Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực Sông Cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.07 MB, 82 trang )

802
B ộ TÀI NGUYÊN VÀ MÒI TRƯỜNG
VIỆN K HOA H Ọ C KH Í TƯ Ợ NG THỦY VĂN VÀ M ỒI TRƯỜNG
_
______________********
_________________
BÁO CÁO TÓM TẮT
Dự ÁN
QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC
LƯU V ực SÔNG CẢU
Chủ nhiệm Dự án: TS. Trần Hồng Thái
HÀ NỘI, 1-2009
bi)
3
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH SÁCH CÁC BẢNG iii
DANH SÁCH CÁC HỈNH iii
CHƯƠNGTGIỚI THIỆU Dự ÁN
s« ,
________________
m
.
1
1.1. SỤ CẢN THIẾT THỰC HIỆN D ự Á N I
1.2. C ơ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN D ự Á N

.
2
1.3. MỤC TIÊU D ự Á N


.

2
1.4. NHIỆM VỤ CỬA D ự Á N

.
2
CHƯƠNG 2. QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC
4
2.1. QUY HOẠCH KHƯNG TÀI NGUYÊN N Ư Ớ C 4
2.1.1. Đánh giá tài nguyên nước 4
2.1.2. Cân bàng nước hệ thổng A
2.1.3. Nhận dạng các vấn đề đặt ra về tài nguyên nước 14
2.1.4. Xác định các định hướng, giải pháp giải quyết các vấn đề đặt ra

20
2.1.5. Xác định các ưu tiên trong sừ dụng nước 21
2.2. QUY HOẠCH CHIA SẺ, PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯ ỚC

.
22
2.2.1. Chi tiêu tính toán chia sẻ, phân bổ tài nguyên nước

22
2.2.2. Quy tÁc chia sẻ, phân bổ tài nguyên nước
22
2.2.3. Các giải pháp chia sẻ, phân bổ sử dụng hiệu quả tài nguyên nước

22
2.3. QUY HOẠCH BẢO VỆ TÀI NGUYÊN N Ư ỚC

24
2.3.1. Các vùng có nguy cơ ô nhiễm nước mặt trên lưu vực sông cầ u

24
2.3.2. Hiện trạng xả thải trên lưu vực sông c ầ u


26
2.3.3. Dự báo chất lượng nước lưu vực sông cầu đến năm 2015 và 2020

29
2.3.4. Xây dựng các mục tiêu chất lượng nước
32
2.3.5. Các giải pháp đáp ứng chất lượng nước lưu vực sông c ầ u 33
2.4. QUY HOẠCH PHÒNG, CHÓNG VÀ GIẢM THIẾU TÁC HẠI DO NƯỚC GÂY RA

39
2.4.1. Lũ lụt

.

.
39
2.4.2. Hạn hán

.
40
2.4.3. Phưcrng án, biện pháp phòng chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra 43
2 .5. T H U Ậ N L Ợ I V À T H Á C H T H Ứ C T R O N G Q U Y H O Ạ C H T À I N G U Y Ê N N Ư Ớ C 47
2.5.1. Thuận lợi 47

2.5.2. Thách thức 48
2.6. TÁC ĐỘNG GIỮA CÁC MẶT QUY HOẠCH 49
2.6.1. Tác động giữa các mặt của quy hoạch với biện pháp giải quyết đảm bào hiệi ích
của quy hoạch
.
49
2.6.2. Tác động của quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước đến các ngành kinh tế khỉc và
biện pháp khác phục, giảm thiểu 49
2.6.3. Đánh giá môi trường chiến luợc (Đánh giá dự án)
50
2.7. ÁP DỤNG CỔNG c ụ KINH TẾ-TÀI CHÍNH TRONG QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NVỚC60
CHƯƠNG 3. TRÌNH Tự T H ựC HIỆN QUY HOẠCH TAI NGUYÊN NƯỚC

61
3.1. TRÌNH T ự THỰC HIỆN QUY HO ẠCH 61
3.1.1. Giai đoạn 2008-2015

.
61
3.1.2. Giai đoạn 2016-2020 64
i
804
3.2. D ự TOÁN KINH PHÍ THỤC HIỆN QUY HOẠCH 68
CHƯƠNG 4. HIỆU ÍCH TÓNG HỢP CỦA QUY HOẠCH


69
4.1. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH T Ế

69

4.2. NỘI DUNG TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH TÊ CỦA DỤ' Á N

69
4.2.1. Xác định các chi phí của dự án 69
4.2.2. Xác định các lợi ích đạt được của dự án
70
4.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội cùa dự á n 73
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
5.1. KẾT LU Ậ N
.

76
5.2. KIẾN NG H Ị

.
78
ii
805
|ỊBảng 2.1. Hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông c ầ u (năm 2 0 0 6 )

7
■Ịìảng 2.2. Kết quả tính toán cân bằng nước năm 2006 trên lưu vực sông cầu
8
|ìàng 2.3. Phương án cân bàng nước đến năm 2015 và 2020

10
in g 2 .4 . K ế t q u ả tín h to á n d ự b á o n h u c ầ u s ử d ụ n g tà i n g u y ê n n ư ớ c lư u v ự c s ô n g c ầ u đ ế n
KÉm. 20Ỉ5 và 2020 11
pảng 2.5. Tồng hợp kết quả tính toán cân bàng nước hệ thống trong mùa cạn 13
Bảng 2.6. Các vùng có nguy cơ ô nhiễm nước mặt trên lun vực sông cầu

25
Ịĩảng 2.7. Kết quả tính toán dự báo lượng nước thải lưu vực sông cầu đến năm 2015 và 202029
Bảng 2.8. Tiềm năng tài nguyên nước lưu vực sông cầu 47
Bảng 3.1. Đào tạo nguồn nhân lực Ưong nước ở các tinh phục vụ quy hoạch TNN

64
Bảng 3.2. Cơ cấu ngành nghề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quy hoạch TNN

64
Bảng 3.3. Dự toán kinh phí vốn đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây mới các công trinh thuỷ lợi
iưu vực sông càu đến năm 2015 và 2020
.
68
Bảng 3.4. Dự toán kinh phí vốn đầu tư thực hiện quy hoạch tài nguyên nước đến năm 2015
và 2020

.


.

.

.

.7 68
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hỉnh 2.1. Bản đồ phân vùng, khu cân bàng nước lưu vực sông' cầu

5

Hỉnh 2.2. Sơ đồ tính toán cân bằng nước hệ thống lưu vực sông cầu
6
Hình 2.3. Bản đồ phân vùng thiếu nước lưu vực sông cầu năm hiện ưạng 2006 8
Hình 2.4. Bản đồ các vùng có nguy cơ ô nhiễm nước mặt trên lưu vực sông cầu

24
Hinh 3.1. Các công trình trên lưu vực sông cầu giai đoạn hiện trạng và dự kiến xây dựng
trong giai đoạn quy hoạch năm 2015 - 2020
67
DANH SÁCH CÁC BẢNG
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU D ự ÁN
1.1. Sự CÂN THI ÓT THỰC HIỆN Dự ÁN
Sông Cầu chày qua 6 tinh/thành phổ (Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc
Giang, Bắc Ninh và Hà Nội) nên nguồn nước của sông có vai trò rất quan trọng đến
phát triển kinh tế xã hội cùa các tỉnh này trong giai đoạn hiện tại cũng như trong tương
lai.
Trong các thập kỉ vừa qua, việc quy hoạch và khai thác sử dụng tài nguyên nước
trên lưu vực còn riêng rẽ theo ngành và vi thế còn nhiều tồn tại, kém hiệu quả. vấn đề
khai hoang, phá rừng làm nương rẫy chưa được kiểm soát chặt chẽ cùng với tình trạng
phá rừng bừa bãi để lấy gỗ nhiều nơi chưa kiểm soát nổi, đã khiến cho môi trường lưu
vực sòng tại nhiều vùng ở trung và thượng lưu đang bị suy thoái nghiêm trọng, gây
nên các tác động tiêu cực tới dòng chảy của sông.
Hiện nay, mâu thuẫn giữa các ngành dùng nước, đặc biệt là giữa nước dùng cho
tưới và phát điện, du lịch đã nảy sinh và sẽ ngày càng gay gắt, phức tạp. Hiện tại,
tài nguyên nước trên lưu vực sông hầu như vẫn được quản lý theo địa giới hành chính
của các tinh mà chưa có các quy định, phương án về phân bổ nguồn nước giữa các
ngành dùng nước, giữa các khu vực ở thượng lưu và hạ lưu hoặc giừa các tỉnh trên lưu
vực.
Vấn đề của sông Công chuyển nước từ công trình hồ Núi Cốc sang sông cầu để
bổ sung nước cho khu tưới hạ thác Huống, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp cùa

thành phố Thái Nguyên cũng là một vấn đề đòi hỏi nghiên cứu và tìm giải pháp hợp lý.
Trong một thời gian dài, sự quan tâm của xã hội, đầu tư của Nhà nước mới chỉ
tập trung vào việc khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước trên lưu vực sông.
Việc bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống cạn kiệt, suy thoái nguồn nước chưa được
chú trọng đúng mức. Hiện nay, tại một số đoạn sông trên sông cầu, đặc biệt là tại
những khu vực sông chảy qua các thành phố, thị xã, thị trấn và khu công nghiệp,
nguồn nước đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mặc dù vậy ưên lưu vực nói chung chưa có
các nghiên cứu và quy hoạch về quản lý chất lượng nước và xử lý nước thải của lưu
vực sóng, quy hoạch và xây dựng hệ thống giám sát chất lượng nước.
Nguồn nước sông cầu không thuộc loại phong phú và đang đứng trước nguy cơ
suy thoái về chất lượng trong khi nhu cầu nước cho phát triển kinh tế xã hội của các
tỉnh trèn lưu vực ngày càng tăng, nên yêu cầu đổi mới trong quản lý tài nguyên nước
nhằm từng bước khắc phục các tồn tại, nâng cao hiệu quả tổng hợp của tài nguyên
nước liru vực sông cầu hiện nay là rất bức thiết. Vì vậy, việc lập quy hoạch tài nguyên
nước nhằm đua ra khung và lộ trình thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu
vực scng cậu, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững của các tỉnh trên
lưu vục và vùng Bắc Bộ là rất cần thiết.
8 0 6

, ,
__
Dự Ún ẫ,Quy hoạch lài nguyên nước lun vực sòng Càu
1
v» V/ »
1.2. Cơ SỞ P1IÁP LÝ TI lự c MIỆN D ự ÁN
Quyết định số 145/2004/ỌĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năin 2004 của Thủ tướng
Chính phủ về phương hướng chù yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tá trọng
điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Thông báo số 112/TB-VPCP ngày 06 tháng 6 năm 2005 của Văn phòng Chính
phủ về kết luận của Phó Thù tướng Nguyền Tấn Dũng tại Hội nghị Ban Chỉ đạo Tổ

chức điều phối phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Thông báo số 762/TB - VPBCĐ ngày 19 tháng 7 năm 2005 của Vãn phòng Ban
Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm về cuộc họp thường trực điều
phối phát triển Vùng KTTĐ Bắc Bộ ngày 18/7/2005 tại Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Công văn số 2029/BTNMT-KHTC ngày 10 tháng 6 năm 2005 của Vụ trưởng
Vụ Kế hoạch - Tài chính thừa lệnh Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc
chuẩn bị nội dung thực hiện nhiệm vụ của Ban chi đạo Tổ chức điều phối các vùng
kinh tế trọng điểm.
Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020”.
Quyết định số 1574/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 10 năm 2006 của Bộ trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt đề cương Dự án “Quy hoạch tài
nguyên nước lưu vực sông cầu”.
Quyết định 863/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 06 năm 2007 của Bộ trường Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Chuyển đổi chủ đầu tư và hình thức thực
hiện Dự án “Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông cầu”.
Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai
đến năm 2020”.
Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ về “Quản lý lưu vực sông”.
1.3. MỤC TIÊU D ự ÁN
Nhận dạng các vấn đề về tài nguyên nước, xác định các vấn đề ưu tiên và mục
tiêu tài nguyên nước trên lưu vực sông cầu.
Xây dựng các giải pháp và bước đi thích hợp nhàm quản lý, bảo vệ, khai thác sử
dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước trên lưu vực cho từng giai đoạn đến năm
2015 và năm 2020, đảm bảo sinh thái cảnh quan và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ừên lưu vực.
1.4. NHIỆM VỤ CỦA Dự ÁN
Đe đạt được mục tiêu đề ra, Dự án cần thực hiện những nhiệm vụ chù yếu sau

đây:
_
_____
_
________
____

__
_____
_____
_____
Dự án "Quy hoụch tài nguyên nước lưu vực sỏặìỊị cầ u "
2
QUO
______________
Dự án "Quy hoạch lài nguyễn nước lưu vực sông cầ u ”
1. Điều tra thu thập, tổng hợp, phân tích các thông tin, số liệu về điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên
nước, phòng chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra và tình hình quản lý, bào vệ tài
nguyên nước và bào vệ môi trường liên quan đến tài nguyên nước trên lưu vực sông
Cầu phục vụ cho việc lập quy hoạch.
2. Đánh giá tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng bảo vệ,
khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước, phòng chống, giảm thiểu tác hại đo
nước gây ra và bảo vệ môi trường liên quan đến tài nguyên nước của lưu vực sông
Cầu.
3. Phân tích, đánh giá nhu cầu khai thác, sử dụng nước của các ngành, các lĩnh
vực, các địa phương trong lưu vực sông nhằm bảo đàm các mục tiêu phát triển kinh tế,
xã hội và bảo vệ môi trường cùa lưu vực sông.
4. Đánh giá cân bàng giữa tiềm năng nguồn nước và nhu cầu khai thác, sử dụng
nước.

5. Nghiên cứu định hướng và giải pháp phục vụ quản lý, bảo vệ phát triển tài
nguyên nước, phòng chống giảm thiểu tác hại do nước gây ra ở lưu vực sông cầu, giải
pháp và định hướng trong việc thực hiện quy hoạch.
- Nhận định và đánh giá xu thế biến đổi về số lượng, chất lượng nước và môi
trường trong lun vực và những rủi ro thiệt hại do nước gây ra.
- Xác định các vẩn đề cần xem xét giải quyêt và mức độ quan trọng của các vấn
đề đó trên lưu vực sông.
- Xác định các mục tiêu sử dụng tài nguyên nước lun vực sông.
- Đề xuất định hướng về quản lý, bảo vệ khai thác, sử dụng và phát triển tài
nguyên nước, phòng chống, giàm nhẹ tác hại do nước gây ra và bảo vệ môi
trường liên quan đến tài nguyên nước trên lưu vực sông.
- Đề xuất các giải pháp đổi với các vấn đề về tài nguyên nước trong lun vực
sông, xác định thứ tự ưu tiên đối với các giải pháp đề xuất.
- Đề xuất các giải pháp và định hướng để thực hiện quy hoạch tài nguyên nước
lưu vực sông.
- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến về các vấn đề mục tiêu, định hướng giải pháp về tài
nguyên nước.
6. Xây dựng quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông cầu trình Bộ phê duyệt,
chinh lý hồ sơ quy hoạch theo quyết định phê duyệt và giao nộp sản phàm theo quy
định.
3
Dự án "Quy hoạch tài nguyên nước iiru vực Sony c ầ u "
CHƯƠNG 2. QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC
2.1. QUY HOẠCH KHUNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
2.1.1. Đánh giá tài nguyên nước
Trên cơ sở số liệu và tình hình thực tế trên lun vực sông cầu, Dự án tiến hành
đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông cầu theo chỉ tiêu mô đun đòng chảy mặt. Kết
quả tính toán cho thấy TNN trong vùng ở mức độ thiếu nước, tuy nhiên trên thực tế
một sổ vùng của lưu vực sông cầu có lấy nước từ các sông ờ các lưu vực bên cạnh
như sông Hồng, sông Lô, sông Đuống, và sông Thương nên hầu hết các vùng thuộc

lưu vực đã được đáp ứng đủ các nhu cầu khai thác, sử dụng. Nhưng trong tương lai với
tốc độ phát triển KTXH trong vùng và phương thức khai thác sử dụng TNN như hiện
nay thì nguy cơ thiếu nước là hoàn toàn có thể xảy ra.
2.1.2. Cân bằng nước hệ thống
Để quy hoạch phát triển TNN, lựa chọn các phương án phát triển, khai thác và
bảo vệ nguồn nước hợp lý; trong tương lai trên một vùng, một lưu vực sông cần có sự
phân tích tổng hợp kết quả tính toán cân bằng nước hệ thống. Phục vụ cho mục tiêu
đỏ, dự án đã lựa chọn mô hình MIKE BASIN để tính toán cân bằng nước hệ thống tối
ưu giữa nhu cầu dùng nước và lượng nước có sẵn.
2.1.2.L Phân vùng căn bằng nước
Vùng cân bằng nước là một phức hệ bao gồm nguồn nước, công trình thủy lợi,
các công trình kiểm soát và điều khiển, các hộ dùng nước, cùng với sự tác động qua lại
giữa chúng và môi trường.
Khu cân bằng nước là một hệ thống con trong hệ thống cân bằng nước, một
lãnh thổ chịu chi phối bởi nguồn nước của một hệ thống khai thác nguồn nước một
bậc. Nó có thể là một đom vị hành chính gồm nhiều công trình thủy lợi nhỏ khai thác
độc lập.
Dựa ưên các chỉ tiêu phân vùng nêu trên, Dự án đã tiến hành phân vùng lưu vực
sông Cầu thành 4 vùng cân bằng nước (18 khu cân bàng nước): Thượng Sông cầu, Hạ
Sông Cầu, Sông Công, Sông Cà Lồ (Hình 2.1).
4
u x ự
__________
D ự án 'Quy hoạch tài nguyên nước lun vực sông Cáu "
Hình 2.1. Bản đồ phân vùng, khu cân bằng nước lưu vực sông cầu
2.1.2.2. Sơ đồ tính toán cân bằng nước
Trên cơ sờ phân vùng cân bằng nước, hệ thống các công trình thủy lợi trong
vùng (hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, cống lấy nước V .V ) và nhu cầu khai thác sử dụng
nước của các ngành kinh tế quốc dân, dự án đã thiết lập sơ đồ tính toán cân bằng nước
hệ thống cho lưu vực sông cầu với 4 vùng cân bằng nước (gồm 14 khu), 149 đoạn

sông và 150 nút tính toán; nút kiểm tra (trạm Thác Bưởi); từ đó tiến hành mô phỏng
hiện trạng sử dụng nước trong vùng năm 2006 và tính toán cân bằng nước hệ thống
đến năm 2015 và 2020 theo các phương án.
5
Đự ầ ỉf'V a y hoạch tài nguyên nước lưu vực sònỊỊ c ầ u '
2.1.2.3. Nhu cầu khai thác, sử dụng nước đối với phương án hiện trạng
Nhu càu sử dụng nước được tính toán cho từng vùng và cho các hộ dùng nước
riêng rẽ (các hộ dùng nước được xem xét ở đây là trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp,
sinh hoạt, thuỷ sản, công cộng, dịch vụ và đu lịch). Việc tính toán chủ yếu dựa trên các
tài liệu về hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, tài liệu về định mức sử
dụng nước, cấp nước cho các đối tượng dùng nước đã được ban hành theo quy định
của Nhà nước.
Tổng hợp kết quả tính toán nhu cầu dùng nước của các ngành bao gồm nhu cầu
nước cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt, công cộng và du lịch dịch vụ,
công nghiệp, v.v tại các vùng/khu sử dụng nước thuộc lưu vực sông cầu được trình
bày trong Bảng 2.1. Theo đó, ước tính tổng ỉượng nước sử dụng nãm 2006 toàn lưu
vực khoảng 1,97 tỳ m3.
Trên cơ sở kết quả tính toán này, sử dụng chỉ tiêu đánh giá tài nguyên nước là
hệ số khai thác nước Kdn thì lưu vực sông cầu được đánh giá là vùng thiếu nước với hệ
số K<jn = 41%. Tuy nhiên trên thực tế, một số khu thuộc các vùng Sông Cà Lồ và Hạ
sông Cẩu có lấy nước từ các sông ở các lưu vực bên cạnh như sông Hồng, sông Lô,
sông Đuổng, sông Thương nên hầu hết các vùng thuộc lưu vực đã được đáp ứng đủ
các nhu cầu khai thác, sử dụng.
6
ữ X C
__________________ Dự án "Quy hoụch lài nguyên nước Ịưu vực xông cầu ”
B àn g 2.1. Hiện trạ n g kh ai thác sử d ụ n g tài nguyên n ướ c lưu vực sông c ầ u (năm 2006)
Dơn v ị : / (Ỷ in /năm
TT Vùng cân bàng nước
Nông nghiệp

Thủy
sản
Sinh
hoạt
/ 1 *
Công
cộng,
dịch vụ-
du lich
Công
nghiệp
Trồng
trọt
Chán
nuôi
1
Thượng sông Câu
168,48
16,99 28,10
5,77
4,21 5,99
2
Hạ sông Cầu
529,60
42,89 81,09
17,34
12,66 36,27
3 Sông Công 157,36
22,08
44,02

8,51
6,22 7,25
4
Sông Cà Lô 487,68 52,03
64,39
21,13
15,42
68,12
Tông
1.343,12
133,99 217,61 52,76
38,51 117,63
Kết quả tính toán cho thấy sự khác biệt khá lớn về nhu cầu sử dụng nước giữa
các vùng và giữa các ngành dùng nước.
So với toàn lưu vực vùng Hạ sông cầu là vùng chiếm tỷ lệ sử dụng nước !óm
nhất (38%), sau đó đến vùng Sông Cà Lồ (37%), vùng sông Công (13%) và vùng
Thượng Sông cầu chiếm tỷ lệ nhỏ nhất với 12% so với tổng nhu cầu toàn lưu vực.
Trong giai đoạn hiện tại, ngành trồng trọt là ngành chiếm tỳ trọng lớn nhất
chiếm 71% so với tổng nhu cầu dùng nước, tiếp sau là ngành thủy sản (11%), ngành
chăn nuôi và công nghiệp chiếm tỷ lệ xấp xi nhau, lần lượt là 7% và 6%. Hai ngành có
tỳ trọng sử dụng nước nhỏ nhất là sinh hoạt và công cộng dịch vụ và du lịch, chi chiếm
2%-3% so với tổng nhu cầu sử dụng nước.
2.1.2.4. Kết quả cân bằng nước cho phương án hiện trạng
Với các công trình cấp và phân phổi nước, lượng nước đến trên lưu vực, các nhu
cầu sử dụng nước trên lưu vực, sử dụng mô hình MIKE BASIN với bộ thông số đã
được hiệu chình và kiểm định đạt yêu cầu, dự án đã tính toán cân bằng nước lưu vực
sông Cầu năm 2006.
Trong thực tế, các ngành dùng nước lấy nước không đủ so với nhu cầu đặt ra,
song để kiểm tra cân bằng nước, ta giả thiết răng các ngành dùng nước (tưới, chăn
nuôi, thủy sản, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, v.v) lấy đảm bảo 100% nhu cầu.

Lưu vực sông cầu được chia làm 4 vùng lớn và 14 khu, kết quả tính toán cho
thấy toàn lưu vực sông cầu thiểu khoảng 15,46 triệu m3 nước lượng nước thiếu này
tập trung chủ yếu ở khu Tả Cà Lồ thuộc vùng Sông Cà Lồ và khu Sông Đu thuộc vùng
Thượng Sông cầu. Trong đó, khu Sông Đu thiểu tới 7,56 triệu m3, khu Tả Cà Lồ thiếu
7,91 triệu m3, các khu khác đảm bảo đủ nước cho các nhu cầu.
7
813 , 4
____
_____
Dự án "Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sóng Câu
B ảng 2.2. K et q u ả tín h to án cân b ằn g n ư ớ c n ăm 2006 trê n lưu vực sôn g c ầ u
TT
Khu sử dụng nước Vùng sử dụng nước
Lưọng thiếu
(106m3)
1 Thác Riềng
Thượng sông cầu
0,00
2
Chợ Mới
0,00
3
Sông Chợ Chu 0,00
4 Sông Đu
7,56
5 Võ Nhai
0,00
6 Đồng Hỷ
0,00
7

Hạ Thác Huống
Hạ sông Cầu
0,00
8
Nam Yên Dũng 0,00
9
Yên phong-TP Bắc Ninh 0,00
10 8 xã Quê Võ ven sông Câu
0,00
11
Thuợng Núi Cốc
Sông Công
0,00
12 Hạ Núi Cốc-TP Thái Nguyên
0,00
13 Tả Cà Lồ
Sông Cà Lồ
7,91
14 Sóc Sơn
0,00
Lưu vực sông cầu 15,46
Hình 2.3. Bản đồ phân vùng thiếu nước lưu vực sông cầu năm hiện trạng 2006
Thời gian bị thiếu nước đều tập trung vào các tháng mùa kiệt từ tháng XI đến
tháng IV do vào thời gian này nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp lớn, lượng mưa
8
814
______
Dự ủn "Quy hoạch tài nguyên nước Ịưu vực sông Call ”
rất nhỏ, thêm vào đó ờ một số khu vực hệ thống công trình chưa hoàn chỉnh, các công
trình cấp nước chủ yếu là các hồ đập dâng nhỏ, hoặc công trinh tạm do nhân dân tự

làm. Ví dụ tại khu Sông Đu, lấy nước từ sông Đu và một số hồ chứa, dập dâng nhỏ
như hồ Phượng Hoàng xẩy ra hiện tượng thiểu nước (thiếu 7.56 triệu m3), các tháng
thiếu tập trung vào tháng I, II, III và thiếu trung bình khoảng 56,62% so với nhu cầu.
Tương tự như vậy, tại vùng Tả Cà Lồ, tháng II, III là thời điếm lượng nước đàm
cấp cho các loại nhu cầu bị thiếu hụt nghiêm trọng; lượng nước thiếu lần lượt là 39,2%
và 31,6% so với nhu cầu. Các vùng và khu còn lại vẫn đảm bảo đủ nước, nếu có xảy ra
thiếu nước thì rất nhỏ không đáng kể và thời gian thiếu nước ngắn.
Như vậy, xét về mặt cân bằng nước giữa nhu cầu sử dụng và lượng nước sẵn có
ừên lưu vực, trên lưu vực sông cầu còn tồn tại hai khu chưa đảm bảo về nguồn nước
trong thời kỳ đổ ải. Với lượng nước thiếu là tương đối lớn, gây khó khăn cho các hoạt
động sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
2.1.2.5. Xây dựng các phương án tinh toán căn bằng nước
Việc xây dựng các phương án tính toán cân bằng nước hệ thống lưu vực sông
Cầu dựa trên (i) các quy hoạch, chiến lược phát triển KTXH của vùng, lưu vực, của
từng địa phương và từng ngành; (ii) các văn bàn, nghị quyết của Nhà nước và (iii) xu
thế phát triển của các ngành có liên quan trong thời gian gần đây. Các tiêu chí chính
được xem xét trong việc xây dựng phương án bao gồm:
Lượng nước đến: Trên cơ sở già thiết tần suất mưa trùng với tần suất đòng
chảy, Dự án lựa chọn các năm đặc trưng (năm nhiều nước, năm nước trung bình, năm
ít nước) của lưu vực qua việc phân tích số liệu trạm mưa điển hình cùa lưu vực để tính
toán cân bằng nước hệ thống.
Nhu cầu sử dụng nước: Trong lun vực sông cầu, lượng nước dùng cho nông
nghiệp và công nghiệp là nhiều hơn cả (chiếm khoảng 70-80 % tổng nhu cầu). Do đó,
các phương án đưa ra chủ yếu xem xét diễn biến sử dụng nước của 2 ngành này. Theo
đó, đề xuất việc sử dụng nước đến năm 2015 và 2020 với các phương án:
• Phương án 1: Ngành công nghiệp và nông nghiệp phát triển đúng theo quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh;
• Phương án 2: Với mục đích đánh giá khả năng đảm bảo nguồn nước cho
các hoạt động kinh tế xã hội đến năm 2015 và 2020 trên lưu vực sông cầu
trong điều kiện có một số ngành có sự thay đổi ngoài quy hoạch. Dự án đề

xuất điều chình quy hoạch sử dụng đất của 2 ngành công nghiệp và nông
nghiệp, cụ thể với năm 2015 và 2020 như sau:
v' Năm 2015: phương án chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp, sự chuyển
dịch cơ cấu cây trọng diễn ra mạnh mẽ, diện tích lúa bị thu hẹp thay vào
đó là một số loại cây trồng công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn mà sử dụng ít nước hom (VD: ở tỉnh Thái Nguyên chuyển đổi diện
tích trồng lúa sang trồng cây chè.). Còn các ngành khác vẫn phát triển
theo như các quy hoạch.
9
0 X 0
Dự án "Quy hoạch lài nguyên nước lưu vực sông cầ u ■'
■S Năm 2020: phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển một phần diện
tích nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp. Theo quy hoạch, giai đoạn
hiện tại đến năm 2015 là giai đoạn mà ngành công nghiệp phát triển rất
mạnh. Trong phương án này, Dự án đề xuất giai đoạn 2015 - 2020 ngành
công nghiệp tiếp tục tăng trưởng với tốc độ như trong giai đoạn trước.
Như vậy, sẽ có khoảng 7.445 ha đất sử dụng trong nông nghiệp chuyển
sang sản xuất công nghiệp.
Hệ thống công trình: phương án được xây dựng dựa trên giả thiết hệ thống các
công trình trong tương lai được xây dựng và hoàn thành đúng theo các quy hoạch và
hoạt động đúng theo công suất thiết kế. Chẳng hạn như, tu sửa nâng cao trình chứa
nước hồ Núi Cốc, năm 2015 hồ Văn Lăng đã đi vào vận hành;
Do thời gian quy hoạch của Dự án chỉ tính đến năm 2020 nên ảnh hưởng cùa
biến đổi khí hậu chưa được xem xét trong các phương án trên. Nhưng đối với các quy
hoạch sau năm 2020 thì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (mực nước biển dâng cao,
biến đổi nhiệt độ, lượng mưa, w ) cần được đặc biệt chú ý.
Đối với lưu vực sông cầu, ngoài tính toán cân bằng nước để có thể đánh giá
mức độ sử dụng nước ở giai đoạn hiện tại, cụ thể là năm 2006, Dự án còn tiến hành
tính toán cân bằng nước hệ thống cho tương lai, cụ thể là năm 2015 và năm 2020.
Bảng 2.3. Phương án cân bằng nước đến Dăm 2015 và 2020

Năm Phương án Nhu cầu sử dụng nước
Lượng nirớc đến
THI
TH2 TH3
2015
1
Theo quy hoạch
Năm nhiều
nước
Năm nước
trung bình
Năm ít
nước
2
Theo đề xuất điều chinh quy hoạch
Năm nhiều
nước
Năm nước
trung bình
Năm ít
nước
2020
1 Theo quy hoạch
Năm nhiêu
nước
Năm nước
trung bình
Năm ít
nước
2 Theo đề xuất điều chinh quy hoạch

Năm nhiều
nước
Năm nước
trung bình
Năm ít
nước
2.1.2.6. D ự bảo nhu cầu khai thác, sử dụng nước đến năm 2015 và 2020
Trên cơ sở các chi tiêu và định hướng phát triển kinh tế của lưu vực sông cầu
nói chung; quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế của từng tinh trong vùng nói riêng
và qua phân tích nhận định xu thế của việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước của
từng ngành kinh tế quốc dân, dự án đã tiến hành tính toán dự báo nhu cầu dùng nước
của vùng đến năm 2015 và 2020 cho các ngành như trong Bàng 2.4.
Đến năm 2020, ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ 41% so với tổng nhu cầu, tiếp sau
đó là ngành công nghiệp với khoảng 20%, chăn nuôi (15%), thủy sản và sinh hoạt
cùng chiếm tỷ lệ khoảng 9-10%. Ngành sử dụng nước nhỏ nhất là công cộng, dịch vụ
với 6% so với tổng nhu cầu.
10
Bảng 2.4, Kết quả tính toán dự báo nhu cầu sử dụng tài nguyên nước lun vực sông cầu đến năm 20ỈS và 2020
Đơn v ị: 106 m3/năm
TT
Vùng cân bàng nước
Phương án 1 Phương án 2
Trồng
trọt
Chăn
nuôi
Thủy
sản
Sinh
hoạt

Công cộng
Du lịch
Dịch vụ
Công
Nghiệp
nn A
Trông
trọt
Chăn
nuôi
Thủy
sản
Sinh
hoạt
Công công
D u lỊC h
Dịch vụ
Công
Nghiệp
Năm 2015
1 Thượng sông cầu
185,80
39,07 34,29 14,93 10,90 49,21
151,34
39,07
34,29 14,93
10,90
49,21
2 Hạ Sông Cầu
436,71

131,26
91,01
62,74
45,80
175,30
395,98
131,26
91,01
62,74
45,80
175,30 1
3
Sông Công
152,43 48,90
35,23 25,27
18,45 50,92
137,70
48,90
35,23
25,27 18,45
50,92
4
Sông Cà Lồ
442,82
117,12 117,26
49,06 35,81 255,19 418,87
117,12 117,26 49,06 35,81
255,19 1
Tổng
1.217,76

33636
277,80 151,99 110,95
530,61 1.103,89
33636
277,80
151,99
110,95 530,61
Năm 2020
1
Thượng sông cầu
184,31
47,86 20,59
25,02 18,27 52,23 169,06
47,86 20,59
25,02 18,27
70,55 1
2 Hạ Sông Cầu
398,43 168,51 87,70
105,37
76,92 199,62 393,16 168,51
87,70
105,37
76.92 265,53 1
3 Sông Công 151,74
50,35
22,82 27,29 19,92
46,80
151,52 50,35
22,82
27,29

19,92
61,90 1
4
Sông Cà Lồ
428,85
154,70
104,57 87,66 63,99
269,30
411,90 154,70
104,57 87,66
63,99
357.62 1
n p A
Tông
1.163,34
421,42 235,69
245,35 179,10
567,94 1.125,63 421,42 235,69
24535
179,10
755,60 1
11
U Xí
2.1.2.7. Kết quá cân bằng nước hệ thống cho phương án năm 2015 và 2020
Phương án cân hằng nước tính đến năm 2015 và 2020 được tính toán dựa trên
sơ đồ tính toán của năm hiện trạng và có bổ sung thêm các công trình cấp nước theo
quy hoạch, đặc biệt có sự tham gia điều tiết của hồ Văn Lăng trên dòng chính sòng
Cầu.
Kết quả cân bàng nước hệ thống cho phương án năm 2015
Nhìn chung, đến năm 2015 hồ Văn Lăng đi vào hoạt động ổn định sẽ tham gia

điều tiết cấp nước mùa cạn cho vùng hạ sông cầu với lưu lượng cấp nước thiết kế là
34 m3/s, thêm vào đó một số công trình hồ chứa nhò cũng được xây dựng ờ vùng
thượng sông cầu điều tiết cấp nước cho vùng. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng nước
tăng cao (Bảng 2.4), lượng nước gia tăng lại chủ yếu trên dòng chính nên ở những
vùng lấy ở sông nhánh (sông Đu, sông Chợ Chu) hiện tượng thiếu nước vẫn xảy ra vào
những năm dòng chảy đến nhỏ.
Đẻ đánh giá được tình hình sử dụng nước trên lưu vực, Dự án tiến hành tính
toán cân bằng nước cho lưu vực sông cầu ứng với các trường hợp nước đến khác nhau
(năm nhiều nước, năm nước trung bình, năm ít nước). Kết quả tính toán được trình bày
trong Bảng 2.5.
Theo kết quả tính toán, với năm nước đến nhiều tất cả các khu đều đáp ứng đù
nhu cầu sử dụng ngay cả trong những tháng kiệt nhất.
Đến năm 2015, với sự phát triển của các ngành đúng theo quy hoạch và dòng
chảy đến trung bình, phần lớn các khu đáp ứng đủ nhu cầu nước, chỉ còn khu Sông Đu
xảy ra thiếu nước với lượng thiếu là 10,05 triệu m3. Với trường hợp nước đến trong
năm ít, các khu thiếu nước chủ yếu tập trung ở các khu lấy nước sông nhánh như khu
sông Chợ Chu, sông Đu, sông Nghinh Tường, và sông Cà Lồ với tổng lượng thiếu trên
toàn lưu vực khoảng 55,18 triệu m3. Trong đó 2 khu thiếu nước nặng nhất là khu sông
Đu khoảng 37,20 triệu m3 và khu Tả Cà Lồ khoảng 11,84 triệu m3 tập trung vào thời
kỳ đổ ải tháng I, II, III.
Với phương án 2015 - 2, với sự thay đổi cơ cấu cây trồng, diện tích lúa nước
giảm đi thì lượng nước thiếu của toàn lưu vực trong mùa kiệt trong trường hợp năm ít
nước là 40,50 triệu m3, giảm 27% so với phương án 2015 - 1. Cụ thể, với khu sông Đu
lượng nước thiếu đã giảm nhưng vào năm nước ít vẫn còn thiếu khoảng 33% tổng nhu
cầu sử dụng (31 triệu m3), khu Tả Cà Lồ còn thiếu khoảng 6,9 triệu m3.
Như vậy có thể thấy, sau khi có hồ Văn Lăng đi vào hoạt động các đã góp phần
điều tiết cấp nước rất tốt cho hạ lưu. Do đó, các vùng phía hạ lưu sông cầu không xảy
ra hiện tượng thiếu nước cho dù lượng nước đến trong năm là nhỏ. Tuy nhiên, có thể
thấy rằng khu vực thuộc vùng Thượng Sông cầu là nơi vẫn luôn tồn tại tình trạng
thiếu nước, tình trạng này sẽ táng rất nhanh trong khi các công trình quy hoạch xây

dựng chưa đáp ứng được nhu cầu; đặc biệt khu sông Đu chưa được quy hoạch xây
dựng công trình thủy lợi đáng kể nào khiến cho tình trạng thiếu nước luôn xảy ra và
ngày càng tăng.
12
Kết quà cân hằng nước hệ thống cho phương án 2020
Đến năm 2020, hệ thống công trình trên lưu vực đã đi vào hoạt động ổn định và
hầu như không thay đổi nhiều so với năm 2015, không có thêm công trình thủy lợi lớn
nào được xây dựng. Tuy nhiên, do sự phát triển kinh tế xã hội nhu cầu sử dụng nước
ngày càng tăng do vậy vẫn tiếp tục tồn tại tình trạng thiếu nước cục bộ ở một số khu
do nằm xa các sông chính hoặc các công trình cấp nước hoạt động kém hiệu quả vào
những năm dòng chảy đến nhỏ, với tổng lượng thiếu khoảng 65,06 triệu m3. Các khu
thiếu nước nhiều nhất vẫn là khu sông Đu và khu Tà Cà Lồ với ỉượng thiếu lần iượt là
38,9 triệu m3 và 18,6 triệu m3. Với năm nước đến trung bình hầu hết các khu đều đàm
bảo đủ nhu cầu sử dụng cà trong những tháng kiệt nhất trừ khu sông Đu với lượng
thiếu là 11,15 triệu m3.
Trong phương án 2020 - 2, do có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa ngành
công nghiệp và nông nghiệp tổng nhu cầu sử dụng nước giảm nên lượng nước thiếu tại
các khu cũng giảm xuống. Cụ thể, đổi với khu sông Đu lượng nước thiểu đã giảm
được khoảng 2 triệu m3, khu Tả Cà Lồ giảm được 6,2 triệu m3 so với phương án 2020
- 1. Tháng thiếu nước nhiều nhất vẫn chủ yếu là tháng 2 (chiếm khoảng 40% lượng
nước thiếu trong toàn mùa kiệt).
________
b i o Dư ủn "Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông ( au ”
Bảng 2.5. Tổng họp kết quả tính toán cân bằng nước hệ thống trong mùa cạn
TT
Khu sử dụng
nước
Vửng sử dụng
nước
Lirọng nưửc thiếu (106m3)

PA 2015- 1
PA 2015-2
PA 2020 - 1
PA 2020 - 2
THI TH2
TH3
THI TH2 TH3 THI
TH2 TH3
THI
TH2 TH3
I
ThácRiềng Thượng s.cầu 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
0,00 0,00
0,00 0,00
0,00
0,00 0,00
2
Chợ Mới
Thượng s.cầu
0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
0,00 0,00 0,00
0,00 0,00 0,00 0,00
3 Chợ Chu
Thượng s.cầu
0,00 0,00 4,33 0,00 0,00 1,89
0,00
0,00
5,60
0,00 0,00 5,37
4 Sông Đu

Thượng s.cầu
0,00
10,05 37,20
0,00 7,93 31,13
0,00
11,15 38,90
0,00 9,67 36,77
5
Võ Nhai
Thượng s.cầu
0,00 0,00 1,81 0,00
0,00
0,58
0,00 0,00
1,95
0,00 0,00
1,71
6 Đồng Hỷ
Thượng s.cầu
0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
0,00
0,00
0,00
0,00 0,00 0,00 0,00
7
Hạ Thác Huống
Hạ sông Cầu 0,00 0,00
0,00
0,00
0,00 0,00 0,00 0,00

0,00
0,00
0,00 0,00
8 Nam Yên Dũng Hạ sông Cầu 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
0,00
0,00
0,00 0,00
0,00
0,00
0,00
9
Yên Phong-TP
Bác Ninh
Hạ sông Cầu
0,00
0,00
0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
10
8 xã Quế Võ Hạ sông Cầu 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
0,00
11
Thượng Núi Cốc Sông Công 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
12
Hạ Núi Cốc
Sông Công
0,00 0,00 0,00 0,00
0,00
0,00
0,00 0,00
0,00 0,00 0,00 0,00

13
Tả Cà LỒ Sông Cà Lồ 0,00 0,00
11,84
0,00 0,00 6,90 0,00 0,00 18,60 0,00 0,00 12,40
14
Sóc Sơn
Sông Cà Lồ 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
0,00
Lưu vực sông cầu
0,00
10,05 55,18 0,00
7,93 40,50 0,00
11,15
65,06 0,00 9,67 56,24
* Nhận xét:
Từ kết quả tính toán cân bằng nước hệ thống lưu vực sông cầu theo các phương
án, có thể thấy:
13
Ở vùng sông Công, hạ lưu sông cầu sau khi các công trình quy hoạch đi vào
hoạt động ổn định, đặc biệt có thêm hồ chửa Văn Lăng thì luôn đáp ứng được nhu cầu
đù sử dụng nước ngay cả những năm kiệt nhất.
Vùng Sông Cà Lồ, cụ thể là khu Tả Cà Lồ vẫn xảy ra tình trạng bấp bênh về sự
cân đổi giữa cung và cầu. Như vậy, cần phải có biện pháp công trình thích hợp cho
khu vực này để có thể ổn định về mặt cấp nước, đảm bảo các ngành kinh tế đều có đù
nước dùng trong mọi trường hợp nước đến.
Vùng Thượng Sông cầu là nơi hiện tượng thiếu nước luôn luôn xảy ra ở những
khu lấy nước sông nhánh. Hiện tượng thiếu nước xảy ra nghiêm trọng nhất tại khu
Sông Đu do khu này có diện tích nông nghiệp khá lớn lại nằm vùng lấy nước sông
nhánh khó khăn về nguồn nước. Do vậy, cần phải xem xét việc xây dựng các công

trình thủy lợi vừa và nhỏ trên khu vực này nhằm cung cấp nước có hiệu quả cho diện
tích đất canh tác và các nhu cầu khác. Ngoài ra cũng nên phải xem xét phương án
chuyển đổi tối đa có thể phần diện tích trồng lúa sử dụng nhiều nước trong vùng thành
các vùng ữồng cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mà sử dụng nước ít
hơn.
Phương án 2 là phương án có sự điều chỉnh trong quy hoạch sử dụng đất của 2
ngành sử dụng nước chính là công nghiệp và nông nghiệp. Theo phương án này các
công trinh trong quy hoạch đã đi vào hoạt động ổn định đảm cấp nước theo đúng công
suất thiết kế, lượng nước thiếu trong mùa kiệt tại những vùng thường xuyên xảy ra
thiếu nước đã giảm đáng kể so với phương án phát triển theo đúng quy hoạch. Do vậy,
phương án này được đề nghị làm cơ sở để xây dựng quy hoạch khung TNN lưu vực
sông Cầu.
2.1.3. Nhận dạng các vấn đề đặt ra về tài nguyên nước
2.1.3.1. Lượng mưa, lưu lượng nước phân bổ không đều theo không gian và thời
gian
Lượng mưa trong lưu vực sông cầu phân bố không đều giừa các khu vực, phụ
thuộc điều kiện địa hình, hướng của các dãy núi. Lượng mưa năm trung bình trong lưu
vực biến đổi trong phạm vi từ dưới 1400 mm đến trên 2400 mm, phần lớn các nơi có
Xo=1400 - 1800 mm. Tâm mưa với X0> 2400 mm xuất hiện ờ vùng núi thượng nguồn
sông Cầu và vùng núi Tam Đảo ở phía hữu ngạn sông Công và thượng nguồn một số
nhánh sông của sông Cà Lồ.
Trong lưu vực sông cầu, mùa mưa kéo dài 5 tháng, bắt đầu từ tháng V đến hết
tháng IX và mùa ít mưa kéo dài 7 tháng từ tháng X đến hết tháng IV năm sau. Do ảnh
hưởng của điều kiện mặt đệm, nhất là ảnh hưởng của độ ẩm đất nên mùa dòng chảy
trên lưu vực xuất hiện chậm hơn mùa mưa 1 tháng, trong đó mùa lũ bắt đầu từ tháng
VI đến hết tháng IX, và mùa cạn từ tháng X đến hết tháng V năm sau. Trên một sổ lưu
vực nhỏ ở phía hữu sông cầu ảnh hưởng địa hình của dãy núi Tam Đảo nên lượng
mưa tháng X còn khá lớn nên thời gian mùa lù trên các sông nhánh này có xê dịch
chút ít, thường là từ tháng VI đến tháng X. Mặc dù mùa lũ chỉ kéo dài 4 tháng trong
năm nhưng chiếm tới 75 -ỉ- 80% tổng lượng dòng chảy năm. Trên sông cầu thời gian

Dự án "Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sóny Ciìu "
14
mùa cạn từ tháng X đến hết tháng tháng V năm sau. Mặc dù mùa cạn kéo dài 7 tháng
nhưng tổng lưựng dòng chảy trong suốt thời gian mùa cạn chỉ chiếm từ 20- 25% tổng
luợng dòng chảy Irong năm.
Do lượng mưa trong mùa cạn rất nhỏ, lượng nước mùa cạn phần lớn là do điều
tiết cùa lưu vực hay nói cách khác là do nước ngầm cung cấp. Lưu vực sông cầu có
diện tích không lớn nên khả năng điều tiết dòng chảy cũng bị hạn chế. Theo số liệu
quan trắc của trạm Thác Bưởi, mô đuyn dòng chảy trung bình mùa cạn tính toán được
là 11,2 1/s/km2 và mô đuyn dòng chảy nhỏ nhất là 1,9 1/s/km2. Nhưng trên các sông
nhánh thì dòng chảy cạn còn ít hơn nhiều, nhất là các nhánh suối thượng nguồn các
sóng. Ví dụ: Núi Hồng trên sông Công mô đuyn dòng chảy nhỏ nhất đã đo được chỉ có
1,2 ĩ/s/km2.
2.Ỉ.3.2. Hướng chảy của sông cầu thay đổi từ thượng lưu, trung lưu đến hạ lưu
Hướng chảy của sông cầu luôn thay đổi: Thượng nguồn hướng Bắc Nam, trung
lưj hướng Tây Bắc - Đông Nam, hạ lun hướng Tây Bắc - Đông Nam. Lòng sông ở
thiợng lưu uốn khúc quanh co, hẹp và rất dốc nhiều thác ghềnh, Trung lưu và hạ lưu
sôig được mở rộng, độ dốc giảm.
Các đặc điểm trên là một trong những yếu rố gây ra sự bất lợi cho môi trường
Ivri vực sông cầu. Chẳng hạn như; khu vực thượng lưu sông cầu nước chảy xiết là
nguy cơ cao tạo ra các hiện tượng xói lở, lũ quét, V .V Bên cạnh đó, vùng này còn chịu
tác động mạnh do các hoạt động khai khoáng, gây biến đổi địa hình, tạo ra các nguồn
tíui gây ô nhiễm môi trường cho các vùng ở hạ lưu.
Trong khi đó, ở vùng trung lưu và hạ lưu, lòng sông lại được mở rộng, dòng
chíy chậm hơn so với thượng lưu, hạn chế cường độ xáo trộn nước sông. Nước sông ở
các đoạn này lại bị suy thoái và ô nhiễm hom, tạo ra hậu quả làm hạn chế khả năng tự
làn sạch của nước sông nếu tình trạng ô nhiễm nước sông không được cải thiện.
2.Ì.3.3. Mâu thuẫn giữa nhu cầu dùng nước và lượng nước đến từ thiên nhiên và
con người
Trong mùa kiệt, lưu vực sông cầu luôn phải đối mặt với mâu thuẫn giữa nhu

cầu sử dụng nước lớn đặc biệt vào thời kỳ đổ ải trong khi đó đòng chảy thời kỳ này lại
rất nhò. Đặc biệt những năm gần đây, với sự biến động bất thường của thời tiết, lượng
mua mùa kiệt có xu thế giảm thấp, nước bổ sung từ các công trình hồ chứa trên lưu
vại; chưa thể bù đắp sự thiếu hụt do nhu cầu sử đụng nước ngày càng cao về chất
liưmg và số lượng, sự cạn kiệt trong mùa khô đang đe dọa lớn đến sản xuất nông
mgiiệp, du lịch, và dân sinh kinh tế.
21.13.4. Mâu thuẫn giữa nhu cầu dùng nước giữa các hộ sử dụng nước
Trong giai đoạn hiện tại cũng như trong giai đoạn quy hoạch theo các quy hoạch
pthít triển kinh tế xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực thì hộ sử dụng nước chủ yếu
V'ẫi là nông nghiệp, tiếp sau đó mới đến các hộ sử dụng nước khác như công nghiệp,
diịci vụ và du lịch.
_ Dif "C?»v hoạch tài nguyên nước lưu vực sóng cầ u ”
15
Dự án “Quy hoạch tài nguyên nước hni vực sông c ầ u '
Hiện nay các hoạt động nông nghiệp, đô thị và công nghiệp dọc sông Công và
sông càu làm ô nhiễm dòng sông. Điều này làm ảnh hường đến phía hạ lưu, đặc biệt là
đến sức khỏe của nhân dân các tỉnh Thái Nguyên, Băc Ninh vả đặc biệt là ờ tinh Bấc
Giang. Do nước ở khu vực này rất kém chất lượng nên có phương án xả nước ờ
thượng nguồn để làm loãng độ ô nhiễm hạ lưu nhàm duy trì tiêu chuẩn nước sinh hoạt
cũng là một phương án khả thi cần xem xét.
Do vậy, thách thức hiện tại về quàn lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông
Cầu bao gồm sự cạnh tranh về sử dụng nước giừa các ngành du lịch (ở Thái Nguyên),
tưới (cho Thái Nguyên và Bắc Giang) và quản lý môi trường chất lượng nước hiệu quả
(ở Thái Nguyên, Bắc Ninh và đặc biệt là Bẳc Giang). Do vậy, các lựa chọn hiện tại về
quản lý quy hoạch TNN trong khu vực trọng điểm liên quan đến việc phân bổ nguồn
nước hạn chế cho các ngành nông nghiệp, du lịch và môi trường.
2.1.3.5. Sự cạn kiệt tài nguyên nước ngày càng tăng
Sự suy kiệt nguồn nước đang diễn ra nhanh chóng ở hầu hết các quốc gia trên
thế giới, đặc biệt ở các nước nghèo và các nước đang phát triển như Việt Nam.
Nguyên nhân của sự suy kiệt này do hai yếu tố gây nên: nhu cầu sử dụng nước của con

người ngày càng tăng và lượng nước đến trong thời kỳ kiệt có xu hướng giảm.
Phát triển KTXH, gia tăng dân số làm cho nhu cầu dùng nước ngày càng tăng,
nhu cầu sử dụng nước theo đầu người ở các đô thị cũng sẽ tăng cả về số lượng lẫn chất
lượng; dẫn đến chỉ số lượng nước đảm bảo trên đầu người giảm liên tục theo thời gian.
Trong những năm gần đây, lượng nước mùa kiệt trên các sông có xu hướng
giảm, gây rất nhiều khó khăn cho các hoạt động sản xuất của các ngành. Dự báo trong
tương lai xu hướng này còn tiếp tục diễn ra. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự
khai thác không đi cùng với các biện pháp khôi phục và bảo vệ rừng. Diện tích đất
được che phủ giảm, đặc biệt là diện tích rừng thượng nguồn làm giảm khả năng điều
tiết nước của lưu vực. Điều đó dẫn đến mùa cạn thì cạn hơn, mùa lũ thì lũ lụt ác liệt
hơn.
Thêm vào đó, biến đổi khí hậu toàn cầu đang ảnh hưởng trực tiếp và ngày càng
lớn đến sự an toàn về nguồn nước. Những năm có El-Nino, lượng mưa và lượng dòng
chảy trong sông đặc biệt là trong mùa cạn thường bị giảm mạnh, thậm chí không có
dòng chảy.
2.1.3.6. Hiểm họa về nước ngày càng tầng
Địa hình sông cầu biến đổi từ địa hình đồi núi tới tương đối bằng phẳng. Do đó,
hiểm họa về nước trên lưu vực cùng có những đặc điểm khác nhau theo từng vùng. Do
địa hình dốc, hẹp, thuận lợi cho việc hình thành lũ quét, cho nên vùng thượng lưu sông
Cầu gồm các tình Bắc Kạn và một phần Thái Nguyên thường xuyên có lũ quét xảy ra,
gây thiệt hại thảm khốc về người và tài sản của nhân dân. Tần suất xuất hiện của các
trận lũ quét trên vùng này ngày càng gia tăng. Ở phần trung và hạ lưu sông cầu luôn
phải hứng chịu nguy cơ ngập úng trong nội đồng, sạt lở bờ sông đe dọa tới sự an toàn
của các khu dân cư trong vùng bảo vệ khi có mưa lớn dài ngày xảy ra.
16
Trong tương lai, hiện tượng BĐKI ỉ toàn cầu sẽ có những tác động không nhỏ,
gảy nên các hiểm hụa liên quan dến TNN. Theo đó, dòng chày mùa kiệt có thể sẽ giàtn
nhỏ hơn, dòng chảy mùa lũ sẽ ác liệt hơn gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của
nhân dân. Hơn nữa, rừng đầu nguồn ngày càng bị giảm sẽ dẫn đến tình trạng mất khả
năng tụ điều tiết vốn có và rất hiệu quả của tự nhiên khiến các thiên tai càng dễ xảy ra

và khó kiểm soát hưn.
2.1.3.7. Chất lượng nước song cầu đang bị ô nhiễm và suy thoải cục bộ
Đô thị hóa, tăng dân số, sự phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, tăng trưởng công
nghiệp là nguyên nhân khiến hiện tượng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng và lan
rộag, đặc biệt trên các đoạn sông chảy qua các khu công nghiệp, làng nghề, và thành
phố lớn. Nước thải từ các hoạt động dân sinh, kinh tế trên lưu vực ngày càng tăng và
hầu hết vẫn được đổ trực tiếp vào sông cầu dẫn đến tình trạng suy thoái chất lượng
nguồn nước trong lưu vực, đặc biệt là đoạn sông cầu chảy qua thành phố Thái Nguyên
vè đoạn chảy qua thành phố Bắc Ninh, vấn đề này đã và đang ảnh hưởng rất nhiều đến
nhu cầu sử dụng nước khi mà nguồn nước đã khan hiểm lại bị ô nhiễm nặng nề, không
đàm bảo chất lượng sử dụng.
2.L3.8. Công trình họ tầng cơ sở, hệ thống cấp thoát nước trong khu vực còn thiếu,
không đồng bộ và đang bị xuống cấp
Công trình hạ tầng cơ sở trong đó cỏ hệ thống cấp thoát nước đã cũ và hư hỏng,
thảm chí ở nhiều nơi còn thiếu nghiêm trọng.
Nguyên nhân chính là do thiếu quy chế quản lý đô thị, dẫn đến tình trạng phát
triền, xây dựng lộn xộn, thiếu các quy tắc trong công tác phân vùng xây dựng và vệ
sirh đô thị.
2.1.3.9. Nhộn thức về nguồn tài nguyên nước chưa rõ ràng, phương thức khai thác
và sử dụng tài nguyên nước chưa bền vững
Nhận thức sai lệch về nguồn nước đang là vấn đề tồn tại ở các lưu vực đặc biệt
là đối với lưu vực sông cầu. Khi chưa coi nước là loại hàng hóa kinh kế, chưa có được
nhin thức mức khai thác nước không phải là mức sử dụng nước và tư tường bao cấp
về cung ứng nước vẫn còn nặng nề, phần lớn người dân vẫn coi nước là thứ “của trời
cho", là nguồn tài nguyên vô hạn. Chính những nhận thức đó là nguyên nhân làm cho
tìm trạng khai thác quá mức, sử dụng lãng phí, sử dụng không đi kèm với bảo vệ vẫn
thuờng xuyên xảy ra ở hầu hết các nơi dẫn đến tình trạng TNN ngày càng bị suy thoái
nghiêm trọng cả về số lượng cũng như chất lượng. Đây là vấn đề rất bức xúc cần được
đặl ra để xem xét và giải quyết một cách nghiêm túc.
Thêm vào đó, phương thức khai thác TNN còn chưa hợp lý và hiệu quả. Chẳng

hạr như việc sử dụng nước cho cây trồng trong canh tác nông nghiệp còn nhiều lãng
phi do phương thức tưới tràn vẫn mang tính phổ biến; nguồn nước dưới đất nói chung
là ứt, là nguồn dự trữ và có thể dùng cho sinh hoạt nhưng đang bị khai thác sử dụng
ch( các mục đích về nông nghiệp và các mục đích mà lẽ ra có thể dùng nước mặt.
822
Dự án "Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sóng Câu ’
17
0 4 0
Dự án "Quy hoụch lài nguyên nước hru vục sông Câu "
2.1.3.10. Các vân đê còn tôn tại trong quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường
lưu vực song cầu
Việc quản lý lưu vực là không đom giàn do tính phức tạp và đa dạng giữa các
khu vực, các tỉnh khác nhau. Năng lực quản lý nhà nước của các cơ quan Nhà nước về
quản lý và bảo vệ tài nguyên nước không đồng đều, lực lượng cán bộ thiếu cả về lượng
và chất.
Trước thực trạng ô nhiễm nặng nề của môi trường trên lưu vực sông cầu, các
tỉnh thuộc lưu vực sông cầu đã thành lập “ủy ban Bào vệ môi trường lưu vực sông
Cầu” tuy nhiên do mới thành lập nên chưa có kinh nghiệm quản lý, nhiều vấn đề bức
xúc trên lưu vực vẫn chưa đươc giải quyết triệt để. Trên lun vực sông cầu còn tồn tại
những vấn đề về môi trường như sau:
Thiếu thể chế, chính sách quản lý lưu vực sông cầu:
Thể chế, chính sách quản lý lưu vực sông cầu là nền tảng cho các hoạt động về
bảo vệ môi trường nước còn thiếu và còn yếu so với đòi hỏi của điều kiện thực tế.
Một số văn bản pháp lý liên quan đến quản lý BVMT lưu vực nói chung đã
được ra đời song vấn chưa cỏ hiệu quà cao. Một trong những nguyên nhân là do việc
xây dựng thể chế, chính sách quản lý lưu vực sông cầu chưa dựa vào các nguyên tắc
cơ bản như: chỉ đạo thống nhất, quản lý chung của nhà nước về bảo vệ tài nguyên và
môi trường phù hợp với địa phương, có sự tham gia của cộng đồng.
Thiếu sự thống nhất và phân công trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý Nhà
nước về BVMT sông cầu

Thiếu sự quản lý thống nhất và tổng hợp về mặt hành chính dẫn tới sự kém hiệu
quả và giảm tính hiệu lực trong việc quản lý tài nguyên và bảo vệ tài nguyên nước lưu
vực.
Nhiều bộ, ngành hiện đang cùng tham gia quản lý lưu vực sông cầu song ưách
nhiệm vẫn còn chồng chéo gây hạn chế hiệu quả quản lý ờ các cấp khác nhau (cấp
trung ương và địa phương).
Trách nhiệm và quyền hạn của ban quản lý tổng hợp môi trường lưu vực sông
Cầu chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế.
Ban quản lý tổng hợp môi trường lưu vực sông cầu đã được hình thành với một
số quy định ban đầu về trách nhiệm và quyền hạn cụ thế. Tuy nhiên nhiều nội dung có
liên quan chưa được thực thi có hiệu quả do nhiều yếu tố tác động như thiếu các quy
định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm, thiếu nguồn kinh phí hoạt động, năng lực
quản lý chưa được chuẩn bị chu đáo, hạ tầng cơ sở phục vụ cho các hoạt động quản lý
thiếu.
Phương pháp tiếp cận hành động nhàm BVMT lưu vực sông cầu là quản lý
tổng hợp tài nguyên nước chưa được xác định rõ ràng.
18
8 2 4 _

,

Ịhf_ặn_ "Quy hoạch lài nguyên nước lưu vực sỏnỊỊ Câu
Mục tiêu cùa hành dộng là kết hợp phát triển và quàn lý tài nguyên nước, dất đai
và các tài nguyên khác có liên quan nhàm phát huy tối đa những lợi ích kinh tế và xã
hội mà không tổn hại tới tính bền vững của các hệ sinh thái.
Phương pháp tiếp cận là cơ sở dể xây dựng và thực hiện các hoạt động BVMT
cụ thể. Khi phương pháp tiếp cận không đúng sẽ dẫn tới hạn chế hiệu quả thậm chi
không đạt hiệu quả BVMT như đã đề ra.
Thực tế cho thấy, phương pháp tiếp cận hành động nhàm BVMT lưu vực sông
Cầu là quản lý tổng hợp tài nguyên nước chua được xác định rõ ràng. Dây chính là

một trong những vấn đề bức xúc môi trường chính cần quan tâm và giải quyết.
Ngoài ra, trên lun vực sông cầu chưa có ủy ban lưu vực sông và các hệ thống
chính sách quản lý nguồn nước chưa hoàn chỉnh và còn tồn tại những vấn đề cần giải
quyết sau:
Quàn lý I’NN còn chưa tập trung vào việc bảo vệ, đầu tư cho bảo vệ TNN còn
thấp. Hàng năm, kế hoạch sử dụng nước của các ngành như nông nghiệp, cấp nước đô
thị, công nghiệp, thủy điện, nước sinh hoạt được cân đối trong kế hoạch tài chính quốc
gia nhưng chưa được đối chiếu trong cân bằng nước. Tỷ lệ đầu tư chưa được phân chia
hợp lý cho cho các khâu từ khảo sát, nghiên cứu, thiết kế, xây dựng, duy tu bảo dưỡng,
v.v mà thường chỉ chú ý đến giai đoạn bảo dưỡng và khai thác công trình. Vì vậy,
nhiều công trình không phát huy hiệu quả. Đầu tư cho cơ sở dừ liệu, quy hoạch, giám
sát, quản lý chưa tương xứng với nhu cầu.
Luật TNN được ban hành năm 1999 nhưng chưa đi vào cuộc sống vì còn thiếu
nhiều văn bàn hướng dẫn, quy chế, quy trình, quy phạm và các tiêu chuẩn đảm bảo
quản lý nguồn nước hiệu quả. Các văn bản luật có liên quan đến nước như luật bảo vệ
và phát triển rừng (2004), luật đất đai (2003)» luật bảo vệ môi trường (2005), v.v đã hồ
trợ và bổ sung cho việc thi hành luật tài nguyên nước, tuy nhiên có một số nghị định
và văn bản dưới luật lại chưa nhất quán với luật TNN gây khó khăn cho việc thực hiện
luật. Bản thân luật TNN cẩn được sửa đổi cho phù hợp với điều kiện phát triển hiện tại
cả về nội dung và khung tổ chức.
Hệ thống quản lý thông tin dữ liệu có liên quan đến quản lý nước tổng hợp hiện
nay tồn tại rải rác ờ nhiều cơ quan, chưa có một cơ chế thỏa đáng để hệ thống hoá như
luật TNN quy định, nhằm trao đổi sử dụng vì lợi ích chung.
Công việc quan trắc theo dõi chất lượng nước còn rất phân tán, chưa có hệ
thống. Tài nguyên nước ngầm chưa được nghiên cứu đầy đủ như nước mặt, chưa đánh
giá được mối quan hệ giữa nước mặt và nước ngầm một cách tổng thể.
Các chính sách và phương thức quản lý hiện hành tỏ ra chưa hiệu quả, chưa
khuyến khích và động viên cộng đồng bảo vệ TNN. Việt Nam nói chung, lưu vực sông
Cầu nói riêng, hiện nay vẫn còn để phổ biến tình trạng sử dụng nước tùy tiện và lãng
phí do quy định phí dịch vụ nước thấp, công tác giám sát, phát hiện và xử lý các sai

phạm không kịp thời và thiếu kiên quyết.
19
án “Quy hoạch lài nguyên nước luv vực sông c ầ u ■
Hiện nay nhu cầu nước sinh thái chưa được quan tâm (rong các quy hoạch TNN
cũng như trong tính toán thiết kế các công trình thủy lợi trên lưu vực. Vì thẻ đã gây ra
tình trạng suy thoái nguồn nước và cạn kiệt ở vùng hạ du như hiện nay. Nhu càu nước
cho môi trường sinh thái là lượng nước cần cho duy trì tất cả các thành phần và chức
năng của hệ sinh thái. Việc làm suy giảm và không đảm bảo nhu cầu nước cho môi
trường trong bất kỳ thời gian nào trong năm cũng gây thiệt hại tới các giá trị môi
trường của lưu vực sông và qua đó tổn hại tới các giá trị sử dụng của con người.
2.1.4. Xác định các định hướng, giải pháp giải quyết các vấn đề đặt ra
2.1.4.1. Định hướng
Thay đổi nhận thức cộng đồng trong khai thác, sử dụng TNN; và tiếp cận những
nhận thức mới. Đó là:
• Nước phải được sử dụng tổng hợp và có hiệu ích cao;
• Khai thác sử dụng phải đi đôi với bảo vệ TNN; và
• Sử dụng nước nhưng cần đảm bảo đủ nước cho dòng chảy môi trường.
Tiếp cận và hướng tới kết hợp hài hòa quản lý TNN theo lưu vực sông và theo
địa giới hành chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tổng hợp và giải quyết tốt các
mâu thuẫn xung đột trong sử dụng và bảo vệ TNN.
Rà soát lại sơ đồ khai thác nhàm khắc phục những tồn tại, từng bước hoàn thiện
sơ đồ khai thác hướng tới phát triển bền vững.
Xây dựng các quy hoạch thành phần nhàm đưa ra giải pháp phù hợp với mục
tiêu đặt ra.
Đổi mới, cải tiến quản lý TNN lưu vực sông theo hướng quản lý tổng hợp thống
nhất.
2.1.4.2. Giải pháp
a. Giải pháp phi công trình
Quản lý nhu cầu: là một hướng tiếp cận mới và lâu dài nhàm sừ dụng hợp lý và
hiệu quả tài nguyên nước để giảm nhu cầu sử dụng nước cá nhân và nhu cầu sử dụng

nước tổng cộng. Cách tiếp cận này sẽ đem lại nhiều lợi ích đáng kể ví dụ: tránh được
những chi phí đầu tư và vận hành đắt đỏ (xây đập, hồ chứa ) và giảm thiểu tác động
đến môi trường, V.V Nghiên cứu sơ bộ về sử dụng nước ở Bangkok cho thấy có thể
tiết kiệm đuợc trên 800 triệu USD (12.880 tỷ VNĐ) khi áp dụng các biện pháp quàn lý
nhu cầu. Những khoản chi tiết kiệm được có thể đầu tư vào việc nâng cấp hệ thống vệ
sinh và giáo dục sức khỏe cho khu vực nông thôn.
Một số biện pháp quản lý nhu cầu sử dụng nước có thể áp dụng cho vùng Lưu
vực sông Cầu là:
• Giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng;
20
u k * V /
• Giảm nhu cầu sử dụng nước bằng giá sử dụng nước: áp dụng cơ chế tính
giá nước theo mùa (tăng giá sử đụng nước vào mùa khô trong khi giảm giá
nước vào thời gian còn lại trong năm);
• Tiết kiệm lượng nước sử dụng trong khu vực công nghiệp bàng cách sử
dụng lại nước đã qua xừ lý.
Điều chỉnh và phát triển thể chế quản lý lưu vực sông phù hợp với yêu cầu thực
h ện quy hoạch, cần tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật về TNN; xây dựng
Iưc lượng thanh tra chuyên ngành về TNN, định kỳ và đột xuất kiểm tra, thanh tra và
xi lý kịp thời, triệt để các hành vi vi phạm pháp luật về TNN; và đưa công tác bảo vệ
TNN vào nội dung hoạt động của các tổ dân phố, thôn, ấp, bản, và cộng đồng dân cư.
Đề xuất với nhà nước, với hồ chứa có dung tích lớn (lớn hơn 100.106m3) cần có
d-ing tích phòng lũ, với hồ chứa thủy điện trong trường hợp hạn hán có thể khai thác
diới mực nước chết.
Rà soát và điều chỉnh hệ thống tổ chức quản lý lưu vực sông: đề xuất chuyển
đổi từ phương thức quản lý đơn ngành sang đa ngành, đa mục tiêu; từ trên xuống dưới
smg từ dưới lên.
Đổi mới cơ chế tài chính đầu tư cho lĩnh vực TNN bằng cách khuyến khích các
tc chức tài chính trong và ngoài nước tham gia vào việc cung cấp tài chính cho sự
nghiệp bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển TNN và phòng, chống tác hại do nước

gếy ra.
Thành lập ủ y ban lưu vực sông cầu để điều phối hoạt động của các Bộ, ngành,
địi phương liên quan trong việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông; đề xuất và ban
hềnh các chính sách, kiến nghị các giải pháp về bảo vệ môi trường nước, khai thác, sử
'dụng và phát triển tài nguyên nước, phòng, chống và giảm thiểu tác hại do nước
igếy ra trên lưu vực sông.
b. Giài pháp công trình
Thu lại nước mưa;
Tăng lượng nước trừ trên hệ thống kênh mương, sông nội đô, hồ ao trên các
nhánh sống suối nhỏ;
Tăng năng lực trữ và tạo nguồn nước bằng cách xây dựng hồ chứa vừa và nhỏ ờ
w ig Thượng sông cầu đặc biệt ở khu sông Đu, sông Chợ Chu;
Tăng khả năng tiêu thoát nước mưa, nước thải.
22.1.5. Xác định các ưu tiên trong sử dụng nước
Dự báo trong những năm tới, với tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, các khu đô thị
imci, các khu công nghiệp trong vùng lưu vực sông cầu phát triển rất mạnh, do vậy
nihi cầu cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất là rất lớn (dự báo đến năm 2020 tổng
công suất cấp nước trong vùng khoảng 2,2 triệu m3/ngày). Vì vậy, cần có các biện
p>hip kết hợp khai thác, sử dụng nguồn nước một cách hợp lý. Ưu tiên sử dụng nguồn
niươc mặt phục vụ cấp nước cho các đô thị lớn, vùng liên tinh, liên đô thị; khai thác, sử
_____
__________________________
_______
Dự án 'Quy hoạch tài nguyên nước ỉưự vực sông cầu
21

×