H Ộ I T H Ả O Q U Ố C T É V È C Á C VÁN Đ È M Ô I T R Ư Ờ N G Ở V IỆ T N A M
V À C Á C B IỆN PH Á P X Ử LÝ
Ngày 26 tháng 10 năm 2004, Hà Nội
8:00-8:30
8:30-9:00
Chủ trì Hội thảo:
9:00-9:25
9:25-9:40
9:40-9:55
9:55-10:10
10:10- 10:20
Đăng ký đại biểu
Khai mạc
- Phát biểu của TS. Phạm Khôi Nguyên - Thứ trưởng thường
trực Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Phát biểu của Ông Martin Chromecka - Công ty D EKONTA
- Phát biểu của GS.TS. Mai Trọng Nhuận - Phó Giám đốc Đại
học Quốc gia Hà Nội
- Ông Martin Chromecka (DEKONTA)
- TS. Trịnh Xuân Hải (ASG)
- Ông Phùng Văn Vui ( VEPA)
Đô thị hoá, Công nghiệp hoá và các vấn đề Môi trường.
GS. TSKH. Phạm Ngọc Đăng - Giám đốc Trung tâm Môi trường
Đô thị và Khu Công nghiệp, Đại học Xây dựng Hà Nội
Giới thiệu về công ty DEKONTA
Đại diện DEKONTA.
Viện trợ phát triển chính thức cho lĩnh vực Môi trường của Cộng
hoà Séc.
Ông Michal Pastvinsky - Vụ trường Vụ Quan hệ Quốc tế, Bộ Môi
tarờng Cộng hoà Séc
Phát biểu của Đại diện DEKONTA
Giới thiệu về công ty ASG
Đại diện ASG
10:20- 10:35 Hiện trạng Công nghệ Môi trường Việt Nam và định hướng trong
thời gian tới.
Bà Chu Thị Sàng -Trưởng phòng Công nghệ Môi trường - VEPA
10:35- 10:45 Giải lao
10:45 - 11:45 Thảo luận chung các nội dung của buổi sáng
11:45 - 13:30 Ăn trưa (Tại Khách sạn)
13:30 - 13:55 Phát triển Kinh tế - xã hội và diễn biến Môi trường ở thành phổ
Hà Nội từ 1995 đến nay.
Ông Đặng Dương Bình - Trưởng phòng Sở Tài nguyên Mỏi
trường và Nhà đất Hà Nội
13:55 - 14:20 Hiện trạng Môi trường làng nghề Tỉnh Hưng Yên.
Ông Bùi Khánh Đắc - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
Hưng Yên
14:20 - 14:45 Hiện trạng Môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản ở Tỉnh Quảng Ninh.
Ông Lương Y Dược - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường Quảng Ninh
14:45-15:15 Giải lao
15:15 - 16:40 Thảo luận chung các nội dung của buổi chiều
Các đại diện VEPA, CEDS, DEKONTA, ASG và các đại biểu
tham dự Hội thảo.
16:40 - 16:50 Phát biểu tổng kết Hội thảo
Õng Phùng Vãn Vui - Phó Cục trưởng Cục Bản vệ M ôi trường
16:50 - 17:00 Phát biểu Bế mạc
TS. Trịnh Xuân Hải - Tông Giám đốc Tập đoàn ASG
ĐÔ T H Ị H Ó A , C Ô N G N G H IỆ P H Ó A V À
C Á C V Ấ N Đ Ể M Ô I T R Ư Ờ N G
G S .T S K H . P h ạ m N g ọ c Đ ă n g
Hanoi 2004
Đ Ô T H Ị H Ó A , C Ô N G N G H I Ệ P H Ó A VÀ C Á C V Â N Đ Ể M Ô I T R Ư Ờ N G
GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng
I. ĐÔ THỊ HÓA VÀ MÔI TRUỒNG
Quá trình đô thị hoá từ 1990 đến nay
Sau năm 1990 cùng với những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế - xã hội,
mạng lưới đô thị quốc gia đã được mở rộng và phát triển nhanh. Năm 1990 cả nước
mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã có 649 đô thị và đến năm 2003 đã
tăng lên 656 đô thị. Tăng trưởng dân số đô thị từ 11,87 triệu người năm 1986 lên 18
triệu người năm 1999 và khoảng 20 triệu người năm 2002, nâng tỷ lệ dân đô thị từ
19,3% năm 198Ố lên 25,3% năm 2002. Năm 2000 đất đô thị toàn quốc mới chiếm
0,35% tổng diện tích đất tự nhiên quốc gia, hiện nay đã tăng lên 0,7% và dự báo đến
năm 2020 sẽ tăng lên 1,4 - 2,0%. Phát triển đô thị chủ yếu chiếm dụng đất nông
nghiệp, vì vậy sẽ làm cho nhiều nông dân mất đất canh tác và ảnh hưởng đến an toàn
lương thực quốc gia. Dân số nội thành Hà Nội năm 1960 mới có 47,6 vạn người, năm
1970 : 64 vạn, năm 1985 : 86,5 vạn, hiện nay đã tới khoảng 1,7 triệu người. Dự báo
đến năm 2010 sẽ là 2,5 triệu người.
Một số vấn đề môi trường bức xúc trong quá trình đô thị hóa
- Phát triển hạ tầng đỏ tliị chậm hơn giơ táng dân sô
Diện tích cùng với dân số đô thị tăng nhanh, nhưng hạ tầng kỹ thuật đô thị như là
hệ thống
cấp nước,
thoát riước, giao thông, năng lượng, thông tin đều lạc hậu, chắp vá,
được đầu tư phát triển chậm hơn nên không đáp ưng yêu cầu dịch vụ môi trường cho đô
thị, làm cho chất lượng môi trường nước cũng như không khí đều suy giảm.
Nhiều làng xã được đô thị hoá nhanh thành phường cùng với dân di cư từ nông
thôn vào thành thị ngày càng tăng đã gây ra nhiều vấn đề gay cấn ở đô thị, như thiếu
nhà ở, dịch vụ, thông tin, giáo dục, chăm sóc y tế, giao thông, cấp thoát nước, việc làm
và gia tăng ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội
- “Xóm liều, xóm bụ i” - ung nhọt của đỏ thị hiện dại
Diện tích nhà ở bình quân đầu người tại các đô thị nước ta còn quá thấp (bình
quân 5,4 m 2/người). Chất lượng nhà ở không bảo đảm, các điều kiện về hạ tầng, môi
trường đều kém cỏi. Nhà “ổ chuột” còn chiếm tv trọng cao tại các đô thị. Cung cầu nhà-
đất ỏ' đô thị mất cân đối nghiêm trọng, cộng với những tác động của chính sách không
hợp lý , làm cho giá đất, giá nhà ở quá cao so với thu nhập của nhân dân đô thị [2],
Vì vậy bức tranh dỏ thị đã có sự đối lập thật sự giữa một bên là tốc độ phát triển
ngày càng nhanh các nhà ở cao tầng, các nhà không phải để ở, một bên là sự tồn tại ảm
đạm cia các dãy nhà “ổ chuột”, nhà trên và ven kênh rạch với diện tích ở khoảng 2-4
m 2/ngiời, nhà
ở
lụp xụp, tạm bợ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật rất thấp kém, bị ô nhiễm
môi tríờng nghiêm trọng.
-
Bố trí qui hoạch công nghiệp không phù hợp với phát triển đô thị
Đỗ thị hóa và mở rộng đô thị đã làm cho nhiều nhà m áy và các khu công nghiệp
trước đây nằm ở ngoại ô thành phố, nay đã lọt vào giữa các khu dân cư đông đúc, dân
cư bc.n sát hàn° rào nhà máy và khu công nghiệp, các nguồn thải ô nhiễm của công
nghiép đã tác động trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Tại nhiều thành phố bố trí các
khu công nghiệp mới cũng chưa hợp lý về mặt môi trường, ví dụ như Hà Nội đã bố trí
14 kĩu công nghiệp bao vây tứ phía Hà Nội, gió thổi chiều nào cũng có thể đưa khí
thải vào trong thành phố, nhiều khu công nghiệp nằm ở đầu nguồn nước, đầu hướng
gió. Nhà máy Điện Ninh Bình bố trí đầu hướng gió đối với thị xã Ninh Bình. Nhà máy
Điện Quảng Ninh với công suất tới 1200 M W đã đặt vị trí ở phường Hà Khánh, TP. Hạ
Lor.g - nơi có lính rất nhạy cảm môi trường.
-
“Lá phổi” của đô thị bị tàn phá
Tại nhiều đô thị trong quá trình phát triển dã mắc sai lầm là các vành đai xanh,
diện tích cây xanh, diện tích mặt nước ao hồ không được bảo tồn, nên chỉ tiêu đất trồng
câv xanh hiện nay trong các đô thị quá thấp, trung binh mới đạt 0,5 m 2/ng. Tại hai
thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh con số này cũng không quá 2 m 2/ng, chỉ
bằng khoảng ] /5 -1/10 chỉ tiêu cây xanh của các thành phố tiên tiến trong khu vực. Kết
quả phân tích ánh vệ tinh cho thấy sau 10 năm phát triển (1986-1996) diện tích đất cây
xanh của 4 quận nội thành cũ của Hà Nội đã giảm đi 12%, diện tích mặt nước ao, hồ
giảm đi 64,5%, ngược lại, diện tích xây dựng nhà tăng thêm 22,4% [3]. Đây là một
trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra úng ngập ở Hà nội trong m ùa mưa.
-
Giao thông dô thị vờ môi trường
Tốc độ phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đô thị chậm hơn rất nhiều so với
tốc độ đô thị ho á và tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cơ giới. Diện tích đất giao
thông đô thị không đủ, mạng lưới đường giao thông phân bô' không đồng đều, thông số
kỹ thuật tuyến dường rất thấp, hành lang đường luôn bị lấn chiếm. Theo số liệu thống
kê, tại các đồ thị lớn các chỉ tiêu về hạ tầng giao thông cũng rất thấp, chỉ đáp ứng được
khoảng 35-40% so với nhu cầu cần thiết, như tại Hà Nội, diện tích đất giao thông chỉ
chiếm khoảng 7,8%, mật độ đường đạt 3,89 km/km 2; tại thành phố Hồ Chí Minh diện
tích đất giao thông chỉ khoảng 7,5%, mật độ đường đạt 3,88 km /km 2. Một số hậu quả
chính của hiện trạng giao thông đô thị yếu kém là: tai nạn giao thông, ùn tắc giao
thông và ô nhiễm không khí và tiếng ồn. Số xe máy ở Hà Nội năm 1996 mới có khoảng
600.000 xe, năm 2001 gần 1 triệu xe và đến năm 2002 đã tăng lên 1,3 triệu xe, đến nay
khoảng 1,5 triệu xe, bình quân khoảng 1 xe máy/2 người dân. Năm 1990 Hà Nội có
2
34.222 xe ô tô các loại, nãrn 2000 tăng tới 130.746 xe, như vậy 10 năm số lượng xe ô
tô đã tăng lên 4 lần.
II. CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ MÔI TRUỒNG
Trong 10 năm qua và 20 năm tới công nghiệp hóa ở nước ta phát triển tương đối
nhanh. Các ngành phát triển mạnh là khai thác khoáng sản, đặc biệt là dầu khí, sản xuất
vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm - thuỷ sản, dệt may, da giầy, cơ khí, hóa chất và
năng lượng điện. Hầu hết cơ sở cône nghiệp cũ đều có công nghệ và thiết bị lạc hậu, tiêu
hao nguyên liệu và năng lượng lớn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cơ sở công
nghiệp mới, nói chung có công nghệ và thiết bị hiện đại, nhưng đẩu tư cho bảo vệ môi
trường chưa tương xứng, nên một số cống nghiệp vẫn gây ra ô nhiễm môi trường.
- Phát triển các khu công nghiệp
Tính đến cuối năm 2003 nước ta đã có 82 khu công nghiệp được Chính Phủ
quyết định thành lập với tổng diện tích khoảng 15.800 hecta (không kể khu Dung
Quất). Khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp nhất là miền Đông Nam Bộ. Khu vực
này hiện có 42 khu công nghiệp với diện tích khoảng 10.000 ha. Đồng bằng sông Hồng
là khu vực đứng thứ hai, có 17 khu công nghiệp, với diện tích 2.441 ha. Vùng duyên
hải m iền Trung có 14 khu công nghiệp, với diện tích 2.112 ha. Vùng Tây Nguyên có 1
khu công nghiệp với diện tích 181 ha, vùng trung du miền núi phía Bắc có 2 khu công
nghiệp với diện tích 139 ha.
Trong số 82 khu công nghiệp mới, chỉ khoảng 20 KCN có trạm xử lý nước thải
tập trung. Nước thải các khu công nghiệp còn lại chỉ được xử lý sơ bộ rồi đổ thẳng ra
nguồn nước, vì vậy đã gây ra ỏ nhiễm môi trường nước trầm trọng ở một số nơi.
Hiệu quả sử dụng đất của các khu công nghiệp còn rất thấp do thành lập quá nhiều.
Tính đến tháng 12 năm 2002, mới có 45% diện tích đất khu công nghiệp có thể cho thuê
để sản xuất công nghiệp, đã cho thuê khoảng 4.831 ha. Nhìn chung, các khu công nghiệp
đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, tăng trưởng kinh tế. Năm 2002, doanh thu
của khu vực này dạt khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
-
Quyết dinh “64 "
Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về “K ế hoạch xử lý
triệt đ ể các CO' sở gây ô nhiễm m ôi trường ngh iêm trọng”. M ục tiêu trước m ắt của kế
hoạch là đến năm 2007 tập trung xử lý triệt để 439 cơ cở gây ô nhiễm nghiêm trọng,
trong đó 284 là cơ sở sản xuất kinh doanh. M ục tiêu lâu dài của kế hoạch là đến năm
2012 sẽ tiếp tục xử lý 3.856 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn lại và các
c ơ sở mới phát sinh, đồng thời đẩy mạnh công tác phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm, ở
nhiều đô thị lớn đã thành lập các khu/cụm công nghiệp mới ở ngoại thành để di chuyển
các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng trong nội thành ra ngoại thành. Rất tiếc,
sự bố trí các khu/cụm công nghiệp mới này đã xảy ra bất hợp lý ở một số nơi. Thí dụ ở
thành phố I ỉà Nội đã thành lập các cụm công nghiệp mới ở huyện Thanh Trì, sau khi
thành lập quận Hoàng Mai thì các cụm công nghiệp này đã nằm gọn trong nội thành.
III. Ô NHIỄM MÔI TRUÔNG NUỔC ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NGHIỆP
-
Cấp nước
Tỷ lệ dãn số được cấp nước còn thấp, 60-70% đối với đô thị loại I, II; 40-50%
đối với đổ thị loại III, nhưng chỉ tiêu lượng nước L’neo đầu người chỉ đạt 40 - 50% tiêu
chuẩn. Hầu hết các hệ thống cấp nước đã được xây dụng từ lâu, chắp vá và xuống cấp
nghiêm trọng, thất thoát nước tới 30 - 40%.
-
Thoát nước
Các hệ thống thoát nước thải đều chung với hệ thống thu gom nước mưa, cả bùn
rác, nước cống đều xả vào một hệ thống thoát nước chung - kết hợp và không được xử
lý trước khi đổ thải vào nguồn nước. Tỷ lệ dân số được sử dụng các hệ thống thoát
nước tại các trung tâm đô thị đang còn thấp - vào khoảng 50 - 60% tại TP Hồ Chí M inh
và 35 - 40% tại Hà Nội và Hải Phòng, và thậm chí còn thấp hơn nữa ở các đô thị nhỏ
hơn. Nhiều đường phố không có hệ thống thoát nước mưa và sinh hoạt nên thường bị
ngập úng khi mưa và ứ đọng nước thải sinh hoạt thường xuyên.Trong trận mưa ngày 2-
^/8/2001 (cường độ trên 300mm) tại Hà nội; trận mưa ngày 20 - 21/6/2002 tại Thành
phố Hồ Chí M inh, cường độ xấp xỉ 300 mm, đều xảy ra nhiều điểm úng ngập với
thời gian kéo dài từ I - 3 ngày.
-
Nước thái
Nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng số nước thải ở các thành phố, là
m ột nguyên nhân chính gày nên tình trạng ô nhiễm nước và vấn đề này có xu hướng
c àng ngày càng xấu đi.
Tinh trạng ô nhiễm nước rõ ràng nhất là ở H à nội,Thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Đà Nẩng, Huế, Nam Định, Hải Dương và các thành phố, thị xã lớn khác. Trong
s<ố các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã được khảo sát năm 2002, tới 90% số
doanh nghiệp không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn nước thải xả ra môi trường. 73% số
cỉ oanh nghiệp xá nước thải không đạt tiêu chuẩn do không có các công trình và thiết bị
xử lý nước thải. 60% số công trình xử lý nước thải hoạt động vận hành không đạt yêu
cầu. Một số bệnh viện trong các đô thị lớn đã được đầu tư xây dựng các trạm xử lý
n ước thải riêng, song tỉ lệ còn thấp. Hàng loạt các dự án thoát nước, vệ sinh cho các đô
thị bắt đầu được nghiên cứu triển khai, các hệ thống thu gom, chia tách nước thải, các
trạm xử lý nước thải cho đô thị đã được đưa vào kế hoạch đẩu tư, nhưng tính khả thi
c òn thấp vì thiếu nguồn vốn và gặp khó khăn về kv thuật.
4
-
Hiện trạniị môi n ường nước mặt ở các dô thị vù khu công nghiệp
Cho đến nay vẫn chưa có con sông nào chảy qua vùng đô thị và KCN bị xếp vào
bại ô nhiễm năng, trừ một số nơi có đoạn sông chảy qua đô thị và khu công nghiệp
tếp nhận trực tiếp lượng nước Ihảíât lớn như, sông Nhuệ, sông Thị Vải. Tuy nhiên
ăng đã xảy ra ô nhiễm môi trường nước ở một số đoạn sông và tình trạng ô nhiễm sẽ
lin nhanh nếu không có biện pháp bảo vệ (Hình v .l). Chất lượng nước mặt tại các con
sing cho phép sử dụng vào mục đích nông nghiệp: về mùa mưa, lượng nước sông dâng
ao, mang theo nhiều phù sa, là nguồn dinh dưỡng tốt cho trồng trọt. Tuy nhiên hàm
Irợng chất lơ lửng khá cao nên sẽ gây khó khăn cho việc sử dụng vào mục đích cấp
Iirớc cho công nghiệp hoặc sinh hoạt; về mùa khô mực nước sông hồ hạ thấp, lưu
Irợng nhỏ gây nên tình trạng thiếu nước, nước bị ô nhiễm hơn và gây nên hiện tượng
;âm nhập mặn do triều cường ngoài biển khơi.
Các sông, hồ, kênh, mương nội thành
của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
•luế, Đ à Nẩng, Hải Dương, đều bị ô nhiễm ở mức độ báo động, nước sông đã biến
nành màu đen và bốc mùi hôi thối, như các sông Tô Lịch, Kim Ngưu ở Hà Nội, các
lênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, kênh Tân Hoá-Lò Gốm-Tầu Hủ ỞTPHỔ Chí M inh [7],
Diễn biến B O D 5
_ 35
30
—
I 20
“ 15
.ọ .
^ 10
ữữ
1 5
2
Q
I □
I ■
i □
1 D
J ■
Ị □
Sông Uổng Sông Cấm (Mải Sổng Hương
(11à Nội) phòng) (Huế)
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Sông Màn (Đà
nẩng)
1 — .— “ . I !
ỉ£
I
km I
Vi trí
Sông Sài gòn
(TP.il CM)
Hình 1: Diễn biến BOD, trên các sông đã quan trắc từ năm 1995 - 2002,
Theo TCVN 5942 - 1995: Nước loại A < 4 mg/1; Nước loại B < 25 mg/1
(Nguồn - Cục Môi trường- Các số liệu quan trắc môi trường /5ị)
Nước ngầm
Trữ lượng tiềm năng của các phức hệ chứa nước chính khoảng 48 tỷ nrVnăm
131,5 triệu mVngày). Trữ lượng khai thác dự báo khoảng 6 - 7 tỷ mVnăm (17-20
riêu nvVngày). Hiện nay hàng năm có thể khai thác trên dưới 1 tỷ m3 (khoảng 2-3 triệu
nVngày). Châì lượng nước ngầm còn tốt, trừ một số nơi mà hàm lượng sắt và mangan
:ao, đòi hỏi phải xử lý trước khi dùng để ăn uống.
5
Hiện tưựng xâm nhập mặn (nhiễm mặn) nước ngầm khá phổ biến ở các vùng ven
biển Việt Nam, như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Binh, Thanh Hoá, Vinh, Huế, Đà
Nẵng, Nha Trang, Phan Rang, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau, Kiên
Giang Một số vùng tuy xa biển, nhưng do tồn tại các tầng hay thấu kính nước mặn
chôn vùi cổ nên khi khai thác nước ngọt có thể kéo nước mặn vào công
trình lấy
nước,
như ở Hải Dưong, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Giang, Long An Các nguyên tố kim loại
nặng như As đã có mặt trong một số mẫu nước ngầm ở Hà Nội và một số tỉnh phụ cận.
Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường Việt Nam , năm 2003.
Khung ]: Nước ngầm
6
Phần lớn dọc các sông của hệ thống sông Hồng có giá trị các chỉ tiêu ồ nhiễm
đầu thấp hơn giá trị cho phép theo TCVN 5942-1995. Đoạn sông Hồng từ Diên Hồng
tơi ngã ba Việt Trì về mùa cạn nhiều chỉ tiêu về ô nhiễm vượt TCCP đối với nước mặt
loại A: Hàm lượng COD vượt 2,37 lần, BOD vượt 3,83 lần; N 0 2 vượt 1,4 lần; N H4+
vượt 2 lần; số lượng Coliform trong nước cao, không đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước cho
ăn uống và sinh hoạt. Tại cầu Việt Trì, N 0 2 cao hơn TCCP đối với nước mặt loại A từ 4
-f 20 lần.
- Đoạn sông Cầu chảy qua thị xã Thái Nguyên có hàm lượng BOD, COD trong
r.ước cao, hàm lượng oxy hoà tan thấp, hàm lượng H2S có khi tới 7,8 - 12mg/l, hàm
lượng N 0 2 cao hơn TCCP đối với nước cấp loại A là 5 -10 lần, hàm lượng NH4+ cao hơn
TCCP đối với nước cấp loại A 2 lần.
- Sông Thương, tại khu vực cầu Bắc Giang: BOD cao hơn TCCP đối với nước cấp
loại A 2,68 lần; COD cao hơn TCCP 1,85 lần; đặc biệt N 0 2 vượt 70 - 200 lần TCƠP đối
với nước cấp loại A.
- Sông Cấm, sông Tam Bạc thuộc khu vực Thành phố Hải Phòng có mức độ ô
nhiễm đáng kể.
Chất lượng nước các sông ở miền Trung
Nói chun" chất lượng nước các sông ở miền Trung tốt hơn các sông ở miền Bắc
và miền Nam.
Nước các sóng ở Nam Bộ
-
Nước sông Đồng Nai tại Hoá An, cầu Cát Lái, Phước Khánh, Đồng Tranh có
hàm lượng dầu tới 0,3-0,4 mg/1, trong khi đó quy định đối với nguồn cấp nước loại A là
không được chứa dầu.
- Nước sông Sài Gòn : BOD, COD tại cầu Phú Cường vượt so với TCCP 2-4 lần,
hàm lượng các chất dinh dưỡng như Nitơ vượt quy định nhiều lần, nhất là tại Bến Nhà
Rồng. Lượng Coliforms vượt tới 50-100 lần.
- Sông Thị Vải : Hàm lượng ôxy hoà tan DO dưới 2 mg/1 ở chiều dài 16 km và
dưới 1 mg/1 ỏ' khoảng chiều dài 10 km. Tại Gò Dầu BOD và COD đều vượt mức quy
định 10-15 lần so với nguồn loại A, 2-5 lần so với loại B. Nồng độ các chất dinh dưỡng
như Nitơ, Phot pho cũng vượt quá mức giới hạn cho phép.
Nquồn: Kết quả quan trắc của các Trạm QT&PT môi trường Quốc giơ [5]
Khung 2 : Nước Mặt
Chất lượng nước của các sông ở miền Bắc
7
Ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp
Các cư sở công nghiệp cũ
(được xây dựng trước năm 1975) đều là cơ sở vừa và
nhỏ công nghệ sản xuất lạc hậu, một số cơ sở có thiết bị lọc bụi, hầu như chưa có thiết
bị xử lý khí thái độc hại. Các cơ sở này lại rất phân tán, do quá trình đô thị hoá, nay đã
lọt vào trong nội thành của nhiều thành phố, ở TP. Hồ Chí M inh có khoảng 500 xí
nghiệp trong tổng số hơn 700 cơ sở công nghiệp nằm trong nội thành, ở TP. Hà Nội có
khoảng 200 xí nghiệp trong tổng số khoảng 300 cơ sở công nghiệp nằm trong nội
thành. Trong các năm gần đây nguồn ỏ nhiễm từ hoạt động công nghiệp nằm trong nội
thành có phần giảm bót do các tinh/ thành đã tích cực thực hiện chỉ thị xử lý triệt để
các cơ sở gây ồ nhiễm nghiêm trọng nằm xen kẽ trong các khu dân cư.
Cơ sở côníị nghiệp mới:
Phần lởn các cơ sở công nghiệp mới được tập trung vào
82 khu công nghiệp. Trước khi xây dựng dự án đểu đã tiến hành "Đánh giá tác động
môi trường", nên phần lớn đã đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Tuy vậy,
còn nhiều xí nghiệp mới, đặc biệt là các nhà m áy nhiệt điện than, chưa xử lý triệt để
các khí thải (S 02, N 0 2, CO) nên đã gây ra ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.
Ở nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải
Trước năm 1980 khoảng 80-90% dân đô thị đi lại bằng xe đạp, ngày nay, ngược
lại khoảng 80% dân đô thị đi lại bằng xe m áy, xe ô tô con. Ô tô, xe máy xả ra nhiều
k h í đ ộ c h ạ i v à c u ố n b ụ i b ẩ n đ ư ờ n g p h ố b a y l ê n g â y r a ô n h i ễ m b ụ i t r ầ m t r ọ n g ở n h i ề u
đô thị.
Do số lưựng xe m áy đô thị tăng lên rất nhanh, không những làm tăng nhanh
nguồn thải gây ố nhiễm không khí m à còn gây ra tắc nghẽn giao thông ở nhiều đô thị
lớn. Ở Hà Nội có khoảng 40 điểm thường xuyên bị ùn tắc giao thông, ở TP. H ồ Chí
M inh là 80 điểm. Khi tắc nghẽn giao thông mức độ ô nhiễm hơi xăng dầu và khí c o có
thể tăng lên 4-5 lần so với lúc bình thường.
0 nhiễm không khí do hoạt động xây dựng
Các hoạt động xây dựng như đào lap đất,' đập phá công trình cũ, rơi vãi vật liệu
xây dựng trong quá trình vận chuyển, thường gây ô nhiễm rất trầm trọng đối với môi
trường không khí xung quanh, đặc biệt là ô nhiễm bụi, nồng độ bụi trong không khí ở
các nơi có hoạt động xây dựng vượt trị số tiêu chuẩn cho phép tới 10 - 20 lần.
Ô nhiễm bụi
Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm bụi trầm
trọng tới mức báo động. Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội,
TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nấng trung binh lớn hơn trị số TCCP từ 2 đến 3 lần,
IV. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
8
ở các nút giao thông thuộc các đô thị này nồng độ bụi lớn hơn TCCP từ 2 đến 5 lần, ở
các khu đô thị mới đang diễn ra quá trình thi công xây dựng nhà cửa, đường xá và hạ
tầng kỹ thuật thì nồng độ bụi thường vượt TCCP từ 1 0 -20 lần (Hình 2).
K CN
C umCN
Khu NM X i Khu N M
Khu C N
P hố
Thương
Tân
m ãng Hải T hép
Biên
Lý Q u ốc
Đ ìn h Bình
Phòng
Đ à N ẵn g
H oà I
Sư
Hỉnh 2:
Diễn biến nồng độ bụi lơ lửng (m g/m 3) trung bình năm
trong không khí cạnh các KCN từ 1995 đến 2002.
Nguồn : Cục môi trường. Báo cáo Quan trắc & Phân tích Môi trường [5].
Ô nhiễm khí s o 2
Nói chung, nồng độ khí S 0 2 trung bình ở các đô thị và khu công nghiệp nước ta
còn thấp hơn trị số TCCP, trừ một số nơi bị ô nhiễm có tính cục bộ như xung quanh các
lò nung gạch ngói thủ công, xi măng lò đứng xí nghiệp gang thép, nhiệt điện.
Ô nhiễm các khí c o , N 0 2
ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nấng, Hải Phòng, nồng
độ khí CO và N 0 2 trung bình ngày đều nhỏ hơn trị số TCCP. Tuy vậy ở một số nút
giao thông lớn trong đô thị nồng độ khí c o và khí N 0 2 đã vượt trị số TCCP, như là ở
ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ (TP. Hồ Chí Minh).
0 nhiễm chì (Pb) trong không khí đô thị
Thực hiện chỉ thị 24/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ở nước ta đã sử
dụng xăng không pha chì từ ngày 1/7/2001. Số liệu quan trắc ô nhiễm giao thông cho
9
thấy nồng độ chì trong không khí Hà Nội trung bình năm 2002 giảm đi khoảng 40 -
45% so với cùng thời kỳ năm trước; tương tự, ỞTP. Hổ Chí Minh giảm đi khoảng 50%.
Kết quả quan trắc nồng độ chì trong không khí trên 35 tuyến đường phố của TP
Hải Phòng do Lê Văn Nãi thực hiện năm 2001, cho thấy trước ngày 1/7/2001 (ngày bắt
dầu cấm dùng xăng pha chì) nồng độ chì ở rất nhiều đường phố đạt tới trị số xấp xỉ
hoặc lớn hơn trị số cho phép, sau ngày 1/7/2001 nồng độ chì trong khỏng khí trên các
đường giao thông giảm đi rất nhiều, chỉ bằng khoảng 0,1 - 0,35 trị số TCCP (hình 3).
mg/nr
0.01
0 .0 09 -
0.00 8 -
0.00 7 -
0 .0 06 -
0.00 5
0.004
0 .0 03 -
0.002
0.001 -
0
TCVN 5937-1995 Pb = 0,005 mg/m3
2 3 4 5
— — I
B BI-II § 8 B ' ĩ
j T r 1 I I 1 f t lìiĩiiiiiiĩiiiiiiiiii
6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35
Các điếm được quan trăc
(Các đường phố)
Hình 3 :
Biểu đề nồng độ chì Pb (mg/m 3) trên 35 đường phố TP Hải Phòng
(2001, từ dường phố 1
-
24 đo trước 1/7/2001, từ
đường
phố 25
-
35 đo sau 1/7/2001)
Mưa axit (lắng đọng axit)
Kết quả quan trắc mưa axít 2002 [5] cho thấy ở tất cả 9/9 địa điểm quan trắc mưa
axit (Lào Cai, Hà Nội, Quảng Ngãi, Nha Trang, Biên Hoà, TP. Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Vũng Tàu và Mỹ Tho) đều xuất hiện các trận mưa với pH < 5,5 (mưa axit). Tỷ lệ
(%)
số mẫu ngày nước mưa có pH < 5,5 ở Biên Hoà và Bình Dương là lán nhất (biến
thiên trong 3
nám
là 27 - 64%). Ở Lào Cai biến thiên tỷ lệ (%) số mẫu ngày mưa có pH
< 5,5 trong 3 năm là 3% - 15%, ở Hà Nội: 3% - 8,5%, ở Vũng Tàu: 4% - 16%, ở TP Hồ
Chí Minh, năm 2000: 63%, năm 2001: 33%, năm 2002: 1,9%. Tỷ lệ số mẫu ngày mưa
axít thấp nhất xuất hiện ử các địa điểm Quảng Ngãi, Nha Trang và Mỹ Tho (0% -
4%).
V. CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NGHIỆP
Chất thải rắn đô thị
Số liệu thống kê từ các tỉnh, thành phố, các năm 2001- 2002 cho thấy lượng
chất thải rắn bình quân khoảng từ 0,8 đến 1,2 kg/người- ngày ở các đô thị lớn và ở một
số đô thị nhỏ dao động từ 0,5 đến 0,7 kg/người.ngày.
Tỷ lệ các chất có trong rác thải không ổn định, rất biến động theo mỗi địa điểm
thu gom rác, phụ thuộc vào mức sống và phong cách tiêu dùng của nhân dân ở mỗi đô
10
Ihị. Tính trung bình, các chất hữu cơ chiếm 45% - 60% tổng lượng chất thải; nilon,
chất dẻo chiếm từ 6-16%, độ ẩm trung bình của lác thải từ 46 % -52%.
Chất thải cóng nghiệp nguy hại
Theo báo cáo của Cục Môi Trường thì tổng lượng chất thải công nghiệp nguy
hại (CTNH) phát sinh mỗi năm tại 3 vùng phát triển kinh tế trọng điểm khoảng
113.118 tấn. CTNH phát sinh ở vùng trọng điểm kinh tế phía Nam lớn khoảng gấp 3
lần vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Bắc và lớn gấp khoảng 20 lần ở khu vực
trọng điểm phát triển kinh tế miền Trung (Bảng 1).
Bảng 1: Lượng phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại
Địa phương
Khối lượng
(Tấn/năm)
Vùng K T TĐ phía Bắc
28.739
Hà Nội
24.000
Hải Phòng
4.620
Quảng Ninh
119
Vùng KTTĐ miền Trung
4.117
Đà Nấng
2.257
Quảng Nam
1.768
Quảng Ngãi
92
Vùng KT TĐ phía Nam
80.332
TP. Hồ Chí Minh
44.413
Đồng Nai
33.976
Bà Rịa - Vũng Tàu
1.943
Tổng lượng:
113.188
Nguồn : Báo cáo của Cục Môi Trường, 2002.
Chất thải rắn y tế
Lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trên phạm vi cả nước ước tính
khoảng 3:4 tấn trong ngày đêm. Trong đó 1/3 lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 2/3 còn lại ở các tỉnh, thành khác
] 1
Quản lý chất thải rắn dỏ thị và công nghiệp
- Tỷ lệ thu ẹom
Hầu hết rác thải đô thị không được phân loại tại nguồn mà được thu lẫn lộn, sau
dó được vận chuyển đến bãi chôn lấp. Tỷ lệ thu gom năm 2002 đạt 70 - 75% tổng
lượng rác thải phát sinh ở các thành phố lớn, khoảng 30% - 50% ở các đô thị nhỏ. Tỷ lệ
thu gom chung toàn quốc vào khoảng 55%. Công tác phân loại rác y tế tại các bệnh
viện đã được cải thiện hơn. ở nhiều nơi, như Hà nôi, TP. Hồ Chí Minh đã sử dụng các
phương tiện chuyên dùng có thùng chứa kín, kể cả hệ thống làm lạnh bên trong để lun
giữ tạm thời và vận chuyển. Tại các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, vấn đề thu gom lưu
chứa chất thải nguy hại chưa được quan tâm. Chi có những Công ty liên doanh hoặc
công ty do nưó'c ngoài đầu tư thì công tác này mới thực sự được chú trọng.
-
Xử lý và tiêu lutỷ chất thải rắn đô thị
Việc xử lý chất thải rắn đô thị cho đến nay chủ yếu vẫn là đổ ở các bãi thải lộ
thiên không có sự kiểm soát, mùi hôi và nước rác là nguồn gáy ô nhiễm cho môi trường
đất, nước, và không khí. Mới chỉ có 32/64 tỉnh/thành có dự án đầu tư xây dựng bãi
chôn lấp hợp vệ sinh, trong đó ở 13 đô thị đã được đầu tư xây dựng.
-
Xỉ( lý và tiêu lìiiỷ chất thải nguy hại công nghiệp
ở
phía Bắc, hiện mới chỉ có một lò đốt chất thải nguy hại công nghiệp với công
suất 150Kg/giờ lắp đặt tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà
Nội, do Trung làm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp (ĐHXD) nghiên
cứu, thiết kế và xây lắp thử nghiệm. Tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn này URENCO
Hà Nội đã xây dựng bãi chôn lấp chất thải công nghiệp nguy hại đúng kỹ thuật. Còn lại
ở các nơi khác hầu hết các loại chất thải này mới chỉ được lưu giữ ngay tại cơ sở sản
xuất hoặc xử lý tạm thời, ở các tính phía Nam, những năm gần đây đã hình thành khá
nhiều các cư
sở
lư nhân tham gia vào hoạt động xử lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên hầu
hết các cơ sở tư nhân đều chưa có đầy đủ cơ sở vật chất để tiêu huỷ hay xử lý triệt để
chất thải nguy hại mà họ đã thu gom.
- Xử lý vù tiêu huỷ chất thải V tế nguy hại
Tính đến tháng 9 năm 2003 toàn quốc có 47 lò đốt ngoại và 14 lò đốt do trong
nước chế tạo được lắp đặt và vận hành để xử lý chất thải y tế nguy hại với công suất xử
lý dao động từ 20 kg/giờ đến 200 kg/giờ. Ngoài phương pháp xử lý chất thải y tế bằng
đốt, thành phố Buôn Ma Thuột đã lắp đặt hệ thống xử lý chất thải y tế bằng hệ thống
hơi nóng.
12
VI. CÁC VẤN ĐỀ u u TIÊN TRONG BVMT ĐỂ PHÁT TRIEN b e n v ũ n g
ĐÔ THỊ VÀ CỒNG NGHIỆP
a) Vấn đề ưu tiên chung :
-
Lồng ghép quy hoạch BVMT với quy hoạch phát triển đô thị và công nghiệp là
một giải pháp ưu tiên hàng đầu, có tính chiến lược để đảm bảo phát triển bền vững. Thí
dụ như Hà Nội, qui hoạch phát triển các khu công nghiệp theo kiểu phân tán tạo thành
vành đai công nghiệp bao vây tứ phía, sẽ gây ra các vấn đề môi trường bức bách trong
tương lai khó giải quyết và hiệu quả kinh tế vận hành các khu công nghiệp này sẽ
không cao; Bố trí nhà máy Điện Quảng Ninh với công suất 1200 M W ở phường Hà
Khánh, TP Hạ Long, sẽ không tránh khỏi gây ra ô nhiễm môi trường đối với các khu
đô thị xung quanh; San lấp bờ biển để phát triển đô thị như ở Quảng Ninh, Hải Phòng
và nhiều thành phố ven biển khác sẽ làm suy thoái môi trường ven biển, đặc biệt là đối
với hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Lồng ghép qui hoạch BVMT với qui hoạch phát triển đô thị và công nghiệp cẩn
phải có tầm nhìn toàn vùng; có tính tổng hợp. Thí dụ như phát triển các khu công
nghiệp ở lưu vực sông Thị Vải đã thực hiện ĐTM đối với từng khu, từng dự án, thiếu
đánh giá môi trường chung toàn lưu vực, nên nay đã gây ra ô nhiễm môi trường trầm
trọng ở sông Thị vải. Theo định hướng qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc sẽ phát triển các điểm đô thị có qui mô 25 vạn dân trở lên trên
cơ sở phát triển 7 khu công nghiệp mới trên trục đường Quốc lộ 18. Nhưng thực tế cho
đến nay, dọc iheo đường 18 chưa có khu đô thị mới, khu công nghiệp mới nào được
hình thành, trong khi đó dọc theo đường Quốc lộ 5 đã hình thành nhiều khu công
nghiệp mới không theo qui hoạch chung của toàn vùng. Các vấn đề môi trường nảy
sinh khi phát triển rất nhiều khu công nghiệp và khu đô thị dọc theo đường 5 chưa được
xem xét. Mặl khác, cũng cần thấy rằng phát triển các khu đô thị dọc theo tuyến đường
quốc lộ, nếu như quản lý qui hoạch không nghiêm ngặt thì có thể dãn đến "phố hoá"
đường quốc lộ, biến quốc lộ thành đường xuyên qua đô thị mới, sẽ gây ra nhiều tác
động xấu cả vổ môi trường, cả về an toàn giao thông và rất khó khấc phục.
- Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức BVMT cho cộng đồng, thực hiện xã
hội hoá công tác BVMT.
b) Vấn dề ưu tiên đối vói đò thị
-
Xây dựng chính sách và lộ trình đô thị hóa phù hợp để làng xã thực sự trở
thành phường trong đô thị, trước hết là qui hoạch lại làng xã, cải tạo hệ thống giao
thông, cấp nước, thoát nước, hệ thống điện, thông tin của làng xã hòa nhập với hệ
thống chung của đô thị, tránh tình trạng làng xã trờ thành ốc đảo trong đô thị. Đào tạo
nghề để chuyển lao động nông nghiệp trở thành lao động phi nông nghiệp.
13
- Phát triển kinh tế, dặc biệt là nghề thủ công ở ngoại thành cũng như ở nông
thôn nói chung, để giảm bớt sức ép dân di cư từ nông thôn ra thành thị.
- Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống cấp nước đô thị, đảm bảo đến năm 2010 đạt
100% dân đô thị được cấp nước máy; cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước để giải
quyết triệt để vấn đề úng ngập đô thị trong mùa mưa; xây dựng các trạm xử lý nước
thải tập trung dể xử ỉý triệt để nước thải sinh hoạt đô thị, trước hết là nước thải của các
bệnh viện.
- Tăng cường năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, đặc biệt là
đối với chất thải nguy hại, bảo đảm thu gom 100% rác thải vào năm 2010; triển khai
rộng rãi công tác phân loại rác thải ngay tại nguồn phát sinh sẽ góp phần giảm bớt
gánh nặng cho thu gom và xử lý chất thải đô thị; đầu tư cơ sở vật chất để xử lý và tiêu
huỷ chất thải rán theo đúng phương thức hợp vệ sinh.
- Cải tạo hệ thống giao thông, đặc biệt là các nút giao thông để giảm thiểu tai
nạn và tắc nghẽn giao thông, phát triển giao thông công cộng, hạn chế xe ôtô cá nhân
và xe máy, kiểm soát chặt chẽ chất lượng xe về mặt môi trường để giảm thiểu ô nhiễm
không khí và tiếng ổn do giao thông gày ra.
- Phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý xây dựng, giao thông, điện,
nước, thông tin trong việc xây dựng, sửa chữa hạ tầng kỹ thuật đô thị để tránh tình
trạng nay lấp mai đào đường, vừa lãng phí tiền của, vừa làm cho đường xá luôn bẩn
thỉu, bụi bậm, giữ gìn vệ sinh đường phố.
- Tăng cường "lục hóa" đô thị để vừa giảm ô nhiễm không khí vừa cải thiện vi
khí hậu thành phố.
- Áp dụng các công cụ kinh tế - “người gây ô nhiễm phải trả tiền”- trong quản
lý môi trường đô thị.
- Tăng cường công tác quan trắc môi trường, thanh tra môi trường, kiểm soát ô
nhiễm đô thị.
c) Vấn dề ưu tiên đối vói công nghiệp
- Kiên quyết thực hiện Quyết định số 64 của Chính Phủ về xử lý triệt để các cơ
sở công nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng nằm xen kẽ trong các khu dân cư.
- Đối với các nhà may cũ, khu công nghiệp cũ không mở rộng sản xuất mà chủ
yếu là đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa công nghệ sản xuất để giảm thiểu ô nhiễm.
- Đối với tất cả các dự án đầu tư mới chỉ cho đầu tư vào các khu công nghiệp và
sử dụng công nghệ và thiết bị hiện dại.
14
- Yêu cầu (ất cả các khu công nghiệp phải đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
bảo vệ môi trường, dặc biệt là trạm xử lý nước thải trước khi cho thuê đất đầu lư các
nhà m áy.
- Thu gom và xử lý triệt để chất thai công nghiệp nguy hại.
- Đảm báo đạt chỉ tiêu cây xanh và vành đai cây xanh tại các khu công nghiệp.
- Áp dụng các công cụ kinh tế- “Người gây ỏ nhiễm phải trả tiền”- trong quản
lý môi trường còng nghiệp, như là thuế tài nguyên, phí nước thải, phí khí thải.
- Áp dụng một cách nghiêm túc các tiêu chuẩn môi trường đối với khí thải công
nghiệp, nước thái công nghiệp và tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh.
- Tăng cường công tác quan trắc môi trường, thanh tra môi trường, kiểm soát
các nguồn ô nhiễm công nghiệp.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lưu Đức Hải và nnk.
Dự Ún Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và định
hướng bảo vệ mỏi trường đô thị.
Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường đô
thị nông thôn, Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn, Bộ Xây dựng, 2000
2. Trịnh Huy Thục.
Phát triển nhà ỏ dô thị theo dự án là giải pháp cơ bản và quyết
địnli đ ể phát triển đô thị bền vững, vân minh. Trong Tài liệu hội nghị quản lý kiến trúc,
quy hoạch xây đựng và phát triển đô thị diễn ra tại Hà Nội tháng 4/2003.
3. Phạm Ngọc Đăng và Phạm Hải Hà.
Bàn về xây dựng dô thị sinh tlĩái ở nước ta.
Tạp chí “Kiến í rúc Việt Nam
”, số 4/2002.
4. Viện Chiến lược, Chính sách Công nghiệp, Bộ Công nghiệp. Dự thảo báo cáo tổng
hợp dự án
“Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các
vùng lãnh thổ dr'll năm 2010".
Hà Nội, 01/2002.
5. Cục Bảo vệ Môi trường.
Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích mưa axit của 3
Trạm quan trắc Mưa axit quốc gia từ 2000 đến 2002.
6
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2002 và
năm 2003.
7 Trần Hiếu Nhuệ.
Tình hình chất lượng nguồn nước mặt và sự ỏ nhiễm môi tm'ờní>
n,(ớc tại các khu vực đô thị và công nghiệp à Việt Nam.
Hội thảo KH Môi trường Đô
thị, Công nghiệp và Nông thôn - Hà Nội 4/2000.
8 Nguyễn Kim Thái.
Diễn biến tình hình quản lý chất tliái rắn ở các dô thị Việt
Nam . Dáo cún Kll - Hội nghị KHCN lần thứ 13, Đại học Xây dựng - 2001.
H à N ộ i , 1-10- 2 0 0 4
15
H I Ệ N T R Ạ N G C Ô N G N G H Ệ M Ô I T R U Ồ N G V I Ệ T
N A M V À Đ Ị N H H U Ớ N G T R O N G T H Ờ I G I A N T Ớ I
Chu Thị Sàng
CỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hanoi 2004
H IỆ N T R Ạ N G C Ô N G N G H Ệ M Ô I T R Ư Ờ N G V IỆ T N A M V À Đ ỊN H
H Ư Ớ N G T R O N G T H Ờ I G IA N T Ớ I
C hu Thị Sàng
CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
I. Đ ẶT VẤN ĐỂ
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước nhảy vọt
đáng kể và đang trên đà phát triển nhanh chóng hoà nhập với sự phát triển trong
khu vực và trên thế giới. Chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của
Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của đời sống
kinh tế xã hội, trong đó có sự đầu tư phát triển công nghiệp được đặt lên hàng đầu.
Về mặt kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng gấp đôi, tích luỹ nội
bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể đã tăng lên tới 30%. Trong cơ cấu GDP,
tỷ trọng nông nghiệp từ mức 39% giảm xuống còn 24%; công nghiệp từ 23% tăng
lên 37%; dịch vụ từ 38,6% lên 39,1%; kim nghạch xuất khẩu tăng gấp 6 lần.
Về đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo quẩn chúng nhân dân đã tăng
lên rõ rệt. Trong thời gian từ 1994 đến 1999, thu nhập bình quân đầu người đã tăng
lên 1,75 lần; tỷ lệ hộ nghèo từ 58% năm 1993 giảm xuống 37% năm 1998.
Bên cạnh những thành tựu nổi bật do phát triển kinh tế sau 18 năm đổi mới
(1986-2004), Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức về môi trường
không nhỏ, sự phát triển đã, đang và sẽ sinh ra một khối lượng lớn chất thải trong
đó có nước thải, khí thải, chất thải rắn. Nếu không áp dụng các công nghệ khống
chế ô nhiễm thích hợp và hiệu quả thì các chất thải sinh ra sẽ gây tác động nghiêm
trọng đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Vì vậy đầu tư cho công nghệ phòng
ngừa và xử lv ô nhiễm là vấn đề ưu tiên trong công tác quản lý môi trường.
Từ khi ban hành Luật bảo vệ môi trường (năm 1993) cho đến nay, ngành
công nghệ môi trường của Việt Nam đã có những bước đi ban đầu, tuy còn nhiều
yếu kém cần khắc phục mới đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi của thực tế.
Báo cáo này nhằm cung cấp hiện trạng công nghệ môi trường của Việt Nam
và một số kiến nghị, định hướng phát triển ngành công nghệ môi trường trong thời
gian tới.
1
II. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ MÔĨ TRƯỜNG VIỆT NAM
1. V ãn bản pháp luật về các hoạt động quản lý nhà nước liên q uan
- Luật bảo vệ môi tnrờng (năm 1993) và Nghị định 175/CP hướng dẫn thi hành
Luật bảo vệ môi trường (1994).
- Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/06/1998 về “ Tãng cường công tác bảo vệ môi
trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
- Chiến lược Quốc gia về bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 (Quyết
định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến nãm 2010 và định hướng đến
năm 2020).
- Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất sạch hơn 2001-2005
- Quyếi định số 62/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 21/11/2001 về việc ban hành
vãn bản kỹ thuậi đối với lò đốt chất thải y tế.
2. Các chương trình, đề tài nghiên cứu và các đê án có liên q u an đến
công nghệ môi trường
Trong giai đoạn 1996-2005, Bộ Khoa học và Công nghệ đã và đang thực hiện 5
chương trình nghiên cứu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó có nhiều
để tài, dự án đã hoàn thành và được ứng dụng hiệu quả trong thực tế. Tăng cường
nghiên cứu khoa học và công nghệ môi trường, dào tạo cán bộ, chuyên gia môi trường
là giải pháp hỗ trợ để công tác BVMT đạt được kết quả ngày càng cao hơn.
- Trong Chương trình Khoa học Công nghệ (KH-CN) cấp nhà nước giai đoạn
1991-1995 “Tài nguyên và Môi trường” (KT-02) có một số đề tài liên quan đến công
nghệ bao gồm: “ Xây dựng và áp dụng một số quy trình công nghệ điển hình để xử lý ô
nhiễm, bảo vệ môi trường tại một số cơ sở công nghiệp phía Nam (KT-02-04)” ; giảm
thiểu ô nhiễm tại Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Ninh Bình (KT-02-03); “ Nghiên cứu
tận thu, xử lý chất thải công nghiệp và một sô' công nghệ không (hoặc ít) chất thải”
(KT-02-06).
- Trong Chương trình KH-CN cấp nhà nước giai đoạn 1995-2000 “Sử dụng hợp
lý tài nguyên và Bảo vệ môi trường” (KHCN-07) có 5 đề tài liên quan đến công nghệ
bao gồm: làm sạch khu vực khai thác than vùng Hạ Long-Quảng Ninh (KHCN-07-06);
giảm thiểu ô nhiễm tại một số khu công nghiệp và dân cư trọng điểm TP. Hồ Chí Minh
và vùng lân cận (KHCN-07-10); giảm thiểu ô nhiễm do phát triển công nghiệp và đô
thị Hà Nội (KHCN-07-1 r); x ử lý các chất siêu độc sinh thái trong công nghiệp và dân
2
sinh (KHCN-07-15); Xử lý chất thải sinh ra từ các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ
(K HC N-07-16).
- Trong Chươno trình KH-CN cấp nhà nước giai đoạn 2001-2005 “Bảo vệ Môi
trường và phòng tránh thiên tai” có 02 đề tài liên quan đến công nghệ môi trường
“N ghiên cứu CƯ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện
pháp giải quyết vấn để môi trường ở các làng nghề Việt N am” (KC.08.09) và "Nghiên
cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các chính sách, giải pháp bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững kinh tế trang trại tại Việt Nam" (KC08.30).
3. Hiện trạng áp dụng côngnghộ mỏi trường tại Việt Nam
3.1. Hiện trạng áp dụng công nghệ môi trường tại các đô thị:
Tính đến năm 2003, nước ta có 656 đô thị, trong đó có 5 thành phố lớn do
Trung ương quán lý, 81 thành phố, thị xã cấp tỉnh và hơn 570 thị trấn cấp huyện với
tổng dân số 20,0 triệu người (chiếm 25% dân số toàn quốc). Dự báo đến năm 2010 sẽ
có 1.226 đô thị, với tổng số dân 30,4 triệu người (chiếm 33% dân số toàn quốc) và đến
năm 2020 sẽ có 1.953 đô thị, với tổng số dân 46,0 triệu người (chiếm 45% dân số toàn
quốc). Quá trình đô thị hóa nhanh sẽ gia tăng lượng chất thải bao gồm khí thải giao
thông, nước thải và rác thải sinh hoạt.
Vấn đề ô nhiễm do bụi và tiếng ồn tại hầu hết các đô thị đang là vấn đề cấp
bách. Tại các đô thị lớn (Hà Nội, TP. HCM), đã có những khu vực bị ô nhiễm do khí
CO, chất hữu cơ bay hơi (VOC). Nguyên nhân chính là do gia tăng quá mức lượng ô tô
và xe máy do chất lượng đường sá yếu kém và do tỉ lệ xe cũ cao (số lượng xe có 10-20
năm sử,dụng chiếm 73%). Tính đến tháng 6/2003, Việt Nam có khoảng 600.430 ô
tô,10.410.000 xe máy. Tại Hà Nội và TP. HCM, trong 2 năm 2000-2001, số ô tô tăng
35,5%, số xe máy tăng 61,5%/năm). Ngoài những biện pháp quản lý, cải thiện chất
lượng đường sá, m ở rộng đường, tăng tỷ ]ệ người đi xe buýt công cộng, thay xăng pha
chì hiện nay dã có một số nghiên cứu công nghệ trong nước và nghiên cứu ứng dụng
công nghệ nước ngoài nhằm giảm thiểu ô nhiễm do khí thải giao thông. Khoa Kỹ thuật
giao Ihông (Trường đại học Bách khoa TP. HCM) đã nghiên cứu phương án thay thê
nhiên liệu xăng bằng khí hóa lỏng LPG để chạy thử xe Taxi KIA-PRIDE, xe máy
Wave 110 cc tại TP. HCM nhằm giảm ô nhiễm; Phân Viện Vật liệu tại TP. HCM đã
chế tạo và thừ nghiệm chất xúc tác Cu, Co, Ni, La trên chất mang là Ôxýt nhôm hoặc
Bentonit để chuyển hóa c o sinh ra từ xe Babetta; Viện Khoa học vật liệu đã nghiên
cứu chế tạo và thử nghiệm chất xúc tác chứa đất hiếm (M onolith-autocatalyst) để
chuyển hóa c o , các chất hữu cơ bay hơi (VOC) sinh ra từ xe Mazda Ngoài ra, trong
thời gian qua đã có một số công ty nước ngoài (Nga, Mỹ ) đến thử nghiệm công
3
nghệ giảm ihieu ô nhiễm do khí thải giao thông tại TP. HCM. Cho đến nay chưa có
công nghệ nào dược triển khai vào thực tế.
Vấn đề thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tại tất cả các đô thị chưa được triển
khai. Hiện nay, tại một số thành phố lớn (TP. Hà Nội, TP.HCM, TP. Đà Nẩng ) đang
thực hiện các dự án cải tạo kênh rạch trong nội thị, di dời nhà ổ chuột, kè bờ sông, giải
tỏa 2 bờ sông, xây đường nhựa có thảm cỏ ngăn cách với bờ sông Tại TP. HCM đã
và đang thực hiện các dự án “Cải thiện môi trường TP. HCM” bằng vốn vay Ngân hàng
Châu Á (ADB), “Quy hoạch cải thiện kênh Tân Hóa-Lò G ốm ” do Chính phủ Bỉ tài trợ,
“Cải tạo kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè” do vay Ngân hàng thế giới (WB) Tại Hà Nội,
đã và đang thực hiện dự án “Cải tạo sông Kim Ngưu”, “Cải tạo sông Tô Lịch” Giai
đoạn tiếp theo nước thải sinh hoạt tại Hà Nội và TP. HCM sẽ được bơm về một số hồ tự
nhiên hoặc khu vực đất trũng để xử lý bằng phương pháp sinh học. Tại các đô thị khác,
vấn đề quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đã được phê duyệt,
nhưng chưa được triển khai do thiếu nguồn kinh phí. Hiện nay, công nghệ xử lý nước
thải sinh hoạt và nước ao hồ, kênh rạch ô nhiễm tại các đô thị mới được triển khai ở
quy mô Pilot . Công ty HAECON (Bí) đã nghiên cứu công nghệ thích hợp (bể lọc đệm
sinh học cố định (Fixed Bed bioreactor)) để xử lý nước thải sinh hoạt cho các cụm dân
cư nhỏ (khoảng vài trăm đến vài nghìn người). Công nghệ này có ưu điểm nổi bật là
vật liệu đơn gián ,tốn ít mặt bằng, nên đã được triển khai tại nhiều nước trên thế giới.
Thực hiện Chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các
biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp, các địa
phương đã tiến hành quy hoạch hệ thống bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. Hiện nay
đã có 32 đô thị có quy hoạch xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, trong đó có 13 đô
thị đang xây dựng. Các công nghệ áp dụng là chôn lấp hợp vệ sinh và sản xuất phân
compost. Tuy nhiên, cho đến nay rất ít địa phương có được khu xử lý rác đạt tiêu chuẩn
vệ sinh.
Một số ví dụ về hiện trạng công nghệ xử lý rác là :
- Các địa phương đã triển khai nghiên cứu quy hoạch hệ thống bãi chôn lấp rác
hợp vệ sinh tới đô thị cấp huyện là Tây Ninh, Đắc Lắc, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Đồng
Nai, Bình Thuận,
- Một số địa phương áp dụng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh là TP. HCM, Hà
Nội, Đà Nẩng, Long An,
Vĩnh
Long, Bến Tre
- Một số địa phương áp dụng công nghệ ủ yếm khí kết hợp sản xuất phân bón
hữu cơ (TP. Biên Hòa, lỉnh Đồng Nai);
h.
Hải Ninh, tỉnh Ninh Thuận .
4
- Một số địa phương áp dụng công nghệ ủ yếm khí kết hợp sản xuất phân bón
hữu cơ là N hà máy xử lý phân rác Cầu Diễn (Hà Nội), Nhà máy phân rác Bà Rịa(Tỉnh
Bà Rịa -V ũ ng Tàu), Nhà máy phân rác Buôn Ma Thuột (Tỉnh Đắc Lắc)
Ngoài ra. hiện nay có một số công nghệ đang được triển khai nhằm giảm thiểu ô
nhiễm gây ra từ các bãi rác :
- Xử lý rác thải bằng giun (Perionyx Excavalus) được nhập về Philippines (Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (TTKHTN &CNQG) thực hiện).
- Xử lý rác thải bằng ruồi đen (Đại học Nông Lâm TP. HCM thực hiện).
- Xử lý mùi hối sinh ra từ bãi rác bằng Chế phẩm EM .
- Chế tạo các thiết bị xử lý rác công suất 50-1.000 tấn rác/ngày theo phương
pháp sinh học (clo Công ty cổ phần An Sinh ihực hiện).
- Xử lý nước rỉ ra từ bãi rác Đông Thạnh (TP. HCM) và Nam Sơn (Hà Nội).
3.2. Hiện trạng áp dụng công nghệ môi trường tại khu công nghiệp :
Trong những năm gần đây tốc độ hình thành và phát triển các khu công nghiệp
(KCN), khu chế xuất (KCX) tại Việt Nam xảy ra rất nhanh. Tính đến tháng đầu năm
2003 đã có 76 KCN, KCX được thành lập với tổng diện tích 15.216 ha, trong đó vùng
Đõng N am Bộ chiếm 53% về số khu công nghiệp và 65.5% về diện tích đất; Duyên hải
miền Trung tương ứng là 18% và 13%; đồng bằng sông Hồng là 18% và 14%; Trung
du, miền núi Bác Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 10,5% và 7,5%.
Tính đến quý ] năm 2004 đã có 93 KCN, KCX được Chính phủ phê duyệt với tổng diện
tích 18.630 ha.
Ngoài những lợi ích kinh tế xã hội, sự phát triển các KCN, KCX sinh ra một
khối lượng lớn nước thải, khí thải, chất thải rắn gây tác động nghiêm trọng tới môi
trường và sức khỏe nhân dàn trong khu vực.
Trong thòi gian qua đã có 18/76 KCN, KCX áp dụng công nghệ xử lý nước thải
tập trung như KCN Nomura (Hải Phòng), KCN Suối Dầu (Khánh Hòa), các KCN Biên
Hòa 2, Amata, Loteco, Gò Dầu (Đồng Nai); các KCX Tân Thuận, Linh Trung, các
KCN Tân Tạo, Lê M inh Xuân (TP. HCM); các KCN Sóng Thần I, Sóng Thần II, Việt
Hương, Đồng An, Việt Nam - Singapore, Bình Đường (tỉnh Bình Dương); KCN Hòa
Hiệp (Phú Yên) Nhìn chung việc xử lý nước thải trong các KCN chưa được coi
trọng, ngay cả các KCN có trạm xử lý nước thải tập trung nhưng việc vận hành cũng
chua lốt, dãn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.
Miện nay, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại từ tất cả các KCN,
KCX vẫn phải thuê Công ty vệ sinh môi trường đô thị thu gom và xử lý. Một số khu xử
lý sẽ hình thành trong những năm tới là:
- Khu xử lý chất thải công nghiệp đầu tiên trên diện tích 2,2 ha (trong số 100 ha
được quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải trong thời hạn 50 năm) thuộc địa bàn 2
xã Giang Điền và An Viễn (huyện Thống Nhất) do Công ty phát triển KCN Biên Hòa -
SONADEZI (Đồng Nai) xây dựng.
- KCN xử lý chất thải (kể cả chất thải công nghiệp và sinh hoạt) tại xã Tân
Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An trên diện tích 1760 ha do Liên doanh giữa
Công ty cổ phần Đức Hạnh và Công ly Môi trường đô thị TP.HCM xây dụng.
Khả năng xây dựng mô hình KCN thân thiện môi trường đã được triển khai tại
một số khu công nghiệp như KCN Đức Hòa 2, KCN Biên Hòa 2.
3.3. Hiện trạng áp (lụng công nghệ môi trường tại các co' sở sản xuất quy
mô lớn (nằm ngoài khu công nghiệp):
3.3.1. Sán xuất sạch hơn
Trong những năm qua sản xuất sạch hơn (SXSH) ngày càng được các nhà quản
lý môi trường và các doanh nghiệp quan tâm như một công cụ hữu hiệu nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường tại Việt Nam. Các hoạt động chính liên quan đến SXSH là :
- Trong khuôn khổ Dự án UNIDO-SECO (US/VIE/96/023), từ năm 1998 Trưng
tâm sản xuất sạch Việt Nam đã ra đời. Dự án được thực hiện thông qua 2 giai đoạn
(giai đoạn 1 : 1999-2000; giai đoạn 2 : 2001-2003). Ngoài các hoạt động giáo dục đào
tạo, nâng cao nhận thức môi trường, Dự án đã và dang triển khai trình diễn SXSH tại
50 doanh nghiệp bao gồm các ngành dệt, giấy, chế biến thực phẩm, gia công kim loại
tại Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẫng, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ
- Thông qua Dự án “Giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp -sản xuất sạch hơn” do
ƯNIDO và SIDA (Thụy Điển) tài trợ đã có 6 doanh nghiệp tại TP. HCM được trình
diễn các giải pháp SXSH bao gồm Nhà máy mì ăn liền Thiên Hương, Công ty thực
phẩm VISAN. Công ty giấy Xuân Đức, Công ty giấy Linh Xuân, Công ty dệt Phước
Long, Công tv dệt nhuộm Thuận Thiên.
- Trong khuôn khổ Dự án UND P về giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp ở Phú Thọ
(VIE/95/019) và Đồng Nai (VIE/95/053) đã có trên 10 doanh nghiệp được tham gia
trình diễn các giai pháp SXSH.
6