Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.23 KB, 123 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





DƯƠNG THỊ TRÂM ANH




QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM – LÀO
TRONG LĨNH VỰC NÔNG - LÂM NGHIỆP






LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ






HÀ NỘI – 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




DƯƠNG THỊ TRÂM ANH



QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM – LÀO
TRONG LĨNH VỰC NÔNG - LÂM NGHIỆP

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số : 60.31.01



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. TRƯƠNG DUY HÒA



HÀ NỘI – 2012
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT: i
DANH MỤC BẢNG BIỂU: ii

PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN 9
NÔNG – LÂM NGHIỆP GIỮA VIỆT NAM VÀ LÀO 9
1.1. Một số khía cạnh lý luận về hợp tác và hợp tác nông lâm nghiệp 9
1.1.1. Một số khái niệm chủ yếu về hợp tác kinh tế quốc tế 9
1.1.2. Phân loại hợp tác quốc tế 15
1.1.3. Vai trò của hợp tác nông - lâm nghiệp giữa các nước 19
1.1.4. Nội dung hợp tác nông - lâm nghiệp giữa các quốc gia. 22
1.2. Kinh nghiệm hợp tác nông- lâm nghiệp giữa một số nước trên thế
giới 27
1.2.1. Kinh nghiệm hợp tác giữa Việt Nam và Senegal 27
1.2.2. Kinh nghiệm hợp tác giữa Trung quốc và một số nước châu Phi . 31
Chương 2 36
THỰC TRẠNG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM NGHIỆP
GIỮA VIỆT NAM VÀ LÀO GIAI ĐOẠN 2001-2011. 36
2.1. Lợi thế so sánh của Việt Nam và Lào về hợp tác phát triển nông –
lâm nghiệp 36
2.1.1. Lợi thế so sánh của Việt Nam 36
2.2. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế nói chung, nông – lâm
nghiệp nói riêng của Lào giai đoạn từ những năm 1990 đến nay 56
2.2.1. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định 56
2.2.2. Nông nghiệp và lâm nghiệp của Lào đạt được nhiều thành tựu
khả quan 57
2.2.3. Một số nhận xét, đánh giá chung 64
2.3. Thực trạng hợp tác trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp giữa Việt
Nam và Lào giai đoạn 2001-2011. 66
2.3.1. Hợp tác về xây dựng cơ sở hạ tầng và quy hoạch phát triển nông
- lâm nghiệp 66
2.3.2. Hợp tác về khoa học-kỹ thuật và chuyển giao công nghệ 69

2.3.3. Hợp tác về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho nông-
lâm nghiệp. 71
2.3.4. Hợp tác thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực trồng cây
công nghiệp 73
2.3.5. Một số hạn chế về hợp tác phát triển nông - lâm nghiệp Việt Nam
- Lào 78
Chương 3 83
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC PHÁT
TRIỂN NÔNG – LÂM NGHIỆP GIỮA VIỆT NAM VÀ LÀO 83
3.1. Định hướng hợp tác phát triển nông – lâm nghiệp giữa Việt Nam
và Lào 83
3.1.1. Định hướng chung 83
3.1.1.1. Về hợp tác phát triển nông nghiệp 83
3.1.1.2. Tích cực hợp tác về lâm nghiệp: 85
3.1.2. Một số định hướng hợp tác cụ thể 86
3.1.2.2. Thúc đẩy hợp tác nông - lâm nghiệp gắn với chất lượng và hiệu quả 89
3.2. Một số giải pháp cơ bản để thúc đẩy hợp tác trong nông - lâm
nghiệp giữa Việt Nam và Lào 97
3.2.1. Đổi mới cơ chế chính sách về hợp tác nông-lâm nghiệp giữa hai
nước 97
3.2.2. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm hỗ trợ nhà đầu tư
trong phát triển nông – lâm nghiệp ở Lào 99
3.2.3. Tăng cường hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nông
- lâm nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững 101
3.2.4. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực của hai nước trong lĩnh vực
nông-lâm nghiệp 104
3.2.5. Tăng cường phối hợp nghiên cứu khoa học, chuyển giao các tiến
bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho Lào theo các mức độ phù hợp
105
3.2.6. Tăng cường hợp tác xuất khẩu lao động nông - lâm nghiệp Việt

Nam sang Lào 106
KẾT LUẬN 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111


6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu và
chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
ABD Ngân hàng phát triển Châu Á
AGOA Đạo luật cơ hội và tăng trưởng Châu Phi
ASEM Diễn đàn hợp tác Á- Âu
CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
CNSH Công nghệ sinh học
DRC Hệ số chi phí nguồn lực trong nước.
EU Hiệp hội Châu Âu
FAO Tổ chức lương thực thế giới
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
KHCN Khoa học công nghệ
KHKT Khoa học kỹ thuật
KHXH Khoa học xã hội
ODA Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức
QHQT Quan hệ quốc tế
Nxb Nhà xuất bản
UN Liên hiệp quốc

UNDP Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
WB Ngân hàng thế giới
XKLĐ Xuất khẩu lao động


i

7
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu trong phát triển nông nghiệp của Việt Nam: 42
Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt nam qua một số năm 46
Bảng 2.3: Thống kê về tiềm năng đất đai của Lào 55
Bảng 2.4: Bảng tỷ trọng GDP của Lào 2007-2008 57
Bảng 2.5: Thống kê diện tích thu hoạch và sản lượng các cây trồng chính của
Lào 58
Bảng 2.6: Tình hình triển khai thực hiện dự án trồng cao su và sử dụng lao
động người Việt Nam từ 2007-2011: 74


ii

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Nông – lâm nghiệp đối với các nước đang phát triển luôn là ngành kinh tế
mũi nhọn, chủ lực trong cơ cấu kinh tế quốc dân, bởi đó không những là ngành
sản xuất vật chất quan trọng nhằm đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm cho
quốc gia mà sản phẩm của nó có thể trở thành những mặt hàng xuất khẩu quan
trọng đem lại thu nhập ngoại tệ chủ yếu cho nhiều nước đang phát triển.
Đối với Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (gọi tắt là Lào),

nông – lâm nghiệp càng có tầm quan trọng đặc biệt, vì ngành này đóng vai trò
then chốt trong sản xuất, gắn bó mật thiết với văn hóa, phong tục tập quán
sinh hoạt của nhân dân hai nước; đồng thời đây là ngành kinh tế có tiềm năng
phát triển rất mạnh, phù hợp với trình độ sản xuất của Việt Nam - Lào trong
tiến trình đổi mới kinh tế và phát huy lợi thế so sánh.
Lào là quốc gia có quy mô dân số nhỏ. Số dân của nước Lào tính đến
năm 2012 ước khoảng 6,47 triệu người. Dân số phân bố rộng rãi và không
đều trên toàn bộ lãnh thổ. Mật độ dân số dao động khoảng 10 người/km2 tại
các vùng đồi núi ở phía Bắc tới khoảng 160 người/km2 ở Thủ đô Viêng Chăn
và mật độ dân số trung bình cả nước là 27 người/km2. Ngày nay, có khoảng
73% dân số Lào sống tại các vùng nông thôn.
Quy mô dân số và tăng trưởng dân số có mối liên quan mật thiết đến sự
phát triển của Lào. Dân số Lào đã tăng nhanh từ 4,6 triệu người năm 1995 lên
tới 5,6 triệu người năm 2005. Tháp dân số đã rộng hơn qua thập kỷ trên thể
hiện sự gia tăng trong tổng dân số. Trong hai thập kỷ qua, tăng trưởng dân số
phản ánh tình trạng tỷ lệ sinh cao kết hợp với tỷ lệ chết thô giảm. Mặc dù, tốc
độ tăng dân số giảm 2,5% trong những năm giữa thập kỷ 90 xuống 2,1% giữa
những năm 2000, dân số Lào vẫn duy trì ở mức khá trẻ. Ba phần năm dân số
tăng trong 10 năm qua rơi vào nửa đầu của thập kỷ và điều này chứng tỏ tốc
độ tăng dân số đã suy giảm mạnh.

2
Lào là một quốc gia có lịch sử lâu đời và giàu truyền thống dân tộc. Có
49 dân tộc anh em sống tại Lào với khoảng 200 tiểu nhóm tộc người
(Chamberlain và cộng sự, 1996) . Dân số Lào được chia thành 4 nhóm ngôn
ngữ-dân tộc chính: Lào-Thái, Môn-Khơme, H’mông-Miến và Trung Quốc-
Tây Tạng. Hầu hết các nhóm không thuộc dân tộc Lào - Thái sống tại các khu
vực vùng cao và có sự khác biệt lớn giữa các vùng về địa lý, kinh tế - xã hội
và điều kiện sống.
Còn Việt Nam, chủ yếu là người dân tộc Kinh, sống tập trung ở các vùng

đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ. Diện tích đất liền là 329.600 km2 và 700.000
km2 thềm lục địa với nhiều đảo và quần đảo. Phần lớn đất liền của Việt Nam là
đồi núi nên diện tích đồng bằng dùng canh tác nông nghiệp rất hạn chế.
Theo kết quả điều tra năm 2009, dân số Việt Nam đã là 85,8 triệu
người. Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 1999-2009 là 1,2%. Trong tổng
dân số, dân số thành thị là 25,4 triệu người, chiếm 29,6% tổng dân số; dân số
nông thôn là 60,4 triệu người chiếm 70,4%. Đất đai chật hẹp nhưng dân số
hiện nay rất đông lại tăng nhanh mỗi năm. “Hàng năm Việt Nam có khoảng
trên 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Dự báo đến năm 2015, Việt
Nam sẽ có khoảng 64,3 triệu người đang trong độ tuổi lao động chiếm 62,8 %
dân số và như vậy, Việt Nam đã bước vào thời kỳ đỉnh cao về số lượng dân số
trong độ tuổi làm việc. Đó là “cơ cấu dân số vàng” vô cùng quý giá rất thuận
lợi cho việc phát triển kinh tế.” [21; tr. 8].
Ở Việt Nam, ngành nông nghiệp trong suốt quá trình phát triển luôn
được xác định là ngành kinh tế căn bản, lĩnh vực kinh tế “gốc”, đã có những
thành công đáng kể, là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của tất cả các
ngành kinh tế khác.
Từ xa xưa đến nay, hai nước Lào và Việt Nam luôn là láng giềng gần
gũi, thân thiết trong tiến trình lịch sử và trở thành đối tác chiến lược đặc biệt

3
trong hợp tác toàn diện về kinh tế chính trị dưới tác động của các điều kiện toàn
cầu hóa và hội nhập khu vực. Hợp tác phát triển trong nông – lâm nghiệp giữa
Lào và Việt Nam luôn được hai chính phủ quan tâm đặc biệt. Đây là lĩnh vực
hợp tác mà cả hai nước có thế mạnh với những tiềm năng to lớn có thể bổ
sung cho nhau. Nếu các quyết sách của cả hai quốc gia về hợp tác trong lĩnh
vực này đi đúng hướng sự lựa chọn các phương thức hợp tác phù hợp với điều
kiện và khả năng của hai nước thì chắc chắn đây là lĩnh vực đầy triển vọng.
Thực tế, Đảng và Chính phủ hai nước thời gian qua đã có rất nhiều nỗ
lực nhằm mở rộng tăng cường hợp tác kinh tế trong nhiều lĩnh vực, trong đó

có nông-lâm nghiệp. Điều đó không chỉ thể hiện ở chiến lược, chủ trương
chính sách mà còn ở các dự án và các hình thức hợp tác đa dạng thiết thực mà
hai bên đang quan tâm và thực hiện.
Dù vậy, việc hợp tác nông – lâm nghiệp giữa Việt Nam – Lào trong
những năm qua vẫn còn nhiều vấn đề cần phải trao đổi thảo luận. Đó là các
hình thức hợp tác chưa thật sự đa dạng, quy mô hợp tác nói chung cũng như
các dự án nói riêng vẫn còn khiêm tốn. Thực tế những kết quả hợp tác thời
gian qua là đáng khích lệ, song thực sự chưa tương xứng với tiềm năng, mong
đợi của hai nước. Vì thế việc mổ xẻ phân tích các vấn đề trên là rất cần thiết.
Hơn nữa, việc nghiên cứu các vấn đề về hợp tác nông - lâm nghiệp giữa Việt
Nam và Lào với mong muốn cung cấp một cách nhìn mới và các thông tin cần
thiết cho Chính phủ hai nước cũng như các nhà đầu tư, kinh doanh Việt Nam
có cơ hội lựa chọn và tìm kiếm cách thức hợp tác với phía Lào. Đặc biệt trong
bối cảnh mới khi hai nước tiếp túc khẳng định phát triển mối quan hệ đặc biệt,
sự hội nhập sâu rộng hơn vào hợp tác kinh tế quốc tế, khu vực và sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt hơn trong mọi lĩnh vực, trong đó có nông - lâm
nghiệp. Đây là những vấn đề không chỉ cần thiết phải làm sáng tỏ cả khía
cạnh lý luận mà còn cả thực tiễn.

4
Và, năm 2012 là “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào” để thể hiện
sự gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc, các cấp các ngành đều có những hoạt
động thể hiện tình đoàn kết và sự hợp tác phát triển với Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào (CHDCND Lào).
Với những lý do đó tác giả lựa chọn đề tài: “Quan hệ hợp tác Việt
Nam – CHDCND Lào trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp” làm đề tài nghiên
cứu của luận văn thạc sỹ. Hy vọng những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ
cung cấp một số thông tin cần thiết nhằm góp phần tăng cường sự hiểu biết
đầy đủ hơn về nông - lâm nghiệp hai nước Việt Nam - Lào, thực trạng hợp tác
và những vấn đề đang đặt ra đối với việc tăng cường hợp tác giữa hai bên

trong lĩnh vực này hiện nay và trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về việc hợp tác giữa Việt Nam - Lào về mọi mặt đã thu hút
sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước. Ngoài các dự án đề tài các
cấp, nhiều công trình nghiên cứu, luận văn, luận án đã được công bố. Phần
lớn các công trình tập trung đi sâu nghiên cứu các vấn đề thương mại, công
nghiệp, bưu chính viễn thông, văn hoá xã hội, quan hệ chính trị - ngoại giao
Việt -Lào Trong thập niên gần đây, lĩnh vực kinh tế trong đó có hợp tác sản
xuất nông - lâm nghiệp Việt Nam - Lào cũng là chủ đề được bàn luận ở nhiều
mức độ khác nhau. Những cuốn sách và bài viết có liên quan đến lĩnh vực
nông - lâm nghiệp ở Lào và Việt Nam và khả năng hợp tác của hai nước gần
đây mà chúng tôi tiếp cận được chủ yếu là của các học giả Việt Nam và Lào.
Liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận văn đã có nhiều kết quả có giá trị
đã được các tác giả trong và ngoài nước thực hiện và công bố trong các đề tài
các cấp, sách xuất bản và các công trình được đăng tài trên các tạp chí chuyên
ngành. Có thể nêu lên một số các công trình nghiên cứu tiêu biểu với các kết
quả nổi bật sau:

5
1. Phân tích và làm rõ một số khía cạnh liên quan đến hợp tác, liên kết
về kinh tế nói chung. Đó là các công trình như: 1) Võ Đại Lược, Tạ Kim
Ngọc: “Các khối kinh tế và mậu dịch trên thế giới”, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1996. 2) Võ Đại Lược (2006): “Những vấn đề lớn về toàn cầu hóa
kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế”; Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính
trị thế giới, số 9/2010. 3) Trương Duy Hòa (2012): “Một số vấn đề và xu
hướng chính trị - kinh tế ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong hai thập
niên đầu thế kỷ XXI”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012. 4) Bchir M. and
Fouquin, M (2006) “Economic Integration in Asia: Bilateral Free trade
Agreements Versus Asian Single Market”, CEPPII Discussion Papers No 15,
Centre d’Etudes Prospectiives et d’Internationales, Paris, October.) 5) Khoa

Quốc tế học: “Hội nhập khu vực: Quan điểm của EU & ASEAN”, Nxb Thế
giới, Hà Nội, 2012 v.v…
2. Đi sâu phân tích thực trạng quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào
trong một số lĩnh vực chủ yếu: thương mại, đầu tư, ODA, giáo dục đào tạo….
Không chỉ xem xét đánh giá các kết quả hợp tác, các công trình đã nêu lên
những hạn chế và các giải pháp tăng cường thúc đầy quan hệ hai bên. Đó là
các công trình như: 1) Nguyễn Đình Bá (2002): “Hợp tác đầu tư Việt Nam và
Lào – Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số
4/2002. 2) Trần Bảo Minh (2002): “Thực hiện hợp tác giúp đỡ của Việt Nam
dành cho Lào”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2002. 3) Trương Duy
Hòa (2002): “Hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào 25 năm qua: Thực trạng và
triển vọng”. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Thành
phố Vinh, 2002. 4) Trần Bảo Minh (2002): “Thực hiện hợp tác giúp đỡ của
Việt Nam dành cho Lào”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2002. 5)
Nguyễn Trần Quế, Kiều Văn Trung (2003): “Tăng cường hợp tác Việt Nam –
Lào trong phát triển Tiểu vùng Mê Kông mở rộng”, Tạp chí Những vấn đề

6
kinh tế thế giới, số 3/2003. 6) Nguyễn Sỹ Tuấn (2004): “Hợp tác giáo dục và
khoa học Việt Nam – Lào vì mục tiêu phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3/2004. 10) Nguyễn Thị Phương Nam (2007):
“Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào từ 1991-2005”, Tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á, số 8/2007. 12) Vatthana Pholsena (2006): “Post-war Laos: the
Politics of Culture, History and Identity”, Institute of Southeast Asian
Studies, Singapore, 2006, v.v
3. Tập trung phân tích và làm rõ thực trạng hợp tác trong lĩnh vực nông
- lâm nghiệp. Các công trình không chỉ làm rõ các lợi thế, khó khăn trong hợp
tác hai nước trong lĩnh vực này mà còn phản ánh đầy đủ thực trạng và những
nỗ lực của cả hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác nông - lâm nghiệp. Nhiều
bài viết đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp và khuyến nghị cho hai nước nhằm

gia tăng hợp tác trong lĩnh vực này. Những kết quả trên đã thể hiện khá rõ
trong các bài nghiên cứu như: 1) Lê Văn Minh (2002): “Hợp tác giữa Việt
Nam – Lào trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn”,
Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á. 2) Trương Duy
Hòa (2007): “Kinh tế miền bắc Lào và khả năng hợp tác với khu vực Tây Bắc
Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 8/2007. 3) Trương Duy Hòa
(2011): “Bàn về phát triển nông-lâm nghiệp và công nghiệp ở Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào theo hướng bền vững và khả năng hợp tác với Việt Nam”,
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế giữa Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội,
Văn phòng Chính phủ Lào và Đại học Quốc gia Lào, tổ chức tại Thủ đô Viêng
Chăn, Lào, tháng 7/2011, v.v
Dù chưa thật đầy đủ, song từ nhiều khía cạnh khác nhau, sự phát triển
kinh tế của Lào và Việt Nam đã được phân tích đánh giá và rút ra nhiều nhận
xét kết luận quan trọng. Nhiều công trình đã đầu tư nghiêm túc và đã đưa ra
nhiều giải pháp khuyến nghị có giá trị nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế
giữa hai nước nói chung, nông – lâm nghiệp nói riêng.

7
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một cuốn sách hay bài viết nào nghiên
cứu một cách có hệ thống vấn đề hợp tác giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào và Việt Nam trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Vì thế, tác giả mong
muốn làm rõ một số nội dung của chủ đề này và từ đó đề xuất một số giải
pháp cho Việt Nam nhằm phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh
vực nông - lâm nghiệp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa và làm rõ một số khía cạnh lý luận và thực tiễn về hợp
tác phát triển nông – lâm nghiệp của Lào và Việt Nam. Từ đó góp phần làm rõ
các định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hợp tác về nông -
lâm nghiệp giữa Việt Nam và Lào hiện nay và trong thời gian tới.
Nhiệm vụ của luận văn:

- Phân tích các khái niệm liên quan đến hợp tác kinh tế quốc tế và hợp
tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Xem xét đánh giá và khái quát một số kinh nghiệm hợp tác trong lĩnh
vực nông nghiệp.
- Phân tích đánh giá các lợi thế của Việt Nam và Lào trong hợp tác
nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực nông nghiệp
giai đoạn 2001-2011.
- Nêu các định hướng và đưa ra một số giải pháp góp phần thúc đẩy
hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp hiện nay và trong
thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn nghiên cứu, tìm hiểu sự hợp tác phát triển trong lĩnh
vực nông - lâm nghiệp Việt Nam - Lào trong giai đoạn 2001-2011 và phương
hướng, giải pháp hợp tác để hai nước cùng nhau phát triển nông - lâm nghiệp
trong thời gian tới.

8
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt mục đích trên, luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê để xử lý số
liệu, định tính, định lượng, phỏng vấn chuyên gia v.v…
6. Đóng góp mới của luận văn
- Phân tích và làm rõ một số khía cạnh lý luận và thực tiễn trong hợp
tác quốc tế nói chung, hợp tác nông - lâm nghiệp Việt Nam- Lào nói riêng.
- Nêu ra các định hướng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh hợp tác giữa
Việt Nam và Lào trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp hiện nay và trong thời
gian tới.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có kết cấu 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác phát triển nông – lâm
nghiệp giữa Việt Nam – Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Chương 2: Thực trạng hợp tác phát triển nông – lâm nghiệp giữa Việt
Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2001 - 2011.
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp tăng cường hợp tác phát
triển nông – lâm nghiệp giữa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
trong những năm tới.


9
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN
NÔNG – LÂM NGHIỆP GIỮA VIỆT NAM VÀ LÀO

1.1. Một số khía cạnh lý luận về hợp tác và hợp tác nông lâm nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm chủ yếu về hợp tác kinh tế quốc tế
+ Quốc tế hóa
Quốc tế hóa đời sống kinh tế là một quá trình diễn ra từ khi các quan hệ
kinh tế vượt ra ngoài biên giới các quốc gia. Quá trình quốc tế hóa đời sống
kinh tế do sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động quốc
tế quyết định. Lực lượng sản xuất phát triển làm cho sản xuất và tiêu dùng của
các nước mang tính quốc tế, quan hệ kinh tế giữa các nước ngày càng được mở
rộng và tăng cường. Cùng với các hoạt động đó, các quan hệ hợp tác kinh tế,
trao đổi và chuyển giao công nghệ giữa các nước cũng phát triển song song.
Ở giai đoạn đầu, lực lượng sản xuất mới phát triển, phân công lao động
quốc tế còn sơ khai, chỉ dựa vào lợi thế tuyệt đối của từng nước có các điều
kiện thiên nhiên thuận lợi (đất đai, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên trong lòng
đất hay trên mặt đất…). Tiếp theo đó, phân công lao động quốc tế phát triển

gắn với chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất trên địa bàn từng quốc gia và
giữa các nước.
Lợi thế so sánh không chỉ dựa vào điều kiện tự nhiên mà còn được chi
phối bởi nhiều điều kiện khác, trong đó quyết định nhất là sự phát triển về
trình độ công nghệ, kỹ thuật tay nghề trong sản xuất. Nhờ đó, nâng cao được
năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm và tạo được
lợi thế cạnh tranh.
Qua nghiên cứu quá trình quốc tế hóa kinh tế các nước, ta có thể rút ra
mấy nhận xét sau:

10
- Quốc tế hóa đời sống kinh tế là một xu thế khách quan đối với tất cả
các quốc gia, là qui luật phát triển kinh tế của cả thế giới.
- Quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế gắn chặt sự phát triển về kinh tế
của từng quốc gia với các nước và các quan hệ quốc tế. Các nước tham gia vào
xu hướng đó đều phát triển nhưng với tốc độ khác nhau. Trong quá trình đó sự
phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng và đây là một tất yếu khách quan.
- Các quốc gia nào lợi dụng được lợi ích của phân công lao động quốc
tế (dựa trên lợi thế so sánh, phát triển khoa học-công nghệ) đều có thể nhanh
chóng phát triển lên ngang trình độ thế giới và được đứng vào hàng các nước
công nghiệp phát triển giàu mạnh. Còn nước nào không biết tận dụng lợi ích
của sự phân công và hợp tác quốc tế thì khó vượt qua được tình trạng lạc hậu,
kém phát triển.
Quốc tế hóa đời sống kinh tế, phân công lao động là tiền đề cơ bản của
sự ra đời kinh tế thế giới và thị trường thế giới. Quá trình này phát triển dưới
sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ (KHCN) hiện đại đã
thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa kinh tế.
Như vậy, “Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện và phát triển như một tất yếu
khách quan dưới tác động của những biến đổi trong nền sản xuất của loài
người. Nó được thúc đẩy bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất với sự tác

động mạnh mẽ của khoa học – công nghệ” [14 ;tr. 8]. Cuộc cách mạng khoa
học – công nghệ hiện đại đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, tranh thủ
được thời gian, giảm đươc những chi phí không cần thiết, mở ra khả năng mới
trong việc khám phá các bí mật của tự nhiên, xã hội, tạo ra những phương tiện
hiện đại để các quốc gia xích lại gần nhau; đồng thời cũng đòi hỏi phải nâng
mối quan hệ giữa các quốc gia lên trình độ mới, trình độ liên kết, trước hết là
liên kết về kinh tế với những biến đổi trong quan hệ sở hữu, quản lý và phân
phối. Quá trình đó tất yếu sẽ tác động đến lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội.

11
Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu thì : “Cuộc cách mạng khoa
học - công nghệ hiện đại, đặc biệt là những thành tựu cách mạng thông tin đã
đưa kinh tế thế giới bước vào một giai đoạn mới là nền kinh tế tri thức. Tri
thức và thông tin đã mở ra khả năng mới làm cho hoạt động kinh tế vượt biên
giới quốc gia, thúc đẩy mạnh mẽ xu thế toàn cầu hóa.[14; tr.14]
Xu thế toàn cầu hóa về kinh tế ngày càng tăng với nhiều biểu hiện quan
trọng, nhất là:
- Tính quốc tế hóa, toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới được nâng cao
bởi vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia. Lịch sử của các công
ty xuyên quốc gia gắn liền với quá trình quốc tế hóa sản xuất, nhưng quy mô,
vai trò của nó hiện nay được nâng cao cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế.
- Thương mại, sự tăng lên mạnh mẽ về quy mô, nhịp độ của thương
mại quốc tế đã nhanh chóng mở rộng thị trường về bề rộng và bề sâu.
- Sự lưu chuyển luồng vốn quốc tế tăng với nhịp độ nhanh, quy mô lớn.
Đây là một đặc trưng nổi bật của kinh tế thế giới ngày nay.
- Cùng với quá trình tự do hóa thương mại, tài chính và chuyên môn
hóa sản xuất, quá trình tự do hóa về di chuyển lao động từng bước phát triển.
Tình hình đó đã góp phần phân bổ lực lượng lao động giữa các quốc gia và
khu vực.
Loài người đang xích lại gần nhau, biên giới ngăn cách các quốc gia

đang bị xóa nhòa, sự giao lưu quốc tế đang phát triển, những hình thức tổ
chức chung mang tính quốc tế về sản xuất, lưu thông, về văn hóa, chính trị xã
hội đang được đẩy mạnh; các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều nằm trong mối
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau với mức độ và chiều hướng khác nhau. Đó là một
xu hướng không thể đảo ngược được trong thời đại ngày nay.
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, mỗi nước có thể sử dụng được lợi thế
của mình và tìm thấy lợi ích trong mối quan hệ đó.

12
+ Hợp tác kinh tế quốc tế
Hợp tác (Cooperation) đã tồn tại ngay từ đầu lịch sử loài người với sự
hình thành các cộng đồng sơ khai như bầy đàn, công xã, thị tộc, bộ lạc, liên
minh bộ lạc. Cho đến khi quốc gia và dân tộc hình thành, tức là xuất hiện chủ
thể quan hệ quốc tế (QHQT), hợp tác đã trở thành hợp tác quốc tế. Hợp tác
quốc tế là một hiện tượng hằng xuyên của lịch sử. Nó tồn tại trong mọi giai
đoạn lịch sử bất chấp thế giới đầy rẫy xung đột và chiến tranh. Cho đến nay,
hợp tác quốc tế đã trở thành xu thế lớn trong QHQT và lôi cuốn mọi quốc gia
và con người khắp nơi trên thế giới cùng tham gia.
Hợp tác quốc tế là một hình thức tương tác trong QHQT. Về mặt hành
vi, đó là sự tương tác hoà bình giữa các chủ thể QHQT, tức là trong đó bạo
lực được loại ra. Về mặt mục đích, hợp tác là cách thức phối hợp nhằm thực
hiện các mục đích chung, lợi ích chung. Sự phối hợp rất đa dạng từ nhân lực,
vật lực đến tài lực. Về mặt kết quả, sự hợp tác thường đem lại kết quả như
nhau cho các bên tham gia hợp tác, tức là hoặc cùng được, hoặc cùng không
thoả mãn. Hợp tác thường có mẫu hình “win-win”, tức là cả hai bên cùng
được. Mẫu hình này ngược với mẫu hình xung đột “win-lose”, tức là cái được
của bên này là cái mất của bên kia. Điều này cho thấy hợp tác cũng là một
tính chất trong QHQT. Tính chất này ngược với tính chất xung đột.
Dựa vào các đặc trưng mang tính bản chất nói trên, có thể đưa ra khái
niệm chung về hợp tác quốc tế như sau: “Hợp tác quốc tế là sự phối hợp hoà

bình giữa các chủ thể QHQT nhằm thực hiện các mục đích chung.”
Hợp tác kinh tế quốc tế nằm trong hoạt động kinh tế đối ngoại của một
quốc gia. Kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực đa dạng và phong phú của nền
kinh tế quốc dân, thể hiện phần tham gia của nền kinh tế của mỗi nước vào sự
phân công lao động quốc tế, sự trao đổi mậu dịch quốc tế. Lĩnh vực kinh tế
đối ngoại được hình thành trên cơ sở sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế

13
đối ngoại. Các mối quan hệ kinh tế đối ngoại là một bộ phận của các mối
quan hệ kinh tế quốc tế với chủ thể là một quốc gia nhất định trong mối quan
hệ với các quốc gia còn lại khác và với các tổ chức kinh tế quốc tế.
Hợp tác kinh tế quốc tế là hợp tác giữa hai hay nhiều quốc gia nhằm
trao đổi và phát triển lực lượng sản xuất, các nguồn lực vượt ra ngoài biên
giới mỗi quốc gia, tham gia vào việc phân công lao động quốc tế và trao đổi
thương mại quốc tế.
Ban đầu các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia xuất hiện trên cơ sở
sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và chủ yếu họ cung cấp cho nhau những
nguyên liệu, những sản phẩm đặc thù do các điều kiện về khoáng sản, đất đai,
khí hậu mang lại. Song quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân
công lao động đã làm nảy sinh những khác biệt về trình độ công nghệ và kỹ
thuật, sự chênh lệch về năng suất lao động và giá thành sản phẩm, đã làm xuất
hiện lợi thế mới của mỗi quốc gia. Điều đó cho phép và đòi hỏi mỗi nền kinh
tế quốc gia phải phát huy triệt để lợi thế của mình trong sự phân công lao
động quốc tế và trao đổi mậu dịch quốc tế: sản xuất ra nhiều hàng hóa có chất
lượng cao và giá thành hạ trên cơ sở tận dụng được các nguồn lực sẵn có của
mình và kết hợp với nguồn lực sẵn có của các quốc gia khác.
+ Đầu tư quốc tế và hợp tác sản xuất
- Hợp tác đầu tư nước ngoài là việc nhận hoặc đưa vốn ra nước ngoài
để sản xuất kinh doanh với hai hình thức: 1) Đầu tư gián tiếp là những khoản
đầu tư được thực hiện thông qua các hoạt động cho vay và viện trợ. Nguồn

vốn đầu tư gián tiếp thường qua các tổ chức chính phủ và tổ chức quốc tế,
như các khoản tài trợ phát triển chính thức (ODA) của các tổ chức liên hiệp
quốc (UNDP, FAO, UNICEF…), các khoản viện trợ của các tổ chức chính
phủ và phi chính phủ, các khoản cho vay của các chính phủ, các tổ chức tài
chính quốc tế (IMF, WB, ADB…). Nước nhận đầu tư gián tiếp được ưu đãi

14
lãi suất thấp, vay dài hạn cho nên có thể sử dụng vốn này vào các dự án có
mức vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn đầu tư dài như các dự án về năng
lượng, giao thông vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng, v.v… 2) Đầu tư trực tiếp
FDI là những khoản đầu tư do các tổ chức kinh doanh, các cá nhân người
nước ngoài đưa vốn vào một nước để sản xuất kinh doanh hoặc góp vốn liên
doanh với các tổ chức và cá nhân trong nước theo quy định của luật đầu tư
nước ngoài của nước sở tại, người nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý toàn
phần hay một phần công trình đầu tư đó. Đầu tư trực tiếp ít lệ thuộc vào mối
quan hệ chính trị giữa hai bên hơn so với đầu tư gián tiếp. Tuy nhiên nó vẫn
chịu sự chi phối của Chính phủ, mức độ khả thi của dự án khá cao, quyền lợi
của hai bên gắn liền với kết quả của dự án.
Hợp tác đầu tư nước ngoài là hình thức kinh tế đối ngoại quan trọng
trong việc thực hiện chính sách “mở cửa” nền kinh tế. Đối với bên đầu tư, hợp
tác đầu tư nước ngoài góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn nhằm thực
hiện mục tiêu của nền kinh tế quốc dân, thu nhận kỹ thuật-công nghệ tiên tiến,
học tập kinh nghiệm quản lý của nước ngoài khai thác tối ưu các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và tiềm năng của nền kinh tế trong nước, tạo việc làm cho
người lao động, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Hợp tác đầu tư còn
nhằm hòa nhập nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, tham gia sâu hơn
vào phân công lao động quốc tế, giành vị trí nhất định trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, hợp tác đầu tư nước ngoài cũng có thể tác động xấu đối với
nước nhận đầu tư: có thể bị thiệt, bị phụ thuộc, chịu ảnh hưởng của văn hóa
và lối sống tiêu cực từ bên ngoài… Hợp tác đầu tư nước ngoài đóng vai trò

tích cực nhiều hay ít tùy thuộc vào nhiều điều kiện bên trong và bên ngoài
nước, trong đó điều kiện kinh tế cụ thể và chính sách kinh tế của mỗi nước là
những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất.

15
1.1.2. Phân loại hợp tác quốc tế
Sự phân loại hợp tác quốc tế giúp tìm hiểu các đặc tính khác nhau của
hai hiện tượng, hai xu thế quan trọng này. Điều này càng có ý nghĩa hơn bởi
đặc tính khác nhau quy định những tác động khác nhau trong QHQT. Đầu
tiên là sự phân loại hợp tác quốc tế. Có nhiều cách phân loại hợp tác. Dưới
đây là ba cách phân loại chính.
+ Cách phân loại thứ nhất phân chia dựa theo lĩnh vực hoạt động. Đó là
các lĩnh vực lớn diễn ra những hoạt động chủ yếu của quốc gia. Trong đó, hợp
tác có thể là hợp tác kinh tế, hợp tác chính trị, hợp tác quân sự, hợp tác văn
hoá Đây là cách phân loại được sử dụng khá nhiều trong đời sống.
Cũng trên tiêu chí này, hợp tác có thể được phân loại chi tiết hơn nữa
trong những lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Ví dụ: Trong hợp tác kinh tế có
hợp tác thương mại, hợp tác đầu tư, hợp tác nông nghiệp, hợp tác tài chính,
hợp tác du lịch…
+ Cách phân loại thứ hai dựa theo quy mô không gian. Cách này
thường chia hợp tác thành hai loại: hợp tác khu vực và hợp tác toàn cầu. Hợp
tác khu vực là sự hợp tác giữa các quốc gia trong một thể chế khu vực trên
phạm vi không gian địa lý nào đó. Hợp tác toàn cầu là sự tham gia hợp tác
của các nước trên quy mô toàn cầu như tham gia vào các thể chế hợp tác toàn
cầu hay phối hợp nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Đối với hợp tác khu vực, trong thực tiễn, người ta còn sử dụng các
thuật ngữ hợp tác liên khu vực để chỉ hợp tác giữa các tổ chức có quy mô địa
lý vượt khỏi khuôn khổ khu vực truyền thống, hợp tác tiểu khu vực để chỉ hợp
tác giữa một số nước bên trong khu vực nào đó. Ví dụ, ASEM là hợp tác liên
khu vực, hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông là hợp tác tiểu khu vực.

+ Cách phân loại thứ ba căn cứ trên số lượng chủ thể tham gia. Theo
cách này, có hai loại là hợp tác song phương giữa hai chủ thể và hợp tác đa

16
phương với sự tham gia của từ ba chủ thể trở lên. Ngoài ra, cũng dựa trên số
lượng chủ thể tham gia, còn có cách gọi chi tiết hơn như hợp tác ba bên, hợp
tác bốn bên, v.v… Ví dụ, hợp tác Việt Nam - Thái Lan là hợp tác song
phương, hợp tác giữa 10 nước trong ASEAN là hợp tác đa phương.
Ngoài ra, còn một số cách phân loại khác dựa trên tính chất hay mục
đích hợp tác. Ví dụ, hợp tác mở hay đóng, hợp tác lỏng hay chặt, hợp tác phát
triển hay hợp tác an ninh… Tuy nhiên, các cách phân loại này không được sử
dụng phổ biến mà thường chỉ dùng để nhấn mạnh tính chất hay mục đích nào
đó của hợp tác.
Theo đó, có khá nhiều hình thức hợp tác đang tồn tại như:
+ Hợp tác sản xuất
Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất bao gồm gia công, xây dựng xí nghiệp
chung, chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất quốc tế… Hình thức hợp tác này
có tác dụng góp phần giải quyết việc làm, du nhập kỹ thuật, công nghệ tiên
tiến, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, làm biến đổi cơ bản nền kinh tế bản địa.
Có những hình thức hợp tác chủ yếu sau:
Nhận gia công và hợp tác về lao động:
Nhận gia công cho nước ngoài là một hình thức hợp tác quốc tế nhằm
tạo việc làm, sử dụng hợp lý nguồn lao động và công suất máy móc, thiết bị
hiện có. Nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước NICs châu Á, rất quan
tâm phát triển hình thức hợp tác này.
Trong quá trình phát triển kinh tế, các nước đều thiếu lao động ở những
khía cạnh khác nhau; có thể thiếu lao động giản đơn ở các nước công nghiệp
phát triển, hoặc thiếu lao động có trình độ kỹ thuật-công nghệ cao ở các nước
đang phát triển. Do đó, phải có sự hợp tác lao động giữa các nước để điều hòa
lao động từ nơi thừa đến nơi thiếu, làm cho các bên đều có lợi.

Thực chất của hợp tác lao động và chuyên gia là hình thức xuất nhập
khẩu lao động có kỳ hạn giữa các nước với nhau.

17
Một hình thức phổ biến khác là xây dựng những xí nghiệp chung với
sự hùn vốn và công nghệ từ nước ngoài.
Xí nghiệp chung hay hỗn hợp là kiểu tổ chức xí nghiệp công nghiệp,
thương nghiệp, dịch vụ và tổ chức tài chính-tín dụng. Hiện nay, những xí
nghiệp loại này đang tồn tại một cách phổ biến ở nhiều nước. Về mặt pháp lý,
xí nghiệp chung thường được tổ chức dưới hình thức hội cổ phần với trách
nhiệm hữu hạn mà thành viên (cổ đông) của nó là hai hay nhiều xí nghiệp
hoặc tổ chức của những nước khác nhau đặt tại một nước. Xí nghiệp chung
còn mang hình thức công ty hợp đồng, được thành lập trên cơ sở một hợp
đồng chi tiết về quy chế phân phối lợi nhuận, phân chia trách nhiệm của các
bên… Các xí nghiệp này thường được ưu tiên xây dựng ở những ngành kinh
tế quốc dân hướng vào xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu và trở thành nguồn
thu ngoại tệ chuyển đổi hoặc tạo điều kiện cho Nhà nước tiết kiệm ngoại tệ.
Trong việc thực hiện luật đầu tư nước ngoài ở Lào hiện nay, hình thức này
đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất:
Chuyên môn hóa và hợp tác hóa có thể diễn ra một cách tự giác theo
những hiệp định hay hợp đồng giữa các bên tham gia, cũng có thể hình thành
1 cách tự phát do kết quả cạnh tranh, do sự cắm nhánh và đầu tư của các công
ty xuyên quốc gia vào các nước.
Chuyên môn hóa bao gồm chuyên môn hóa những ngành khác nhau
và chuyên môn hóa trong cùng một ngành (chuyên môn hóa theo sản phẩm,
theo bộ phận sản phẩm hay chi tiết và theo công nghệ). Do chuyên môn hóa
sản xuất mà rất nhiều sản phẩm quan trọng mặc dù được đăng ký ở một
nước, nhưng lại do hàng trăm công ty của hàng chục nước tham gia chế tạo.
Hình thức hợp tác này làm cho cơ cấu ngành kinh tế của các nước tham gia

đan kết vào nhau.

18
+ Hợp tác về khoa học - công nghệ:
Hợp tác về khoa học công nghệ là một loại hoạt động bao gồm các hình
thức phối hợp giữa các nước để cùng nhau tiến hành nghiên cứu, sáng chế,
thiết kế, thử nghiệm, trao đổi các kết quả nghiên cứu, thông tin về khoa học
công nghệ, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất.
Đây là một đòi hỏi khách quan trong thời đại ngày nay khi khoa học
công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, những thành tựu khoa học
công nghệ trở thành tài sản chung của nhân loại. Hiện nay, không có một
quốc gia nào có khả năng tự mình giải quyết mọi vấn đề khoa học công nghệ;
mà phải có sự hợp tác nghiên cứu của nhiều cơ quan khoa học nhiều nước thì
mới có thể giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả những vấn đề khoa học
công nghệ do cuộc sống đặt ra. Hơn nữa, mỗi nước có thể khai thác thế mạnh
của mình trong nghiên cứu một lĩnh vực khoa học, một công nghệ nào đó và
trao đổi kết quả nghiên cứu hoặc sản phẩm công nghệ với nước khác dưới
nhiều hình thức mà chủ yếu là chuyển giao công nghệ.
Sự chuyển giao công nghệ, nhất là giữa các nước phát triển và các nước
đang phát triển diễn ra sôi động. Các nước đang phát triển rất cần các nguồn
vốn và công nghệ tiên tiến để tổ chức khai thác các tiềm năng vốn có của
mình, nhất là nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên. Trong khi đó, các
nước công nghiệp phát triển lại muốn chuyển giao các công nghệ đã lỗi thời,
tốn nhiều lao động, nguyên liệu và năng lượng. Mặt khác, các nước phát triển
cũng muốn đưa các ngành sản xuất của mình gắn với nguồn nguyên liệu và
thị trường tiêu thụ sản phẩm nên việc chuyển giao công nghệ sang các nước
đang phát triển ngày càng tăng.
Nội dung chuyển giao công nghệ bao gồm chuyển giao cả phần cứng
và phần mềm. Có ba phương thức được thực hiện trong quá trình chuyển giao
công nghệ theo hợp đồng với nước ngoài: 1) Chuyển giao công nghệ không

×