Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Rào cản thương mại của Mỹ và những gợi ý cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 117 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRưƠNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





PHẠM HỒNG TÚ




RÀO CẢN THưƠNG MẠI CỦA MỸ VÀ
NHỮNG GỢI Ý CHO VIỆT NAM




Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 07



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI






Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Tạ Kim Ngọc





Hà nội, 11-2007


i
MỤC LỤC

Tran
g
MỤC LỤC
i
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỨ VIẾT TẮT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
v
MỞ ĐẦU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5
1.1. Hệ thống các rào cản trong thương mại quốc tế . . . . . . .
5
1.1.1. Khái niệm về rào cản trong thương mại quốc tế . . . . . . . . . . .

5
1.1.2. Phân loại rào cản trong thương mại quốc tế . . . . . . . . . . . . . .
6
1.1.3. Vai trò của rào cản thương mại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
16
1.2. Rào cản thương mại của Mỹ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
19
1.2.1. Quan điểm của Mỹ về chính sách thương mại . . . . . . . . . . . .
19
1.2.2. Một số pháp luật thương mại của Mỹ . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
21
1.2.3. Các biện pháp thuế quan và phi thuế quan của Mỹ . . . . . . . .
22
1.3. Sự cần thiết nghiên cứu rào cản thương mại Mỹ. . . . . . . . . . . . . . .
35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RÀO CẢN THƯƠNG MẠI MỸ ĐỐI VỚI XUẤT
KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

39
2.1. Thực trạng thương mại Việt Nam - Mỹ . . . . . . . . . .
39
2.1.1. Kim ngạch xuất – nhập khẩu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
39
2.1.2. Cơ cấu hàng hoá xuất – nhập khẩu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.
41
2.2. Thực trạng rào cản thương mại của Mỹ đối với một số nhóm
hàng xuất khẩu chính của Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

44

2.2.1. Thực trạng rào cản thương mại Mỹ đối với hàng thuỷ sản
44
2.2.2. Thực trạng rào cản thương mại Mỹ đối với hàng dệt may. .
50
2.2.3. Thực trạng rào cản thương mại Mỹ đối với hàng giầy dép
56


ii
2.2.4. Thực trạng rào cản thương mại Mỹ đối với hàng nông sản
58
2.2.3. Thực trạng rào cản thương mại Mỹ đối với các sản phẩm gỗ
61
2.3. Đánh giá chung về tác động của rào cản thương mại Mỹ đối với
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

63
2.3.1. Tác động tích cực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
63
2.3.2. Tác động tiêu cực. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
65
2.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
68
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

70
3.1. Triển vọng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Mỹ
70
3.1.1. Cơ hội và thách thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

.
70
3.1.2. Định hướng và triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ.
75
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
sang Mỹ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

78
3.3.1. Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
78
3.3.2. Nhóm giải pháp từ phía các hiệp hội doanh nghiệp . . . . . .
86
3.3.3. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp . . . . . . . . . . . . . . .
88
KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
105


iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AAFA: Hiệp hội Dệt may và Da giầy Mỹ
ACTPM : Uỷ ban chính sách và đàm phán thương mại
AD: Thuế chống bán phá giá
APEC: Diễn đàn hợp tác phát triển châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á
ASDA: Hiệp hội các nhà nhập khẩu và phân phối tôm Mỹ
ATPA: Luật ưu đãi thương mại Andean
BTA: Hiệp định Thương mại Vịêt - Mỹ

CBI: Sáng kiến vùng lòng chảo Caribe
CNH: Công nghiệp hoá
CITAC: Liên minh hành động ngành thương mại và công nghiệp tiêu dùng
Mỹ
CVD: Thuế chống trợ cấp (Thuế đối kháng)
EAN: Tiêu chuẩn về nhãn mác, mã số sản phẩm
EU: Liên minh châu Âu
FDA: Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ
FTA: Hiệp định thương mại tự do
FTZ: Khu ngoại thương
GATT: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GSP: Thuế quan ưu đãi phổ cập chung
HACCP: Hệ thống phân tích mối nguy hại và điểm kiểm soát tới hạn
HĐH: Hiện đại hoá
HTS: Biểu thuế quan hài hoà
IEEPA: Luật về Quyền hạn kinh tế trong tình trạng khẩn cấp quốc tế
MFN: Qui chế Tối huệ quốc
NAFTA: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
NTR: Quan hệ thương mại bình thường


iv
PNTR: Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn
R&D: Nghiên cứu và Phát triển
PNTR: Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn
SPS: Các biện pháp kiểm dịch động – thực vật
TPC: Uỷ ban chính sách thương mại
TPSC: Uỷ ban điều hành chính sách thương mại
TIFA: Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư

USD: Đô la Mỹ
USTR: Đại diện thương mại Mỹ
USTIC: Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ
UNCTAD: Hội nghị thương mại và phát triển Liên hiệp quốc
WTO: Tổ chức Thương mại thế giới
WRAP: Chuơng trình trách nhiệm sản xuất toàn cầu
XHCN: Xã hội chủ nghĩa










v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1.1. Biểu thuế nhập khẩu của Mỹ 23
Bảng 1.2. Số vụ điều tra chống bán phá giá của Mỹ 32
Bảng 2.1. Cán cân thương mại của Việt nam với Mỹ và các quốc gia
khác trên thế giới 40
Bảng 2.2. Các mặt hàng sơ chế xuất khẩu sang Mỹ 41
Bảng 2.3. Một số hàng chế tác xuất khẩu sang Mỹ 42
Bảng 2.4. Danh mục nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ của Việt nam 43
Bảng 2.5. Thuế suất một số mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Mỹ 44
Bảng 2.6. Một số lô hàng thuỷ sản Việt Nam bị FDA từ chối

nhập khẩu vào Mỹ (4/2007) 46
Bảng 2.7. Thuế suất một số mặt hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ 51
Bảng 2.8. Tình hình thực hiện hạn ngạch dệt may Việt Nam 2006 52
Bảng 2.9. Thuế suất một số mặt hàng giầy dép nhập khẩu vào Mỹ 57
Bảng 2.10. Thuế suất một số mặt hàng nông sản nhập khẩu vào Mỹ 59
Bảng 2.11. Thuế suất một số mặt hàng đồ gỗ nhập khẩu vào Mỹ 61

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ 39



1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Ngày nay, tự do hoá thương mại trên phạm vi toàn cầu đã trở thành
xu thế thời đại, lôi cuốn ngày càng nhiều nền kinh tế tham gia. Thực chất
của quá trình tự do hoá thương mại là quá trình cắt giảm thuế quan và hàng
rào phi quan thuế (gọi chung là các rào cản thương mại quốc tế) của các
nước. Vì vậy, việc cắt giảm và đi đến xoá bỏ các rào cản trong thương mại
quốc tế đã và đang là vấn đề trọng tâm trong các đàm phán, thương lượng
giữa các nước, các khu vực với nhau. Tuy nhiên, những bế tắc của vòng
đàm phán Doha cho thấy tính gay gắt, quyết liệt trong quá trình đàm phán,
thương lượng giữa các nước về vấn đề này. Các nước công nghiệp phát
triển, một mặt luôn đòi hỏi các nước khác phải giảm bớt những rào cản
thương mại để mở cửa thị trường và thúc đẩy tự do hoá thương mại, mặt
khác lại luôn bổ sung thêm các biện pháp tinh vi hơn, phức tạp hơn nhằm
bảo hộ sản xuất trong nước của họ.
Thực tế, các rào cản trong thương mại quốc tế bao gồm nhiều loại
khác nhau và được các quốc gia, vùng lãnh thổ thiết lập và áp dụng không

hoàn toàn giống nhau. Mỹ là nước công nghiệp phát triển và được đánh giá
là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới với giá trị nhập khẩu hàng hoá tăng
nhanh từ 1.145,9 tỷ USD năm 2001 lên 1.677,4 triệu USD năm 2006, có
quan hệ thương mại với hầu hết các nước trên thế giới. Có thể nói, các rào
cản thương mại của Mỹ đã được thiết lập hết sức phức tạp và được áp dụng
với nhiều đối tác thương mại, nhiều loại hàng hoá khác nhau. Do đó, việc
nghiên cứu các rào cản thương mại và tiếp cận thị trường Mỹ luôn được các
nước, nhất là các nước đang phát triển quan tâm.
Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu các rào cản thương mại của Mỹ
càng trở nên cần thiết hơn vì các lý do sau: Một là, việc nghiên cứu các rào
cản thương mại quốc tế, nhất là của các đối tác thương mại quan trọng đang
là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình thực hiện định hướng


2
chiến lược xuất khẩu; Hai là, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam
mới tiếp cận thị trường Mỹ từ khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu
lực (từ 12/2001). Nhiều doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp đã thực hiện
xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ cũng chưa hoàn toàn hiểu rõ các rào
cản thương mại của Mỹ. Điều này đã hạn chế khá nhiều khả năng phát triển
xuất khẩu vào thị trường Mỹ của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do cơ bản trên đây, Luận văn lựa chọn đề tài
nghiên cứu “Rào cản thương mại của Mỹ và những gợi ý cho Việt
Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ có liên
quan đến rào cản trong thương mại quốc tế nói chung và của Mỹ nói riêng,
như: Quan hệ thương mại Việt - Mỹ (Bộ Thương mại, đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ, 2000); Xuất khẩu sang Hoa Kỳ – Những điều cần biết

(Thương vụ Việt nam tại Mỹ, 2007); Hệ thống rào cản kỹ thuật trong
thương mại quốc tế, những giải pháp để vượt rào cản của các doanh
nghiệp Việt Nam (Bộ Thương mại, đề tài khoa học cấp Bộ, Chủ nhiệm
PGS.TS. Đinh Văn Thành, 2005); Hàng rào phi thuế quan trong chính sách
thương mại quốc tế (Đại học Ngoại Thương, PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải,
2005). Ngoài ra, còn có một số chuyên đề nghiên cứu, bài báo đăng trên các
tạp chí và một số tham luận tại Hội thảo khoa học về các biện pháp phi
thuế, về bảo hộ sản xuất trong nước…Tuy nhiên, các rào cản thương mại
của Mỹ đối với Việt Nam vẫn đang thay đổi cùng với quá trình phát triển
quan hệ Việt – Mỹ và những điều chỉnh chính sách nhập khẩu của Mỹ.
Những thay đổi đó cần được nghiên cứu để đưa ra giải pháp nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ
Tình hình nghiên cứu ngoài nước:


3
Các tổ chức quốc tế và khu vực đã có những nghiên cứu và đánh giá
rào cản thương mại của Mỹ. Đặc biêt, WTO và các cơ quan của nó đã có
những nghiên cứu, rà soát về các biện pháp phi thuế quan của Mỹ như:
WTO Secretariat (1999), US Trade Policies Review; Tổ chức quốc tế về
tiêu chuẩn hóa (ISO) cùng với Viện Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia (NIST)
của Mỹ tiến hành dự án đánh giá về sự minh bạch trong các tiêu chuẩn
quốc tế của Mỹ; Báo cáo thường niên của WTO về các tiêu chuẩn vệ sinh
dịch tễ của Hoa kỳ đối với các sản phẩm nhập khẩu; Hay các nước như
Canada, EU, Trung Quốc, cũng đã có những nghiên cứu cụ thể khi khiếu
kiện lên WTO về việc áp dụng các rào cản phi thuế quan của Mỹ đã áp
dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước này. Tuy nhiên, những nghiên
cứu của WTO hay của một nước nào đó về rào cản thương mại của Mỹ đều
có những mục đích khác nhau.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu các rào cản thương mại
của Mỹ đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào thị
trường Mỹ trong những năm tới.
Các nhiệm vụ chủ yếu của luận văn:
- Hệ thống hoá những lý luận chung về rào cản thương mại quốc tế
- Đánh giá thực trạng và những tác động của các rào cản thương mại
của Mỹ đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam hiện nay
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các rào cản thương mại của Mỹ đối với
hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Tập trung nghiên cứu rào cản
thương mại của Mỹ từ khi thực hiện Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ


4
(BTA) đến nay. Trên cơ sở đó, những gợi ý cho Việt Nam sẽ tập trung vào
các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử,
phương pháp phân tích (phương pháp chỉ số, phương pháp phân tích chuỗi
thời gian, ) phương pháp tổng hợp (phương pháp ngoại suy, phương pháp
nội suy, ) và các phương pháp thu thập thông tin, số liệu nghiên cứu.
6. Những đóng góp của Luận văn:
Hệ thống hóa những vấn vấn đề lý luận chung về rào cản thương mại
quốc tế.
Phân tích làm rõ thực trạng rào cản thương mại của Mỹ và tác động
đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam
Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận, mở rộng thị

trường và tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào Mỹ.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được kết cấu thành 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về rào cản thương mại quốc
tế
Chương 2. Thực trạng rào cản thương mại của Mỹ đối với xuất khẩu
hàng hoá của Việt Nam
Chương 3. Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam vào thị trường Mỹ



5
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Hệ thống các rào cản trong thương mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm về rào cản trong thương mại quốc tế
Trong thương mại quốc tế, các nước có thể sử dụng các biện pháp
thuế quan và phi thuế quan nhằm đạt được những lợi ích khác nhau. Tuy
nhiên, các biện pháp này được ràng buộc bởi những qui định cụ thể.
Theo qui định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), biện pháp
thuế quan được sử dụng ở các nước thành viên phải dưới một mức trần nhất
định và mức trần này sẽ phải cắt giảm theo lịch trình cụ thể tùy theo trình
độ phát triển của các nhóm nước khác nhau [2, tr 12]. Nghĩa là, nếu mức
thuế quan của một nước ở dưới mức trần cho phép thì nó không phải là rào
cản, ngược lại nó sẽ trở thành rào cản thương mại nếu mức thuế suất thực
sự cao hoặc là có sự phân biệt về mức thuế suất áp dụng đối với hàng hoá
cùng loại của các nước khác nhau.

Đối với các biện pháp phi thuế quan, WTO cũng qui định “không
một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm
bảo chất lượng hàng hoá xuất khẩu của mình, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay
sức khoẻ con người, động và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn
ngừa các hoạt động man trá ở mức độ mà nước đó cho là phù hợp và phải
đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể
gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không thể biện minh được
giữa các nước trong các điều kiện giống nhau, hoặc tạo ra các hạn chế trá
hình đối với thương mại quốc tế, hay nói cách khác phải phù hợp với các
quy định của Hiệp định này”[17, tr 23]. Theo qui định này, các biện pháp
phi thuế quan không phải là rào cản thương mại nếu không gây ra sự phân
biệt đối xử hoặc có thể biện minh được trên cơ sở pháp lý và khoa học,
ngược lại nó sẽ trở thành rào cản. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế


6
(OECD) năm 1997 đã định nghĩa “Hàng rào phi quan thuế là những biện
pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia sử
dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu”.
Theo WTO thì “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan
mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý,
khoa học hoặc bình đẳng” [11, tr 13]. Vấn đề ở đây là các biện pháp được
sử dụng ở mức độ nào được cho là phù hợp? Việc xác định các biện pháp
phi thuế quan nào là rào cản thương mại thường rất khó khăn. Trong thực
tế, qua các cuộc khiếu kiện trong khuôn khổ WTO, nhiều nước phản đối
những biện pháp phi thuế quan mà Mỹ đang áp dụng, nhưng Mỹ lại cho
rằng nó phù hợp với qui định của WTO hay phù hợp với tập quán kinh
doanh trên thị trường Mỹ.
Như vậy, rào cản trong thương mại quốc tế bao gồm cả các biện pháp
thuế quan và phi thuế quan. Nếu như các biện pháp thuế quan dễ dàng được

nhận thấy thông qua mức thuế suất và sự phân biệt thuế suất theo đối tác
thương mại, thì các biện pháp phi thuế quan thường rất khó xác định. Các
biện pháp phi thuế quan được các nước sử dụng trong thương mại quốc tế
đều có nguy cơ trở thành rào cản nếu được chứng minh rằng nó không dựa
trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng.
Nhìn chung, có thể khái quát, rào cản thương mại quốc tế là các biện
pháp thuế quan và phi thuế quan được các nước sử dụng mang tính cản trở
thương mại, nhưng không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng.
1.1.2. Phân loại rào cản trong thương mại quốc tế
Các rào cản trong thương mại quốc tế rất đa dạng và có thể được
phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau [7, tr 29].
Theo ranh giới lãnh thổ quốc gia, có thể phân loại các rào cản thương
mại thành nhóm các biện pháp tại biên giới và nhóm các biện pháp trong
lãnh thổ hay sau biên giới.


7
Theo khả năng định lượng, có thể phân loại thành biện pháp thuế
quan và biện pháp phi thuế quan.
Theo mục tiêu áp dụng, có các biện pháp môi trường và biện pháp vệ
sinh dịch tễ.
Theo mức độ bảo vệ, có biện pháp tự vệ đặc biệt và biện pháp tự vệ
mang tính tạm thời.
Theo phạm vi áp dụng, có biện pháp chung và chuyên ngành.
Ngoài ra, các rào cản thương mại có thể được phân loại theo nhiều
tiêu thức khác. Thông thường, các tiêu thức phân loại được sử dụng kết hợp
ở những cấp độ khác nhau để tạo thành hệ thống phân loại. Hiện nay, trên
thế giới có 2 hệ thống phân loại được sử dụng khá phổ biển.
1.1.2.1. Hệ thống phân loại các biện pháp thương mại của WTO
Theo Hội nghị về thương mại và phát triển của Liên hiệp quốc

(UNCTAD), từ năm 1994 các biện pháp kiểm soát nhập khẩu được chia
làm 2 loại (tiêu thức cấp 1), bao gồm các biện pháp thuế quan (Tariff) và
các biện pháp phi thuế quan (Non tariff). Mỗi biện pháp này lại được phân
loại tiếp theo các tiêu thức khác (tiêu thức cấp 2, cấp 3, ). Cụ thể:
a. Các biện pháp thuế quan:
Thuế quan là một trong những biện pháp được sử dụng như một rào
cản thương mại phổ biến nhất trong thương mại quốc tế. Tại các vòng đàm
phán thương mại đa biên và song phương, vấn đề cắt giảm thuế quan để
đẩy nhanh quá trình tự do hoá thương mại luôn dành được sự quan tâm của
hầu hết các nước tham gia.
+ Các biện pháp thuế quan được phân loại theo cách tính thuế quan
(tiêu thức cấp 2) như sau:
a.1. Thuế phần trăm (ad- valorem tariff) được đánh theo tỷ lệ phần
trăm giá trị giao dịch của hàng hoá nhập khẩu. Đây là loại thuế được sử
dụng rộng rãi nhất, nhưng nhìn chung mức thuế hiện nay vẫn còn cao nên
WTO kêu gọi tất cả các nước thành viên tiếp tục cam kết cắt giảm.

×