ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trần Đăng Quỳnh
SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ ĐỐI VỚI
KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƢƠNG NHỮNG NĂM
ĐẦU THẾ KỶ 21 VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Hà Nội - 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trần Đăng Quỳnh
SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ ĐỐI VỚI
KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƢƠNG NHỮNG NĂM
ĐẦU THẾ KỶ 21 VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Mã số: 60 31 07
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THẮNG
Hà Nội – 2009
1
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
MỞ ĐẦU 4
CHƢƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN QUY ĐỊNH SỰ ĐIỀU CHỈNH
CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC CA – TBD
TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21 9
1.1. Sự thay đổi của bối cảnh quốc tế 9
1.1.1. Sự tăng tốc của toàn cầu hóa và khu vực hóa 9
1.1.2. Môi trường hòa bình, ổn định và phát triển tiếp tục được đẩy mạnh
14
1.2. Sự thay đổi và phát triển năng động của khu vực CA – TBD 15
1.2.1. Sự trỗi dậy của Trung Quốc 18
1.2.2. ASEAN và các động thái phối hợp của ASEAN trong các tiến trình
Đông Á 20
1.3. Yêu cầu nội tại trong sự phát triển của Mỹ 26
1.3.1. Nguồn lực 27
1.3.2. Cơ cấu kinh tế 28
1.3.3. Ảnh hưởng đối với thế giới 30
1.3.4. Quyền lực của Mỹ và các lợi ích mới ở CA – TBD 31
CHƢƠNG 2: SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ ĐỐI
VỚI KHU VỰC CA – TBD TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21 35
2.1. Thực trạng và sự điều chỉnh chính sách kinh tế chủ yếu của Mỹ đối với
khu vực CA – TBD trong những năm đầu thế kỷ 21 35
2.1.1. Chính sách thương mại 38
2.1.2. Chính sách đầu tư 44
2.1.3. Chính sách hợp tác kinh tế 53
2.2. Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ với các đối tác chủ yếu 54
2
2.2.1. Các nước lớn trong khu vực 54
2.2.2. ASEAN 62
2.3. Đánh giá chung và một số dự báo 64
2.3.1. Đánh giá 64
2.3.2. Một số nhân tố tiếp tục điều chỉnh 68
CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ
CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ ĐỐI SÁCH CỦA TA 76
3.1. Vị thế của Việt Nam trong CA – TBD và vai trò của Việt Nam trong lợi
ích chiến lƣợc của Mỹ 76
3.1.1. Vị thế của Việt Nam trong CA - TBD 76
3.1.2. Vai trò của Việt Nam trong lợi ích chiến lược của Mỹ 77
3.2. Những tác động của điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với Việt
Nam và quan hệ hợp tác Việt – Mỹ 81
3.2.1. Tác động tích cực 81
3.2.2. Tác động tiêu cực 85
3.3. Phản ứng của các nƣớc trong khu vực trƣớc sự điều chỉnh chính sách
kinh tế của Mỹ 88
3.3.1. Phản ứng của Trung Quốc 89
3.3. 2. Phản ứng của Nhật Bản 91
3.3.3. Phản ứng của Hàn Quốc 93
3.3.4. Phản ứng của các nước ASEAN 94
3.4. Khuyến nghị đối sách của ta 95
3.4.1. Một số định hướng trong quan hệ Việt – Mỹ 95
3.4.2. Khuyến nghị chính sách của Việt Nam 99
KẾT LUẬN 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
3
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng việt
AFTA
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
ANZUS
Hiệp ƣớc an ninh Úc - New Zealand - Mỹ
APEC
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng
ARF
Diễn đàn An ninh khu vực
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
AU
Liên minh châu Phi
BTA
Hiệp định thƣơng mại song phƣơng
CA - TBD
Châu Á - Thái Bình Dƣơng
EFTA
Khu vực tự do thƣơng mại châu Âu
EU
Liên minh châu Âu
FDI
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
FTA
Khu vực mậu dịch tự do
GATT
Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch
GDP
Tổng giá trị sản phẩm quốc nội
IMF
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
NAFTA
Khu vực Thƣơng mại tự do Bắc Mỹ
NATO
Tổ chức Hiệp ƣớc Bắc Đại Tây Dƣơng
PNTR
Quan hệ thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn
TIFA
Hiệp định khung về thƣơng mại và đầu tƣ
R&D
Nghiên cứu và phát triển
SCO
Tổ chức hợp tác Thƣợng Hải
WB
Ngân hàng Thế giới
WTO
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
4
MỞ ĐẦU
1 - Tính cấp thiết của đề tài:
Những năm đầu thế kỷ 21, đời sống kinh tế - chính trị nƣớc Mỹ có
những thay đổi sâu sắc với sự suy sụp của hàng loạt công ty công nghệ thông
tin, đảng Cộng hòa lên nắm quyền, đặc biệt là cuộc tấn công khủng bố tàn
khốc ngày 11/9/2001 nhằm vào Trung tâm Thƣơng mại Thế giới (World
Trade Center) tại New York - biểu tƣợng của sức mạnh kinh tế, chính trị và
quân sự Mỹ.
Sự kiện 11/9 đƣợc coi là cột mốc đánh dấu sự thay đổi hết sức quan
trọng trong đời sống kinh tế - chính trị nƣớc Mỹ và quốc tế, tác động và ảnh
hƣởng sâu sắc tới khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng (CA - TBD). Sau sự
kiện này, Chính quyền Mỹ tăng cƣờng triển khai các chính sách nhằm củng
cố, duy trì vị trí siêu cƣờng duy nhất của mình, trong đó hƣớng trọng tâm đặt
vào CA - TBD.
CA - TBD là khu vực phát triển năng động nhất và là động lực kinh tế
toàn cầu, song cũng là nơi tập trung nhiều nhất các tranh chấp về lợi ích và
xung đột tiềm tàng. Tại khu vực này, Trung Quốc, nền kinh tế phát triển nhanh
nhất thế giới trong hơn một thập kỷ nay, đang trỗi dậy và là nƣớc có khả năng
thách thức vai trò, giá trị Mỹ trong tƣơng lai.
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực CA - TBD, đang ngày càng
nâng cao vị thế địa - chính trị bởi sự phát triển của đất nƣớc, nền kinh tế phát
triển với tốc độ cao và ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực,
thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình đó, nền kinh tế Việt Nam cũng đứng trƣớc
nhiều thách thức trong đó có thách thức xuất phát từ bối cảnh khu vực và sự
điều chỉnh chiến lƣợc, chính sách của Mỹ và các nƣớc lớn.
5
Trong bối cảnh Việt Nam tăng cƣờng quan hệ với Mỹ và tăng cƣờng vị
thế của mình trên trƣờng quốc tế, việc hiểu rõ đƣợc chính sách kinh tế hiện tại
của Mỹ đối với CA – TBD, nhận diện đƣợc chiều hƣớng phát triển của nó và
những tác động, ảnh hƣởng tới nền kinh tế Việt Nam… là yêu cầu hết sức cần
thiết nhằm đảm bảo lợi ích của Việt Nam trong quan hệ kinh tế Việt - Mỹ nói
riêng và trong quan hệ kinh tế quốc tế nói chung. Bởi vậy, đề tài “Sự điều
chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng
những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam” đƣợc tác giả
chọn làm chủ đề nghiên cứu của luận văn Thạc sĩ.
2 - Tình hình nghiên cứu:
Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực CA - TBD là chủ đề đƣợc
nhiều cơ quan nghiên cứu quốc tế, khu vực và trong nƣớc thƣờng xuyên khảo
sát qua từng thời kỳ. Ở trong nƣớc, nhiều nghiên cứu của một số tác giả đã đề
cập tới những vấn đề liên quan tới đề tài, trong đó có “Sự điều chỉnh chiến
lƣợc hợp tác khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng trong bối cảnh quốc tế mới”
do Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng chủ biên, nghiên cứu những đặc điểm cơ bản
của khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Những xu hƣớng triển vọng hợp tác
kinh tế cơ bản ở khu vực trên các khía cạnh từ song phƣơng đến đa phƣơng
trên khu vực và toàn khu vực. Sự thay đổi vị trí địa - chính trị - kinh tế của
Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, ASEAN trong khu vực và những điều chỉnh
chiến lƣợc hợp tác của các nƣớc này ; “Chính sách kinh tế của Mỹ đối với
khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng kể từ sau chiến tranh lạnh” do Tiến sĩ
Đinh Quý Độ chủ biên, phân tích những yếu tố chủ yếu qui định sự thay đổi
và những định hƣớng mới trong chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực
châu Á - Thái Bình Dƣơng từ sau chiến tranh lạnh. Khảo cứu sự áp dụng
chính sách của Mỹ trong các lĩnh vực thƣơng mại, đầu tƣ, tài chính - tiền tệ,
dịch vụ đối với khu vực. Chính sách kinh tế của Mỹ đối với Trung Quốc,
6
Nhật Bản, ASEAN và Việt Nam; “Chính sách kinh tế của Mỹ dƣới thời Bill
Clinton” do Tiến sĩ Vũ Đăng Hinh chủ biên, khái quát bức tranh toàn cảnh về
kinh tế Mỹ vào đầu những năm 1990, nêu những thành tựu kinh tế mà tổng
thống Bill Clinton đã đạt đƣợc trong những năm cầm quyền, phân tích những
chính sách đã đƣợc triển khai thành công trên các lĩnh vực cụ thể nhƣ: điều
chỉnh cơ cấu kinh tế, khoa học công nghệ, tiền tệ ; “Mỹ điều chỉnh chính sách
kinh tế” do Tiến sĩ Nguyễn Thiết Sơn chủ biên, trình bày những chính sách
kinh tế và sự điều chỉnh chính sách kinh tế của nƣớc Mỹ trong các chính sách
tài chính, kinh tế đối ngoại, giáo dục, khoa học công nghệ, chính sách công
nghiệp, nông nghiệp ; “Hoa Kỳ: kinh tế và quan hệ quốc tế” do Tiến sĩ
Nguyễn Thiết Sơn chủ biên, phân tích và nghiên cứu nền kinh tế Mỹ cùng
những mối quan hệ kinh tế của đất nƣớc này: Chính sách knh tế Mỹ đối với
Liên Bang Nga và Trung Quốc trong những năm 90. Chiến lƣợc toàn cầu của
Mỹ. Chiến tranh Iraq và giới hạn sức mạnh của Mỹ ; “Hoa Kỳ - Xu hƣớng
chiến lƣợc kinh tế kể từ kết thúc chiến tranh lạnh” do Tiến sĩ Đỗ Lộc Diệp
chủ biên, phân tích những nhân tố quy định và xu hƣớng thay đổi chiến lƣợc
của Mỹ sau chiến tranh lạnh, những điều chỉnh về kinh tế trong kết cấu hạ
tầng, cơ cấu kinh tế, đầu tƣ nƣớc ngoài, quan hệ thƣơng mại …Tuy nhiên,
bƣớc vào những năm đầu thế kỷ 21, tình hình thế giới và khu vực diễn biến
nhanh chóng, phức tạp; sự hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam
ngày càng sâu hơn làm phát sinh nhiều vấn đề liên quan tới lợi ích quốc gia của
Việt Nam. Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực CA - TBD và với Việt
Nam từ đó đến nay cũng biến chuyển khá mạnh mẽ với những yếu tố mới mang
tính chiến lƣợc, lâu dài. Việc nghiên cứu đề tài này vì thế là phù hợp, không
trùng lặp và rất cần thiết. Đề tài kế thừa các nghiên cứu đã có nhằm đạt kết quả
tốt nhất.
3 – Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
7
Mục đích nghiên cứu:
Đề tài đƣợc thực hiện với mục đích làm rõ những sự điều chỉnh chính
sách kinh tế cơ bản của Mỹ đối với khu vực CA - TBD và tác động, ảnh
hƣởng tới lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích, đánh giá sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với
khu vực CA – TBD trong những năm đầu thế kỷ 21.
- Nhận diện chiều hƣớng mới trong chính sách kinh tế của Mỹ đối với
khu vực CA – TBD và tác động của nó tới Việt Nam.
- Đƣa ra các khuyến nghị về đối sách của Việt Nam trong quan hệ hợp
tác kinh tế Việt – Mỹ.
4 – Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu là sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với
khu vực CA – TBD.
- Phạm vi nghiên cứu: đây là một chủ đề rất rộng, vì vậy, đề tài tập trung
nghiên cứu về chính sách thƣơng mại và đầu tƣ của Mỹ đối với khu vực CA –
TBD. Về phạm vi địa lý, đề tài chủ yếu đề cập tới khu vực Đông Á và Đông Nam
Á thuộc CA - TBD. Về phạm vi thời gian, đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu
trong khoảng thời gian từ sau sự kiện 11/9/2001 tới năm 2010 và tầm nhìn
đến 2015.
5 - Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp cụ thể sau: (1) Phân tích và chứng
minh; (2) Khảo sát, hệ thống và tổng hợp; (3) Nghiên cứu lý thuyết và tổng
kết thực tiễn; (4) Tham khảo chuyên gia. Đề tài bám sát các quan điểm, chủ
trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với Mỹ nói riêng và quan hệ
với các nƣớc lớn nói chung tại khu vực CA - TBD.
6 - Dự kiến những đóng góp mới của luận văn:
8
- Luận văn dự kiến sẽ góp phần làm rõ sự điều chỉnh chính sách kinh tế
của Mỹ đối với khu vực CA - TBD và những tác động ảnh hƣởng của các chính
sách này đến Việt Nam; Trên cơ sở này, đƣa ra những khuyến nghị về đối sách
kinh tế và phát triển quan hệ Việt – Mỹ trong bối cảnh mới.
7 - Bố cục của luận văn:
Luận văn gồm 3 chƣơng chính:
Chƣơng 1 - Các nhân tố cơ bản quy định sự điều chỉnh chính sách kinh
tế của Mỹ đối với khu vực CA – TBD trong những năm đầu thế kỷ 21
Chƣơng 2 – Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực
CA – TBD những năm đầu thế kỷ 21
Chƣơng 3 – Tác động của sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối
với Việt Nam và một số khuyến nghị về đối sách kinh tế của ta
9
CHƢƠNG 1:
CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN QUY ĐỊNH SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH
KINH TẾ CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC CA – TBD
TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21
1.1. Sự thay đổi của bối cảnh quốc tế
1.1.1. Sự tăng tốc của toàn cầu hóa và khu vực hóa
Dƣới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại,
nền kinh tế thế giới phát triển cả về trình độ lẫn quy mô chƣa từng thấy. Kinh
tế trở thành yếu tố có ý nghĩa chi phối trong các mối quan hệ quốc tế. Tiến
trình toàn cầu hóa, khu vực hóa cũng đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ với sự hình
thành các thiết chế, tổ chức tài chính – tiền tệ, thƣơng mại thế giới; các tổ
chức hợp tác, liên kết kinh tế, thƣơng mại ở khắp các châu lục. Toàn cầu hóa
và khu vực hóa do đó ngày càng hiện diện nhƣ hai cấp độ khác nhau của xu
thế nhất thể hóa kinh tế thế giới. Xu thế nhất thể hóa kinh tế thế giới và của
khoa học – công nghệ hiện đại đã tác động mạnh đến quá trình hoạch định
chính sách của các nƣớc. Sự thừa nhận và chú trọng ƣu tiên phát triển kinh tế
- mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia là hệ quả của sự tác động đó.
Toàn cầu hoá đƣợc nói đến ở đây trƣớc hết và chủ yếu là toàn cầu hoá
kinh tế. "Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng
nhiều nƣớc tham gia, xu thế này đang bị một số nƣớc phát triển và các tập
đoàn kinh tế tƣ bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa
có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh", vừa
tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhƣng cũng vừa có những thách thức đối
với các quốc gia, nhất là các quốc gia đang ở trình độ kém phát triển.
10
Toàn cầu hóa kinh tế đƣợc hình thành và phát triển cùng với sự phát
triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của công
nghệ thông tin và các công ty xuyên quốc gia.
Những yếu tố phản ánh sự gia tăng của quá trình toàn cầu hóa là: các
tập đoàn kinh doanh toàn cầu, các công ty xuyên quốc gia là những chủ thể
chính tỏng mạng lƣới sản xuất toàn cầu; có sự gia tăng của thƣơng mại, đầu
tƣ, tài chính quốc tề và tăng cƣờng liên kết kinh tế quốc tế; có sự đẩy mạnh
vai trò của các tổ chức kinh tế quốc tế trong quá trình điều tiết các quan hệ
kinh tế giữa các nƣớc. Quan sát quá trình toàn cầu hóa có thể nhận thấy sự gia
tăng mạnh mẽ các mối quan hệ gắn kết, tác động phụ thuộc lẫn nhau, sự mở
rộng quy mô và cƣờng độ các hoạt động giữa các khu vực, các quốc gia, các
dân tộc trên phạm vi toàn cầu.
Mặt tích cực của toàn cầu hóa là không thể phủ nhận. Chính quá trình
khách quan này tạo ra các khả năng tiếp cận với các nguồn vốn, công nghệ kỹ
thuật tiên tiến và phƣơng thức quản lý hiện đại để thúc đẩy sự phát triển. Có
thể coi toàn cầu hóa nhƣ một cuộc cách mạng, các doanh nghiệp, các chủ thể
tham fia vào toàn cầu hóa có thể sử dụng vốn, ký thuận, thông tin, quản lý và
cả sức lao động ở mọi nơi trên thế giới, tổ chức sản xuất ở nơi mà họ muốn và
đƣa đi tiêu thụ ở đâu có nhu cầu. Nhờ quá trình cơ động và linh hoạt nhƣ vậy
nên mọi ngƣời đều có cơ hội để tận hƣởng các sản phẩm cung nhƣ dịch vụ
mới và rẻ của toàn thế giới. Quá trình toàn cầu hóa cũng tạo ra các cơ hội cho
các nƣớc đang phát triển đƣợc tham gia vào sự phận công lao động quốc tế, từ
đó hình thành một cơ cấu kinh tế - xã hội mới thích ứng và góp phần rút ngắn
quá trình hiện đại hóa của các nƣớc này. Các cơ hội về công ăn việc làm, về
tăng thu nhập, về nâng cao mức sống cũng đƣợc mở ra cho công nhân và nhân
dân ở các nƣớc đang phát triển. Hiện nay, loài ngƣời phải đối mặt với rất
nhiều vấn đề mạng tính toàn cầu, điển hình là vấn đề môi trƣờng, dân số hay
11
dịch bệnh và quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra khả năng cho các quốc gia, các
dân tộc có thể phối hợp và chia sẻ với nhau các nguồn lực để giải quyết các
vấn đề nan giải đó.
Bên cạnh những cái đƣợc do toàn cầu hóa mang lại thì các chủ thể tham
gia quá trình này cũng phải chịu những thách thức không nhỏ do toàn cầu hóa
sinh ra. Những thách thức đó có nhiều, trong đó không thể không kể đến tình
trạng bị tổn thƣơng, thậm chí nghèo đi của nền kinh tế ở những quốc gia
không xác định đƣợc chiến lƣợc phát triển phù hợp, không đủ sức chốn đỡ
trƣớc sự cạnh tranh quyết liệt mang tính toàn cầu; bất công xã hội có thể bị
tăng lên; vấn đề bản sắc văn hóa – dân tộc bị mai một Các nƣớc kém phát
triển cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển rất dễ bị thua thiệt do toàn cầu hóa
bởi khả năng cạnh tranh yếu, trình độ công nghệ - kỹ thuật thấp, khả năng
quản lý kém, vốn lại bị thiếu trầm trọng. Một trong những vấn đề đặc biệt
nghiêm trọng đang nổi lên hiện nay là nạn nghèo đói và cuộc chiến chống lại
các nó tại các quốc gia, nhất là những quốc gia đang và chậm phát triển. Sự
phân hóa giàu nghèo và gia tăng bất công không phải chỉ gắn với toàn cầu hóa
mà có nguồn gốc từ bản chất của chế độ phân phối thu nhập. Tuy nhiên, toàn
cầu hóa đã góp phần làm sâu sắc hơn tình trạng phân hóa giàu nghèo.
Toàn cầu hóa kinh tế sẽ là xu hƣớng phát triển mạnh và lâu dài vì nó
phản ánh quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lƣợng sản xuất đã phát triển
lên trình độ toàn cầu. Quá trình này, một mặt, mở rộng địa bàn hợp tác và
cạnh tranh giữa các nƣớc ra toàn thế giới. Về mặt kinh tế, biên giới địa lý giữa
các quốc gia ngày càng giảm ý nghĩa. Khả năng ngày cảng giảm sự hạn chế
về không gian kinh tế là điều kiện tiên quyết giảm thiểu khả năng chiến tranh
vũ lực giữa các cƣờng quốc, đồng thời tăng mạnh vai trò của công nghệ mũi
nhọn chiến lƣợc hay công nghệ chủ quyền trong việc giành giật phạm vi ảnh
hƣởng thế giới giữa các cƣờng quốc này. Mặt khác, quá trình trên làm tăng
12
nhanh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới, góp phần làm
tăng tính thống nhất trong quan hệ giữa các nƣớc với nhau. Điều này có nghĩa
là Mỹ ngày càng chịu ảnh hƣởng của các sự kiện xảy ra bên ngoài lãnh thổ
nƣớc Mỹ. Các công nhân và doanh nghiệp của Mỹ sẽ bị thiệt hại nếu các thị
trƣờng nƣớc ngoài bị sụp đổ hay nếu Mỹ bị đẩy ra khỏi đó bởi các cuộc xung
đột sắc tộc và chính trị.
Diễn ra song hành với toàn cầu hóa là quá trình khu vực hóa. Nội dung
chủ yếu của khu vực hóa là thành lập các khu vực kinh tế mới, mở rộng các
khu vực đang tồn tại, tăng cƣờng hơn nữa quyền tự chủ, quyền tự trị cho các
khu vực Cho đến nay đã hình thành rất nhiều các tổ chức ở khắp các châu
lục. Đó là EU (Liên minh châu Âu), EFTA (Khu vực tự do thƣơng mại châu
Âu) ở châu Âu; NAFTA (Khu vực thƣơng mại tự do Bắc Mỹ) ở châu Mỹ,
ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), APEC (Diễn đàn hợp tác kinh
tế CA - TBD), Tổ chức hợp tác khu vực Nam Á, SCO (Tổ chức hợp tác
Thƣợng hải) ở châu Á, AU (Liên minh châu Phi) ở châu Phi.
Động lực gia tăng xu thế khu vực hóa trong giai đoạn hiện nay xuất
phát từ mục đích phát huy những lợi thế so sánh, những nét tƣơng đồng của
các quốc gia trong mỗi nhốm khi vực. Các quốc gia có những điểm tƣơng
đồng đã tìm đến nhau tạo lập các tổ chức kinh tế, tạo cho nhau các điều kiện
thuận lợi hơn các quy định quốc tế hiện hành. Chặng hạn nhƣ châu Phi là nơi
làn sóng toàn cầu hóa đến muộn hơn các nơi khác, songcungx phải đến năm
2002 mới chính thức thành lập ra AU. Mục tiêu của AU là đƣa châu Phi vƣợt
qua đói nghèo, xung đột và bệnh tật tiến tới ổn định và phát triển. Rõ ràng là
các vấn đề phổ biến của hầu hết các nƣớc châu Phi hiện nay nhƣ đói nghèo,
xung đột – chiến tranh và dịch bệnh đã làm cho họ xích lại gần nhau trong
một khối thống nhất, cùng nhau hành động, cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau
để đạt đƣợc mục tiêu chung của mình. Bƣớc tiếp theo của AU là thúc đẩy tiến
13
trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng trƣởng kinh tế và phát triển bền vững ở
châu Phi.
Về dài hạn, khu vực hóa chính là bƣớc chuẩn bị để thực hiện toàn cầu
hóa. Sự ra đời hàng loạt các tổ chức khu vực và sự phát triển quy mô địa lý
của các tổ chức khu vực trên cơ sở bổ sung các thành viên (chẳng hạn nhƣ
EU), hay hợp nhất các tổ chức khu vực là bƣớc tiến ngày càng gần hơn đến tự
do hóa trên phạm vi toàn cầu. Khu vực hóa là bƣớc đi tất yếu đến toàn cầu
hóa; khu vực hóa càng mạnh sẽ là điều kiện và động lực cho toàn cầu hóa.
Đồng thời sự tăng tốc của toàn cầu hóa cũng sẽ thúc đẩy xu hƣớng khu vực
hóa trên thế giới.
Toàn cầu hóa và khu vực hóa là một xu thế quan trọng và sẽ tiếp tục có
tác động trực tiếp đến việc hoạch định chiến lƣợc đối ngoại của tất cả các
nƣớc. Hệ quả trực tiếp của toàn cầu hóa và khu vực hóa là sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa các nền kinh tế phát triển ngày càng cao. Dù mạnh đến thế nào, sự
phát triển và phồn vinh của nƣớc Mỹ vẫn phải phụ thuộc vào sự phát triển của
các nền kinh tế khác.
Toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa khu vực đã làm thay đổi căn bản
bối cảnh quốc tế, đã có tác dụng thúc đẩy các hoạt động giao lƣu, hợp tác
quốc tế và đầu tƣ kinh doanh, đem lại cơ hội, tạo ra những điều kiện mới cho
sự phát triển, hợp tác kinh tế xã hội trên phạm vi toàn cầu.
Toàn cầu hoá nói chung, một mặt, là sự tiếp nối, sự khẳng định và hoàn
thiện các khuynh hƣớng đã hình thành từ lâu trong lịch sử thế giới, mặt khác,
nó cũng là một hiện tƣợng mới, bắt đầu bằng toàn cầu hoá về kinh tế, rồi dần
đần lôi cuốn theo toàn cầu hoá về một số lĩnh vực văn hoá và tác động mạnh
mẽ đến chính trị. Từ khi Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp
đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới hai cực thực sự đã trở thành thế giới
một cực, với một siêu cƣờng duy nhất là Mỹ. Cùng với xu thế toàn cầu hóa,
14
Mỹ đang từng bƣớc thực hiện tham vọng chiếm địa vị độc tôn và làm bá chủ
thế giới, biến toàn cầu hóa thành “Mỹ hóa” cả về kinh tế, văn hóa và chính trị.
1.1.2. Môi trường hòa bình, ổn định và phát triển tiếp tục được đẩy
mạnh
Bƣớc vào thế kỷ 21, hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn của
thế giới, nó phản ánh những đòi hỏi bức xúc của các quốc gia dân tộc và là tất
yếu khách quan, song tình hình quốc tế vẫn bị xen kẽ bởi những biến đổi phức
tạp, căng thẳng, nguy hiểm bởi các cuộc khủng hoảng, tranh chấp hay xung
đột có tính chất khu vực và đặc biệt chịu tác động mạnh mẽ của chủ nghĩa
khủng bố và cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động.
Cục diện thế giới vừa mâu thuẫn, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Có
nhiều nhân tố chủ quan và khách quan thúc đẩy sự hợp tác, liên kết giữa các
nƣớc lớn những năm đầu thế kỷ 21, nhƣng trong sâu xa quan hệ giữa các
nƣớc này vẫn chứa đầy mâu thuẫn, xung đột, cạnh tranh có ảnh hƣởng to lớn
đến đời sống chính trị, kinh tế, ổn định của thế giới.
Các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc lớn ngày càng nhận thức đƣợc rằng hòa
bình, ổn định và phát triển là con đƣờng tốt nhất để giải quyết các xung đột và
các bất đồng giữa các quốc gia.
Xu hƣớng trên đã và đang đƣợc Mỹ tính đến trong xác định chiến lƣợc
toàn cầu trong thế kỷ 21 để chủ động thích nghi và giành thế chi phối.
Tuy nhiên, tình hình quốc tế từ những năm đầu thế kỷ 21 đã có những
biến đổi sâu sắc, đặc biệt là từ sau vụ nƣớc Mỹ bị khủng bố ngày 11-9-2001,
nƣớc Mỹ đã phát động cuộc chiến chống khủng bố trên quy mô toàn cầu và
phân hóa thế giới thành hai phe nhƣ tuyên bố của Tổng thống Bush: “Hoặc
đứng về phía chúng tôi, hoặc đứng về phía bọn khủng bố”. Trƣớc đó đã từng
có cảm giác rằng trật tự thế giới “nhất siêu đa cƣờng” với vị trí bá chủ thế giới
của Mỹ tƣởng nhƣ không có một sức mạnh nào có thể ngăn cản nổi. Tuy
15
nhiên, sau sự kiện 11/9, lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, vấn đề khủng bố và
chống khủng bố đã trở thành vấn đề toàn cầu và một sắc thái mới lại xuất hiện
trong bức tranh chung về bối cảnh quốc tế mới thời kỳ hậu chiến tranh lạnh.
Sự kiện 11/9 đƣợc bình luận là sự kiện châm ngòi cho những chuyển biến lớn
trong quan hệ quốc tế và cục diện thế giới những năm đầu thế kỷ 21.
Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ đã tác động mạnh đến mọi lĩnh
vực trên quy mô toàn thế giới. Tác động đầu tiên là làm cho môi trƣờng hòa
bình, ổn định và hợp tác trở nên rất phức tạp. Thế giới đứng trƣớc tình hình
vô cùng nguy hiểm, có nhiều bất trắc, khó lƣờng. Mỹ có thể đơn phƣơng tiến
hành chiến tranh chống lại bất kỳ nƣớc nào mà Mỹ cho là theo hoặc ủng hộ
chủ nghĩa khủng bố. Với cuộc chiến chống khủng bố nhƣ vậy, Mỹ đã nâng
cao vị trí và vai trò của mình trên trƣờng quốc tế, khẳng định vị trí nhất siêu,
đơn cực đầy sức mạnh chi phối của mình trong các quan hệ quốc tế. Tác động
thứ hai là làm cho nhiều nƣớc, trong đó bao gồm cả các nƣớc lớn phải điều
chỉnh chiến lƣợc và quan hệ của mình. Tác động thứ ba là làm thắt chặt thêm
các quan hệ đồng minh chiến lƣợc của Mỹ với các nƣớc vốn là đồng minh của
Mỹ trên khắp các châu lục, tạo điều kiện cho một số nƣớc trong số đó thay
đổi lập trƣờng đối ngoại và chính sách an ninh của mình.
1.2. Sự thay đổi và phát triển năng động của khu vực CA – TBD
CA - TBD là khu vực phát triển năng động nhất, duy trì mức tăng
trƣởng kinh tế cao nhất, đặc biệt khi bƣớc vào thế kỷ 21, nhiều hình thức hợp
tác kinh tế phát triển nhanh, là động lực của nền kinh tế toàn cầu, đảm bảo sự
tăng trƣởng của nền kinh tế thế giới. Đáng chú ý, trong sự phát triển của khu
vực CA - TBD nói chung, khu vực Đông Á - TBD đã trở thành thị trƣờng
buôn bán lớn nhất thế giới. Nếu không kể Nhật Bản thì Trung Quốc,
Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc và Malaysia đang đứng trong danh sách 20
nƣớc xuất khẩu lớn nhất thế giới.
16
Cơ cấu kinh tế các nƣớc trong khu vực cũng đang chuyển đổi năng
động, hƣớng vào phát triển kinh tế tri thức. Các nƣớc Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ đang đẩy mạnh đầu tƣ, tăng chi tiêu cho
nghiên cứu và phát triển (R&D), đào tạo lao động tay nghề cao, thu hút chất
xám, đẩy mạnh công nghệ thông tin.
Xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình tự
do hoá và liên kết tại khu vực CA - TBD và diễn ra đồng loạt trên tất cả các
lĩnh vực thƣơng mại, đầu tƣ, tài chính Nhiều nƣớc chủ động xây dựng nền
kinh tế mở, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, hƣớng
mạnh về xuất khẩu, tích cực tranh thủ vốn và công nghệ của nƣớc ngoài đẩy
nhanh quá trình hiện đại hóa trong nƣớc. Xu thế hợp tác an ninh đối thoại
ngày càng đƣợc tăng cƣờng, góp phần tạo điều kiện ổn định để khu vực CA -
TBD tập trung phát triển kinh tế.
Sau khi thời kỳ "Chiến tranh lạnh" kết thúc, Mỹ bắt đầu có sự điều
chỉnh chiến lƣợc toàn cầu từ mô hình an ninh truyền thống lấy quân sự làm
chính, sang mô hình tổng hợp bao gồm việc tăng cƣờng sức mạnh, mở rộng
"dân chủ" ở hải ngoại và mở rộng lợi ích kinh tế. Đối với khu vực CA - TBD,
Mỹ đã vạch ra kế hoạch điều chỉnh chiến lƣợc toàn cầu trong thế kỷ 21,
chuyển trọng tâm từ châu Âu sang CA - TBD.
Vậy tại sao CA - TBD lại trở thành trọng điểm thực thi chiến lƣợc toàn
cầu của Mỹ trong thế kỷ 21?
Xét trên góc độ địa - chính trị và địa - kinh tế thì khu vực CA - TBD
tiếp giáp với nhiều đại dƣơng, trong đó Thái Bình Dƣơng là "cửa ngõ", "yết
hầu" nối liền nƣớc Mỹ với thế giới. Hiện nay, dân số ở khu vực CA - TBD
chiếm khoảng 1/2 dân số thế giới; là khu vực có trữ lƣợng dầu mỏ, khí đốt rất
lớn và tập trung sự trỗi dậy kinh tế của nhiều nƣớc, qua đó Mỹ có thể dựa vào
17
trào lƣu kinh tế toàn cầu hóa để mở rộng quan hệ mậu dịch ở khu vực đang rất
hấp dẫn đối với Mỹ.
Trong "Chiến lƣợc quốc gia cho thế kỷ 21", Mỹ xác định khu vực CA -
TBD là một nhân tố quan trọng đối với an ninh quốc gia của nƣớc Mỹ. Thực
tế ở khu vực này đang tập trung sự chú ý của nhiều nƣớc lớn và nhiều tổ chức
quốc tế quan trọng. Vì vậy, đây là nơi đang tập trung nhiều mâu thuẫn về lợi
ích có tính chiến lƣợc của một số nƣớc lớn đối trọng với lợi ích quốc gia Mỹ,
đặc biệt những nƣớc đang cạnh tranh với Mỹ để giành quyền khống chế khu
vực này về chính trị và kinh tế.
Khu vực CA - TBD có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với lợi ích của
Mỹ, song các nhà hoạch định chính sách của nƣớc Mỹ cho rằng chính quyền
đƣơng nhiệm của họ đang thiếu một cơ chế an ninh tập thể đối với khu vực
này giống nhƣ ở khu vực châu Âu. Vì vậy, Mỹ đang kiếm tìm một cơ chế an
ninh thích hợp để lôi kéo, ràng buộc chặt chẽ các nƣớc ở khu vực này phục vụ
cho ý đồ củng cố địa vị lãnh đạo trên toàn thế giới của Mỹ trong thế kỷ 21.
Mỹ tích cực thực thi chính sách "can dự toàn diện", tăng cƣờng quan hệ
với các nƣớc; thúc đẩy kinh tế thị trƣờng tự do ở khu vực CA - TBD.
Chiến lƣợc kinh tế của Mỹ ở khu vực CA - TBD cả trƣớc mắt và lâu
dài nhằm biến khu vực này trở thành thị trƣờng tự do hóa kiểu phƣơng Tây
nói chung và tạo ra thị trƣờng cho hàng hóa công nghệ cao của Mỹ nói riêng.
Vì vậy, Mỹ tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế song phƣơng với các nƣớc trong
khu vực, đặc biệt với Nhật Bản; đồng thời, tìm cách thông qua việc nâng cao
vai trò của Diễn đàn hợp tác kinh tế CA - TBD để thúc đẩy tự do buôn bán,
đầu tƣ và hợp tác phát triển ở khu vực. Trên thực tế, mấy năm gần đây, xuất
khẩu của Mỹ sang khu vực này cao hơn gấp đôi so với xuất khẩu sang Liên
minh châu Âu.
18
Hiện nay, do Nhật Bản có những khó khăn về kinh tế, tỷ giá hối đoái
của đồng nhân dân tệ Trung Quốc là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng tới sự ổn
định nền kinh tế của châu Á, nên Mỹ rất coi trọng nhân tố kinh tế của Trung
Quốc để bảo vệ lợi ích đầu tƣ của Mỹ ở khu vực này trong thế kỷ 21.
Nhƣ vậy, bƣớc sang thế kỷ 21, Mỹ có những động hƣớng chuyển trọng
tâm chiến lƣợc toàn cầu từ châu Âu sang CA - TBD. Tuy nhiên, hiện nay Mỹ
chƣa có một chiến lƣợc toàn diện đối với CA - TBD kể từ sau thời kỳ “Chiến
tranh lạnh" kết thúc. Mỹ đang tìm cách cải thiện quan hệ kinh tế với Nhật
Bản, Trung Quốc vì cho rằng mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản, Mỹ - Trung Quốc
quyết định tƣơng lai của CA - TBD. Song nhiều nƣớc ở khu vực này đang lo
ngại sự có mặt của Mỹ, thậm chí tỏ thái độ phản đối Mỹ gay gắt, cả ở cấp
chính phủ, do Mỹ xâm thực quá sâu vào nền kinh tế các nƣớc, nhằm biến thị
trƣờng nơi đây theo hƣớng tự do hóa kiểu phƣơng Tây.
1.2.1. Sự trỗi dậy của Trung Quốc
Về đối thủ chiến lƣợc, các chiến lƣợc gia của Mỹ tính toán rằng nƣớc
Nga dƣới thời Tổng thống V. Putin tuy có sự hồi phục và phát triển kinh tế,
quân sự khá mạnh mẽ, song trong những năm tới chƣa đủ sức cạnh tranh vai
trò bá chủ thế giới với Mỹ. Vì thế, Mỹ đặt trọng tâm phòng ngừa đối thủ
chiến lƣợc trƣớc hết chính là Trung Quốc, bởi đây là một nƣớc lớn đang chứa
đựng những tiềm năng phát triển mạnh về nhiều mặt ở khu vực CA - TBD nói
riêng và trên thế giới nói chung trong thế kỷ 21.
Trung Quốc là một đất nƣớc rộng lớn với dân số đông, bề dày lịch sử
phong phú và lâu đời, có ảnh hƣởng văn hóa khắp châu Á, sức mạnh quân sự
ngày một tăng lên và đặc biệt do sự năng động mới về kinh tế làm cho Trung
Quốc có vai trò quan trọng ngày càng tăng trong sự cân bằng an ninh ở châu
Á. Các nhà lãnh đạo Mỹ đã nhìn nhận Trung Quốc “mặc dù Trung Quốc vẫn
có mức GNP thấp so với các cƣờng quốc kinh tế hàng đầu khác, nhƣng Trung
19
Quốc là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên
thế giới”. Nhất là hiện nay, sự phát triển của Trung Quốc trong quá trình cải
cách đã tạo ra thị trƣờng rộng lớn cho hàng hóa và đầu tƣ của Mỹ cũng nhƣ
các nƣớc trong khu vực CA - TBD. Sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc
trở thành động lực thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển. Từ khi thực hiện cải
cách đến nay, mức tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm của Trung Quốc
đạt 9,6%, gấp 4 lần so với các nƣớc phát triển trong cùng thời kỳ. Theo số
liệu của Cục thống kê Trung Quốc, năm 2003 và 2004, mức tăng trƣởng kinh
tế Trung Quốc lần lƣợt đạt 10% và 10,1%; năm 2005 là 10,4%, GDP đạt
18.232 tỷ Nhân dân tệ (2.260 tỷ đô la). Năm 2006, GDP tăng 10,7%, đạt
20.940 tỷ Nhân dân tệ (2.627,4 tỷ đô la). Năm 2007, GDP tăng 11,4%, đạt
24.662 tỷ Nhân dân tệ (3.430 tỷ đô la); dự trữ ngoại tệ trên 1.000 tỷ đô la.
Thành công của Trung Quốc xuất phát từ nhiều yếu tố, song nổi lên hai
yếu tố chính: (1) Điều kiện quốc tế đang chuyển đổi (bối cảnh quốc tế hoà
bình, xu hƣớng toàn cầu hoá tiếp tục phát triển, sự phát triển của khoa học
công nghệ…) tạo ra những cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế của Trung
Quốc; (2) Vai trò và ảnh hƣởng của mạng lƣới kinh tế ngƣời Hoa ở hải ngoại.
Nhờ những thành tựu kinh tế đạt đƣợc, ngày nay Trung Quốc đang nổi
lên với tƣ cách nhƣ một cƣờng quốc khu vực có vai trò rất quan trọng ảnh
hƣởng tới sự ổn định và phát triển của khu vực CA - TBD. Đồng thời, sự trỗi
dậy của Trung Quốc cũng ngày càng đe dọa, thách thức địa vị bá chủ của Mỹ
tại khu vực và toàn cầu. Chính quyền Bush, ngay sau khi cầm quyền, tháng
01/2001, đã thực thi chính sách coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến
lƣợc” mà Bush theo đuổi từ khi vận động tranh cử. Đây cũng là nét điều chỉnh
cơ bản so với Chính quyền Clinton, coi Trung Quốc là "đối tác chiến lƣợc".
Chính quyền Bush nhanh chóng tăng cƣờng liên minh Mỹ - Nhật, lôi kéo Nga
và Ấn Độ nhằm ngăn chặn khả năng tập hợp lực lƣợng chống Mỹ và thúc đẩy
20
ý tƣởng thành lập "cộng đồng an ninh" Đông Á, lôi kéo các nƣớc trong khu
vực để kiềm chế Trung Quốc.
1.2.2. ASEAN và các động thái phối hợp của ASEAN trong các tiến
trình Đông Á
ASEAN là thực thể kinh tế quan trọng trong chiến lƣợc cạnh tranh hợp
tác giữa các cƣờng quốc. Mỹ là đối tác có tầm quan trọng chiến lƣợc đối với
các nƣớc ASEAN, là thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của ASEAN. Ngƣợc lại,
Mỹ cũng coi trọng ASEAN cả về chiến lƣợc lẫn kinh tế; ASEAN là đối tác
kinh tế lớn thứ tƣ của Mỹ sau NAFTA, EU và Nhật Bản. ASEAN đƣợc Mỹ
đặc biệt quan tâm hơn sau sự kiện 11/9. Ngoài mục tiêu hợp tác chống khủng
bố, Mỹ còn có những ý đồ to lớn hơn về cạnh tranh chiến lƣợc giữa các nƣớc
lớn, khống chế các đƣờng giao thông quan trọng ở khu vực biển Đông và lợi
ích dầu lửa. Chỉ riêng eo biển Malacca dài 805 km - nối liền Ấn Độ Dƣơng
với Thái Bình Dƣơng, đã là một tuyến đƣờng hàng hải hết sức quan trọng của
thế giới. Mỗi năm có khoảng 50 nghìn lƣợt tàu biển qua lại eo này, chuyên
chở hơn 1/4 khối lƣợng hàng hoá buôn bán trên thế giới. Hầu nhƣ toàn bộ số
xăng dầu nhập khẩu của Nhật Bản và Trung Quốc đều đi qua eo biển này.
Với vị trí quan trọng về địa chính trị, kinh tế, ASEAN cũng là khu vực
các cƣờng quốc muốn tranh giành ảnh hƣởng. Sau khi vào WTO, Trung Quốc
tăng cƣờng đầu tƣ ra nƣớc ngoài, trƣớc hết là ASEAN, nhằm tìm các nguồn
cung tài nguyên thiên nhiên mới, đảm bảo cho nhu cầu phát triển của đất
nƣớc. Nhật Bản hiện đang thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ kinh tế với ASEAN
(vốn là chỗ dựa công nghệ cho các nƣớc ASEAN trong hợp tác ASEAN + 3)
để tăng cƣờng ảnh hƣởng trong khu vực và tạo đối trọng với Trung Quốc.
Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế quốc gia, Hàn Quốc coi ASEAN là khu
vực hấp dẫn nhất của nƣớc này, thể hiện qua thái độ ủng hộ tích cực và mạnh
mẽ của Hàn Quốc đối với khung quan hệ ASEAN + 3.
21
Tiến trình nhất thể hóa Đông Á đƣợc đẩy nhanh bắt nguồn trực tiếp từ
cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ Đông Á năm 1997. Trƣớc cuộc khủng
hoảng đột ngột này, các nƣớc Đông Nam Á bó tay, Mỹ và châu Âu hoặc hờ
hững đứng nhìn, hoặc “khoa chân múa tay” vô trách nhiệm, hoặc dứt khoát
giậu đổ bìm leo, thừa cơ mua tài sản của những nƣớc gặp hại, ngƣợc lại các
nƣớc Đông Á nhƣ Nhật Bản và nhất là Trung Quốc biết khó khăn vẫn dũng
cảm gánh vác trách nhiệm, có những đóng góp đáng kể giúp các nƣớc Đông
Á thoát khỏi khủng hoảng, từ đó làm cho các nƣớc Đông Á đều nhận rõ cần
và có thể giúp đỡ lẫn nhau trong khu vực, ý thức đồng cảm khu vực của các
nƣớc Đông Á do vậy tăng nhanh. Sau đó, nhất thể hóa Đông Á lấy ASEAN
làm chỗ dựa, từ “ASEAN+1” tới “ASEAN+3”, “ASEAN+6”, rồi “Hội nghị
cấp cao Đông Á”, cuối cùng mạnh bƣớc, có đƣợc những tiến triển thực chất.
Dễ nhận thấy mô hình nhất thể hóa Đông Á này dù không phủ định nhất thể
hóa liên Thái Bình Dƣơng hoặc nhất thể hóa liên CA - TBD do Mỹ chủ
trƣơng, song thực chất và hậu quả của nó cũng là muốn tách riêng, song song
tồn tại với hai tiến trình trên.
Trƣớc tiến trình nhất thể hóa Đông Á đƣợc đẩy nhanh, Mỹ tỏ ra “khó
chịu” rõ rệt và không thể làm gì, đã không tích cực ủng hộ, lại khó có thể trực
tiếp ngăn cản, càng khó quyết tâm tham gia.
Thứ nhất, Mỹ lo ngại phạm vi không gian nhất thể hóa Đông Á lớn đến
đâu? Liệu có gạt Mỹ ra ngoài, hình thành một tập đoàn khu vực lớn mang tính
bài xích, đặc biệt là bài xích Mỹ ngoài Liên minh châu Âu? Mỹ là nƣớc CA -
TBD nhƣng không phải là nƣớc Đông Á, cách xác định theo địa lý này khiến
Mỹ không khỏi lo ngại nhất thể hóa Đông Á khởi đầu đã là một tập đoàn khu
vực, hoặc sẽ phát triển thành một tập đoàn khu vực gạt Mỹ ra ngoài. Khi
thành viên Hội nghị cấp cao Đông Á hạn chế ở “10+3” thì mối lo ngại của
Mỹ đặc biệt gia tăng. Mỹ quả thực có lợi ích kinh tế, chính trị và an ninh lớn,
22
cũng đầu tƣ tình cảm lớn ở Đông Á, nên không thể dễ dàng chấp nhận một tập
đoàn khu vực Đông Á gạt Mỹ ra ngoài lề.
Thứ hai, Mỹ lo ngại nếu việc xuất hiện một tổ chức nhất thể hóa Đông
Á là không tránh khỏi, không ngăn cản nổi thì vấn đề then chốt là nên do ai
lãnh đạo hoặc chủ đạo mới có lợi cho việc đảm bảo Mỹ không bị gạt ra bên
ngoài, ít nhất có lợi cho việc đảm bảo lợi ích của Mỹ ở Đông Á. Mỹ đƣơng
nhiên mong muốn Nhật Bản chủ đạo tiến trình nhất thể hóa Đông Á, nhƣng
hình tƣợng chính trị của Nhật Bản ở Đông Á không hay. Trong bối cảnh
Trung Quốc vƣơn lên nhanh chóng, thực lực tƣơng đối của Nhật Bản sụt giảm
nhanh, khó có thể gánh vác trách nhiệm nặng nề này. Mỹ cũng không muốn
Trung Quốc chủ đạo tiến trình trên. Mỹ điều chỉnh chính sách xoay quanh vấn
đề nhất thể hóa Đông Á, trên mức độ rất lớn đƣợc triển khai xoay quanh làm
thế nào đối phó Trung Quốc vƣơn lên và kiềm chế ảnh hƣởng không ngừng
gia tăng của Trung Quốc ở Đông Á: năm 2002 đƣa vấn đề chống khủng bố
vào Hội nghị thƣợng đỉnh APEC, năm 2006 đề xuất muốn ký hiệp ƣớc FTA
với ASEAN. Nhật Bản đã khó có thể đảm đƣơng trách nhiệm lớn, Trung
Quốc lại không phải là nƣớc lãnh đạo nhất thể hóa Đông Á mà Mỹ mong
muốn, do vậy Mỹ đã để ASEAN gánh vách trách nhiệm này. Mỹ phần nào
không hài lòng khi để ASEAN với thực lực khá yếu chủ đạo tiến trình nhất
thể hóa Đông Á, nhƣng nhƣ vậy còn hơn để Trung Quốc đảm bảo lợi ích cho
Mỹ, và điều đó càng có lợi cho Mỹ từ bên ngoài ảnh hƣởng tới tiến trình này.
Thứ ba, tiến trình nhất thể hóa Đông Á sẽ ảnh hƣởng thế nào tới quan
hệ của Mỹ với hệ thống đồng minh ở Đông Á và các tổ chức khu vực hiện có
ở CA - TBD? Mỹ lo ngại những tiến triển thực chất của nhất thể hóa Đông Á
cuối cùng sẽ phá vỡ mạng lƣới quan hệ đồng minh này, từ đó ảnh hƣởng tới
địa vị chiến lƣợc mà Mỹ đã dày công tạo dựng hơn nửa thế kỷ ở Đông Á.
23
Là siêu cƣờng duy nhất trên thế giới, Mỹ vốn không thích các nƣớc nhỏ
yếu khác kết thành tập đoàn khu vực, hình thành cục diện “hợp tung chống
Tần”, nhất là không muốn Đông Á xuất hiện cục diện “hợp tung chống Mỹ”.
Nếu cho rằng Mỹ khởi xƣớng nhất thể hóa kinh tế CA - TBD là một hành vi
của học thuyết đa phƣơng, đó cũng là một “học thuyết đa phƣơng có lựa
chọn” nhƣ Richard Haass từng miêu tả, thậm chí là muốn các nƣớc Đông Á
“liên hoành mƣu sự với Mỹ”. Tháng 8/2004, trong khi bàn tới Cộng đồng
Đông Á, Ngoại trƣởng Mỹ Colin Powell nói Mỹ cho rằng không cần thiết xây
dựng Cộng đồng Đông Á, và cảnh cáo Cộng đồng Đông Á đang trong dự định
“không nên làm hại quan hệ hữu nghị lâu dài giữa Mỹ và các bạn châu Á”.
Tháng 1/2006, quan chức cấp cao Mỹ tại APEC, Michael Michalak bình luận:
Mỹ không cho rằng Hội nghị cấp cao Đông Á sẽ làm hại lợi ích của Mỹ, cũng
không cần tham gia tất cả các cuộc hội nghị và đối thoại giữa các nƣớc châu
Á. Ông còn nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác liên Thái Bình
Dƣơng. Nói thẳng ra Michael Michalak muốn cảnh cáo tiến trình nhất thể hóa
Đông Á không đƣợc làm hại lợi ích của Mỹ ở Đông Á, Mỹ tạm thời không
tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á và tiến trình nhất thể hóa Đông Á, và
muốn xây dựng một tổ chức nhất thể hóa liên Thái Bình Dƣơng chứ không
phải tổ chức nhất thể hóa Đông Á. Từ các góc độ khác nhau, một số học giả
Mỹ cũng viết bài bày tỏ lập trƣờng phản đối nhất thể hóa Đông Á.
Không những thế, “sự khó chịu” của Mỹ đối với nhất thể hóa Đông Á
còn thể hiện trong việc thực thi chính sách cụ thể. Một mặt, Mỹ tìm cách
thông qua chấn hƣng APEC, nhấn mạnh hợp tác trong phạm vi lớn liên châu
Á và liên Thái Bình Dƣơng bao gồm Đông Á, lấy một diễn đàn khổng lồ, hƣ
nhiều thực ít, không phải Đông Á hoặc châu Á, cũng không phải Thái Bình
Dƣơng, từ bên ngoài xói mòn làm tan rã tính hợp pháp về địa lý và đồng cảm
địa lý của nhất thể hóa Đông Á. Đêm trƣớc Hội nghị APEC 2006, Tổng thống