Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đài Loan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 101 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ






NGUYỄN VĂN NGỮ




HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG ĐÀI LOAN








LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ












Hà Nội - 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




NGUYỄN VĂN NGỮ




HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG ĐÀI LOAN


Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 60 31 01





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU SỞ






Hà Nội - 2012
MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
i
DANH MỤC BẢNG
ii
DANH MỤC BIỂU
iii
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU LAO ĐỘNG

7
1.1. Một số khái niệm cơ bản
7
1.1.1. Lao động, sức lao động và hàng hóa sức lao động
7

1.1.2. Nguồn nhân lực, di dân
7
1.1.3. Sự hình thành và phát triển của thị trƣờng lao động, XKLĐ và một số khái
niệm liên quan

9
1.1.4. Những nhân tố chính tác động đến hoạt động XKLĐ
12
1.2. Nội dung của hoạt động XKLĐ
18
1.2.1. Cấp phép và quản lý các doanh nghiệp XKLĐ
18
1.2.2. Nghiên cứu, khai thác thị trƣờng nƣớc ngoài
18
1.2.3. Khai thác, tuyển chọn lao động trong nƣớc
18
1.2.4. Đào tạo lao động
19
1.2.5. Các khoản chi phí và các khoản khấu trừ của ngƣời lao động sang nƣớc
ngoài

19
1.2.6. Đƣa ngƣời lao động sang nƣớc ngoài và tổ chức quản lý lao động
20
1.2.7. Thanh lý hợp đồng lao động
21
1.3. Hiệu quả KT - XH của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang nước
ngoài

21

1.3.1. Khái niệm hiệu quả KT - XH của hoạt động XKLĐ
21
1.3.2. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả KT - XH của hoạt động XKLĐ sang
nƣớc ngoài

22
1.4. Kinh nghiệm XKLĐ của một số nước sang Đài Loan và vận dụng vào
Việt Nam

24
1.4.1. Kinh nghiệm XKLĐ của Philippin
24
1.4.2. Kinh nghiệm XKLĐ của Indonesia
26
1.4.3. Kinh nghiệm XKLĐ của Thái Lan
27
1.4.4. Vận dụng kinh nghiệm XKLĐ của một số nƣớc sang Đài Loan vào Việt
Nam

28
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT
NAM SANG ĐÀI LOAN GIAI ĐOẠN 2000 – 2010

31
2.1. Giới thiệu thị trường lao động Đài Loan
31
2.1.1. Tổng quan về thị trƣờng lao động Đài Loan
31
2.1.2. Quan hệ cung cầu về lao động và những yêu cầu nhập khẩu lao động của
Đài Loan


31
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động XKLĐ sang Đài Loan từ 2000 đến
2010

32
2.2.1. Việc cấp phép và quản lý các doanh nghiệp XKLĐ
32
2.2.2. Khai thác, mở rộng thị trƣờng nƣớc ngoài
35
2.2.3. Tuyển chọn lao động trong nƣớc
37
2.2.4. Đào tạo lao động
38
2.2.5. Các khoản chi phí và khấu trừ của ngƣời lao động sang Đài Loan
39
2.2.6. Đƣa ngƣời lao động sang Đài Loan và tổ chức quản lý lao động Việt Nam
tại Đài Loan

41
2.2.7. Giải quyết thanh lý hợp đồng
49
2.3. Đánh giá hiệu quả KT – XH của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài
Loan

50
2.3.1. Hiệu quả KT - XH của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan về quy
mô, số lƣợng lao động

50

2.3.2. Hiệu quả KT – XH của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan về giải
quyết việc làm

51
2.3.3. Hiệu quả kinh tế của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan về thu
nhập

53
2.3.4. Hiệu quả xã hội của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan
55
2.4. Thành công và hạn chế của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài
Loan

56
2.4.1. Những thành công của hoạt động XKLĐ sang Đài Loan
56
2.4.2. Hạn chế của hoạt động XKLĐ sang Đài Loan
59
2.5. Một số nguyên nhân, bất cập còn tồn tại của hoạt động XKLĐ sang Đài
Loan

62
2.5.1. Một số bất cập còn tồn tại
62
2.5.2. Một số nguyên nhân rút ra
66
Chương 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG ĐÀI LOAN

71

3.1. Bối cảnh mới
71
3.1.1. Bối cảnh Quốc tế
71
3.1.2. Bối cảnh trong nƣớc
73
3.2. Định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ sang Đài
Loan trong thời gian tới

74
3.2.1. Định hƣớng
74
3.2.2. Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan
trong thời gian tới

76
KẾT LUẬN
88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
90






i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


TT
KÝ HIỆU VÀ
CHỮ VIẾT TẮT
NGUYÊN NGHĨA
1
CNH - HĐH
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
2
ĐVT
Đơn vị tính
3
GVGĐ & KHC
Giúp việc gia đình và khán hộ công
4
ILO
Tổ chức lao động quốc tế
5
KT - XH
Kinh tế - xã hội
6
LĐTB & XH
Lao động Thƣơng binh và Xã hội
7
MOM
Bộ Nhân lực Indonesia
8
NT$
Đài tệ
9
POEA

Cục Quản lý việc làm ngoài nƣớc Philippin
10
QLLĐNN
Quản lý lao động ngoài nƣớc
11
QLLĐ
Quản lý lao động
12
SXCT
Sản xuât chế tạo
13
UBLĐ
Ủy ban lao động
14
UN
Liên hiệp quốc
15
USD
Đô la Mỹ
16
WB
Ngân hàng thế giới
17
WTO
Tổ chức Thƣơng mại thế giới
18
XKLĐ
Xuất khẩu lao động
19
XHCN

Xã hội chủ nghĩa








ii



DANH MỤC BẢNG

STT
SỐ HIỆU
NỘI DUNG
TRANG
1
Bảng 2.1
Tổng hợp các khoản chi phí của ngƣời lao động khi xuất
cảnh

40
2
Bảng 2.2
Số lao động Việt Nam đi làm việc tại nƣớc ngoài (2000 –
2010)


42

3
Bảng 2.3
Cơ cấu nghề của lao động Việt Nam tại Đài Loan (2000 –
2010)

44
4
Bảng 2.4
Tổng số lao động nƣớc ngoài tại Đài Loan không đạt sức
khoẻ (2000 - 2010)

45
5
Bảng 2.5
Lao động nƣớc ngoài tại Đài Loan bị tai nạn nghề
nghiệp (2005 – 2010)

46
6
Bảng 2.6
Tổng hợp số lao động nƣớc ngoài bỏ trốn tại Đài Loan
(2000 – 2010)

48
7
Bảng 2.7
Tổng số lao động nƣớc ngoài đang làm việc tại Đài
Loan (2000 – 2010)


50
8
Bảng 2.8
Tạo việc làm thông qua hoạt động XKLĐ sang Đài Loan
(2000 – 2010)

52
9
Bảng 2.9
Thu nhập cơ bản và thu nhập thực tế của ngƣời lao động
theo hợp đồng

53
10
Bảng 2.10
Thu nhập bình quân hàng tháng của ngƣời lao động tại
một số thị trƣờng chính hiện nay

54
11
Bảng 2.11
GDP bình quân đầu ngƣời hàng năm của Việt Nam
(2000 – 2010)

55


iii




DANH MỤC BIỂU

STT
SỐ HIỆU
NỘI DUNG
TRANG
1
Biểu đồ 2.1
Sự biến động lao động Việt Nam sang làm việc tại một
số thị trƣờng chính (2000 – 2010)

43
2
Biểu đồ 2.2
Tỉ trọng cơ cấu nghề của lao động Việt Nam tại Đài
Loan hiện nay

44
3
Biểu đồ 2.3
So sánh số lao động nƣớc ngoài không đạt sức khoẻ tại
thị trƣờng Đài Loan (2000 – 2010)

45
4
Biểu đồ 2.4
Tỉ lệ lao động nƣớc ngoài bị tai nạn lao động tại Đài
Loan (2005 – 2010)


47
5
Biểu đồ 2.5
Số lƣợng lao động nƣớc ngoài bỏ trốn tăng, giảm qua
các năm (2000 – 2010)

49
6
Biểu đồ 2.6
Tỉ trọng lao động nƣớc ngoài hiện nay đang làm việc
tại Đài Loan

51
7
Biểu đồ 2.7
Tỉ trọng lao động nƣớc ngoài bỏ trốn hiện nay trong
tổng số lao động bỏ trốn tại Đài Loan

63












1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đang
thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa
(XHCN), đồng thời đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế trong giai đoạn hội nhập kinh
tế toàn cầu hoá. Kinh tế - xã hội (KT – XH) đất nƣớc trong thời gian qua đã đạt đƣợc
kết quả đáng khích lệ đƣợc thể hiện rõ là tốc độ tăng trƣởng kinh tế tƣơng đối cao và
ổn định, năm 2010 là 6,78%; thu nhập của các thành viên trong xã hội ngày càng
đƣợc cải thiện và không ngừng tăng cao, GDP bình quân đầu ngƣời năm 2000 là 402
USD/ngƣời/năm, năm 2010 đạt 1.168 USD/ngƣời/năm tăng gấp 2,9 lần so với năm
2000, nền kinh tế đất nƣớc dần thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Lịch sử phát
triển KT - XH cho thấy, mỗi một quốc gia hay bất kỳ một nền kinh tế nào thì vấn đề
về lao động - việc làm luôn luôn giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất
của xã hội, nhất là tại Việt Nam với số lƣợng dân cƣ, lực lƣợng lao động sống và làm
việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp – nông thôn vẫn còn rất lớn nên nhu cầu về
việc làm và giải quyết việc làm đối với lực lƣợng lao động trong độ tuổi lao động của
toàn xã hội là hết sức cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.
Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) Việt Nam
sang làm việc tại nƣớc ngoài nói chung và Đài Loan nói riêng đã góp phần tạo việc
làm và tăng thu nhập cho lực lƣợng lao động nhàn rỗi của đất nƣớc, hoạt động XKLĐ
đã và đang trở thành một lĩnh vực hoạt động KT - XH hết sức quan trọng trong sự
nghiệp đổi mới của đất nƣớc.
Xét về quy mô, số lƣợng lao động xuất khẩu, theo số liệu thống kê của Cục
Quản lý lao động ngoài nƣớc (Cục QLLĐNN) - Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội
(Bộ LĐTB & XH), chỉ tính riêng từ năm 2000 đến 2010, cả nƣớc có tổng số lao động
xuất khẩu sang làm việc ở nƣớc ngoài là 736.270 ngƣời, tại các thị trƣờng truyền

thống nhƣ Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc , trong đó riêng thị trƣờng Đài
Loan là 237.643 ngƣời, chiếm 32,27% trong tổng số lao động Việt Nam sang làm
2

việc tại nƣớc ngoài và Việt Nam hiện có khoảng hơn 400.000 lao động đang làm việc
ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Xét về hiệu quả giá trị thu đƣợc từ hoạt động XKLĐ, mỗi năm lực lƣợng lao
động này gửi về nƣớc khoảng 1,8 tỉ USD. Riêng tại thị trƣờng Đài Loan hiện nay, với
khoảng trên 80 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc tại thị trƣờng này, hàng năm
lực lƣợng lao động này tạo đƣợc thu nhập khoảng 576.216 nghìn USD. Theo báo cáo
tại Hội thảo đánh giá thực trạng lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài đã trở
về do Bộ LĐTB & XH tổ chức ngày 16/03/2011 tại Hà Nội, thì tại một số địa
phƣơng chỉ tính riêng trong năm 2009 số lao động tỉnh Bắc Giang đi XKLĐ đã gửi
về cho gia đình là 1.135 tỉ đồng, Thái Bình là 800 tỉ đồng, Phú Thọ là 600 tỉ đồng.
Riêng huyện Lạng Giang (Bắc Giang) số tiền ngƣời lao động đi XKLĐ gửi về là 120
tỉ đồng, trong khi đó tổng thu ngân sách của địa phƣơng chỉ là 47 tỉ đồng.
Qua đó ta thấy, thông qua hoạt động XKLĐ nói chung, đặc biệt là hoạt động
XKLĐ sang thị trƣờng Đài Loan hiện nay đã và đang góp phần rất lớn để giải quyết
việc làm cho ngƣời lao động trong xã hội, tạo thu nhập cho ngƣời lao động tƣơng đối
cao từ đó nâng cao đời sống của ngƣời lao động và gia đình họ, tăng nguồn vốn để
phát triển sản xuất, nhất là ngƣời lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp – nông
thôn.
Xét trên góc độ toàn bộ nền kinh tế thì hoạt động XKLĐ trong thời gian qua
không chỉ có đóng góp quan trọng để mang lại lợi ích cho chính bản thân ngƣời lao
động mà còn mang lại lợi ích rất lớn cho toàn xã hội; đồng thời hiện nay, với xu thế
toàn cầu hoá kinh tế thế giới, kinh tế tri thức đã và đang đƣợc khẳng định có vai trò
hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT - XH của mỗi nƣớc. Thông qua hoạt
động XKLĐ Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan và các nƣớc có nền công nghiệp
phát triển, với trình độ công nghệ, kỹ thuật và trình độ quản lý tiên tiến hiện đại sẽ
góp phần giúp lực lƣợng lao động của đất nƣớc có cơ hội tiếp cận, sử dụng, tiếp thu

kinh nghiệm làm việc, quản lý ở nƣớc ngoài để sau khi hết thời hạn hợp đồng về
nƣớc, họ sử dụng nguồn vốn, kiến thức thực tế đã tích lũy đƣợc trong thời gian làm
việc ở nƣớc ngoài tham gia các hoạt động KT - XH và đây cũng là nguồn nhân lực
3

rất quan trọng để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá (CNH) - hiện đại hoá (HĐH)
đất nƣớc đƣợc thực hiện nhanh chóng và đạt chất lƣợng hiệu quả.
Bên cạnh những kết quả đóng góp, lợi ích mà hoạt động XKLĐ đã đạt đƣợc,
thì hiện nay hoạt động XKLĐ của Việt Nam nói chung và tại thị trƣờng Đài Loan nói
riêng vẫn còn những bất cập cần hoàn thiện nhƣ chính sách pháp luật của Nhà nƣớc
còn thiếu, chƣa đồng bộ, sự phối hợp giữa các cơ quản lý Nhà nƣớc ở trung ƣơng và
địa phƣơng về hoạt động XKLĐ chƣa chặt chẽ, việc tuyển chọn, đào tạo lao động,
thu phí của ngƣời lao động đi XKLĐ còn nhiều hạn chế, quản lý lao động ở nƣớc
ngoài chƣa tốt và nhất là tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn, cƣ trú bất hợp pháp
tại Đài Loan còn nhiều.
Do vậy, rất cần thiết đƣợc nghiên cứu hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài
Loan để làm rõ các vấn đề nhƣ:
Hoạt động XKLĐ là gì? Thực trạng hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài
Loan hiện nay ra sao? Những nguyên nhân, bất cập còn tồn tại của hoạt động XKLĐ
Việt Nam sang Đài loan gồm những vấn đề gì? và từ đó có định hƣớng và giải pháp
gì để đẩy mạnh hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan trong thời gian tới.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Hoạt động xuất khẩu lao động Việt
Nam sang Đài Loan” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2.Tình hình nghiên cứu.
XKLĐ của Việt Nam sang làm việc tại nƣớc ngoài đã đƣợc nghiên cứu trong
các bài viết của một số tác giả sau:
- Lê Hồng Huyên (2011), Quản lý Nhà nƣớc về di chuyển lao động Việt Nam
ra làm việc ở nƣớc ngoài, Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị, Trƣờng Đại học Kinh tế -
Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Dƣơng Tuyết Nhung (2008), Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực xuất khẩu

tại các doanh nghiệp xuất khẩu ở Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh,
Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
4

- Đoàn Thị Trang (2009), Xuất khẩu lao động nữ của Việt Nam sang thị
trƣờng Đông Bắc Á, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị, Trƣờng đại học Kinh tế, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
- Trần Thị Thanh Trà (2006), Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị
trƣờng Đông Bắc Á, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế đối ngoại, Khoa Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu đã khái quát hoá một số vấn đề lý luận về XKLĐ,
phân tích thực trạng XKLĐ ở Việt Nam, từ đó đã có những giải pháp để từng bƣớc
đổi mới, hoàn thiện, thúc đẩy hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang làm việc ở nƣớc
ngoài. Tuy nhiên, sự nghiên cứu mới đƣợc xem nhƣ ở từng khía cạnh, chƣa đƣợc
nghiên cứu mang tính chất hệ thống về hoạt động XKLĐ Việt Nam sang làm việc tại
Đài Loan.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về hoạt động XKLĐ làm cơ sở
để phân tích, đánh giá một cách khoa học và mang tính khách quan hoạt động XKLĐ
Việt Nam sang Đài Loan.
- Để đạt đƣợc mục đích đề ra, luận văn đi từ khái quát hoá vấn đề lý luận về
hoạt động XKLĐ, phân tích, so sánh, đánh giá hoạt động XKLĐ Việt Nam sang thị
trƣờng Đài Loan với hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang các thị trƣờng khác và đặt
trong mối quan hệ với một số hoạt động khác của nền kinh tế. Hệ thống hoá lý luận
về hoạt động XKLĐ, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về hoạt động XKLĐ từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm áp dụng vào Việt Nam, xây dựng các chỉ tiêu đánh gía khách
quan, so sánh, phân tích một cách khoa học về thực trạng hoạt động XKLĐ Việt Nam
sang Đài Loan.
- Đƣa ra những giải pháp để không ngừng đẩy mạnh hoạt động XKLĐ Việt
Nam sang Đài Loan nói riêng và nƣớc ngoài nói chung.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài
Loan gắn với hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang các thị trƣờng khác.
5

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu hoạt động XKLĐ Việt Nam sang làm việc tại
Đài Loan.
+ Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động XKLĐ Việt Nam
sang Đài Loan, giai đoạn 2000 - 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn tiếp cận và nghiên cứu hoạt động XKLĐ từ việc khái quát hoá các
vấn đề liên quan đến đề tài, xây dựng khái niệm có liên quan đến mục tiêu nghiên
cứu. Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ:
- Phƣơng pháp hệ thống và trừu tƣợng hóa khoa học: Nghiên cứu hoạt động
XKLĐ sang Đài Loan đƣợc đặt trong nội tại của hoạt động XKLĐ chung của Việt
Nam sang các nƣớc khác và trong mối quan hệ với các hoạt động KT - XH khác của
nền kinh tế.
- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt
động hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan, từ đó sử dụng phƣơng pháp tổng
hợp để đƣa ra các đánh giá khái quát về thực trạng hoạt động XKLĐ Việt Nam sang
Đài Loan.
- Phƣơng pháp thống kê, so sánh và mô hình toán: Sử dụng số liệu, dữ liệu, tài
liệu, thông tin thu thập đƣợc từ các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, công trình nghiên
cứu, sách báo, tạp chí, bài viết, mạng internet nhằm diễn giải, phân tích một cách
có cơ sở, logic để đánh giá từng khía cạnh và toàn diện của nội dung cần nghiên cứu.
- Phƣơng pháp logic - lịch sử: Từ sự nghiên cứu một cách có logic tại mỗi
mặt, từng khía cạnh của hoạt động XKLĐ, đồng thời kết gắn với từng giai đoạn lịch
sử hình thành và phát triển của hoạt động XKLĐ để hiểu đƣợc bản chất tất yếu của
nó làm cơ sở cho việc đánh giá một cách sát thực hoạt động XKLĐ sang Đài Loan

nói riêng và hoạt động XKLĐ của Việt Nam nói chung.



6

6. Những đóng góp mới của luận văn.
- Hệ thống hoá để làm rõ những vấn đề mang tính lý luận cơ bản về hoạt động
XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan và nƣớc ngoài nói chung để làm cơ sở cho việc phân
tích, đánh giá thực trạng hoạt động XKLĐ.
- Từ sự phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài
Loan, từ đó cho thấy rõ đƣợc các vấn đề nhƣ:
+ Hiệu quả KT - XH của hoạt động XKLĐ sang Đài Loan thông qua các chỉ
tiêu về quy mô, số lƣợng lao động, mức độ giải quyết việc làm, hiệu quả kinh tế về
thu nhập, hiệu quả xã hội của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan
+ Những thành công và hạn chế của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài
Loan.
+ Những bất cập còn tồn tại và nguyên nhân rút ra của hoạt động XKLĐ Việt
Nam sang Đài Loan.
- Đƣa ra giải pháp thiết thực đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nƣớc, doanh
nghiệp XKLĐ tham khảo để đẩy mạnh hoạt động XKLĐ Việt Nam sang làm việc tại
Đài Loan trong thời gian tới đạt hiệu quả hơn.
7. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 03 Chƣơng, cụ thể là:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu lao động.
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đài Loan giai
đoạn 2000 -2010.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động
sang Đài Loan.






7

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1. Lao động, sức lao động và hàng hóa sức lao động.
* Lao động.
Lao động đƣợc hiểu là hoạt động có mục đích, có ý thức của con ngƣời nhằm
tạo ra hàng hoá và dịch vụ.
* Sức lao động và hàng hoá sức lao động.
Theo C.Mác, sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực,
thể lực và trí lực tồn tại trong một cơ thể, trong một con ngƣời đang sống và đƣợc
ngƣời đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất. Trong bất kỳ xã hội nào, sức lao động
cũng là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và lực lƣợng sản xuất sáng tạo
chủ yếu của xã hội.
“Sức lao động là một loại hàng hoá, tức nó gồm có giá trị và giá trị sử dụng,
nhƣng nó không phải là hàng hoá thông thƣờng, mà sức lao động là một loại hàng
hoá đặc biệt, bởi vì giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị, hơn
nữa sinh ra một giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Nhƣng sức lao động không
phải bao giờ cũng là hàng hoá, nó chỉ biến thành hàng hoá trong những điều kiện lịch
sử nhất định, tức ngƣời lao động phải đƣợc tự do về thân thể và ngƣời lao động bị
tƣớc đoạt hết tƣ liệu sản xuất” [ 7, tr. 84-88].
1.1.2. Nguồn nhân lực, di dân.
* Nguồn nhân lực.

Mỗi quốc gia muốn phát triển KT - XH thì nhất thiết phải có nguồn lực nhƣ
con ngƣời, tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ, khoa hoc kỹ thuật và trong các
nguồn lực kể trên thì nguồn lực con ngƣời là quan trong nhất, có tính quyết định đến
sự tăng trƣởng và phát triển KT- XH. Tức một quốc gia dù có nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú, công nghệ, máy móc kỹ thuật hiện đại đến đâu, nhƣng nếu không
8

có nguồn lực con ngƣời có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì
khó có thể đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng, phát triển KT - XH nhƣ mong muốn.
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực, cụ thể là:
Theo Liên hiệp quốc (UN) thì nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ
năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con ngƣời có quan hệ tới sự phát
triển của mỗi cá nhân và của đất nƣớc.
Theo Ngân hàng thế giới (WB) thì nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con ngƣời
bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Nhƣ vậy, ở đây
nguồn nhân lực con ngƣời đƣợc coi nhƣ một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật
chất khác nhƣ vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên.
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì nguồn nhân lực của một quốc gia là
toàn bộ những ngƣời trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động.
Từ những quan niệm trên, có thể hiểu khái niệm về nguồn nhân lực là toàn bộ
lực lƣợng lao động gồm thể lực và trí lực của một quốc gia, đƣợc kết tinh từ truyền
thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của dân tộc đƣợc vận dụng để sản xuất ra
của cải vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu hiện tại và tƣơng lai cho xã hội tại mỗi
thời điểm nhất định của lịch sử.
* Di dân, tính tất yếu của di dân.
- Khái niệm di dân.
Trong đời sống xã hội tại mỗi một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau
trên thế giới, con ngƣời thƣờng di chuyển chỗ ở (môi trƣờng sống), nơi làm việc, nó
xuất phát từ nhiều nguyên nhân và mục đích khác nhau và vào các thời điểm khác
nhau. Hiện tƣợng di chuyển trên có thể hiểu là di dân (di cƣ). Hiện tƣợng di dân bị

tác động bởi nhiều nhân tố KT - XH. Xã hội càng phát triển, thì hiện tƣợng di dân
cũng phát triển theo và ngày càng trở nên phổ biến, nó mang tính tất yếu khách quan.
+ “Di dân là sự di chuyển của ngƣời dân theo lãnh thổ với những giới hạn về
thời gian và không gian nhất định, kèm theo sự thay đổi nơi cƣ trú thƣờng xuyên”
[16, tr.78].
9

+ “Di dân là quá trình di chuyển của con ngƣời qua biên giới của vùng lãnh
thổ này sang vùng lãnh thổ khác kèm theo hiện tƣợng di chuyển chỗ ở thƣờng trú
hoặc thay đổi tạm thời. Nếu sự di chuyển đó diễn ra trong phạm vi từng nƣớc thì gọi
là di dân nội địa, còn nếu sự di chuyển đó vƣợt ra khỏi phạm vi mỗi nƣớc và mang
tính chất liên quốc gia thì gọi là di dân quốc tế” [14, tr.96-107].
“Di cƣ lao động quốc tế (international labor migration) là di chuyển lao động
từ nƣớc này sang nƣớc khác với mục đích tìm việc làm, tiền lƣơng cao và cuộc sống
tốt hơn” [ 26, tr.195-199].
- Tính tất yếu của di cƣ lao động quốc tế.
Một là, do sự mất cân đối giữa cung - cầu về việc làm trong mỗi quốc gia dẫn
đến di cƣ quốc tế. Tại một số nƣớc đang phát triển, có tỉ lệ dân số tăng cao, nguồn lực
lƣợng lao động trong độ tuổi lao động dồi dào, trong khi sản xuất trong nƣớc còn
chậm phát triển, chƣa thu hút đƣợc hết toàn bộ lực lƣợng lao động của xã hội. Do
vậy, sức ép về việc làm tăng lên, đòi hỏi Chính phủ các nƣớc phải tìm đầu ra cho lực
lƣợng lao động dƣ thừa để giảm tình trạng thất nghiệp.
Hai là, sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các quốc gia trong cùng
khu vực và trên thế giới ngày càng tăng trở thành lực hút dẫn đến hiện tƣợng di dân
từ nƣớc có thu nhập và mức sống thấp sang các nƣớc có thu nhập, mức sống cao hơn.
Lợi ích thu đƣợc của di cƣ quốc tế có thể tính đƣợc bằng mức tiền công và thu thập
thực tế cao hơn do ngƣời di cƣ kiếm đƣợc trong suốt thời gian họ sinh sống và làm
việc ở nƣớc ngoài.
Ba là, chênh lệch về mức tăng dân số tự nhiên giữa các quốc gia trở thành
“lực đẩy” di dân tất yếu sang nƣớc có mức tăng dân số thấp hơn.

Bốn là, do tác động của toàn cầu hoá và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của
mỗi quốc gia.
1.1.3. Sự hình thành và phát triển của thị trƣờng lao động, XKLĐ và một số khái
niệm liên quan.
* Khái niệm thị trƣờng.
10

- Tƣ tƣởng về thị trƣờng đầu tiên phải kể đến các Nhà kinh tế theo chủ nghĩa
trọng thƣơng, họ cho rằng hàng hoá chỉ là phƣơng tiện, là khâu trung gian để đạt
đƣợc mục đích là tiền tệ.
- Ngƣời ghi dấu ấn đậm nét trong nghiên cứu về thị trƣờng là Nhà kinh tế học
cổ điển Anh, tiêu biểu là A.Smith, Ông đã phân tích phân công lao động đã tạo ra thị
trƣờng và mục đích của thị trƣờng là để thu lợi nhuận, thị trƣờng chính là “bàn tay vô
hình” điều khiển nền kinh tế. A.Smith là ngƣời đầu tiên phân chia thị trƣờng thành
nhiều dạng khác nhau để nghiên cứu nhƣ thị trƣờng hàng hoá, thị trƣờng lao động, thị
trƣờng tƣ bản
- C.Mác kế thừa các lý thuyết cũ để xây dựng một học thuyết mới về thị
trƣờng. Theo C.Mác, thị trƣờng là lĩnh vực trao đổi và cao hơn là lƣu thông hàng hoá,
Ông đã phân tích một cách sâu sắc quan hệ cung - cầu giá cả thị trƣờng và vai trò
cạnh tranh đối với việc hình thành giá trị thị trƣờng.
- Nhà kinh tế học P.A.Samuelson: “thị trƣờng là một quá trình mà trong đó,
ngƣời mua và ngƣời bán một thứ hàng hoá tác động qua lại lẫn nhau để xác định số
lƣợng và giá cả hàng hoá” [27, tr.255].
* Khái niệm thị trƣờng lao động.
- Theo Đại từ điển kinh tế thị trƣờng đã trình bày khái niệm: “Thị trƣờng lao
động là nơi mua, bán sức lao động của ngƣời lao động”.
- Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO): Thị trƣờng lao động là thị trƣờng
trong đó có các dịch vụ lao động đƣợc mua và bán thông qua quá trình để xác định
mức độ việc làm của lao động cũng nhƣ mức độ tiền công.
Từ đó, có thể hiểu thị trƣờng lao động là những quan hệ trao đổi, mua bán sức

lao động giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động dƣới hình thức thoả thuận
hoặc hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật diễn ra trong nƣớc và quốc tế.
Thị trƣờng lao động là một bộ phận của hệ thống thị trƣờng, trong đó diễn ra
quá trình trao đổi giữa một bên là ngƣời lao động tự do và một bên là ngƣời có nhu
cầu sử dụng lao động. Sự trao đổi này đƣợc thoả thuận trên cơ sở mối quan hệ lao
11

động nhƣ tiền lƣơng, tiền công, thời giờ, điều kiện làm việc thông qua một hợp đồng
làm việc bằng văn bản hay bằng miệng.
* Thị trƣờng lao động quốc tế là nơi diễn ra quan hệ mua bán sức lao động
trên quốc tế. Ngƣời cung cấp và lƣợng nhu cầu sức lao động không thuộc về cùng
một quốc gia, sức lao động vƣợt qua biên giới giữa các quốc gia. Thị trƣờng lao động
quốc tế là một bộ phận cấu thành của hệ thống thị trƣờng thế giới. Nhƣ vậy, trên thị
trƣờng lao động quốc tế, các chủ thể tham gia thị trƣờng lao động mang quốc tịch
khác nhau.
* Sự hình thành và phát triển của thị trƣờng hàng hoá sức lao động quốc tế.
Do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển KT - XH, cũng nhƣ sự
phân bố không đều về nguồn tài nguyên, dân cƣ, khoa học công nghệ giữa các vùng,
khu vực và giữa các quốc gia, dẫn đến không một quốc gia nào lại có đầy đủ, đồng
bộ các yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất và phát triển KT - XH. Từ đó, tất yếu sẽ
dẫn đến việc các quốc gia phải tìm kiếm và sử dụng những nguồn lực bên ngoài để
bù đắp một phần thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất xã hội.
Thực tế cho thấy, tại các quốc gia kinh tế kém hoặc đang phát triển, có dân số
đông, thiếu việc làm trong nƣớc, thu nhập bình quân thấp không đủ để đảm bảo cuộc
sống của gia đình và chính ngƣời lao động. Để khắc phục tình trạng này, buộc các
nƣớc này phải tìm kiếm việc làm tại các nƣớc khác để giải quyết tình trạng thiếu việc
làm cho lực lƣợng lao động của nƣớc mình. Trong khi đó, ở những nƣớc có nền kinh
tế phát triển thƣờng có ít dân số, và lực lƣợng lao động xã hội không đủ nhân lực để
đáp ứng nhu cầu sản xuất nên buộc các nƣớc này phải đi thuê lao động từ các nƣớc
khác có nhiều lao động dôi dƣ và có khả năng cung ứng lao động cho nƣớc họ. Do

vậy, quan hệ cung - cầu về lao động đƣợc xác định và điều này đồng nghĩa với việc
hình thành thị trƣờng hàng hoá sức lao động quốc tế.
* Khái niệm xuất khẩu lao động.
Lịch sử phát triển KT - XH cho thấy, từ sự di chuyển lao động quốc tế mang
tính tự phát, đơn lẻ dần trở thành trào lƣu di dân quốc tế. Trong thời đại hiện nay,
12

việc di chuyển lao động quốc tế là tất yếu và ngày càng phổ biến thì thuật ngữ
“XKLĐ” đã và đang đƣợc sử dụng một cách rộng rãi.
Do vậy, XKLĐ đƣợc hiểu là sự di chuyển quốc tế sức lao động có mục đích
và đƣợc pháp luật cho phép. XKLĐ đƣợc nghiên cứu trong luận văn này đƣợc hiểu là
sự di chuyển lao động ra nƣớc ngoài làm việc một cách có tổ chức, đƣợc pháp luật
bảo vệ hợp pháp thông qua những hiệp định của Chính phủ hoặc các tổ chức kinh tế
đƣợc Nhà nƣớc cấp phép hoạt động cung ứng và tiếp nhận lao động hoặc thông qua
các hợp đồng nhận thầu công trình hoặc đầu tƣ ra nƣớc ngoài hoặc do tự thân ngƣời
lao động tìm kiếm việc làm ở nƣớc ngoài theo hợp đồng cá nhân.
Hoạt động XKLĐ là hoạt động KT - XH có chứa yếu tố nƣớc ngoài, mang
tính đặc thù, trong đó hàng hoá để xuất khẩu ra nƣớc ngoài là sức lao động của ngƣời
lao động. Hoạt động XKLĐ mang tính tất yếu khách quan của quá trình di chuyển
yếu tố đầu vào của sản xuất. Nó đƣợc dùng để chỉ một lĩnh vực hoạt động KT - XH
của một quốc gia do các tổ chức kinh tế cung ứng nguồn lao động cho các tổ chức
kinh tế nƣớc ngoài có nhu cầu tiếp nhận lao động và sử dụng lao động để sản xuất
kinh doanh (SXKD) hàng hoá và dịch vụ trong một thời gian nhất định.
1.1.4. Những nhân tố chính tác động đến hoạt động XKLĐ.
- Các nhân tố bên trong.
Một là, định hƣớng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về hoạt động XKLĐ sang
nƣớc ngoài nói chung và sang thị trƣờng Đài Loan nói riêng.
Trong mỗi giai đoạn khác nhau thì có những cách nhìn nhận, đánh giá khác
nhau về XKLĐ, hoạt động XKLĐ giữa các nƣớc đều bao hàm sự tính toán về lợi ích
của mỗi quốc gia, dân tộc. Vì vậy, hoạt động XKLĐ chịu sự tác động trực tiếp từ chủ

trƣơng và các chính sách, biện pháp quản lý, điều tiết của Chính phủ các nƣớc
XKLĐ. Đối với nƣớc XKLĐ, việc điều chỉnh các quy định, chính sách thị trƣờng,
đối tƣợng lao động, điều kiện tham gia hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ, sự hỗ
trợ của Nhà nƣớc đều tác động trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp
XKLĐ, ngƣời lao động tham gia XKLĐ, tạo thuận lợi, hoặc cản trở hoạt động của
các chủ thể tham gia.
13

Ở Việt Nam, trƣớc những năm đổi mới thì hoạt động XKLĐ thƣờng không
phản ánh đúng nghĩa của nó là một hoạt động KT – XH của nền kinh tế. Trong các
thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ trƣớc, Việt Nam cử ngƣời lao động sang nƣớc ngoài làm
việc do Nhà nƣớc trực tiếp quyết định bằng việc phân bổ chỉ tiêu đến từng nhà máy,
xí nghiệp thực hiện, ngƣời lao động sang nƣớc ngoài làm việc chỉ để học hỏi, trao đổi
kinh nghiệm và mang tính chất chính trị giữa Việt Nam với các nƣớc XHCN nhƣ
Liên Xô cũ và các nƣớc khu vực Đông Âu, khi đó chúng ta thƣờng sử dụng thành
ngữ “Hợp tác lao động quốc tế có thời hạn” còn “XKLĐ” chƣa đƣợc cụ thể hoá bằng
chính sách pháp luật nhƣ hiện nay. Nhƣng đến nay, khi nền kinh tế của đất nƣớc vận
hành theo cơ chế thị trƣờng thì mục tiêu là vì lợi ích kinh tế của mỗi cá nhân, tổ chức
và quốc gia; nhận thức cũng nhƣ quan điểm, định hƣớng của Nhà nƣớc về hoạt động
XKLĐ đã đƣợc thay đổi dẫn đến việc hình thành các doanh nghiệp XKLĐ hoạt động
độc lập về tài chính, lấy thu bù chi và với mục đích là lợi nhuận. Chính vì vậy, hoạt
động XKLĐ trong những năm gần đây ngày càng sôi động hơn và đang trở thành
một hoạt động KT - XH hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Hai là, xây dựng ban hành luật pháp và thực hiện luật pháp trong lĩnh vực
XKLĐ.
Khi luật pháp là công cụ quản lý vĩ mô không thể thiếu để điều chỉnh các hoạt
động KT - XH nói chung và hoạt động XKLĐ nói riêng, tức khi có luật pháp điều
chỉnh trong hoạt động XKLĐ thì hoạt động XKLĐ sẽ dần từng bƣớc hoàn thiện. Tuy
nhiên, đôi khi luật pháp đã đƣợc ban hành, song việc thực thi pháp chế, chế tài không
nghiêm (hoặc chính sách, luật pháp không đầy đủ) thì các chính sách, luật pháp cũng

không thể phát huy hết tác dụng và có hiệu quả nhƣ mong muốn; điều này đƣợc thể
hiện trong thời gian qua rất nhiều hiện tƣợng lộn xộn trong hoạt động XKLĐ cả đối
với các doanh nghiệp XKLĐ, ngƣời lao động, cơ quan đƣợc giao quản lý kiểm tra,
giám sát hoạt động XKLĐ, đặc biệt là các cá nhân trung gian lợi dụng để thu tiền bất
hợp pháp của ngƣời lao động.
Ba là, hệ thống doanh nghiệp XKLĐ và dịch vụ tƣ vấn việc làm, pháp luật
nƣớc ngoài.
14

Trong hoạt động XKLĐ, doanh nghiệp XKLĐ là cầu nối giữa cung lao động
trong nƣớc với cầu lao động nƣớc ngoài hay là thực hiện vai trò trung gian môi giới
giữa ngƣời lao động trong nƣớc có nhu cầu đi làm việc ở nƣớc ngoài và thực hiện các
dịch vụ có thu phí để cung - cầu về lao động đƣợc thực hiện.
Bốn là, hệ thống thông tin việc làm, tƣ vấn pháp luật.
Thông tin có tác dụng định hƣớng cho các doanh nghiệp XKLĐ cung ứng lao
động vào thị trƣờng lao động Đài Loan. Khi thông tin đƣợc công bố đầy đủ, rõ ràng
về các điều kiện tuyển chọn, chế độ đãi ngộ, môi trƣờng làm việc, sinh hoạt, phong
tục tập quán, các quy định pháp luật ở Đài Loan, ngƣời lao động sẽ dễ dàng xác định
đƣợc các công việc, ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân để đăng ký tham
gia XKLĐ sang Đài Loan, từ đó sẽ hạn chế đƣợc các tiêu cực phát sinh trong việc
tuyển chọn, đào tạo, thu các khoản chi phí XKLĐ cũng nhƣ nâng cao hiệu quả làm
việc của ngƣời lao động tại Đài Loan, có tác động lành mạnh môi trƣờng XKLĐ và
nâng cao hiệu quả hoạt động XKLĐ sang Đài Loan.
Năm là, trình độ nhận thức, tay nghề, cơ cấu của lực lƣợng lao động tham gia
vào thị trƣờng lao động Đài Loan.
Trình độ nhận thức kém, số lƣợng ít, tay nghề yếu, cơ cấu không phù hợp sẽ
ảnh hƣởng trực tiếp đến việc cung cấp kịp thời lao động theo yêu cầu của từng đơn
hàng tiếp nhận lao động Việt Nam vào Đài Loan.
Sáu là, khả năng tài chính (chi phí của ngƣời lao động) phải nộp trƣớc khi
sang nƣớc ngoài làm việc.

Trƣớc khi ngƣời lao động đăng ký hồ sơ, thủ tục tham gia chƣơng trình XKLĐ
thì họ đã phải nắm đƣợc tổng chi phí cần thiết phải bỏ ra để đƣợc sang nƣớc ngoài
làm việc. Tuy nhiên, chỉ có một số ít trƣờng hợp lao động là có nguồn tài chính sẵn
có của gia đình để trang trải trƣớc khi xuất cảnh, còn lại phần đông ngƣời lao động,
đặc biệt là những lao động tại các vùng sâu, vùng xa rất khó khăn về tài chính và họ
thƣờng phải đi vay muợn từ họ hàng, bạn bè và các tổ chức tín dụng, ngân hàng
chính sách, ngân hàng thƣơng mại mới có đủ nguồn tài chính để đăng ký tham gia
các chƣơng trình XKLĐ.
15

Bảy là, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh vực
XKLĐ.
- Các nhân tố bên ngoài.
Một là, nhu cầu tiếp nhận lao động của Đài Loan.
Khi Đài Loan nhập khẩu lao động, họ đều có sự tính toán vì lợi ích của quốc
gia, dân tộc họ. Do vậy, hoạt động XKLĐ chịu sự tác động trực tiếp từ chủ trƣơng,
chính sách, biện pháp quản lý, điều tiết của Chính phủ Đài Loan, những quy định
điều kiện nhập cƣ, hay những thay đổi trong chính sách đầu tƣ, tái cơ cấu kinh tế,
chính sách đối ngoại cũng có thể thúc đẩy hay trở thành rào cản, hạn chế số lƣợng
lao động nhập khẩu của Việt Nam vào Đài Loan, hay nói cách khác là ảnh hƣởng đến
mức cung lao động Việt Nam sang Đài Loan.
Hai là, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa các công ty môi giới lao động
vào thị trƣờng Đài Loan.
Dựa trên quan hệ hợp tác, những hiệp định ký kết của các quốc gia với Chính
phủ Đài Loan, Chính phủ mỗi nƣớc đều có định hƣớng, chính sách riêng nhằm không
ngừng tăng uy tín và vị thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp hoạt động XKLĐ và
ngƣời lao động vào thị trƣờng lao động Đài Loan.
Các công ty môi giới lao động nƣớc ngoài nói chung và Đài Loan nói riêng
thu lợi từ cả hai phía, thu phí cung cấp lao động từ chủ thuê, thu phí tìm việc làm từ
ngƣời lao động; họ giành giật hợp đồng cung cấp lao động cho chủ thuê bằng cách

nâng cao chất lƣợng dịch vụ cung cấp lao động với chi phí môi giới thấp nhất. Tuy
nhiên, khi đã có hợp đồng cung cấp lao động thì các công ty môi giới lại bán dịch vụ
cung ứng lao động cho các công ty môi giới lao động các nƣớc XKLĐ với mức cao
nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Điều này giải thích tại sao các doanh nghiệp XKLĐ Việt
Nam muốn giành đƣợc hợp đồng cung ứng lao động phải nâng phí môi giới lên cao
làm giảm thu nhập của ngƣời lao động.
Ba là, quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nƣớc với Đài Loan.
Quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nƣớc với nhau sẽ tác động rất lớn đến
việc quan hệ hợp tác kinh tế, trong đó đƣơng nhiên tác động đến XKLĐ. Tức khi
16

chính trị, quan hệ đối ngoại giữa các nƣớc đƣợc giải quyết một cách hài hoà và vì lợi
ích của các nƣớc sẽ có tác động thúc đẩy việc hợp tác kinh tế nói chung và XKLĐ
nói riêng.
Điều này, đã đƣợc chứng minh trong thời gian vừa qua vào ngày 08/02/2011,
Ủy ban lao động (UBLĐ) Đài Loan đƣa ra lệnh tạm dừng tiếp nhận lao động của
Philippin đến làm việc tại Đài Loan thời hạn 04 tháng, và việc tạm dừng này cũng
không ngoại trừ khả năng Đài Loan sẽ dừng toàn bộ việc tiếp nhận lao động của
Philippin sang Đài Loan làm việc nếu phía Philippin không có những hành động tích
cực. Nguyên nhân do xuất phát từ một số sự việc làm ảnh hƣởng tới quan hệ giữa
Philippin và Đài Loan.
Bốn là, tác động của thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh.
Khi xảy ra dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh sẽ tác động trực tiếp và nhanh
chóng đến hoạt động XKLĐ, thực tế đã cho ta thấy là:
+ Dịch bệnh: Đầu năm 2003, dịch Sar bùng phát, ảnh hƣởng đến hoạt động
KT - XH của hầu hết các nƣớc trên thế giới, trong đó có hoạt động XKLĐ. Cũng vì
nguyên nhân này, ngày 04/4/2003 Chính phủ Malaysia tạm dừng cấp visa cho lao
động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia, trƣớc đó bình quân mỗi tháng Việt Nam
đã đƣa từ 2.000 đến 3.000 lao động sang thị trƣờng này.
+ Thiên tai: Sự kiện động đất, sóng thần tại Nhật Bản vào tháng 3/2011 làm

thiệt hại về ngƣời và tài sản của Nhật Bản rất lớn, từ đó một số tập đoàn lớn đã phải
ngừng hoạt động tại khu vực xảy ra thiên tai nên việc đƣa tu nghiệp sinh Việt Nam
sang học tập và làm việc tại Nhật Bản sau khi xảy ra thiên tai cũng bị giảm đáng kể.
+ Chiến tranh: Tại Libya vào đầu năm 2011, đã buộc các quốc gia có lao động
đang làm việc tại Libya phải thu xếp đƣa lao động về nƣớc. Trong đó, Chính phủ
Việt Nam đã phải trực tiếp chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và nhờ sự hỗ trợ của cộng
đồng quốc tế đến ngày 13/3/2011 đã đƣa toàn bộ trên 10.000 lao động làm việc tại
Lybia về nƣớc để bảo vệ công dân của mình.
17

Năm là, truyền thống, văn hoá, dân tộc nhƣ các định kiến, phong tục, tập quán
của Đài Loan có ảnh hƣởng rất lớn đến ngƣời lao động Việt Nam sống và làm việc
tại Đài Loan.
Bởi vì, các chính sách tuyển lao động của Đài Loan hay bất kỳ nƣớc nào khác
tiếp nhận lao động cũng sẽ hàm chứa sự bảo tồn, giữ gìn các giá trị truyền thống, văn
hoá, chính trị tôn giáo của nƣớc họ. Tôn trọng truyền thống, văn hóa, dân tộc của Đài
Loan là điều đƣơng nhiên khi lao động Việt Nam hay lao động của các quốc gia khác
sinh sống và làm việc tại Đài Loan, nếu có sự khác biệt quá lớn về phong tục, tập
quán, văn hoá ứng xử sẽ gây khó khăn cho ngƣời lao động từ đó phát sinh ra những
mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và ngƣời lao động.
Sáu là, sự điều chỉnh hay thay đổi chính sách, luật pháp của Đài Loan.
Khi có sự điều chỉnh về chính sách tiếp nhận lao động nƣớc ngoài sẽ tác động
trực tiếp đến nhu cầu lao động nƣớc ngoài tại nƣớc nhập khẩu lao động. Những quy
định về điều kiện nhập cƣ, hay những thay đổi trong chính sách đầu tƣ, tái cơ cấu nền
kinh tế, chính sách đối ngoại sẽ có thể thúc đẩy hay trở thành rào cản, hạn chế số
lƣợng lao động nhập khẩu, do đó ảnh hƣởng đến mức cung ứng lao động xuất khẩu
của nƣớc XKLĐ; tức khi chính sách và pháp luật của Đài Loan trong về việc tiếp
nhận lao động nƣớc ngoài thay đổi, sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động XKLĐ của
các doanh nghiệp XKLĐ nƣớc ngoài đang cung ứng lao động vào thị trƣờng Đài
Loan. Điều đáng quan tâm nữa là chính sách, luật pháp của nƣớc nhập khẩu lao động

nói chung và Đài Loan nói riêng, đều phải có quy định riêng của họ, đôi khi còn
nhiều bất cập. Tuy nhiên, là một nƣớc XKLĐ thì vẫn phải luôn luôn cập nhật và tìm
hiểu và phải thực hiện theo quy định pháp luật của nƣớc tiếp nhận lao động. Điều này
đã xảy ra là năm 2005, Đài Loan quyết định ngừng tiếp nhận lao động giúp việc gia
đình và khán hộ công (GVGĐ & KHC) của Việt Nam, từ đó đã làm cho số lƣợng lao
động của Việt Nam sang thị trƣờng này năm 2006 giảm 38% so với năm 2005.
Bảy là, lao động Việt Nam tại Đài Loan có một số vi phạn pháp luật nƣớc sở
tại, đặc biệt là tình trạng bỏ trốn và cƣ trú bất hợp pháp tại Đài Loan làm ảnh hƣởng
xấu đến hình ảnh cũng nhƣ uy tín của lao động Việt Nam.

×