Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATSWTO Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.28 MB, 151 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



MAI QUỐC BẢO



TỰ DO HÓA DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
TRONG KHUÔN KHỔ GATS/WTO: KINH NGHIỆM
HÀN QUỐC, TRUNG QUỐC VÀ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT
NAM
Chuyên ngành: Kinh tế Thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KHU THỊ TUYẾT MAI













HÀ NỘI - 2012



MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt i
Danh mục bảng v
Danh mục hình vẽ vi
Chương 1: TỰ DO HÓA DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
TRONG KHUÔN KHỔ WTO VÀ CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ
VỀ VIỄN THÔNG CỦA VIỆT NAM 7
1.1. Những vấn đề chung về tự do hóa thương mại dịch vụ và sự ra đời
của Hiệp định GATS 7
1.1.1. Những vấn đề chung về tự do hóa thương mại dịch vụ 7
1.1.2. Sự ra đời của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) 11
1.2. Tự do hóa dịch vụ viễn thông 19
1.2.1. Vị trí, vai trò của dịch vụ viễn thông 19
1.2.2. Sự cần thiết và lợi ích của tự do hóa dịch vụ viễn thông 19
1.2.3. GATS 1994 và GATS 1997 20
1.3. Tự do hóa dịch vụ viễn thông qua các cam kết quốc tế của Việt Nam 24
1.3.1. Các cam kết dịch vụ viễn thông song phương và khu vực 24
1.3.2. Các cam kết dịch vụ viễn thông của Việt Nam trong khuôn khổ
GATS/WTO 27
1.3.3. So sánh sự khác biệt về mức độ tự do hóa 30
Chương 2: TỰ DO HÓA DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TRUNG QUỐC
VÀ HÀN QUỐC 36
2.1. Tự do hóa dịch vụ viễn thông của Trung Quốc 36
2.1.1. Cam kết về tự do hóa dịch vụ viễn thông 37

2.1.2. Tiến trình mở cửa thị trường viễn thông 41
2.1.3. Nhận xét, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm 64
2.2. Tự do hóa dịch vụ viễn thông của Hàn Quốc 68
2.2.1. Cam kết về tự do hóa dịch vụ viễn thông 68
2.2.2. Tiến trình mở cửa thị trường viễn thông 70
2.2.3. Nhận xét, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm 81


2.3. So sánh tự do hóa dịch vụ viễn thông của Hàn Quốc và Trung Quốc 83
2.3.1. So sánh các điểm giống nhau và khác nhau 83
2.3.2. Một số bài học đối với phát triển viễn thông Việt Nam được rút ra
từ kinh nghiệm của Trung Quốc và Hàn Quốc 85
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH VIỄN THÔNG
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA TRONG
KHUÔN KHỔ GATS/WTO 90
3.1. Quá trình thực hiện các cam kết GATS/WTO từ 2005 đến nay 90
3.1.1. Các cam kết đã thực hiện sau khi gia nhập WTO 90
3.1.2. Nhận xét, đánh giá 92
3.2. Các quan điểm và mục tiêu phát triển viễn thông Việt Nam 93
3.2.1. Định hướng về phát triển và mở rộng quy mô cung cấp dịch vụ
viễn thông Việt Nam 93
3.2.2. Các mục tiêu hội nhập đối với dịch vụ viễn thông Việt Nam 95
3.3. Một số giải pháp phát triển viễn thông Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa
theo khuôn khổ GATS/WTO 96
3.3.1. Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý, công khai,
minh bạch hóa chính sách 96
3.3.2. Khai thác tốt hơn nữa các tiềm năng thị trường 98
3.3.3. Ứng dụng công nghệ mới đi thẳng vào công nghệ hiện đại 108
3.3.4. Nâng cao năng lực nguồn nhân lực 111
3.3.5. Tái cơ cấu ngành dịch vụ viễn thông 115

KẾT LUẬN 122
PHỤ LỤC 125
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 138

- i -

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
3G
Thế hệ thứ ba
Third Generation
2
AFAS
Hiệp định Khung về Thương mại Dịch vụ ASEAN
ASEAN Framework Agreement on Services
3
AFTA
Khu vực Tự do Thương mại ASEAN
Asean Free Trade Area
4
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Association of South East Asian Nations
5
BCC
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Business Co-operation Contract

6
CDMA
Công nghệ đa truy nhập phân chia
Code Division Multiple Acess
7
CNY
Chinese Yuan
Nhân dân tệ
8
DACOM
Công ty Cổ phần Viễn thông di động Hàn Quốc
Data Communications Corporation of Korea
9
DSB
Cơ quan giải quyết tranh chấp
Dispute Settlement Body
10
DSU
Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp
Dispute Settlement Understanding
11
eASEAN
Hiệp định về Không gian Thương mại điện tử ASEAN
ASEAN e-space
12
GATS
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
General Agreement on Trade in Services
13
GATT

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
General Agreement on Tariffs and Trade
14
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
Gross Domestic Product
15
GNP
Tổng sản phẩm quốc gia
Gross National Product

- ii -
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
16
GSM
Hệ thống thông tin di động toàn cầu
Global System for Mobile Communication
17
GTel
Tổng Công ty Viễn thông Toàn cầu
Global Telecommunications Corporation
18
HT
Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội
Hanoi Telecom
19
ICT
Công nghệ thông tin và truyền thông

Information and Communication Technology
20
IDC
Tập đoàn dữ liệu quốc tế
International Data Corporation
21
IMF
Quỹ tiền tệ Quốc tế
International Monetery Fund
22
I-Telecom
Công ty Cổ phần Viễn thông Đông Dương
Indochina Telecom
23
IPv6
Giao thức Internet phiên bản 6
Internet Protocol version 6
24
ISI
Chỉ số xã hội thông tin
Information Society Index
25
ISP
Nhà cung cấp dịch vụ Internet
Internet Service Provider
26
ITO
Tổ chức thương mại quốc tế
International Trade Organization
27

ITU
Liên minh Viễn thông Quốc tế
International Telecom Union
28
KT
Công ty Viễn thông Hàn Quốc
Korea Telecom
29
KTA
Cơ quan viễn thông Hàn Quốc
Korea Telecom Authority
30
KTMC
Công ty thông tin di động Hàn Quốc
Korea Telecom Mobile Company
31
MFN
Tối huệ quốc
Most-favored nation

- iii -
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
32
NGN
Mạng thế hệ mới
Next Generation Network
33
NIPTS

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông
National Institute of Posts and Telematics Strategy
34
NT
Đãi ngộ quốc gia
National Treatment
35
PSTN
Mạng điện thoại công cộng
Public Service Telephone Network
36
SMS
Dịch vụ nhắn tin
Short Message Services
37
UN
Liên Hợp quốc
The United Nations
38
UNCTAD
Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển
United Nations Conference on Trade and Development
39
USO
Dịch vụ viễn thông công ích
Universal Service Obligation
40
Viettel
Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Viettel Telecom

41
Vishipel
Công ty TNHH một thành viên Thông tin điện tử hàng hải
Việt Nam
Vietnam Maritime Communication and Electronics
Company
42
VNPT
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Vietnam Posts and Telecommunications Corporation
43
VoIP
Phương thức truyền tải giọng nói qua giao thức Internet
Voice Over IP
44
WiFi
Công nghệ kết nối không dây
Wireless Fidelity
45
WiMAX
Công nghệ truy nhập băng rộng không dây
Worldwide Interoperability for Microwave Access
46
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
World Trade Organization

- iv -

DANH MỤC BẢNG

STT
Số bảng
Nội dung
Trang
1
B¶ng 1.1
Mức tự do hóa theo quy định của GATS
30
2
Bảng 2.1
Cam kết cụ thể về viễn thông của Trung Quốc
39
3
Bảng 2.2
Cam kết cụ thể về máy tính và các dịch vụ liên
quan của Trung Quốc
40
4
Bảng 2.3
Tăng trưởng thuê bao điện thoại tại Trung Quốc
43
5
Bảng 2.4
Số thuê bao điện thoại cố định và di động tại
Trung Quốc
44
6
Bảng 2.5
Các nhà khai thác mạng và cấp phép tại
Trung Quốc

54
7
Bảng 2.6
Các nhà cung cấp dịch vụ chính trên thị trường
viễn thông Trung Quốc
55
8
Bảng 2.7
Mô tả các nhà khai thác mạng và vùng phủ sóng
tại Trung Quốc
57
9
Bảng 2.8
Số thuê bao sử dụng Internet ở Trung Quốc
58
10
Bảng 2.9
Dung lượng mạng thông tin số liệu Trung Quốc
59
11
Bảng 2.10
Hình thức sở hữu của một số nhà khai thác chính
và nghĩa vụ dịch vụ phổ cập tại Trung Quốc
59
12
Bảng 2.11
Quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông
Hàn Quốc
69
13

Bảng 2.12
Các cam kết về dịch vụ viễn thông Hàn Quốc
70
14
Bảng 2.13
Cam kết mở cửa thị trường viễn thông Hàn Quốc
70

- v -

DANH MỤC HÌNH VẼ
STT
Số hình
Nội dung
Trang
1
Hình 1.1
Các phương thức cung cấp dịch vụ
15
2
Hình 2.1
Doanh thu viễn thông (% GDP) tại Trung Quốc
43
3
Hình 2.2
Số lượng đường dây điện thoại tại Trung Quốc
44
7
Hình 2.3
Số lượng blog cá nhân tại Trung Quốc

45
8
Hình 2.4
Đầu tư vào viễn thông Trung Quốc
46
9
Hình 2.5
Trình độ đào tạo của cán bộ viễn thông ở
Trung Quốc
51
10
Hình 2.6
Cơ cấu tổ chức của ngành Viễn thông
Trung Quốc
52
11
Hình 2.7
Số thuê bao sử dụng Internet ở Trung Quốc
58
12
Hình 2.8
Số lượng đường dây điện thoại ở Hàn Quốc
71
13
Hình 2.9
Tỉ lệ thuê bao điện thoại cố định và di động ở
Hàn Quốc
72
14
Hình 2.10

Tỷ lệ người sử dụng Internet ở Hàn Quốc
72
15
Hình 2.11
Doanh thu viễn thông (% GDP) ở Hàn Quốc
73
16
Hình 2.12
Chỉ số phát triển công nghệ thông tin và
viễn thông (IDI)
73
17
Hình 2.13
Chiến lược thúc đẩy phát triển ICT của Chính
phủ Hàn Quốc
75
18
Hình 2.14
Các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến
ICT của Hàn Quốc
79
19
Hình 2.15
Các cơ quan quản lý chuyên ngành theo từng
lĩnh vực quản lý của Hàn Quốc
79
20
Hình 2.16
Thuê bao băng rộng trên 100 dân của các quốc
gia OECD

80
21
Hình 3.1
Các quốc gia có tỷ lệ người sử dụng Internet
nhiều nhất châu Á
93
22
Hình 3.2
Thị phần thị trường các doanh nghiệp Việt Nam
99
23
Hình 3.3
Tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại cố định của
100

- vi -
STT
Số hình
Nội dung
Trang
Việt Nam
24
Hình 3.4
Tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại di động của
Việt Nam
100
25
Hình 3.5
Số hộ gia đình có máy vi tính và thiết bị viễn
thông tại Việt Nam

101
26
Hình 3.6
Tỷ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam
102
27
Hình 3.7
Doanh thu, xuất nhập khẩu CNTT-TT tại
Việt Nam
102
28
Hình 3.8
Doanh thu từ các dịch vụ viễn thông tại
Việt Nam
103
29
Hình 3.9
Mạng MetFone do Viettel đầu tư là mạng lớn
thứ hai tại Campuchia
106
30
Hình 3.10
Mạng Viễn thông Unitel là liên doanh giữa
Viettel và Lao Asia Telecom
107
31
Hình 3.11
Số lượng người được đào tạo về CNTT-TT tại
Việt Nam
113

32
Hình 3.12
Số lượng sinh viên được đào tạo thực tế về
CNTT-TT tại Việt Nam
114
33
Hình 3.13
Cơ cấu tổ chức hiện tại
116
34
Hình 3.14
Một loại cơ cấu tổ chức kinh doanh của Hoa Kỳ
117


- 1 -


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tự do hóa dịch vụ là lĩnh vực ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới
quan tâm và trở thành đối tượng điều chỉnh trong khuôn khổ Hiệp định chung về
Thương mại Dịch vụ (GATS - General Agreement on Trade in Services) của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO - World Trade Organization). Tự do hóa dịch
vụ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Đặc biệt,
những bước tiến vượt bậc về viễn thông và công nghệ thông tin song hành với sự
tăng trưởng mạnh mẽ của các nền kinh tế đang phát triển đã kéo theo sự bùng nổ
của thị trường dịch vụ viễn thông vào thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ mới.
Để trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO, Việt Nam một mặt
phải chấp nhận một số nghĩa vụ theo quy định của GATS, mặt khác phải thực

hiện đầy đủ các cam kết mở cửa dịch vụ viễn thông. Các tài liệu liên quan đến
viễn thông của WTO như Phụ lục về Hiệp định về Thương mại dịch vụ GATS,
Hiệp định về Dịch vụ viễn thông cơ bản và Cam kết gia nhập WTO về viễn thông
hàm chứa những quy định, theo đó, Việt Nam nói chung và ngành Viễn thông
Việt Nam nói riêng cần nắm vững để có thể chủ động thực hiện các cam kết đó
sao cho thỏa mãn các yêu cầu của GATS/WTO đồng thời là tiền đề pháp lý quan
trọng đưa ngành Viễn thông Việt Nam cất cánh.
Cùng với những thành tựu đạt được của quá trình đổi mới, dịch vụ viễn thông
Việt Nam đã chuyển đổi hoàn toàn từ cung cấp dịch vụ theo công nghệ dial-up
sang công nghệ tổng đài số và truy nhập băng rộng. Dịch vụ viễn thông được
khuyến khích phát triển mạnh trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội,
đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục,… một số các chương trình trọng điểm đã
triển khai đến các trường học, đại học và cao đẳng, các tỉnh biên giới, hải đảo…
Tại sao phải tự do hóa dịch vụ viễn thông? Tự do hóa dịch vụ viễn thông
mang lại những lợi ích gì cho ngành Viễn thông Việt Nam? Kinh nghiệm từ Hàn
Quốc, Trung Quốc đã cho thấy: Tự do hóa dịch vụ viễn thông sẽ tạo thuận lợi
cho các doanh nghiệp trong nước tăng nhanh số lượng các thuê bao điện thoại cố

- 2 -
định, thuê bao di động và chiếm tỷ trọng ngày một lớn hơn. Tự do hóa dịch vụ
viễn thông còn thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng đào tạo, tăng
cường việc xuất nhập khẩu công nghệ ra nước ngoài, giúp công nghệ đến được
với nhiều đối tượng khách hàng với chất lượng dịch vụ cao hơn Doanh nghiệp
đạt được nhiều lợi ích trong kinh doanh cũng như phát triển các sản phẩm công
nghệ tiên tiến, đặc biệt là đạt lợi nhuận cao. Mặt khác, tự do hóa dịch vụ viễn
thông cũng đặt ra những thách thức lớn: Kể cả khi nhà khai thác mạng trong
nước đã triển khai công nghệ rồi thì sự có mặt của một hoặc một số nhà khai
thác mạng khác của nước ngoài cũng tạo nên sự cạnh tranh về giá cả và chất
lượng dịch vụ khiến giá cả thấp hơn, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cao hơn;
sự phụ thuộc mạng di động nước ngoài sẽ đưa đến những hệ lụy trong xã hội và

tác động không nhỏ đến những chủ đề nhạy cảm như an ninh, quốc phòng
Những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc về GATS và đặc biệt về
các quy định viễn thông của WTO sẽ là những gợi ý tốt để Việt Nam tiếp tục xây
dựng, điều chỉnh hoặc hoàn thiện những chính sách phù hợp. Với những lý do
trên, vấn đề “Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATS/WTO: kinh
nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam” đã được lựa chọn
làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ này.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:
Về các công trình nghiên cứu của nước ngoài:
- Aaditya Mattoo, Robert M. Stern và Gianni Zanini (2008), A Handbook of
International Trade in Services, Nxb Đại học Oxford. Theo Francois J.
Bourguignon - Phó Chủ tịch của Ngân hàng Thế giới (WB - World Bank), tự do
hóa lĩnh vực dịch vụ có vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng và xóa đói
giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Tự do hóa dịch vụ có tác động trực tiếp
do dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, nếu không muốn nói là lớn nhất.
Không những thế, các dịch vụ như tài chính, viễn thông cũng như giáo dục và y
tế… gián tiếp tác động và có ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Nói đến tự do hóa thương mại dịch vụ không chỉ là nói đến thương mại trong
khía cạnh thông thường mà còn có nghĩa là toàn bộ phạm vi của các giao dịch
quốc tế, bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- 3 -
- John Whalley (2003), Liberalization in China’s key service sectors
following WTO accession: Some scenarios and issues of measurement, National
Bureau of Economic Research. Tài liệu này nghiên cứu về những thay đổi chính
sách của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, đặc biệt theo những cam kết của
Chính phủ Trung Quốc về tự do hóa ba loại dịch vụ chính (ngân hàng, bảo hiểm
và viễn thông). Tài liệu này cũng đưa ra những đánh giá bước đầu về tính khả thi
của việc mở cửa thị trường dịch vụ Trung Quốc; nghiên cứu việc các thành viên

WTO giám sát tiến trình thực hiện các cam kết WTO của Trung Quốc; giải quyết
các tranh chấp trong khuôn khổ WTO
- Mari Pangestu and Debbie Mrongowius (2003), Telecommunication services
in China: Facing the challenges of WTO accession. Theo các tác giả, mặc dù
Trung Quốc đã mở cửa ngành công nghệ thông tin cho đầu tư nước ngoài, đồng
thời bãi bỏ nhiều hàng rào bảo hộ nền kinh tế, ngành Viễn thông của Trung
Quốc vẫn là ngành bị hạn chế và điều tiết nhiều nhất so với các nước đang phát
triển trong khu vực. Dịch vụ viễn thông được coi là một trong những ngành
“trọng điểm quốc gia” của Trung Quốc. Trung Quốc dự kiến sẽ trở thành thị
trường dịch vụ viễn thông lớn nhất thế giới vào cuối thập kỷ này, tạo ra một
động lực mạnh mẽ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Những trở ngại phải đối mặt
bao gồm khuôn khổ luật pháp và tính độc lập về quản lý, đa dạng hóa các thành
phần kinh doanh.
- Peter Cowhey and Mikhail M. Klimenko (2002), The WTO agreement and
Telecommunication policy reforms, University of California in San Diego. Cuộc
cách mạng công nghệ, những thay đổi trong cơ cấu cạnh tranh của nền kinh tế
thế giới và nhu cầu về tài chính đã khiến nhiều quốc gia thay đổi chính sách của
họ cho ngành công nghiệp viễn thông trong 15 năm qua. Tuy nhiên trong quá
trình phát triển và chuyển đổi nền kinh tế mỗi quốc gia lựa chọn cách tiếp cận
khác nhau để tự do hóa dịch vụ và tư nhân hóa. Kết quả là, mức độ tự do hóa
dịch vụ, các quy định về tự do hóa dịch vụ, và cách tiếp cận để mở cửa thị
trường viễn thông trong nước để thị trường viễn thông toàn cầu phát triển là rất
khác nhau. Năm 1997, một khuôn khổ mới nổi lên là Hiệp định về Dịch vụ viễn
thông cơ bản. Thỏa thuận này kết hợp các cam kết ràng buộc về tiếp cận thị
trường viễn thông.

- 4 -
Về các công trình nghiên cứu của Việt Nam:
- Hà Văn Hội (2006), Hội nhập WTO: những tác động đến bưu chính, viễn
thông và công nghệ thông tin Việt Nam, Nxb Bưu điện. Cuốn sách giới thiệu một

cách khái quát về quá trình toàn cầu hóa và sự hình thành, phát triển của Tổ chức
Thương mại thế giới; sự cần thiết, những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam
nói chung, Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin Việt Nam nói riêng khi
gia nhập tổ chức này.
- Đỗ Trung Tá (2003), Ngành Viễn thông Việt Nam trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin.
- Đỗ Trung Tá (2003), Ngành Bưu chính - Viễn thông trong tiến trình chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế, Báo Nhân Dân.
- Mai Liêm Trực, Nguyễn Ngô Hồng (2005), Viễn thông Việt Nam trong
quá trình đổi mới, Tạp chí Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin.
- Vụ Hợp tác quốc tế (2003), Các tác động ảnh hưởng của hội nhập kinh tế
quốc tế đối với Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tạp chí Bưu chính Viễn thông
và Công nghệ thông tin.
Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về kinh doanh trong
lĩnh vực viễn thông và hội nhập kinh tế quốc tế như: Bùi Xuân Phong (2002),
Chiến lược kinh doanh bưu chính viễn thông; Hà Văn Hội (2003), Các vấn đề đặt
ra đối với lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam trong tiến trình
gia nhập WTO, Tạp chí Bưu chính viễn thông số 211(412); Viện Chiến lược
Thông tin và Truyền thông (2009), Broadband policy and regulations.
Các công trình trên dừng lại ở việc nghiên cứu, phân tích những vấn đề
chung về hội nhập kinh tế quốc tế và WTO nói riêng của viễn thông Việt Nam.
Chưa có công trình nào nghiên cứu về kinh nghiệm tự do hóa dịch vụ viễn thông
của Hàn Quốc, Trung Quốc từ đó nhận xét, đánh giá, rút ra những bài học và đề
xuất giải pháp cho việc phát triển ngành Viễn thông Việt Nam trong bối cảnh tự
do hóa trong khuôn khổ GATS/WTO.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATS/WTO của
Trung Quốc, Hàn Quốc, rút ra một số bài học kinh nghiệm có tính tham khảo và


- 5 -
đề xuất một số giải pháp cho việc phát triển ngành Viễn thông Việt Nam trong
bối cảnh tự do hóa trong khuôn khổ GATS/WTO.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề chung về dịch vụ, tự do hóa thương mại dịch
vụ và dịch vụ viễn thông; các Hiệp định và quy định của WTO cũng như cam kết
của Việt Nam trong WTO về dịch vụ viễn thông.
- Phân tích tình hình tự do hóa dịch vụ viễn thông ở Trung Quốc, Hàn Quốc.
- Từ một số bài học kinh nghiệm quốc tế rút ra một số gợi ý, đề xuất giải
pháp trong việc thực hiện các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường dịch
vụ viễn thông trong khuôn khổ GATS/WTO.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tự do hóa dịch vụ viễn thông của Trung Quốc, Hàn Quốc trong khuôn khổ
GATS/WTO.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tự do hóa dịch vụ nói chung và dịch vụ viễn thông nói riêng
trong khuôn khổ GATS/WTO.
- Nghiên cứu kinh nghiệm tự do hóa dịch vụ viễn thông của Trung Quốc,
Hàn Quốc. Trung Quốc là quốc gia có những hoàn cảnh tương đồng với Việt Nam
về chính trị cũng như kinh tế, xã hội còn Hàn Quốc là quốc gia đạt được nhiều
thành tựu trong lĩnh vực tự do hóa dịch vụ viễn thông vì vậy kinh nghiệm tự do
hóa dịch vụ viễn thông Trung Quốc, Hàn Quốc là một yếu tố quan trọng để nước
ta nghiên cứu, tham khảo và vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam
hiện nay
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích, tổng hợp số liệu thống kê thực tế để minh chứng xu hướng phát
triển, mức độ biến động của các số liệu cũng như các chỉ tiêu và từ đó đưa ra các
nhận xét.
- So sánh số liệu nghiên cứu thống kê trong giai đoạn từ khi Trung Quốc,

Hàn Quốc thực hiện cam kết gia nhập WTO về viễn thông. Phương pháp so sánh
được áp dụng nhằm mô tả và làm rõ kinh nghiệm tự do hóa dịch vụ viễn thông của
Trung Quốc, Hàn Quốc.

- 6 -
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ thực trạng tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ
GATS/WTO của Trung Quốc, Hàn Quốc; rút ra một số bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp phát triển ngành Viễn thông Việt Nam trong bối cảnh tự
do hóa trong khuôn khổ GATS/WTO.
7. Bố cục nội dung
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATS/WTO và
các cam kết quốc tế về viễn thông của Việt Nam
Chương 2: Tự do hóa dịch vụ viễn thông của Trung Quốc và Hàn Quốc
Chương 3: Một số giải pháp phát triển ngành Viễn thông Việt Nam trong
bối cảnh tự do hóa trong khuôn khổ GATS/WTO.

- 7 -


Chương 1
TỰ DO HÓA DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRONG KHUÔN KHỔ
WTO
VÀ CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ VỀ VIỄN THÔNG CỦA VIỆT
NAM
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA HIỆP ĐỊNH GATS

1.1.1. Những vấn đề chung về tự do hóa thương mại dịch vụ
1.1.1.1. Một số khái niệm
+ Dịch vụ bao gồm bất kỳ dịch vụ nào trong tất cả các lĩnh vực, trừ các dịch
vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của Chính phủ. Dịch vụ là lĩnh vực tăng
trưởng nhanh nhất của nền kinh tế thế giới; chúng chiếm 60% sản lượng sản xuất
trên toàn thế giới, tạo ra 30% việc làm và chiếm gần 20% thương mại. [7, tr. 56;
16, tr. 286]
+ Các dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của Chính phủ là bất
kỳ dịch vụ nào được cung cấp không trên cơ sở thương mại, và cũng không trên
cơ sở cạnh tranh với một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ. [16, tr. 286].
+ Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ
viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô
tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện tử khác. [10, tr. 5]
 Viễn thông cố định được thiết lập bởi các trạm đầu cuối và các thiết bị
mạng bằng cáp thường hoặc cáp quang cố định hoặc ít di chuyển, bao gồm các
mạng điện thoại và mạng dữ liệu, như: điện thoại thông thường, điện thoại IP,
máy Fax, điện thoại không dây và máy tính có nối mạng.
 Viễn thông di động là sự kết nối giữa các thiết bị mạng và thiết bị đầu
cuối qua các kênh vô tuyến trong chế độ mạng không dây, nên có thể cho phép
người dùng liên lạc với người khác trong khi di chuyển. Viễn thông di động
được đặc trưng bởi tính di động của thiết bị đầu cuối và chức năng chuyển mạch
giữa các vùng và roaming tự động giữa các mạng địa phương.
+ Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai

- 8 -
hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và
dịch vụ giá trị gia tăng. [10, tr. 4]
 Những dịch vụ viễn thông cơ bản gồm: Dịch vụ điện thoại; dịch vụ điện
báo; dịch vụ Telex; dịch vụ Fax; dịch vụ thuê kênh riêng; dịch vụ truyền số liệu;
dịch vụ truyền hình, truyền ảnh, âm thanh; dịch vụ truyền báo điện tử; dịch vụ

điện thoại di động; dịch vụ nhắn tin.
 Những dịch vụ giá trị gia tăng gồm: Dịch vụ thư điện tử; dịch vụ hộp thư
thoại; dịch vụ lưu trữ, cung cấp thông tin; các dịch vụ Internet: thư tín điện tử,
truyền tệp dữ liệu, truy nhập từ xa, truy nhập các cơ sở dữ liệu theo các phương
thức khác nhau.
+ Dịch vụ viễn thông công ích bao gồm dịch vụ viễn thông phổ cập và dịch
vụ viễn thông bắt buộc.
 Dịch vụ viễn thông phổ cập là dịch vụ viễn thông được cung cấp đến
mọi người dân theo danh mục, điều kiện, chất lượng và giá cước do Nhà nước quy
định.[10, tr. 22]
 Dịch vụ viễn thông bắt buộc là dịch vụ viễn thông được cung cấp theo yêu
cầu của Nhà nước để bảo đảm thông tin liên lạc trong trường hợp khẩn cấp theo
quy định của pháp luật. [10, tr. 22]
+ Dịch vụ ứng dụng viễn thông là dịch vụ sử dụng đường truyền dẫn viễn
thông hoặc mạng viễn thông để cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực công
nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn
hóa, thông tin, y tế, giáo dục và lĩnh vực khác. [10, tr. 4]
+ Dịch vụ viễn thông VSAT là dịch vụ truyền dữ liệu, hình ảnh, âm thanh
thực hiện giữa trạm trung tâm và các thiết bị đầu cuối VSAT của người sử dụng
(trạm mặt đất) sử dụng thiết bị chuyển phát vệ tinh và qua trạm trung tâm hệ
thống viễn thông VSAT.
+ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở
Giơ-ne-va, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các
nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO
nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do
thương mại.[17, tr. 22]
+ Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) là một hiệp định của Tổ

- 9 -
chức Thương mại Thế giới. Hiệp định được ký kết sau khi kết thúc Vòng đàm

phán U-ru-guay và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1995.[17, tr. 23]
+ Tự do hóa thương mại là quá trình Nhà nước giảm dần sự can thiệp vào
các hoạt động kinh doanh quốc tế của quốc gia nhằm tạo điều kiện thông thoáng
và thuận lợi cho các hoạt động đó phát triển một cách hiệu quả.
+ Mức độ tự do hóa là kết quả của việc áp dụng hai nguyên tắc cơ bản. Các
cam kết của từng nước thành viên chỉ rõ hai nguyên tắc này được thực thi như
thế nào trên nước mình. Hai nguyên tắc đó là:
 Đãi ngộ quốc gia: nguyên tắc này quy định rằng, một khi công ty được
phép thâm nhập thị trường theo những điều kiện quy định thì họ sẽ không bị
phân biệt đối xử tại thị trường nội địa đó.[7, tr. 84]
 Tiếp cận thị trường: nguyên tắc này cho phép các công ty nước ngoài
cung cấp các dịch vụ qua biên giới lãnh thổ của một nước khác mà không cần lập
cơ sở ở đó, họ cũng có thể lập hiện diện thương mại và gửi các cán bộ chủ chốt
đến các cơ sở tại nước ngoài của mình; và cũng có thể cung cấp dịch vụ ở nước
mình cho những khách hàng không phải là công dân nước mình mà đến từ các
nước khác. [7, tr. 84]
+ Biện pháp của các thành viên là các biện pháp được áp dụng bởi:
(i) chính quyền và các cơ quan có thẩm quyền Trung ương, khu vực hoặc địa
phương; và (ii) các cơ quan phi chính phủ trong việc thực thi quyền hạn được
chính quyền trung ương, khu vực hoặc địa phương ủy quyền. [16, tr. 285]
1.1.1.2. Sự cần thiết của tự do hóa thương mại dịch vụ
Dịch vụ đã và đang trở thành ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh
tế quốc dân của nhiều nước trên thế giới. Dịch vụ nói chung và dịch vụ viễn
thông nói riêng không chỉ tạo công ăn việc làm và thu nhập tại nhiều quốc gia mà
còn đóng vai trò là đầu vào (input) quan trọng để sản xuất ra các hàng hoá và
dịch vụ khác. Do vậy, ngành dịch vụ hiệu quả cao là rất cần thiết cho tổng thể
nền kinh tế.
Mở cửa lĩnh vực thương mại dịch vụ đem lại lợi ích cho cả các nước phát
triển và đang phát triển. Bất chấp quan niệm ở phần lớn các nước đang phát triển
rằng họ sẽ bị thua thiệt bởi các ngành dịch vụ nội địa có khả năng cạnh tranh yếu

và tính hiệu quả thấp, thực sự thường là các nước đang phát triển sẽ đạt được
nhiều lợi ích đáng kể.

- 10 -
Đối với tất cả các nền kinh tế, lợi ích có được từ tự do hoá thương mại dịch
vụ là lớn hơn rất nhiều so với lợi ích có được từ tự do hoá thương mại hàng hoá.
Thứ nhất là do mức độ bảo hộ của thương mại dịch vụ cao hơn so với các lĩnh
vực khác, và dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong nền kinh tế. Thứ
hai, một số dịch vụ như viễn thông, ngân hàng, vận tải có tầm quan trọng đặc
biệt trong việc sản xuất hầu hết các loại hàng hóa, do vậy thị trường dịch vụ mở
cửa hơn nữa có thể tác động mạnh mẽ đến tổng thể nền kinh tế.
Cuộc cách mạng tin học, đặc biệt là Internet đã giúp cho việc cung cấp một
loạt các dịch vụ thông qua con đường điện tử trở nên dễ dàng. Cuộc cách mạng
này đã tạo nên một thị trường toàn cầu cho các dịch vụ, từ các trung tâm hỏi đáp
từ xa cho tới việc lập trình các phần mềm phức tạp đang chiếm tỷ trọng ngày
càng lớn. Điều này có nghĩa là về mặt dài hạn các doanh nghiệp có thể tiết kiệm
chi phí do những tiến bộ trong lĩnh vực viễn thông.
Mở cửa thị trường dịch vụ cũng tăng khả năng tiếp cận các công nghệ nước
ngoài. Bởi trong khi phần lớn các công nghệ mới được hình thành ở các nước
phát triển, thương mại có thể giúp các nước đang phát triển hưởng lợi từ hoạt
động nghiên cứu và ứng dụng (R&D) trên phạm vi quốc tế. Trong nhiều lĩnh vực
dịch vụ khác nhau, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đã giúp chuyển giao
công nghệ mới và xây dựng nâng cao năng lực. Chuyển giao công nghệ diễn ra ở
nhiều cấp độ khác nhau: qua các hợp đồng, qua việc sự dụng trang thiết bị mới
trong đó có chứa đựng công nghệ mới và qua việc trao đổi kinh nghiệm và kiến
thức giữa các bên…
Thực tế đã chứng minh việc mở cửa thị trường dịch vụ là chất xúc tác cho
việc đa dạng hoá công nghệ và đẩy nhanh tiến bộ công nghệ. Một vòng xoắn ốc
tích cực có thể được thiết lập trong đó tăng cường thương mại giúp đẩy mạnh các
nguồn công nghệ lưu chuyển và công nghệ lưu chuyển lại dẫn đến tăng cường

thương mại bởi vì nó sáng tạo ra những cách thức kinh doanh mới. Tập trung vào
các dịch vụ quan trọng thúc đẩy trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giữa các
doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có thể tác động mạnh mẽ đến việc
chuyển giao công nghệ và tăng trưởng kinh tế.
Trong dịch vụ viễn thông số lượng các thuê bao điện thoại di động tăng
nhanh hơn và chiếm tỷ trọng lớn hơn số lượng các thuê bao cố định ở nhiều nước
đang phát triển là nhờ công nghệ GSM của các nhà khai thác mạng nước ngoài.
Kể cả khi nhà khai thác mạng trong nước đã triển khai công nghệ GSM rồi thì sự

- 11 -
có mặt của một hoặc một số nhà khai thác mạng khác của nước ngoài cũng tạo
nên sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng dịch vụ khiến giá cả thấp hơn và chất
lượng dịch vụ cao hơn, giúp công nghệ đến được với nhiều người hơn.
1.1.2. Sự ra đời của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS)
Thành công của 50 năm đàm phán thương mại hàng hóa trong khuôn khổ
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT - General Agreement on
Tariffs and Trade) đã đưa ra một minh chứng đầy sức thuyết phục đối với các
chính phủ. Việc liên tục giảm thuế quan đã thúc đẩy thương mại hàng hóa thế
giới tăng mạnh, cao hơn cả mức tăng của thu nhập thế giới. Thuế quan trung bình
trên phạm vi toàn thế giới đã giảm từ mức 35% sau Chiến tranh thế giới lần thứ II
xuống còn khoảng 5% ngày nay, và mức tăng trưởng bình quân của thương mại
đã vượt mức tăng trưởng kinh tế thế giới không dưới 2%/năm [7, tr. 46-47].
Thêm vào đó, sự phát triển của các luật lệ thương mại quốc tế trong GATT đã
tăng thêm khả năng dự báo về tự do hóa dịch vụ thế giới.
Tự do hóa dịch vụ đã bị bỏ qua vì trước đây dịch vụ bị coi là phụ thuộc vào
sản xuất và thương mại hàng hóa. Rất nhiều dịch vụ được điều tiết chặt chẽ để
bảo vệ cả người tiêu dùng lẫn nền kinh tế trong nước, và một số ngành thuộc độc
quyền nhà nước. Do vậy, một số nước coi việc đề cập tới các quy định quốc gia
hạn chế thương mại và tiến hành các cuộc đàm phán quốc tế là đe dọa đến chủ
quyền quốc gia.

Tuy nhiên, vào giữa những năm 1980, rất nhiều nước phải đối mặt với
những lo ngại về suy thoái toàn cầu, lạm phát kéo dài và nạn thất nghiệp gia
tăng. Các nước ngày càng phải lưu ý hơn đến tầm quan trọng của tự do hóa dịch
vụ quốc tế, vì đến thời điểm này công nghệ đã thúc đẩy khả năng hoạt động dịch
vụ. Các nước này đã đi đến kết luận, việc xóa bỏ các cản trở đối với tự do hóa
dịch vụ quốc tế và tạo cho các nhà xuất khẩu dịch vụ khả năng dự đoán được
tình hình thương mại và đầu tư quốc tế sẽ tạo ra những động lực xuất khẩu dịch
vụ; đồng thời sẽ hỗ trợ cho sự phát triển mà không gây ra lạm phát trong nước và
giải quyết vấn đề điều chỉnh cơ cấu để bước vào kỷ nguyên của xã hội thông tin
và chuyển sang nền kinh tế có yếu tố trí tuệ ngày càng cao.
Mục tiêu lúc này rõ ràng là phải cải thiện hơn nữa phương thức giao dịch
trước đây là thông qua các hiệp định song phương, các hiệp định này thường
chưa đề cập đến tất cả các ngành dịch vụ một cách đầy đủ. Một hiệp định đa

- 12 -
phương về dịch vụ trong khuôn khổ của GATT sẽ khắc phục được những thiếu
sót đó.
Do vậy, khi khởi xướng Vòng đàm phán U-ru-goay năm 1986, các nước đã
nhất trí đưa thương mại dịch vụ vào đàm phán với tư cách là một bộ phận trong
cam kết trọn gói, và tin tưởng rằng điều đó sẽ cải thiện toàn bộ hệ thống thương
mại thế giới. Trong bối cảnh đó, vòng đàm phán thương mại quốc tế
U-ru-goay đã diễn ra trong khuôn khổ Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu
dịch (GATT), có trụ sở tại Giơ-ne-va, Thụy Sĩ. Vòng đàm phán này được các
Bộ trưởng Thương mại của hơn 100 nước khởi xướng tại Punta del Este,
U-ru-goay tháng 9/1986. Tính đến thời điểm các cuộc đàm phán chính thức hoàn
tất vào tháng 4/1994 tại Marrakesh, Marốc, số bên tham gia đã lên tới 125.
Với những quan điểm và ý tưởng như vậy, các cuộc đàm phán tại Vòng
U-ru-goay trở nên tham vọng và phức tạp. Trên thực tiễn, tại Punta Del Este
(U-ru-goay) năm 1986, các Bộ trưởng đã đồng ý thảo luận một loạt các vấn đề
có tác động đến thương mại thế giới. Vòng đàm phán này cũng đề ra mục tiêu

xây dựng một chế độ tự do hơn cho thương mại dịch vụ thông qua việc hình
thành một khuôn khổ các nguyên tắc và quy định thương mại. Việc đưa thương
mại dịch vụ vào phạm vi đàm phán đã khắc phục được một khiếm khuyết
nghiêm trọng của các quy tắc thương mại đa phương.
Các cuộc đàm phán tại Vòng U-ru-goay cũng đã cải thiện hệ thống giải
quyết tranh chấp, và nhìn chung đã khắc phục được những vấn đề về cơ cấu của
các hiệp định thương mại đa phương. Các quy tắc pháp lý hiện nay đã mở rộng
tới hầu như tất cả các lĩnh vực của thương mại quốc tế, và do một tổ chức quốc
tế thường trực là WTO điều hành.
Sau kết quả đạt được tại Vòng đám phán U-ru-goay, lần đầu tiên hoạt động
tự do hóa dịch vụ được điều chỉnh bởi một hiệp định thương mại toàn cầu.
Hiệp định GATS đã đưa tự do hóa dịch vụ vào một khuôn khổ đa phương
bao gồm các quy tắc và luật lệ tương tự như khuôn khổ áp dụng cho thương mại
hàng hóa theo GATT. Các thành viên của GATS đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ
và cam kết của mình thông qua một cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu lực cao
trong khuôn khổ WTO. Khi một thành viên đã đưa ra cam kết đối với một dịch
vụ cụ thể, thì thành viên đó không thể rút lại cam kết này nếu không có sự bù
đắp thích đáng cho các nước thành viên khác. Tuy nhiên, khi trở thành thành
viên GATS, một nước không có nghĩa vụ phải đưa ra cam kết mở cửa thị trường

- 13 -
cho tất cả các biện pháp ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ. Mức độ của các
cam kết này có thể (và trên thực tế) là rất khác nhau giữa các thành viên WTO.
Trong suốt Vòng đám phán U-ru-goay, các cuộc đàm phán tập trung chủ
yếu vào các nguyên tắc và quy định cơ bản điều chỉnh tiến trình tự do hóa dịch
vụ đa phương. Do thiếu kinh nghiệm về tự do hóa dịch vụ, vì trước đây quá trình
này chỉ được tiến hành trên cơ sở song phương và có đi có lại, các cuộc đàm
phán đã diễn ra rất phức tạp và tốn thời gian để đàm phán các cam kết tự do hóa
cụ thể. Tuy nhiên, với kết quả của vòng đàm phán này, rất nhiều nước đã chấp
nhận từ bỏ quyền cấp phép tiếp cận thị trường nước mình trên cơ sở song

phương và rút bỏ các điều kiện về quốc tịch.
Vào thời điểm ký kết Văn kiện cuối cùng của Vòng đám phán U-ru-goay,
ngày 15/4/1994 tại Marrakesh, 95 nước thành viên đã đệ trình danh mục
cam kết cụ thể trong dịch vụ và 65 nước đưa ra danh mục miễn trừ đối với quy
tắc MFN.
Ngay khi kết thúc đàm phán, các nước cũng đã nhận thức được và nhất trí
sẽ tiếp tục đàm phán trong những lĩnh vực cụ thể, chi tiết hóa hơn nữa các quy
tắc để củng cố GATS. Trên thực tế, GATS được xây dựng trên nguyên tắc không
ngừng tự do hóa. Các nước thành viên có trách nhiệm tiến hành các vòng đàm
phán định kỳ để cải thiện các cam kết và đạt đến “một mức độ tự do hóa ngày
càng cao hơn”.
Mặc dù hoàn toàn công bằng khi nói rằng, hầu hết các nước phát triển đã
đưa ra cam kết gần như ở tất cả các lĩnh vực, song vẫn còn nhiều vấn đề cần cải
thiện. Trên thực tế, quá nhiều nước thành viên GATS chỉ đưa ra cam kết trên
một số ít lĩnh vực.
Trong các lĩnh vực dịch vụ có ý nghĩa sống còn đối với một nền kinh tế
hiện đại, như viễn thông thì vào thời điểm kết thúc Vòng đám phán U-ru-goay,
rất ít nước đưa ra cam kết của mình.
Trong một số lĩnh vực dịch vụ khác, quá trình tự do hóa ở các nước phát
triển mới chỉ bắt đầu, và bước đi thích hợp tiếp theo sẽ là mở cửa các thị trường
này cho các đối tác nước ngoài.
Trong một số ít các lĩnh vực dịch vụ, các nước thành viên tỏ ra rất miễn
cưỡng khi đưa ra các cam kết đa phương, ví dụ như trong dịch vụ nghe nhìn, chỉ
có 12 thành viên WTO đưa ra cam kết.

- 14 -
Kết thúc Vòng đám phán U-ru-goay, một nền tảng vững chắc đã được tạo
dựng, làm cơ sở cho quá trình tự do hóa hơn nữa. Do vậy, khả năng đạt được
mức độ tự do hóa lớn hơn ở tất cả các lĩnh vực là hoàn toàn có thể. Như vậy, tất
cả vấn đề nằm ở các cuộc đàm phán trong tương lai.

Về cơ bản, Hiệp định GATS bao gồm ba phần: văn bản chính của hiệp định
nêu ra những nghĩa vụ và quy định chung, phần phụ lục bao gồm các quy định
được áp dụng cho các lĩnh vực khác nhau và các cam kết cụ thể của các nước
nhằm đảm bảo mở cửa thị trường nội địa, kể cả những chỉ dẫn đối với trường
hợp các nước tạm thời từ bỏ nguyên tắc không phân biệt đối xử, nền tảng của
điều khoản tối huệ quốc.
+ Phạm vi điều chỉnh
Hiệp định điều chỉnh thương mại tất cả các loại dịch vụ. GATS được áp
dụng cho tất cả các loại dịch vụ được trao đổi trên thế giới để kiếm lời trong đó
có lĩnh vực viễn thông và loại trừ các dịch vụ của Chính phủ (ví dụ các
chương trình an sinh xã hội và các dịch vụ công khác như y tế, giáo dục… được
cung cấp dựa trên các điều kiện phi thị trường), những dịch vụ này được cung
cấp không trên cơ sở thương mại và không cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch
vụ khác.
Hiệp định cũng định nghĩa 04 phương thức trao đổi dịch vụ bao gồm:
 Các dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một nước thành viên sang lãnh
thổ của nước thành viên khác (chẳng hạn các cuộc gọi quốc tế) - “Phương thức 1:
Cung ứng dịch vụ qua biên giới”;
 Các dịch vụ được cung cấp trong lãnh thổ của một nước thành viên cho
người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ nước thành viên nào khác (chẳng hạn cử cán
bộ ra nước ngoài để học tập về kỹ thuật hoặc quản lý viễn thông) - “Phương thức 2:
Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài”;
 Các dịch vụ được cung cấp thông qua sự hiện diện thương mại của một
nước thành viên trên lãnh thổ của bất kỳ nước thành viên nào khác (chẳng hạn
các chi nhánh cung cấp dịch vụ truyền hình, dịch vụ vệ tinh VSAT) - “Phương
thức 3: Hiện diện thương mại”;

- 15 -
 Các dịch vụ được cung cấp thông qua các thể nhân của một nước thành
viên này trên lãnh thổ của bất kỳ nước thành viên nào khác (chẳng hạn gửi các

chuyên gia về viễn thông để hướng dẫn vận hành, tư vấn) - “Phương thức 4:
Hiện diện thể nhân”. [Hình 1.1]

Hình 1.1: Các phương thức cung cấp dịch vụ
+ Các nghĩa vụ và nguyên tắc chung
 Nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc (MFN) cơ bản quy định rằng ưu đãi nào đã
được dành cho một nước thì phải được dành cho tất cả các nước khác. Nguyên
tắc MFN có nghĩa là tất cả các đối tác được đối xử công bằng, theo đúng nguyên
Quốc gia A
Quốc gia B
Khách hàng
nước A
Phương thức 1: Cung cấp qua biên giới
Người cung cấp
Khách hàng
nước A
Người cung cấp
Khách hàng
nước A
Công ty
Khách hàng
nước A
Thể nhân
Phương thức 2: Tiêu dùng ngoài lãnh thổ
Phương thức 3: Hiện diện thương mại
Phương thức 4: Hiện diện thể nhân
KH nước A
Chi nhánh
nước ngoài
Thể nhân

Dịch vụ vượt qua biên giới
Khách hàng vượt qua biên giới
Cung cấp dịch vụ
Cung câp dịch vụ
Đầu tư trực tiếp vào quốc gia A
Cung cấp dịch vụ
Cá nhân di chuyển tới quốc gia
A hoặc nhân viên được công ty
từ quốc gia B gửi tới

- 16 -
tắc không phân biệt đối xử. Trong khuôn khổ của GATS, nếu một nước mở cửa
một lĩnh vực cho cạnh tranh nước ngoài thì nước đó sẽ phải dành cơ hội đồng
đều cho các nhà cung ứng dịch vụ của tất cả các nước thành viên WTO. (Nguyên
tắc này được áp dụng ngay cả khi một nước không đưa ra cam kết cụ thể nào về
mở cửa thị trường của mình cho các công ty nước ngoài trong khuôn khổ WTO).
Tuy nhiên, hiệp định cũng công nhận rằng đối xử MFN có thể không áp dụng
với mọi hoạt động dịch vụ và do vậy hiệp định đề xuất các bên có thể đưa ra các
ngoại lệ MFN cụ thể. Các điều kiện cho những ngoại lệ này được quy định tại
một phụ lục cho phép rà soát sau 5 năm và thời hạn không quá 10 năm cho việc
áp dụng các ngoại lệ đó.
 Các cam kết mở cửa thị trường và đãi ngộ quốc gia: Cam kết của các
nước về mở cửa thị trường nội địa - và mức độ mở cửa - trong các lĩnh vực cụ
thể chính là kết quả của các cuộc đàm phán. Các cam kết này được liệt kê lại
trong “danh mục” các ngành sẽ được mở cửa, mức độ mở cửa đối với mỗi ngành
(những hạn chế đối với sự tham gia của đối tác nước ngoài được nêu rõ nếu cần)
và các hạn chế có thể có đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (tức khi một số ưu
đãi được dành cho các công ty trong nước nhưng không dành cho các công ty
nước ngoài). Ví dụ: nếu cho phép các công ty viễn thông nước ngoài hoạt động
trên thị trường nội địa, Chính phủ một nước nào đó đã đưa ra cam kết về mở cửa

thị trường. Nếu chính phủ đó hạn chế số lượng giấy phép được cấp thì đó chính
là hạn chế mở cửa thị trường. Cuối cùng, nếu chính phủ đó tuyên bố các công ty
viễn thông nước ngoài chỉ có thể lập một chi nhánh duy nhất trong khi các công
ty trong nước lại có thể lập nhiều chi nhánh thì đó được coi là một ngoại lệ của
nguyên tắc đãi ngộ quốc gia.
Các dịch vụ công được loại khỏi hiệp định và không có qui định nào của
GATS buộc các cơ quan công quyền phải tư nhân hóa các ngành công nghiệp
dịch vụ. Trên thực tế, thuật ngữ “tư nhân hóa” thậm chí cũng không tồn tại trong
văn bản của GATS. GATS cũng không cấm độc quyền của Nhà nước và độc
quyền của tư nhân.
Ngoại lệ này tạo thành một cam kết rõ ràng từ phía các chính phủ thành
viên WTO cho phép dùng quỹ công tài trợ cho các dịnh vụ trong những lĩnh vực
cơ bản thuộc trách nhiệm của các chính phủ. Trong hiệp định, các dịch vụ công
được định nghĩa là các dịch vụ được cung ứng không mang tính thương mại hay
cạnh tranh với các nhà cung ứng dịch vụ khác. Các dịch vụ này không chịu sự
điều chỉnh của GATS, chúng không được đưa ra đàm phán, và các cam kết về

×