Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.59 KB, 133 trang )






ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ




NGUYỄN VIỆT BÁCH



VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG
NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI
VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ : 5 . 02 . 01






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS.NGUYỄN XUÂN THIÊN






HÀ NỘI – NĂM 2005






MỤC LỤC

NỘI DUNG
TRANG


PHẦN MỞ ĐẦU
01
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI
TRÕ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP
HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ.
06


1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CNH, HĐH VÀ CÁC MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC
CỦA CNH, HĐH

06

1.1.1 Một số quan niệm và các nội dung cơ bản của CNH, HĐH
06
1.1.2 Các mô hình cơ bản của CNH, HĐH
12
1.1.2.1 Các mô hình công nghiệp hoá kiểu cổ điển
12
1.1.2.2 Các mô hình công nghiệp hoá trong thế kỷ XX
17


1.2 MỘT SỐ QUAN NIỆM CỦA CÁC TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ VỀ VAI
TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG CNH VÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
23
1.2.1 Vai trò của Chính phủ trong quan niệm của các nhà kinh tế
học cổ điển
23
1.2.2 Vai trò của Chính phủ trong quan niệm của Keynes
31


CHƯƠNG 2 : VAI TRÕ CỦA CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN
TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC
34


2.1 KHÁI QUÁT KINH TẾ NHẬT BẢN KỂ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ
GIỚI LẦN THỨ 2
34

2.1.1 Thời kỳ phục hồi kinh tế và xây dựng nền tảng công nghiệp
của Nhật Bản sau chiến tranh ( Giai đoạn 1945-1955)
35
2.1.1.1 Giai đoạn phục hồi kinh tế sau chiến tranh (1945-1948)
35
2.1.1.2 Giai đoạn áp dụng đường lối của công sứ Dodge
37



(Giai đoạn 1949-1955)
2.1.2 Thời kỳ phát triển và tăng trưởng kinh tế cao độ của Nhật
Bản (Giai đoạn 1955-1973)
39
2.1.2.1 Giai đoạn thịnh vượng Zimmu 1955-1957
39
2.1.2.2 Bùng nổ Iwato và thời kỳ đẩy mạnh tự do Thương mại
(Giai đoạn 1958-1973)
43


2.2 CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN TRONG QUÁ
TRÌNH CNH, HĐH
48
2.2.1 Lựa chọn mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Nhật
Bản
48
2.2.1.1 Đặc điểm mô hình CNH, HĐH của Nhật Bản
48
2.2.1.2 Những điều kiện và nhân tố tác động trong quá trình Chính

phủ Nhật Bản lựa chọn mô hình CNH, HĐH
50
2.2.2 Các chính sách điều tiết và điều hành hoạt động kinh tế của
Chính phủ Nhật Bản trong quá trình CNH, HĐH đất nước
52
2.2.2.1 Chính sách phát triển nguồn nhân lực và định hướng nền
kinh tế thông qua các kế hoạch của Chính phủ Nhật Bản
52
2.2.2.2 Chính sách công nghiệp và cơ cấu hợp lý các ngành kinh tế
mũi nhọn
57
2.2.2.3 Chính sách kinh tế đối ngoại
62
2.2.2.4 Chính sách Tài chính, Tiền tệ và Ngân hàng
69


2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN TRONG QUÁ
TRÌNH CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC
73


2.3.1 Những thành công của Chính phủ Nhật Bản trong quá
trình CNH, HĐH
73
2.3.1.1 Nhật Bản đã xây dựng được một Chính phủ có năng lực,
không có tham nhũng và biết đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu
73




2.3.1.2 Chính phủ Nhật Bản đã sáng suốt biết vận dụng cơ hội và
nắm vững thời cơ giành cho phát triển
76
2.3.1.3 Chính phủ Nhật Bản đã đặt ra được các mục tiêu và các giai
đoạn thích hợp cho quá trình CNH, HĐH
78
2.3.2 Những hạn chế của Chính phủ Nhật Bản trong quá trình
CNH, HĐH
79
2.3.2.1 Tập trung cao độ của Chính phủ Nhật Bản cho các ngành ưu
tiên gây mất cân đối nghiêm trọng
79
2.3.2.2 Mâu thuẫn xã hội gay gắt
81
2.3.2.3 Một nền kinh tế bấp bênh do Chính phủ Nhật Bản dựa vào
Mỹ
83
2.3.2.4 Sự bùng nổ các mâu thuẫn do can thiệp của Chính phủ Nhật
Bản
86


CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA
NHẬT BẢN ĐỂ GÓP PHẦN ĐẨY NHANH SỰ NGHIỆP CNH,
HĐH Ở VIỆT NAM
91


3.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CNH, HĐH CỦA VIỆT NAM

91
3.1.1 Thực trạng quá trình CNH, HĐH của Việt Nam
91
3.1.1.1 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam trước đổi mới
(Giai đoạn 1960-1986)
91
3.1.1.2 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam sau khi đổi
mới (Giai đoạn 1986 cho đến nay)
94
3.1.2 Những đặc điểm nổi bật của quá trình CNH, HĐH ở Việt
Nam
98




3.2 VẬN DỤNG NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH CNH, HĐH CỦA
VIỆT NAM
102


3.2.1 Tạo môi trường thuận lợi và khắc phục những khó khăn
103



ảnh hưởng tới tiến trình CNH, HĐH ở Việt Nam
3.2.2 Xây dựng kế hoạch và dự báo kinh tế của Chính phủ
106

3.2.3 Lựa chọn các chính sách minh bạch và tối đa hoá các lợi
ích kinh tế
107
3.2.3.1 Lựa chọn chính sách công nghiệp
107
3.2.3.2 Xây dựng chính sách Tài chính, tiền tệ và ngân hàng minh
bạch
108
3.2.3.3 Chú trọng tăng cường các chính sách kinh tế đối ngoại
109
3.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đắc lực
cho sự nghiệp CNH, HĐH
109


KẾT LUẬN

112


TÀI LIỆU THAM KHẢO
114






















1


PHẦN MỞ ĐẦU

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI :
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường tất yếu đưa đất nước thoát
khỏi tình trạng lạc hậu và đói nghèo, tiến lên trở thành Quốc gia văn minh
hiện đại. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá có vai trò hết sức quan trọng đã được
Đảng ta xác định là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ tiến lên Chủ nghĩa
Xã hội. Điều này đã được thể hiện rõ trong văn kiện tại Đại hội Đảng Cộng
sản Việt Nam lần thứ VIII “ Xây dựng nước ta thành một nước Công
nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ
sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất ’’


[1,Tr. 80]


trong Đại hội này Đảng ta đã chỉ rõ cần đưa nước ta cơ bản trở thành một
nước Công nghiệp.

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ( CNH, HĐH ) có vai trò cực
kỳ quan trọng không chỉ đối với Việt Nam, mà còn đối với tất cả các Quốc
gia trên thế giới trong đó có Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản đã đóng một vai
trò quyết định trong sự thành công của quá trình CNH,HĐH.

Sau chiến tranh Thế giới lần thứ II, trong bối cảnh lúc bấy giờ cơ sở vật
chất, hạ tầng của nước Nhật bị tàn phá nặng nề, nhất là Nhật Bản lại phải
hứng chịu hai quả bom Nguyên tử của Mỹ. Nền kinh tế thời điểm lúc đó kiệt
quệ, hệ thống giao thông và cơ sở vật chất đổ nát.

Nhưng chỉ ngay sau đó hơn một thập niên vào đầu những năm 70 của
thế kỷ 20 Nhật Bản đã trở thành Quốc gia phát triển thần kỳ về kinh tế. Vào
đầu những năm 1980 Nhật Bản đã có nề kinh tế hùng mạnh với cơ sở vật
chất, kỹ thuật hiện đại vào bậc nhất, nhì thế giới chỉ đứng sau Mỹ. Hàng hoá


2


của Nhật Bản được xuất khẩu và có mặt trên thị trường hầu hết các nước trên
thế giới, các mặt hàng công nghiệp và công nghệ cao chiếm một thị phần lớn
và có phần vượt trội so với các mặt hàng của các nước phát triển khác. Các
nghành nông nghiệp, công nghiệp cho đến các ngành điện tử và kỹ thuật cao
đều được đầu tư hiện đại, cơ sở hạ tầng của Nhật Bản đựơc xây dựng hiện đại
vào bậc nhất trên thế giới. Cho đến nay Nhật Bản đã trở thành một siêu cường
quốc về kinh tế đứng trong khối những nước có nền kinh tế phát triển nhất

Thế giới ( G8 ).

Để đạt được thành tựu như ngày nay Chính phủ Nhật đóng một vai trò
cực kỳ quan trọng, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra những quyết sách, cơ chế
để điều hành quá trình CNH, HĐH đất nước cực kỳ hiệu quả và luôn luôn có
những điều chỉnh hợp lý tác động vào nền kinh tế cho phù hợp với các biến
động của Thế giới. Chính vì vậy Nhật Bản đã thành công trong quá trình
CNH, HĐH đất nước.

Việt Nam có vị trí cùng nằm trong khu vực với Nhật Bản, nên cũng có
một số nét tương đồng về kinh tế, văn hoá, xã hội. Đất nước ta cũng là một
nước đã trải qua sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh, vừa xoá bỏ cơ chế kinh
tế bao cấp cũ chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường. Quá trình CNH, HĐH đã
được Đảng ta xác định là trọng tâm, phải tạo được cơ sở vật chất, kỹ thuật
hiện đại. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay việc nghiên cứu về vai trò của
Chính phủ với nhiệm vụ đưa ra những quyết sách, cơ chế điều hành trong quá
trình CNH, HĐH là rất cần thiết và quan trọng, bởi đây chính là vấn đề then
chốt quyết định sự thành bại của CNH, HĐH. Nhật Bản là một nước đã có sự
thành công trong CNH, HĐH vì vậy việc nghiên cứu vai trò của Chính phủ
Nhật Bản trong quá trình CNH-HĐH là cần thiết đối với quá trình CNH,
HĐH của Việt Nam. Qua đó chúng ta có thể học hỏi, đúc rút kinh nghiệm


3


điều hành của Chính phủ Nhật Bản để vận dụng cho phù hợp với tình hình
Kinh tế Xã hội của Việt Nam.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI :


Trong những năm qua, cũng đã có những công trình nghiên cứu về
CNH, HĐH và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Điển hình
như :
- GS.TS Dương Phú Hiệp và TS. Nguyễn Duy Dũng (2002) “ Điều
chỉnh chính sách kinh tế của Nhật Bản‟‟ Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
- Hisao Kanamori (năm 1994) “ Thành công của Nhật Bản những bài
học về phát triển kinh tế‟‟ Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
- Trần Quang Minh (9 – 1998) “Một số chính sách ngoại thương tiêu
biểu của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay”, Tạp chí Kinh
tế Châu Á Thái Bình Dương, số 3(20)
- Trần Quang Minh (năm 1998)“Các chính sách và sự phát triển công
nghiệp và thương mại Nhật Bản 1955 - 90” Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản.
- Nigel Holloway Phillip Bowring (Năm 1992)“Chân dung nước
Nhật ở Châu Á” Nhà xuất bản Thông tin – Lý luận
- GS. TS. Đỗ Hoài Nam (Năm 2003) “Một số vấn đề về công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
- Phạm Xuân Nam chủ biên (Năm 1994) “ Quá trình phát triển công
nghiệp ở Việt Nam triển vọng Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước ‟‟
Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
- Văn Sang (năm 1998) “ Kinh tế Nhật Bản : Giai đoạn thần kỳ ‟‟,
NXB Hà Nội
- Văn Sang - Lưu Ngọc Trịnh (Năm 1991) “ Nhật Bản, đường đi tới
một siêu cường quốc kinh tế ‟‟ Nhà xuất bản Khoa học Xã hội


4


- PGS.TS Trần Đình Thiên (năm 2002) “CNH, HĐH ở Việt Nam phác

thảo lộ trình‟‟ Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
- TS. Nguyễn Minh Tú – ThS. Vũ Xuân Nguyệt Hồng (năm 2001)
“Chính sách công nghiệp và các công cụ chính sách công nghiệp : Kinh
nghiệm của Nhật Bản và bài học rút ra cho công nghiệp hoá ở Việt Nam”
Nhà xuất bản Lao động

Qua những công trình nghiên cứu trên các tác giả chỉ tập trung vào
nghiên cứu các chính sách kinh tế cụ thể của Nhật Bản và phác thảo các lộ
trình cho quá trình CNH,HĐH. Các công trình này chưa nghiên cứu tập trung
cụ thể vào vai trò của Chính phủ Nhật Bản trong quá trình CNH,HĐH. Vì vậy
luận văn sẽ tập trung vào nghiên cứu cụ thể “Vai trò của Chính phủ Nhật
Bản trong quá trình CNH,HĐH và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam”.
Từ đó tạo ra những cơ sở đề xuất những giải pháp, nhằm năng cao hơn nữa
vai trò của Chính phủ, cũng như có những chính sách đúng đắn phù hợp, đi
tắt đón đầu, rút ngắn thời gian hoàn thành mục tiêu CNH, HĐH đưa đất nước
nhanh chóng trở thành Quốc gia có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :

Đề xuất một số gợi ý nhằm nâng cao vai trò và hoạt động của Chính
phủ, nhằm đưa ra những quyết sách chiến lược trong quá trình CNH, HĐH và
rút ngắn thời gian hoàn thành mục tiêu CNH, HĐH đất nước trong quá trình
hội nhập kinh tế Thế giới.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

* Đối tượng nghiên cứu :




5


Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Chính phủ Nhật Bản
trong quá trình CNH, HĐH.
* Phạm vi nghiên cứu của luận văn :

Vai trò của Chính phủ Nhật Bản trong quá trình CNH, HĐH từ sau
chiến tranh thế giới thứ 2 đến năm 1973.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

- Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên
cứu phổ biến hiện nay được áp dụng trong nghiên cứu khoa học kinh tế là :
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

- Luận văn cũng áp dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và
so sánh đối chiếu để giải quyết những vấn đề đặt ra.

6. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN :

- Hệ thống hoá có phân tích, đánh giá, lý luận về vai trò của Chính phủ
trong nền kinh tế thị trường và quá trình CNH, HĐH.

- Đánh giá, phân tích tổng quát về các chính sách, cơ chế điều tiết và sự
thành công của Chính phủ Nhật Bản qua đó rút ra một số kinh nghiệm cơ bản
mà Việt Nam có thể nghiên cứu và học tập.

- Trên cơ sở đó đề xuất một số gợi ý, chủ yếu nhằm tăng cường vai trò
của Chính phủ Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH đất nước trong bối cảnh

hiện nay.



6


7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN :

Luận văn được kết cấu làm 3 chương ( Ngoài phần mở đầu, kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo)

Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Chính phủ
trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Chương 2 : Vai trò của Chính phủ Nhật Bản trong quá trình
CNH, HĐH đất nước.

Chương 3 : Vận dụng những kinh nghiệm của Nhật Bản, để góp
phần đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam.




7


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÕ CỦA CHÍNH PHỦ

TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH

1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ CÁC MÔ
HÌNH, CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

1.1.1 Một số quan niệm và các nội dung cơ bản của công nghiệp hoá,
hiện đại hoá

Trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hoá kinh tế và sự phát triển nền
kinh tế tri thức là hai xu hướng làm thay đổi mạnh mẽ logic của tiến trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quan niệm tổng quát nhất của công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nói chung mà gốc rễ của nó là công nghiệp hoá. “ Công
nghiệp hoá là quá trình cải biến nền kinh tế nông nghiệp, dựa trên nền tảng
kỹ thuật thủ công, mang tính hiện vật tự túc tự cấp thành nền kinh tế công
nghiệp, thị trường. Đây cũng là quá trình xây dựng một xã hội dựa trên nền
văn minh công nghiệp, cải biến kỹ thuật tạo dựng một nền công nghiệp lớn (
ở khía cạnh vật chất và kỹ thuật ) và phát triển kinh tế thị trường ( ở khía
cạnh cơ chế và thể chế ) là hai mặt của quá trình công nghiệp hoá duy nhất‟‟.

Lịch sử công nghiệp hoá thế giới mà nước Anh là nước mở đầu. Để
công nghiệp hoá nước Anh cần 120 năm, các nước Tây Âu và Mỹ là trên dưới
80 năm, Nhật Bản hơn 60 năm, còn “ Bốn con Rồng Châu Á‟‟ khoảng 20
năm. Tại bất cứ thời điểm nào công nghiệp hoá cũng luôn luôn gắn liền với
hiện đại hoá. Công nghiệp hoá không chỉ là sự tăng thêm một cách giản đơn
tốc độ và tỉ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế mà còn là cả


8



một quá trình chuyển dịch cơ cấu, gắn liền với đổi mới công nghệ, tạo nền
tảng cho sự bền vững và có hiệu quả cao của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Công nghiệp hoá luôn luôn đi đôi với hiện đại hoá, kết hợp với những bước
tiến tuần tự về công nghệ, vân dụng phát triển chiều rộng, tạo nhiều công ăn
việc làm cho đội ngũ lao động đông đảo hiện nay, với việc tranh thủ các cơ
hội đi tắt đón đầu, phát triển chiều sâu tạo nên những mũi nhọn theo trình độ
tiến triển của khoa học công nghệ mới.

Công nghiệp hoá luôn được hiểu là quá trình chuyển biến căn bản trình
độ kỹ thuật của nền kinh tế, từ trình độ phổ thông chuyển sang trình độ cơ
khí, biến nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Với nội dung
này có thể nhận định rằng công nghiệp hoá là quá trình xây dựng nền đại
công nghiệp, cũng là quá trình tạo nền tảng vật chất, kỹ thuật của phương
thức sản xuất mới. Công nghiệp hoá không đơn thuần chỉ là quá trình cải biến
thể chế và cấu trúc của nền kinh tế. Nếu như nền kinh tế nông nghiệp nông
thôn cổ truyền vận động và phát triển trong khuôn khổ cơ chế tự túc tự cấp,
khép kín với sự thống trị của các quan hệ trao đổi hiện vật trực tiếp thì trong
nền kinh tế dựa trên nền tảng đại công nghiệp, cơ chế vận hành phải là cơ chế
mang tính xã hội hoá cao và phổ biến rộng rãi các quan hệ trao đổi sản phẩm
của lao động.

Hình thái hiện vật của nền kinh tế được thay thế bằng hình thức xã hội
hoá. Theo đó công nghiệp hoá cũng là quá trình cải biến hệ thống thể chế và
cơ chế kinh tế, từ nền kinh tế hiện vật khép kín tự túc sang nền kinh tế trao
đổi lao động xã hội hoá dựa trên sự phân công lao động xã hội phát triển
mạnh mẽ. Như vậy công nghiệp hoá là một quá trình cải biến toàn diện nền
kinh tế. Một mặt đây là quá trình thay thế các phương thức sản xuất dựa vào
kỹ thuật thủ công. Mặt khác đây cũng chính là quá trình cải biến các phương



9


thức sản xuất tiền Tư bản, thay thế chúng bằng phương thức sản xuất dựa trên
nguyên tắc thể chế mới, đó là nguyên tắc thị trường.

Trên thực tế chúng ta thấy rằng do định hướng và hoàn cảnh thực hiện
công nghiệp hoá khác nhau nên phương thức và các giải pháp tiến hành công
nghiệp hoá cũng khác nhau. Trên thế giới đã từng xuất hiện và tồn tại hai mô
hình công nghiệp hóa khác nhau, về chất đó là sự khác biệt của mô hình công
nghiệp hoá Tư bản và mô hình công nghiệp hoá Xã hội chủ nghĩa, về kinh tế
hai mô hình này khác nhau cơ bản về mặt cơ chế, đó là cơ chế thị trường và
cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Trong đó cụ thể nhất, điểm cốt lõi để phân biệt
hai mô hình công nghiệp hoá chính là sự khác biệt ở phương thức phân bổ các
nguồn lực để tiến hành công nghiệp hoá.

Trong lịch sử chính những sự khác biệt của hai mô hình trên là yếu tố
quyết định thành công của quá trình công nghiệp hoá, sự thành công hay thất
bại được thể hiện ở hai điểm sau :

Thứ nhất : Sự sụp đổ của các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chứng
tỏ công nghiệp hoá trong khuôn khổ và thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập
trung không phải là phương thức hữu hiệu để giải quyết các vấn đề phát triển.

Thứ hai : Trong khuôn khổ cơ chế thị trường không phải mô hình công
nghiệp hoá nào cũng có hiệu quả và triển vọng như nhau. Các kết quả thực tế
chứng tỏ mô hình công nghiệp hoá hướng ngoại dựa vào xuất khẩu mang lại
kết quả tích cực rõ rệt và có hiệu quả triển vọng hơn mô hình hướng nội, thay
thế nhập khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là trong mô hình hướng ngoại dựa vào
xuất khẩu các nguyên tắc cạnh tranh thị trường ít bị méo mó hơn hơn nhiều so

với mô hình hướng nội thay thế nhâp khẩu.


10



Công nghiệp hoá là cả một quá trình chuyển biến căn bản về kinh tế, xã
hội của đất nước. Không thể tiến hành công nghiệp hoá với kỹ thuật cổ điển
và cơ chế quản lý cũ, mà công nghiệp hoá luôn luôn phải gắn liền với hiện đại
hoá. “ Công nghiệp hoá không chỉ làm tăng thêm một cách giản đơn tốc độ
và tỉ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, mà là cả một quá
trình chuyển dịch cơ cấu, gắn liền với đổi mới công nghệ, tạo nền tảng cho sự
tăng trưởng bền vững và có hiệu quả cao của toàn bộ nền kinh tế quốc dân‟‟.
Công nghiệp hoá phải đi đôi với hiện đại hoá, kết hợp với các bước tuần tự về
công nghệ, vận động phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, tạo thêm nhiều
công ăn việc làm cho đội ngũ đông đảo người lao động.

Khoa học công nghệ hiện đại là nhân tố then chốt của hiện đại hoá.
Nhưng hiện đại hoá có nội dung rộng lớn và phong phú hơn nhiều, bao gồm
các mặt : Kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá.

Hiện đại hoá thường được định nghĩa là quá trình nhờ đó các nước
đang phát triển tìm cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến
hành cải cách chính trị và củng cố cơ cấu xã hội của họ, nhằm tiến tới một hệ
thống kinh tế, xã hội và chính trị giống các nước phát triển. Nói đến hiện đại
hoá là nói đến một quá trình lâu dài đầy gian khổ để cải biến một xã hội cổ
truyền thành một xã hội hiện đại, một xã hội có trình độ văn minh cao hơn,
thể hiện đầy đủ hơn những giá trị của chúng mà nhân loại muốn vươn tới. Các
nước có trình độ và điều kiện kinh tế và xã hội khác nhau nên thường có

những cách tiến hành hiện đại hoá khác nhau, bằng những con đường không
hoàn toàn giống nhau. Một xã hội được thừa nhận chung là hiện đại trước hết
phải là một xã hội có nền kinh tế phát triển, thể hiện tập trung ở nhịp độ tăng
trưởng sản phẩm chung và tính theo đầu người. Sự tăng trưởng kinh tế này có


11


quan hệ hữu cơ với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cái cốt lõi của hiện đại hoá
kinh tế chính là tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá gắn liền đổi mới căn bản về công nghệ, phát triển mạnh mẽ
các ngành trong nền kinh tế, nhất là các ngành có hàm lượng khoa học công
nghệ cao.

Trong quan niệm về hiện đại hoá kinh tế luôn luôn phải gắn liền với
hiện đại hoá chính trị. Hai quá trình hiện đại hoá này không phải lúc nào cũng
trùng hợp nhau về bước đi và tốc độ, nhưng chúng luôn luôn có quan hệ bền
chặt và hoà quyện lẫn nhau. Chúng có quan hệ biện chứng với nhau không
chỉ hoàn thiện cái này mà xem nhẹ cái kia, chúng luôn luôn có sự tương trợ
lẫn nhau giữa kinh tế và chính trị, giữa dân chủ và kinh tế thị trường. Hai mặt
này đều có cơ chế tự phát triển, tự điều tiết mạnh, chúng luôn luôn đối nghịch
với các biện pháp cưỡng bức hành chính, áp đặt tuỳ tiện, độc đoán chuyên
quyền.

Nhà nước pháp quyền chính là cái đảm bảo cho quyền dân chủ, tự do
của công dân được thực hiện trong trật tự luật pháp. Không thiết lập được một
nhà nước pháp quyền thì không thể nghiêm túc mà hình dung đến phát triển
kinh tế, khác với xã hội cổ truyền mang nặng tính chất giai cấp và trì trệ, xã
hội hiện đại là một xã hội đa dạng, có tính cơ động xã hội cao, các thành viên

và các nhóm xã hội có thay đổi về nghề nghiệp nâng cao thu nhập, nâng cao
đời sống kinh tế và địa vị xã hội. Công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở bất kỳ
nước nào cũng đi đôi với đô thị hoá, với sự tăng lên mạnh mẽ về tỉ trọng và
vai trò của các tầng lớp trung lưu hóa gắn liền với tri thức hoá xã hội, sẽ tạo
ra cho xã hội một cơ sở bền vững cho sự ổn định và phát triển đất nước.



12


Xây dựng một xã hội văn minh hiện đại không phải chỉ là xây dựng
khoa học công nghệ hay sức mạnh kinh tế, mà còn là xây dựng phát triển văn
hoá. Trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước không thể xem nhẹ khía
cạnh văn hoá của phát triển, vì chính văn hoá làm cho phát triển có ý nghĩa
hơn. Bất cứ sự phát triển nào về kinh tế, kỹ thuật, hay thể chế mà dẫn tới huỷ
hoại những giá trị văn hoá làm xấu đi những quan hệ con người đều là vô
nghĩa. Văn hoá được thể hiện trình độ được vun trồng của con người, của xã
hội, tức là làm cho con người và xã hội ngày một tiến bộ hơn, khiến cho con
người càng ngày càng đổi mới, ngày càng xa rời trạng thái nguyên sơ. Văn
hoá không ngừng hoà thiện chất lượng con người, nâng cao khả năng hoạt
động sáng tạo, làm cho con người ứng xử tốt đẹp với con người. Bởi vì chỉ có
thông qua sự phát triển con người và năng lực con người, mà có thể biến đổi
toàn bộ định hướng, những giá trị vật chất của nền văn minh và sử dụng toàn
bộ tiềm năng to lớn của nó cho những mục đích tốt đẹp.
Chính trên quan điểm này mà UNESCO khẳng định mạnh mẽ rằng :
Văn hoá là chìa khoá của phát triển, là mục tiêu và hệ điều tiết của phát triển
mà không sợ cường điệu vai trò của văn hoá.
Khi nghiên cứu quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ những khía
cạnh kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá. Chúng luôn được khẳng định sự

liên kết hữu cơ của các khía cạnh này, sự phát triển cân đối hài hoà giữa kinh
tế, chính trị, xã hội và văn hoá là sự phát triển năng động, có hiệu quả và
vững chắc nhất. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá chúng ta
không thể không nhắc tới khía cạnh con người, đây cũng là một nội dung cơ
bản then chốt nhất trong phát triển.

Con người chính là một trong những tiền đề quan trọng nhất của quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bồi dưỡng và phát huy nhân tố con
người, chính là đầu tư cho một lực lượng lao động có trình độ, năng lực là


13


mục tiêu và là động lực cho sự phát triển. Con người có vai trò quan trọng
trong mọi lĩnh vực đời sống nhất là trong sự phát triển của kinh tế hiện đại,
trong đó chất lượng của người lao động là nhân tố quyết định. Không có lực
lượng lao động cao thì sẽ không có phát triển kinh tế và thoát khỏi nghèo nàn
lạc hậu. Con người có vai trò to lớn không những trong lĩnh vực phát triển
kinh tế mà còn trong các lĩnh vực khác. Bởi vậy nâng cao chất lượng con
người không chỉ với tư cách nâng cao quá trình phát triển kinh tế mà còn
nâng cao dân trí trong xã hội. Tại tất cả các quốc gia trên Thế giới đều không
thể công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà thiếu đội ngũ công nhân lao động lành
nghề, những nhà lãnh đạo tận tuỵ biết nhìn xa trông rộng, những nhà quản lý
giỏi và những nhà doanh nghiệp tháo vát.

Ngoài những nội dung cơ bản trên còn một nội dung không kém phần
quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đó là bảo vệ môi
trường sống của con người. Khi tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ
đặt con người trước những vấn đề nan giải cả trong quan hệ giữa con người

với con người và con người với thiên nhiên. Đây là vấn đề cấp bách sống còn
của nền văn minh nhân loại, luôn luôn được cả cộng đồng thế giới quan tâm.

Tóm lại công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một quá trình và một xu
hướng phát triển của cả thế giới, đây cũng là con đường phát triển chung mà
tất cả các nước trên thế giới đều trải qua, vào những thời điểm khác nhau và
với những nhịp độ khác nhau.

1.1.2 Các mô hình cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá

1.1.2.1 Các mô hình công nghiệp hoá kiểu cổ điển



14


Những mô hình kiểu cổ điển đều có những đặc điểm chung mang tính
phổ biến, điển hình nhất của mô hình cổ điển được thực hiện ở Anh và Pháp.
Sự chuyển biến kinh tế và xã hội sau khi chế độ phong kiến tan rã và hình
thành chủ nghĩa tư bản, đây là một trong những tiền đề đầu tiên cho quá trình
công nghiệp hoá. Chúng được diễn ra như một quá trình lịch sử tự nhiên nó
bao gồm những đặc trưng mang tính phổ biến như sau :

* Đặc trưng trước tiên của mô hình công nghiệp hoá kiểu cổ điển là sự
chuyển biến, hay còn gọi là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp, trong đó là sự thay đổi phương thức canh tác và sự thay đổi của chế
độ sở hữu ruộng đất, chính trị. Sự thay đổi này đã làm tách rời sản xuất công
nghiệp ra khỏi sản xuất nông nghiệp. Điển hình nhất là nước Anh, nước có
mô hình công nghiệp hoá kiểu cổ điển đậm nét nhất. Cuộc cách mạng nông

nghiệp đã làm thay đổi lại toàn bộ kỹ thuật trồng trọt, được thực hiện liên tục
từ thế kỷ VX cho đến thế kỷ XVII. Sản phẩm của nông nghiệp đã vượt quá
nhu cầu của nông dân nông thôn, trong thời kỳ này sản lượng của nông phẩm
không những đủ nuôi nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp, mà còn dư thừa
để cung cấp cho những người làm việc trong lĩnh vực khác, đồng thời nhờ có
cuộc cách mạng này mà hình thành nên thị trường trao đổi và mở rộng, có
cuộc cách mạng này mà hình thành nên thị trường trao đổi và mở rộng, có
cung về hàng nông phẩm đồng thời có cầu tư liệu sản xuất cho nông nghiệp,
do vậy nó thúc đẩy công nghiệp phát triển và tạo ra một sự chuyển dịch cơ
cấu ngành nghề và lao động.

Ngoài cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp còn một
tiêu đề không kém phần quan trọng trong giai đoạn này, đó là sự thay đổi rất
to lớn của chế độ sở hữu ruộng đất, sự thay đổi này có tác dụng giải phóng
mạnh mẽ những ràng buộc phong kiến đối với loại tư liệu sản xuất quan trọng


15


nhất trong sản xuất nông nghiệp. Tại nước Anh đã có chính sách rào đất đuổi
nông dân ra khỏi nơi canh tác để nuôi cừu. Khi thực hiện biện pháp này một
mặt đã tập trung ruộng đất qui mô lớn vào một phía, mặt khác biến những
người có ít ruộng trở thành người làm thuê ở phía kia, biện pháp trên đã
cưỡng bức cho sự ra đời của chế độ làm thuê theo kiểu Tư bản chủ nghĩa.
Còn tại nước Pháp cuộc cách mạng " Phản phong " năm 1789 đã tuyên bố
xoá bỏ chế độ phong kiến được coi là rất triệt để, trong việc giải phóng mọi
ràng buộc có tính chất phong kiến về ruộng đất đối với người nông dân. Mở
ra thời kỳ mới trong quan hệ sở hữu đất đai và kinh doanh nông nghiệp theo
phương thức Tư bản chủ nghĩa.


Như vậy cuộc cách mạng nông nghiệp và cách mạng ruộng đất mang
đầy tính cưỡng bức và chậm chạp nhưng trở thành một tiền đề không thể
thiếu cho bước khởi đầu của cách mạng công nghiệp.

* Đặc trưng thứ hai của mô hình công nghiệp hoá kiểu cổ điển là sự
hình thành tầng lớp chủ doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, từ
sản xuất công nghiệp, nông nghiệp cho đến tất cả các ngành dịch vụ, thương
mại và tín dụng. Đây là nhân tố quan trọng nhất để hình thành nên cuộc cách
mạng công nghiệp và đặc biệt là các chủ xưởng thợ thủ công thành thị.

Trong khi sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp do sự thay đổi về sở
hữu ruộng đất tạo ra, là một tiền đề quan trọng cho phát triển sản xuất công
nghiệp. Sự phát triển của những chủ trang trại bỏ vốn của mình ra để kinh
doanh cũng là nhân tố quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá. Với sự hỗ
trợ của các thương gia và các tổ chức tín dụng, các nhà tư bản Anh đã biến
đất nước thành những công xưởng của Thế giới và trở thành nơi khởi nguồn
của công cuộc công nghiệp hoá.


16



* Đặc trưng nổi bật thứ ba của mô hình công nghiệp hoá theo kiểu cổ
điển là sự phát triển của ngoại thương và chính sách thực dân xâm chiếm
thuộc địa. Đây là tác nhân bổ trợ cực mạnh cho tiến trình cách mạng công
nghiệp, ở những nước đi tiên phong trong mô hình công nghiệp hoá kiểu cổ
điển. Đây chính là những yếu tố quan trọng bổ xung về nguồn nguyên liệu,
vốn đầu tư, lao động và thị trường tiêu thụ. Những thị trường này không một

nước nào khi tiến hành công nghiệp hoá về sau có được cơ hội lịch sử này.

Dưới sự dẫn dắt của chủ nghĩa trọng thương, các nước công nghiệp hoá
kiểu cổ điển. Nước Anh đã không ngừng mở rộng hoạt động ngoại thương kết
hợp với cuộc xâm chiếm thuộc địa có qui mô lớn nhất trong lịch sử. Do rất
nhiều vùng đất mới trên thế giới trở thành thuộc địa của Anh, nên qui mô
ngoại thương của Anh tăng rất nhanh từ năm 1720 đến năm 1760 tăng gấp hai
lần, cho đến thế kỷ XVIII ngoại thương của Anh tăng lên gấp sáu lần. Cuộc
cách mạng công nghiệp của Anh đã dựa vào nguồn kinh tế của nhiều nước.
Nền thương mại của Anh lúc đó được gọi là nền " Thương nghiệp tam giác ",
nước Anh bán sang Châu phi những hàng hoá công nghệ cao và họ chuyển nô
lệ sang bán tại Tây Ấn Độ, rồi mua đường và bông, các nguyên, vật liệu đem
về Anh phục vụ cho sản xuất trong nước. Chính vì vậy mà nền ngoại thương
của Anh trong giai đoạn này đem lại một khoản lợi nhuận khổng lồ. Không
những thế người Anh còn thành lập nhiều đồn điền ở các thuộc địa ở khắp nơi
trên thế giới. Như vậy việc buôn bán nô lệ và chế độ nô lệ đồn điền đã đẩy
nhanh một cách phi thường sự tích luỹ tư bản nguyên thuỷ của nước Anh và
đóng một vai trò quan trọng làm tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp.

Các cuộc cách mạng công nghiệp được diễn ra tại các nước theo mô
hình cổ điển rất tuần tự theo từng bước chậm chạp và trong thời gian dài. Sự


17


thay đổi về cơ cấu ngành kinh tế được bắt nguồn từ sự chuyển biến của các
ngành công nghiệp nhẹ, như dệt len dạ và bông vải. Sau đó lan truyền sang
ngành công nghiệp nặng như các ngành cơ khí luyện kim, điện lực và hoá
chất, từ đó kéo theo sự chuyển dịch các ngành giao thông vận tải, đường sắt,

đường thuỷ, ô tô, máy bay và cuối cùng là hiện đại hoá các ngành thuộc lĩnh
vực dịch vụ. Khi quá trình công nghiệp hoá càng phát triển, càng có kết quả
thì các ngành công nghiệp nặng càng chiếm tỉ trọng lớn hơn so với các ngành
công nghiệp nhẹ sản xuất ra tư liệu tiêu dùng trực tiếp.

Song song với việc chuyển dịch cơ cấu ngành là quá trình đổi mới, thay
thế dần trang thiết bị kỹ thuật, ở trình độ về căn bản dựa trên nền tảng của kỹ
thuật cơ khí, điện khí và hóa chất. Việc đáp ứng các yêu cầu phát triển của kỹ
thuật nêu trên cũng đồng thời là lịch sử phát triển của cách mạng. Công
nghiệp hoá đi từ công nghiệp nhẹ đến việc hình thành một cách ngày càng
đồng bộ và hoàn chỉnh hơn các ngành công nghiệp nặng.

Ngoài sự thay đổi về cơ cấu ngành kinh tế mô hình công nghiệp hoá
kiểu cổ điển còn là sự thay đổi của phương thức tổ chức sản xuất, các hình
thức tổ chức sản xuất cũng biến đổi một cách dần dần, tuần tự từ sản xuất
kinh doanh một chủ đến sản xuất kinh doanh chung vốn và cuối cùng là hình
thức công ty cổ phần. Cùng với sự phát triển của các hình thức tổ chức sản
xuất kinh doanh nêu trên là sự phát triển của phương thức huy động vốn. Từ
sự tích tụ chậm chạp đến các hình thức tập trung vốn qua tín dụng và phát
hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn lớn trên thị trường trong nước và
quốc tế. Trong mô hình công nghiệp hoá kiểu cổ điển các nước theo mô hình
này đã phải trải qua gần ba thế kỷ, nên gặp rất nhiều khó khăn và thời gian
công nghiệp hoá rất dài. Những nước công nghiệp hoá theo kiểu cổ điển hầu
hết là những quốc gia đi đầu trong tiến bộ khoa học và kỹ thuật nên quá trình


18


công nghiệp hoá hầu như dựa trên cơ sở khoa học và kỹ thuật của chính bản

thân mình.

Thời kỳ này do nhu cầu của sản xuất, những thay đổi về mặt kỹ thuật
thường xảy ra trước và mang tính đơn lẻ cục bộ, sau đó mới có những kiến
giải về mặt khoa học và lý thuyết, cuộc cách mạng trong lĩnh vực kỹ thuật sản
xuất đi trước cuộc cách mạng khoa học và mang nặng tính chất thử nghiệm
chứ chưa được kết hợp thành một quá trình đồng thời. Hay như hiện nay cuộc
cách mạng khoa học đi trước cách mạng công nghệ kỹ thuật, nên để đổi mới
cách mạng công nghệ kỹ thuật phải trải qua một thời gian rất dài. Điển hình là
nước Anh mặc dù đã cống hiến được nhiều phát minh kỹ thuật và nhờ đó mà
sự quá độ về mặt kỹ thuật sang nền sản xuất bằng máy móc mới có thể diễn ra
được. Sự quá độ sang hệ thống công xưởng cũng diễn ra không đồng đều ở
các ngành công nghiệp khác nhau. Đối với một số ngành công nghiệp việc
xoá bỏ công trường thủ công bị kéo quá dài, nó còn tồn tại đến tận cuối thế kỷ
XIX.

Các quốc gia có mô hình công nghiệp hoá kiểu cổ điển là những nước
có qui mô tương đối lớn về dân số và lãnh thổ. Các quốc gia này tương đối
giầu tài nguyên thiên nhiên, có thể đáp ứng tốt nhu cầu khởi động ban đầu của
quá trình công nghiệp hoá về các nguồn cung cấp đầu vào cũng như thị
trường ở đầu ra. Vai trò của yếu tố bên ngoài lãnh thổ tuy rất quan trọng,
những cũng chưa phải là yếu tố quyết định của quá trình công nghiệp hoá.
Hoạt động ngoại thương chỉ nhằm cung cấp nguồn nguyên, nhiên vật liệu giá
rẻ và cung cấp vốn thông qua việc bán sản phẩm với giá cả có lợi cho các
nước đang tiến hành công nghiệp hoá. Hoạt động ngoại thương không nhằm
tìm kiếm công nghệ và kỹ thuật từ bên ngoài. Ngoài ra hoạt động ngoại


19



thương trong giai đoạn này mang tính chất thực dân bóc lột và chiếm đoạt các
nước thuộc địa để phục vụ cho các nước công nghiệp hoá.

Ngoài qui mô lãnh thổ và dân số lớn, những nước công nghiệp hoá theo
mô hình này còn có sự thay đổi thể chế xã hội và hình thành nên các lực
lượng xã hội tiến hành công nghiệp hoá. Quá trình thay đổi này cũng diễn ra
từ từ, chậm chạp và phù hợp với sự phát triển tuần tự của sức sản xuất xã hội.
Trong mô hình cổ điển công nghiệp hoá diễn ra đồng thời với quá trình phát
triển của thị trường Tư bản chủ nghĩa, trong đó nổi bật lên là đội ngũ những
nhà chủ doanh nghiệp có bản lĩnh, có tinh thần kinh doanh dám chịu rủi do và
rất năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, đây là một yếu tố quan
trọng trong quá trình công nghiệp hoá. Bản thân sự phát triển của tầng lớp xã
hội này và các thiết chế tổ chức của thị trường cũng diễn ra một cách tuần tự,
trong mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau với sức sản xuất xã hội. Trong giai đoạn
này tốc độ tăng trưởng công nghiệp không cao.

Tóm lại do những ràng buộc của điều kiện lịch sử, quá trình công
nghiệp hoá theo mô hình cổ điển đã diễn ra các bước đi tự nhiên, tuần tự,
chậm chạp, từ thấp đến cao và được thực hiện trong khoảng thời gian hai trăm
năm.

1.1.2.2 Các mô hình công nghiệp hoá trong thế kỷ XX

Khác xa với công nghiệp hoá kiểu cổ điển là mô hình mở đường, tự
thân vận động và phát triển. Quá trình công nghiệp hoá trong thế kỷ XX được
tiến hành trong điều kiện thế giới đã có những thay đổi to lớn về chính trị,
kinh tế và xã hội so với những thế kỷ trước do những tác động của cách mạng
khoa học công nghệ và sự phát triển của lực lượng sản xuất.



20



* Mô hình công nghiệp hoá kế hoạch hoá tập trung

Trong mô hình công nghiệp hoá kế hoạch hóa tập trung các ngành công
nghiệp nặng được đặt lên vị trí ưu tiên hàng đầu. Cơ sở của cách tiếp cận này
bắt nguồn từ học thuyết tái sản xuất tư bản xã hội trong kinh tế học Mác xít :
" Sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu sản xuất tăng nhanh nhất ; sau đó
đến sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu tiêu dùng ; và chậm nhất là sự
phát triển của tư liệu tiêu dùng". Theo VI Lênin : " Toàn bộ tinh thần và tất
cả ý nghĩa của các qui luật nói rằng tư liệu sản xuất tăng hết sức nhanh hơn,
tóm lại là ở chỗ, việc lao động bằng máy móc thay thế lao động thủ công, nói
chung là sự tiến bộ kỹ thuật trong thời đại công nghiệp cơ khí, đòi hỏi phải
phát triển mạnh ngành khai thác như than đá và sắt thép, đay là những ngành
sản xuất ra tư liệu sản xuất thực sự để chế tạo tư liệu sản xuất và đó chính là
nội dung thực sự của quá trình ấy "
[ 2.Tr 68,98]
.

Các quốc gia khi thực hiện theo mô hình công nghiệp hóa này, là tập
trung ngay vào ưu tiên tự lực cao độ cho các ngành công nghiệp nặng. Do
phải đứng trước sức ép của quá trình rút ngắn qua trình hình thành nền tảng
công nghiệp , có khả năng trang bị máy móc thiết bị cho toàn bộ nền kinh tế.
Nỗ lực rút ngắn thời gian thực hiện công nghiệp hoá còn mang tính chính trị,
vì nó sẽ thể hiện tính ưu việt của chế độ mới. Trong bối cảnh các nước đi theo
mô hình công nghiệp hóa này luôn luôn bị các nước Tư bản có trình độ công
nghiệp cao hơn bao vây cô lập, thì đây cũng là con đường duy nhất để thoát ra

khỏi cảnh nô dịch, nghèo nàn lạc hậu. Mô hình công nghiệp hoá này thường
được thực hiện ở những quốc gia có trình độ công nghiệp rất bình thường,
nên vấn đề công nghiệp hoá là một vấn đề sống còn đối với thể chế chính trị
và xã hội vừa mới được hình thành.

×