Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề xuất dự án xử lý môi trường chăn nuôi 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.98 KB, 4 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT
PHÒNG CHĂN NUÔI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thái Nguyên, ngày 14 tháng 3 năm 2014
PHIẾU ĐỀ XUẤT
DỰ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
TRONG NÔNG NGHIỆP THỰC HIỆN NĂM 2015
1. Tên đơn vị đề xuất:
- Phòng Chăn nuôi – Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên.
- Địa chỉ: phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên.
- Địa điểm triển khai thực hiện nhiệm vụ: Trên địa bàn toàn tỉnh.
- Người đại diện cho pháp luật: Hoàng Văn Dũng – Phó Giám đốc Sở
- Người liên hệ trực tiếp: Lê Thị Thanh Tân – Trưởng phòng Chăn nuôi
2. Tên đề tài, dự án:
Ứng dụng công nghệ Saibon của Nhật Bản xây dựng mô hình xử lý chất
thải trong chăn nuôi lợn
3. Lý do đề xuất dự án:
Thái Nguyên hiện có khoảng 272 trang trại chăn nuôi lợn với tổng đàn trên
580.000 con, ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đang là vấn đề phức tạp. Năm
2013 Đoàn kiểm tra liên ngành của Tỉnh đã tiến hành kiểm tra và lấy mẫu nước thải
sau hệ thống hầm Biogas để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại 26 trang trại
chăn nuôi gia súc, gia cầm thuộc 9 huyện, thành, thị. Kết quả cho thấy hầu hết các
cơ sở chăn nuôi đều không đảm bảo các quy định về môi trường và 16/16 mẫu
nước thải kiểm tra không đạt tiêu chuẩn để xả thải ra ngoài môi trường.
Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người trên
nhiều khía cạnh: Gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi
trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều
căn bệnh về hô hấp, tiêu hóa, do trong chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý
chất thải chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con


người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Trước thực trạng đó, nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn
nuôi và đảm bảo vệ sinh môi trường chúng tôi đề xuất đề tài "Ứng dụng công nghệ
Saibon của Nhật Bản xây dựng mô hình xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn", tại
một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
1
3.1. Sự phù hợp của dự án: Dự án ứng dụng công nghệ để xử lý chất thải
trong chăn nuôi phù hợp với đề án phát triển chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên nói
chung và mục tiêu Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
nói riêng.
3.2. Xuất xứ công nghệ: Công nghệ Saibon của Nhật Bản
3.3. Phân tích một số nội dung liên quan đến dự án:
Thực tế tại Thái Nguyên nhiều trang trại chăn nuôi đã xử lý nước thải bằng
công nghệ hầm khí Biogas. Nhưng do lượng chất thải trong chăn nuôi lợn rất lớn
do vậy việc xử lý nước thải bằng hầm Biogas cho thấy môi trường ở trang trại và
khu vực xung quanh vẫn bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh
hoạt của người dân.
Qua khảo sát và nghiên cứu thấy rằng Công nghệ Saibon là một giải pháp
hiệu quả, có thể áp dụng rộng rãi, góp phần giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi
trường tại các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Saibon công nghệ xử lý nước thải theo phương pháp sử dụng hoàn toàn từ
nguồn lực tự nhiên, nên việc vận hành không tốn nhiều thời gian và kinh phí.
3.4. Tổ chức chủ trì:
- Phòng Chăn nuôi – Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên.
- Địa chỉ: Tổ 28 phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên
3.4. Phương án tài chính: Sử dụng kinh phí từ chương trình ứng dụng công
nghệ cao trong nông nghiệp. Tổng kinh phí: 4 tỷ đồng/01 mô hình.
Trong đó: + Kinh phí chương trình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp: 3 tỷ
đồng
+ Kinh phí của các chủ trang trại: 1 tỷ đồng

4. Mục tiêu và nội dung của dự án:
4.1. Mục tiêu chung:
- Giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường tại trang trại chăn nuôi lợn.
- Sử dụng công nghệ sinh học mà không dùng hóa chất, chất lượng nước thải
đảm bảo các yêu cầu về xả thải ra sông ngòi theo tiêu chuẩn Việt Nam.
4.2. Mục tiêu cụ thể: Trong năm 2015 xây dựng được 01 mô hình xử lý chất
thải bằng công nghệ Saibon của Nhất Bản tại trang trại chăn nuôi lợn. Sau đó sẽ
triển khai nhân rộng ra toàn tỉnh.
4.3. Nội dung và các hoạt động chủ yếu của dự án:
Công nghệ Saibon là mô hình xử lý nước thải sau chăn nuôi lợn gồm: xử lý cơ
học như thu nước, tưới nước, bãi lọc…và kết hợp xử lý sinh học như nuôi giun đất,
trồng cây lau sậy…Nước thải chăn nuôi được thu gom vào bể chứa tập chung, sử
dụng máy bơm nước thải bơm trực tiếp vào bể chứa có lắp đặt thiết bị Saibon.
2
Nước từ bể chứa này được chảy tới bể điều tiết phụ sau đó được chảy trực tiếp vào
bãi lọc thông qua các van điều tiết nước. Phần dưới bãi lọc có đặt các ống có lỗ thu
nước để thu toàn bộ nước thải sau khi lọc. Nước thải thu từ bãi lọc thứ nhất tiếp tục
được bơm vào bể Saibon và vào bãi lọc tiếp theo đến bãi lọc cuối cùng. Phía trên
lớp vật liệu lọc được trồng cây lau sậy và nuôi giun, tại đây quá trình xử lý vi sinh
được diễn ra. Các quá trình xử lý vi sinh xảy ra tại tất cả các bề mặt bãi lọc. Nước
thải sau khi được xử lý qua các bãi lọc, tại đầu ra của bãi lọc cuối cùng sẽ đảm bảo
các yêu cầu về xả thải ra sông ngòi theo tiêu chuẩn Việt Nam. Với chi phí vận hành
thấp, quy trình vận hành và bảo trì đơn giản, sử dụng công nghệ sinh học mà không
dùng hóa chất, chất lượng nước thải đảm bảo các yêu cầu về xả thải ra sông ngòi
theo tiêu chuẩn Việt Nam.
5. Sản phẩm dự kiến của dự án:
5.1. Dự kiến:
- Quy mô sản phẩm: Xây dựng được hệ thống xử lý chất thải bao gồm: xử lý
cơ học như thu nước, tưới nước, bãi lọc…và kết hợp xử lý sinh học như nuôi giun
đất, trồng cây lau sậy…

- Các chỉ tiêu: Không khí, các chất thải rắn, chất thải lỏng được xử lý bằng đá
bọt, giun đất, cây lau sậy… không còn mùi hôi thối khó chịu, không khí trong lành,
chất lượng nước thải đảm bảo các yêu cầu về xả thải theo tiêu chuẩn Việt Nam.
5.2. Mức độ đóng góp: Dự án "Ứng dụng công nghệ Saibon của Nhật Bản xây
dựng mô hình xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn", góp phần giải quyết được tình
trạng ô nhiễm môi trường tại trang trại chăn nuôi có tác động dẫn đầu, lan tỏa đối
với sự phát triển ngành chăn nuôi của toàn tỉnh.
5.3. Phương thức chuyển giao: Hỗ trợ và chuyển giao trực tiếp cho chủ trang
trại chăn nuôi lợn.
6. Đề xuất:
Đề nghị Hội đồng khoa học, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên cho triển khai
dự án và ưu đãi, hỗ trợ đầu tư thực hiện./.
TRƯỞNG PHÒNG
Lê Thị Thanh Tân
3
Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên
Phòng Chăn nuôi Mẫu 1
BIỂU TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ. ĐỀ ÁN, DỰ ÁN NĂM 2015
Tham gia thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công
nghệ cao đến năm 2020
TT
Tên nhiệm vụ/đề
án/dự án
Đơn vị
chủ trì,
phối hợp
Xuất xứ công nghệ, mục tiêu và
nội dung thực hiện chính
Dự kiến kết quả, sản
phẩm chính của nhiệm

vụ/đề án/dự án
Thời
gian
thực
hiện
(bắt đầu
- kết
thúc)
Kinh phí (Tr.đ)
Tổng
số
Hỗ trợ từ
ngân sách
Tổng
Năm
2015
I Đề án, dự án ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
1
Ứng dụng công
nghệ Saibon của
Nhật Bản xây
dựng mô hình xử
lý chất thải trong
chăn nuôi lợn
Phòng
Chăn nuôi
Sở Nông
nghiệp và
PTNT
Thái

Nguyên
1. Xuất xứ công nghệ: Công nghệ
Saibon của Nhật Bản
2. Mục tiêu: Giải quyết được tình
trạng ô nhiễm môi trường tại trang
trại chăn nuôi lợn.
3. Nội dung thực hiện chính: xử lý
cơ học như thu nước, tưới nước, bãi
lọc…và kết hợp xử lý sinh học như
nuôi giun đất, trồng cây lau
sậy…. Nước thải sau khi được xử lý
qua các bãi lọc, tại đầu ra của bãi lọc
cuối cùng sẽ đảm bảo các yêu cầu về
xả thải theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Xây dựng được 01 hệ
thống xử lý chất thải bao
gồm: xử lý cơ học như
thu nước, tưới nước, bãi
lọc…và kết hợp xử lý
sinh học như nuôi giun
đất, trồng cây lau sậy…
Giải quyết được tình
trạng ô nhiêm môi trường
tại các trang trại chăn
nuôi.
2015 4.000 3.000 1.000
Thủ trưởng đơn vị đề xuất

4

×