ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
***
NGUYỄN THỊ GIANG
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG BƢỚC CHUYỂN
SANG THỜI ĐẠI KINH TẾ TRI THỨC Ở SINGAPORE
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 60.31.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÍ MẠNH HỒNG
Hà Nội - 2010
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: Tổng quan về vai trò nhà nƣớc trong bối cảnh hình thành và
phát triển nền kinh tế tri thức 10
1.1 Khái lƣợc chung về vai trò nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng 10
1.1.1 Tính tất yếu khách quan của vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị
trường 10
1.1.2 . Nội dung, công cụ, điều kiện can thiệp của nhà nước trong nền kinh
tế thị trường 17
1.1.3. Khả năng thất bại của nhà nước 19
1.2. Sự hình thành và các đặc điểm của kinh tế tri thức 22
1.2.1. Sự hình thành nền kinh tế tri thức 22
1.2.2. Đặc điểm của kinh tế tri thức 24
1.3. Vai trò của nhà nƣớc trong bối cảnh hình thành nền kinh tế tri thức 30
1.3.1. Tác động của xu hướng hình thành nền kinh tế tri thức và sự biến đổi
của vai trò nhà nước 30
1.3.2. Nội dung và phạm vi của vai trò nhà nước trong bước chuyển sang
nền kinh tế tri thức 35
Chƣơng 2: Vai trò của nhà nƣớc trong bƣớc chuyển sang thời đại kinh tế tri
thức ở Singapore 40
2.1. Sơ lƣợc đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của Singapore 40
2.1.1. Một số nét cơ bản về lịch sử phát triển kinh tế ở Singapore 40
2.1.1.1. Một số nét cơ bản về vị trí địa lý, dân số, tôn giáo và ngôn
ngữ của Singapore 40
2.1.1.2. Sơ lược về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội Singapore 41
2.1.2. Một số nét cơ bản về nhà nước và hoạt động của nhà nước ở
Singapore 45
2.1.2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và nắm giữ quyền lực của
Đảng nhân dân hành động Singapore (PAP) 45
2.1.2.2. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Singapore 47
2.2. Khái quát vai trò của nhà nƣớc trong phát triển kinh tế ở Singapore
trong giai đoạn CNH 50
2.2.1. Các chiến lược CNH và các chính sách thực tiễn 50
2.2.2. Xử lý mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường trong phát triển kinh
tế ở giai đoạn 56
2.2.3. Đánh giá vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế ở Singapore
trong giai đoạn CNH 61
2.3.Sự xuất hiện của kinh tế tri thức và vai trò nhà nƣớc Singapore trong
bƣớc chuyển sang thời đại kinh tế tri thức ở Singapore 65
2.3.1. Bối cảnh dẫn đến sự hình thành nền kinh tế tri thức ở Singapore 65
2.3.2. Vai trò của nhà nước trong việc tạo lập các điều kiện phát triển kinh
tế tri thức ở Singapore 68
2.3.3. Xử lý mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường trong bối cảnh phát
triển mới ở Singapore 83
Chƣơng 3: Bài học kinh nghiệm của Singapore đối với Việt Nam nhằm phát
huy vai trò của nhà nƣớc trong phát triển kinh tế và từng bƣớc chuyển sang
thời đại kinh tế tri thức 94
3.1 Sự tƣơng đồng và khác biệt về KT – XH giữa Việt Nam và Singapore
94
3.2 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn Singapore có thể áp dụng
cho Việt Nam 99
3.2.1 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn Singapore trong bước chuyển
sang thời đại kinh tế tri thức 99
3.2.1.1.Bài học chung về lựa chọn mô hình và chiến lược phát
triển 100
3.2.1.2. Một số bài học cụ thể 102
3.2.2. Một số khuyến nghị có tính chất giải pháp đối với Việt Nam 112
3.2.2.1.Về chính sách phát triển nguồn nhân lực 107
3.2.2.2. Về chính sách phát triển khoa học – công nghệ 111
3.2.2.3. Về cách ứng xử với khu vực tư nhân và khu vực kinh tế nhà
nước 113
3.2.2.4. Về việc cung ứng các dịch vụ công của nhà nước 114
3.2.2.5. Về xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia 115
3.2.2.6. Về tăng cường hiệu năng của nhà nước 117
KẾT LUẬN 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
KÝ HIỆU
NỘI DUNG
TIẾNG ANH
TIẾNG VIỆT
ADN
Acid deoxyribonucleic
Là phân tử acid nucleic mang thông
tin di truyền mã hóa cho hoạt động
sinh trưởng và phát triển của sinh vật
APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Tổ chức kinh tế Châu Á – Thái bình
dương
ASEAN
Association of Southeast
Asia Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CNH
Công nghiệp hóa
ĐH
Đại học
EDB
Economic Development
Board
Hội đồng phát triển kinh tế
ERC
Ban đánh giá kinh tế của Singapore
KT - XH
Kinh tế - xã hội
HĐH
Hiện đại hóa
ICT
Information and
communication
technologies
Công nghệ thông tin và truyền thông
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
PAP
People’s Action Party
Đảng Nhân dân hành động Singapore
WTO
World trade organization
Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC
TRANG
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Châu Á đến
hoạt động sản xuất và thương mại của Singapore
65
Bảng 2.2: Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Châu Á đến
hoạt động xuất khẩu Singapore với một số nước trong khu
vực
66
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong phát triển nói chung và phát triển
kinh tế nói riêng. Bằng hệ thống luật pháp và các chính sách cụ thể, nhà nước sẽ
tạo lập khuôn khổ pháp lý cho các giao dịch và các hoạt động kinh tế, cung cấp
những hàng hóa công mà khu vực tư nhân không cung cấp hoặc cung cấp kém
hiệu quả. Bên cạnh đó, nhà nước còn có vai trò tích cực trong sửa chữa các khuyết
tật thị trường, thực hiện chức năng phân phối lại tài sản, thu nhập, tạo môi trường
thuận lợi cho sự cạnh tranh lành mạnh, chăm lo phúc lợi xã hội, …, để đạt được
các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội và ổn định kinh tế vĩ
mô. Tuy nhiên, bên cạnh khuôn khổ chung thì vai trò của nhà nước còn bị quy
định bởi các yếu tố có tính chất lịch sử, phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền
kinh tế. Khi bối cảnh phát triển thay đổi, đặc biệt nếu xuất hiện những biến động
sâu sắc, mang tính chất thời đại thì vai trò nhà nước chắc chắn sẽ chịu tác động và
có những thay đổi quan trọng.
Xét trên bình diện chung, thế giới ngày nay đang định hình và tiến triển
nhanh vào một thời đại kinh tế mới, từ một nền kinh tế dựa trên vốn (capital -
based economy) sang một nền kinh tế dựa vào tri thức (knowledge - based
economy) - một nền kinh tế mà nền tảng vững chắc chính là tri thức của con
người (human ingenuity), các kỹ năng làm việc (skills), và một quyết tâm sáng
tạo, thông qua các hoạt động nghiên cứu và triển khai (Research & Development
– R&D). Điều này sẽ làm thay đổi nội dung, tính chất, phạm vi và cách thức sáng
tạo ra của cải của xã hội loài người, tạo ra một thời đại phát triển mới: Thời đại
kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế tri thức, thông tin và tri thức là động lực chính
để tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế, ở đó, công nghệ thông tin và tri thức sẽ
thay thế vốn và năng lượng cũng giống như chính vốn và năng lượng đã thay thế
lao động và đất đai 200 năm về trước. Sự xuất hiện kinh tế tri thức gắn liền với sự
2
bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ và quá trình toàn cầu hóa trong
những năm gần đây đã tạo ra sự biến đổi toàn diện trong đời sống kinh tế - xã hội
của loài người. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế có tính chất toàn cầu. Trong đó,
các đường biên giới vật lý giữa các quốc gia sẽ trở nên mờ đi trước sự di chuyển
dễ dàng của nguồn lực và hàng hóa. Mỗi nền kinh tế quốc gia không còn là một
thực thể độc lập mà sẽ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chung có tính chất toàn
cầu. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia cũng như sự phụ thuộc của một nền
kinh tế vào nền kinh tế thế giới chung khiến cho mỗi nền kinh tế, kể cả các nền
kinh tế đang hoặc kém phát triển đều phải chịu tác động của quá trình toàn cầu
hóa chung này. Điều đó sẽ đặt ra những cơ hội và thách thức cho các quốc gia
trong tiến trình phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với những nước đang hoặc kém
phát triển. Thực tế đó đòi hỏi để thích ứng với quá trình này, chắc chắn mỗi quốc
gia đều phải tiến hành những bước thay đổi trong chiến lược phát triển, trong đó,
việc định hình đúng và đổi mới vai trò của nhà nước có ý nghĩa quan trọng.
Singapore là một quốc gia đạt được những thành tựu phát triển kinh tế - xã
hội thần kỳ trong những năm qua. Từ một đảo quốc nhỏ không có nhiều tài
nguyên, đất nước này đã có sự phát triển vượt bậc để trở thành một trong những
con rồng châu Á. Ngay cả trong giai đoạn hiện nay, khi Châu Á và thế giới đang
xảy ra những biến động lớn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,
Singapore vẫn giữ được vị thế và đạt được những thành tựu phát triển đáng kể. Để
đạt được những thành công đó, không thể phủ nhận những đóng góp quan trọng
của nhà nước Singapore trong quản lý, điều hành công cuộc phát triển kinh tế của
quốc gia này. Nhà nước Singapore không chỉ dẫn dắt nền kinh tế thực hiện thành
công quá trình công nghiệp hóa, đạt được mức tăng trưởng ấn tượng, mà còn tạo
ra các điều kiện để nền kinh tế thích ứng với bối cảnh phát triển mới và từng bước
tiến vào thời đại kinh tế tri thức. Trước xu thế phát triển nền kinh tế tri thức trên
quy mô toàn cầu, nhà nước Singapore đã ý thức được ưu thế vượt trội của thời đại
kinh tế này so với kinh tế công nghiệp. Vì vậy, họ đã chủ động triển khai các
3
chương trình, chiến lược, kế hoạch hành động đi vào kinh tế tri thức và cũng
chính trong quá trình đó, dưới tác động sâu sắc của thời đại mới, vai trò nhà nước
Singapore đã có những biến đổi quan trọng.
Như đã nói ở trên, Việt Nam với tư cách là một thành viên trong nền kinh tế
toàn cầu nên tất yếu sẽ chịu tác động bởi xu hướng hình thành và phát triển nền
kinh tế tri thức. Với xuất phát điểm thấp, nhiệm vụ đặt ra đối với Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay rất phức tạp: một mặt phải thực hiện công cuộc CNH – HĐH;
mặt khác phải sớm chuẩn bị các điều kiện để thích ứng với thời đại kinh tế tri
thức. Dưới tác động của bối cảnh thời đại mới, ngay cả tiến trình công nghiệp hóa
cũng không thể thực hiện theo con đường truyền thống như trước, nếu như không
muốn tụt hậu ngày càng xa so với trình độ phát triển chung của thế giới. Sự xuất
hiện của thời đại kinh tế tri thức đòi hỏi nhà nước Việt Nam phải xem xét, đánh
giá lại các chiến lược phát triển, trong đó, cần phải xem xét lại, xác định lại vai
trò nhà nước. Để làm được điều đó, bên cạnh nỗ lực của nhà nước thì việc học hỏi
kinh nghiệm của các nước đã thành công khi thực hiện bước chuyển sang thời đại
kinh tế tri thức như Singapore đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, nghiên cứu vai
trò của nhà nước Singapore trong bước chuyển sang thời đại kinh tế tri thức, qua
đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trên bước đường CNH - HĐH,
tạo tiền đề phát triển kinh tế tri thức trong giai đoạn hiện nay là thực sự cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về vai trò nhà nước đối với sự phát triển nói chung và phát triển
kinh tế nói riêng là một chủ đề được nhiều nhà khoa học, học giả đặc biệt quan
tâm. Như đã nói ở trên, vai trò nhà nước bên cạnh những khuôn khổ chung còn bị
quy định bởi những yếu tố có tính chất lịch sử, đặc biệt là những biến động có
tính chất thời đại. Sự xuất hiện của thời đại kinh tế tri thức là một tất yếu khách
quan đã có tác động to lớn đền mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Bối cảnh đó
4
cũng dẫn đến sự biến đổi trong vai trò nhà nước, tương quan giữa nhà nước và thị
trường khó có thể giữ nguyên như cũ.
Trên thế giới, những nghiên cứu về vai trò nhà nước trong bối cảnh kinh tế
tri thức thường gắn liền với những công trình nghiên cứu về chính nền kinh tế tri
thức. Tuy nhiên, do kinh tế tri thức còn là vấn đề khá mới mẻ nên có rất ít công
trình nghiên cứu bàn sâu về vai trò nhà nước trong giai đoạn này. Một số luận
điểm gợi mở về vấn đề này có thể thấy trong những tác phẩm của Alan.Toffler,
J.Stiglitz, Th. Friedman… Cuốn sách “Nhà nƣớc trong một thế giới đang
chuyển đổi” (Báo cáo về tình hình phát triển thế giới 1997) của Ngân hàng thế
giới là một trong số ít cuốn sách đề cập khá trực tiếp vào vấn đề vai trò nhà nước
trong thời đại kinh tế tri thức. Tuy nhiên, dưới dạng một báo cáo phát triển thường
niên, những khía cạnh lý thuyết không là mối quan tâm chính trong công trình
này. Tác phẩm “Những đỉnh cao chỉ huy” của tác giả Daniel Yergin & Jojep
Stanslaw mặc dù tập trung phân tích về vai trò nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị
trường nhưng cũng có thể cung cấp những ý tưởng gợi mở để thấy được xu hướng
thay đổi tất yếu trong vai trò của nhà nước khi bối cảnh phát triển kinh tế thay
đổi…
Ở Việt Nam, trong những năm vừa qua, các nhà nghiên cứu đã quan tâm
đến việc nghiên cứu vai trò nhà nước trong bối cảnh “toàn cầu hóa” hoặc “đối với
sự phát triển kinh tế tri thức”. Tuy nhiên, những nghiên cứu về vai trò nhà nước
gắn với kinh tế tri thức thường chủ yếu xoay quanh vấn đề xem xét nhà nước như
một nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức, dẫn đến đòi
hỏi phải xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia. Một số công trình tiêu biểu có thể
kể đến là: kỷ yếu hội thảo khoa học: “Nhà nƣớc và khoa học trong một nền
kinh tế tri thức hiệu quả”, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,…Trong đó
các nhà nghiên cứu đã bước đầu đề cập đến xu hướng hình thành nền kinh tế tri
thức trên thế giới và tác động tất yếu của xu thế này đến Việt Nam. Đề tài khoa
5
học: “Một số vấn đề cơ bản về kinh tế tri thức – cơ hội và thách thức đặt ra
cho Việt Nam” (Đề tài trọng điểm ĐHQG Hà Nội, 2006) do PGS.TS Phí Mạnh
Hồng chủ trì đề tài là một trong số ít công trình nghiên cứu bàn một cách tương
đối toàn diện những vấn đề cơ bản về kinh tế tri thức, trong đó có một số hàm ý
khá mới mẻ và đáng chú ý về vai trò nhà nước trong bối cảnh này. Tuy nhiên, do
đây là công trình nghiên cứu về kinh tế tri thức nói chung nên khía cạnh vai trò
nhà nước chưa thực sự được phân tích toàn diện. Đề tài khoa học cấp bộ (2002)
“Bƣớc chuyển sang nền kinh tế tri thức ở một số nƣớc trên thế giới hiện nay”
do PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh chủ nhiệm đề tài đã hệ thống hóa các quan điểm,
cách nhận thức khác nhau về kinh tế tri thức, phân tích những đặc trưng chủ yếu
và các tiền đề cơ bản để hình thành nền kinh tế tri thức, như: môi trường thể chế,
kết cấu hạ tầng thông tin - viễn thông, hệ thống giáo dục - đào tạo nguồn nhân
lực, hệ thống đổi mới quốc gia…đồng thời mô tả chi tiết thực trạng nền kinh tế tri
thức của một số nước công nghiệp phát triển, xem xét các bước đi chủ yếu, các
chính sách để tiếp cận và xây dựng kinh tế tri thức của mỗi quốc gia đó, có so
sánh điểm giống nhau và khác nhau trong quá trình chuyển sang nền kinh tế tri
thức giữa các quốc gia. Cũng đã có những công trình khoa học đề cập trực tiếp
đến vấn đề nghiên cứu như: cuốn sách “Nhà nƣớc với phát triển kinh tế tri thức
trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Nguyễn Thị Luyến (chủ biên) góp phần cung cấp
những thông tin cơ bản về sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức; vai trò
của nhà nước và sự tiến triển của nó đối với nền kinh tế trong quá trình phát triển
của lịch sử, đồng thời nêu kinh nghiệm của một số nước trong việc tạo ra các
nguồn lực để phát triển kinh tế tri thức và cải thiện về mặt xã hội cũng như điều
chỉnh chiến lược phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Cuốn
sách cũng đề cập tới một số vấn đề về hội nhập kinh tế thế giới và vai trò nhà
nước, pháp luật trong tiến trình chuyển sang phát triển kinh tế tri thức của Việt
Nam. Tuy nhiên, tác phẩm là tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả, các vấn đề
6
nêu ra chưa được phân tích sâu sắc và chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc mô tả thực
tiễn, còn ít giá trị về mặt lý luận.
Ở khía cạnh “Vai trò của nhà nước trong bối cảnh kinh tế tri thức ở
Singapore” cũng đã được một số công trình nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên,
vấn đề này chủ yếu được bàn ở những công trình nghiên cứu về quá trình phát
triển kinh tế ở Singapore hoặc bản thân nền kinh tế tri thức ở Singapore. Các
công trình nghiên cứu về quá trình phát triển kinh tế ở Singapore thường tập
trung phân tích, làm rõ những thành tựu và bí quyết thành công của Singapore
trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế; từ đó, đề xuất chiến lược cơ bản
để xây dựng nền kinh tế tri thức ở Singapore để nhanh chóng biến Singapore
thành “đảo quốc thông minh”. Một số công trình tiêu biểu cho hướng nghiên cứu
này là: “Bí quyết hoá rồng : Lịch sử Singapore 1965-2000 và Singapore và sự
bùng nổ kinh tế Châu Á” của cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu; “Phong
trào năng suất và năng lực cạnh tranh - Kinh nghiệm của Singapore” của tác
giả Low Choo Tuck, Nguyên Giám đốc Ban Kế hoạch - Cơ quan Tiêu chuẩn,
Năng suất và Đổi mới Singapore Trong các tác phẩm này, vai trò của nhà nước
Singapore được xem xét như một nguyên nhân quan trọng để Singapore đạt được
sự phát triển ấn tượng, đồng thời chỉ ra những thách thức mà quốc đảo này phải
đối diện trong thời đại mới. Tuy nhiên, vấn đề vai trò nhà nước Singapore đã có
những biến đổi như thế nào trong bối cảnh kinh tế tri thức thì còn chưa được đề
cập đến một cách trực tiếp. Ngoài ra, bên cạnh những nghiên cứu về phát triển
kinh tế nói chung, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về bản thân nền kinh
tế tri thức ở Singapore, trong đó có nhắc đến (tuy còn rất sơ lược) về vai trò nhà
nước như: “Các sáng kiến của nhà nƣớc và phát triển kinh tế tri thức: trƣờng
hợp của Singapore”của Chew Lay Lek và Suliman Al - Hawamdeh.
Ở Việt Nam, những công trình bàn một cách trực tiếp vào vấn đề phát triển
kinh tế tri thức của Singapore còn rất ít ỏi. Vấn đề này chủ yếu được đề cập trong
7
các công trình khoa học bàn về nhóm nước đang phát triển trong quá trình vươn
tới nền kinh tế tri thức như : Đề tài cấp nhà nước: “Kinh tế tri thức - Vấn đề và
giải pháp: Kinh nghiệm của các nƣớc phát triển và đang phát triển”,Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; “Kinh tế tri thức, nhìn từ Singapore,
Nhật Bản, Đan mạch” của tác giả Phúc Tiến.
Tóm lại, nghiên cứu về vai trò nhà nước trong bối cảnh thời đại kinh tế tri
thức là một chủ đề khá mới mẻ cả về phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn. Hiện
nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu, phân tích toàn diện vai trò nhà nước
trong bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở những quốc gia cụ thể như
Singapore. Vì vậy, việc nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong bước chuyển
sang kinh tế tri thức ở Singapore để từ đó đúc rút ra những bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế, từng bước thích ứng với xu
hướng hình thành và phát triển kinh tế tri thức trên toàn thế giới là một việc làm
cần thiết.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Kinh tế tri thức là một hiện tượng đang tiến triển ở giai đoạn đầu nên các
vấn đề liên quan đến nó còn khá mới mẻ, trong đó vấn đề vai trò nhà nước trong
thời đại kinh tế tri thức cũng không phải là một ngoại lệ. Mục tiêu của luận văn là
làm sáng tỏ những thay đổi trong vai trò nhà nước của Singapore trước bối cảnh
nền kinh tế đang từng bước chuyển sang thời đại kinh tế tri thức. Trên cơ sở
những phân tích đó sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể vận
dụng trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của nhà nước Singapore trong bối cảnh nền kinh
tế nước này đang từng bước chuyển dần sang nền kinh tế tri thức
8
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung làm rõ về vai trò kinh tế của nhà nước
trong bước chuyển sang thời đại kinh tế tri thức ở Singapore trên cả phương diện
lý thuyết và thực tiễn, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số
giải pháp đối với Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu vai trò của nhà nước
Singapore trong giai đoạn Singapore thực sự có bước chuyển sang thời đại kinh tế
tri thức – từ năm 1997 đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên nền tảng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phương pháp
duy vật biện chứng, phương pháp trừu tượng hóa khoa học… luận văn chú trọng
sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp
tổng hợp, thống kê, phân tích đánh giá dựa trên số liệu và những thông tin thực tế.
Đồng thời, trên cơ sở kết quả nghiên cứu cộng với những kiến thức đã học và kinh
nghiệm trong quá trình học tập và nghiên cứu của bản thân, tác giả đề xuất một số
giải pháp đối với Việt Nam
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề về vai trò của nhà nước trong phát triển kinh
tế, bối cảnh và đặc điểm của nền kinh tế tri thức. Trên cơ sở đó làm rõ nội dung
và phạm vi của vai trò của nhà nước trong bối cảnh nền kinh tế tri thức
- Khái quát hóa những chuyển biến trong vai trò của nhà nước Singapore
trước bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi sang kinh tế tri thức
- Tổng kết bài học kinh nghiệm của Singapore và kiến nghị một số giải
pháp đối với nhà nước Việt Nam để góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế và
từng bước tiến vào thời đại kinh tế tri thức
9
7. Bố cục luận văn
Chương 1: Tổng quan về vai trò nhà nước trong bối cảnh hình thành và phát triển
nền kinh tế tri thức
Chương 2: Vai trò của nhà nước trong bước chuyển sang thời đại kinh tế tri thức
ở Singapore
Chương 3: Bài học kinh nghiệm của Singapore đối với Việt Nam nhằm phát huy
vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế và từng bước chuyển sang thời đại
kinh tế tri thức
10
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƢỚC TRONG BỐI
CẢNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ TRI THỨC
1.1. KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ VAI TRÒ NHÀ NƢỚC TRONG NỀN KINH
TẾ THỊ TRƢỜNG
1.1.1. Tính tất yếu khách quan của vai trò nhà nƣớc trong nền kinh tế
thị trƣờng
Kinh tế thị trường xuất hiện trong lịch sử là một tất yếu khách quan đối với
mọi quốc gia, mọi dân tộc, là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi
hàng hóa đến trình độ cao. Trong nền kinh tế thị trường, việc sản xuất cái gì, sản
xuất như thế nào, sản xuất cho ai, là do thị trường quyết định. Trong lịch sử, đã
từng tồn tại nhiều kiểu kinh tế thị trường khác nhau như: kinh tế thị trường dạng
cổ điển (Hà Lan, Anh), kinh tế thị trường kiểu Mỹ, kinh tế thị trường kiểu Pháp,
kinh tế thị trường kiểu Phổ.v.v… Trong những kiểu kinh tế thị trường khác nhau
đó, mặc dù có những khác biệt về nhiều mặt nhưng trên thực tế, chưa bao giờ tồn
tại dạng kinh tế thị trường hoàn toàn không có nhà nước, thoát ly khỏi nhà nước.
Nhà nước luôn là một bộ phận cơ hữu nằm trong cấu trúc tổng thể của kinh tế thị
trường và sự tồn tại của nhà nước trong cấu trúc đó là một tất yếu khách quan,
vừa với tư cách là một chủ thể sở hữu bên cạnh các chủ thể sở hữu khác, vừa với
tư cách là một chủ thể quản lý. Sự khác biệt của vai trò nhà nước giữa các giai
đoạn lịch sử và giữa các quốc gia chỉ nằm ở chỗ tính chất của nhà nước như thế
nào và cách thức can thiệp, điều tiết của nhà nước ra sao cũng như hệ quả của
cách thức can thiệp, quản lý đó dẫn đến sự phát triển hay suy bại của nền kinh tế
thị trường mà thôi. Vì vậy, việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước với thị
trường luôn là bài toán đặt ra cho các nhà nước trong mọi thời đại. Nhưng, “ranh
giới giữa nhà nước và thị trường không thể được phân định dứt khoát bởi một số
cuộc hội thảo ôn hòa. Đây là chủ đề của các cuộc chiến lớn nhỏ về trí tuệ và chính
trị trong suốt một thế kỷ. Các cuộc chiến nói chung đã tạo nên một trong những
vở kịch lớn định hình thế kỷ XX. Ngày nay, mâu thuẫn giữa thị trường và sự kiểm
11
soát của nhà nước đã trở nên sâu rộng đến mức đang làm thay đổi cả thế giới và
làm nền cho thế kỷ XXI” [3]. Sự thành công hay thất bại của các quốc gia trong
tiến trình phát triển kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào tính hiệu quả hay kém hiệu
quả của sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động khách quan của thị trường.
Và ngược lại, sự phát triển của kinh tế thị trường tất yếu sẽ kéo theo những biến
đổi trong cung cách can thiệp của nhà nước.
Từ thế kỷ XV, chủ nghĩa tư bản bắt đầu xuất hiện cùng với quá trình tích
lũy nguyên thủy, kéo theo đó, nền kinh tế thị trường từng bước được hình thành.
Nhà nước lúc đó đóng vai trò vai trò như “bà đỡ” cho sự ra đời của kinh tế thị
trường. Nhà nước khi đó đã sử dụng những chính sách, biện pháp nghiêm ngặt để
tích lũy tiền tệ, ngăn cấm xuất khẩu tiền tệ, kiểm tra, kiểm soát ngoại thương, lập
hàng rào thuế quan cao và đánh thuế nặng vào các mặt hàng được nhập khẩu từ
nước ngoài, kiểm soát tỷ giá hối đoái, hỗ trợ thương nhân trong nước bằng nhiều
chính sách như chính sách lãi suất Nhờ đó, các nước tư bản đã tích lũy được
lượng của cải đáng kể để tập trung cho sản xuất, phát triển khoa học - kỹ thuật và
làm cho nền sản xuất ở các nước tư bản phát triển rất nhanh, đẩy mạnh trao đổi
hàng hóa, đặc biệt là mở rộng quan hệ thương mại ra khỏi biên giới quốc gia.
Đến cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, tự do cạnh tranh đã trở thành xu thế tất
yếu do sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các nước tư bản. Để đạt được cán
cân xuất siêu, bản thân nhà nước cũng phải điều chỉnh, thay đổi cách can thiệp
cho phù hợp với tình hình kinh tế mới. Thay vì sử dụng những giải pháp mang
nặng tính hành chính, nhà nước dần gia tăng các giải pháp mang tính kinh tế. Sự
nhận thức về kinh tế thị trường là không gian kinh tế mở và cạnh tranh đã đưa đến
quan điểm “nhà nước không can thiệp vào nền kinh tế” [21], mọi hoạt động của
nền kinh tế nên để “bàn tay vô hình” của thị trường quyết định, cũng giống như
trong y học, người thầy thuốc không được can thiệp một cách áp đặt đối với con
bệnh mà trước tiên, phải tôn trọng những quy luật có tính sinh học trong cơ thể
con người [21]. Điều này được thể hiện rõ nét trong quan điểm của các nhà kinh
12
tế học thuộc trường phái cổ điển như William Petty, Adam Smith,
Ricardo.v.v…Theo quan điểm của Adam Smith, trong một nền kinh tế mà ở đó
mọi hoạt động kinh tế được điều tiết, dẫn dắt bởi “bàn tay vô hình” là thị trường
thì vai trò kinh tế của nhà nước sẽ tập trung vào các chức năng chính: (1) Nhà
nước chăm lo cho quốc phòng, đảm bảo môi trường hòa bình, tránh để xảy ra nội
chiến và ngoại xâm. Để thực hiện nghĩa vụ này, nhà nước cần phải có chỗ dựa về
tài chính. Tuy nhiên, tài chính để phục vụ cho quốc phòng không thể được giải
quyết một cách tùy tiện theo quyền lực chính trị của bản thân nhà nước mà phải
dựa vào khả năng sinh lợi của nền kinh tế. (2) Tạo lập một môi trường pháp lý
nhằm hình thành một khuôn khổ luật pháp để các doanh nghiệp và cá nhân tham
gia các hoạt động kinh tế. Đây là hoạt động có tính chất nền tảng, chi phí không
cao nhưng lại vô cùng quan trọng đối với xã hội. Bằng hệ thống luật pháp của
mình, nhà nước phải đảm bảo các quyền cơ bản cho từng công dân, ví dụ như
quyền sở hữu cá nhân, trên cơ sở đó, đảm bảo những quyền khác như quyền tự do
tiêu dùng, tự do ký kết các hoạt động kinh doanh…Nhà nước dùng hệ thống luật
pháp để kiểm soát các trật tự xã hội, ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh và
các thủ đoạn kinh tế phi đạo đức. (3) Nhà nước là người cung ứng các hàng hóa
và dịch vụ công cộng tối thiểu khác để tạo môi trường kinh doanh cho các chủ thể
kinh tế cũng như các dịch vụ tạo phúc lợi cho xã hội [21].
Ngoài ba chức năng này thì theo các nhà kinh tế học cổ điển, các hoạt động
kinh tế khác nên để cho thị trường tự quyết định.
Từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, các cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra
ngày càng thường xuyên hơn, đặc biệt là cuộc khủng hoảng 1929 -1933 đã chứng
tỏ “Bàn tay vô hình” không thể đảm bảo những điều kiện ổn định cho kinh tế thị
trường phát triển.Từ đó đã dẫn đến những tư duy mới về vai trò nhà nước, thể
hiện trong lý thuyết “Nhà nước điều tiết kinh tế thị trường” của Maynard Keynes.
Tác động của khủng hoảng kinh tế đã chứng minh cơ chế thị trường không phải là
hoàn hảo, nền kinh tế thị trường không có khả năng tự điều tiết tuyệt đối và vô
13
hạn và sự can thiệp của nhà nước để khắc phục các khuyết tật của thị trường là
thực sự cần thiết. Muốn thoát khỏi khủng hoảng, hạn chế thất nghiệp và suy thoái,
trước hết nhà nước cần trực tiếp điều tiết thông qua chương trình chi tiêu công và
dùng những chương trình này để kích thích và duy trì tốc độ gia tăng ổn định của
tổng cầu, qua đó kích thích sản xuất, giải quyết vấn đề thất nghiệp và đạt được
mục tiêu tăng trưởng. Ở tầm vi mô, nhà nước trực tiếp thành lập các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh và dịch vụ công cộng.
Trên thực tế, lý thuyết của Keynes đã góp phần giúp các nước tư bản khôi phục
lại nền kinh tế sau đại suy thoái 1929 – 1933. Nhưng bắt đầu từ cuối thập kỷ 60
cho đến giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX, hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa lại phải
đối mặt với dấu hiệu của các cuộc khủng hoảng mới. Nguyên nhân chủ yếu của
các cuộc khủng hoảng này xuất phát từ việc hầu hết các nhà nước phương Tây đã
áp dụng một cách cực đoan, thái quá công thức điều tiết chủ quan của Keynes.
Trong quá trình gia tăng chương trình kinh tế công cộng, các nước phương Tây đã
đưa vào lưu thông số lượng tiền tệ ngày càng lớn, làm xuất hiện hiện tượng “thừa
tiền”, đẩy nền kinh tế đứng trước nguy cơ lạm phát. Thực tế đó đã đòi hỏi cần
phải nhìn nhận và đánh giá lại vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã gây ra những hậu quả nặng nề không
chỉ trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, mà còn đánh dấu bước ngoặt xuống dốc thời
kỳ hoàng kim của chủ nghĩa tư bản tự do. Nếu như sự lạm dụng cho vay dưới
chuẩn và sự bùng nổ các công cụ nợ phái sinh trên thị trường tài chính toàn cầu đã
gây ra tình trạng đầu cơ quá mức và mất khả năng thanh toán trên thị trường bất
động sản (vượt ra khỏi sự dự báo và kiểm soát của chính phủ) ở Mỹ là căn nguyên
trực tiếp, thì chính các thể chế thị trường tự do cao độ, thiên vị các lợi ích cá nhân
và cục bộ, nới lỏng kiểm soát ở Mỹ mới là căn nguyên sâu xa gây ra khủng hoảng.
Trong bối cảnh đó, Mỹ đã phải áp dụng các biện pháp chống khủng hoảng khẩn
cấp (bỏ ra 700 tỉ USD để quốc hữu hoá các ngân hàng và các hãng bảo hiểm lớn
nhất thế giới; thành lập một quỹ đặc biệt để mua lại các thương phiếu do các
14
doanh nghiệp Mỹ phát hành), tức là phải “chủ động sử dụng bàn tay Nhà nước
một cách tích cực”.“Liệu pháp bàn tay nhà nước” lan rộng nhanh chóng đến một
loạt nước có nền kinh tế thị trường phát triển như Anh, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg,
Pháp, Đức, Nhật, Iceland [17] Một loạt các cuộc họp, gặp gỡ cấp cao đa phương
khu vực và toàn cầu liên tiếp diễn ra với chủ đề duy nhất là làm thế nào để phối
hợp các nỗ lực chung ở cấp quốc gia, nhằm ngăn chặn sự lan tỏa và sớm thoát
khỏi cuộc khủng hoảng này. Nhìn chung, các quốc gia đều đi đến thống nhất là
cần thiết phải dùng sức mạnh và bàn tay nhà nước để cứu thị trường tài chính như
giảm lãi suất, nâng mức bảo hiểm tiền gửi ngân hàng, “linh hoạt hóa” quy định kế
toán, buộc các ngân hàng và các công ty bảo hiểm phải thường xuyên định giá lại
tài sản theo giá thị trường Trong đó, các quốc gia cùng nhấn mạnh giải pháp căn
bản cho cuộc khủng hoảng hiện nay là phải “tìm ra được một sự cân bằng mới
giữa vai trò của nhà nước và thị trường”. Điều đó đã dẫn đến tư duy mới về “bàn
tay của Nhà nước” trong một thế giới đang biến đổi ngày càng đậm nét dần. Một
nhà nước tương lai sẽ định hình và hoạt động như thế nào đang là một chủ đề mà
các quốc gia đang rất quan tâm nghiên cứu để có thể tiến tới các biện pháp chủ
động nhằm thích nghi với những biến đổi của thời đại.
Ngày nay, thế giới đang bước vào thời đại có những biến đổi quan trọng có thể
tác động đến vai trò của nhà nước. Trong đó, sẽ có những yêu cầu cao hơn về tăng
cường vai trò của luật pháp; vai trò điều tiết của nhà nước; vai trò kiểm soát các
thể chế thị trường; thiết lập hệ thống thông tin công khai, minh bạch; phát triển
các công cụ dự báo, cảnh báo và trừng phạt các hành vi gian lận nhưng cũng sẽ
xuất hiện những yêu cầu đòi hỏi nhà nước phải giảm mức độ can thiệp vào hoạt
động của thị trường. Vấn đề đặt ra là, nhà nước sẽ phải chuyển biến như thế nào
để xử lý hiệu quả mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường để tạo điều kiện cho
nền kinh tế phát triển bền vững.
15
Tóm lại, cơ sở của sự can thiệp của nhà nước là do thất bại thị trường. Tuy
nhiên, trong thời đại ngày nay, tính chất của thất bại thị trường đã có nhiều biến
đổi tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi trong phạm vi và cách thức can thiệp của nhà
nước vào các hoạt động kinh tế. Thực chất, nhà nước và thị trường là lực lượng bổ
sung cho nhau hơn là lực lượng thay thế nhau. Sự can thiệp của nhà nước vào nền
kinh tế thị trường là cần thiết. Công cụ can thiệp của nhà nước có thể giống nhau
ở các quốc gia khác nhau, thậm chí là giống nhau trong các bối cảnh kinh tế khác
nhau, nhưng cung cách can thiệp, mức độ và phạm vi can thiệp ra sao cũng như
can thiệp tại thời điểm nào là hợp lý… thực sự không phải là những lựa chọn dễ
dàng.
Nếu nhìn vào lịch sử phát triển của kinh tế thị trường có thể thấy có nhiều mô
hình lý thuyết khác nhau về kinh tế thị trường và cũng có rất nhiều kinh nghiệm
thực tiễn trong việc sử dụng vai trò của nhà nước. Nhưng mọi mô hình lý thuyết
hay mọi kinh nghiệm thực tiễn đều mang tính lịch sử. Thế giới đang đổi thay ngày
càng mạnh mẽ, kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển và xuất hiện thêm
nhiều nhân tố mới của thời đại, điều này đòi hỏi tư duy về vai trò nhà nước cũng
cần có sự chuyển biến để theo kịp với thực tế sinh động. Thực tiễn đã chứng
minh, mô hình kinh tế chỉ huy đã thất bại trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế
cũng như các mặt khác của đời sống xã hội. Vì vậy, việc phát triển kinh tế thị
trường là tất yếu khách quan. Nhưng cơ chế thị trường không phải là vạn năng,
hoàn hảo, bản thân nó cũng tồn tại nhiều khuyết tật như độc quyền, ngoại ứng tiêu
cực, cạnh tranh thiếu lành mạnh … đòi hỏi cần phải có sự can thiệp của nhà nước.
Nhà nước không thể thay thế cho thị trường nhưng có thể tác động, điều tiết để
hoạt động của kinh tế thị trường hiệu quả hơn. Tuy nhiên sự can thiệp của nhà
nước ở thời điểm nào, ở lĩnh vực nào, với mức độ ra sao là bài toán khó khăn đối
với mọi quốc gia. Nếu nhìn một cách tổng quát, có thể thấy, nhà nước có vai trò
quan trọng, và chức năng của nhà nước thể hiện ở ba nội dung: 1 – đảm bảo tính
hiệu quả, 2 – đảm bảo tính công bằng, 3 – đảm bảo sự ổn định [21].
16
Ở nội dung thứ nhất, hành động cơ bản của nhà nước cần tập trung vào việc
khắc phục các khuyết tật của thị trường. Một trong những nguyên nhân gây ra
những khuyết tật đó là tình trạng độc quyền. Chính vì vậy, hướng can thiệp của
nhà nước là phải chống độc quyền, hoặc ít nhất là giảm tối đa tình trạng độc
quyền. Điều quan trọng là cần phải tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, vì đó
là cách tốt nhất để đảm bảo tính hiệu quả của nền kinh tế. Đối với việc cung ứng
hàng hóa công cộng, cũng cần lựa chọn cách ứng xử một cách thích hợp, theo đó
nhà nước chỉ nên can thiệp vào lĩnh vực này khi khu vực tư nhân không có khả
năng hoặc tính hiệu quả thấp. Mặt khác, có rất nhiều hàng hóa công cộng hết sức
cần thiết cho hoạt động kinh tế nói chung như: hệ thống kết cấu hạ tầng giao
thông vận tải, thông tin liên lạc… Những lĩnh vực này đòi hỏi vốn đầu tư lớn,
nhưng khả năng thu hồi vốn chậm, lợi nhuận thấp nên khu vực tư nhân ít quan
tâm, vì vậy nhà nước cần phải đứng ra thực hiện. Nhà nước can thiệp vào thị
trường không phải xuất phát từ ý thích mà đó là tất yếu khách quan, mọi sự can
thiệp của nhà nước phải tạo ra kết quả cuối cùng là tạo môi trường cho khu vực tư
nhân làm ăn hiệu quả.
Ở nội dung thứ 2 – về vấn đề công bằng: Trên thực tế, ngay cả trong trường
hợp lý tưởng nhất thì cũng khó tránh được sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
Để đảm bảo công bằng, nhà nước có nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính sách như
thuế thu nhập cá nhân, trợ cấp, bảo hiểm thất nghiệp.v.v… để giúp đỡ những
người có thu nhập thấp, những người già, người tàn tật hoặc người lao động thất
nghiệp.
Nội dung thứ 3 - Ổn định kinh tế vĩ mô: Khi can thiệp vào nền kinh tế vĩ mô,
đòi hỏi nhà nước phải hết sức thận trọng vì bối cảnh kinh tế vĩ mô rất phức tạp,
nhiều nhân tố tác động qua lại, thậm chí tác động theo hướng trái chiều nhau. Vì
vậy, trong quá trình can thiệp, nhà nước cần phải cố gắng lường trước những thất
bại có thể xảy ra, ngay cả khi nền kinh tế đang giữ được trạng thái bình ổn.
17
1.1.2. Nội dung, công cụ, điều kiện can thiệp của nhà nƣớc trong nền kinh tế
thị trƣờng
Nhà nước đóng vai trò quan trọng để hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị
trường. Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế nhằm mục đích khai thác hiệu
quả các nguồn lực quốc gia, điều chỉnh các quan hệ xã hội để các hoạt động sáng
tạo được tiến hành một cách tối ưu. Đồng thời sự can thiệp của nhà nước cũng
giúp các quan hệ lợi ích được thực hiện một cách công bằng, hiệu quả; tạo lập
hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế - xã hội; cung cấp các phương tiện
sản xuất kinh doanh mà công dân không thể tự lực được như: cơ sở hạ tầng, các
điều kiện để mở rộng thị trường trong và ngoài nước; bảo vệ và tăng cường mở
rộng môi trường kinh doanh, môi trường thiên nhiên. Để có thể thực hiện tốt các
vai trò đó, nhà nước cần phải sử dụng hệ thống các công cụ thích hợp.
Công cụ thứ nhất: Hệ thống pháp luật
Cấu trúc của nền kinh tế là một hệ thống những quan hệ phức tạp, đan xen vào
nhau, tác động qua lại và chi phối lẫn nhau. Trong đó, chủ yếu là mối quan hệ
giữa các ngành, các lĩnh vực; quan hệ giữa các vùng, các địa phương; quan hệ
giữa các doanh nghiệp; quan hệ giữa thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Việc
điều chỉnh kịp thời và hợp lý các quan hệ kinh tế là điều kiện cần thiết để thực
hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Để làm được điều đó,
phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản
áp dụng quy phạm pháp luật chuẩn xác trong quản lý nhà nước về kinh tế. Một hệ
thống luật pháp hiệu quả phải tạo ra được tiền đề vững chắc để điều chỉnh các
quan hệ kinh tế, duy trì sự ổn định lâu dài của nền kinh tế quốc dân nhằm mục
tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo cơ chế quản lý hữu hiệu để thực hiện sự
bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể kinh tế nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế quốc dân, tạo cơ sở pháp lý cần thiết để kết hợp hài hòa phát triển
kinh tế và bảo vệ môi trường.
18
Công cụ thứ hai:Kế hoạch
Kế hoạch là một công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước, đó là một hệ thống bao
gồm nhiều nội dung như: chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, kế hoạch trung hạn, kế hoạch hàng năm,…Trong đó, kế
hoạch vĩ mô quy định mục tiêu cơ bản của phát triển kinh tế - xã hội trong một
thời kỳ nhất định, quy định hàng loạt chỉ tiêu quan trọng về tốc độ, tỷ lệ, hiệu quả,
bước đi cơ bản của sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Bất kỳ quốc gia nào trước khi
tiến hành các bước trong tiến trình phát triển kinh tế đều cần phải xây dựng kế
hoạch. Kế hoạch chỉ có ý nghĩa nếu nó phản ánh đúng được thực tiễn nền kinh tế
của quốc gia đó. Nếu xây dựng một kế hoạch quá dài hạn và không dựa trên tính
khả thi thì kế hoạch đó sẽ không có ý nghĩa thực tiễn.
Công cụ thứ ba: Hệ thống chính sách
Chính sách là một trong những công cụ chủ yếu được nhà nước sử dụng để can
thiệp vào nền kinh tế quốc dân. Đó là tập hợp các giải pháp nhất định để giải
quyết các mục tiêu bộ phận trong quá trình đạt đến mục tiêu chung của sự phát
triển kinh tế - xã hội. Chính sách là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều loại,
dựa theo lĩnh vực hoạt động, có thể chia chính sách thành hai nhóm:
- Chính sách kinh tế: bao gồm chính sách tài chính; chính sách giá cả; chính
sách kinh tế đối ngoại; chính sách đầu tư.v.v…
- Chính sách xã hội: bao gồm chính sách dân số; chính sách giáo dục; chính sách
khoa học – công nghệ; chính sách bảo hiểm; chính sách quốc phòng; chính
sách xóa đói giảm nghèo; chính sách môi trường.v.v…
Trong hệ thống các công cụ quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước, chính sách là
bộ phận năng động nhất, có độ nhạy cảm cao với những biến động của đời sống
kinh tế - xã hội. Thành công hay thất bại trong công cuộc xây dựng và phát triển
kinh tế đều bắt nguồn từ việc lựa chọn và áp dụng chính sách kinh tế phù hợp hay