Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.48 KB, 124 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


TẠ THU HƢƠNG


XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA
VIỆT NAM
SAU KHI GIA NHẬP WTO


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI





Hà nội – 2010



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TẠ THU HƢƠNG



XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA
VIỆT NAM
SAU KHI GIA NHẬP WTO

Chuyên ngành: KTTG và QHKTQT
Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.Nguyê
̃
n Thiê
́
t Sơn

Hà nội - 2010


MỤC LỤC

Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Các thuật ngữ trong báo cáo

Mở đầu
i
ii
iii


1
Chương 1: Những vấn đề chung liên quan đến xuất khẩu hàng dệt may
của Việt Nam
1.1. Vai trò và vị trí của xuất khẩu hàng dệt may với nền kinh tế Việt Nam
1.1.1. Xuất khẩu hàng dệt may, vai trò và vị trí của nó trong nền kinh tế
1.1.2. Xuất khẩu hàng dệt may và công nghiệp hóa
1.1.3. Xuất khẩu hàng dệt may với việc tạo công ăn việc làm và xóa đói
giảm nghèo
1.1.4. Xuất khẩu hàng dệt may và nguồn thu ngoại tệ
1.2. Những vấn đề về chính sách liên quan đến xuất khẩu hàng dệt may sau
khi gia nhập WTO
1.2.1. Quy định của WTO liên quan đến ngành dệt may và xuất khẩu hàng
dệt may
1.2.2. Môi trƣờng chính sách trên các thị trƣờng xuất khẩu: Rào cản thuế
quan và phi thuế quan
1.2.3. Chính sách xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam khi gia nhập
WTO
1.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc xuất khẩu hàng dệt may sau
khi gia nhập WTO
1.3.1. Kinh nghiệm của Trung quốc
1.3.2. Kinh nghiệm của một số nƣớc khác
1.3.3. Bài học chính sách


8
8
8
8

10

12

13

13

17

28

39
39
43
46
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sau khi
gia nhập WTO
2.1. Sản xuất và xuất khẩu dệt may của Việt nam trƣớc khi gia nhập WTO

49
49


2.1.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt nam
2.1.2. Xuất khẩu dệt may trƣớc khi gia nhập WTO
2.2. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sau khi gia nhập WTO
2.2.1. Tăng trƣởng xuất khẩu dệt may sau khi gia nhập WTO
2.2.2. Cơ cấu thị trƣờng và mặt hàng xuất khẩu
2.3. Xuất khẩu hàng dệt may trên một số thị trƣờng chủ yếu
2.3.1. Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trƣờng Mỹ
2.3.2. Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trƣờng EU

2.3.3. Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trƣờng Nhật bản
2.4. Đánh giá sự phát triển xuất khẩu hàng dệt may sau khi gia nhập WTO
2.4.1. Những thành công và hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân

49
50
55
55
57
63
63
67
71
74
74
80
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt
Nam sau khi gia nhập WTO
3.1. Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may
3.1.1. Tiềm năng và cơ hội xuất khẩu hàng dệt may
3.1.2. Những thách thức đối với xuất khẩu hang dệt may
3.2. Phƣơng hƣớng phát triển xuất khẩu hàng dệt may
3.2.1. Các mục tiêu phát triển ngành dệt may và xuất khẩu dệt may
3.2.2. Định hƣớng thị trƣờng xuất khẩu
3.2.3. Định hƣớng về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
3.3. Giải pháp thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng dệt may
3.3.1. Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ
3.3.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
3.3.3. Tăng cƣờng công tác tiếp thị, thông tin và xúc tiến thƣơng mại

3.3.4. Phát triển khả năng thiết kế sản phẩm và thƣơng hiệu
3.3.5. Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ
3.3.6. Xây dựng môi trƣờng kinh doanh thuận lợi


88
88
88
91
93
93
95
98
100
101
106
108
112
116
117

Kết luận
Tài liệu tham khảo
119
122



Danh mục từ viết tắt



Từ viết tắt
Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
ASEAN Association of South East Asian Countries Hiệp hội các quốc gia
Đông nam á
ATC Agreement on Textile and Clothing Hiệp định dệt may
ICTB International Clothing and Textile Berau Cơ quan dệt may quốc tế
MFA Multi-fibre Aggreement Hiệp đinh đa sợi
PNTR Permanent Normal Trade Relation Quy chế thƣơng mại bình thƣờng vĩnh
viễn
SCM Agreement on Subsidies and Counterveiling Meassures Hiệp định về
trợ cấp và các biện pháp đối kháng
UNCTAD United Nation Conference on Trade and Development Hội nghị liên
hợp quốc về thƣơng mại và phát triển
UNIDO United Nation Industrial Organization Tổ chức phát triển công
nghiệp Liên hợp quốc
WTO World Trade Organization Tổ chức thƣơng mại thế giới












Danh mục bảng biểu

Số hiệu bảng Tên bảng Trang

Bảng 1.1 Cam kết cắt giảm thuế quan đối với hàng dệt may của Việt nam 30

Bảng 1.2 Tóm tắt quá trình điều chỉnh chính sách trợ cấp sau khi gia nhập WTO 34

Bảng 2.1 Sản xuất và xuất khẩu dệt may Việt nam 1995-2008 43
Bảng 2.2 Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu hàng dệt may 2002-2006 53
Bảng 2.3 Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu hàng dệt may 2007-2008 58
Bảng 2.4 Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu 2007-2009 60
Bảng 2.5 Cơ cấu mặt hàng xuất dệt may khẩu 2006-2007 61
Bảng 2.6 Thị trƣờng nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ 2000-2008 65
Bảng 2.7 Thị trƣờng nhập khẩu hàng dệt may của EU 2000-2008 69
Bảng 2.8 Thị trƣờng nhập khẩu hàng dệt may của Nhật bản 2000-2008 73

Bảng 3.1 Các mục tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2020 94
Bảng 3.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may 103














Các thuật ngữ trong báo cáo


Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh

Biện pháp đối kháng
Biện pháp chống bán phá giá
Biện pháp tự vệ
Công nghiệp phụ trợ
Hạn ngạch xuất khẩu dệt may
Rào cản kỹ thuật
Rào cản phi thuế quan
Tiêu chuẩn kỹ thuật/môi trƣờng
Tín dụng xuất khẩu
Tính đặc thù
Tính kinh tế theo quy mô
Thuế chống bán phá giá
Thuế đối kháng
Thuế quan
Thuế quan trần
Thƣơng hiệu
Trợ cấp
Trợ cấp bị cấm
Trợ cấp đặc thù
Trợ cấp có thể bị kiện
Trợ cấp không thể bị kiện
Trợ cấp không đặc thù
Trợ cấp xuất khẩu
Counterveilling measures



Anti-dumping measures
Safeguard (meassures)
Supporting Industry
Export quota on textile and clothing
Technical barriers
Non-tariff bariers
Technical/Environmental Standard
Export credit
Specificity
Economies of Scale
Anti-dumping duties
Counterveilling duties
Tariff
Bound tariff rates
Brand
Subsidies
Prohibited subsidies
Specific subsidies
Actionable subsidies
Non-actionable subsidies
Non-specific subsidies
Export subsidies










MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng trong hai
thập kỷ vừa qua nhờ chính sách đổi mới và mở cửa cũng nhƣ dựa trên lợi thế của
nguồn nhân lực giá rẻ. Hiện nay, với kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân trên 9 tỷ
USD và đóng góp gần 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hàng
năm, sản phẩm dệt may đã vƣợt qua dầu thô và nhiều mặt hàng nông sản khác trở
thành ngành hàng xuất khẩu lớn nhất và nguồn thu ngoại tệ lớn nhất. Xuất khẩu dệt
may đã tạo ra hàng trăm nghìn việc làm trực tiếp trong những năm vừa qua và đã
đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Việc gia nhập WTO vào tháng 1/2007 mang lại cả những thuận lợi và không ít khó
khăn đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Một mặt, quy chế thành viên
của WTO giúp Việt Nam mở rộng hơn nữa thị trƣờng xuất khẩu. Việc thực hiện các
cam kết khi gia nhập WTO và các quy định của tổ chức này cũng giúp Việt Nam cải
thiện môi trƣờng pháp lý và tăng cƣờng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, bao gồm cả đầu
tƣ vào lĩnh vực dệt may. Quy chế thành viên WTO cũng mang lại cho Việt Nam vị
trí và những công cụ pháp lý nhất định để bảo vệ những lợi ích của mình trong
thƣơng mại quốc tế.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, có không ít vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu hàng
dệt may của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, xuất phát từ những ràng buộc và
những nghĩa vụ của Việt Nam trong WTO, các rào cản thƣơng mại trên các thị
trƣờng xuất khẩu chính cũng nhƣ sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên các thị
trƣờng xuất khẩu. Trong quá trình gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết cắt giảm
mạnh thuế quan đánh vào các sản phẩm dệt may cũng nhƣ xóa bỏ hoàn toàn trợ cấp
cho ngành dệt may. Việc thực hiện các cam kết này hạn chế đáng kể khả năng của
Việt Nam trong việc hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu dệt may



Trên các thị trƣờng xuất khẩu, sự có mặt của các rào cản phi thƣơng mại là một trở
ngại quan trọng đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Cùng với việc xóa
bỏ hạn ngạch xuất khẩu đối với các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt nam,
những rào cản thƣơng mại mới đã đƣợc dựng lên mà điển hình là Cơ chế giám sát
hàng dệt may xuất khẩu Việt nam vào thị trƣờng Mỹ. Các rào can kỹ thuật nhƣ các
tiêu chuẩn về sức khỏe và môi trƣờng cũng đƣợc sử dụng ngày càng nhiều trên các
thị trƣờng xuất khẩu làm tăng chi phí và tác động tiêu cực đến hàng dệt may xuất
khẩu của Việt nam. Bên cạnh đó, việc Việt Nam chƣa đƣợc công nhận là nền kinh
tế thị trƣờng từ những đối tác thƣơng mại lớn nhƣ Mỹ có thể dẫn đến việc áp đặt
những biện pháp thƣơng mại không công bằng đối với hàng dệt may xuất khẩu của
Việt Nam.
Phân tích trên đây cho thấy rằng việc gia nhập WTO đó tạo ra một môi trƣờng mới
với cả những cơ hội và thách thức đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam.
Việc nghiên cứu hiện trạng phát triển cũng nhƣ những vấn đề đặt ra đối với hàng
dệt may xuất khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO là hoàn toàn cần thiết. Với
những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
sau khi gia nhập WTO” làm luận văn thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu
Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là chủ đề của rất nhiều nghiên cứu khác
nhau đƣợc thực hiện trong các chƣơng trình nghiên cứu các cấp, các đề tài nghiên
cứu khoa học và đƣợc đăng tải rộng rãi trên các tạp chí chuyên ngành. Các nghiên
cứu cho đến nay đã đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến hàng dệt may
xuất khẩu của Việt Nam, từ sự tăng trƣởng và cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu, tính
cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam, các thị trƣờng xuất khẩu
cũng nhƣ những vấn đề chính sách và triển vọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt
Nam.
Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu về xuất khẩu dệt may của Việt nam đều đƣợc

thực hiện trong giai đoạn trƣớc khi gia nhập WTO. Cũng có một số nghiên cứu về


ngành dệt may của và xuất khẩu dệt may của Việt nam đƣợc thực hiện trong một vài
năm trở lại đây. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ phân tích một số vấn đề nhất
định trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may mà không phân tích một cách toàn
diện những khó khăn và thuận lợi cũng nhƣ những vấn đề chính sách đặt ra đối với
việc xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng sau khi
gia nhập WTO. Một số nghiên cứu chính đƣợc liệt kê dƣới đây:
 Viện kinh tế học (2001a), Textile and Garment Indusstry in Vietnam: an
Overview. Đây là một nghiên cứu khá toàn diện về ngành dệt may và xuất khẩu dệt
may của Việt nam đƣợc thực hiện tại Viện kinh tế học vào năm 2001 với sự hỗ trợ
kỹ thuật từ Cơ quan phát triển quốc tế của Canada (IDRC). Nghiên cứu này phân
tích sự phát triển của sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may trong những năm 1990
cũng nhƣ đánh giá trình độ công nghệ và nhân lực của các doanh nghiệp Việt nam.
Nghiên cứu này cũng phân tích môi trƣờng chính sách và kinh tế liên quan đến các
doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt nam.
 Nguyễn Thị Tú (2008), “Thực trạng sức cạnh tranh hàng dệt may Việt nam
trên thị trƣờng Hoa kỳ”. Nghiên cứu này phân tích hiện trạng xuất khẩu dệt may
sang thị trƣờng Hoa kỳ trong giai đoạn sau khi ký kết Hiệp định thƣơng mại Việt
nam- Hoa kỳ cho đến khi Việt nam gia nhập WTO. Bên cạnh việc phân tích tốc độ
tăng trƣởng và cơ cấu xuất khẩu dệt may sang thị trƣờng Mỹ, nghiên cứu này cũng
đánh giá những thay đổi trong thị phần và tính cạnh tranh của hàng dệt may xuất
khẩu của Việt nam trong tƣơng quan với các nƣớc đang phát triển khác nhƣ Trung
quốc.
 Vũ Đức Minh và Doãn Công Khánh (2009), “Thƣơng hiệu cho ngành dệt
may: Thực tiễn và những vấn đề đặt ra”. Nghiên cứu này phân tích hiện trạng và
những vấn đề đặt ra trong việc thiết kế mẫu mã và phát triển thƣơng hiệu trong các
doanh nghiệp dệt may của Việt nam. Nghiên cứu này cũng phân tích sự phát triển
các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt nam và những hạn chế của các doanh nghiệp

Việt nam trong việc tham gia vào chuỗi giá trị ngành dệt may.


 Bộ thƣơng mại (2007), Các cam kết gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới
của Việt nam. Tài liệu này trình bầy tóm tắt các quy định của WTO và các cam kết
của Việt nam khi gia nhập WTO, bao gồm các cam kết về mở cửa thị trƣờng hàng
hóa và dịch vụ, chính sách trợ cấp sở hữu trí tuệ cũng nhƣ các quy định của WTO
về thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, các vấn đề này đƣợc phân
tích trên phƣơng diện chung cho tất cả các ngành kinh tế và không đề cập một cách
cụ thể đến ngành dệt may.
 Nguyễn Tiến Dũng (2010), Phân tích các khía cạnh pháp lý và thực tiễn để
vận dụng các quy định về trợ cấp công nghiệp trong khuôn khổ WTO. Phân tích các
quy định của WTO về trợ cấp và quá trình điều chỉnh chính sách trợ cấp ở Việt nam
trong giai đoạn sau khi gia nhập WTO. Nghiên cứu này phân tích rất nhiều chính
sách hỗ trợ của nhà nƣớc trong ngành công nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng
không đề cập một cách cụ thể đến các cam kết của Việt nam cũng nhƣ việc điều
chỉnh chính sách trong ngành dệt may.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận văn là đánh giá thực trạng, những thuận
lợi và khó khăn đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập
WTO và đƣa ra một số phƣơng hƣớng và giải pháp chính sách thúc đẩy xuất khẩu
hàng dệt may của Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Từ mục tiêu này, luận văn sẽ giải quyết những nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
 Phân tích môi trƣờng chính sách ở trong nƣớc và nƣớc ngoài liên quan đến
sản xuất và xuất khẩu dệt may sau khi Việt nam gia nhập WTO;
 Phân tích thực trạng phát triển của hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam,
những thành công và hạn chế trong xuất khẩu dệt may trong giai đoạn sau khi gia
nhập WTO;



 Phân tích những cơ hội và thách thức đối với hàng dệt may xuất khẩu của
Việt Nam trên cơ sở đó xây dựng các định hƣớng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
dệt may trong những năm tới.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là xuất khẩu hàng dệt
may của Việt Nam và những vấn đề chính sách đặt ra đối với việc xuất khẩu hàng
dệt may sau khi gia nhập WTO.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn có những giới hạn nghiên cứu nhƣ sau
 Về thời gian: tập trung phân tích những thay đổi trong môi trƣờng chính sách
và sự phát triển của hàng dệt may xuất khẩu sau khi gia nhập WTO;
 Về không gian: tập trung vào việc phân tích những thay đổi chính sách trong
nƣớc cũng nhƣ trên các thị trƣờng xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam
nhƣ Mỹ và EU.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc nghiên cứu dƣới giác độ kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế.
Luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở
cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiện trạng, cũng nhƣ đề xuất giải pháp
chính sách. Trên cơ sở phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận
văn sử dụng các phƣơng pháp định tính nhƣ phân tích và tổng hợp để nghiên cứu
thực trạng xuất khẩu dệt may của Việt nam sau khi gia nhập WTO, cũng nhƣ tiềm
năng và triển vọng xuất khẩu hàng dệt may trong những năm tới.

6. Đóng góp mới của luận văn:
Luận văn có một số đóng góp dƣới đây: i) Phân tích một cách toàn diện
những thay đổi trong môi trƣờng chính sách ở trong nƣớc cũng nhƣ ở nƣớc ngoài
đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam, làm rõ những thuận lợi và khó khăn đối

với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO; ii) Luận văn


cũng đánh giá một cách toàn diện thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam
nói chung cũng nhƣ xuất khẩu dệt may tới các thị trƣờng chủ chốt trong giai đoạn
sau khi gia nhập WTO; iii) Luận văn cũng phân tích các cơ hội và thách thức đối
với hàng dệt may xuất khẩu của Việt nam trong những năm tới và đề xuất định
hƣớng và giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu dệt may Việt nam.

7. Nội dung và kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Lời mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia thành ba chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung liên quan đến xuất khẩu hàng dệt may của Việt
Nam. Chƣơng 1 tập trung phân tích những thay đổi trong môi trƣờng chính sách
liên quan đến xuất khẩu dệt may của Việt nam sau khi gia nhập WTO, phân tích chi
tiết các cam kết và quá trình điều chỉnh chính sách của Việt nam sau khi gia nhập
WTO cũng nhƣ phân tích các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trên các thị
trƣờng xuất khẩu. Ngoài ra, chƣơng 1 cũng tóm tắt kinh nghiệm của một số nƣớc
đang phát triển trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may.
Chƣơng 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sau khi gia nhập
WTO. Chƣơng này đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may trong giai đoạn sau
khi gia nhập WTO, về tăng trƣờng xuất khẩu cũng nhƣ cơ cấu mặt hàng và thị
trƣờng xuất khẩu. Bên cạnh việc đánh giá hiện trạng xuất khẩu dệt may nói chung,
chƣơng này cũng đi sâu phân tích hiện trạng xuất khẩu dệt may tới một số thị
trƣờng xuất khẩu chủ yếu nhƣ Mỹ, EU và Nhật bản. Trên cơ sở đó, chƣơng 2 đã
phân tích những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những khó khăn và tồn tại của xuất
khẩu dệt may Việt nam trong giai đoạn sau khi gia nhập WTO.
Chƣơng 3: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sau
khi gia nhập WTO. Trên cơ sở phân tích môi trƣờng chính sách trong và ngoài nƣớc
cũng nhƣ hiện trạng xuất khẩu dệt may trong những năm gần đây, chƣơng này phân
tích và đánh giá các cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu dệt may trong những

năm tới. Trên cơ sở đó, chƣơng 3 cũng phân tích các định hƣớng về thị trƣờng và cơ


cấu xuất khẩu hàng dệt may và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh đẩy mạnh xuất
khẩu hàng dệt may trong những năm tới.


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU
HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM


1.1. Vai trò và vị trí của xuất khẩu hàng dệt may với nền kinh tế Việt Nam
1.1.1. Xuất khẩu hàng dệt may, vai trò và vị trí của nó trong nền kinh tế
Dệt may là một ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là
trong các nƣớc đang phát triển có thu nhập thấp nhƣ ở Việt nam. Ngành dệt may nói
chung và xuất khẩu dệt may nói riêng có những đóng góp quan trọng đến quá trình
công nghiệp hóa và phát triển kinh tế. Hầu hết các nƣớc, bao gồm cả các nƣớc công
nghiệp phát triển và các nƣớc đang phát triển, đều đã bắt đầu quá trình công nghiệp
hóa từ ngành dệt may. Sản xuất dệt may có vai trò đặc biệt trong gia đoạn đầu của
quá trình phát triển kinh tế. Sau đó, vai trò của sản xuất dệt may giảm dần khi quá
trình công nghiệp hóa chuyển sang các ngành công nghiệp đòi hỏi vốn, kỹ năng và
công nghệ cao hơn.
Bên cạnh đó, dệt may cũng có những đóng góp quan trọng tới việc tạo công ăn việc
làm và xóa đói giảm nghèo. Cuối cùng, cũng tƣơng tự nhƣ nhiều nƣớc đang phát
triển khác, với tƣ cách là một ngành xuất khẩu quan trọng của nền kinh tế quốc dân,
dệt may cũng là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng.

1.1.2. Xuất khẩu hàng dệt may và công nghiệp hóa
Dệt may luôn là một ngành kinh tế quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa.
Hầu hết các nƣớc trên thế giới đã khởi động quá trình công nghiệp hóa bằng cách

phát triển ngành dệt may. Cách mạng công nghiệp đã bắt đầu ở nƣớc Anh vào thế
kỷ 18 trong các xƣởng dệt. Nhật bản cũng khởi đầu quá trình công nghiệp hóa vào


cuối thế ký 19 với ngành dệt may và vẫn tiếp tục là một nƣớc xuất khẩu dệt may
trong nhiều thập kỷ sau đó. Gần đây hơn, các nền kinh tế mới công nghiệp hóa
(NIC) ở Đông Á nhƣ Hàn quốc và Đài loan cũng đã bắt đầu quá trình công nghiệp
hóa trong những năm 1950 và 1960 với ngành công nghiệp dệt may và các ngành
sản xuất sử dụng nhiều lao động khác.
Dệt may cùng với da giầy là hàng hóa xuất khẩu sử dụng nhiều lao động của các
nƣớc đang phát triển. Tầm quan trọng của xuất khẩu dệt may thay đổi tùy theo điều
kiện cụ thể của từng nƣớc cũng nhƣ của từng giai đoạn phát triển. Các nƣớc giầu tài
nguyên có thể phụ thuộc ít hơn vào việc xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao
động. Trong khi đó, dệt may có vai trò quan trọng hơn trong những nƣớc có nguồn
nhân lực dồi dào. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, khi tiềm lực vốn và
công nghệ còn ít, các nƣớc có khuynh hƣớng dựa nhiều vào việc sản xuất các sản
phẩm sử dụng nhiều lao động, bên cạnh nông sản và khoáng sản. Trong quá trình
phát triển kinh tế, thu nhập gia tăng lợi thế so sánh từ nguồn nhân công giá rẻ mất
đi, các nƣớc chuyển dần lên các ngành sản xuất có hàm lƣợng vốn và công nghệ cao
hơn. Trung quốc là một ví dụ cho thấy tầm quan trọng của sản xuất và xuất khẩu dệt
may. Kể từ cuối những năm 1990, Trung quốc đã trở thành một nƣớc xuất khẩu dệt
may lớn nhất thế giới và vẫn tiếp tục giữ vị trí đó cho đến nay.
Cho đến nay, dệt may vẫn là ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế
Việt nam. Sản lƣợng của ngành dệt may đạt hơn 50 nghìn tỷ đồng tính theo giá so
sánh 1994, và chiếm trên 9% tổng giá trị sản lƣợng công nghiệp. Sản lƣợng của
ngành công nghiệp dệt may tƣơng đƣơng với sản lƣợng của ngành luyện kim, cao
hơn giá trị sản lƣợng của ngành điện tử và ô tô. Trong những năm vừa qua sản xuất
dệt may cũng có sự tăng trƣởng nhanh chóng đóng góp tích cực vào sự phát triển
chung của của cả ngành công nghiệp và nền kinh tế.
Xuất khẩu dệt may có một vai trò quan trọng đối với sản xuất dệt may Việt nam. Có

tới 80% sản phẩm may mặc sản xuất trong nƣớc đƣợc xuất khẩu. Do mức thu nhập
thấp và quy mô thị trƣờng nội địa nhỏ bé, xuất khẩu giúp khắc phục những hạn chế
của thị trƣờng nội địa, tạo ra nhu cầu và giúp sản xuất phát triển. Xuất khẩu các sản


phẩm dệt may cũng đã tăng trƣởng rất nhanh với tốc độ bình quân gần 20% hàng
năm, và đóng góp vào sự phát triển của ngành đệt may trong nƣớc.
Vai trò của sản xuất và xuất khẩu dệt may không chỉ thể hiện ở sự đóng góp trực
tiếp của nó với tăng trƣởng kinh tế. Sản xuất và xuất khẩu dệt may còn có vai trò
quan trọng trong việc thúc đẩy các ngành sản xuất khác cùng phát triển. Sản xuất
dệt may tạo ra nhu cầu đối với nguồn nguyên liệu bông và quá đó giúp thúc đẩy sự
phát triển của sản xuất nông nghiệp. Sản xuất dệt may cũng tạo ra nhu cầu về thuốc
nhuộm và các loại sợi tổng hợp, qua đó thúc đẩy sự phát triển của ngành công
nghiệp hóa chất. Sản xuất dệt may cũng giúp phát triển ngành cơ khí dệt may, sản
xuất máy móc và thiết bị cho ngành dệt may. Sự liên kết giữa sản xuất và xuất khẩu
dệt may càng chặt chẽ, sản xuất dệt may sẽ càng có tác động tích cực, cả trực tiếp
và gián tiếp, đối với nền kinh tế. Ngƣợc lại, sự phát triển của các ngành công nghiệp
phụ trợ và liên quan cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cƣờng tính hiệu quả
và tính cạnh tranh của ngành dệt may.

1.1.3. Xuất khẩu hàng dệt may với việc tạo công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo
Vì dệt may là một ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động, sản xuất dệt may nói
chung và xuất khẩu dệt may nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo công
ăn việc làm trong nền kinh tế. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong các nƣớc
đang phát triển nơi thất nghiệp và thiếu việc làm là phổ biến cả ở thành thị cũng nhƣ
nông thôn.
Tầm quan trọng của xuất khẩu dệt may đối với việc tạo công ăn việc làm trong các
nƣớc đang phát triển còn thể hiện ở chỗ sản xuất dệt may có thể nhanh chóng tạo
công ăn việc làm trong thời gian ngắn với chi phí tƣơng đối thấp. Mức đầu tƣ trong
ngành dệt may, đặc biệt là ngành may mặc tƣơng đối thấp. Bên cạnh đó, sản xuất

dệt may sử dụng rất nhiều lao động phổ thông, thông thƣờng chỉ cần đƣợc đào tạo
các kỹ năng cắt may cơ bản. Chi phí đào tạo vì vậy thƣờng là không quá lớn đối với
các doanh nghiệp cũng nhƣ đối với ngƣời lao động.


Ngành dệt may Việt nam hiện sử dụng gần 800 nghìn lao động, trong đó ngành dệt
sử dụng trên 200 nghìn lao động và ngành may mặc sử dụng gần 600 nghìn lao
động. Lao động trong ngành dệt may chiếm trên 20% tổng số lao động trong các
ngành công nghiệp chế biến. Con số này mới chỉ cho thấy số lao động trực tiếp
trong ngành dệt may. Sản xuất dệt may còn tạo ra rất nhiều công ăn việc làm gián
tiếp trong nền kinh tế. Dệt may tạo nhu cầu về nguyên liệu bông, và qua đó đóng
góp vào việc đa dạng hóa việc làm trong nông thôn. Dệt may cũng tạo ra công ăn
việc làm trong nhiều ngành kinh tế khác nhƣ hóa chất, cơ khí cũng nhƣ công ăn việc
làm trong hệ thống bán lẻ.
Bằng cách tạo ra công ăn việc làm cho lao động phổ thông, sản xuất dệt may đóng
góp trực tiếp vào việc giảm tình trạng thất nghiệp và gia tăng thu nhập cho các tầng
lớp dân cƣ có thu nhập thấp. Sản xuất dệt may không chỉ đóng vai trò quan trọng
đối với việc tạo công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo trong các vùng đô thị, nó
cũng có vai trò trực tiếp đối với việc phát triển nông thôn. Ngành sản xuất dệt may
giúp thúc đẩy sản xuất nguyên liệu và qua đó góp phần đa dạng hóa cơ cấu sản xuất
nông nghiệp, tạo công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, sản xuất
dệt may cũng giúp tạo việc làm cho rất nhiều lao động phổ thông di cƣ từ nông thôn
lên thành thị.
Vai trò của sản xuất dệt may đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và xóa
đói giảm nghèo ở Việt nam còn xuất phát từ thực tế là phần lớn các vùng có điều
kiện tự nhiên phù hợp với việc trồng bông ở Việt nam là những vùng tƣơng đối
nghèo và chậm phát triển, ví dụ nhƣ Tây nguyên, Đông nam bộ và Tây bắc. Phát
triển các vùng sản xuất nguyên liệu bông cho ngành dệt may có thể đóng góp trực
tiếp vào việc phát triển vùng, gia tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo ở các vùng
này.


1.1.4. Xuất khẩu hàng dệt may và nguồn thu ngoại tệ
Dệt may luôn là một ngành xuất khẩu quan trọng trong nhiều nƣớc đang phát triển
và do đó là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đặc


biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Lý thuyết về thƣơng mại quốc tế
nói rằng, các nƣớc đang phát triển với nguồn nhân lực dồi dào sẽ có lợi thế so sánh
trong những ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động. Nguồn nhân lực dồi dào với
giá nhân công thấp cho phép các nƣớc đang phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng
dệt may. Trong khí đó các nƣớc công nghiệp phát triển, với tiềm lực về tài chính và
công nghệ, có lợi thế so sánh trong việc phát triển các ngành công nghiệp sử dụng
nhiều vốn và công nghệ.
Tầm quan trọng của dệt may với tƣ cách là một ngành xuất khẩu và một nguồn thu
ngoại tệ quan trọng cũng đƣợc thể hiện ở chỗ xuất khẩu dệt may không bị giới hạn
bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Trong khi đó, xuất khẩu khoáng sản và các
loại nông sản bị hạn chế bởi nguồn tài nguyên và không thể gia tăng xuất khẩu về
lâu dài. Trên phƣơng diện này, việc tăng cƣờng xuất khẩu các sản phẩm sử dụng
nhiều lao động trong đó có dệt may có ý nghĩa quan trọng đối với việc đa dạng hóa
cơ cấu xuất cũng nhƣ đối với việc duy trì sự tăng trƣởng nhanh và bền vững của
xuất khẩu.
Ở Việt nam, ngay từ đầu những năm 1990, trong quá trình thực hiện chính sách cải
cách và mở cửa, dệt may đã luôn là một ngành sản xuất quan trọng bên cạnh nông
sản và dầu thô. Vào năm 1995, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt chƣa đầy
800 triệu USD, thấp hơn nhiều so với nguồn thu từ dầu thô và nông sản. Tuy nhiên
xuất khẩu dệt may tăng trƣởng nhanh hơn so với dầu thô và nông sản, và tầm quan
trọng của dệt may trong cơ cấu xuất khẩu cũng gia tăng. Vào năm 2008, xuất khẩu
dệt may đã vƣợt qua dầu thô và trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn
nhất, với mức xuất khẩu trên 9 tỷ USD và đóng góp khoảng 15% tổng kim ngạch
xuất khẩu.

Bên cạnh đó, xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động nhƣ dệt may cũng
không bị ảnh hƣởng nhiều bởi các điều kiện tự nhiên và việc đa dạng hóa cơ cấu
xuất khẩu tới các sản phẩm sử dụng nhiều lao động cũng làm cho các nguồn thu
xuất khẩu trở nên ổn định hơn. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, sự giảm
sút nhu cầu trên các thị trƣờng xuất khẩu cũng nhƣ sự sụt giảm mạnh giá nông sản


và dầu thô trên thị trƣờng thế giới đã tác động tiêu cực đến xuất khẩu nông sản và
dầu thô của Việt nam. Ví dụ, nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô đã giảm tới 40% trong
nửa đầu năm 2009. Nguồn thu từ xuất khẩu nhiều loại nông sản nhƣ cafe và hải sản
cũng sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, đã không có sự suy giảm nào trong xuất khẩu các
sản phẩm dệt may.

1.2. Những vấn đề về chính sách liên quan đến xuất khẩu hàng dệt may sau khi gia
nhập WTO
1.2.1. Quy định của WTO liên quan đến ngành dệt may và xuất khẩu hàng dệt may
Hệ thống thƣơng mại thế giới có rất nhiều quy định liên quan đến thƣơng mại trong
các sản phẩm công nghiệp nói chung cũng nhƣ thƣơng mại trong các sản phẩm dệt
may nói riêng. Các quy định này liên quan đến nhiều lĩnh vực chính sách và luật
pháp khác nhau nhƣ các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trƣờng, các quy định về thuế
quan, quy định về quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đối kháng và chống bán phá
giá cũng nhƣ các quy định về trợ cấp. Trong đoạn này, chúng tôi đề cập đến ba vấn
đề trực tiếp liên quan đến sản xuất và xuất khẩu dệt may của Việt nam sau khi gia
nhập WTO, đó là Hiệp định dệt may của WTO, Nghĩa vụ cắt giảm thuế quan cũng
nhƣ các quy định và nghĩa vụ của các nƣớc thành viên liên quan đến chính sách trợ
cấp

1.2.1.1. Hiệp định dệt may của WTO (ATC)
Tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp của nông sản, tự do hóa thƣơng mại dệt may là một lĩnh
vực nhạy cảm trong WTO và thƣờng phải chịu quota và các biện pháp hạn chế khác

không phù hợp với các nguyên tắc của WTO. Các biện pháp hạn chế về lƣợng này
thƣờng đƣợc các nƣớc công nghiệp phát triển, cụ thể là Mỹ, EU, Na uy và Canada,
sử dụng đối với hàng dệt may nhập khẩu từ các nƣớc đang pháp triển. Các quota
này đƣợc xác định bởi nƣớc nhập khẩu cho từng sản phẩm cụ thể và cho từng nƣớc
xuất khẩu, theo đó mỗi nƣớc sẽ không đƣợc phép xuất khẩu nhiều hơn số lƣợng đã
đƣợc quy định.


Hiệp định dệt may (ATC) đạt đƣợc trong vòng đàm phán Uruguay là một bƣớc tiến
lớn hƣớng đến việc tự do hóa thƣơng mại dệt may và đƣa thƣơng mại dệt may quay
trở lại với các nguyên tắc chung của WTO. Hiệp định ATC đặt mục tiêu xóa bỏ dần
dần các hạn chế định lƣợng áp dụng đối với hàng dệt may xuất khẩu từ các nƣớc
đang phát triển. Theo Hiệp định này, toàn bộ quota xuất khẩu đánh vào hàng dệt
may sẽ bị xóa bỏ trong vòng mƣời năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, tức là
trƣớc năm 2005.

1.2.1.2. Các quy định về thuế quan
Theo quy định của WTO, các nƣớc thành viên hay các nƣớc mới gia nhập WTO sẽ
đƣa ra những nhân nhƣợng về thuế quan theo mức thuế quan tối đa mà một nƣớc có
thể đƣợc áp dụng (còn gọi là mức thuế trần - bound rate). Mức thuế quan tối đa
đƣợc xác định cho từng sản phẩm, và các nƣớc thành viên không đƣợc phép áp đặt
thuế quan cao hơn mức thuế tối đa đã cam kết. Trong vòng đám phán Uruguay,
nghĩa vụ cắt giảm thuế quan đƣợc xác định chung cho các sản phẩm công nghiệp
chứ không đƣợc xác định cho từng sản phẩm hay nhóm sản phẩm cụ thể. Các cam
kết cắt giảm thuế quan vì thế không có tính ràng buộc cao và tạo khả năng cho các
nƣớc duy trì bảo hộ đối với từng nhóm sản phẩm cụ thể. Nhƣ chúng tôi sẽ trình bầy
cụ thể hơn dƣới đây, mức thuế quan đánh vào các sản phẩm dệt may vẫn đƣợc duy
trì ở mức tƣơng đối cao trong cả các nƣớc công nghiệp phát triển cũng nhƣ các
nƣớc đang phát triển.


1.2.1.3. Các quy định về trợ cấp
Trong các quy định của WTO, trợ cấp đƣợc hiểu theo một nghĩa rộng nhất, bao gồm
các chính sách của nhà nƣớc đƣợc sử dụng để hỗ trợ sản xuất trong nƣớc. Các chính
sách hỗ trợ này tạo ra điều kiện thuận lợi hơn các điều kiện phổ biến trên thị trƣờng
và mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp hay các ngành sản xuất trong nƣớc. Khái
niệm về trợ cấp, nhƣ đƣợc định nghĩa trong Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp
đối kháng của WTO (Agreement on Subsidies and Countervailling Measurres –


Hiệp định SCM) bao gồm rất nhiều biện pháp chính sách khác nhau nhƣ các biện
pháp ƣu đãi về thuế và tín dụng, ƣu đãi về tiền thuê đất, các biện pháp bù lỗ, việc
góp vốn của nhà nƣớc hay các biện pháp quản lý giá.
Quy định của WTO phân biệt trợ cấp thành trợ cấp đặc thù và trợ cấp không đặc thù
(specific and non-specific subsidy). Các khoản trợ cấp hay hỗ trợ của nhà nƣớc chỉ
đƣợc dành riêng cho một hay một số doanh nghiệp nhất định hay chi dành cho một
ngành kinh tế nhất định. Ngƣợc lại, các khoản trợ cấp hay chính sách hỗ trợ đƣợc áp
dụng cho tất cả các doanh nghiệp và ngành kinh tế dựa theo các tiêu chuẩn khách
quan đƣợc xem là những khoản trợ cấp không đặc thù. Ví dụ, việc nhà nƣớc cấp tín
dụng ƣu đãi cho một số ngành công nghiệp ƣu tiên nhƣ dệt may hay da giầy hay
điện tử bị xem là trợ cấp đặc thù theo quy định của WTO. Ngƣợc lại, việc nhà nƣớc
hỗ trợ về lãi suất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không phân biệt thành phần
kinh tế và không hạn chế về về ngành kinh tế đƣợc xem là một khoản trợ cấp không
đặc thù.
Quy định của WTO cho phép các nƣớc thành việc đƣợc sử dụng các khoản trợ cấp
không đặc thù. Các khoản trợ cấp không đặc thù có thể đƣợc áp dụng mà không bị
áp đặt các biện pháp đối kháng từ các nƣớc đối tác thƣơng mại. Đối với các khoản
trợ cấp đặc thù, WTO áp dụng các quy định khác nhau tùy theo đặc điểm và tác
động của mỗi biện pháp trợ cấp đến thƣơng mại quốc tế. Hiệp định trợ cấp và các
biện pháp đối kháng của WTO (Agreement on Subsidies and Countervailling
Meassures – Hiệp định SCM) phân chia trợ cấp thành trợ cấp không thể bị kiện

(Non-actionable subsidies), trợ cấp có thể bị kiện (Actionable subsidies) và trợ cấp
bị cấm (prohobited subsidies).
Trợ cấp bị cấm bao gồm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp thay thế nhập khẩu. Trợ cấp
xuất khẩu đƣợc hiểu là tất cả các biện pháp trợ cấp đƣợc dành cho cho các doanh
nghiệp xuất khẩu, đƣợc định nghĩa một cách chặt chẽ theo Hiệp định SCM là các
khoản trợ cấp có gắn với điều kiện xuất khẩu. Các biện pháp thƣởng xuất khẩu hay
ƣu đãi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu đi kèm với các yêu cầu về xuất khẩu
hàng hóa là các ví dụ về trợ cấp xuất khẩu. Trợ cấp thay thế nhập khẩu đƣợc hiểu là


là những khoản trợ cấp đƣợc sử dụng để khuyến khích việc sử dụng sản phẩm và
hàng hóa trong nƣớc thay cho hàng hóa nhập khẩu. Các biện pháp ƣu đãi về thuế
gắn với các yêu cầu về nội địa hóa là một ví dụ điển hình về trợ cấp thay thế nhập
khẩu. Các nƣớc thành viên WTO đƣợc yêu cầu không sử dụng trợ cấp xuất khẩu và
trợ cấp thay thế nhập khẩu dƣới bất kỳ hình thức nào.
Trợ cấp không thể bị kiện bao gồm một số ít các biện pháp trợ cấp đƣợc sử dụng
trong các chƣơng trình phát triển vùng, các hoạt động nghiên cứu triển khai hay các
biện pháp hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn môi
trƣờng. Các nƣớc thành viên WTO đƣợc phép sử dụng các biện pháp trợ cấp này,
nhƣng trong những trƣờng hợp nhất định khi các biện pháp trợ cấp gây tác động bất
lợi nghiêm trọng tới các nƣớc thành viên khác, nƣớc sử dụng trợ cấp có thể phải
điều chỉnh chính sách trợ cấp và các nƣớc đối tác thƣơng mại có thể áp dụng các
biện pháp đối kháng. Hiệp định SCM cũng đƣa ra những quy định hạn chế mức độ
và phạm vi hỗ trợ đối với các biện pháp trợ cấp không thể bị kiện. Ví dụ, các khoản
trợ cấp của nhà nƣớc cho các hoạt động nghiên cứu triển khai chỉ giới hạn vào quá
trình nghiên cứu và thử nghiệm sản phẩm mới hay công nghệ mới. Các biện pháp
phát triển vùng chỉ đƣợc xem là trợ cấp không thể bị kiện nếu các biện pháp hỗ trợ
này là không đặc thù trong phạm vi của vùng và vùng đƣợc nhận hỗ trợ phải là một
vùng kém phát triển.


1.2.2. Môi trƣờng chính sách trên các thị trƣờng xuất khẩu: Rào cản thuế quan và
phi thuế quan
Đoạn này đề cập đến môi trƣờng chính sách trên các thị trƣờng xuất khẩu tập trung
vào các vấn đề xác thực đối với sản xuất và xuất khẩu dệt may của Việt nam cũng
nhƣ những thay đổi chính sách trên thị trƣờng xuất khẩu liên quan đến việc Việt
nam gia nhập WTO. Trong đoạn này, chúng tôi sẽ đề cập đến chính sách thuế quan
và các rào cản phi thuế quan trên các thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu. Việc xóa bỏ hạn
ngạch xuất khẩu đánh vào hàng dệt may của Việt nam, cũng nhƣ việc Mỹ trao quy


chế thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn cho Việt nam và kèm theo nó là việc xác lập
cơ chế giám sát hàng dệt may của Việt nam cũng sẽ đƣợc trình bầy trong đoạn này.

1.2.2.1. Chính sách thuế quan
Tƣơng tự nhƣ các sản phẩm nông nghiệp, dệt may cũng là một mặt hàng đƣợc bảo
hộ trong nhiều nƣớc công nghiệp phát triển, tức là những thị trƣờng nhập khẩu dệt
may chính trên thế giới. Các sản phẩm dệt may đƣợc bảo hộ thông qua thuế quan
cũng nhƣ các hàng rào phi thuế quan. Việc xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu trong khuôn
khổ của Hiệp định ATC không gắn liền với việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và
phi thuế quan. Trong nhiều trƣờng hợp, các nƣớc đã tăng cƣờng sử dụng các biện
pháp bảo hộ phi thuế quan thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật hay các biện pháp
phòng vệ thƣơng mại, các biện pháp chống bán phá giá và đối kháng.
Trong vòng đàm phán Uruguay, các sản phẩm dệt may chỉ chịu mức cắt giảm thuế
quan tƣơng đối thấp so với các sản phẩm công nghiệp khác. Điều này phản ánh một
thực tế là mối quan tâm của các nƣớc trong vòng đàm phán Uruguay dành cho việc
xóa bỏ các hạn ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, vòng đàm phán Uruguay chỉ xác
định mục tiêu cắt giảm thuế quan chung cho các sản phẩm phi nông nghiệp, và do
đó tạo điều kiện cho các nƣớc tiếp tục duy trì thuế quan cao đối với các sản phẩm
đƣợc bảo hộ.
Tình bình quân, các nƣớc công nghiệp phát triển chỉ cắt giảm 22% thuế quan đánh

vào hàng dệt may nhập khẩu, so với mức cắt giảm bình quân là 40% đối với các sản
phẩm công nghiệp. Cả Mỹ và EU đều đƣa ra mức cắt giảm tƣơng đối thấp. Ví dụ,
Mỹ chỉ cam kết cắt giảm 13% thuế quan đánh vào hàng dệt may, trong khi mức cam
kết của EU là 17%.
Kết quả là thuế quan đánh vào hàng dệt may trong các nƣớc công nghiệp phát triển
vẫn đƣợc duy trì ở mức cao. Thuế quan đánh vào các sản phẩm quần áo và vải ở EU
tƣơng ứng là 12% và 8%. Mức thuế quan đánh vào sản phẩm dệt may nhập khẩu ở
Nhật và Mỹ là 7.8% và 8.9% trong khi thuế suất trung bình đánh vào hàng dệt may
nhập khẩu trên thị trƣờng Canada là 12.4%. Trong khi mức thuế suất bình quân là


cao, mức thuế quan cũng thay đổi rất nhiều theo các nhóm sản phẩm. Ví dụ trong
trƣờng hợp của Mỹ, mức thuế quan thay đổi từ 15% đến trên 30% tùy theo loại sản
phẩm.
Trong khi đánh thuế cao để bảo hộ ngành dệt may trong nƣớc, các nƣớc công
nghiệp phát triển cũng có các chƣơng trình ƣu đãi thuế quan trong khuôn khổ các
Hiệp định thƣơng mại tự do hay các chƣơng trình ƣu đãi khác nhằm hỗ trợ một số
nhóm nƣớc cụ thể. Các nƣớc có hiệp định thƣơng mại tự do với các nƣớc công
nghiệp phát triển đƣợc hƣởng thuế suất ƣu đãi hơn, thông thƣờng là 0. Ví dụ EU áp
dụng thuế suất bằng 0 cho hàng dệt may nhập khẩu từ các nƣớc có Hiệp định đối tác
kinh tế (EPA) với khối này.
Bên cạnh các Hiệp định thƣơng mại tự do, ƣu đãi về thuế quan cũng đƣợc đƣa ra
trong các chƣơng trình ƣu đãi thuế quan chung (GSP). Chƣơng trình GSP của EU
dành ƣu đãi cho các nƣớc kém phát triển và đang phát triển với mức ƣu đãi có thể
lên đến 80% của mức thuế MFN tƣơng ứng. Nhật bản cũng cung cấp ƣu đãi thuế
quan cho các sản phẩm may mặc từ các nƣớc đang phát triển. Tuy vậy, các chƣơng
trình ƣu đãi thuế quan chung của Canada và Mỹ không bao gồm các sản phẩm dệt
may từ các nƣớc đang phát triển. Do mức thuế suất từ các nƣớc công nghiệp phát
triển là tƣơng đối cao, các ƣu đãi thuế quan tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các
nƣớc hƣởng lợi.


1.2.2.2. Các hàng rào phi thuế quan
Hàng dệt may xuất khẩu tới các nƣớc công nghiệp phát triển bao gồm cả Mỹ và EU
phải chịu rất nhiều các hàng rào phi thuế quan khác nhau, bao gồm các tiêu chuẩn
kỹ thuật, các thủ tục hải quan, nguyên tắc gốc hay các đòi hỏi về xã hội, môi trƣờng
và an ninh. Các hàng rào phi thuế quan này có thể làm gia tăng đáng kể chi phí của
các doanh nghiệp xuất khẩu, và trong một số trƣờng hợp có thể dẫn đến việc ngăn
cản các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm dệt may.
Cùng với việc cắt giảm thuế quan và hạn ngạch, các tiêu chuẩn kỹ thuật, hay còn
gọi là những hàng rào kỹ thuật đang trở thành một trong những trở ngại chính đối

×