Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

NGHIÊN cứu QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ sản XUẤT GẠCH CHƯNG áp AAC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN
XUẤT GẠCH CHƯNG ÁP AAC
Giảng viên hướng dẫn : Th.S ĐOÀN MẠNH TUẤN
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 1
Lớp : ĐHHO6BLT
Khoá : 2010 – 2012
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2012
ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN
XUẤT GẠCH CHƯNG ÁP AAC
Giảng viên hướng dẫn : Th.S ĐOÀN MẠNH TUẤN
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 1
Lớp : ĐHHO6BLT
Khoá : 2010 – 2012
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2012
DANH SÁCH SINH VIÊN
Lê Thị Quyên MSSV: 10314371
Huỳnh Thị Tú Nhi MSSV: 10376701
Huỳnh Thị Ngọc Phương MSSV: 10322591
Nguyễn Thái Phương MSSV: 10312021
Nguyễn Thị Hà Phương MSSV: 10371311
Đặng Thị Duy Phước MSSV: 10336441
Mai Thị Trang Quyên MSSV: 10375571
Trần Thanh Tâm MSSV: 10378101
Nguyễn Quý Thơ MSSV: 10313251


Phan Thị Ánh Ngọc MSSV: 10377871
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Chuyên ngành: Hóa Vô Cơ
Ngành: Công nghệ hóa
Lớp: ĐHHO6BLT
Tên đồ án chuyên ngành: “Nghiên Cứu Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Gạch
Chưng Áp AAC”
1. Nhiệm vụ:
Nghiên cứu quy trình và sản xuất vật liệu AAC từ các nguyên liệu:Tro bay,
ximăng, vôi và bột nhôm.
Thông qua quá trình thực nghiệm tìm ra thành phần phối trộn tối ưu cho quá
trình chưng áp.
2. Ngày giao đồ án: Ngày 15tháng 12 năm 2011
3. Ngày hoàn thành đồ án: Ngày thángnăm 2012
4. Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đoàn Mạnh Tuấn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012
Trưởng bộ môn
Th.S Phạm Thành Tâm
Giáo viên hướng dẫn
Th.S Đoàn Mạnh Tuấn
ii
LỜI CẢM ƠN
Để tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành tốt môn học Đồ án chuyên ngành,
cũng như tất cả các môn học khác chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM đã tạo mọi điều kiện

thuận lợi cho sinh viên học tập lý thuyết, thực hành, tìm hiểu tư liệu tham khảo từ
thư viện đồng thời làm đồ án thực nghiệm để bổ sung vào quá trình học tập.
Quý thầy cô đã giảng dạy truyền đạt cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích và
thực tế. Đặc biệt là thầy Đoàn Mạnh Tuấn đã trực tiếp tận tình hướng dẫn chúng em
trong suốt thời gian thực hiện đồ án chuyên ngành.
Trong quá trình tìm hiểu về đề tài này không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót,
rất mong sự góp ý của quý thầy cô. Xin chân thành cảm ơn !
Nhóm Sinh viên thực hiện
iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN











Phần đánh giá:
• Ý thức thực hiện:
• Nội dung thực hiện:
• Hình thức trình bày:
• Tổng hợp kết quả:
Điểm bằng số: Điểm bằng chữ:
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012
Giáo viên hướng dẫn
iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN










Phần đánh giá:
• Ý thức thực hiện:
• Nội dung thực hiện:
• Hình thức trình bày:
• Tổng hợp kết quả:
Điểm bằng số: Điểm bằng chữ:
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012
Giáo viên phản biện
v
MỤC LỤC
DANH SÁCH SINH VIÊN iii
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH i
LỜI CẢM ƠN ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ xi
DANH MỤC HÌNH xii
DANH SÁCH CÁC KÝ TỪ VIẾT TẮT xiii

LỜI MỞ ĐẦU 1
BIỆN LUẬN ĐỀ TÀI 2
CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VỀ GẠCH BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP AAC 4
1.1.Giới thiệuchung về gạch bê tông khí chưng áp ACC (Autoclaved Aerated Concrete) 4
1.1.1.Định nghĩa 4
1.1.2. Ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của bê tông khí chưng áp ACC 5
1.1.2.1. Ưu điểm 6
1.1.2.2. Nhược điểm 6
1.1.2.3.Ứng dụng của bê tông khí chưng ápACC 6
1.1.3.Tình hình sản xuất và sử dụng của bê tông khí chưng áp AAC 7
1.1.3.1.Tình hình sản xuất và sử dụng bê tông khí chưng áp AAC trên thế giới 7
1.1.3.2.Tình hình sản xuất và sử dụng bê tông khí chưng áp AAC ở Việt Nam 8
1.2.Phương pháp sản xuất vật liệu AAC 9
vi
1.2.1. Nguyên liệu 9
1.2.1.1.Chất kết dính 9
1.2.1.2.Chất độn 10
1.2.1.3.Một số phụ gia 11
1.2.2.Quy trình sản xuất bê tông khí chưng áp AAC cơ bản 11
11
1.2.2.1.Thuyết minh dây chuyền công nghệ sản xuất bê tông khí chưng ápAAC 12
1.2.2.2.Các công đoạn sản xuất gạch bê tông khí chưng áp AAC 13
1.2.3.Quá trình hóa lý xảy ra khi chế tạo bê tông khí chưng áp AAC 15
1.2.4.Cơ chế liên kết của gạch AAC 17
1.2.4.1.Lý thuyết về sự rắn chắc của xi măng (chất kết dính của gạch AAC) 17
3CaO.Al2O3 + 6H2O = 3CaO.Al2O3.6H20 18
1.2.4.2. Giải thích quá trình rắn chắc của hồ xi măng 19
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạch bê tông khí chưng áp AAC 20
1.3.Tiêu chuẩn dùng trong nghiên cứu bê tông khí chưng áp AAC 21
1.3.1. TCVN 7959 : 2011 21

1.3.2. Xác định độ bền uốn - Theo TCVN 247:1967 27
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 31
2.1. Nguyên liệu 31
2.1.1.Xi măng 31
CaO 31
Fe2O3 31
SiO2 31
Al2O3 31
MgO 31
SO3 31
vii
K2O 31
63.48 % 31
25.3% 31
75% 31
5.3 % 31
2.8% 31
0.44% 31
2.1.2. Tro bay 31
SiO2 31
Al2O3 31
Fe2O3 31
CaO 31
MgO 31
SO3 31
K2O 31
Na2O 31
TiO2 31
MnO 31
P2O5 31

0.69 % 31
2.1.3. Vôi 31
2.1.4. Bột nhôm 32
2.1.5. Nước 32
2.2. Dụng cụ và thiết bị sử dụng 32
2.2.1.Dụng cụ thí nghiệm 32
2.2.2. Thiết bị 33
viii
2.3.Chi tiết cấu tạo thiết bị Autoclave 36
2.3.1.Thân thiết bị 36
36
2.3.2.Đáy và nắp 37
37
2.4.Tiến hành thí nghiệm 38
2.4.1.Thành phần phối liệu 39
2.4.2.Quá trình thí nghiệm 39
2.5.Bài toán quy hoạch thực nghiệm 40
2.6.Các phương pháp nghiên cứu vật liệu AAC 43
2.6.1.Nghiên cứu cấu trúc liên kết khoáng bằng phổ nhiễu xạ tia X( XRD) 43
2.6.2.Nghiên cứu kích thước hạt bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) 43
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 45
3.1. Đặc điểm các mẫu khi thay đổi thành phần 45
3.1.1. Kết quả thu được bằng phương pháp đo độ bền uốn 45
1 45
10 45
2 45
2.00 45
2 45
10 45
1.80 45

3 45
10 45
1.90 45
4 45
ix
10 45
2.10 45
5 45
10 45
2.00 45
6 45
10 45
1.95 45
7 45
10 45
2.30 45
8 45
10 45
1.90 45
9 45
10 45
1.87 45
46
3.1.2. Nhận xét đồ thị và giải thích kết quả đồ thị 46
3.2. Nghiên cứu cấu trúc vật liệu AAC sau khi chưng áp với thành phần tối ưu 46
3.2.1. Xác định kích thước hạt bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) 46
Hình 3.2. Phổ SEM của mẫu AAC nghiên cứu 48
Quan sát ảnh SEM của mẫu AAC trên hình 3.2 ta thấy rõ các tinh thể CSH hình
tấm phân bố trên bề mặt. Do ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan cũng như khách
quan nên việc tạo thành các tinh thể CSH còn hạn chế 48

x
3.2.2. Xác định cấu trúc liên kết khoáng tobermorite của vật liệu AAC bằng phổ nhiễu xạ
tia X( XRD) 48
Để xác định thành phần khoáng chúng tôi đã tiến hành phân tích XRD. Phổ XRD
của mẫu AAC được thể hiện trên hình3.3 48
Ta dễ dàng nhận thấy sự tồn tại của khoáng Tobermorite và Kxonotlit trong mẫu
AAC nghiên cứu. Như vậy khoáng Tobermorite và khoáng Kxonotlit được hình
thành trong quá trình chưng áp ở điều kiện nghiên cứu với nhiệt độ 187 oC, áp suất
8-12 bar, thời gian 8 giờ 49
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC 53
Một số hình ảnh trong quá trình làm thực nghiệm 53
53
xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Hình 1.1 Mẫu sản phẩm bê tông khí chưng áp (AAC) 5
Hình 1.2. Quy trình sản xuất bê tông khí chưng áp AAC 11
Hình 1.3. Hình ảnh dưỡng hộ sinh khí 14
Hình 1.5 Máy đo độ bền uốn 28
Bảng 2.1. Thành phần xi măng dùng thí nghiệm 31
Bảng 2.2. Thành phần tro bay trong thí nghiệm 31
Hình 2.1. Khuôn đúc mẫu 33
Hình 2.2. Cân định lượng 33
Hình 2.3. Thiết bị khuấy tạo bọt 34
Hình 2.4. Máy đo độ bền uốn 34
Hình 2.5. Tủ sấy 35
Hình 2.6. Thiết bị chưng hấp mẫu bê tông thí nghiệm 35
Hình 2.7. Quy trình sản xuất bê tông gạch chưng áp ACC trong phòng thí nghiệm39
Bảng 2.3. Thành phần phối liệu trong quá trình thí nghiệm 39

Bảng 2.4. Bảng số liệu quy hoạch thực nghiệm 40
Bảng 2.5. Phương án trực giao bậc hai, k =2, n0 =1 41
Bảng 3.1. Kết quả đo độ bền uốn của các mẫu vật liệu với thành phần vật liệu thay
đổi chưng ở 12 at 45
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa độ bền uốn và thành phần nguyên liệu
46
Hình 3.3.Phổ XRD của mẫu AAC nghiên cứu 49
xii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mẫu sản phẩm bê tông khí chưng áp (AAC) 5
Hình 1.2. Quy trình sản xuất bê tông khí chưng áp AAC 11
Hình 1.3. Hình ảnh dưỡng hộ sinh khí 14
Hình 1.5 Máy đo độ bền uốn 28
Bảng 2.1. Thành phần xi măng dùng thí nghiệm 31
Bảng 2.2. Thành phần tro bay trong thí nghiệm 31
Hình 2.1. Khuôn đúc mẫu 33
Hình 2.2. Cân định lượng 33
xiii
Hình 2.3. Thiết bị khuấy tạo bọt 34
Hình 2.4. Máy đo độ bền uốn 34
Hình 2.5. Tủ sấy 35
Hình 2.6. Thiết bị chưng hấp mẫu bê tông thí nghiệm 35
Hình 2.7. Quy trình sản xuất bê tông gạch chưng áp ACC trong phòng thí nghiệm39
Bảng 2.3. Thành phần phối liệu trong quá trình thí nghiệm 39
Bảng 2.4. Bảng số liệu quy hoạch thực nghiệm 40
Bảng 2.5. Phương án trực giao bậc hai, k =2, n0 =1 41
Bảng 3.1. Kết quả đo độ bền uốn của các mẫu vật liệu với thành phần vật liệu thay
đổi chưng ở 12 at 45
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa độ bền uốn và thành phần nguyên liệu
46

Hình 3.3.Phổ XRD của mẫu AAC nghiên cứu 49
DANH SÁCH CÁC KÝ TỪ VIẾT TẮT
AAC: Autoclaved aerated concrete.
SEM: Scanning election microscope.
XRD: Xray diffraction
CSH: hyđrosilicat canxi
1
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, hòa nhịp cùng bước
đường phát triển của đất nước thì ngành xây dựng đang phát triển mạnh mẽ, những
ngôi nhà, khu chung cư cao tầng và các trung tâm lớn đang dần mọc lên nhiều để
dần thay thế những ngôi nhà tạm bợ. Với yêu cầu chất lượng công trình cao như:
giảm tải trọng công trình, cách âm, cách nhiệt, thi công nhanh nhưng vẫn đảm bảo
được cường độ Thì vật liệu gạch đất sét nung truyền thống chỉ đáp ứng được phần
nào các yêu cầu này. Mặt khác gạch nung truyền thống đang dần hạn chế sử dụng vì
công nghệ sản xuất gạch thủ công này đang làm ảnh hưởng lớn đến môi trường
sống, sức khỏe con người, làm giảm một lượng lớn diện tích đất nông nghiệp, phát
thải ra môi trường khí độc hại, tiêu tốn một lượng lớn nguyên liệu đốt. Đồng thời
theo quyết định số 121/2008QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng chính phủ
“phê duyệt quy hoạch tổng thể ngành vật liệu xây dựng ở Việt nam đến năm 2020
với định hướng đến năm 2015 tỷ lệ gạch không nung chiếm 20 – 25% và năm 2020
là 30 – 40% tổng số vật liệu xây trong nước. Trước tình hình đó đòi hỏi ngành công
nghiệp sản xuất vật liệu xây phải tìm ra một loại vật liệu thích hợp thỏa mãn các
yêu cầu về môi trường lại đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn xây dựng. Với loại gạch
bê tông nhẹ - bê tông khí chưng áp AAC đã đáp ứng đầy đủ các vấn đề trên và đồng
thời công nghệ sản xuất đơn giản, năng xuất cao, chi phí công nghệ ban đầu không
cao… “Bê tông khí chưng áp AAC là loại vật liệu xây dựng xanh”.
2
BIỆN LUẬN ĐỀ TÀI
Hiện nay vấn đề môi trường luôn là vấn đề nóng của tất cả các quốc gia trên

thế giới. Nhiều ngành sản xuất làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, trong đó có
ngành sản xuất vật liệu xây dựng – Công nghệ sản xuất gạch đất nung truyền thống
và hiện đại đã cho thấy những tác động tiêu cực tới môi trường (việc khai thác đất
đá để làm vật liệu xây dựng mà không thể hoàn thổ trả lại tự nhiên như ban đầu,
thải lượng lớn khí thải ra môi trường, ảnh hưởng đến môi trường,sức khỏe con
người, làm gia tăng nguy cơ phá hủy tầng ô-zôn).Từ vấn đề cấp thiết này đòi hỏi
con người phải tìm ra một loại vật liệu xây dựng thích hợp để đảm bảo làm giảm sự
ô nhiễm môi trường. Gạch bê tông khí chưng áp AAC là một loại vật liệu xây dựng
thân thiện môi trường đang dần thay thế gạch nung và nó cũng mở ra một kỷ
nguyên mới trong ngành xây dựng dân dụng. Hiện nay sản phẩm bê tông khí chưng
áp AAC đang phát triển mạnh trên thế giới và được coi là sản phẩm thân thiện môi
trường, còn ở Việt Nam theo thống kê gần đây cả nước sử dụng tới trên dưới
60.000.000 m
3
gạch nung trong đó có 70 ÷80% là gạch nung thủ công gây nên
những phá hoại nghiêm trọng về môi trường, theo thống kê nêu chỉ sử dụng gạch
đất sét nung thì đến năm 2020 cả nước sẽ mất khoảng 2.800÷3.000 ha đất nông
nghiệp, tiêu tốn 5,3÷5,6 triệu tấn than, thải ra khoảng 17 triệu tấn khí CO
2
. Xuất
phát từ những bất cập trên, đồng thời để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây ngày một lớn,
hạn chế sử dụng ruộng đất canh tác, giảm lượng tiêu thụ than, bảo vệ môi trường,
an sinh xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày
29/8/2008 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể ngành vật liệu xây dựng ở Việt
Nam đến năm 2020 với định hướng đến năm 2015 tỷ lệ gạch không nung chiếm 20
– 25% và năm 2020 là 30% ÷ 40% tổng số vật liệu xây trong nước năm 2020 sử
dụng khoảng 15÷20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao ).
Đây là một yêu cầu rất lớn đòi hỏi sự tập trung của toàn xã hội, đặc biệt là những
tổng công ty đi đầu trong lĩnh vực vật liệu và việc nghiên cứu về sản phẩm, những
3

tính chất ưu việt về sản phẩm phải được triển khai sớm rồi từ đó đề ra những định
hướng phát triển trong tương lai.
Bê tông khí chưng áp ACC có nghĩa là bê tông bọt khí đã qua hấp(Autoclaved
Aerated Concrete), là một vật liệu xây dựng hiện nay đang được sử dụng phổ biến
trong xây dựng cơ bản ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực. Chúng
được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: tấm mái lợp, sàn, tường bao cho các
nhà cao tầng, dùng trong các kết cấu, bản tấm panel, tấm nghiêng nhẹ, trong cấu
tạo các cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn Ngoài ra nó còn có những tính chất ưu
việt như: Giảm tải trọng công trình, cách âm, cách nhiệt, độ bền, độ kháng cháy,
Công nghệ bê tông nhẹ là công nghệ sạch- thân thiện với môi trường, tận dụng
nguồn phế liệu trong công nghiệp,là vật liệu xây dựng xanh, Bê tông khí chưng áp
AAC là một loại vật liệu mới, công nghệ sản xuất khá mới ở Việt Nam tuy rằng đã
xuất hiện từ lâu trên thế giới, là loại vật liệu xây dựng mới,nguyên liệu chính là
silica (như tro bay, cát, xỉ) và nguyên liệu từ đá vôi ( vôi, xi măng, tro bay) AAC là
vật liệu được dùng rộng rãi trong xây dựng công nghiệp, dân dụng trên 60 năm nay.
Vật liệu này là hội tụ những công nghệ đỉnh cao cũng như tính ứng dụng linh hoạt
của nó. Việc nghiên cứu, sản xuất thành công bê tông bọt đã mở ra một hướng mới
trong xây dựng nhà. Tuy nhiên để biết rõ được những đặc tính ưu việt của loại bê tông này
thì ta phải đi sâu nghiên cứu về những đặc tính của nó.
Với những lý do trên, chúng tôi đã được Khoa và Bộ môn phân công làm đồ
án chuyên ngành: “Nghiên cứu quy trình Công nghệ sản xuất của gạch bê tông
khí chưng áp” - dưới sự hướng dẫn của ThS .Đoàn Mạnh Tuấn.
Dự án Madarin Garden có sử dụng gạch AAC.
4
CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VỀ GẠCH BÊ TÔNG KHÍ
CHƯNG ÁP AAC
1.1. Giới thiệuchung về gạch bê tông khí chưng áp ACC
(Autoclaved Aerated Concrete)
1.1.1.Định nghĩa
Gạch bê-tông khí chưng áp: Tên tiếng Anh là Autoclaved Aerated Concrete –

gọi tắt là AAC. Theo RILEM có khuyến nghị:“Bê tông khí chưng áp là loại bê tông
trọng lượng nhẹ, mức độ nhẹ đạt được do việc hình thành các bọt khí to
(macroscopic) chủ yếu do các phản ứng hóa học diễn ra trong khối phối liệu ở pha
lỏng hoặc pha hồ dẻo.Các bọt khí được phân bố đều và được lưu lại trong khối phối
liệu thực hiện quá trình ninh kết và trở nên cứng tạo thành cấu trúc lỗ xốp”.
Gạch bê tông khí chưng áp AAC được rất nhiều nước trên thế giới ứng dụng
rộng rãi với rất nhiều ưu điểm như thân thiện với môi trường, siêu nhẹ, bền, tiết
kiệm năng lượng hóa thạch do không phải nung đốt truyền thống, bảo ôn, chống
cháy, cách âm, cách nhiệt, chống thấm rất tốt so với vật liệu đất sét nung.
Nó còn được gọi là gạch bê tông siêu nhẹ vì tỷ trọng chỉ bằng 1/2 hoặc thậm
chí là chỉ bằng 1/3 so với gạch đất nung thông thường. Công trình xây dựng sẽ giảm
tải, giảm chi phí xử lý nền móng và hệ thống kết cấu, góp phần giảm mức đầu tư
xây dựng công trình từ 7- 10%, đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thiện phần bao
che của công trình lên 2 - 5 lần. Ngoài ra, khả năng cách âm và cách nhiệt của bê
tông nhẹ rất cao, làm cho nhà ấm về mùa đông, mát về mùa hè, tiết kiệm điện năng
sưởi hoặc điều hòa nhiệt độ Kích thước thành phẩm lớn và chính xác (100mm x
200mm x 600mm) giúp rút ngắn thời gian thi công và kể cả thời gian hoàn thiện.
Với thành phần cấu tạo là vật liệu trơ và các chất vô cơ, gạch bê-tông siêu nhẹ này
hoàn toàn không độc hại, có độ bền rất cao và không bắt lửa. Ngoài ra, với cấu trúc
thông thoáng, nó còn có thể tự khuếch tán hơi nước, giải phóng độ ẩm và loại trừ
5
các vấn đề liên quan đến nẩm mốc – đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nắng nóng
của khí hậu vùng nhiệt đới, vùng biển và vùng có độ ẩm cao như ở khu vực miền
Bắc Việt Nam.
Bê tông khí chưng áp AAC là loại vật liệu có cấu trúc xốp, được sản xuất từ
nguyên vật liệu xi măng, vôi, cát thạch anh nghiền mịn, nước và chất tạo khí hoặc
tro bay, bột nhôm. Hỗn hợp vật liệu được trộn đều, tạo hình bằng khuôn thép. Lỗ
xốp được tạo ra bởi phụ gia sinh khí trong quá trình phát triển thể tích của hỗn hợp
sau quá trình rót khuôn. Sau quá trình hấp chưng áp phát triển cường độ tạo ra cấu
trúc xốp rỗng đặc trưng của vật liệu.

Bê tông khí chưng áp AAC là loại vật liệu tự nhiên, không chất độc hại, giúp
tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường ngay từ khâu sản xuất cho đến
việc vận hành công trình.
Bê tông khí chưng áp AAC là sự kết hợp tuyệt vời giữa những cam kết bền
vững gìn giữ môi trường và một nền công nghệ cao được kết tinh và sàng lọc của
giới khoa học vật liệu trong gần 50 năm qua trên toàn thế giới.
Trong cấu trúc của vật liệu gạch bêtông khí chưng áp AAC chứa các lỗ khí
đặc trưng có kích thước từ 0,5 – 1,5 mm. Các lỗ khí được phân bố đều trên toàn bộ
khối thể tích vật liệu. Các lỗ khí tròn đều tạo nên cấu trúc phân bố lực toàn diện.
Bao quanh các lỗ khí này là các thành vật liệu với thành phần khoáng chủ yếu là
Tobermolit – khoáng đặc trưng của vật liệu silic hấp chưng áp làm tăng cường độ
của bê tông.
Hình 1.1 Mẫu sản phẩm bê tông khí chưng áp (AAC)
1.1.2. Ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của bê tông khí chưng
áp ACC
6
1.1.2.1. Ưu điểm
Bảo vệ môi trường.
Cách nhiệt tốt – tiết kiệm năng lượng
Cách âm.
Kháng cháy.
Trọng lượng nhẹ.
Có độ bền cao.
Giảm tác động xấu từ môi trường.
Lắp đặt nhanh.
Dễ làm việc.
Linh hoạt.
Giá thành hợp lí.
1.1.2.2. Nhược điểm
Chi phí cao hơn so với việc thi công xa cơ sở sản suất và so với chi phí sản

xuất của gạch nung.
Rất ít nhà thầu hiện quen thuộc với sản phẩm, người thợ thi công xây dựng
phải qua đào tạo.
Dây chuyền sản xuất chủ yếu nhập khẩu, công nghệ phức tạp nên giá thành
gạch cao.
Gạch không nung đến nay vẫn là món hàng xa xỉ.
1.1.2.3. Ứng dụng của bê tông khí chưng ápACC
Bê tông khí chưng áp đạt tiêu chuẩn TCVN 7959: 2011 có ứng dụng rộng rãi
trong các công trình xây dựng: nhà, chung cư, tường,
Đặc biệt ứng dụng cho nhà cao tầng.
Trường học, khu nghỉ dưỡng và bệnh viện.
Khách sạn và nhà nghỉ, biệt thự, căn hộ, cao ốc.
Tường, hàng rào, mái chắn nhiệt.
Nhà đơn, nhà hát.
7
Nâng cấp, thêm tầng….
1.1.3.Tình hình sản xuất và sử dụng của bê tông khí chưng áp
AAC
Bê tông khí chưng áp (AAC) được ra đời và phát triển qua nhiều giai đoạn
phát triển và cải tiến kỹ thuật lớn, đến trình độ phát triển như hôm nay bê tông khí
chưng áp đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và không ngừng cải tiến và hoàn
thiện hơn, áp dụng những tiến bộ khoa học mới nhất vào sản xuất.
Vì những ưu điểm của nó mà nó được sử dụng rộng rãi và ngày càng thông
dụng trên thế giới cũng như Việt Nam.Bê tông khí chưng áp (AAC) có thể hiểu là
loại bê tông có chứa các bọt khí được hình thành bằng phản ứng hóa học tạo ra
trong giai đoạn vữa lỏng hoặc hồ nhão. Các bọt khí được phân bố đều trên toàn bộ
khối thể tích vật liệu. Sau quá trình chưng áp cấu trúc được hình thành phát triển có
cường độ cứng chắc tạo nên vật liệu.
1.1.3.1. Tình hình sản xuất và sử dụng bê tông khí chưng áp AAC
trên thế giới

Các loại nguyên liệu được sử dụng thay thế da đạng và phát triển tùy từng địa
phương và yêu cầu chất lượng sản phẩm khác nhau.Như nó được sử dụng ở Châu
Âu hơn 70 năm,Trung Đông trong 40 năm,Nam Mỹ và Australia khoảng 20 năm.
Ở một số nước phát triển trên thế giới như: Pháp,Mỹ, Đức, Bỉ và Nam phi đã sử
dụng khoảng 70% - 80% nhu cầu gạch xây dựng của họ bằng công nghệ này. Ở Anh
sử dụng tới 60% loại vật liệu này trong xây dựng.Trung Quốc kế hoạch đến năm
nay vật liệu kiểu mới chiếm tỷ lệ 55%. Từ năm 1980, đã có sự phát triển gia tăng sử
dụng vật liệu AAC và sản phẩm đang sản xuất, sử dụng ở Hoa Kỳ, Đông Âu, Israel,
Trung Quốc, Ấn Độ và Úc. Từ khi có bê tông nhẹ để sử dụng thay thế gạch nung
trong xây dựng, gạch nung liệu lấy từ đất tự nhiên.Ở các nước tiên tiến đã bị
nghiêm cấm sử dụng nhằm mục đích bảo vệ môi trường sinh thái Quốc gia. Nó đã
thực sự phát triển trở thành một loại vật liệu xây dựng đáp ứng các yêu cầu ngày
8
càng cao của xây dựng cũng như chất lượng công trình,chất lượng sử dụng của công
trình theo yêu cầu chất lượng cuộc sống của người dân .
1.1.3.2. Tình hình sản xuất và sử dụng bê tông khí chưng áp AAC
ở Việt Nam
Những thuận lợi khi ứng dụng bê tông nhẹ ở Việt Nam
Nước ta hiện nay tiêu thụ 20 – 22 tỷ viên gạch một năm, đến năm 2020 lượng
gạch cần cho xây dựng ước tính gấp đôi - 40 tỷ viên. Để đạt được lượng gạch này,
cần một lượng đất khoảng 600 triệu m
3
, tương đương 30.000 ha đất canh tác. Hay
nói nôm na, mỗi năm phải nướng diện tích một xã vào lò gạch. Gạch nung còn tiêu
tốn nhiều năng lượng than, củi. Những lò gạch thải vào bầu khí quyển một lượng
khí độc lớn.
Chính sách của Nhà nước
Với những vấn đề trên, gạch nung đang dần là một điểm yếu về công nghệ
quan trọng trong công nghiệp xây dựng ở nước ta và rất cần được quan tâm. Chính
vì vậy theo Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg về việc quy hoạch tổng thể ngành

công nghiệp vật liệu xây dựng đến năm 2020 và định hướng đến 2020 đã được thủ
tướng Chính phủ phê duyệt ngày 01/08/2001, phải phát triển gạch không nung thay
thế gạch đất nung từ 10 đến 15% vào năm 2005 và 25% đến 30% vào năm 2010,
xóa bỏ hoàn toàn gạch đất nung thủ công vào năm 2010. Đây là một cơ sở pháp lý
vô cùng quan trọng cho những người quan tâm nghiên cứu phát triển sản xuất bê
tông nhẹ tại Việt Nam.
Nước ta đang trong quá trình đô thị hoá với tốc độ xây dựng cao và được đánh
giá là vẫn đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ tăng trưởng. Với tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao cùng tốc độ đô thị hoá nhanh, nhu cầu về không gian xây dựng đô thị sẽ
ngày một lớn và khiến cho nhu cầu về gạch xây dựng nói chung, gạch không nung
nói riêng gia tăng theo. Theo Bộ xây dựng, dự kiến năm 2010, cả nước cần 25 tỷ
viên gạch, 2015 là 32 tỷ viên và năm 2020 là 40 tỷ viên. Theo quy định của Chính
phủ, đến năm 2010, các lò gạch thủ công trên cả nước phải ngừng hoạt động, cả
9
nước sẽ thiếu hụt khoảng 12,6 tỷ viên gạch quy chuẩn, đây chính là cơ hội để vật
liệu không nung phát triển.
Ở Việt Nam, trong thời gian một vài năm gần đây đã xuất hiện một số công
trình, chủ yếu ở phía Nam, đã sử dụng các sản phẩm bê tông khí nhập ngoại làm vật
liệu xây dựng. Các công trình này thường sử dụng vốn nước ngoài hoặc sử dụng
thiết kế của nước ngoài. Mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể về sản lượng gạch
bê tông khí tiêu thụ trong nước song có thể thấy số lượng công trình sử dụng vật
liệu bê tông khí gia tăng đáng kể.
Những khó khăn trong việc sử dụng bê tông nhẹ tại Việt Nam
Do những nhà sản xuất gạch nung gần như không phải trả tiền nguyên liệu đất.
Nguyên liệu đốt thì lại khai thác tuỳ tiện từ rừng với giá rất rẻ nên giá thành sản
phẩm gạch nung, nhất là gạch nung thủ công thường là rất thấp so với giá trị thật
của nó.Từ đấy tạo ra sự cạnh tranh hết sức không công bằng so với bê tông nhẹ
(vốn làm từ các nguyên liệu được quản lý chặt chẽ, dễ kiểm soát).
Mặt khác, công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên cũng như môi trường ở Việt
Nam còn rất tuỳ tiện, dễ dãi, thiếu nghiêm túc hoặc chồng chéo, nên mặc dù Chính

phủ không ít lần nhắc nhở kèm theo nhiều quy định pháp lý rõ ràng, song vấn đề
“gạch nung” tới nay vẫn chưa hề được giải quyết một cách tích cực. Cũng vì thế,
cho đến nay năm 2012 gạch bê tông khí chưng áp AACkhông tạo ra được những
bước đi ban đầu có hiệu quả để có thể thay thế thói quen là dùng gạch nung trong
nhân dân.
1.2. Phương pháp sản xuất vật liệu AAC
1.2.1. Nguyên liệu
Bao gồm chất kết dính, chất độn, và một số phụ gia.
1.2.1.1. Chất kết dính

×