Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Xây dựng mô hình thương mại điện tử từng phần cho công ty CPTMTH Quảng Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.59 KB, 52 trang )

TÓM LƯỢC
Ngày nay, nhu cầu đời sống và mức thu nhập ngày càng cao, nhận thức về
Thương mại điện tử của người tiêu dùng Việt Nam đã cao hơn nhiều so với trước đây.
Thương mại điện tử là xu hướng không thể khác trong lộ trình kinh tế cùa đất nước. Vì
vậy, để có thể chiếm lĩnh được thị trường, để không bị tụt hậu so với đối thủ, doanh
nghiệp bắt buộc phải chuyển mình thực sự, nắm bắt thông tin và công nghệ, hiện đại hóa
quy trình kinh doanh, đầu tư bài bản cho việc xây dựng mô hình kinh doanh ứng dụng
Thương mại điện tử trên nền tảng kinh doanh sẵn có.
Xây dựng mô hình kinh doanh là một quá trình phức tạp, lâu dài, bền bỉ và liên tục,
vì thế cần sự nỗ lực không ngừng nghỉ không chỉ của bản thân doanh nghiệp mà còn cần sự
phối hợp giữa doanh nghiệp với các cơ quan hữu quan. Thực tế ấy đòi hỏi hoạt động xây
dựng mô hình TMĐT từng phần được tổ chức, hoạch định thành chiến lược rõ ràng, cụ thể
về mục tiêu và lộ trình thực hiện nhằm gia tăng và củng cố lòng trung thành của khách hàng
đối với doanh nghiệp, qua đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty CPTMTH
Quảng Hòa, nhận thấy rằng hoạt động ứng dụng TMĐT là vấn đề tương đối cấp bách,
trong khi đó công ty chưa có đội ngũ chuyên trách về TMĐT, nên mặc dù nhận thấy tầm
quan trọng của ứng dụng TMĐT trong giai đoạn hiện nay nhưng công ty vẫn chưa đưa ra
được chiến lược và lộ trình cụ thể. Đề tài “Xây dựng mô hình TMĐT từng phần cho
công ty CPTMTH Quảng Hòa” được lựa chọn xuất phát từ nhu cầu thực tế đó.
Khóa luận đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp thu thập
dữ liệu sơ cấp được tiến hành bằng cách sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm và phỏng
vấn trực tiếp Ban giám đốc công ty, phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các
bài viết trên Internet và sách chuyên ngành, phương pháp phân tích dữ liệu bằng phần
mền Microsoft Excel.
Sau khi nghiên cứu lý luận và thực trạng ứng dụng TMĐT tại công ty, khóa luận
đã cho thấy những kết quả mà công ty đã đạt được, những vấn đề còn tồn tại, nguyên
nhân của những tồn tại đó. Trên cơ sở đó, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp và đề
xuất đối với công ty nhằm xây dựng và triển khai mô hình TMĐT từng phần.
i
LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành đề tài khóa luận này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và
góp ý nhiệt tình của thầy cô Khoa Thương mại diện tử - Trường Đại học Thương mại và
các cán bộ nhân viên trong công ty CPTMTH Quảng Hòa.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các nhân viên công ty
CPTMTH Quảng Hòa đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ThS. Chử Bá Quyết đã đành nhiều
thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thuơng mại
cùng thầy cô trong khoa Thương mại điện tử đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học tập và
hoàn thành tốt khóa học.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình cùng bạn bè đã luôn động
viên và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành khóa luận bằng tất cả niềm đam mê và
năng lực của mình, tuy nhiên do hạn chế về thời gian và kiến thức nên đề tài không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và những đóng góp quý
báu của thầy cô và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Đinh Thu Thủy
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 2.1 Các yếu tố cơ bản của MHKD, các câu hỏi then chốt. Error: Reference source
not found
Bảng 3.1 Mức độ hiểu biết của cán bộ công nhân viên về TMĐT Error: Reference
source not found
Bảng 3.2 Nhu cầu về các phần mềm kinh doanh của công ty Error: Reference source

not found
Bảng 3.3 Những trở ngại khi xây dựng mô hình TMĐT từng phần Error: Reference
source not found
Bảng 3.4 Doanh thu một số mặt hàng chủ yếu tại các cửa hàng của công ty từ năm
2008-2012 Error: Reference source not found
Bảng 3.5 Tình hình kinh doanh một số mặt hàng nông sản chủ yếu của công ty
CPTMTH Quảng Hòa từ năm 2008-2012 Error: Reference source not found
Bảng 3.6 Số liệu thống kê SXKD của Công ty từ năm 2008-2012 Error: Reference
source not found
Hình 2.1 Các khía cạnh của mô hình kinh doanh Error: Reference source not found
Hình 2.2 Phân loại mô hình kinh doanh theo mức độ ảo hóa. . . Error: Reference source
not found
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty Error: Reference source not found
Hình 3.2 Mục đích sử dụng mạng Internet của cán bộ công nhân viênError: Reference
source not found
Hình 3.3 Tỷ trọng các lĩnh vực kinh doanh của công ty CPTMTH Quảng Hòa năm
2012 Error: Reference source not found
Hình 3.4 Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty CPTMTH Quảng Hòa Error:
Reference source not found
Hình 4.1 Đề xuất về cơ cấu tổ chức công ty CPTMTH Quảng Hòa Error: Reference
source not found
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TMĐT Thương mại điện tử
MHKD Mô hình kinh doanh
HĐQT Hội đồng quản trị
CPTMTH Cổ phần thương mại tổng hợp
TNHH (Công ty) trách nhiệm hữu hạn
SXKD Sản xuất kinh doanh
BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm tự nguyện
CNTT Công nghệ thông tin
CRM Customer Relationship Management – Quản trị quan hệ khách hàng
SCM Supply Chain Management – Quản trị chuỗi cung ứng
ERP Enterprise Resources Planning – Quản lý nguồn lực doanh nghiệp
SPSS Statistical Package for Social Sciences – Phần mềm Thống kê kinh tế
iv
v
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, với đặc thù của nền kinh tế mang tính chất toàn cầu, việc ứng dụng
TMĐT đã trở thành lựa chọn mang tính tất yếu của hầu hết các doanh nghiệp. Với sự
cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, TMĐT đã góp phần quan trọng thúc đẩy
các hoạt động thương mại và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhờ ứng dụng
TMĐT, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận những thông tin quan trọng liên quan
đến thị trường, sản phẩm, thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng và đối tác hiệu
quả hơn.
Tùy vào điều kiện về nguồn lực, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, thái độ của nhà quản trị đối với việc ứng dụng TMĐT mà các doanh
nghiệp tiến hành tổ chức ứng dụng TMĐT với những quy mô khác nhau. Có những
doanh nghiệp lựa chọn ứng dụng TMĐT làm phương thức kinh doanh chính của mình,
có doanh nghiệp lại kết hợp giữa kinh doanh truyền thống với kinh doanh TMĐT.
Công ty CPTMTH Quảng Hòa là một doanh nghiệp đã thành lập từ lâu và có uy
tín trong khu vực. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn, doanh nghiệp đã có xu
hướng quan tâm đến TMĐT. Tuy nhiên việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn khi mà
doanh nghiệp chưa biết cách tận dụng những lợi ích của internet, sự tương tác giữa
doanh nghiệp và các đối tác qua phương tiện điện tử còn hạn chế, thương hiệu của doanh
nghiệp vẫn ít được biết đến…

Một doanh nghiệp muốn phát triển cần biết rõ khi nào doanh nghiệp cần tiến hành
những thay đổi cơ bản. Nhận định mô hình kinh doanh hiện tại và thực hiện sự thay đổi
đúng thời điểm sẽ tạo ra thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp, nhất là với nền
kinh tế nhiều biến động như hiện nay. Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra với công ty
CPTMTH Quảng Hòa là tìm ra một mô hình kinh doanh TMĐT đúng hướng và cách
thức xây dựng mô hình đó.
1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.2.1 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
1
Hiện nay, trong nước có nhiều tài liệu nghiên cứu về TMĐT nhưng hầu như chưa
có tài liệu hoặc công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến vấn đề mà khóa luận
nghiên cứu cả về góc độ không gian và thời gian. Có thể đã có nhiều công trình về vấn
đề ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp truyền thống, nhưng chủ yếu đề cập đến vấn đề
liên quan đến hoạt động tác nghiệp, còn nội dung khóa luận chủ yếu đề cập đến những
vấn đề liên quan đến mô hình kinh doanh.
Một số tài liệu nghiên cứu tiêu biểu như Đề tài nghiên cứu cấp bộ của Nguyễn
Văn Minh (2005) “Những điều kiện áp dụng Thương mại điện tử ở Việt Nam”. Đây là
một trong những công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề các điều kiện ứng dụng
TMĐT vào hoạt động kinh doanh thực tiễn, được trình bày một cách khoa học và có hệ
thống, sâu rộng tới các vấn đề trong lĩnh vực TMĐT. Nội dung công trình đề cập đến:
các vấn đề chung về TMĐT; thực trạng các điều kiện áp dụng TMĐT ở nước ta; đề xuất
cải thiện các điều kiện áp dụng TMĐT ở nước ta.
Cuốn Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, bộ môn Quản trị tác nghiệp thương mại
điện tử, Khoa Thương mại điện tử, trường Đại học Thương mại biên soạn. Chương 4 của cuốn
sách đề cập khá đầy đủ về mô hình kinh doanh. Đây là cơ sở lý thuyết chính cho bài khóa luận.
Các đề tài luận văn, khóa luận các năm trước tại trường Đại học thương mại có nội dung
phat triển và hoàn thiện việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh như: “Phát triển kinh
doanh trực tuyến mặt hàng quà tặng tại website: www.golgift.com” – Lê Xuân Cù, khoa Thương
mại điện tử, “Giải pháp và lộ trình triển khai chiến lược TMĐT tại công ty Thực phẩm Hà Nội” –
Nguyễn Thị Vân, khoa Thương mại điện tử,…

1.2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Một số nghiên cứu tiêu biểu về mô hình kinh doanh trên thế giới như: “Business
Model Generation” của tác giả Alexander Osterwalder, “Bricks to Click” của tác giả
Ed.MC Mahon, “From Bricks to Clicks: 5 step to Creating a Durable online brand” của
hai tác giả Serge Timacheff & Douglas Rand – 2011.
Có thể khẳng định rằng cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về
xây dựng mô hình TMĐT từng phần tại công ty CPTMTH Quảng Hòa.
1.3 XÁC ĐỊNH VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ nhận thức và qua quá trình thực tập tại công ty, tác giả nhận thấy đối
với một doanh nghiệp kinh doanh truyền thống như công ty CPTMTH Quảng Hòa thì
2
việc ứng dụng TMĐT không những là việc nên làm mà còn là xu hướng tất yếu để doanh
nghiệp phát triển. Bán hàng trực tuyến là một kênh mang lại nhiều lợi ích cho công ty,
giúp công ty giảm được chi phí bán hàng, tăng doanh thu và nâng cao vị thế cạnh tranh.
Vậy mô hình TMĐT nào phù hợp với công ty? Những yếu tố cấu thành nên mô hình đó
và áp dụng nó trong điều kiện của công ty CPTMTH Quảng Hòa như thế nào là nhiệm
vụ cần giải quyết trong đề tài: “ Xây dựng mô hình thương mại điện tử từng phần cho
công ty CPTMTH Quảng Hòa”
1.4CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khóa luận tập trung nghiên cứu các mục tiêu:
 Hệ thống hóa lý luận cơ bản liên quan đến mô hình TMĐT từng phần, bao
gồm: khái niệm, đặc điểm, các yếu tố và điều kiện áp dụng mô hình TMĐT từng phần.
 Nghiên cứu hiện trạng ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh tại công ty
CPTMTH Quảng Hòa.
 Tìm ra những tồn tại và giải quyết những tồn tại đó để công ty hoạt động hiệu
quả với mô hình TMĐT từng phần.
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình TMĐT từng phần: các khía cạnh, các
yếu tố cơ bản của mô hình, thuận lợi và khó khăn khi áp dụng mô hình kinh doanh đó.

Nghiên cứu áp dụng mô hình kinh doanh đó trong doanh nghiệp. Những vấn đề cần thay
đổi, cơ hội và thách thức khi xây dựng mô hình kinh doanh mới.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
Là đề tài khóa luận tốt nghiệp của một sinh viên đại học nên phạm vi nghiên cứu
của đề tài chỉ mang tính vi mô, cụ thể:
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi
công ty CPTMTH Quảng Hòa.
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: các số liệu báo cáo doanh thu và kết quả
hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp được thu thập và phân tích từ năm 2008
đến 2012. Các kết quả phân tích phiếu điều tra gửi đến các bộ phận doanh nghiệp.
1.6 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục viết tắt, danh mục bảng
biểu, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về mô hình TMĐT từng phần
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng ứng dụng TMĐT tại
công ty CPTMTH Quảng Hòa
3
Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp xây dựng mô hình TMĐT từng phần tại
công ty CPTMTH Quảng Hòa
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỪNG PHẦN
2.1 MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1.1 Khái niệm
Khái niệm mô hình kinh doanh miêu tả một tầm rộng những mô hình (về mặt hình
thức) do các doanh nghiệp xác định để đại diện các khía cạnh khác nhau của doanh
4
nghiệp, như là các quá trình hoạt động, các cấu trúc tổ chức, và những dự báo tài chính…
Thuật ngữ mô hình kinh doanh xuất hiện vào những năm 50 (thế kỷ XX) và đạt
được vị trí phổ biến trong những năm 90 (thế kỷ XX).

Có nhiều định nghĩa khác nhau về mô hình kinh doanh của các tác giả như: Paul
Timmers (1999); Chesbrough và Rosenbloom (2000); Hamel (2000); Linder và Cantrell
(2000); Weill và Vitale (2001); Gordijn (2002); Afuah và Tucci (2003); Osterwalder
(2004); Fetscherin và Knolmayer (2005); Efraim Turban (2006).
Theo Efraim Turban: “Mô hình kinh doanh là một phương pháp tiến hành kinh
doanh qua đó doanh nghiệp có được doanh thu, điều kiện cơ bản để tồn tại và phát triển
trên thị trường”.
Theo Paul Timmers: “Mô hình kinh doanh là cách bố trí, sắp xếp các sản phẩm,
dịch vụ và các dòng thông tin, bao gồm việc mô tả các yếu tố của quá trình kinh doanh và
vai trò của nó đối với kinh doanh; đồng thời mô tả các nguồn doanh thu, khả năng thu lợi
nhuận từ mỗi mô hình kinh doanh đó”.
Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư Wikipedia: “Một mô hình kinh doanh mô
tả các cơ sở nền tảng về vấn đề một tổ chức tạo ra, cung cấp và đạt được các giá trị kinh
tế - xã hội hoặc hình thức giá trị khác như thế nào. Bản chất của một mô hình kinh doanh
là nó xác định cách thức mà các doanh nghiệp kinh doanh mang lại giá trị cho khách
hàng, thu lợi nhuận từ cung ứng giá trị cho khách hàng. Mô hình kinh doanh cũng phản
ánh giả định của doanh nghiệp về những gì khách hàng muốn, làm thế nào họ muốn và
làm thế nào một doanh nghiệp có thể tổ chức để đáp ứng tốt nhất những nhu cầu đó”.
Mỗi mô hình kinh doanh được coi như một phát minh sáng chế và được pháp luật
bảo hộ ở Mỹ.
- Bằng sáng chế “Đặt giá cố định/Đấu giá đặt sẵn” của Priceline (US No.
5,794,207), được cấp cho một “phương thức và bộ máy của hệ thống mạng thương mại
chạy trên cơ chế bảo mật được thiết kế để tạo sự phù hợp với những chào mua hàng có
điều kiện”.
- Bằng sáng chế “Quảng cáo DoubleClick” (US No.5,948,061), cấp cho “một
phương pháp truyền gửi, nhắm đích, và đo lường việc quảng cáo qua mạng”.
- Bằng sáng chế “Mua hàng bằng giỏ hàng điện tử” (US 5,715,314), cấp cho “Hệ
thống bán hàng qua mạng”.
5
2.1.2 Các khía cạnh của mô hình kinh doanh

Một mô hình kinh doanh liên quan tới 4 khía cạnh cơ bản của doanh nghiệp:
- Cơ sở hạ tầng (Infrastructure - I)
- Chào hàng (Offering - O)
- Khách hàng (Customers - C)
- Tài chính (Finances - F)
Hình 2.1 Các khía cạnh của mô hình kinh doanh
(Nguồn: Trần Hoài Nam, Bài giảng Thương mại điện tử căn bản - Khoa Thương
mại điện tử - Trường Đại học Thương Mại)
2.1.3 Các yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử
Bảng 2.1 Các yếu tố cơ bản của MHKD, các câu hỏi then chốt
Các yếu tố Câu hỏi then chốt
Mục tiêu giá trị Tại sao khách hàng mua hàng của doanh nghiệp?
Mô hình doanh thu Doanh nghiệp sẽ kiếm tiền như thế nào?
Cơ hội thị trường Thị trường doanh nghiệp dự định phục vụ là gì? Phạm vi của
nó như thế nào?
6
Cơ sở hạ tầng
Mạng lưới
đối tác
Cấu hình
giá trị
Khả năng
cốt lõi
Chào hàng
Mục tiêu
giá trị
Khách hàng
Quan hệ
khách hàng
Mạng lưới

phân phối
Khách hàng
mục tiêu
Tài chính
Cấu trúc
chi phí
Các dòng
doanh thu
Môi trường cạnh
tranh
Đối thủ của doanh nghiệp trên thị trường là những ai?
Lợi thế cạnh tranh Những lợi thế riêng có của doanh nghiệp trên thị trường là gì?
Chiến lược thị
trường
Kế hoạch xúc tiến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
nhằm thu hút khách hàng như thế nào?
Cấu trúc tổ chức Các kiểu cấu trúc tổ chức mà doanh nghiệp cần áp dụng để
thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình?
Đội ngũ quản lý Những kinh nghiệm và kỹ năng quan trọng của đội ngũ lãnh
đạo trong việc điều hành doanh nghiệp?
(Nguồn: Giáo trình Thương mại điện tử căn bản - Khoa Thương mại điện tử -
Trường Đại học Thương Mại)
2.1.3.1 Mục tiêu giá trị
Là cách mà sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu khách
hàng. Để phân tích mục tiêu giá trị, doanh nghiệp phải trả lời các câu hỏi sau:
- Vì sao khách hàng lựa chọn doanh nghiệp để giao dịch?
- Doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng những gì mà các doanh nghiệp
khác không thể cung cấp?
Mục tiêu giá trị thương mại điện tử bao gồm:
- Sự cá nhân hoá, cá biệt hoá của các sản phẩm.

- Giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm, so sánh giá cả.
- Sự thuận tiện trong giao dịch thông qua quá trình quản lý phân phối sản phẩm.
Thí dụ: Amazon.com
2.1.3.2 Mô hình doanh thu
Là cách thức doanh nghiệp có doanh thu, tạo ra lợi nhuận và có mức lợi nhuận
trên vốn đầu tư lớn hơn các hình thức đầu tư khác.
Các mô hình doanh thu chủ yếu được áp dụng trong TMĐT bao gồm:
Mô hình doanh thu quảng cáo
Mô hình doanh thu đăng ký
Mô hình doanh thu phí giao dịch
Mô hình doanh thu bán hàng
7
Mô hình doanh thu liên kết
Các mô hình doanh thu khác
2.1.3.3 Cơ hội thị trường
Nhằm để chỉ tiềm năng thị trường của một doanh nghiệp và toàn bộ cơ hội tài
chính tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năng thu được từ thị trường đó.
Cơ hội thị trường thực tế được hiểu là khoản doanh thu doanh nghiệp có khả năng
thu được ở mỗi vị trí thị trường mà doanh nghiệp có thể giành được.
2.1.3.4 Môi trường cạnh tranh
Nhằm nói đến phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp khác kinh doanh sản
phẩm cùng loại trên cùng một thị trường.
Môi trường cạnh tranh bao gồm các nhân tố như:
Số lượng đối thủ cạnh tranh đang hoạt động
Phạm vi hoạt động của các đối thủ đó
Thị phần của mỗi đối thủ
Lợi nhuận của các đối thủ
Mức giá của các đối thủ
Môi trường cạnh tranh là một căn cứ quan trọng để đánh giá tiềm năng của thị
trường. Phân tích yếu tố này giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư của mình.

2.1.3.5 Lợi thế cạnh tranh
Là khả năng sản xuất một loại sản phẩm có chất lượng cao hơn và/hoặc tung ra thị
trường một sản phẩm có mức giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh có thể là những điều kiện thuận lợi liên quan đến nhà cung ứng,
người vận chuyển, nguồn lao động hoặc sự vượt trội về kinh nghiệm, tri thức hay sự trung
thành của người lao động.
2.1.3.6 Chiến lược thị trường
Nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng .
Lập kế hoạch thực hiện các hoạt động xúc tiến sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
2.1.3.7 Cấu trúc tổ chức
Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần có một hệ thống tổ chức tốt đảm
bảo thực thi có hiệu quả các kế hoạch và chiến lược kinh doanh.
8
Một kế hoạch phát triển có tổ chức được hiểu là cách thức bố trí, sắp xếp và thực
thi các công việc kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
2.1.3.8 Đội ngũ quản trị
Đội ngũ quản trị chịu trách nhiệm xây dựng các mẫu công việc trong doanh
nghiệp. Một đội ngũ quản trị giỏi có thể đưa ra các quyết định thay đổi hoặc tái cấu trúc
mô hình kinh doanh khi cần thiết.
Đội ngũ quản trị có khả năng và kinh nghiệm là yếu tố quan trọng, cần thiết đối
với các mô hình kinh doanh mới, góp phần tạo sự tin tưởng chắc chắn đối với các nhà đầu
tư bên ngoài và là lợi thế cạnh tranh của các DN.
2.1.4 Phân loại các mô hình kinh doanh
2.1.4.1 Phân loại theo mức độ số hóa (ảo hóa)
Trình độ ứng dụng TMĐT của tổ chức được phân loại qua mức độ ảo hóa ba yếu
tố kinh doanh cơ bản (3Ps):
 Products: sản phẩm (dịch vụ) được kinh doanh
 Process: quá trình giao dịch
 Players: chủ thể, đối tác tham gia giao dịch
Sự kết hợp ba yếu tố này được mô tả trong không gian ba chiều, hình thành ba mô

hình kinh doanh tương ứng, với ba mức độ ứng dụng TMĐT khác nhau. Nếu tưởng
tượng một doanh nghiệp như một tòa nhà thì theo sự phân loại trên có 3 cách xây dựng
ngôi nhà: Trong mô hình kinh doanh truyền thống, dùng nguyên liệu hoàn toàn “vật lý”:
“gạch và vữa”, đây là cách nói tượng hình cho phương thức kinh doanh “mặt đối mặt”
truyền thống; Mô hình TMĐT thuần túy tạo ngôi nhà thật bằng phương thức ảo; Còn mô
hình TMĐT từng phần tạo ngôi nhà bằng sự kết hợp hai cách xây nhà trên.
Thương mại điện tử Thương mại điện tử
từng phần thuần túy
P1
9
P2
Thương mại truyền thống P3
Hình 2.2 Phân loại mô hình kinh doanh theo mức độ ảo hóa.
(Nguồn: Giáo trình Thương mại điện tử căn bản - Khoa Thương mại điện tử -
Trường Đại học Thương Mại)
a. Mô hình kinh doanh tru yề n th ống
Trong mô hình này cả ba yếu tố đều mang tính vật thể, đều hiện diện trong môi
trường vật lý, không có sự hiện diện trên mạng.
Các tổ chức “gạch và vữa” - Brick and mortar organization
Các tổ chức này chỉ có sự hiện diện vật lý: một cửa hàng vật lý, người bán và
người mua giao dịch theo phương thức mặt đối măt, sản phẩm dịch vụ là những sản
phẩm không phải số hóa
b. Mô hình kinh doanh điên tử thuần tuý (TMĐT toàn phần)

Trong mô hình này, cả ba yếu tố đều mang tính chất ảo, được số hoá, thực hiện
trên môi trường mạng Internet.
Doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình này không có cửa hàng vật lý, thay vào
đó là cửa hàng ảo. Sản phẩm hay dịch vụ mà cửa hàng cung cấp có thể là sản phẩm số,
một dịch vụ thu phí nào đó, hay sản phẩm trong thế giới vật lý Người bán và người
mua trao đổi với nhau theo phương thức trực tuyến.

Ví dụ về các tổ chức ảo - dot com: chodientu.vn, vatgia.com
c. Mô hình ứng dụng TMĐT từng phần
Trong mô hinh này một hoặc hai trong ba yếu tố trên được ảo hóa. Các tổ chức
này được gọi là “cú nhắp và vữa hồ” - click and brick organization.
2.1.4.2 Phân loại theo các chủ thể tham gia mô hình kinh doanh
a. Chủ thể là doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C)

Các mô hình kinh doanh đặc trưng là:
Cổng nối
10
Nhà bán lẻ điện tử (e-tailer)
Nhà cung cấp nội dung
Trung gian giao dịch
Nhà tạo thị trường
Nhà cung cấp dịch vụ
Nhà cung cấp cộng đồng
b. Chủ thể là các doanh nghiệp (B2B)

Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (business-to-business hay B2B e-
commerce) là loại hình giao dịch quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng lớn nhât trên Internet.
Các mô hình kinh doanh chủ yếu trong thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp:
Thị trường/ Sở giao dịch (trung tâm B2R)
Nhà phân phối điện tử
Nhà cung cấp dịch vụ B2B
Môi giới giao dịch B2B (matchmaker)
Trung gian thông tin
c. Mô hình đăc trưng khác của thương mai điên tử
Mô hình kinh doanh giữa những người tiêu dùng (C2C)
Mô hình kinh doanh ngang hàng (P2P)
Mô hình thương mại di động

2.2 MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỪNG PHẦN
2.2.1 Bản chất của mô kình thương mại điện tử từng phần
Mô hình TMĐT từng phần thực chất là MHKD bao gồm cả các hoạt động online
và offline. Một công ty hoạt động theo mô hình này thường bao gồm một trang web như
một cửa hàng ảo và một của hàng vật lý. Công ty cung cấp cho khách hàng lợi ích là sự
nhanh chóng, các giao dịch có thể thực hiện trực tuyến hoặc theo hình thức mặt đối mặt
(face-to-face) truyền thống.
Mô hình này còn được gọi là “Click and mortar” hay “Bricks and Click”.
11
2.2.2 Lợi ích và khó khăn cho doanh nghiệp khi áp dụng mô hình thương mại
điện tử từng phần
2.2.2.1 Lợi ích
- Giúp doanh nghiệp tận dụng năng lực cốt lõi của mình.
Các công ty thành công thường có một hoặc hai năng lực cốt lõi mà họ có thể làm
tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh của họ. Năng lực đó có thể là bất cứ thế mạnh gì, như
năng lực hậu cần, marketing, hay phát triển sản phẩm mới.
Khi một công ty truyền thống bước vào môi trường trực tuyến, nó có thể sử dụng
năng lực cốt lõi của mình một cách sâu rộng hơn.
- Tận dụng mạng lưới nhà cung cấp và kênh phân phối hiện có.
Các công ty truyền thống đã thiết lập mối quan hệ của mình với bạn hàng là các
nhà cung cấp và phân phối đáng tin cậy. Điều này tạo cho các công ty ứng dụng TMĐT
từng phần chiếm ưu thế hơn các công ty ảo vì dường như tại thời điểm bắt đầu gia nhập
thị trường ảo, các công ty ảo chưa có điểm tựa nào, nó đứng một mình và quá trình thiết
lập mối quan hệ bạn hàng là điều không hề đơn giản đối với đa số các công ty bắt đầu
thành lập.
- Thúc đẩy sự trung thành của khách hàng hiện tại.
Các công ty tồn tại trong nhiều năm ngày càng ổn định. Người tiêu dung tin tưởng
họ hơn các công ty ảo trên mạng. Điều này đặc biệt đúng trong các dịch vụ tài chính.
- Phát huy được tính kinh tế theo quy mô và đường cong kinh nghiệm.
Phát huy tính kinh tế theo quy mô: Bởi các công ty hiện tại đã có một nền tảng cơ

sở kinh doanh, họ có thể dễ dàng có được tính kinh tế theo quy mô trong khuyến mãi, thu
mua và sản xuất, phân phối và xúc tiến, giảm chi phí trên mỗi đơn vị và thu ngắn thời
gian hòa vốn. Điều này tạo ưu thế về giá cả.
Tận dụng đường cong kinh ngiệm: Mỗi ngành đều có hình thành một hình thức
sản xuất hiệu quả nhất định, công ty mới thành lập sẽ gặp bất lợi về điểm này, trừ khi họ
có thể xác định được đường cong kinh nghiệm của ngành và thực hiện bước nhảy cóc so
với các công ty hiện có.
- Thúc đẩy chi phí thấp hơn vốn.
Thành lập các công ty “Bricks and click” sẽ có mức chi phí thấp hơn vốn. Trái
phiếu được phát hành có thể có sẵn cho các công ty đang tồn tại mà không có sẵn đối với
12
các công ty ảo. Chi phí bảo lãnh phát hành của một công ty ảo cao hơn hẳn so với một
công ty “Bricks and click” tương đương.
- Mô hình hỗ trợ: Kênh truyền thống hiện tại sẽ hỗ trợ cho kênh trực tuyến.
Do kênh trực tuyến cần một quá trình hoạt động để tìm kiếm khách hàng và tạo ra
lợi nhuận, cần nhiều thời gian và chi phí. Với mô hình TMĐT từng phần thì việc kinh
doanh truyền thống sẽ tạo kinh phí cho kênh thứ hai này.
Nếu kênh trực tuyến hiệu quả, doanh nghiệp ngày càng phát triển và đứng vững
“hai chân”.
Nếu kênh trực tuyến kém hiệu quả, doanh nghiệp vẫn có thể đứng vững do còn
một chân nữa đó là kênh truyền thống. Đây là ưu điểm của mô hình TMĐT từng phần so
với mô hình TMĐT thuần túy. Nếu kênh trực tuyến của họ hoạt động kém hiệu quả và
thiếu kinh phí duy trì, sự phá sản của họ là điều dễ xảy ra.
- Ưu điểm đối với các nhà sản xuất tích hợp kênh phân phối trực tuyến.
Mô hình đặt hàng qua mạng như Dell.com giúp nhà sản xuất cá nhân hóa nhu cầu
của khách hàng, từ những đơn đặt hàng doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch sản xuất, từ đó
giảm được khá nhiều chi phí sản xuất, chi phí tồn kho.
2.2.2.2 Khó khăn
Tích hợp kênh phân phối trực tuyến là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp truyền
thống. Song, mô hình nào cũng có điểm bất lợi của nó, sau đây tác giả đề xuất ra một số

bất lợi cũng như khó khăn cho doanh nghiệp khi triển khai mô hình TMĐT từng phần
như sau:
- Mô hình này tuy bền vững nhưng chỉ nên áp dụng cho các doanh nghiệp truyền
thống đã có gốc rễ, tồn tại lâu năm, về căn bản, đối với doanh nghiệp mới thành lập thì
mô hình thương mại điện tử thuần túy tốn ít chi phí và thời gian hơn.
- Doanh nghiệp TMĐT thuần túy sẽ có sự nhanh nhạy về sản phẩm, vì nó liên kết
với nhiều nhà cung ứng, cho phép khách hàng lựa chọn đa dạng sản phẩm, nó giống như
một kênh phân phối không chỉ cho hãng nào mà cho rất nhiều hàng. Còn với mô hình
TMĐT từng phần, kênh trực tuyến sẽ hỗ trợ kênh truyền thống, phân phối những sản
phẩm đã có ở kênh truyền thống. Như vậy nếu doanh nghiệp ban đầu là một nhà sản xuất
thì rõ ràng sản phẩm của họ sẽ không đa dạng cho khách hàng lựa chọn, mà sự cải tiến
thì tốn chi phí khá lớn, nếu bán thêm các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để cho sản
phẩm đa dạng thì thương hiệu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
13
- Một vấn đề mà các công ty muốn kinh doanh trên Internet phải đối mặt đó là khó
khăn trong việc thống nhất cơ sở dữ liệu đang hiện hành và phần mềm xử lý giao dịch
được thiết kế cho thương mại truyền thống thành phần mềm có thể dành riêng. Khả năng
xung đột kênh phân phối có thể xảy ra khi doanh nghiệp cùng lúc triển khai phân phối tại
hai kênh truyền thống và trực tuyến.
2.3 NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHO VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ TỪNG PHẦN
2.3.1 Nâng cao nhận thức về thương mại điện tử
Để ứng dụng TMĐT một cách hiệu quả nhất, trước hết lãnh đạo doanh nghiệp cần
phải có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về bản chất và sự cần thiết của việc áp dụng mô
hình TMĐT từng phần, những cơ hội và lợi ích nó có thể đem lại, khó khăn và thách
thức đặt ra, các điều kiện cần chuẩn bị để áp dụng, cách thức vận hành của một doanh
nghiệp áp dụng mô hình này.
Lãnh đạo cần có ý thức tham gia vào hội thảo, các khóa đào tạo ngắn hạn, giới
thiệu tổng quan về TMĐT nói chung và mô hình TMĐT nói riêng Từ nhận thức đó,
lãnh đạo tác động đến nhận thức của nhân viên trong công ty.

2.3.2 Lựa chọn cách thức và mức độ tham gia thương mại điện tử
Việc ứng dụng mô hình TMĐT từng phần vào doanh nghiệp truyền thống cũng có
nhiều cách thức và mức độ khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Mục đích tham gia TMĐT của doanh nghiệp: doanh nghiệp tham gia TMĐT với
mục đích tìm kiếm thông tin thị trường, tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng mối
quan hệ với nhà cung ứng, với khách mua hàng, mở thêm một kênh tiêu thụ mới (đồng
thời giữ kênh phân phối truyền thống đang tồn tại).
- Qui mô, phạm vi của doanh nghiệp hiện tại và định hướng phát triển trong tương
lai.
- Đặc điểm thị trường, hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ kinh
doanh (hàng hóa hữu hình, dịch vụ hay hàng hóa thông tin).
- Môi trường kinh doanh trong nước và khu vực (kinh tế, chính trị, pháp luật, xã
hội, )
- Cơ sở hạ tầng, đặc biệt cơ sở hạ tầng CNTT - Viễn thông và thanh toán cho
TMĐT
- Với các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm vận hành TMĐT, để có sự lựa chọn
đúng đắn và có hiệu quả, nên tìm đến các nhà tư vấn dịch vụ CNTT và TMĐT.
2.3.3 Chuẩn bị về nhân lực
14
CNTT là loại hình công nghệ cao, đòi hỏi người ứng dụng TMĐT cần phải có
hiểu biết, có kỹ năng thao tác, vận hành các hệ thống thông tin và các thiết bị thông tin.
Tùy thuộc vào sự lựa chọn cách thức và mức độ ứng dụng TMĐT, các hệ thống thông tin
và các thiết bị thông tin có thể có mức độ phức tạp hết sức khác nhau, tương ứng với
mức độ phức tạp đó là cơ cấu và trình độ đào tạo khác nhau của đội ngũ vận hành.
Để đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho TMĐT, doanh nghiệp có thể tuyển dụng từ
thị trường lao động, đào tạo hoặc đào tạo lại biên chế hiện có của doanh nghiệp, tùy
thuộc vào yêu cầu đối với cơ cấu và trình độ đào tạo.
Ứng dụng mô hình TMĐT từng phần vào doanh nghiệp truyền thống càng phát
triển theo chiều rộng và chiều sâu thì tác động của TMĐT đối với thay đổi cơ cấu ngành
nghề, chất lượng lao động của doanh nghiệp càng sâu sắc, càng tăng cao nhu cầu đào tạo

và đào tạo lại nguồn nhân lực.
2.3.4 Chuẩn bị vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng
Khi doanh nghiệp truyên thống đã lựa chọn cách thức và xác định mức độ tham
gia TMĐT, bước tiếp theo là chuẩn bị vốn đầu tư và thiết lập cơ sở hạ tầng cho TMĐT.
Với qui mô triển khai và mức độ ứng dụng TMĐT đơn giản, chi phí đầu tư cơ sở
hạ tầng khá thấp, phần lớn doanh nghiệp đủ sức đầu tư từ vốn tự có.
Các hệ thống TMĐT phức tạp, chi phí đầu tư lớn, có thể đòi hỏi doanh nghiệp
phải huy động vốn bên ngoài.
Nhu cầu về vốn đầu tư không chỉ phụ thuộc vào mức độ phức tạp và quy mô của
hệ thống TMĐT, mà còn phụ thuộc vào việc lựa chọn phương án đầu tư của doanh
nghiệp. Trong trường hợp hệ thống TMĐT muốn áp dụng có quy mô lớn và mức độ phức
tạp cao, để giảm chi phí doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án sử dụng nguồn lực bên
ngoài, nghĩa là không tự xây dựng cơ sở hạ tầng cho TMĐT ở doanh nghiệp mình mà
thuê cơ sở hạ tầng ở tổ chức, doanh nghiêp chuyên cung ứng các dịch vụ cơ sở hạ tầng
và chia sẻ quyền lợi với họ. Trong thực tế kinh doanh, chỉ có những doanh nghiệp có
những yêu cầu cao đối với các đặc trưng của hệ thống, có quy mô lớn và có tiềm lực tài
chính tương đối mạnh mới lắp đặt hệ thống TMĐT cho riêng mình.
2.3.5 Chuẩn bị về mặt tổ chức để triển khai thương mại điện tử
Để triển khai kế hoạch áp dụng TMĐT, doanh nghiệp cần thành lập một cơ cấu tổ
chức đảm nhiệm công việc này. Kinh nghiệm nhiều doanh nghiệp áp dụng TMĐT trên
thế giới cho thấy, một tổ chức như vậy thường bao gồm người đứng đầu là giám đốc
15
hoặc phó giám đốc có thẩm quyền quyết định các vấn đề về tài chính, về nhân sự và kinh
doanh. Các thành viên khác bao gồm cán bộ có trách nhiệm của các bộ phận chuyên
trách về kinh doanh, về marketing và về thông tin của doanh nghiệp. Nhìn chung, nhóm
công tác thường có đủ thầm quyền và năng lực triển khai dự án.
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP QUẢNG HÒA

3.1 HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
3.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm được tiến hành bằng cách phát
phiếu điều tra trực tiếp cho nhân viên trong công ty trong thời gian từ ngày 21/01/2013
đến ngày 27/01/2013.
16
Nội dung: Tập trung vào nhận thức của doanh nghiệp về MHKD hiện tại và
những vấn đề cho xây dựng mô hình TMĐT từng phần.
Số lượng phiếu phát ra: 20 phiếu, thu về 20 phiếu, số phiếu thu về hợp lệ 20 phiếu.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được tiến hành với ban giám đốc công ty. Nội
dung phỏng vấn tập trung vào những yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp, thực
trạng về các hoạt động kinh doanh trong mô hình hiện tại, phương hướng phát triển mô
hình kinh doanh trong thời gian tới.
3.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp được thực hiện thông qua việc đọc và
nghiên cứu các báo cáo, hồ sơ, các tài liệu của công ty; các công trình nghiên cứu đã
được công bố như: Báo cáo TMĐT các năm 2008 - 2012.
3.1.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
- Phương pháp định lượng: Sử dụng phần mềm Microsoft excel để tính toán và vẽ
biểu đồ. Các số liệu thu được phân tích theo giá trị trung bình (mean) và chỉ số thống kê,
được diễn giải bằng biểu đồ và phân tích chi tiết. Nội dung phân tích là các biến được
đưa vào phân tích như tác dụng của việc xây dựng MHKD, các yếu tố cần chú trọng khi
xây dựng mô hình,. . .
- Phương pháp định tính: phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp thông tin từ sách,
báo và các bài viết trên Internet.
3.2 KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP QUẢNG HÒA
3.2.1 Khái quát về công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Quảng Hòa
3.2.1.1 Giới thiệu về công ty

Tên công ty: Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Quảng Hoà
Giám đốc công ty: Linh Văn Tâm
Địa chỉ: Phố cũ thị trấn Quảng Uyên - huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 0263820224
Mã số thuế: 4800142285
Cơ sở pháp lý của công ty:
- Quyết định thành lập số 2019/QĐ-UB ngày 21/11/2000 của UBND tỉnh Cao Bằng.
17
- Vốn điều lệ: 604,2 triệu đồng và được chia thành 6.002 cổ phần, mệnh giá của mỗi
cổ phần là 100.000 đồng, bao gồm 30 cổ đông tham gia góp vốn. Trong đó: chủ tịch
HĐQT sở hữu 2.300 cổ phần, chiếm 38,3% vốn điều lệ; giám đốc điều hành sở hữu 210
cổ phần, chiếm 3,5% vốn điều lệ; kế toán trưởng sở hữu 290 cổ phần, chiếm 4,8% vốn
điều lệ; trưởng phòng tổ chức sở hữu 280 cổ phần, chiếm 4,6% vốn điều lệ; còn lại 26 cổ
đông khác sở hữu 2.922 cổ phần chiếm 48,8% vốn điều lệ.
Loại hình công ty: Hình thức sở hữu của công ty: vừa và nhỏ (Cổ phần 100% vốn
cổ đông đóng góp).
Nhiệm vụ của công ty:
- Căn cứ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 1103000005 là doanh nghiệp
cổ phần, hoạt động theo luật doanh nghiệp, điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ
phần đã được Đại hội cổ đông thông qua.
- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
+ Kinh doanh thương mại tổng hợp, xuất nhập khẩu.
+ Tổ chức thu mua tiêu thụ hàng nông sản (ngô hạt, đỗ tương . . .).
+ Sản xuất than tổ ong.
3.2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Quảng Hoà tiền thân là Công ty thương
nghiệp dịch vụ tổng hợp của những năm thập kỷ 70, đến tháng 10/1990 do tổ chức sắp
xếp lại cơ cấu nhằm tinh gọn bộ máy, công ty lấy tên là Công ty thương nghiệp tổng hợp
Quảng Hoà.
Sau 10 năm thành lập lại công ty. Bộ máy lãnh đạo đã đi vào ổn định tổ chức,

từng bước tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tập thể đoàn kết phát huy nội lực
đưa công ty từng bước đứng vững trên thương trường và kinh doanh có hiệu quả.
Thực hiện Nghị định số: 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về việc cổ
phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Ngày 21/11/2000, Công ty cổ phần hoá doanh nghiệp.
Từ khi cổ phần hóa đến nay, được sự quan tâm tạo điều kiện của cấp chủ quản (Sở
Công thương), Đảng và chính quyền địa phương cùng các ban ngành đã giúp Công ty tạo
thế lực trong kinh doanh đạt hiệu quả, mức thu nhập bình quân tương đối ổn định, đóng góp
đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước theo luật định.
Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Quảng Hoà là một doanh nghiệp vừa và
nhỏ hoạt động trên địa bàn miền núi nên việc kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhất là
18
trong thời kỳ chuyển đổi hội nhập kinh tế (việc tiếp cận vay vốn ngân hàng lãi suất còn
cao, chưa chủ động được nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh (SXKD)). Tuy nhiên ban
lãnh đạo đã luôn luôn tìm kiếm, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thời cơ, tham khảo thực
tế kết hợp với kinh nghiệm để đề ra các biện pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn trước
mắt có những chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp, kinh doanh những mặt hàng
thiết yếu đáp ứng nhu cầu của người dân.
Trong những năm qua công ty luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân
lao động vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, thành thạo các kỹ năng trong quá trình
làm việc bằng cách: cử nhiều cán bộ học chương trình đại học theo phương thức vừa học
vừa làm tại các các trường đại học.
Bên cạnh đó, công ty còn thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần
cho người lao động, giải quyết việc làm thường xuyên, ổn định, thu nhập của người lao
động tương đối ổn định. Các chính sách, chế độ đối với người lao động được đảm bảo,
tất cả người lao động khi được tuyển dụng đều được ký hợp đồng lao động và được tham
gia đóng BHXH, BHYT,BHTN theo quy định hiện hành. Ngoài ra, hàng năm Công ty
còn tổ chức gặp mặt, tặng quà cho các cháu là con của cán bộ, công nhân lao động nhân
dịp ngày Quốc tế thiếu nhi, rằm Trung thu, khuyến học; tổ chức cho các cháu có thành
tích xuất sắc trong học tập đi tham quan khu di tích lịch sử cách mạng Pác Bó, thác Bản
giốc…

3.2.1.3 Sơ đồ tổ chức
Hội đồng quản trị Kiểm soát
Chủ tịch HĐQT
Giám đốc điều hành
Phòng tổ chức SXKD Phòng kế toán
19
Cửa hàng
bán lẻ
Quảng
Uyên
Ki ốt
Cửa hàng
bán hàng
chính sách
Xưởng
sản xuất
than tổ
ong
Cửa hàng
bán lẻ
Phục Hoà
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty CPTMTH Quảng Hòa)
3.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến việc xây dựng mô hình thương
mại điện tử từng phần tại công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Quảng Hòa
3.2.2.1 Các nhân tố môi trường bên ngoài
a. M ô i trường pháp lý cho thương mại điện tử
Từ năm 2005 đến nay, sau khi kế hoạch tổng thề phát triển thương mại điện tử
giai đoạn 2006 - 2010 được chính phủ phê duyệt ngày 15 tháng 9 năm 2005, hệ thống
văn bản pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực TMĐT liên tục được bồ sung, hoàn thiện.

Hai văn bản luật được Quốc hội ban hành, tạo nền tảng pháp luật cho TMĐT đó là
Luật Giao dịch điện tử (tháng 11 năm 2005) và Luật công nghệ thông tin (năm 2006).
Việc ra đời hai văn bản luật này đã tạo cơ sở để Chính phủ và các Bộ ngành ban hành
các văn bản dưới Luật điều chỉnh những lĩnh vực cụ thể của giao dịch điện tử. Từ năm
2006 – 2010, bảy văn bản cấp Nghị định đã được ban hành. Các Bộ ngành cũng đã ban
hành nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết triển khai các Nghị định đó.
Bên cạnh đó, khung chế tài cho việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến ứng
dụng TMĐT và CNTT cũng dần dần được hoàn thiện. Ngoài ra trong năm 2009 Quốc
hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, bổ sung thêm một
số tội danh và nâng cao hình phạt đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao, trong đó có
tội phạm trong lĩnh vực TMĐT.
Với hệ thống văn bản khá đầy đủ như trên, có thể thấy khung pháp lý về TMĐT
tại Việt Nam đã hình thành và dần hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển
khai các ứng dụng TMĐT.
b. Môi trường kinh tế vĩ mô
Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.
Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ
20

×