Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển kinh nghiệm đối với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 114 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
*******************

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN



CẢI CÁCH NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI







Hà Nội - 2008



1
MỤC LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1. Sự cần thiết của đề tài 5
2. Tình hình nghiên cứu 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
3.1. Mục đích nghiên cứu 7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 8
4.1. Đối tượng nghiên cứu 8
4.2. Phạm vi nghiên cứu 8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 8
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn 8
7. Bố cục luận văn 9
CHƢƠNG 1. 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CẢI CÁCH 10
NGÀNH BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG 10
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CẢI CÁCH BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG 10
1.1.1.Một số khái niệm cơ bản về cải cách bƣu chính viễn thông 10
1.1.2. Sự cần thiết phải cải cách ngành bƣu chính viễn thông 13
1.1.3. Vị trí, vai trò, đặc điểm của ngành Bưu chính -Viễn thông 16
1.1.3.3. Đặc điểm của ngành Bưu chính Viễn thông 20
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CẢI CÁCH NGÀNH BCVT 23
1.2.1. Toàn cầu hoá và hội nhập – nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình cải cách
Bƣu Chính Viễn Thông thế giới 23
1.2.2. Xu hƣớng phát triển Bƣu chính viễn thông thế giới. 25
1.2.3. Những tồn tại trong quản lý ngành BCVT các nƣớc. 36
CHƢƠNG 2. 39
CẢI CÁCH NGÀNH BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC 39
ĐANG PHÁT TRIỂN CÓ NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI 39

2.1. CẢI CÁCH NGÀNH BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC ĐANG
PHÁT TRIỂN CÓ NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI Ở TRUNG VÀ ĐÔNG ÂU 39
2.1.1. Bối cảnh của các nƣớc Trung và Đông Âu những năm 1980 -1990. 39
2.1.2. Quá trình cải cách cơ cấu 40
2.1.3. Cải cách ngành bƣu chính viễn thông ở một số nƣớc cụ thể 41
2.2. CẢI CÁCH NGÀNH BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG TRUNG QUỐC
53
2.21. Quan điểm về cải cách và phát triển ngành BCVT của Trung Quốc 53
2.2.2. Sự nhảy vọt có tính lịch sử của thông tin BCVT Trung Quốc 56
2.2.3. Những bài học kinh nghiệm 64
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ CẢI CÁCH NGÀNH BƢU CHÍNH VIỄN
THÔNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CÓ NỀN KINH TẾ CHUYỂN
ĐỔI 71
2.3.1. Về quản lý 71
2.3.2. Về thị trƣờng 72
2.3.3. Về vốn 72
CHƢƠNG 3. 74
VẬN DỤNG KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG QUÁ TRÌNH 74
CẢI CÁCH CỦA NGÀNH BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 74
3.1. QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH NGÀNH BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 74


2
3.1.1. Mục tiêu của cải cách Ngành Bƣu chính Viễn thông (BCVT) 74
3.1.2. Những bƣớc cải cách ban đầu của Ngành BCVT Việt Nam 74
3.1.3. Các chính sách đã áp dụng để thực hiện cải cách 75
3.1.4. Đánh giá tổng quát quá trình cải cách ngành BCVT Việt Nam 76
3.1.5. Đánh quá trình cải cách ngành BCVT Việt Nam bằng mô hình 81
3.1.6. Những tác động đối với BCVT sau khi Việt nam gia nhập WTO 85
3.2. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH NGÀNH BCVT SAU KHI

VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 91
3.2.1. Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực BCVT 91
3.2.2. Đối với các doanh nghiệp bƣu chính viễn thông 105
KÕt luËn 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112




3
DANH MỤC VIẾT TẮT

1 – NGN – Mạng thế hệ mới
2 – BCVT - Bƣu Chính Viễn Thông
3 – UPU – Liên minh Bƣu Chính thế giới
4 – OECD - Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
5 – ITU – Liên minh viễn thông thế giới
6 – PTO – Khai thác viễn thông công cộng
7 – WTO - Tổ chức thƣơng mại thế giới
8 – GIS - Viễn cảnh về xã hội thông tin toàn cầu
9 – G7 – Các nƣớc công nghiệp tiên tiến
10 – DSL - Đƣờng dây thuê bao số
11 – GMS – Tổng đài các dịch vụ di động
12 – P&T – Bƣu chính và Viễn thông
13 – PTT – Bƣu chính và điện báo điện thoại
14 – CEE - Hội đồng hợp tác kinh tế Châu Âu
15 – BTC - Thẻ điện thoại từ tính
16 – CI - Trƣởng ban thanh tra
17 – VAS - Tự do hoá thị trƣờng
18 – ETSI - Viễn thông Hungary

19 – CNTT – Công nghệ thông tin
20 – APN - Dịch vụ mạng riêng ảo
21 – NT – Nguyên tắc phân biệt đối xử
22 – GATS - Hiệp định chung về Thƣơng mại dịch vụ
23 – MFN - Tối huệ quốc
24 – DPT – Các nƣớc đang phát triển
25 – TRIPS - Quyền sở hữu trí tuệ
26 – FDI - Vốn đầu tƣ trực tiếp
27 – ODA - Vốn viện trợ


4
DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1 - Tổng quan về tình hình cải tổ ở Liên minh Châu Âu hiện nay 40
Bảng 3.1 - Các biến số của quá trình cải cách Bƣu Chính, Viễn Thông 82
Đồ thị 3.1 – Tình trạng hiện tại của Bƣu Chính Viễn Thông Việt Nam 83




5
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế thế
giới, tình hình cạnh tranh trên thị trường hàng hoá và dịch vụ nói chung và trên
thị trường dịch vụ viễn thông nói riêng đang ngày càng gia tăng giữa các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông của Việt Nam với các doanh nghiệp trong

và ngoài nước. Đặc biệt, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
WTO, với những cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông,
tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực này có thể còn gay gắt hơn nhiều. Đó là
những thách thức quan trọng mà ngành bưu chính Viễn thông Việt Nam đang
phải đối mặt. Sau 20 năm đổi mới toàn diện, bên cạnh những thành tựu quan
trọng của đất nước trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, bưu chính, viễn thông và
công nghệ thông tin Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, tăng nhanh năng lực,
không ngừng được hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách phát triển hàng thập kỷ so
với các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng và phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bưu chính, viễn thông là một trong những ngành dịch vụ lớn và phát triển
nhanh nhất, đóng vai trò vừa là một dịch vụ liên lạc, vừa là một phương tiện nền
tảng để chuyển tải nhiều loại hình dịch vụ khác. Đây là ngành đặc biệt quan
trọng đối với mọi nhà xuất khẩu dịch vụ liên quan đến dịch vụ này trong quá
trình sản xuất và cung cấp các loại hình dịch vụ của họ. Cùng với xu hướng toàn
cầu hoá, nhiều thay đổi đáng kể đã và đang diễn ra trong lĩnh vực bưu chính,
viễn thông. Riêng trong lĩnh vực viễn thông, các công nghệ mới như thế hệ 2,5G
và tiến tới 3G trên mạng NGN đã được đưa vào sử dụng và cung cấp các dịch vụ
viễn thông mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mặt khác, vấn đề tự do hoá thị
trường dịch vụ bưu chính viễn thông và bãi bỏ các quy định về điều tiết đối với
dịch vụ này và thay thế bằng những mô hình, chính sách điều tiết mới là một yêu
cầu tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của tất cả các quốc gia trên thế
giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.


6
Trong bối cảnh đó, đề tài “cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số
nước đang phát triển - Kinh nghiệm đối với Việt Nam”, có ý nghĩa cả về lý luận và
thực tiễn đối với quá trình cải cách ngành bưu chính viễn thông Việt Nam trong tiến

trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Quá trình cải cách ngành bưu chính viễn thông ở một số nước trên thế giới chỉ
mới bắt đầu từ nửa giữa những năm 1980. Chính vì vậy, cho đến cuối những năm
1990, các nước mới có sự tổng kết, đánh giá về quá trình cải cách này. Do đó, cũng
có một số tài liệu phân tích về vấn đề này:
1) Cuốn sách đầu tiên viết về quá trình cải cách ngành bưu điện là của GS.TS.
ILIJA STOANOVIC với tiêu đề “cải tổ cơ cấu ngành bưu điện ở Trung và Đông
Âu” đã đề cập những vấn đề quản lý mang tính chiến lược của công cuộc cải cách
ngành bưu điện của các nước Trung và Đông Âu. Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ mới
dừng lại ở mức là mô tả sự cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu ngành bưu điện và
những nội dung trong quá trình cải cách chứ chưa có sự tổng kết, đánh giá những
thành công, thất bại, và những kinh nghiệm rút ra trong quá trình cải cách ngành bưu
điện ở những nước này.
2) Cuốn sách những xu hướng cải tổ viễn thông trên thế giới của do Viện Kinh
tế Bưu điện biên dịch, nhà xuất bản bưu điện ấn hành 9.2001 chủ yếu đề cập đến một
số xu hướng mở cửa thị trường viễn thông cho cạnh tranh, xu hướng mở rộng quyền
sở hữu, cấp phép viễn thông và các vấn đề về truy cập công ích, kết nối, định giá
dịch vụ Tuy nhiên nội dung cuốn sách này chủ yếu chỉ đề cập đến những nội dung
trên mang tính xu hướng trên cơ sở mô tả các nội dung cải tổ trong lĩnh vực viễn
thông ở một số nước mà không đi sâu vào phân tích, đánh giá cụ thể những nội dung
cải cách cụ thể ở một số quốc gia cụ thể, nên chưa nêu ra được những nét đặc trưng
trong quá trình cải tổ ngành bưu chính viễn thông ở một số nước, rút ra kinh nghiệm
đối với Việt Nam.
3) Cuốn sách một số kinh nghiệm phát triển bưu điện Trung Quốc, do KS. Lê
Đức Niệm và KS. Chu Doanh biên dịch, Nxb. Bưu điện ấn hành 1998, đã đưa ra
những bài học kinh nghiệm và chiến lược cụ thể mang tính thực tiễn của con đường
phát triển sự nghiệp thông tin bưu điện xã hội chủ nghĩa. Song, nó hoàn toàn mang



7
màu sắc của đất nước Trung Quốc nên đối với nước ta cần phải nghiên cứu và chọn
lọc các kinh nghiệm kỹ.
4) Cuốn sách Bưu chính bước vào thế kỷ 21 do KS. Lê Đức Niệm biên dịch,
Nxb. Bưu điện ấn hành 2001 và cuốn Bưu chính thế giới do phòng Thống kê, Bộ
phận cơ sở dữ liệu và Tin học, vụ Quốc tế UPU soạn thảo là hai cuốn sách đã đưa ra
xu thế chung của bưu chính thế giới và ở Trung Quốc. Do vậy, vấn đề đặt ra đối với
bưu chính Việt nam là vấn đề cần được nghiên cứu ở đây.
5) Ngoài ra còn một số bài báo đăng trên tạp chí BCVT cũng có đề cập đến
quá trình cải cách ngành bưu chính, hoặc viễn thông của một số quốc gia trên thế
giới, nhưng nhìn chung chỉ mới đi vào một khía cạnh hẹp chứ chưa đi vào phân tích
toàn diện và cập nhật toàn bộ tiến trình cải của một quốc gia cụ thể.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu, phân tích quá trình cải cách ngành bưu chính viễn thông của
một số nước đang phát triển trên thế giới, luận văn mong muốn tìm ra những kinh
nghiệm bổ ích để đề xuất những giải pháp có tính chất tham khảo cho quá trình cải
cách ngành bưu chính viễn thông của Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu phân tích về sự cần thiết của việc cải cách ngành bưu chính
viễn thông của các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá.
 Nghiên cứu, phân tích, đánh giá quá trình cải cách ngành bưu chính của
một số nước.
 Phân tích, đánh giá quá trình cải cách ngành bưu chính Việt Nam trong
thời gian qua, đánh giá những thành công và tồn tại, rút ra nguyên nhân của những
tồn tại đó
 Trên cơ sở những kinh nghiệm cải cách nghành BCVT của một số nước,
luận văn đề xuất các giải pháp đẩy nhanh quá trình cải cách ngành bưu chính Việt
Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.




8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình cải cách ngành bưu chính viễn
thông của một số nước đang phát triển.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn phạm vi thời gian: Cải cách ngành BCVT của các nước trên thế
giới bắt đầu diễn ra từ đầu những năm 1980 và kết thúc vào cuối thập kỷ 90. Do
đó, luận văn tập trung nghiên cứu và phân tích quá trình cải cách BCVT của một số
nước trên thế giới theo khoảng thời gian diễn ra quá trình cải cách đó.
- Giới hạn về không gian: Luận văn không nghiên cứu toàn bộ những nước có
tiến hành cải cách BCVT trên thế giới mà chỉ tập trung nghiên cứu quá trình cải cách
BCVT của một số nước đang phát triển có nền kinh tế đang chuyển đổi ở Trung,
Đông Âu và một điển hình ở châu Á, có sự tương đồng ở một mức độ nhất định
đối với Việt Nam là Trung Quốc.
- Hiện nay do xu hướng hội tụ ngày càng mạnh mẽ giữa Viễn thông - Công
nghệ thông tin và Truyền hình, lĩnh vực bưu chính viễn thông còn bao hàm cả lĩnh
vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, nội dung luận văn chí tập trung nghiên cứu,
phân tích, đánh giá quá trình cải cách của một số nước nói trên trong lĩnh vực bưu
chính viễn thông mà không đi vào phân tích lĩnh vực công nghệ thông tin.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân tích tính tất yếu
của tiến trình cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển
trên thế giới. Các phương pháp phân tích, tập hợp, diễn giải, quy nạp cũng được sử
dụng nhằm khảo sát, phân tích, đánh giá quá trình cải cách ngành bưu chính viễn
thông của một số nước đang phát triển. Bên cạnh đó, các phương pháp phân tích,
phương pháp thống kê, so sánh như là một công cụ phân tích số liệu để minh chứng
cho các vấn đề nghiên cứu.

6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Phân tích và làm rõ tính tất yếu khách quan như là những nhân tố thúc đẩy
quá trình cải cách ngành bưu chính viễn thông ở các quốc gia trên thế giới.


9
- Phân tích đánh giá quá trình cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số
nước đang phát triển, rút ra những thành công và hạn chế của quá trình cải cách.
- Khái quát tiến trình cải cách ngành bưu chính viễn thông của Việt Nam, đề
xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình cải cách ngành bưu chính viễn thông
Việt Nam.
7. Bố cục luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của cải cách ngành bưu chính viễn
thông của các nước trên thế giới.
Chương 2: Quá trình quá trình cải cách ngành bưu chính viễn thông của
một số nước trên thế giới.
Chương 3: Ngành bưu chính viễn thông Việt Nam trong quá trình cải cách.


10
CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CẢI CÁCH
NGÀNH BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CẢI CÁCH BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
1.1.1.Một số khái niệm cơ bản về cải cách bƣu chính viễn thông
1.1.1.1. Độc quyền trong lĩnh vực BCVT
Trong những năm trước thập kỷ 80, một số quốc gia coi độc quyền trong
lĩnh vực BCVT như là một tất yếu. Nhà nước nắm độc quyền đối với Ngành
BCVT như là một hạ tầng cơ sở quan trọng để thực hiện các chính sách công

của mình. Tuy nhiên, bắt đầu từ giữa thập kỷ 80, đặc biệt là từ nửa cuối những
năm 1980 tình hình bắt đầu có sự thay đổi. Phạm vi độc quyền của BCVT đang
ngày càng thu hẹp. Thị trường BCVT xuất hiện ngày càng nhiều các nhà khai
thác. Trong hoạt động bưu chính, vấn đề độc quyền ít hơn và vẫn đang bị bỏ
ngỏ. Các dịch vụ độc quyền mà theo thuật ngữ mới của UPU được gọi là các
dịch vụ “dành riêng”, chiếm từ 50-80% của tổng lưu lượng bưu chính, phụ thuộc
vào từng nước, và doanh thu từ những dịch vụ này vào khoảng từ 40% tới 85%.
Ở hầu hết các nước, luật hiện hành vẫn tạo thuận lợi cho hình thức này như là
một công cụ cần thiết cho dịch vụ chất lượng cao trên toàn lãnh thổ.
1.1.1.2. Phi điều tiết
Phi điều tiết (hay nới lỏng điều tiết) là quá trình giảm bớt quy định của
Nhà nước đối với Ngành Bưu Chính Viễn Thông nhằm hạn chế sự độc quyền
trong Ngành kinh tế này. Thông thường thì Nhà nước không muốn từ bỏ quyền
lực và khả năng tham gia của mình vào tất cả vấn đề kinh doanh của một ngành
kinh tế quan trọng như Bưu Chính Viễn Thông. Ngoài ra, bản thân Ngành Bưu
Chính Viễn Thông cũng không dễ dàng chấp nhận những thiệt hại đến vị trí độc
quyền của mình. Tuy nhiên, do sức ép của thị trường đã đến lúc buộc Nhà nước
phải hoạt động với tư cách là một chủ sở hữu và điều hành chứ không phải đơn
thuần chỉ là người cung cấp lợi ích công cộng cho xã hội với bất cứ giá nào qua
hệ thống Bưu Chính Viễn Thông công cộng. Về cơ bản thì quá trình phi điều tiết
không có nghĩa là xoá bỏ hoàn toàn những luật lệ điều tiết. Ngược lại, nó nhằm


11
đặt ra một hệ thống qui định mới có ảnh hưởng tích cực đến sự cạnh tranh trên
thị trường. Sự tự do hoá thị trường Bưu Chính Viễn Thông đòi hỏi những qui
định có vai trò kép: sắp xếp thị trường và hỗ trợ cho phát triển mở rộng thị
trường, tạo ra một không gian đủ tự do cho thị trường năng động. Trong nhiều
năm, ở hầu hết các nước Luật cơ bản về Bưu Chính Viễn Thông là khung pháp
lý duy nhất để quản lý lĩnh vực này trong trong suốt thời gian độc quyền. Sự

chuyển đổi thị trường yêu cầu những điều luật đóng vai trò như một chất xúc tác
quan trọng trong việc thực hiện cải cách Ngành Bưu Chính Viễn Thông cũng
như chiến lược phát triển. Vì thế trong giai đoạn cải cách Ngành Bưu Chính
Viễn Thông cần chú trọng đặc biệt đến Cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh
vực Bưu Chính Viễn Thông. Thiết lập được một Cơ quan quản lý Bưu Chính
Viễn Thông mạnh chính là mục tiêu đầu tiên cần đạt được trong quá trình cải
cách. Một trận đấu bóng hay cần phải có một người trọng tài cầm chịch giỏi và
công minh.
1.1.1.3. Tự do hoá
Nói chung tự do hoá trong một thị trường mở nghĩa là tự do cung cấp cho
thị trường các thiết bị và dịch vụ mới, cũng như việc cải tiến nâng cao dịch vụ,
thiết bị hiện có. Tự do hoá là quá trình hướng tới người sử dụng, mục đích
chính là đáp ứng nhu cầu của công chúng nhờ nâng cao hiệu quả điều hành,
nâng cao chất lượng dịch vụ và thiết bị. Cam kết về tự do hoá thị trường Viễn
Thông trong Hiệp định của WTO về các dịch vụ Viễn Thông cơ bản là một cột
mốc quan trọng của quá trình mở cửa thị trường Viễn Thông thế giới. Theo hiệp
định này, 69 nước đã cam kết tự do hoá thị trường Viễn Thông của mình; 59
nước cam kết cho phép cạnh tranh đối với các nhà khai thác mạng thoại công
cộng (cho phép từ 2 nhà khai thác mạng trở lên) trên các đoạn thị trường khác
nhau (nội hạt, đường dài hay quốc tế); 42 nước cam kết cho phép các nhà bán lại
dịch vụ điện thoại công cộng. Những bước tự do hoá đầu tiên trong lĩnh vực
viễn thông đã được tiến hành tại Mỹ sau một cuộc tranh luận về pháp lý lâu dài
và tốn kém, trong đó những người ủng hộ tư nhân hoá đã chiến thắng. Sau Mỹ là
Vương quốc Anh, Nhật Bản và các nước trong cộng đồng chung Châu Âu. Tự
do hoá đã trở thành một quá trình toàn cầu bao gồm các nước không phụ thuộc
vào hệ thống chính trị, mức độ phát triển hệ thống Bưu Chính Viễn Thông và
mức sống quốc gia.


12

1.1.1.4. Công ty hoá Bưu Chính Viễn Thông
Công ty hoá (Corporatization) là quá trình trao cho Cơ quan Bưu Chính,
Viễn Thông nhà nước một địa vị pháp lý độc lập như các doanh nghiệp tư nhân
khác. Công ty hoá sẽ trao quyền tự chủ cho Cơ quan Bưu Chính, Viễn Thông
nhà nước, giúp cho nó năng động, tự chủ trong môi trường cạnh tranh. Như vậy
công ty hoá sẽ tách riêng quyền sở hữu của nhà nước và trách nhiệm quản lý,
tránh sự can thiệp sâu của chính phủ vào hoạt động kinh doanh. Công ty hoá là
bước đi quan trọng trong quá trình cải cách Bưu chính, Viễn thông. Hầu hết các
Cơ quan Bưu chính, Viễn thông của các nước đều thực hiện bước đi này, và tiến
tới giai đoạn thương mại hoá.
1.1.1.5. Thương mại hoá Bưu Chính Viễn Thông
Thương mại hoá (Commercialization) là quá trình đưa các nguyên tắc thị
trường áp dụng vào Cơ quan Bưu chính, Viễn thông nhà nước. Do vậy, các chức
năng quan trọng trong một doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường như
tài chính, kế toán, kế hoạch chiến lược, nguồn nhân lực, marketing… phải được
bổ sung, tăng cường. Thương mại hoá chính là chuyển sang tư duy hướng về
khách hàng, coi thị trường là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp. Tư duy đó
đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến nguồn nhân lực - khách hàng bên trong,
phải phối hợp tất cả các nguồn lực bên trong nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh để đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Công ty hoá tạo cơ sở pháp lý, quyền tự chủ cho cơ quan Bưu chính, Viễn
thông. Thương mại hoá trang bị các công cụ quản lý quan trọng cho cơ quan
Bưu chính, Viễn thông hoạt động trong môi trường kinh tế thị trường cạnh tranh.
Quá trình thương mại hoá không thể thực hiện được nếu Cơ quan Bưu chính,
Viễn thông thiếu quyền tự chủ, trách nhiệm và động lực khuyến khích do quá
trình Công ty hoá đem lại. Ngược lại chỉ riêng Công ty hoá cũng không mang lại
kết quả cải cách. Như vậy cả hai quá trình Công ty hoá và Thương mại hoá đều
không thể thiếu được cho quá trình cải cách thành công. Thường thì “Công ty
hoá” được thực hiện trước, sau đó là quá trình “Thương mại hoá”. Tuy nhiên
một số Cơ quan Bưu chính, Viễn thông các nước lại thực hiện Thương mại hoá

trước rồi sau đó mới thực hiện Công ty hoá. Quá trình Công ty hoá và Thương
mại hoá cơ quan Bưu Chính, Viễn Thông nhà nước được gọi là quá trình cải
cách doanh nghiệp (Enterprise reform).


13
1.1.1.6. Tư nhân hoá Bưu Chính Viễn Thông
Tư nhân hoá có nghĩa là bán một phần hay toàn bộ Công ty Bưu Chính
Viễn Thông sở hữu Nhà nước. Tư nhân hoá và tự do hoá là hai khái niệm độc
lập, có thể tồn tại cái này mà không cần cái kia. Tuy nhiên có khuynh hướng cho
rằng 2 khái niệm này đi đôi với nhau. Tư nhân hoá được xem như một phương
pháp được sử dụng để huy động nguồn tài chính cho phát triển Viễn thông. Tư
nhân hoá các Công ty Bưu Chính, Viễn Thông Nhà nước được tiến hành thông
qua việc tư nhân hoá các dịch vụ hoặc bán tài sản của các công ty Nhà nước. Ở
hầu hết các nước OECD, tư nhân hoá dịch vụ Viễn thông và một phần dịch vụ
Bưu chính đã được tiến hành, trong khi ở các nước đang phát triển chỉ một phần
công ty Viễn thông nhà nước được đem ra bán. Công chúng rất quan tâm mua
cổ phần của các công ty Viễn thông vì họ hy vọng thu được lợi nhuận cao do tốc
độ tăng trưởng của Ngành viễn thông. Ngoài hình thức tư nhân hoá dịch vụ và
bán tài sản, các hình thức tham gia của khu vực tư nhân không có quan hệ sở
hữu dài hạn đã được sử dụng rộng rãi qua hợp đồng thuê hay hợp đồng quản lý
(nhằm thu hút đầu tư nước ngoài hay bí quyết kỹ thuật), hợp đồng chuyển
nhượng và hình thức đồng sở hữu.
1.1.2. Sự cần thiết phải cải cách ngành bƣu chính viễn thông
Xét về lịch sử, sự phát triển của Viễn thông gắn liền với Bưu chính kể từ
khi các phương tiện truyền tin mới là điện thoại và điện báo được đưa vào kinh
doanh. Thông qua mạng lưới đã được thiết lập, Bưu chính triển khai các hình
thức thông tin mới này. Vì vậy, sự phát triển Viễn thông có thể được tiến hành
trong doanh nghiệp Bưu chính độc quyền, được Nhà nước bảo hộ. Mặt khác, chi
phí xây dựng mạng Viễn thông cao. Do vậy, việc thực hiện hoạt động mang lại

ích lợi to lớn cho xã hội này được Nhà nước đảm nhận cung cấp và được coi là
độc quyền tự nhiên. Cơ cấu tổ chức dưới dạng một doanh nghiệp nhà nước thực
hiện chung các hoạt động Bưu chính và Viễn thông, chỉ khác nhau không nhiều
lắm giữa các nước, và kết quả kinh doanh của toàn bộ ngành Bưu Chính Viễn
Thông là tích cực. Điều này tạo ra ấn tượng là Ngành này hoạt động tốt, và do
vậy làm chậm trễ những đổi mới trong Ngành Bưu Chính Viễn Thông ở các
nước.


14
Sự phát triển kinh tế, xã hội nhanh chóng dựa trên các thành tựu công
nghệ thông tin đã dẫn đến sự xâm nhập của công nghệ thông tin vào các quá
trình sản xuất và hội nhập kinh tế toàn cầu. Mặt khác, sự chuyển đổi từ cơ chế
kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường ở các nước khối Đông Âu cũng
tạo ra những tiềm năng phát triển to lớn. Ngoài ra, sự hội tụ của Viễn thông và
Tin học là một bước tiến khác góp phần tạo lập hệ thống Viễn thông toàn cầu.
Ngành truyền thông đại chúng cũng không đứng ngoài cuộc. Tất cả những điều
đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của Ngành Bưu Chính Viễn Thông,
một ngành cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng.
Những đòi hỏi của xã hội đặt ra đối với Ngành Bưu Chính Viễn Thông
cho thấy rằng bất cứ sự phát triển chậm trễ nào của ngành hạ tầng quan trọng
này đều có thể làm chậm trễ sự phát triển kinh tế văn hoá và xã hội. Vì thế, mục
tiêu phát triển chủ yếu của Ngành Bưu Chính Viễn Thông là phải đạt tới mức có
đủ năng lực thúc đẩy xã hội và nền kinh tế đất nước phát triển. Để đạt mục tiêu
này, cần phải thực hiện chuyển đổi và cải cách Ngành Bưu Chính Viễn Thông,
bắt đầu bằng sự thay đổi về công nghệ, nhằm tạo ra những phương tiện làm việc
mới, và những đổi mới về cơ cấu nhằm thay đổi phạm vi tổ chức và chức năng
hoạt động cũng như thị trường của Ngành Bưu Chính Viễn Thông. Tiếp đến là
những thay đổi về mặt pháp lý nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý cần thiết cho Ngành
Bưu Chính Viễn Thông hoạt động trong một thị trường đã thay đổi.

Chính phủ các nước phát triển đã nhận thức rõ những ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến nền kinh tế của Viễn thông- một bộ phận của Ngành BCVT.
Do vậy họ đã đẩy mạnh tốc độ phát triển của lĩnh vực này thông qua việc hướng
dẫn quá trình cải cách cho Ngành Bưu Chính Viễn Thông. Và ở đây đã thể hiện
rõ vai trò quản lý nhà nước đối với sự đổi mới, phát triển của Ngành Viễn thông.
Cơ cấu ngành Bưu Chính Viễn Thông ở các nước khác nhau không có sự
khác nhau đáng kể. Trong giai đoạn đầu hầu hết ở các nước, cơ quan quản lý nhà
nước như Bộ, Tổng cục Bưu Chính Viễn Thông hoặc Công ty Bưu Chính Viễn
Thông nhà nước đảm nhận việc cung cấp các dịch vụ Bưu Chính Viễn Thông.
Về mặt lý thuyết, một Công ty Bưu Chính Viễn Thông nhà nước có thể
hoạt động hiệu quả như một công ty tư nhân. Chính phủ không can thiệp vào


15
công việc quản lý, không áp đặt những mức cước phi thực tế, mà tiến hành các
biện pháp cần thiết để tăng khả năng đầu tư để việc hiện đại hoá hạ tầng cơ sở
mạng lưới, áp dụng những công nghệ mới, dịch vụ mới, đồng thời không biến
Bưu Chính Viễn Thông trở thành một phương tiện để giải quyết những vấn đề
xã hội hay một nguồn lực để làm giảm thất nghiệp. Tuy nhiên thực tiễn hoạt
động của Ngành Bưu Chính Viễn Thông ở nhiều nước trên thế giới đã chứng tỏ
rằng các hy vọng trên đều không thực tế. Trong những năm 80, các yếu tố quan
trọng như sự phát triển công nghệ, sự gia tăng nhu cầu dịch vụ, việc hội tụ giữa
công nghệ Tin học và Viễn thông, môi trường cạnh tranh trong những ngành
công nghiệp khác, và quan trọng hơn cả là sự bất lực của Ngành Bưu Chính
Viễn Thông Nhà nước nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường từ góc độ tài
chính, tổ chức cho đến chất lượng. Tất cả những yếu tố này đã dẫn đến những nỗ
lực toàn cầu bước đầu nhằm tiến hành một số thay đổi làm cho hệ thống Bưu
Chính Viễn Thông chuyển đổi hướng theo thị trường. Nền kinh tế thế giới đã trải
qua những biến động lớn khi các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu
tan rã và chuyển đổi mô hình để hội nhập nền kinh tế thế giới. Quá trình hội

nhập này đã diễn ra sớm hơn ở một số ngành công nghiệp khác. Sau đó, quá
trình công ty hoá, thương mại hoá, tự do hoá, phi thể chế hoá và tư nhân hoá
cũng được áp dụng cho lĩnh vực Bưu Chính Viễn Thông. Đồng thời, do Bưu
Chính Viễn Thông là một ngành kinh tế hạ tầng quan trọng, thiết yếu, nên đây
cũng là nguyên nhân chính thúc đẩy Chính phủ các nước nỗ lực cải cách Ngành
Bưu Chính Viễn Thông. Có sáu yếu tố cơ bản thúc đẩy Chính phủ các nước cải
cách môi trường pháp lý và mở cửa thị trường bưu chính, viễn thông.
Thứ nhất, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế cũng như cách mạng
công nghệ dẫn tới cạnh tranh toàn cầu.
Thứ hai, các tổ chức tài chính đa phương ngày càng gắn các điều kiện cải
cách vào các khoản viện trợ nước ngoài.
Thứ ba, nguồn tài chính và các khoản tín dụng từ các nhà cung cấp và các
nước đang giảm dần, buộc các chính phủ phải quay về vốn đầu tư của khối tư
nhân, cả trong nước và quốc tế.
Thứ tư, các nhà khai thác viễn thông công cộng truyền thống không thể


16
thoả mãn nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng của xã hội.
Thứ năm, các Chính phủ nhận thức được những cơ hội do cạnh tranh toàn
cầu mang lại cho nền kinh tế đất nước. Do đó, các chính phủ phải tích cực chuẩn
bị cho các ngành kinh tế nói chung và Bưu Chính Viễn Thông nói riêng để hội
nhập thành công.
Thứ sáu, khách hàng nhận thức được những lợi ích của cạnh tranh cả về
giá cả lẫn công nghệ. Do vậy, họ ủng hộ xu hướng đổi mới theo hướng tự do
hoá thị trường nói chung và thị trường viễn thông nói riêng.
Xu hướng cạnh tranh toàn cầu trong viễn thông được khẳng định trong
Hiệp định về mở cửa thị trường viễn thông cơ bản, do 69 nước thành viên WTO
ký ngày 15-2-1997, đánh dấu một bước chuyển lớn về chính sách viễn thông thế
giới. Như vậy, chính sách thương mại đang thúc đẩy cải cách thể lệ quy định

điều tiết viễn thông ở nhiều quốc gia, cả các nước phát triển và đang phát triển.
Nói tóm lại, động lực thúc đẩy của mọi sự thay đổi trong Ngành Bưu
Chính Viễn Thông đang lớn mạnh nhanh chóng, nhu cầu khách hàng ngày càng
đa dạng là động lực thúc đẩy của sự phát triển thông tin, toàn cầu hoá nền kinh
tế và đổi mới công nghệ. Xu thế tự do hoá thị trường trong các ngành kinh tế
khác cũng thúc đẩy mạnh mẽ quá trình cải cách trong Ngành Bưu Chính Viễn
Thông.
1.1.3. Vị trí, vai trò, đặc điểm của ngành Bƣu chính -Viễn thông
1.1.3.1. Vị trí của ngành Bưu Chính Viễn Thông trong nền kinh tế
Bưu chính -Viễn thông và tạo nên một cơ sở hạ tầng vô cùng quan trọng
cho đất nước. Bưu chính -Viễn thông không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc bảo
vệ chế độ chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng và phục vụ đời sống nhân dân,
mà còn có ý nghĩa quyết định đối với sự tăng trưởng của mọi ngành kinh tế. Bưu
chính -Viễn thông là nền tảng cho rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.
Bưu Chính Viễn Thông là phương tiện để các ngành kinh tế khác phát
triển. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi mà công nghệ thông tin đang trong
thời kỳ bùng nổ, dịch vụ Bưu Chính Viễn Thông đa dạng và phát triển một cách
nhanh chóng chưa từng thấy, thị trường Bưu Chính Viễn Thông đã vượt khỏi


17
ranh giới hành chính và biên giới quốc gia, thì Bưu Chính Viễn Thông ngày
càng trở thành một nhu cầu thiết yếu của mọi người dân và trở thành một công
cụ hỗ trợ đắc lực cho mọi ngành kinh tế tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.
Sự phát triển của ngành Bưu Chính Viễn Thông là điều kiện tiên quyết để phát
triển chính phủ điện tử, thương mại điện tử, ngân hàng điện tử, thư viện điện tử,
giáo dục điện tử, khám bệnh từ xa và hàng loạt các hoạt động ứng dụng khác.
Trong xu thế toàn cầu hóa, khi có rất nhiều vấn đề phụ thuộc vào khả năng liên
lạc của một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới, thì Bưu Chính Viễn
Thông trở thành điều kiện sống còn cho sự phát triển của xã hội.

1.1.3.2. Vai trò của ngành Bưu Chính Viễn Thông trong nền kinh tế
a) Đóng góp của ngành Bưu Chính Viễn Thông trong GDP
Sự tăng trưởng trong bưu chính viễn thông thường được giải thích ở các
nước đang phát triển như là một sản phẩm đi kèm của sự tăng trưởng GDP trên
đầu người. Trong các thị trường này thì có một sự thiếu hụt kinh niên trong việc
cung cấp các dịch vụ viễn thông và của cải nhiều hơn, phong phú hơn vừa làm
tăng nhu cầu chưa được đáp ứng vừa là nguồn vốn để đầu tư mạng lưới một
cách liên tục nhằm thoả mãn nhu cầu tồn đọng.
Riêng đối với Viễn thông sự tương quan này mô tả mối quan hệ GDP trên
đầu người và mật độ điện thoại. Trong khi mối tương quan là hiển nhiên thì việc
mật độ điện thoại ảnh hưởng ở mức độ nào đến GDP đầu người và nó chịu ảnh ở
mức độ nào của việc tăng thu nhập vẫn là vấn đề chưa xác định. Theo liên minh
Viễn thông thế giới (ITU), nền công nghệ thông tin như viễn thông và truyền
thông tăng nhanh hơn GDP trong các năm từ 1990-1993 với tỷ lệ tăng trưởng
bình quân trong cả giai đoạn là 7% so với mức tăng của GDP chỉ có 2.5%.
Viễn thông là một ngành công nghiệp có quy mô tầm cỡ thế giới. Các
mạng điện thoại công cộng vào năm 1990 liên kết khoảng hơn 700 triệu người
bằng điện thoại trên toàn cầu, tạo thành một cỗ máy lớn nhất thế giới. Chúng ta
không biết được chính xác số lượng các đầu cuối dữ liệu nhưng con số này cũng
phải đến hàng trăm triệu. Các máy điện thoại tế bào, được kết nối đến mạng điện
thoại là 146 triệu năm 1996 và dự tính đạt 200 triệu vào cuối thế kỷ. Con số các
máy nhắn tin cũng tương tự. Các hệ thống vệ tinh cho phép các lữ khách ở


18
những vùng xa xôi hẻo lánh nhất trên đất liền, trên biển hay trên không định vị
một cách chính xác và liên lạc với phần còn lại của thế giới. Ngành Viễn thông
cung cấp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp dịch vụ cho phần lớn dân cư trên toàn
thế giới. Nó sử dụng hàng triệu lao động và là một thách thức về mặt trí tuệ và
sáng tạo đối với những người thiết kế, xây dựng và quản lý các mạng viễn thông

và đối với cả những người phân tích các hoạt động hay chính sách viễn thông
phục vụ cho mục tiêu điều hành mạng. Viễn thông là một phần của ngành công
nghiệp bao gồm viễn thông, máy tính, công nghệ thông tin, phim ảnh và phát
quảng bá. Một công ty có thể cung cấp dịch vụ điện thoại cơ bản trên các đường
dây thuê từ một nhà khai thác mạng và cung cấp các dịch vụ bổ sung làm tăng
giá trị: các nhà khai thác truyền hình cáp đang cung cấp điện thoại; các thị
trường mới dựa trên internet đang được các ngành viễn thông và máy tính nhằm
tới. Bưu Chính Viễn Thông đang trở thành một thành phần trung tâm trong
nhiều quá trình kinh doanh và quản lý, bao gồm tài chính, vận tải và quản lý các
dịch vụ công cộng. Và ngành này bị các công ty lớn thống trị. Kinh tế học của
ngành này thể hiện các vấn đề như hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Ngoại ứng
mạng và phân bổ chi phí trong một ngành công nghiệp đa sản phẩm, những vấn
đề xuất hiện trong nhiều ngành công nghiệp khác. Nó được công nhận rộng rãi
như là một sự thay đổi xã hội có tính tiên phong dựa trên việc sử dụng công
nghệ mới. Ngay cả trong góc độ hẹp thì nó là phương tiện tạo thuận lợi có thể so
sánh với các dịch vụ vận tải và bưu chính. Các mạng điện thoại được xếp vào
loại các doanh nghiệp lớn nhất thế giới và tài sản mà chúng tạo ra thường chiếm
2-3% tổng sản phẩm quốc gia. Chủ sở hữu mạng, dưới đây thường gọi là các
nhà khai thác hay một cách đầy đủ hơn là các nhà khai thác viễn thông công
cộng (PTO – Public Telecommunication Operator), là những doanh nghiệp lớn
hàng đầu của mỗi nước. Ngành viễn thông hiện đang trải qua một sự thay đổi
công nghệ nhanh chóng, một quá trình đầu tư sáng tạo vì lợi ích của chính mình.
Nhiều người nói rằng ngành này đang được thúc đẩy bởi công nghệ, độc lập với
sở hữu hay cơ cấu thị trường. Và hiện nay, ngành này đã và đang đi đầu trong xu
thế toàn cầu tiến đến cổ phần hoá các tiện ích công cộng và các ngành công
nghiệp chiến lược.



19

b) Bưu chính - Viễn thông có tác dụng kích thích phát triển kinh tế.
Trong nền kinh tế hiện đại, Bưu Chính Viễn Thông được coi như một “cú
hích” làm cho các ngành kinh tế phát triển. Phát triển Bưu Chính Viễn Thông
được nhiều quốc gia trên thế giới xem như là một mũi nhọn có tác dụng dẫn
đường cho các ngành kinh tế khác phát triển. Một điều hầu như ai cũng thấy, đó
là sự tham gia của Viễn thông trong các khâu quản lý, điều hành sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm và thanh toán giữa người bán và người mua. Thông qua Bưu
Chính Viễn Thông mà người ta có thể thu thập thông tin, phân tích và quyết định
xem doanh nghiệp mình nên sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế
nào. Bưu Chính Viễn Thông giúp cho các doanh nghiệp giảm bớt chi phí, nâng
cao hiệu quả kinh doanh.
c) Bưu chính - Viễn thông đóng góp ổn định chính trị.
Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Bưu Chính Viễn Thông được
xem như là “hệ thần kinh trung ương” của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân ta.
Bưu Chính Viễn Thông giúp cho các chỉ thị, mệnh lệnh chiến trường được
truyền xuống và các báo cáo, thỉnh thị được truyền lên một cách nhanh chóng,
chính xác, kịp thời. Bưu Chính Viễn Thông đã đóng góp không nhỏ cho sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Ngày nay, Bưu Chính Viễn
Thông giúp xã hội đấu tranh ngăn ngừa và truy nã tội phạm, đấu tranh ngăn chặn
và đập tan nhiều âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, tạo nên một nền
chính trị ổn định, làm tiền đề cho phát triển kinh tế-xã hội.
d) Bưu chính -Viễn thông thúc đẩy xã hội phát triển.
Bưu Chính Viễn Thông tác động đến phát triển nền văn hóa. Thông qua
Bưu Chính Viễn Thông, những nét văn hóa đặc trưng của vùng, miền, của dân
tộc và của quốc gia được giữ gìn, truyền tụng và phát triển không ngừng. Bưu
Chính Viễn Thông cũng tạo nhịp cầu cho người dân trên toàn thế giới giao lưu
văn hóa, học tập lẫn nhau, duy trì bản sắc văn hóa của mình đồng thời chắt lọc
những tinh hoa văn hóa của các nơi khác, làm giàu thêm nền văn hóa truyền
thống của mình. Bưu Chính Viễn Thông giúp con người có thể liên lạc trao đổi
thông tin với nhau mà không cần phải gặp nhau trực tiếp. Từ đó giúp cho người

ta giảm bớt việc đi lại, giảm tải giao thông, giảm ô nhiễm môi trường. Bưu


20
Chính Viễn Thông giúp mọi người có thể liên hệ gấp với các dịch vụ khẩn cấp
để được trợ giúp kịp thời. Bưu Chính Viễn Thông tạo cơ hội cho người lao động
tìm kiếm việc làm, thoát khỏi thất nghiệp; giúp cho người già, người tàn tật có
thể có một cuộc sống độc lập, sống bằng chính khả năng của họ, không phải
nhờ đến sự trợ giúp của bất kỳ một tổ chức nào và như vậy là đã giảm gánh nặng
cho nền kinh tế đất nước. Bưu Chính Viễn Thông giúp cho con người rút ngắn
khoảng cách không gian và thời gian, vấn đề đi làm xa nhà sẽ không còn là trở
ngại nữa. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bổ lao động ngày càng
hợp lý hơn.
Bưu chính Viễn thông là ngành thuộc kết cấu hạ tầng, do vậy đòi hỏi phải
đầu tư với tốc độ nhanh đi trước một bước để tạo tiền đề cho các ngành kinh tế
khác phát triển. Trong những năm gần đây mạng Bưu chính Viễn thông của Việt
nam phát triển rất nhanh. Mạng viễn thông được trang bị các thiết bị kỹ thuật với
công nghệ hiện đại. Mạng Bưu chính cũng có những tiến bộ đáng kể. Sự phát
triển của ngành Bưu chính Viễn thông trong những năm qua đã bước đầu góp
phần vào những thành quả to lớn của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới.
Việc phát triển Bưu chính, Viễn thông mang lại hiệu quả lớn cho xã hội.
Do vậy khi đánh giá hiệu quả hoạt động Bưu chính, Viễn thông không chỉ dừng
lại ở hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông đối với toàn bộ
nền kinh tế quốc dân. Với vị trí và vai trò to lớn như vậy, xã hội càng phát triển,
vai trò của ngành Bưu chính Viễn thông càng trở nên quan trọng. Đặc biệt đối
với những nước thực hiện chuyển đổi cơ chế kinh tế, việc tiến hành cải cách
ngành Bưu chính Viễn thông để giữ vững vai trò của ngành này trong quá trình
phát triển kinh tế càng cần thiết hơn bao giờ hết.
1.1.3.3. Đặc điểm của ngành Bưu chính Viễn thông
Bên cạnh những đặc điểm chung của một ngành dịch vụ, Bưu chính, Viễn

thông còn có những đặc điểm riêng mà các ngành khác không có. Tổng hợp lại
Bưu chính, Viễn thông có những đặc điểm chính sau đây:
Một là, Bưu chính, Viễn thông là ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Các
ngành sản xuất vật chất sử dụng sản phẩm của Viễn thông trong quá trình điều
hành, quản lý sản xuất kinh doanh. Vì vậy, có thể nói hoạt động Bưu chính,


21
Viễn thông tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra các sản phẩm vật chất.
Bên cạnh đó, hoạt động của Bưu chính, Viễn thông còn tham gia trực tiếp vào
hoạt động của các lĩnh vực không sản xuất vật chất. Trong đó đặc biệt quan
trọng là các hoạt động quản lý đất nước, đảm bảo an ninh quốc phong, trật tự an
toàn xã hội… Ngoài ra, Bưu chính, Viễn thông còn phục vụ nhu cầu giao lưu
tình cảm, văn hoá, sinh hoạt của từng thành viên trong xã hội.
Hai là, Quá trình sản xuất là quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến
người nhận. Đây là đặc điểm có tính riêng biệt của ngành Bưu chính, Viễn
thông, các yếu tố của quá trình sản xuất như lao động, công cụ, đối tượng lao
động đều tham gia trực tiếp vào quá trình truyền đưa tin tức. Trong Bưu chính,
Viễn thông không có quá trình sản xuất riêng, quá trình lưu thông riêng mà cả
hai được hội tụ vào một quá trình đó chính là quá trình truyền đưa tin tức từ
người gửi đến người nhận.
Ba là, Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm. Quá
trình sản xuất của ngành Bưu chính, Viễn thông là truyền đưa tin tức từ người
gửi đến người nhận, khi bên nhận đã nhận được đầy đủ thông tin là lúc kết thúc
quá trình sản xuất cho một sản phẩm và lúc đó cũng kết thúc luôn quá trình tiêu
thụ sản phẩm đó. Từ đặc điểm này cho thấy sản phẩm của Bưu chính, Viễn
thông không hề có tồn kho, sản xuất đến đâu là tiêu thụ hết ngay đến đó.
Bốn là, Chất lượng được xem là linh hồn của Bưu chính, Viễn thông. Do
sản xuất gắn liền với tiêu thụ, sản phẩm của Bưu chính, Viễn thông không có tồn
kho, nên ngành Bưu chính, Viễn thông không thể có thời gian để sửa lỗi cho các

sản phẩm kém chất lượng của mình. Từ đó mà chất lượng sản phẩm được rất coi
trọng. Sản phẩm chất lượng cao sẽ đem lại sự hài lòng cho khách hàng, ngược
lại sản phẩm kém chất lượng sẽ làm khách hàng khó chịu và có thể sẽ không sử
dụng nữa. Đặc biệt khi sản phẩm không đảm bảo chất lượng tối thiểu thì coi như
hoàn toàn không có sản phẩm. Toàn bộ chi phí sản xuất đã bỏ ra sẽ không được
bù đắp vì không thu được cước phí của sản phẩm đó.
Năm là, Sản phẩm của Bưu chính, Viễn thông, đặc biệt là Viễn thông có
hàm lượng trí tuệ cao. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, Viễn thông phát triển
rất nhanh nhờ vào khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Tốc độ truyền thông


22
và chất lượng thông tin đã không ngừng được nâng cao tới mức độ khó tưởng
tượng. Các khâu xử lý trong quá trình truyền đưa tin tức ngày càng được tự động
hóa cao. Sự tham gia lao động bằng chân tay của con người ngày càng giảm dần.
Điều này cho thấy hàm lượng lao động trí tuệ trong mỗi đơn vị sản phẩm Bưu
chính, Viễn thông ngày càng cao.
Sáu là, Bưu chính, Viễn thông hoạt động “không biên giới”. Trong phạm
vi quốc gia hay quốc tế, do phương pháp tổ chức mạng lưới đã được đổi mới nên
sự phân chia khu vực theo địa dư hành chính hoặc lãnh thổ đã trở nên lạc hậu.
Đặc biệt khi mạng internet đã tích hợp thêm các phương tiện như thư điện tử,
điện thoại trên nền IP, thì việc Viễn thông hoạt động không biên giới đã được
chứng tỏ một cách rõ ràng.
Bảy là, Bưu chính, Viễn thông hoạt động “đa phương”. Đây là một sự
thay đổi lớn trong đặc điểm truyền thống của Viễn thông. Trước đây, một người
gửi tin thì chỉ có một hoặc một số lượng hạn hữu người nhận tin. Còn bây giờ
trên internet, một người gửi tin có thể có vô cùng nhiều người nhận tin. Viễn
thông ngày nay hoạt động giống như một phương tiện thông tin đại chúng.
Tám là, Bưu chính, Viễn thông đòi hỏi lượng vốn đầu tư vào hạ tầng rất
lớn. Để đầu tư được một mạng lưới Bưu chính cần phải có mạng đường thư với

hệ thống phương tiện vận tải hiện đại để đảm bảo chỉ tiêu an toàn, chính xác.
Đối với Viễn thông đòi hỏi phải hoàn chỉnh từ thiết bị chuyển mạch, thiết bị
truyền dẫn đến thiết bị ngoại vi (đối với điện thoại cố định) hoặc các trạm thu
phát sóng gốc (đối với điện thoại di động), các nhà khai thác cần có một lượng
vốn đầu tư lên đến hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn tỷ đồng. Chính vì
vấn đề này, nếu đầu tư trùng lắp thì đối với tư nhân hoặc doanh nghiệp là hoàn
toàn không có lợi, còn đối với xã hội thì đó cũng là một sự lãng phí không cần
thiết.
Chín là, Bưu chính, Viễn thông đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô.
Với một mạng lưới đã đầu tư của một nhà khai thác, khi số lượng khách hàng
càng lớn, càng tiệm cận đến khả năng phục vụ tối đa của mạng, thì hiệu quả
càng cao. Ngược lại, với một quy mô khách hàng cho trước, số nhà khai thác


23
càng lớn thì hiệu quả càng sụt giảm nhanh chóng và dẫn đến lỗ cho các nhà khai
thác. Điều này cũng gây ra thiệt hại chung cho toàn xã hội.
Mười là, ngành Bưu chính, Viễn thông có thuộc tính “ngoại ứng mạng”
mà các ngành khác không có. Ngoại ứng mạng được giải thích như sau: „Càng
đông, càng rẻ, càng vui”! Lợi ích mang lại không phải chỉ cho phần tử mới nhập
mạng mà cả những phần tử cũ cũng được hưởng lợi ích này. Khi số lượng thành
viên trong mạng càng lớn thì lợi ích của các thành viên cũng càng lớn theo. Bưu
chính, Viễn thông trong thời đại ngày nay có được sự phát triển hết sức nhanh
chóng nhờ ứng dụng công nghệ thông tin. Tốc độ thay đổi công nghệ nhanh làm
cho thị trường sản phẩm, thị trường dịch vụ, quy mô thị trường và mức độ cạnh
tranh trong Bưu chính Viễn thông (đặc biệt là trong Viễn thông) ngày càng lớn.
Chính vì vậy, nhà nước không thể giữ độc quyền đối với ngành này mà cần phải
cải cách theo mô hình phù hợp với xu thế tự do hóa thương mại
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CẢI CÁCH NGÀNH BCVT
1.2.1. Toàn cầu hoá và hội nhập – nhân tố quan trọng thúc đẩy quá

trình cải cách Bƣu Chính Viễn Thông thế giới
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tính chất quốc tế hoá và
tốc độ tăng trưởng nhanh của thương mại điện tử sẽ tạo nên những vấn đề mới
cho kinh tế thế giới trong hai thập kỷ đầu thế kỷ 21. Nhất là các ứng dụng trên
Internet sẽ làm thay đổi phương thức kinh doanh, biến đổi các hình thức công ty
trong công nghệ thông tin, các công nghệ truyền thông và kinh doanh điện tử
làm thay đổi hoàn toàn hình thức kinh doanh.Thương mại điện tử thế giới là lĩnh
vực sôi động của nền kinh tế thế giới, là xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế
thế giới thế kỷ 21 – kỷ nguyên của công nghệ thông tin. Thương mại điện tử là
mô thức vận hành thương mại quốc tế mới lấy mạng thông tin làm vật chuyển
tải. Theo đà ứng dụng rộng rãi kỹ thuật tin học và xây dựng cơ sở thông tin,
càng ngày càng nhiều doanh nghiệp lợi dụng công nghệ thông tin hiện đại như
mạng Internet để tiến hành các hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp với
nhau (Còn gọi là thương mại điện tử B – B), càng ngày càng nhiều người mua
hàng qua mạng thông tin (Còn gọi là thương mại điện tử B – C). Các doanh
nghiệp có trang Web riêng sẽ tăng nhanh trong những năm tới (hiện nay có


24
khoảng 6% số doanh nghiệp trên toàn cầu có trang Web riêng. Theo dự báo tới
năm 2015, con số này sẽ lên tới 75%). Phát triển thương mại điện tử cho phép
các doanh nghiệp giảm chi phí giao dịch và xử lý giấy tờ, giảm lượng hàng tồn
kho, rút ngắn chu kỳ sản phẩm, giảm chi phí bán hàng và marketing và tăng
những cơ hội bán hàng Vận dụng và phát triển thương mại điện tử khiến
khoảng cách thu hẹp, không gian mở rộng, các khâu trong thương mại quốc tế
truyền thống phát triển theo hướng thông tin phá, mạng hoá, không giấy tờ Sự
phát triển của thương mại điện tử làm thay đổi quan niệm truyền thống về thị
trường. Khái niệm về không gian và địa điểm của thị trường mất dần ý nghĩa.
Thị trường ảo các siêu thị ảo thông qua mạng thông tin ngày càng phổ biến.
Nhiều người đã nói tới “ thị trường không ma sát” để chỉ hiệu quả thực sự của

thương mại điện tử trong việc giảm thiểu những chi phí giao dịch cho cả người
bán lẫn người mua. Trong khoảng hai thập kỷ đầu thế kỷ 21, thương mại điện tử
sẽ phát triển với tốc độ gấp đôi mỗi năm. Thương mại điện tử là phương thức
giao dịch quốc tế mới sáng tạo, sẽ trở thành một trong những phương thức giao
dịch chủ yếu trên thương trường quốc tế. Nhờ đó mà nền Bưu chính viễn thông
cũng định hướng phát triển trong môi trường toàn cầu hoá. Đối với viễn thông,
nhìn chung với xu hướng toàn cầu hoá thị trường, hệ thống độc quyền cung cấp
dịch vụ tồn tại trên các thị trường viễn thông thế giới hơn 3/4 thế kỷ nay đang có
thiên hướng giảm.Việc mở cửa thị trường viễn thông châu Âu và tiếp theo là tự
do hoá một loạt các thị trường trên thế giới cho thấy cạnh trạnh sẽ tất yếu diễn ra
trong việc cung cấp dịch vụ viễn thông. Ở các nước đang phát triển, tự do hoá
thị trường đã và đang diễn ra như con đường để tồn tại và hội nhập. Ở châu Phi
một số nước đã mở cửa cho tự do cạnh tranh đối với các dịch vụ cơ bản và một
số khác thì chuyển từ mô hình độc quyền kép sang tự do cạnh tranh hoặc có kế
hoạch tự do hoá trong vòng những năm tới.
Trong khi đó các mảng thông tin di động cùng với các dịch vụ Internet và
truyền hình cáp vẫn là các thị trường cạnh tranh sôi động nhất . Năm 1999 có
hơn 66% thị trường di động toàn cầu, 85% thị trường truyền hình cáp và 80% thị
trường Internet ở các quốc gia được khảo sát đã mở cửa để cạnh tranh. Tuy
nhiên các dịch vụ cơ bản vẫn 73% thị phần vẫn duy trì độc quyền, còn lại một
đoạn thị trường viễn thông toàn cầu vẫn đóng cửa.

×