Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sự kết hợp giữa giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.74 KB, 18 trang )

GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG
Chương I
KHÁI QUÁT GIAO TIẾP KINH DOANH
1.1.Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ xã hội giữa người và người,
hoặc giữa người và các yếu tố xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.
Giao tiếp bao hàm hàng loạt yếu tố như: trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt
động phối hợp, tri giác và tìm hiểu người khác. Tương ứng các yếu tố trên thì giao tiếp có 3 khía
cạnh chính:giao lưu, tác động qua lại và tri giác.
Giao tiếp là sự chia sẻ ý nghĩ, tình cảm thông tin với một hoặc nhiều người. Trong giao
tiếp, chúng ta thường sử dụng lời nói để biểu đạt ý nghĩ của mình và để trao đổi thông tin với
người khác. Nhưng giao tiếp không chỉ đơn giản là nói chuyện với ai đó mà trong đó còn bao
hàm rất nhiều các vấn đề khác như: Bạn nói như thế nào? Bạn hiểu đối tượng giao tiếp với mình
như thế nào? Làm thế nào để hai bên có thể hiểu rõ về các thông tin cùng trao đổi? Bạn làm thế
nào để lần giao tiếp đó đạt được kết quả như bạn mong đợi ?
1.2.Đặc tính của giao tiếp kinh doanh
• Hoạt động kinh doanh là một hoạt động giao tiếp hết sức phức tạp.
• Luôn gấp rút về mặt thời gian.
• Có thể gặp phải rủi ro.
• Đảm bảo hai bên cùng có lợi
• Khoa học nghệ thuật
• Giao tiếp là quá trình nhận thức lẫn nhau
Nhận thức người khác
Nhận thức về bản thân
• Giao tiếp là quá trình tác động qua lại có ảnh hưởng lẫn nhau:
Sự lây lan tâm lý, ám thị trong giao tiếp, áp lực nhóm, thuyết phục
1
THỰC HIỆN: NHÓM 8
GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG
Chương II
CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP


2.1. GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
Giao tiếp phi ngôn ngữ là tất cả những yếu tố mà chúng ta dùng để thể hiện thái độ, tình
cảm, mối quan hệ và những tâm lý khác của mình trong một cuộc giao tiếp. Là giao tiếp thông
qua cử chỉ hành động của cơ thể: nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, khoảng cách giao tiếp…
A. Đặc điểm của giao tiếp phi ngôn ngữ
- Giao tiếp phi ngôn ngữ luôn có giá trị giao tiếp cao
- Hành vi phi ngôn ngữ mang tính mơ hồ
- Giao tiếp phi ngôn ngữ chủ yếu biểu lộ thái độ
- Phần lớn hành vi phi ngôn ngữ phụ thuộc vào văn hóa
B. Các hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ:
Ngôn ngữ cơ thể là một phần không thể thiếu trong đời sống giao tiếp của con người, ngôn
ngữ cơ thể nhiều khi còn có sức mạnh hơn tất cả kỹ năng khác trong nghệ thuật giao tiếp. Ánh
mắt, nụ cười hay cái bắt tay có thể truyền đạt đến người nghe một lượng thông tin đi kèm cảm
xúc mà không có công cụ giao tiếp hay thông tin nào có thể làm được.Một nụ cười thể hiện sự
đồng ý, cái liếc mắt lém lỉnh tạo sự thiện cảm, hay mím miệng thể hiện sự bất đồng một cách nhẹ
nhàng. Vẻ mặt nhiều khi có sức thuyết phục hơn là hàng giờ diễn thuyết. Cử chỉ nhiều khi đều
nằm trong bản năng con người. Trong môi trường giao tiếp hàng ngày, một tật xấu như cắn
móng tay, vân vê nút áo có thể làm trở nên cá tính, khó quên và dễ mếm trong mắt người thân,
nhưng là doanh nhân, tất cả tật xấu ấy là điều nên tránh vì những tật xấu ấy nói lên sự lúng túng,
thiếu tự tin của bạn. Trong thực tế, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể chỉ thông qua những biểu
hiện rất đơn giản, nhưng đòi hỏi mỗi người phải tinh tế, khéo léo, quan sát thái độ và hành vi của
đối phương để điều chỉnh cử chỉ, hành động của mình một cách hợp lý. Nhờ đó mà nhà lãnh đạo
sẽ có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình, truyền đạt thông điệp cho nhân viên dễ dàng.
2.1.1. ĐỘNG THÁI DIỂN TẢ MẶT VÀ MẮT
2
THỰC HIỆN: NHÓM 8
GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG
Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi thông qua sự
biểu cảm ở khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau biểu cảm trên khuôn mặt sẽ giúp bản thân
mình tự tin hơn và dễ thành công hơn trong giao tiếp.

- Không giao tiếp mắt: Những người muốn che giấu điều gì thường không giao tiếp mắt khi nói
dối.
- Nhìn lướt qua: Khi cảm thấy chán, người ta thường nhìn lướt qua người đối diện hoặc liếc nhìn
xung quanh phòng.
- Nhìn sâu vào mắt người đối diện: Người nào tỏ ra bực tức với bạn hoặc hợm hĩnh thường nhìn
chằm chằm vào mắt bạn.
- Duy trì giao tiếp mắt: Liên tục duy trì giao tiếp mắt cho thấy là biểu hiện của sự trung thực và
đáng tin cậy.
- Hơi ngoảnh đầu: Khi chú ý đánh giá điều bạn đang nói, người đối diện sẽ hơi ngoảnh đầu sang
một bên như muốn nghe rõ hơn.
- Nghiêng đầu: Hơi nghiêng đầu chứng tỏ người đó không tự tin lắm về điều vừa được nói.
- Gật đầu: Khi đồng ý với bạn, người đối diện sẽ gật đầu trong khi bạn đang nói.
- Cười: Khi cảm thấy tự tin và khi đồng ý, người ta sẽ cười với bạn một cách tự nhiên.
Nụ cười được xem là trang sức trong giao tiếp và cũng là phương tiện làm quen hay xin
lỗi rất tinh tế và ý nhị.
Đến công sở mỗi ngày với nụ cười thân thiện sẽ tạo được kết quả giao tiếp tốt hơn bao
giờ hết, bởi nụ cười là dấu hiệu có tác động rất mạnh, giúp truyền tải sự vui vẻ, thân thiện, nhiệt
tình và thích thú. Vì thế, nếu bạn cười thường xuyên bạn sẽ đổi lấy được sự thích thú, thân thiện,
nhiệt tình và gần gũi. Cười thường dễ “lây” từ người này sang người khác và khiến phản ứng
giữa người và người được thuận lợi hơn. Người khác sẽ cảm thấy thoải mái khi ở cạnh bạn và
muốn lắng nghe bạn hơn.
Ánh mắt
Ánh mắt thay thế lời nói: Có những điều kiện, hoàn cảnh người ta không cần nói nhưng
vẫn có thể làm cho người ta hiểu được điều mình muốn nói thông qua ánh mắt.
Yêu cầu khi sử dụng ánh mắt: Phải thể hiện đúng ánh mắt mình muốn chuyển tải điều
cần nói, đồng thời không nên sử dụng những ánh mắt khó chịu, soi mói, chằm chằm.
3
THỰC HIỆN: NHÓM 8
GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG
Đây là cách làm phổ biến và thường được “ưa chuộng” hơn hẳn, nguyên nhân không chỉ

bởi nó là một hoạt động tốn ít calo, mà nó còn chứa đựng bao hàm ý lẫn sự tình tứ của người
muốn truyền thông điệp.
Chỉ cần cái chau mày, liếc mắt sắc bén cũng khiến người tiếp chuyện hiểu sự không hài
lòng của bạn. Một ánh mắt trìu mến, hàm chứa sự cổ vũ, đồng tình, khích lệ của sếp hay đồng
nghiệp cũng khiến bạn có thêm niềm tin vững bước trên con đường sự nghiệp của mình.
Lời khuyên đặc biệt dành cho nhân viên mới, cần đặc biệt chú ý từng nét mặt, cử chỉ của
sếp cũng như đồng nghiệp, đặc biệt là ánh mắt, bởi nếu là người nhạy cảm bạn sẽ biết những
bước kế tiếp cho con đường giành niềm tin và thành công trong sự nghiệp của mình.
Trong giao tiếp, ánh mắt là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người. Người ta vẫn
thường nói “liếc mắt đưa tình”, nhưng với công sở là “liếc mắt đưa tin”…, “ ánh mắt là cửa sổ
của tâm hồn”.
Công sở cũng như một xã hội thu nhỏ, có nhiều kiểu giao tiếp với nhiều mối quan hệ đan
xen… Hãy giữ một ánh mắt biết cười, nó sẽ giúp bạn hạn chế bất đồng trong giao tiếp để thành
công hơn trong công việc.
“Ngôn ngữ của đôi mắt” giúp điều chỉnh buổi giao tiếp. Nó là dấu hiệu cho thấy sự quan
tâm của mình đối với người khác và làm gia tăng uy tín của người nói. Người biết dùng “đôi mắt
trong giao tiếp” thường khiến buổi trao đổi thêm cởi mở và chuyển tải được sự thích thú, chú
tâm, nhiệt tình và độ đáng tin cậy nơi mình đến người tiếp nhận.
2.1.2. CỬ CHỈ VÀ ĐIỆU BỘ
Tư thế và Điệu bộ: Posture & Body Orientation
Người ta chuyển tải được hàng tấn thông điệp thông qua việc phát ngôn và chuyển động
cơ thể. Ví dụ : khi tư thế đứng thẳng lưng và ngã người về trước, người ta sẽ hiểu bạn là người
dễ gần, dễ tiếp thu và thân thiện.
Ngược lại, sẽ không ai có cảm tình hay ngợi khen những tư thế ngỗ ngược, mất mỹ quan
hay dáng đi hiện rõ sự ”luồn lách” xu nịnh, sự khép nép, thiếu tự tin… Mọi người phần nào đoán
biết tính cách và con người bạn thông qua các tư thế của bạn, do đó hãy cẩn thận nếu không
muốn ai đó nắm được yếu điểm của mình.
4
THỰC HIỆN: NHÓM 8
GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG

Tính thân mật trong giao tiếp chỉ thật sự có kết quả khi bạn và người nghe đối mặt với
nhau. Và tránh đừng bao giờ nói mà xoay lưng lại hoặc nhìn sàn nhà, trần nhà vì điều này khiến
giao tiếp trở nên thờ ơ.
Cử chỉ: Gestures
Nếu bạn không biểu lộ cử chỉ hay diễn tả không đạt trong khi nói, bạn có thể bị cho là
nhàm chán và cứng nhắc, không thân thiện. Lối nói chuyện sinh động thu hút sự chú ý của khách
hàng và làm cho buổi đàm thoại thú vị, thuận lợi và hiểu nhau hơn.
2.1.3. ĐẶC TRƯNG CÁCH PHÁT ÂM
- Chất giọng
- Độ cao thấp (lên giọng, xuống giọng)
- Nhịp điệu
- Âm sắc
- Tính kịch liệt (hưởng ứng hay phản kháng)
- Cách chuyển tông điệu.
Để tối ưu hóa việc giao tiếp, hãy thực hành 6 cách biến tấu vừa nêu. Đa phần các diễn giả
thường mắc một lỗi chung là thuyết trình với chất giọng đều đều (hay còn gọi là "tiến sĩ gây
mê"). Khán thính giả sẽ cho rằng họ thuộc tuýp diễn giả nhàm chán và tẻ nhạt.
- Ngữ điệu nói: Ngữ điệu khi giao tiếp bằng lời nói cũng góp phần tạo nên thành công
trong giao tiếp. Đó là sự kết hợp các yếu tố trong cách phát âm lời nói, bao gồm: chất giọng, độ
cao thấp (lên giọng, xuống giọng), nhịp điệu, âm sắc, tính kịch liệt (hưởng ứng hay phản kháng)
và cách chuyển tông điệu. Điều tiết hài hòa những biến tấu này chứng tỏ bạn là người có nghệ
thuật trong giao tiếp phi ngôn ngữ.
Nói nhanh hay chậm, ngữ điệu khiêm nhường hay tự cao tự đại… cũng là một trong
những nhân tố quyết định sự thành công của bạn. Nói với tốc độ quá nhanh khiến mọi người
không thể bắt kịp và nắm bắt nội dung bạn muốn truyền đạt, nói quá chậm lại không có sự truyền
5
THỰC HIỆN: NHÓM 8
GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG
cảm luôn khiến người nghe muốn ngủ gật. Giọng điệu quá kiêu, tự cao thể hiện cá tính hay năng
lực “ăn to nói lớn” của mỗi người nhưng lại gây sự khó chịu với người xung quanh…

Trong bất kỳ tình huống, hoàn cảnh nào (dù sang trọng, thân mật hay suồng sã…), hãy
giữ thái độ ôn hòa, ngữ điệu nói vừa phải để giúp thông tin truyền đi được hiểu đúng và rõ nghĩa,
sẽ tránh gây nên những bất đồng đáng tiếc có thể xảy ra nơi công sở.
2.1.4. DIỆN MẠO CÁ NHÂN
• Ngoại hình
Ấn tượng ban đầu đóng vai trò quan trọng trong một mối quan hệ. Ngoại hình chính là
công cụ để bạn tạo thiện cảm với mọi người từ cái nhìn đầu tiên. Trong giao tiếp kinh doanh,
ngoại hình càng đóng vai trò quan trọng để bạn thể hiện bản sắc của mình ngay lần đầu gặp mặt.
Bạn không cần có một khuôn mặt khôi ngô, xinh đẹp, một vóc dáng người mẫu mà lựa
chọn trang phục và các phụ kiện đi kèm một cách khéo léo mới chính là điểm then chốt để thể
hiện cá tính của bạn. Chọn trang phục phù hợp dáng người, phù hợp môi trường gặp gỡ, gọn
gàng, thơm tho, những phụ kiện đi kèm như túi xách, đồng hồ, điện thoại không quá lòe loẹt, rối
rắm sẽ thể hiện bạn là một doanh nhân trẻ đầy chuyên nghiệp và tự tin.
• Trang phục
Trong hội nghị hay đàm phán, cách ăn mặc của mỗi nhân vật đều có giá trị thông báo
thông tin, bởi nó không những là phong cách thời trang thể hiện cá tính riêng của từng người, mà
còn thể hiện địa vị cũng như tầm quan trọng của cuộc họp hay đàm phán.
Dù là vật vô chi vô giác, nhưng trang phục lại là những ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với
đối tác cũng như lần ra mắt đầu tiên trước nhà tuyển dụng, nó là một trong những nhân tố quan
trọng trong việc “lấy lòng” đối phương.
Ngoài ra, trang phục đôi khi còn là phương tiện để thể hiện phong cách ăn mặc, xu hướng
thời trang, đẳng cấp của mỗi người. Quần áo, trang phục cũng là hành vi phi ngôn ngữ, có sức
biểu cảm mạnh mẽ trong giao tiếp nơi công sở. Qua trang phục, mọi người có thể đoán biết được
tính cách, "gu" thẩm mỹ cũng như xuất thân của bạn. Do vậy, nó đôi khi còn là cầu nối cho
những ai “hợp gu” dễ dàng thân thiết và bắt chuyện với nhau khi có cùng sở thích. Công sở dễ
dàng làm thân hơn khi cùng “gu” thời trang.
6
THỰC HIỆN: NHÓM 8
GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG
Trang phục chính là một trong những nhân tố quan trọng để “lấy lòng” người đối diện.

Hãy ăn mặc đẹp và phù hợp với công việc của bạn, bởi điều đó sẽ giúp bạn tự tin giao tiếp thành
công và hơn thế nữa, đó còn là biểu hiện thái độ tôn trọng người khác.
2.1.5. ĐỘNG THÁI VA CHẠM
Đó là động tác ôm hôn, vỗ vai, xoa đầu, khoác tay, bắt tay,…Nhưng không phải gặp ai ta
cũng có thể ôm hôn được, hoặc ở ta, người lớn xoa đầu trẻ con chứ không cho phép ngược lại.
Những cái bắt tay cũng nói lên cá tính và thái độ của hai người đối với nhau: cái bắt tay
mạnh mẽ, khô ráo chứng tỏ con người có cá tính mạnh và nhân cách đáng tin. Còn cái bắt tay ẻo
lả, ướt át thuộc về con người yếu đuối và đó là đáng ngờ, trong khi bắt tay nếu đối phương kéo
tay bạn sát vào người họ chứng tỏ là thiếu tự tin. Nếu khi bắt tay đối phương đưa tay kia nắm vai
bạn lúc đó có hai trường hợp xảy ra: nếu đối phương hơi kéo bạn về phía mình thì chứng tỏ bạn
đã chiếm được cảm tình của anh ta, còn nếu anh ta giữ bạn ở cách xa anh ta một khoảng nhất
định thì có nghĩa là mọi việc sẽ hết sức tốt đẹp nếu anh nghe lời tôi.
Giữ khoảng cách: Proximity:
Tiêu chuẩn văn hóa đòi hỏi một khoảng cách thoải mái nhất định trong giao tiếp. Bạn nên
nhận ra ngay những dấu hiệu không thoải mái khi đang xâm phạm đến khoảng không của người
khác như là: đu đưa, móc chân mó tay, quấn lấy, nhìn chằm chặp.
2.1.6. SỬ DỤNG KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN
Khoảng cách và không gian
Cơ sở vật chất:
Đồ vật: Khi giao tiếp người ta cũng hay dùng những đồ vật nhất định như: bưu ảnh, bưu
thiếp, hình, hoa, tặng quà lưu niệm,…Tất cả những cái đó cũng đều có ý nghĩa trong việc thiết
lập mối quan hệ, biểu hiện tình cảm, thái độ giữa những người giao tiếp với nhau.
Để gây tình cảm và những ấn tượng tốt đẹp ở nhân viên, công ty cũng cần tặng quà cho
nhân viên và gia đình họ vào những dịp lễ tết. Cũng cần phải tặng quà gửi bưu thiếp chúc mừng
những đồi tác làm ăn với mình, những nơi mà mình có các quan hệ khác, vào những dịp cần
thiết, thường là tặng những sản phẩm của công ty mình để kết hợp mục đích quảng cáo giới thiệu
sản phẩm.
7
THỰC HIỆN: NHÓM 8
GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG

Không gian và thời gian
Tùy theo không gian giao tiếp, xem yếu tố ngoại cảnh, đặc diểm vùng miền mà ta phải
có những ứng xử giao tiếp cho phù hợp. Chẳng hạn, khi gặp gỡ ở một nơi trang trọng thì ta phải
chọn trang phục phù hợp, cử chỉ, thái độ, hành động cũng cần đúng mực. Còn nếu gặp gỡ ở
ngoài quán cà phê hay những nơi tương tự thì sẽ khác.
2.2. GIAO TIẾP NGÔN NGỮ:
Trong giao tiếp, ngôn ngữ là công cụ quan trọng số một. Hiểu biết và khéo léo trong việc
sử dụng ngôn ngữ phù hợp là một trong yếu tố góp phần gây thiện cảm đối với người đối diện,
tạo sự thành công trong giao tiếp.
Ngôn ngữ là phương tiện để biểu đạt ý nghĩ của mỗi người. Khi bạn muốn nói chuyện
hoặc trao đổi thông tin với một ai đó thì bạn phải sử dụng ngôn ngữ để truyền tải những thông
điệp mà bạn muốn bày tỏ. Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp mà chúng ta luôn sử dụng nó hàng
ngày. Nhưng để việc giao tiếp có hiệu quả hơn và truyền tải được những thông tin mà bạn muốn
nói một cách rõ ràng và chiếm được cảm tình của người khác là điều mà ai cũng cần học hỏi.
2.2.1. KỸ NĂNG NÓI:
2.2.1.1. Tầm quan trọng của kỹ năng nói:
Chúng ta đều hiểu rõ chính những ai có khả năng gây ấn tượng mạnh đối với những
khách hàng tiềm năng của mình - chứ không phải người sáng sủa nhất hay có năng lực nhất - sẽ
là những người đi đầu trong vấn đề này.
Kỹ năng nói không còn chỉ là một “điểm cộng” trong giới kinh doanh - nó đã trở thành
một yêu cầu thiết yếu. Vị trí của một người trong công ty càng cao thì kỹ năng này lại càng trở
nên cần thiết. Ngày nay, nói trước công chúng được xem như một tiêu chuẩn để đánh giá các nhà
điều hành cao cấp.
Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không phải là một nhà điều hành cao cấp đứng diễn giải về
một cuộc khủng hoảng trước các nhà quản lý hay các nhà đầu tư, bạn cũng sẽ vẫn thường xuyên
phải nói trước các đồng nghiệp của mình về những nhiệm vụ hàng ngày của bản thân. Nếu bạn là
một chủ doanh nghiệp nhỏ thì có thể bạn sẽ phải nói để nuôi sống bản thân - nói một cách khác -
hàng ngày, bạn sẽ phải nói chuyện với các khách hàng để bán được các sản phẩm hay dịch vụ
8
THỰC HIỆN: NHÓM 8

GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG
của mình. Sự thành bại trong các cuộc nói chuyện luôn có liên quan trực tiếp đến điểm cốt yếu
của bạn.
Những người có khả năng nói tốt thường được đánh giá là thông minh hơn, có uy lực
hơn và sẽ được kính nể hơn so với những người khác.
Ngoài môi trường kinh doanh bạn cũng sẽ thường xuyên có cơ hội khai thác kỹ năng nói
của mình - đó có thể là tại các câu lạc bộ gây quỹ, các vấn đề liên quan đến chính trị, hay tại các
buổi liên hoan chia tay đồng nghiệp và bè bạn, hoặc trong buổi phát biểu thay mặt cho các tổ
chức phi lợi nhuận hoặc trong các vụ kiện.
Kỹ năng nói một cách hiệu quả không còn đơn thuần chỉ là một điều "có thì càng hay"
nữa - nó đã thực sự là một kỹ năng không thể thiếu đối với những người thành công và đặc biệt
là đối với các chủ doanh nghiệp thành đạt.
2.2.2.2. Ứng dụng của kỹ năng nói trong giao tiếp kinh doanh:
Ngôn ngữ là công cụ cơ bản để giao tiếp, truyền thông tin giữa mọi người. Ngữ điệu
trong giọng nói cần được sử dụng hợp lý với từng môi trường, từng đối tượng khác nhau. Bạn
hãy luôn nhã nhặn với phụ nữ, khẳng khái khi trình bày vấn đề của mình và dõng dạc khi tuyên
bố một quyết định.
Ngẫu hứng trong lời nói là điều nên có với một doanh nhân. Một câu bông đùa, một mẩu
chuyện hài hước đúng với bản chất công việc sẽ làm không khí thêm phần thoải mái và đối tác,
khách hàng sẽ cảm thấy dễ chịu, cảm mến và từ đó tin tưởng bạn.
Giao tiếp, nói chuyện với khách hàng qua điện thoại
Nói chuyện trực tiếp với khách hàng trong các buổi họp mặt, hội thảo, giới thiệu, quảng
bá sản phẩm,…,.
Trong hợp tác, góp vốn, liên kết kinh doanh, ,.
2.2.2. KỸ NĂNG NGHE:
a) Tầm quan trọng của kỹ năng nghe:
Lắng nghe là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong giao tiếp. Trong giao tiếp
người ta thường dùng 42% cho việc nghe, còn lại 58% dành cho việc nói, đọc và viết.
9
THỰC HIỆN: NHÓM 8

GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG
Thể hiện sự tôn trọng người khác trong giao tiếp nói chung, đặc biệt là giao tiếp trong
kinh doanh nói riêng.
Tạo được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đồng nghiệp, sếp, ,.
Lắng nghe giúp bạn nắm bắt được tính cách, suy nghĩ, quan điểm của khách hàng, đối
tác, người nói vì họ sẽ bộc lộ con người của họ trong khi nói.
Lắng nghe giúp chúng ta giải quyết được nhiều mâu thuẫn trong kinh doanh.
b) Ứng dụng của kỹ năng nghe trong giao tiếp kinh doanh:
Trong quá trình giao tiếp với khách hàng, lắng nghe một cách thận trọng và cụ thể là cơ
sở có thể giao tiếp tốt với khách hàng, vậy làm thế nào để lắng nghe khách hàng nói chuyện,
chúng ta phải:
+ Trong quá trình phục vụ khách hàng, chúng ta nên lắng nghe một cách tích cực tức là
chủ động nghe khách hàng nói sự việc và nắm bắt bản chất sự việc để giải quyết vấn đề, không
nên chỉ nghe khách hàng nói chuyện một cách bị động.
+ Phải cho khách hàng thấy rằng bạn đang lắng nghe họ nói.
+ Tạo ra tín hiệu là bạn đang có hứng thú. Bạn có thể sử dụng những cách sau đây để tỏ
rõ thái độ là bạn đang hứng thú về nội dung mà họ kể:
Tiếp xúc bằng ánh mắt: Trong lúc lắng nghe, bạn nên nhìn thẳng vào khách hàng, thông
thường, người ta sẽ căn cứ vào điều này để phán đoán rằng bạn có đang lắng nghe và tiếp thu
những gì mà họ đang nói hay không.
Để cho người khác nói hết: Để cho họ nói hết mà không nói xen vào, điều đó chứng tỏ
rằng bạn rất coi trọng nội dung mà hai bên đang trao đổi. Người ta luôn cho rằng, ngắt lời của
người khác là biểu hiện sự tôn trọng tư tưởng của chính bản thân mình, nhưng ngược lại, như
vậy chính là bạn đang thiếu tôn trọng khách hàng.
Bày tỏ sự đồng ý: Gật đầu hoặc mĩm cười sẽ thể hiện được rằng bạn đồng ý với những
nội dung mà khách hàng đang nói, điều đó chứng tỏ bạn nhất trí với ý kiến mà khách hàng đưa
ra. Khách hàng cần phải có là cảm giác bạn đang lắng nghe họ nói.
Tập trung cao độ: Bỏ qua những đồ vật vặt vãnh có thể phân tán sự tập trung của bạn (Ví
dụ như: bút chì, chùm chìa khoá v.v…), làm như thế bạn mới có thể tập trung được. Người ta
10

THỰC HIỆN: NHÓM 8
GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG
luôn cho rằng viết vẽ lung tung, nghịch giấy hoặc nhìn vào đồng hồ là những hành vi làm mất sự
tập trung – ngay cả lúc bạn rất cẩn thận.
Thả lỏng chính bản thân : Thả lỏng tư thế của cơ thể (như nghiêng đầu sang một bên,
hoặc là để cơ thể nghiêng sang một bên), lập tức sẽ tạo ra ấn tượng cho người khác: Bạn đang rất
quan tâm những gì mà họ nói.
+ Kiểm tra sự hiểu biết của bạn: Để kiểm tra xem bạn đã nghe rõ và hiểu rõ những
thông tin hay chưa (đặc biệt là lúc nghe điện thoại), bạn có thể làm như sau:
Thuật lại thông tin: Theo hình thức nói của riêng mình, thuật lại một lần nữa những nội
dung mà bạn đã nghe được thì có thể biết rằng bạn đã tiếp thu thông tin một cách chính xác hay
không.
Nêu ra vấn đề: Đặt ra câu hỏi, có thể giúp bạn kiểm tra sự hiểu biết về thông tin, đồng
thời cũng có thể giúp người khác biết rằng, bạn đang lắng nghe một cách tích cực. Hoạt động hai
chiều đã được nói như trên không những đảm bảo bạn có thể lấy được thông tin một cách chính
xác, mà còn có thể làm cho người khác nói chuyện với bạn tập trung về những nội dung thật sự
cần phải trao đổi.
c) Nguyên tắc của sự lắng nghe:
Bạn thử đứng ở lập trường của khách hàng, lắng nghe một cách thận trọng. Mỗi người
đều có lập trường và quan điểm về giá trị của riêng mình, do vậy, bạn nên thử đứng ở lập trường
của khách hàng, thận trọng lắng nghe từng câu nói của họ, không nên dùng quan điểm của mình
để chỉ trích hoặc phán đoán những tư duy của khách hàng, tỏ rõ thái độ muốn cùng khách hàng
tìm hiểu nhau.
Phải xác nhận những điều mà bạn hiểu được có phải là những gì mà người khác đã nói,
bạn nên thuật lại một lần nữa về những nội dung quan trọng của họ đã nói để xác nhận những gì
mà bạn hiểu được đã nhất trí với nội dung của họ nói, như “ý của ông vừa nói có phải là…”,
“tôi không biết tôi nghe có đúng hay không, ý ông là…”
Phải biết thể hiện thái độ thành khẩn và chăm chú để nghe người khác nói. Bạn phải nhìn
vào mắt của khách hàng một cách chân thành, con mắt là cửa sổ của tâm hồn, trong lúc nói
chuyện với khách hàng, nếu là bạn cứ nhìn trái, nhìn phải, hoặc không ngừng nhìn vào đồng hồ,

hay xem tài liệu gì đó đang cầm trong tay, khách hàng sẽ cho rằng bạn không tôn trọng họ.
11
THỰC HIỆN: NHÓM 8
GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG
Nhắc nhở nhỏ: Nếu trường hợp cần phải trực tiếp giao tiếp với khách hàng, bạn nên tìm
một nơi yên tĩnh để tránh khỏi ảnh hưởng tới hiệu quả của cuộc giao lưu.
2.2.3. KỸ NĂNG VIẾT:
a) Tầm quan trọng của kỹ năng viết trong giao tiếp kinh doanh:
Kỹ năng viết không hề đơn giản, đó là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn
khác nhau. Bạn sẽ nhận được những gì bạn nói, do vậy cần phải viết một cách rõ ràng, ngắn gọn
và chính xác. Để có được một bài viết thành công dù đó là một bức thư, một công văn, một báo
cáo hay bất cứ thứ gì khác cũng cần phải có một công tác chuẩn bị kỹ lưỡng, sau đó là sự thống
nhất và tầm quan trọng, kế đến là bố cục và cách làm nổi bật, sự mạch lạc và cuối cùng là độ dài
vừa phải.
Kỹ năng viết tốt giúp cho chúng ta thành công hơn trong giao tiếp kinh doanh, thăng tiến
trong công việc vì thông qua nó là thể hiện những điều mình đang suy nghĩ và muốn truyền tải
tới người tiếp nhận. Kỹ năng viết là thể hiện thông tin mình muốn truyền đạt tới người tiếp nhận.
Kỹ năng viết trong kinh doanh ảnh hưởng tới các mối quan hệ trong kinh doanh, tới lợi
ích cũng như quyết định sự phát triển, tồn tại của một doanh nghiệp.
b) Các ứng dụng của kỹ năng viết trong giao tiếp kinh doanh:
Kỹ năng viết chính xác, rõ ràng, không sử dụng từ ngữ cổ điển, đúng pháp luật thể hiện
được đầy đủ nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của hai bên trong các hợp đồng thương mại,
đơn đặt hàng, hợp đồng nhượng quyền thương mại, hợp đồng mua bán, hợp đồng lao động,
hợp đồng ký gởi hàng hóa, ,.
Kỹ năng viết mail, báo cáo, đề xuất, thư tín thương mại ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu,
truyền đạt được đầy đủ nội dung muốn truyền đạt.
Kỹ năng viết quyết định, thông báo ngắn gọn, đúng theo quy định của Pháp luật như: thể
hiện rõ số, ngày tháng năm ban hành quyết định, trích yếu nội dung ( về việc gì?,…,), cơ quan
ban hành quyết định, chiếu theo thông tư hay bộ luật, quyết định nào?, lý do là gì?. Ví dụ như
các quyết định tăng lương, quyết định bổ nhiệm chức vụ, biên bản cảnh cáo.

c) Các nguyên tắc về kỹ năng viết trong giao tiếp kinh doanh: Rõ ràng, đầy đủ,
xúc tích, cô đọng, chính xác,lịch sự, có tính đối thoại, thuyết phục.
12
THỰC HIỆN: NHÓM 8
GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG
2.2.4. KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI:
a) Tầm quan trọng của kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp kinh doanh:
Trong văn hóa đàm phán và thương lượng trong kinh doanh, kỹ năng đặt câu hỏi vô cùng
quan trọng vì nó có ảnh hưởng tới tiến trình đưa ra quyết định, tới quan điểm kinh doanh, tới
lợi ích của tổ chức, doanh nghiệp như: có thể nâng cao được lợi ích của doanh nghiệp hay
không, có quyết định hợp tác hay tiếp tục hợp tác nữa hay không?
Trong giao tiếp giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa cấp dưới với cấp trên, giữa cấp
trên với cấp dưới, giữa các đối tác với nhau, giữa doanh nghiệp với khách hàng thì kỹ năng đặt
câu hỏi có tầm ảnh hưởng tới lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, tới tiến trình quyết định nhanh hay
chậm.
b) Các ứng dụng của kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp kinh doanh:
Nó được ứng dụng rộng rãi trong đàm phán và thương lượng như: gia hạn hiệu lực hợp
đồng kinh tế, đàm phán trước khi đi tới quyết định ký kết hợp đồng thương mại.
Kỹ năng đặt câu hỏi trong quá trình phỏng vấn, trong các cuộc họp, trong các hội thảo,
…,.
c) Các kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp kinh doanh:
- Câu hỏi gợi mở, trả lời
- Câu hỏi nhằm khai thác thông tin
- Câu hỏi gợi cho chúng ta suy nghĩ
- Câu hỏi nhằm thuyết phục
- Câu hỏi tạo ra mâu thuẫn
- Câu hỏi nhằm giúp bạn kiểm soát vấn đề
- Câu hỏi nhằm tìm hiểu các nhu cầu
- Câu hỏi nhằm làm rõ các hiểu lầm
- Câu hỏi nhằm thử nghiệm các giả định

- Câu hỏi mở và đóng
13
THỰC HIỆN: NHÓM 8
GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG
2.2.5. KỸ NĂNG TRẢ LỜI CÂU HỎI:
a)Tầm quan trọng của kỹ năng trả lời câu hỏi trong giao tiếp kinh doanh:
Trình độ cao hay thấp về giao tiếp - ứng xử của người đàm phán được quyết định bởi
mức độ và cách thức đặt câu hỏi hay trả lời vấn đề của người ấy. “ Biết người nhanh nhạy hay
không là qua cách trả lời câu hỏi của người đó”.
Kỹ năng trả lời câu hỏi khó, nhanh, thuyết phục sẽ đem lại lợi thế cho doanh nghiệp,
thuyết phục được đối tác, cấp trên nghe theo mình, ký kết được hợp đồng có lợi nhất cho mình.
Cách thức trả lời câu hỏi có ảnh hưởng trực tiếp tới đối tượng tiếp nhận, đối tượng hỏi.
Vì vậy câu trả lời phải thỏa mãn được ý người ta muốn hỏi, yêu cầu. Cách thức trả lời câu hỏi
cũng là một cách thức tiếp nhận thông tin và giải đáp, phân tích thông tin, giải đáp thắc mắc
như: trả lời thắc mắc, khiếu nại của khách hàng, nhà cung cấp đối với sản phẩm.
b) Ứng dụng của kỹ năng trả lời câu hỏi trong giao tiếp kinh doanh:
Ứng dụng trong đàm phán và thương lượng thương mại, ký kết hợp đồng.
Ứng dụng trong các buổi hội thảo, các cuộc họp, ngày hội tri ân khách hàng, giải đáp thắc
mắc, khiếu nại của khách hàng, nhà cung cấp, đối tác kinh doanh, trong các buổi, trình diễn
giới thiệu sản phẩm.
Ứng dụng trong các cuộc phỏng vấn ứng viên
c) Các kỹ năng trả lời câu hỏi trong giao tiếp kinh doanh:
- Nếu chưa nghe rõ câu hỏi thì có thể đề nghị người hỏi nhắc lại câu hỏi
- Trả lời các nội dung chủ yếu
- Trả lời chung chung
- Hỏi lại ý kiến của người đặt câu hỏi xem họ có thỏa mãn với câu trả lời đó chưa.
- Trả lời xem như chưa trả lời
- Nếu chưa chắc chắn về câu trả lời của mình thì có thể yêu cầu sẽ tiếp nhận câu hỏi này
và xác định rõ thời gian phản hồi câu hỏi.
- Cười trừ nếu câu hỏi đó khách hàng, nhà cung cấp hay đối tác hỏi với tính chất tế nhị,

cá nhân.
14
THỰC HIỆN: NHÓM 8
GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG
- Đánh trống lãng đối với những câu hỏi không thực sự cần thiết phải trả lời
- Giả câm, giả điếc
- Hỏi một đàng, trả lời một nẻo
- Đối với những câu hỏi khó, chúng ta có thể sử dụng thủ thuật kéo dài thời gian để có
thêm thời gian suy nghĩ cho một câu trả lời hoàn chỉnh và thuyết phục hơn.
Chương III
SỰ KẾT HỢP GIỮA GIAO TIẾP BẰNG LỜI VÀ
GIAO TIẾP KHÔNG LỜI TRONG KINH DOANH
Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ ít khi tách rời nhau, mà thường bổ sung cho nhau.
Trong quá trình giao tiếp, nhất là khi nói hay nghe người ta thường kết hợp với ánh mắt, nét
mặt, nụ cười, cử chỉ, thái độ,khoảng cách, không gian, thời gian
Giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ phối hợp với nhau tạo ra hiệu quả cao nhất.
Trong giao tiếp kinh doanh chỉ giao tiếp ngôn ngữ hay giao tiếp phi ngôn ngữ thôi thì sẽ không
thể hiện hết ý của người truyền đạt thông tin. Mà nó phải kết hợp lẫn nhau.
Khi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ trái ngược nhau => điều gì quyết định ý nghĩ của
thông điệp?
Theo các nhà phân tích ngôn ngữ, để biểu đạt thông tin, chúng ta sử dụng 7% ngữ
điệu, 38% âm thanh nhưng đến 55% là ngôn ngữ cơ thể, còn gọi là “phi ngôn ngữ”.
Sự kết hợp giữa giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ
Các kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm có: Nghe, nói, đọc, viết.
Các kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ gồm có: Giọng nói, diện mạo, nụ cười, nét mặt, ánh
mắt, điệu bộ, cử chỉ, thái độ….
3.1. Kỹ năng nói kết hợp với các kỹ năng phi ngôn ngữ:
Nói – Nghe: Nói và nghe thường diễn ra cùng lúc với nhau giúp cho cuộc đối thoại đạt
hiệu quả cao hơn. Trong giao tiếp phải chú ý lắng nghe để hiểu ý của người đối diện và nói để
diễn đạt suy nghĩ của mình, tránh hỏi lại và phải chờ người đối diện nói dứt lời.

15
THỰC HIỆN: NHÓM 8
GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG
Nói – Nét mặt, ánh mắt: Người bán hàng khi nói mặt và mắt phải hướng về khách hàng
thể hiện sự tôn trọng. Trong lúc nói người bán hàng hướng mắt về phía món hàng mình muốn
chào bán. Trong cuộc họp nhỏ khi bàn về vấn đề chung người nói phải hướng về tất cả mọi
người xung quanh, nếu vấn đề riêng thì hướng đến một đối tượng chính nào đó.

Nói – Nụ cười: Có câu ngạn ngữ của người Hoa “Nếu không biết cười thì đừng nên mở
tiệm” Vì vậy trong kinh doanh nhất là nhân viên bán hàng nụ cười là không thể thiếu được. Tuy
nhiên cười phải đúng lúc đúng nơi, cười với đối tác khác với bạn bè đồng nghiệp. Nhân viên
luôn cảm thấy thoải mái và lắng nghe nhiều hơn với những người lãnh đạo có nụ cười thân thiện.
Nói – Điệu bộ, cử chỉ: Đây là sự kết hợp cần thiết không thể thiếu, muốn diễn đạt thành
công một ý tưởng luôn luôn có sự kết hợp giữa lời nói và cử chỉ điệu bộ, nếu nói không kèm theo
cử chỉ, điệu bộ thì cuộc trò chuyện trở nên khô khan, khuôn mẩu không có sự sinh động. Nếu
bạn không biểu lộ cử chỉ hay diễn tả không đạt trong khi nói, bạn có thể bị cho là nhàm chán và
cứng nhắc, không thân thiện. Lối nói chuyện sinh động thu hút sự chú ý của khách hàng và làm
cho buổi đàm thoại thú vị, thuận lợi và hiểu nhau hơn.Tính thân mật trong giao tiếp chỉ thật sự có
kết quả khi bạn và người nghe đối mặt với nhau. Và tránh đừng bao giờ nói mà xoay lưng lại
hoặc nhìn sàn nhà, trần nhà vì điều này khiến giao tiếp trở nên thờ ơ.
Nói – Cách phát âm: Tùy theo khu vực địa lý, vùng miền, quốc gia khác nhau mà có cách
phát âm khác nhau cho nên khi trò chuyện với tập thể nhiều người ở các vùng địa lý khác nhau
chúng ta phải phát âm theo giọng chuẩn không dùng từ địa phương. Cách phát âm cũng tùy vào
tâm trạng của người nói: khi vui vẻ thường nói với giọng điệu nhẹ nhàng dễ chịu, khi bực dọc
thường nói với giọng điệu cáu gắt khó nghe.
Nói – Khoảng cách, không gian: Tùy theo đối tượng mà khoảng cách nói chuyện khác
nhau, đối người mới quen biết khi trò chuyện phải giữ khoảng cách xa hay vừa đủ để trao đổi
thông tin cho nhau, sau khi xác định được mối quan hệ ta mới giảm dần khoảng cách tạo sự thân
thiện với người đối diện. Cuộc trò chuyện có thể diễn ra như: trong cuộc họp, nơi làm việc, quán
cà phê,….tùy theo hoàn cảnh mà cuộc trò chuyện diễn ra nghiêm túc hay thoải mái.

Nói – Thời gian: Thông thường khi thời gian bị hạn chế lượng thông tin truyền đạt cô
động, xúc tích, chỉ tập trung vào trọng tâm như là: phỏng vấn,…Khi có thời gian rộng cuộc nói
chuyện thường phụ thuộc vào chủ đề cần nói, người nói có cơ hội diễn đạt hết ý tưởng của họ
như: nhân viên bán hàng sẳn sàng thuyết phục hàng giờ với khách hàng cho đến khi họ đi đến
quyết định mua sắm.
16
THỰC HIỆN: NHÓM 8
GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG
Nói – Cách bắt tay: Trong kinh doanh khi bắt tay người ta thường kèm theo những lời nói
xã giao và mong có sự hợp tác tốt đẹp.
Hầu hết sự kết hợp giữa ngôn ngữ và phi ngôn ngữ được thể hiện rõ nét nhất qua kỹ năng
nói. Sự kết hợp này tạo ra hiệu quả cao nhất cho những thông điệp mà chúng ta muốn gửi đến
người khác.
3.2. Kỹ năng nghe kết hợp với các kỹ năng phi ngôn ngữ:
Nghe cũng không kém phần quan trọng trong giao tiếp, nghe mọi lúc mọi nơi, nghe để
biết đối phương muốn gì, cần gì, nghe để thể hiện thái độ của mình có quan tâm đến câu chuyện
hay không, nghe để phản hồi (đồng tình thì gật đầu, không đồng tình thì lắc đầu). Nghe kết hợp
với nhìn để khẳng định và xác nhận thông tin chính xác hơn đồng thời thể hiện mình đang chú ý
lắng nghe.
3.3. Kỹ năng đọc kết hợp với các kỹ năng phi ngôn ngữ:
Vừa đọc vừa nhìn để thể hiện sự lưu loát và đo lường được mức độ quan tâm của người
tiếp nhận.
Đọc kết hợp với cử chỉ giúp người nghe dễ hiểu hơn, tránh sự nhàm chán, cứng nhắc
Cách phát âm của người thuyết trình ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả bài thuyết trình
như là: Đọc đều đều dễ gây buồn ngủ mất tập trung, người đọc biết cách nhấn mạnh ở những
điểm trọng tâm, ngắt câu đúng lúc tạo sức thuyết phục hơn.
3.4. Kỹ năng viết kết hợp với các kỹ năng phi ngôn ngữ:
Cách trình bày văn bản thể hiện thái độ tôn trọng đối với người tiếp nhận, đồng thời
truyền đạt đầy đủ thông tin và đúng mục đích của người gửi. Viết phải kết hợp với thời gian:
Viết thư chào hàng khi muốn giới thiệu sản phẩm, thư mời, thư thăm hỏi khách hàng vào các

ngày lể, ngày kỷ niệm của công ty, quốc gia.
Tóm lại, nói cho hay, cử chỉ thu hút, phong thái đĩnh đạc và còn rất nhiều phẩm chất khác
để cấu thành một con người giao tiếp giỏi. Bởi vậy, để giao tiếp giỏi đặc biệt là giao tiếp trong
kinh doanh càng phải biết kết hợp các kỹ năng giao tiếp một cách khéo léo, linh hoạt. Tùy theo
phong cách của mỗi người và cũng tùy tình huống mà các kỹ năng giao tiếp ngữ được kết hợp
ngẫu nhiên, đan sen với nhau với nhau, không nhất thiết phải cứng nhắc theo một quy tắc nào .
KẾT LUẬN
Trong các cuộc đàm, kinh doanh luôn có hai phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ. Trong các mối quan hệ gần gũi, thân thiết, giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm ưu thế hơn,
còn các mối quan hệ mang tính xã giao thì nó làm nền cho giao tiếp ngôn ngữ.
CHƯƠNG IV – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHUNG
17
THỰC HIỆN: NHÓM 8
GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG
4.1 Kết luận:
Nói tóm lại, nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh vô cùng đa dạng và phong
phú, có thể là ngôn ngữ như lời ăn tiếng nói hàng ngày hoặc cũng có thể là
các kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ như ngôn ngữ như các cử chỉ, động tác
được thể hiện qua ánh mắt, nụ cười, hành động của bàn tay, ,. Tuy nhiên, nó
cũng có thể là sự kết hợp giữa các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong
giao tiếp kinh doanh để đạt được hiệu quả cao hơn. Do đó, tùy vào từng
hoàn cảnh, môi trường kinh doanh cụ thể, đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải biết
vận dụng một cách khéo léo và hợp lý các kỹ năng giao tiếp nêu trên để đạt
được mục đích cuối cùng của quá trình giao tiếp, đạt được thành công trong
giao tiếp, truyền đạt đúng thông điệp, thông tin tới người tiếp nhận như
khách hàng, đối tác, sếp, đồng nghiệp, nhà cung cấp, ,.
18
THỰC HIỆN: NHÓM 8

×