Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
MỤC LỤC
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
- VCSH: Vốn chủ sở hữu
- ĐH: Đại học
- CĐ: Cao đẳng
- CBCNV: Cán bộ công nhân viên
- BHXH: Bảo hiểm xã hội
- BHYT: Bảo hiểm y tế
- BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
- KPCĐ: Kinh phí công đoàn
- GTGT: Giá trị gia tăng
- TSCĐ: Tài sản cố định
- SXKD: Sản xuất kinh doanh
- GVHB: Giá vốn hàng bán
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, đặc biệt là trong xu
thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển bền vững thì cần phải có phương pháp quản lý và biết tự chủ về mọi mặt
trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản
xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm, phải biết tận dụng năng lực, cơ hội để lựa
chọn cho mình một hướng đi đứng đắn. Để quản lý một cách có hiệu quả đối
với các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của một doanh nghiệp nói
riêng, một nền kinh tế của một nước nói chung đều cần phải sử dụng các công
cụ quản lý khác nhau và một trong những công cụ quản lý không thể thiếu
được đó là kế toán.
Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải bằng mọi cách đưa
sản phẩm tới tay người tiêu dùng, được người tiêu dùng chấp nhận và thu
được lợi nhuận nhiều nhất. Có nghĩa là doanh nghiệp phải làm tốt công tác
bán hàng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thương mại. Một trong những
yếu tố quyết định điều đólà phải thực hiện tốt công tác hạch toán các nghiệp
vụ bán hàng, tiêu thụ. thành phẩm. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm sẽ cho
doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình một cách cụ thể thông qua các chỉ tiêu về doanh thu và kết quả lãi, lỗ.
Đồng thời còn cung cấp những thông tin quan trọng giúp các nhà quản lý
phân tích, đánh giá, lựa chọn các phương án snar xuất, kinh doanh để đầu tư
vào doanh nghiệp có hiệu quả nhất.
Xác định được tầm quan trọng của kế toán bán hàng trong các doanh
nghiệp thương mại nên trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH đầu tư
thương mại và dịch vụ Tây Hà, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán bán
hàng tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Tây Hà” làm đề tài
nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Nội dung chuyên đề thực tập
tốt nghiệp của em gồm 3 chương:
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
Chương 1: Đặc điểm về tổ chức quản lý hoạt động bán hàng của Công
ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ tây Hà.
Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty TNHH đầu tư
thương mại và dịch vụ tây Hà.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty TNHH đầu tư
thương mại và dịch vụ tây Hà.
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI
VÀ DỊCH VỤ TÂY HÀ
1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH
ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TÂY HÀ
Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Tây Hà là một doanh
nghiệp quy mô vừa và nhỏ chuyên kinh doanh các thiết bị tin học, linh kiện
điện tử, tổ chức nhập khẩu và lắp ráp các thiết bị, máy móc
Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là kinh doanh máy vi tính, linh
kiện máy vi tính và thiết bị ngoại vi. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế
thị trường Công ty không ngừng đa dạng hoá các loại hình kinh doanh.
Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Tây Hà đã và đang trong
quá trình phát triển thành một trong những Công ty thương mại hoạt động
trong lĩnh vực tin học hàng đầu của Việt Nam. Công ty hiện đang là đại lý
chính thức của nhiều hãng máy tính nước ngoài có tên tuổi như: IBM,
COMPAQ, HP, CNET, ZIDA, vv… và được khách hàng tin cậy trong nhiều
lĩnh vực.
Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Tây Hà là một doanh
nghiệp thương mại, nên mang đầy đủ các đặc điểm kinh doanh của các doanh
nghiệp hoạt động thương mại.
Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông phân phối
hàng hoá trên thị trường buôn bán hàng hoá của từng quốc gia riêng biệt hoặc
giữa các quốc gia với nhau, phân thành ngoại thương và nội thương. Nội
thương là lĩnh vực hoạt động thương mại trong từng nước, thực hiện quá trình
lưu chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất, nhập khẩu tới nơi tiêu dùng. Hoạt động
thương mại có đặc điểm chủ yếu sau :
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
- Lưu chuyển hàng hoá trong kinh doanh thương mại bao gồm hai giai
đoạn: Mua hàng và bán hàng qua khâu chế biến làm thay đổi hình thái vật
chất của hàng .
- Đối tượng kinh doanh thương mại là các loại hàng hoá phân theo từng
nghành hàng :
+ Hàng vật tư, thiết bị (tư liệu sản xuất – kinh doanh);
+ Hàng công nghệ phẩm tiêu dùng;
+ Hàng lương thực, thực phẩm chế biến;
- Quá trình lưu chuyển hàng hoá được thực hiện theo hai phương thức
bán buôn và bán lẻ, trong đó:
+ Bán buôn là bán hàng hoá cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ hoặc các đơn vị xuất khẩu để tiếp tục quá trình lưu chuyển của hàng;
+ Bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng .
Bán buôn hàng hoá và bán lẻ hàng hoá có thể thực hiện bằng nhiều
hình thức: bán thẳng, bán qua kho trực tiếp, gửi bán qua đơn vị đại lý, ký gửi,
bán trả góp, hàng đổi hàng
- Tổ chức đơn vị kinh doanh thương mại có thể theo một trong các mô hình:
+ Tổ chức bán buôn, tổ chức bán lẻ ;
+ Chuyên doanh hoặc kinh doanh tổng hợp;
+ Hoặc chuyên môi giới ở các quy mô tổ chức: Quầy, cửa hàng,
Công ty, Tổng Công ty và thuộc mọi thành phần kinh tế kinh doanh trong
lĩnh vực thương mại .
Trong kinh doanh thương mại nói chung và hoạt động nội thương nói
riêng, cần xuất phát từ đặc điểm quan hệ thương mại và vị thế kinh doanh với
các bạn hàng để tìm phương thức giao dịch, mua, bán thích hợp đem lại cho
đơn vị lợi ích lớn nhất .
Kinh doanh thương mại có một số đặc điểm chủ yếu sau:
- Đặc điểm về hoạt động: Hoạt động kinh tế cơ bản của kinh doanh
thương mại là lưu chuyển hàng hoá. Lưu chuyển hàng hoá là sự tổng hợp các
hoạt động thuộc các quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hoá.
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
- Đặc điểm về hàng hoá: Hàng hoá trong kinh doanh thương mại gồm
các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất cụ thể hay không có hình thái
vật chất mà doanh nghiệp mua về với mục đích để bán.
- Đặc điểm về phương thức lưu chuyển hàng hoá: Lưu chuyển hàng hoá
trong kinh doanh thương mại có thể theo một trong hai phương thức là bán
buôn và bán lẻ.
+ Bán buôn hàng hoá: Là bán cho người kinh doanh trung gian chứ
không bán thẳng cho người tiêu dùng.
+ Bán lẻ hàng hoá: Là việc bán thẳng cho người tiêu dùng trực tiếp,
từng cái từng ít một.
- Đặc điểm về tổ chức kinh doanh: Tổ chức kinh doanh thương mại có
thể theo nhiều mô hình khác nhau như tổ chức Công ty bán buôn, bán lẻ,
Công ty kinh doanh tổng hợp, Công ty môi giới, Công ty xúc tiến thương mại.
- Đặc điểm về sự vận động của hàng hoá: Sự vận động của hàng hoá
trong kinh doanh thương mại cũng không giống nhau, tuỳ thuộc vào nguồn
hàng, nghành hàng, do đó chi phí thu mua và thời gian lưu chuyển hàng hoá
cũng khác nhau giữa các loại hàng hoá.
Như vậy chức năng của thương mại là tổ chức và thực hiện việc mua
bán, trao đổi hàng hoá cung cấp các dịch vụ nhằm phục vụ sản xuất và đời
sống nhân dân.
Cụ thể có thể mô tả đặc điểm về hoạt động bán hàng của Công ty
TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Tây Hà như sau:
Hoạt động kinh tế cơ bản của Công ty là hoạt động kinh doanh thương
mại, tức là hoạt động lưu chuyển hàng hoá. Công ty nhập hàng hóa và phân
phối đến tay người tiêu dùng. Qúa trình mua hàng và bán hàng tại Công ty
bao gồm cả khâu chế biến làm thay đổi hình thái vật chất của mặt hàng, và
những mặt hàng không qua khâu chế biến.
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
1.1.1 Danh mục hàng bán của Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch
vụ Tây Hà
* Đặc điểm về hàng hóa:
- Hàng hóa của Công ty chủ yếu là các thiết bị tin học, các thiết bị công
nghệ cao, Do khoa học kỹ thuật luôn luôn phát triển và tiến bộ, nên các
hàng hóa mà Công ty kinh doanh rất dễ bị lỗi thời và tụt hậu, dẫn tới việc tiêu
thụ hàng hóa phải được đẩy nhanh và kịp thời.
- Mặt khác, các loại hàng hóa này cũng đòi hỏi cao về quá trình vận
chuyển và lưu trữ, vì đây là các thiết bị rất tinh vi, có thể bị hỏng hóc trong
quá trình vận chuyển và lưu trữ.
- Hàng hoá của Công ty hiện nay: Hàng hoá trong kinh doanh của Công
ty gồm các loại vật tư, sản phẩm trong lĩnh vực địên tử viễn thông có hình
thái vật chất cụ thể và không có hình thái vật chất mà Công ty đã mua về hay
tạo ra với mục đích để bán. Bao gồm các loại chính:
+ Các sản phẩm điện tử công nghiệp và điện tử tiêu dùng.
+ Các sản phẩm tin học.
+ Các sản phẩm tin học ứng dụng, sản phẩm tin học công nghệ cao .
+ Các thiết bị, linh kiện máy vi tính như: Màn hình, máy in, bàn phím,
chuột…
+ Các mặt hàng điện tử như ổn áp, bộ lưu điện …
+ Các hoạt động đào tạo Tin học, thiết kế và xây dựng các phần mềm
Tin học
+ Các dịch vụ như lắp đặt, bảo hành, bảo vệ thông tin cho các mạng
máy tính, cho thuê nhà …
+ Các thiết bị văn phòng
Danh mục sản phẩm điện tử mà Công ty có thể đáp ứng (có thể
nhập thêm theo nhu cầu của khách hàng và thị trường)
* Nhóm sản phẩm máy tính, thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi
- Máy xử lý dữ liệu tự động (máy tính và các loại máy ghi, máy in, sao
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
và hiển thị dữ liệu; máy tính tiền và các loại máy tương tự):
+ Máy tính nhỏ cầm tay bao gồm máy tính mini và sổ ghi chép điện tử
kết hợp máy tính;
+ Máy tính cá nhân để bàn, máy chủ;
+ Máy tính xách tay kể cả notebook, subnotebook, netbook và
ultrabook; + Máy tính bảng;
+ Máy tính tiền;
+ Máy kế toán;
+ Máy đọc sách; Máy đọc mã vạch;
+ Loại khác.
- Máy in, máy photocopy, máy fax và các loại máy khác:
+ Máy in offset, in cuộn;
+ Máy in offset, in theo tờ, loại sử dụng trong văn phòng;
+ Máy in offset khác;
+ Máy in nổi, in cuộn;
+ Máy in nổi bằng khuôn mềm;
+ Máy in laser;
+ Máy in kim;
+ Máy in phun;
+ Máy photocopy đơn và đa chức năng;
+ Máy fax;
+ Máy quét, máy đọc ký tự quang học;
+ Máy phơi bản tự động;
+ Máy ghi bản in CTP;
+ Loại khác.
- Các thiết bị hiển thị dữ liệu, bộ lưu trữ:
+ Ổ đĩa mềm;
+ Ổ đĩa cứng;
+ Ổ băng;
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
+ Ổ đĩa quang;
+ Màn hình CRT, LCD, LED, OLED;
+ Loại khác.
- Các thiết bị nhập dữ liệu: Bàn phím máy tính; Chuột; Card âm thanh
và Card hình ảnh; Loại khác.
* Nhóm sản phẩm điện tử nghe nhìn
- Thiết bị truyền dẫn dùng cho phát thanh vô tuyến hoặc truyền hình:
+ Máy nghe nhạc số; Micro; Loa; Thiết bị khuếch đại âm tần; Bộ tăng
âm điện; Thiết bị ghi và tái tạo âm thanh;
+ Thiết bị ghi, tái tạo hình ảnh; Máy quay phim số, chụp hình số;
+ Máy thu sóng vô tuyến; Máy chiếu;
+ Thiết bị truyền hình cáp; Loại khác.
- Loại khác.
* Nhóm sản phẩm thiết bị điện tử gia dụng:
+ Tủ lạnh và máy làm lạnh;
+ Máy giặt; lò vi sóng;
+ Máy hút bụi; Thiết bị điều hòa không khí; Máy hút ẩm;
+ Loại khác.
* Thiết bị điện tử chuyên dùng
- Thiết bị điện tử ngành điện tử
- Loại khác
* Nhóm sản phẩm thiết bị viễn thông, điện tử đa phương tiện
- Thiết bị truyền dẫn;
+ Thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện; Thiết bị rađa; Thiết bị viba;
Thiết bị trạm gốc; Thiết bị chuyển mạch, chuyển đổi tín hiệu;
+ Thiết bị khuếch đại công suất; Loại khác.
- Điện thoại, kể cả điện thoại di động hoặc điện thoại dùng cho mạng
không dây khác:
+ Điện thoại di động; Điện thoại di động vệ tinh;
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
+ Điện thoại thuê bao kéo dài;
+ Điện thoại sử dụng giao thức Internet;
+ Loại khác.
- Các thiết bị mạng truyền dẫn:
+ Bộ định tuyến; Bộ chuyển mạng; Bộ phân phối; Bộ lặp;
+ Các loại cáp đồng, cáp quang, cáp xoắn đôi…;
+ Thiết bị cổng, thiết bị đầu cuối xDSL, thiết bị tường lửa, thiết bị
chuyển mạng cổng;
+ Các thiết bị mạng truyền dẫn khác.
- Loại khác.
* Phụ tùng và linh kiện phần cứng, điện tử
- Bộ phận, phụ tùng của các nhóm sản phẩm phần cứng, điện tử thuộc
nhóm các sản phẩm phần cứng, điện tử trên.
- Các thiết bị bán dẫn, đèn điện tử, mạch điện tử và dây cáp điện:
+ Tụ điện; Điện trở; Cuộn cảm; Đèn đi ốt điện tử (LED);
+ Các thiết bị bán dẫn; Mạch in; Mạch điện tử tích hợp; Cáp đồng, cáp
quang.
- Loại khác.
* Hoạt động đào tạo Tin học; thiết kế và xây dựng các phần mềm Tin
học
* Các hoạt động dịch vụ như lắp đặt, bảo hành, bảo vệ thông tin cho
các mạng máy tính, cho thuê nhà …
1.1.2 Thị trường của Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Tây Hà
Thị trường kinh doanh chủ yếu hiện may của Công ty là thị trường nội
địa, cung cấp sản phẩm, thiết bị cho các đơn vị, doanh nghiệp, người tiêu
dùng trong nước, trong những năm gần đây Công ty đang mở rộng thị trường
ra nước ngoài. Với uy tín kinh doanh cao, Công ty đã ký kết và thực hiện
tốt nhiều hợp đồng, giải quyết nhanh chóng nhiều vướng mắc phát sinh. Tạo
dựng được niềm tin cho các bạn hàng trong nước cũng như nước ngoài thêm
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
tin tuởng vào năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tuy chỉ là một doanh nghiệp có quy mô vừa nhưng Công ty TNHH đầu
tư thương mại và dịch vụ Tây Hà đã và đang tạo dựng được cho mình một vị
trí tương đối vững chắc. Đối với nghành tin học còn non trẻ của nước ta Công
ty có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển và cạnh tranh.
Với nỗ lực và quyết tâm cao trong việc hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra
Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Tây Hà đã xác định cho mình
hai phương hướng hoạt động chính đó là :
+ Từng bước phát triển, chiếm lĩnh thị trường trong nước. Đưa thị
trường tin học trong nước trở thành một thị trường tin học phát triển cao trong
khu vực và từng bước hoà nhập với thế giới.
+ Trong tương lai sẽ tạo nền tảng để phát triển một thị trường các thiết bị
tin học có khả năng hướng ra xuất khẩu .
1.1.3 Phương thức bán hàng của Công ty TNHH đầu tư thương mại và
dịch vụ Tây Hà
Phương thức bán hàng, lưu chuyển hàng hoá: tại Công ty đang áp dụng
hai phương thức là bán buôn và bán lẻ.
+ Bán buôn: Với hình thức bán này việc bán hàng thông qua các
hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các tổ chức bán buôn với Công ty.
Chính vì vậy đối tượng của bán buôn rất đa dạng: có thể là doanh nghiệp
sản xuất, doanh nghiệp thương mại trong nước, ngoại thương, các công ty
thương mại…
Phương thức bán hàng này chủ yếu là thanh toán bằng chuyển khoản.
Khi bên mua nhận được chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán tiền ngay thì
hàng hoá được xác định là tiêu thụ.
Đối với hình thức bán buôn ở Công ty chủ yếu là hình thức bán buôn qua kho.
+ Bán lẻ: Theo hình thức này khách hàng đến mua hàng tại cửa hàng
thuộc các Trung tâm của Công ty với giá cả do khách hàng thoả thuận với
nhân viên bán hàng. Với hình thức này nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
và giao hàng cho khách hàng và thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt. Thời điểm
xác định là tiêu thụ là thời điểm nhận được báo cáo bán hàng của nhân viên
bán hàng.
- Hình thức thanh toán: kinh doanh trong nền kinh tế thị trường cạnh
tranh khốc liệt, do đó để phù hợp với những phương thức bán hàng đang áp
dụng Công ty cũng ghi nhận những hình thức thanh toán khác nhau. Dựa vào
thời điểm ghi nhận doanh thu người ta chia ra làm các hình thức thanh toán :
+ Hình thức thanh toán trực tiếp :
Theo hình thức này việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ cho khách hàng và việc thu tiền được thực hiện đồng thời nên còn gọi
là thanh toán trực tiếp. Tức là doanh thu được ghi nhận ngay khi chuyển giao
quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
+ Hình thức nợ lại :
Theo hình thức này việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ đã được thực hiện, nhưng khách hàng mới chỉ chấp nhận thanh toán,
chưa trả ngay tiền hàng. Tuy vậy đơn vị bán vẫn ghi nhận doanh thu, nói cách
khác doanh thu được ghi nhận trước kỳ thu tiền.
+ Bán hàng trả góp:
Theo hình thức này việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ đã được thực hiện, nhưng khách sẽ chỉ trả ngay một phần tiền hàng,
số tiền còn lại sẽ được thanh toán vào các kỳ theo thỏa thuận đạt được giữa
hai bên.
1.2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY
TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TÂY HÀ
Công ty hiện đang áp dụng hình thức quản lý tập trung về hoạt động
bán hàng và lưu thông hàng hóa.
Theo đó, các đơn hàng lớn (bán buôn) sẽ được giao dịch và ký kết tại
trụ sở Công ty.
Còn các đơn hàng nhỏ lẻ, hay các hoạt động bán lẻ sẽ được thực hiện
tại các hệ thống Cửa hàng của từng Trung tâm hoạt động của Công ty
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
Sơ đồ 1:
Quy trình kinh doanh tại Công ty TNHH đầu tư và thương mại Tây Hà
Đối với Công ty thương mại thì kế toán tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình thu thập, xử lý cung cấp thông tin cho chủ doanh
nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp xem xét, kinh doanh mặt hàng, nhóm
hàng, đặc điểm kinh doanh nào có hiệu quả, bộ phận kinh doanh, cửa hàng
nào thực hiện tốt công tác bán hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể phân tích
đánh gía, lựa chọn các phương án đầu tư sao cho có hiệu quả nhất.
Kế toán nhằm mục đích cung cấp thông tin vì vậy kế toán bán hàng
phải có nhiệm vụ tổ chức sao cho các số liệu trong báo cáo bán hàng phải nói
lên được tình hình tiêu thụ hàng hoá giúp cho việc đánh giá chất lượng toàn
bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là những nhiệm vụ: Phản
ánh, giám đốc tình hình tiêu thụ hàng hoá cả về số lượng, trị giá và việc thực
hiện các hợp đồng mua bán. Khi hạch toán cần phải hạch toán đúng đắn từ
khâu hạch toán tổng hợp đến khâu hạch toán chi tiết.
Kế toán phải có nhiệm vụ tổ chức một hệ thống sổ kế toán chi tiết theo
yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Đến cuối kỳ kế toán xác định đúng đắn
tổng doanh thu và tổng chi phí trong kỳ, từ đó xác định kết quả bán hàng của
đơn vị làm cơ sở xác định kết quả kinh doanh cũng như các nghĩa vụ đối với
nhà nước.
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
Mua hàng
Nhập kho
Xuất kho
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
Do cơ chế bán hàng thực tế có, nên kế toán bán hàng tại Công ty rất
được quan tâm chú trọng. Làm tốt công tác kế toán bán hàng thì mới đánh giá
được hiệu quả của công tác quản lý. Từ đó đưa ra những bổ sung, điều chỉnh
kịp thời và hợp lý nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty.
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TÂY HÀ
2.1. KẾ TOÁN DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TÂY HÀ.
2.1 Kế toán doanh thu
2.1.1. Chứng từ và thủ tục kế toán doanh thu
* Doanh thu bán hàng:
Doanh thu bán hàng (DTBH) là tổng giá trị thực hiện trog kỳ do việc
bán hàng và cung cấp dịch vụ, lao vụ cho khách hàng góp phần làm tăng vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Thời điểm ghi nhận doanh thu là khi hàng hóa được người bán chuyển
giao quyền sử hữu cho người mua, được người mua thanh toán hay chấp nhận
thanh toán.
Doanh thu bán hàng là nguồn thu chủ yếu của doanh nghiệp và được
xác định như sau:
- Đối với hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền thu từ bán hàng,
tiền thu từ cung ứng dịch vụ, lao vụ chưa bao gồm thuế GTGT (giá bán chưa
bao gồm thuế GTGT).
- Đối với hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp và sản phẩm hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT thì doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền thu từ bán hàng, tiền
thu từ cung ứng dịch vụ, lao vụ bao gồm cả thuế GTGT (giá bán bao gồm
thuế GTGT).
Tại Công ty hiện nay doanh thu được ghi nhận thep nguyên tắc và
phương pháp sau:
+ Doanh thu bán hàng : theo thực tế hàng bán ra trên từng hóa đơn.
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ : thực tế được tổng hợp từ hóa đơn bán hàng.
+ Doanh thu hoạt động tài chính : theo thực tế phát sinh của từng khoản đầu tư .
* Chứng từ kế toán sử dụng
Do nhân viên thống kê tại các Trung tâm lập tùy theo từng nội dung
bán hàng. Sau đó tổng hợp số liệu gửi kế toán để kiểm tra, đối chiếu và tiến
hành ghi sổ.
Trong quá trình hạch toán kế toán doanh thu sử dụng chứng từ theo
hướng dẫn của Bộ tài chính như:
- Hóa đơn giá trị gia tăng (Mẫu số 01GTKT-3LL)
- Hóa đơn bán hàng thông thường (Mẫu số 02GTTT-3LL)
- Hóa đơn bán lẻ;
- Phiếu xuất kho;
- Phiếu thu tiền mặt;
- Giấy báo có của ngân hàng;
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ bán ra;
- Các chứng từ liên quan khác
Các hóa đơn bán lẻ được nhân viên thống kê tại các Trung tâm lập tùy
theo từng nội dung bán hàng. Sau đó tổng hợp số liệu gửi kế toán để kiểm tra,
đối chiếu và tiến hành ghi sổ.
* Tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- TK 511 - "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ"
- TK512 - "Chiết khấu thương mại"
- TK531 - "Hàng bán bị trả lại"
- TK532 - "Giảm giá hàng bán"
- TK333 - "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước"
* Khi phát sinh nghiệp vụ tiêu thụ và đã đủ điều kiện xác định được
doanh thu thì để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán sử
dụng TK 511 - "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ". Trong đó:
TK 5111 - Doanh thu bán hàng hoá
TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động SXKD từ các giao
dịch và các nghiệp vụ sau:
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
- Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hoá
mua vào và bất động sản đầu tư;
- Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng
trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch,
cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động.
Kết cấu TK 511 - "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ"
Bên Nợ:
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên
doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho
khách hàng và đã được xác định là đã bán trong kỳ kế toán;
- Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo
phương pháp trực tiếp;
- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;
- Kết chuyển doanh thu thuần vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả
kinh doanh”.
Bên Có:
Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp
dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 5 tài
khoản cấp 2:
- Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá: Phản ánh doanh thu và
doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá đã được xác định là đã bán trong
một kỳ kế toán của doanh nghiệp.
Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh hàng hoá, vật
tư, lương thực ,. . .
- Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm: Phản ánh doanh thu
và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (Thành phẩm, bán thành phẩm)
đã được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp.
Tài khoản này chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp sản xuất vật chất
như: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm
nghiệp,. . .
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
- Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu và
doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho
khách hàng và đã được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán.
Tài khoản này chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa
học, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán,. . .
- Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Dùng để phản ánh
các khoản doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp
thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ theo yêu
cầu của Nhà nước.
- Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Tài
khoản này dùng để phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và doanh
thu bán, thanh lý bất động sản đầu tư.
* Khi phát sinh nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa trong nội bộ Công ty thì
để phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ, kế toán sử dụng TK 512 - "Doanh thu
bán hàng nội bộ".
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ các doanh nghiệp. Doanh thu tiêu thụ nội bộ là
lợi ích kinh tế thu được từ việc bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nội
bộ giữa các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng một công ty,
Tổng công ty tính theo giá nội bộ.
Kết cấu TK 512 - "Doanh thu bán hàng nội bộ"
Bên Nợ:
- Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối
lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán nội bộ kết chuyển cuối kỳ kế toán;
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
đã bán nội bộ;
- Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp của số sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội bộ;
- Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ thuần sang Tài khoản 911 -
“Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có:
Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ kế toán.
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 5121 - Doanh thu bán hàng hoá: Phản ánh doanh thu của
khối lượng hàng hoá đã được xác định là đã bán nội bộ trong kỳ kế toán.
Tài khoản này chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp thương mại như:
Doanh nghiệp cung ứng vật tư, lương thực,. . .
- Tài khoản 5122 - Doanh thu bán các thành phẩm: Phản ánh doanh thu
của khối lượng sản phẩm cung cấp giữa các đơn vị trong cùng công ty hay
Tổng công ty. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp sản xuất
như: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây lắp,. . .
- Tài khoản 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu
của khối lượng dịch vụ cung cấp giữa các đơn vị trong cùng công ty, Tổng
công ty.
Tài khoản này chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
như: Giao thông vận tải, du lịch, bưu điện,. . .
* TK512 - "Chiết khấu thương mại"
Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà
doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc
người mua hàng đã mua hàng (Sản phẩm, hàng hoá), dịch vụ với khối lượng
lớn và theo thoả thuận bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu
thương mại (Đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua,
bán hàng).
Kết cấu TK 512 - "Chiết khấu thương mại"
Bên Nợ:
Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
Bên Có:
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang Tài khoản
511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần
của kỳ báo cáo.
Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại, không có số dư cuối kỳ.
* TK531 - "Hàng bán bị trả lại"
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hoá bị
khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
Giá trị hàng bán bị trả lại phản ánh trên tài khoản này sẽ điều chỉnh
doanh thu bán hàng thực tế thực hiện trong kỳ kinh doanh để tính doanh thu
thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán ra trong kỳ báo cáo.
Tài khoản này chỉ phản ánh gí trị của số hàng đã bán bị trả lại (Tính
theo đúng đơn giá bán ghi tên hoá đơn). Các chi phí khác phát sinh liên quan
đến việc hàng bán bị trả lại mà doanh nghiệp phải chi đuợc phản ánh vào Tài
khoản 641 “Chi phí bán hàng”.
Trong kỳ, giá trị của sản phẩm, hàng hoá đã bán bị trả lại được phản ánh
bên Nợ Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”. Cuối kỳ, tổng giá trị hàng bán bị
trả lại được kết chuyển sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ hoặc tài khoản doanh bán hàng nội bộ để xác định doanh thuần của kỳ báo
cáo. Hàng bán bị trả lại phải nhập kho thành phẩm, hàng hoá và xử lý theo
chính sách tài chính, thuế hiện hành.
Kết cấu TK 531“Hàng bán bị trả lại”:
Bên Nợ:
Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ
vào khoản phải thu của khách hàng về số sản phẩm, hàng hoá đã bán.
Bên Có:
Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào bên Nợ Tài khoản 511
“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, hoặc Tài khoản 512 “Doanh thu
nội bộ” để xác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo.
Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ.
* TK532 - "Giảm giá hàng bán"
Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát
sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán. Giảm giá hàng
bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm
chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận
giảm giá sau khi đã bán hành và phát hành hoá đơn (Giảm giá ngoài hoá đơn)
do hàng bán kém, mất phẩm chất. . .
Trong kỳ kế toán, khoản giảm giá hàng bán phát sinh thực tế được phản
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
ánh vào bên Nợ của Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”. Cuối kỳ kế toán,
trước khi lập báo cáo tài chính thực hiện kết chuyển tổng số tiền giảm giá
hàng bán sang Tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
hoặc Tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” để xác định doanh thu
thuần thực hiện trong kỳ.
Kết cấu TK 531“Giảm giá hàng bán”:
Bên Nợ:
Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng do hàng bán
kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
Bên Có:
Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang Tài khoản “Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc Tài khoản “Doanh thu bán hàng nội bộ”.
Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ.
* TK 333 - "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước"
Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà
nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn
phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm.
Kết cấu TK 333“Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”:
Bên Nợ:
- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;
- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp;
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.
Bên Có:
- Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp;
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Số dư bên Có:
Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Trong trường hợp cá biệt, Tài khoản 333 có thể có số dư bên Nợ. Số dư
Nợ (nếu có) của TK 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế
và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được
xét miễn hoặc giảm cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.
Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, có 9 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp: Phản ánh số thuế
GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã
được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
nước.
Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 33311 - Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Dùng để phản ánh số
thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của
hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp
của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
+ Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh
số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân
sách Nhà nước.
- Tài khoản 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc
biệt phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Tài khoản 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu: Phản ánh số thuế xuất
khẩu
, thuế nhập khẩu
phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách
Nhà nước.
- Tài khoản 3334
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Phản ánh số thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách
Nhà nước.
- Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân: Phản ánh số thu nhập cá
nhân phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Tài khoản 3336 - Thuế tài nguyên: Phản ánh số thuế tài nguyên phải
nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất: Phản ánh số thuế nhà
đất, tiền thuê đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Tài khoản 3338 - Các loại thuế khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp và
còn phải nộp về các loại thuế khác không ghi vào các tài khoản trên, như: Thuế
môn bài, thuế nộp thay cho các tổ chức, các nhân nước ngoài có hoạt động kinh
doanh tại Việt Nam. . . Tài khoản này được mở chi tiết cho từng loại thuế.
- Tài khoản 3339 - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác: Phản ánh số
phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về các khoản phí, lệ phí, các khoản phải nộp
khác cho Nhà nước ngoài các khoản đã ghi vào các tài khoản từ 3331 đến
3338. Tài khoản này còn phản ánh các khoản Nhà nước trợ cấp cho doanh
nghiệp (nếu có) như các khoản trợ cấp, trợ giá.
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
2.1.2. Kế toán chi tiết doanh thu:
- Khách hàng thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
Ví dụ: Ngày 10/ 09/ 2012 DN xuất bán 2 máy tính xách tay DELL cho
Công ty An Hòa, giá bán chưa thuế 26.600.000 đ, thuế suất GTGT 10%,
khách hàng đã thanh toán bằng TGNH. Giá vốn của lô hàng bán: 19.000.000đ
Tại phòng kế toán của Công ty, sau khi nhận được hóa đơn bán hàng do
bộ phận kho chuyển tới thì kế toán tiến hành vào sổ, lập 3 liên hóa đơn
GTGT:
+ Liên 1(màu tím) : Lưu lại làm hồ sơ để kiểm tra
+ Liên 2 (màu đỏ) : Giao cho khách hàng
+ Liên 3 (màu xanh) : Lưu lại dùng cho nội bộ
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 3: (dùng để thanh toán)
Ngày 10 tháng 9 năm 2011
Mẫu số : 01 GTKT - 3LL
Số: 0007584
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH đầu tư và thương mại Tây Hà
Địa chỉ: 512 Nhà A4 Thành Công, Ba Đình, Hà Nội
Số tài khoản:
Điện thoại:………MS:
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Kế toán - Kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân
Họ tên người mua hàng: Công ty An Hòa
Tên đơn vị: Địa chỉ: …………
Hình thức thanh toán: Tiền Mặt: MS:
Đvt: đ.
ST
T
Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT SL Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=1x2
1 Máy tính xách tay DELL Cái
2 13.300.000 26.600.000
Cộng tiền 26.600.000
Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT 2.660.000
Tổng cộng tiền thanh toán 29.260.000
Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi chín triệu hai trămsáu mươi nghìn đồng
Người mua hàng
(Ký, ghi họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
( Ký, đóng dấu,ghi họ tên)
Căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán hạch toán như sau
- Phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 112: 29.260.000 đ
Có TK 511: 26.600.000 đ
Có TK 333(1) : 2.660.000 đ
- Phản ánh giá vốn hàng bán
SV: Trần Thị Huyền Trang Lớp: KT01
25