Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.4 KB, 118 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



LÊ THỊ THANH HUYỀN




THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM


Chuyên ngành: Kinh Tế Chính trị
Mã số: 603101


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ DANH TỐN




HÀ NỘI - 2012



LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Số liệu nêu trong luận văn là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN




Lê Thị Thanh Huyền

i
MỤC LỤC

Mục lục……………………… …………………………………………… i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………………… iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ iv
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC 7
1.1. Đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam 7
1.1.1. Khái niệm chung về FDI và đặc điểm của FDI của Hàn Quốc 7
1.1.2. Mục tiêu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc. 12
1.1.3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc 13
1.2. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á về thu hút vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài và bài học cho Việt Nam 17
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á về thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài 17
1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam 29
CHƯƠNG 2 34
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 34
2.1. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu hút FDI của Hàn Quốc 34
2.1.1. Chính sách thu hút FDI của Việt Nam 34
2.1.2. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc 37
2.2. Tình hình thu hút FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam 43
2.2.1.Vốn và dự án đầu tư 43
2.2.2. Cơ cấu đầu tư 50
2.3. Đánh giá chung về đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam 61
2.3.1.Những kết quả chủ yếu đạt được 61
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 71

ii
2.3.3. Vấn đề đặt ra đối vớithu hút đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc vào
Việt Nam 81
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY
MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN
QUỐC VÀO VIỆT NAM 85
3.1. Bối cảnh mới và ảnh hưởng của nó đến thu hút vốn đầu tư trực nước
ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam 85
3.1.1. Bối cảnh quốc tế 85
3.1.2. Bối cảnh trong nước 90
3.2. Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của Hàn Quốc
vào Việt Nam 93
3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy thu hút vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam. 94
3.3.1. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc 94
3.3.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư trực tiếp nước
ngoài 98
3.3.3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính 100
3.4.4 .Phát triển và nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng 101
3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu của các
doanh nghiệp có vốn FDI của Hàn Quốc 102
3.3.6. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thu hút FDI của Hàn Quốc 103
3.3.7. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ 105
KẾT LUẬN 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110



iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
KTQD : Kinh tế quốc dân
CGCN : Chuyển giao công nghệ
GDP : Tổng sản phẩm quốc dân
CNH : Công nghiệp hóa
ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á
ODA : Viện trợ phát triển chính thức
KCX : Khu chế xuất
KCNC : Khu công nghệ cao
KKT : Khu kinh tế
KCN : Khu công nghiệp
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới

ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
BOT : hợp đồng hợp tác kinh doanh
BTO : Hợp đồng xây dựng - Chuyển giao – Kinh doanh
BT : Hợp đồng xây dựng – chuyển giao
EU : Liên minh Châu Âu





iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Đầu tư của Hàn Quốc ra nước ngoài theo vốn và dự án 15
Bảng 1.2 : Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc tại Châu Á 16
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quốc vào Việt Nam năm
2007 40
Bảng 2.2: ODA của Hàn Quốc cho Việt Nam 42
Bảng 2.3 : FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam, giai đoạn 1988 – 2012 45
Bảng 2.4: Danh sách 10 đối tác đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam từ ngày 01/ 01/
2012- 20/6/2012 48
Bảng 2.5: FDI của Hàn Quốc theo hình thức đầu tư (vốn đầu tư) 52
Bảng 2.6 : FDI của Hàn Quốc theo hình thức đầu tư (dự án đầu tư) 54
Bảng 2.7 : FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư 56
Bảng 2.8. FDI Hàn Quốc phân theo Khu vực tính đến hết tháng 9/2012 59
Bảng 2.9: Tỷ trọng các ngành kinh tế Việt Nam từ năm 2002-2008 66
Bảng 2. 10: Các chỉ tiêu chủ yếu của khu vực đầu tư nước ngoài 67
Bảng 2.11 : FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam theo hình thức đầu tư 72
Bảng 3.1: Dòng Vốn Quốc tế vào các nước đang phát triển giai đoạn 2005-

2012 87
Bảng 3.2: Phân Bổ Dòng FDI giữa các khu vực kinh tế 88


1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mình, Việt Nam luôn
chú trọng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và luôn coi FDI là bộ phận
cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân (KTQD) được khuyến khích
phát triển lâu dài và bình đẳng như các thành phần kinh tế khác. Tính đến hết
năm 2011, tổng số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam là 228 tỷ USD, vốn FDI
được thực hiện là 90,351 tỷ USD.
Hàn Quốc là một nước công nghiệp mới. Hai nước Việt Nam – Hàn
Quốc đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ năm 1992. Từ lâu, Chính phủ
Việt Nam đã xác định Hàn Quốc là một đối tác kinh tế quan trọng. Đầu tư từ
Hàn Quốc vào Việt nam, đặc biệt là đầu tư trực tiếp luôn được Chính Phủ
Việt Nam đánh giá cao và nỗ lực xúc tiến, thúc đẩy quan hệ này ngày càng
phát triển.
Các nhà đầu tư Hàn Quốc rất quan tâm đến thị trường đầy tiềm năng
của Việt Nam, đã đầu tư vào Việt Nam từ năm 1988, ngay sau khi Luật đầu tư
trực tiếp nước ngoài của Việt Nam có hiệu lực. Tính đến hết năm 2011, vốn
FDI đăng ký của Hàn Quốc vào Việt Nam là 23,961 tỷ USD
Tuy nhiên, kết quả thu hút vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam vẫn
chưa tương xứng với tiềm năng hai nước số dự án và số vốn đầu tư có xu
hướng giảm xuống trong mấy năm gần đây, tiến độ giải ngân các dự án còn
chậm, sử dụng nguồn vốn FDI chưa thực sự hiệu quả.

Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng thu hút
vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp thúc đẩy
thu hút và sử dụng nguồn FDI của Hàn Quốc có hiệu quả hơn trong bối cạnh

2
mới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “ Thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam ” là thực sự cần thiết cả về lý luận và
thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam dưới các góc độ khác nhau. Có thể kể ra một số công trình sau:
Luận án tiến sĩ kinh tế “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Malaixia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng, kinh
nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam ” của Nguyễn Tiến Cơi ( năm
2009) đã phân tích đánh giá chính sách thu hút vốn FDI của Malaixia, từ đó
chỉ ra khả năng vận dụng các kinh nghiệm của Malaixia vào Việt Nam
Luận án tiến sĩ kinh tế “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ Công
nghiệp hoá ở Malaixia – Kinh nghiệm đối với Việt Nam” của Phùng Xuân
Nhạ, (năm 2000) đã nghiên cứu, phân tích khía cạnh thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá của Malaixia, từ đó
rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
“Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - vị trí, vai trò của nó trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”, Đề tài KH – CN cấp
nhà nước KX 01.05,của GS.TS Nguyễn Bích Đạt, (năm 2004).Trong đề tài
này tác giả đã phân tích đánh giá vị trí, vai trò của FDI đối với Việt Nam và
đưa ra những định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh, nâng cao hiệu
quả thu hút FDI để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam.
Đinh Trung Thành: “Đầu tư trức tiếp của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam-
tổng quan và triển vọng” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế ( tháng 4 năm

2006). Trên cơ sở phân tích FDI của Nhật Bản vào Việt Nam từ các khía cạnh
hình thức đầu tư, cơ cấu đầu tư theo ngành, hiệu quả đầu tư, tác giả khẳng
định Việt Nam đã thành công trong việc thu hút FDI của Nhật Bản. Trên cơ

3
sở phân tích nguyên nhân thành công, hạn chế và bối cảnh mới, tác giả dự báo
về triển vọng đầu tư của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam sẽ tăng lên.
Trong bài : “ Quan hệ giữa FDI và thương mại quốc tế : Thực tiễn ở
một số nước đang phát triển và Việt Nam” đăng trên Tạp chí nghiên cứu kinh
tế ( tháng 5 năm 2006) , Tác giả Nguyễn Anh Tuấn phân tích sự đóng góp của
FDI vào tăng trưởng xuất khẩu ở các nước đang phát triển, đánh giá những tác
động trực tiếp và gián tiếp của FDI tới hoạt động ngoại thương của Việt Nam.
Trong bài: “Đầu tư trực tiếp của Liên minh Châu Âu vào Việt Nam:
Thực trạng và triển vọng” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế ( tháng 1
năm 2010) tác giả Nguyễn Quang Thuấn đã so sánh FDI của EU vào Việt
Nam với một số nhà đầu tư khác ( Trong đó có Hàn Quốc), phân tích tình
hình thực hiện vốn FDI của EU tại Việt Nam, đưa ra nhận xét, đánh giá và
triển vọng FDI vào Việt Nam.
Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2006): “ Những vấn đề kinh tế
xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh nghiệm Trung Quốc và
thực trạng của Việt Nam”, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. Trong công trình
này, các tác giả đã chỉ ra những hạn chế có thể có của nguồn vốn này và xem
chúng như nguyên nhân trực tiếp gây ra những rủi ro đến các doanh nghiệp và
quản lý nhà nước tiếp nhận FDI và cũng làm giảm đi phần nào những tác động
tích cực của nguồn vốn này, đồng thời công trình này đã phân tích những vấn đề
kinh tế- xã hội chủ yếu đã nảy sinh ở Trung Quốc trong quá trình thu hút FDI.
Công trình cũng cho thấy những tác động tích cực hết sức to lớn, song FDI cũng
đã gây ra những vấn đề phức tạp về kinh tế - xã hội đối với Việt Nam.
- Cuốn : “ Kinh tế có vốn Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam”( 2006) của
đồng chủ biên Trần Quang Lâm và An Như Hải, Nhà xuất bản Chính trị Quốc

Gia, đã trình bày một cách có hệ thống, khoa học về cơ sở lý luận và thực tiễn
của kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam, trên cở sở đó chỉ ra xu hướng, triển vọng phát

4
triển và nêu ra những quan điểm, giải pháp để phát triển và sử dụng có hiệu
quả hơn khu vực kinh tế này ở Việt Nam.
Bài “ Việc làm và đời sống của người lao động trong công nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài” của Nguyễn Tiệp, đăng trên tạp chí Nghiên cứu
kinh tế số 5 (308). Tháng 5 năm 2007. Tác giả đã phân tích hiện trạng việc
làm, đời sống và vấn đề đặt ra đối với lao động trong các doanh nghiệp FDI
ở Việt Nam.
“ Dòng vốn FDI vào Việt Nam năm 2008, thành công và những vấn
đề đặt ra” của tác giả Phạm Thị Tuệ, Tạp chí Khoa học và thương mại,
tháng 10/ 2009.
Bài viết đã phân tích thực trạng dòng vốn FDI vào Việt Nam năm 2008
trong sự so sánh với các năm trước đó, chỉ ra những vấn đề cần giải quyết để
đẩy mạnh thu hút vốn FDI vào Việt Nam.
Các công trình nói trên đã nghiên cứu và đề cập đến các vấn đề lí luận
và thực tiễn thu hút FDI vào Việt Nam. Trong nhiều công trình có đề cập đến
thu hút FDI của Hàn Quốc như một đối tác quan trọng. Tuy nhiên, chưa có
công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về thu hút FDI của Hàn Quốc vào Việt
Nam. Vì vậy vấn đề “ Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc
vào Việt Nam”, cần phải được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện
hơn trên góc độ của Khoa học Kinh tế Chính trị, nhằm làm rõ hơn cơ sở khoa
học cho việc đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam.
Do đó đề tài luận văn này là cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích : Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam, luận văn đề xuất các

giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc thu hút vốn FDI của Hàn Quốc vào
Việt Nam trong thời gian tới.


5
*Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Hàn Quốc.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI của Hàn Quốc vào Việt
Nam trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu hút FDI của Hàn
Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là vấn đề thu hút FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thu hút FDI của Hàn Quốc vào Việt
Nam từ năm 1988 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng phương pháp cụ thể như
thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp lôgíc với lịch sử… Ngoài ra
luận văn còn kế thừa có chọn lọc một số kết quả của các công trình nghiên
cứu trước đây để giải quyết nhiệm vụ đặt ra.
6. Đóng góp mới của luận văn
Thứ nhất, hệ thống hóa và góp phần làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc.
Thứ hai, làm rõ thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Hàn Quốc vào Việt Nam .
Thứ ba, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời
gian tới .

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương .

6
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Hàn Quốc.
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn
Quốc vào Việt Nam .
Chương 3: Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam .


7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC

1.1. Đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào
Việt Nam
1.1.1. Khái niệm chung về FDI và đặc điểm của FDI của Hàn Quốc
1.1.1.1. Khái niệm FDI
Ngày nay, trong phạm trù đầu tư kinh tế thì đầu tư nước ngoài là một
mảng lớn và rất quan trọng do dòng luân chuyển các nguồn lực sản xuất vật
chất vượt ra khỏi biên giới các nước trở nên tất yếu.
Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển tài sản như vốn, công nghệ, kỹ thuật,
khả năng quản lý…từ nước này sang nước khác để kinh doanh nhằm mục
đích thu lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu.
Vốn đầu tư nước ngoài có thể phân chia thành nhiều hình thức khác
nhau : Viện trợ phát triển chính thức (official Developmen assistance –

ODA); Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (Non Govenment Oganization
– NGO); Vốn đầu tư nước ngoài vào chứng khoán (Postolio Foreign
Investment – PFI); Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment –
FDI . Luân văn này chỉ đề cập hình thức FDI.
FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà người bỏ vốn đầu tư và người sử
dụng vốn là một chủ thể, theo đó nhà đầu tư nước ngoài góp đủ một số vốn
vào lĩnh vực kinh doanh được phép và trực tiếp tham gia điều hành đối tượng
mà họ bỏ vốn đầu tư.
Theo cách tiếp cận nhấn mạnh vào động cơ và phân biệt giữa đầu tư
trực tiếp với đầu tư gián tiếp, Siderten và Geofrey R. (1994) và Salvatore D.
(1995) cho rằng, FDI thực chất là đầu tư vào các nhà máy, hàng hóa, đất đai ở

8
nước ngoài. Khi đó nhà đầu tư có quyền quản lý quá trình sử dụng nguồn vốn
đầu tư đó.
Cũng theo cách tiếp cận này, trong “Báo cáo cán cân thanh toán hàng
năm” của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, FDI được hiểu là khoản đầu tư có lợi ích lâu
dài của một doanh nghiệp tại một nước khác, không phải tại nước mà doanh
nghiệp đang hoạt động với mục đích quản lý một cách có hiệu quả tại doanh
nghiệp đó.
Theo cách tiếp cận nhấn mạnh về chế độ sở hữu, Wallace S.D cho rằng
FDI được hiểu theo nghĩa rộng, đó là việc thiết lập hay giành được quyền sở
hữu đáng kể trong một loạt công ty ở nước ngoài hay sự gia tăng khối lượng
của một khoản đầu tư nước ngoài nhằm có được quyền sở hữu đáng kể
Trong Báo cáo đầu tư thế giới năm 1996, Ủy ban Thương mại và Phát
triển của Liên Hợp quốc xác định rằng, FDI là khoản đầu tư có mối liên hệ,
lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân đối với
một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác.
Theo cách tiếp cận về quản lý vốn đầu tư, Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) chỉ ra thực tế rằng FDI chỉ xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước

(gọi là nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước nhận đầu
tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Như vậy, quyền quản lý tài sản là căn
cứ cơ bản để phân biệt FDI với các công cụ tài chính. Trong nhiều trường
hợp, nhà đầu tư có thể coi là công ty mẹ và các tài sản đầu tư vào các nước
khác được coi là các công ty con hay chi nhánh của công ty mẹ.
Theo cách hiểu của Mỹ, một trong các quốc gia đầu tư ra nước ngoài và
tiếp nhận đầu tư lớn nhất trên thế giới và Trung Quốc, quốc gia thu hút FDI
lớn thì cho rằng FDI là việc người sở hữu tư bản tại nước này mua hoặc kiểm
soát một thực thể kinh tế của nước khác. Thực chất, đó là khoản tiền mà nhà
đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết
định đối với thực thể kinh tế đó hoặc có thêm quyền kiểm soát trong thực thể

9
kinh tế đó. Các nhà kinh tế Nhật Bản thì cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài
là việc đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài nhằm tìm
kiếm lợi nhuận ở nước nhận đầu tư.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế và các nhà lập pháp của Việt Nam,
FDI được tiếp cận theo nguồn vốn đầu tư và coi FDI là một trong các nguồn
vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ quan trọng bên cạnh các nguồn vốn hỗ trợ chính
thức (ODA), nguồn vốn tín dụng từ các Ngân hàng … Theo Luật đầu tư năm
2005 xác định rằng FDI là việc các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng …) hoặc bất kỳ tài sản nào khác để
tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư. Các nhà đầu tư nước
ngoài có thể là các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được lợi nhuận.
Với các cách tiếp cận khác nhau, để xác định khái niệm đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI), tựu chung FDI có thể hiểu như sau :
FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư (tổ chức hoặc cá nhân)
đưa vào nước tiếp nhận đầu tư một số vốn đủ lớn để thực hiện hoạt động sản
xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ nhằm tìm kiếm lợi nhuận và đạt được hiệu

quả kinh tế xã hội nhất định. Trong đó, chủ sở hữu đồng thời là người trực
tiếp quản lý và điều hành sử dụng vốn đầu tư.
Bản chất của FDI là nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích đầu tư, tìm kiếm
lợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư thông qua việc di chuyển vốn giữa nước
đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư.
FDI là một trong những hoạt động cơ bản của hoạt động kinh tế quốc
tế. Nó hình thành và phát triển bắt nguồn từ sự khác biệt về vị trí địa lý, điều
kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước, xu hướng tự
do hóa nền kinh tế quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của các công ty đa quốc
gia, nhu cầu thu hút vốn ngày càng tăng của các nước đang phát triển …


10
1.1.1.2. Đặc điểm của FDI của Hàn Quốc
FDI của Hàn Quốc là một dạng quan hệ kinh tế có đặc điểm chủ yếu sau:
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tập trung chủ yếu
trong công nghiệp chế tạo, sử dụng nhiều lao động, sản phẩm được xuất khẩu
là chính.Việc tận dụng nguồn lao động rẻ vẫn là mục đích của nhiều nhà đầu
tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. FDI của Hàn Quốc vào các ngành sản
xuất ô tô, xe máy, thiết bị điện tử, đồ dân dụng và các sản phẩm xuất khẩu.
- Các nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam chủ yếu dưới hình
thức 100% vốn đầu tư nước ngoài, chiếm khoảng 80%, tiếp đến là hình thức
liên doanh,chiếm khoảng 15% và còn lại là hợp đồng hợp tác kinh doanh Có
thể là nhà đầu tư Hàn Quốc rất cẩn thận khi đầu tư vào đối tác và họ luôn cẩn
trọng trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh, lĩnh vực đầu tư và địa điểm.
- Các dự án đầu tư của Hàn Quốc nhìn chung hoạt động tốt, quy mô
bình quân vốn lớn, cao hơn mức bình quân chung của cả nước ( trên 40 triệu
USD) và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất vật chất.
-Dự án đầu tư của Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào 3 tỉnh, thành phố lớn
là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đồng Nai, có thể nói, cho đến nay, hầu hết

các tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc (Chaebol) đều đã có mặt ở Việt Nam.
- Các dự án Hàn Quốc tập trung vào những địa bàn có cơ sở hạ tầng
tương đối tốt. Tỷ lệ các dự án bị giải thể của Hàn Quốc thấp , nguyên nhân là
các nhà đầu tư Hàn Quốc rất thận trọng trong việc khảo sát, nghiên cứu trước
khi quyết định nên đã giảm thiểu được rủi ro khi đi vào hoạt động.
- Hạn chế của đầu tư của Hàn Quốc là khả năng chuyển giao công
nghệ còn thấp
* Đặc điểm ngành, lĩnh vực đầu tư
Xét về cơ cấu khu vực đầu tư, Hàn Quốc đầu tư vào Mĩ nhiều nhất, sau
đó đến Nhật bản, EU, Trung Quốc và ASEAN. Còn về cơ cấu ngành và lĩnh
vực đầu tư thì Hàn Quốc đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất, sau đó đến

11
bán buôn bán lẻ và dịch vụ. Giai đoạn 1976-1979 là thời kỳ xuất phát về vốn
đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc, đầu tư vào thương mại, xây dựng phát
triển nhanh do quy mô buôn bán được mở rộng ra toàn cầu.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tập trung chủ yếu trong
công nghiệp chế tạo, sử dụng nhiều lao động, sản phẩm được xuất khẩu là
chính.Việc tận dụng nguồn lao động rẻ vẫn là mục đích của nhiều nhà đầu tư
nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. FDI của Hàn Quốc vào các ngành sản
xuất ô tô, xe máy, thiết bị điện tử, đồ dân dụng và các sản phẩm xuất khẩu.
Các nhà đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu dưới hình thức 100%
vốn đầu tư nước ngoài, chiếm khoảng 80%, tiếp đến là hình thức liên doanh,
chiếm khoảng 15% và còn lại là hợp đồng hợp tác kinh doanh Có thể là nhà
đầu tư Hàn Quốc rất cẩn thận khi đầu tư vào đối tác và họ luôn cẩn trọng
trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh, lĩnh vực đầu tư và địa điểm.
Các dự án đầu tư của Hàn Quốc nhìn chung hoạt động tốt, quy mô bình
quân vốn lớn, cao hơn mức bình quân chung của cả nước ( trên 40 triệu USD)
và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất vật chất.
Dự án đầu tư của Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào 3 tỉnh, thành phố

lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đồng Nai, có thể nói, cho đến
nay, hầu hết các tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc (Chaebol) đều đã có mặt ở
Việt Nam.
Các dự án Hàn Quốc tập trung vào những địa bàn có cơ sở hạ tầng
tương đối tốt. Tỷ lệ các dự án bị giải thể của Hàn Quốc thấp (9%), nguyên
nhân là các nhà đầu tư Hàn Quốc rất thận trọng trong việc khảo sát, nghiên
cứu trước khi quyết định nên đã giảm thiểu được rủi ro khi đi vào hoạt động
Do khủng hoảng kinh tế của Hàn Quốc, nên trong giai đoạn 1996-
2000, nhiều dự án triển khai chậm hoặc xin tạm dừng triển khai. Các dự án
trong giai đoạn 1996-2000 gặp khó khăn chủ yếu trong lĩnh vực khách sạn,
văn phòng, căn hộ cho thuê, không loại trừ cả một số dự án công nghiệp.

12
* Công nghệ của các dự án đầu tư
Khả năng chuyển giao công nghệ còn thấp và quy mô đầu tư vào Việt
Nam thấp hơn nhiều so với đầu tư vào các nước khác trong khu vực như
Singapore, Malaixia, Thái Lan, đây là hạn chế của đầu tư của Hàn Quốc
* Một số vấn đề trong việc quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp của Hàn Quốc
Thứ nhất : Do hiện tượng chuyển giá từ công ty mẹ ở nước ngoài gây
ra hiện tượng “ lỗ giả, lãi thật “ hay “ lãi công ty mẹ, lỗ công ty con “
Lợi dụng Việt Nam chưa có cơ quan thẩm định kỹ thuật, giá cả thiết bị
mà các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào liên doanh với hình thức vốn góp, các
nhà đầu tư nước ngoài đã khai vống giá trị của các máy móc thiết bị này để
nâng giá trị góp vốn của mình, tăng mức trích khấu hao hàng năm. Không
những thế họ còn đưa các thiết bị cũ, lạc hậu để thu lợi nhuận ngay từ vòng
ngoài khi liên doanh còn chưa hoạt động .
Thứ hai : ý đồ gạt bỏ đối tác Việt Nam của bên nước ngoài
Các nhà đầu tư của Hàn Quốc chấp nhận thua lỗ, thậm chí còn lỗ nặng
nề để được lọt vào một lĩnh vực nhất định mà luật đầu tư nước ngoài ở Việt

Nam chưa cho phép thực hiện mô hình công ty 100% vốn nước ngoài. Sau đó
lợi dụng chiêu bài lỗ do các chính sách tiếp thị, quảng cáo, chi tiền lương cho
người nước ngoài với chi phí rất lớn họ sẽ gạt bỏ dần sự có mặt của các đối
tác Việt Nam.
1.1.2. Mục tiêu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc.
 Mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm, nguồn nguyên liệu,
công nghệ trong khu vực và trên thế giới.
 Đạt được tỷ suất lợi nhuận cao
 Nâng cao cạnh tranh sản phẩm trên thị trường
 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

13
1.1.3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc
1.1.3.1. Các chính sách thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc
Trước 1975 vốn đầu tư ra nước ngoài của Hàn quốc chưa có tầm quan
trọng, chỉ khoảng 6 triệu USD trong khi điều luật về đầu tư ra nước ngoài đã
được ban hành từ tháng 12 năm 1968. Tuy tiên đầu tư ra nước ngoài của Hàn
quốc bước sang một giai đoạn mới từ 1975 khi phần lớn các cơ chế liên quan
đến đầu tư ra nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Hàn quốc đảm nhận thay
vì phải xin phê duyệt của chính phủ như trước. Từ 1980, chính phủ nới lỏng,
bãi bỏ các đạo luật, điều lệ gây hạn chế đầu tư ra nước ngoài trước đây khiến
đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc tăng nhanh.
Từ 1991 đến nay, chính phủ đã mở rộng vai trò hoạt động của các tổ chức
xúc tiến thương mại và đầu tư nhằm hỗ trợ tích cực hơn cho các công ty Hàn
quốc đầu tư ra nước ngoài thông qua việc cung cấp thông tin về thị trường đầu
tư, đặc biệt với những nước mà Hàn quốc chưa có quan hệ ngoại giao. Trong
việc cải cách hành chính, để tạo sự thuận lợi, nhanh chóng, tránh làm lỡ mất các
cơ hội đầu tư của các công ty, chính phủ đã uỷ quyền phê chuẩn cấp giấy phép
đầu tư cho ngân hàng Hàn quốc đối với những dự án có quy mô vốn từ 100.000
USD trở xuống, còn những dự án trên mức đó thì vẫn do chính phủ xem xét và

phê duyệt. Để đưa ra được những chính sách thích hợp với nhu cầu thực tế của
các công ty, chính phủ Hàn quốc đã thành lập các uỷ ban hợp tác đầu tư song
phương và hiệp hội các nhà đầu tư Hàn Quốc nhằm hỗ trợ tích cực hơn cho các
công ty Hàn quốc đầu tư ra nước ngoài bằng cách hàng năm tổ chức các diễn
đàn gặp mặt giữa uỷ ban, hiệp hội, các nhà đầu tư, nhằm đánh giá và nắm bắt
những vướng mắc, khó khăn của các nhà đầu tư ở thị trường nước ngoài để có
các biện pháp khắc phục, giải quyết kịp thời.
Từ năm 2005, để giảm bớt áp lực lên hoạt động xuất khẩu do sự tăng giá
của đồng won, Hàn Quốc đã có nhiều động thái để khuyến khích các doanh

14
nghiệp nước này tăng cường đầu tư ra nước ngoài. Cụ thể là chính phủ miễn
thuế 3 năm cho các nhà đầu tư địa phương khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài;
cho phép gia tăng mức đầu tư vào bất động sản; đồng thời nới lỏng mức hạn
chế trong việc thành lập các chi nhánh nước ngoài của các doanh nghiệp tài
chính trong nước.
1.1.3.2.Tổng quan về tình hình trực tiếp đầu tư ra nước ngoài của Hàn
Quốc.
*FDI của Hàn Quốc phân theo vốn và dự án
Bảng 1.2 cho thấy đầu tư của Hàn Quốc ra nước ngoài từ năm 1980 đến
năn 2009 tăng không ngừng cả về số lượng vốn và số dự án
- Về số lượng dự án năm 1981 chỉ có gần 50 dự án nhưng tới nay đă có
hơn 6700 dự án với mức vốn đăng ký của một dự án ngày càng tăng lên. Số
lượng dự án tăng cao từ năm 1994 và tiếp tục tăng đều đặn qua các năm . Các
dự án này phần lớn ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp như: điện, điện
tử, sản xuất ô tô, linh kiện điện tử.
- Về số lượng vốn, từ năm 1990 qui mô vốn đầu tư tăng vọt càng lớn và
tiếp tục tăng đều đặn qua các năm 1991 – 1998 sau đó giảm xuống vào năm
1999. Towia nam 200 thì trở lại tốc độ tăng trưởng cao đến năm 2007 (ngoại
trừ năm 2002, 2003) tốc độ tăng trưởng trở lại. Nguyên nhân ḍòng vốn này

tăng mạnh vì các doanh nghiệp Hàn Quốc tìm kiếm những khoản lợi nhuận
cao hơn đầu tư trong nước nên đã đẩy mạnh khai thác thị trường mới, mặt
khác chính phủ Hàn Quốc cũng khuyến khích mạnh các công ty trong nước
đầu tư ra nước ngoài trong năm 2005 và năm 2006 Tuy nhiên, năm 2008,
đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc lại suy giảm xuống c
̣
òn 23.9 tỷ USD do
khủng hoảng kinh tế thế giới và các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng gặp không
ít khó khăn trong giai đoạn này. Năm 2009, tình hình có sự khởi sắc hơn và số
lượng vốn đạt 26.4 tỷ USD đă tăng lên so với năm 2008 do các doanh nghiệp
này bước đầu vượt qua cuộc khủng hoảng và có xu hướng đầu tư trở lại.


15
Bảng 1.1. Đầu tư của Hàn Quốc ra nước ngoài theo vốn và dự án
Đơn vị: Ngh
́
ìn USD
Năm Số vốn đầu tư Số dự án
1980 145201

352

1981 28211

49

1982 100841

49


1983 108910

56

1984 50188

46

1985 112775

38

1986 182651

49

1987 409710

91

1988 215834

171

1989 570975

269

1990 963117


341

1991 1109702

444

1992 1216651

497

1993 1264179

689

1994 2303822

1487

1995 3101518

1332

1996 4458348

1472

1997 3709912

1330


1998 4812422

617

1999 5329344

1095

2000 15256667

2082

2001 11287450

2153

2002 9095450

2490

2003 6471238

2809

2004 12796558

3764

2005 15872840


4389

2006 18529274

5185

2007 27623587

6520

2008 23970284

5340

2009 26480753

6732

Tổng số 197578412

51938


Nguồn: Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc
*.FDI của Hàn Quốc vào Châu Á

16
FDI của Hàn Quốc đầu tư vào Châu Á bắt đầu từ những năm 90, sau đó
tăng khá nhanh và giảm sút do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền

tệ Châu Á năm 1997. Đến đầu năm 2002, FDI Hàn Quốc vào Châu Á lại tăng
mạnh trở lại. Tổng vốn đầu tư đều tăng hơn 50%. Thị trường Châu Á là thị
trường đầy tiềm năng của Hàn Quốc vì có chi phí lao động và chi phí vận
chuyển thấp , nguồn nhân công lớn, ngoài ra c
̣
òn sức mua của khu vực này
lớn và về văn hóa có nhiều điểm tương đồng.
Bảng 1.2 : Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc tại Châu Á
Năm
Số vốn đầu tư
(Nghìn USD)
Số dự án
2000
1,575,643 1,186
2001
1,386,229 1,435
2002
1,748,096 1,828
2003
2,422,726 2,088
2004
3,390,899 2,698
2005
3,931,859 2,990
2006
6,059,314 3,472
Tổng
20,514,763 15,697
Nguồn: Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc
* Cơ cấu FDI của Hàn Quốc

Xét về cơ cấu khu vực đầu tư, Hàn Quốc đầu tư vào Mĩ nhiều nhất, sau
đó đến Nhật bản, EU, Trung Quốc và ASEAN. Còn về cơ cấu ngành và lĩnh
vực đầu tư thì Hàn Quốc đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất, sau đó đến bán
buôn bán lẻ và dịch vụ.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc tập trung đàu tư chủ yếu trong công
nghiệp chế tạo, sử dụng nhiều lao động, sản phẩm được xuất khẩu là chính
các ngành sản xuất ô tô, xe máy, thiết bị điện tử, đồ dân dụng và các sản

17
phẩm xuất khẩu, ngoài ra còn đàu tư vào lĩnh vực khách sạn văn phòng, căn
hộ cho thuê.
Các nhà đầu tư Hàn Quốc chủ yếu đầu tư dưới hình thức 100% vốn đầu
tư nước ngoài Có thể nói các nhà đầu tư Hàn Quốc rất cẩn thận khi đầu tư
ra nước ngoài và họ luôn cẩn trọng trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh,
lĩnh vực đầu tư và địa điểm đầu tư.
Các dự án đầu tư của Hàn Quốc nhìn chung hoạt động tốt, quy mô bình
quân vốn lớn, cao hơn mức bình quân chung của cả nước ( trên 40 triệu USD)
và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất vật chất.
Các dự án của Hàn Quốc thường tập trung vào những địa bàn có cơ sở
hạ tầng tương đối tốt.
Tỷ lệ các dự án bị giải thể của Hàn Quốc thấp, nguyên nhân là các nhà
đầu tư Hàn Quốc rất thận trọng trong việc khảo sát, nghiên cứu trước khi
quyết định đầu tư nên đã giảm thiểu được rủi ro khi đi các dự án đầu tư vào
hoạt động
1.2. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á về thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài và bài học cho Việt Nam
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á về thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài
1.2.1.1.Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc được coi là một quốc gia thành công trong việc thu hút

FDI cho quá trình CNH-HĐH. Từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20, Trung Quốc đã
xuất hiện trong danh sách 10 nước đang phát triển đứng đầu thế giới về thu
hút FDI. Đặc biệt, trong những năm gần đây với lượng FDI tiếp nhận trung
bình khoảng gần 50 tỷ USD mỗi năm, Trung Quốc đã trở thành nước thu hút
FDI nhiều nhất Châu Á và là một trong 5 nước thu hút được nhiều FDI nhất
thế giới.

18
Kết quả trên thể hiện đường lối đúng đắn của Chính phủ Trung Quốc
trong hoạt động thu hút và sử dụng vốn FDI. Có thể nói, hơn 20 năm qua,
Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp, đó là: xác định các khu vực ưu đãi
thuế quan, đặc khu kinh tế, khu khai phát ngành nghề kỹ thuật, khu khai phát
ngành nghề kỹ thuật cao - mới, thành phố mở cửa ven biển, thành phố mở cửa
ven sông, nội địa và biên giới.
Sau khi gia nhập WTO tháng 11/2001, Chính phủ Trung Quốc đã đưa
ra hàng loạt các chính sách, cơ chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Đó là:
thực hiện miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng cho các thiết bị sản
xuất nhập khẩu, khuyến khích thành lập công ty buôn bán với nước ngoài, mở
cửa thêm một số lĩnh vực mà trước đây người nước ngoài không được đầu tư
như viễn thông, bảo hiểm, giảm các khoản chi phí bất hợp lý, bảo đảm khoản
thu hợp pháp của doanh nghiệp, mở rộng quyền hạn cho từng địa phương,
khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao.
Một loạt chính sách, cải cách đó đã thu hút các nhà đầu tư của Hàn Quốc.
Có thể nói Trung Quốc là điểm đến số một của Hàn Quốc và tổng đầu tư của
Hàn Quốc vào Trung Quốc kể từ năm 1992 đến năm 2009 đạt 44, 7 tỷ USD.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc thu hút vốn FDI, có một
khó khăn mà rất nhiều nước đang phát triển, trong đó có Trung Quốc vấp
phải, một cái giá đắt trong việc tiếp thu vốn nước ngoài. Đó là việc các doanh
nghiệp trong nước thiếu hiểu biết về phương thức liên doanh, về các khoản
hợp đồng góp vốn nên có nhiều sơ hở, bị bên nước ngoài lợi dụng, gây tổn

thất nghiêm trọng về tài sản cho đất nước. Có thể nêu lên hiện tượng tương
đối điển hình và phổ biến là sự chung vốn giả, lỗ giả lãi thật ở Trung Quốc.
Những hiện tượng này xảy ra là do bắt nguồn từ chế độ ưu đãi thuế đi ngược
lại nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng.
Hiện nay ở Trung Quốc có tới 20% doanh nghiệp do nhà đầu tư nước
ngoài ký kết đầu tư nhưng thực tế lại không có tiền vốn đưa vào. Ở một số

19
doanh nghiệp, sau khi đưa tiền vốn vào không lâu thì bên nước ngoài rút vốn,
giữ lại hình thức doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư để được hưởng sự đãi
ngộ của chính sách ưu đãi. Đây là hình thức “chung vốn giả” gây không ít
thiệt hại cho Trung Quốc.
Một loại nhiều hơn là những doanh nghiệp tiền vốn thực tế đưa vào
không đủ, tỷ lệ vốn đến đúng chỗ không cao, nhưng do các doanh nghiệp này
sau khi đăng ký trở thành pháp nhân chính thức có đủ tư cách vay tiền, đã
dùng tiền vay ngân hàng để bù đắp lỗ hổng về tiền vốn thực. Theo tư liệu của
Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc, năm 1993 mức tiền nợ bình quân của
các doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư là 68%. Nói cách khác là
có tới 68,4% nguồn tài sản của doanh nghiệp là tiền vay của ngân hàng, trong
đó chủ yếu là dựa vào nguồn tiền của ngân hàng trong nước. Không ít các
doanh nghiệp vừa bắt đầu hoạt động đã ở vào tình trạng nợ nần nhiều một
cách không bình thường. Một số doanh nghiệp do ngân hàng không cho vay,
không có cách nào bù lấp lỗ hổng về tiền vốn, khiến doanh nghiệp gặp nhiếu
khó khăn.
Ở nhiều doanh nghiệp, bên nước ngoài chiếm tỷ trọng thứ yếu trong
tiền vốn thực, nhất là các doanh nghiệp chung vốn cổ phần. Về hình thức, ở
các doanh nghiệp này, bên Trung Quốc được “điều hành cổ phần”, vốn chỉ
cần bỏ ra ít, nhưng thực tế đã bị thiệt vì bên nước ngoài đã dựa vào những
khoản tiền vay trong nước Như vậy, lượng tiền vốn vay càng lớn thì phía
nước ngoài càng được nhiều, còn những rủi ro của tiền vay thì phía Trung

Quốc phải gánh chịu, phải trả nợ ngân hàng do nắm phần “điều hành cổ
phần”. Điều này trái với mục đích của Trung Quốc trong việc thu hút để lợi
dụng vốn nước ngoài, để thương gia nước ngoài dám chịu đầu tư và kinh
doanh. Đây là bài học kinh nghiệm mà lúc đầu Trung Quốc không tính đến.
Không chỉ có vậy, Trung Quốc còn gặp phải tình trạng “lỗ giả, lãi thật”
ở các doanh nghiệp có thương gia nước ngoài đầu tư. Theo tư liệu của Cục

×