Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) của đài loan và trung quốc: kinh nghiệm đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.47 KB, 25 trang )

Phạm Quang Diệu 2001
Phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) của đài loan và
trung quốc: kinh nghiệm đối với việt nam
Phát triển CNNT ở Đài Loan
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đài Loan rơi vào khủng hoảng trầm trọng:
thu nhập bình quân dưới 200 USD/người, lạm phát cao, dân số tăng 3,5%/năm; tỷ
lệ đất nông nghiệp trên đầu người thấp, 0,2 ha/người; tỷ lệ thất nghiệp lên tới 50%.
Tuy nhiên bắt đầu thập kỷ 50, kinh tế Đài Loan đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh,
liên tục và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển đổi ổn định từ nông nghiệp sang công
nghiệp và dịch vụ, đưa Đài Loan thành nước công nghiệp mới của châu á. Giai
đoạn 1950-80, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt trên
12%. Những yếu tố tạo nên sự thần kỳ của nền kinh tế Đài Loan có thể kể đến là:
đầu tư phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cơ sở để phát triển công nghiệp;
chiến lược công nghiệp hoá hướng ngoại, phát triển công nghiệp đều khắp giữa các
vùng; vai trò hỗ trợ hợp lý của chính phủ.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Đài Loan
1962-65 1966-75 1976-85 1986-95
Tốc độ tăng trưởng(%/năm)
GDP
Công nghiệp
Nông nghiệp
Dịch vụ
GNP đầu người/năm
10,1
13,3
6,6
10,3
194,5
9,4
14
1,7


9,3
684,5
8,7
10,5
1,5
8,4
2214,5
7,9
6,3
1,1
10,5
8194
Nguồn: Rong-I Wu. 1997 và Basic agricultural statistics 1998.
Khác với nhiều nước, phát triển công nghiệp của Đài Loan không tập trung ở
các trung tâm đô thị mà trải đều trên khắp cả nước, từ các thành phố đến các thị
trấn của các vùng nông thôn. Bên cạnh đó, những chính sách của Chính phủ cũng
hỗ trợ các ngành CNNT phát triển. Nhờ đó CNNT của Đài Loan phát triển mạnh
mẽ, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ quan trọng tài trợ cho
quá trình công nghiệp hoá, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho khu vực
nông thôn, và giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Trong thập kỷ 60,
CNNT của Đài Loan đã đóng góp 60% thu nhập cho khu vực nông thôn, tạo công
ăn việc làm cho khoảng 20% lao động nông thôn, và đóng góp 60% tổng giá trị kim
ngạch xuất khẩu cả nước.
1
Phạm Quang Diệu 2001
1. Các giai đoạn phát triển CNNT
Phát triển CNNT của Đài Loan có thể được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn
1 từ thập kỷ 50 đến 70 và giai đoạn hai từ cuối thập kỷ 70 đầu 80 trở đi. Từ thập kỷ
50, Đài Loan tập trung phát triển công nghiệp trải đều ở các vùng nông thôn, tận
dụng lợi thế so sánh và đa dạng hoá của nông nghiệp đẩy mạnh sản xuất và xuất

khẩu nông sản chế biến, từ các sản phẩm thô như đường, chuối, chè....chuyển dần
sang các sản phẩm chế biến đóng hộp như nấm, dứa, mã thầy. Cuối thập kỷ 70 đầu
80, Đài Loan tập trung quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp ở nông thôn,
hướng mạnh sang các ngành công nghiệp nhẹ, hàng điện tử, nông sản chế biến chỉ
còn tập trung vào một vài mặt hàng có lợi thế so sánh như đồ hộp, thực phẩm đông
lạnh. Một đặc điểm đáng lưu ý là trong từng giai đoạn nhất định, Chính phủ thay
đổi chiến lược phát triển nhằm hỗ trợ cho những ngành công nghiệp nội địa được
lựa chọn ưu tiên trong từng thời kỳ, trong đó có các ngành CNNT. Chiến thuật phổ
biến là Chính phủ chọn ra các ngành công nghiệp mới có triển vọng hay các ngành
cần đầu tư chuyển đổi công nghệ và áp dụng chiến lược bảo hộ, khi các doanh
nghiệp này đủ mạnh, Chính phủ chuyển sang áp dụng chiến lược thúc đẩy cạnh
tranh, khuyến khích xuất khẩu.
Giai đoạn từ 50 đến 70
Đầu thập kỷ 50, Đài Loan phải đối mặt nghiêm trọng với tình trạng dư thừa
lao động nông thôn và khan hiếm về vốn. Giai đoạn này, chiến lược phát triển kinh
tế của Đài Loan tập trung vào các mục tiêu: ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện cán cân
thanh toán, đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động, phát triển
công nghiệp ở nông thôn. Để có thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp,
Chính phủ hướng sản xuất vào thị trường nội địa và thực hiện chiến lược thay thế
nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Cuối thập kỷ 50, do sức mua của thị
trường nội địa trở nên bão hoà, đe doạ kìm hãm tăng trưởng của nền kinh tế, Đài
Loan đã chuyển sang chiến lược phát triển hướng ngoại, tập trung đầu tư phát triển
các ngành công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu. Một loạt chính sách được áp
dụng nhằm đạt được mục tiêu trên:
• Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
• Đầu tư vào khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ
• Quy hoạch vùng nguyên liệu, áp dụng chính sách giá thu mua hợp lý, đảm bảo
ổn định nguồn cung cho các doanh nghiệp chế biến
• Thúc đẩy cạnh tranh
• Thực hiện thuế ưu đãi

• Tăng đầu tư của Nhà nước.
2
Phạm Quang Diệu 2001
Nhờ sự uyển chuyển về chiến lược phát triển và các chính sách hợp lý nên đã
thúc đẩy CNNT phát triển, đặc biệt đối với các ngành chế biến nông sản. Thu nhập
trong các hoạt động công nghiệp tăng lên đã thu hút một lực lượng lớn lao động ra
khỏi các hoạt động nông nghiệp. Giai đoạn từ thập kỷ 60 đến 70, tỷ lệ lao động
nông thôn trong các hoạt động phi nông nghiệp của Đài Loan tăng từ 35% lên 65%.
Cũng trong cùng giai đoạn này, lao động trong nông nghiệp giảm từ 45% xuống
còn 29%. Nhờ lao động được rút bớt ra khỏi nông nghiệp nên sản xuất nông nghiệp
có điều kiện tăng năng xuất lao động, tăng quy mô sản xuất, tăng thu nhập cho
nông dân, và do đó tăng tiết kiệm, tái đầu tư vào nông nghiệp và các hoạt động
CNNT.
Những năm 60, Đài Loan tăng mạnh xuất khẩu nông sản chế biến, chuyển
hướng từ các sản phẩm sơ chế sang các sản phẩm đóng hộp, tăng giá trị gia tăng.
Đài Loan xuất khẩu mạnh các mặt hàng như đường, đồ hộp (măng tây, nấm, mã
thầy, hoa quả), thực phẩm đông lạnh, bột ngọt. Thập kỷ 60, giá trị kim ngạch xuất
khẩu các sản phẩm đồ hộp tăng từ 10 triệu USD lên 83 triệu USD, thực phẩm đông
lạnh chế biến tăng lên 0,4 triệu USD.
Bảng 2: Giá trị kim ngạch xuất khẩu một số nông sản chế biến của Đài Loan
(triệu USD)
Trước 1960 1961-70 1971-80 Sau 1980
3
Biểu 1: thu nhập đầu người trong hoạt động nông nghiệp,
phi nông nghiệp và tỷ lệ lao động trong nông nghiệp
0
50
100
150
200

250
300
350
1966 1982 1987 1992 1997
1000 §µi tÖ
0
10
20
30
40
50
%
Thu nhËp n«ng nghiÖp
Thu nhËp phi n«ng nghiÖp
Lao ®éng trong n«ng nghiÖp (%)
Nguồn: Council of Taiwanese agriculture. 1999
Phạm Quang Diệu 2001
Đường
Đồ hộp
Thực phẩm đông
lạnh
Bột ngọt
110,7 (79,8)
10
-
-
135,4 (29,2)
83 (12,3)
0,4 (0,05)
-

282,8 (5)
483 (2,4)
347,8 (2,2)
28,7 (0,13)
-
200 (0,1)
2045,7 (2,2)
130,7 (0,17)
Nguồn: APO. 2000.
Ghi chú: Số trong ngoặc là tỷ lệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Để thúc đẩy xuất khẩu nông sản chế biến, Chính phủ Đài Loan đã hỗ trợ các
DNNT, đặc biệt trong công tác xuất khẩu. Một kinh nghiệm thành công của xuất
khẩu nông sản chế biến của Đài Loan là Chính phủ thực hiện chính sách thống nhất
xuất khẩu, với các biện pháp sau:
• Các công ty xuất khẩu tập hợp lại thành hiệp hội xuất khẩu
• Mỗi nhà máy hội viên không bán đơn lẻ, mà đặt giá xuất khẩu, cùng chia lợi ích
• Hiệp hội xuất khẩu, thay mặt nhà máy hội viên tiêu thụ sản phẩm, phối hợp
cung ứng nguyên liệu sản xuất với đơn vị sản xuất nông nghiệp và vay vốn sản
xuất giúp cho các nhà máy chuyên tâm sản xuất và cải thiện chất lượng trong
quá trình hợp tác tiêu thụ đã duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế
Giai đoạn từ cuối thập kỷ 70 và đầu 80
4
Hộp 1: Phát triển công nghiệp nấm đóng hộp xuất khẩu của Đài Loan
Trong suốt bốn thập kỷ từ 50 đến 80, nấm đóng hộp là một trong những ngành chế
biến nông sản xuất khẩu thành công nhất của Đài Loan. Nấm là loại cây trồng ngắn hạn, thiết
bị sản xuất giảm đơn, không chiếm nhiều diện tích, thời gian trồng thích hợp với mùa nông
nhàn, nông dân có thể tận dụng trồng nấm tại các bãi đất trống. Do vốn đầu tư ít, lãi nhiều nên
rất thu hút nông dân trồng nấm. Giai đoạn 1856-1957, số bãi trồng nấm ở Đài Loan tăng từ
4000 lên 80000, cũng trong giai đoạn này xuất khẩu nấm đóng hộp tăng từ 80 thùng lên gần 2
vạn thùng. Năm 1963, lượng xuất khẩu đã tăng lên hơn 1,3 triệu thùng. Năm 1964, do đầu tư

sản xuất tràn lan dẫn đến sản lượng tăng quá nhanh, cung vượt cầu, dư hơn 40.000 thùng, vốn
tồn đọng lên đến 200 triệu Đài tệ (khoảng 5,2 triệu USD), gây tổn thất lớn cho cả người nông
dân và các nhà máy chế biến. Sau đó, ủy ban Mậu dịch Quốc tế đã can thiệp nhằm cứu vãn
tình thế. Uỷ ban đã tập hợp tất cả các nhà máy chế biến nấm đóng hộp thành công ty liên hợp,
tiến hành lập kế hoạch sản xuất, thống nhất giá, lập kế hoạch xuất khẩu. Các biện pháp trên đã
cải thiện tình hình xuất khẩu nấm hộp, ổn định giá cả và cung cầu. Từ giữa thập kỷ 60, lượng
nấm xuất khẩu của Đài Loan đứng đầu thế giới. Năm 1980, sản lượng nấm đạt mức kỷ lục trên
3,5 triệu thùng.
Nguồn: Council of Taiwanese agriculture. 1998
Phạm Quang Diệu 2001
Trong giai đoạn này có hai yếu tố làm các ngành công nghiệp xuất khẩu của
Đài Loan gặp nhiều khó khăn, nhất là công nghiệp chế biến nông sản. Thứ nhất, giá
nguyên liệu đầu vào và lao động trong nước tăng làm cho các doanh nghiệp nội địa
mất đi lợi thế lao động rẻ. Thứ hai, trên thị trường quốc tế, áp lực cạnh tranh của
các nước đang phát triển tăng lên. Kết quả là, Đài Loan không còn xuất khẩu
đường, và xuất khẩu đồ hộp giảm hơn một nửa. Để đối phó với tình hình trên, Đài
Loan một lần nữa thay đổi chiến lược phát triển, chuyển đổi từ các ngành công
nghiệp sử dụng nhiều lao động sang sử dụng nhiều vốn, áp dụng công nghệ mới.
Các ngành CNNT của Đài Loan chuyển dịch cơ cấu theo hai hướng chính:
• Chuyển dịch cơ cấu từ chế biến nông
sản sang các ngành công nghiệp nhẹ,
điện tử, và các hoạt động dịch vụ
(biểu 2).
• Trong các ngành công nghiệp chế
biến nông sản xuất khẩu, thực hiện
chuyển dịch từ các sản phẩm sơ chế
sang tinh chế, chế biến trọn gói, áp
dụng công nghệ tiên tiến nhằm tăng
giá trị gia tăng. Đài Loan chỉ xuất
khẩu một vài sản phẩm chế biến có

khả năng cạnh tranh cao như nấm
hộp, măng hộp, bột ngọt, còn các sản
phẩm khác quay về phục vụ nhu cầu
thị trường nội địa.
Cũng trong thập kỷ 80, Đài Loan thực hiện một số chương trình phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Một hệ thống chính sách mới được ban hành
phục vụ mục tiêu trên
• Khuyến khích đầu tư
• Cải thiện công nghệ quản lý
• Thiết lập các khu công nghiệp và chế xuất
nhằm nâng cao trình độ công nghệ và tiêu
chuẩn hoá sản phẩm của các doanh
nghiệp.
Trong các chính sách trên, quan trọng
nhất là chính sách quy hoạch và phát triển các
khu công nghiệp và chế biến xuất khẩu ở các
thị trấn của nông thôn do Chính phủ hoặc tư
5
Biểu 2: Số lượng doanh nghiệp một số ngành
của Đài Loan
DÖt may
§iÖn tö
VËn t¶i
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000

14000
1965 1975 1985 1995
Thùc phÈm
ThiÕt bÞ
m¸y mãc
Nguồn: APO. 1997
Biểu 3: Giá trị kim ngạch xuất khẩu
của ba khu chế xuất (tỷ USD)
0
1
2
3
4
5
6
7
1993 1994 1995 1996
Nguồn: APO. 2000
Phạm Quang Diệu 2001
nhân thực hiện. Chính phủ đưa ra một số nguyên tắc phát triển khu công nghiệp
như: Đảm bảo cơ chế 1 thủ tục; cơ sở hạ tầng hoàn thiện; luật và các quy định hoàn
chỉnh; áp dụng thuế ưu đãi; lực lượng lao động có tay nghề; áp dụng chiến lược
kinh doanh mềm dẻo; tất cả các sản phẩm trong khu phải xuất khẩu; các máy móc
trang thiết bị và nguyên liệu nhập khẩu dùng trong khu công nghiệp đều được miễn
thuế.
Năm 1995, Đài Loan phát triển 95 cụm công nghiệp với diện tích 13003 ha
và 3 khu chế xuất có tổng diện tích 192 ha. Ba khu chế xuất có 235 doanh nghiệp
với tổng vốn đầu tư là 1,26 tỷ USD. Tính đến năm 1996 tổng kim ngạch xuất khẩu
của các khu chế xuất đạt 56,15 tỷ USD, riêng năm 1996 kim ngạch xuất khẩu đạt
6,3 tỷ USD, chiếm 18% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, thu hút 55 ngàn lao động.

2. Các yếu tố đóng góp vào phát triển CNNT của Đài Loan
Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
Khác với nhiều nước đang phát triển, Đài Loan có điều kiện thuận lợi để phát
triển cơ sở hạ tầng nông thôn ngay cả trong thời kỳ thuộc địa trước 1945. Dưới thời
kỳ đô hộ của Nhật Bản trước năm 1945, do muốn biến Đài Loan thành nơi cung
cấp nguyên liệu nông nghiệp cho chính quốc nên đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông
thôn, tập trung mạnh vào giao thông (đường sắt, đường bộ), hệ thống điện, nghiên
cứu và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp. Năm 1908, Nhật Bản xây dựng tuyến
đường sắt đầu tiên chia đôi hai miền Nam và Bắc của Đài Loan, nối các cảng và
trung tâm công nghiệp quan trọng nhất, đi qua khu vực phía Tây nơi phần lớn dân
cư nông thôn sinh sống. Chính tuyến đường sắt này đã thúc đẩy liên kết giữa các
vùng nông thôn và thành thị.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, Chính phủ
Đài Loan vẫn tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng nông thôn. ở khu vực nông thôn mạng lưới
đường quốc lộ được xây dựng một cách đồng
bộ, hình thành các con đường nhánh nối các khu
vực với nhau. Giai đoạn 1962-72, ở khu vực
nông thôn Đài Loan số km đường trải nhựa trên
1000 km
2
tăng từ 76,4 km lên 214,5 km, trong
khi cũng cùng giai đoạn này ở Hàn Quốc chỉ ở
mức 10km và tăng lên 50 km. Ngoài ra, Đài
Loan cũng đẩy mạnh các chương trình điện khí
hoá nông thôn. Tính đến năm 1960, có tới 70%
6
Biểu 4: Số doanh nghiệp toàn quốc và
ở khu vực nông thôn
0

20
40
60
80
100
1965 1975 1985 1995
Toµn quèc
Khu vùc n«ng th«n
Nguồn: APO. 1997
Phạm Quang Diệu 2001
các hộ nông dân đã có điện. Đặc biệt, Đài Loan thực hiện chính sách giá điện của
nông thôn và thành thị ngang nhau. Nhờ những chính sách đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng nông thôn, môi trường đầu tư của khu vực nông thôn trở nên hấp dẫn, giảm
chi phí lưu thông, cho phép Đài Loan huy động các nguồn lực thuận lợi hơn để phát
triển các hoạt động CNNT, giúp các doanh nghiệp nông thôn (DNNT) tiếp cận dễ
dàng hơn đến các thị trường đầu vào và đầu ra. Do đó các hoạt động công nghiệp
của Đài Loan phát triển đều khắp trong cả nước, số doanh nghiệp hoạt động ở khu
vực nông thôn chiếm 85% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc.
Nông nghiệp phát triển và đa dạng hoá
Sau chiến tranh thế giới thứ II, nông nghiệp Đài Loan phát triển mạnh. Tốc
độ tăng trưởng nông nghiệp đạt trên 6%/năm. Tăng trưởng nông nghiệp nhanh đã
tạo nguồn vốn và thị trường tiêu thụ cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, kích
thích CNNT phát triển. Những yếu tố đóng góp vào tăng trưởng nông nghiệp của
Đài Loan bao gồm:
(i), Đài Loan có khí hậu phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng, như lúa,
hoa quả nhiệt đới và nhiều loại khác. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phép Đài
Loan phát triển nông nghiệp đa dạng hoá, tạo thuận lợi phát triển công nghiệp chế
biến nông sản.
(ii), Chính sách từ thời Nhật Bản cai trị. Do muốn biến Đài Loan thành nơi
cung cấp hàng nông sản cho chính quốc nên Nhật đã đầu tư mạnh vào nông nghiệp

của Đài Loan, đặc biệt là mở rộng và nâng cấp hệ thống giao thông, xây dựng hệ
thống tưới tiêu, nên sau chiến tranh nông nghiệp Đài Loan có những điều kiện
thuận lợi để phát triển. Ngoài ra, Nhật Bản còn thành lập các tổ chức nông thôn
(tiền thân của tổ chức nông hội sau này) để phổ biến khoa học kỹ thuật, và trợ giúp
các hoạt động nông nghiệp và phát triển nông thôn.
(iii), Chủ trương của Chính phủ là đầu tư phát triển nông nghiệp, lấy nông
nghiệp làm cơ sở phát triển công nghiệp hoá. Sau chiến tranh, Đài Loan đã đầu tư
lớn vào nông nghiệp. Hàng năm, Mỹ hỗ trợ cho Đài Loan 100 triệu USD trong đó
hơn 2/3 hỗ đầu tư vào nông nghiệp và cơ sở hạ tầng, trong khi công nghiệp chỉ
nhận được ít hơn 1/5. Ngoài ra cải cách ruộng đất, với khẩu hiệu "người cày có
ruộng" đã kích thích nông dân Đài Loan phát triển sản xuất.
Nhờ những chính sách trên nên tăng trưởng nông nghiệp Đài Loan sau chiến
tranh luôn đạt mức cao, tạo điều kiện cho CNNT của Đài Loan phát triển. Thập kỷ
50 tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt khoảng 4,5%/năm, thập kỷ 60 tăng lên
7
Phm Quang Diu 2001
5,8%/nm. Vic y mnh ỏp dng tin b khoa hc k thut, tng nng sut lao
ng trong nụng nghip cho phộp gii phúng lao ng khi nụng nghip tham gia
cỏc hot ng CNNT, tng tớch lu vn phỏt trin cỏc hot ng CNNT. Ngoi ra
xut khu nụng nghip ca i Loan trong giai on u tng mnh l ngun thu
ngoi t ln to iu kin nhp khu mỏy múc thit b cho cỏc hot ng sn xut
cụng nghip. Trong sut thp k 50 kim ngch xut khu nụng nghip chim trờn
95% tng kim ngch xut khu v duy trỡ trờn 75% trong thp k 60.
Phỏt trin ngun nhõn lc
Trong quỏ trỡnh cụng nghip hoỏ nụng thụn ca i Loan, phỏt trin ngun
nhõn lc úng vai trũ hng u. Thi k thuc a, ngi Nht ó u t phỏt trin
h thng giỏo dc tiu hc khu vc nụng thụn, sau ú, do chỳ ý n tim nng
phỏt trin cụng nghip i Loan, nờn chuyn hng u t phỏt trin h thng
giỏo dc ph thụng v o to k thut hng nghip. Giỏo dc nụng thụn tip tc
c duy trỡ v phỏt trin thi k sau chin tranh. Nm 1970, t l bit ch t 90%,

v hn 2/3 dõn s nụng nghip i Loan cú bng cp giỏo dc chớnh thc. u t
phỏt trin giỏo dc mnh to ra cho i Loan mt lc lng lao ng c o to
tt, cú tay ngh, nm bt c khoa hc k thut.
Ngoi ra i Loan cũn tip nhn c "ngun cht xỏm" rt ln do lung
ngi n t nn n t i lc, trong ú cú nhiu nh cụng nghip cú k nng
qun lý v k thut. Do cú trỡnh cao, nờn i ng ny cú th d dng tip thu
cụng ngh mi, kin thc kinh doanh, c lp x lý cỏc hp ng, giao dch vi cỏc
khỏch hng nc ngoi. Chớnh i ng trờn ó to nờn tng lp ch DNNT ca i
Loan khi bc vo giai on cụng nghip hoỏ.
8
Biu 5: Tc tng trng nụng nghip bỡnh quõn nm v t trng xut khu nụng nghip trong
tng xut khu.
0
1
2
3
4
5
6
7
1953-56 1956-60 1961-64 1965-68 1969-72 1973-75 1976-79
Tăng trưởng
nông nghiệp %
0
20
40
60
80
100
Tỷ trọng xuất

khẩu %
Tăng trưởng nông nghiệp
Xuất khẩu nông nghiệp trong
tổng xuất khẩu
Ngun: Council Agriculture. Basic agricultural statistics. 1998.
Phạm Quang Diệu 2001
Chính sách vĩ mô
Chính sách công nghiệp Đài Loan đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau.
Trong thập kỷ 50, Đài Loan thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên
sang thập kỷ 60, do sức mua của thị trường nội địa nhỏ, hạn chế các ngành công
nghiệp phát triển nên Đài Loan chuyển sang chiến lược hướng ngoại. Trong cả hai
thời kỳ này các chính sách kinh tế vĩ mô đều tạo thuận lợi cho CNNT phát triển, cụ
thể như:
• Trong giai đoạn đầu phát triển, Đài Loan áp dụng lãi xuất ngân hàng cao thúc
đẩy nhân dân gửi tiền tiết kiệm nhằm huy động vốn tài trợ phát triển công
nghiệp
• Quy định mức tiền lương tối thiểu thấp cho phép các doanh nghiệp tận dụng lợi
thế chi phí lao động rẻ
• Khuyến khích thị trường hoạt động, duy trì môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Ngay cả trong thời kỳ thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu Đài Loan vẫn
duy trì mức lãi xuất và tỷ giá hối đoái sát với thị trường.
Vai trò của Nông hội
ủy ban Nông nghiệp gọi tắt là Nông hội là tổ chức của nông dân, nhằm bảo
vệ quyền lợi và là đại biểu của nhân dân. Nông hội đã đóng vai trò rất quan trọng
đối với phát triển nông nghiệp nông thôn cũng như là CNNT của Đài Loan, thực sự
là cầu nối giữa Chính phủ và người nông dân. Trong thời kỳ đầu sau chiến tranh,
Nông hội giúp khu nông dân sơ chế sản phẩm nông nghiệp và cải tiến kỹ thuật.
Thập kỷ 60, Nông hội giúp các DNNT xuất khẩu các nông sản chế biến đặc biệt là
nấm, măng tây. Những hoạt động chính của Nông hội thúc đẩy hoạt động công
nghiệp chế biến ở nông thôn gồm:

• Tổ chức các khoá đào tạo cho nông dân, mời các chuyên gia dạy các kỹ thuật
sản xuất: ươm trồng chăm sóc, bón phân, phun thuốc, quản lý đồng ruộng, thu
hoạch.
• Giúp nông dân thành lập trạm gia công. Nông hội cùng với nông dân bàn bạc
xác định địa điểm, quy mô, mời các đơn vị tư vấn tiến hành quy hoạch, thiết kế
nhà xưởng và thiết bị, huy động vốn. Nông hội tổ chức nông dân thành lập các
nhóm, mỗi nhóm lập ra một trạm gia công, người phụ trách trạm là lớp trưởng.
Trạm gia công có thể do một người bỏ vốn kinh doanh, hoặc vốn của nhiều
thành viên kinh doanh. Trạm gia công lên kế hoạch sản xuất tiêu thụ, sau đó
9
Phạm Quang Diệu 2001
định giá theo nhu cầu của thị trường và hợp đồng với nông dân là thành viên của
nhóm, sản phẩm do trạm gia công tự tiêu thụ.
• Phối hợp với Hiệp hội Thương mại Quốc tế thiết kế nhãn hiệu và bao bì phù hợp
với tiêu chuẩn quốc tế. Nông hội tổ chức nông dân thành lập trung tâm bao
tiêuvà các nhóm đóng gói, tổ chức giải quyết khâu vận chuyển và tiêu thụ. Nông
hội sẽ thu phí dịch vụ và phí thủ tục của nông dân tham gia các hoạt động này.
phát triển công nghiệp nông thôn của Trung Quốc
Trong số các nước chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường,
Trung Quốc là một thành công điển hình. Cũng như Việt Nam, Trung Quốc bắt đầu
công cuộc cải cách kinh tế từ khu vực nông nghiệp và nông thôn sau đó lan sang
các lĩnh vực ngân hàng, thương mại. Bắt đầu từ năm 1979, đổi mới chính sách nông
nghiệp đã đem lại những thành công to lớn, giai đoạn 1979-96, GDP nông nghiệp
tăng 13,7 lần, thu nhập đầu người nông thôn tăng 14,7 lần, đói nghèo nông thôn
giảm từ 32,7% xuống còn 6,5%, lương thực thực phẩm dồi dào, mức sống dân cư
tăng, tạo đà cho công cuộc cải cách kinh tế và công nghiệp hóa.
Trong thành công của công cuộc cải cách nông nghiệp và nông thôn của
Trung Quốc, phát triển CNNT là nhân tố nổi bật. Sự phát triển mạnh mẽ của các
DNNT
1

đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt nông thôn và đóng góp rất lớn đến sự
tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Những đóng góp quan trọng của CNNT bao
gồm: đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng thu nhập của nông dân,
tạo công ăn việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa
nông thôn và thành thị, đóng góp vào GDP và là nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Có
thể nói rằng sự phát triển mạnh mẽ của các DNNT của Trung Quốc tạo nên thành
1
Doanh nghiệp nông thôn (DNNT) của Trung Quốc trong bài này để chỉ tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức
sở hữu hoạt động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp như công nghiệp, dịch vụ, vận tải, xây dựng, thương mại... ở
khu vực nông thôn. Do đó các doanh nghiệp Hương trấn với hình thức sở hữu là tập thể là một bộ phận của các
DNNT.
10
Hộp 2: Các DNNT Trung Quốc: Một vài nét phác thảo
• Các DNNT là gì?
Các DNNT là một mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hình thức sở hữu của các doanh nghiệp là tập thể
(thường được gọi là doanh nghiệp hương trấn), tư nhân hay cổ phần có trụ sở ở các thị trấn hay huyện (xã).
Các DNNT là một trong những động lực chính của nền kinh tế Trung Quốc.
• Những đặc điểm chính của các DNNT là gì?
- Các DNNT thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương
- Chỉ có các cư dân sống trong vùng, thị trấn hay huyện mà các DNNT có trụ sở mới được quyền tham
gia đồng sở hữu các doanh nghiệp này.
- Các DNNT có quyền huy động vốn từ cộng đồng, từ các khoản vay cá nhân hoặc từ các ngân hàng nhà
nước
- Các DNNT có quyền tự chủ trong sản xuất và kinh doanh.
• Những thành công chính của các DNNT là gì?
- Sản lượng tăng trưởng nhanh
+ Giai đoạn 1978-1995, sản lượng của các DNNT tăng 24,7%/năm
+ Năm 1996, sản lượng của các DNNT chiếm 56% tổng sản lượng công nghiệp toàn quốc
- Tạo công ăn vịêc làm cho khu vực nông thôn: Thu hút 25% lao động nông thôn, khoảng 130 triệu lao
động, gấp hơn 2 lần so với các doanh nghiệp nhà nước.

- Tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng: Chiếm 45% tổng kim ngạch xuất khẩu
- Đóng góp quan trọng cho việc nâng cao thu nhập xoá đói giảm nghèo

×