Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
LỜI MỞ ĐẦU
Tầm quan trọng của công nghệ thông tin và truyền thông đối với sự phát triển
của các doanh nghiệp với hệ quả là sự thịnh vượng của các quốc gia không còn là
vấn đề tranh cãi.
Ứng dụng công nghệ thông tin do vậy trở thành một thành phần không thể thiếu
trong các chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp và quốc gia.
Ở Việt Nam, những năm gần đây số người sử dụng máy tính, Internet, số trang
web của doanh nghiệp, cơ quan chính phủ tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn thấy
hầu hết các ứng dụng công nghệ thông tin còn ở mức rất cơ bản như tìm kiếm tin
tức, trao đổi e-mail, soạn thảo văn bản. Trong khi các ứng dụng cao cấp có tính đột
phá cải thiện năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp hay chính phủ như các hệ thống
thông tin quản lý hoặc thương mại điện tử thì vẫn còn tương đối hạn chế.
Diễn đàn Công nghệ Thông tin Thế giới (WITFOR 2009) được tổ chức tại Hà
Nội với sự tham gia của gần 1500 đại biểu đến từ hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Việt Nam coi công nghệ
thông tin là ngành kinh tế mũi nhọn để thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, xây
dựng xã hội thong tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.Chính phủ sẽ tạo sự quan tâm đặc biệt cho các tập đoàn công nghệ thông tin
đa quốc gia, xây dựng, triển khai và khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội và tạo ra một thị trường công nghệ thông tin
năng động, và tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt
Nam với các dự án, hợp tác kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin với tất cả các
doanh nghiệp công nghệ thông tin trên thế giới”.
Navisoft là một công ty phần mềm tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ và
giải pháp về lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng và tài chính. Với một đội ngũ lãnh
đào giàu kinh nghiệm chuyên môn, đội ngũ quản lý và tất cả các nhân viên của
Navisoft đều có nhiệt huyết xây dựng công ty thành một trong những công ty phần
mềm hàng đầu tại Việt nam và khu vực.
Sản xuất phần mềm và cung cấp các dịch vụ, giải pháp liên quan là ngành với
những đặc thù riêng, không giống với các ngành kinh tế khác, ở đó con người là yếu
tố quyết định tất cả. Khả năng làm việc độc lập, tuân thủ quy trình sản xuất chặt chẽ
và tư duy sáng tạo là những đòi hỏi không thể thiếu của các lập trình viên –“tế bào”
tạo nên công ty.
SV: Nguyễn Minh Tân
1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
Với đặc điểm riêng của ngành kinh doanh như vậy, để có được “một tế bào tốt”,
nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm chuyên môn thì công tác đào tạo là rất quan trọng và
là vấn đề được ưu tiên của Navisoft. Trong báo cáo tổng kết hàng năm, vấn đề chất
lượng người lao động luôn được ban lãnh đạo đặc biệt quan tâm, các mục tiêu và
quá trình đào tạo luôn được cụ thể hóa, sát với thực tế của doanh nghiệp, song bên
cạnh đó cũng không tránh khỏi còn nhiều vấn đế bất cập và thiếu sót.
Là sinh viên khoa Quản trị kinh doanh đang học tại trường đại học Kinh tế quốc
dân, sau một thời gian thực tập tại công ty Navisoft, em đã nhận thức được vấn đề
này và chọn đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực ở
công ty cổ phần Giải pháp và dịch vụ phần mềm Nam Việt (Navisoft JSC)” trong
chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề đi sâu vào phân tích thực trạng công tác đào tạo nhân lực của
công ty Navisoft trong những năm gần đây, qua đó xác định những thành tựu mà
công ty đã đạt được cũng như là những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó.
Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác đào
tạo nhân lực của công ty. Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu chuyên đề gồm có
3 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần phần mềm Navisoft
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của
công ty cổ phần Navisoft
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn
nhân lực của công ty cổ phần Navisoft
SV: Nguyễn Minh Tân
2
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
PHẦN MỀM NAVISOFT
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1. Giới thiệu sơ lược vài nét về công ty cổ phần Navisoft
Công ty Cổ phần Giải pháp và Dịch vụ phần mềm Nam Việt với tên viết tắt là
Navisoft, tên giao dich: Solution & Serive Softwere NamViet JSC. Navisoft có trụ
sở chính đặt tại BT04, E9, Phạm Hùng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
Website:
Navisoft là một công ty phần mềm tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ và
giải pháp về lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng và tài chính. Được thành lập năm
2007 với một đội ngũ lãnh đào giàu kinh nghiệm chuyên môn, đội ngũ quản lý và
tất cả các nhân viên của Navisoft đều có nhiệt huyết xây dựng công ty thành một
trong những công ty phần mềm hàng đầu tại Việt nam và khu vực.
1.1.2. Đặc điểm lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của công ty
Với ngành nghề tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ và giải pháp về lĩnh vực
chứng khoán, ngân hàng và tài chính, sản phẩm của công ty rất đa dạng, phong phú.
Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty bao gồm:
Phát triển và triển khai các giải pháp phần mềm.
Cung cấp các dịch vụ gia tăng trên mạng.
Đào tạo tin học.
Xuất nhập khẩu các giải pháp và dịch vụ phần mềm.
Tiêu chí phát triển của công ty là đặt lợi ích của khách hàng làm trọng tâm, lấy
con người làm nền tảng, công nghệ làm đòn bẩy. Sự kết hợp hài hòa giữa con người
- với tư duy mở, và công nghệ trong một quy trình khoa học, chất lượng đã đảm bảo
cho công ty tạo ra những giải pháp mở phù hợp nhất cho khách hàng. Cùng với
mong muốn xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng cũng như luôn chào đón
sự hợp tác của các công ty trong và ngoài nước trên cơ sở chia sẻ lợi ích, cùng
SV: Nguyễn Minh Tân
3
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
hướng tới sự phát triển bền vững, lâu dài; công ty luôn cung cấp cho khách hang
những giải pháp mang tính sáng tạo, tổng thể và chất lượng cao.
Navisoft hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tư vấn, giải pháp phát triển ứng dụng
quản trị doanh nghiệp, lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng và tài chính. Cung cấp giải
pháp trong quản lý giáo dục và dịch vụ trực tuyến
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Giải pháp và Dịch vụ phần mềm Nam Việt (Navisoft JSC)
được thành lập vào ngày 08/03/2007, theo quyết định số 0103016085 do Sở kế
hoạch và đầu tư thành phố Hà nội cấp.
Khi mới được thành lập, công ty có nguồn nhân lực hạn hẹp chỉ hơn 20 người
nhưng với một đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm chuyên môn, đội ngũ quản lý và
tất cả các nhân viên của Navisoft đều có nhiệt huyết.
Hiện nay công ty đã và đang ngày càng lớn mạnh với hơn 100 nhân lực, mở
thêm một trụ sở ở Tp. Hồ Chí Minh.
1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị
Bộ máy quản lý của công ty được chỉ đạo thống nhất, hình thành theo cơ cấu
trực tuyến.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý họat động kinh doanh của công ty cổ phần
giải pháp và dịch vụ phần mềm Nam Việt như sau:
SV: Nguyễn Minh Tân
4
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
Bảng 01: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý họat động kinh doanh của công ty
( Nguồn : Phòng tổ chức hành chính Công ty Navisoft )
SV: Nguyễn Minh Tân
5
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
Ban kiểm soát: là cơ quan kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ trong hoạt động của
các cơ quan trong công ty. Ban kiểm soát có nhiệm vụ cơ bản là giám sát tổng giám
đốc trong quá trình điều hành công ty.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra,
có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan
đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại
hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát Tổng Giám đốc
điều hành và những người quản lý khác trong công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội
đồng quản trị do Pháp luật và Điều lệ Công ty, các Quy chế nội bộ của Công ty và
Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định.
Tổng giám đốc: do hội đồng quản trị lựa chọn, bổ nhiệm. Tổng giám đốc là
người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty
Hỗ trợ cho giám đốc là hai phó giám đốc phụ trách hoạt động kỹ thuật, kinh
doanh của công ty và được giám đốc uỷ quyền điều hành công ty khi vắng mặt.
Chức năng, nhiệm vụ các khối, phòng ban:
-Khối sản xuất: Đứng đầu khối sản xuất là giám đốc phụ trách khối, hỗ trợ
giám đốc khối sản xuất là giám đốc trung tâm phần mềm kế toán, giám đốc trung
tâm hành chính công, trưởng phòng phụ trách và trưởng phòng quản lí chất lượng.
Các trung tâm này phụ trách về các mảng tư vấn, giải pháp phát triển ứng dụng
quản trị doanh nghiệp, lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng và tài chính; cung cấp giải
pháp trong quản lý giáo dục và dịch vụ trực tuyến.
-Khối quản trị nội bộ: Đứng đầu là giám đốc phụ trách khối, hỗ trợ giám đốc
khối quản trị có phụ trách bộ phận nhân sự, phụ trách bộ phận hành chính và phụ
trách bộ phận công đoàn. Khối quản trị có chức năng tham mưu cho giám đốc về
việc sắp xếp, bố trí cán bộ, đào tạo và phân loại lao động để bố trí đúng người, đúng
ngành nghề công việc, thanh quyết toán chế độ cho người lao động theo chính sách,
chế độ nhà nước và quy chế của công ty.
Là đơn vị chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Giám đốc và Ban giám đốc
trong các lĩnh vực:
+ Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính của
Công ty
SV: Nguyễn Minh Tân
6
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
+ Giảm bớt rủi ro gian lận hoặc trộm cắp đối với công ty do bên thứ ba hoặc
nhân viên của Công ty gây ra;
+ Giảm bớt rủi ro sai sót không cố ý của nhân viên mà có thể gây tổn hại cho
Công ty
+ Giảm bớt rủi ro không tuân thủ chính sách và quy trình kinh doanh của Công
ty
+ Ngăn chặn việc tiếp xúc những rủi ro không cần thiết do quản lý rủi ro chưa
đầy đủ.
- Khối tài chính: Đứng đầu là giám đốc phụ trách khối, hỗ trợ giám đốc khối tài
chính có kế toán trưởng và bộ phận kế toán, tài chính. Khối tài chính có nhiệm vụ
ghi chép phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, giám đốc
tình hình tài chính của công ty cũng như việc sử dụng có hiệu quả tiền vốn, lao
động, vật tư, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, các chỉ tiêu kinh tế tài chính
theo quy định của pháp luật, lập báo cáo tổng hợp, xác định kết quả tiêu thụ, kết quả
tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Là đơn vị chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Giám đốc và Ban giám đốc
trong các lĩnh vực:
* Thực hiện công tác Tài chính
+ Lập và xúc tiến kế hoạch huy động tài chính, đầu tư tài chính, cân đối các
nguồn vốn phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty trong từng thời kỳ.
+ Xây dựng, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện quy chế tài chính
và những quy định khác về chi phí áp dụng trong nội bộ Công ty
+ Chủ trì và phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan xây dựng quy chế về
quản lý và chi tiêu các quỹ đúng quy định.
* Thực hiện công tác Kế toán thống kê:
- Theo dõi, tính toán, cập nhật, báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình sử
dụng quản lý các quỹ, tài sản, vật tư, các nguồn vốn, quá trình và kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty
+ Quản lý mọi khoản thu chi, thanh toán tiền lương, các chế độ chính sách cho
người lao động theo đúng quy định của Nhà nước và của Công ty cũng như của
Tập đoàn.
SV: Nguyễn Minh Tân
7
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
+ Tính toán, trích nộp đầy đủ và kịp thời các khoản nộp ngân sách, nghĩa vụ
thuế và các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo luật Viettel.Tổ chức thực hiện các
nghiệp vụ giải ngân, thanh toán.
+ Chủ trì công tác quyết toán, kiểm toán đúng kỳ hạn; Chủ trì công tác kiểm
kê tài sản, Tổng hợp, lập báo cáo thống kê về tài chính, kế toán
- Khối kinh doanh: trực tiếp điều hành là giám đốc khối kinh doanh, hỗ trợ
giám đốc khối kinh doanh có phụ trách bộ phận kinh doanh và phụ trách bộ phận
tiếp thị. Khối kinh doanh có nhiệm vụ tổ chức phân phối sản phẩm, tìm kiếm khách
hàng, tiếp thị và cung ứng trực tiếp hàng hoá cho mọi đối tượng khách hàng. Ngoài
ra còn phải quản lý tiền, hàng, cơ sở vật chất do công ty giao, thực hiện việc ghi
chép ban đầu và cung cấp thông tin cho phòng kế toán tổng hợp.
Là đơn vị chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Giám đốc và Ban giám đốc
trong các lĩnh vực:
+ Xây dựng định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh doanh của Công
ty , kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
+ Về các hợp đồng, liên kết, hợp tác đầu tư của Công ty
+ Quản lý thương hiệu, xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường Dự báo thị
trường. Phối hợp với các phòng ban khác để tăng hiệu quả hoạt đông kinh doanh,
mở rộng thị thị phần trên thị trường .
+ Thực hiện các công việc khác do Lãnh đạo Công ty giao và những yêu cầu
từ Tổng Công ty.
1.3. Đặc điểm về kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân
lực của công ty.
1.3.1. Đặc điểm sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh
Công ty không tham gia sản xuất các sản phẩm hữu hình mà sản phẩm của công
ty là dịch vụ và giải pháp về lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng và tài chính. Các sản
phẩm của Navisoft mang tính đặc thù riêng.
SV: Nguyễn Minh Tân
8
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
HỆ THỐNG SẢN PHẨM
Bảng 02: Các sản phẩm của công ty - Nhóm sản phẩm về chứng khoán ngân hàng
Hạng mục Giải pháp/ Dịch vụ
Giải pháp Công
ty chứng khoán
Navisoft eBroker: Giải pháp Hệ thống quản lý thống
tin lõi cho Công ty chứng khoán (Back Office).
Navisoft eTrader: Giải pháp Hệ thống front-office.
Navisoft eTrading: Giải pháp Hệ thống giao dịch
trực tuyến qua Internet cho người đầu tư.
Navisoft eTrading-Pro: Giải pháp Hệ thống giao
dịch trực tuyến qua Internet cho người đầu tư và nhân viên giao
dịch.
Navisoft eClient: Giải pháp Hệ thống quản lý thống
tin lõi (Back Office) sử dụng mô hình client-server.
Navisoft LiveTrade: Giải pháp kết nối thông sàn với
Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh.
Navisoft HNXOnline.Securites: Giải pháp kết nối
thông sàn với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Navisoft eSwitch.Securities: Giải pháp kết nối ngân
hàng.
Giải pháp Cổng thông tin công ty chứng khoán -
website.
Giải pháp cung cấp dịch vụ qua SMS.
SV: Nguyễn Minh Tân
9
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
Dịch vụ trong
lĩnh vực chứng
khoán
Dịch vụ quản lý nội dung qua SMS.
Hệ thống Quản lý cổ đông công ty cổ phần.
Hệ thống đấu giá cổ phiếu.
Dịch vụ Outsoursing.
Ngân hàng
Navisoft eSwitch.Banks: Giải pháp Cổng kết nối giữa
ngân hàng và công ty chứng khoán, quản lý tiền mặt trực tuyến
cho nhà đầu tư.
Giải pháp Côngt kết nối giữa ngân hàng và các hệ thống
khác như hệ thống phone banking, internet banking,…
Công ty quản lý
quỹ
Navisoft eGB: Giải pháp Hệ thống quản lý cho công ty
quản lý quỹ.
Sàn giao dịch
Hệ thống đấu giá cổ phiếu, đấu thầu trái phiếu.
Navisoft HNXOnline: Giải pháp kết nối thông sàn
của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (đầu HNX)
Sàn hàng hóa
Navisoft.ComDT: Giải pháp Hệ thống quản lý sàn hàng
hóa
Dịch vụ gia tăng
Hệ thống quản lý danh mục nhà đầu tư.
( Nguồn : Phòng kinh doanh Công ty Navisoft )
Bảng 03: Các sản phẩm của công ty - Nhóm sản phẩm về hành chính công
Quản lý đăng ký bản quyền tác giả.
Quản lý đào tạo.
Cổng thông tin điện tử.
( Nguồn : Phòng kinh doanh Công ty Navisoft )
SV: Nguyễn Minh Tân
10
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
Lĩnh vực kinh doanh của công ty là gia công,chế tác các sản phẩm phần mềm. Các sản phẩm chủ
yếu là outsourcing được đặt hàng từ các đối tác do vậy chất lượng sản phẩm luôn được ưu tiên hàng đầu để
đảm bảo độ tin tưởng và lấy được lòng tin từ đối tác. Đồng thời tăng sức cạnh tranh với các công ty trong
nước cũng như ngoài nước.
1.3.2. Đặc điểm về công nghệ
Với phương châm làm việc lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu, mọi
hoạt động của công ty đều tập trung đến lợi ích và quan điểm của khách hàng, công
việc Navisoft có đặc thù riêng, đó là thực hiện theo yêu cầu của khách hang. Chính vì
vậy, các công nghệ được sử dụng tại Navisoft rất phong phú và đa dạng. Trong quá
trình làm việc của mình, Navisoft luôn ưu tiên cho các công nghệ mới, có cơ hội phát
triển tốt trong tương lai. Với các công nghệ mới đưa vào ứng dụng tại Việt nam,
khách hàng sẽ được một đội dự án làm thử một module nhỏ trong 1-2 tháng để dung
thử rồi quyết định có nên dùng công nghệ mới hay dùng công nghệ cũ quen thuộc.
Công nghệ của Navisoft có thể được chia làm 2 nhóm: nhóm công nghệ
Microsoft (bao gồm các công nghệ liên quan đến môi trường Microsoft:
Windows.NET, Visual Studio, Biztalk server, SQL server…) và nhóm Java (bao
gồm WebSphere, Sun, Linux, các môi trường Java, J2EE, J2ME…). Mỗi nhóm đều
có những chuyên gia có kinh nghiệm, các thành viên thường xuyên trao đổi, chia sẻ
kinh nghiệm với nhau. Danh sách các công nghệ được sử dụng trong các dự án của
Navisoft có thể tham khảo tại www.navisoft.com.vn.
Để nhanh chóng tìm hiểu các công nghệ mới; nghiên cứu, phát triển và đưa
vào sử dụng các công cụ hỗ trợ công việc (tool), cuối năm 2008 Navisoft đã thành
lập phòng TMG (Technology Management Group). Từ đó đến nay, TMG đã đóng
vai trò chính trong việc phát triển và nâng cấp các tool quản lý nội bộ trong bộ công
cụ FMS - Navisoft Management Suite như:
• Timesheet: quản lý thời gian làm việc
• DMS: quản lý lỗi của các dự án
• Navisoft Insight: quản trị dự án định lượng
• NCMS: quản lý các khiếu nại và vi phạm về quy trình
Bên cạnh đó, một loạt các công cụ hỗ trợ quá trình phát triển phần mềm cũng
được thử nghiệm, phân tích, đánh giá trước khi được quyết định có đưa vào sử dụng
trong sản phẩm. Trong số đó đáng kể có Aivosto - công cụ kiểm tra code cho Visual
SV: Nguyễn Minh Tân
11
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
Basic và Rational Robot and Performance Test - công cụ kiểm tra chức năng và tải
(load) của phần mềm.
1.3.3. Chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất
Đối với khách hàng, chất lượng là một trong những mối quan tâm hàng đầu.
Navisoft và mỗi cán bộ nhân viên luôn phấn đấu để đạt được chất lượng tốt nhất
trong các sản phẩm và dịch vụ của mình, lấy chất lượng làm niềm tin phát triển. Để
làm được điều này, Navisoft luôn tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các mô hình chất
lượng, các quy trình tiên tiến nhất.
Với phương châm làm việc luôn đề cao tính sáng tạo, phát huy tối đa tính
sáng tạo của tập thể cán bộ nhân viên trong công ty để đem lại các sản phẩm tốt
nhất phù hợp với khách hàng, phù hợp với điều kiện thực tế. Các sản phẩm của
Navisoft thường xuyên được xem xét đánh giá và cải tiến bởi các sáng kiến của tổ
chức và mọi người. Tất cả các thành viên Navisoft được khuyến khích đề xuất và
thực hiện các sáng kiến cải tiến trong công việc. Tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và
kết quả thực hiện, các sáng kiến được xếp loại A, B, C và chủ nhân của chúng sẽ
được hưởng những mức thương tương ứng vào cuối mỗi tháng. Mọi đề xuất đều
được ghi nhận, theo dõi và tạo điều kiện thực hiện.
Trong mọi ngành sản xuất nói chung và phần mềm nói riêng, quy trình có
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Ban lãnh đạo công ty đã đề ra quyết
tâm xây dựng một hệ thống quy trình sản xuất hiện đại, đạt chứng chỉ ISO. Đến đầu
năm 2010, Navisoft đã chính thức đón nhận chứng chỉ ISO 9001:2010 và ISO
1401:2010 áp dụng cho toàn hệ thống. Năm 2010, Navisoft đã đạt được trình độ
CMM mức 5 - mức cao nhất của hệ thống quản lý quy trình này. Ngoài ra, Navisoft
cũng đã đạt được chứng chỉ về bảo mật thông tin BS7799 (tháng 6/2009) và chứng
chỉ CMMI mức 5 (tháng 9/2009).
1.3.4. Đặc điểm về thị trường
1.3.4.1. Đặc điểm thị trường lao động năm 2011
Thị trường lao động năm 2010 diễn ra nhiều biến động về chênh lệch cung –
cầu. Đầu năm 2010, sự mất cân bằng giữa nhu cầu tuyển dụng theo cơ cấu trình độ
chuyên môn và ngành nghề, với nhu cầu lao động phổ thông chiếm 71,16% so với
tổng nhu cầu là nét chủ đạo.Đến giữa năm, do tác động chính sách quản lý nhà nước
và chính sách sử dụng nhân lực của doanh nghiệp, đặc biệt là việc cải tiến quy trình
SV: Nguyễn Minh Tân
12
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
sản xuất, tăng năng suất lao động, ổn định sản xuất – kinh doanh; nâng cao tiền
lương – thu nhập; chăm lo đời sống cho lao động được cải thiện, thị trường tương
đối cân bằng và ổn định.Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực, tình trạng “lệch pha” trong
cung – cầu vẫn diễn ra, nhất là ở hai đầu: lao động phổ thông và nhân sự cao cấp.
Tại TP.HCM, trung tâm kinh tế lớn nhất nước, trong số nhu cầu 265.000 lao động,
nhu cầu lao động phổ thông chiến trên 45%, trình độ đại học, cao đẳng khoảng
20%, lao động có trình độ từ sơ cấp nghề đến trung cấp chiếm khoảng 35%.năm
2011, “bức tranh” lao động vẫn không mấy sáng sùa, nhu cầu lao động phổ thông sẽ
rất lớn trong những tháng đầu năm. Khả năng đáp ứng của thị trường có thể vào
khoảng 50-60%.Từ quí II trở đi, tình hình có thể ổn định hơn, nhưng sức nóng sẽ
chuyển hướng về phía lao động có tay nghề, mà nguyên nhân chính vẫn là do cơ
cấu đào tạo về số lượng, chất lượng còn hạn chế và sự chênh lệch tiền lương – thu
nhập giữa các ngành nghề, các khu vực kinh tế chưa khắc phục được. Trong bối
cảnh nền kinh tế phục hồi, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh các chương trình xúc tiến
thương mại, phát triển thương hiệu, giới thiệu sản phẩm ra thị trường… nhưng trong
năm 2010, nguồn nhân lực cung ứng cho lĩnh vực này mới chỉ đáp ứng được
khoảng 30% so với nhu cầu. Trong năm 2011, các cơ sở đào tạo cố gắng lắm thì
cũng chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu.Mặt khác, đối với lao động trung – cao
cấp, nếu chấp nhận đến với các khu vực miền Trung, Tây nguyên, vùng núi phía
Bắc, họ có thể nhận được những đãi ngộ khá tốt như lương cao, được đảm bảo chỗ
ở, điều kiện sinh hoạt cho gia đình…, nhưng đổi lại, họ phải sống trong điều kiện
thiếu thông tin, hạn chế về điều kiện học tập, giao lưu tiếp cận với kiến thức mới,
công nghệ mới, không có nhiều cơ hội thăng tiến… nên luôn lo ngại bị tụt hậu. Do
đó, hầu hết lao động trung – cao cấp chỉ “thích” tập trung ở những trung tâm kinh tế
– văn hóa lớn, nhất là Hà Nội và TP.HCM.
Như vậy nhìn vào thị trường lao động nói chung , nhất là hai thành phố Hà
Nội và Tp.Hồ Chí Minh ta thấy được sự cung- cầu về lao động có sự lệch pha rõ
ràng. Nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp là rất lớn nhưng thị trường lại
không đáp ứng đủ, đặc biệt là lao động cao cấp và lao động có tay nghề.Do vậy các
doanh nghiệp cần có biện pháp thu hút lao động mới, giữ chân những lao động cũ
có tay nghề bằng cách nâng cao kỹ năng chuyên môn của họ,có chế độ lương
thưởng phù hợp. Việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng hợp lý đội ngũ nhân viên có sẵn
trong công ty sẽ đáp ứng phần nào được số lượng lao động cao cấp và có tay nghề
SV: Nguyễn Minh Tân
13
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
cho Công ty, giải quyết phần nào bài toán thiếu nguồn nhân lực trong hoàn cảnh
hiện nay.
1.3.1.2.Đặc điểm thị trường ngành
Thị trường chủ yếu của công ty vẫn là ở trong nước, chiếm phần lớn doanh
thu của công ty. Hiện nay công ty cũng đã và đang tiến hành mở rộng thị trường để
tìm kiếm đối tác mới trong khu vực và trên thế giới, do vậy rất cần đội ngũ nhân
viên kỹ thuật có trình độ cao, có khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt để làm việc trực
tiếp với khách hàng.
Thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều các công ty cùng hoạt động trong
ngành công nghệ thông tin nên sự cạnh tranh rất gay gắt. Cùng với đó, yêu cầu của
đối tác về chất lượng sản phẩm, thời gian lắp đặt-bảo hành cũng ngày một cao.
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong suốt quá trình hoạt động, công ty phải đối mặt với không ít những khó khăn
phát sinh như sự cạnh tranh quyết liệt về thị trường, giá cả, nguồn hàng cũng như sự
cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Nhưng hoạt động kinh
doanh của công ty vẫn thu được kết quả cao và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch
đề ra, đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi, phát triển vốn kinh doanh.
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2007-2010:
Bảng 04: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2007-2010
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Biến động năm 2008 so
với năm 2007
Năm 2009
Số tiền
Tăng
trưởng(%)
Tổng tài sản 833.684.37
4
2.921.050.078 2.087.365.704 250
5.735.824.479
Tổng nợ phải trả 133.062.10
9
917.415.609 904.109.390 679 2.716.486.911
Vốn chủ sở hữu
700.658.265
2.003.634.46
9
1.302.976.20
4
186
3.019.337.568
Doanh thu thuần
961.925.572 5.591.822.278
4.629.896.70
6
481 6.127.209.830
SV: Nguyễn Minh Tân
14
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
Lợi nhuận sau thuế
56.108.265 357.526.204 301.417.939 537 1.015.703.099
Chỉ tiêu
Biến động của 2009 so với
2008
Năm 2010
Biến động của 2010 so với
2009
Số tiền
Tăng
trưởng(%)
Số tiền
Tăng
trưởng(%)
Tổng tài sản 2.814.774.40
1
96
7.425.166.067
1.689.341.58
8
29
Tổng nợ phải trả 1.799.071.30
2
196
3.730.157.609
1.023.670.69
8
37
Vốn chủ sở 1.015.703.09
9
51
3.695.008.458 675.670.890
22
Doanh thu thuần
535.387.552
9,5
6.863.983.034 736.773.204
12
Lợi nhuận sau thuế
658.176.895
184
1.490.570.002 474.866.903
46
( Nguồn : Phòng tài chính Công ty Navisoft )
Dựa vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 4 năm gần
đây, ta thấy tổng doanh thu và lợi nhuận tăng dần qua các năm. Quy mô kinh doanh
của doanh nghiệp ngày càng mở rộng đặc biệt là vào năm 2010 tổng tài sản và vốn
lưu động tăng khoảng 47% so với các năm 2009. Công ty đã hoàn thành vượt kế
hoạch đề ra.
Năm 2007, cty vừa mới chập chững bước vào kinh doanh, tổng doanh thu
của công ty chỉ đạt 961.925.572 VND. Nhưng đến năm 2008 đã có nhiều sự thay
đổi mạnh mẽ, tổng tài sản vọt lên một con số “ không tưởng” so với năm trước -
5.591.822.278 VNĐ. Cùng với đó là tổng tài sản, tổng vốn chủ sở hữu cũng tăng
vọt, lần lượt tăng 250% và 186%. Điều này cho thấy công ty đã bắt nhịp rất nhanh
khi tham gia thị trường, bước đầu bỡ ngỡ nhanh chóng được xóa nhòa, sự tham gia
của các cổ đông cùng với một đội ngũ lãnh đào giàu kinh nghiệm chuyên môn, đội
ngũ quản lý và tất cả các nhân viên của Navisoft đều có nhiệt huyết đã đưa công ty
lên một tầm cao mới. Mặc dù lợi nhuận năm 2008 mới chỉ đạt 357.526.204 VNĐ
nhưng đã tăng 537%, điều này cho thấy phương hướng hoạt động đúng đắn của
công ty và sự lãnh đạo sáng suốt của đội ngũ quản lí.
SV: Nguyễn Minh Tân
15
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
Bước sang năm 2009, mặc dù có nhiều khó khăn, vấp phải sự cạnh tranh khố
liệt từ các công ty khác nhưng Navisoft vẫn giữ mức tăng trưởng vượt bậc về quy
mô, về chiều rộng cũng như chiều sâu. Tổng tài sản tăng gần gấp đôi, 96% so với
năm trước-2008. Vốn chủ sở hữu cũng tăng thêm tới 51%. Trái ngược với mức độ
tăng của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu, doanh thu thuần chỉ tăng có 9,5%, doanh
thu năm sau cao hơn năm trước, không có sự chênh lệch nhiều, điều này cho thấy
một năm 2009 nhiều biến động với ngành nghề cung cấp giải pháp, dịch vụ phần
mềm và thương mại điện tử. Tuy vậy, lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng
ngoạn mục với 184%, điều này cho thấy sự vững mạnh của công ty cùng niềm tin
tưởng của các bạn hàng vào công ty.
Năm 2010, công ty đã đi vào hoạt động ổn định, tổng tài sản củng vốn chủ sở
hữu không còn tăng mãnh liệt như 2 năm trước, mà cụ thể lần lượt tăng 29% và
37%. Tuy nhiên doanh thu thuần tăng đến 12% so với năm 2009 và đạt mức
6.863.983.034 VNĐ. Lợi nhuận sau thuế của Navisoft cũng tăng tới 46%, đạt
1.490.570.002. Hoạt động kinh doanh của Navisoft ngày càng hiệu quả, tốc độ tăng
trưởng nhanh và ổn định.
SV: Nguyễn Minh Tân
16
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAVISOFT
2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực tại công ty
“Nhân sự là yếu tố cốt lõi, là nhân tố quyết định cho sự phát triển của Công ty.
Sự kết hợp hài hòa giữa con người - với tư duy mở, và công nghệ trong một quy
trình khoa học, chất lượng sẽ đảm bảo cho chúng tôi tạo ra được những giải pháp
mở phù hợp nhất cho khách hàng Chính vì vậy, Navisoft đã và đang xây dựng một
tập thể cán bộ công nhân viên gồm những người trẻ, đầy tài năng, chuyên gia IT,
những người nhiệt huyết, luôn mong muốn chinh phục công nghệ mới và mang đến
khách hàng một cách nhanh nhất”.
Tính đến Quý I - 2011, Navisoft có 178 nhân viên, tăng 10.6% so với năm 2010,
trong đó 145 người trực tiếp sản xuất, còn lại là đội ngũ quản lý và hỗ trợ. Cùng với
việc mở rộng thị trường trong những năm tới, Navisoft đang đứng trước một thách
thức to lớn là giữ vững được mức tăng trưởng nhân lực 50% mỗi năm.
Để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh, Navisoft luôn cần nhân lực làm việc tại Hà
nội và Tp. Hồ Chí Minh, đồng thời chuẩn bị nguồn nhân lực để mở rộng kinh doanh
ra các nước khác.
Kết cấu lao động của công ty cổ phần phần mềm Navisoft từ năm 2007 đến
Quý I - 2011:
SV: Nguyễn Minh Tân
17
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
Bảng 05: Kết cấu lao động của công ty Navisoft từ 2007 đến Quý I-2011
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010
Quý I
-2011
2008/2007 2009/2008 2010/2009 Quý I - 2011/2010
Tăng/giảm Tỉ lệ Tăng/giảm Tỉ lệ Tăng/giảm
Tỉ
lên Tăng/giảm Tỉ lệ
Tổng số lao động 37 52 96 154 178 15 29% 44 85% 58 60% 24 16%
Phân loại:
Theo giới tính
- Nam 27 35 64 101 117 8 30% 29 83% 37 58% 16 16%
- Nữ 10 17 32 53 61 7 70% 15 88% 21 66% 8 15%
Theo độ tuổi
- Dướ 25 9 12 21 37 41 3 33% 9 75% 16 76% 4 11%
- Từ 25 đến 32 22 31 58 93 113 9 41% 27 87% 35 60% 20 21%
- Trên 32 6 9 17 24 24 3 50% 8 89% 7 41% 0 0%
Theo trình độ
- Trên ĐH 10 15 23 37 41 5 50% 8 53% 14 61% 4 11%
- ĐH, CĐ,TC 23 31 66 108 128 8 35% 35 113% 42 64% 20 19%
- Lao động phổ thông 4 6 7 9 9 2 50% 1 17% 2 29% 0 0%
(Nguồn: Khối quản trị nội bộ-Phòng Nhân sự)
SV: Nguyễn Minh Tân
18
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
Nhìn vào bảng số liệu kết cấu về lao động của công ty từ năm 2007 đến Quý
I - 2011 ta thấy:
- Tốc độ tăng trưởng nhân lực hàng năm của Navisoft đạt tỉ lệ rất cao, trung
bình đạt khoảng 60%/năm. Đây là tỉ lệ tăng trưởng nhanh so với mức độ tăng
trưởng chung của nghành công nghệ thông tin ở Việt Nam. Năm 2007 tổng số lao
động chỉ có 37 người nhưng đến hết năm quý I - 2011 tổng số lao động đã là 178
người, tăng 141 người, đạt tỉ lệ tăng trưởng lên đến 381%.
- Với đặc điểm của nghành công nghệ, nguồn nhân lực chủ yếu của Navisoft
đạt trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 80%
- Nguồn nhân lực của Navisoft chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 25 đến 32 tuổi
chiếm khoảng 60% tổng số lao động
- Với đặc thù chuyên môn về kĩ thuật, tỉ lệ nam chiếm đa số trong nguồn
nhân lực của Navisoft, chiếm khoảng 65%.
Với các số liệu trên ta thấy tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực của Navisoft
“quá nóng”, chính vì vậy chất lượng của nguồn nhân lực có phần chưa được đảm
bảo, phần lớn nằm trong độ tuổi từ 25-32, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Đây
là một vấn đề đòi hỏi công tác đào tạo phải được định hướng, có chiến lược cụ thể
để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng sự phát triển cả về chất lẫn lượng,
đáp ứng được với sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp.
2.2. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực
Xu hướng ở các doanh nghiệp trên thế giới hiện nay là coi đào tạo như một
chiến lược đầu tư quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh, trong khi đó các
doanh nghiệp Việt Nam hầu như chưa coi trọng đào tạo, coi đào tạo như một khoản
chi phí cắt giảm càng nhiều càng tốt.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam không có chiến lược đào tạo gắn liền với
tầm nhìn và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Kế hoạch đào tạo hàng năm cũng
không có, hoặc có thì cũng rất sơ sài hình thức. Bối cảnh chung, nổi cộm trong nhiều
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là: lãnh đạo không thực sự quan tâm đến công tác
đào tạo; cán bộ phụ trách đào tạo không có, hoặc có thì cũng thiếu năng lực; kinh phí
đào tạo quá hạn hẹp; không xác định được nhu cầu đào tạo nhân viên; không có các
biện pháp triển khai kế hoạch đào tạo; không đánh giá được hiệu quả của công tác
đào tạo…
SV: Nguyễn Minh Tân
19
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
Không chỉ vậy, nhiều lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp còn quan niệm
đào tạo là trách nhiệm của xã hội. Họ chỉ tuyển dụng những cán bộ lành nghề, đã
được đào tạo và biết làm việc. Nhưng thực tế đã chỉ ra rằng, chiến lược tuyển dụng
thông minh cũng không thay thế được công tác đào tạo trong doanh nghiệp. Các nhà
tuyển dụng khôn ngoan này thường xuyên gặp phải các vấn đề như: mức lương của
những ứng viên giỏi ngày càng cao và vẫn tiếp tục leo thang; thêm vào đó, không
phải khi nào trên thị trường lao động cũng có sẵn những ứng viên phù hợp với yêu
cầu của họ. Đặc biệt với những chuyên môn gắn liền với thực tiễn của doanh nghiệp,
đào tạo phát triển nhân sự có sẵn bên trong doanh nghiệp sẽ luôn là biện pháp tối ưu
nhất. Một thực tế mà từ trước đến giờ chúng ta thừa nhận ở Việt Nam là chất lượng
giáo dục đào tạo vẫn còn chưa cao, mang nặng tính lí thuyết, thiếu ứng dụng thực tế.
Hầu hết các ứng viên mới ra trường, thậm chí ngay cả với những ứng viên đã tốt
nghiệp đại học và trên đại học đều cần đào tạo lại trước khi được chính thức giao
việc. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, đặc biệt là các doanh
nghiệp trong ngành công nghệ nói riêng – ngành có tốc độ thay đổi nhanh, đều phải
đào tạo bổ sung rất nhiều cho các nhân viên mới tuyển dụng, trước khi có thể chính
thức giao việc cho họ
Vậy, tại sao công tác đào tạo trong doanh nghiệp khó triển khai?
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo trong doanh nghiệp là
chưa đủ, điều quan trọng là phải triển khai tổ chức công tác đào tạo trong doanh
nghiệp như thế nào cho hiệu quả. Điều này quả thật có rất nhiều khó khăn:
- Thiếu cán bộ phụ trách đào tạo đủ năng lực: Nhiều doanh nghiệp không tiếc
công sức săn lùng, sẵn sàng trả mức lương cao nhưng cũng chưa chắc đã tìm được
nhân sự như ý. Hầu hết những ứng viên hiện có trên thị trường vào vi trí này chỉ đủ
khả năng quản lý công tác đào tạo về mặt hành chính, trong khi mong muốn của các
doanh nghiệp là cán bộ phụ trách đào tạo phải có khả năng triển khai chính sách đào
tạo của doanh nghiệp, có khả năng xây dựng chiến lược đào tạo, lập và triển khai kế
hoạch đào tạo
- Khó bố trí được thời gian đào tạo: nhân sự trong các doanh nghiệp thành
đều có kế hoạch công tác, làm việc bận rộn. Hầu hết họ không có thời gian tham gia
các khóa đào tạo tập trung, đặc biệt là các khóa tập trung dài ngày.
-Kinh phí đào tạo eo hẹp.
SV: Nguyễn Minh Tân
20
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
- Thêm vào đó, có một thực tế mà các doanh nghiệp rất sợ đó là bỏ công sức,
tiền bạc ra để đào tạo nhân viên, nhưng sau khi được đào tạo họ bỏ việc, chuyển việc
Bên cạnh những khó khăn nêu trên, các doanh nghiệp còn vấp phải hai trở ngại:
Một là, làm thế nào để xác định đúng nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp.
Thiếu, thừa hay sai đều mang lại thiệt hại cho doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần
phải chỉ ra: đào tạo ai, đào tạo khi nào, đào tạo cái gì? Nhu cầu đào tạo phải gắn liền
với thực tiễn của doanh nghiệp. Nó phải phục vụ cho chiến lược kinh doanh, góp
phần đạt được các mục tiêu của từng giai đoạn cũng như tầm nhìn của doanh nghiệp.
Hai là, làm thế nào có thể tổ chức đáp ứng các nhu cầu trên một cách hiệu quả.
Về nguyên tắc, trong nền kinh tế thị trường, chỉ cần có nhu cầu thì sẽ được đáp ứng. Tuy
nhiên, trong thực tế, việc tổ chức đáp ứng các nhu cầu đào tạo cho một doanh nghiệp
không dễ dàng. Bị giới hạn về tài chính, bị eo hẹp về thời gian, bị ràng buộc bởi thực
tiễn, nhiều doanh nghiệp không tìm ra phương án đáp ứng các nhu cầu đào tạo. Các
chương trình có sẵn của các trung tâm đào tạo thì không phù hợp. Thiết kế các chương
trình dành riêng cho mỗi doanh nghiệp thì quá tốn kém. Khi nhu cầu đào tạo không đáp
ứng một cách tốt nhất, thì hiệu quả của công tác đào tạo tất nhiên sẽ không cao.
2.2.1 Hoạch định nhu cầu đào tạo
Nhu cầu đào tạo được khối Quản trị nội bộ tổng hợp từ các phòng ban, các đơn
vị gửi lên vào tháng 11 hàng năm và được lập kế hoạch thực hiện cho năm tiếp theo.
Bảng 06: Nhu cầu đào tạo cán bộ quản lí của công ty Navisoft
từ năm 2007 đến năm 2011(dự tính).
Năm
Số lượng cần đào tạo
Cán bộ cấp
cao (GM)
Quản trị dự
án (PM)
Trưởng nhóm
dự án (PL)
Trưởng kỹ thuật
của dự án (PTL)
2007 4 5 5 7
2008 6 9 11 12
2009 7 11 14 17
2010 9 14 16 21
2011
(dự tính)
12 17 18 25
(Nguồn: Khối Quản trị nội bộ-Bộ phận nhân sự công ty Navisoft)
Với quy mô ngày một mở rộng, nhu cầu đào tạo cán bộ quản lí của công ty
Navisoft ngày càng cao.
SV: Nguyễn Minh Tân
21
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
Bảng 07: Quy trình hoạch định
Thông tin
(Nguồn: Phòng công nghệ, đào tạo công ty Navisoft)
- Trước hết nhu cầu đào tạo được xác định căn cứ vào tình hình sản xuất kinh
doanh, định hướng chiến lược mà cụ thể là yêu cầu công việc của mỗi nhóm trong
công ty. Đồng thời căn cứ vào kết quả đánh giá nhân viên của các trưởng nhóm về
những người còn hạn chế về mặt kiển thức nào đó hay những người có tiềm năng có
thể thực hiện các công việc sau này. Từ đó lãnh đạo phòng - ban sẽ quyết định cho đi
học hoặc khuyến khích họ tham gia học các lớp học đào tạo.
- Đôi khi nhu cầu đào tạo được xác định do tác động từ bên ngoài thường là các
trung tâm đào tạo. Thư mời tham gia các chương trình đào tạo từ các trung tâm được
gửi tới công ty, trong đó nêu rõ nội dung chương trình học, thời gian, lệ phí, địa
điểm, giáo viên giảng dạy để công ty lựa chọn. Sau khi chọn lọc các chương trình
đào tạo của các cơ sở có uy tín và phù hợp với yêu cầu công ty, cán bộ phòng Hành
chính, nhân sự trình giám đốc xem xét. Căn cứ vào nội dung kiến thức, kỹ năng
được giới thiệu trong thư, giám đốc sẽ đối chiếu với yêu cầu của công việc, khả năng
của cán bộ. Từ đó mới đi đến quyết định có tham gia vào chương trình đào tạo này
hay không. Nếu có, giám đốc sẽ đưa ra danh sách những đối tượng cần thuết phải đi
học xuống phòng Hành chính- Nhân sự. Phòng Hành chính - Nhân sự có trách
nhiệm thông báo rộng rãi tới toàn cơ quan. Trong một thời gian nhất định, các đơn vị
tham gia chính thức sẽ được giám đốc xét duyệt lần cuối.
- Nhu cầu đào tạo có khi được xác định từ sự chủ động của cán bộ, công nhân
viên có nguyện vọng học tập, để nâng cao trình độ, ngoại ngữ, thi các chứng chỉ
quốc tế, họ sẽ viết đơn lên giám đốc xét duyệt.
SV: Nguyễn Minh Tân
Tổng
hợp
nhu
cầu đào
tạo
Xây
dựng
chương
trình
đào tạo
Lập kế
hoạch
đào tạo
Thực
hiện
việc
đào tạo
Đánh
giá kết
quả
đào tạo
22
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
- Ngoài ra khi có các cuộc hội thảo của các chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam
thuyết trình thì các trưởng nhóm cũng có thể xét duyệt cử các nhân viên phù hợp đi
tham dự.
Có thể thấy, công tác xác định nhu cầu đào tạo tại Công ty Cổ phần phần mềm
Navisoft đã được lập và triển khai một cách có kế hoạch, hệ thống, các căn cứ để xác
định nhu cầu đào tạo cũng khá rõ ràng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những
hạn chế :
- Chưa có kế hoạch đào tạo khi có những thay đổi bất thường trong công việc,
vì thực tế công việc phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng nên nhiều khi không đáp
ứng được.
- Các lĩnh vực đào tạo chiến lược nhằm phù hợp với sự phát triển nhanh
chóng của công nghệ vẫn còn chưa có kế hoạch rõ ràng.
- Đôi khi vẫn còn tồn tại lớp học chưa được sát với thực tế, khi học xong
không áp dụng được vào làm dự án thực tế.
- Thời gian đào tạo còn ngắn, phần lớn chưa đáp ứng được với mục tiêu cụ thể đã
được đặt ra.
- Mặc dù đã có sự thay đổi nhưng đội ngũ giảng viên nhưng nhiều người còn hạn
chế, chưa truyền đạt hết được tất cả các ý tưởng, nội dung của môn học.
- Một số bài kiểm tra chất lượng đầu ra vẫn còn chưa kiểm tra hết được lượng
kiến thức tiếp thu thêm để ứng dụng vào thực tế của các học viên.
2.2.2. Các chương trình và hình thức đào tạo
2.2.2.1. Đào tạo ngoại ngữ
Vấn đề đầu tiên khi muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài là Ngoại
ngữ. Xác định được mức độ quan trọng của vấn đề này, lãnh đạo công ty cũng
đã và đang rất chú trọng tới việc đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên
ở tất cả các cấp độ.
Với mục tiêu tất cả các nhân viên kỹ thuật và cán bộ quản lý đều có thể sử
dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp 1 cách tối thiểu.
Bảng 08: Nhu cầu đào tạo nhân viên sử dụng ngoại ngữ của công ty Navisoft
từ năm 2007 đến năm 2011(dự tính).
SV: Nguyễn Minh Tân
23
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
Năm Số lượng mục tiêu đào tạo
A B C
2007 15 9 6
2008 25 14 9
2009 47 27 13
2010 76 44 21
2011 51 78 32
(Nguồn: Khối Quản trị nội bộ-Bộ phận nhân sự công ty Navisoft)
Theo theo định kỳ, hoặc tùy theo nhu cầu đăng ký học ngoại ngữ của nhân
viên, công ty sẽ tổ chức các lớp học và hỗ trợ hoàn toàn 100% tiền học phí, sách vở
và dụng cụ học tập. Để khuyến khích tinh thần học tập của nhân viên, khi kết thúc
khóa học sẽ có tổng kết, tuyên dương và trao thưởng cho các nhân viên có thành
tích học tập xuất xắc.
Hiện tại công ty có 3 lớp ngoại ngữ đang học, chủ yếu là tiếng Anh, mỗi lớp
học không quá 20 nhân viên. Ngoài việc dạy và học, hàng tháng vào chiều thứ 7
cuối tháng, công ty tổ chức các buổi thi tiếng Anh IELTS và TOEFL để rèn luyện
và tăng kỹ năng cho nhân viên. Đối với các lập trình viên có trình độ tiếng Anh ở
mức C trở lên, hàng tháng công ty sẽ có hỗ trợ thêm, tùy vào việc sử dụng trong
công việc sẽ có các mức hỗ trợ khác nhau.
2.2.2.2. Đào tạo liên kết với các trường Đại học, các trung tâm đào tạo
Nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho định hướng phát triển lâu bền,
Navisoft đã tiến hành liên kết với các trường Đại học, các trung đào tạo trong
việc đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho công ty. Hiện nay Navisoft đã liên kết
với khoa công nghệ thông tin của các trường đại học như: ĐH Bách Khoa, ĐH
Quốc Gia…và các trung tâm đào tạo lập trình viên như NIIT, FPT Aptech,
Genetic Bách Khoa…. Hàng năm các trường, các trung tâm cung cấp một số
lượng lớn nhân viên cho công ty.
2.2.2.3 Đào tạo nghiệp vụ, quy trình làm dự án
Trong công nghệ sản xuất phần mềm, quy trình làm dự án là rất quan trọng,
lãnh đạo công ty đã và đang nhận thức rõ được việc này. Đặc biệt đối với những
SV: Nguyễn Minh Tân
24
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Vũ Trọng Nghĩa
khách hàng nước ngoài được đánh giá là khó tính thì tuân thủ quy trình sản xuất là
điều bắt buộc mà bất cứ lập trình viên nào cũng đều phải tuân theo.
Hiện tại đối với những nhân viên mới vào công ty thì đều phải tham gia khóa
học về quy trình sản xuất SPD (software process development) của công ty. Sau khi
tham gia khóa học này, nhân viên sẽ nắm bắt được quy trình sản xuất của công ty,
từ đó sẽ áp dụng vào trong các dự án thực tế khi tham gia. Đối với nhân viên theo
các nghiệp vụ khác nhau, công ty cũng có những khóa đào tạo nghiệp vụ thích hợp.
Với các lập trình viên có các khóa học ngôn ngữ lập trình nâng cao, khóa học về
việc sử dụng công cụ hỗ trợ lập trình, khóa học về quản lý cấu hình… Với các kiểm
thử viên có các khóa học đào tạo về kiểm thử phần mềm cho những người mới,
khóa học về sử dụng các công cụ hỗ trợ cho kiểm thử… Với những khóa đào tạo
như hiện tại nhân viên của công ty càng ngày càng nâng cao được tay nghề. Vì các
khóa học đều xuất phát từ nhu cầu thực tế đồng thời người học có cơ hội áp dụng
luôn được kiến thức vào các dự án.
Với thời gian đào tạo từ 1 tháng đến 1 năm, hiện tại công ty đã đào tạo được
hơn 150 nhân lực có thể nắm vững nghiệp vụ, quy trình làm dự án của công ty, có
thể luân chuyển điều động từ trung tâm sản xuất này sang trung tâm sản xuất khác
mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
2.2.2.4. Đào tạo cán bộ quản lý
Ngoài công tác đào tạo cho đội ngũ nhân viên, công tác đào tạo đội ngũ cán
bộ kế cận cũng luôn được Navisoft quan tâm. Với quá trình tăng trưởng nhân lực
nhanh như ở Navisoft vấn đề đào tạo cán bộ quản lý được vạch ra trước tiên. Đội
ngũ cán bộ trẻ có năng lực sẽ được chú ý đào tạo năng lực quản lý để họ phát huy
tài năng. Công ty Navisoft quản lý nhân lực theo mô hình phân cấp. Cán bộ quản lý
cấp càng cao thì trách nhiệm quản lý càng lớn. Với mô hình quản lý theo cấp như
trên, công ty Navisoft đã có những khóa học tương ứng cho từng cấp cán bộ. Hằng
năm, vào mỗi dịp đánh giá kết quả công việc công ty sẽ xét cấp bậc nhân viên đồng
thời hướng vào đào tạo các nhân viên có năng lực lên làm quản lý.
Hiện tại công ty đã đạo được 27 cán bộ quản lý ở tất cả các cấp, trong đó có
trên 16 cán bộ quản lý dự án phát triển phần mềm có thể đảm đương được tất cả các
công việc. Với mục tiêu phát triển về chất, đến năm 2011 công ty sẽ đào tạo được
15 cán bộ quản lý cấp cao để có thể đáp ứng được với chiến lược mở rộng thị
trường kinh doanh.
SV: Nguyễn Minh Tân
25