Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Giải pháp phát triển thương hiệu điện tử Dulichbonmua.net của công ty TNHH du lịch và thương mại Bốn Mùa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.83 KB, 61 trang )

1
TÓM LƯỢC
Website Dulichbonmua.net trực thuộc Công ty TNHH du lịch và thương mại Bốn
Mùa là một trong những website TMĐT hàng đầu trong lĩnh vực du lịch. Tuy mới đi
vào hoạt động được 5 năm nhưng website Dulichbonmua.net đã đạt được nhiều thành
tựu tích cực.
Thương trường là chiến trường, các doanh nghiệp chỉ có một con đượng duy nhất
là cạnh tranh để tồn tại, để vươn lên hoặc là chết. Đã qua từ rất lâu rồi thời của nhu cầu
ăn chắc mặc bền, càng ngày nhu cầu của con người càng nâng cao theo nấc trên của
tháp nhu cầu đồi hỏi các giá trị văn hóa, thẩm mỹ, phi vật chất chiếm tỷ trọng cao hơn
và đòi hỏi phải nhìn nhận sản phẩm ở cấp độ cao hơn. Hơn thế, khi chất lượng đạt dần
đến một độ ổn định, vấn đề cạnh tranh về chất lượng không còn là ưu thế số một mà là
cạnh tranh về thương hiệu, giá, dịch vụ hậu mãi và phân phối các sản phẩm dịch vụ của
mình đến với khách hàng như thế nào. Do đó, việc cạnh tranh thương hiệu ngày càng
gay gắt, các doanh nghiệp đang sử dụng nhiều công cụ quảng bá khác nhau cũng như là
sử dụng rất nhiều các chiến lược khác nhau để cố gắng đưa thông tin về sản phẩm của
doanh nghiệp mình đến với khách hàn hiệu quả nhất.Chính vì thế tác giả đã chọn đề tài
“Giải pháp phát triển thương hiệu điện tử Dulichbonmua.net của công ty TNHH du
lịch và thương mại Bốn Mùa” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Mục tiêu nghiên
cứu của để tài là hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến chiến lược thương
hiệu, từ đó khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình phát triển chiến lược
thương hiệu của du lịch Bốn Mùa và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để phát triển
chiến lược thương hiệu của công ty.
Phần mở đầu sẽ là những vấn đề tổng quan khi nghiên cứu đề tài.
Chương I của đề tài, để làm rõ lý thuyết về thương hiệu và phát triển chiến lược
thương hiệu,tác giả đã đưa ra một số khái niệm , vai trò và các loại thương hiệu, chiến
lược thương hiệu, các chiến lược cơ bản để phát triển chiến lược thương hiệu của doanh
nghiệp. Để có cái nhìn tổng quát hơn về đề tài, tác giả đã nêu bật lên tổng quan tình
hình nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực chiến lược thương hiệu. Để từ đó có
thể phân định nội dung đề tài nghiên cứu.
Trong chương II, ngoài việc khái quát về quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ


chức và các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp cũng đưa ra hệ thống các phương
pháp nghiên cứu, tác giả đã trên cơ sở lý thuyết ở chương I và các dữ liệu sơ cấp, thứ
2
cấp thu thập được để tiến hành phân tích đánh giá thực trạng, các nhân tố tác động và
thực trạng phát triển chiến lược thương hiệu của công ty. Từ đó làm tiền đề cho các giải
pháp phát triển trong chương III.
Trong chương III,ở phần đầu của chương, tác giả đã tổng hợp lại các vấn đề và
đưa ra kết luận của mình về những thành công và hạn chế của hoạt động phát triển chiến
lược thương hiệu của công ty du lịch Bốn Mùa, nguyên nhân các tồn tại. Bên cạnh việc
dự báo triển vọng về tình hình phát triển của thị trường trong thời gian sắp tới, tác giả
cũng nêu bật lên mục tiêu phát triển của công ty TNHH du lịch và thương mại Bốn
Mùa. Từ đó tác giả đưa ra các giải phát và kiến nghị nhằm phát triển chiến lược thương
hiệu của công ty.
Qua đề tài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài việc nâng cao nhận thức, bổ sung thêm
kiến thức cho bản thân, tác giả hy vọng những nghiên cứu của mình còn có thể đóng
góp giúp cho công ty du lịch Bốn Mùa nói riêng và các doanh nghiệp nói chung có thể
sử dụng và khai thác tốt các hoạt động phát triển chiến lược thương hiệu của mình để có
thể ngày càng phát triển, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường toàn cầu.
3
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô và bạn bè trong khoa Thương
mại điện tử và thầy cô bộ môn Quản trị thương hiệu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới các thầy cô đã cung cấp những kiến thức bổ ích và giá trị về môn học cũng như thực
tế cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Thương Mại.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô Hoàng Hải Hà đã nhiệt tình chỉ
bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tôi xin cảm ơn quý công ty TNHH du lịch và thương mại Bốn Mùa đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập, học hỏi và trau dồi kiến thức thực tế của
mình trong thời gian thực tập tại quý công ty.

Đây là đề tài mới, và khá phức tạp, với thời gian nghiên cứu hạn hẹp , trình độ và
khả năng của bản thân còn hạn chế do đó khoa luận chắc chắn sẽ gặp phải nhiều sai sót.
Kính mong các thầy cô giáo trong bộ môn Quản trị thương hiệu, các anh chị trong công
ty TNHH du lịch và thương mại Bốn Mùa góp ý, chỉ bảo để khóa luận có giá trị hơn về
mặt lý luận và thực tiễn.
Em xin chân thành cảm ơn!
4
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ST
T
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
1. PR Public and Relation Quan hệ công chúng
2. SPSS Statistical Package For
Social Sciences
Phần mềm chuyên ngành thống kê
3. SMS Short Message Service Tin nhắn văn bản
4. TMĐT E – Commerce Thương mại điện tử
5. Công ty CP Công ty cổ phần
6. TNHH Trách nhiệm hữu hạn
5
7. SCM Supply Chain Management Phần mềm quản trị chuỗi cung ứng
8. ERP Enterprise Resource
Planning
Phần mềm quản trị nguồn lực
doanh nghiệp
9. LVTN Luận văn tốt nghiệp
10. WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
11. DN Doanh nghiệp

6
PHẦN MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Một thời gian không lâu sau khi Internet xuất hiện, thương mại điện tử trở thành
một chủ đề nóng bỏng đuợc nhiều người quan tâm. Cùng với sự phát triển không
ngừng của công nghệ thông tin, mà cụ thể là mạng máy tính, các công nghệ bảo mật và
các công nghệ thanh toán trực tuyến, TMĐT đã và đang tác động mạnh mẽ tới cuộc
sống hàng ngày của nhiều người. Tại Việt Nam, cách đây 5 năm, TMĐT vẫn còn là
một khái niệm khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp, nhưng hiện tại bức tranh TMĐT
Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Đứng trước một thị trường
mở, cạnh tranh khốc liệt và giao thương phát triển toàn cầu, thương hiệu chính là yếu
tố quan trọng tác động đến quyết định mua hàng và sử dụng dịch vụ của người tiêu
dùng.Thương hiệu không những đóng vai trò mặc định phẩm cấp hàng hóa, định vị
doanh nghiệp, là nhân tố để doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình mà thương hiệu
còn là tài sản vô giá, là niềm tự hào của doanh nghiệp và là biểu trưng về tiềm lực và
sức mạnh của nền kinh tế.
Các doanh nghiệp trên thế giới đã sớm ý thức được vai trò vô cùng quan trọng
của thương hiệu, đã chú trọng đầu tư, quảng bá, phát triển thương hiệu và gặt hái được
những thành công to lớn. Còn tại Việt Nam, vài năm gần đây sau hàng loạt thương hiệu
Việt Nam bị xâm phạm ở trong nước cũng như nước ngoài thì các doanh nghiệp Việt
Nam mới nhận ra được vai trò quan trọng của thương hiệu, xác định được đây là công
cụ vô cùng quan trong trong cạnh tranh và từng bước có những kế hoạch và chiến lược
xây dựng, phát triển thương hiệu. Xây dựng thành công một thương hiệu điện tử giúp
cho sản phẩm của doanh nghiệp có được vị trí ưu tiên độc nhất và bền vững trong tâm
trí người tiêu dùng. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp TMĐT nhằm thu
hút được đối tượng khách hàng tiềm năng này là phải tạo dựng một thương hiệu mạnh,
uy tín, định vị hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.
Dulichbonmua.net là website của công ty TNHH du lịch và thương mại Bốn
Mùa , chuyên hoạt động trong các lĩnh vực về du lịch, dịch vụ và các sản phẩm khác.
Công ty đã đạt được thành tích “Top 100 thương hiệu nổi tiếng Quốc Gia năm 2010”.

7
Bên cạnh những thành công trong kinh doanh mà công ty đã đạt được thì công
ty cũng còn gặp một số khó khăn đặc biệt là trong hoạt động phát triển thương hiệu của
mình . Hiện tại thương hiệu của công ty đã được nhiều người biết đến thông qua
website của công ty. Tuy nhiên website của công ty còn sơ sài, chủ yếu dùng để giới
thiệu sản phẩm, chưa có nhiều các tính năng như thanh toán trực tuyến . Khách hàng
của công ty vẫn chưa biết nhiều về thương hiệu của công ty. Công ty cũng chưa xây
dựng được kế hoạch phát triển thương hiệu cho mình. Đặc biệt nguồn nhân lực hiểu
biết về thương hiệu của công ty còn hạn chế, kinh phí đầu tư cho phát triển thương hiệu
còn ít.
Tuy nhiên thành viên công ty từ ban lãnh đạo đến các nhân viên công ty đều
nhận thức rõ về vai trò quan trọng trong phát triển thương hiệu điện tử
Dulichbonmua.net đối với sự phát triển chung của công ty. Dù vậy hoạt động triển khai
thực tế tại công ty còn tồn tại những hạn chế nhất định.Từ những đòi hỏi nâng cao hiệu
quả kinh doanh cho công ty và website Dulichbonmua.net tôi xin đưa ra đề tài “Giải
pháp phát triển thương hiệu điện tử Dulichbonmua.net”.Đề tài này được viết với
mong muốn sẽ giúp doanh nghiệp có cách nhìn tổng quát về phát triển thương hiệu
điện tử, từ đó có những giải pháp giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả của thương hiệu
điện tử Dulichbonmua.net.
2. XÁC ĐỊNH VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ
Xuất phát từ thực tế hoạt động phát triển chiến lược thương hiệu của công ty
cùng với một số cuộc khảo sát điều tra về hoạt động phát triển chiến lược thương hiệu
của công ty, bản thân tôi nhận thấy vấn đề phát triển thương hiệu điện tử
Dulichbonmua.net đang còn nhiều vướng mắc, hạn chế khả năng truyền thông, giảm
khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực. Vì vậy tôi
quyết định lựa chọn đề tài: “Phát triển thương hiệu điện tử Dulichbonmua.net” cho
khóa luận tốt nghiệp của mình.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất những giải pháp nhằm phát triển
thương hiệu điện tử Dulichbonmua.net của công ty TNHH du lịch và thương mại Bốn

Mùa. Từ mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài gồm:
8
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển thương hiệu điện tử
trong doanh nghiệp, và các giải pháp nhằm phát triển thương hiệu điện tử của website
Dulichbonmua.net.
- Vận dụng tổng hợp cơ sở lý luận, kết hợp với phương pháp nghiên cứu, điều tra,
phân tích thực trạng phát triển thương hiệu điện tử Dulichbonmua.net , từ đó thấy
được những mặt tích cực, những mặt còn tồn tại và những vấn đề đặt ra để hoàn thiện
quá trình phát triển thương hiệu điện tử.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng việc triển khai các hoạt động phát triển thương
hiệu, từ đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của thương hiệu
điện tử Dulichbonmua.net .
4. PHẠM VI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Hệ thống các giải pháp nhằm hỗ trợ phát
triển thương hiệu điện tử Dulichbonmua.net của công ty TNHH du lịch và thương mại
Bốn Mùa.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: Những dữ liệu của công ty phục vụ cho đề tài được thu thập
của năm 2010, 2011 và 2012, nhóm giải pháp hướng đến năm 2015.
- Về mặt không gian: đề tài được nghiên cứu thực hiện tại website
Dulichbonmua.net có đơn vị chủ quản là công ty TNHH du lịch và thương mại Bốn
Mùa , trụ sở tại Hà Nội.
- Về mặt nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng triển khai các hoạt
động phát triển thương hiệu điện tử Dulichbonmua.net của công ty TNHH du lịch và
thương mại Bốn Mùa và định hướng phát triển trong giai đoạn 2011-2015.
5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Ngoài phần tóm lược, kết luận, tài liệu tham khảo, các bảng biểu và phụ lục, đề
tài gồm có 3 chương
9

Phần mở đầu: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 1: Khái quát một số vấn đề cơ bản về phát triển thương hiệu điện tử
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng phát triển thương
hiệu điện tử Dulichbonmua.net
Chương 3: Các kết luận và giải pháp phát triển thương hiệu điện tử Dulichbonmua.net
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT
TRIỂN THƯƠNG HIỆU ĐIỆN TỬ
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU ĐIỆN TỬ
10
1.1.1. Lý luận về thương hiệu
1.1.1.1. Quan điểm về thương hiệu
Cho đến nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về thương hiệu, song trong
khuôn khổ đề tài này, tôi xin được tiếp cận thương hiệu theo cách tiếp cận trong tài liệu
“Thương hiệu với nhà quản lý” của PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh &CN Nguyễn Thành
Trung như sau: Thương hiệu là một thuật ngữ được dùng nhiều trong marketing, là tập
hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cơ sở sản xuất kinh doanh (gọi
chung là doanh nghiệp) này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; là
hình tượng về một loại, một nhóm hàng hóa, dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm
trí khách hàng.
Có thể nói một cách tương đối rằng thương hiệu là một khái niệm rộng bao hàm
nhiều yếu tố để nhận diện một doanh nghiệp bao gồm tên thương mại, nhãn hiệu, biểu
tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, phong cách kinh doanh, danh tiếng doanh
nghiệp
1.1.1.2. Sự thể hiện của thương hiệu trên môi trường Internet
Sự ra đời của internet đã tạo ra cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn
môi trường thể hiện thương hiệu của mình.Không chỉ dừng lại ở môi trường truyền
thống mà doanh nghiệp có thể lựa chọn môi trường internet để thể hiện thương
hiệu.Đây là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp khi muốn quảng bá và phát triển
thương hiệu doanh nghiệp sâu rộng trên thị trường và trong tâm trí khách hàng.
Sự thể hiện thương hiệu trên internet được tiếp cận như là một điểm tiếp xúc

thương hiệu, hay nói khác đi internet được coi như là một thành tố trong hệ thống nhận
diện thương hiệu.Nhưng cũng có quan điểm cho rằng đó chính là thương hiệu điện
tử.Sự thể hiện của thương hiệu trên internet được thể hiện qua tên miền (hay tên
website)
1.1.2. Lý luận về thương hiệu điện tử
1.1.2.1. Quan điểm về thương hiệu điện tử
11
Từ cách tiếp cận về thương hiệu như trên, trong phạm vi đề tài này tôi xin tiếp
cận thương hiệu điện tử ở khía cạnh sau: thương hiệu điện tử là thương hiệu được xây
dựng, tương tác và thể hiện thông qua internet.
Theo cách tiếp cận trên thì Thương hiệu điện tử gắn liền với internet và các sản
phẩm trên internet.
Thương hiệu điện tử được xây dựng và thể hiện không chỉ thông qua tên miền
mà còn thông qua giao diện, nội dung và khả năng tương tác của website, các liên kết
trên mạng thông tin toàn cầu và các liên kết khác. Hay nói cách khác, Thương hiệu
điện tử không chỉ thuần túy là sự thể hiện của thương hiệu trên mạng internet, mà quan
trọng hơn là đề cập đến khả năng nhận biết và phân biệt của thương hiệu trên mạng,
khả năng ghi nhớ, truyền thông của thương hiệu, khả năng giao tiếp của thương hiệu
với công chúng qua website và những hình ảnh thương hiệu được thể hiện.
Thương hiệu điện tử được xem như là một hình thái đặc thù của thương hiệu,
hàm chứa các thành tố như thương hiệu theo cách hiểu thông thường và gắn bó mật
thiết với thương hiệu thông thường. Do đó, hoàn toàn không nên tách rời Thương hiệu
điện tử với thương hiệu thông thường.
1.1.2.2. Các thành tố cơ bản của thương hiệu điện tử
a. Tên miền
Tên miền là một thành tố quan trọng của thương hiệu điện tử.Tên miền của
thương hiệu điện tử được chia làm tên riêng và các cấp độ tên miền.
- Tên riêng: có thể lựa chọn theo một trong các cách sau:
+ Lựa chọn theo từng chủ đề, chẳng hạn như: chongbanphagia, batdongsan,
thuongmaidientu, v.v

+ Lựa chọn theo tên giao dịch, tên viết tắt của tổ chức/doanh nghiệp. Ví dụ
Trường đại học Thương mại lựa chọn tên viết tắt là VCU; . . . .
+ Lựa chọn theo tên thương hiệu thông thường. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp
lựa chọn theo cách thức này, phối hợp chặt chẽ giữa thương hiệu truyền thống và
thương hiệu trực tuyến, chẳng hạn như: dell.com, ibm.com, ebay.com, alibaba.com…
- Cấp độ tên miền: Cấp độ tên miền cũng được thể hiện theo nhiều kiểu khác
nhau. Thông thường có 2 cấp độ tên miền:
12
+ Chỉ nhóm đối tượng tên miền theo phân loại quốc tế, ví dụ: .com, .net, .org,
.edu, .gov…
+ Chỉ quốc gia quản lý nhóm đối tượng: .vn, .cn, .us, .fr, .uk….
Như vậy, tên miền trong thương hiệu điện tử có thể là tên thương hiệu thông
thường mà cũng có thể là không.
b. Logo
Với đặc tính đa dạng của các yếu tố đồ họa, logo có thể là một hình vẽ, một cách
trình bày chữ viết (tên doanh nghiệp, sản phẩm), hoặc kết hợp cả hình vẽ và chữ viết
tạo ra một bản sắc riêng của thương hiệu. Logo chính là biểu tượng đặc trưng, là bộ
mặt của thương hiệu, nhằm củng cố ý nghĩa của thương hiệu theo một cách nào đó.
Logo có thể tạo ra liên hệ thông qua ý nghĩa tự có của nó hoặc thông qua chương trình
tiếp thị hỗ trợ.
So với nhãn hiệu, logo trừu tượng, độc đáo và dễ nhận biết hơn, nhưng cũng
tiềm ẩn nguy cơ khách hàng không hiểu logo có ý nghĩa gì, có liên hệ gì với nhãn hiệu
nếu không được giải thích thông qua các chương trình hỗ trợ.
Logo trong thương hiệu điện tử thường là chính là logo của thương hiệu truyền
thống.Tuy nhiên, khi đưa lên website thì có thể cách điệu logo truyền thống để trở nên
bắt mắt hơn, hấp dẫn hơn.
Các yêu cầu cơ bản đối với một logo: mang hình ảnh của công ty, có ý nghĩa
văn hóa đặc thù, đảm bảo tính cân đối và hài hòa, tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
Ví dụ về logo và slogan nổi tiếng:



c. Các thành tố khác
13
Các thành tố khác như nhạc hiệu, khẩu hiệu, kiểu dáng bao bì, màu sắc, các yếu
tố vô hình như sự trải nghiệm của người tiêu dùng về tổng hợp các yếu tố hữu hình
trong thương hiệu điện tử không quan trọng bằng trong thương hiệu truyền thống, do
đó những thành tố này có thể có hoặc không có cũng không ảnh hưởng nhiều đến sự
phát triển của thương hiệu điện tử.
1.1.2.3. Đặc điểm, vai trò của thương hiệu điện tử trong môi trường Internet
a. Đặc điểm của thương hiệu điện tử
Thương hiệu điện tử có những đặc điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất, thương hiệu điện tử luôn gắn liền với mạng internet. Đặc điểm này
xuất phát từ tính không có giới hạn về không gian và thời gian của internet, chính vì
vậy E-band cũng có đặc điểm này. Tuy nhiên đối tượng tiếp nhận thông điệp lại hẹp
và không phải sản phẩm nào cũng thích hợp để phát triển thương hiệu điện tử.
- Thứ hai, thương hiệu điện tử phụ thuộc vào tính duy nhất của tên miền. Tên
miền là một thành tố quan trọng của thương hiệu điện tử, do đó tên miền phải có khả
năng bao quát thương hiệu. Vấn đề pháp lý về tên miền cũng là một trong những yếu tố
giúp chống xâm phạm thương hiệu. Tuy nhiên đặc điểm này lại gây khó khăn cho
doanh nghiệp khi doanh nghiệp muốn mở rộng thương hiệu.
- Thứ ba, thương hiệu điện tử không tách rời với thương hiệu thông thường.
thương hiệu điện tử là hình thái thể hiện đặc thù của thương hiệu, như một môi trường
thể hiện thương hiệu và trong chiến lược thương hiệu của bất kỳ một doanh nghiệp nào
thì thương hiệu điện tử và thương hiệu thông thường luôn luôn được kết hợp hài hòa,
phối hợp chặt chẽ và bổ sung cho nhau.
- Thứ tư, thương hiệu điện tử chịu sự ràng buộc pháp lý về tên miền. Cũng
tương tự như thương hiệu thông thường, thương hiệu điện tử cũng chịu sự ràng buộc
pháp lý về tên miền bởi luật sở hữu trí tuệ, quy định quản lý tên miền, nhằm tránh sự
cạnh tranh không lành mạnh.
b. Vai trò của thương hiệu điện tử đối với doanh nghiệp

Trong sự phát triển và bùng nổ thông tin toàn cầu và sự cạnh tranh ngày càng
khốc liệt của thị trường truyền thống và trực tuyến như hiện nay, người ta càng nhận ra
14
vai trò quan trọng của thương hiệu điện tử đối với sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Cụ thể như sau:
- Thương hiệu điện tử gia tăng khả năng đối thoại doanh nghiệp
Không chỉ là điểm tiếp xúc, nhận biết thương hiệu, thương hiệu điện tử còn làm
tăng khả năng đối thoại thương hiệu.Khả năng đối thoại của doanh nghiệp thông qua
thương hiệu điện tử được thể hiện ở sự tương tác với khách hàng qua website.
- Thương hiệu điện tử giúp thiết lập kênh riêng phát triển doanh nghiệp
Một trong những chức năng quan trọng của thương hiệu điện tử là chức năng
thông tin và chỉ dẫn, do đó có thể nói rằng thương hiệu điện tử là một kênh truyền
thông quan trọng của doanh nghiệp. thương hiệu điện tử của mỗi một doanh nghiệp là
đặc trưng cho doanh nghiệp đó, trong khi các kênh truyền thông truyền thống được
dùng chung cho các doanh nghiệp thì thương hiệu điện tử sẽ tạo ra một kênh riêng biệt
phát triển cho doanh nghiệp đó mà thôi. Đồng thời thông qua đó giúp quáng bá thương
hiệu doanh nghiệp, đưa thương hiệu doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng,
thu hút họ đến với doanh nghiệp.
Không chỉ là quảng bá, thương hiệu điện tử còn kết hợp xúc tiến bán với truyền
thông tương tác thương hiệu để gây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp trong
tâm trí khách hàng.
- Thương hiệu điện tử là sự cam kết của doanh nghiệp với khách hàng
Bằng việc đưa đầy đủ và chính xác các thông tin về sản phẩm/dịch vụ hiện có
của công ty lên website không chỉ giúp khách hàng có thông tin cụ thể về sản
phẩm/dịch vụ chỉ bằng một click chuột thay vì phải đến tận nơi mà qua đó còn củng cố
hơn nữa hình ảnh về sản phẩm/dịch vụ của công ty và thể hiện sự cam kết ngầm định
nào đó của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm/dịch vụ hoặc lợi ích tiềm ẩn từ những
việc sử dụng hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp đến khách hàng.
- Thương hiệu điện tử là tài sản có giá của doanh nghiệp
Thương hiệu điện tử là tài sản có giá của doanh nghiệp, nó là tổng hợp của rất

nhiều các yếu tố, những thành quả mà doanh nghiệp đã tạo dựng được trong suốt quá
trình hoạt động của mình.
15
Thực tế, thương hiệu điện tử có thể đem ra trao đổi mua bán với giá trị rất cao.Một số
doanh nghiệp “đầu cơ” tên miền để kinh doanh (tuy không lành mạnh) đã bán lại với giá rất
cao khi một công ty khác muốn mua lại tên miền có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh công ty họ mà họ chưa kịp tiến hành các thủ tục đăng ký.
1.1.2.4. Sự khác biệt giữa thương hiệu và thương hiệu điện tử
STT Đặc điểm Thương hiệu Thương hiệu điện tử
1.
2.
3.
4.
5.
Cấu tạo tên gọi
Môi trường ứng
dụng
Chí phí đầu tư
và duy trì
Tương tác với
khách hàng
Công cụ tương
tác
-Chữ viết, tên gọi thông
thường, gắn với địa danh
hoặc đặc điểm sản phẩm.
-Ví dụ: Phú Quốc, Honda,
Cocacola, ….
-Hoạt động và ứng dụng
trong môi trường kinh doanh

truyền thống, không cần môi
trường công nghệ thông tin
và Internet.
-Chi phí đầu tư thiết kế, duy
trì tương đối lớn.
-Thời gian tạo lập được
tương tác với khách hàng
tương đối lâu, làm tăng chi
phí đầu tư.
-Công cụ truyền thông truyền
thống, như báo đài, truyền
miệng, … nên hiệu quả
truyền thông không cao.
-Tên riêng + cấp độ tên miền
-Ví dụ: ebay.com, alibaba.com
nhommua.com, muachung.vn, .
-Hiện diện trên mạng Internet,
hoạt động trên nền tảng công
nghệ thông tin hiện đại và kết
nối mạng Internet.
-Trong ngắn hạn, chi phí đầu tư,
phát triển thương đối thấp.
-Tạo tương tác với khách hàng
trong thời gian ngắn.
-Sử dụng đa dạng các công cụ
truyền thông trên mạng Internet,
ví dụ: email, thư mời, tương tác
online,
-Sử dụng các công cụ hỗ trợ trực
tuyến giúp doanh nghiệp tiết

kiệm chi phí, hiệu quả đạt được
cao, hỗ trợ doanh nghiệp trong
tìm kiếm tập khách hàng tiềm
năng.
16
1.2. VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ĐIỆN TỬ
1.2.1. Quan điểm về phát triển thương hiệu điện tử
Thương hiệu điện tử là một hình thái đặc thù của thương hiệu truyền thống, có
những đặc điểm rất riêng. Tuy nhiên phát triển thương hiệu điện tử phải dựa trên chiến
lược phát triển doanh nghiệp và phát triển thương hiệu chung của doanh nghiệp.
Các yếu tố kỹ thuật và công nghệ thông tin được sử dụng như công cụ mạnh
phục vụ phát triển Thương hiệu điện tử nhưng không phải công cụ duy nhất.
Phát triển thương hiệu điện tử chủ yếu theo hướng chuyên sâu (khả năng tương
tác, hấp dẫn và lôi cuốn, truy cập nhanh, nội dung phong phú…phát triển subweb) chứ
ít theo hướng mở rộng.
Không phải mọi doanh nghiệp đều phải xây dựng và tập trung nguồn lực cho
phát triển thương hiệu điện tử.
Từ những quan điểm trên ta có thể rút ra khái niệm về phát triển thương hiệu
điện tử như sau: Phát triển thương hiệu điện tử được hiểu là tập hợp các hoạt động
nhằm gia tăng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng thông qua việc tăng
cường các hoạt động quảng bá, mở rộng và làm mới hình ảnh thương hiệu doanh
nghiệp.
1.2.2. Các nội dung cơ bản của phát triển thương hiệu điện tử
Xây dựng thương hiệu điện tử hoàn toàn không phải là việc chỉ tạo ra một
thương hiệu điện tử, tiến hành đăng ký bảo hộ các yếu tố cấu thành thương hiệu điện tử
đó, tiến hành đăng ký tên miền với Cục sở hữu trí tuệ là có thể yên tâm khai thác
những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Một thương hiệu điện tử sẽ không thể
phát triển, thậm chí khó có thể tồn tại nếu chủ sở hữu nó không có các chiến lược nhằm
duy trì và phát triển dựa trên những yếu tố thị trường và định hướng phát triển chung
của doanh nghiệp. Theo cách hiểu về phát triển thương hiệu điện tử như trên thì các nội

dung cơ bản của nó bao gồm: Quảng bá, mở rộng và làm mới hình ảnh thương hiệu
điện tử. Trong đó:
- Quảng bá thương hiệu điện tử là việc sử dụng các công cụ truyền thông online
nhằm mục đích giúp cho thương hiệu điện tử của công ty được nhiều người biết đến,
thu hút sự quan tâm nhiều nhất của khách hàng và dẫn đến quyết định truy cập vào
website của doanh nghiệp, xem xét và nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ của công ty.
17
- Mở rộng thương hiệu điện tử là sự mở rộng về chiều sâu hoặc chiều rộng của
phổ hàng nhằm làm cho thương hiệu điện tử của công ty lớn thêm lên, trải rộng trên
các phổ sản phẩm và thương hiệu điện tử nhỏ hơn. Ví dụ website Vatgia.com của công
ty CP Vật Giá Việt Nam đã mở rộng thương hiệu điện tử Vatgia.com bằng cách đầu tư
phát triển các dự án với các thương hiệu điện tử con nhỏ hơn như thương hiệu điện tử
Nhanh.vn, mytour.vn, pub.vn, giaonhan.net, …
- Làm mới thương hiệu điện tử là làm mới sự thể hiện của hình ảnh, hệ thống
nhận diện thương hiệu điện tử của công ty (thể hiện qua giao diện website, banner,
logo, …) nhằm mục đích tạo ra ấn tượng mới để thu hút và gắn kết lòng trung thành
của khách hàng đối với thương hiệu điện tử của doanh nghiệp.
1.2.2.1. Quảng bá thương hiệu điện tử
Các hoạt động có thể kể đến để quảng bá thương hiệu điện tử đó là quảng cáo, quan hệ
công chúng, các hoạt động xúc tiến bán, marketing và nhiều hoạt động quảng bá khác.
a. Quảng cáo trực tuyến
Quảng cáo cho một thương hiệu điện tử là hoạt động quan trọng trong các hoạt
động quảng bá, truyền thông thương hiệu điện tử không chỉ trong thời gian đầu thâm
nhập thị trường mà nó còn góp phần từng bước duy trì nhận thức của người tiêu dùng
về thương hiệu điện tử của website TMĐT.
Quảng cáo qua Internet cũng tương tự như quảng cáo qua các phương tiện truyền
thông đại chúng truyền thống khác, tuy nhiên quảng cáo trực tuyến được tiến hành
trong môi trường mạng internet và sử dụng nhiều công cụ truyền thông online khác hỗ
trợ.Các công ty tạo ra các khoảng không quảng cáo và sau đó bán lại các khoảng không
gian này cho những nhà quảng cáo ở bên ngoài. Tất cả khoảng không được thuê trên

trang web hay là trong các thư điện tử đều được xem là quảng cáo.
Các phương tiện chủ yếu được sử dụng trong quảng cáo trực tuyến: Các banner,
nút bấm, pop-up…, email - thư điện tử; quảng cáo thông qua các công cụ tìm kiếm:
quảng cáo Keyword, quảng cáo Adword - đó là việc sử dụng các từ khóa, công ty đăng
ký với các công cụ tìm kiếm nhằm tạo đường link tới website doanh nghiệp khi người
truy cập search các từ khóa trên công cụ tìm kiếm về sản phẩm dịch vụ của doanh
nghiệp; blog …
18
b.Quan hệ công chúng điện tử
PR là một công cụ quan trọng trong tiếp thị và phát triển thương hiệu điện tử,
nhằm trực tiếp vào đối tượng mục tiêu không chỉ là khách hàng tiềm năng mà còn
nhằm thiết lập và khai thác quan hệ với các tổ chức xã hội, giới truyền thông, chính
quyền, tài chính, địa phương, người trung gian, nhà phân phối, nhà cung cấp để tạo
điều kiện phổ biến thương hiệu điện tử.
Quan hệ công chúng sử dụng công nghệ Internet bao gồm những nội dung trên
trang web của chính doanh nghiệp, xây dựng các cộng đồng trực tuyến, và các sự kiện
trực tuyến.
Các công cụ của PR trực tuyến:Website của doanh nghiệp và hệ thống thư điện tử
của doanh nghiệp, xây dựng các cộng đồng trực tuyến, sự kiện trực tuyến.
Website của doanh nghiệp: được coi là công cụ của quan hệ công chúng điện tử vì
nó như là một cuốn sách điện tử cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp cũng như
sản phẩm, dịch vụ hiện thời của doanh nghiệp.
Hệ thống thư điện tử : đó là việc lập ra các mailing list để trao đổi với các khách
hàng trung thành, lập ra các bản tin điện tử, các diễn đàn để khách hàng có không gian
ảo trao đổi về các sản phẩm hoặc đặc tính thương hiệu.
Các sự kiện trực tuyến được thiết kế để thu hút và tập hợp những người sử dụng có
cùng sở thích và gia tăng số lượng người tuy cập website. Doanh nghiệp có thể tổ chức
các chương trình, sự kiện trực tuyến thông qua các buổi thảo luận, hội nghị, hội thảo
trực tuyến nhằm thu hút khách hàng tiềm năng và khách hàng điện tử từ đó hiểu rõ
nhu cầu của họ. Ý nghĩa của hoạt động này là dùng những hoạt động mang tính chiến

lược, tạo cơ hội cho khách hàng có dịp giao lưu, đối thoại với doanh nghiệp, thương
hiệu nhằm tạo niềm tin và tình cảm tốt đẹp với thương hiệu và sản phẩm.
Cộng đồng điện tử: được xây dựng qua các chatroom, các nhóm thảo luận, các diễn
đàn, blog…Nền tảng của cộng đồng tực tuyến chính là việc tạo ra các bảng tin và hình
thức gửi thư điện tử: Bảng tin hay tin tức nhóm là việc người sử dụng đưa thông tin
dưới dạng thư điện tử lên những chủ đề đãc họn sẵn và các thành viên khác có thể đọc
được. Gửi thư điện tử là việc nhóm thảo luận qua thư điện tử với các thành viên nhóm;
mỗi thông tin được gửi sẽ được chuyển đến email của các thành viên khác.
19
c. Xúc tiến bán điện tử
Xúc tiến bán là hình thức khuyến khích ngắn hạn dưới hoạt động tặng quà hoặc
tặng tiền, giúp đẩy nhanh quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất tới tay người tiêu
dùng; đồng thời giúp tăng nhanh tốc độ đưa hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp tới
người tiêu dùng.
Mục tiêu của xúc tiến bán điện tử: đó là nhanh chóng định vị hình ảnh doanh
nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng, khuyến khích người tiêu dùng tiêu dùng nhiều
hàng hơn, mua với số lượng lớn hơn và mở ra những khách hàng mới.
Các hoạt động của xúc tiến bán điện tử: nhóm công cụ tạo nên lợi ích kinh tế trực
tiếp thúc đẩy người tiêu dùng bao gồm: phát coupon, hạ giá, sản phẩm mẫu, các
chương trình khuyến mại khác như thi đua có thưởng và giải thưởng (miễn phí hoặc
với mức giá thấp). Trong số đó, phát coupon, mẫu hàng và thi đua có thưởng/phần
thưởng được sử dụng rộng rãi trên internet. Xúc tiến bán là những nội dung trên các
banner quảng cáo phổ biến và cũng rất có ích cho việc kéo người sử dụng đến với các
trang web, giữ họ ở lại đó lâu hơn và thuyết phục họ quay trở lại trang web.
d.Marketing điện tử trực tiếp
Marketing trực tiếp được định nghĩa là tất cả các hoạt động truyền thông trực tiếp
đến người nhận là khách hàng hoặc doanh nghiệp mà được sử dụng để nhận được
những phản ứng đáp lại dưới hình thức đơn đặt hàng (đặt hàng trực tiếp), lời yêu cầu
cung cấp thêm thông tin (cấp lãnh đạo), và/hoặc một cuộc đến thăm gian hàng hay
những địa điểm khác của doanh nghiệp nhằm mục đích mua một hoặc nhiều sản phẩm,

dịch vụ đặc thù của doanh nghiệp.
Các hoạt động của marketing trực tiếp: Marketing qua điện thoại, các thư điện tử
gửi đi trực tiếp, và catalog đặt hàng qua website. Các chương trình quảng cáo qua
banner mục tiêu và các hình thức khác của quảng cáo và xúc tiến bán mà nỗ lực để có
được những phản ứng đáp lại trực tiếp cũng được coi là marketing trực tiếp. Marketing
điện tử trực tiếp được thực hiện dựa trên cơ sở nền tảng của Internet bao gồm các hoạt
động: email, marketing lan truyền, SMS.
1.2.2.2. Mở rộng thương hiệu điện tử
20
Mở rộng thương hiệu điện tử được hiểu là việc tận dụng sức mạnh của thương
hiệu điện tử trong việc mở rộng sản phẩm, thị trường hoặc mở thêm các website con.
Mở rộng thương hiệu điện tử có thể theo hai hướng sau:
- Mở rộng các thương hiệu điện tử phụ: Nghĩa là từ thương hiệu ban đầu, tiến
hành mở rộng theo chiều sâu hoặc chiều rộng của phổ hàng bằng cách hình thành các
thương hiệu bổ sung. Ví dụ website Vatgia.com của công ty CP Vật Giá Việt Nam đã
mở rộng thương hiệu điện tử Vatgia.com bằng cách đầu tư phát triển các dự án với các
thương hiệu điện tử con nhỏ hơn như thương hiệu điện tử Nhanh.vn, mytour.vn,
pub.vn, giaonhan.net, …
- Mở rộng thương hiệu điện tử sang nhóm, mặt hàng khác. Căn bản của phương
pháp này là mặt hàng mới phải có cùng một nhóm khách hàng mục tiêu như sản phẩm
ban đầu và điều thứ hai là giảm chi phí cho truyền thông thay vì xây dựng một thương
hiệu điện tử hoàn toàn mới, đồng thời nó tránh được nguy cơ mất thị phần của nhau. Ví
dụ Vatgia.com xây dựng và phát triển website Cucre.vn để cung cấp tới khách hàng
nhiều loại sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, tiếp theo Vatgia phát triển website
Giaonhan.net với nhiệm vụ thực hiện việc chuyển phát nhanh hàng hóa. Như vậy hoạt
động của Cucre.vn và Giaonhan.net có sự bổ trợ và gắn kết chặt chẽ với nhau.
1.2.2.3. Làm mới thương hiệu điện tử
Con người có một đặc tính là thường xuyên mong muốn tìm đến những cái mới
và những giá trị mới. Thương hiệu điện tửcũng cần được làm mới nhằm tạo ra giá trị
mới cho thương điện tử và tạo ra ấn tượng để thu hút và gắn kết lòng trung thành của

khách hàng đối với website của doanh nghiệp. Có thể làm mới hình ảnh thương hiệu
điện tử bằng một trong các hình thức sau:
Làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu điện tử: làm mới hoàn toàn hoặc một
phần các thành tố cấu thành thương hiệu điện tử như tên thương hiệu, logo, khẩu ngữ,
giao diện website, banner…Ví dụ trước đây doanh nghiệp chỉ đặt logo tĩnh, giờ có thể
làm mới bằng cách đặt logo động sẽ làm logo đó trở nên bắt mắt hơn, cuốn hút hơn,
thiết kế banner lớn hơn trước, thiết kế khẩu hiệu nếu chưa có. . .
Google là ví dụ điển hình trong việc liên tục làm mới logo.
21
1.3.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THƯƠNG HIỆU ĐIỆN TỬ Ở
VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về thương hiệu điện tử
Một số nghiên cứu tiêu biểu về thương hiệu trên thế giới có thể kể đến như:
“Building Strong Brand” của tác giả David A.Aaker, “Xây dựng thương hiệu mạnh và
thành công” của tác giả Jame R.Gregory, “Branding @ The Digital age” của hai tác giả
M.Herbert & Richard, “Đầu tư cho chiến lược hình ảnh thương hiệu” của tác giả Richar
More và nhiều cuốn sách khác.
Trong đó, cuốn sách “Building Strong Brand” của D.A. Aaker đã đề cập đến
lợi ích cảm tính và tính cách riêng biệt của thương hiệu, ông xem thương hiệu như một
con người, như một tổ chức, như một biểu tượng và chỉ ra rằng hai khái niệm nhận diện
thương hiệu và định vị thương hiệu đóng vai trò quan trọng khi doanh nghiệp muốn
quản trị thương hiệu không theo lối mòn (tức là chỉ coi một chiến lược thương hiệu chỉ
tập trung chủ yếu vào những đặc tính của thương hiệu).
Cuốn “Xây dựng thương hiệu mạnh và thành công”của tác giả Jame R.Gregory
đã đưa ra tiến trình bốn bước để phát triển và quản lý thương hiệu (gồm: khám phá,
chiến lược, truyền thông và quản lý), tiến trình này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
đánh giá toàn diện công ty, các khách hàng, đối thủ cạnh tranh; xây dựng một chiến
lược cụ thể và thông điệp truyền thông thương hiệu một cách rõ ràng đến tất cả các
phân khúc thị trường; cách quản lý thương hiệu qua thời gian và từ xa; đo lường kết
quả một cách nhất quán và toàn diện.

Còn cuốn sách “Branding @ the Digital Age”của hai tác giả M.Herbert &
Richardcó thể coi là cuốn sách đầu tiên đề cập đến chiến lược xây dựng thương hiệu
điện tử. Từ hỗ trợ của các chuyên gia xây dựng thương hiệu đến từ các công ty nổi
tiếng như Microsoft, McDonalds, Pepsi-Cola, Procter & Gamble, các tác giả đã tập
trung vào vai trò của chiến lược xây dựng thương hiệu điện tử, trình bày một cách sinh
động cách tạo ra và duy trì thương hiệu điện tử của các công ty dotcom thành công trên
thế giới và vạch ra tương lai của xây dựng thương hiệu điện tử cho các công ty muốn
xây dựng thương hiệu thành công trong thế giới ảo.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về thương hiệu điện tử
22
Hiện nay trong nước có nhiều tài liệu nghiên cứu về quản trị thương hiệu nhưng
hầu như chưa có tài liệu hoặc công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến vấn đề
mà luận văn nghiên cứu cả về góc độ thời gian và không gian. Có thể cũng đã có
những công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển thương hiệu điện tử thông qua gia
tăng khả năng tương tác của website, tuy nhiên những nghiên cứu đó là cho một sản
phẩm khác, cho một công ty khác và ở một thời điểm khác. Có thể khẳng định rằng cho
đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về phát triển hình ảnh thương hiệu
Dulichbonmua.net của công ty TNHH du lịch và thương mại Bốn Mùa.
Một số tài liệu nghiên cứu về thương hiệu tiêu biểu như cuốn sách “Thương
hiệu với nhà quản lý” do PGS. TS Nguyễn Quốc Thịnh làm chủ biên và Nguyễn Thành
Trung tham gia biên soạn.Đây là cuốn sách đầu tiên đề cập đến vấn đề xây dựng và
phát triển thương hiệu được trình bày một cách khoa học và có hệ thống với những ví
dụ minh họa thực tế sinh động. Nội dung cuốn sách đề cập đến các cách tiếp cận về
thương hiệu, vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp, kế hoạch xây dựng thương
hiệu, cách thức thiết kế thương hiệu, vấn đề bảo vệ thương hiệu tại Việt Nam và một số
nước trên thế giới, mối quan hệ giữa thương hiệu và chất lượng sản phẩm, cách thức
duy trì, phát triển và khai thác thương hiệu.
Một cuốn sách khác do tác giả Lê Anh Cường biên soạn là “Tạo dựng và quản
trị thương hiệu: danh tiếng và lợi nhuận” cũng đề cập đến kỹ năng thiết kế một thương
hiệu mạnh và có giá trị, các chiến lược quản trị và phát triển thương hiệu, cách thức

quảng bá và sử dụng các phương tiện truyền thông nhằm tạo dựng thương hiệu có giá
trị…
Các đề tài luận văn các năm trước tại trường đại học Thương mại chủ yếu tập
trung vào các biện pháp marketing để phát triển hình ảnh thương hiệu truyền thống như
đề tài “Giải pháp Marketing Mix nhằm phát triển thương hiệu Bảo Việt của cty bảo
hiểm Việt Nam” (Luận văn tốt nghiệp - Lê Thu Hà, khoa Kinh doanh thương mại,
2005), hay một số đề tài của khoa Thương mại điện tử đề cập đến phát triển thương
hiệu điện tử như: “Phát triển hình ảnh thương hiệu megabuy.vn của Công ty Đầu tư
phát triển công nghệ Thời Đại Mới thông qua các hoạt động truyền thông online”
(LVTN - Nguyễn Thị Thanh Thảo, khoa TMĐT, ĐHTM, 2009); “Quảng bá hình ảnh
23
thương hiệu của công ty TNHH Thắng Lợi Việt Nam qua website (LVTN - Nguyễn
Hồng Quyên, khoa TMĐT, ĐHTM, 2009); “Phát triển hình ảnh thương hiệu
HANHUD LAND của Công ty Cổ phần bất động sản HANHUD thông qua khả năng
tương tác của website batdongsanhanoi.com” (LVTN – Lê Thị Hoài, khoa TMĐT,
ĐHTM, 2010)…
24
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ĐIỆN TỬ
DULICHBONMUA.NET
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để có cái nhìn khái quát về thực trạng phát triển thương hiệu điện tử tại website
Dulichbonmua.net, tác giả khóa luận có sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu sau:
2.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là thông tin được thu thập lần đầu tiên vì một mục mục tiêu cụ
thể nào đó. Có nhiều phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp khác nhau như quan sát thực
nghiệm, điều tra, phỏng vấn,…. Tuy nhiên trong nội dung khóa luận, tác giả sử dụng
phiếu điều tra và phỏng vấn, đây là hai công cụ phổ biến và dễ tiến hành nhất khi thu
thập dữ liệu sơ cấp.

a) Phương pháp sử dụng phiếu điều tra
Phương pháp sử dụng phiếu điều tra là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi
được chuẩn bị trước bằng văn bản theo nội dung xác định, người được hỏi sẽ trả lời các
câu hỏi đã được đặt ra.
- Cách thức tiến hành:
Tác giả lập bảng câu hỏi điều tra gồm 10 câu hỏi. Các câu hỏi đưa ra dưới hình
thức trắc nghiệm, dễ hiểu, đơn giản và dễ trả lời. Các câu hỏi gắn với vấn đề phát triển
thương hiệu điện tử Dulichbonmua.net. Phiếu điều tra gồm 2 loại:
+ 20 phiếu điều tra trắc nghiệm được phát cho khách hàng và đối tác của công ty
TNHH du lịch và thương mại Bốn Mùa.
+ 1 phiếu phỏng vấn giám đốc công ty.
+ Ưu điểm:
Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dò ý kiến đồng loạt nhiều người. Sử
dụng phương pháp này giúp cho việc tổng hợp, thống kê, xử lý các thông tin thu thập
được dễ dàng, thuận tiện. Câu trả lời không bị ảnh hưởng lẫn nhau, nhanh chóng, ít tốn
kém.
b) Phương pháp phỏng vấn
25
- Nội dung:
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi miệng để
người được phỏng vấn trả lời bằng miệng nhằm thu được những thông tin nói lên nhận
thức hoặc thái độ của cá nhân họ đối với một sự kiện hoặc vấn đề được hỏi. Người điều
tra tiến hành phỏng vẫn một vài cá nhân chủ yếu để thăm dò, phát hiện vấn đề, chuẩn
bị cho hệ thống câu hỏi điều tra.
- Ưu điểm:
Phương pháp này có thuận lợi là dễ tiến hành, ít thời gian và trực tiếp cho thông
tin cần thiết. Người phỏng vấn không những có thể đưa ra nhiều câu hỏi hơn mà còn có
thể bổ sung nhiều kết quả nói chuyện bằng quan sát trực tiếp của mình.
- Nhược điểm:
Phương pháp này chỉ có thể tiến hành với một số ít cá nhân cho nên thông tin

thu thập được không mang tính khái quát. Nếu phỏng vấn nhiều người sẽ mất thời gian.
Bên cạnh đó thông tin thu thập được cũng khó thống kê, xử lý.
- Cách thức tiến hành:
Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn có liên quan đến vấn đề phát triển thương hiệu
điện tử Dulichbonmua.net, sau đó gặp trực tiếp lãnh đạo công ty để tiến hành phỏng
vấn.
2.1.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là việc thu thập thông tin đã có từ trước
đó và được thu thập cho mục tiêu khác. Việc nghiên cứu thường được bắt đầu từ việc
thu thập dữ liệu thứ cấp. Thu thập dữ liệu thứ cấp bao gồm việc thu thập nguồn dữ liệu
hiện có kể cả các nguồn nội bộ của doanh nghiệp (các báo cáo kết quả kinh doanh,
chiến lược phát triển chung và kế hoạch đầu tư quảng bá hình ảnh thương hiệu điện tử
của công ty ) và nguồn bên ngoài như các tài liệu thống kê kinh tế, các công trình khoa
học đã được thực hiện, qua Internet,….
- Ưu điểm:
Dữ liệu thứ cấp là nguồn thu thập nhanh, chi phí thấp hơn nhiều so với việc thu
thập dữ liệu sơ cấp. Những thông tin mà dữ liệu thứ cấp đem lại có thể dùng ngay vào
một mục tiêu cụ thể nào đó mà không phải tốn nhiều thời gian.

×