Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 116 trang )



1
MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………….………….………….
3
CHƢƠNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĐKT
NHÀ NƯỚC Ở TRUNG QUỐC………………………………………… ……… ……

8
1.1.
Cơ sở lý luận của việc hình thành TĐKT Nhà nƣớc ở
Trung Quốc…………………………………………………………………………………

8
1.1.1.
Khái niệm TĐKT Nhà nước của Trung Quốc……………………….
8
1.1.2.
Mô hình nền kinh tế Trung Quốc và vai trò của TĐKT Nhà
nước đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc……………………….

12
1.2.
Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và phát triển mô
hình TĐKT Nhà nƣớc ở Trung Quốc
…………………………………………….

19


CHƢƠNG II - THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN TĐKT NHÀ NƯỚC Ở TRUNG QUỐC
………………………………………………

24
2.1.
Quá trình hình thành và phát triển của mô hình TĐKT
Nhà nƣớc ở Trung
Quốc………………………………………….………………

24
2.1.1.
Mục đích, mục tiêu và các nguyên tắc thành lập TĐKT……
24
2.1.2.
Các giai đoạn hình thành và phát triển TĐKT Nhà nước ở
Trung Quốc………………………………………………………………………… ………….
27
2.1.3.
Vai trò của Chính phủ đối với quá trình hình thành và phát
triển TĐKT Nhà nước ở Trung Quốc………………………………….……

31
2.2.
Đặc điểm của mô hình TĐKT Nhà nƣớc ở Trung Quốc
35
2.2.1.
Đặc trưng cơ bản của các TĐKT Nhà nước ở Trung Quốc
35
2.2.2.

Những kết quả đạt được của quá trình hình thành và phát
triển mô hình TĐKT Nhà nước ở Trung Quốc………………………

51


2
2.3.
Đánh giá chung về mô hình TĐKT Nhà nƣớc của
Trung Quốc ……………………………………………………………………………………

64
2.3.1.
Những thành công của mô hình TĐKT Nhà nước ở Trung
Quốc…………………………………………………………………………………………………

64
2.3.2.
Những hạn chế chủ yếu của mô hình TĐKT Nhà nước ở Trung
Quốc …………………………………………………………………………………………………

69
2.3.3.
Bài học kinh nghiệm từ mô hình TĐKT Nhà nước của
Trung Quốc……………… …………………………………………………………………….

74
CHƢƠNG III - VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CUẢ TRUNG
QUỐC VÀO VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TĐKT NHÀ
NƯỚC Ở VIỆT NAM ……………………… ……………………………………………………….



81
3.1.
Tình hình khu vực DNNN và quan điểm về TĐKT nhà
nƣớc ở Việt Nam ………………………………………………………………………

81
3.1.1.
Bối cảnh khu vực DNNN ở Việt Nam hiện nay…………………….
81
3.1.2.
Quan điểm về tập đoàn hoá các Tổng công ty Nhà nước ở
Việt Nam…………………………………………………………………………………………

85
3.2.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam …………………………………….
93
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………….
100
PHỤ LỤC 1…………………………………………………………………………………………………
102
PHỤ LỤC 2…………………………………………………………………………………………………
105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………
106





CHỮ VIẾT TẮT
Bưu chính - Viễn thông
BC - VT
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
Công nghệ thông tin
CNTT
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CNH, HĐH
Doanh nghiệp Nhà nước
DNNN
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI
Kinh tế thị trường
KTTT
Nhân dân tệ
NDT
Nhà xuất bản
Nxb
Sản xuất, kinh doanh
SX - KD
Tập đoàn doanh nghiệp
TĐDN
Tập đoàn kinh doanh
TĐKD
Tập đoàn kinh tế
TĐKT
Tập đoàn kinh tế Nhà nước
TĐKTNN

Tổng Công ty
Tcty
Việt Nam
VN
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
Xuất nhập khẩu
XNK



3


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mô hình tập đoàn kinh tế (TĐKT) là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị
trƣờng nhƣ các loại mô hình Cartel, Syndicate, Trust, Conglomerate,
Chaebol… Nó ra đời và phát triển từ yêu cầu của tích tụ và tập trung sản xuất
ở các nƣớc tƣ bản phát triển. Vì vậy, nhiều quốc gia trong đó có Trung Quốc
đã rất chú trọng đến vấn đề hình thành các TĐKT do những lợi ích kinh tế
quy mô lớn mà các tập đoàn tạo ra đối với sự tăng trƣởng và phát triển trong
xu thế hội nhập với toàn cầu hoá kinh tế và từng bƣớc thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nƣớc. Từ 1978 đến nay, Trung Quốc đã
tiến hành cải cách doanh nghiệp Nhà nƣớc (DNNN) với một trong những nội
dung quan trọng là hình thành các TĐKT mạnh, có sức cạnh tranh trên thị
trƣờng quốc tế. Do tính đặc thù của Trung Quốc là hầu hết các doanh nghiệp
đều thuộc sở hữu nhà nƣớc nên việc phát triển các TĐKT của Trung Quốc
chịu ảnh hƣởng của Chính phủ nhiều hơn là của các lực lƣợng thị trƣờng.
Nhờ có những cải tiến về thể chế tổ chức doanh nghiệp mà một trong

những nội dung của nó là thành lập các TĐKT và ở đó công ty mẹ có vai trò
kiểm soát chiến lƣợc hoạt động và vốn đối với các công ty con, trong những
năm qua, các TĐKT của Trung Quốc đã phát huy đƣợc tác dụng đối với nền
kinh tế, tạo đƣợc những bƣớc tăng trƣởng vƣợt bậc. Trong thời kỳ đổi mới
1978 - 2001, GDP của Trung Quốc đã tăng bình quân hơn 8%/năm và Trung
Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế tăng trƣởng nhanh nhất thế
giới.
Tuy nhiên, mô hình TĐKT của Trung Quốc cũng có những hạn chế nhất
định. Một số lƣợng lớn các tập đoàn hoạt động không mấy hiệu quả, trong số
đó có các TĐKT Nhà nƣớc. Thực tiễn này đặt ra vấn đề cần nghiên cứu đánh


4


giá mô hình TĐKT Nhà nƣớc của Trung Quốc để rút ra những bài học so sánh
cho quá trình xây dựng và phát triển các TĐKT Nhà nƣớc ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Đảng và Chính
phủ chủ trƣơng xây dựng các TĐKT mạnh, nhất là trong các ngành công
nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân để phục vụ cho sự nghiệp CNH và
HĐH đất nƣớc. Đối với Việt Nam, việc xây dựng và phát triển TĐKT là vấn
đề mới trên cả hai phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Trong đó, việc nhận thức
đúng đắn về vai trò của Nhà nƣớc đối với sự hình thành và phát triển của
TĐKT là một trong những yêu cầu bức xúc hiện nay của Việt Nam trong quá
trình thực hiện đổi mới nền kinh tế nói chung và cải cách DNNN nói riêng.
Trung Quốc và Việt Nam có những điểm tƣơng đồng về mục đích cải
cách nền kinh tế và cải cách DNNN. Một là, cả hai nƣớc đều phát triển nền
KTTT theo định hƣớng XHCN và đều là các nƣớc đang phát triển. Hai là, cả
hai đều chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang nền KTTT. Ba là, cả hai đều
đang trong quá trình CNH - HĐH đất nƣớc. Bốn là, cả hai đều tích cực đổi

mới, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, việc nghiên cứu mô
hình TĐKT Nhà nƣớc của Trung Quốc, làm rõ sự hình thành, phát triển
TĐKT Nhà nƣớc và đánh giá chúng để từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm đối với việc xây dựng, phát triển TĐKT Nhà nƣớc trên cơ sở các
Tổng công ty (Tcty) Nhà nƣớc ở Việt Nam là cần thiết. Vì thế, chúng tôi chọn
đề tài “Mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc ở Trung Quốc và bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành
kinh tế chính trị xã hội chủ nghĩa (XHCN).
2. Tình hình nghiên cứu
Những vấn đề lý luận chung về TĐKT, nhu cầu hình thành và phát triển
TĐKT ở Việt Nam và các mô hình TĐKT xuyên quốc gia của một số nƣớc
châu Á đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu và công bố qua một số sách và một


5


số bài viết đăng trên các báo và tạp chí. Ví dụ có sách: “Mô hình TĐKT trong
công nghiệp hoá và hiện đại hoá” do Vũ Huy Từ chủ biên, Nxb Chính trị
quốc gia xuất bản năm 2002; sách “Bàn về cải cách toàn diện DNNN” của tác
giả Trƣơng Hán Bân do Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 1996; hay sách
“Thành lập và quản lý các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam” của PGS.TS.
Nguyễn Đình Phan do Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 1996. Và sách
“Trung Quốc trƣớc Ngã ba đƣờng” của tác giả Peter Nolan, Trần Thị Thái Hà
(biên dịch), PGS.TS Trần Đình Thiên và Nguyễn Mạnh Hùng (hiệu đính), do
Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2005. Sách “Cải tổ các Chaebol Hàn
Quốc và Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” của TS. Vũ Phƣơng
Thảo do Nxb Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2005 nghiên cứu mô
hình TĐKT của Hàn Quốc, và sách “Những vấn đề cơ bản của Luật DNNN
năm 2003” của Vụ Công tác lập pháp do Nxb Tƣ pháp xuất bản năm 2003,

tập hợp các quy định pháp lý về Tcty Nhà nƣớc và TĐKT ở Việt Nam …
Ngoài ra, các bài viết trao đổi về xây dựng mô hình TĐKT Nhà nƣớc ở
Việt Nam đã đăng tải nhiều trên các báo, tạp chí nhƣ: “Một số vấn đề cơ bản
của TĐKT” của tác giả Nguyễn Thế Hải đăng trên tạp chí Kinh tế châu Á -
Thái Bình Dƣơng số 8/2005. Tác giả Đặng Khánh Duy với bài “Cần có một
tƣ duy mới trong thành lập TĐKT ở Việt Nam” đăng trên tạp chí Kinh tế và
phát triển, số 98 (8/2005), hay bài “Việt Nam có xây dựng thành công TĐKT”
của tác giả Lê Mai đăng trên tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng, số
9/2005 v.v… Và một số luận văn tốt nghiệp đại học, tốt nghiệp thạc sĩ, các
bài báo trên các website cũng nghiên cứu, đề cập đến vấn đề TĐKT ở Việt
Nam.
Trong thời gian gần đây, khi Chính phủ chủ trƣơng hình thành các
TĐKT Nhà nƣớc trên cơ sở các Tổng công ty 90 và 91, mô hình TĐKT của
Trung Quốc trở thành vấn đề đƣợc sự tập trung chú ý nghiên cứu. Thạc sĩ


6


Phan Minh Tuấn, có bài “TĐKT Trung Quốc và kinh nghiệm đối với Việt
Nam” đã đề cập đến những đặc trƣng của mô hình TĐKT ở Trung Quốc đăng
trên tạp chí Thông tin Khu Công nghiệp Việt Nam, số 31 (4/2003). Và vấn đề
làm thế nào để hình thành và phát triển TĐKT đã đƣợc Viện nghiên cứu quản
lý kinh tế trung ƣơng nghiên cứu trong một đề án cấp nhà nƣớc: “Đề án hình
thành và phát triển TĐKT trên cơ sở Tổng công ty nhà nƣớc”.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, vấn đề cần thiết phải xây dựng
các TĐKT Nhà nƣớc ở Việt Nam vẫn đang đƣợc tranh luận trong giới nghiên
cứu. Bên cạnh đó, chƣa có những nghiên cứu sâu đánh giá những mặt đƣợc và
những hạn chế của mô hình TĐKT Nhà nƣớc ở Trung Quốc để từ đó rút ra
những bài học vận dụng cho Việt Nam trong việc xây dựng các Tcty 90, 91

thành TĐKT Nhà nƣớc. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu mảng đề tài này là việc
làm cần thiết và có ý nghĩa trên cả hai phƣơng diện lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là nghiên cứu những quan điểm chỉ đạo cơ bản của
Đảng và chính phủ Trung Quốc về thành lập TĐKT Nhà nƣớc ở Trung Quốc.
Đồng thời, nghiên cứu đánh giá mô hình TĐKT Nhà nƣớc của Trung Quốc.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu quá trình hình thành và
phát triển TĐKT Nhà nƣớc của Trung Quốc. Trên cơ sở đó, đề xuất các bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam tham khảo trong quá trình thí điểm hình thành
một số TĐKT từ các Tổng công ty Nhà nuớc mạnh ở Việt Nam. Vì thực tế ở
Trung Quốc, việc thành lập các TĐKT Nhà nƣớc chiếm tỷ trọng lớn là nhằm
tạo điều kiện để Trung Quốc điều chỉnh cơ cấu, định hƣớng phát triển nền
kinh tế, đặc biệt là cải cách và phát triển khu vực kinh tế Nhà nƣớc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


7


Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu các
TĐKT của Trung Quốc, đặc biệt là những TĐKT Nhà nƣớc - là những tập
đoàn ra đời và phát triển từ sau cải cách DNNN (năm 1978) đến nay.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển
của các TĐKT từ năm 1978 đến nay (số liệu nghiên cứu chủ yếu tập hợp đến
năm 2001) trong khuôn khổ lộ trình cải cách DNNN ở Trung Quốc.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
xem xét sự hình thành và phát triển của các TĐKT Nhà nƣớc của Trung Quốc
trong trạng thái động, nhìn nhận qua các thời kỳ và đặt nó trong mối quan hệ

chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ.
Các phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê
cũng đƣợc sử dụng phục vụ cho mục đích của đề tài.
6. Những đóng góp chính của đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về mô hình TĐKT nhà
nƣớc của Trung Quốc.
- Phân tích, đánh giá những thành công và thất bại của mô hình TĐKT
nhà nƣớc của Trung Quốc.
- Đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Cụ thể là những
vấn đề mà Việt Nam có thể học hỏi đƣợc từ kinh nghiệm của Trung Quốc nhằm
thực hiện thành công mục tiêu hình thành và phát triển TĐKT Nhà nƣớc của Việt
Nam từ mô hình Tổng công ty Nhà nƣớc.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về TĐKT Nhà nƣớc ở
Trung Quốc


8


- Chương 2: Thực trạng hình thành và phát triển của TĐKT Nhà
nƣớc ở Trung Quốc
- Chương 3: Vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc vào việc xây
dựng và phát triển TĐKT Nhà nƣớc ở Việt Nam




CHƢƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĐKT NHÀ NƢỚC Ở
TRUNG QUỐC

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH TĐKT NHÀ NƢỚC
Ở TRUNG QUỐC
Khái niệm TĐKT Nhà nƣớc của Trung Quốc
Khái niệm về Tập đoàn kinh tế (TĐKT) hay còn đƣợc gọi là tập đoàn
doanh nghiệp của Trung Quốc đƣợc xuất hiện đầu tiên từ những năm 80.
Nhƣng cho đến nay, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tập
đoàn. Có quan điểm cho rằng: “TĐKT là một tổ hợp các liên kết pháp nhân
kinh doanh thông qua nhiều mô hình và phƣơng thức hoạt động khác nhau
nhằm phát triển khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng
lợi thế về tập trung sản xuất và tính chất độc quyền trong khuôn khổ pháp
luật. Tập đoàn hoạt động ở một hay nhiều ngành khác nhau trong phạm vi
một nƣớc hoặc nhiều nƣớc, trong đó có công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi
phối hoạt động của các công ty con về mặt tài chính và chiến lƣợc phát triển”.
Hiện nay, tên gọi là TĐKT hay tập đoàn kinh doanh hay tập đoàn doanh
nghiệp chƣa có sự phân biệt cụ thể nhƣng thực chất các danh từ này là tƣơng
đƣơng nên đề tài sử dụng tên gọi thống nhất chung cho cả luận văn là TĐKT.


9


Và thực tế ở Việt Nam hiện nay, thuật ngữ đƣợc sử dụng phổ biến để chỉ
loại hình tổ chức kinh tế này là các TĐKT.
Một khái niệm khác đƣợc coi là đầy đủ hơn về TĐKT đƣợc đƣa ra trong
“Quy định tạm thời về thành lập và quản lý các TĐDN” của Uỷ ban Kinh tế
và Mậu dịch Nhà nƣớc, Uỷ ban cải cách cơ cấu Nhà nƣớc từ tháng 4/1995 và
đƣợc khẳng định lại trong bộ “Luật về đăng ký kinh doanh của TĐDN” của

Cục Thƣơng mại và Công nghiệp (Trung Quốc) năm 1997, thì: “Tập đoàn
doanh nghiệp là một tổ hợp kinh doanh tập hợp các doanh nghiệp liên quan
với nhau bởi một công ty mẹ. Công ty mẹ của mỗi tập đoàn doanh nghiệp sẽ
hoạt động nhƣ là hạt nhân của tập đoàn, còn các công ty con và các doanh
nghiệp có liên quan khác đều là pháp nhân đƣợc pháp luật công nhận, chia sẻ
tất cả các quyền dân sự liên quan và chịu trách nhiệm dân sự phát sinh;
TĐDN không phải là pháp nhân”.
TĐKT Trung Quốc là tổ chức kinh tế có kết cấu tổ chức nhiều cấp, đáp
ứng đòi hỏi của nền sản xuất hàng hoá XHCN và của nền sản xuất lớn xã hội
hoá. Đó là một khối liên kết bằng quan hệ về tài sản, quan hệ hiệp tác. Nhƣ
vậy, quan điểm của Chính phủ và các doanh nghiệp Trung Quốc về TĐKT là
nhất quán và tƣơng đối đồng nhất với quan điểm chung trên thế giới. Tuy
nhiên do tính đặc thù về kinh tế của Trung Quốc nên sự hình thành và phát
triển của các tập đoàn cũng có những nét đặc trƣng khá điển hình. TĐKT ở
Trung Quốc có thể không là một pháp nhân song cũng có thể là một pháp nhân
độc lập giống nhƣ một hiệp hội các doanh nghiệp nhƣng là hiệp hội đa ngành
nghề và có quy mô vốn khổng lồ. Tuy nhiên, khi nhận dạng một TĐKT cần thiết
phải quan tâm đến những “đặc điểm” của chúng hơn là việc đƣa ra một định
nghĩa có tính “chuẩn hoá”.
Về mặt pháp lý, TĐKT ra đời và tồn tại đƣợc nhờ các ràng buộc về quan
hệ tài chính, quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ khế ƣớc (hợp đồng). Còn về


10


khía cạnh kinh tế, TĐKT ra đời và phát triển dựa vào nền tảng công nghệ sản
xuất hàng loạt, đảm nhiệm tất cả các khâu trong quá trình sản xuất liên kết và
chuyên môn hoá.
Bên cạnh các khái niệm trên, ở Trung Quốc còn tồn tại khái niệm cho

rằng: TĐKT (tên tiếng Anh là Enterprise group - từ này đƣợc định nghĩa trong
quy định của Chính phủ) là một tập hợp các doanh nghiệp tồn tại độc lập một
cách hợp pháp hình thành một công ty mẹ, các công ty con trong đó công ty
mẹ chiếm cổ phần đa số và có các doanh nghiệp hoặc tổ chức thành viên.
Quan điểm về TĐKT ở các quốc gia cũng có một số điểm khác nhau. Ví dụ:
* Ở Hàn Quốc, TĐKT đƣợc gọi là Chaebol: thuật ngữ Chaebol dùng để
chỉ một liên minh gồm nhiều công ty hình thành quanh một công ty mẹ. Các
công ty thƣờng có cổ phiếu tại mỗi công ty khác và thƣờng do một gia đình
điều hành.
* Ở Nhật Bản, TĐKT đƣợc gọi là Keiretsu: từ này mô tả một tổ hợp liên
kết không chặt chẽ gồm các công ty đƣợc tổ chức quanh một ngân hàng để
phục vụ lợi ích của các bên. Đôi khi, không phải luôn luôn, các công ty sở hữu
vốn trong từng công ty khác.
Theo cuốn “Từ điển kinh tế” của Nhật Bản, tập đoàn kinh doanh
(TĐKD) là một tổ hợp các doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý, nắm giữ cổ
phần của nhau và thiết lập đƣợc mối quan hệ mật thiết về nguồn vốn, nhân
lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.
* Ở Ấn Độ, TĐKT đƣợc gọi là Business group: từ này khái quát chỉ tập
hợp các công ty liên kết với nhau dƣới một số hình thức chính quy hoặc
không chính quy, có đặc điểm là mức độ ràng buộc trung gian, cụ thể là
không phải đơn thuần bị ràng buộc bởi các liên minh mang tính chiến lƣợc
ngắn hạn và cũng không phải hợp nhất thành một thực thể duy nhất. Các nhóm


11


doanh nghiệp có hai đặc điểm chính, mối liên kết chặt chẽ giữa các công ty trong
tập đoàn và những hoạt động phối hợp do những mối liên kết đó tạo thành.
* Ở phƣơng Tây, TĐKT đƣợc gọi là Conglomerate hoặc Corporation

hoặc Group: những từ này thƣờng đƣợc sử dụng để chỉ một nghiệp đoàn bao
gồm nhiều doanh nghiệp về bề ngoài không liên quan với nhau. Cơ cấu này giúp
đa dạng hoá rủi ro kinh doanh song sự thiếu tập trung có thể gây khó khăn hơn
trong việc quản lý các công ty kinh doanh khác nhau.
Theo một số nƣớc nhƣ Hà Lan, Anh, Đan Mạch cho rằng: TĐKD là sự
liên kết giữa nhiều chủ thể kinh tế có chung lợi ích, có mối quan hệ sở hữu và
khế ƣớc với nhau, cùng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một
hoặc nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh tế.
* Ở Việt Nam, theo Từ điển Anh - Pháp - Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội
(1998), định nghĩa: Một TĐKT và tài chính gồm một công ty mẹ và các công
ty khác mà công ty mẹ kiểm soát hay tham gia góp vốn, mỗi công ty con cũng
có thể kiểm soát các công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác.
Khái niệm “TĐKT Nhà nƣớc” theo quan điểm của Trung Quốc là:
Tổ chức kinh tế có kết cấu nhiều cấp (nhiều cấp độ sở hữu), nó đáp ứng đòi
hỏi của nền sản xuất hàng hoá xã hội chủ nghĩa và của nền sản xuất xã hội
hoá. Doanh nghiệp nòng cốt của nó là nòng cốt của tập đoàn, là thực thể kinh
tế có tƣ cách pháp nhân, tự chủ kinh doanh, hạch toán độc lập, tự chịu trách
nhiệm đối với kết quả kinh doanh. Bằng các hình thức nắm giữ cổ phần khống
chế, tham gia cổ phần, hiệp tác, doanh nghiệp nòng cốt gắn bó với một hoặc
nhiều doanh nghiệp ở mức độ chặt chẽ, nửa chặt chẽ và liên kết lỏng lẻo.
Những doanh nghiệp này đều có tƣ cách pháp nhân độc lập.
Các học giả của Trung Quốc cũng cho rằng: TĐKT Nhà nƣớc
(TĐKTNN) là tổ chức kinh tế có kết cấu tổ chức nhiều cấp liên kết với nhau
bằng quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền sản


12


xuất hàng hoá XHCN và của nền sản xuất lớn xã hội hoá. Thông qua việc

nắm cổ phần chi phối, tham gia cổ phần, hợp tác, doanh nghiệp nòng cốt của
tập đoàn gắn bó với các doanh nghiệp khác ở mức độ chặt chẽ, nửa chặt chẽ
và lỏng lẻo. Các doanh nghiệp trong tập đoàn đều có tƣ cách pháp nhân.
Nhƣ vậy quan điểm của các nhà lãnh đạo và các doanh nghiệp Trung
Quốc về TĐKTNN nói riêng và TĐKT nói chung là nhất quán và tƣơng đối
đồng nhất với quan điểm chung trên thế giới. Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật ở
khái niệm TĐKT Nhà nƣớc của Trung Quốc là nêu rõ tập đoàn có một công
ty mẹ và các công ty con với mức độ liên kết chặt chẽ, nửa chặt chẽ, hoặc
lỏng lẻo tuỳ theo số cổ phần của công ty mẹ ở các công ty thành viên nhƣng
công ty mẹ nắm quyền kiểm soát về chiến lƣợc hoạt động của cả tập đoàn.
Trong khi đó, khái niệm tập đoàn ở các nƣớc khác lại có cơ cấu linh hoạt hơn,
không quy định chặt chẽ chỉ có một công ty mẹ và đƣợc phép đầu tƣ ngƣợc
vào công ty mẹ. Điểm khác biệt đặc trƣng riêng nữa của Trung Quốc là các
TĐKT Nhà nƣớc phải đáp ứng đƣợc đòi hỏi của nền sản xuất hàng hoá
XHCN và của nền sản xuất lớn xã hội hoá mà TĐKT ở các nƣớc khác hình
thành không vì mục đích này mà chỉ vì mục tiêu lợi nhuận của chính những
ngƣời sở hữu tập đoàn.

Mô hình nền kinh tế Trung Quốc và vai trò của TĐKT Nhà nƣớc
đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.
Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 3 khoá XI Đảng cộng sản Trung Quốc họp
tháng 12 - 1978 đã vạch ra chiến lƣợc cải cách và mở cửa mang tính quốc
sách. Trung Quốc thực sự bƣớc vào con đƣờng xây dựng và phát triển ổn
định, tiến tới hiện đại hoá, thực hiện dân giàu nƣớc mạnh, đạt đƣợc nhiều
thành tựu huy hoàng và để lại nhiều bài học sâu sắc cho các quốc gia có nền
kinh tế chuyển đổi. Điểm nổi bật về cơ bản là Trung Quốc đã đạt đƣợc mục


13



tiêu đề ra: Trong 10 năm từ 1981 - 1990 tổng sản phẩm xã hội tăng gấp đôi;
10 năm tiếp theo 1991 - 2000 thì GDP cũng tăng gấp đôi. Năm 2005, GDP
của Trung Quốc đạt 1.689,5 tỷ USD, ƣớc tính đến cuối năm 2020, GDP của
Trung Quốc sẽ đạt 4.300 tỷ USD. Đến năm 2005, GDP bình quân đầu ngƣời
của Trung Quốc đã đạt mức 1.774 USD/1năm (quy đổi là khoảng 19.514
NDT) cho thấy tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh chóng và hiệu quả của Trung
Quốc từ sau cải cách và mở cửa (Có tài liệu cho rằng, giai đoạn từ 1979 -
1997, GDP bình quân đầu ngƣời ở thành thị khoảng 6000 NDT/năm, ở nông
thôn khoảng 4.000 NDT/năm). Lý do khiến Trung Quốc thành công đƣợc nhƣ
vậy mặc dù có những căng thẳng đáng kể và vô số thiếu sót trong chính sách,
là do Nhà nƣớc vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn
định xã hội, giải quyết những vấn đề của thất bại thị trƣờng, điều tiết phân
phối thu nhập, của cải và những cơ hội của cuộc sống, cách thức quản lý mà
theo đó Trung Quốc tƣơng tác với nền kinh tế toàn cầu.
Mô hình nền kinh tế Trung Quốc là một bức tranh mang nhiều đặc sắc
riêng trong tổng hoà các nền kinh tế trên thế giới. Trung Quốc đang tìm kiếm
một con đƣờng tiến lên và thực hiện quá trình CNH - HĐH đất nƣớc nhằm
phấn đấu hoàn thành quá trình này vào những năm đầu của thế kỷ 21. Thực tế
này có đƣợc theo các nhà kinh tế Trung Quốc hiện nay khẳng định và đúc kết
là nhờ đƣờng lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc sau khi từ bỏ nền
kinh tế “kế hoạch hoá” của thời kỳ Mao Trạch Đông và có chính sách “cải
cách và mở cửa” của nhà lãnh đạo, “tổng công trình sƣ của công cuộc cải
cách và mở cửa ở Trung Quốc” Đặng Tiểu Bình, về xây dựng nền kinh tế thị
trƣờng XHCN mang màu sắc Trung Quốc, bao gồm các bƣớc sau:
- Phát triển nền KTTT, liên tục giải phóng và phát triển sức sản xuất.
- Kiên trì chế độ công hữu XHCN, tìm tòi các hình thức kinh tế đa sở hữu.


14



- Hoàn thành thể chế kinh tế thị trƣờng XHCN, thị trƣờng có vai trò quan
trọng trong điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc.
- Chế độ phân phối theo lao động là chính, kết hợp với các hình thức
phân phối khác. Kết hợp phân phối theo lao động với phân phối theo nhu cầu.
Ngoài ra kiên trì thực hiện thị trƣờng hoá toàn bộ các hình thức phân phối
này. Trong đó phân phối phải chấp nhận có bộ phận giàu có trƣớc.
Và để xây dựng thành công CNXH mang màu sắc Trung Quốc cần phải:
- Kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng sáng tạo vào thực tế Trung
Quốc.
- Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Kiên quyết theo định hƣớng XHCN.
- XHCN ở Trung Quốc hiện tại mới đang ở giai đoạn bắt đầu xây dựng.
- Nhấn mạnh tính dẫn hƣớng của thị trƣờng.
Trung Quốc xuất phát từ một nƣớc có cơ sở hạ tầng yếu kém, cho nên để
xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc thì phải tập trung phát triển kinh
tế, phát triển thị trƣờng. Để phát triển kinh tế phải trên cơ sở giải phóng sức
sản xuất, thông qua phát triển sức sản xuất để xác lập quan hệ sản xuất mới.
Trong quá trình cải cách thể chế kinh tế ở Trung Quốc, vấn đề then chốt là
phải tạo ra sự thích ứng của quan hệ sản xuất với lực lƣợng sản xuất. Nền tảng
của nền kinh tế thị trƣờng XHCN của Trung Quốc đƣợc thể hiện ở các khía
cạnh sau:
Trƣớc cải cách, kinh tế Trung Quốc gần nhƣ hoàn toàn thuộc sở hữu
công cộng, chiếm tới 99,1% tổng sản phẩm trong nƣớc vào năm 1978. Đó là
nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất và Nhà nƣớc quản lý
bằng cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu. Do đó, khu vực kinh tế Nhà
nƣớc là chủ yếu còn khu vực kinh tế tƣ nhân không đƣợc thừa nhận mà bị
ngăn cấm. Thực trạng này dẫn đến hạn chế cho nền kinh tế Trung Quốc là



15


trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất rất thấp do quan hệ sản xuất đình
trệ. Tuy nhiên, nhận thức về kinh tế Nhà nƣớc ngày càng thay đổi sâu sắc do
đòi hỏi khách quan phải CNH, HĐH đất nƣớc với chủ trƣơng nhiều loại hình
kinh tế cùng phát triển, tỷ trọng của các loại hình kinh tế phi công hữu (gồm
kinh tế cá thể, kinh tế tƣ nhân …) đã tăng từ 0,9% năm 1978 lên 24,2% năm
1997 trong GDP và mức giảm tƣơng ứng của kinh tế công hữu từ 99,1% năm
1978 xuống còn 75,8% năm 1997. Sự phát triển nhảy vọt của loại hình kinh tế
phi công hữu làm cho nền kinh tế Trung Quốc thay đổi, giải quyết đƣợc nhiều
lao động dôi dƣ ở cả nông thôn lẫn thành thị. Từ chỗ chƣa đƣợc công nhận
đến chỗ đƣợc “chính thức công nhận nhƣng chỉ có vai trò bổ sung” (năm
1988) cho kinh tế công hữu, nay kinh tế tƣ nhân đƣợc Quốc hội Trung Quốc
đƣa vào Hiến pháp sửa đổi năm 1999 quy định là “bộ phận cấu thành quan
trọng của nền kinh tế thị trƣờng XHCN, chính thức thừa nhận tầm quan trọng
nhƣ nhau của khu vực tƣ nhân và khu vực Nhà nƣớc”, đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ
quyền lợi và lợi ích hợp pháp, không hạn chế về quy mô, bình đẳng với các
thành phần kinh tế khác.
Tuy nhiên, vai trò chủ thể của kinh tế công hữu không vì thế mà giảm đi
với quan điểm nguồn vốn trong chế độ công hữu không chỉ thể hiện ở số
lƣợng mà còn ở chất lƣợng, đóng vai trò khống chế của Nhà nƣớc trong nền
kinh tế. Vì thế, các DNNN ở Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng cao trong các
ngành công nghiệp nặng, then chốt, đòi hỏi nhiều vốn nhƣ dầu mỏ, sản xuất
điện, luyện kim, hoá chất …. và trong một số ngành dịch vụ quan trọng nhƣ
tài chính, bảo hiểm, vận tải, đƣờng sắt, hàng không, viễn thông và dịch vụ y
tế…. nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ CNH, HĐH đất nƣớc mà những hạn chế
của khu vực kinh tế tƣ nhân chƣa thể đảm nhiệm vai trò to lớn này.
Theo Giáo sƣ Peter Nolan, nhà kinh tế học về Trung Quốc hiện đại thuộc

Đại học Cambridge nhận định: “Trung Quốc đang dò tìm một “Con đƣờng


16


thứ ba” giữa lúc nƣớc này vẫn đang bộn bề trong phát triển kinh tế và công
nghiệp hoá, với lực lƣợng lao động dƣ thừa khổng lồ ở nông thôn (nguồn
cung lao động không hạn chế), giữa một môi trƣờng quốc tế lộn xộn, và với
một dòng vốn nƣớc ngoài ngày càng lớn đổ vào đất nƣớc (đồng nghĩa với nền
kinh tế đang ngày càng phụ thuộc với bên ngoài)”. Và Nhà nƣớc Trung Quốc
đang cố gắng xây dựng một xã hội văn minh, khá giả toàn diện không thể
đóng cửa trƣớc khuynh hƣớng chủ đạo trong kinh tế học và chính trị học quốc
tế, đó là: “Trong việc dò tìm (dò đá qua sông) cho riêng mình một sự sống
còn của hệ thống kinh tế chính trị, Trung Quốc phải trông cậy vào các lực
lƣợng thị trƣờng (bao gồm các mức giá do thị trƣờng xác định và các triết lý
kinh doanh) và đặt chúng dƣới sự kiểm soát, phục vụ cho toàn xã hội nhằm
đạt đƣợc một nền kinh tế chính trị tổng thể có gắn kết về mặt xã hội”. Bởi
vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc có khả năng đề xuất một con đƣờng phát
triển cho một xã hội ổn định, gắn kết xã hội trong khuôn khổ một quốc gia: đó
là sự “lựa chọn” gia tăng vai trò của Nhà nƣớc và làm cho nó hữu hiệu hơn để
giải quyết những thách thức kinh tế xã hội ngày càng gay gắt mà đất nƣớc
đang phải đối mặt, và cải thiện Nhà nƣớc là mục tiêu duy nhất hợp lý cho cải
cách hệ thống của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc lựa chọn con đƣờng cải cách
là bỏ mặc Nhà nƣớc và để cho thuyết chính thống về thị trƣờng tự do (tự do
hoá hoàn toàn), tất yếu sẽ dẫn tới những căng thẳng không thể kiểm soát và sự
tan rã của xã hội (vì ở tất cả các nƣớc công nghiệp mà ở đó tối đa hoá lợi
nhuận tƣ nhân là động lực của sản xuất thì hệ thống kinh tế cạnh tranh tƣ nhân
đang tự quy tội chết cho chính nó bởi vì tất cả các bên đều không kiềm chế
đƣợc lòng tham của họ và hệ thống đó sẽ không thể vận hành đƣợc). Và con

đƣờng duy nhất để Trung Quốc xử lý đƣợc đồng thời những thách thức của
toàn cầu hoá, của chuyển đổi và phát triển là thông qua việc thực thi kiểm


17


soát xã hội một cách chặt chẽ: quá trình tích luỹ phải đi trƣớc, nếu không sẽ
chẳng có bất kỳ sự “phát triển” nào.
Ở Trung Quốc, việc tập trung xây dựng TĐKT có ý nghĩa vô cùng quan
trọng để thay đổi phƣơng thức tăng trƣởng kinh tế và xây dựng nền kinh tế thị
trƣờng XHCN. Cải cách DNNN và phát triển mô hình TĐKT chính là giải
quyết hai khâu then chốt có tính chất căn bản trong quá trình phát triển. Trung
Quốc phải duy trì nhịp độ phát triển của một loạt các TĐKT trên cơ sở cơ chế
thị trƣờng, biến các tập đoàn quy mô lớn có sức cạnh tranh thực sự trở thành
sức mạnh chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế đất nƣớc, trở thành
phƣơng thức tăng trƣởng kinh tế mới, thành chủ thể trong việc điều chỉnh cơ
cấu sản phẩm, cơ cấu công nghiệp và tổ chức kinh doanh.
Vì vậy, để phù hợp với mục tiêu coi kinh tế Nhà nƣớc là chủ đạo và để
CNH, HĐH nền kinh tế, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng thí điểm các xí
nghiệp hiện đại đối với 120 xí nghiệp quốc hữu (DNNN) loại lớn và loại vừa
theo mô hình TĐKT Nhà nƣớc bằng hai đợt thí điểm vào các năm 1991 và
1997 và đã thu đƣợc những kết quả khả quan. Vì nền tảng của cải cách kinh tế
ở Trung Quốc là tăng thêm quyền tự chủ của doanh nghiệp.
Như vậy, khi các TĐKT ở Trung Quốc được thành lập và phát triển, vai
trò của các TĐKT nói chung và của TĐKTNN nói riêng đối với sự phát triển
kinh tế Trung Quốc được thể hiện trên các mặt sau:
(1) Các TĐKT sẽ khắc phục đƣợc khả năng hạn chế về vốn của từng
công ty riêng lẻ, việc các tập đoàn có công ty tài chính sẽ cho phép thống nhất
trong tích tụ và tập trung vốn, khi có nguồn vốn lớn các tập đoàn sẽ đầu tƣ

vào các dự án có hiệu quả cao nhất, từ đó sẽ góp phần tăng nguồn thu và thúc
đẩy nền kinh tế phát triển. Vì với một số lƣợng lớn các doanh nghiệp nhỏ
trong nền kinh tế quốc dân khi tham gia cạnh tranh trên thị trƣờng sẽ gặp khó
khăn do sức mạnh bản thân thấp (năng lực nguồn vốn nhỏ), phải đối mặt với


18


vấn đề tồn tại hay bị loại bỏ nên khi có mối quan hệ hợp tác với tập đoàn, các
doanh nghiệp nhỏ sẽ nhận đƣợc sự bảo vệ hoặc đỡ đầu và nhiều cơ hội phát
triển hơn từ phía tập đoàn.
(2) Sự hình thành và phát triển của các TĐKT làm tăng khả năng kinh tế
của cả tập đoàn và các công ty thành viên, nó cho phép các nhà quản lý kinh
doanh huy động đƣợc tất cả các nguồn lực trong xã hội, và việc tập trung các
công ty vào trong một đầu mối làm cho họ có điều kiện thuận lợi khi cạnh
tranh với các tập đoàn nƣớc ngoài. Thực chất TĐKT tạo ra nhu cầu nội tại cho
phát triển, phân bổ hợp lý các nguồn lực, kết hợp tối ƣu các yếu tố sản xuất,
đạt đƣợc tính kinh tế nhờ quy mô. Do vậy, TĐKT là một sức mạnh khung và
là một tổ chức kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của
TĐKT thể hiện sức mạnh kinh tế quốc gia. TĐKT có tác dụng rất lớn trong
việc cung cấp trao đổi thông tin và những kinh nghiệm quan trọng trong tổ
chức nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất. Sự hợp tác về
nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong tập đoàn với các Viện nghiên
cứu khoa học còn cho phép các công ty thành viên có khả năng nhanh chóng
đƣa các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trên một quy mô rộng lớn hơn, giảm
thiểu các rủi ro lớn khi phải đầu tƣ để cải tiến kỹ thuật. Sự thống nhất trong
tập đoàn sẽ góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ ra nƣớc ngoài cũng nhƣ
việc thay đổi cơ cấu sản xuất một cách hợp lý. Nó là cầu nối để tiếp thu nhanh
chóng các thành tựu khoa học trên thế giới, làm thu hẹp khoảng cách về trình

độ giữa các nƣớc chậm phát triển, thúc đẩy CNH - HĐH nền kinh tế.
(3) Đối với các nền kinh tế đang phát triển, nền công nghiệp trong nƣớc
còn manh mún thể hiện ở chỗ: Cơ cấu không hợp lý, số lƣợng doanh nghiệp
lớn nhƣng quy mô của từng doanh nghiệp nhỏ và mức độ tập trung hoá sản
xuất thấp, các doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật thấp, sản phẩm tƣơng tự
nhau, năng lực nghiên cứu và phát triển độc lập còn yếu. Việc hình thành và


19


phát triển các TĐKT là một biện pháp hữu hiệu để đƣa một số lƣợng lớn các
doanh nghiệp vừa và nhỏ vào hệ thống chuyên môn hoá và hợp tác hoá thông
qua các kênh hợp tác về sản phẩm để tiếp tục điều chỉnh và tối ƣu hoá việc
xác định năng suất lao động và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
(4) Việc hình thành các TĐKT sẽ làm thay đổi bộ mặt xã hội cho từng
địa phƣơng hay một quốc gia, nó giải quyết đƣợc việc làm cho một phần dân
cƣ tại khu vực, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyên môn hoá các ngành
nghề, thúc đẩy phát triển các đặc khu kinh tế, các khu công nghiệp và làm
tăng khả năng lớn mạnh của nền kinh tế, chống sự thâm nhập một cách ồ ạt
của các công ty khổng lồ trên thế giới và giúp cho sản xuất trong nƣớc có thể
đứng vững và từng bƣớc vƣơn ra đƣợc các thị trƣờng khu vực và quốc tế.
(5) TĐKT là một trung gian quan trọng với chính phủ để quản lý các
DNNN và thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Do chính phủ đã xoá bỏ
nhiều cơ quan giám sát chuyên ngành trong nền kinh tế kế hoạch hóa truyền
thống để kiểm soát và quản lý các DNNN khi phát triển nền KTTT. Trong khi
đó, TĐKT có rất nhiều đơn vị thành viên, do đó chính phủ có thể quản lý một
cách gián tiếp rất nhiều doanh nghiệp thành viên bằng cách trực tiếp kiểm
soát tập đoàn thông qua mối quan hệ về vốn hoặc hệ thống hợp tác sản xuất
hơn là bằng biện pháp hành chính. Vì vậy, tập đoàn sẽ phải đóng vai trò là

ngƣời giám sát trực tiếp cho chính phủ vì họ đƣa một số lƣợng lớn các doanh
nghiệp vừa và nhỏ vào hệ thống sản xuất và hợp tác của mình.
Các TĐKT ở Trung Quốc ra đời có tác dụng thúc đẩy là tăng quy mô của
nền kinh tế, phát huy vai trò chủ đạo trong cạnh tranh KTTT, thúc đẩy hợp tác
sản xuất các sản phẩm đồng bộ theo hƣớng chuyên môn hoá cao. Trung Quốc
đã từng bƣớc “nới lỏng dần” sự quản lý tập trung của Nhà nƣớc, giao thêm
quyền tự chủ kinh doanh cho các TĐKT, mở rộng dần phạm vi hợp tác, liên
kết giữa các doanh nghiệp từ lĩnh vực sản xuất, cung cấp nguyên liệu, bán


20


thành phẩm sang các lĩnh vực khác nhƣ nghiên cứu phát triển, đổi mới công
nghệ, tiếp cận nguồn vốn tín dụng, chia sẻ thông tin, thực hiện mối liên kết
giữa công ty mẹ và công ty con chủ yếu dựa trên việc đầu tƣ cổ phần.

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
MÔ HÌNH TĐKT NHÀ NƢỚC Ở TRUNG QUỐC
Năm 1978, khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện cải cách DNNN đồng chí
Đặng Tiểu Bình đã vạch ra rằng:“ Thành lập TĐKT thì sẽ tạọ ra được sức
mạnh, thông tin thông suốt, nhanh nhạy hơn”. Muốn nâng cao tố chất chỉnh
thể của DNNN thì không những phải cải cách từng doanh nghiệp riêng lẻ mà
còn phải căn cứ vào yêu cầu xã hội hoá để liên hiệp các doanh nghiệp lại với
nhau, lập ra các TĐKT, tạo ra cơ cấu tổ chức tốt hơn giữa các doanh nghiệp.
Nếu nói rằng kinh doanh theo chiều sâu mà chủ yếu là nâng cao trình độ kinh
doanh trong nội bộ doanh nghiệp thì liên kết các doanh nghiệp lại với nhau
đặc biệt là thành lập ra các TĐKT là nâng cao trình độ tổ chức lực lƣợng sản
xuất trong phạm vi xã hội. Chỉ có phát triển theo hƣớng tập đoàn hoá thì các
DNNN mới thực sự trở thành lực lƣợng sản xuất hiện đại, mới trở thành chủ thể

thứ nhất của nền kinh tế thị trƣờng, mới có thể triệt để phát huy đƣợc lợi thế của
mình.
Hiện nay, tình hình kinh tế Trung Quốc cho thấy, bên cạnh những dấu
hiệu khả quan về phát triển kinh tế và tình hình chính trị ổn định, nhân dân tin
tƣởng vào đƣờng lối lãnh đạo của Đảng và chính phủ, song vẫn còn nhiều tồn
tại. Nền kinh tế “nóng” luôn đem lại hai mặt: tích cực và tiêu cực. Sự phát
triển kinh tế nhanh kéo theo tham nhũng, chênh lệch trình độ phát triển và bất
bình đẳng về thu nhập; việc sử dụng tài nguyên kém hiệu quả làm nguy cơ
thiếu nguyên vật liệu trầm trọng, mâu thuẫn giữa việc gia tăng khai thác phục
vụ sản xuất và xuất khẩu với yêu cầu bảo tồn để phát triển bền vững kèm theo


21


ô nhiễm môi trƣờng, phá huỷ hệ sinh thái Bên trong sự phát triển kinh tế
còn là vấn đề cải cách DNNN gặp rất nhiều khó khăn. Chủ trƣơng xây dựng
hệ thống doanh nghiệp hiện đại tiến triển chậm, tình trạng doanh nghiệp thua
lỗ, tài sản Nhà nƣớc bị thất thoát còn phổ biến. Theo ƣớc tính hiện nay, mỗi
năm số thất thoát tài sản Nhà nƣớc ở Trung Quốc lên tới khoảng 40 tỷ USD.
Tuy vậy, trong quá trình cải cách DNNN, Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện
pháp cải cách, cải tổ nhằm làm giảm tính độc quyền và lạm quyền, tăng
cƣờng khả năng cạnh tranh cho khu vực này mặc dù cho đến nay, Trung Quốc
vẫn chƣa có Luật chống độc quyền.
Đối với nền kinh tế Trung Quốc thì vai trò và giá trị của DNNN là tất
yếu khách quan. Nhƣng Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã nhận thức ra
đƣợc vấn đề quan trọng nhất là sự tồn tại của DNNN trong nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung đã không đem lại sự tăng trƣởng thực chất với mục tiêu
lợi nhuận cho bản thân doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế.
Mục tiêu của cải cách DNNN ở Trung Quốc là phát triển sức sản xuất

của cả nền kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên cải cách DNNN ở
Trung Quốc không đạt đƣợc sự cải thiện đáng kể trong hiệu quả hoạt động
của chính các DNNN. Lý do là lợi dụng quyền tự chủ trong hoạt động đƣợc
trao cho DNNN nên dẫn đến sự tham ô tăng đáng kể từ năm 1992 trở đi, và từ
năm 1997 lao động ở thành phố tăng lên đột ngột cộng với việc cắt giảm tín
dụng ngân hàng có lãi suất thấp vốn chỉ ƣu tiên dành cho các DNNN càng gây
khó khăn cho quá trình cải cách DNNN.
Bên cạnh đó, khu vực kinh tế tƣ nhân ở Trung Quốc cũng gặp nhiều khó
khăn trong quá trình phát triển. Khẩu hiệu “Quốc hữu lùi ra, dân doanh tiến
lên” khó thực hiện vì các biện pháp cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê hoặc
sáp nhập các DNNN vào doanh nghiệp tƣ nhân đều không dễ thực hiện vì
những gánh nặng nợ nần hoặc nghĩa vụ xã hội trong quá khứ của chính những


22


DNNN muốn chuyển đổi. Đối với những doanh nghiệp tƣ nhân muốn tiến lên
cũng khó khăn vì gặp nhiều rào cản (do yếu tố tâm lý xã hội, vay tín dụng khó
khăn hơn DNNN, quy mô thƣờng nhỏ lẻ) và do tính phi chính thức của khu
vực kinh tế tƣ nhân nhƣ không giữ đƣợc uy tín kinh doanh, dễ có hiện tƣợng
làm ăn không chân chính, không tuân thủ pháp luật, không có cơ chế quản lý
nội bộ hợp lý. Theo Peter Nolan: “Quá trình tƣ nhân hoá ở Trung Quốc cho
tới nay đƣợc đặc trƣng bởi giao dịch tay trong và tham nhũng phổ biến”.
Mặt khác, Trung Quốc có mức dân số khổng lồ gần 1,3 tỷ ngƣời, với số
lao động là 829 triệu ngƣời (năm 1999) và có gần 70% dân số vẫn sống ở
nông thôn. Nhƣng việc làm trong nông nghiệp ngày càng trì trệ, ƣớc tính có
khoảng 150 triệu lao động dôi dƣ ở khu vực nông nghiệp và ngày càng tăng
lên. Các xí nghiệp hƣơng trấn (TVEs) ở các địa phƣơng cũng ngừng trệ việc
hấp thụ lao động nông thôn do phải cạnh tranh khi hội nhập thị trƣờng toàn

cầu hoá nên lĩnh vực sử dụng hàm lƣợng lao động cao với công nghệ sản xuất
đơn giản sẽ bị loại bỏ để tăng nhanh năng suất lao động. Do đó, việc thành lập
một loại hình kinh tế có quy mô lớn và có năng lực cạnh tranh mạnh trên thị
trƣờng thế giới là tất yếu khách quan và không thể phụ thuộc vào thành phần
kinh tế tƣ nhân và những doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc.
Vì vậy, để khắc phục những nhƣợc điểm còn tồn tại của cải cách DNNN
và những yếu kém của khu vực kinh tế tƣ nhân, Nhà nƣớc Trung Quốc quan
điểm DNNN phải giữ vai trò chủ đạo, không có nghĩa là nắm số lƣợng mà
phải giữ huyết mạch với phƣơng châm “nắm to, thả nhỏ”. Nghĩa là Trung
Quốc tập trung vào thành lập, hỗ trợ, cải cách mạnh ở các xí nghiệp quốc hữu
có quy mô lớn, có tiền đề phát triển trong các ngành công nghiệp đòi hỏi vốn
lớn, chi phí đầu tƣ cao với nhiều rủi ro. Những xí nghiệp có quy mô lớn nhƣ
vậy chính là các công ty tập đoàn (còn gọi là công ty mẹ). Với sự hình thành
các công ty tập đoàn Nhà nƣớc, việc quản lý trực tiếp của các Bộ đã bị loại


23


trừ, chính phủ đã thực hiện đƣợc chủ trƣơng hiện đại hoá công ty. Lý do chính
của sự hình thành các công ty tập đoàn Nhà nƣớc là trong nền kinh tế toàn cầu
hôm nay, cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia thực tế là sự cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp lớn và nhóm doanh nghiệp của mỗi quốc gia. Và những
cuộc đối đầu kinh tế quốc tế trong thực tiễn đã chỉ ra rằng, nếu một nƣớc có
nhiều doanh nghiệp lớn hay các tập đoàn lớn, nó sẽ duy trì một thị phần xác
định và giữ một vị thế vững mạnh trong trật tự kinh tế thế giới.
Nền kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế thị trƣờng XHCN, với sự hoạt
động của nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong đó thành phần kinh tế nhà
nƣớc giữ vai trò chủ đạo. Theo Ngô Bang Quốc (thuộc Hội đồng Nhà nƣớc
Trung Quốc), (trích trong Kinh tế Nhật báo, 1998) thì hiện tại và trong thế kỷ

tiếp theo, vị thế của Trung Quốc trong trật tự kinh tế quốc tế phần lớn sẽ do vị
thế của những doanh nghiệp và tập đoàn lớn của chính Trung Quốc quyết
định. Do vậy cần phải xây dựng các TĐKT theo hƣớng đa sở hữu trong đó sở
hữu nhà nƣớc chiếm tỷ trọng lớn. Trong thời kỳ đầu của cải cách DNNN,
chính phủ Trung Quốc đã nhận thấy tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các
doanh nghiệp trong sản xuất, marketing và đổi mới công nghệ. Điều này là để
thích ứng với việc phân tách nặng nề về ngành và thị trƣờng giữa các cơ quan
hành chính nhà nƣớc. Ban đầu, hoạt động trong nhiều ngành thƣờng đƣợc
thực hiện theo kế hoạch chứ không phải là của các doanh nghiệp, nên không
cần phải có các TĐKT. Nhƣng kể từ khi thực hiện cải cách và đổi mới, hệ
thống kế hoạch hoá tập trung bị phá bỏ cùng với mức độ cải cách kinh tế và
mở cửa ngày càng sâu rộng, nhu cầu điều phối ở cấp độ doanh nghiệp đã tăng
nhanh. Vì vậy, “Cùng quản lý” là hình thức đầu tiên của TĐKT, bắt đầu xuất
hiện để đáp ứng yêu cầu này.
Trung Quốc cho rằng đổi mới về thể chế tổ chức doanh nghiệp, hình
thành nên các TĐKT có thể khắc phục đƣợc các bất cập của thị trƣờng trong


24


quá trình chuyển đổi kinh tế. Lý do là quá trình phát triển nền KTTT ở Trung
Quốc vẫn đang tiếp tục, nên các chức năng của thị trƣờng vần còn yếu kém và
đôi khi phải chịu nhiều phí tổn. Bằng việc hình thành các TĐKT, mỗi doanh
nghiệp thành viên có thể tận dụng các thông tin tốt hơn, có khả năng đối phó
với các rủi ro đi kèm với cơ cấu thị trƣờng chƣa phát triển và có khả năng tiếp
cận với các khoản tín dụng mà bình thƣờng phải rất tốn kém hoặc không thể
có đƣợc. Điều quan trọng hơn là việc thành lập các TĐKT có thể tạo điều
kiện cho quá trình cải cách DNNN khi việc tƣ nhân hoá hàng loạt không phải là
giải pháp đƣợc lựa chọn.

Mô hình TĐKT Nhà nƣớc vừa phát huy đƣợc các ƣu thế của một DNNN
là nắm vai trò chủ đạo trong các ngành kinh tế mũi nhọn đòi hỏi yêu cầu về
vốn cao và phải có quy mô lớn, vừa thể hiện đƣợc ƣu thế năng động, linh hoạt
của các doanh nghiệp tƣ nhân, và tập đoàn sẽ hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận
theo cơ chế thị trƣờng nhƣng vẫn đảm bảo nguyên tắc phát triển hài hoà với
lợi ích của Nhà nƣớc XHCN.
Về mặt lịch sử, trong hơn 10 năm (1978 - 1989) tìm tòi, lựa chọn bƣớc
đi, thí điểm thực hiện và nhân rộng mô hình tập đoàn, Nhà nƣớc Trung Quốc
luôn coi các xí nghiệp quốc hữu là chủ thể quan trọng nhất với những ƣu đãi,
hỗ trợ tài chính mà các loại hình doanh nghiệp khác không thể có đƣợc. Trên
nền tảng đó, các tập đoàn Nhà nƣớc dựa trên các xí nghiệp quốc hữu mới có
điều kiện để phát triển và nắm vai trò đầu tàu trong hệ thống các tập đoàn
nhƣ hiện nay. Thực tế cho thấy TĐKT Nhà nƣớc đóng vai trò hết sức quan
trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nƣớc đang
phát triển nhƣ Trung Quốc.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TĐKT NHÀ
NƢỚC Ở TRUNG QUỐC

×