Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư lắp đặt lò THIÊU hủy CHẤT THẢI NGUY hại” KHU XUÂN MAI 1 PHƯỜNG PHÚC THẮNG THỊ xã PHÚC yên TỈNH VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.3 KB, 108 trang )

1
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG
CÔNG NGHIỆP XANH
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN
"ĐẦU TƯ LẮP ĐẶT LÒ THIÊU HỦY CHẤT
THẢI NGUY HẠI” KHU XUÂN MAI 1 -
PHƯỜNG PHÚC THẮNG - THỊ XÃ PHÚC
YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
DANH SÁCH CÁC BẢNG 5
DANH SÁCH CÁC HÌNH 6
MỞ ĐẦU 6
1. Xuất xứ của dự án 6
2. Căn cứ pháp luật và các tài liệu kỹ thuật thực hiện đánh giá
tác động môi trường (ĐTM) 7
3. Tổ chức thực hiện ĐTM 8
CHƯƠNG I 9
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 9
I.1. Tên dự án 9
I.2. Chủ dự án 9
I.4. Vị trí địa lý của dự án 9
I.5. Nội dung chủ yếu của dự án 9
I.5.1. Phạm vi hoạt động của Dự án 9
1.5.2. Công suất xử lý 10
1.5.3. Các loại chất thải dự kiến xử lý tại dự án 10
Ghi chú: Mã CTNH theo Quyết định số 23/2006/QD-BTNMT của
Bộ Tài Nguyên Môi trường về việc ban hành Danh mục Chất thải


nguy hại 11
I.5.4. Công nghệ xử lý chất thải tại dự án 11
I.5.5. Quy trình công nghệ xử lý và cấu tạo lò đốt 11
I.5.6. Các hạng mục thiết bị chính của Dự án 15
I.5.7. Các hạng mục xây dựng 16
I.5.8. Nhu cầu điện, nước và nhiên liệu tiêu thụ 18
I.5.9. Nhu cầu điện, nước 18
I.5.12. Thời gian hoạt động của Dự án: 19
I.5.13. Tiến độ thực hiện 19
CHƯƠNG II 20
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI 20
II.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường: 20
II.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất: 20
II.1.2. Điều kiện về khí tượng – thuỷ văn: 20
II.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 21
II.2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội khu vực dự án 28
CHƯƠNG III 35
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 35
III.1. NguỒN GÂY TÁC ĐỘNG 35
III.1.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI 35
III.1.1.1. Nguồn gây tác động trong giai đoạn thi công xây dựng
dự án 35
III.1.1.2. Nguồn tác động khi dự án đi vào vận hành 38
2
III.1.2. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG không LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT
THẢI 47
III.1.2.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị,
vận hành chạy thử: 47
III.1.2.2. Khi dự án đi vào vận hành 47
III.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 48

III.2.1. Đối tượng quy mô chịu tác động trong giai đoạn xây
dựng dự án 48
III.2.2. Đối tượng, quy mô chịu tác động trong giai đoạn vận
hành của Dự án 49
III.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 50
III.3.1. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thi công
xây dựng 50
III.3.2. Đánh giá tác động môi trường khi dự án đi vào vận hành
54
III.3.3 ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG 60
CHƯƠNG IV 61
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG
PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 61
IV.1. Các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực trong giai đoạn
xây dựng dự án 61
IV.2. Các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường
khi dự án đi vào vận hành 64
IV.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí 64
IV.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm nước thải 65
IV.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn 67
IV.2.4. Cải thiện các yếu tố vi khí hậu trong khu vực Dự án 67
IV.2.5. Phòng chống và ứng cứu sự cố môi trường 67
CHƯƠNG V 73
CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ 73
MÔI TRƯỜNG 73
Tất cả các biện pháp nêu ra tại phần IV.2 của Chương IV, công
ty cam kết thực hiện nghiêm túc khi dự án đi vào vận hành .74
- Thiết kế, xây dựng các công trình xử lý môi trường theo đúng
cam kết đã nêu trong báo cáo ĐTM 75
- Thông báo cho cơ quan quản lý môi trường địa phương về kế

hoạch 75
vận hành chạy thử hệ thống xử lý để theo dõi, giám sát 75
CHƯƠNG VI 76
CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ
VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 76
VI.1. Các công trình xử lý môi trường sẽ đầu tư xây dựng 76
VI.2. Chương trình quản lý môi trường 76
3
VI.3. Chương trình giám sát môi trường 78
VI.3.1. Nội dung giám sát 78
VI.3.1.1. Trong giai đoạn xây dựng dự án 78
VI.3.1.2. Khi dự án đi vào vận hành 79
D. Giám sát tình trạng kỹ thuật của lò đốt và kho lưu giữ chất
thải 80
CHƯƠNG VII 82
DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH 82
MÔI TRƯỜNG 82
CHƯƠNG VIII 84
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 84
VIII.1. Ý kiến của chính quyền địa phương nhân dân cấp xã: 84
VIII.2. Ý kiến của Ủy ban mặt trận tổ quốc phường 85
CHƯƠNG IX 86
NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH
GIÁ 86
IX.1. Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu của dự án 86
IX.2. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 93
4

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Danh mục các chất thải công nghiệp và nguy hại xử
lý 10
Bảng 1.2. Nhu cầu nhiên liệu (tính trong 1 ngày sản xuất 18
Bảng 2.1: Lượng bức xạ mặt trời trung bình các tháng trong
năm 20
Bảng 2.2: Kết quả phân tích CO không khí tại một số điểm của
dự án (mg/m3) 22
Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lượng NO2 không khí tại một
số điểm 22
của dự án (mg/m3) 22
Bảng 2.4: Kết quả phân tích chất lượng SO2 không khí tại một
số điểm của dự án (mg/m3) 22
Bảng 2.5: Kết quả phân tích bụi lơ lửng tại một số điểm của dự
án (mg/m3) 23
Bảng 2.6: Kết quả quan trắc vi khí hậu đợt 1 23
Bảng 2.7: Kết quả quan trắc thời tiết đợt 2 23
Bảng 2.8: Kết quả phân tích tiếng ồn tại một số điểm của dự án
(dBA) 24
Bảng 2.9: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực
thực hiện dự án 24
Bảng 2.10: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực
thực hiện dự án 25
Bảng 3.1. Tổng tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh do hoạt
động chuyên chở rác thải từ chủ nguồn thải về xử lý 39
Bảng 3.5. Hệ số các chất ô nhiễm trong khí thải từ lò đốt rác. 42
Bảng 3.6: Tải lượng chất thải khí phát thải do đốt dầu DO 42
Bảng 3.7: Nồng độ nước thải sản xuất 43
Bảng 3.10: Các thành phần và mức độ chịu tác động do hoạt
động của dự án 49

Bảng 3.11: Bảng ma trận các tác động môi trường khi xây dựng
dự án 53
Bảng 3.12: Tác động của các chất ô nhiễm không khí tới môi
trường và sức khoẻ cộng đồng 54
Bảng 3.13: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của lò đốt
rác thải công nghiệp 55
Bảng 3.14: Kết quả đo độ ồn xung quanh khu vực lò đốt 56
Bảng 3.15: Kết quả chất lượng không khí xung quanh khu vực
lò đốt 57
Bảng 3.16 : Các tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải
tới tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng 58
5
Bảng 6.1 Các công trình phụ trợ của Dự án 76
Bảng 6.2: Chương trình giám sát ô nhiễm môi trường 81
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ xử lý chất thải rắn 11
Hình 2.1: Độ ẩm không khí tương đối trung bình các tháng
trong năm 21
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
Trước sức ép về ô nhiễm môi trường từ quá trình đô thị hóa và công
nghiệp hóa trên cả nước, hầu hết các tỉnh đang phải đối mặt với nguy cơ ô
nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng không nằm
ngoài tình trạng chung của cả nước. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp,
nhà máy,… được cấp giấy phép đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh nhằm đáp
ứng chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh.
Một số đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa có các giải
pháp phân loại và quản lý tốt đối với chất thải nguy hại cũng như chất thải
rắn. Một số đơn vị đã có các giải pháp phân loại chất thải nguy hại và chất
thải thông thường, tuy nhiên lại chưa có các giải pháp xử lý đối với chất thải

nguy hại. Đa số các chất thải nguy hại của các đơn vị công nghiệp này hiện
đang được lưu giữ tại các kho chờ xử lý. Trước nhu cầu đó, Chi nhánh Công
ty TNHH Môi trường Công nghiệp Xanh đã phối hợp với các cơ quan chức
năng để tìm hiểu, nghiên cứu, và đưa ra dự án ‘Đầu tư lắp đặt Lò thiêu hủy
chất thải nguy hại”.
Thực tế công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại phải
đáp ứng các yêu cầu quy định tại thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày
26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện
hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý
chất thải nguy hại và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006
của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành danh mục chất thải nguy hại.
Dự án được đầu tư xây dựng sẽ góp phần đáng kể vào quá trình ngăn ngừa ô
nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh trong những năm tới. Đặc biệt với các
6
công nghệ áp dụng trong dự án là công nghệ thiêu hủy sẽ góp phần đáng kể
vào việc giảm quỹ đất cho khâu quy hoạch các bãi chôn lấp các chất thải
nguy hại.
Bởi vậy, báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Đầu tư lắp đặt
Lò thiêu hủy chất thải nguy hại” là hết sức cần thiết, đảm bảo tuân thủ các
quy định của Luật bảo vệ môi trường, ngăn ngừa các nguy cơ rủi ro ô nhiễm
môi trường, đảm bảo sự phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng
bền vững.
2. Căn cứ pháp luật và các tài liệu kỹ thuật thực hiện đánh giá tác động
môi trường (ĐTM)
2.1 Các văn bản pháp quy
 Luật BVMT do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày
29/11/2005 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 12/12/ 2005
và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006.
 Nghị định 80/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về Hướng dẫn
thi hành luật BVMT.

 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính
Phủ về Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006.
 Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/ 2006 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.
 Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn.
 Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ban hành danh mục chất thải rắn.
 Thông tư 08/2006/ TT–BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
 Thông tư 12/2006/ TT–BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về hướng dẫn điều kiện hành nghề thủ tục lập hồ sơ,
đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
 Quy chế BVMT ngành xây dựng ban hành theo quyết định số
29/199/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
7
 Căn cứ vào giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 1912
000 095 của Chi nhánh công ty TNHH Môi trường công nghiệp xanh
do Phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
cấp ngày 29 tháng 10 năm 2004.
2.2. Các tài liệu kỹ thuật
 Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam như TCVN 5945-2005;
TCVN 5937-2005; TCVN 5938-2005; TCVN 5939-2005; TCVN
5942-2005; TCVN 5940-2005; TCVN 6560-1999; TCVN 5949-
1998 .
 Tiêu chuẩn về điều kiện vệ sinh công nghiệp do Bộ Y tế ban hành.
(Quyết định 3733/2002/ QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 về việc
ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động).

 Báo cáo đầu tư dự án
 Kết quả điều tra, khảo sát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và
hiện trạng môi trường khu vực dự án.
3. Tổ chức thực hiện ĐTM
Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư lắp đặt lò thiêu huỷ chất thải nguy hại”
được tổ chức thực hiện với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân sau:
Đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM: Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và
Phát triển Cộng đồng (ECD).
Địa chỉ liên lạc: 59/157 Pháo Đài Láng – Đống Đa – Hà Nội.
Điện thoại: 04. 7754451 Fax: 04. 7754450
Email:
Các cán bộ tham gia thực hiện lập báo cáo ĐTM bao gồm:
STT Họ và tên
Trình độ/
chuyên môn
Nơi công tác
1 Nguyễn Trí Thâm Ks, CN Trung tâm ECD
2 Lê Huy Hoàng Ks Trung tâm ECD
3 Bùi Hoài Thanh Ths Trung tâm MLKTTV
4 Nguyễn Đức Mạnh CN Trung tâm MLKTTV
5 Nguyễn Văn Kiên CN Trung tâm MLKTTV
6 Lê Thị Hường Ths. Viện Khoa học Việt Nam
8
CHƯƠNG I
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
I.1. Tên dự án
“Đầu tư lắp đặt lò thiêu huỷ chất thải nguy hại” khu Xuân
Mai 1, phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
I.2. Chủ dự án
 Chi nhánh Công ty TNHH Môi trường công nghiệp xanh làm chủ đầu

tư dự án.
 Người đại diện trước pháp luật: Bà Lê Thị Thuý Điệp , chức vụ Giám đốc.
 Trụ sở: Khu Xuân Mai 1 - phường Phúc Thắng - thị xã Phúc Yên -
tỉnh Vĩnh Phúc.
 Điện thoại: 0211. 219010; Fax: 0211.875874;
I.3. Hình thức đầu tư
Dự án đầu tư mới, đồng bộ các thiết bị và công nghệ sản xuất tại Việt Nam.
I.4. Vị trí địa lý của dự án
Dự án đầu tư được đặt tại khuôn viên của Chi nhánh Công ty TNHH
Môi trường công nghiệp xanh, khu Xuân Mai 1 - phường Phúc Thắng - thị
xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc , có các mặt tiếp giáp như sau:
 Phía Đông và Đông Bắc giáp với khu dân cư
 Phía Nam giáp với kho dịch vụ của Chi nhánh
 Phía Tây và Tây Bắc giáp với sông Cà Lồ
Vị trí lắp đặt lò đốt có khoảng cách đến khu dân cư gần nhất là 100m.
Trong khu vực dự án không có các công trình di tích lịch sử văn hoá, tôn giáo
tín ngưỡng. Các công trình đầu tư xung quanh khu vực là các doanh nghiệp sản
xuất như công ty gạch men Thăng Long, Công ty Xuân Hoà, Công ty TNHH
Toàn Thắng, Cụ thể sơ đồ vị trí được trình bày ở phụ lục của Báo cáo.
I.5. Nội dung chủ yếu của dự án
I.5.1. Phạm vi hoạt động của Dự án
Đầu tư lắp đặt 02 lò đốt chất thải nguy hại và các công trình phụ trợ
như nhà kho lưu giữ chất thải nguy hại, xưởng tái chế, hệ thống thu gom, xử
lý nước thải sản xuất, nước mưa chảy tràn.
Các loại chất thải công nghiệp (rắn, lỏng) được thu gom từ các nhà máy
trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc.
9
Chủ đầu tư sẽ trang bị 03 xe vận tải chuyên dùng để đi thu gom các chất
thải công nghiệp. Hoạt động thu gom và vận chuyển sẽ tuân thủ theo các quy
định tại Thông tư 12/2006/TT–BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về hướng dẫn điều kiện hành nghề, thủ tục lập hồ sơ, đăng
ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
1.5.2. Công suất xử lý
Công suất xử lý là 100kg/giờ với 02 lò đốt chuyên dụng, công suất của
mỗi lò là 50kg/giờ.
1.5.3. Các loại chất thải dự kiến xử lý tại dự án
Các loại chất thải công nghiệp và nguy hại dự kiến sẽ được xử lý tại dự
án như sau: Giẻ lau, giấy lau dính dầu mỡ hoặc hoá chất, mực in, cặn mực
in, cặn dầu thải, dung môi thải. Ngoài ra lò đốt còn tiêu huỷ một số chất thải
không nguy hại như: polyurethane, giấy nến, giấy tráng nilon, băng dính,
keo dính, quần áo bảo hộ lao động v.v…
Bảng 1.1: Danh mục các chất thải công nghiệp và nguy hại xử lý
TT Tên chất thải
Mã chất
thải
Trạng thái
(thể tồn tại
thông
thường)
1 Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế,
cung ứng, sử dụng sơn và vécni
08 01 Rắn/lỏng
2 Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế,
cung ứng và sử dụng mực in
08 02 Rắn/lỏng
3 Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế,
cung ứng, sử dụng chất kết dính và chất bịt
kín (kể cả sản phẩm chống thấm)
08 03 Rắn/lỏng
4 Chất thải từ quá trình chế biến gỗ và sản xuất

sản phẩm từ gỗ
09 01 Rắn/lỏng
5 Gỗ, thuỷ tinh và nhựa thải 11 02 Rắn/lỏng
6 Dầu nhiên liệu và đâu diesel thải 17 06 01 Lỏng
7 Bao bì thải (kể cả chất thải bao bì phát sinh
từ đô thị đã được phân loại)
18 01 Rắn
8 Bùn thải từ các công trình xử lý nước thải,
các quá trình sản xuất công nghiệp (phốt phát
hóa, sơn, xử lý nước thải, )
12 06 05 Rắn/bùn
9 Giẻ lau, gang tay, dính dầu, mỡ. 18 02 01 Rắn
10
Ghi chú: Mã CTNH theo Quyết định số 23/2006/QD-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Môi
trường về việc ban hành Danh mục Chất thải nguy hại.
I.5.4. Công nghệ xử lý chất thải tại dự án
Sơ đồ công nghệ xử lý chất thải tại dự án được đưa ra như sau:
Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ xử lý chất thải rắn
I.5.5. Quy trình công nghệ xử lý và cấu tạo lò đốt
Mô tả công nghệ xử lý:
Bước 1: Tập kết chất thải
Chất thải được chủ đầu tư tiến hành thu gom ở các nguồn xung quanh
khu vực và được vận chuyển về nhà máy bằng đường bộ. Toàn bộ nguyên
liệu này sẽ được tập trung tại kho lưu giữ của dự án.
Bước 2: Phân loại thủ công
Sau khi nguyên liệu được chuyển về kho chứa, sẽ được công nhân phân
loại thủ công bằng tay thành 2 loại: chất thải có thể tái chế được và xử lý sơ
bộ trước khi đem bán cho nhà máy sản xuất khác làm nguyên liệu. Chất thải
nào không tái chế được sẽ được xử lý bằng phương pháp đốt.
Bước 3: Tái chế và bán

11
Chất thải thu gom về khu
lưu trữ
Phân loại ngay tại chỗ
Chất thải đem
đốt
Chất thải
không tái chế
Tái sử dụng
Buồng đốt
(sơ cấp và
thứ cấp)
Cặn tro
Thiết bị xử lý
khí thải
Ống khói
Chôn lấp
Chất thải có khả
năng tái chế
Các chất thải tái chế sẽ được công nhân đem đi xử lý sơ bộ và bán lại
cho các công ty khác làm nguyên liệu sản xuất.
Bước 4: Đốt, dung môi, dầu trộn
Các chất thải đốt sẽ được công nhân phân loại ra và cho vào lò đốt,
công nhân sẽ tiến hành theo đúng hướng dẫn về tiêu chuẩn an toàn của nhà
nước và đơn vị thiết kế lò đốt. Đối với dung môi, dầu trộn sẽ được trộn với
mùn cưa để tăng hiệu suất cháy trong lò (tỷ lệ pha trộn dung môi : dầu trộn
là 4:1)
Bước 5: Chôn tro xỉ
Chủ đầu tư sẽ tiến hành thu gom và đóng gói các tro xỉ sinh ra từ hoạt
động của lò đốt. Sau đó tiến hành hợp đồng thuê công ty có chức năng mang

đi xử lý và chôn lấp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ
môi trường.
Mô tả cấu tạo lò đốt
Lò đốt VDT-50 được thiết kế, chế tạo dựa trên kết quả nghiên cứu các
patent về lò đốt của Nhật, Mỹ, Bỉ, Hàn quốc…và kinh nghiệm thực tế của
nhóm kỹ sư do anh Trương Khánh Vân, người đoạt giải nhì Giải thưởng
Sáng tạo khoa học - Công nghệ Việt Nam (VIFOTEX) năm 2002 (đề tài lò
đốt chất thải) trực tiếp chỉ đạo thi công lắp đặt.
Nguyên tắc: Đốt ở hai cấp gồm hai buồng đốt: sơ cấp và thứ cấp.
Nhiên liệu: Dầu DO.
Quy trình hoạt động:
Tại buồng sơ cấp (dung tích 1,5m
3
): rác thải được đốt với chế độ thiếu
khí, sản phẩm tạo ra chủ yếu là CO và CxHy. Nhiệt độ 400–800
0
C. Rác
được đặt trên hệ thống ghi lò bằng thép. Vòi đốt bố trí dưới ghi nhằm mục
đích đốt hết rác thải, không có những “góc chết”. Buồng sơ cấp được xây
bằng gạch samot đặc và samot xốp, vòm lò cuốn bằng gạch côn đặc và được
thiết kế kiểu “vòm treo”, điều này cho phép khi gia công, sửa chữa tường lò
không phải tháo vòm. Phần chứa rác được xây bằng gạch chắc đặc. Phần
chứa tro xỉ được đổ bằng bê tông chịu nhiệt nhằm tránh hiện tượng lở tường
khi vệ sinh lò. Nửa trên được xây bằng gạch xốp để giảm trọng lượng lò và
chống thất thoát nhiệt ra ngoài. Bên lò, ngay sát ghi có một cửa phụ dùng
12
vào việc vệ sinh lò, thay ghi và để lấy ra những vật thải không cháy có kích
cỡ lớn.
Trong buồng sơ cấp có bố trí hệ thống phun nước để làm giảm nhiệt độ,
đề phòng trường hợp rác bùng cháy quá mạnh và dập lửa trong những

trường hợp khẩn cấp (mất điện, hỏng hóc lúc đang đốt,. . .).
Buồng đốt thứ cấp: Khí từ buồng sơ cấp được dẫn sang buồng thứ cấp
theo hệ thống trộn khí theo kiểu xoắn, mục đích đích trộn đều khí thải và
không khí, tạo ra hỗn hợp cháy tốt. Nhiệt độ buồng thứ cấp được duy trì ở
nhiệt độ: 1000-1150
o
C, thời gian lưu khí tại buồng này là 2 ÷ 3s. Buồng thứ
cấp được xây bằng gạch xốp chịu nhiệt để giảm trọng lượng và cách nhiệt tốt.
Toàn bộ lò được bảo ôn bằng bông gốm dày 15cm, nhằm tiết kiệm
nhiên liệu và không nóng vỏ lò. Khung lò được làm từ thép U100, V75 và
V50, vỏ lò được làm bằng tôn dày 3mm, gấp cạnh, bả sơn và bắt ốc chặt vào
khung lò.
Khí thải sau khi cháy ở buồng thứ cấp được dẫn sang hệ thống xử lý khí
gồm một tháp hấp thụ và buồng hấp phụ. Sau khi được xử lý, khí thải đạt
các tiêu chuẩn về môi trường và được đưa ra ngoài nhờ quạt hút và ống khói
cao 15 m.
Hệ thống đốt:
Buồng sơ cấp và thứ cấp được đốt bằng dầu DO các đầu đốt Riollo G–
10 và G-20 của Italy, công suất đốt 15–20kg dầu/h. Loại đầu đốt Riollo là
loại đầu đốt tiên tiến nhất hiện nay tại Việt Nam, đảm bảo đốt tự động và
đặc biệt tính an toàn rất cao.
Hệ thống xử lý nước thải:
Gồm hai bể. Bể 1 có dung tích 60m
3
, bể 2 có dung tích 48 m
3
. Bể thứ
nhất dùng để trung hòa nước thải. Bể thứ hai dùng để kết tủa và lắng cặn bẩn
có trong nước thải.
Hệ thống xử lý khí thải:

Gồm tháp hấp thụ và buồng hấp phụ.
Khí thải từ buồng thứ cấp ra (nhiệt độ 1000-1150) được dồn vào tháp
xử lý khí và làm nguội nhờ quạt hút ở chân ống khói. Tại đây, những khí độc
hại gây ô nhiễm môi trường như hơi axit HCl, HF sẽ được trung hòa bằng
13
dung dịch kiềm loãng. Trong tháp hấp thụ bố trí một hệ thống phun sương
dung dịch kiềm để hấp thụ các chất độc hại. Sau khi được hấp thụ, khí thải
được dẫn đi qua buồng hấp phụ.
Buồng hấp phụ chứa vật liệu hấp phụ có tác dụng khử các chất nguy hại
như hơi các kim loại nặng, mùi hữu cơ, Để khí thải được hấp phụ triệt để,
buồng được thiết kế có thể tích 2m
3
. Sau khi được hập phụ, khí thải được
đưa ra ngoài ống khói nhờ quạt hút. Khí thải khi ra ngoài môi trường sẽ có
nhiệt độ dưới 200
o
C, không màu và đạt mọi tiêu chuẩn khí thải sau lò đốt
chất thải theo quy định TCVN 6560-1999 và TCVN 7380-2004
Hệ thống cấp nước làm mát:
Nước được cấp để làm mát vỏ tháp hấp thụ, cho hệ phun dung dịch
kiềm và dập lửa. Để đề phòng việc thiếu nước làm mát khi mất điện, thiết bị
hỏng, có hai téc dự trữ dung tích 8m
3
trên cao. Nước làm mát được cấp thông
qua các van từ đã cài đặt chương trình làm việc.
Hệ thống dung dịch kiềm nhẹ:
Dung dịch kiềm nhẹ chứa trong bể ngầm dung tích 4,5m
3
. Nồng độ
kiềm 0,02–0,05%. Bơm dung dịch kiềm là bơm inox chuyên dụng. Dung

dịch được phun vào tháp hấp thụ và buồng hấp phụ qua hệ thống tạo sương
mù, sau đó hồi lưu về bể xử lý.
Quạt khí:
Quạt hút khí thải là loại chịu nhiệt, cao áp. Quạt này dùng để hút khí
thải trong tháp xử lý ra ngoài ống khói.
Ống khói: Kích thước ống khói được tính toán phù hợp với công suất
đốt, đốt với công suất 50kg/h, đường kính ống khói là 300mm, chiều cao
15m.
Loại vật liệu: Inox
Nhiệt độ khí thải ở miệng ống khói
o
C theo thiết kế < 200
o
C
Hệ thống dập lửa:
Được thiết kế nhằm mục đích ổn định nhiệt độ trong buồng sơ cấp,
tránh tình trạng rác cháy quá mãnh liệt không kiểm soát được. Ngoài ra còn
có mục đích dập lửa trong lò khi xảy ra các trường hợp như mất điện, hỏng
hóc thiết bị không xử lý được khi rác trong lò đang cháy. Hệ thống này đã
14
được cài đặt chương trình làm việc tự động. Trong trường hợp bắt buộc phải
dập tắt lửa trong lò, phía ngoài có van vặn bằng tay để phun nước vào lò.
Hệ thống cấp nước tình thế:
Được thiết kế nhằm mục đích không cho nhiệt độ nước làm mát vỏ tháp
hấp thụ quá cao dẫn đến sôi rất nguy hiểm. Các trường hợp thường gặp là
bơm hỏng hoặc mất điện khi nhiệt độ đang quá cao. Hệ thống được cài đặt
chương trình làm việc tự động.
Hệ thống điều khiển:
Tủ điều khiển được đặt và bảo vệ trong một buồng điều khiển bằng
kính cách xa lò đốt 8m, ở vị trí mặt trước của hệ thống lò đốt, tiện cho người

điều khiển dễ quan sát.
Hệ điều khiển được thiết kế để người vận hành dễ thao tác, phòng tránh
tối đa các sự cố. Việc điều khiển các thiết bị được tự động hóa tối đa. Các
quy trình cấp nước, bơm dung dịch, đốt, điều khiển chế độ nhiệt, hệ thống
báo động khi có sự cố đều được cài đặt tự động.
Các vòi đốt hoạt động theo nguyên lý:
Vòi đốt buồng sơ cấp: Nếu nhiệt độ đặt trước chưa đạt, vòi đốt sẽ hoạt
động, đến khi đạt nhiệt độ đặt trước (400
0
C) vòi đốt ngưng. Khi nhiệt độ
xuống thấp hơn, vòi đốt sẽ tiếp tục làm việc.
Vòi đốt buồng thứ cấp: Khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cài đặt, vòi đốt
hoạt động, đồng thời van dầu kép hoạt động, lưu lượng đầu vào vòi đốt đạt
mức cao nhất. Khi đạt nhiệt độ đặt trước (1150
0
C), van dầu kép đóng lại, vòi
đốt vẫn làm việc nhưng với lưu lượng dầu nhỏ hơn, nhiệt độ lúc đó sẽ giảm
từ từ. Khi nhiệt độ buồng thứ cấp xuống dưới nhiệt độ đặt trước, van dầu
kép lại mở ra.
I.5.6. Các hạng mục thiết bị chính của Dự án
STT Tên trang thiết bị Đơn vị Số lượng
1 Lò đốt rác công suất 50kg/h Cái 02
3 Xe chở rác chuyên dụng Cái 03
4 Xe nâng 1 -2 tấn Cái 02
15
5 Băng chuyền Cái 01
6 Dụng cụ lao động chuyên dùng Bộ 12
7 Dụng cụ bảo hộ (quần áo, khẩu trang, ) Bộ 12
8 Xe đẩy rác bằng tay Bộ 03
9 Xe đẩy hàng hoá Cái 01

I.5.7. Các hạng mục xây dựng
1. Kho lưu giữ chất thải
Gồm 3 kho: Kho 1 có diện tích 200m
2
là kho dự phòng (nơi chứa các
chất thải vừa vận chuyển về). Kho 2 có diện tích 150 m
2
là nơi chứa
các CTNH chờ tiêu hủy bằng phương pháp đốt. Kho 3 có diện tích
200m
2
là kho chứa các loại chất thải có khả năng tái chế. Kết cấu của
các nhà kho theo kiểu khung thép chịu lực và tường gạch xây xung
quanh. Mái lợp bằng tôn.
2. Xưởng tái chế:
Xưởng tái chế được xây dựng với mặt bằng khoảng 300m
2
, có hệ
thống thu gom dịch thải (các loại dầu thải từ quá trình rửa), chất thải
rắn. Các chất thải rắn, dịch thải phát sinh tại đây sẽ được chuyển đến
lò đốt để xử lý. Kết cấu của các nhà xưởng theo kiểu khung thép chịu
lực và tường gạch xây xung quanh. Mái lợp bằng tôn
3. Hệ thống tường bao, mái che.
Hệ thống tường bao, mái che được xây dựng đúng quy cách cho các
nhà xưởng, đảm bảo chống mưa nắng và đứng vững trước những cơn
bão mạnh vùng nhiệt đới.
Tường bao: được xây bằng gạch đặc cao 4m, dày 22cm. Phía trên
được bao bằng tôn dày 0,47mm. Mái che được lợp bằng tôn lượn sóng
dày ≥ 0,47mm.
Chức năng: Hệ thống tường bao mái che chống mưa nắng, nhằm bảo

quản, lưu giữ chất thải an toàn tránh phát tán ra môi trường.
4. Hệ thống chiếu sáng tại các nhà xưởng, nhà kho
16
Được lắp đặt đúng quy cách, đảm bảo an toàn. Có các cầu dao và
aptomat để xử lý khi lắp đặt, sửa chữa thiết bị, hoặc có sự cố về điện.
Trong các nhà xưởng, nhà kho được trang bị các bình cứu hoả và các
phi đựng cát phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy.
5. Hệ thống thoát nước mưa và nước thải sau khi đã qua xử lý.
Dài : 800m.
Rộng : 0,4m.
Sâu : 0,5m.
Tất cả hệ thống thoát nước đều được xây dựng bằng xi măng cát và
gạch. Trên được đậy bằng các tấm bê tông, thuận tiện cho việc vệ
sinh. Được thiết kế có độ dốc đảm bảo thoát nước tốt.
6. Hệ thống xử lý nước thải.
Xử lý nước thải của hai lò đốt và nước thải phát sinh của một số hệ
thống, thiết bị khác.
Bể xử lý 1 : 5m x 4m x 3m.
Bể xử lý 2 : 4m x 4,0m x 3m.
Dung tích bể 1 là 60m
3
, bể 2 là 48m
3
. Xây nửa nổi, nửa chìm.
7. Hệ thống xử lý khí thải:
Gồm các tháp hấp thụ và buồng hấp phụ. Được thiết kế cho riêng từng
thiết bị lò đốt.
8. Hệ thống thông gió và hút mùi.
Các cửa sổ, cửa đi, giếng trời, quạt gió và quạt hút mùi. Làm thông
thoáng, lọc không khí và khử mùi tại các kho và phân xưởng.

Các hạng mục đã có sẵn thuộc khuôn viên của Chi nhánh Công Ty
+ Hệ thống vành đai cây xanh.
Khoảng 500 cây xanh các loại, trồng gần như chia đều cho các khu
vực, góp phần cải thiện các điều kiện vi khí hậu, tạo cảnh quan môi
trường xanh, sạch đẹp cho khu vực
+ Hệ thống ao, hồ.
17
Khoảng 1000 m
2
đất ao, hồ trong khu vực chi nhánh được sử dụng,
điều hoà khí hậu và là nơi chứa nước mưa chảy tràn và nước thải sau
xử lý
+ Khu nhà văn phòng, nhà sàn.
+ Đường đi lại trong Chi nhánh
I.5.8. Nhu cầu điện, nước và nhiên liệu tiêu thụ
Nhu cầu nguyên/nhiên liệu chính
Dầu DO là nhiên liệu chính dùng để vận hành lò đốt chất thải rắn và xe
chuyên dùng để phục vụ sản xuất.
Bảng 1.2. Nhu cầu nhiên liệu (tính trong 1 ngày sản xuất
TT Nhiên liệu Đơn vị Số lượng
1 Dầu DO dùng cho lò đốt lít 320
2
Dầu DO dùng cho xưởng tái chế để rửa
các loại chất thải có khả năng tái chế
lít 100
3 NaOH dùng trong hấp thụ xử lý khí thải kg 0,5-1
4
Nước dùng trong pha hoá chất hấp thụ
cho hệ thống xử lý khí thải
m

3
10
I.5.9. Nhu cầu điện, nước
Mức tiêu hao điện:
Nguồn cung cấp điện từ điện lưới quốc gia. Dự kiến nhu cầu điện cho
hoạt động của Dự án khoảng 350KWh/ngày
Ngoài ra, Dự án sẽ sử dụng máy phát điện có công suất 100KVA để
duy trì ổn định nguồn điện phục vụ cho hoạt đống sản xuất và phòng sự cố
mất điện lưới quốc gia.
Mức tiêu hao nước:
Nước cung cấp cho hoạt động của Dự án lấy từ nước giếng khoan có
sẵn của Chi nhánh. Lượng nước thô cung cấp cho Dự án khoảng 12-
15m
3
/ngày (trong đó nước phục vụ sản xuất là 10m
3
/ngày).
18
I.5.10. Phương thức vận chuyển và bảo quản nguyên, nhiên liệu
Nguyên, nhiên liệu của Nhà máy được vận chuyển bằng đường bộ,
riêng dầu DO được cung cấp bằng xe bồn và Chủ đầu tư sẽ đầu tư hệ thống
bồn chứa dầu có dung tích từ 4 - 4,5tấn.
Các loại vật tư được lưu giữ trong nhà kho khô ráo, có hệ thống chống
ẩm mốc để đảm bảo độ an toàn.
Nhiên liệu chỉ được dùng cho lò đốt và các hoạt động tại xưởng tái chế,
loại nhiên liệu là dầu Diesel được bảo quản trong téc chuyên dùng.
I.5.11. Nhu cầu lao động
Dự kiến nhu cầu nhân sự của nhà máy là 25 người, trong đó:
- Lao động trực tiếp: 20 người
- Bộ phận gián tiếp và quản lý là 5 người.

I.5.12. Thời gian hoạt động của Dự án:
Dự kiến sẽ dự án sẽ bắt đầu vào quý II năm 2008. Thời gian hoạt động
tối thiểu của Dự án là 20 năm, sau đó sẽ xin gia hạn thêm tùy vào tình hình
hoạt động thực tế.
I.5.13. Tiến độ thực hiện
Tiến độ triển khai thực hiện dự án như sau:
TT Nội dung công việc Quý 2/2008 Quý 3/2008 Quý 4/2008
1 Thiết kế kỹ thuật tổng
mặt bằng, đánh giá tác
động môi trường
2 Xây dựng nhà xưởng
3 Lắp đặt máy móc, thiết
bị, vận hành chạy thử
4 Nghiệm thu và bàn giao
19
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI
II.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường:
II.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất:
Đặc trưng địa hình của khu vực Dự án là đồng bằng châu thổ sông
Hồng. Khu vực có nền địa chất ổn định, địa hình khu vực bằng phẳng. Tuy
nhiên, do các hạng mục xây dựng của Dự án chủ yếu là các nhà kho, xưởng
có kết cấu khung thép chịu lực, tường bao xung quanh, không có công trình
nhà cao tầng kiên cố nên nền địa chất khu vực là đảm bảo.
II.1.2. Điều kiện về khí tượng – thuỷ văn:
Dự án của Chi n hánh Công ty được xây dựng trên địa bàn phường
Phúc Thắng - thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Nơi đây có khí hậu mang nét
đặc trưng của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa:
Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh, mưa ít
 Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ trung bình trong năm là 24,1
0
C
Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất : 16,6
0
C
Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất : 28,8
0
C
 Bức xạ mặt trời
Bức xạ mặt trời trung bình hàng năm tại khu vực này là 122,8 kcal/cm
2
.
Số giờ nắng trung bình trong năm là 1646 giờ
Bảng 2.1: Lượng bức xạ mặt trời trung bình các tháng trong năm
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Bức xạ
trung bình
(kcal/cm
2
)
5,6 5,2 6,2 8,6 14,2 14,1 15,2 13,8 12,5
10,
8,7 7,9
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006)
 Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm tại phường Phúc
Thắng - thị xã Phúc Yên đều cao, đặc biệt vào tháng 3 và tháng 4. Độ ẩm
20
không khí thấp nhất là vào tháng 2 (Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh

Vĩnh Phúc, 2003)
Hình 2.1: Độ ẩm không khí tương đối trung bình các tháng trong năm
 Gió và hướng gió
Gió góp phần làm khuyếch tán các chất ô nhiễm ở dạng khí. Gió càng
mạnh thì khả năng phân tán các chất ô nhiễm càng lớn và chúng càng bị pha
loãng. Khu vực nhà máy chịu 2 hướng gió chủ đạo là: gió Đông Bắc thổi
vào mùa Đông và gió Đông Nam thổi vào mùa hè. Tốc độ gió trung bình
trong năm là 2,5 m/s.
Một số hiện tượng thời tiết đáng lưu ý tại khu vực Dự án
- Bão: Thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 10. Trong đó tháng 8 là
tháng có nhiều bão nhất. Trong cơn bão gió mạnh với vận tốc trung
bình 16m/s và mạnh nhất đạt 32m/s. Bão luôn gây ra mưa lớn đạt cực
đại lên tới 500 – 600 mm một đợt.
- Mưa phùn: Chi nhánh công ty nằm trong khu vực có mưa phùn cao
vào loại nhiều nhất trong cả nước, trung bình 30-45 ngày/mùa. Mưa
phùn nhiều nhất vào tháng 3 và sau đó là tháng 2.
- Gió Tây khô và nóng: Hiện tượng này thường xảy ra vào tháng 6 và
tháng 7, làm cho độ ẩm trung bình có thể xuống tới 60-70%.
II.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
II.1.3.1. Chất lượng môi trường không khí
21
Hàm lượng CO: bảng dưới cho thấy hàm lượng CO trong toàn vùng dự
án nằm trong khoảng 0,16 – 5,00 mg/m
3
, trung bình 0,59 mg/m
3
, tất cả các
mẫu phân tích có hàm lượng CO dưới tiêu chuẩn cho phép.
Bảng 2.2: Kết quả phân tích CO không khí tại một số điểm của dự án (mg/m
3

)
TT Vị trí lấy mẫu Ký hiệu Đợt I Đợt II
1 Tại khu vực lắp đặt lò đốt B1 0,18 0,18
2 Khu vực xử lý chất thải B2 0,3 0,18
3 Khu vực cổng chi nhánh Công ty B3 0,2 0,16
4 Khu vực tập kết, lưu giữ chất thải B4 5 0,16
5
Tiêu chuẩn MT không khí xung
quanh TB 1 giờ TCVN 5937-2005
30 30
Hàm lượng NO
2
: bảng dưới cho thấy hàm lượng NO
2
trong toàn vùng
dự án nằm trong khoảng 0,00 – 0,06 mg/m
3
, trung bình 0,042 mg/m
3
, đều
thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép.
Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lượng NO
2
không khí tại một số điểm
của dự án (mg/m
3
)
TT Vị trí lấy mẫu Ký hiệu Đợt I Đợt II
1 Tại khu vực lắp đặt lò đốt B1 0,045 0,046
2 Khu vực xử lý chất thải B2 0,047 0,046

3 Khu vực cổng chi nhánh Công ty B3 0,047 0,044
4 Khu vực tập kết, lưu giữ chất thải B4 0,06 0,043
5 Tiêu chuẩn MT không khí xung
quanh TB 1 giờ TCVN 5937-2005
0,20 0,20
Hàm lượng SO
2
: bảng dưới cho thấy hàm lượng SO
2
trong toàn vùng dự
án nằm trong khoảng 0,031 – 0,140 mg/m
3
, trung bình 0,041 mg/m
3
, đều
thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép.
Bảng 2.4: Kết quả phân tích chất lượng SO
2
không khí tại một số điểm của dự án
(mg/m
3
)
TT Vị trí lấy mẫu Ký hiệu Đợt I Đợt II
1 Tại khu vực lắp đặt lò đốt B1 0,032 0,031
2 Khu vực xử lý chất thải B2 0,14 0,031
3 Khu vực cổng chi nhánh Công ty B3 0,032 0,031
22
4 Khu vực tập kết, lưu giữ chất thải B4 0,032 0,031
5 Tiêu chuẩn MT không khí xung
quanh TB 1 giờ TCVN 5937-2005

0,35 0,35
Hàm lượng bụi lơ lửng: bảng dưới cho thấy hàm lượng bụi lơ lửng
trong toàn vùng dự án nằm trong khoảng 0,25 – 0,45 mg/m
3
, trung bình
0,337 mg/m
3
.
Bảng 2.5: Kết quả phân tích bụi lơ lửng tại một số điểm của dự án (mg/m
3
)
TT Vị trí lấy mẫu Ký hiệu Đợt I Đợt II
1 Tại khu vực lắp đặt lò đốt B1 0,26 0,36
2 Khu vực xử lý chất thải B2 0,25 0,36
3 Khu vực cổng chi nhánh Công ty B3 0,3 0,38
4 Khu vực tập kết, lưu giữ chất thải B4 0,3 0,34
5 Tiêu chuẩn MT không khí xung
quanh TB 24 giờ TCVN 5937-
2005
0,3 0,3
Các thông số đại diện cho tình trạng thời tiết của khu vực Dự án được
thể hiện trong các bảng sau:
Bảng 2.6: Kết quả quan trắc vi khí hậu đợt 1
TT Vị trí lấy mẫu Ký
kiệu
Nhiệt
độ (
o
C)
Độ ẩm

(%)
Hướng
gió
Tốc độ gió
(m/s)
1 Tại khu vực lắp đặt lò
đốt
B1 31,3 72 ĐN 1,6
2 Khu xử lý chất thải B2 31,2 72,5 ĐN 0,5
3 Khu vực cổng chi
nhánh Công ty
B3 33,3 71,3 ĐN 1,6
4 Khu vực tập kết, lưu
giữ chất thải
B4 33,4 73,6 ĐN 0,3
5 Tiêu chuẩn TCBYT ≤ 37 75-85 - ≤ 2
Bảng 2.7: Kết quả quan trắc thời tiết đợt 2
TT Vị trí lấy mẫu Ký
kiệu
Nhiệt
độ (
o
C)
Độ ẩm
(%)
Hướng
gió
Tốc độ
gió (m/s)
1 Tại khu vực lắp đặt lò

đốt
B1 31,0 72 ĐN 0,6
2 Khu vực xử lý chất
thải
B2 30,5 71,7 ĐN 0,6
3 Khu vực cổng chi B3 31,0 72,6 ĐN 1,6
23
nhánh Công ty
4 Khu vực tập kết, lưu
giữ chất thải
B4 32,5 73,8 ĐN 1,6
5 Tiêu chuẩn TCBYT ≤ 37 75-85 - ≤ 2
II.1.3.2. Tiếng ồn
Bảng dưới cho thấy giá trị tiếng ồn trong toàn vùng dự án nằm trong
khoảng 48,5 – 74,7 dBA, trung bình 59,79 dBA, chỉ có tại cổng chi nhánh
Công ty, độ ồn gần với tiêu chuẩn cho phép, còn lại đều nằm trong giới hạn
cho phép, tuy nhiên đây cũng gần quốc lộ 2B, nên ít nhiều chịu ảnh hưởng
của các phương tiện giao thông trên tuyến đường này. Đối tượng bị ảnh
hưởng bởi ô nhiễm này là khu dân cư, hệ động vật ở gần xung quanh khu
vực dự án và công nhân tham gia thực hiện dự án.
Bảng 2.8: Kết quả phân tích tiếng ồn tại một số điểm của dự án (dBA)
TT Vị trí lấy mẫu Ký kiệu Min Max TB
1 Tại khu vực lắp đặt lò đốt B1 50,0 74,0 62,0
2 Khu vực xử lý chất thải B2 48,8 60,0 54,4
3 Khu vực cổng chi nhánh Công ty B3 73,5 74,7 74,1
4 Khu vực tập kết, lưu giữ chất thải B4 48,5 48,8 48,7
5 Tiêu chuẩn MT không khí xung
quanh TB 1 giờ TCVN 5937-1995
75
II.1.3.3. Chất lượng môi trường nước và nước ngầm

Chất lượng nước mặt tại khu vực Dự án: Kết quả phân tích chất lượng
nước mặt tại khu vực dự án cho thấy chất lượng nước chưa có biểu hiện ô
nhiễm, tất cả các thông số phân tích dưới đây đều nằm trong giới hạn cho
phép cho mục đích cấp nước cho nông nghiệp phục vụ tưới tiêu. Tuy nhiên,
khi nhà máy đi vào hoạt động, nước mưa chảy tràn đặc biệt là nước rò rỉ từ
các kho chứa chất thải, có khả năng xảy ra, sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt
và ngấm xuống nguồn nước ngầm.
Bảng 2.9: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực thực hiện dự án
TT Thông số Đơn vị
Kết quả TCVN 5942-95
loại B
NM2 NM1
1 pH - 7,39 7 5,5-9
2 Cặn lơ lửng mg/l 62 53 80
24
3 Cặn hoà tan mg/l 120 64 -
4 Clorua mg/l 34 25 -
5 Tổng phốt pho - 0,10 0,01 6
6 DO mg/l 6,5 1,3 ≥2
7 BOD
5
mg/l 15 17 <25
8 COD mg/l 28 20 <35
9 Nitrat mg/l 1,985 0,2 <15
10 CN
-
mg/l - - 0,01
11 Fe mg/l 1,9 1,4 2
12 Asen mg/l 0,005 - 0,05
13 E.coli MPN/100ml - 0 0

14 T.Coliform MPN/100ml 560 9.400 10.000
Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại giếng khoan lấy nước
sinh hoạt cho thấy chất lượng nước ngầm khu vực dự án chưa có biểu
hiện ô nhiễm, tất cả các thông số phân tích dưới đây đều nằm trong giới hạn
cho phép cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Bảng 2.10: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực thực hiện dự án
TT Thông số Đơn vị Kết quả TCVN 5944-95
loại B
NN1 NN2
1 Độ đục NTU 12,0 11,0 -
2 Màu Pt-Co 9 10 5-50
3 Mùi - Không
mùi
Không
mùi
Không mùi
4 Cặn lơ lửng mg/l 29 24 80
5 Cặn hoà tan mg/l 23 19 -
6 pH - 7,0 6,9 6,5-8,5
7 COD mg/l 7,3 7,6 <3,5
8 DO mg/l 2,8 3,1 >2
9 BOD
5
mg/l 3,1 3,2 <25
10 CN
-
mg/l - - 0,01
11 Fe mg/l 2,5 3 1-5
25

×