Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

nghiên cứu vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.73 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và song hành
với đó là sự thay đổi nhanh chóng của xã hội. Nhưng kinh tế-xã hội càng
phát triển thì vấn đề bảo vệ môi trường càng phải được đặt lên hàng đầu.
Tuy nhiên hiện nay yếu tố môi trường đang bị xem nhẹ, dễ dàng bị bỏ
qua trong khi đó là vấn đề cấp thiết với sự sống còn của con người, với
tương lai của thế giới. Do đó cần có một cái nhìn đầy đủ hơn và quan tâm
hơn nữa đến vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Mục đích khi lựa chọn đề tài Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn
đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam là xem xét những yếu tố tác động đến
môi trường, mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, tìm hiểu nguyên nhân
và thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay, xem xét các
chính sách đã và đang được Nhà nước, các tổ chức, cá nhân thực hiện, từ
đó rút kinh nghiệm, đồng thời góp phần đề ra phương hướng và giải pháp
hạn chế.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu tổng quan khái niệm về tự
nhiên, xã hội, mối quan hệ giữa chúng và vai trò của con người, từ đó vận
dụng vào để nghiên cứu vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay, rút ra
bài học cho bản thân và phương hướng giải quyết vấn đề.
1
NỘI DUNG
MỤC 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội là vấn đề cơ bản được con người
quan tâm từ rất sớm và cho đến ngày nay những quan niệm về vấn đề
này đã được phát triển hoàn thiện.
1.1 Khái niệm:
Tự nhiên: theo nghĩa rộng tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất vô
cùng vô tận. Theo nghĩa này thì xã hội con người cùng là một bộ phận
của giới tự nhiên.
Xã hội: xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình,


thái này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa
người với người làm nền tảng. Theo Mác: "Xã hội không phải gồm
các cá nhân người. Xã hội biểu hiện tổng số mối liên hệ và những
quan hệ của các cá nhân với nhau".
1.2 Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội:
Giữa tự nhiên và xã hội có một mối quan hệ biện chứng rất chặt chẽ:
a. Xã hội là bộ phận đặc thù của tự nhiên:
Theo định nghĩa tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại
khách quan vậy con người và xã hội loài người cũng là một bộ
phận của thế giới vật chất ấy - con người và xã hội cũng là bộ phận
của tự nhiên.
2
Tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người.
Nguồn gốc của con người là tự nhiên. Con người đã xuất hiện từ
động vật thông qua quy luật tiến hóa và sống trong giới tự nhiên
như mọi sinh vật khác bởi con người là một sinh vật của tự nhiên.
Không chỉ nhờ những quy luật sinh học mà con người còn được
sinh ra nhờ lao động: con người khai thác và cải tiến giới tự nhiên
để đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình. Trong quá trình lao động con
người hoàn thiện cơ thể và ngôn ngữ được sinh ra, từ đó bộ não và
tâm lý con người được hình thành.
Cùng với đó là sự hình thành các quan hệ giữa người với người,
cộng đồng người dần thay đổi từ mang tính bầy đàn sang một cộng
đồng mới khác hẳn về chất, ta gọi đó là xã hội. Xã hội lấy sự tác
động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng, "là sản phẩm
của sự tác động qua lại giữa những con người".
Như vậy xã hội cũng là một bộ phận của tự nhiên. Song bộ phận
này có tính đặc thù thể hiện ở chỗ: nhân tố hoạt động là của con
người có ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi những mục
đích nhất định. Hoạt động của con người không chỉ tái sản xuất ra

chính bản thân mình mà còn tái sản xuất ra giới tự nhiên.
b. Tự nhiên là nền tảng của xã hội:
Xã hội và tự nhiên thống nhất với nhau nên nó tương tác với
nhau. Đây là một mối quan hệ biện chứng hai chiều:
Tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vừa là môi
trường tồn tại và phát triển của xã hội. Tự nhiên là nguồn gốc của
sự xuất hiện xã hội vì xã hội được hình thành trong sự tiến hóa của
thế giới vật chất. Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của
xã hội vì chính tự nhiên đã cung cấp những điều kiện cần thiết nhất
cho sự sống của con người và cũng chỉ có tự nhiên mới cung cấp
3
được những điều kiện cần thiết cho các hoạt động sản xuất xã hội.
Bởi vì theo Mác, con người không thể sáng tạo ra được cái gì nếu
không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài.
Xã hội và con người được hình thành là nhờ quá trình lao
động. Trong khi đó Tự nhiên là nguồn cung cấp mọi thứ cần thiết
cho sự tồn tại của xã hội và cho hoạt động lao động của con người.
Do đó tự nhiên có thể tác động thuận lợi hoặc gây khó khăn cho
sản xuất xã hội; có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm xã hội phát triển bởi
nó là nền tảng của xã hội.
c. Tác động của xã hội trở lại với tự nhiên:
Xã hội là một bộ phận của tự nhiên do vậy mỗi thay đổi
của xã hội cũng có nghĩa là tự nhiên thay đổi.
Bởi "lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con
người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của
chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm soát sự
trao đổi chất giữa họ và tự nhiên", xã hội tác động mạnh mẽ đến
các thành phần còn lại của tự nhiên trong quá sinh hoạt và sản xuất
thông qua việc sử dụng và làm biến đổi các yếu tố tự nhiên.
Việc bùng nổ dân số và sự phát triển của khoa học kỹ

thuật đang tác động rất lớn đến tự nhiên. Vấn đề hiện nay là trong
quá trình tác động này con người cần kiểm tra, điều tiết việc sử
dụng khai thác, bảo quản các nguồn vật chất của tự nhiên, nếu
không thì khủng hoảng sẽ xảy ra, sự cân bằng của hệ thống tự
nhiên - xã hội sẽ bị đe dọa.
1.3 Con người với tự nhiên và xã hội:
Con người là hiện thân của sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội:
Con người là sản phẩm của tự nhiên. Con người tạo ra xã hội. Con
4
người vốn tồn tại trong tự nhiên nhưng sau khi tạo ra xã hội thì lại
không thể tách rời xã hội. Con người sống trong môi trường xã hội,
trong mối quan hệ qua lại giữa người với người với người. Vì thế con
người mang trong mình bản tính tự nhiên và bản chất xã hội.
Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ nhận
thức và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn của con
người::
Mối quan hệ giữa tự nhiên và con người được thể hiện thông
qua hoạt động của con người. Song con người hành động theo suy
nghĩ do đó mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ
nhận thức, trước hết là nhận thức các quy luật và việc vận dụng nó
trong các hoạt động thực tiễn.
Nếu con người nhận thức tốt và hành động theo quy luật thì sẽ
tạo ra một thế giới hài hỏa, thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của xã
hội. Ngược lại, nếu làm trái quy luật, chỉ khai thác, chiếm đoạt những
cái có sẵn trong giới tự nhiên thì sẽ phá hủy tự nhiên và làm phá vỡ
cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội. Con người sẽ phải trả giá và chịu
diệt vong. Việc nhận thức quy luật tự nhiên cần đi kèm việc nhận thức
quy luật của xã hội và đồng thời vận dụng chúng trong thực tiễn.

5

×