Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp: Chiến lược cạnh tranh trên thị trường nội địa của công ty cổ phần May Nông Nghiệp giai đoạn 2011 đến 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.17 KB, 47 trang )

Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
2.6.6. Cải tiến chính sách đất đai tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các
doanh nghiệp thế chấp quyền sở hữu đất để vay vốn 43
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Quá trình quốc tế hóa và xu thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ ở khắp
các châu lục, các khu vực trên thế giới, đây là một xu hướng phát triển trong
tương lai khi mà cả thế giới đang ngày càng xích lại gần nhau hơn. Việt Nam
là một trong những quốc gia đang đi vào quỹ đạo phát triển đó. Sự phát triển
của Việt Nam không thể tách khỏi sự phát triển chung của thế giới. Chúng ta
đã và đang ngày càng tích cực tham gia vào quá trinh hội nhập kinh tế thế
giới, mở rộng quan hệ đối ngoại với các quốc gia. Việc gia nhập ASEAN,
APEC và gần đây nhất là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế
giới (WTO) đã mở ra một triển vọng tốt đẹp cùng với những thách thức lớn
cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Ngành dệt may vốn là một ngành truyền thống của đất nước. Cùng với
sự phát triển của đất nước, dệt may đã trở thành mũi nhọn trong phát triển
kinh tế, nhiều năm liền đúng thứ 2 về giá trị xuất khẩu sau ngành dầu khí.
Mỗi cánh cửa hội nhập mở ra lại làm gia tăng sự canh tranh cho hàng dệt -
may Việt Nam. Trước đây, các doanh nghiệp dệt – may thường chú trọng tới
thị trường xuất khẩu và bỏ quên thị trường trong nước để cho hàng hoá nước
ngoài, đặc biệt là hàng may mặc trung Quốc chiếm lĩnh thị trường. Hiện nay,
nhiều doanh nghiệp đã triển khai chương trình phát triển đối với thị trường
trong nước. Sự trở lại với thị trường trong nước của các doanh nghiệp vào
một thời điểm mà trên thị trường không chỉ bao gồm hàng may mặc Trung
Quốc mà còn có sự gia nhập của nhiều thương hiệu thời trang lớn trên thế
giới. Cuộc cạnh tranh trên thị trường trong nước trở nên khốc liệt hơn. Công
ty cổ phần May Nông Nghiệp là một trong những doanh nghiệp dệt - may
trong nước, đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt. Công ty đang ngày


đêm nỗ lực phấn đấu để xây dựng May Nông Nghiệp trở thành một thương
hiệu mạnh, doanh nghiệp may mặc hàng đầu trên thị trường nội địa. Để đạt
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
1
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
được mục tiêu đó, công ty phải xây dựng cho mình những chiến lược rõ ràng
và hiệu quả về mọi mặt. Một trong những chiến lược quan trọng không thể
thiếu đó là chiến lược cạnh tranh trên thị trường nội địa. Chính vì vậy, em
chọn đề tài: “Chiến lược cạnh tranh trên thị trường nội địa của công ty cổ
phần May Nông Nghiệp giai đoạn 2011 - 2015”.

Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp :
Chương I: Phân tích chiến lược cạnh tranh của Công ty Cổ
phần May nông nghiệp
Chương II: Xây dựng chiến lược cạnh tranh tại Công ty Cổ phần
May nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
2
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I:
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NÔNG NGHIỆP
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần may nông nghiệp tiền thân là công ty may xuất khẩu
thuộc Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn, được
thành lập theo quyết định số 02NN/TCCB/QĐ ngày 02/01/1990.
Công ty đã đi vào cổ phần hóa theo quyết định 5364NN/TCCB/QĐ ngày
01/12/2003 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
- Tên giao dịch trong nước: Công ty cổ phần may nông nghiệp.

- Tên giao dịch quốc tế: Agriculture Garment joint stock company.
- Trụ sở chính đặt tại: Số 1 – ngõ 120 – Trường Chinh – Phương
Mai – Đống Đa – Hà Nội.
- Tel: ( 043 ) 8 525 054 – ( 043 ) 8 524 492
( 043 ) 8 523 373.
- Fax: ( 043 ) 8 524 492
- Email: .
- Tài khoản: 431101000010 tại ngân hàng Nông Nghiệp
và Phát triển Nông Thông Việt Nam.
- Mã số thuế: 0100103714-1
- Số lượng lao động: 420 lao động trong đó
+ Đại học: 15 lao động
+ Cao đẳng: 22 lao động
+ Trung học phổ thông: 160 lao động
+ Trung học cơ sở: 221 lao động
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành công ty gặp rất nhiều khó
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
3
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
khăn nhưng công ty đã biết tận dụng và phát huy thế mạnh vốn có của mình.
Đó là công ty ra đời trong thời kỳ đổi mới, có đội ngũ cán bộ công nhân viên
trẻ, khỏe, được đào tạo cơ bản, có hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến. Bên
cạnh đó là sự ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ của Tổng công ty xây dựng Nông
Nghiệp và phát triển Nông Thôn. Nhưng trong cơ chế thị trường công ty còn
phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách trong quá trình sản xuất kinh
doanh: quy mô sản xuất nhỏ, vốn ít và đặc biệt là diện tích mặt bằng nhà
xưởng chật hẹp chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh công nghiệp. Nguồn lao
động còn thiếu nên trong các đợt tập trung làm hợp đồng lớn công ty phải nhờ
sự hỗ trợ của đơn vị bạn. Đặc điểm của công ty là nghề may nên ngày công
lao động không đảm bảo, có nhiều lần làm thêm nhiều giờ mới đáp ứng được

tiến độ sản xuất, giao hàng đúng thời hạn.
Đối với những khó khăn đó, về lâu dài công ty đã và đang có những biện
pháp cụ thể để áp dụng. Công ty không ngừng nâng cao năng lực sản xuất,
khẳng định sự tồn tại, phát triển và đi lên trong môi trường cạnh tranh gay
gắt.
Quyết định thành lập số 5364 ngày 01/12/2003 do Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thông quyết định.
1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh:
Theo quyết định 5364NN/TCCB?QĐ ngày 01/12/2003 của Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn công ty cổ phần may Nông Nghiệp được
kinh doanh và hoạt động trong một số lĩnh vực sau:
+ Sản xuất, gia công hàng dệt may.
+ Kinh doanh bất động sản, vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng, cho thuê nhà.
+ Xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, công nghiệp dân dụng.
+ Kinh doanh dịch vụ nông lâm hải sản, thương mại.
+ Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa.
+ Đào tạo nghề may công nghiệp.
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
4
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.3. Cơ cấu tổ chức:
1.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty:
Hiện nay công ty cổ phần May Nông Nghiệp có 05 phòng ban, 04 phân
xưởng sản xuất. Bộ máy quản lý là những người đứng đầu công ty chịu trách
nhiệm về mọi mặt hoạt động của công ty, thông qua các phương án kinh
doanh, chỉ đạo cụ thể và có biện pháp tối ưu phù hợp với tình hình phát triển
của công ty. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban trong bộ máy
quản lý của công ty được phân cấp theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty
1.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty:

* Hội đồng quản trị: là bộ phận có quyền lực cao nhất do đại hội cổ
đông bầu ra trên cơ sở những người có đủ tài đức, có số vốn đóng góp cao
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
5
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
Giám đốc
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát
Phòng
kế toán
Phòng
kế toán
Phòng
thiết bị
Phòng
thiết bị
Phòng kỹ
thuật
Phòng kỹ
thuật
Phòng tổ
chức kế
hoạch
Phòng tổ

chức kế
hoạch
Phòng bảo
vệ
Phòng bảo
vệ
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
nhất, đồng thời phải chịu trách nhiệm trong việc sử dụng vốn góp của các cổ
đông, tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn được vốn góp và
không ngừng tăng lợi tức các cổ phiếu. Trong hội đồng quản trị bầu ra chủ
tịch hội đồng quản trị.
* Giám đốc: là người được hội đồng quản trị chỉ định là người chịu trách
nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
* Phó giám đốc: là người trợ giúp cho giám đốc, được giám đốc phân
công ủy quyền để giải quyết một số việc và chịu trách nghiệm trước giám đốc
về mọi hoạt động của mình, ngoài ra phó giám đốc cũng là người trực tiếp
quản lý các phòng ban.
* Ban kiểm soát: gồm những người do đại diện cổ đông bầu ra, có trách
nhiệm kiểm soát việc HĐQT, Giám đốc sử dụng các nguồn lực vật tư, lao
động, tiền vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
* Phòng Tổ chức – Kế hoạch: tham mưu cho giám đốc xây dựng các kế
hoạch dài hạn hay ngắn hạn về sản xuất, điều hành sản xuất theo kế hoạch,
hợp đồng đã ký, tổ chức lao động tiền lương, bố trí tuyển dụng đào tạo cán bộ
công nhân viên, quản lý nhân sự, lập kế hoạch thực hiện các chế độ quy định
với nhà nước.
* Phòng kỹ thuật: chuyên triển khai thực hiện các đơn đặt hàng, may
mẫu sản phẩm, dán nhãn mác cho sản phẩm, xây dựng quy trình công nghệ,
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho từng mã hàng cụ thể, tham mưu thiết kế mẫu,
bố trí sắp xếp dây chuyền sản xuất phù hợp với từng mã hàng.
* Phòng kế toán: theo dõi, quản lý và sử dụng các nguồn vốn theo kế

hoạch tổ chức điều hành các hoạt động hạch toán kế toán.
* Phòng thiết bị: lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, bảo
đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, liên tục, quản lý
sửa chữa điện, thường trực điện nước phục vụ cho sản xuất và công tác.
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
6
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
* Phòng bảo vệ: đảm bảo an toàn, trật tự cho toàn công ty, tham mưu
cho giám đốc về công tác tự vệ và thực hiện nghĩa vụ quân sự.
1.1.3.3. Mối liên hệ giữa các bộ phận trong công ty:
- Theo chiều dọc: Ban giám đốc chỉ đạo, trực tiếp quản lý phó giám đốc
và các phòng ban. Các phòng ban có nhiệm vụ giúp việc cho ban giám đốc
quản lý điều hành và đưa ra những phương hướng cụ thể, kế hoạch thích đáng
để đưa lên cấp trên phê duyệt.
- Theo chiều ngang: Để tổ chức tốt công tác quản lý cũng như để phù
hợp và thuận lợi cho quá trình sản xuất, công ty chia ra các bộ phận sản xuất,
bao gồm 4 phân xưởng. Các phân xưởng có mối liên hệ mật thiết với nhau tạo
thành một dây chuyền công nghệ khép kín và sản xuất hàng loạt hay đơn
chiếc tùy theo yêu cầu của các đơn đặt hàng.
+ Phân xưởng cắt: lựa vải, cắt bán thành phẩm.
+ Phân xưởng may I và II: may và hoàn thành thô sản phẩm.
+ Phân xưởng thêu: chuyên về thêu và thùa khuy, đính cúc…
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
7
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
1.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NHỮNG
NĂM QUA CỦA CÔNG TY:
1.2.1 Tình hình kinh doanh năm 2009 – 2010:
CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2009
So sánh

Chênh lệch %
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu
6.986.232.354
1.205.593.460
10.772.430.860
2.705.667.300
-3.786.198.502
-1.500.073.840
-35.15
-55.44
2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
Trong đó: chi phí lãi vay
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
10. Thu nhập khác
11. Chi phí khác
12. Lợi nhuận khác
13. Tổng lợi nhuận trước thuế
14. Thuế thu nhập doanh nghiệp
15. Lợi nhuận sau thuế TNDN
6.986.232.354
5.382.186.142
1.604.046.212
199.779.736

112.331.078
1.628.646.676
62.848.194
99.540.000
35.749.430
63.790.570
126.638.764
35.458.854
91.179.910
2.400.000
10.770.030.860
9.329.715.924
1.440.314.932
3.037.986
77.840.000
77.840.000
1.234.560.350
130.952.568
17.538.000
72.270.740
-54.732.740
76.219.828
12.484.938
63.734.890
-2.400.000
-3.783.798.502
-3.947.529.782
163.731.280
196.741.750
34.491.078

-77.840.000
394.086.326
-68.104.374
82.002.000
-36.521.310
118.523.310
50.418.936
22.973.916
27.445.020
-100
-35.13
-42.31
11.37
6476.06
44.31
-100
31.92
-52.01
467.57
-50.53
-216.55
66.15
184.01
43.06
1.2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm: 2009 – 2010.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế năm 2010 của
doanh nghiệp đã tăng 50.418.936 tương ứng với 66.15% so với năm 2009.
Điều này chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang kinh doanh có hiệu quả. Mặc dù
con số không thật ấn tượng nhưng trong thời buổi kinh tế đang khó khăn thì
đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp.

Để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của doanh
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
8
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
nghiệp chúng ta cùng xem xét sự biến động của một số chỉ tiêu sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 3.786.198.502 tương ứng
35.15%.
Các khoản giảm trừ giảm 2.400.000 tương ứng 100%.
Giá vốn hàng bán giảm 3.947.529.782 tương ứng 42.31%.
Doanh thu hoạt động tài chính tăng 196.741.750 tương ứng 6476.06%.
Chi phí tài chính tăng 34.491.078 tương ứng 44.31%.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 394.086.326 tương ứng 31.92%.
Lợi nhuận khác tăng 118.523.310 tương ứng 216.55%.
Thứ nhất, doanh thu giảm dẫn đến giá vốn giảm, nhưng tỉ lệ giảm của giá
vốn lớn hơn doanh thu cho nên không ảnh hưởng đến lợi nhuận. Bên cạnh đó,
các khoản giảm trừ giảm 100% bao gồm giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả
lại, cho thấy chất lượng hàng hóa của công ty ngày một tăng, có sức cạnh
tranh tốt với các doanh nghiệp cùng ngành trong thời buổi kinh tế đang khó
khăn. Thứ hai, doanh thu hoạt động tài chính tăng đáng kể so với năm trước.
Trong khi đó chi phí tài chính có mức tăng kém hơn doanh thu tài chính. Thứ
ba, chi phí quản lý tăng 394.086.326 – một con số đáng kể. Doanh nghiệp cần
có những biện pháp tích cực để cắt giảm chi phí. Cuối cùng lợi nhuận khác
tăng tương đối so với năm trước.
Tóm lại, công ty cần có phương hướng quản lý cụ thể hơn để cắt giảm chi
phí, tăng doanh thu và nâng cao khả năng cạnh tranh hơn nữa.
1.3. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY
TRONG NHỮNG NĂM QUA:
1.3.1. Những kết quả đạt được:
1.3.1.1. Về sản phẩm:
Trong thời gian qua, sản phẩm của công ty được đánh giá là có chất

lượng tốt. Mẫu mã sản phẩm đa dạng, đáp ứng được yêu cầu của nhiều đối
tượng khách hàng khác nhau. Hàng năm, công ty thường đưa ra thị trường
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
9
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
những sản phẩm mới theo mùa phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam với
kiểu dáng phong phú đa dạng.
1.3.1.2. Đội ngũ nhân sự tại công ty:
Công ty May Nông Nghiệp đang quản lý và sử dụng có hiệu quả đội ngũ
cán bộ và đội ngũ lao động có tay nghề. Chính sách tuyển dụng của công ty là
công nhân được tuyển vào công ty phải có trình độ văn hóa hết phổ thông
trung học và qua đào tạo nghề may từ 6 tháng đến 3 năm. Nếu nhân viên mới
chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học thì phải qua đào tạo tại Trường công nhân
kỹ thuật may và thời trang. Nhân viên các phòng nghiệp vụ phải có trình độ
đại học – cao đẳng trở lên. Với chính sách tuyển dụng như vậy, công ty đã có
một đội ngũ cán bộ và lao động tương đối chất lượng. Hằng năm công ty tổ
chức hội thi tay nghề giỏi nhằm khuyến khích đội ngũ công nhân của công ty.
Công ty thường xuyên chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ
công nhân viên trong công ty. Điều đó đã tạo ra một không khí làm việc năng
động và hiệu quả.
1.3.1.3. Hệ thống quản lý:
Cơ cấu quản lý của công ty có sự phân chia trách nhiệm, nhiệm vụ rõ
ràng. Trách nhiệm của từng phòng ban và từng nhân viên quản lý được quy
định rõ ràng. Sự phối hợp giữa các phòng ban và ban lãnh đạo doanh nghiệp
là linh hoạt, tất cả vì sự phát triển của công ty.
Ban lãnh đạo công ty là những người có trình độ đại học trở lên, có
nhiều kinh nghiệm trong vấn để quản lý và kinh nghiệm trong ngành may
mặc. Họ đều là những người có trình độ và kinh nghiệm trong giải quyết các
vấn đề của công ty. Do vậy, công ty có một hệ thống quản lý tốt đảm bảo cho
khả năng cạnh tranh của công ty ngày càng được nâng cao.

1.3.2. Những tồn tại và hạn chế:
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
10
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
1.3.2.1. Về sản phẩm:
Mặt hàng sản phẩm của công ty phải cạnh tranh trực diện với hàng nhập
từ Trung Quốc và của các cơ sở sản xuất tư nhân và năng lực cạnh tranh còn
thấp, chưa được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi. Một vấn đề khác là vấn
nạn hàng giả đang làm công ty chịu thiệt hại nặng nề. Mặc dù các cơ quan chức
năng đã thực hiện triệt phá nhưng hàng giả vẫn còn lưu hành trên thị trường.
Tính thời trang của sản phẩm vẫn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thị
trường, tâm lý khách hàng và chưa bắt kịp được với xu hướng thời trang quốc
tế - một điều rất quan trọng bởi thời trang trong nước chịu tác động mạnh mẽ
của thời trang quốc tế.
1.3.2.2. Hoạt động marketing:
Các sản phẩm của công ty May Nông Nghiệp thường chỉ được biết đến
ở các tỉnh thành phố lớn. Khu vực thị trường ở các tỉnh xa hay vùng nông
thôn không biết nhiều đến sản phẩm của công ty
1.3.3. Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế:
- Sản phẩm sản xuất ra đa phần là sản phẩm thông thường, chỉ có một số
ít các sản phẩm cao cấp. Trong khi đó sản phẩm cao cấp mới được người tiêu
dùng chấp nhận.
- Các hoạt động quảng cáo chưa nhiều, các hoạt động PR gần như không
được thực hiện. Dịch vụ chăm sóc khách hàng còn yếu, chưa được quan tâm
đúng mức.
- Mức độ tuyên truyền về sản phẩm còn hạn chế và mức giá không phù hợp
với khả năng thanh toán của người dân tại các tỉnh xa hay vùng nông thôn.
- Hoạt động R&D chưa được đầu tư đúng mức.
- Việc nghiên cứu thị trường không được điều tra rộng rãi trên nhiều đối
tượng do đó mà sự chính xác của thông tin về sở thích cũng như những phản

hồi về sản phẩm có độ chính xác không cao.
- Tồn tại nhiều đại lý không hiệu quả
- Sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả
CHƯƠNG II:
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
11
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY
MAY NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
2.1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY TRONG GIAI
ĐOẠN 2011 – 2015:
- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại ở trong nước cũng như ở
nước ngoài.
- Đẩy mạnh hoạt động marketing, tiếp thị.
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay.
- Đầu tư thiết bị công nghệ con người.
- Xâm nhập vào thị trường các nước phát triển như các nước thuộc khối EU.
- Tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng các xưởng sản xuất với công nghệ cao.
2.2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG BÊN NGOÀI:
2.2.1. Môi trường vĩ mô:
2.2.1.1. Yếu tố chính trị - luật pháp:
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, các doanh nghiệp chịu sự quản lý của nhà nước quan hệ thống chính
sách, pháp luật. Đối với ngành dệt may Việt Nam cũng vậy. Tổng công ty dệt
- may Việt Nam được thành lập theo quyết định của Thủ tướng chính phủ số
253/TTG ngày 29 tháng 4 năm 1995 dựa trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các
đơm vị sản xuất, lưu thông, sự nghiệp về dệt may thuộc Bộ công nghiệp nhẹ
và các địa phương. Đây là một sự định hướng phát triển cho ngành dệt may

Việt Nam hoạt động tập trung hơn. Không chỉ vậy, dệt – may còn nhận được
sự hỗ trợ rất lớn của nhà nước. Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ số
186/TTG ngày 28 tháng 3 năm 1996 về danh sách các doanh nghiệp nhà nước
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
12
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
hạng đặc biệt, Tổng công ty dệt – may Việt Nam đã trở thành doanh nghiệp
nhà nước hạng đặc biệt. Kết quả này có được là do sự phấn đấu không ngừng
của ngành dệt may kinh doanh có hiệu quả. Dệt – may đã trở thành ngành
nghề kinh doanh quan trọng, đem lại lợi nhuận cao. Việc trở thành doanh
nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt đồng nghĩa với việc dệt – may sẽ được hưởng
nhiều ưu đãi hơn.
Doanh thu chủ yếu của các doanh nghiệp dệt – may đến từ hoạt động gia
công cho nước ngoài. Bên cạnh đó, số lượng xuất khẩu lại bị hạn chế bới hạn
ngạch. Do vậy, nhà nước đã ban hành quyết định của Bộ Thương mại số
0035/ 2001/ QĐ – BTM và 0036/2001/ QĐ – BTM ngày 11 thàng 1 năm
2001 về việc ban hành quy chế đấu thầu hạn ngạch và việc tổ chức đấu thầu
hạn ngạch hàng dệt – may vào thị trường có hạn ngạch. Trước đó, Nhà nước
cũng giành ưu đãi cho các doanh nghiệp dệt – may khi quyết định bãi bỏ lệ
phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt – may vào thị trường EU và Canada đối với
một số mặt hàng. Tuy nhiên, chế độ hạn ngạch đã tạo ra nhiều tiêu cực trong
thời gian qua. Đó là các vụ việc tham nhũng do liên quan đến chạy hạn ngạch
xuất khẩu hàng dệt – may. Hiện tượng này và nhiều vụ tham nhũng khác đã
gây ra sự mất lòng tin trong nhân dân về cách làm việc của các cơ quan nhà
nước. Song đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO). Hạn ngạch đối với hàng dệt may là không
còn. Các doanh nghiệp lại phải đối mặt với nguy cơ bị điều tra chống bán phá
giá của Mỹ. Bộ Thương mại cùng Tập đoàn dệt may Việt Nam và một số cơ
quan khác đã nghiên cứu phương án giúp đỡ các doanh nghiệp.
Đối với ngành may mặc nói chung, chính phủ đã có những chính sách hỗ

trợ và đinh hướng phát triển quan trọng khẳng định được vai trò quản lý của
nhà nước.
2.2.1.2. Yếu tố kinh tế:
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
13
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
Nhu cầu ăn, mặc, ở là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi
người. Kinh tế ngày càng phát triển, xã hội ổn định làm cho đời sống dân cư
ngày càng được nâng cao. Điều kiện sống tăng lên, nhu cầu làm đẹp của nhân
dân cũng tăng lên nên nhu cầu sử dụng những sản phẩm may mặc chất lượng
với thiết kế đẹp, mẫu mã đa dạng ngày càng cao. Tốc độ tăng của doanh thu
dệt may nội địa luôn ở mức khoảng 10%/năm. Tốc độ này được so sánh là
cao hơn so với một số ngành khác. Bên cạnh đó, dệt may luôn là một trong
những ngành có kim ngach xuất khẩu cao. Với tốc độ phát triển kinh tế như
hiện nay thì ngành may mặc của Việt nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển ở
trong nước.
Xu thể đa dạng hóa hình thức sở hữu và cổ phần hóa doanh nghiệp nhằm
thu hút vốn của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mặt khác còn phải kể đến xu
thế hội nhập kinh tế quốc như gia nhập AFTA, APEC, WTO đã và sẽ đưa đến
nhiều cơ hội và thách thức cho hàng may mặc của Việt Nam. Hội nhập kinh tế
quốc tế có thể làm xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường,
đặc biệt là các hãng thời trang lớn trên thế giới, do đó các doanh nghiệp trong
nước cần chú ý xây dựng chiến lược cho mình để đối phó với tình hình này.
Ngoài ra, hội nhập cũng đem lại cho chúng ta cơ hội tham gia thị trường quốc
tế khi mà giờ đây hàng rào thuế quan đã giảm dần.
Phần lớn giá trị của ngành may Việt Nam là đến từ hoạt động xuất khẩu
nên những biến động về tỉ giá, lạm phát và sự ổn định hay suy thoái của nền
kinh tế Mỹ sẽ có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của ngành.
Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt
Nam. Sự suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ khiến cho các nhà

nhập khẩu Mỹ tìm đến những nguồn hàng nhập khẩu có giá rẻ hơn. Việc này
có thể sẽ khiến cho hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác, sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ khiến cho đồng USD bị mất
giá so với đồng tiền của các nước khác. Sự giảm giá của đồng USD khiến cho
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
14
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
doanh thu xuất khẩu – nguồn thu chính của các doanh nghiệp may mặc –
giảm sút. Trong khi đó, yếu tố đầu vào của ngành may hiện nay phần lớn vẫn
phải nhập khẩu và chịu ảnh hưởng của sự biến động giá dầu trên thế giới. Sự
tăng giá của các yếu tố đầu vào sẽ khiến cho chi phí của doanh nghiệp tăng
lên. Điều này cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Lạm phát cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp may. Lạm phát tăng khiến cho giá cả hàng hóa tiêu dùng trong nước
tăng lên. Để đảm bảo cho cuộc sống của người lao động, các doanh nghiệp
may cũng sẽ phải thực hiện tăng lương để giữ chân nhân viên. Hành động này
sẽ góp phần làm tăng chi phí của doanh nghiệp và tất yếu làm cho giá thành
sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên. Tuy nhiên, khi giá thành sản phẩm tăng
lên thì doanh nghiệp may lại gặp khó khăn trong hoạt động xuất khẩu.
Nguyên nhân là vì sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu may mặc là rất gay
gắt. Nếu giá hàng may mặc của Việt Nam tăng lên thì các đối tác nhập khẩu
sẽ ngay lập tức chuyển hướng sang các nước khác có giá thấp hơn, dẫn đến
kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sẽ bị giảm sút.
2.2.1.3. Yếu tố văn hóa – xã hội:
Kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng tăng
lên, mọi người ngày càng quan tâm chăm sóc đến hình thức bên ngoài hơn.
Một trong những nhu cầu đó là nhu cầu về trang phục. Mỗi người dân ở mỗi
lứa tuổi khác nhau thì có nhu cầu khác nhau về quần áo. Thêm vào đó, nước
ta có trên 84 triệu dân nên nhu cầu này là rất lớn. Xã hội càng phát triển thì
nhu cầu này càng tăng mạnh. Bởi nhu cầu mua sắm làm đẹp của con người là

vô hạn, đặc biệt là phụ nữ. Phụ nữ là những người thích đi mua sắm đặc biệt
là quần áo. Họ có thể bỏ ra rất nhiều thời gian để đi tìm một bộ trang phục
ưng ý. Vì đặc thù là sản phẩm mang tình thời trang nên yêu cầu về kiểu dáng
mẫu mã là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng sẵn sàng chi
trả một khoản tiền lớn để có được một bộ trang phục ưng ý khi bộ trang phục
đó làm họ hài lòng.
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
15
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
Thu nhập bình quân 1người/ năm của các nước năm 2008 là 17,141 triệu
đồng đến năm 2009 là 31,8 triệu đồng tăng 14,659 triệu đồng tương ứng với
tốc độ tăng là 85,52%. Nếu xét theo vùng kinh tế thì vùng Đông Nam Bộ là
vùng chi cho may mặc nhiều nhất, đây cũng là vùng có thu nhập bình quân
đầu người cao nhất cả nước. Tuy nhiên, Đông Nam Bộ không phải là vùng có
tốc độ tăng chi cho may mặc cao nhất mà đó là vùng Tây Nguyên. Vùng này
có mức thu nhập không cao song tốc độ tăng chi cho may mặc của họ là 40%.
Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng nhu cầu mua sắm và mức chi cho hàng
may mặc ở nước ta ngày càng tăng.
Với tốc độ phát triển về dân cư và kinh tế như hiện nay, thì nhu cầu về
hàng may mặc của hơn 84 triệu dân Việt Nam là rất lớn. Chỉ tính riêng nếu
kinh tế phát triển thì cũng đủ để làm cho nhu cầu mua sắm quần áo của một
người tăng lên trong tương lai. Nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế
nên tăng nhu cầu về hàng may mặc là điều chắc chắn.
Tuy nhiên, tâm lý tiêu dùng của đại bộ phận người Việt Nam là thích
dùng hàng ngoại. Thêm vào đó, một thời gian dài các doanh nghiệp trong
nước bỏ ngỏ thị trường nội địa khiến cho người tiêu dùng không có sự tin
tưởng với hàng Việt Nam. Giờ đây khi các doanh nghiệp đã xây dựng được
thương hiệu trên “sân nhà” và người tiêu dùng cũng đã tin tưởng vào chất
lượng hàng Việt Nam. Ngày càng có nhiều người sử dụng hàng quần áo thời
trang do các công ty trong nước sản xuất. Một số sản phẩm như sơ mi nam

cao cấp của các công ty May 10. May Việt Tiến…được thị trường ưa chuộng.
Đây là một điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp tục phát triển trên thị
trường nội địa.
Bên cạnh đó, yếu tố môi trường cũng được các nước, đặc biệt là EU, chú
ý yêu cầu và kiểm soát nghiêm ngặt khi nhập khẩu hàng may mặc. Những yêu
cầu về môi trường đối với sản phẩm may mặc thường được EU sử dụng là các
nhãn sinh thái, phương pháp sản xuất bảo vệ môi trường, các điều kiện về lao
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
16
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
động v.v… Nếu không đáp ứng được những yêu cầu này thì hàng may mặc
muốn được nhập khẩu vào EU sẽ rất khó khăn hoặc có thể sẽ bị chịu phạt.
2.2.1.4. Yếu tố công nghệ:
Năng lực sản xuất kém, công nghệ lạc hậu là một trong những hạn chế
lớn của ngành may mặc Việt Nam hiện nay. Hoạt động của ngành may hiện
nay phần lớn là thực hiện gia công cho nước ngoài hoặc chỉ sản xuất những
sản phẩm đơn giản, còn những sản phẩm đòi hỏi kĩ thuật cao mang lại giá trị
gia tăng lớn lại chưa đáp ứng được. Vì thế, nếu được đầu tư đúng mức về
công nghệ thì ngành may Việt Nam có thể phát huy hết được tiềm năng về lao
động và chất lượng.
Ngành may mặc là một ngành đặc biệt bởi sản phẩm của ngành đáp ứng
nhu cầu làm đẹp của con người. Để có thể đáp ứng yêu cầu khắt khe của
khách hàng, ngành phải có sự đầu tư đáng kể để duy trì và phát triển công
nghệ. Mặc dù yêu cầu về công nghệ của ngành không cao song các doanh
nghiệp cũng phải thường xuyên đổi mới trang thiết bị, máy móc để tạo ra
những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu thị trường.
Chúng ta có thể thấy yêu cầu về công nghệ qua quy trình công nghệ sản xuất
của một doanh nghiệp may điển hình.
Chu kỳ công nghệ không phải là ngắn song do đặc thù là ngành thời trang
phục vụ nhu cầu làm đẹp nên các doanh nghiệp thường xuyên đổi mới thiết bị

có công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Vì vậy, có thể
coi công nghệ là một trong những yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Sự phát triển của ngành may phụ thuộc rất nhiều vào ngành sản xuất
nguyên phụ liệu phục vụ cho việc tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Song do
tại Việt nam, ngành dệt, sản xuất khuy cúc, chỉ, máy may công nghiệp phát
triển không đồng bộ cùng với sự phát triển của ngành may nên trong thời gian
qua hầu hết nguyên phụ liệu may mặc đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu
ngành phụ trợ có thể phát triển đồng bộ cùng ngành may thì việc sản xuất sản
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
17
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
phẩm phục vụ trong nước hay xuất khẩu, chúng ta đều có thể chủ động. Khi
ngành phụ trợ chưa phát triển thì rất khó để ngành may mặc có thể cạnh tranh
với hàng hóa nước ngoài tràn vào trong nước.
Vừa qua, Tập đoàn dệt may Việt Nam đã thông qua quy hoạch xây dựng
một số khu công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu được đặt tại một số tỉnh
thành phố trong cả nước. Đây sẽ là nguồn cung cấp phụ liệu quan trọng cho
các doanh nghiệp đang phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập
khẩu.
Riêng với công nghệ sản xuất thiết bị may công nghiệp ở nước ta vẫn
chưa phát triển. Hầu hết máy móc thiết bị do các doanh nghiệp trong nước sản
xuất đều không đáp ứng yêu cầu về chất lượng kỹ thuật. Mặc dù trình độ công
nghệ của ta được đành giá là có trình độ tiên tiến nhưng những thiết bị này
phần lớn được nhập về từ Nhật Bản, Đức, Đài Loan.
Những phân tích trên đặt ra yêu cầu về đầu tư nguồn nguyên liệu đầu vào
cho ngành may mặc ở nước ta trong đó bao gồm cả nguyên phụ liệu và thiết
bị máy móc kỹ thuật.
2.2.2. Môi trường ngành kinh doanh:
Dệt may là một ngành kinh tế lớn của Việt Nam với trên 2000 doanh
nghiệp, sử dụng trên 2 triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ hai

sau dầu khí. Trong những năm gần đây, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do suy
thoái kinh tế: cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng lên, lạm phát trong nước tăng
cao, chính phủ áp dụng các giải pháp thắt chặt tín dụng, nâng cao lãi suất, đời
sống người lao động gặp nhiều khó khăn dẫn đến biến động lao động và nhiều
cuộc đình công tự phát ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của nhiều
công ty.
Mục tiêu chung của chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2020 là
đưa ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng
điểm , mũi nhọn về xuất khẩu, thỏa mãn ngày càng cao về nhu cầu tiêu dùng
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
18
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội
nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
Trước thực trạng khó khăn chung của toàn ngành, công ty cổ phần may
nông nghiệp cũng không tránh khỏi ảnh hưởng. Công ty đã có nhưng giai
đoạn rất ít đơn đặt hàng, cơ sở vật chất kỹ thuật sơ sài và thiếu thốn, không có
đủ việc cho công nhân làm ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của công nhân.
Nhưng dưới sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Tổng công ty xây dựng và phát
triển Nông thôn cùng với sự cố gắng của toàn thể ban lãnh đạo công ty cũng
như đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty đã từng bước thoát khỏi khó khăn,
đi vào ổn định sản xuất.
2.2.2.1. Áp lực từ phía khách hàng:
Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và có ý nghĩa quyết
định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Bởi họ tạo ra thị trường, quy mô
khách hàng tạo nên quy mô thị trường. Họ là người đem lại doanh thu, lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Hiện nay nhu cầu về quần áo thời trang ngày càng
tăng cao. mức sống của người dân tăng làm cho nhu cầu về quần áo thời trang
cao cấp cũng tăng lên. Quần áo không chỉ dùng để mặc mà còn để làm đẹp.
Nó mang một ý nghĩa đặc biệt về thời trang. Thông qua bộ trang phục chúng

ta thấy được phần nào sở thích và cá tính của người mặc. Ngoài ra còn là để
thể hiện ngành nghề, đẳng cấp trong xã hội. Khách hàng của ngành may mặc
gồm mọi lứa tuổi, mỗi lứa tuổi lại có phong cách khác nhau. Mỗi người có sở
thích khác nhau về thời trang. Do vậy, để có thể đáp ứng được yêu cầu của
nhiều đối tượng khách hàng là một áp lực với doanh nghiệp. Lứa tuổi thanh
thiếu niên là lứa tuổi khó đáp ứng nhất nhưng lại có nhu cầu về mặc nhiều
nhất. Thanh thiếu niên Việt Nam thường bị tác động của các làn sóng văn hóa
qua các bộ phim truyền hình. Nhu cầu thời trang của lứa tuổi này rất dễ thay
đổi theo các bộ phim. Đây là vấn đề rất khó khăn cho các doanh nghiệp may
mặc. Bởi để cho ra một mẫu quần áo, họ phải đầu tư rất nhiều từ khâu thiết kế
mẫu đến sản xuất hàng loạt, phải trả lương cho người lao động. Nhưng nếu
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
19
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
mẫu đó ra muộn hoặc ra đúng thời điểm nhưng vì là sản phẩm thời trang nên
rất dễ bị lỗi mốt. Người tiêu dùng quay lưng với những sản phẩm đã lỗi thời
còn doanh nghiệp lại phải tiếp tục nghiên cứu để cho ra đời dòng sản phẩm
mới cho mùa tiếp theo.
Đối với những người đã đi làm, họ được chia làm hai loại khách hàng là
nam và nữ. Đối với nam, sản phẩm thời trang nam ít thay đổi kiểu dáng mẫu
mã hơn so với thời trang nữ. Đối với thời trang nữ, các kiểu dáng lịch sự mà
vẫn nữ tính được ưu chuộng hơn hết. Dù phải làm việc trong một môi trường
kinh doanh nhưng các bà các chị vẫn có nhu cầu rất lớn về làm đẹp. Yêu cầu
của họ với các sản phẩm quần áo thời trang là vừa phải đẹp, độc đáo, lại
phong phú đa dạng. Họ cũng muốn thể hiện cá tính riêng của mình.
Đối tượng doanh nhân là đối tượng có yêu cầu rất khắt khe về thời trang.
Trang phục phải mang lại vẻ bề ngoài lịch lãm, chuyên nghiệp và khẳng định
vị trí của họ đối với đối tác kinh doanh. Loại sản phẩm mà đối tượng này ưu
chuộng là những sản phẩm cao cấp.
Đáp ứng nhu cầu của khách hàng là một áp lực lớn đối với tất cả các

doanh nghiệp trong ngành may mặc. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng khâu
nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
2.2.2.2. Áp lực từ phía nhà phân phối:
Nhà phân phối là những đại lý bán buôn bán lẻ, đại lý phân phối độc
quyền, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, siêu thị…giúp cho doanh nghiệp
tìm kiếm khách hàng hoặc là thực hiện công việc bán hàng cho họ. Hệ thống
phân phối của ngành may mặc được trải khắp các tỉnh thành phố trong cả
nước với mật độ cao. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm được phân phối qua các
cửa hàng giới thiệu sản phẩm và đại lý. Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm là
do các công ty trực tiếp xây dựng và quản lý. Các doanh nghiệp cũng có một
số đại lý chính hãng bên cạnh các đại lý bao tiêu và đại lý hoa hồng. Do đó,
sức ép của nhà phân phối đối với doanh nghiệp là rất nhỏ.
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
20
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
2.2.2.3. Áp lực từ sản phẩm thay thế:
Sản phẩm của ngành may mặc là các sản phẩm may sẵn. Sản phẩm thay
thế hàng may sẵn đó là hàng may đo thủ công tại các nhà may riêng lẻ. Mỗi
khách hàng có thể đến tại các cửa hàng để may cho mình một bộ trang phục
thật vừa vặn. Chúng được may theo mẫu do khách hàng lựa chọn theo sở
thích, cá tính của từng người. Ưu điểm của loại sản phẩm này là mẫu mã
phong phú hơn. Tuy nhiên để có được một bộ trang phục ưng ý, khách hàng
phải tự đi mua vải sau đó mang đến cửa hàng. Sau khoàng 3 đến 4 ngày sau
khách hàng đến cửa hàng để nhận một bộ trang phục hoàn chỉnh. Như vậy,
khách hàng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để có được một bộ trang
phục theo số đo của mình. Trong thời đại phát triển, thời gian là vô giá. Bạn
luôn bận rộn và có quá ít thời gian để tới cửa hàng may đo, có thể bạn còn
không có đủ kiên nhẫn để chờ đợi đến ngày nó hoàn thành. Thực tế thì có rất
nhiều đối tượng tìm đến với các trang phục may sẵn. Vì sao thế? Câu trả lời là
với sản phẩm may sẵn, bạn không cần phải tốn nhiều thời gian và công sức để

có một bộ trang phục đẹp. Bạn chỉ cần đến cửa hàng, xem xét lựa chọn, thử
chúng và sau khi thanh toán với nhân viên thu ngân tại cả hàng, bạn đã có một
trang phục ưng ý mà không tốn nhiều thời gian và công sức. Bạn cũng có thể
yên tâm rằng sản phẩm bạn đang sở hữu là một trong những mẫu đang thịnh
hành nhất trong năm. Vì các công ty sản xuất quần áo may sẵn đã đầu tư
nghiên cứu sản phẩm và họ có một đội ngũ các nhà thiết kế chuyên nghiệp.
Những sản phẩm được tung ra thị trường sau khi đã nghiên cứu kỹ xu hướng
thời trang của từng mùa. Bên cạnh đó, các sản phẩm may sẵn cũng có nhiều
kích cỡ khác nhau phù hợp với nhiều vóc dáng.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được
nâng cao. Mọi người ngày càng trở nên bận rộn hơn. Họ sẽ chọn cách làm sao
cho tiết kiệm thời gian nhất mà vẫn đảm bảo những yêu cầu của họ. Xu
hướng này là điều kiện thuận lợi cho ngành may mặc phát triển song cũng
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
21
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
phải chú trọng đầu tư nghiên cứu mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu về
mặt thẩm mỹ ngày càng cao của người tiêu dùng.
2.2.2.4. Áp lực từ phía nhà cung cấp:
Mỗi đơn vị tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần có nhà cung
cấp. Họ có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động sản xuất, lợi nhuận của
doanh nghiệp. Để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, doanh nghiệp may mặc
cần rất nhiều yếu tố đầu vào khác nhau. Ở đây chúng ta xét tới hai nhà cung
cấp quan trọng nhất đó là nhà cung cấp công nghệ, máy móc thiết bị và nhà
cung cấp các nguyên phụ liệu để tạo nên sản phẩm.
Đối với nhà cung cấp công nghệ, máy móc thiết bị: Gần như toàn bộ máy
móc thiết bị sử dụng trong ngành may mặc đều nhập khẩu từ nhiều nước trên
thế giới. Đơn vị xuất khẩu nhiều nhất cho các doanh nghiệp may là hãng
JUKI của Nhật bản. Nhưng trên thị trường thế giới và khu vực không chỉ có
một mình JUKI cung cấp công nghệ, máy móc thiết bị cho ngành may mặc

mà còn có rất nhiều tên tuối khác. Trong đó JUKI là công ty đã tạo được quan
hệ hợp tác lâu dài với nhiều doanh nghiệp trong nước. Từ đó có thể khẳng
định rằng sức ép của các nhà cung cấp công nghệ, máy móc, thiết bị với
ngành may mặc là không lớn.
Nhà cung cấp quan trọng khác là nhà cung cấp nguyên phụ liệu. Nguyên
phụ liệu phục vụ ngành may chủ yếu được nhập khẩu từ các nước trong khu
vực như Indonexia, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaisia. Nguồn
nguyên liệu phong phú đến từ nhiều quốc gia đã làm cho áp lực của nhà cung
cấp với doanh nghiệp giảm đi đáng kể. Dù vậy, ngành may phải chịu một áp
lực khác đó là về thời gian, chi phí. Do nguyên liệu nhập từ nước ngoài nên
mất thời gian, chi phí để vận chuyển, nếu thuận lợi hàng sẽ về đến doanh
nghiệp đúng thời gian nhưng nếu gặp phải sự cố thì chắc chắn là hàng sẽ về
muộn hơn dự kiến. Thời gian hoàn thành kế hoạch sẽ bị kéo dài ảnh hưởng rất
lớn đến thời điểm giao hàng theo hợp đồng và uy tín của doanh nghiệp. Vấn
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
22
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
đề này đặt ra yêu cầu về sự phát triển nguồn nguyên liệu trong nước giúp các
doanh nghiệp chủ động sản xuất.
2.2.2.5. Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn:
Hiện tại các doanh nghiệp trong nước chưa thể đáp ứng được yêu cầu về
tính thời trang của sản phẩm. Kết hợp với sức mua ngày càng tăng của người
tiêu dùng, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường.
Đối thủ tiềm ẩn của ngành may mặc nội địa có thể là một nhà đầu tư trong
nước hoặc nước ngoài, đặc biệt là các hãng thời trang nổi tiếng thế giới như
G2000, U2000, Gabana của Hồng Kông, Tomy Hilfinger của Mỹ. Tuy nhiên
khi gia nhập ngành, các doanh nghiệp thường gặp phải những rào cản sau:
• Về công nghệ: mặc dù công nghệ phần lớn là nhập khẩu nhưng do có
nhiều nhà cung cấp công nghệ nên việc sở hữu một dây chuyền công nghệ
may mặc là không khó với doanh nghiệp muốn tham gia vào ngành.

• Về tài chính: theo đánh giá của các chuyên gia, quy mô tài chính để
tham gia thị trường là không lớn và ở mức trung bình nên rào cản về tài chính
là không lớn.
• Về thương mại: thương hiệu là rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp
gia nhập thị trường. Hiện tại trên thị trường đã có một số thương hiệu được
người tiêu dùng ưa chuộng như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè, Việt Thắng…Vì
vậy, khi doanh nghiệp có ý định gia nhập thị trường thì sẽ phải tốn nhiều thời
gian và nguồn lực để khẳng định vị trí của mình trong tâm trí khách hàng.
Tuy nhiên, trên thị trường nội địa hiện tại thiếu một tên tuổi lớn có khả năng
tài chính thực sự mạnh và có thể tạo ra xu hướng thời trang trong nước. Đây
là một vị trí còn trống để các doanh nghiệp hiện tại và tiềm ẩn hướng tới.
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể khẳng định rằng ngành may
mặc là một ngành tiềm năng thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường
không chỉ với nhà đầu tư trong nước mà còn có cả nhà đầu tư nước ngoài.
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
23
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp
2.2.2.6. Cạnh tranh trong nội bộ ngành:
Cùng với sự tăng lên của mức sống và thu nhập, nhu cầu được sử dụng
những sản phẩm quần áo thời trang ngày càng cao.Khả năng mua sắm ngày
càng cao của người tiêu dùng và nhu cầu về các sản phẩm thời trang đã tạo ra
một tốc độ phát triển ngày càng tăng cho thị trường may mặc nội địa (10%).
Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong ngành và cả những doanh
nghiệp đang có ý định gia nhập ngành. Nhu cầu tiêu dùng quần áo thời trang
không bao giờ giảm thêm vào đó là rào cản gia nhập ngành không qua khắt
khe nên có nhiều doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường này. Trong năm
2006 và đầu năm 2007 đã có 2 hãng thời trang nổi tiếng gia nhập thị trường
Việt Nam là La perla và ESSPIRIT. Khi xuất hiện thêm nhiều đối thủ mới thì
thị trường sẽ cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn. Thêm vào đó cấu trúc
ngành may là cấu trúc phân tán tức là trong ngành có nhiều doanh nghiệp có

quy mô khác nhau nhưng không có doanh nghiệp nào giữ vai trò chi phối, chỉ
tính riêng số công ty cổ phần may mặc thuộc Tập đoàn dệt – may Việt Nam
đã lên tới 81 doanh nghiệp. Điều này thể hiện mức độ phân tán của ngành
may là rất lớn. Một số doanh nghiệp đã khẳng định được tên tuổi của mình
trên thị trường là: May 10, May Việt Tiến, Nhà Bè, Hanosimex, Sài Gòn 2,
may Thành Công, may Phương Đông, may Thăng Long, Piere Cardin, Agetex
và nhiều công ty có quy mô sản xuất nhỏ khác. Các công ty này đang cạnh
tranh khá gay gắt với nhau trên đa số phân khúc thị trường. Những phân tích
trên chứng tỏ ngành có cường độ cạnh tranh tương đối mạnh mẽ.
Sau khi xem xét cường độ cạnh tranh, chúng ta cùng xét đến các rào cản
rút lui khỏi ngành. Các rào cản rút lui khỏi ngành được nhìn nhận từ 4 góc độ:
Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: QTDNB - K10
24

×