Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã mường phăng, huyện điện biên, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.19 KB, 70 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BIỂU
STT Biểu Tên biểu Trang
1 4.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã Mường Phăng 17
2 4.2 Đánh giá lựa chọn cây nông nghiệp ngắn ngày 29
3 4.3 Đánh giá lựa chọn cây nông nghiệp dài ngày 31
4 4.4 Đánh giá lựa chọn cây lâm nghiệp 32
5 4.5 Đánh giá lựa chọn vật nuôi 33
6 4.6 Giá cả và thị trường tiêu thụ các mặt hàng thóc, gạo 37
7 4.7 Giá cả và thị trường tiêu thụ các mặt hàng sắn, ngô, lạc, đậu
tương, khoai.
38
8 4.8 Giá cả và khả năng tiêu thụ các mặt hàng cây ăn quả 39
9 4.9 Giá cả và khả năng tiêu thụ mặt hàng các giống vật nuôi 40
10 4.10 Dự đoán dân số, số hộ phát sinh 43
11 4.11 Hiện trạng sử dụng đất của xã Mường Phăng đến năm 2020 44
12 4.12 Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của xã Mường Phăng (2013 - 2016) 57
13 4.13
Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của xã Mường Phăng (2017 - 2020)
59
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Giải thích
1 BQLCĐ Ban quản lý cộng đồng
2 QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất
3 SXNLN Sản xuất nông lâm nghiệp
4 UBND Uỷ ban nhân dân
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu không thể thiếu của các
ngành sản xuất, nhất là ngành sản xuất nông - lâm nghiệp. Trong sản xuất nông -
lâm nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, tính chất và độ màu mỡ của đất
đóng vai trò quyết định vào quá trình sản xuất và hình thành sản phẩm. Với sản


xuất nông lâm nghiệp, đất không chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện vật chất
cần thiết mà còn là yếu tố của sản xuất. Đất vừa là đối tượng vừa là tư liệu của
sản xuất nông - lâm nghiệp.
Việt Nam với tổng diện tích đất đai tự nhiên khoảng 33 triệu ha, trong đó
đất đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích, dân số Việt Nam hơn 85 triệu người,
hơn 80% dân số sống ở nông thôn và miền núi, hoạt động sản xuất của họ gắn
liền với đất đai, trong khi đó diện tích bình quân trên người của nước ta rất thấp.
Nhìn một cách tổng quát thì diện tích đất dùng cho sản xuất của Việt Nam rất ít
và hạn chế, điều này đòi hỏi Việt Nam phải quy hoạch sử dụng đất đai hiệu quả
và bền vững thì mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của con người.
Trong những năm gần đây, việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ)
có sự tham gia của người dân bước đầu được áp dụng trên địa bàn nông thôn miền
núi nước ta. Từ đó người dân có thể tự QHSDĐ của mình một cách hợp lý, hiệu
quả và bền vững, bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội và môi
trường sinh thái.
Tuy nhiên, có thể thấy QHSDĐ cụ thể cho cấp xã hiện nay đang còn
nhiều vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu để đi đến hình thành cơ sở lý luận và
thực tiễn của công tác này. Bởi vì, việc lập quy hoạch phải được tiến hành từ
trên xuống và sau đó bổ sung, hoàn chỉnh từ dưới lên. Đây là quá trình có mối
quan hệ ngược, trực tiếp và chặt chẽ giữa tổng thể và cụ thể, giữa vi mô và vĩ
mô trong một hệ thống chỉnh thể.
QHSDĐ cấp xã là một yêu cầu rất bức thiết cần được tiến hành định kỳ
nhằm phát huy vai trò chu đạo của nó đối với sản xuất nông lâm nghiệp, làm cơ
để quản lý sử dụng đất hiệu quả. Trong những năm qua, công tác này tuy đã
1
được thực hiện ở hầu hết các địa phương ở nước ta song vẫn còn nhiều tồn tại
nhất định. Việc đánh giá hiện trạng chưa thu hút được sự tham gia của người
dân và cộng đồng. Mục tiêu và nội dung của phương án quy hoạch thường chưa
quan tâm một cách thỏa đáng tới nhu cầu và nguyện vọng của người dân và các
cộng đồng nên vai trò chủ đạo của các phương án quy hoạch còn nhiều hạn chế.

Xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên là một xã ở miền núi
Tây Bắc, người dân ở đây chủ yếu là dân tộc Thái, trình độ dân trí còn thấp, sơ
sở vật chất thiếu thốn, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Diện tích đất
nông lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích của xã, hoạt động sản xuất chủ yếu
của người dân là canh tác lúa nước, làm nương rẫy và chăn nuôi gia súc. Do việc
QHSDĐ chưa được thực hiện cụ thể rõ ràng nên việc phân bổ đất đai cho các
ngành, các thành phần quản lý, thực hiện giao đất cho các hộ gia đình, chuyển
đổi mục đích sử dụng đất vẫn còn lúng túng. Hệ thống canh tác của người dân
còn lạc hậu, kiến thức về việc sử dụng đất đúng mục đích, đúng kỹ thuật vẫn còn
mờ ảo nên đất dễ bị thoái hóa và xói mòn ngày càng tăng, người dân thiếu vốn
sản xuất, khoa học kỹ thuật lạc hậu về mọi mặt, thiếu kiến thức,…đặc biệt là xã
chưa xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho giai đoạn tiếp theo. Hướng
giải quyết hiện nay là giúp xã quy hoạch lại đất đai, lập kế hoạch phát triển sản
xuất nông lâm nghiệp, phân tích đề xuất cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, áp
dụng các biện pháp canh tác hiệu quả.
Do vậy, vấn đề đặt ra là phải quy hoạch sử dụng đất đai của xã một cách
hợp lý, sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn trên,
việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã
Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên” sẽ góp phần nâng cao đời
sống của người dân nhờ sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả và bền vững
lâu dài.
2
PHẦN I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu ở thế giới
Từ thế kỉ XIX loài người đã bắt đầu nghiên cứu về đất. Kết quả của
những công trình nghiên cứu về phân loại xây dựng bản đồ và quản lý đất đai đã
làm cơ sở quan trọng cho việc quản lý và sử dụng đất đai, tăng năng suất trong
sản suất nông nghiệp và lâm nghiệp.
Từ những năm 1967, nhiều hội nghị về phát triển nông thôn và quy hoạch

sử dụng đất đã được hội đồng nông nghiệp Châu Âu phối hợp với FAO tổ chức.
Các hội nghị đều khẳng định rằng quy hoạch các ngành sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, chăn nuôi, chế biến loại nhỏ,… phải dựa trên cơ sở quy hoạch đất
đai. Năm 1975, Wink đã phân 6 nhóm chính về dữ liệu của tài nguyên cần thu
thập cho quy hoạch sử dụng đất như: Khí hậu, độ dốc, địa mạo, thổ nhưỡng,
thủy văn đất, tài nguyên nhân tạo như hệ thống tưới tiêu, thảm thực vật.
Năm 1988, Dent và nhiều tác giả khác đã nghiên cứu về quy trình quy
hoạch. Ông khái quát QHSDĐ trên 3 cấp và mối quan hệ của các cấp khác nhau:
Kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp vùng (tỉnh, huyện), cấp cộng đồng (xã,
thôn). Ông còn đề xuất trình tự quy hoạch (gồm 4 giai đoạn và 10 bước).
FAO đã đề xuất phương pháp trong nghiên cứu đánh giá đất đai và sử
dụng đất trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội và có tính
đến hiệu quả của các loại hình sử dụng đất. Quá trình đánh giá đất đai cua FAO
cơ bản gồm các bước: Xác định mục tiêu, thu thập số liệu, tài liệu liên quan, xác
định loại hình sử dụng đất, xác định và xây dựng bản đồ đất, đánh giá mức độ
thích hợp của loài hình sử dụng đất, xem xét tác động môi trường tự nhiên, kinh
tế xã hội, xác định loại hình sử dụng đất thích hợp.
3
Nhìn hướng dẫn trên khá đầy đủ, chặt chẽ, dễ vận dụng và được nhiều
quốc gia thử nghiệm và thừa nhận là phương tiện tốt để đánh giá tiềm năng đất
đai làm cơ sở cho QHSDĐ các cấp.
Đặc thù của sản xuất lâm nghiệp là trồng trọt và chăn nuôi, vì thế nông -
lâm nghiệp còn được định nghĩa một cách khác là sinh học áp dụng cho việc
trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó có trồng trọt với mục tiêu sản xuất sản phẩm
từ cây trồng là sản phẩm sơ cấp bao giờ cũng được xếp vị trí đầu tiên.
Theo viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) hệ thống canh tác là “Một tập
hợp các chức năng riêng biệt là: Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và tiếp thị”
(1980). Hoặc là “Hình thức tập hợp của một đặc thù các tài nguyên trong nông
trại ở một môi trường nhất định, bằng những phương pháp công nghệ sản xuất ra
những sản phẩm nông nghiệp sơ cấp” (1989).

Năm 1988, ở Kenya văn phòng môi trường quốc gia hợp tác với đại học
Clack thực hiện RRA ở Mbusayi, một cộng đồng ở huyện Machkos. Một kế
hoạch quản lý tài nguyên cấp thôn, bản được xây dựng vào tháng 9/1988. Sau đó
người ta mô tả RRA này như là một PRA và đưa ra phương pháp trong 2 cuốn
sổ tay hướng dẫn. Ở Ấn Độ, chương trình hoạt động phát triển nông thôn Aga
Khan bắt đầu sử dụng PRA. Như vậy, PRA được hình thành từ năm 1988 cùng
với RRA.
QHSDĐ có sự tham gia của người dân được đề cập khá đầy đủ và toàn
diện trong tài liệu hội thảo VFC – TV Dresden, 1998 của Dr. Habil Holm
Uibring Associate selection concerus for Vietnam. Tác giả đã đề cập tới: Quy
hoạch rừng những nhận xét về PTNT, QHSDĐ, phân cấp hạng đất, phương pháp
tiếp cận mới trong QHSDĐ.
Cũng trong chương trình hội thảo quốc tế tại Việt Nam (1998) – Tài liệu
hội thảo về QHSDĐ (Land use planing at village level) của FAO đã đề cập một
cách chi tiết khái niệm sự tham gia và đề xuất các chiến lược QHSDĐ và giao
đất. Về cơ bản chiến lược nêu lên:
- Sự tham gia của người dân trong những hoạt động thực thi QHSDĐ và
giao đất đào tạo cán bộ, và chuẩn bị, hội nghị làng và chuẩn bị.
4
- Điều tra ranh giới làng, khoanh vẽ đất đang sử dụng, điều tra rừng và
xây dựng bản đồ sử dụng đất.
- Thu thập số liệu và phân tích.
- QHSDĐ và giao đất.
- Xác định đất canh tác nông nghiệp.
- Sự tham gia của người dân trong hợp đồng (khế ước) và chuyển đất
nông lâm nghiệp.
- Mở rộng quản lý và sử dụng đất.
- Kiểm tra và đánh giá.
Trên đây là những nghiên cứu và những tài liệu liên quan tới vấn đề sử
dụng đất đai, hệ thống sử dụng đất đai, hệ thống canh tác và hệ thống cây trồng

cùng phương pháp tiếp cận nông thôn mới trên thế giới đã được nghiên cứu và
áp dụng trên nhiều quốc gia, có thể coi là cơ sở lý luận và thực tiễn để các nước
vận dụng trong quy hoạch sử dụng đất cấp vi mô.
1.2. Nghiên Cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những hiểu biết về kinh nghiệm sử dụng đất đã bắt đầu được
chú ý và tổng hợp thành tài liệu từ thế kỉ XV. Theo Lê Quý Đôn trong “Vân Đài
Loại Ngữ” đã khuyên nông dân áp dụng luân canh với cây họ đậu để tăng năng
suất lúa.
Thời Pháp thuộc, những nghiên cứu về đất đai chủ yếu được tiến hành qua
các nhà khoa học Pháp.
Giai đoạn 1955 - 1975 đều đã chú ý vào phân loại đất đai. Từ sau năm
1975, về nghiên cứu đánh giá đất đai gắn với mục tiêu sử dụng đất đạt nhiều
thành tựu, nhất là từ sau năm 1980, với những công trình nghiên cứu ứng dụng
phương pháp đánh giá đất do FAO đề xuất. Ngoài ra còn có nhiều công trình
nghiên cứu phân hạng cấp đất dựa trên cơ sở vùng địa lý thổ nhưỡng, cây trồng,
tính đặc thù của địa phương, trình độ thâm canh và năng suất cây nông – lâm
nghiệp. Những thành tựu về nghiên cứu đất đai trong các giai đoạn trên là cơ sở
quan trọng góp phần vào việc bảo vệ, cải tạo, quản lý và sử dụng đất đai một
cách có hiệu quả trong cả nước.
5
Tuy nhiên, ở nước ta vấn đề quy hoạch sử dụng đất cấp vi mô được nhiều
tác giả đề cập và nghiên cứu từ đầu thập kỉ 90 khi các chương trình cải cách
nông nghiệp theo hướng lấy hộ gia đình làm đơn vị cơ bản đang bước vào giai
đoạn cải cách sâu rộng và toàn diện. Các nghiên cứu của Palmkivist (1992),
Reichenberg (1992) và các nghiên cứu trong nước đều cho rằng Việt Nam chưa
có quy hoạch sử dụng đất cấp vi mô.
Những năm 90, tổng cục quản lý ruộng đất cơ bản ban hành hướng dẫn
quy hoạch sử dụng đất cấp vi mô theo hướng thông tư số 106/DKTĐ (1990),
luật bảo vệ và phát triển rừng ra đời (1991), luật đất đai sửa đổi (1993), đặc biệt
là các nghị định 64 (1993), nghị định 02 (1994) và nghị định 01 (1995) là cơ sở

tiền đề cho quy hoạch cấp xã.
PRA lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam vào năm 1991 trong khuôn khổ
chương trình hợp tác phát triển lâm nghiệp Việt Nam - Thụy Điển để phục vụ
cho chương trình lâm nghiệp trang trại tại các tỉnh miền núi phía bắc là: Lào
Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang và Phú Thọ.
Tuy nhiên, quy hoạch có sự tham gia của người dân mới được nghiên cứu
và ứng dụng trong những năm gần đây. Về cơ sở lý luận và thực tiễn của quy
hoạch sử dụng đất cấp vi mô thực chất đã được đề cập tới trong nhiều công trình
nghiên cứu song mức độ đề cập khác nhau và còn nằm tản mạn trong nhiều công
trình nghiên cứu mà chưa được phân tích, đánh giá và tổng hợp thành cơ sở lý
luận và thực tiễn. Về vấn đề này đáng chú ý là công trình sử dụng đất tổng hợp
bền vững của Nguyễn Xuân Quát (1996).
Bùi Quang Toản (1996) trong công trình nghiên cứu quy hoạch sử dụng
đất nông thôn và ổn định ở vùng trung du miền núi nước ta đã phân tích mở
rộng đất nông nghiệp vùng đồi, trung du.
Tác giả Vũ Văn Mễ và Desloges năm 1996 đã thử nghiệm phương pháp
quy hoạch sử dụng đất có người dân tham gia tại Quảng Ninh, đã đề xuất 6
nguyên tắc và các bước cơ bản trong quy hoạch sử dụng đất. Sáu nguyên tắc đó
là: 1. Kết hợp hài hòa giữa ưu tiên của chính phủ và nguyện vọng của nhân dân
địa phương; 2. Tiến hành trong khuôn khổ luật hiện hành và các nguồn lực hiện
6
có tại địa phương; 3. Đảm bảo tính công bằng, chú trọng đến cộng đồng dân tộc
miền núi, người nghèo và vai trò của phụ nữ; 4. Đảm bảo phát triển bền vững; 5.
Đảm bảo nguyên tắc cùng tham gia; 6. Kết hợp hướng tới mục tiêu phát triển
cộng đồng.
Phương pháp quy hoạch đất cấp vi mô PRA được đề cập trong chương
trình quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia
của người dân (Đoàn Diễm - 1997).
Nghiên cứu đầu tiên về quy hoạch đất và giao đất lâm nghiệp được thực
hiện ở xã Tử Lê, huyện Tân Lạc; xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh

Hoà Bình do dự án "Đổi mới phát triển lâm nghiệp từ năm 1993". Theo Vũ Văn
Tuấn (1996), quy hoạch sử dụng đất được coi là một nội dung chính và được
thực hiện trước khi giao đất trên cơ sở tôn trọng tập quán nương rẫy cố định, lấy
xã làm đơn vị lập kế hoạch và giao đất, có sự tham gia tích cực của người dân và
già làng, trưởng bản, chính quyền xã bản đánh giá về trường hợp xã Tử Lê cho
thấy cần phải có một kế hoạch sử dụng đất chi tiết hơn hiện nay mới đáp ứng
được yêu cầu tránh được mâu thuẫn của cộng đồng phát sinh sau quy hoạch. Đề
nghị ở đây là điều chỉnh và thời sự hoá kế hoạch là hết cức cần thiết.
Trong chương trình phát triển nông thôn miền núi 1996 - 2000 trên phạm
vi năm tỉnh đã tiến hành thử nghiệm quy hoạch sử dụng đất cấp xã trên cơ sở xây
dựng kế hoạch sử dung đất cấp thôn bản và hộ gia đình. Theo Bùi Thụ Toái và
Nguyễn Hải Nam (1998), tỉnh Lào Cai đã xây dựng mô hình sử dụng PRA để tiến
hành quy hoạch sử dụng đất, tỉnh Hà Giang đã xây dựng kế hoạch và lập kế hoạch
sử dụng đất 3 cấp xã, thôn, hộ gia đình. Đến năm 1998, trên toàn vùng dự án có
78 thôn, bản được quy hoạch sử dụng đất theo phương pháp cùng tham gia.
Ở nước ta, vấn đề QHSD đất cấp vi mô có sự tham gia của người dân mới
được nghiên cứu và ứng dụng trong những năm gần đây. Về cơ sở lý luận và
thực tiễn của QHSD đất cấp vi mô thực chất đã được đề cập tới trong nhiều công
trình nghiên cứu, song mức độ đề cập có khác nhau, chưa được tổng hợp và
phân tích, đánh giá, tập hợp thành cơ sở lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu đầy đủ
nhất về QHSD đất cấp xã ở Việt Nam đã được các tác giả: Vũ Nhâm (1988) –
7
nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn của QHSD đất cấp vĩ mô. Nguyễn
Bá Ngãi đề cập trong luận án tiến sĩ năm 2011. Tác giả cho rằng: Phương pháp
đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) là công cụ rất tốt, có
hiệu quả, đảm bảo tính khả thi cho bản quy hoạch vào trong các giai đoạn của
quá trình quy hoạch như: Điều tra tự nhiên, kinh tế - xã hội, đánh giá hiện trạng,
xác định nhu cầu về đất đai, đánh giá đất đai, phân tích hệ thống canh tác, phân
chia 3 loại rừng và phân cấp phòng hộ, phân bổ đất đai và tiến hành quy hoạch phát
triển nông nghiệp cấp thôn bản và xã. Mỗi giai đoạn cần lựa chọn các công cụ thích

hợp như: Xây dựng xa bàn thôn bản, thảo luận bên xã bàn, điều tra tuyến, phân tích
biểu đồ hướng thời gian mô tả diễn biến tình hình sử dụng đất…
Lê Sĩ Việt, Trần Hữu Viên (1999) đã nêu rõ: Xã được coi là đơn vị quản
lý hành chính bé nhỏ nhất, là đơn vị quản lý và tổ chức sản xuất lâm nghiệp
trong các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân. Công tác quy hoạch cần giải
quyết những nội dung sản xuất, các giải pháp kinh tế, kỹ thuật và xã hội thật chi
tiết cụ thể. Ngoài ra, cần phải ước tính được đầu tư, nguồn vốn và hiệu quả đầu
tư về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Về định hướng QHSD đất cả nước đến năm 2000, được tổng cục địa
chính (1994), xây dựng định hướng QHSD đất cả nước đến năm 2000 và kế
hoạch giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích
khác. Báo cáo đã đánh giá tổng quát hiện trạng sử dụng đất và định hướng phát
triển đến năm 2000 làm căn cứ để các ngành và địa phương triển khai thống nhất
công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
Đề cập vấn đề quy hoạch sản xuất lâm nông nghiệp cho các cộng đồng
làng bản, Lê Sỹ Việt – Trần Hữu Viên đã chỉ ra rằng: Quy hoạch phát triển sản
xuất nông, lâm nghiệp ở cấp làng bản (Cấp vi mô) khác với quy hoạch tầm vĩ
mô ở chỗ: Quy hoạch ở cấp vi mô phải do người dân trực tiếp tham gia mới có
tính khả thi cao và mang lại hiệu quả thiết thực. Đồng thời cũng chỉ ra những ưu
nhược điểm của phương pháp này là tuy khuyến khích người dân tham gia, họ
sẵn sàng chủ động trong việc tham gia thực hiện những kết quả lại khó phù hợp
với những quy hoạch ở cấp cao hơn. Vì vậy cần phải giải quyết tốt mối quan hệ
8
hai chiều từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, cần có sự quan tâm hỗ trợ thỏa
đáng từ cấp trên.
Trong những năm gần đây nhiều trương trình dự án đã vận dụng phương
pháp QHSD đất cấp vi mô có sự tham gia của người dân vào công tác QHSD đất
nông lâm nghiệp cho các thôn bản ở trong nước, đáng chú ý là chương trình hợp
tác lâm nghiệp Việt Nam – Thụy Điển về phát triển nông thôn miền núi của 5
tỉnh phía Bắc, chương trình PAM, dự án phát triển LNXH sông Đà; dự án trồng

rừng Lạng Sơn, Hà Bắc do GTZ tài trợ và một số trương trình hỗ trợ của các tổ
chức phi chính phủ khác.
Đi đôi với việc triển khai các chủ trương, chính sách và các chương trình
lớn, dự án, công tác quy hoạch sử dụng đất bền vững cũng như thu hút sự quan
tâm, chú ý của các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành thông qua các hoạt động
tư vấn cho các dự án. Mỗi dự án có một đặc thù riêng, phương pháp và trình tự
tiến hành quy hoạch cũng chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa
phương. Song nhìn chung các phương pháp thực hiện đều thống nhất với nhau
về cách tiếp cận từ dưới lên. Đây cũng là điểm chính mà đề tài cần hướng tới
phân tích nhằm tìm ra những cơ sở khoa học và thực tiễn chắc chắn cho công tác
QHSD đất bền vững.
Như vậy, thông qua một loạt các công trình nghiên cứu, cho thấy vấn đề
quy hoạch, sử dụng hợp lí tài nguyên đất đang là vấn đề chung của toàn nhân
loại. Đặc biệt là việc sử dụng nguồn tài nguyên đất ở vùng núi được hiệu quả,
bền vững đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Hiện việc nghiên cứu, quy
hoạch sử dụng đất hợp lí cho xã được coi là một hướng tiếp cận đúng đắn trong
việc phát triển nông thôn miền núi.
1.3. Xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Quy hoạch sử dụng đất cả nước và quy hoạch sử dụng đất địa phương hợp
thành một hệ thống quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh. Quy hoạch sử dụng đất
cả nước là cơ sở quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, và là cơ sở để quy hoạch sử
dụng đất cấp xã.
9
Xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên là một xã ở miền
núi Tây Bắc, người dân ở đây chủ yếu là dân tộc Thái, trình độ dân trí còn
thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Diện tích đất tự nhiên chiếm phần lớn diện tích của xã, hoạt động sản xuất
chủ yếu của người dân là canh tác lúa nương, làm nương rẫy và chăn nuôi gia
súc. Trong những năm qua, nhà nước đã có chính sách giao đất, giao rừng cho
xã và từng bản, từng hộ dân để quản lý đất đai và sử dụng vào hoạt động sản

xuất. Nhưng do trình độ và kinh nghiệm của người dân còn hạn chế cho nên việc
sử dụng đất đai chưa có kế hoạch cụ thể dẫn đến hiệu quả mà các hoạt động sản
xuất nông lâm nghiệp mang lại còn thấp, diện tích rừng rất ít, đồi núi phần lớn là
cây bụi và trảng cỏ, hiệu quả sản xuất và phòng hộ của rừng còn thấp.
Như vậy cho thấy vấn đề quy hoạch sử dụng đất đang là vấn đề cấp bách
không chỉ cho toàn quốc gia, mà cho cả từng địa phương, từng xã ở đây là xã
Mường Phăng sẽ góp phần khắc phục những khó khăn trong vấn đề sử dụng đất
đai, nâng cao đời sống của người dân nhờ việc sử dụng đúng mục đích, có hiệu
quả và bền vững.
10
PHẦN II
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU,
NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Bố trí sử dụng đất cho xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
được hiệu quả, hợp lý.
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã Mường Phăng, huyện
Điện Biên, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013 - 2020.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là các vấn đề liên quan đến quản lý
sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất của xã Mường Phăng.
- Địa điểm nghiên cứu là xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Điều tra điều kiện cơ bản của đối tượng quy hoạch
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng đất của xã.
- Đánh giá các hoạt động sản xuất của xã.
- Đánh giá lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã.
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức sử dụng đất của xã.
- Phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến sử dụng đất của xã, ( Như điều
kiện tự nhiên- kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất của cấp trên, thị trường tiêu

thụ sản phẩm).
Nội dung 2: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã giai đoạn
(2013 –2020)
- Căn cứ để xây dựng phương án quy hoạch.
- Xác định mục tiêu, phương hướng của phương án quy hoạch.
- Quy hoạch sử dụng các loại đất .
- Quy hoạch các hoạt động sản xuất.
- Lập kế hoạch sử dụng đất của xã.
+ Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (4 năm đầu) của phương án quy hoạch.
11
+ Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (4 năm cuối) của phương án quy hoạch.
Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp thực hiện phương án quy hoạch
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Kế thừa tài liệu sẵn có:
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã.
+ Số liệu về diện tích đất đai, tình hình sản xuất của xã.
+ Các tài liệu có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp
của xã.
+ Các báo cáo tổng kết về hoạt động sản xuất của xã.
+ Các báo cáo, quyết định, định hướng quy hoạch sử dụng đất của các cấp
trên đối với xã.
- Sử dụng công cụ RRA để tiến hành thu thập số liệu liên quan đến đề tài
(để thu thập thông tin thị trường tiêu thụ, định hướng quy hoạch sử dụng đất của
cấp trên…)
- Điều tra, khảo sát thực tế để đánh giá về hiện trạng, tìm năng đất đai của xã.
- Vẽ sơ đồ quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở bản đồ hiện trạng sử dụng đất
của xã.
- Đánh giá lựa chọn cơ cấu cây trồng ( PRA ).
+ Dùng phương pháp Matrix trên cơ sở phân loại, xếp hạng cho điểm cây trồng.

+ Đề nghị người dân liệt kê các loài cây lâm nghiệp, cây ăn quả chủ yếu
hiện có trong xã.
+ Thảo luận nhanh với người dân về tiêu chuẩn đánh giá, dựa vào nhận
thức của họ.
+ Viết các tiêu chuẩn đánh giá.
+ Giải thích cho người dân cách cho điểm.
+ Đề nghị người dân cho xếp loại ưu tiên từng loại cây chính.
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức sử dụng đất của xã
bằng công cụ SWOT.
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
12
*) Từ các tài liệu, số liệu thu được tiến hành chỉnh lí, tồng hợp và phân tích các
mặt
- Phân tích đánh giá điều kiện sản xuất nông, lâm nghiệp. Từ đó rút ra
những thuận lợi và khó khăn để làm cơ sở xây dựng phương án quy hoạch.
- Xử lý các số liệu.
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Vẽ sơ đồ quy hoạch.
*) Phương pháp tính số dân và số hộ trong tương lai
Số dân được tính theo công thức:
N
t
= N
0
.(1+
100
VP
±
)
n

(2 - 1)
Trong đó: N
t
: Dân số năm quy hoạch
N
0
: Dân số năm hiện tại
P: Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên
V: Tỉ lệ tăng dân số cơ học
n: Số năm dự tính
Số gia đình trong tương lai được tính theo công thức:
t
H
=
0
0
.
n
n
H
t
(2 - 2)
Trong đó: H
0
: số hộ hiện tạ
n
t
: là dân số trong tương lai
n
0

: là dân số hiện tại
H
t
: là số hộ trong tương lai
Số hộ phát sinh được tính theo công thức :
H
P
= H
T
– H
0
(2 - 3)
Trong đó: H
P
: Số hộ phát sinh
H
T
: Số hộ trong tương lai
H
0
: Số hộ hiện tại
- Phân tích số liệu trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thực hiện.
13
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
- Phía Đông giáp xã Ẳng Cang và Ẳng Nưa, huyện Mường Ẳng, tỉnh
Điện Biên.
- Phía Tây giáp xã Thanh Minh và xã Tà Lèng, thành phố Điện Biên Phủ

tỉnh Điện Biên.
- Phía Nam Giáp xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điên Biên.
- Phía Bắc giáp xã Nà Tấu và xã Là Nhạn ( Cùng huyện ).
3.1.2. Địa hình
- Nằm ở độ cao 480,1m đến 1397,2m.
- Địa bàn rộng, địa hình chủ yếu là đồi núi.
3.1.3. Đất đai thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng của xã được hình thành từ đá mẹ gốm các nhóm chính sau:
- Đá trầm tích, đá biến chất, đá macma axit.
Các loại đất chính:
- Đất Feralít phát triển trên nhóm đá Macma.
- Đất Feralít phát triển trên nhóm đá trầm tích.
- Đất Feralít phát triển trên nhóm đá biến chất.
- Đất Feralít phát triển trên phù sa cổ ven suối, sông, thung lũng.
3.1.4. Khí hậu
Mường Phăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai
mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 4 đến tháng
10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm là 21
o
C. Lượng mưa trung bình năm là 1500 -
2200 mm/năm. Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 83%. Các yếu tố hạn
chế như gió Lào, gió Đông Bắc, sương muối.
3.1.5. Nguồn nước
- Nước mặt: Mường phăng có Hồ Pa Khoang.
14
- Nước ngầm: Nhân dân đào giếng, dùng nước suối lấy từ các khe suối để
sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày.
3.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội
3.2.1. Dân số, dân tộc

Tổng dân số là 1832 hộ, 8668 nhân khẩu, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 2 %,
trong đó:
+ Nam: 4575 người .
+ Nữ: 4093 người.
Số người trong độ tuổi lao động: 4735 người, trong đó:
+ Lao động nông nghiệp: 4333 người.
+ Cán bộ, công nhân, viên chức: 102 người.
+ Lao động phi nông nghiệp: 300 người.
Về thành phần dân tộc có: 04 dân tộc, gồm:
+ Dân tộc thái: 6146 người, chiếm 70,09 %.
+ Dân tộc Khơ Mú: 1481 người, chiếm 17,09 %.
+ Dân tộc Mông: 959 người, chiếm 11,06 %.
+ Dân tộc kinh: 82 người, chiếm 0,95%.
3.2.2. Số thôn, bản
Có 47 bản, gồm: Bản Lọng Luống 1, bản Lọng Luống 2, bản Lọng Nghịu,
bản Lọng Háy, bản Cang 1, bản Cang 2, bản Cang 3, bản Cang 4, bản Yên 1,
bản Yên 2, bản Yên 3, bản Co Luống, bản Co Mặn 1, bản Co Mặn 2, bản Phăng
1, bản Phăng 2, bản Phăng 3, bản Khẩu Cắm, bản Tân Bình, bản Khá, bản Che
Căn, bản Co Khô, bản Bua, Bản Trung Tâm, bản Bánh, bản Đông Mệt, bản Co
Thón, bản Xôm 1, bản Xôm 2, bản Xôm 3, bản Kéo, bản Công, bản Ten, bản
Nghịu 1, bản Nghịu 2, bản Co Muông, bản Hả 1, bản Hả 2, bản Sáng, bản Bó,
bản Co Cượm, bản Pú Sung, bản Co Đíu, bản Pá Chả, bản Vang 1, bản Vang 2.
3.2.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
- Về kinh tế:
+ Là xã thuần nông, ngân sách nhà nước chủ yếu phụ thuộc vào cấp trên.
Kinh tế chậm phát triển là xã đặc biệt khó khăn, đời sống sản xuất của nhân dân
chủ yếu là tự cung, tự cấp, tỉ lệ hộ nghèo 776 hộ chiếm 43,3 %.
15
+ Những năm gần đây nhờ sự quan tâm đầu tư của nhà nước, kinh tế xã hội
nói chung có bước phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện hơn so với

trước.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế hang năm đạt 6%, thu trên địa bàn năm 2011
ước đạt 30 triệu đồng.
+ Diện tích lúa ruộng hằng năm đều tăng, diện tích lúa chiêm đạt 234.000
ha, Lúa nương đạt 58 ha, lúa mùa đạt 381 ha, ngoài ra còn phát triển mộ số cây
trồng khác như sắn, dong riềng, ngô đạt khỏng 200 ha và tổng lương thực năm
2011 đạt 400 tấn, bình quân lương thực đầu người năm 2011 là 500 Kg/năm.
Bình quân thu nhập đầu người năm 2011, là 3,5 triệu đồng.
+ Một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng như: Gạch, ngói, cát, sỏi, mộc
dân dụng, chế biến nông sản, cơ sở hạ tầng được xây dựng và hoàn thiện, đã phủ
sóng điện thoại di động và có điện lưới quốc gia.
- Về xã hội:
+ Y tế: Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho
nhân dân được chú trọng, hoạt động y tế được tăng cường. Trên địa bàn xã có 01
trạm y tế với 7 cán bộ y tế, công tác dân số, gia đình và trẻ em được chú trọng,
thực hiện các biện pháp làm giảm tỉ lệ tăng dân số 1,8 %, 47/47 số thôn bản có y
tá bản.
+ Giáo dục: Công tác giáo dục đã được quan tâm, chất lượng dạy và học
đã được nâng lên năm sau cao hơn năm trước. Hiện tại địa bàn xã có: 01 trường
THCS với 19 lớp, 587 học sinh, 04 trường Tiểu học với 48 lớp, 804 học sinh và
02 trường mầm non với 30 lớp, 627 học sinh.
16
PHẦN IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều tra điều kiện cơ bản của đối tượng quy hoạch
4.1.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng đất của xã
4.1.1.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã
Kết quả thống kê hiện trạng sử dụng dụng đất của xã Mường phăng được
thể hiện qua biểu sau:
Biểu 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Mường Phăng

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN
9158,56
I Đất nông nghiệp 6928,61 75,65
1 Đất sản suất nông nghiệp
1734,27 18,94
1.1 Đất trồng cây hàng năm 1700,08 18,56
1.1.1 Đất trồng lúa 871,97 9,52
1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 828,11 9,04
1. 2 Đất trồng cây lâu năm 34,19 0,37
2 Đất lâm nghiệp 5170,50 56,46
2.1 Đất rừng sản xuất 668,82 7,30
2.2 Đất rừng phòng hộ 3747,90 40,92
2.3 Đất đặc dụng 753,78 8,23
3 Đất nuôi trồng thủy sản 23,84 0,26
II Đất phi nông nghiệp 2119,36 23,14
1 Đất ở 47,86 0,52
1.1 Đất ở tại nông thôn 47,86 0,52
1.2 Đất ở tại đô thị 0 0,00
2 Đất chuyên dùng 1332,96 14,55
2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,24 0,00
2.2 Đất quốc phòng 1166,40 12,74
2.3 Đất an ninh 4,73 0,05
2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,70 0,01
2.5 Đất có mục đích công cộng 160,89 1,76
3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0 0,00
4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 7,40 0,8
5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 731,14 7,98
6 Đất phi nông nghiệp khác 0 0,00
17

III Đất chưa sử dụng 110,59 1,21
Từ bảng số liệu trên ta thấy xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 9158,56 ha
bao gồm:
Đất nông nghiệp có 6928,61 ha, chiếm 75,65 % diện tích tự nhiên.
Đất phi nông nghiệp có 2119,36 ha, chiếm 23,14 % diện tích tự nhiên.
Đất chưa sử dụng 110,59 ha, chiếm 1,21 % diện tích tự nhiên.
*) Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp có 6928,61 ha chiếm 75,65 % diện tích tự
nhiên, trong đó:
- Đất sản suất nông nghiệp 1734,27 ha, bằng 18,94 % diện tích tự nhiên.
- Đất lâm nghiệp 5170,50 ha, chiếm 56,46 % diện tích đất tự nhiên.
- Đất nuôi trồng thủy sản 23,84 ha, bằng 0,26 % diện tích tự nhiên.
• Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có 1734,27 ha chiếm 18,94 % diện
tích tự nhiên, trong đó:
- Đất trồng cây hàng năm 1700,08 ha chiếm 18,56 % diện tích tự nhiên gồm:
+ Đất trồng lúa 871,97 h, chiếm 9,52 % diện tích tự nhiên.
+ Đất trồng cây hàng năm khác 828,11 ha, chiếm 9,04 % diện tích tự nhiên.
- Đất trồng cây lâu năm 34,19 ha, chiếm 0,37 % diện tích tự nhiên.
• Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp có 5170,50 ha, chiếm 56,46 % diện tích tự nhiên,
trong đó:
- Đất rừng sản xuất 668,82 ha, chiếm 7,30 % diện tích tự nhiên.
- Đất rừng phòng hộ 3747,90 ha, chiếm 40,92 % diện tích tự nhiên.
- Đất rừng đặc dụng 753,78 ha, chiếm 8,23 % diện tích tự nhiên.
• Hiện trạng sử dụng đất nuôi trồng thủy sản
Đất nuôi trồng thủy sản có 23,84 ha, chiếm 0,26 % diện tích tự nhiên.
*) Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp của xã có 2119,36 ha, chiếm 23,14 % diện
tích tự nhiên, trong đó:

18
• Đất ở nông thôn 47,86 ha, chiếm 0,52 % diện tích tự nhiên.
• Đất chuyên dùng 1332,96 ha, chiếm 14,55 % diện tích tự nhiên gồm:
- Đất trụ sở cơ quan và các công trình sự nghiệp 0,24 ha.
- Đất quốc phòng 1166,40 ha.
- Đất an ninh 4,73 ha.
- Đất có mục đích công cộng 160,89 ha chiếm 1,76 % diện tích tự nhiên
gồm:
+ Đất giao thông 49,18 ha.
+ Đất thủy lợi 26,90 ha.
+ Đất công trình năng lượng 7,28 ha.
+ Đất công trình bưu chính viễn thông 0,02 ha.
+ Đất cơ sở văn hóa 0,23 ha.
+ Đất cơ sở y tế 0,1 ha.
+ Đất cơ sở giáo dục – đào tạo 4,08 ha.
+ Đất chợ 0,11 ha.
+ Đất có di tích, danh thắng 73,00 ha.
• Đất nghĩa trang, nghĩa địa 7,4 ha chiếm 0,08 % diện tích tự nhiên.
• Sông, suối và mặt nước chuyên dùng 731,14 ha chiếm 7,98 % diện tích tự
nhiên.
*) Hiện trạng đất chưa sử dụng
Xã còn 110.59 ha đất chưa sử dụng, chiếm 1,21 % diện tích tự nhiên,
phân bố rải rác trên địa bàn của xã.
4.1.1.2. Tiềm năng đất đai của xã
Xã Mường Phăng bao gồm các loại đất chính như sau:
- Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha): Có diện tích 7,114 ha chiếm
77,7 % tổng diện tích tự nhiên, đây là loại đất chính phân bố trên địa bàn xã, đất
có thành phần cơ gới từ thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất dầy, hàm lượng mùn
trong đất tương đối nhiều thuận lợi để phát triển các loài cây nông nghiệp.
- Đất vàng đỏ trên đá macma axit ( Fa): Diện tích 893,5 ha chiếm 9,8 %

diện tích đất tự nhiên toàn xã. Phân bố chủ yếu với phía tiếp giáp thành phố
Điện Biên Phủ có độ cao từ 900 – 1000 m so với mặt nước biển; đất có thành
phần cơ giới thịt trung bình, hàm lượng mùn nhiều.
19
- Đất thung lũng (D): Diện tích 238,4 ha chiếm 2,6 % diện tích đất tự
nhiên toàn xã, tập chung ở ven suối nậm phăng, đất được hình thành do sản
phẩm dốc tụ, bồi tụ củ suối, thành phần cơ giới của đất từ thịt nhẹ, hàm lượng
mùn lớn, rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp.
- Ngoài ra còn một số loại đất như: Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến
sét (Fs), Đất mùn vàng nhạt phát triển trên đá cát (Hq), Đất mùn đỏ vàng trên đá
sét. Tuy nhiên những loại đất này chiếm tỷ lệ không lớn và phân bố chủ yếu ở
những đỉnh núi cao thuộc khu vực giáp ranh với huyện Điện Biên Đông và
thành Phố Điện Biên Phủ.
Xã Mường Phăng là xã mang đậm nét đặc trưng của một xã miền núi phía
Bắc là có độ dốc cao và chia cắt mạnh. Phần lớn diện tích đất có độ dốc dưới 25
độ đã được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. còn trên 25 độ đa phần được sử
dụng vào mục đích phát triển lâm nghiệp. Đất dốc với nhiều hạn chế như xói
mòn, rửa trôi, hạn hán đất dễ bị thoái hóa bạc màu, giao thông đi lại khó khăn
nên gây nhiều trở ngại cho phát triển kinh tế.
Tuy nhiên ngoài những mặt hạn chế trên, đất dốc cũng có nhiều tiềm năng
nhất định. Nếu được khai thác hiệu quả sẽ đem lại những lợi ích to lớn về kinh
tế, sinh thái và môi trường.
Những tiềm năng của đất dốc như:
- Đa phần diện tích đất ở nơi có độ dốc thấp đều được người dân trong xã
sử dụng để phát triển nông nghiệp nên diện tích đất dốc là nơi có tiềm năng để
mở rộng canh tác.
- Đất dốc là nơi có tiềm năng để phát triển lâm nghiệp bởi vì rừng mọc
chủ yếu ở những nơi đất có độ dốc lớn, thông qua đó việc phát triển rừng, chủ
yếu là rừng đặc dụng sẽ giúp bảo vệ đất, chống xói mòn có hiệu quả, giúp tạo
cảnh quan sinh thái và du lịch.

- Ngoài ra đất dốc còn có tiềm năng phát triển các loại cây ăn quả và các
loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao.
- Tiềm năng để phát triển các bãi chăn thả, chăn nuôi các loại gia súc lớn
có giá trị kinh tế cao như trâu, bò giúp tăng thu nhập cho người dân.
20
*) Tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp
• Về nông nghiệp:
- Xã Mường Phăng là một xã miền núi. Hoạt động sản xuất chính của
người dân là sản xuất nông nghiệp năm 2010 xã có 1734,27 ha diện tích đất
dùng cho sản xuất nông nghiệp, chiếm 18,94 % diện tích đất tự nhiên. Diện tích
này tương đối đảm bảo để người dân thực hiện các hoạt động sản xuất. Nếu đầu
tư hơn nữa về giống, phân bón, kỹ thuật, áp dụng các biện pháp luân canh tăng
vụ sẽ đem lại hiệu quả cao, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình.
- Địa hình xã bao gồm cả đồi núi và đồng bằng, sự phân hóa về địa hình
đã tạo thuận lợi để xã phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các
loại cây trồng vật nuôi.
• Về lâm nghiệp:
- Diện tích đất lâm nghiệp của xã là 5170,50 ha chiếm 56,46 % diện tích
đất tự nhiên, bao gồm:
+ Đất rừng sản xuất 668,82 ha, chiếm 7,30 % diện tích tự nhiên.
+ Đất rừng phòng hộ 3747,90 ha, chiếm 40,92 % diện tích tự nhiên.
+ Đất rừng đặc dụng 753,78 ha, chiếm 8,23 % diện tích tự nhiên.
- Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế lâm nghiệp, nếu lựa chọn
được loài cây trồng hơp lý vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa phù hợp với điều
kiện tự nhiên của xã sẽ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, đồng
thời bảo vệ môi trường, đảm bảo tính bền vững. Diện tích rừng đặc dụng của xã
tương đối lớn sẽ góp phần bảo vệ nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu,
phòng chống xói mòn. Bảo vệ không khí trong lành nhằm tạo cảnh quan sinh
thái phục vụ cho thăm quan, du lịch góp phần tăng thu nhập cho người dân.
- Xã còn 110,59 ha đất chưa sử dụng đây là tiềm năng đất đai để khai thác,

bổ xung vào sử dụng để mở rộng quỹ đất sản xuất nông - lâm nghiệp. Cũng như
đáp ứng một phần cho việc mở rộng đât sản xuất phi nông nghiệp.
*) Tiềm năng đất cho phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Tiềm năng cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong thời
gian tới chủ yếu bao gồm các ngành nghề chính là sản xuất vật liệu xây dựng
21
như: Gạch sét, bột đá Chế biến nông lâm sản theo quy mô hộ gia đình. Thủ
công nghiệp thì chủ yếu là dệt thổ cẩm và đan lát.
*) Tiềm năng đất cho phát triển khu dân cư nông thôn
Quỹ đất cho việc phát triển các khu dân cư tương đối rộng 47,86 ha. địa
bàn dân cư rộng và phân bố rải rác. Cho nên nếu được quy hoạch, sắp xếp lại,
đầu tư cơ sở hạ tầng hợp lý thì sẽ hình thành được các khu dân cư tập chung,
nhất là ở các khu trung tâm xã, các đầu mối giao thông, sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho việc đi lại, buôn bán nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân.
Đồng thời đất đai sẽ được sử dụng hợp lý, tích kiệm và hiệu quả hơn.
4.1.2. Đánh giá các hoạt động sản xuất của xã
4.1.2.1. Hoạt động về trồng trọt
Các cây trồng chủ yếu gồm:
- Chiêm xuân: 248 ha, năng suất 69 tạ/ ha. Lúa mùa 381,7 ha, năng suất
38.6 tạ/ha, sản lượng 1.473,36 tấn. Tập chung chủ yếu ở các khu vực thuộc
trung tâm xã thuộc các bản Phăng 1, 2, 3, bản Che Căn, bản Bua, bản Co Mận
và khu vực đường đi Nà Tấu gồm các bản Yên 1,2,3, bản Cang 1,2,3,4, bản
Lọng Luông 1,2 vv.
- Lúa nương: 65 ha, năng suất 14,5 tạ/ha, sản lượng 94,25 tấn. Chủ yếu sử
dụng giống địa phương. Tập chung chủ yếu tại các bản Hả 1, bản Công, bản
Kéo, bản Lọng Luông 1, 2 và bản Xôm.
- Ngô cả năm 232 ha, năng suất ước đạt 39,9 tạ/ha sản lượng ước đạt 925,
68 tấn. Được trồng chủ yếu ở những khu vực đồi núi thấp, độ dốc nhỏ gần khu
dân cư có điều kiện thuận lợi cho canh tác.
- Cây công nghiệp ngắn ngày 51,7 ha, trong đó: Đậu tương 40,7 ha, năng suất

14,8 tạ/ha, sản lượng 60,23 tấn. Lạc 11 ha, năng suất 14 tạ/ha, sản lượng 15,4 tấn.
- Khoai lang 7 ha, năng suất 125 tạ/ha, sản lượng 87,5 tấn.
- Sắn 285 ha, năng suất 95 tạ/ha, sản lượng 2707,5 tấn.
- Dong riềng 35 ha, năng suất đạt 57,5 tạ/ha, sản lượng 201,25 tấn.
- Rau mầu các loại 57,5 ha.
22

×