Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Phân tích và đánh giá việc tận dụng nước thải để nuôi cá ở một số ao đầm vùng Thanh Trì, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.85 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
• • • •
' k ' k - k ' k ' k ' k ỳ ; ' k - k
TÊN ĐÈ TÀI:
Phân tích và đánh giá việc tận dụng nước thải
để nuôi cá ở một số ao đầm vùng Thanh Trì, Hà Nội
MÃ SỚ: QG - 09 - 20
C H Ủ T R Ì Đ Ẻ T ÀI: TS. Lê Thu Hà
C Á C C Á N B ộ T H A M G IA :
TS. Đoàn Hương Mai ThS. Trương Ngọc Kiêm
TS. Nguyền Thuỳ Liên ThS. Nguyền Thị Lan Anh
ThS. Bùi Thị Hoa ThS. Nguyền Thành Nam
HÀ NỘI -2011
Mục lục
Trang
Báo cáo tóm tắt i
Summary V
Danh mục chữ cái viết tắt viii
Danh mục bảng ix
Danh mục hình X
Mở đầu 1
Chương 1. Tổng quan tài liệu 3
1.1. Những nghiên cứu trong và ngoài nước về việc tận dụng nước 3
thải trong nuôi trồng thuỷ sản
1.2. Tính độc hại của kim loại nặng đối với cá, sinh vật thuỷ sinh 5
và người
1.3. Ảnh hưởng của kim loại nặng đến hoạt tính của enzym 8
1.4. Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng ở một sô các thủy vực cua 11
Hà Nội
1.5. Một số kết quả nghiên cứu về hàm lượng kim loại nặng trong 15


sinh vật ở Việt Nam
Chương 2. Đối tượng, địa điêm, thời gian và phương pháp nghiên 18
cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu 19
Chương 3. Ket quả và thảo luận 24
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình nuôi trồng 24
thuỷ sản của huyện Thanh Trì, Hà Nội
3.2. Quy trình nuôi cá bàng nước thải tại một sô ao hô nghiên cứu 27
3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường nước các ao hô nghiên cứu 31
3.3.1. Đặc tính thủy lý hóa các ao hồ nghiên cứu 32
3.3.2. Hàm lượng kim loại nặng trong nước và bùn của các ao 38
nghiên cứu
3.4. Thành phần và độ đa dạng sinh vật nổi các ao hồ nghiên cứu 44
3.5. Đánh giá dư lượng kim loại nặng trong thịt cá nuôi bàng nước 47
thải
3.5.1. Hàm lượng kim loại nặng trong thịt cá Rô phi 47
3.5.2. Hàm lượng kim loại nặng trong thịt cá Trôi 53
3.5.3. Hàm lượng kim loại nặng trong thịt cá Chép 58
3.6. Phân tích hoạt độ một số enzym trong thịt cá nuôi bàng nước 64
thải
3.6.1. Hàm lượng Protein trong thịt cá 64
3.6.2. Hoạt độ Catalaza 65
3.6.3. Hoạt độ Lipaza 67
3.6.4. Hoạt độ Proteaza 68
3.7. Đe xuất một số giải pháp nhàm giảm thiểu tác động của nuôi 70
cá bằng nước thải đến sức khoẻ cộng đồng.
Kết luận 72
Kiến nghị 73

Tài liệu tham khảo 74
Phụ lục 1. Phương pháp phân tích BOD5 và COD 77
Phụ lục 2. Phương pháp phân tích kim loại nặng 78
Phụ lục 3. Đường chuẩn protein albumin huyết thanh bò 82
Phụ lục 4. Bảng sổ liệu đo mật độ quang học của Tyrozin ở các 83
nồng độ tương ứng
Phụ lục 5. Tiêu chuẩn chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thuy 84
sinh, TCVN - 6774 : 2000
Phụ lục 6 . Trích Quy định 46 của Bộ Y tế về Kim loại nặng trong 85
thực phẩm
Các bài báo đã công bô a
Danh sách khóa luận tốt nghiệp và luận văn cao học đã thực hiện b
theo hướng đề tài
Tóm tắt các công trình NCKH của cá nhân c
Scientific project f
Bản photocopy đề cương đề tài được phê duyệt g
Phiếu đăng ký kết quả nghiên cứu KH-CN h
DANH MUC CHỮ CÁI VIÉT TẮT
As
: Asen
BOD5
: Nhu cầu oxi hóa sinh học
Cd
: Cadimi
CN
: Công nghiệp
Cu
: Đồng
COD
: Nhu cầu oxi hóa hóa học

Cr
: Crom
Đv
: Đơn vị
Fe3+ - E
: Phức hệ enzym và ion Fe3+
GTCC
: Giao thông công chính
HTX
: Hợp tác xã
KLN : Kim loại nặng
NC
: Nghiên cứu
0=Fe4+ - E : Phức hệ enzym, ion Fe4+ và nguyên tử oxi
Pb : Chì
Sx
: Sản xuất
TC : Tiêu chuân
TCCP
: Tiêu chuân cho phép
TCVN
: Tiêu chuân Việt Nam
UBND
: ư y ban Nhân dân
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1. Thành phần một số kim loại nặng có trong các ngành công 12
nghiệp tại Hà Nội
Bảng 2. Đặc điểm và điểm xả nước thải của một sổ nhà máy chính 14
tại Hà Nội

Bảng 3. Kim loại nặng Pb, Cd (ppm, tính theo khối lượng tươi) tích 16
lũy ở loài Hến (Corbicula sp.)
Bảng 4. Ngưỡng ô nhiễm kim loại nặng của đất, nước và rau 16
Bảng 5. Chỉ tiêu thủy lý hóa của các ao hồ nghiên cứu 31
Bảng 6 . Hàm lượng KLN trong nước của các ao hồ nghiên cứu 38
Bảng 7. Hàm lượng KLN trong bùn đáy của các ao hồ nghiên cứu 42
Bảng 8 . Thành phần thực vật nổi các ao hồ nghiên cứu 44
Bảng 9. Thành phần động vật nổi các ao hồ nghiên cứu 46
Bảng 10. Hàm lượng kim loại nặng (mg/kg) trong thịt cá Rô phi tại 48
các ao hô nghiên cứu
Bảng 11. Hàm lượng kim loại nặng (mg/kg) trong thịt cá Trôi tại các 53
ao hồ nghiên cứu
Bảng 12. Hàm lượng kim loại nặng (mg/kg) trong thịt cá Chép tại các 58
ao hồ nghiên cứu
Bảng 13. Hàm lượng protein (mg/g) trong thịt cá tại các ao hồ nghiên 64
cứu
Bảng 14. Hoạt độ Catalaza (đv/g) trong thịt cá tại các ao hồ nghiên 65
cứu
Bảng 15. Hoạt độ Lipaza (đv/g) trong thịt cá tại các ao hồ nghiên cứu 67
Bảng 16. Hoạt độ Proteaza (đv/g) trong thịt cá tại các vùng nghiên 68
cứu
IX
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1. Cá Rô phi 18
Hình 2. Cá Trôi 18
Hình 3. Cá Chép 19
Hình 4. Quy trình thu dịch protein và enzym bằng đệm Photphat pH 20
=7
Hình 5. Quy trình chiết rút dịch enzym bằng dung dịch glyxerol 21

Hình 6 . Ao nghiên cứu thuộc xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì 27
Hình 7. Ao nghiên cứu thuộc xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì 28
Hình 8 . Hồ Yên Sở 1, huyện Thanh Trì 29
Hình 9. Hồ Mạc, Vườn Quổc gia Cúc Phương 31
Hình 1 0.
Hàm lượng ôxy hòa tan của các ao hồ nghiên cứu
33
Hình 11. Hàm lượng NH4+ của các ao hồ nghiên cứu
34
Hình 12. Hàm lượng BOD5 của các ao hồ nghiên cứu 35
Hình
13.
Hàm lượng COD của các ao hồ nghiên cứu
36
Hình 14.
Hàm lượng Cu (mg/1) trong nước tại các ao hồ nghiên cứu 39
Hình 15. Hàm lượng Pb (mg/1) trong nước tại các ao hồ nghiên cứu 40
Hình
16. Hàm lượng Cd (mg/1) trong nước tại các ao hồ nghiên cứu 40
Hình 17. Hàm lượng Hg (mg/1) trong nước tại các ao hồ nghiên cứu
41
Hình
18. Hàm
lượng Cu trong thịt cá Rô phi tại các ao hồ nghiên cứu 49
Hình
19. Hàm
lượng Pb trong thịt cá Rô phi tại các ao hồ nghiên cứu
50
Hình 2 0 . Hàm lượng
Cd trong thịt cá Rô phi tại các ao hồ nghiên cứu

51
Hình
2 1 . Hàm lượng
Hg trong thịt cá Rô phi tại các ao hô nghiên cứu
52
Hình
2 2 . Hàm lượng
Cu trong thịt cá Trôi tại các ao hô nghiên cứu
54
Hình
23. Hàm
lượng
Pb trong thịt cá Trôi tại các ao hô nghiên cứu
55
Hình 24. Hàm lượng Cd trong thịt cá Trôi tại các ao hồ nghiên cứu 56
Hình 25. Hàm lượng Hg trong thịt cá Trôi tại các ao hồ nghiên cứu 57
Hình 26. Hàm lượng Cu trong thịt cá Chép tại các ao hồ nghiên cứu 59
Hình 27. Hàm lượng Pb trong thịt cá Chép tại các ao hồ nghiên cứu 60
Hình 28. Hàm lượng Cd trong thịt cá Chép tại các ao hồ nghiên cứu 61
Hình 29. Hàm lượng Hg trong thịt cá Chép tại các ao hồ nghiên cứu 62
Hình 30. Hàm lượng protein trong thịt cá tại các ao nghiên cứu 64
Hình 31. Hoạt độ Catalaza trong thịt cá tại các ao hồ nghiên cứu 66
Hình 32. Hoạt độ Lipaza trong thịt cá tại các ao hồ nghiên cứu 67
Hình 33. Hoạt độ Proteaza trong thịt cá tại các vùng nghiên cứu 69
XI
MỞ ĐẦU
Thanh Trì (Hà Nội) là vùng đất trũng, có nhiều ao hồ thuận tiện cho việc
nuôi trồng thuỷ sản Với tổng diện tích nuôi cá khoảng 1200ha, hàng năm huvện
Thanh Trì cung cấp khoảng 2500 - 3000 tấn cá cho Hà Nội, tương đương 8 6 %
tổng sản lượng cá nước ngọt mà người dân phổ tiêu thụ. Điều đó chứng tỏ, cá từ

huyện Thanh Trì là nguồn thực phẩm quen thuộc và chủ yếu của người dân Hà
Nội.
Nghề nuôi cá bằng nước thải ở Thanh Trì đã có thâm niên khoảng gần 40
năm nay. Trong thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu về việc sử
dụng nước thải để nuôi cá ở Thanh Trì, như nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tài
(1990), Đặng Đình Viên (1993), Trịnh Thị Thanh (1995). Những nghiên cứu
trên đều cho thấy việc tận dụng nước thải để nuôi cá sẽ mang lại hiệu quả kinh tế
cao khi nước thải chủ yếu chứa các chất hữu cơ có nguồn gốc từ động vật. Tuy
nhiên, ngày nay khi tốc độ công nghiệp hóa ngày càng cao, nguồn nước thải có
chứa các chất thải độc hại, đặc biệt là kim loại nặng (KLN), chất có tính tích tụ
và khuếch đại sinh học qua chuỗi thức ăn, thì việc sử dụng các nguồn thải đó để
nuôi cá không còn phù hợp nữa.
Vùng Thanh Trì có 4 con sông chảy qua, đó là sông Tô Lịch, sông Kim
Ngưu, sông Sét và sông Lừ. Đây là 4 con sông chứa nước thải của cả thành phố
Hà Nội. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội nước thải của các nhà máy, bệnh viện,
nước thải sinh hoạt hầu như đều chưa qua xử lý, hoặc có chăng thì vần chưa đạt
tiêu chuẩn, thải thẳng ra các sông này. Theo kết quả đánh giá của Công ty thoát
nước Hà Nội năm 2004, cả 4 con sông chứa nước thải này đều ở tình trạng ô
nhiềm nặng, các chỉ số về các chất độc hại như kim loại nặng, H2S, N H 4 đều
vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu là do mức độ sản
xuất tăng cao, làm gia tăng nguồn gây ô nhiễm. Do đó việc sử dụng nước thai để
nuôi cá đến nay có lẽ không còn phù hợp nữa.
Tại Thanh Trì các ao đầm nuôi cá bằng nước thải đều sử dụng nước thải
trực tiếp không qua xử lý của 4 con sông trên. Do đó, sẽ không tránh khỏi những
tác động xấu của các chât thải độc hại có trong nước thải lẽn thịt cá. Cá nuôi tại
Thanh trì là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân sống tại Hà Nội,
đây có thê là nguyên nhân gây suy giảm sức khòe cộng đồng.
Xuất phát từ lý do đó chúng tôi đã đề xuất thực hiện đề tài “Phân tích và
đảnh giả việc tận dụng nước thải để nuôi cá ở một số ao đầm vùng Thanh Trì,
Hà n ộ ĩ\ Đe tài được thực hiện nhàm các mục tiêu như sau:

- Phân tích và đánh giá chất lượng môi trường nước các ao đầm nghiên cứu
bàng các thông số thuỷ lý hoá học và hàm lượng một sổ kim loại nặng.
- Xác định thành phần các loài sinh vật nổi ở các ao đầm nghiên cứu
- Đánh giá tác động của việc sử dụng nước thải trong nuôi trông lên chất
lượng thịt cá thông qua phân tích dư lượng một sổ kim loại nặng và hoạt
độ của một số enzym.
- Đe xuất các biện pháp giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của việc sử dụng nước
thải nuôi cá lên chất lượng thịt cá, nhàm đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm và sức khỏe cộng đồng
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, chúng tôi đã thực hiện các
nội dung nghiên cứu như sau:
- Thu thập và tổng hợp các công trình nghiên cứu tương tự đã công bố trên
các tạp chí trong và ngoài nước.
- Thu thập, phân tích các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và
nghề nuôi cá vùng Thanh Trì, Hà Nội
- Điều tra, khảo sát hiện trạng và quy trình sử dụng nước thải để nuôi cá
vùng Thanh Trì.
- Quan trắc, phân tích và đánh giá hiện trạng môi trường nước các ao, đầm
nghiên cứu thông qua các thông số thuỷ lý hoá học như DO, pH, BOD5,
COD, NH4, NO3, độ đục, nitơ tổng số, photspho tổng số, một số kim loại
nặng
- Xác định thành phần các loài sinh vật nổi ở các ao, đầm nghiên cứu.
- Phân tích và đánh giá dư lượng một số kim loại nặng trong thịt cá
- Phân tích và đánh giá hoạt độ của một so enzym trong thịt cá
- Đe xuất một sổ giải pháp nhàm giảm thiểu những tác động xấu của việc
nuôi cá bằng nước thải lên chất lượng thịt cá.
Chương 1. TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những nghiên cứu trong và ngoài nước về việc tận dụng nước thải
trong nuôi trồng thuỷ sản
Nước thải sinh hoạt có thành phần chủ yếu là loại muối dinh dưỡng ở các

dạng dễ phấn huỷ sinh học thích hợp pha vào đầm ao nuôi cá. Nếu biết sử dụng
hợp lý nước thải nó sẽ có tác dụng như một nguồn chất dinh dưỡng bón cho cây
trồng và nuôi cá, do tận dụng được các chất bón có sằn trong nước. Ngược lại,
nếu không biết sử dụng một cách thích hợp, nó sẽ gây ra nhừng hậu quả nghiêm
trọng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Qua kết quả nghiên cứu của nhiều
tác giả, nước thải được sử dụng để tưới cây trồng và nuôi cá mang lại hiệu quả
cao. Việc sử dụng nước thải vào chăn nuôi và trồng trọt, đặc biệt để nuôi cá
không những giảm được chi phí mà còn tăng sản lượng cá từ 2-3 lần so với các
cách nuôi khác.
Năm 1959, Sở nghiên cứu thuỷ sinh vật, thuộc Viện khoa học Trung Quốc
đã nghiên cứu thành công và bước đầu đưa lại một số hiệu quả nhất định quá
trình tận dụng nước thải để nuôi cá bột ở thành phố Vũ Hán. Sau đó tổ chức này
đã nghiên cứu: ảnh hưởng của nước bẩn do các nhà máy công nghiệp thải ra đổi
với các loài cá. Ket quả nghiên cứu cho thấy, khi trong nước thải nuôi cá có lẫn
nước thải công nghiệp với một số chất độc hại sẽ gây hậu quả làm cá nuôi chết
hàng loạt.
Theo ý kiến của Yashowr (1986), chuyên gia về nước thải, ở vùng Đông
Nam Á, nơi nhiệt độ cao, nếu nuôi riêng cá Rô phi có thể cho năng suất cao hơn
nuôi cá ghép hàng loạt.
Ở nhiều nước nhiệt đới đã áp dụng thành công việc sử dụng nước thải để
nuôi cá đạt hiệu quả cao. Như dùng nước thải nuôi cá Chép (Cyprỉnus carpio)
đạt 7,7 tấn/ha/vụ. Cá Mè trẳng (Hypophthaỉ molitrix) và Trôi Án Độ (Cirrhina
moỉitoreỉỉa) đạt 13 tấn/ha/vụ. Năm 1961, tại Lima (thủ đô Pêru) đã xây dựng 21
ao thử nghiệm nhằm xử lý nước thải kết hợp với nuôi cá và tưới cây trồng. Một
số nước khác thuộc vùng ôn đới như Liên Xô, Anh, Pháp cũng đã nghiên cứu
thành công việc sử dụng nước thải để tưới cho cây trồng và nuôi trai.
ơ Việt Nam, sử dụng nước thải vào mục đích nuôi cá đã được phát triển
từ 1962-1963 ở một sổ vùng ven các thành phổ, thị xã. Nuôi cá theo hình thức
bán thâm canh, coi nước thải là nguồn thức ăn chính cho cá.
Năm 1964-1965, trạm nghiên cứu nước ngọt Đình Bảng đà tiến hành

nghiên cứu nước thải của Hà Nội đê tận dụng vào việc nuôi cá. Nghiên cứu cho
3
thấy nước thải giàu hàm lượng muối dinh dưỡng nhất là Nitơ và Phốtpho. Do
đó, trong các đầm hồ có nước thải có lượng thức ăn tự nhiên là thực vật nôi và
động vật nổi phong phú, trong đó lượng thực vật nổi khá lớn (hàng chục triệu cá
thể/lít) với thành phần vi khuẩn Lam chiếm ưu thế. Động vật đáy với nhóm giun
ít tơ phát triển mạnh. Động vật nổi có thành phần trùng bánh xe phát triển. Các
nghiên cứu trên đều thống nhất với quan điểm tận dụng nước thải đã xử lý sơ bộ
để nuôi cá, là một trong những biện pháp thích hợp nên áp dụng ở điều kiện Việt
Nam.
Tháng 6/1968, uỷ ban nhân dân thành phổ Hà Nội đã tổ chúc một đoàn
điều tra tổng hợp để nghiên cứu nước thải của Hà Nội, gồm trường đại học Thuỷ
sản và nhiều đơn vị liên quan đã đi đến nhận định việc dùng nước thải đê nuôi
cá là một biện pháp thích hợp trong điều kiện của Việt Nam. Năm 1966, một số
hợp tác xã của huyện Thanh Trì đã dùng nước thải của thành phố đưa vào ao,
đầm để nuôi cá đưa năng suất tăng từ 0,8 tấn/ha lên 3 tấn/ha
Nghề nuôi cá bằng nước thải ở Thanh Trì đã có thâm niên khoảng gần 40
năm. Trong thời gian qua, đã có một sổ công trình nghiên cứu về việc sử dụng
nước thải để nuôi cá ở Thanh Trì, như nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tài
(1990), Đặng Đình Viên (1993), Trịnh Thị Thanh (1995). Các nghiên cứu trên
đều cho thấy việc tận dụng nước thải đê nuôi cá mang lại hiệu quả kinh tế cao,
chất lượng môi trường nước của các ao đầm nuôi cá bằng nước thải chưa quá ô
nhiễm. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Nga (1995) cho thấy các loài cá Mè,
cá Trôi Án Độ và cá Rô Phi có khả năng thích ứng, tăng trưởng và phát triển tốt
trong điều kiện nước thải. Nghiên cứu của Vũ Tuấn Linh (1995) cũng chỉ ra
rằng việc tận dụng nước thải để nuôi cá ở các ao đầm điển hình tại Thanh Trì -
Hà Nội đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, việc sử dụng nước thải đê nuôi
cá là biện pháp thích hợp nên áp dụng.
Bên cạnh những lợi ích từ việc sử dụng nước thải để nuôi cá, hiện nay sự
phát triên công nghiệp với tốc độ cao dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước

một cách đáng kê, vì vậy việc sử dụng nước thải để nuôi cá cũng thể hiện một số
anh hưởng tiêu cực. Nghiên cứu của Nguyền Phú Hòa và cộng sự tiến hành
trong năm 2000 và 2001 tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh đã chi
ra một số ảnh hưởng của việc sử dụng nước thài đến nuôi trồng thủy sản tới sức
khỏe người dân trực tiêp sản xuât. Theo nghiên cứu này thì người dân trực tiếp
sản xuất đã phải đương đầu với các căn bệnh khi tiếp xúc với nước thai như các
bệnh về da, các căn bệnh do sử dụng nguồn nước thai cho sinh hoạt như ta, lỵ,
thương hàn, ngoài ra phụ nừ cùng chồng tham gia nuôi cá cũng đã mac bệnh phụ
4
khoa với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Hơn thế nữa, việc tích lũy KLN trong
nước cũng ảnh hưởng ít nhiều đến năng suất và chất lượng sản phẩm nuôi cá.
1.2. Tính độc hại của kim loại nặng đối vói cá, sinh vật thuỷ sinh và người
1.1.1. Đằng (Cu)
Cu xâm nhập vào các thủy vực thong qua nước thải của các nghành công
nghiệp như: khai thác mỏ, luyện kim, hóa chất và qua các hoạt động nông
nghiệp như một thành phần của thuốc trừ sâu.Ngoài ra các muối của Cu được sử
dụng trong hệ thống cung cấp nước để kiểm tra sự sinh trưởng của tảo và nấm.
Cu với một lượng rất nhỏ thì cần cho đời sống của động vật và thực vật.
Nó là thành phần quan trọng của các enzym oxidaza, ureaza, galactoza. Nhưng
khi tích tụ ở nồng độ lớn hơn thì nó lại là chất gây độc. Cu và các muối của nó
trong nước làm kìm hãm sự sinh trưởng của tảo, nó độc với thực vật hơn so với
động vật và người.
Khi vào cơ the, Cu được vận chuyến chủ yếu trong máu bởi protein trong
huyết tương gọi là ceruloplasmin. Cu và hợp chất được hấp thụ trong ruột non
và được vận chuyển tới gan bàng liên kết với albumin.
Khi tích lũy trong cơ thể người và tích lũy với một số lượng lớn, Cu gây
ra thiếu máu, phá hủy gan cùng với các bệnh về dạ dày.
1.1.2. Ch ì (Pb)
Pb là nguyên tô độc được sử dụng trong các nghành công nghiệp luyện
kim, sản xuất pin - acquy, sản xuất sơn và chì 4 - etylic được sử dụng như là

chất phụ gia cho xăng dầu.
Các hợp chất của Pb đều độc đối với động vật. Pb và muối sulphua của nó
được coi như không gây độc do chúng không bị cơ thể hấp thụ. Tuy nhiên, các
muối Pb tan trong nước như PbCl2, P b(N 03)2, Pb(CH3COO)2 rất độc.
Các họp chất của Pb cũng tích lũy với hàm lượng lớn trong cơ thể sinh vật
nhưng nó không có tính khuếch đại qua chuồi thức ăn.
Khi xâm nhập vào cơ thể, Pb đi vào hệ thống mạch máu và được vận
chuyển tới các mô mềm của cơ thế. Sau đó, Pb được tích lũy trong xương vì chì
có điện tích ion tương đương với Ca2+. Do đó, nhiễm độc Pb trong thời gian dài
sẽ dẫn tới bệnh loãng xương.
Pb tích tụ trong hồng cầu với hàm lượng cao sẽ liên kết với các ion sất
trong phân tử hemoglobin của hồng cầu làm giam khả năng vận chuvển 0 2 cua
5
nó. Khi nồng độ chì trong máu lớn hom 0.8 mg/1 có thể gây hiện tượng thiếu
máu.
Pb và các hợp chất còn làm giảm tốc độ dẫn truyền xung thần kinh ngay ở
nồng độ thấp và khi tích tụ tới nồng độ cao Pb làm thoái hóa hệ thần kinh.
1.1.3. Cadimi (Cd)
Hàm lượng cadimi trên thế giới khoảng 21.000 tấn/năm, chúng được sử
dụng chủ yếu làm chất màu trong kĩ thuật mạ điện và chất ổn định trong chất
dẻo. Hệ thống thoát nước của các mỏ, cặn dầu ở trong đất và các loại phân bón
phôtphat là những nguồn chính cung cấp catmi.
Cd và các hợp chất của nó là những chất cực độc đối với môi trường sổng,
các sinh vật cũng như với con người dù chỉ với nồng độ thấp. Đối với các thực
vật sống dưới nước, tính độc hại của cadimi ngang với độc tính của Ni và Cr3+
và có phần kém độc hơn so với Hg(CH3)2 và Cu. Nghiên cứu của Larsson và
các cộng sự, 1985 về tác động của Cd lên cá Rô Perea fluviatilis cho thấy những
quần thể sống trong dòng sông bị ô nhiễm Cd ở Thụy Điển có biểu hiện thiếu
máu và tăng số lượng tế bào lympho. Động vật không xuơng sống chỉ chịu được
hàm lượng LC50 của catmi ở khoảng 7,0 đến 34.600|ig/l trong 48 giờ, riêng

giáp xác Râu ngành đặc biệt rất nhạy cảm (Wren và Stephenson, 1991). Các thí
nghiệm đã được thực hiện cho thấy loài giáp xác nhạy cảm nhất là Daphnia
magna, nồng độ không gây độc với chúng là 0,37 ng/1 (Canton và Slooff, 1982).
Dựa vào các dữ liệu đã có, Hà Lan đã đề nghị hàm lượng catmi trong nước đạt
tiêu chuân là 0,1 |ig/l nhưng hàm lượng này thường bị vượt quá. Nghiên cứu về
nồng độ catmi trong giáp xác sống đáy Hyalella azteca cho thấy, 81% những
biến đổi có thể do ba thông số hoá học của nước hồ là: nồng độ ion canxi, tổng
lượng catmi trong nước và hàm lượng cacbon hữu cơ hòa tan (Stephenson và
Mackie, 1988).
Phần lớn Cd xâm nhập vào cơ thể được giữ lại ở thận và được đào thải.
Một phần nhỏ được liên kết mạnh nhất với protein của cơ thể thành thionin -
kim loại có mặt ở thận và phần còn lại được giữ trong cơ thể, tích tụ lại và tăng
dần theo thời gian. Đến khi lượng Cd đủ lớn nó sê thế chồ Zn ở các enzim quan
trọng gây ra rối loạn trao đổi chất.
Sơ đồ chuyển hóa Cd trong cơ thể sinh vật:
Cd và hợp chất >=c> Cd tự do trong cơ thê = > trao đổi với Zn trong enzym
6
Khi tích tụ trong cơ thể với nồng độ cao, Cd gây rối loạn chức năng thận,
phá hủy tủy xương, tăng huyết áp, các bệnh về tim, thiếu máu và gây bệnh ung
thư.
Hơn 80 % trọng lượng cadimi trong cơ thể động vật có xương sống tập
trung ở gan và thận, tại đây cadimi gắn kết để làm giảm phân tử khôi của
metallothionein. Cadimi tích tụ cùng với thời gian và khi nồng độ cadimi trong
thận lên tới khoảng 20 0 ng/g, khả năng bảo vệ tế bào của metallothionein bat
đầu giảm. Hằng ngày, một lượng cadimi khá nhỏ được đưa vào cơ thê và sau
một thời gian dài tích tụ, hàm lượng đạt tới ngưỡng giới hạn, dần tới hậu quả là
protein bị bài tiết vào nước tiểu và phá hoại thận. Năm 1988, Nriagu ước tính
trên thế giới có khoảng hom 500.000 người có thê gặp nguy hiêm vì thận bị
catmi phá huỷ, dù cho nước ngọt chỉ là một trong những nguồn bị ô nhiễm
catmi.

1.1.4. Thủy ngân ( Hg)
Có hai nguồn tự nhiên đưa thuỷ ngân vào môi trường đó là quá trình
phong hoá đá giải phóng khoảng 3.500 tấn thủy ngân/năm và hoạt động núi lửa
giải phóng ra 25.000 - 150.000 tấn thủy ngân dưới dạng khí/năm. Tổng lượng
thuỷ ngân trên trái đất được khai thác là khoảng 10 .00 0 tấn/năm và trong đó đã
sử dụng một lượng lớn. Đa số thủy ngân khai thác được đưa vào trong các thiết
bị điện, sử dụng làm cực âm của quá trình điện phân trong công nghiệp chlor -
alkali để sản xuất Clo và NaoH. Ngành công nghiệp này là nguyên nhân gây ra
rất nhiều trường hợp ô nhiễm hồ, sông. Ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột
giấy đã sớm dùng thuỷ ngân làm slimicide, hậu quả là môi trường lại bị ô nhiễm
rất kinh khủng. Các loại sơn, dược liệu, nha dược và các dụng cụ có tính chính
xác cao đều sử dụng thuỷ ngân. Việc sử dụng thuỷ ngân làm thuốc diệt nấm
trong nông nghiệp và trồng trọt cũng gây ỏ nhiễm môi trường.
Trong môi trường nước, thuỷ ngân vô cơ được các vi sinh vật biên đôi
thành thuỷ ngân methyl có độc tính cao, dạng này dề dàng thâm qua các mô.
Ruột hấp thụ khoảng 95% thuỷ ngân methyl, phần lớn trong số đó bị giữ lại
trong cơ thê và chì khoảng 1% được bài tiêt ra bên ngoài.
Kim loại Hg là nguyên to lỏng và ít độc nhung các muối và hợp chất của
nó lại rất độc. Các dần xuất hữu cơ của Hg thì độc hơn rất nhiều lần so với các
hợp chất vô cơ, đặc biệt là dimethyl - thủy ngân - (C Hì^Hg. Trong những thuy
vức có môi trường axit thì các dạng này có thê dề dàng chuvẻn hóa qua lại với
nhau.
7
Quá trình chuyển hóa có thể tóm tắt như sau:
- Từ Hg kim loại thành Hg vô cơ (ion Hg2+) _ sự oxi hóa.
- Hg loại xâm nhập vào cơ thê sinh vật, dưới tác động của enzym Catalaza
trong hồng cầu sẽ được chuyển thành ion Hg2+ lưu thông trong máu
- Từ Hg vô cơ thành Hg hữu cơ - sự methyl hóa.
Quá trình này xảy ra chủ yếu trong môi trường nước. Các vi khuẩn sống
trong bùn ở các ao hồ sẽ biến đổi thủy ngân vô cơ thành methyl thủy ngân có

độc tính cao. Quá trình này xảy ra càng mạnh trong môi trường pH thấp. CH3 -
Hg dễ dàng thấm qua các mô và tham gia vào cấu tạo cơ thể cá.
Khi xâm nhập vào cơ the thuỷ ngân có the liên kết với những phân tử tạo
nên tế bào sống (axít nucleic, protein ) làm biến đổi cấu trúc của chúng và
làm ức chế hoạt tính sinh học của chúng. Đối với con người hàm lượng thuỷ
ngân thậm chí rất thấp cũng có thể gây hại. Thuỷ ngân metyl được xem là một
loại enzym ức che hoạt động của tiểu não, nơi quyết định sự phát triển thần kinh
trong giai đoạn phát triển sớm. Neu tiếp xúc với thuỷ ngân quá nhiều sẽ bị chậm
phát triển trí tuệ. Các biểu hiện lâm sàng ở người trưởng thành thể hiện như sau:
nồng độ trong máu khoảng 0,2 - 0,5 |ig/ml, nồng độ trong cơ thể khoảng 0,5 -
0,8 mg/ml, nồng độ trong tóc vào khoảng 15-20 mg/ml (Piotrowski và Inskip,
1981).
1.3. Ảnh hưởng của kim loại nặng đến hoạt tính của enzym
Catalaza
Catalaza là enzym có nhiệm vụ giải độc cho cơ thể khỏi sự tích tụ H20 2.
Khi có những thay đôi đột ngột trong môi trường sổng như : thay đổi nồng độ
muối, nhiệt độ hay bị nhiễm độc KLN, cơ thể sinh vật tạo ra Hydrogen peroxide
hay H20 2 như một sản phâm trung gian của các con đường giải độc. H20 2 là
chất độc đối với tế bào. Nó làm tổn thương màng tế bào, các phân từ protein,
axid nucleic và các enzym. Lúc đó tế bào sẽ huy động Catalaza như một enzym
chống oxy hóa để phân hủy H2O2 theo phản ứng sau:
2H20 2 Catalaza» 2H20 + 0 2
Catalaza là một trong những enzym mạnh nhất của tế bào. Một phân tử
Catalaza có thể phân hủy hàng triệu phân tử H2O2 trong 1 phút.
Phân tử Catalaza có cấu tạo tetramer gồm 4 chuồi polypeptid,mồi chuồi
có khoảng hơn 500 axit amin (a.a). Bốn nhân heme chứa 4 ion Fe3" đóne vai trò
như trung tâm hoạt động của Catalaza.
8
Enzym này là một enzym khá bền vừng với nhiệt, hoạt động tốt nhất ờ
3 7 °c và phân hủy H2C>2 theo hai bước sau [ 10 ],[ 13] :

H20 2 + Fe3+- E

► 0=Fe4+ - E + H20
Phân tử H2Ơ2 đi vào vị trí trung tâm hoạt động của Catalaza, tương tác với
những vị trí đặc hiệu ở vị trí trung tâm và chuyển một nguyên tử Oxi sang
liên kết với Fe3+ Kết quả tạo thành một phân tử H20 và phức hệ : enzym -
Fe4+ - oxi ( phức hệ I).
H20 2 + 0=Fe4+ - E
-
► Fe3+ - E + 0 2 + H20
Phức hệ I lại tiếp tục phản ứng với phân tử H20 2 thứ hai đê giải phóng ra
một phân tử H20 , một phân tử oxi (O2) và trả lại dạng Fe3+ ban đầu cho
enzym.
Catalaza được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, nhưng nhiều nhất ở
gan và ít nhất ở mô liên kết.
Catalaza bị ức chế bởi các ion KLN như : Cu2+ ; Pb2+ ; Hg2+ Các ion này
cạnh tranh vị trí liên kết với nhân heme trong trung tâm hoạt động của enzym
thay vì phân tử H2O2, do đó làm dừng phản ứng.
Lipaza
Lipaza là một enzym thuộc họ Esterase xúc tác quá trình thủy phân chất
béo (Lipid) thành các đi-glyxerit, mono-glyxerit hoặc glyxerol và các axit beo tự
do, giúp cho các sản phâm này được hấp thụ dễ dàng hơn hoặc dễ dàng bị phân
cắt để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Phản ứng xúc tác của Lipaza
Lipid Lipaz^ glyxerol + axid béo
Lipaza là có vai trò quan trọng không chỉ với hệ tiêu hóa mà còn quan
trọng với toàn bộ cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu hụt Lipaza hoặc hoạt tính Lipaza bị
giảm, lipid không được phân hủy sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng như: tích tụ
và hình thành các u mờ dưới da khiến da bị lão hóa. Thiếu hụt và giảm hoạt tính
Lipaza trong máu khiến cho các cholesterol không bị phân hủy gây tẳc mạch

máu.
Lipaza được sản xuất chủ yếu ở tụy và là một enzym khá bền nhiệt. Nó bị
ức chế mạnh bởi các ion KLN như Pb2~, Zn2+ và Cu2* .
9
Proteaza
Nhóm enzym proteaza (peptit - hidrolase) thuộc nhóm enzym thủy phân,
xúc tác quá trình thuỷ phân liên kết liên kết peptit (-CO-NH-)n trong phân tử
protein, polypeptit đến sản phẩm cuối cùng là các axit amin. Ngoài ra, nhiều
proteaza cũng có khả năng thuỷ phân liên kết este và vận chuyên axit amin.
Các proteaza vừa có thể cắt các liên kết peptide ở vị trí đặc hiệu (các liên
kết peptide phụ thuộc vào trình tự của axit amin trong phân tử protein), vừa có
thể cắt hoàn toàn phân tử protein thành các axitamin riêng rẽ (cắt không đặc
hiệu).
Dựa vào động học của cơ chế xúc tác, endopeptidase được chia thành bổn
nhóm:
- Serin proteaza: là những proteaza chứa nhóm -O H của gốc serine trong trung
tâm hoạt động và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động xúc tác của
enzym. Các serine proteaza thường hoạt động mạnh ở vùng kiêm tính và thê
hiện tính đặc hiệu cơ chất tương đối rộng.
- Cysteine proteaza: Các proteaza chứa nhóm -S H trong trung tâm hoạt động.
Các cystein proteaza thường hoạt động ở vùng pH trung tính, có tính đặc
hiệu cơ chất rộng.
- Aspartic proteaza: Hầu hết các aspartic proteaza thuộc nhóm pepsin. Nhóm
pepsin bao gồm các enzym tiêu hóa như: pepsin, chymosin, cathepsin, renin.
Các aspartic proteaza có chứa nhóm carboxyl trong trung tâm hoạt động và
thường hoạt động mạnh ở pH trung tính.
- Metallo proteaza: Metallo proteaza là nhóm proteaza được tìm thấy ở vi
khuẩn, nấm mốc cũng như các vi sinh vật bậc cao hơn. Các metallo proteaza
thường hoạt động vùng pH trung tính
Proteaza cần thiết cho các sinh vật sống, rất đa dạng về chức năng từ mức độ

tế bào, cơ quan đến cơ thể nên được tìm thấy ở hầu hết các mô của trong cơ thể.
Proteaza bị ức chế bởi các ion Cu2+, Cd2+, Hg2".
Hàm lương protein tons số và V nẹhĩa của nó
Như chúng ta đâ biết, protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất
với con người cũng như các sinh vật. Chúng có mặt trong thành phần nhân và
chất nguyên sinh của tế bào và đảm nhiệm các chức năng sinh học chính như
sau :
10
Protein có chức năng cấu cạo, tham gia vào thành phần cơ, bắp, mạch
máu, hệ thống các kháng thể. Do đó, protein có liên quan đến mọi chức năng
sống của cơ thể.
Protein cần thiết cho chuyển hóa bình thường, đặc biệt là vitamin và chất
khoáng. Một số vitamin không hoạt động khi thiểu protein.
Protein còn đóng vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, và thường
chiếm 10 - 15% thành phần năng lượng của khẩu phần ăn.
Do đó, việc thiếu hụt các protein gây ra một số rối loạn quan trọng trong
cơ thể như : chậm phát triển, mờ hóa gan hay giảm chức năng miễn dịch của cơ
thể. Chính vì tầm quan trọng của protein với cơ thể như vây nên hàng ngày cần
nạp đủ một lượng protein.
Protein có nguồn gốc từ động vật (thịt, cá, trứng, sữa) là nguồn protein
quý, nhiều về số lượng, cân đối về thành phần và nhiều axit amin thiết yếu hơn
protein nguồn gốc thực vật.Trong các loại thực phẩm trên, cá là thực phẩm có
hàm lượng protein tương đối ổn định từ 16 - 17% tùy loài. Protein trong cá chủ
yếu là albumin, globulin, nucleoprotein. Protein của cá dễ đồng hóa và hấp thu
hơn thịt. Do đó, đây là nguồn thực phẩm quan trọng giúp bổ sung protein.
1.4. Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng ở một số các thủy vực của Hà Nội
1.4.1. Nguồn thải kim loại nặng ở Hà Nội
Trong sô các KLN xuất hiện trong các thủy vực với một lượng lớn phải kể
đến Asen (As), Cadimi (Cd), đồng (Cu), thủy ngân (Hg), Mangan (Mn), chì
(Pb) Các kim loại trên và muối của chúng là những chất độc hại và là chất khá

bền vững hay khó phân hủy sinh học. Những kim loại này có chủ yếu trong
nước thải công nghiệp của các ngành liên quan tới kim loại như: công nghiệp
mạ, hóa chất, sản xuất pin, cơ khí Nước thải công nghiệp chứa hàng loạt các
chất thải rắn, chất hữu cơ và vô cơ, các muối KLN. Các dạng tồn tại và hàm
lượng của các chất ô nhiễm có trong nước thải tùy thuộc vào loại hình công
nghiệp, quá trình sản xuât, tính hiện đại của máy móc và phụ thuộc vào đội ngũ
quản lý, công nhân trong nhà máy.
Hà Nội là một trong nhũng trung tâm công nehiệp lớn của cả nước. Theo
Bộ Ke hoạch và đầu tư và Sở Giao thông công chính, tính đến hết năm 2008, Hà
Nội có 10 khu công nghiệp được thành lập, 369 nhà máy xí nghiệp, 29 bệnh
viện, 1000 cơ quan trung ương. Với số lượng cơ sờ và khu công nghiệp như
trên, tính trung bình mồi ngày Hà Nội phải tiếp nhận 500.000 nr nước thải,
trong đó có khoảng 100.000 - 120.000 m3 nước thai công nghiệp. Tuy nhiên chi
có 3 khu công nghiệp và 10 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải. Lượng nước
thải còn lại chưa được xử lý đều thông qua hệ thống cống, đổ trực tiếp vào bốn
con sông: sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu.
Chính vì vậy, nước thải công nghiệp chưa qua xử lý là một nguồn chủ yếu
phát tán kim loại nặng vào môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Tác giả
Trịnh Thị Thanh và cộng sự (1993) đã chỉ ra hầu hết các ngành công nghiệp của
Hà Nội đều sản sinh ra các kim loại nặng độc hại tùy theo loại hình và quy trình
sản xuất (Bảng 1).
Bảng 1. Thành phần một số kim loại nặng
có trong các ngành công nghiệp tại Hà Nội
Các ngành
As
Cd
Cr Cu
Hg
Mn Ni Pb Se
Zn

CN luyện kim đen X X X X
X
X X X X
CN luyện kim màu
X
X
X
X
X X
X
CN dệt
X X X
CN thực phâm, giải khát X X
CN da X X X X
CN thủy tinh
X X X
X
CN gốm X X X
X X X
CN nhựa X
X
Sx thuốc trừ sâu
X X
X
Sx hóa chất hừu cơ X
X
X X
Sx hóa chất vô cơ
X X X
Sx phân bón

X X
X
X
Sx chất tẩy rửa
X
Sx sơn, bột màu
X X X
X X X
X
X X X
Sx thuốc nhuộm
X X X X
X
Mạ kim loại X X
X X
X X
X
Sx pin, acquy X X
X
X X
Sx diêm
X
Sx vật liệu nổ
X
X
X
1
Nguồn trích dẫn: Trịnh Thị Thanh, 1993
1.4.2. Ô nhiễm kim loại nặng của một số thủy vực ở Hà Nội
Hà Nội nằm trong vùng đồng bàng sông Hồng, một trong những châu thổ

lớn nhất Việt Nam. Hệ thống thoát nước của Hà Nội là hệ thống thoát nước
cống ngầm hỗn hợp với chiều dài khoảng 130 km và 30 km kênh mương thoát
nước. Hệ thống này còn thiếu chưa đáp ứng được với tốc độ đô thị hóa ngày
càng cao.
Nội thành Hà Nội hiện nay có 19 hồ tự nhiên và nhân tạo với tổng diện
tích khoảng 6.514.000 m2, sức chứa xấp xỉ 12,5 triệu m3. Nhìn chung các hồ Hà
Nội có khả năng tự làm sạch lớn (mức độ ô nhiễm giảm dần từ nơi tiếp nhận
nước thải đến cuối nguồn), nhưng sự ô nhiễm của các hồ Hà Nội là điều đáng lo
ngại do nguồn nước thải ra lớn và quá bẩn. Hiện tại mức ô nhiễm BOD5 gấp 5 -
20 lần.
Hà Nội có 4 tuyến kênh chính thường được gọi là sông thoát nước, đó là
sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu với tổng chiều dài là 41,7
km. Các sông này đều bắt nguồn từ nội thành, tiếp nhận nước thải sinh hoạt và
công nghiệp từ các cống, chảy xuống phía Nam thành phố, tụ hội ở Thanh Liệt,
Thanh Trì. Hàng năm các sông này tiêu thoát từ 120 - 130 triệu m3 nước thải
thành phố Hà Nội. Các dòng sông này có hàm lượng
B O D
5

cao thường là từ 14
- 150 mg/1. Tại khu vực nông thôn nước có nguy cơ bị ô nhiễm do các loại phân
bón, thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp. (Trịnh Thị Thanh, 2005).
Trong 4 con sông nhận nước thải ở nội thành Hà Nội thì sông Kim Ngưu
có mức độ ô nhiễm lớn nhất do sông tiếp nhận nước thải từ khu công nghiệp
Vĩnh Tuy như nhà máy dệt 8/3 (mỗi ngày thải 10.000 m3 nước thải), nhà máy
bia Đông Nam Á (nước thải có nhiều tinh cặn cao), nhà máy cơ khí Mai Động
(nước thải có chứa Ni, Cu, C r ), công ty Da giầy Hà Nội, công ty Da giầy
Thăng Long (nước thải có chưa Sulfua, Cr, NaCl khu công nghiệp Văn Điển
với nhà máy pin Văn Điển (PO42", KC1 ), phân lân Văn Điển (NH4~, NO3",
SO42 ). Các nhà máy này xả trực tiếp nước thải ra sông qua 14 cửa xả mà

không qua xử lý. Tại đây nước sông có màu đen, nhiệt độ khá cao so với các
vùng khác của sông.
Sông Tô Lịch tiêp nhận 15 điêm xả nước thải, từ nước thái sinh hoạt cua
người dân xung quanh, và của khu công nghiệp Thượng Đình. Đoạn từ Bươi đến
Nghĩa Đô, sông Tô Lịch nhận nguồn nước thải cua nhà máy da, giấy Thụy
Khuê, nhà máy mì Nghĩa Đô, làm cho đoạn sông bị ô nhiễm nặng, ÔXY hòa tan
chỉ từ 0,5 - 0,8 mg/1. Đoạn từ cầ u Giấy đến phía trên nhà máy sơn Tỏng hợp do
khả năng tự lọc sạch của thủy vực và lắng đọng của các chât thải theo dòng
chảy, môi trường được cải thiện tốt hơn. Sông Tô Lịch còn nhận nước thải của
một số nhà máy như nhà máy Công cụ số 1 (nước thải có chứa Ni, Cr, C u ),
nhà máy xà phòng Hà Nội (nước thải có chứa NaOH, chất hoạt tính bề mặt), nhà
máy cao su sao vàng (sản phẩm lưu hóa dầu), nhà máy sơn tông hợp Hà Nội
(dầu, Fe2C>3 )- Tuy vậy, sông Tô Lịch có mức độ ô nhiễm thấp hơn sông Kim
Ngưu.
Sông Sét cũng bị ô nhiễm nặng, nhận nước thải từ nhà máy rượu Hà Nội
với lưu lượng 6000 m3/ngày - đêm (Lê Văn Khoa, 1995).
Sự ô nhiễm các thủy vực Hà Nội là do nhận trực tiếp nguồn nước thải sinh
hoạt và nước thải công nghiệp, trong đó có chứa nhiều hợp chât hữu cơ gây độc
và các KLN gây hại (bảng 2).
Bảng 2. Đặc điểm và điểm xả nước thải của một số nhà máy chính
tai Hà Nôi
• •
Nhà máy
Lưu lượng
nước thải
(m3/ngày)
BODs
(mg/1)
COD
(mg/1)

Các chất bẩn
đặc trưng
Điểm xả
Da Thụy
Khuê
1300
350 675 Cr, Sunfua
Mương Thụy
Khuê
Bia Hà Nội
3000 150
290 Cặn, cao bia
Mương Đại
Yên
Rượu Hà Nội 6000
350 675 Bã rượu
Mương Trần
Khát Chân
Dệt 8/3 1 0.00 0
80 250
Các chất tẩy,
nhuộm
Sông Kim
Ngưu
Cao su Sao
Vàng
5000
140 380
Các chất lưu
hóa

Sông Tô Lịch
Xà phòng Hà
Nội
5000
35 295
Xút, các chất
hoạt động bề
mặt
Sông Tô Lịch
Công cụ số 1
3600
25 70 Ni, Cr, Cu Sông Tô Lịch
Pin Văn Điển
2 0 0 0 28 65
Mn, Fe, Pb
Sông Kim
Ngưu
Phân lân Văn
Điển
5000
40 95
PO42', KCIO
Sông Kim
Ngưu
Sơn tổng hợp
1200
30 47
Se, Fe20 3 , dầu
Sông Tô Lịch
Nguồn trích dẫn: Lé Văn Khoa. 1995

1.5. Một số kết quả nghiên cứu về hàm lượng kim loại nặng trong sinh vật ở
Viêt Nam

Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về kim loại nặng, trong đó điển hình
là nghiên cứu về hàm lượng kim loại nặng trong sinh vật có liên quan đến đời
sống con người. Khi nghiên cứu về hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong rau
xanh ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh thực hiện năm 2007, các tác giả Nguyền
Thị Ngọc Ấn, Dương Thị Bích Huệ - Hàm lượng Cu theo TCVN: Mức cho phép
trong rau xanh là 30 ppm (30mg/kg rau tươi) thì trong các hình ở huyện Hốc
Môn, ở huyện Bình Chánh và ở huyện Củ Chi đều dưới mức cho phép; mẫu có
hàm lượng Cu cao hơn các mẫu khác như H32 ở xã Đông Thạnh, huyện Hóc
Môn (6,963 mg/kg).
- Hàm lượng Zn theo TCVN: Mức cho phép trong rau cải là 40ppm thì
đường biểu diễn trong các hình ở huyện Hóc Môn, ở huyện Bình Chánh và ở
huyện Củ Chi đều dưới mức cho phép, mẫu có hàm lượng Zn cao hơn các mẫu
khác như M IC (21,38 mg/kg) và M3C (23,06 mg/kg) ở xã Tân Phú Trung,
huyện Củ Chi.
- Hàm lượng Cd theo TCVN: Mức cho phép trong rau cải là lppm thì
đường biểu diễn trong các hình ở huyện Hóc Môn và ở huyện Bình Chánh và ở
huyện Củ Chi đều ở dưới mức cho phép, mẫu có hàm lượng Cd cao hơn các
mẫu khác như M2 (118,40 Ịig/kg) ở xã Đa Phước, huyện Bình Chánh và M4C
(109,78 |Lig/kg) ở xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.
- Hàm lượng As theo TCVN: Mức cho phép trong rau cải là lppm, thì
đường biểu diễn trong các hình ở huyện Hóc Môn dưới mức cho phép, mẫu có
hàm lượng As cao hơn các mẫu khác như H I6 (26,98 ỊẦg/kg) ở xã Xuân Thới
Thượng, huyện Hóc Môn, M IC (25,01 ^Ig/kg) ở xã Tân Phú Trung, huyện Củ
Chi, M9C (36,45 |ig/kg) ở xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi.
Năm 2009, các tác giả Nguyễn Văn Khánh, Phạm Văn Hiệp khi nghiên
cứu sự tích lũy kim loại nặng Cadmium và chì của loài hến Corbicula sp. (bảng
3). Kết quả cho thấy hàm lượng Pb trung bình của loài Hến (Corbicuỉa sp.) thu

tại cửa sông Hàn ở mức: 0,37 ± 0,27 ppm, tại cửa sông Cu Đê ở mức: 0,50 ±
0,25 ppm. So sánh với TCVN về hàm lượng KLN trong nhuyễn thể, thì tích lũy
Pb ở loài Hen trong nghiên cứu này thấp hơn TCCP (<0,5 ppm). v ề mức độ tích
lũy Cd, hàm lượng Cd trung bình ở loài Hen thu tại cưa sông Hàn là 2,10 ± 1,10
ppm; tại cửa sông Cu Đê là 1,67 ± 1,35 ppm. So sánh với TCVN về hàm lượng
KLN trong nhuyễn thê thì tích lũy Cd ở mẫu động vật trong nghiên cứu này cao
hơn TCCP từ 1,67 - 2,09 lần (<1,00 ppm).
15
Bảng 3. Kim loại nặng Pb, Cd (ppm, tính theo khối lượng tưoi)
tích lũy ở loài Hến (Corbicula sp.)
Khu vục
Nhóm KT (mm)
Pb (pprn)
TB ±SD
Cd íppm)
TB =$D
Sông Hàn
-'-35
0.31 ±0.15 (n=9)
1.32 =0.76
fn=9)
35-45 0.29 ± 0.12
(n=9)
2.22 = 1.36 (u=9)
45
0.51 ± 0.31
(0=9)
2.55 =0.96
(11=9)
Trung bình

0.37 =0.23
(0=27)
2.10 =1.10 (n=27)
Sông Cu Đê
<35
0.25 ±0.14a
(11=6)
1.32 =0.50
(n=6)
35-45
0.66 ± 0.21b
(u=6)
1.59 =1.85
(n=6)
45 0.65 ±0.22
(n=6)
2.09 = 1.46
(n=6ì
Trung binh
0.51 ± 0.25
(11=18)
1.6” — 1.35 (
11=18)
(Nguôn trích dân: Nguyên Văn Khảnh, 2009)
Tác giả Phạm Ngọc Thụy và cộng sự đã nghiên cứu hiện trạng vê kim loại
nặng (Hg, As, Pb và Cd) trong đất, nước và một sổ rau trồng trên khu vực huyện
Đông Anh, Hà Nội. Nghiên cứu được thực hiện tại 29 điêm trên 14 xã thuộc
huyện Đông Anh trong các năm 2001, 2002 và 2003. Các kết quả được so sánh
với bảng tiêu chuẩn ngưỡng ô nhiễm của châu Âu, FAO và Việt Nam (bảng 4).
Bảng 4. Ngưỡng ô nhiễm kim loại nặng của đất, nước và rau

ĩ éc mầu
Nạĩòng ỏ nkềm
Hg
Aỉ
Pb Cđ
Đát (m
2

k ĩ
đát khỏ)
'
w W
'
Hg 20.5
A v ji: P t r o
r*N
1
/
Nước (me lit )
' w
He >0.0010 Ai 20.0100” Pb 20.1000 CáiO.DlOC*
Rau
(cue
kg
rau turn)
He 20050
Ai 20.2000
Pb :0.500C C d ::.::
0
C

Sỗ liệu lấy theo tiêu chuảu chầu Âu (*) (Jail. 1987 và Tword và
Cv
1994): theo tiêu chuán FA0i;**):
Sò liệu còn iại tlieo tiêu chiiàn YX
(Nguồn trích dân: Phạm Ngọc Thụy, 2003) [13]
Tác giả cho thấy trong 39 mẫu phân tích chỉ có duy nhất mầu số 25 thuộc xã
Vân Nội (phân tích năm 2003) có lượng As đồng thời ở ca mầu đất và mầu rau
(cải làn) ở ngưỡng ô nhiễm. Tác giả đưa nhận xét đây có thể là mầu cá biệt, mầu
này có liên quan đến việc sử dụng hoá chât bảo vệ thực vật không rõ nguôn gôc
của nông dân (một hiện tượng khá phô biến trong thời gian này). Các mẫu còn
lại đều có hàm lượng As trong cả 3 đổi tượng (đất, nước, rau) thấp hơn nhiều so
16
với ngưỡng ô nhiễm. Từ đó các tác giả nhận định rằng: đất, nước, rau trên khu
vực nghiên cứu chưa có biểu hiện bị ô nhiễm As.
Với Hg, kết quả nghiên cứu cho thấy trong tất cả các mẫu phân tích không
có trường hợp nào đất và nước đồng thời cùng bị ô nhiễm Hg. Tuy nhiên số
điểm mẫu nước bị ô nhiễm Hg nhiều hơn mầu đất: kết quả phân tích trên 29
điểm lấy mẫu trong 3 năm, chỉ có 3 mẫu đất bị ô nhiềm Hg, trong khi đó đã có
14 mẫu nước bị ô nhiễm nguyên tố này. Đối với rau, đã có 4 mẫu rau bị ô nhiễm
Hg, trong đó có 3 mẫu gieo trồng trên đất bị ô nhiễm Hg. Điều này có thể cho
rằng khi đất bị ô nhiễm Hg thì rau trồng trên đất này có khả năng bị ô nhiềm Hg
cao. Ngược lại khi nước bị ô nhiễm Hg, nếu không tưới trực tiếp lên lá thì rau
vẫn an toàn.
Tác giả Phạm Ngọc Thụy cũng cho thấy với Pb, trong tổng 39 mẫu phân
tích có 12 mẫu đất và 27 mẫu nước ô nhiễm Pb. Điều đáng chú ý là khi mẫu đất
ô nhiễm Pb thì đồng thời nước cũng bị ô nhiềm nguyên tố này. Đã có 13 mẫu
rau bị ô nhiễm Pb và hầu hết các mẫu rau ô nhiễm Pb đều thuộc vị trí có đất và
nước đồng thời bị ô nhiễm Pb.
H O r . !'l _ -I A H A í JQ| Ị
I TÍ?'JNG T A I/ \ 'G TIM

uQOOẾ, OOOOAOJ
17

×