Carl’s Jr, Pizza Hut, Hard Rock Café,
Domino’s Pizza, Roundtable Pizza, Z Pizza, Coffee Bean and Tea Leaf,
Popeye’s Chicken, Illy Café, Baskin Robbins and Gloria Jean’s Coffee. Ngoài
ra, chính các hãng cung cấp fast food Việt Nam cũng thực hiện thành công quá
trình đưa sản phẩm của mình ra nước ngoài như Trung Nguyen Coffee, Pho 24,
Kinh Do Bakery, AQ Silk, Shop and Go, and Coffee24Seven.
Các cửa hàng bán đồ ăn nhanh là sự kết hợp cân bằng giữa cung ứng hàng
hóa và dịch vụ. Sự xuất hiện của hình thức kinh doanh này đã mở ra một cơ hội
phát triển sản xuất và hình thành chuỗi cung ứng nội địa vô cùng lớn.
2.2. Thực trạng chuỗi cung ứng thức ăn nhanh tại Việt Nam.
Hiện gà rán KFC của Mỹ là thương hiệu thức ăn nhanh có nhiều cửa hàng
và chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam. Năm 1997, KFC đã khai trương nhà
hàng đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và đến nay mạng lưới của thương hiệu thức
ăn nhanh này lên tới 135 cửa hàng tại 19 tỉnh thành phố trong cả nước. Tương
tự, từ khi mở cửa hàng đầu tiên vào tháng 10/2012 đến nay, chuỗi cửa hàng
Hamburger Buger King đã lên đến con số hàng chục tại TP Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Đà Nẵng. Buger King hoạt động tại Việt Nam thông qua Công ty TNHH
Dịch vụ thực phẩm và giải khát Cánh diều xanh thuộc tập đoàn Imexpan Pacific
là đối tác nhượng quyền chính, và công ty cũng dự kiến đầu tư khoảng 40 triệu
USD cho hoạt động gia tăng chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Buger King tại Việt
Nam trong năm 2014. Còn về phần ông lớn McDonald’s đã khai trương cửa
hàng đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh, phục vụ 24/24 giờ thông qua đối tác nhượng
quyền là Công ty Good Day Hospitality, tham vọng của thương hiệu số 1 thế

giới này là sẽ mở thêm 100 cửa hàng trong 10 năm tới tại Việt Nam.
Như vậy có thể thấy thị trường thức ăn nhanh của Việt Nam là một thị
trường rộng lớn, hứa hẹn nhiều sự phát triển cho hệ thống chuỗi cung ứng thức
ăn nhanh của các tập đoàn hàng đầu thế giới. Sự phát triển của chuỗi các hệ
thống nhà hàng ăn nhanh sẽ kéo theo sự phát triển của hệ thống chuỗi cung ứng
và logistics của hệ thống các nhà hàng này tại Việt Nam.
2.2.1. Nguồn nguyên liệu (Logistics thu mua)
Hiện nay, hệ thống chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của Việt Nam bao gồm
KFC, Lotteria hay gần đây nhất là McDonald’s đều phải nhập hầu hết các
nguyên liệu đầu vào của họ từ nước ngoài. Số lượng doanh nghiệp trong nước
cung cấp rau, củ, quả, thịt gà, thịt heo cho các thương hiệu thức ăn nhanh ngoại
chỉ đếm trên đầu ngón tay. Như Burger King hiện nay phải nhập 100% thịt bò
từ Úc. McDonald’s cũng cho hay chỉ trong hai ngày đầu tiên mở cửa, đã có đến
20.000 khách hàng đến ăn uống và họ cần nguồn cung ứng nguyên vật liệu là rất
lớn, tuy nhiên cũng chỉ nhập được hai loại nguyên liệu là cà chua và xà lách cuả
Đà Lạt, còn thịt heo và khoai tây được nhập từ Mỹ, ly giấy, hộp đựng thức ăn
cũng đang được nhập khẩu từ các nước lân cận như Trung Quốc và Malaysia.
Như vậy, có thể thấy hầu hết nguyên liệu của hệ thống cửa hàng cung ứng thức
ăn nhanh tại Việt Nam đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này làm cho
chi phí vận chuyển, lưu kho bãi bằng đường thủy hay đường hàng không tại
cảng và sân bay của các thương hiệu này tăng cao, khiến giá thành chi phí cho
một suất ăn nhanh phục vụ khách hàng cũng trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều.
Một câu hỏi đặt ra là tại sao Việt Nam, một đất nước có khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm, lợi thế về nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi lại không là sự lựa chọn
số một cho chuỗi cung ứng tại chỗ của các thương hiệu thức ăn nhanh nước
ngoài hiện đang có mặt trong nước? Và câu trả lời đến từ các doanh nghiệp nội
địa là “rất khó để trở thành nhà cung ứng nguyên liệu cho họ” bởi lẽ không thể
vượt qua được sự đòi hỏi cao từ đối tác: “Sự cố định về chất lượng sản phảm,
kích cỡ, số lượng… tưởng là đơn giản nhưng lại là một thách thức đối với nhà
kinh doanh nếu muốn trở thành đối tác chuỗi thức ăn nhanh”. Tuy nhiên, các

nhà cũng ứng thức ăn nhanh tại Việt Nam cũng đang cố gắng và nỗ lực để tìm
những đối tác là doanh nghiệp trong nước thích hợp, vì bản thân các thương
hiệu này cũng mong muốn sẽ có được những nhà cung ứng tại chỗ cho nguồn
nguyên liệu họ nhập vào để giảm chi phí vận hành, tối ưu hóa được mảng
logistics thu mua nguyên liệu. Nguyên liệu nhập tuy có giá thấp hơn nhưng các
chi phí vận hành, kho bãi đội lên nhiều làm cho giá thành cuối cùng của chúng
lại không còn là tối ưu nữa, giải pháp tìm nhà cung ứng trong nước càng nhiều
càng tốt. Điều này cũng sẽ là có lợi cho đôi bên, phía nhà kinh doanh có nguyên
liệu tươi với giá thành phải chăng còn bên cung ứng nguyên liệu thì được xuất
khẩu sản phẩm tại chỗ.
Mới đây nhất, McDonald cũng tiết lộ rằng họ đang tìm và phối hợp với
các công ty nội địa và toàn cầu để phát triển chuỗi cung ứng tại chỗ, cung cấp
không chỉ cho các nhà hàng McDonald’s trong nước mà khi đã tham gia vào
chuỗi cung ứng toàn cầu thì cũng cung cấp cho các nhà hàng thuộc hệ thống
trên toàn thế giới.
2.2.2. Logistics kho bãi và sản xuất
Vấn đề sản xuất và chế biến của chuỗi cung ứng thức ăn nhanh tại mỗi
hãng lại là cả một quá trình hết sức công phu và tỉ mỉ. McDoanld’s, KFC hay
Burger King… không chỉ chú trọng ở sản phẩm mà còn là khâu chuẩn hóa hoạt
động. Hoạt động logistics trong sản xuất của ho rất được chú trọng. Bí quyết
của ngành công nghiệp ăn nhanh không phải là những suy nghĩ truyền thống là
món gì độc, kỳ công mới ngon mà là sự lựa chọn nguyên liệu cực kì công phu
để làm ra những món ăn rất bình thường như khoai tây chiên. McDonald’s đã
bỏ ra cả triệu đô để nhập một chiếc máy sản xuất loại bánh mì tròn cho món
hamburger của mình từ Mĩ về Việt Nam.
Từ nguồn nguyên liệu đầu vào, các hãng hoạch định và triển khai những
giải pháp nhằm thiết lập tối ưu dòng lưu thông sản xuất từ khâu tiếp nhận các
yếu tố phục vụ sản xuất đến khi ra lò các sản phẩm hoàn thiện. Để rõ hơn chúng
ta hãy cùng xem quá trình sản xuất món Gà McNuggets của McDonald’s:
Đầu tiên, gà được vận chuyển đến nhà máy chế biến của hãng. Quy trình

chế biến được bắt đàu từ công đoạn rút xương gà, róc thịt thành miếng rồi lọc
lấy thịt ức.

Các công nhân lọc bớt thịt mỡ rồi đưa vào dây chuyền chế biến


Thịt qua chọn lọc được đưa vào trong thùng rồi chuyển đến khoang pha trộn.

Trong khoang pha trộn, thịt gà được máy đưa lên nhồi vào máy xay


Thịt được nghiền nhuyễn trào ra từ máy xay và được đổ trực tiếp vào máy trộn

Sau đó thịt được xay trộn đều với gia vị và da gà để lấy mùi


Tại khoảng kiểm định, thịt gà được xắt ra thành từng miếng nhỏ, và các miếng
gà sẽ được di chuyển trên bằng chuyền sản xuất và được trộn một lớp bột mỏng


Các miếng gà được chiên chin một phần.


Nếu tách đôi ra, ta sẽ thấy bên trong miếng gà vẫn còn sống. Tiếp theo các
miếng gá sẽ được qua quá trình dông lạnh và vận chuyển đến các nhà hàng của
McDonald’s.

Đóng gói bao bì vận chuyển để chuẩn bị được đưa đến hệ thống cửa hàng trong
khu vực và trên thế giới.



Như vậy, sau khi các sản phẩm đã qua công đoạn chế biến và được làm
đông lạnh, đóng gói theo tiêu chuẩn của công đoạn sản xuất, các sản phẩm này
sẽ được vận chuyển thông qua đường hàng không để đến với các quốc gia khác.
Hiện nay hệ thống logistics tại Việt Nam trong chuỗi dây chuyền cung ứng cho
các nhà hàng thức ăn nhanh là hình thức 2PL, hoạt động đơn lẻ trong chuỗi như
là vận chuyển, kho bãi, thủ tục hải quan. Những nguồn nguyên liệu hoặc sản
phẩm sau khi đã chế biến sơ sau khi được cập cảng, hay sân bay sẽ được các
hãng logistics thực hiện thủ tục hải quan, vận chuyển đến kho bãi, rồi từ đó vận
chuyển đến từng hệt hống cửa hàng. Tại mỗi nhà hàng, khi các món ăn được
phục vụ khách hàng mới chính thức được làm chín và phục vụ người tiêu dùng
chỉ trong vòng 5-10 phút.
Có thể thấy quá trình logistics trong sản xuất của hệ thống chuỗi cung
ứng thức ăn nhanh của các ông lớn nước ngoài được thực hiện khá bài bản, sử
dụng công nghệ cao, hiện đại hóa, để tối thiểu thời gian sản xuất, tối đa hóa
năng suất máy móc.
2.2.3. Hệ thống phân phối
Hệ thống phân phối của các cửa hàng cung ứng thức ăn nhanh được nhân
rộng trên nhiều tỉnh và thành phố tại Việt Nam. Chúng được đặt tại những nơi
trung tâm, có nhiều người qua lại, tiện cho việc giao thông và di chuyển của
người dân. Hệ thống cửa hàng của KFC là một ví dụ điển hình, bước chân vào
Việt Nam từ năm 1997, đến nay, hệ thống cửa hàng của KFC đã phủ khoảng 19
tỉnh thành trên cả nước, với khoảng 135 cửa hàng, chủ yếu tại các thành phố lớn
như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng. McDonald’s dự kiến trong 10 năm
tới sẽ mở rộng tới 100 cửa hàng trên toàn Việt Nam. Có thể thấy sức lan tỏa của
các cửa hàng này là rất lớn cho thấy mục tiêu và tham vọng cũng như quá trình
logistics phân phối từ sản phẩm đến tay người tiêu dùng được các hãng trú
trọng đầu tư nhiều.
Các cột mốc phát triển nhà hàng đầu tiên tại các tỉnh thành của KFC
Tháng 12/1997

TP Hồ Chí Minh
Tháng 6/2006
Hà Nội
Tháng 8/2006
Hải Phòng & Cần Thơ
Tháng 7/2007
Đồng Nai- Biên Hòa
Tháng 1/2008
Vũng Tàu
Tháng 5/2008
Huế
Tháng 12/2008
Buôn Ma Thuột
Tháng 11/2009
Đà Nẵng
Tháng 4/2010
Bình Dương
Tháng 11/2010
TP Vinh
Tháng 5/2011
TP Nha Trang
Tháng 6/2011
Long Xuyên
Tháng 8/2011
Quy Nhơn- Rạch Giá
Tháng 9/2011
Phan Thiết
Tháng 12/2011
Hải Dương
Tháng 2/2013

Hạ Long

Các hệ thống cửa hàng ăn nhanh không chỉ dừng tại đó, họ còn tiếp tục
phát triển hệ thống giao hàng đến tận nhà. Tức công việc của khách chỉ là ngồi
trên ghế sofa tại nhà, gọi điện thoại đến cửa hàng và yêu cầu món ăn mà mình
thích, chỉ tầm 15 phút sau, món ăn mà họ yêu cầu sẽ được nhân viên giao hàng
miễn phí đến tận nhà. Có thể thấy, với đội ngũ phân phối hết sức chuyên nghiệp
và được đào tạo bài bản như vậy, hệ thống chuỗi cung ứng thức ăn nhanh của
các thương hiệu lớn đang lấn át dần thị phần những món ăn truyền thống của
chính Việt Nam như phở, bún, xôi, bánh mì tươi,…
2.2.4. Dòng thông tin
Dòng thông tin trong chuỗi cung ứng dịch vụ thức ăn nhanh cũng giống
như nhiều chuỗi cung ứng khác rất được coi trọng. Thông tin từ quá trình thu
mua nguyên vật liệu, đến sản xuất, kho bãi, phân phối và quan trọng nhất là
thông tin phản hồi từ khách hàng có hài lòng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ
chăm sóc hay không. Để mở rộng mạng lưới thông tin của mình, các nhà quản
trị của chuỗi cung ứng thức ăn nhanh tại Việt Nam đã nhờ đến công nghệ thông
tin, thiết lập các trang web để tìm kiếm thông tin từ khách hàng cũng như sự
phản hồi từ họ để cải thiện chất lượng phúc vụ tốt hơn nữa, gia tăng thêm giá trị
cho người tiêu dùng. Thông qua cá kênh thông tin này, các nhà quản trị chuỗi
cung ứng cũng có thể tìm kiếm được các đối tác trong việc cung cấp nguyên vật
liệu, hay các bên logistics vận chuyển, phân phối với giá thành mềm và chất
lượng theo tiêu chuẩn mà hãng đề ra.
Thực trạng chuỗi cung ứng thức ăn nhanh tại Việt Nam, hiện tại chủ yếu
là các thương hiệu tên tuổi nước ngoài như McDonald’s, KFC, Burger King,
Lotteria,… các doanh nghiệp nội địa nhìn chung chưa tham gia vào miếng bánh
thị phần này. Kinh đô cũng tham gia nhưng những bước đi trong chuỗi cung
ứng của hãng còn khá dè dặt. Nhìn chung, do có kinh nghiệm, công nghệ, và tài
chính nên các hãng cung ứng và chuỗi cung ứng thức ăn nhanh tại Việt Nam
được các hãng thực hiên rất bài bản, có kế hoạch, nghiên cứu tỉ mỉ. Tại mỗi

công đoạn, mỗi mắt xích lại được tính toán sao cho việc thực hiện diễn ra trơn
tru, tối đa hóa được máy móc, năng suất, tối thiếu hóa được chi phí, dường như
mỗi công đoạn đều đã được chuyên hóa một cách cao nhất, để đạt được giá trị
lợi nhuận là tối đa.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ cung ứng thức ăn nhanh tại
Việt Nam
2.3.1. Tác động vi mô
Nhìn nhận thị trường từ phía bản thân các doanh nghiệp cung ứng có khả
năng tồn tại và cạnh tranh trên thị trường Việt Nam dưới các yếu tố :
- Giá cả dịch vụ cung ứng,giá cả dịch vụ thay thế hoặc bổ sung:Nhà
cung ứng sẽ cố gắng sản xuất nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc và giá cả cao hay
thấp.Tùy thuộc vào mức độ khan hiếm của nguyên liệu trên thị trường ,một số
biến cố bất ngờ(dịch bệnh ,thời tiết ) tạo áp lực về nguồn cung nguyên liệu cho
doanh nghiệp .Ví dụ như KFC thì nguyên liệu chính là gà ,trứng gà ,bơ ,miếng
bò,xà lách Bên canh việc định giá xuất phát từ giá nguyên liệu thì hầu hết các
daonh nghiệp đều tự lựa chọn cho mình một chiến lược giá cạnh tranh phù hợp
nhất dựa trên xem xét mức giá chung của ngành chiến lược của các đối thủ cạnh
tranh .Đồng thời mọi quyết định phải phù hợp với mục tiêu từng giai đoạn và
lâu dài của doanh nghiệp.
Mức giá của thức ăn nhanh tại thị trường Việt Nam còn khá đắt so với thu
nhập, nên chỉ hoạt động nhộn nhịp vào dịp cuối tuần. Để có thể thu hút nhiều
người tiêu dùng, các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh cần xem xét việc giảm giá
vào các ngày trong tuần, cũng như có thực đơn thay đổi thường xuyên và
phong phú hơn.
- Chi phí sản xuất kinh doanh:Khi doanh thu tăng do giá tăng chưa chắc
làm cho lợi nhuận tăng nếu chi phí tăng nhanh hơn doanh thu.Khi doanh thu
tăng doanh nghiệp có thể tăng cho phí để tái sản xuất kinh doanh ,mở rộng quy
mô và có thể cung ứng thêm nhiều dịch vụ cho khách hàng với mức giá mềm
hơn.Thức ăn nhanh sản xuất theo hình thức chế biến công nghiệp vì thế giá
thành thường bình dân nhưng xu hướng phát triển của các chuỗi thức ăn nhanh

của Việt Nam có phần cao cấp hơn
- Áp dụng khoa học công nghệ:nhân tố này ảnh hưởng đến năng suất và
cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong lĩnh vực thức ăn nhanh
không yêu cầu những máy móc ,thiết bị đặc biệt và khó thay thế .Người kinh
doanh thức ăn nhanh có thể chuyển máy móc thiết bị đang sử dụng trong ngành
sang các ngành kinh doanh các mặt hàng thức ăn khác.Do vậy rào cản công
nghệ và vốn đầu tư không cao
Doanh nghiệp sản xuất không cần sử dụng những máy móc công nghệ
quá hiện đại ,những dây truyền sản xuất lớn,công nghệ cao để sản xuất với số
lượng lớn,lưu kho Nhà cung ứng chỉ cần sản xuất đáp ứng nhu cầu tức thời của
khách hàng.Tuy nhiên để phục vụ cho quá trình chế biến cũng yêu cầu phải sử
dụng những máy móc ,đồ nấu chuyên dụng có công nghệ tiên tiến.Theo quan
điểm chung thì chế biến ra những sản phẩm ngon ,quan trọng nhất là công thức
chế biến
- Sở thích và xu hướng tiêu dùng của người dân
Cuộc nghiên cứu mới nhất của Công ty Ogilvy & Mather châu Á - Thái
Bình Dương về chế độ ăn uống tại 14 quốc gia trong khu vực (có Việt Nam) đã
đưa ra nhận định: Thói quen ăn uống của người tiêu dùng đang thay đổi, có xu
hướng thích sử dụng đồ hộp, thực phẩm chế biến, các loại thức ăn nhanh Ông
Cho Young Yin ,tổng giám đốc công ty TNHH Lotteria (Hàn Quốc),cho biết:
“Nhiều người tiêu dùng Việt Nam chưa thực sự quen với dồ ăn nhanh
,trong khi hình thức và sản phẩm của các hãng đều có những nét giống nhau.Vì
vậy khâu khai thác sản phẩm mới là quan trọng nhất”.Kinh doanh thức ăn nhanh
tại Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá đầy tiềm năng với
dân số 90 triệu dân ,cơ cấu dân số trẻ ,dễ tiếp cận và thay đổi thói quen theo cái
mới .Vì vậy đây sẽ là thị trường hứa hẹn cho các nhà đầu tư khai thác
2.3.2. Tác động vĩ mô
- Chính sách của nhà nước
Thuế suất ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của doanh
nghiệp .Mức thuế mà nhà nước áp dụng cho ngành ăn uống tăng lên .Khi thuế

suất tăng khiến cho giá thành sản phẩm tăng ảnh hưởng tới sức cầu cảu người
tiêu dùng.Thuế suất là yếu tố khách quan thuốc tầm kiểm soát của chính phủ .Vì
vậy đây là một thách thức đối với doanh nghiệp trong việc chấp hành ,duy trì và
phát triển doanh số .
- Các đối thủ cạnh tranh:bên cạnh sự cạnh tranh khốc liệt giữa các
thương hiệu thì trong ngành còn tồn tại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.Có thể
chia đối thủ cạnh tranh trong ngành làm 2 nhóm:
Nhóm đối thủ cạnh tranh trong việc kinh doanh các thương hiệu thức ăn
nhanh nước ngoài:KFC,lotteria,Jollibee…Nhóm đối thủ cạnh tranh trong việc
kinh doanh các thương hiệu thức ăn nhanh Việt Nam:phở 24 ,các món bánh
bún,miến phở đặc trưng Rõ ràng là phân khúc thị trường đồ ăn nhanh đang bị
các doanh nghiệp nước ngoài thống trị. Từ một thứ đồ ăn tiện dụng và bình dân
ở nước ngoài, khi vào Việt Nam nó lại trở thành đồ ăn cao cấp,thị phần đồ ăn
nhanh trong nước bây giờ bị chi phối hoàn toàn bởi các doanh nghiệp nước
ngoài
Một trong những lợi thế cạnh tranh lớn nhất của lĩnh vực fast food là hệ
thống chuỗi cửa hàng ,bởi chiến lược phát triển trên diện rộng của chuỗi cửa
hàng là chấp nhận bù lỗ lẫn nhau.Khách hàng có thể chọn điểm đến ưa thích
,còn nhà kinh doanh sẽ yên tâm không phải chia sẻ với đối thủ.Vì vậy vị trí mặt
bằng là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp
- Truyền thống văn hóa và tập quán
Nước ta có nền văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú nên thay đổi được
thói quen ăn uống của người Việt Nam là một việc không dễ dàng. Nếu như
người nước ngoài chọn fastfood vì tiết kiệm thời gian và tiện lợi thì người Việt
lại nghĩ khác. Hầu hết các cửa hàng này đều nằm ở những vị trí đắc địa, trang trí
đẹp, là nơi để người trẻ tụ tập, hẹn hò, tổ chức sinh nhật
Ở các nước phương Tây, khi lựa chọn thức ăn nhanh, người ta nghĩ ngay
đến tính tiện lợi, gọn nhẹ, làm sao "lấp đầy dạ dày rỗng" trong thời gian ngắn
nhất, sau đó tiếp tục làm việc, học hành. Còn với nhiều người Việt Nam, fast
food không chỉ là thức ăn nhanh, mà được hiểu đơn giản giống như đồ ăn vặt,

thức ăn vỉa hè. Vì thế, khi du nhập vào Việt Nam, fast food nhanh chóng được
đón nhận bởi phù hợp với thói quen dùng thức ăn đường phố, hàng quán của
người dân. Việc ăn thức ăn nhanh của các thương hiệu nổi tiếng thế giới tại Việt
Nam cũng góp phần tạo thành một nét văn hóa trong ẩm thực thời hội nhập. Các
cửa hàng ăn nhanh của nước ngoài vào Việt Nam ồ ạt như vậy, là yếu tố tất yếu
của sự hội nhập quốc tế. Nhưng điều quan trọng là mình không bị hòa tan và
biết giữ gìn bản sắc truyền thống ẩm thực Việt Nam”.




















CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO DỊCH VỤ CUNG ỨNG THỨC ĂN
NHANH TẠI VIỆT NAM
3.1. Đối với doanh nghiệp

Theo “ Khảo sát thị trường thức ăn nhanh tại các thành phố lớn” , xu
hướng tiêu dùng fast food ở giới trẻ , nhất là từ độ tuổi 24-29 vẫn sẽ tăng trong
thời gian tới, đặc biệt khách hàng được khảo sát tại khu vực Hà Nội có mức
độăn thường xuyên hơn khu vực TP.HCM… -> thị trường thức thức ăn nhanh
vẫn còn rất rộng mở đối với các doanh nghiệp nước ngoài cũng như trong nước,
đối tượng khách hàng mục tiêu mà các doanh nghiệp nên hướng tới là các bạn
trẻ. Do đó, các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm nông sản Việt Nam có thể
tham gia ký hợp đồng hợp tác, tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp
nước ngoài, cũng như doanh nghiệp trong nước.
Điều thứ hai cần lưu ý rằng, mức giá trung bình cho một khẩu phần ăn
còn khá cao so với mức chi tiêu chung của người dân Việt. Đối với các doanh
nghiệp thực hiện chiến lược định giá toàn cầu như KFC hoặc Lotteria, việc thay
đổi giá cả hay chất lượng sản phẩm là điều không nên, do đó các doanh nghiệp
này cần gia tăng các dịch vụ, nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho khách hàng.
Vệ sinh, ngon, thân thuộc là ba tính từ tốt người tiêu dùng đánh giá đối
với của hàng thức ăn nhanh mà khách hàng thường nhắc đến. Tuy nhiên, mắc và
ồn ào lại là nhận định chung đối với các cửa hàng này. Do vậy, các doanh
nghiệp kinh doanh thức ăn nhanh phải luôn chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm cũng như văn hóa ẩm thực của người dân địa phương, cố gắng bổ
sung những thực phẩm phù hợp với văn hóa ẩm thực Việt Nam, đào tạo đội ngũ
nhân viên thân thiện, năng động, nhiệt tình.
Đối với các doanh nghiệp nước ngoài đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam:
- Tìm kiếm các đối tác cung cấp nguyên, vật liệu nội địa để giảm giá
thành bữaăn, chủđộng về nguyên vật liệu.
- Tăng thêm các dịch vụ khách hàng.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, năng động.
Đối với các doanh nghiệp trong nước:
- Hiểu được khẩu vị của người dân Việt Nam là lợi thế của các
doanh nghiệp Việt, do đó, các doanh nghiệp Việt Nam muốn cạnh tranh với sự
tiện lợi cũng như không gian sang trọng, thoải mái của các doanh nghiệp nước

ngoài, cần phải cải thiện vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; liên kết với nhau tạo
thành một chuỗi , 1 khu phố ẩm thực mang đậm văn hóa truyền thống Việt
Nam. ( thực đơn, không gian,… ) kết hợp với phong cách phục vụ chuyên
nghiệp, hiện đại, vui vẻ, cởi mở của các doanh nghiệp fast food nước ngoài.
3.2. Đối với chính phủ
Thuế suất là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
Hiện nay, thị trường kinh doanh dịch vụ ăn uống ở Việt Nam đang phát triển
mạnh, kèm theo đó mức thuế suất mà Chính Phủ áp dụng cho ngành ăn uống
cũng tăng theo. Một điều dễ nhận thấy là khi thuế suất tăng, kéo theo giá dịch
vụ ăn uống cũng tăng theo, ảnh hưởng đến sức cầu của người tiêu dùng. Vì vậy,
các doanh nghiệp gặp phải áp lực trong việc gia tăng doanh số và đảm bảo chất
lượng của dịch vụ. Căn cứ theo quy định của pháp luật về thuế thì các công ty
liên doanh cung cấp các dịch vụ thức ăn nhanh cần phải nộp một số loại thuế
sau:
Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế
môn bài, thuế nhà thầu… Chính phủ cần đưa ra một mức thuế hợp lý để tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp phát triển, mở rộng phạm vi cung cấp và nâng cao
giá trị dịch vụ, kèm theo đó giúp người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm có giá
thành tốt. Mặt khác, cần tăng cường công tác giám sát, kê khai về vấn đề nộp
thuế, tránh tình trạng trốn thuế, lách luật gây ra sự cạnh tranh thiếu công bằng
giữa các doanh nghiệp.
Việt Nam là một trong những quốc gia gặp phải nhiều vấn đề đáng báo
động về vệ sinh an toàn thực phẩm. Những sản phẩm của các doanh nghiệp
được nhượng quyền kinh doanh từ nước ngoài như KFC (Mỹ), Lotteria (Hàn
Quốc), Burger King, Pizza Hut,… hay mới đây nhất là McDonald’s đều có tiêu
chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm khắt khe từ phía chủ sở hữu nhãn hiệu. Những
vấn đề các nhà kinh doanh thường gặp phải khi triển khai mô hình kinh doanh
tại Việt Nam là đối phó trước dịch cúm gia cầm, nguồn cung thực phẩm không
sạch, sử dụng hóa chất trong chăn nuôi và quy trình chế biến chưa an toàn và
đảm bảo vệ sinh. Điều này không những ảnh hưởng đến uy tín từ phía các nhà

×