Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Một số khuyến cáo cho hệ thống thương mại điện tử trong ngành công nghiệp du lịch khu vực phía nam sa mạc Sahara ở Châu Phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.76 KB, 17 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ


THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
BÀI DỊCH: Một số khuyến cáo cho hệ thống thương
mại điện tử trong ngành công nghiệp du lịch khu vực
phía nam sa mạc Sahara ở Châu Phi

Giảng viên hƣớng dẫn : Trần Đức Trí
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 7
Lớp: N01

Tên thành viên:
Nguyễn Thị Hồng Thủy
Phan Thị Thanh Hằng
Phan Thị Kiều Nhi
Trần Hoàng Quỳnh Thi
Đào Thị Mỹ Dung
Phan Thị Thanh Nhơn

Huế, 5/2012

Available online at www.sciencedirect.com
ScienceDirect
Telematics and Informatics 26 (2009) 12–19

Recommendations for e-commerce systems in the tourism
industry of sub-Saharan Africa


(Một số khuyến cáo cho hệ thống thương mại điện tử trong ngành công nghiệp du
lịch khu vực phía nam sa mạc Sahara ở Châu Phi)
Tonderai Maswera
a,*
, Janet Edwardsb
b
, Ray Dawsonb
b
a
Research School of Informatics, Computer Science Department, Holywell Park, Loughborough University,
Loughborough, Leicestershire LE11 3TU, United Kingdom
b
Computer Science Department, Loughborough University, Loughborough, Leicestershire LE11 3TU, United Kingdom
Received 24 May 2007; accepted 17 December 2007


Tóm tắt (Abstract)
Các khuyến cáo được mô tả trong bài báo này là một sự tiếp nối của bài báo cáo đã
nghiên cứu trước đó trong tạp chí Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin. Bài viết
này giải thích cách thức mà các tổ chức du lịch khu vực phía nam sa mạc Sahara ở Châu
Phi có thể phát triển trang web của họ vào công việc tiếp thị và làm thế nào mà họ có
thể khắc phục được những khó khăn trong việc thích nghi và sử dụng thương mại điện
tử. Các khuyến cáo này cũng giải thích cách thức mà tổ chức khác trong nền kinh tế của
các nước này tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển và tăng trưởng của thương mại
điện tử. Từ đó các tổ chức du lịch ở khu vực này có thể xâm nhập vào thị trường du lịch
TELEMATICS
AND
INFORMATICS
ELSEVIER
www.elsevier.com/locate/tel

e

T. Maswera et al. / Telematics and Informatics 26 (2009) 12–19


2

quốc tế đầy hấp dẫn. Các khuyến cáo đã được kiểm tra bằng cách gửi chúng đến các tổ
chức và các chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử và du lịch đang làm việc ở
châu Phi, hoặc đang có trụ sở tại phía nam sa mạc Sahara của châu Phi. Kết quả cho
thấy hầu hết các tổ chức và chuyên gia đều nghĩ rằng các đề xuất này sẽ giúp cho các tổ
chức du lịch châu Phi thích nghi với việc sử dụng thương mại điện tử. Những tổ chức
đang có ý định hoặc đang trong quá trình thực hiện hệ thống thương mại điện tử nên làm
theo các khuyến cáo được nêu trong bài báo này để giúp khu vực phía nam sa mạc Sahara
đạt được tiềm năng du lịch của nó.
© 2008 Nhà xuất bản Elsevier Ltd.
Từ khóa: khuyến cáo; Thương mại điện tử, trang web, Du lịch; Khu vực miền nam sa mạc Sahara
1. Giới thiệu
Ngành công nghiệp du lịch được coi là một trong những ngành lớn nhất trên thế
giới tạo ra khoảng 11% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), sử dụng 200 triệu lao
động và phục vụ 700 triệu khách du lịch trên toàn thế giới - một con số được dự kiến
sẽ tăng gấp đôi vào năm năm 2020 (Roe và Urquhart, 2001). Kể từ đầu những năm 1990
ở hầu hết các nước châu Phi, khi các ngành khác của nền kinh tế hoạt động không tốt thì
ngành công nghiệp du lịch đã xuất hiện và đóng góp nhiều nhất vào GDP và được xem
như là thuốc chữa bách bệnh của các nền kinh tế châu Phi (Gauci và cộng sự năm 2002
Dieke, 2000).
* Liên hệ với tác giả. Điện thoại: +44 1509 635649; fax: +44 1509 211586.
Địa chỉ E-mail: (T. Maswera).
0736-5853 / $ - vấn đề phía trước © 2008 đăng bởi Elsevier Ltd.
doi: 10.1016/j.tele.2007.12.001

T. Maswera et al. / Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin 26 (2009) 12-19
Tuy có nhiều loài động vật hoang dã đa dạng và phong phú, khu du lịch độc đáo
cùng hệ động thực vật kỳ lạ, nhưng tiềm năng du lịch của châu Phi vẫn còn ít được sử
dụng và chưa phát triển (Naude và Saayman, năm 2005). Ngày nay, sự phát triển như vũ
bão của Internet đã cung cấp công nghệ cho các thương nhân châu Phi với tốc độ kết nối
T. Maswera et al. / Telematics and Informatics 26 (2009) 12–19


3

nhanh chưa từng thấy và khả năng giao tiếp hiệu quả, đặc biệt là trong giao
tiếp trực tiếp với khách hàng. Thương mại điện tử (e-commerce), ngành hoạt động dựa
trên xương sống là Internet có thể giúp các tổ chức du lịch châu Phi tạo thêm nguồn thu
nhập thông qua việc vươn đến những thị trường mà họ không thể tiếp cận được
khi sử dụng các phương pháp truyền thống. Thích nghi và sử dụng thương mại điện
tử trong một thế giới phát triển đã tạo ra kết quả to lớn làm tăng một lượng đáng kể doanh
thu của ngành công nghiệp du lịch (hệ thống du lịch Anite năm
2000; Paulo, 2000; Accenture năm 2002; Werthner và Ricci, 2004). Thương
mại điện tử có thể thúc đẩy tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp du lịch
Châu Phi, do đó làm gia tăng dòng ngoại tệ vào nền kinh tế.
2. Phƣơng pháp
Nghiên cứu được mô tả trong bài báo này là sự tiếp nối của việc nghiên cứu báo
cáo trước đó trong tạp chí Telematics and Informatics bởi Maswera và cộng sự (2006). Vì
có rất ít thông tin được công bố về các hoạt động thương mại điện tử ở khu vực nam sa
mạc Sahara Châu Phi (Molla and Licker, 2004) nên một nghiên cứu đã được thực hiện để
tìm hiểu xem liệu các tổ chức trong ngành công nghiệp du lịch của bốn quốc gia châu Phi
có chấp nhận thương mại điện tử không. Các quốc gia được nghiên cứu là Nam Phi,
Kenya, Zimbabwe, Uganda. Bốn nước này được chọn cho nghiên cứu bởi vì đây là
những địa điểm được biết đến loại hình du lịch thám hiểm. Nghiên cứu này được mô tả
chi tiêt hơn trong bài báo trước của tạp chí Telematics and Informatics bởi tác giả

Maswera và cộng sự (2006), trong luận án tiến sĩ Maswera(2006), và trong các bài báo
của Maswera và Dawson (2003a,b, 2004) và Maswera cùng cộng sự (2005). Tuy nhiên,
để tiện cho việc tham khảo, phần này sẽ cung cấp một bản tóm tắt các nghiên cứu được
tiến hành.
Bài nghiên cứu bao gốm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất liên quan đến việc kiểm
tra một số lượng lớn các trang web của những tổ chức du lịch khác nhau từ các nước nói
trên. Ba cuộc điều tra đã được tiến hành, cuộc điều tra đầu tiên để xác định những tính
năng thương mại điện tử nào có sẵn trên những trang web của khu vực nam sa mạc
T. Maswera et al. / Telematics and Informatics 26 (2009) 12–19


4

Sahara Châu Phi, cuộc điều tra thứ hai để kiểm tra khả năng truy cập nôi dung và cuộc
điều tra thứ ba để kiểm tra tính tiện ích của các website. Lấy mẫu có sẵn để sử dụng cho
việc lựa chọn các tổ chức điều tra. Chuỗi tìm kiếm được sử dụng để tìm nhiều trang web
nhất có thể liên quan đế du lịch ở các nước châu Phi. Với mục đích này các công cụ tìm
kiếm được sử dụng là Google và Excite. Để đạt được mục đích trên, các nhà nghiên cứu
đã sử dụng chuỗi tìm kiếm như là: „„Major Hotels in South Africa” và „„ Travel Agencies
in Namibia ”. các trang web khác đã được tìm thấy ở nhiều tổ chức khác nhau. Ví dụ như,
the Tourism Business Council of South Africa (TBCSA), the Kenya Association of Tour
Operators (KATO), và the United States Tour Operators Association (USTOA) có danh
sách các link trang web của thành viên các tổ chức.
Hạn chế của phương pháp lấy mẫu là khá khó khăn trong việc xác định tổng số các
tổ chức du lịch mà cuộc điều tra đại diện. Tuy nhiên bằng cách lấy nhiều tổ chức nhất có
thể từ 300 và 600 websites được xem xét trong mỗi cuộc điều tra, tất cả các loại công ty
du lịch đề mang tính đại diện cao. Các trang web được truy cập thuộc nhiều tổ chức du
lịch khác nhau trong đó bao gồm: các hãng hàng không quốc gia, công viê quốc gia,
chính phủ và các tổ chức xúc tiến du lịch tư nhân, công ty cho thuê xe, cơ quan du lịch và
các nhà khai thác tour du lịch. Các trang web của những tổ chức đã đề cập trên có khả

năng cung cấp thông tin về du lịch cần thiết trước khi quyêt định có nên tham gia vào
chuyến đi hay không. Những trang web này cũng cho phép khách hàng thực hiện các giao
dịch cần thiết như yêu cầu hoặc trực tuyến đặt phòng và trả tiền cho các sản phẩm, dịch
vụ.
Việc phân tích các dữ liệu thu thập được từ các cuộc điều tra cho thấy rằng mặc dù
trong phạm vi cung cấp các sản phẩm, thông tin về du lịch, những trang web này khá
tương xứng với những đối tác của chúng ở châu Mỹ và châu Âu nhưng các trnag web này
cần phát triển các công cụ Marketing để đủ sức thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các
công ty du lịch này tạo nên một tác động lớn trong nền kinh tế. Trong phạm vi khả năng
truy cập và khả năng sử dụng, kết quả cho thấy rằng mặc dù các trang web ở châu Phi
cũng ít tương xứng với những tổ chức đã thành lập và có thị trường phát triển. Điều này
T. Maswera et al. / Telematics and Informatics 26 (2009) 12–19


5

là thực tế, do các trang web châu Phi tương đối đợn giản và thiếu nhiều tính năng tiên
tiến như các đối tác châu Mỹ và châu Âu. Các tổ chức châu Phi cần phải làm theo the
Web Accessibility Guidelines khi thiêt kế và phát triển trang web nhằm tăng thêm các
tính nawg cao cấp hơn để có thể hoàn toàn nắm bắt thị trường mà không cần đến nguồn
cung cấp từ các trang web khác.
Trong giai đoạn thứ hai của nghiên cứu, các bảng hỏi được cung cấp cho những tổ
chức du lịch ở phía Nam Sahara châu Phi để tìm kiếm xem những nỗ lực nào của các tổ
chức trên góp phần tiếp nhận vàsử dụng thương mại điện tử đồng thời xác định cách tiếp
thu những công nghệ Internet của những tổ chức này. Kết quả cho th ấy rằng nhiều tổ
chức không sử dụng hiệu quả các công nghệ này để nắm bắt được hoàn toàn những hiệu
quả mà thương mại điện tử mang lại. Một điểm tích cực là nhờ thể hiện bởi các bảng hỏi
trên mà ác tổ chức du lịch nhận thức được những thế mạnh và tiềm năng của thương mại
điện tử, và từ đó đặt ra kế hoạch để nắm bắt đầy đủ hơn về thương mại điện tử đồng thời
biết cách quản lý để khắc phục những rào cản và hạn chế còn tồn tại trong thương mạ

điện tử. Tổng cộng ba bảng hỏi được đặt ra để tìm hiểu liệu các tổ chức du lịch châu Phi
tận dụng lợi thế hay có kế hoach tận dụng những lợi thế của Internet như thế nào nhằm
thúc đẩy du lich để nâng cao vị thế của họ trong thị trường du lịch quốc tế.
Hai bảng hỏi đầu tiên được cung cấp cho các tổ chức du lịch châu Phi với những
websites có thông tin đơn giản hoặc trang web với tinh năng tương tác hạn chế để phát
hiện những rào cản họ phải đối mặt trong việc áp dụng thương mại điện tử. Nhưng rào
cản này sau đó đã được xếp hạng theo mức độ ảnh hưởng của nó đến những tổ chức trên.
Một bảng hỏi nữa sau đó được gửi đến các tổ chức du lịch có những trang web thương
mại điện tử chuyên nghiệp để tìm hiểu cách họ quản lý để khắc phục những rào cản đó
như thế nào khi vần chưa thích nghi được với việc áp dụng thương mại điện tử.
Như kết quả của các nghiên cứu trước đây, các phương pháp làm việc để cùng
nhau khắc phục các rào cản với những khuyến cáo đã thực hiện từ giai đoạn đầu tiên của
nghiên cứu sau đó được biên soạn thành một tập tài liệu về khuyến cáo, nội dung này
T. Maswera et al. / Telematics and Informatics 26 (2009) 12–19


6

được đưa ra trong phần tiếp theo của bài báo. Những lời khuyến cáo sau đó đã được thử
nghiệm như mô tả trong phần 4 của bài báo.
3. Khuyến cáo
Mười hai lời khuyến cáo đã được rút ra từ kết quả của việc nghiên cứu.
Đầu tiên, sáu lời khuyến cáo nói về những hoạt động phổ biến làm tăng cường và
quảng bá website của một tổ chức. Lời khuyến cáo thứ bảy đến mười hai là những lời
khuyên được đưa ra nhằm vượt qua những chướng ngại vật cho thương mại điện tử mà
được khám phá ra từ những bản hỏi.
3.1. Khuyến cáo 1: Các tính năng của thương mại điện tử
Để biến website thành một công cụ thương mại điện tử và mang tính quốc tế,
website đó có thể thích hợp cho thị trường toàn cầu như thị trường Châu Âu, Châu Mỹ,
Châu Á. Điều này liên quan đến việc bổ sung các tính năng được nghiên cứu như: thông

tin của công ty; thông tin trên những sản phẩm, dịch vụ; những câu hỏi thường gặp; thông
tin có ích ngòai sản phẩm như thời tiết, những câu nói riêng tư và được bảo mật, những
yêu cầu trực tiếp, hoạt động đặt mua trước cho các sản phẩm, dịch vụ, đặt vé tàu và thanh
toán trực tuyến.
3.2. Khuyến cáo 2: Quản lý mối quan hệ với khách hàng
Website có thể được phát triển bằng cách sử dụng những thiết bị điện tử để động
viên khách hàng, giữ chân lôi kéo khách hàng trở lại trang web và điều đó sẽ tạo nên một
sự ấn tượng đối với khách hàng cũng như phù hợp với hình ảnh mong muốn của tổ chức.
Những thiết bị điện hiệu quả có thể giúp chiếm được sự yêu thích của khách hàng, giúp
đạt được những nhu cầu và mong muốn của họ. Website bao gồm các hoạt động liên lạc
một cách linh hoạt chi tiết bằng những công cụ như: email; những mẫu thông tin phản hồi
trực tuyến; những bản tin điện tử dành cho mọi thành viên; chương trình khuyến mãi ưu
đãi đặc biệt; bố trí một hệ thống khách hàng trung thành; dịch vụ tự động gọi lại và
những nội dung mang tính cá nhân mà khách hàng yêu cầu xuyên suốt quá trình.
T. Maswera et al. / Telematics and Informatics 26 (2009) 12–19


7

3.3. Khuyến cáo 3: Chiến dịch quảng cáo website
Internet có thể được sử dụng để quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ vì nó cung cấp
những sản phẩm dich vụ có mức giá vừa phải. Đó là điều chưa từng xảy ra trước khi có
công nghệ kết nối và khả năng giao tiếp một cách trực tiếp có hiệu quả với khách hàng
trên internet.
Website nên chứa đựng các nhân tố có thể thu hút những khách hàng mới tốt hơn
là giữ lại khách hàng cũ. Các chiến dịch xúc tiến như: thiết lập bản tin điện tử; những câu
hỏi thường xuyên từ phía khách hàng; xây dựng hệ thống khách hàng trung thành; dịch
vụ gọi lại cho khách hàng; chính sách bảo mật; xúc tiến hoạt động chào hàng; tiếp nhận
thông tin phản hồi từ khách hàng; cung cấp thông tin và catalog cho sản phẩm, dịch vụ;
gửi các tấm bưu thiếp điện tử cho khách hàng và cung cấp đường dẫn từ website này đến

website khác. Những tổ chức này cũng phải sử dụng những công cụ ngoại tuyến như
công cụ tham chiếu tới tài nguyên internet (URL) trên bảng thông cáo, trên báo, thông
cáo báo chí, tivi, trên những sản phẩm du lịch và hầu hết những quảng cáo khác.
3.4. Khuyến cáo 4: Kiến thức cơ sở chuyển giao
Có thể phát triển website bằng cách tạo ra môi trường không chỉ tương tác được
với nhau mà còn có thể chuyển thông tin từ phía khách hàng đến tố chức và ngược lại từ
tổ chức đến khách hàng. Những thông tin này nên được tổ chức sử dụng để cung cấp sản
phẩm và dịch vụ tốt hơn. Để tổ chức có thể thu nhận thông tin từ phía khách hàng, bao
gồm những tiêu chí như: dữ liệu của tập hợp khách hàng được quản lý bằng sự định hình
khách hàng, những cuộc điều tra khách hàng, những cuốn sổ điện tử ghi lại cảm xúc của
khách hàng khi sử dụng những sản phẩm, dịch vụ từ website đó hoặc có thể sử dụng
những thiết bị xem lại và những thiết bị báo cáo tin nhắn dễ dàng ngay lập tức. Với
những thông tin nhận được, sau đó website có thể tạo ra một hệ thống khách hàng trung
thành, bao gồm những yếu tố mang tính cá nhân và cả một bộ máy giới thiệu để hỗ trợ
khách hàng đưa ra quyết định mua của mình. Để khách hàng nhận được thông tin từ phía
T. Maswera et al. / Telematics and Informatics 26 (2009) 12–19


8

tổ chức thì có thể tìm hiểu qua các bản tin điện tử, bảng thông báo về sự đặt vé trực
tuyến.
3.5. Khuyến cáo 5: Tăng lưu lượng truy cập website
Để đưa ra ý nghĩa đầy đủ của việc kinh doanh thì tổ chức này cần thiết phải tăng
số lượng người truy cập website. Các tổ chức nên quan tâm đến các website của họ,
website mà thu hút được nhiều khách viếng thăm như khách hàng ngoại tuyến được nêu
trong khuyến cáo. Ngoài ra tổ chức cũng nên sử dụng nhiều công nghệ như: thiết lập
trang của sổ, tài khoản khách hàng, những tiền tố có sức tác động và những tiêu đề dễ gây
chú ý. Sự đăng ký vào website này cũng phải được đặt trên những công cụ tìm kiếm lớn.
Tổ chức cũng nên đặt mục tiêu là phải làm chủ website của mình trên trang chủ mình để

có thể kiểm soát một cách trực tiếp bằng cách duy trì, bảo dưỡng website và cho phép tổ
chức có thể cập nhật những thông tin từ website một cách thường xuyên.
3.6. Khuyến cáo 6: Nội dung website phải dễ dàng tiếp cận được
Chắc chắn rằng nội dung của website là có thể tiếp cận và dễ dàng được sử dụng
bởi mọi người kể cả những người khuyết tật. Muốn đạt được thành tựu đó tổ chức cần
phải tiếp cận nội dung hướng dẫn (World Wide Web) để sử dụng những nhà thiết kế
website có tay nghề cao, chắc chắn một điều rằng nội dung trang web phải mạch lạc và
tốn ít thời gian để truy cập nó.
3.7. Khuyến cáo 7: Vượt qua rào cản an ninh và pháp luật
Với những dữ liệu nhạy cảm của khách hàng như chi tiết trong thẻ tín dụng và
thông tin cá nhân của khách hàng khi được đưa vào hệ thống thương mại điện tử cần
được bảo vệ. Để hệ thống thương mại điện tử đạt được thành công thì cần có một hàng
rào an ninh cao. Tổ chức này nên sử dụng những công nghệ tiên tiến như: bức tường lửa;
máy chủ ủy nhiệm; mật mã hóa; tài khoản người sử dụng; phần mềm chống spyware;
phần mềm hỗ trợ đăng nhập tài khoản khách hàng; phần mềm diệt vius; chính sách sử
dụng internet; thiết bị điện tử an toàn; chữ ký được số hóa; giấy chứng nhận được số hóa;
kế hoạch khôi phục thiệt hại; hệ thống an ninh và bảo mật; đường dẫn an ninh trong việc
T. Maswera et al. / Telematics and Informatics 26 (2009) 12–19


9

thanh toán trực tuyến phải tạo nên sự an ninh và đáng tin cậy cho website. Nếu các nhân
viên của tổ chức không ứng dụng công nghệ thương mại điện tử đúng đắn sau khi sử
dụng các biện pháp kỹ thuật thì có thể sử dụng phiên bản của hệ thống thương mại điện
tử hoặc chạy song song hai hệ thống để bảo vệ an toàn cho chúng.
3.8 Khuyến cáo 8: Khắc phục những rào cản công nghệ
Sử dụng công nghệ thích hợp sẽ tạo nên một hệ thống thương mại điện tử vững
mạnh. Để có thể thiết lập hệ thống này họ phải hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cho việc thanh
toán với một tốc độ kết nối internet cao và đáng tin cậy. Để đảm bảo rằng tổ chức có thể

sử dụng công nghệ thích hợp này họ nên cài đặt những phân khu thương mại điện tử cần
sử dụng thêm những chuyên gia kỹ thuật bên ngoài, trang bị cho đội ngũ kỹ thuật những
kiến thức chuyên môn, mô tả những cuốn tạp chí hay bài báo nói về thương mại điện tử,
tiếp cận những ngân hàng quốc tế để kêu gọi sự giúp đỡ trong việc thiết lập hệ thống
thanh toán trực tuyến.
3.9. Khuyến cáo 9: Khắc phục những rào cản về tổ chức
Chắc chắn rằng cấu trúc tổ chức và yếu tố văn hóa của tổ chức có liên quan đến sự
thay đổi của hệ thống thương mại điện tử. Để đạt được thành tựu này, tổ chức cần phải
hiểu rằng sự tương tác của thương mại điện tử bởi việc tiến hành các hoạt động điều tra
xuyên suốt trước khi hoàn thành sự thay đổi của hệ thống thương mại điện tử là một kế
hoạch mang tính chiến lược được bố trí sắp xếp một cách rõ ràng. Để có thể vượt qua sự
thiếu hụt kỹ năng cá nhân về thông tin công nghệ, tổ chức cần phải huấn luyện theo một
chương trình tốt nhất cho con người. Cùng với sự kiện của thương mại điện tử, tổ chức sẽ
cần phát triển hệ thống điện tử lôgic để có thể thay thế hệ thống truyền thống phi lôgic.
3.10. Khuyến cáo 10: Vượt qua rào cản về hành vi nhân sự.
Để hoàn thiện và sử dụng thương mại điện tử một cách linh hoạt, trơn tru tổ chức
cần phải có một sự hợp tác từ phía nhân viên của mình. Một vài người hầu như tỏ ra
kháng cự với mọi thay đổi. Tổ chức cần phải tránh sự kháng cự này từ những nhân viên
của mình bằng việc đảm bảo một công việc ổn định cho bộ phận nhân sự, thuyết phục
T. Maswera et al. / Telematics and Informatics 26 (2009) 12–19


10

nhân viên của mình tin vào gía trị của thương mại điện tử và gửi nhân viên đến những
khóa học và cho họ tham dự vào những buổi nghiên cứu khoa học và công nghệ thương
mại điện tử. Để hạn chế việc đội ngũ chủ chốt sẽ rời khỏi tổ chức sau khi họ được huấn
luyện kỹ năng, tổ chức cần yêu cầu trách nhiệm, bổn phận của nhân viên trước khi họ
được gửi đi đào tạo. Việc huấn luyện nhiều người phải được quan tâm hơn là tăng lương
cho đội ngũ chủ chốt. Để tạo được một sự ủng hộ về năng lực quản lý, tổ chức cần phải

xem xét mối liên hệ giữa đội ngũ cán bộ quản lý hàng đầu với quyết định tiến hành dự án
thương mại điện tử cho vấn đề chủ chốt để họ có thể thấy rằng sự tận tụy sẽ mang họ đi
đến thành công.
3.11. Khuyến cáo 11: Khắc phục hàng rào về tài chính
Chắc chắn rằng tình trạng tài chính vừa phải có thể sẵn sàng cho việc thiết lập và
chạy được hệ thống thương mại điện tử. Nếu nguồn tài chính không sẵn sàng đáp ứng cho
đầu tư, tổ chức có thể vay tiền từ một tổ chức tài chính nào đó. Sử dụng các công cụ tính
toán như: phân tích rủi ro đầu tư, tái đầu tư; phân tích giá, lợi nhuận để quản lý trách
nhiệm tiền tệ. Tổ chức có thể bắt đầu với một hệ thống thương mại điện tử không phải là
quá đắt dựa trên những yếu tố nền tảng và phát triển nó trong bối cảnh dòng tiền luôn sẵn
sàng.
3.12. Khuyến cáo 12: Đào tạo để chuẩn bị cho việc tiếp nhận thương mại điện tử
Cung cấp những nhân sự chủ chốt đã qua đào tạo để khắc phục những rào cản là
điều quan trọng nhất, chẳng hạn như an ninh, rào cản pháp lý và cácx rào cản công
nghệ. Đào tạo kỹ thuật là vấn đề cần thiết trong việc xay dựng các ứng dụng thương mại
điện tử, an ninh mạng, giao dịch điện tử và quản trị hệ thống thương mại điện tử. Đào tạo
kỹ năng quản lý là cần thiết trong đầu tư, lập kế hoạch tài chính, kiểm soát sự thay đổi và
quản lý nguồn nhân lực.
4. Kiểm tra các khuyến cáo
Các tài liệu khuyến cáo sau đó đã được gửi đến những tổ chức du lịch đã tham gia
vào bản câu hỏi quản lý trong nghiên cứu, các quan chức chính phủ quốc gia và các
T. Maswera et al. / Telematics and Informatics 26 (2009) 12–19


11

chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử và du lịch từ bốn quốc gia châu Phi. Mục
đích của bài tập này là để tìm hiểu ý kiến của các cá nhân và tổ chức nói trên về nội
dung của tài liệu. Điều này sẽ giúp xác định xem các khuyến cáo có được áp dụng tại tất
cả các tổ chức du lịch có trụ sở tại bốn quốc gia châu Phi và các nước khu vực miền nam

sa mạc Sahara khác hay không.
Các khuyến cáo là cần thiết để giúp các tổ chức du lịch vượt qua những rào cản về
an ninh và pháp lý, công nghệ, tổ chức, những khó khăn trong cách ứng xử cũng như tài
chính về thương mại điện tử. Điều này sẽ cho phép các tổ chức triển
khai đầy đủ hệ thống thương mại điện tử để có thể xâm nhập vào các thị trường du lịch
quốc tế đầy hấp dẫn. Đây sẽ là sự khởi đầu trong cuộc hành trình nhận thức đầy đủ tiềm
năng du lịch của các tổ chức du lịch châu Phi.
5. Lƣu hành các khuyến cáo
Các tài liệu khuyến cáo đã được gửi dưới dạng một file đính kèm e-mail đến 200
tổ chức du lịch có trụ sở tại 10 quốc gia châu Phi mà du lịch là có ý nghĩa, các nước
này là NamPhi, Kenya, Zimbabwe, Uganda, Namibia, Tanzania,
Mauritius, Seychelles, Zambia và Botswana (Christie và Crompton năm
2001, Tổ chức Du lịch Thế giới, 2006). Nguyên nhân của việc chọn 10 quốc
gia châu Phi là để tìm hiểu xem các khuyến cáo được thực hiện ở các nước khác có khác
những khuyến cáo lấy được từ nghiên cứu hay không? Một lần nữa, các mẫu sẵn có được
gửi đến các tổ chức đã liên lạc. Các tổ chức này cũng đã được mời để gửi ý kiến của
họ đến tác giả. Việc sử dụng e-mail được ưa chuộng hơn các phương pháp lưu
hành tài liệu khác, chẳng hạn như gửi thư bưu chính, bởi vì nó rẻ hơn, nhanh hơn và dễ
dàng có sẵn trong hầu hết các tổchức (Tassabehji, 2003). Câu hỏi mở đã được sử
dụng linh hoạt hơn khi họ cho phép người được hỏi nhận xét về bất cứ vấn đề nào của sự
lựa chọn liên quan đến tài liệu (Weisberg và Bowen, 1977). Các tổ chức du
lịch đã được yêu cầu nhận xét về hai khía cạnh của tài liệu đó là hữu ích và dễ sử dụng.
T. Maswera et al. / Telematics and Informatics 26 (2009) 12–19


12

Các tài liệu tương tự cũng được gửi đến 20 chuyên gia trong các lĩnh vực thương
mại điện tử và ngành công nghiệp du lịch có trụ sở tại khu vực phía nam sa mạc Sahara
và 10 quan chức chính phủ từ các nước châu Phi để tìm kiếm ý kiến của họ về tài liệu

này. Các chuyên gia đã được xác định trong suốt một cuộc họp có liên quan đến các tác
giả và ba giảng viên từ Sở Khoa học Máy tính tại Loughborough, Ray Dawson, Janet
Edwards và Tom Jackson, trong khi các chi tiết liên lạc của các quan chức chính phủ đã
được thu thập từ các trang web của cơ quan chính phủ trực tiếp chịu trách nhiệm cho việc
thúc đẩy ngành công nghiệp du lịch. Điều này đã được thực hiện để có được phạm vi
rộng nhất từ các bên tham gia hay chính là các tác giả tin tưởng rằng sẽ có một lợi ích
trong các tài liệu và nội dung của nó.
6. Những phát hiện
Có tổng cộng 33 phản hồi, trong đó có 23 phản hồi (chiếm 70%) đến từ các tổ
chức du lịch châu Phi. Số còn lại (chiếm 30%) là từ các chuyên gia và quan chức chính
phủ đã làm việc hoặc có trụ sở đặt tại các nước châu Phi nói trên. Hầu hết (97%) những
lời phản hồi cho biết rằng các tài liệu khuyến cáo đó rất hữu ích cho các tổ chức du lịch
Châu Phi và nó thật sự rất dễ sử dụng. Duy chỉ có một tổ chức du lịch nói rằng họ không
hề có một cái nhìn mới nào khi tiếp xúc với tài liệu, lý do là vì họ không thành thạo trong
lĩnh vực thương mại điện tử. Tất cả các chuyên gia và học giả đều nhận định rằng những
lời khuyến cáo đó vô cùng hữu dụng và quan trọng đối với các tổ chức du lịch khu vực
phía nam sa mạc Sahara của châu Phi, mặc dù có một chuyên gia đến từ Nam Phi đề nghị
rằng việc đưa ra ví dụ là rất cần thiết để giúp các tổ chức du lịch hiểu thêm về lời khuyến
cáo hơn.
Có tất cả 4 câu trả lời (chiếm 13%) đã nhận được từ các tổ chức du lịch và các
chuyên gia có trụ sở đặt ở những nước châu Phi khác và tất cả họ đều chỉ ra rằng tài liệu
này rất hữu ích và dễ sử dụng. Điều này đã nói lên rằng những khuyến cáo không chỉ
được áp dụng ở các nước châu Phi đó mà còn có thể được áp dụng tại các nước châu Phi
khác có môi trường tương tự.
T. Maswera et al. / Telematics and Informatics 26 (2009) 12–19


13

Nhà quản lý thương mại điện tử của một nhóm các khách sạn ở Kenya đã đưa ra

nhận định sau đây: “Tôi tin rằng những tài liệu khuyến cáo đó thật sự súc tích và đã giải
thích được yêu cầu của thương mại điện tử đối với các tổ chức theo cách đơn giản mà bất
cứ ai cũng hiểu được. Điều này cho thấy những kiến nghị đó không những rất dễ thực
hiện mà còn bao quát được tất cả các khía cạnh của thương mại điện tử và điều này sẽ rất
hữu ích cho các tổ chức du lịch với bất kì quy mô nào.
Nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực thương mại điện tử và là Phó tổng biên
tập tạp chí “Công nghệ thông tin – Nghiên cứu và ứng dụng” với kinh nghiệm từng làm
việc và viếng thăm 5 nước châu Phi đã phát biểu rằng: “Đây thực sự là một tài liệu bổ
ích”. Nhận xét này đã nêu bật tầm quan trọng của lời khuyến nghị đối với ngành du lịch
khu vực phía nam sa mạc Sahara của châu Phi.
Một chuyên gia thương mại điện tử đến từ đại học Namibia đã đưa ra bình luận:
“…các tài liệu…sẽ phục vụ mục đích dự định của nó”, trong khi cố vấn IT của
Zimbabwe có trụ sở đặt tại Nam Phi thì lại nói rằng: “…lời khuyến cáo rất cần thiết và
khả thi”. Ý kiến từ hai chuyên gia cho thấy những kiến nghị đó rất thiết thực và chi tiết.
Đây là kết quả của phương pháp làm việc của tác giả, theo đó các phương pháp và công
nghệ để vượt qua rào cản đối với thương mại điện tử được rút ra từ các tổ chức du lịch
Châu Phi thành công hơn những quy định giải pháp có trong môi trường khác.
Nhà điều hành tour du lịch Nam Phi đã nói về lời khuyến cáo như sau: “Lời
khuyến cáo và hướng dẫn của bạn là vô cùng súc tích và có ý nghĩa đối với xu thế phát
triển nhanh chóng của thương mại điện tử trong thời đại ngày nay”. Các ý kiến cho rằng
bản chất ngắn gọn của lời khuyến cáo có nghĩa là các tổ chức Châu Phi nên làm theo các
khuyến nghị dễ thực hiện. Ngoài ra, các ý kiến cũng chỉ ra rằng, điều quan trọng khi các
tổ chức du lịch châu Phi làm theo đề xuất này là để họ có thể gia nhập vào thị trường du
lịch quốc tế đang phát triển vì nếu không họ sẽ sớm bị bỏ lại phía sau bởi các đối thủ
cạnh tranh khác. Nhà điều hành tour du lịch Nam Phi tiếp tục nói: “Bạn đã hoàn thành
những điều cơ bản trong chiến dịch phát triển của chúng tôi, nhưng bạn đã có thêm nhiều
khía cạnh mới mà chắc chắn sẽ hỗ trợ bất kỳ tổ chức du lịch nào ở châu Phi”. Điều này
T. Maswera et al. / Telematics and Informatics 26 (2009) 12–19



14

cho thấy tài liệu không chỉ giúp các tổ chức đó mà còn lên kế hoạch tiếp nhận và sử dụng
thương mại điện tử đối với những người đang sử dụng nó.
7. Kết luận
Nhìn chung những khuyến cáo đề cập đến sự phát triển của trang web từ trang web
chỉ chứa đựng thông tin đơn giản đến những trang web thương mại điện tử hoàn chỉnh.
Những nhận định được thảo luận trong bài này hướng một cách trực tiếp đến việc cung
cấp công cụ và những nội dung hữu ích cho khách hàng khi họ quyết định giao dịch và
thanh toán bằng hình thức trực tuyến qua mạng. Những tổ chức này thường chuyển đổi
trang web của họ thành một công cụ marketing bằng cách tận dụng phương thức quảng
cáo dựa vào website trực tuyến để thâm nhập vào thị trường du lịch mang tính cạnh tranh
cao. Tổ chức du lịch châu Phi còn được nhận định là 1 tổ chức luôn cố gắng đi đầu các tổ
chức khác trong cùng khu vực với sự giúp đỡ của kiến thức chuyển giao công nghệ.
Ngành thương mại điện tử sẽ cần phải vượt qua nhiều khó khăn và rảo cản trong
thực tế. Tuy nhiên, bài viết này sẽ tìm ra những trở ngại của thương mại điện tử và đưa ra
giải pháp khắc phục đối với khó khăn để bắt kịp những thị trường không được mở rộng
trên các trang web khác. Những giải pháp được đưa ra để khắc phục khó khăn trong bài
này được rút ra từ những cuộc thử nghiệm đã được tổ chức du lịch khu vực phía nam sa
mạc Sahara của châu Phi sử dụng thành công. Được xem là đỉnh cao của kinh tế ở khu
vực phía nam sa mạc Sahara và có tính cạnh tranh cao với các nước Tây Âu và Bắc Mỹ,
tất cả các tổ chức du lịch ở châu Phi được kiến nghị luôn luôn duy trì tính cạnh tranh
cao.
Từ những phân tích ý kiến nhận được của các nhà thực tiễn học và các nhà lý
thuyết học cho thấy rằng những lời khuyến cáo sẽ cung cấp nền tảng từ những tổ chức du
lịch châu Phi đã vượt qua những trở ngại và trở thành trang mạng thương mại điện tử
được thiết kế một cách toàn diện và khá thành công. Việc nhận được những phản hồi tích
cực từ những tổ chức du lịch châu Phi như là một dấu hiệu cho thấy rằng những lời
khuyến cáo sẽ hoạt động hiệu quả ở các nước cận châu Phi khác. Tác giả kiến nghị rằng
T. Maswera et al. / Telematics and Informatics 26 (2009) 12–19



15

những tổ chức du lịch cận châu Phi nên tiếp thu và thực hiện theo những lời khuyến cáo
được bàn luận trong bài này để có thể vượt qua những chướng ngại vật phía trước và mở
ra một trang mạng thương mại điện tử hoàn thiện đáp ứng đầy đủ tiềm năng kinh tế.
Tài liệu tham khảo
Accenture, 2002. Customer-centric systems for the travel and tourism industry.
<
(visited 08.01.07).
Anite Travel Systems, 2000. No turning back: tour operators and E-commerce.
< (visited
08.01.07).
Christie, I.T., Crompton, D.E., 2001. Tourism in Africa.
< (visited 05.01.07).
Dieke, P.U.C., 2000. Developing tourism in Africa: some issues for policy consideration. The
Development Policy Management Forum 7 (1), 25–31.
Gauci, A., Gerosa, V., Mwalwanda, C., 2002. Tourism in Africa and the multilateral trading
system: challenges and opportunities. < (visited
08.01.07).
Maswera, T.D., 2006. Electronic commerce in the travel and tourism industry in sub-Saharan
Africa, PhD Thesis, Loughborough University, UK.
Maswera, T., Dawson, R., 2003a. An evaluation of the use of the internet to promote tourism in
four African countries. Proceedings of the Software Quality Management (SQM) Conference. British
Computer Society, Glasgow, Scotland, pp. 325–342.
Maswera, T., Dawson, R., 2003b. An evaluation of the use of the internet for customer
relationship management by the travel and tourism industry in four African countries. In: Presented at the
Business Innovation in the Knowledge Economy Conference, IBM, Warwick, July 2003.
Maswera, T., Dawson, R., 2004. Website accessibility and usability of tourist organisations in

four African countries. Proceedings of the Software Quality Management (SQM) Conference. British
Computer Society, Canterbury, UK, pp. 367–376.
T. Maswera et al. / Telematics and Informatics 26 (2009) 12–19


16

Maswera, T., Dawson, R., Edwards, J., 2005. Analysis of usability and accessibility errors of e-
commerce websites of tourist organisations in four African countries. In: Proceedings of the Conference
on Information and Communications Technologies in Tourism, Innsbruck, Austria, pp. 531–542.
Maswera, T., Dawson, R., Edwards, J., 2006. E-commerce adoption of travel and tourism
organisations in South Africa, Kenya, Zimbabwe and Uganda. Telematics and Informatics. Elsevier, UK.
doi:10.1016/j.tele.2006.11.001.
Molla, A., Licker, P., 2004. Maturation stage of e-commerce in developing countries: a survey of
South African companies. Information Technologies and International Development 2 (1), 89–98.
Naude´, W.A., Saayman, A., 2005. The determinants of tourist arrivals in Africa: a panel data
regression analysis. Tourism Economics 11 (3), 365–391.
Paulo, R., 2000. Internet marketing destinations in the global tourism marketplace.
< (visited 08.01.07).
Roe, D., Urquhart, P., 2001. Pro-poor tourism: harnessing the world‟s largest industry for the
world‟s poor, World Summit on Sustainable Development, May 2001.
< (visited 05.01.07).
Tassabehji, R., 2003. E-Commerce in Business. Sage Publications, New Delhi, India.
Weisberg, H.F., Bowen, B.D., 1977. An Introduction to Survey Research and Data Analysis.
W.H. Freeman, San Francisco, California.
Werthner, H., Ricci, F., 2004. E-commerce and tourism. Communications of the ACM 47 (12),
101–105.
World Tourism Organisation, 2006. Tourism Highlights: 2006 Edition. <ld-
tourism.org/facts/menu.html> (22.11.06).
World Wide Web Consortium (W3C), 2005. <> (visited 18.03.05).

×