Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh phía Bắc thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 120 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ







ĐINH VŨ MAI LINH








XÚC TIẾN ĐẦU TƢTRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP








LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI












Hà Nội – 2013




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ







ĐINH VŨ MAI LINH







XÚC TIẾN ĐẦU TƢTRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP


Chuyên ngành : Kinh Tế Thế Giới và Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế
Mã số:60 31 07




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI





NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS TS. NGUYỄN XUÂN THIÊN









Hà Nội - 2013



MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ iii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI 8
1.1. Khái niệm và vai trò 8
1.1.1. Khái niệm Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 8
1.1.2. Vai tròcủa nguồn vốn FDI 10
1.1.3. Vai trò của XTĐT trực tiếp nƣớc ngoài 13
1.2. Các nội dung xúc tiến đầu tƣ 16
1.2.1. Kỹ thuật xây dựng hình ảnh 16
1.2.2. Kỹ thuật tạo nguồn đầu tƣ 16
1.2.3. Kỹ thuật thực hiện dịch vụ đầu tƣ 18
1.3. Chƣơng trình hành động XTĐT 18
1.3.1. Mục tiêu của hoạt động XTĐT 18
1.3.2. Các biện pháp thực hiện kế hoạch XTĐT 19
1.3.3. Phối hợp thực hiện kế hoạch xúc tiến đầu tƣ 19
1.3.4. Đánh giá định kỳ việc thực hiện kế hoạch XTĐT 20
1.4. Kinh nghiệm XTDT của một số nƣớc 20
1.4.1. Trung Quốc 20
1.4.2. Thái Lan 23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIÊP NƢỚC
NGOÀI TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC 26

2.1. Tình hình thu hút FDI khu vực phía Bắc 26
2.1.1. Khái quát chung tình hình thu hút FDI cả nƣớc 26
2.1.2. Tình hình thu hút FDI khu vực phía Bắc: 29
2.1.3. Tình hình thu hút FDI tại một số tỉnh phía Bắc: 32
2.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong thu hút FDI tại các tỉnh phía Bắc. 42


2.2. Thực trạng Xúc tiến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại một số tỉnh phía
Bắc: Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Nghệ An. 46
2.2.1. Mô hình, chức năng cơ quan XTĐT 47
2.2.2. Chiến lƣợc, Chƣơng trìnhXTĐT FDI 54
2.2.3. Các hoạt động XTĐT 58
2.2.4. Nguồn lực thực hiện XTĐT 73
2.3. Đánh giá hoạt động XTĐT tại các tỉnh phía Bắc 79
2.3.1. Mặt tích cực 80
2.3.2. Tồn tại, hạn chế 83
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XTĐT
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI CÁC TỈNH PHÍA BẮC 87
3.1. Mục tiêu và định hƣớng thu hút FDIđến 2020 87
3.1.1. Mục tiêu thu hút FDI 87
3.1.2. Định hƣớng thu hút FDI tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 91
3.2. Các giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quảXTĐT trực tiếp nƣớc
ngoài tại các tỉnhphía Bắc 95
3.2.1. Xây dựng các cơ quan XTĐT hiệu quả 95
3.2.2. Xây dựng và thực hiện các chiến lƣợc, chƣơng trình thu hút FDI cho
từng địa phƣơng 98
3.2.3. Tăng cƣờng hiệu quả các hoạt động XTĐT 102
3.2.4. Tăng cƣờng các hoạt động hỗ trợ hoạt động XTĐT 103
KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109




i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh
Tiếng Việt
1
AFTA
ASEAN Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do của
ASEAN
2
ASEAN
The Association of
Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
3
APEC
ASIAN-PACIFIC
Economic Conference
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-
Thái Bình Dƣơng
4
ASEM
Asia –Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á-Âu

5
BKHĐT

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ
6
CNH

Công nghiệp hóa
7
CNHT

Công nghiệp hỗ trợ
8
CQXTĐT

Cơ quan Xúc tiến đầu tƣ
9
CSHT

Cơ sở hạ tầng
10
ĐSQ

Đại sứ quán
11
ĐTNN

Đầu tƣ nƣớc ngoài
12
FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
13
GCNĐT

Giấy Chứng nhận đầu tƣ
14
CNHT

Công nghiệp hỗ trợ
15
GPĐT

Giấy phép đầu tƣ
16
HĐH

Hiện đại hóa
17
IMF
International Monetary
Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
18
KCN -
KCX

Khu công nghiệp - Khu chế xuất
19

KTĐT

Kinh tế trọng điểm
20
KH&ĐT

Kế hoạch và Đầu tƣ


ii
21
TNCs
Transnational Companies
Công ty xuyên quốc gia
22
TTXTĐT

Trung tâm Xúc tiến đầu tƣ
23
UBND

Ủy ban Nhân dân
24
USD
United States Dollar
Đô la Mỹ
25
UNCTAD
United Nations
Conference on Trade and

Development
Hội nghị Liên Hợp Quốc về
Thƣơng mại và Phát triển
26
UNDP
UnitedNations
Development Programme
Chƣơng trình Phát triển Liên hợp
Quốc
27
VĐT

Vốn đầu tƣ
28
XTĐT

Xúc tiến đầu tƣ
29
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thƣơng mại thế giới




iii
DANH MỤC BẢNG
STT
Số hiệu
Nội dung

Trang
1
Bảng 1.1
Các kỹ thuật xúc tiến đầu tƣ
18
2
Bảng 2.1
Tình hình thu hút FDI các tỉnh khu vực phía Bắc
(2007-T10.2012)
29

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Hình 2.1
Tình hình thu hút FDI của cả nƣớc (2007- T10.2012)
25
2
Hình 2.2
Tình hình thu hút FDI cả nƣớc phân theo vùng
(1988- T10.2012)
28
3
Hình 2.3
Tình hình thu hút FDI của 5 tỉnh phía Bắc (1988-2006)
31
4

Hình 2.4
Tình hình thu hút FDI của 5 tỉnh phía Bắc (2007-
T10.2012)
32
5
Hình 2.5
Tình hình thu hút FDI thành phố Hải Phòng (2007-
T10.2012)
33
6
Hình 2.6
Tình hình thu hút FDI tỉnh Vĩnh Phúc (2007-
T10.2012)
35
7
Hình 2.7
Tình hình thu hút FDI tỉnh Vĩnh Phúc (2007-
T10.2012)
37
8
Hình 2.8
Tình hình thu hút FDI tỉnh Phú Thọ
(2007-T10.2012)
38
9
Hình 2.9
Tình hình thu hút FDI tỉnh Yên Bái
(2007-T10.2012)
40
10

Hình 2.10
Mô hình tổ chức XTĐT cấp trung ƣơng
46
11
Hình 2.11
Mô hình tổ chức XTĐT cấp địa phƣơng
53
12
Hình 2.12
Quy trình XTĐT từ nghiên cứu ban đầu đến hoạt động
60




iv
DANH MỤC HỘP
STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Hộp 2.1
Đoàn cán bộ cấp cao thành phố thăm và làm việc tại
Nhật Bản
63
2
Hộp 2.2
UBND tỉnh Nghệ An gặp mặt các nhà đầu tƣ Mỹ và
Hồng Kông

65

Bảng 1.1: Các kỹ thuật xúc tiến đầu tƣ 19
Hình 2.1: Tình hình thu hút FDI của cả nƣớc (2007- T10.2012) 26
Hình 2.2: Tình hình thu hút FDI cả nƣớc phân theo vùng (1988- T10.2012) 29
Bảng 2.1: Tình hình thu hút FDI các tỉnh khu vực phía Bắc (2007-T10.2012) 30
Hình 2.3: Tình hình thu hút FDI của 5 tỉnh phía Bắc (1988-2006) 32
Hình 2.4: Tình hình thu hút FDI của 5 tỉnh phía Bắc (2007- T10.2012) 33
Hình 2.5: Tình hình cấp phép và thu hút FDI thành phố Hải Phòng 34
Hình 2.6: Tình hình cấp phép và thu hút FDI tỉnh Vĩnh Phúc (2007-T10.2012) 36
Hình 2.7: Tình hình cấp phép và thu hút FDI tỉnh Nghệ An (2007-T10.2012) 38
Hình 2.8: Tình hình cấp phép và thu hút FDI tỉnh Phú Thọ (2007-T10.2012) 39
Hình 2.9: Tình hình cấp phép và thu hút FDI tỉnh Yên Bái (2007-T10.2012) 41
Hình 2.10: Mô hình tổ chức XTĐT cấp trung ƣơng 47
Hình 2.11: Mô hình tổ chức XTĐT cấp địa phƣơng 54
Hình 2.12 : Quy trình XTĐT từ nghiên cứu ban đầu đến hoạt động 62
Hộp 2.1 : Đoàn cán bộ cấp cao Thành phố Hải Phòng thăm và làm việc tại Nhật
Bản 64
Hộp 2.2: UBND tỉnh Nghệ An gặp mặt các nhà đầu tƣ Mỹ và Hồng Kông (Cập nhật
lúc 18:36' 2/6/2012) 66





1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự

phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. FDI đã đƣợc công nhận một cách rộng rãi, đem
lại những lợi thế quan trọng cho các nền kinh tế tiếp nhận nó.
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tƣ phát
triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nƣớc,
tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, thúc đẩy tăng trƣởng xuất khẩu và
hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc
tế, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tƣ đều yêu cầu Việt Nam cần có một môi trƣờng
đầu tƣ thông thoáng hơn, cụ thể nhƣ về chính sách pháp luật, chính sách ƣu đãi đầu
tƣ và thủ tục hành chính… cần nhất quán, minh bạch.
Đối với khu vực phía Bắc Việt Nam, dòng vốn FDI vào khu vực này trong
thời gian qua cho thấy có một khoảng cách lớn so với các tỉnh phía Nam mặc dù
hiện đang có nhiều cơ hội thu hút nhiều đầu tƣ hơn nữa vào khu vực phía Bắc.
Chính phủ đã đầu tƣ tƣơng đối lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ cầu, đƣờng, bến
cảng, tại khu vực này để nâng cao hơn nữa nguồn vốn FDI. Về chất lƣợng nguồn
nhân lực, các tỉnh miền Bắc có một số ƣu điểm rõ rệt. Tuy nhiên, hình ảnh chung về
các tỉnh phía Bắc với tƣ cách một điểm đến cho đầu tƣ thì chƣa đạt độ nét cao. Các
nhà đầu tƣ đều nhận thấy chính quyền địa phƣơng các tỉnh phía Bắc ít tích cực hơn
trong việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài so với các tỉnh phía Nam.
Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu hệ thống giải pháp nâng cao hiệu
quả nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thí điểm ở khu vực phía Bắc Việt Nam
phù hợp trong giai đoạn mới hiện nay là một yêu cầu rất bức thiết. Một mặt, việc áp
dụng hệ thống này giúp công tác quản lý dự án và xúc tiến đầu tƣ nƣớc ngoài đảm
bảo tính khoa học, tính so sánh và tính kinh tế, từ đó các nhà kinh tế, các nhà đầu tƣ
phân tích nắm bắt đƣợc cơ hội đầu tƣ và kinh doanh tại khu vực phía Bắc nói riêng
và Việt Nam nói chung. Mặt khác, việc áp dụng hệ thống giải pháp này tạo ra một
quan điểm thống nhất giữa các cơ quan quản lý dự án, cơ quan xúc tiến đầu tƣ ở cả
Trung ƣơng và địa phƣơng.



2
Trong bối cảnh đó, các vấn đề đang đặt ra hiện nay là:
Hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài tại địa phương là gì? Những thành tựu
thu hút đầu tư của các tỉnh khu vực phía Bắc đã tương xứng với tiềm năng của khu
vực hay chưa? Các địa phương cần làm gì để có thể nâng cao hiệu quả thu hút đầu
tư các nguồn FDI trong bối cảnh hiện nay? Những khó khăn mà các địa phương
gặp phải trong hoạt động XTĐT?
Đề tài “Xúc tiến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại một số tỉnh phía Bắc: Thực
trạng và giải pháp” chính là nhằm giải quyết các vấn đề và câu hỏi nêu ra ở trên.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua hơn hai mƣơi năm thực hiện Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, trong
nƣớc, các Đề tài nghiên cứu khoa học về đầu tƣ nƣớc ngoài của các Bộ, ngành đặc
biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ phục vụ công tác quản lý Nhà nƣớc cũng tƣơng đối
đầy đủ, tập trung vào các vấn đề: Phân cấp quản lý Nhà nƣớc trong công tác quản lý
đầu tƣ nƣớc ngoài; Xây dựng danh mục thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài; Dự báo nguồn
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài quốc tế và khu vực; Khảo sát nghiên cứu nguồn vốn đầu tƣ
ra nƣớc ngoài của các khu vực EU, Nhật Bản, Mỹ;
Về vấn đề Hoạt động XTĐT ở các tỉnh phía Bắc nói riêng và tại Việt Nam nói
chung và thu hút ĐTNN tại Việt Nam, hiện cũng có một số công trình nghiên cứu
liên quan nhƣ:
1) Đề tài “Nâng cao hiệu quả xúc tiến nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
vào các tỉnh khu vực phía Bắc” Đề tài khoa học cấp Bộ (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ)
năm 2006 do TS. Hoàng Văn Huấn làm chủ nhiệm, đã đƣa ra các đánh giá về thực
trạng thu hút đầu tƣ tại các tỉnh khu vực phía Bắc và các giải pháp nâng cao hiệu
quả xúc tiến nguồn vốn đầu tƣ đến năm 2010.
2) Đánh giá về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam sau 20 năm ban hành
Luật Đầu tƣ, Báo cáo “20 năm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam” của Cục
Đầu tƣ nƣớc ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tại “Hội nghị Tổng kết 20 năm Đầu tƣ
nƣớc ngoài tại Việt Nam” với nội dung chính: tóm tắt quá trình hình thành hệ thống
pháp luật về ĐTNN tại Việt Nam; Kết quả thu hút và sử dụng vốn ĐTNN vào Việt

Nam; Tác động của ĐTNN đối với nền kinh tế; Triển vọng ĐTNN tại Việt Nam
trong thời gian tới; Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và các giải pháp chủ yếu
nhằm thu hút ĐTNN tại Việt Nam. Trong đó, để triển khai thực hiện việc thu hút


3
và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN trong giai đoạn 2006- 2010 và một số năm về sau,
Chính phủ sẽ chỉ đạo thực hiện các giải pháp chủ yếu, trong đó nhấn có nhấn mạnh
về nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tƣ.
3) Đánh giá về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua,
bài viết “Một số giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài đến năm
2020” của Th.S Nguyễn Đăng Bình - Phó Vụ trƣởng Vụ Tổng hợp Bộ Kế hoạch và
Đầu tƣ đƣợc in trên tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội đã phân tích dòng
vốn FDI vào Việt nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, ĐTNN cũng có những mặt
hạn chế nhƣ vốn ĐTNN tăng thấp trong thời gian gần đây và phục hồi chậm sau
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới; đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào
vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đầu tƣ vào nông nghiệp và nông
thôn, điện, nƣớc, tài chính, tín dụng, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, hoạt động
phục vụ cá nhân và cộng đồng, chiếm tỷ lệ còn thấp và chậm đƣợc cải thiện;
nhiều doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài có tỷ lệ nhập khẩu cao, nhƣng không chú
trọng sản xuất mà chỉ tập trung vào gia công, lắp ráp và khai thác thị trƣờng nội địa
là chủ yếu, làm ảnh hƣởng đến cán cân thƣơng mại. Có những doanh nghiệp lợi
dụng kẽ hở về chính sách, pháp luật của Việt Nam để thực hiện hành vi chuyển giá,
kê khai lỗ hoặc lợi nhuận thấp, nên đóng góp rất hạn chế đối với nguồn ngân sách
nhà nƣớc của Việt Nam. Có những dự án ĐTNN sử dụng công nghệ thấp, tiêu hao
nhiều năng lƣợng, gây ô nhiễm môi trƣờng,
4) Tài liệu giảng dạy về “Marketing địa phƣơng, Chiến lƣợc và Kế hoạch hành
động XTĐT” của TS. Bùi Văn, Nguyên PGĐ chƣơng trình FullBright (của trƣờng
ĐH Havard) tại Tp. HCM tại “Lớp tập huấn về Xúc tiến đầu tƣ cho các tỉnh khu vực
phía Bắc” của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tháng 08 năm 2011. Bài giảng này đƣợc trích

và biên soạn lại từ bộ Giáo trình “Tiếp thị Địa phƣơng” trong Chƣơng trình giạng
dạy Kinh tế Fullbright tại Việt Nam (2003) đề cập tới những kiến thức về:
Marketing địa phƣơng; Các chiến lƣợc Marketing địa phƣơng; Kế hoạch triển khai
các hoạt động XTĐT tại các địa phƣơng, bao gồm chiến lƣợc trung hạn, kế hoạch
hành động hàng năm và kế hoạch triển khai hoạt động cụ thể. Đây là những kiến
thức rất mới về hình thức tự quảng bá và tiếp thị địa phƣơng tới các nhà đầu tƣ cũng
nhƣ việc cần thiết phải xây dựng các Chiến lƣợc và kế hoạch XTĐT cụ thể tại các
địa phƣơng theo từng thời kỳ và giai đoạn.


4
5) Japan International Cooperation Agency (JICA) in collaboration with
Foreign Investment Agency (FIA) (2010). A guide to Foreign Direct Investment for
Provinces in Vietnam. Quyển sách này đề cập tới vai trò của Cục Xúc tiến đầu tƣ,
các cơ quan XTĐT ở các địa phƣơng, tầm quan trọng của việc xây dựng các chiến
lƣợc XTĐT tại các địa phƣơng, các công cụ XTĐT. JICA phối hợp với Cục Đầu tƣ
nƣớc ngoài đã khảo sát tại các địa phƣơng và đƣa ra các giải pháp mới thiết thực về
các hình thức, hoạt động XTĐT nhƣ: việc thu thập và duy trì dữ liệu, xây dựng các
quyển sách giới thiệu về địa phƣơng, xây dựng website trực tuyến, các dịch vụ hỗ
trợ sau đầu tƣ,…. Cuốn sách này đƣợc xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ phát triển
năng lực cho các nhân viên XTĐT tại Trung Ƣơng và cả địa phƣơng. Ngoài ra,
cuốn sách còn cập nhật thêm những kiến thức về kinh doanh quốc tế và kinh
nghiệm thực tế trong quá trình thực hiện hoạt động XTĐT của các chuyên gia JICA.
6) Carlier, Amanda and Son Tran (2006). Investment Climate Assessment
Vietnam. Workshop on Investment Climate and Foreign Direct Investment in
CLMV contries. Private Sector Development, The World Bank. Hanoi. Trong Hội
thảo về Đánh giá môi trƣờng đầu tƣ và Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại các nƣớc
CLMV (Căm pu chia, Lào, Myanmar, Việt Nam) trong khu vực ASEAN, Bản Báo
cáo này đã đánh giá về môi trƣờng đầu tƣ Việt Nam, những điểm mạnh thu hút và
những điểm yếu cần khắc phục để có thể thu hút hơn nữa nguồn vốn FDI vào Việt

Nam, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển kinh tế khu vực tƣ nhân.
Những nền tảng cơ sở lý luận, phân tích khoa học trên là cơ sở rất quan trọng
trong việc nghiên cứu vấn đề thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài trong thời kỳ mới, thời kỳ
hội nhập kinh tế quốc tế. Cần đánh giá đầy đủ những hiệu ứng tích cực và tiêu cực
có thể tạo ra và những định hƣớng giải pháp mới cho công tác điều hành hoạt động
đầu tƣ nƣớc ngoài trong thời gian tới.
Trên bình diện quốc tế, việc áp dụng một hệ thống những vấn đề nâng cao
hiệu quả hoạt động XTĐT và thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc sử dụng
rất rộng rãi thông qua các nghiên cứu của các tổ chức quốc tế nhƣ MIGA,
UNCTAD, UNIDO, JETRO, JBIC
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chủ yếu chỉ mới tập trung phân tích,
nghiên cứu về hoạt động XTĐT tại các nƣớc và tại Việt Nam nói chung chứ chƣa


5
phân tích về một khu vực cụ thể, về các địa phƣơng trong mối liên kết vùng với
nhau trong xu hƣớng kêu gọi, thúc đẩy thu hút đầu tƣ theo vùng hiện nay.
Luận văn “Xúc tiến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại một số tỉnh phía Bắc: Thực
trạng và giải pháp” sẽ góp phần làm cho công tác nghiên cứu về Hoạt động XTĐT
nƣớc ngoài tại Việt Nam mang tính toàn diện đồng thời phân tích các giải pháp mới
cho hoạt động XTĐT, thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực phía Bắc cũng nhƣ
Việt Nam trong giai đoạn tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến XTĐT nguồn vốn FDI;
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động XTĐT ở một số tỉnh phía Bắc;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả XTĐT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá, tổng kết thực trạng công tác XTĐT ở một số tỉnh phía Bắc trong
những năm qua;

- Tổng kết tình hình thu hút FDI tại một số tỉnh khu vực phía Bắc. Qua đó,làm
rõ vai trò của hoạt động XTĐT trong việc thúc đẩy thu hút FDI tại các địa phƣơng;
- Tìm hiểu kinh nghiệm XTĐT ở một số nƣớc khác nhƣ: Trung Quốc, Thái
Lan;
- Đề xuất một số giải phápthúc đẩy và nâng cao hiệu quả XTĐT nguồn vốn
FDI trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của cả nƣớc nói chung và của các tỉnh
phía Bắc nói riêng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn chủ yếu là hoạt động XTĐTcủa các tỉnh
khu vực phía Bắc (bao gồm 29 tỉnh từ Hà Giang tới Quảng Bình theo QĐ số
1220/QĐ-BKH của Bộ trƣởng Bộ KHĐT về chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
XTĐT phía Bắc thuộc Bộ KHĐT), trong đó tập trung vào 5 tỉnh: Vĩnh Phúc, Hải
Phòng, Phú Thọ, Yên Bái, Nghệ An. Đây là các tỉnh nằm ở các khu vực khác nhau
bao gồm: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Qua
việc phân tích tình hình thu hút FDI ở những địa phƣơng có thế mạnhtừ trƣớc tới


6
nay (Hải Phòng, Vĩnh Phúc) với những địa phƣơng mới nổi (Nghệ An) và vẫn còn
hạn chế (Phú Thọ, Yên Bái), chúng ta có thể làm rõ hơn vai trò của hoạt động xúc
tiến đầu tƣ với việc thu hút FDI. Ngoài ra, luận văn còn đề cập phân tích tới các đối
tƣợng khác nhƣ: các cơ quan thực hiện hoạt động XTĐT của Trung ƣơng và địa
phƣơng, các nguồn lực thực hiện hoạt động XTĐT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: phân tích chủ yếu hoạt động XTĐT của các CQXTĐT Trung
Ƣơng và các địa phƣơng khu vực phía Bắc, đặc biệt tập trung vào các CQXTĐT
của 5 tỉnh: Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Phú Thọ, Yên Bái, Nghệ An.
- Thời gian: Số liệu đƣợc sử dụng phân tích, nghiên cứu chủ yếu trong giai
đoạn 5 năm từ 2007 – 2011 và cập nhật 10 tháng năm 2012.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trƣớc hết, luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng để xem xét quá
trình vận động, biến đổi và phát triển của hoạt động xúc tiến đầu tƣ tại một số tỉnh ở
khu vực phía Bắc từ năm 2007 đến nay.
Bên cạnh đó, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng nhằm phân tích
tình hình thu hút FDI và hoạt động XTĐT (những điểm đạt đƣợc và những vấn đề
còn tồn tại) tại một số tỉnh ở khu vực phía Bắc trong thời gian qua, từ đó đƣa ra giải
pháp đẩy mạnh hoạt động XTĐT tại khu vực này trong thời gian tới.
Các phƣơng pháp so sánh cũng đƣợc luận văn sử dụng để làm nổi bật tính cấp
thiết của việc đẩy mạnh hoạt động XTĐT tại khu vực phía Bắc nói riêng và cho cả
nƣớc nói chung. Đồng thời, phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng nhƣ là một công
cụ phân tích số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của Luận văn
- Phân tích và làm sáng tỏ những khái niệm mới về XTĐT và vai trò của
XTĐT trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài;
- Phân tích những hạn chế và khó khăn trong công tác XTĐT tại các địa
phƣơng phía Bắc;
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩyvà nâng cao hơn nữa hiệu
quả XTĐT nguồn vốn FDI tại một số tỉnh khu vực phía Bắc nói riêng, và cho cả
nƣớc nói chung.


7
7. Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn đƣợc
kết cấu thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Khái quát về xúc tiến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Chƣơng 2: Thực trạng xúc tiến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại một số tỉnh
phía Bắc
Chƣơng 3: Giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả XTĐT trực tiếp nƣớc

ngoài tại các tỉnh phía Bắc


8
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI

1.1. Khái niệm và vai trò
1.1.1. Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tƣ nói chung là việc huy động và sử dụng mọi nguồn vốn (gồm cả tài sản
hữu hình và tài sản vô hình) phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm
hay cung cấp dịch vụ để thu đƣợc lợi nhuận và các lợi ích phát triển kinh tế, xã hội.
Đứng trên phƣơng diện quốc tế, đầu tƣ là việc di chuyển vốn hoặc bất kỳ hình
thức giá trị nào từ nƣớc này sang nƣớc khác để sử dụng vào một hoạt động nhất
định nhằm thu lợi nhuận và các mục tiêu kinh tế, xã hội. Theo giáo trình Đầu tƣ
Quốc tế của tác giả Phùng Xuân Nhạ, xuất bản năm 2001 thì đầu tƣ đƣợc hiểu nhƣ
sau: "Đầu tƣ là việc sử dụng nột lƣợng tài sản nhất định nhƣ vốn, công nghệ, đất
đai, vào một hoạt động kinh tế cụ thể nhằm tạo ra một hoặc nhiều sản phẩm cho xã
hội để thu lợi nhuận." [20, tr.28]
Về bản chất, đầu tƣ quốc tế là hình thức xuất khẩu tƣ bản, một hình thức cao
hơn của xuất khẩu hàng hoá. Hai hình thức xuất khẩu này luôn bổ sung và hỗ trợ
nhau trong chiến lƣợc thâm nhập, chiếm lĩnh thị trƣờng của các công ty, tập đoàn
hiện nay. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá, hoạt động đầu tƣ quốc tế ngày càng
phát triển mạnh mẽ, không thể tách rời trong hợp tác kinh tế của các các nƣớc.
Trên phƣơng diện một nƣớc đầu tƣ quốc tế là đầu tƣ nƣớc ngoài. Đầu tƣ nƣớc
ngoài là việc các nhà đầu tƣ, pháp nhân hoặc cá nhân đƣa vốn hoặc bất kỳ hình thức
giá trị nào vào nƣớc tiếp nhận đầu tƣ để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh
doanh dịch vụ nhằm thu lợi nhuận và đạt đƣợc các hiệu quả xã hội.
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) là một dạng của đầu tƣ quốc tế nói chung.
Khái niệm về FDI đƣợc thừa nhận rộng rãi trên thế giới:

* Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF): Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) là một
loại hình đầu tƣ quốc tế trong đó một tổ chức cƣ trú tại một nền kinh tế thu đƣợc lợi
ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Lợi ích lâu dài ở đây
hàm ý sự tồn tại trong thời gian dài của một mối quan hệ giữa nhà đầu tƣ trực tiếp
và doanh nghiệp này và mức độ ảnh hƣởng đáng kể của nhà đầu tƣ đối với doanh
nghiệp này.Đầu tƣ trực tiếp nhằm đạt đƣợc những lợi ích lâu dài trong một doanh


9
nghiệp hoạt động trên lãnh thổ một nền kinh tế khác nền kinh tế nƣớc chủ đầu tƣ.
Mục đích của chủ đầu tƣ là nhằm giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
* Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): Đầu tƣ trực tiếp đƣợc
thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc
biệt là những khoản đầu tƣ mang lại khả năng tạo ảnh hƣởng đối với việc quản lý
doanh nghiệp này bằng cách thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một
chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tƣ.
* Theo Hội nghị Thƣơng mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD):
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là sự đầu tƣ với một quan hệ dài hạn, phản ánh lợi ích
và sự kiểm soát lâu dài của một chủ thể thƣờng trú trong một nền kinh tế (nhà đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài hay công ty mẹ) tại một doanh nghiệp trong một nền kinh tế
khác không phải nền kinh tế của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài hoặc doanh nghiệp chi nhánh hoặc cơ sở chi nhánh ở nƣớc
ngoài). FDI hàm ý nhà đầu tƣ có ảnh hƣởng đáng kể tới việc quản lý điều hành
doanh nghiệp ở nền kinh tế khác. Sự đầu tƣ nhƣ vậy bao gồm cả những giao dịch
ban đầu giữa hai chủ thể cũng nhƣ tất cả các giao dịch về sau giữa hai bên và giữa
các cơ sở chi nhánh ở nƣớc ngoài, cả chi nhánh có gắn kết và chi nhánh không gắn
kết. FDI có thể do các cá thể cũng nhƣ các chủ thể kinh doanh thực hiện. Dòng FDI
bao gồm vốn do một nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cung cấp (trực tiếp hoặc thông
qua các doanh nghiệp liên quan) cho một doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài hoặc là vốn nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhận đƣợc từ một doanh nghiệp

có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, có 3 thành phần trong FDI: vốn cổ phần, thu
nhập tái đầu tƣ và các khoản vay trong nội bộ công ty.
* Một khái niệm khái quát khác về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: Đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài tại một quốc gia là việc nhà đầu tƣ ở một nƣớc khác đƣa vốn bằng
tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia đó để có quyền sở hữu và quản lý hoặc có
quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại nƣớc khác đó, với mục tiêu tối đa hoá lợi
ích của mình. Tài sản trong khái niệm này có thể là tài sản hữu hình (máy móc, thiết
bị, quy trình công nghệ, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị…) hoặc tài sản tài
chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ,…).Nhƣ vậy, theo một cách hiểu
đơn giản, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là hình thức đầu tƣ quốc tế trong đó chủ đầu


10
tƣ ở một nƣớc đầu tƣ toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tƣ của các dự án ở nƣớc khác
nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát các doanh nghiệp sản xuất
hoặc kinh doanh dịch vụ thƣơng mại.
* Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam (1987): “Đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoàilàviệc tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đƣa vào Việt Nam vốn bằng tiền nƣớc
ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào đƣợc Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh
doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp
100% vốn nƣớc ngoài theo quy định của Luật này”[24,tr.1].
* Luật Đầu tƣ (2005) của Việt Nam không định nghĩa gộp “Đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài” mà tách thành hai khái niệm “Đầu tƣ trực tiếp” và “Đầu tƣ nƣớc
ngoài”. “Đầu tƣ trực tiếp là hình thức đầu tƣ do nhà đầu tƣ bỏ vốn đầu tƣ và tham
gia quản lý hoạt động đầu tƣ. Đầu tƣ nƣớc ngoài (ĐTNN) là việc nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài đƣa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành
hoạt động đầu tƣ”[25,tr.1-2].Do vậy đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài có thể hiểu là việc
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tham gia
quản lý hoạt động đầu tƣ tại nƣớc tiếp nhận đầu tƣ.
1.1.2. Vai tròcủa nguồn vốn FDI

1.1.2.1. Vai trò tích cực
- Bổ sung nguồn vốn. Trong các lý luận về tăng trƣởng kinh tế, nhân tố vốn
luôn đƣợc đề cập đến nhƣ là một nhân tố vô cùng quan trọng. Khi một nền kinh tế
muốn tăng trƣởng nhanh hơn, nó cần có nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nƣớc
không đủ, nền kinh tế sẽ cần đến vốn từ nƣớc ngoài. Trong các nguồn vốn nƣớc
ngoài thì vốn FDI đƣợc đánh giá là rất quan trọng đối với nhiều nƣớc. FDI chiếm
một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội của các nƣớc đang và kém
phát triển. Ngoài ý nghĩa bổ sung một lƣợng vốn đáng kể cho đầu tƣ phát triển kinh
tế, cần nói đến chất lƣợng của vốn FDI. Sự có mặt của nguồn vốn này đã góp phần
tạo điều kiện cho nguồn vốn nhà nƣớc tập trung vào các vấn đề kinh tế xã hội ƣu
tiên. Nguồn vốn này cũng góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của vốn trong
nƣớc. Các doanh nghiệp FDI vừa tạo ra sự hợp tác vừa tạo sự cạnh tranh với các
doanh nghiệp trong nƣớc. Từ đó thúc đẩy đầu tƣ trong nƣớc phát triển, gắn kết các
công ty trong nƣớc với thị trƣờng thế giới. Nhờ vậy, nền kinh tế trong nƣớc phát
triển hiệu quả hơn.


11
- Tiếp nhận chuyển giao công nghệ. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ
giúp một nƣớc có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các
công ty này đă tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí
lớn. Công nghệ đƣợc chuyển giao thông qua FDI có thể nói là có nhiều ƣu điểm.
Thứ nhất, doanh nghiệp có đƣợc công nghệ “trọn gói”. Thứ hai, nó giúp phá vỡ sự
cân bằng hiện thời của thị trƣờng và buộc các hãng nội địa phải tự đổi mới. Thứ ba,
công nghệ mới và hiện đại thƣờng chỉ có đƣợc thông qua quan hệ nội bộ công ty.
Thứ tƣ, lợi thế của một công ty đa quốc gia giúp khai thác tiềm lực công nghệ hiệu
quả. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nƣớc thu
hút đầu tƣ còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của nƣớc sở tại.
- Tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực. Một trong những mục đích của
FDI là khai thác các điều kiện để đạt đƣợc chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có

vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ thuê mƣớn nhiều lao động địa phƣơng. Thu nhập của một
bộ phận dân cƣ địa phƣơng đƣợc cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trƣởng
kinh tế của địa phƣơng. Trong quá trình thuê mƣớn đó, đào tạo các kỹ năng nghề
nghiệp, mà trong nhiều trƣờng hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nƣớc đang phát triển
thu hút FDI, sẽ đƣợc xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có
kỹ năng cho nƣớc thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thƣờng, mà cả các nhà
chuyên môn địa phƣơng cũng có cơ hội làm việc và đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ ở
các xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. FDI chủ yếu đƣợc tiến hành
bởi các công ty xuyên quốc gia (TNCs) và thƣờng tập trung vào các ngành công
nghiệp và dịch vụ, vì vậy FDI đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển các ngành này của
nƣớc đang và kém phát triển. Vì vậy dụng vốn FDI tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu lớn
trong nền kinh tế của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Cơ cấu các ngành công nghiệp và dịch
vụ ngày càng tăng cao tạo điều kiện tăng nhanh tỷ trọng về sản lƣợng, việc làm,
xuất khẩu…trong các ngành này. Đây là một điểm thuận lợi lớn mà các nƣớc tiếp
nhận FDI cần nắm bắt và tận dụng để phát triển kinh tế quốc gia.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường
quốc tế. Vai trò này của FDI thể hiện rất rõ nét ở các nƣớc áp dụng chính sách thu
hút FDI hƣớng vào xuất khẩu. Sự xuất hiện của các dự án FDI đi kèm với công


12
nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại đã giúp các nƣớc nâng cao chất lƣợng và đa dạng
hóa các mặt hàng xuất khẩu. Các dự án FDI tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng
cao hơn, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế hơn. Khi thu hút FDI từ các TNCs, không chỉ
xí nghiệp có vốn đầu tƣ của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác
trong nƣớc có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá tr
́
nh phân công
lao động khu vực. Chính vì vậy, nƣớc thu hút đầu tƣ sẽ có cơ hội tham gia mạng

lƣới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. Nhƣ vậy, FDI đă vừa làm
tăng năng lực xuất khẩu vừa mở rộng thị trƣờng xuất khẩu cho các nƣớc nhận đầu
tƣ. Ở nhiều quốc gia kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI chiếm
tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc.
- Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy mạnh tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế và khu vực. Trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động ĐTNN
ngày càng có ý nghĩa và vai trò quan trọng. Quan hệ đầu tƣ góp phần thúc đẩy các
quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển. Cam kết bảo đảm cho hoạt động FDI và
hiệu quả của các dự án FDI là cơ sở để các nƣớc đang phát triển thu hút các nguồn
vốn ĐTNN khác. Quan hệ thƣơng mại của các nƣớc mở rộng theo quá trình phát
triển của các doanh nghiệp có vốn FDI. Các doanh nghiệp này trong giai đoạn xây
dựng cơ bản có nhu cầu nhập khẩu rất lớn. Trong quá trình hoạt động, các doanh
nghiệp này lại có nhu cầu nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu và xuất khẩu sản phẩm.
Ngoại thƣơng của các nƣớc nhận đầu tƣ đƣợc mở rộng cả về chủng loại hàng hóa
cũng nhƣ thị trƣờng nhờ rất nhiều vào các doanh nghiệp có vốn FDI. Thông qua các
dự án FDI, nhất là các dự án của TNCs, các nƣớc đang phát triển từng bƣớc tham
gia vào phân công lao động quốc tế và vào hệ thống sản xuất thế giới.
1.1.2.2. Tác động tiêu cực
Dòng vốn FDI không chỉ mang lại rất nhiều những thuận lợi cho nƣớc tiếp
nhận đầu tƣ mà nó còn có những tác động tiêu cực. Yêu cầu đặt ra là nƣớc tiếp nhận
phải giải quyết tốt các vấn đề này hoặc hạn chế nó để FDI mang lại hiệu quả kinh tế
và ích lợi xã hội cao nhất cho quốc gia mình. Các vấn đề còn tồn tại bao gồm:
- Sự giảm sút các công ty địa phƣơng. Các doanh nghiệp FDI với lợi thế về
quy mô và công nghệ sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trƣờng lao động cũng nhƣ thị
trƣờng hàng hoá nƣớc bản địa. Việc thành lập mới các công ty địa phƣơng là rất khó


13
khăn khi phải cạnh tranh với doanh nghiệp FDI. Việc giảm sút số lƣợng doanh
nghiệp nội địa ảnh hƣởng đến nội lực của nền kinh tế.

- Độcquyềnxuấthiện. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI khiến nhiều
doanh nghiệp trong nƣớc phải không ngừng đổi mới để nâng cao tính cạnh tranh
nhằm trụ lại trong cuộc đua với doanh nghiệp FDI. Nhƣng doanh nghiệp FDI còn có
thể dùng đến những chiến lƣợc kinh doanh xấu nhƣ phá giá, chèn ép, và chuyển giá
ngầm trong nội bộ để đẩy các doanh nghiệp trong nƣớc ra khỏi thị trƣờng, nhằm
giành độc quyền. Độc quyền đem lại lợi ích to lớn cho các nhà đầu tƣ song nó tạo ra
những tác động tiêu cực đối với thị trƣờng nƣớc tiếp nhận, làm giảm sút lợi ích kinh
tế, xã hội.
- Mặt trái của “công nghệ trọn gói”. FDI có thể làm hạnh chế sự phát triển của
ngành nghiên cứu và phát triển công nghệ trong nƣớc. Nếu Chính phủ không có biện
pháp khuyến khích hợp lý đối với hệ thống nghiên cứu khoa học và triển khai trong
nƣớc thì sự có mặt của công nghệ nƣớc ngoài thông qua FDI sẽ đẩy ngành nghiên
cứu vào thế phá sản và kết cục chỉ là một sự phụ thuộc hầu nhƣ hoàn toàn vào công
nghệ nƣớc ngoài với chi phí đắt đỏ nhiều lần hơn các công nghệ trong nƣớc.
- Lối sống và các vấn đề xã hội. Sự tập trung dòng vốn FDI vào các vùng kinh
tế trọng điểm, các thành phố lớn sẽ làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa các
vùng, tạo sức hút mạnh mẽ các dòng di cƣ từ nông thôn ra thành thị, góp phần tăng
cƣờng lực lƣợng sản xuất, nhƣng cũng làm căng thẳng thêm tình trạng quá tải và
nhiều vấn đề xã hội tại các đô thị. Những mối quan hệ lao động giữa ngƣời sử dụng
lao động, giới chủ và ngƣời lao động cũng sẽ phức tạp hơn trong quá trình tăng
trƣởng nhanh đầu tƣ nƣớc ngoài.
1.1.3. Vai trò của XTĐT trực tiếp nước ngoài
1.1.3.1. Khái niệm xúc tiến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Tầm quan trọng đƣợc nâng cao của FDI đối với phát triển kinh tế và sự cạnh
tranh mạnh mẽ hơn giữa các địa bàn đã làm cho việc xúc tiến đầu tƣ trở thành một
hoạt động ngày càng đƣợc nâng cao không chỉở các nƣớc phát triển mà còn ở cả các
nƣớc đang phát triển.
Xúc tiến đầu tƣđang ngày càng trở nên đa dạng. Nó không chỉđơn giản là việc
mở rộng thị trƣờng nội địa cho các nhàđầu tƣ nƣớc ngoài và xúc tiến tổng hợp của



14
các nƣớc. Không có một khái niệm nhất quán về “xúc tiến đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài”, song theo nghĩa hẹp, trong nghiên cứu về “Chiến lƣợc xúc tiến FDI tại nƣớc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do công ty PriceWaterhouseCoopers thực
hiện dƣới sự tài trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), khái niệm về xúc
tiến đầu tƣđƣợc đƣa ra nhƣ sau: “Theo nghĩa hẹp, xúc tiến đầu tƣ có thểđƣợc định
nghĩa là các biện pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thông qua một biện pháp
tiếp thị tổng hợp của các chiến lƣợc sản phẩm, xúc tiến và giá”[5,tr.1].
Sản phẩm, trong khái niệm về xúc tiến đầu tƣ, chính là quốc gia tiếp nhận đầu
tƣ. Để phát triển các chiến lƣợc tiếp thị phù hợp, cần phải hiểu những thuận lợi và
bất lợi thực sự của quốc gia trƣớc các đối thủ cạnh tranh.
Giá cả là giá mà nhàđầu tƣ phải trảđểđịnh vị và hoạt động tại quốc gia đó. Giá
này có thể bao gồm giá sử dụng cơ sở hạ tầng, các tiện ích, thuế, ƣu đãi, bảo hộ thuế
quan, v.v…
Xúc tiến là những hoạt động phổ biến thông tin về hoặc các nỗ lực tạo nên một
hình ảnh về quốc gia và cung cấp các dịch vụđầu tƣ cho các nhàđầu tƣ tiềm năng.
Ở đây, XTĐT có thể hiểu là tổng thể các biện pháp, các hoạt động nhằm định
hƣớng nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến với các cơ hội đầu tƣ tại một quốc gia hay thu hút
sự quan tâm của nhà đầu tƣ vào một nƣớc cụ thể nào đó. Các hoạt động này do các
cơ quan chính phủ và địa phƣơng, các tổ chức, doanh nghiệp, trong và ngoài nƣớc
thực hiện dƣới nhiều hình thức và thông qua các phƣơng tiện thông tin để thúc đẩy
thu hút nguồn vốn FDI cho quốc gia.
Trên thực tế, XTĐT có thể hiểu đơn giản là việc phối hợp hài hoà với các cơ
quan hữu quan tạo ra các cơ hội đầu tƣ; quảng bá, giới thiệu đất nƣớc hay địa
phƣơng mình qua đó thăm dò, tìm kiếm vẫn động các nhà đầu tƣ; tiếp theo đó là
quá trình tƣ vấn hỗ trợ các nhà đầu tƣ trong cả quá trình cấp phép và hoạt động.
Tóm lại, bản chất của XTĐT là kết nối và đồng hành với nhà đầu tƣ.
1.1.3.2. Vai trò của XTĐT trực tiếp nước ngoài
1/ XTĐTlà biện pháp quan trọng để thu hút nguồn vốn FDI:

FDI có thể mang nhiều lợi ích khác nhau lại cho nƣớc sở tại nhƣ: tạo nguồn
vốn quan trọng cho đầu tƣ phát triển; giúp tiếp cận và mở rộng thị trƣờng quốc tế,
nâng cao năng lực xuất khẩu của nƣớc sở tại; thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên


15
tiến, kinh nghiệm quản lý; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập; góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế; mở rộng quan hệđối ngoại, chủđộng hội nhập vào nền kinh tế
khu vực và thế giới Vì vậy, trong tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay đang có sự
cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia nhằm thu hút dòng vốn FDI.
Thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tƣ nhƣ xây dựng hình ảnh đất nƣớc với
tƣ cách là điểm đến và đang ngày càng đƣợc hoàn thiện, đƣợc giới thiệu tới nhà đầu
tƣ. Tiếp đó, các hoạt động hình thành đầu tƣ nhƣ tổ chức hội thảo, đoàn vận động,
tiếp thị từ xa sẽ kích thích, tác động tích cực tới các nhà đầu tƣ tiềm năng để họ
quyết định đầu tƣ. Đồng thời, các hoạt động tƣ vấn, hỗ trợ nhà đầu tƣ trong quá
trình thực hiện dự án sẽ củng cố niềm tin của các nhà đầu tƣ, khiến họ có thái độ
tích cực đối với việc đầu tƣ vào quốc gia hay địa phƣơng đó, tiếp tục thực hiện hoạt
động đầu tƣ hoặc lôi kéo những nhà đầu tƣ khác. Tất cả những hoạt động trên đều
thuộc phạm vi các hoạt động xúc tiến FDI và có thể giúp thu hút FDI một cách chủ
động, hiệu quả. Do vậy, xúc tiến FDI là biện pháp quan trọng để thu hút FDI nói
riêng và nguồn vốn nói chung.
2/ Xúc tiến FDI góp phần thu hút FDI đúng định hướng
Thông thƣờng, các chiến lƣợc, chƣơng trình xúc tiến FDI đƣợc xây dựng trên
cơ sở chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và các chủ trƣơng, định hƣớng thu hút
FDI. Trên cơ sởđó, các hoạt động xúc tiến FDI sẽđƣợc thực hiện với định hƣớng là
những nhàđầu tƣ tiềm năng phù hợp với mục tiêu thu hút FDI.
Nếu định hƣớng FDI là khuyến khích thu hút các dự án điện tử thì rõ ràng các
hoạt động xúc tiến FDI sẽ tập trung vào các nhà đầu tƣ tiềm năng hay của một số
các nƣớc phát triển khác.
Nếu định hƣớng thu hút FDI là thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào những

địa bàn có nhiều lợi thếđể phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo điều kiện liên
kết phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh thì các hoạt động
xúc tiến FDI sẽ tăng cƣờng quảng bá cho địa bàn đó, hƣớng các nhàđầu tƣ thực hiện
đầu tƣ vào các địa bàn đó.
Hoặc nếu định hƣớng thu hút FDI là khuyến khích các nhàđầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài có tiềm năng lớn về tài chính và nắm công nghệ nguồn thì các hoạt động


16
xúc tiến đầu tƣ sẽ tập trung vào các công ty, tập đoàn lớn có những thế mạnh trên
tại Mỹ, Nhật hoặc Châu Âu
Xúc tiến FDI là các hoạt động định hƣớng tới các nhàđầu tƣ. Do đó, các hoạt
động này có thể chủđộng tác động tới xu hƣớng dòng vốn FDI chảy vào quốc gia
vàđiều này chứng tỏ rằng xúc tiến FDI có thể góp phần không nhỏ giúp VIệt Nam
thu hút FDI theo đúng hƣớng.
1.2. Các nội dung xúc tiến đầu tƣ
1.2.1. Kỹ thuật xây dựng hình ảnh
* Các kỹ thuật xây dựng hình ảnh bao gồm:
- Quảng cáo trên các phƣơng tiện truyền thông chung;
- Tham gia các cuộc triển lãm, hội thảo đầu tƣ;
- Quảng cáo trên các phƣơng tiện tuyên truyền riêng của ngành hoặc khu vực;
- Các đoàn khảo sát tới nƣớc có nguồn đầu tƣ và từ các nƣớc đầu tƣ tới nƣớc
sở tại;
- Hội thảo thông tin chung về cơ hội đầu tƣ.
“Thông qua các hoạt động xây dựng hình ảnh, một đất nƣớc muốn giới thiệu
cho mọi ngƣời biết rằng đất nƣớc đóđang chủđộng tìm kiếm các nhàđầu tƣ vàđang
cố gắng tạo những điều kiện thuận lợi cho các nhàđầu tƣ. Các hoạt động này là nền
tảng của công việc xúc tiến đầu tƣ. Nếu nhàđầu tƣ có nhận thức tiêu cực hoặc thiếu
hiểu biết vềđất nƣớc và các lợi thế của một quốc gia thì các cố gắng xúc tiến đầu tƣ
của quốc gia đó sẽ không đạt hiệu quả cao”. [5]

Nhiệm vụ xây dựng hình ảnh đất nƣớc bắt đầu bằng việc đánh giá xem nhàđầu
tƣ trong các lĩnh vực nói chung hoặc trong các lĩnh vực trọng tâm nói riêng nhận
thức nhƣ thế nào về nƣớc. Những thông tin này sẽ chỉ ra những vấn đềđang tồn tại
để từđó xây dựng, duy trì hình ảnh tích cực trong con mắt nhàđầu tƣ.
1.2.2. Kỹ thuật tạo nguồn đầu tư
* Các kỹ thuật tạo nguồn đầu tƣ thƣờng là:
- Tham gia các chiến dịch qua điện thoại hoặc thƣ tín trực tiếp
- Phái đoàn tham quan riêng về ngành hoặc khu vực từ nƣớc đầu tƣ sang nƣớc
sở tại và ngƣợc lại.
- Hội thảo thông tin về ngành hay một khu vực cụ thể.


17
- Tham gia nghiên cứu những công ty cụ thể.
Mục đích chính của các hoạt động này là nhằm tạo sự hài lòng cho những nhà
đầu tƣ đang có nhu cầu, khuyến khích, kích thích họ đầu tƣ vào quốc gia của mình.
Nói cách khác, hoạt động xây dựng hình ảnh đất nƣớc chính là Marketing đất nƣớc,
tạo ấn tƣợng tốt và giới thiệu đất nƣớc nhƣ một điểm tốt để đầu tƣ.
Trƣớc hết một chiến dịch xây dựng hình ảnh đất nƣớc thƣờng bắt đầu bằng
việc xác định nhận thức của nhàđầu tƣ và mục tiêu của việc xây dựng hình ảnh:
CQXTĐT của quốc gia cần xác định nhàđầu tƣ nghĩ gì vềđất nƣớc mình để trên cơ
sởđó thiết kế chiến dịch xây dựng hình ảnh. Đểđánh giá nhận thức của nhàđầu tƣ,
các cơ quan này nên xem xét các tƣ liệu sách báo, ấn phẩm và khảo sát những
nhàđầu tƣ hoạt động trong các lĩnh vực mục tiêu màđất nƣớc họđang hƣớng tới.
Tiếp đó, xây dựng các chủđề marketing: sau khi xác định đƣợc nhận thức của
nhàđầu tƣ vềđất nƣớc của mình, các cơ quan xúc tiến đầu tƣ cần phải xây dựng
chủđề marketing trọng tâm. Các chủđềđƣợc sử dụng để cải thiện hình ảnh vềđất
nƣớc trong giới đầu tƣ nói chung và phạm vi đối tƣợng mục tiêu của đất nƣớc đó
nói riêng. Đểđạt đƣợc hiệu quả, chủđề này không chỉđơn giản chỉ ra những lợi ích
mà quốc gia đó mang lại cho nhàđầu tƣ mà còn phải có tiếng vang để gây ấn tƣợng

với nhàđầu tƣ rằng nƣớc đó có những cái mà họ cần.
Cuối cùng là lựa chọn, xây dựng các công cụ xúc tiến và tham gia vào các
chƣơng trình phối hợp marketing: "Sau khi xác định đƣợc chủđề marketing hiệu quả
nhất, các cơ quan cần lựa chọn những công cụ marketing phù hợp nhất để truyền
thông điệp. Lựa chọn công cụ phù hợp có vai trò quan trọng trong việc tối đa hoá
khả năng tác động của các hoạt động xúc tiến. Sự phối hợp marketing sẽ thay đổi
theo thời gian. Các công cụ marketing khác nhau có hiệu quả khác nhau trong các
giai đoạn khác nhau của quá trình xây dựng hình ảnh đất nƣớc"[34].
* Các hoạt động tạo nguồn đầu tƣ là những hoạt động nhằm mục đích:
- Củng cố mối quan tâm của nhàđầu tƣ cóđƣợc trong giai đoạn xây dựng hình
ảnh,
- Phát hiện nhu cầu của công ty và chứng minh đƣợc rằng các yêu cầu này
sẽđƣợc thoả mãn tại đất nƣớc đó thông qua việc cung cấp thông tin cóảnh hƣởng
tích cực tới quá trình quyết định đầu tƣ,

×